1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiện tượng kết hôn sớm nhìn từ góc độ công tác xã hội ( nghiên cứu tại xã hải thanh, tỉnh gia, thanh hóa)

104 2,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 835,69 KB

Nội dung

Hoặc các đề tài luận văn, luận án của những học viên của Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã từng nghiên cứu về hôn nhân như: “Định hướng giá trị hôn nhân th

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Bá Thịnh

Hà Nội - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Hoàng Bá Thịnh;

Các tài liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học, mọi kết quả đều dựa vào quá trình khảo sát và thực địa trên thực tế Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Tác giả

Hồ Nữ Thục Trinh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực không ngừng của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của thầy cô, gia đình, bạn bè cũng như chính quyền địa phương và các cơ quan đoàn thể tại địa bàn nghiên cứu

Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Hoàng Bá Thịnh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Công tác xã hội; Chủ nhiệm

Bộ môn Xã hội học Giới và Gia đình, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, định hướng chuyên môn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể các thầy cô giáo đã giảng dạy trực tiếp, cũng như các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học – Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đã truyền tải những kiến thức chuyên ngành trong suốt quá trình học tập để tôi có được nền tảng kiến thức vững chắc

Tôi xin cảm ơn chính quyền địa phương, người dân xã Hải Thanh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn này

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã quan tâm giúp

đỡ và động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian qua để tôi hoàn thành luận văn được tốt hơn

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2014

Học viên cao học

Hồ Nữ Thục Trinh

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3

2.1 Nghiên cứu chung về những vấn đề liên quan đến hôn nhân 3

2.2 Nghiên cứu về kết hôn sớm 5

3 Ý nghĩa của nghiên cứu 10

4 Câu hỏi nghiên cứu 11

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11

6 Giả thuyết nghiên cứu 12

7 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 12

8 Phương pháp nghiên cứu 13

9 Phạm vi nghiên cứu 15

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU 17

1.1 Các khái niệm công cụ 17

1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 18

1.3 Một số chính sách, Luật pháp quy định trong lĩnh vực hôn nhân gia đình 21 1.4 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 22

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ KẾT HÔN SỚM 28

2.1 Khái quát về thực trạng hôn nhân gia đình và vấn đề kết hôn sớm ở Việt Nam 28

2.2 Vấn đề kết hôn sớm ở xã Hải Thanh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa 36

2.2.1 Tình hình kết hôn sớm ở xã Hải Thanh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa 36

2.2.2 Đặc điểm người kết hôn sớm hoặc có xu hướng kết hôn sớm 41

2.2.3 Nguyên nhân hiện tượng kết hôn sớm 47

Trang 6

2.2.4 Hậu quả của việc kết hôn sớm 50

2.2.5 Đánh giá nhu cầu liên quan đến hiện tượng kết hôn sớm 55

CHƯƠNG 3 VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CTXH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG KẾT HÔN SỚM 62

3.1 Sơ lược về hoạt động can thiệp phòng ngừa và hạn chế tình trạng kết hôn sớm 62

3.2 Vai trò của nhân viên công tác xã hội 64

3.3 Một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế tình trạng kết hôn sớm 76

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78

1 Kết luận 78

2 Khuyến nghị 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

PHỤ LỤC 84

Trang 7

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, những mối quan hệ cũng như những vấn đề về tâm sinh lý của con người ngày càng trở nên phức tạp Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ hôn nhân, gia đình, trong đó có việc kết hôn giữa hai bên Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp kết hôn khi tuổi đời còn quá trẻ gây ra không ít những ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, đến lối sống và đạo đức xã hội Trong khi đó, hệ thống pháp luật lại chưa thể dự liệu cũng như điều chỉnh một cách toàn diện Kết hôn sớm vẫn tồn tại như một hiện tượng xã hội không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể mà còn ảnh hưởng đến đạo đức và trật tự xã hội

