1. Trang chủ
  2. » Biểu Mẫu - Văn Bản

Xử lý tình huống nữ sinh viên trường đại học g bị xâm hại, nhìn từ góc độ công tác quản lý sinh viên

19 210 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 147 KB

Nội dung

Trước thực trạng nhận thức pháp luật hiện nay của học sinh, sinh viên cho thấy sự cần thiết phải tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa công tác phổ biến giáo dục pháp luật đối với học sinh, sinh viên. Đồng thời phải tăng cường công tác quản lý học sinh sinh viên trong các trường Đại học, cao đẳng nhằm tạo ra môi trường xã hội an toàn và điều kiện tốt nhất cho thanh niên sinh viên học tập rèn luyện, trưởng thành để cống hiến cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó chính là lý do tôi quan tâm và chọn đề tài Xử lý tình huống nữ sinh viên trường Đại học G bị xâm hại, nhìn từ góc độ công tác quản lý sinh viên” để làm Tiểu luận cuối khoá lớp Bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước chương trình chuyên viên chính … tại Trường … ……..

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG 4

II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 6

III XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN 9

IV KẾ HOẠCH TỔ CHỨC PHƯƠNG ÁN ĐÃ LỰA CHỌN 12

KẾT LUẬN 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 2

MỞ ĐẦU

Để chuẩn hóa cán bộ Nhà nước, nhằm bồi dưỡng kiến thức và nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý hành chính Nhà nước trong công tác chuyên môn, tôi

đã được cơ quan cử đi học lớp “Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch Chuyên viên chính năm 2012” tại trường Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ công chức

-Bộ Nội vụ Khóa học đã cung cấp cho tôi những kiến thức sâu, rộng về quản lý Nhà nước trong nhiều lĩnh vực rất bổ ích và thiết thực

Thực hiện chương trình, kế hoạch quy định và góp phần nâng cao nghiệp

vụ, kỹ năng hành chính, tôi đã cố gắng liên hệ những vấn đề lý luận đã học vào trong thực tiễn công tác Qua thời gian nghiên cứu, tôi nhận thấy nhiều lĩnh vực còn tồn tại những yếu kém trong công tác quản lý cần phải được quan tâm khắc phục Tình huống mà tôi lựa chọn dưới đây là một minh chứng cho điều đó

Hiện nay, ở vào thời kì hội nhập nhiều học sinh, sinh viên có ý chí vươn lên trong học tập, có hoài bão khát vọng lớn Tuy nhiên, cũng dưới tác động của nền kinh tế thị trường và cơ chế mở cửa và do nhiều nguyên nhân khác, hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng tăng Một số hành vi vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên khiến gia đình và xã hội lo lắng như: vi phạm giao thông, đua xe trái phép, bạo lực nhà trường, quay cóp bài, mua điểm,

cờ bạc, nghiện rượu, trong gia đình trẻ em thiếu kính trên nhường dưới, không vâng lời cha mẹ, ….Một số hành vi lệch chuẩn khác về mặt đạo đức như: sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, xa hoa, lãng phí, lười lao động và học tập, thiếu

ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai, thờ ơ vô cảm, vị kỷ …cũng ngày càng nhiều hơn ở đối tượng còn ngồi trên ghế nhà trường

Những biểu hiện tiêu cực ấy là kết quả sự giáo dục không đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội Việc giáo dục đạo đức trong nhà trường thường chú trọng tới nề nếp kỷ cương với nội quy, những bài học giáo huấn, không chú

