Điều đó được thể hiện bằng việc Nhà nước Việt Nam đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau quy định xử phạt nghiêm khắc đối với tội phạm đánh bạc như Sắc lệnh 168 năm 1948, Bộ l
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này
Tác giả luận văn
Vũ Hồng Ngọc
Trang 4BLHS : Bộ luật hình sự
NLTNHS : Năng lực trách nhiệm hình sự TNHS : Trách nhiệm hình sự
VKSND : Viện Kiểm sát nhân dân CQĐT : Cơ quan điều tra
Trang 5Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI ĐÁNH BẠC 7
1.1 Khái niệm của tội đánh bạc trong pháp luật hình sự Việt Nam 7
1.2 Khái quát lịch sử lập pháp về tội đánh bạc trong pháp luật hình sự Việt Nam 11
1.2.1 Tội đánh bạc trong pháp luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước Bộ luật hình sự năm năm 1985……… ……11
1.2.2 Tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự năm 1985……… ……14
1.3 Tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới………… 15
1.3.1 Tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa……….… ………….15
1.3.2 Tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự của Nhật Bản 16
1.3.3 Tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự nước Cộng hòa Nhân dân Lào .17
Chương 2 TỘI ĐÁNH BẠC TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 TRONG SỰ SO SÁNH VỚI BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999……… … 20
2.1 Dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc………20
2.1.1 Khách thể của tội đánh bạc 21
2.1.2 Mặt khách quan của tội đánh bạc 23
2.1.3 Chủ thể của tội đánh bạc 31
2.1.4 Mặt chủ quan của tội đánh bạc 34
2.2 Trách nhiệm hình sự của tội đánh bạc 37
2.2.1 Khung hình phạt thứ nhất 37
2.2.2 Khung hình phạt thứ hai 39
2.2.3 Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội đánh bạc 46
Trang 62.3.1 Phân biệt tội đánh bạc với tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc…… … 482.3.2 Phân biệt tội đánh bạc với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ………… 522.4 Điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội đánh bạc so với quy định của Bộ luật hình sự năm 1999……… … 55Chương 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ TỘI ĐÁNH BẠC VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT BẢO ĐẢM HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA
BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015……… ………60 3.1 Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội đánh bạc trong 5 năm (2012-2016) 603.2 Một số bất cập của Bộ luật hình sự và khó khăn trong thực tiễn xét xử tội đánh bạc 633.3 Các biện pháp bảo đảm hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội đánh bạc 72KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 76KẾT LUẬN 77DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tội phạm về cờ bạc nói chung, tội đánh bạc nói riêng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm nghiêm trọng trật tự xã hội và nó còn là nguyên nhân làm phát sinh nhiều tội phạm và các tệ nạn xã hội khác
Nhà nước Việt Nam từ khi được thành lập năm 1945 đến nay luôn quan tâm rất lớn đối với việc đấu tranh chống tội phạm nói chung, tội đánh bạc nói riêng Điều đó được thể hiện bằng việc Nhà nước Việt Nam đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau quy định xử phạt nghiêm khắc đối với tội phạm đánh bạc như Sắc lệnh 168 (năm 1948), Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ luật hình sự năm 1999…
Tuy nhiên, trong những năm gần đây tội đánh bạc ở Việt Nam diễn ra rất nghiêm trọng, số lượng vụ án bị phát hiện, xử lý ngày càng nhiều; quy mô của tội phạm ngày càng lớn với thủ đoạn phạm tội này càng đa dạng, xảo quyệt; số tiền, tài sản người phạm tội sử dụng đánh bạc ngày càng lớn, có nhiều vụ án, “đường dây đánh bạc” bị triệt pháp với số tiền, tài sản trị giá hàng nghìn tỉ đồng1… Điều đó đặt ra yêu cầu phải đấu tranh mạnh mẽ, hiệu quả để ngăn chặn, đẩy lùi và loại bỏ tội đánh bạc khỏi đời sống xã hội
Thực tiễn đấu tranh chống tội phạm đánh bạc ở Việt Nam những năm gần đây cho thấy, do những biểu hiện đa dạng của tội phạm này mà các quy định của Bộ luật hình sự mau chóng bị lạc hậu, không phù hợp đồng thời cũng do những biểu hiện đa dạng của tội phạm này mà việc nhận thức, xác
1Xem thêm bài viết:
http://dantri.com.vn/phap-luat/triet-pha-duong-day-ca-do-bong-da-hon-1400-ty-dong-20170528154029492.htm, truy cập ngày 05/6/2017
- “Đường dây đánh bạc hàng nghìn tỉ đồng trên trang ibet789 bị triệt phá” tại địa chỉ:
http://dantri.com.vn/phap-luat/tuyen-an-bac-si-sinh-vien-trong-duong-day-danh-bac-330-ti-20170314075351323.htm, truy cập ngày 05/6/2017.
Trang 8định hành vi phạm tội (để xử lý) cũng gặp nhiều khó khăn trong thực tiễn Vì vậy, để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm đánh bạc thì việc nghiên cứu làm
rõ khái niệm, dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc; phân tích rõ những hạn chế, bất cập trong quy định của Bộ luật hình sự cũng như các văn bản pháp luật có liên quan đến tội đánh bạc là rất cần thiết Đó chính là lý do để tác giả luận
văn lựa chọn đề tài: “Tội đánh bạc trong pháp luật hình sự Việt Nam” làm
đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Tội đánh bạc là một trong những loại tội phạm có nguy hiểm cao, gây ảnh hưởng rất lớn đến an ninh và trật tự chung của xã hội, đặc biệt là trật tự công cộng Việc nghiên cứu làm rõ các quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến tội đánh bạc, đề xuất các biện pháp góp phần xử lý có hiệu quả tội phạm đánh bạc từ trước đến nay đã được khá nhiều người quan tâm nghiên cứu ở những phương diện khác nhau Các công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể
đến là:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu tội đánh bạc dưới góc độ tội phạm
học, trong đó kết hợp các nội dung nghiên cứu tội phạm này dưới góc độ luật hình sự như:
- Đỗ Thị Thu Hằng, Phòng ngừa tội đánh bạc trên địa bàn thành phố
Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, của trường Đại học Luật Hà Nội (2014);
- Vũ Cao Nguyên, Phòng ngừa tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên, Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội (2014)
Trong các luận văn này, việc nghiên cứu tội đánh bạc dưới góc độ luật hình sự chỉ mang tính khái quát làm cơ sở cho các tác giả phân tích đánh giá
Trang 9tình hình tội đánh bạc, phân tích các nguyên nhân của tội phạm và đề xuất các giải pháp phòng ngừa tội đánh bạc trên địa bàn
Thứ hai, các công trình nghiên cứu tội đánh bạc trong pháp luật hình sự
Việt Nam trên những phương diện pháp lý cụ thể như:
- Vũ Thị Phương Lan, Định tội danh đối với tội đánh bạc theo luật hình
sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn Thành phố Hà Nội), Luận văn Thạc
sĩ Luật học, trường Đại học Quốc gia Hà Nội (2014);