Theo phong tục tập quán của người Việt Nam, đồng thời để duy trì và phát triển nòi giống, khi nam nữ thanh niên (tuổi trưởng thành) thì cha mẹ có trách nhiệm dựng vợ gả chồng Đó là quy luật tất yếu của sự sinh tồn, nhưng phải phù hợp theo quy định của pháp luật (nam đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi) Tuy nhiên việc quy định về độ tuổi như thế chỉ là điều kiện cần của việc tuân thủ pháp luật trong kết hôn chứ chưa phải là điều kiện đủ để đảm bảo một cuộc sống gia đình ổn định và hạnh phúc Kết hôn sớm mà đặc biệt là tảo hôn trước hết ảnh hưởng sức

Trang 8

2

khỏe của vợ chồng, nhất là người vợ trong khi cơ thể đang phát triển chưa hoàn thiện phải nuôi dưỡng bào thai, làm con chưa tròn lại phải làm mẹ; ở cái tuổi ăn chưa no lo chưa tới, lại phải nuôi con và lo cho con; cái tuổi cần phải được đến trường để hoàn thiện bản thân mình nâng cao trí tuệ và rèn luyện tư duy nhận thức và đang rất cần trang bị cho mình một kỹ năng sống lại phải bỏ học giữa chừng để “dạy người khác” Bên cạnh đó, ở độ tuổi này chắc chắn nhiều người vẫn còn phụ thuộc kinh tế gia đình nên việc họ kết hôn sớm sẽ gây ra nhiều hệ lụy đối với bản thân họ, gia đình họ, và tạo thêm gánh nặng cho xã hội; chưa nói đến ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nòi giống và các mối quan hệ kinh tế -

xã hội khác

Có thể thấy, từ trước tới nay, kết hôn sớm trong đó có tảo hôn luôn là một vấn đề gây nhiều hệ lụy cho bản thân, gia đình và xã hội, cần phải được ngăn chặn kịp thời Vấn đề này dù ít hay nhiều vẫn đang diễn ra ở xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trong khi chính quyền địa phương và người dân nơi đây vẫn chưa có cách nào có thể ngăn chặn dứt điểm

Hơn nữa, cho đến bây giờ ở xã Hải Thanh chưa hề có sự tham gia của những người làm công tác xã hội chuyên nghiệp, có chăng cũng chỉ là những hoạt động của những cán bộ xã làm nhiệm vụ công tác xã hội bán chuyên nghiệp như: cán

bộ hội phụ nữ, đoàn thanh niên, cán bộ tư pháp, dân số kế hoạch hóa Những hoạt động của họ chỉ dừng lại ở một mức độ nào đó, chưa thể mang lại kết quả rõ ràng về phòng ngừa, hạn chế hiện tượng kết hôn sớm tại địa phương, bởi họ chưa được đào tạo nên không có đủ khả năng, trình độ, kỹ năng cần thiết Mặt khác, từ trước tới nay cũng đã có rất nhiều đánh giá về thực trạng, giải pháp hay hậu quả của việc kết hôn sớm, nhưng là dưới con mắt của những nhà chính sách, nhà pháp luật hay nhà xã hội học…tuy nhiên việc nhìn nhận dưới góc độ của công

Trang 9

Do đó, nghiên cứu về “Hiện tượng kết hôn sớm nhìn từ độ công tác xã hội

(Nghiên cứu tại xã Hải Thanh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa)” là một nghiên cứu khá

cần thiết, mang lại những nhận định mới mẻ Không chỉ nhằm phòng ngừa và hạn chế vấn nạn này, mà quan trọng hơn đó là hoàn thiện hơn nữa các giải pháp khắc phục, giảm thiểu các trường hợp kết hôn sớm và phát huy vai trò của nhân viên công tác xã hội tại cộng đồng

2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Nghiên cứu chung về những vấn đề liên quan đến hôn nhân

Hôn nhân và gia đình luôn được xem là một vấn đề nóng bỏng trong thực tiễn cuộc sống, một vấn đề đáng quan tâm trong hệ thống pháp luật Do vậy, trong thời gian qua ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn

đề này

Trang 10

4

Đã có một số bài viết mang tính chất nghiên cứu một số nội dung của vấn đề kết hôn trái pháp luật được đăng tải trên tạp chí Luật học, Tạp chí Nhà nước và pháp luật… kể cả một số luận văn thạc sĩ và luận văn tiến sĩ luật học nghiên cứu liên quan Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu chủ yếu như: Hủy kết hôn trái pháp luật trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Khóa luận tốt nghiệp của Đinh Thị Minh Mẫn, Trường Đại học Hà Nội, 2008; Chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luận văn thạc sĩ luật học của Khuất Thị Thúy Hạnh, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội Hay như một số các bài báo, tạp chí chuyên ngành luật được đăng tải trên các Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Kiểm sát, tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Tạp chí Luật học… cũng đã có đề cập tới vấn đề này

Hoặc các đề tài luận văn, luận án của những học viên của Đại Học Khoa Học

Xã Hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã từng nghiên cứu về hôn

nhân như: “Định hướng giá trị hôn nhân theo đạo Thiên chúa ở Hà Nội” ( Bùi

Phương Thanh ) chỉ ra những tìm hiểu rõ hơn định hướng giá trị về tình yêu, ý

nghĩa của hôn nhân, hay đề tài “Nhận thức, thái độ, hành vi của thanh niên công

nhân về quan hệ tình dục trước hôn nhân” ( Phan Thanh Nguyệt ) chỉ ra khả

năng, nguy cơ của việc quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng như những hệ lụy của nó…

Ngoài ra các báo cáo nghiên cứu khoa học như báo cáo của Hội thảo khoa

học quốc tế về gia đình trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa do Viện

Gia đình và giới thực hiện, hay tài liệu chuyên khảo của Tổng cục thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 “Cấu trúc tuổi - giới tính và tình trạng hôn nhân của dân số Việt Nam” cũng đưa ra những số liệu thống kê thực trạng, những vấn đề liên quan đến hôn nhân gia đình mà Nhà nước và xã

Trang 11

5

hội đang quan tâm, chuyên khảo đưa ra các ý kiến về Hôn nhân là một dạng liên kết giới tính…có yếu tố liên quan mật thiết với mức sinh, phụ nữ kết hôn sớm sẽ tăng xác suất làm mẹ và làm giảm khoảng cách giữa các thế hệ, do đó dẫn đến mức sinh tăng, chuyên khảo cũng đưa ra những nhìn nhận rõ hơn về động thái mức sinh của dân số đó, bên cạnh việc kết hôn sớm còn có các tình trạng không bình thường liên quan đến hôn nhân như góa, ly thân, đơn thân…Trong cuộc

Tổng điều tra dân số năm 2009, tất cả những người từ 15 tuổi trở lên đều được

hỏi về tình trạng hôn nhân của họ tại thời điểm điều tra, kết quả cho thấy trong nhiều năm qua, tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên hiện đang có vợ, có chồng ở nước ta tương đối cao Kết hôn ở Việt Nam là khá phổ biến, số liệu cho thấy 67% nam giới hiện đang có vợ và 64% phụ nữ hiện đang có chồng, trong đó phần trăm dân số hiện đang có vợ/chồng của nông thôn là 67% cao hơn 5 điểm phần trăm so với con số đó ở thành thị (62%) Hầu như toàn bộ nam giới đều đã từng kết hôn trong cuộc đời của mình Trong 6 vùng kinh tế trên cả nước, Trung

du và miền núi phía Bắc là vùng có tỷ trọng kết hôn cao nhất (69,9%) so với các vùng khác, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung cũng có tỷ lệ kết hôn khá cao

là 63,7%

Các nghiên cứu này đều phản ánh và đưa ra nhiều khía cạnh của lĩnh vực hôn nhân, tuy nhiên chỉ dừng lại một khía cạnh nào đó, trong khi lĩnh vực này vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm và tìm ra giải pháp