ý đến hành vi ứng xử thực tế Chương trình sách giáo khoa quá ôm đồm, nặng

về lý thuyết, thiếu kỹ năng sống, không tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách cho học sinh Trong khi đó, chương trình giáo dục đạo đức xuyên suốt từ giáo dục lễ giáo ở bậc mầm non, đạo đức ở bậc tiểu học, giáo dục công dân ở bậc trung học, có đầy đủ tất cả những bài học về các giá trị đạo đức Nhưng hệ thống lại không thấy rõ phẩm chất nào là trọng tâm, chỗ nào cần nhấn mạnh Chương trình học rất nhiều nhưng rất khó nhớ, khó nhập tâm Bên cạnh đó giáo viên hiện nay chỉ lo truyền thụ kiến thức, học sinh thì cố gắng đạt điểm cao trong học tập nhưng quan hệ thầy trò nhợt nhạt Về nhà, cha mẹ bận lo công việc, các em không được trang bị những kỹ năng tối thiểu cũng như cách ứng xử trong cuộc sống Thanh niên là tuổi ước mơ và sống vì lý tưởng nhưng hiện nay,

họ không có một mẫu người lý tưởng Chính vì thế, tỷ lệ thanh niên bị lợi dụng, lôi kéo vào các tệ nạn xấu trong xã hội chiếm tỷ lệ cao nhất trong các đối tượng phạm pháp

Trang 3

Trước thực trạng nhận thức pháp luật hiện nay của học sinh, sinh viên cho thấy sự cần thiết phải tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa công tác phổ biến giáo dục pháp luật đối với học sinh, sinh viên Đồng thời phải tăng cường công tác quản lý học sinh sinh viên trong các trường Đại học, cao đẳng nhằm tạo ra môi trường xã hội an toàn và điều kiện tốt nhất cho thanh niên sinh viên học tập rèn luyện, trưởng thành để cống hiến cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước Đó chính là lý do tôi quan tâm và chọn đề tài "Xử lý tình huống nữ sinh viên trường Đại học G bị xâm hại, nhìn từ góc độ công tác quản lý sinh viên” để làm Tiểu luận cuối khoá lớp Bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước chương trình chuyên viên chính …- tại Trường … ……

Do điều kiện về mặt thời gian và nhận thức có hạn nên tiểu luận không tránh khỏi có phần hạn chế, mong thầy cô và đồng nghiệp góp ý để tôi có những nhận định tốt hơn trong công tác Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giáo viên chủ nhiệm, các thầy cô trực tiếp lên lớp giảng bài, cảm ơn Trường ……… đã tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa học này

Trang 4

I MÔ T TÌNH HU NG Ả TÌNH HUỐNG ỐNG

Tại trường Đại học G, đóng trên địa bàn quận Đ, thành phố Hà Nội trong thời gian qua xảy ra một việc được dư luận sinh viên rất quan tâm là nữ sinh Nguyễn Thị L đột nhiên vắng mặt tại phòng ở 123 trong khu Kí túc xá từ 21 giờ đêm hôm trước đến 4 giờ sáng ngày hôm sau Sự việc chỉ được làm sáng tỏ sau khi L đến trình báo cơ quan Công an quận

Xác định tính chất nghiêm trọng của vụ án, các điều tra viên Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (TTXH) Công an quận Đ đã tích cực vào cuộc Cơ quan Công an đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp 3 đối tượng, đó là các tên: Nguyễn Văn T (SN 1988); Hoàng Minh D (SN 1985) cả hai đều là sinh viên trường Đại học K bị vi phạm kỷ luật nhiều lần bị buộc thôi học, nhưng không về quê mà tiếp tục sống lang thang ở Hà Nội, đều tạm trú tại quận H và Đặng Văn K (SN 1986), lao động tự do, bạn của hai đối tượng kia, thường trú tại huyện T, thành phố Hà Nội

Tại Cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận: Do đã có một số lần đến phòng 123 trong Kí túc xá của trường Đại học G chơi với bạn cùng quê nên có

để ý đến L, một nữ sinh người dân tộc Tày, quê ở Lạng Sơn Buổi tối hôm xảy

ra sự việc, 3 đối tượng thấy L ra cổng trường mua sữa chua cho bạn Một đối tượng bèn lại gần và mời L đi uống cà phê L nói muộn không muốn đi nhưng các đối tượng tiếp tục mời mọc, lôi kéo, có tên nói với L là quen bảo vệ cho vào

và khống chế L lên xe máy

Các đối tượng chở L đến một quán chè Sau khi thanh toán tiền cho 4 cốc chè, L nói muốn trở lại trường Các đối tượng cho L lên xe máy Nhưng càng đi càng mất hút Bản thân L từ quê xuống Hà Nội học nên cũng chưa thông thạo đường đi lối lại