- Đỗ Thị Thúy, Tội đánh bạc trong Luật Hình sự Việt Nam - Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn, Khoá luận tốt nghiệp, trường Đại học Luật Hà Nội
(2011)
Các công trình nghiên cứu nêu trên đều có nội dung nghiên cứu lý luận
về khái niệm, các dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam, tuy nhiên việc nghiên cứu chỉ ở mức độ khái quát hoặc phục vụ cho mục đích nghiên cứu trên phương diện nhất định như “định tội danh” đối với tội đánh bạc nên nội dung nghiên cứu chưa toàn diện về tội phạm này
Thứ ba, các công trình nghiên cứu là các bài báo đăng trên các tạp chí
chuyên ngành:
- Phan Đình Khánh, Tội đánh bạc trong pháp luật hình sự Việt Nam,
Tập chí Dân chủ và Pháp luật, số 3/1999;
- Mai Bộ, Bàn về tội đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
trong bộ luật hình sự, Tạp chí Kiểm sát, số 5/2009;
- Trần Thị Thu Thủy, Một số vướng mắc trong việc áp dụng các quy
định của pháp luật hình sự về tội đánh bạc, Tạp chí Kiểm sát, số 22/2015;
Trang 10- Nguyễn Hồng Khánh, Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả
đấu tranh phòng, chống tội phạm đánh bạc, Tạp chí Kiểm sát số 13/2017…
Những bài nghiên cứu trên đã khái quát được một số vấn đề lý luận liên quan đến tội đánh bạc như: Dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc, việc xác định tội đánh bạc và thực tiễn định tội đánh bạc; phân tích, đánh giá một số vấn đề liên quan đến xác định tội đánh bạc trong thực tiễn áp dụng luật hình sự…
Với tình hình nghiên cứu như vậy thì việc nghiên cứu tổng thể, có hệ thống quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, đặc biệt là quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội đánh bạc, kết hợp so sánh với quy định trong bộ luật hình sự của một số nước về tội đánh bạc; phân tích những điểm hạn chế, bất cập của bộ luật hình sự và những khó khăn trong thực tiễn áp dụng luật hình sự về tội đánh bạc để đề xuất biện pháp hoàn thiện bộ luật hình sự, nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tội phạm này là rất cần thiết
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn có đối tượng nghiên cứu là quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội đánh bạc Thực tiễn xét xử tội đánh bạc
và một số đề xuất hoàn thiện BLHS
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tội đánh bạc dưới góc độ luật hình sự, trong đó tập trung phân tích, làm rõ khái niệm, đặc điểm và các dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc; trách nhiệm hình sự của người phạm tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam; phân tích những hạn chế bất cập của luật hình sự và khó khăn trong thực tiễn áp dụng luật hình sự và đề xuất biện pháp hoàn thiện bộ luật hình sự, nâng cao hiệu quả áp dụng luật hình sự đối với tội phạm này
Trang 114 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu của luận văn là xác định những hạn chế, bất cập của Bộ luật hình sự về tội đánh bạc; những khó khăn trong thực tiễn áp dụng luật hình sự
về tội đánh bạc để đề xuất hoàn thiện Bộ luật hình sự, nâng cao hiệu quả áp dụng luật hình sự xử lý tội đánh bạc
Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận văn tập trung nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội đánh bạc;
- Phân tích khái niệm, đặc điểm và các dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc, trách nhiệm hình sự của người phạm tội đánh bạc theo Bộ luật hình sự năm 2015;
- Nghiên cứu thực tiễn xét xử và áp dụng luật hình sự xử lý tội đánh bạc ở Việt Nam trong những năm gần đây cùng với những bất cập của Bộ luật hình sự, những khó khăn trong thực tiễn áp dụng luật hình sự để đề xuất biện pháp hoàn thiện Bộ luật hình sự
5 Các phương pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện luận văn
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, định hướng của Đảng về chính sách hình sự, đường lối xử lý tội đánh bạc ở Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu của luận văn:
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Trang 12Ngoài ra, luận văn còn kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Đây là công trình khoa học nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu cơ bản, tổng thể các vấn đề liên quan đến tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về tội đánh bạc, nâng cao hiệu quả áp dụng luật hình sự xử
lý tội đánh bạc ở Việt Nam hiện nay
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về tội đánh bạc
Chương 2: Tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự năm 2015
Chương 3: Thực tiễn xét xử tội đánh bạc và một số đề xuất hoàn thiện
Bộ luật hình sự
Trang 13Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI ĐÁNH BẠC 1.1 Khái niệm của tội đánh bạc trong pháp luật hình sự Việt Nam
Dưới góc độ pháp luật hình sự thì tội đánh bạc đã được quy định trong các văn bản pháp luật hình sự của Nhà nước Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, tuy nhiên quy định của luật hình sự ở mỗi giai đoạn lịch sử cũng như nhận thức của người áp dụng cũng có sự khác nhau Vì vậy, dưới góc độ khoa học, việc phân tích làm rõ khái niệm tội đánh bạc là rất cần thiết Việc phân tích làm rõ khái niệm, qua đó phân tích làm rõ các đặc điểm của tội đánh bạc giúp cho người nghiên cứu cũng như áp dụng luật hình sự hiểu rõ bản chất, tính nguy hiểm của tội này cũng như các dấu hiệu pháp lý liên quan đến tội đánh bạc qua đó xác định TNHS đối với người phạm tội một cách đúng đắn, chính xác Việc nhận thức đúng đắn khái niệm, cũng như các dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc là cơ sở quan trọng cho việc hoàn thiện BLHS về tội đánh bạc cũng như xây dựng kế hoạch phòng ngừa và đấu tranh
có hiệu quả với tội đánh bạc trong thực tiễn
Trên thực tế, khi nhắc đến tội đánh bạc thì tội đánh bạc đều được hiểu
là việc tham gia các trò chơi có tính “được thua” bằng tiền hay hiện vật dưới bất kỳ hình thức nào một cách trái phép
Tuy nhiên do quy định của pháp luật nói chung (Sắc lệnh 168/SL ngày 14/4/1948…) cũng như quy định của BLHS ở những thời kỳ khác nhau còn chưa thật đầy đủ, chưa thật chặt chẽ và điều này làm cho việc nhận thức, áp dụng gặp nhiều khó khăn trong thực tiễn Điều này dẫn đến có những quan điểm, cách hiểu khác nhau về tội đánh bạc cũng như các dấu hiệu pháp lý của tội này trong khoa học cũng như trong thực tiễn
Trang 14Theo từ điển Tiếng Việt: “Đánh bạc được hiểu là chơi các trò chơi ăn
thua bằng tiền”2
Có quan điểm cho rằng: “Đánh bạc là tham gia trò chơi có được thua
bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào”3
Hai quan điểm nêu trên đưa ra cách hiểu một cách ngắn gọn và khái quát nhất về tội đánh bạc, cũng như các đặc điểm chung của hành vi đánh bạc