2.2 Nghiên cứu về kết hôn sớm

Nghiên cứu về “EARLY MARRIAGE, CHILD SPOUSES” (Tạm dịch: Kết

hôn sớm, những cặp vợ chồng trẻ em) do UNICEF thực hiện đưa ra những phân

tích về thực trạng kết hôn sớm đang diễn ra ở một số nơi trên thế giới, nguyên nhân, hậu quả và cung cấp những hướng dẫn tích cực để chấm dứt tình trạng kết

Trang 12

6

hôn sớm Theo nghiên cứu thì việc tiến tới hôn nhân đối với một đứa trẻ đồng nghĩa với việc cắt ngắn thời thơ ấu của chúng, ảnh hưởng tới những quyền cơ bản và đặc biệt là các cô gái phải chịu rất nhiều hậu quả tiêu cực, chúng có thể sẽ phải làm việc trong điều kiện gần như nô lệ trong gia đình chồng hoặc sẽ gặp phải các biến chứng, thâm chí là tử vong trong quá trình mang thai và sinh con, những trẻ em đó đã phải bỏ học từ rất sớm, vì vậy chúng có thể không biết đọc, biết viết Vốn dĩ sinh, hôn nhân và cái chết là bộ ba tiêu chuẩn của sự kiện quan trọng trong cuộc sống của hầu hết mọi người Nhưng chỉ có một - hôn nhân - là một vấn đề của sự lựa chọn Quyền thực hiện sự lựa chọn đó đã được công nhận như là một nguyên tắc của pháp luật, tuy nhiên nhiều cô gái và cũng không ít chàng trai bước vào hôn nhân mà không có bất kỳ cơ hội thực hiện quyền lựa chọn Một số ví dụ về kết hôn sớm như: ở Rajasthan, Ấn Độ có rất nhiều trẻ em

ở độ tuổi còn rất nhỏ đã bước vào cuộc sống hôn nhân từ quan điểm của cha mẹ xem đây là cách truyền của tài sản và của cải trong các gia đình, một tỷ lệ nhỏ nhưng đáng kể của trẻ em tham gia dưới 10 tuổi , và một số trẻ chỉ của hai hoặc

ba tuổi Ở Niger : Một nghiên cứu gần đây của UNICEF trong sáu quốc gia Tây Phi cho thấy 44% phụ nữ 20-24 tuổi ở Niger đã kết hôn ở độ tuổi dưới 15 vì cần phải theo truyền thống, củng cố mối quan hệ giữa các cộng đồng, và bảo vệ các

cô gái mang thai ngoài giá thú là nguyên nhân chính nhất định Trong cộng đồng nghiên cứu , tất cả các quyết định về thời gian của hôn nhân và sự lựa chọn đối tượng kết hôn được thực hiện bởi những người cha Ở Bangladesh : Nhiều cô gái

đã kết hôn ngay sau khi dậy thì , một phần để giải phóng cha mẹ của họ từ một gánh nặng kinh tế và một phần để bảo vệ sự thuần khiết tình dục của các cô gái, với những cô gái nghèo hoặc mồ côi, cô có thể được kết hôn như một người vợ thứ ba hay thứ tư vào một người đàn ông lớn tuổi hơn , thực hiện đầy đủ vai trò

Trang 13

7

của người đầy tớ tình dục Ở Albania : Các gia đình ở khu vực nông thôn, giảm nghèo đói bằng cách khuyến khích con gái mình kết hôn sớm để bắt chồng có tiềm năng kinh tế trước khi họ di chuyển đến các thành phố để tìm việc làm, và

để tránh các mối đe dọa bị bắt cóc Đối với cả nam và nữ, kết hôn sớm có tác động đến trí tuệ , tâm lý và cảm xúc vật lý sâu sắc, cắt đứt cơ hội giáo dục và cơ hội phát triển cá nhân Mang thai xảy ra quá sớm khi cơ thể của một người phụ

nữ không hoàn toàn trưởng thành tạo thành một nguy cơ lớn đối với sự sống còn

và sức khỏe tương lai của cả mẹ và đứa trẻ Qua nghiên cứu cho thấy hiện tượng kết hôn sớm, đặc biệt là tảo hôn đã và đang là một vấn đề nóng hổi cần được quan tâm giải quyết, đây không chỉ là nhiệm vụ riêng của một quốc gia, một vùng lãnh thổ mà của cả nhân loại, bởi dù số lượng người thực hiện hành vi này tuy chỉ chiếm phần nhỏ nhưng hệ lụy mà nó gây ra rất đáng lo ngại, phần nào cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của thế hệ tương lai sau này