Ba thanh niên đưa L đến vùng ngoại thành Đối tượng Nhân táp xe vào một con mương và lôi L xuống định thực hiện hành vi đồi bại Nhưng 2 đối tượng còn lại bảo đưa vào nhà nghỉ

Bọn chúng tiếp tục đưa nữ sinh này đến một nhà nghỉ tại ngoại thành và thay nhau hãm hiếp nữ sinh L trong nhiều giờ đồng hồ Khoảng 4 giờ sáng hôm sau, 3 đối tượng chở L về trường, một tên nói với bảo vệ của trường: "Chúng cháu đi thăm người nhà bị ốm, về muộn" và xin cho L vào

Phó trưởng công an quận Đ cho biết: Đây là một vụ án vi phạm nghiêm trọng đạo đức và pháp luật, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận Từ vụ án này cho thấy trong công tác quản lý học sinh sinh viên ngoài giờ học của nhà trường còn bộc lộ nhiều thiếu sót, nhà trường cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ, hữu hiệu người ra vào để tránh xảy ra những trường hợp tương tự

Trang 5

Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học G cho biết: Với nhiều loại hình đào tạo, nhà trường có hàng nghìn học sinh từ khắp các tỉnh thành trong cả nước như theo học Việc bố trí chỗ ở trong khu nội trú chủ yếu dành cho sinh viên là con em gia điình chính sách và một số sinh viên có thành tích học tập cao Việc quản lý những sinh hoạt của sinh viên trong khu Kí túc xá ngoài giờ học chủ yếu

do Phòng quản trị và Ban quản lý ký túc xá trực tiếp theo dõi

Ông Trưởng ban Quản lý ký túc xá trường Đại học G khẳng định: Trong nhiều năm nay, công tác quản lý sinh viên của Trường đã được duy trì thường xuyên và được thể hiện trong nghị quyết và quy chế cụ thể Theo đó, các đối tượng không phải là học sinh của Trường muốn vào Ký túc xá thì phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân và bảo vệ nhà trường sẽ gọi học sinh ra để nhận mặt, nếu thấy đúng thì mới được vào trường Ban quản sinh nhà trường trong mỗi ngày khai giảng đều tổ chức phổ biến nội quy, quy định của nhà trường trong toàn thể học sinh trong 2 ngày, thậm chí những quy chế này còn được in ra và phát cho từng lớp học

Tuy nhiên, đó là trong "nghị quyết", còn trên thực tế, công tác quản lý học sinh sinh viên nơi đây còn bộc lộ nhiều thiếu sót Khi vụ việc của T xảy ra, Cơ quan Công an có đến tìm bảo vệ của trường để xác minh một số vấn đề nhưng không thu được thông tin nào có giá trị vì bảo vệ hôm đó không nhớ được chi tiết nào về việc xuất hiện 3 thanh niên ngoài số vé xe 67 đã được trả lại

Sự việc 3 thanh niên nhiều lần đến phòng trọ trong ký túc xá chơi nhưng không lần nào phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân, rồi việc em L được họ trả về vào khoảng 2 giờ sáng tại cổng trường đều cho thấy sự lỏng lẻo trong công tác quản lý sinh viên

Ông Trưởng ban quản lý Ký túc xá cũng cho biết, tổ bảo vệ của nhà trường có 8 người, mỗi ca trực có 2 người, thời gian của mỗi ca kéo dài một ngày một đêm, từ 5 giờ chiều hôm trước đến 5 giờ chiều hôm sau Quan sát qua thực tế vào thời điểm đó, chúng tôi thấy, cổng Trường Đại học G vào buổi tối là nơi ra vào, tụ tập của nhiều người và việc ra vào chỉ được kiểm soát qua những chiếc vé xe, không đăng ký tên tuổi, địa chỉ, không xuất trình giấy tờ tuỳ thân Thiết nghĩ, theo như quy chế, công việc của tổ bảo vệ không đơn giản chỉ là trông giữ xe máy, xe đạp