và tội đánh bạc là "hành vi tham gia trò chơi được thua bằng tiền hay tài sản"; quan điểm thứ hai còn mô tả thêm dấu hiệu về phương thức thực hiện tội phạm đánh bạc là đánh bạc "dưới bất kỳ hình thức nào" Tuy nhiên cả hai quan điểm này chưa phản ánh rõ bản chất pháp lý cũng như tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đánh bạc
Dưới góc độ khoa học luật hình sự, theo từ điển luật học thì: “Đánh bạc
(hành vi) tham gia vào trò chơi được tổ chức bất hợp pháp mà sự được (hoặc thua) kèm theo việc được (hoặc mất) lợi ích vật chất đáng kể (tiền, hiện vật hoặc các hình thức tài sản khác)”4
Theo quan điểm này thì hành vi đánh bạc cũng được hiểu là hành vi tham gia trò chơi có tính sát phạt lẫn nhau với mục đích thu tiền, kiếm lợi bằng cách được hoặc thua (mất) bằng tiền hoặc tài sản Tuy nhiên quan điểm này còn phản ánh rõ bản chất pháp lý của hành vi đánh bạc là tham gia trò chơi được tổ chức bất hợp pháp – “bị cấm” Pháp luật Việt Nam từ trước đến
2Xem:Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng
3Xem: Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm, tập IX Các tội xâm
phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Nxb Tổng hợp thanh phố Hồ Chí Minh, trang 284
4Xem: Viện khoa học pháp lý, Từ điển luật học, Nxb Từ điển bách khoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội-
2006, trang 227
Trang 15nay luôn coi việc đánh bạc, hành vi đánh bạc là xấu, nguy hiểm cho xã hội nên bị Nhà nước cấm Điều này giải thích vì sao trong BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 (lúc mới ban hành) khi quy định về tội đánh bạc, nhà làm luật chỉ quy định: “Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào…thì bị
phạt…” mà không quy định là “người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ
hình thức nào thì ”
Tuy nhiên, hành vi đánh bạc và tội đánh bạc là khác nhau Không phải hành vi đánh bạc nào cũng là tội đánh bạc mà bị xử lý bằng luật hình sự
Về tội đánh bạc, có quan điểm cho rằng: “Tội đánh bạc là hành vi tham
gia trò chơi trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật từ hai triệu đồng trở lên, gây thiệt hại cho trật tự an toàn công cộng, do người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp; hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội tổ chức đánh bạc và gá bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm5
Quan điểm về tội đánh bạc hay khái niệm về tội đánh bạc nêu trên khá đầy đủ và chi tiết, các dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc được quy định trong BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) Tuy nhiên, nếu đối chiếu với quy định của BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) thì cụm từ “được thua bằng tiền hay hiện vật từ hai triệu đồng trở lên” được sử dụng trong khái niệm này chưa chính xác Đối chiếu khái niệm trên với quy định về tội đánh bạc theo quy định của BLHS năm 2015 thì khái niệm này đã không còn phù hợp, bởi mức định lượng tiền hay hiện vật dùng để đánh bạc theo quy định của BLHS năm 2015 đã tăng từ “2 triệu đồng” lên “5.000.000 đồng” BLHS
5Xem: Vũ Thị Phương Lan, Định tội danh đối với tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ
sở thực tiễn địa bàn Thành phố Hà Nội), Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội – 2014, trang 44
Trang 16năm 2015 còn quy định trường hợp đánh bạc với trị giá tài sản hoặc hiện vật dưới 5 triệu đồng nhưng bị xử phạt vi phạm hành chính thì cũng bị coi là tội phạm và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Nghiên cứu quy định của BLHS về tội đánh bạc thì yêu cầu đặt ra trước hết phải làm rõ khái niệm cũng như các đặc điểm của tội phạm này, có như vậy người nghiên cứu mới có cơ sở thống nhất để nghiên cứu, làm rõ các dấu hiệu pháp lý cũng như các tình tiết có liên quan của hành vi phạm tội Trên cơ
sở đó, người nghiên cứu mới phân tích, đánh giá làm rõ bản chất nguy hiểm của tội này, đánh giá các quy định của BLHS về hình phạt và biện pháp xử lý đối với tội này có phù hợp không; phân tích những hạn chế bất cập trong quy định của BLHS về tội này và đưa ra các đề xuất hoàn thiện BLHS
Trên cơ sở phân tích khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội đánh bạc; phân tích các quan điểm khác nhau về khái niệm hành vi đánh bạc
và tội đánh bạc; đồng thời căn cứ vào dấu hiệu pháp lý được mô tả tại Điều
321 BLHS năm 2015 về tội đánh bạc, thì khái niệm tội đánh bạc theo Luật
hình sự Việt Nam được hiểu là: “Tội đánh bạc là hành vi của người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi Bộ luật hình sự quy định tham gia trò chơi được tổ chức bất hợp pháp mà việc được hoặc thua kèm theo việc được hoặc mất khoản tiền hoặc hiện vật nhất định”6
6Lưu ý:Theo BLHS năm 2015 thì tiền hoặc hiện vật phải trị giá từ 5.000.000 đồng trở lên hoặc dưới
5.000.000 đồng thì hành vi đánh bạc phải kèm theo dấu hiệu nhất định như: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
Trang 171.2 Khái quát lịch sử lập pháp về tội đánh bạc trong pháp luật hình sự Việt Nam
1.2.1 Tội đánh bạc trong pháp luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước Bộ luật hình sự năm năm 1985
Trong Luật hình sự Việt Nam, tội đánh bạc được quy định rất sớm và còn được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với yêu cầu đấu tranh chống tội phạm trong từng giai đoạn phát triển của đất nước
Sau khi cách mạng Tháng 8/1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, do nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của các hành vi cờ bạc và để đấu tranh, ngăn chặn những hành vi này, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật khác nhau, trong đó có Sắc lệnh số 168/SL (ngày14/4/1948) quy định về tội cờ bạc với mục tiêu chính là ngăn chặn các thành phần dùng cờ bạc vào mục đích phá hoại sản xuất, nền văn hóa và trật
tự xã hội mới; bóc lột nhân dân cũng như làm cho một số người sao lãng nhiệm vụ cách mạng
Điều 1 Sắc lệnh 168 quy định: “Tất cả các trò chơi cờ bạc dù có tính
chất may rủi hay là có thể dùng trí khôn để tính nước mà được thua bằng tiền đều coi là tội đánh bạc ” 7 ; đoạn 2 của điều này còn quy định “những cuộc
đánh đố nhau bằng tiền, những cuộc xổ số bằng tiền hay bằng đồ mà không
có nhà chức trách có thẩm quyền cho phép trước cũng đều bị phạt như tội đánh bạc” 8
7Xem: TAND Tối cao (1975), Tập hệ thống hoá luật lệ về hình sự, Hà Nội, tr.497
8Xem: TAND Tối cao (1975), Tập hệ thống hoá luật lệ về hình sự, Hà Nội, tr.497
Trang 18Theo quy định của văn bản này, chúng ta có thể thấy rằng trong thực tế tội đánh bạc có biểu hiện rất đa dạng, được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và cho dù bằng hình thức nào thì hành vi phạm tội của tội phạm này đều có đặc điểm chung là hành vi tham gia “trò chơi”; tham gia “đánh đố”… kèm theo sự phân định “thắng”, “thua” qua đó người chơi có thể được hoặc mất bằng một khoản tiền hay bằng đồ vật có giá trị Mặc dù, điều luật không quy định “đánh bạc trái phép” nhưng theo quy định của điều luật này chúng ta có thể thấy rằng đánh bạc là hành vi bị cấm - bị coi là “tội đánh bạc”