Trong “Hội thảo Thực trạng và giải pháp giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân

cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số” ngày 02 tháng 07 năm 2013

chỉ ra rằng tảo hôn là tập quán khá phổ biến trong cộng đồng các dân tộc thiểu số

ở nước ta Phụ nữ dân tộc thiểu số sống ở nông thôn vùng Tây Bắc, Tây Nguyên

và Đồng bằng sông Cửu Long là đối tượng trọng điểm của vấn nạn tảo hôn và kết hôn sớm ở Việt Nam Đơn cử tại xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn

La có tới 52% cặp vợ chồng kết hôn ở lứa tuổi 12 – 17 tuổi; xã Vân Hồ, tỷ lệ tảo hôn là 68%; xã có tỷ lệ tảo hôn thấp nhất là Muổi Nọi, huyện Thuận Châu cũng

ở mức 27% Kết quả điều tra của Trung tâm Truyền thông và sức khoẻ trong 3 năm gần đây cũng chỉ ra dân tộc Mông có tỷ lệ tảo hôn cao nhất vùng núi phía Bắc với 33%, dân tộc Thái chiếm 23,1%, dân tộc Mường chiếm 15,8% Nghèo đói, thất học, thiếu hiểu biết được đánh giá vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả

Trang 14

8

của nạn tảo hôn Với đồng bào dân tộc thiểu số thì kết hôn sớm do nhu cầu lao động là một động cơ quan trọng (chiếm tới 54%) Bỏ học sớm, kết hôn sớm và đi làm sớm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và là hệ lụy của nhau; rơi vào nữ giới nhiều hơn nam giới Bên cạnh đó là các nguyên nhân như sự thiếu bản lĩnh của người phụ nữ và sự bao che của cộng đồng Ở Việt Nam, làn sóng phản kháng tảo hôn chỉ xuất hiện ở các cơ quan chức năng và các tổ chức chăm sóc sức khoẻ

bé gái trong khi ở nhiều quốc gia trên thế giới, bản thân người phụ nữ và cộng đồng đã mạnh dạn lên tiếng phản đối tảo hôn TSKH Trịnh Thị Kim Ngọc – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nhấn mạnh: Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã trở thành rào cản đối với việc hoàn thành tất cả các mục tiêu thiên niên kỷ mà Liên hợp Quốc đặt ra, đó là: Giảm đói nghèo, phổ cập giáo dục tiểu học, xúc tiến bình quyền nam – nữ, bảo vệ trẻ em, cải thiện sức khoẻ bà mẹ, trẻ

em và đấu tranh chống lại bệnh dịch HIV/AIDS [7]

Nghiên cứu về “Tình trạng hôn nhân của dân số Hà Nội” của bà Nguyễn

Kim Thúy – Phó Giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) cũng cho thấy tình trạng hôn nhân của 3 thành phố lớn qua tổng điều tra dân số năm 2009, tỷ trọng dân số Hà Nội có vợ/chồng là 65,4%, tỷ trọng dân số chưa vợ/chồng là 27,4%; tuổi kết hôn trung bình lần đầu

là 25,1 tuổi Tỷ lệ này trên phạm vi toàn quốc lần lượt là: 26,8%; 65,3% và 24,5% Riêng với kết hôn sớm và tảo hôn: Hà Nội có tỷ lệ kết hôn dưới 20 tuổi

và dưới 18 tuổi như sau: với nam từ 15 đến 19 tuổi có 0,65%, nữ từ 15 đến 19 tuổi có 4,83%, nữ từ 15 đến 17 tuổi là 1,20% Như thế, có ít nhất khoảng 2% nam nữ Hà Nội tảo hôn, và một tỷ lệ nhỏ nữ giới kết hôn sớm Ở Hà Nội cứ 110 nam giới mới có 1 người kết hôn dưới 20 tuổi, trong khi cứ 100 nam giới thì có 2,4 nam giới ở Tp Hồ Chí Minh và 3,4 nam giới ở Đà Nẵng đã từng kết hôn