Tuy nhiên, từ vụ việc đáng tiếc này - theo ý kiến của ông trưởng Ban quản

lý Ký túc xá thì nhà trường sẽ đưa ra kiểm điểm và có những biện pháp khắc phục để tránh xảy ra trường hợp tương tự

Song, chúng ta muốn nói thêm đó chính là ở mỗi sinh viên Vụ việc đau lòng này thiết nghĩ có thể mỗi nữ sinh có thái độ kiên quyết, trước hết là với

Trang 6

chính bản thân mình Nếu L không muốn đi chơi với những thanh niên mới chỉ quen biết qua một hai lần đến chơi tại phòng trọ, chưa kịp biết tên, tuổi, địa chỉ,

T hoàn toàn có thể kháng cự bởi cổng trường vào thời điểm đó vẫn có rất đông người, hơn nữa, phòng bảo vệ lại ở ngay cổng ra vào

Vả lại, nếu L đủ tỉnh táo để nhận biết nguy hiểm đang rình rập mình thì

em đã phải có ngay những biện pháp để tự bảo vệ, không thụ động trước hàng loạt những biểu hiện không đàng hoàng của 3 thanh niên lạ, vì ở quán chè hay ngay cả khi đến nhà nghỉ L đều có thể cầu cứu để nhận được sự giúp đỡ của những người xung quanh

Mặt khác, một câu hỏi đặt ra là; nếu hai đối tượng Nguyễn Văn T và Hoàng Văn D không vi phạm kỷ luật tới mức bị đuổi học, thì liệu chúng có trở thành kẻ phạm tội như vậy không? Vụ án khép lại, kẻ gây án sẽ bị pháp luật nghiêm trị, nhưng bài học cảnh tỉnh đối với những nữ sinh trong điều kiện sống

xa nhà vẫn còn đó, bởi nỗi đau tinh thần và thể xác không dễ nguôi ngoai Đặc biệt nhiều vấn đề về công tác quản lý sinh viên ngoài giờ học, công tác giáo dục đạo đức lối sống và ý thức pháp luật cho thanh niên sinh viên đang đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục, các trường đại học, cao đẳng cần phải xem xét một cách nghiêm túc

II PHÂN TÍCH TÌNH HU NG ỐNG

1 Nguyên nhân của tình huống

- Từ phía nhà trường

Thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân và các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); trong thời gian qua, ngành giáo dục đã triển khai công tác phổ biến Giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức để từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác này trong toàn ngành Qua đó, ý thức pháp luật của cán bộ, nhà giáo, người lao động, người học từng bước được nâng lên góp phần quan trọng vào việc ổn định môi trường giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với thế hệ trẻ

Tuy nhiên, công tác phổ biến Giáo dục pháp luật trong nhà trường vẫn còn rất hạn chế Công tác phổ biến giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ thường xuyên của toàn ngành giáo dục đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục các cấp Nhiều trường chưa phổ biến kịp thời, đầy đủ những văn bản pháp luật mới đến học sinh, sinh viên (HSSV), tạo điều kiện để các em có thể sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước và xã hội, nâng cao ý thức

tự giác chấp hành pháp luật của HSSV, hạn chế tối đa tình trạng vi phạm pháp luật

Trang 7

Công tác giáo dục đối với HSSV là trách nhiệm của cả nhà trường, gia đình, xã hội và cần có sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục này Tuy nhiên, trong sự phối hợp đó, nhà trường đóng vai trò chủ đạo Thực tiễn giáo dục cho thấy nhận thức về sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội chưa đúng