Vì vậy, để che giấu bản chất của hành vi, người phạm tội có thể sử dụng các cách thức như tham gia các “trò chơi”, tham gia “cuộc đánh đố”… kèm theo việc được thua bằng tiền hay đồ vật Tuy nhiên, viêc tham gia trò chơi được thua mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền thì hành vi (tham gia trò chơi trái phép) này cũng bị cấm - bị coi là tội đánh bạc
Ngoài ra, “theo quy định của Sắc lệnh này không chỉ những người có hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc hay gá bạc mà cả những người đồng phạm
và tòng phạm khác cũng bị xử lý về hình sự”9
Tội phạm về cờ bạc nói chung, tội đánh bạc nói riêng có tính nguy hiểm cao cho xã hội, xâm phạm nghiêm trọng trật tự xã hội và cần bị xử lý nghiêm khắc Vì vậy, Sắc lệnh 168/SL quy định có các loại hình phạt khác nhau đối với các tội này như: Phạt tiền, phạt tù Trong đó, người phạm tội đánh bạc “bị áp dụng cả hình phạt tiền và hình phạt tù”10
Trang 19Để đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi cờ bạc nói chung, tội đánh bạc nói riêng (dưới nhiều hình thức khác nhau), Bộ trưởng Bộ Tư pháp còn ban hành các “Thông tư 301/VHH-HS ngày 14/01/1957 và Thông tư số 2098 ngày 31/5/1957 của Bộ Tư pháp về việc bài trừ nạn cờ bạc”11
, cụ thể là các trò chơi mang tính giải trí có thể bị xử lý hình sự như: Mà chược, tú lơ khơ, tổ tôm, tài bài, chắn, tam cúc, bất nếu có đủ bằng chứng là việc chơi này bề ngoài là để giải trí nhưng thực sự bề trong là được thua bằng tiền, thì tuy không có tiền mặt ở trên bàn bạc, chiếu bạc mà chỉ có que diêm hay jeton thay thế cho tiền thì vẫn có thể bị truy tố về tội đánh bạc
Tội phạm về cờ bạc nói chung, tội đánh bạc nói riêng có thể được thực hiện tại mọi địa điểm, dưới nhiều hình thức khác nhau…Điều đó làm cho việc
xử lý các tội phạm này trong thực tế gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật đối với từng trường hợp phạm tội khác nhau Vì vậy, ngày 8/1/1968, TAND tối cao ra bản tổng kết số 9/NCPL hướng dẫn đường lối xét xử các tội cờ bạc Theo bản tổng kết khái niệm hành vi
đánh bạc được hiểu bạc là “hành vi chơi có được thua bằng tiền mặt hay
không dùng tiền mặt nhưng thanh toán với nhau bằng tiền, tuy nhiên phải có động cơ mục đích sát phạt nhau"12
Bản tổng kết số 9/NCPL đã chỉ rõ ranh giới những trường hợp cần thiết phải xử lý bằng chế tài hình sự và những trường hợp không cần thiết phải xử lý bằng chế tài hình sự Theo đó, đối với hành vi đánh bạc người đánh bạc phải có động cơ mục đích sát phạt nhau, có
11
Xem: Thông tư 301/VHH-HS ngày 14/01/1957 và Thông tư số 2098 ngày 31/5/1957 tại địa chỉ:
sung-Thong-tu-301-VHH-HS/43809/noi-dung.aspx, truy cập 15/7/2017
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Thong-tu-2098-VHH-HS-bai-tru-nan-co-bac-Bo-12 Xem: TAND Tối cao (1975), Tập hệ thống hoá luật lệ về hình sự, Hà Nội, tr.498
Trang 20được thua đáng kể thì mới cần thiết phải xử lý về hình sự vì khi đó tính chất hành vi bóc lột lẫn nhau, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi đánh bạc mới được thể hiện rõ
Trong các văn bản nêu trên mặc dù mô tả khá cụ thể các hành vi đánh bạc, hành vi gá bạc và những hành vi “tòng phạm”, tội đánh bạc…nhưng các văn bản này chưa đưa ra khái niệm cụ thể, thống nhất về tội đánh bạc
Mặc dù còn những hạn chế nhất định, nhưng phải khẳng định rằng Sắc lệnh 168/SLcùng các văn bản hướng dẫn thi hành là những cơ sở pháp lý quan trọng để đấu tranh chống tội phạm cờ bạc nói chung, tội đánh bạc nói riêng, thực hiện những nhiệm vụ xây dựng cải tạo xã hội của Nhà nước ta trong thời kỳ này Các văn bản nêu trên cũng là cơ sở để xây dựng những quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam (BLHS năm 1985, BLHS năm 1999, BLHS năm 2015) về các tội phạm này
1.2.2 Tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự năm 1985
Trong BLHS năm 1985, các tội phạm về cờ bạc được quy định chung trong một điều luật (Điều 200) Theo quy định tại khoản 1 Điều 200 BLHS
năm 1985, tội đánh bạc được hiểu là hành vi của “người nào đánh bạc dưới
bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật”và người phạm tội có
thể bị "phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ
sáu tháng đến ba năm”; “trường hợp tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.
Trong BLHS năm 1985, nhà làm luật đã mô tả khá cụ thể những dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc, đã được phân định rõ tội đánh bạc với tội tổ chức đánh bạc và tội gá bạc bằng cách quy định cụ thể ở hai khung hình phạt khác nhau với chế tài cụ thể khác nhau Hành vi đánh bạc được thực hiện
Trang 21bằng nhiều hình thức khác nhau - “dưới bất kỳ hình thức nào” và phải có mục đích sát phạt lẫn nhau là “được thua” bằng tiền hay hiện vật Tuy nhiên, trong BLHS năm 1985 nhà làm luật không quy định cụ thể số tiền hoặc hiện vật trị giá là bao nhiêu tiền để làm căn cứ cho việc định tội mà chỉ quy định một cách chung chung là được thua bằng tiền hay hiện vật Việc quy định chung chung như vậy dẫn tới những khó khăn trong thực tiễn áp dụng, gây nên sự không thống nhất khi áp dụng quy định của điều luật
1.3 Tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới
1.3.1 Tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Trong BLHS của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt
là BLHS Trung Hoa) tội đánh bạc được quy định tại Điều 303, có nội dung như sau:
“Người nào lấy việc tụ tập đánh bạc, mở sòng bạc làm mục đích kinh
doanh kiếm lời hoặc lấy việc đánh bạc làm nghiệp, thì bị phạt tù đến ba năm, cải tạo lao động, quản chế và bị phạt tiền”13
Như vậy, theo BLHS Trung Hoa hành vi tụ tập đánh bạc, mở song bạc phải có động cơ mục đích kinh doanh kiếm lời hoặc lấy việc đánh bạc làm nghề kiếm sống thì bị xử lý về hình sự vì khi đó tính chất hành vi sát phạt về kinh tế để kiếm tiền bất hợp pháp, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đánh bạc mới được thể hiện rõ
So với quy định về tội đánh bạc trong pháp luật hình sự của Việt Nam thì quy định về tội đánh bạc trong BLHS Trung Hoa khá ngắn gọn Điều luật
13Xem: Đinh Bích Hà (Dịch và giới thiệu), Bộ luật hình sự của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa,
Nxb Tư Pháp, Hà Nội – 2007 (Chương IV Tội xâm phạm trật tự quản lý xã hội, Điều 303, trang 187)
Trang 22không quy định mức định lượng tiền để truy cứu TNHS và cũng không quy định trường hợp người thực hiện hành vi đánh bạc sử dụng trị giá hiện vật dùng để đánh bạc như quy định của BLHS Việt Nam Về khung hình phạt đối với tội đánh bạc, BLHS Trung Hoa quy định người phạm tội bị phạt tù đến 3 năm, cải tạo lao động, quản chế và bị phạt tiền So với khung hình phạt quy định trong Điều 321 BLHS Việt Nam năm 2015 thì hình phạt tối đa đối với người phạm tội đánh bạc trong luật hình sự Trung Hoa chỉ đến 3 năm tù, trong khi đó BLHS Việt Nam quy định mức hình phạt tối đa là 7 năm tù