Trang 15

9

dưới 20 tuổi Tỷ lệ nữ kết hôn dưới 20 tuổi cao hơn, cứ 100 phụ nữ thì có 6 phụ

nữ Hà Nội đã từng kết hôn dưới 20 tuổi, con số này ở Tp Hồ Chí Minh là 10 người và Đà Nẵng là 14 người So với hai thành phố lớn đại diện cho hai miền Trung và miền Nam là Tp Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, thì tỷ lệ kết hôn sớm của

Hà Nội thấp hơn rất nhiều Trong số 297 trường hợp đã kết hôn ở độ tuổi dưới

20, có 12 trường hợp ở độ tuổi 15 đến 17 tuổi, chiếm 4% trong tổng số trường hợp kết hôn sớm Kết hôn ở độ tuổi 15-17 là tảo hôn, vi phạm Luật hôn nhân và gia đình Trong số trường hợp tảo hôn, nữ chiếm 83% còn nam là 17% Cứ 100 trường hợp tảo hôn thì có 83 nữ và 17 nam Theo địa bàn cư trú, 75% trường hợp tảo hôn diễn ra ở nông thôn, nhiều gấp 3 lần so với đô thị Theo trình độ học vấn,

có đến 87,5% học vấn tiểu học và trung học cơ sở, chỉ có 12,5% có học vấn trung học phổ thông Tính trên cả địa bàn Hà Nội, mặc dù chỉ có 100 trường hợp kết hôn trong độ tuổi 17-19, chiếm 1,4% trong tổng số những người đã kết hôn, nhưng đây cũng là một điểm cần lưu ý đối với hiện tượng tảo hôn, kết hôn sớm Đáng chú ý là 3/4 trường hợp kết hôn trong độ tuổi 17-19 là ở nông thôn và gần 9/10 trường hợp là nữ giới Về học vấn, nhóm dân số có trình độ học vấn trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất (65,3%) trong các trường hợp kết hôn ở độ tuổi 17-19 Theo nghề nghiệp, nhóm nông dân và buôn bán, dịch vụ có xu hướng kết hôn sớm, tảo hôn nhiều hơn các nghề nghiệp khác Qua nghiên cứu cho thấy, điều đáng quan tâm là hiện tượng tảo hôn và kết hôn sớm, nhất là ở các địa bàn nông thôn hiện nay vẫn còn là một thách thức đối với các ban ngành, đoàn thể Ngoài ra còn rất nhiều những nghiên cứu khác, có thể nói những nghiên cứu như đã nêu ra ở trên đều đưa ra và phân tích rất nhiều khía cạnh quan trọng của việc kết hôn sớm, đó sẽ là những tài liệu tham khảo rất bổ ích cho đề tài nghiên cứu này

Trang 16

3 Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU

3.1 Ý nghĩa khoa học

Ứng dụng các lý thuyết kết hợp với các kĩ năng, phương pháp của công tác

xã hội vào thực tiễn để làm rõ, sáng tỏ thêm lý thuyết, cũng như chứng minh mối quan hệ mật thiết giữa lý thuyết và thực hành

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

 Đối với bản thân người kết hôn sớm

Các cặp vợ chồng kết hôn sớm sẽ có thêm nhiều cơ hội để tiếp cận với hệ thống các dịch vụ hỗ trợ, đặc biệt là cơ hội được tiếp cận với hệ thống kiến thức pháp luật về hôn nhân gia đình, sức khỏe sinh sản…