Đa phần các trường mới chỉ làm được chức năng là nơi cung cấp tri thức qua sách vở cho học sinh, còn việc quản lý, giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống còn nhiều bất cập và hạn chế, chưa được chú trọng đúng mức

Mặt khác, trong những năm gần đây, Nhà nước đã triển khai các dự án xây dựng ký túc xá cho học sinh, sinh viên bằng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ đã từng bước giải quyết được khó khăn, thiếu hụt về nhà ở cho sinh viên Tuy nhiên, công tác quản lý ký túc xá hiện nay ở nhiều trường chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu sinh hoạt, học tập của học sinh, sinh viên

Các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường mà cụ thể trước nhất là Đoàn thanh niên, Hội sinh viên hiện nay chưa có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên, không có nhiều chương trình & kế hoạch quan tâm đến việc giáo dục lối sống cho thanh niên, không có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình và nhà trường trong việc quản lý, rèn luyện đạo đức cho thế hệ trẻ

- Môi trường xã hội:

- Tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của học sinh

- Những thiếu sót trong công tác giáo dục văn hoá tư tưởng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, đài, phim, ảnh…

- Nguyên nhân từ gia đình:

- Cha mẹ không quan tâm chăm sóc con cái đúng mực Ở gia đình, các bậc phụ huynh chưa dạy cho con cái biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình

và tôn trọng người khác, dạy con lòng khoan dung, sự độ lượng vị tha và những chuẩn mực, giá trị đạo đức mà con người phải sống theo

- Hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không quan tâm được tới nơi ăn chốn ở cho con trong những năm tháng con đi học đại học

- Nguyên nhân từ HSSV:

Do học sinh, sinh viên thiếu ý thức kỷ luật, thiếu kỹ năng sống

2 Hậu quả

Mặc dù các cơ quan, tổ chức, các cấp Đảng, chính quyền đã có nhiều nỗ lực để phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, nhưng hiệu quả của công tác này còn chưa cao, hơn nữa kết quả khó có thể định lượng bởi có nhiều trường hợp hiểu luật, biết luật mà vẫn cố tình vi phạm Tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật vẫn tiếp tục xảy ra, tập trung vào một số lĩnh vực về an toàn giao thông, trộm cắp, ma túy, hôn nhân - gia đình, xâm phạm sở hữu, sức khỏe, tính mạng… Đặc biệt, một bộ phận thanh niên đã tham gia vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức, phạm tội có sử dụng vũ khí với tính chất côn đồ, phạm các tội

Trang 8

rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (ví dụ như: giết người, cướp tài sản, chống người thi hành công vụ, trộm cắp tài sản có giá trị lớn…) Trong 5 năm trở lại đây có 47.000 vụ phạm pháp hình sự do học sinh, sinh viên gây ra; tỷ lệ không chấp hành an toàn giao thông ở bậc trung học phổ thông chiếm đến 70%

số thanh thiếu niên các bậc học vi phạm pháp luật về an toàn giao thông Trong

số 5.746 vụ về trật tự xã hội xảy ra 6 tháng đầu năm 2008, có khoảng 9.000 người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự (tăng 2% số vụ so với cùng kỳ năm 2007) Theo tổng kết của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), trong 6 tháng đầu năm 2011, Tổng cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên 22.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh thiếu niên Hiện tượng một số thanh thiếu niên sử dụng thuốc lắc, ma túy, xem và lưu giữ phim ảnh đồi trụy, hành xử theo kiểu giang hồ, xã hội đen, đạo đức và lối sống xuống cấp; bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em, bạo lực học đường đã không còn là hiện tượng hy hữu và thực sự đang là nỗi lo của toàn xã hội

Riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh – nơi tập trung nhiều thanh niên từ các tỉnh, thành khác về học tập, lao động, sinh sống trên địa bàn thành phố - tình hình thanh niên phạm pháp chiếm phần lớn trong tổng số vụ việc vi phạm pháp luật Ở Hà Nội có khoảng 02 triệu thanh niên, chiếm 30% dân

số thành phố (trong đó có hơn 500 nghìn thanh niên, sinh viên đang học tập tại

64 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố, số còn lại là lao động trong các doanh nghiệp, lao động tự do) Theo thống kê của các cơ quan tư pháp, tỷ lệ thanh thiếu niên phạm pháp chiếm khoảng 50% số các vụ việc vi phạm pháp luật Ở thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011 có 702 vụ vi phạm pháp luật do trẻ vị thành niên gây ra (chiếm 18,82%) với 1.156 đối tượng (chiếm 23,69%) trong số 3.730 vụ phạm phạm hình sự được Công an thành phố khám phá; năm 2010 có 1.235 đối tượng dưới 18 tuổi (chiếm 24,77%), 2.735 đối tượng tuổi từ 18 đến 30 (chiếm 54,86%) trong số 4.985 đối tượng bị công an bắt và xử lý Trong số những vụ án xảy ra, không ít trường hợp nữ thanh niên sinh viên bị trấn áp, lợi dụng và bị làm nhục vì kém hiểu biết như trường hợp của Nguyễn Thị L trong tình huống nêu trên

Thực trạng nêu trên do nhiều nguyên nhân, như vốn sống và và hiểu biết xã hội của thanh niên còn hạn chế; khả năng tiếp nhận thông tin nhanh nhưng ít chọn lọc và dễ bị kích động, lôi kéo, lợi dụng; đồng thời tình trạng thanh niên khó khăn trong cuộc sống, thất nghiệp, chưa có việc làm, lao động nông nhàn ra thành phố kiếm sống, quá trình đô thị hóa phát triển nhanh, quá trình hội nhập, giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội không ngừng tăng nhưng chưa có sự chuẩn bị

Trang 9

kỹ càng về mọi mặt đã có tác động xấu đến lối sống của một bộ phận thanh niên trong việc chấp hành pháp luật… trong các nguyên nhân đó phải kể đến nguyên nhân do thiếu hiểu biết về pháp luật của thanh niên, thể hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên chưa thực sự có hiệu quả Đồng thời do công tác quản lý học sinh sinh viên của các trường Đại học, cao đẳng hiện nay còn nhiều bất cập

III XÂY D NG PH ỰNG PHƯƠNG ÁN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ƯƠNG ÁN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN NG ÁN VÀ L A CH N PH ỰNG PHƯƠNG ÁN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ỌN PHƯƠNG ÁN ƯƠNG ÁN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN NG ÁN

1 Xây dựng phương án:

Sinh viên phần lớn đến từ nông thôn Trở thành SV là thoát ly gia đình, hòa đồng vào môi trường sống mới ở đô thị, tuy đã đủ tuổi công dân, nhưng các

em rất thiếu kinh nghiệm sống Thế nhưng, ngoài 3-4 giờ học trên lớp, gần như

SV bị bỏ rơi, sinh hoạt tùy tiện ở các khu nhà trọ Được tự do thái quá, nhiều

em không thoát được tệ nạn xã hội, phạm pháp Nhưng, quản lý bằng cách nào cho hiệu quả ? Ở Ký túc xá không phải em nào cũng được vào Số đông phải

sống trong các khu nhà trọ SV sống ngoài tầm quản lý của nhà trường, ở những

khu nhà trọ, bị cám dỗ tệ nạn, xuống cấp đạo đức đã trở thành vấn đề lớn của xã hội Chính vì thế, trong vài năm gần đây, Bộ GDĐT đã siết lại công tác quản lý

SV bằng nhiều quy chế thiết thực, Chính phủ đã phê duyệt hàng loạt dự án sử dụng từ nguồn vốn trái phiếu để xây dựng ký túc xá cho SV ở tập trung Tuy nhiên, những giải pháp ấy vẫn chưa đi vào thực tiễn

Với tình huống xảy ra như thế, theo quan điểm cá nhân xây dựng các phương án và có thể chọn 1 trong các phương án sau:

Phương án 1: Nâng cao hiệu quả Tuần giáo dục công dân

Thông qua tuần giáo dục công dân, nhằm mục đích:

Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, bồi dưỡng lý luận chính trị, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền phổ biến Luật Giáo dục, Luật

Thanh niên và các quy định của ngành giáo dục và Đoàn Thanh niên;

Triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với các nội dung cụ thể, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng học sinh, sinh viên

Đẩy mạnh và đổi mới công tác giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục ý thức pháp luật, ý thức công dân thông qua các hình thức như: đi thăm bảo tàng và các địa danh lịch sử của dân tộc, các diễn đàn, hội thảo

về lối sống, nếp sống trong học sinh, sinh viên Tổ chức cuộc vận động "Học sinh, sinh viên gương mẫu thực hiện và vận động gia đình chấp hành nghiêm túc luật giao thông" do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động; tổ chức các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội, như: ma tuý, mại dâm, cờ bạc, lô đề trong học sinh,

Trang 10

sinh viên; xây dựng tiêu chí đánh giá về đạo đức, tác phong của học sinh, sinh viên;

Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tinh thần cảnh giác cách mạng phòng chống

âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chiến lược “Diễn biến hoà bình”, lợi dụng vấn đề tôn giáo của các thế lực thù địch cho học sinh, sinh viên Các nhà trường định kỳ tổ chức các buổi nói chuyện thời sự, gặp gỡ, đối thoại với học sinh, sinh viên về tình hình trong nước, quốc tế và các vấn đề liên quan đến người học Định hướng và vận động học sinh, sinh viên khai thác, sử dụng internet lành mạnh Chỉ đạo củng cố và phát huy vai trò của các tổ thăm dò dư luận, các đội an ninh xung kích của học sinh, sinh viên trong nhà trường sau tuần sinh hoạt công dân, sinh viên phải viết bài thu hoạch thể hiện thái độ nhận thức của mình

Phương án 2: Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - công an địa

phương và chủ nhà trọ

- Chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với Công an thành phố, Công an các phường, xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật như: Luật Hình sự, Luật cư trú, Luật ATGT, Luật phòng chống ma túy, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, quy chế quản lýhọc sinh sinh viên, nội quy của nhà trường, phương thức thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, tình hình vi phạm pháp luật của HSSV Tổ chức cho HSSV ký cam kết thực hiện các quy định về an ninh trật tự và tích cực tham gia phòng ngừa tố giác tội phạm và tệ nạn xã hội tại khu vực ngoại trú, tham gia các phong trào do địa phương phát động như vệ sinh môi trường, văn hóa,văn nghệ, thể dục thể thao nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, có biện pháp tự bảo vệ mình và mọi người xung quanh

- Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Công an khu vực trong công tác đảm bảo anh ninh trật tự; Chỉ đạo Phòng Công tác HSSV định kỳ hàng tháng tổ chức giao ban với Công an phường để thông báo những thay đổi về tạm trú của HSSV, kết quả công tác phối hợp đảm bảo an ninh trật tự, tình hình HSSV vi phạm, các vấn đề nổi lên

về ANTT để tập trung chỉ đạo phối hợp giải quyết ngay tại cơ sở không để nảy sinh phức tạp và đề ra biện pháp phối hợp thực hiện trong thời gian tiếp theo

- Xây dựng và duy trì hoạt động có hiệu quả của đội tự quản HSSV trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong nhà trường

- Củng cố, kiện toàn lực lượng bảo vệ của trường, đảm bảo đủ số lượng, được trang bị công cụ hỗ trợ và tập huấn nghiệp vụ, quản lý chặt chẽ việc ra vào cổng, không để học sinh, sinh viên và người khác tự do ra vào trường trong và ngoài giờ học;

- Phòng Công tác HSSV phối hợp chặt chẽ với Công an phường tăng cường kiểm tra đối với HSSV ngoại trú để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các

Ngày đăng: 02/11/2018, 11:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w