1.3.2 Tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự của Nhật Bản
Điều 185 BLHS Nhật Bản quy định: “Người nào đánh bạc thì bị phạt
tiền dưới 50 vạn Yên hoặc phạt tiền mức nhẹ Tuy nhiên không hạn chế trong trường hợp cá cược vật dùng để giải trí nhất thời”; khoản 1 Điều 186 BLHS
Nhật Bản còn quy định “người nào đánh bạc nhiều lần thì bị phạt tù dưới 3
năm”14
Chúng ta có thể nhận thấy pháp luật hình sự Nhật Bản quy định rất rõ chế tài đối với tội đánh bạc Cũng như các nước khác, Nhật Bản cũng coi việc tham gia chơi cờ bạc là hành vi bất hợp pháp, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới trật tự, an toàn công cộng - bị coi là tôi phạm BLHS Nhật Bản cũng quy định hình phạt tiền là hình phạt chính đối với tội đánh bạc Tuy nhiên về mức hình phạt tù tối đa trong pháp luật hình sự của Nhật Bản là 3 năm tù, trong khi
đó ở Việt Nam là 07 năm tù Pháp luật hình sự Nhật Bản không quy định hình phạt bổ sung đối với tội đánh bạc, trong khi tại khoản 3 Điều 321 BLHS Việt Nam năm 2015 thì người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt phụ là phạt tiền từ 10.000.000đ đến 50.000.000đ
14Xem: Trần Thị Hiển (2011), BLHS Nhật Bản, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, trang 147-148
Trang 231.3.3 Tội đánh bạc trong Bộ luật hình sự nước Cộng hòa Nhân dân Lào
Điều 83 BLHS nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào năm 2006 quy định:
“Bất kỳ người nào tham gia đánh bạc trái phép sẽ bị phạt tiền từ 200.000 Kíp đến 2.000.000 Kíp Người nào đồng ý cho sử dụng địa điểm của nhà mình làm nơi đánh bạc, người tổ chức đánh bạc nếu tái phạm sẽ bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm hoặc phạt cải tạo không giam giữ Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 500.000 Kíp đến 10.000.000 Kíp”15
BLHS Lào quy định hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc và gá bạc trong cùng một điều luật Bên cạnh đó cũng quy định bất kỳ người nào tham gia đánh bạc trái phép sẽ bị phạt tiền từ 200.000 Kíp đến 2.000.000 Kíp So với quy định tại Điều 321 BLHS Việt Nam năm 2015 thì quy định tại Điều 83 BLHS Lào cũng quy định các hình phạt áp dụng đối với người phạm tội đánh bạc là: Phạt tù, cải tạo không giam giữ, phạt tiền Trong đó hình phạt tiền của Điều 83 BLHS Lào có thể được áp dụng là hình phạt chính hoặc bổ sung Tuy nhiên mức hình phạt tù tối đa áp dụng đối với người phạm tội đánh bạc của luật hình sự Lào chỉ là 2 năm tù, trong khi đó quy định tại khoản 2 Điều 321 BLHS Việt Nam năm 2015 là tới 7 năm tù
Nghiên cứu quy định về tội đánh bạc trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới cho thấy: Pháp luật hình sự một số nước trên thế giới coi đánh bạc là bất hợp pháp và bị coi là tội phạm BLHS một số nước trên thế giới quy định khá rõ về tội phạm và hình phạt áp dụng đối với những người
15Xem: Vũ Thị Phương Lan, Định tội danh đối với tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ
sở thực tiễn địa bàn Thành phố Hà Nội), Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội – 2014, trang 44
Trang 24phạm tội đánh bạc Những quốc gia coi đánh bạc là hành vi hợp pháp luôn có những chính sách hình sự phù hợp để quản lý hoạt động đánh bạc như việc quy định khu vực được coi là hợp pháp hay khu vực được coi là bất hợp pháp
So với pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới quy định về tội đánh bạc tại Điều 248 BLHS Việt Nam năm 1999 và đặc biệt Điều 321 BLHS Việt Nam năm 2015 đảm bảo tính chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp, quy định cụ thể dấu hiệu cấu thành tội phạm, các chế tài áp dụng đối với người thực hiện hành
vi đánh bạc; đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống tội phạm đánh bạc trong giai đoạn hiện nay
Trang 25KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Sau khi phân tích khái quát lịch sử lập pháp Việt Nam về tội đánh bạc; phân tích khái niệm, đặc điểm của tội đánh bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam và đối chiếu, so sánh với quy định về tội đánh bạc trong BLHS một số nước trên thế giới, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Đánh bạc – hành vi sát phạt, được thua bằng tiền hay hiện vật là hành
vi nguy hiểm cho xã hội cần thiết bị coi là tội phạm và đã được quy định là tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam từ rất sớm
- Tội đánh bạc là hành vi tham gia trò chơi có tính sát phạt được thua bằng tiền hoặc hiện vật (với trị giá tiền nhất định) và có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, ở mọi địa điểm khác nhau
- Theo luật hình sự Việt Nam tội đánh bạc phải được thực hiện bởi người có NLTNHS, đạt độ tuổi BLHS quy định nhưng các chủ thể thực hiện tội đánh bạc có thể rất đa dạng như nam giới, nữ giới, người già, người trẻ, thậm chí cả cán bộ, đảng viên
- Tội đánh bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội không chỉ được quy định trong BLHS Việt Nam mà còn được quy định trong BLHS của một số nước trên thế giới
Trang 26Chương 2 TỘI ĐÁNH BẠC TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 TRONG SỰ SO SÁNH VỚI BỘ LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM NĂM 1999 2.1 Dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc
Kế thừa các quy định về tội đánh bạc trong BLHS năm 1985, BLHS năm 1999, trong BLHS năm 2015 (Điều 321) tội đánh bạc được quy định như sau:
“1 Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều
322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
Trang 27d) Tái phạm nguy hiểm
3 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.” 16
Từ quy định tại Điều 321 BLHS như vậy, chúng ta có thể thấy các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này có biểu hiện như sau:
2.1.1 Khách thể của tội đánh bạc
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo
vệ và bị tội phạm xâm hại Bất cứ hành vi phạm tội nào cũng đều gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho một hay một số quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ Tính chất nguy hiểm của tội phạm phụ thuộc cơ bản vào tính chất và tầm quan trọng của quan hệ xã hội bị tội phạm gây thiệt hại
Tội đánh bạc là loại tội phạm xâm phạm tới trật tự công cộng Thông qua hành vi dưới các hình thức khác nhau, tội đánh bạc trực tiếp hay gián tiếp xâm phạm tới trật tự công cộng, cụ thể:
- Hành vi phạm tội thể hiện ở tội đánh bạc với tính chất chung là sát phạt về kinh tế giữa nhiều người (từ hai người trở lên) hoặc tạo điều kiện cho nhiều người sát phạt nhau về kinh tế (với mục đích được thua bằng tiền hoặc hiện vật) dưới bất kỳ hình thức nào (chơi lô, đề, cá cược, xóc đĩa, tá lả, chắn…)