 Đối với gia đình

Nghiên cứu được thực hiện cũng đưa ra những giải pháp để gia đình người kết hôn sớm định hướng về cách giáo dục, ứng xử và hỗ trợ với những cặp vợ chồng đang ở độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, để các em vững tin hơn trong quá trình xây dựng hạnh phúc gia đình, làm kinh tế, sinh và nuôi dậy con cái… Đồng thời cũng chỉ ra những hướng đi thích hợp, và khả thi trong việc nâng cao nhận thức của các ông bố, bà mẹ có con trong độ tuổi đang phát triển về các nhu cầu tâm sinh lý để định hướng cho con cái mình chú tâm học tập và lập nghiệp

 Đối với nhóm vị thành niên có xu hướng kết hôn sớm

Giúp các em nâng cao nhận thức về hôn nhân gia đình, bảo về quyền và lợi ích được học tập và phát triển theo đúng độ tuổi, định hướng cho các em trong quá trình phát triển tâm sinh lý

Trang 17

 Đối với chính sách về hôn nhân gia đình

Phải thừa nhận rằng trong những năm qua vấn đề kết hôn sớm, đặc biệt là tảo hôn đã nhận được nhiều sự quan tâm của nhà nước và xã hội, cũng đã được nghiên cứu và đưa ra rất nhiều giải pháp nhằm hạn chế và ngăn chặn, nhưng thực

tế cho thấy vẫn chưa thể giải quyết triệt để, Luật Hôn nhân gia đình đã được ban hành kèm theo đó là những nghị định, nghị quyết hướng dẫn thực hiện, tuy nhiên hiệu quả thực hiện Luật lại chưa được như mong đợi, khi rất nhiều cặp vợ chồng vẫn kết hôn sớm, kết hôn dưới độ tuổi quy định, bởi vậy, nghiên cứu sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, Luật pháp mà nhà nước đã ban hành, cũng là góp phần đảm bảo quyền lợi cho trẻ em đang sống ở cộng đồng

4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

 Thực trạng về vấn đề kết hôn sớm ở xã Hải Thanh đang diễn ra như thế nào ?

 Những nhân tố nào dẫn đến hiện tượng kết hôn sớm ?

 Sự tham gia nhân viên công tác xã hội thể hiện như thế nào? Và nhân viên công tác xã hội có vai trò ra sao trong việc góp phần thay đổi tình hình hiện tại?

5 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Hiện tượng kết hôn sớm đã và đang diễn ra tại địa phương, gây nhiều vấn đề tiêu cực, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này và hiện tại chính quyền và người dân địa phương vẫn chưa có biện pháp giải quyết triệt để hoặc giải pháp thực hiện còn nhiều hạn chế

Cần thiết phải có đội ngũ nhân viên công tác xã hội tham gia góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa và hạn chế tình trạng này diễn ra tại địa phương Và việc thúc đẩy hoạt động của những người làm công tác xã hội trong cộng đồng

có thể là một giải pháp tối ưu trong việc cải thiện thực trạng này

Trang 18

Nghiên cứu cũng nhằm mục đích tìm ra những điểm mới trong cách tiếp cận vấn đề dưới góc độ công tác xã hội Đồng thời, xác định vai trò, sự tham gia của nhân viên công tác xã hội trong việc phòng ngừa và hạn chế tình trạng kết hôn sớm đã và đang diễn ra

6.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Mô tả, phân tích thực trạng, nguyên nhân, giải pháp về hiện tượng kết hôn sớm tại địa phương

Chỉ rõ những hoạt động, vai trò của những nhân viên công tác xã hội bán chuyên nghiệp tại địa phương và của những nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp nếu họ tham gia

Nhìn nhận, đánh giá vấn đề dưới góc độ công tác xã hội

7 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

7.1 Đối tượng nghiên cứu

Hiện tượng kết hôn sớm nhìn từ góc độ công tác xã hội (nghiên cứu tại xã Hải Thanh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa)