Với các tội phạm khác người phạm tội có thể thực hiện hành vi phạm tội một cách đơn lẻ, chủ thể của tội phạm có thể tự mình thực hiện hành vi
16Xem: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số 100/2015/QH13, thông qua ngày 20/6/2017
tại địa chỉ: 354053.aspx, truy cập 13/7/2017
Trang 28https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-sua-doi-Bo-luat-Hinh-su-2017-phạm tội mà không cần có sự tham gia của một người khác Riêng đối với tội đánh bạc, tội đánh bạc chỉ được đặt ra khi có ít nhất từ hai người trở lên thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm cơ bản của tội đánh bạc
Hành vi phạm tội không chỉ có nguy cơ làm gia tăng mức độ xâm phạm tới trật tự công cộng mà hành vi phạm tội đánh bạc với tính chất chung là sát phạt về kinh tế “với mục đích được thua bằng tiền hoặc hiện vật” nên phần lớn đều gây ra thiệt hại về kinh tế cho các chủ thể tham gia hành vi phạm tội đánh bạc Quan đó kéo theo việc gây ra thiệt hại cho các quan hệ khác của trật
tự xã hội như mâu thuẫn gia đình, tranh chấp lộ xộn nơi công cộng
- Hành vi phạm tội đánh bạc làm cho con người bị tha hóa kéo theo những tác động tiêu cực tới chuẩn mực đạo đức, nếp sống văn minh, kỷ cương xã hội không được tôn trọng, là rào cản lớn đối với việc xây dựng môi trường văn hóa thực sự lành mạnh, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức cộng đồng, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội
- Việc tụ tập đánh bạc của những người thực hiện hành vi phạm tội đánh bạc làm phát sinh lối sống lười lao động Những người thực hiện hành vi phạm tội đánh bạc tụ tập với nhau còn gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chất lượng công việc của chính những người phạm tội nói riêng và có tác động tới trật tự xã hội nói chung
- Hành vi phạm tội đánh bạc là nguyên nhân của nhiều tội phạm và tệ nạn xã hội khác, cụ thể: Chơi bạc, đánh bạc và các hành vi khác có liên quan (như tổ chức đánh bạc, gá bạc) còn là nguyên nhân có thể làm phát sinh các tệ
Trang 29nạn xã hội khác (như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp…) qua đó xâm phạm trật tự xã hội
Người thực hiện hành vi phạm tội đánh bạc khi “thua bạc” có thể tìm cách trộm cắp, cướp giật, lừa đảo tài sản của người khác để bù lại số tiền đã mất hoặc để có tiền chơi tiếp với hy vọng gỡ lại số tiền đã mất Chính những hành vi đó làm mất trật xã hội17
Từ những phân tích trên, tội đánh bạc là loại tội phạm xâm phạm tới trật tự công cộng thông qua các hành vi của tội đánh bạc đều trực tiếp hay gián tiếp xâm phạm tới trật tự công cộng Điều đó đòi hỏi trật tự công cộng cần được bảo vệ thì tội đánh bạc cần được xử lý nghiêm minh
2.1.2 Mặt khách quan của tội đánh bạc
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, nó là nguyên nhân gây ra sự biến đổi tình trạng của những đối tượng tác động của tội phạm và gây ra thiệt hại cho quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm Mặt khách quan của tội phạm gồm: Hành vi nguy hiểm cho xã hội; hậu quả; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội như: Thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện phạm tội…Việc mô tả dấu hiệu nào ở tội phạm cụ thể phụ thuộc vào mục đích thể hiện rõ bản chất của tội phạm cũng như để đáp ứng yêu cầu chống tội phạm đó
17Xem bài viết: - “Đánh thua vờ dựng hiện trường giả bị mất trộm để lừa chồng, tại địa chỉ:
http://tamsugiadinh.vn/tin-tuc/danh-bac-thua-vo-dung-hien-truong-gia-bi-mat-trom-de-lua-chong-tsgd24065, truy cập ngày 20/7/2017
-“ Nguyên phó phòng Công an tỉnh lĩnh án 10 năm tù”, tại địa chỉ: http://nld.com.vn/thua-bac.html,
truy cập ngày 20/72017
Trang 30Điều 321 BLHS năm 2015 quy định: “Người nào đánh bạc trái phép
dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng
đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt ”18
Hành vi được hiểu là những biểu hiện của con người ra ngoài thế giới khách quancó sự kiểm soát của ý thức và sự điều khiển của ý chí
Theo quy định của BLHS thì hành vi khách quan của tội đánh bạc là hành vi đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá nhất định Hành vi được thua bằng tiền hay hiện vật là hành vi
có tính chất sát phạt lẫn nhau để kiếm tiền một cách bất hợp pháp
Điều luật quy định những điều kiện (dấu hiệu) mà chỉ khi thỏa mãn ít nhất một trong các điều kiện đó hành vi đánh bạc mới có thể được coi là hành
vi phạm tội Theo quy định trên, người thực hiện hành vi đánh bạc được coi là tội phạm đánh bạc khi hành vi thõa mãn các dấu hiệu sau:
+ Tiền hay hiện vật dùng đánh bạc có trị giá 5.000.000 đồng trở lên; + Dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này;
+ Dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
18Xem: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số 100/2015/QH13, thông qua ngày 20/6/2017
, tlđd chú thích 24
Trang 31Đây là các dấu hiệu quan trọng trong việc phân định ranh giới giữa tội phạm và vi phạm hành chính Xuất phát từ khái niệm tội phạm ở phần chung BLHS, nhà làm luật đã xác định rõ trong điều luật chỉ những hành vi đánh bạc
có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội mới bị coi là tội phạm Trong những trường hợp đó có những trường hợp tiền hay hiện vật dùng để đánh bạc có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
Mặc dù, từ rất sớm Nhà nước ta nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đánh bạc và coi hành vi đánh bạc là tội phạm; việc quy định
rõ đánh bạc là hành vi bất hợp pháp – hành vi đánh bạc trái phép là nhằm mục đích quy định rõ chủ thể thực hiện hành vi phạm tội Tuy nhiên, việc quy định hành vi đánh bạc là bất hợp pháp còn để phân biệt với hành vi phạm tội đánh bạc với những trường hợp kinh doanh casino được Nhà nước cho phép để phục vụ nhu cầu giải trí của người nước ngoài khi đến làm việc, du lịch tại Việt Nam Điều này được hướng dẫn tại Nghị định 03/2017/NĐ-CP quy định
về kinh doanh casino Theo đó, những người thực hiện hành vi đánh bạc đáp ứng đủ các đủ điều kiện theo quy định của Nghị định trên thì không được coi
là tội phạm
Hành vi khách quan của tội đánh bạc có tính nguy hiểm cho xã hội cao, ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự công cộng Bản thân người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là hành vi trái pháp luật hình sự
Phương thức thủ đoạn của tội đánh bạc: Theo quy định của điều luật
quy thì tội đánh bạc được hiểu là đánh bạc “dưới bất kỳ hình thức nào” Trên
Trang 32thực tế phương thức thủ đoạn của tội đánh bạc rất đa dạng được biểu hiện dưới các dạng cụ thể: Đánh bài, đánh ba cây, xóc đĩa, tá lả, ghi số lô, số đề,
đua ngựa, chắn…
Ví dụ: “Ngày 10/01/2017, tại số nhà 50 đường Mễ Trì Hạ, Mễ Trì, Nam
Từ Liêm, Hà Nội, Đỗ Thị Xim đã thực hiện hành vi đánh bạc dưới hình thức ghi số lô, số đề, lô xiên cho khách với số tiền là 7.035.000 đồng…hành vi vi phạm pháp luật của Đỗ Thị Xim đã phạm vào tội đánh bạc, tội danh và khung hình phạt được quy định tại điều 248 khoản 1 Bộ luật hình sự năm 1999…”19
Theo ví dụ trên Đỗ Thị Xim đã phạm tội đánh bạc dưới hình thức ghi
số lô, số đề, lô xiên
Ví dụ: “Vào hồi 16 giờ 00 ngày 06/9/2016 tổ công tác Công an huyện
Na Hang bắt quả tang vụ đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa ăn tiền giữa các đối tượng Nông Văn Thọ, Lê Vĩnh Trà, La Tài Minh, Phùng Thị Hiền Thu giữ tại chiếu bạc 13.650.000 đồng tiền Ngân hàng nhà nước Việt Nam,”20
Theo ví dụ này Nông Văn Thọ, Lê Vĩnh Trà, La Tài Minh, Phùng Thị Hiền đã phạm tội đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa
Ví dụ: “Hồi 22 giờ 25 phút ngày 10/9/2015 tại nhà ở của Phạm Văn Tiến, tổ công tác công an huyện Hàm Yên phát hiện Ngô Sỹ Lâm, Trần Văn Anh, Lý Văn Hỵ đang đánh bạc bằng hình thức “đánh chắn”, được thua bằng
19 Xem: Cáo trạng số 81/CT-VKS, ngày 28/3/2017 Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân quận
Nam Từ Liêm
20
Xem: Bản án sơ thẩm số 02/2017/HSST, ngày 04/01/2017, Bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án
nhân dân huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
Trang 33tiền mặt Tang vật thu giữ gồm: 875.000đ (tám trăm bẩy mươi năm nghìn đồng),; 01 bộ chắn gồm 100 quân; 01 bát con bằng sứ…”21
Theo ví dụ trên Ngô Sỹ Lâm, Trần Văn Anh, Lý Văn Hỵ thực hiện hành vi đánh bạc là đánh chắn được thua bằng tiền mặt BLHS quy định tham gia các trò chơi dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền có trị giá luật định thì phạm tội đánh bạc Hành vi của Ngô Sỹ Lâm, Trần Văn Anh, Lý Văn
Hỵ phù hợp với quy định của BLHS về tội đánh bạc, và cụ thể là đánh bạc dưới hình thức “đánh chắn”
Như vậy, từ những phân tích cũng như các ví dụ nêu trên, một lần nữa khẳng định phương thức thủ đoạn thực hiện hành vi khách quan của tội đánh bạc rất đa dạng
Quy mô của tội đánh bạc: Mặc dù trong mặt khách quan của tội đánh
bạc không quy định về quy mô của tội đánh bạc, tuy nhiên trên thực tế quy
mô của tội đánh bạc có thể lớn hoặc nhỏ tùy vào từng trường hợp cụ thể quy
mô là khác nhau Số lượng người tham gia đánh bạc càng ít thì quy mô càng nhỏ, số lượng người tham gia đánh bạc càng nhiều thì quy mô càng lớn
Địa điểm phạm tội đánh bạc: Trong điều luật, cũng như các văn bản
hướng dẫn từ trước tới nay đều không quy định địa điểm phạm tội đánh bạc Tuy nhiên thực tế tội phạm thực hiện hành vi đánh bạc có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào, bất cứ chỗ nào từ nhà ở, cơ quan, bến xe, bến tàu, sân bóng, trường đua, nhà máy, xí nghiệp,…
21Xem: Bản án số 21/2016/HSPT, ngày12/4/2016, Bản án hinh sự phúc thẩm của Tòa án nhân dân
tỉnh Tuyên Quang
Trang 34Ví dụ: “Chiều ngày 8/7, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã bất ngờ kiểm tra tại khu vực sân giữ xe ô tô phía ngoài Cảng hàng không sân bay quốc tế Phú Bài phát hiện, bắt giữ 15 đối tượng đánh bạc trái phép”22
Địa điểm thực hiện hành vi phạm tội đánh bạc của 15 đối tượng trên là khu vực sân giữ xe ô tô phía ngoài Cảng hàng Không sân bay quốc tế Phú Bài, đây là nơi 15 đối tượng trên thực hiện hành vi đánh bạc trái phép
Ví dụ: Vào cuối năm 2016, Công an huyện Nam Đàn nắm bắt thông tin, có một ổ nhóm đánh bạc gồm nhiều đối tượng đến từ các huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, TP Vinh và tỉnh Hà Tĩnh Để qua mặt lực lượng chức năng, các đối tượng không tổ chức đánh bạc cố định một địa điểm
mà lưu động khắp nơi
“Việc di chuyển liên tục giữa các địa bàn khiến các trinh sát rất khó khăn trong việc theo dõi phương thức, thủ đoạn của các đối tượng Các đối tượng thực hiện hành vi đánh bạc ở nhiều nơi như: trên thuyền, tàu, ôtô Điều đặc biệt, ổ nhóm này không thua kém gì các ổ nhóm đánh bạc chuyên nghiệp có tiếng từng bị phát hiện Có người làm xới, tổ chức thu tiền tại chiếu bạc nếu ai muốn tham gia Ngay cả khi các con bạc không có tiền đến chiếu, chúng cũng sẵn sàng cho vay số tiền lớn Thậm chí, chúng còn dùng hẳn xe ôtô riêng để chuyên chở các con bạc đến chiếu sát phạt nhau Vì thế, có đối tượng mới tham gia nhưng cũng đã nợ lên đến hàng trăm triệu đồng”23
22Xem bài viết: “Bắt 15 đối tượng đánh bạc tại khu vực giữ xe sát sân bay quốc tế Phú Bài”, tại địa
chỉ: bai-2017071320081862.htm, truy cập ngày 14/7/2017
http://congannghean.vn/an-ninh-trat-tu/201706/bat-nhanh-o-nhom-danh-bac-chuyen-nghiep-744687/, truy cập ngày 14/7/2017
Trang 35Địa điểm thực hiện hành vi phạm tội đánh bạc nêu ra trong ví dụ nêu trên là không cố định, chúng thực thực hiện hành vi phạm tội ở một địa điểm
mà chúng lưu động khắp nơi, có lúc chúng chuyển lên đánh cả ở miền sông nước Như vậy có thể thấy các đối tượng này rất “chuyên nghiệp” mặc dù đã
có lần bị phát hiện nhưng chúng vẫn tiếp tục đánh bạc lưu động, thậm chí sử dụng xe ô tô để đưa đón các những người thực hiện hành vi đánh bạc trái phép
Qua các ví dụ nêu trên có thể thấy địa điểm thực hiện hành vi phạm tội đánh bạc của các “con bạc” rất đa dạng, chúng có thể đánh bạc ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ nơi nào từ bến xe, nhà ở, bãi trông xe thậm chí chúng thực hiện hành vi đánh bạc lưu động trên đường…
Phương tiện phạm tội đánh bạc
Ngoài dấu hiệu hành vi, điều luật cũng quy định rõ dấu hiệu phương tiện phạm tội trong tội đánh bạc, cách xác định phượng tiện thanh toán cho việc được thua và xác định rõ mức định lượng làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi đánh bạc
Dấu hiệu phương tiện thanh toán là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội đánh bạc tức là người thực hiện hành vi phạm tội phải được thua bằng tiền hoặc hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
Quy định của điều luật thể hiện rất rõ phương tiện phạm tội đánh bạc là tiền và hiện vật
Trang 36Thư nhất, phương tiện phạm tội đánh bạc là tiền:
Điều luật quy định rõ mức định lượng tiền dùng để đánh bạc làm căn
cứ truy cứu trách nhiệm hình sự trong tội đánh bạc Theo đó tiền dùng để đánh bạc từ 5 triệu đồng đến dưới 50.000.000 đồng Trong trường hợp tiền dùng để đánh bạc dưới 5.000.000 đồng mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính
về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
Thứ hai, phương tiện phạm tội đánh bạc là hiện vật:
Điều luật cũng đã quy định rất rõ mức định lượng trị giá hiện vật dùng
để đánh bạc làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự trong tội đánh bạc Theo
đó hiện vật dùng để đánh bạc có trị giá từ 5 triệu đồng đến dưới 50.000.000 đồng Trong trường hợp tiền dùng để đánh bạc có trị giá dưới 5.000.000 đồng
mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm Hay nói một cách khác hiện vật ở đây được hiểu là hiện vật trị giá được bằng tiền và định lượng tiền mà được quy định cụ thể tại điều luật (Điều 321 BLHS năm 2015)
Như vậy, điều luật đã xác định rõ mức tiền hoặc hiện vật trị giá là căn
cứ quan trọng để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành
vi đánh bạc
Việc quy định rõ trị giá tài sản dùng để đánh bạc là căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước đối với hành vi đánh bạc Đây là yếu tố quan trọng để phân biệt hành vi đánh bạc là tội phạm và bị
Trang 37xử lý hình sự với hành vi đánh bạc không phải là tội phạm và bị xử lý dưới các hình thức khác
Hậu quả của hành vi phạm tội đánh bạc không phải là dấu hiệu bắt buộc được quy định trong cấu thành tội phạm của tội đánh bạc
Tội đánh bạc được xây dựng dưới dạng cấu thành tội phạm hình thức, điều đó có ý nghĩa dấu hiệu hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong việc xác định thời điểm tội phạm hoàn thành Mặc dù hành vi đánh bạc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội như do đánh bạc mà dẫn đến các tội phạm khác, các tệ nạn
xã hội khác nhưng nhà làm luật không quy định hậu quả là yếu tố định tội hoặc yếu tố định khung hình phạt
2.1.3 Chủ thể của tội đánh bạc
Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong BLHS phải thỏa mãn ít nhất hai điều kiện: Có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS Đây là dấu hiệu pháp lý bắt buộc thông thường của chủ thể của tội phạm
BLHS năm 2015 quy định: “Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá…”24 Như vậy, đối với tội đánh bạc luật chỉ đòi hỏi người phạm tội có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS
24
Xem: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hinh sự số 100/2015/QH13, thông qua ngày
20/6/2017, tlđd chú thích 24
Trang 38Thứ nhất, tuổi chịu TNHS: BLHS năm 2015của nước ta quy định tuổi
chịu TNHS tại Điều 12 Đối chiếu quy định này với Điều 321 BLHS năm
2015 thì chủ thể của tội đánh bạc là người từ đủ 16 tuổi trở lên So với BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, BLHS năm 2015 quy định về tuổi chịu TNHS có sự khác nhau Tuy nhiên, theo cả hai BLHS, tuổi chịu TNHS đối với hành vi đánh bạc đều phải là người đủ 16 tuổi trở lên
Như vậy, tuổi chịu TNHS của chủ thể thực hiện hành vi phạm tội đánh bạc là phải đủ từ 16 tuổi trở lên
Thứ hai, về NLTNHS: NLTNHS thể hiện ở năng lực nhận thức và năng
lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội NLTNHS là điều kiện cần thiết
có thể xác định con người có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội BLHS năm 2015 không quy định trực tiếp thế nào là người có năng lực TNHS mà chỉ quy định thông qua tuổi chịu TNHS (Điều 12) và tình trạng không có NLTNHS (Điều 21) Theo đó, người có NLTNHS là người đã đạt
độ tuổi chịu TNHS và không thuộc trường hợp không có NLTNHS
Như vậy, chủ thể của tội đánh bạc là chủ thể thường Tức là ai cũng có thể là chủ thể của tội đánh bạc miễn là họ đáp ứng được điều kiện về tuổi chịu TNHS và NLTNHS
Tuy nhiên, trên thực tế chủ thể của tội đánh bạc ngoài việc là người có
đủ NLTNHS, đạt độ tuổi BLHS quy định thì biểu hiện chủ thể của tội này rất
đa dạng Chủ thể của tội đánh bạc có thể là: đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, trung niên; là quan chức, công nhân, lao động tự do, dân thường, đảng viên, người dân tộc thiểu số…hay bất kỳ người nào đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực hình sự
Trang 39Theo số liệu Báo cáo thống kê về tội đánh bạc của Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang trong 5 năm (từ 01/10/2011 đến 30/9/2016) thì bị cáo là nam chiếm tỷ lệ cao hơn bị cáo là nữ Trong tổng số 1.733 bị cáo có tới 1.691
bị cáo nam (97,6%); bị cáo là nữ có 42 bị cáo chiếm 2,4%
Bị cáo là người dân tộc kinh chiếm đa số Dân tộc kinh phạm tội là 1.352 bị cáo chiếm 78%, dân tộc thiểu số phạm tội là 381 bị cáo chiếm 22%
Bị cáo phạm tội đánh bạc trong độ tuổi từ 30 trở lên chiếm đa số (1.475
bị cáo, chiếm 85,11%); tiếp đó là bị cáo nằm trong độ tuổi từ đủ 18 đến dưới
30 tuổi (257 bị cáo, chiếm 14,82%); trong vòng 5 năm mà người phạm tội đánh bạc nằm trong độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 chỉ có 1 bị cáo, chiếm 0,07%
Người thực hiện hành vi phạm tội đánh bạc bị đưa ra xét xử sơ thẩm, số người là cán bộ công chức phạm tội chiếm tỉ lệ rất thấp (3 bị cáo, chiếm 0,2%), đa số bị cáo không phải là cán bộ công chức (1.730 bị cáo, chiếm 99,8%)
Bị cáo bị xét xử về tội đánh bạc, thì bị cáo là Đảng viên phạm tội ít hơn
bị cáo không phải là đảng viên Cụ thể bị cáo không là Đảng viên có 1.722 bị cáo chiếm 99,37%; bị cáo là đảng viên có 11 bị cáo, chiếm 0,63%
Theo số liệu báo cáo thống kê kết quả xét xử sơ thẩm tội đánh bạc của Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang đều thể hiện chủ thể của tội đánh bạc rất
đa dạng và có chung các đặc điểm sau:
Về giới tính: Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội đánh bạc là nam chiếm
tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ đánh bạc là nữ;
Trang 40Dân tộc: Bị cáo là dân tộc kinh phạm tội chiếm tỷ lệ cao hơn bị cáo
phạm tội là dân tộc thiểu số
Đảng viên: Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội đánh bạc chủ yếu là
những bị cáo không phải là đảng viên;
Nghề nghiệp: Chủ thể phạm tội đánh bạc chủ yếu là các bị cáo không
phải là cán bộ công chức, tỷ lệ cán bộ công chức phạm tội đánh bạc chiếm tỷ
lệ nhỏ
Độ tuổi: Chủ thể phạm tội chủ yếu nằm trong độ tuổi trên 30, độ tuổi từ
đủ 18 đến dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ thấp hơn, đối với độ tuổi từ đủ 16 đến dưới
18 là rất ít Độ tuổi dưới 16 là không có bởi chủ thể của tội phạm này đòi hỏi chủ thể phạm tội phải đạt độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên
Nhìn chung, chủ thể của tội đánh bạc chủ yếu vẫn là nam và chủ thể này chủ yếu ở độ tuổi từ 30 trở lên
2.1.4 Mặt chủ quan của tội đánh bạc
Tội phạm là thể thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan Mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại độc lập mà luôn gắn liền với mặt khách quan của tội phạm Mặt khách quan của tội đánh bạc là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, còn mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội với ba nội dung bao gồm: Lỗi, động cơ và mục đích phạm tội
Mặt chủ quan của tội phạm là biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm Các yếu tố thuộc mặt chủ quan của tội đánh bạc bao gồm lỗi, động cơ, mục đích phạm tội là những dấu hiệu quan trọng trong cấu thành của tội phạm này
Về lỗi: Trong mặt chủ quan của tội phạm thì lỗi là yếu tố quan trọng
nhất trong việc xác định tội phạm và TNHS Người phải chịu TNHS theo