Trang 19

Người dân sinh sống tại địa phương

Cơ quan thực hiện chính sách, pháp luật để đảm bảo người dân, đặc biệt là nhóm chưa thành niên được tiếp cận các kiến thức, thông tin về hôn nhân gia đình và áp dụng các chế tài xử lý: phòng tư pháp, phòng dân số kế hoach hóa, phòng chính sách…

8 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

8.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Phân tích tài liệu là việc xem xét các thông tin có sẵn trong các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của mình để rút ra những thông tin cần thiết nhằm làm cơ sở đánh giá và so sánh với nghiên cứu trong đề tài và đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài

+ Các báo cáo nghiên cứu khoa học đã được thẩm định: cụ thể là các nghiên cứu về tình hình chung về vấn đề hôn nhân gia đình, đặc biệt là vấn đề kết hôn sớm, trong đó có tảo hôn ở Việt Nam, các nghiên cứu về các việc thực hiện chính sách liên quan đến vấn đề hôn nhân gia đình Báo cáo tại các Hội thảo khoa học quốc tế về các vấn đề có liên quan, tài liệu về Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009…

+ Báo cáo cụ thể về hoạt động trợ giúp và các biện pháp mà cộng đồng đã và đang làm trong thời gian qua

Trang 20

8.2 Phương pháp quan sát

Quan sát thái độ, hành vi của nhưng người trong mạng lưới hệ thống hỗ trợ: cán bộ xã, cán bộ chính sách về hôn nhân gia đình, cán bộ tư pháp, cha mẹ những người kết hôn sớm hoặc có xu hướng kết hôn sớm, bản thân người thực hiện hành vi, nhóm các em chưa thành niên … để thấy được mức độ, khả năng nhận thức của họ về vấn đề

Quan sát môi trường sống tại địa phương, đặc biệt của nhóm chưa thành niên

đã kết hôn sớm hoặc chưa đến độ tuổi kết hôn, các hình thức và cơ hội tiếp cận

để họ có thể nâng cao hiểu biết về hôn nhân gia đình, để đánh giá về cách họ suy nghĩ, quan niệm cũng như những khó khăn, trở ngại mà người dân gặp phải trong quá trình tiếp cận và thay đổi cách suy nghĩ về hôn nhân gia đình và vấn đề kết hôn sớm

8.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

Phỏng vấn là phương pháp cụ thể để thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thông quan việc tác động tâm lý – xã hội trực tiếp giữa người đi hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của

đề tài nghiên cứu Kết hợp với phỏng vấn là quan sát và lắng nghe để thu thập thông tin được chính xác, hiệu quả và khách quan hơn Trong quá trình nghiên cứu sẽ tiến hành phỏng vấn sâu 10 trường hợp các cặp vợ chồng kết hôn sớm và các bạn trẻ có xu hướng kết hôn sớm tại địa phương, 5 trường hợp cha mẹ của người kết hôn sớm hoặc có xu hướng kết hôn sớm, 3 trường hợp là người dân địa phương là phụ huynh chưa có con kết hôn sớm hoặc có xu hướng kết hôn sớm,

và 3 trường hợp cán bộ xã, những cán bộ bán chuyên nghiệp về công tác xã hội đang làm những nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình (cán bộ

tư pháp, cán bộ dân số, cán bộ hội phụ nữ…) để tìm hiểu về đặc điểm, nhu cầu,

Trang 21

quan điểm cá nhân của họ, cũng như những quan điểm và hành động của họ liên quan đến vấn đề này

8.4 Phương pháp điều tra bảng hỏi

Là một phương pháp phỏng vấn được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó

Áp dụng điều tra bảng hỏi đối với người dân, những người đã kết hôn sớm hoặc có xu hướng kết hôn sớm Với tổng số phiếu điều tra bảng hỏi là 150 phiếu Trong đó người có xu hướng kết hôn sớm được xác định trên cơ sở là người dưới

độ tuổi kết hôn quy định, tính đến thời điểm phỏng vấn đã nghỉ học, có thể đã đi làm hoặc chưa đi làm

Mục đích điều tra bảng hỏi nhằm tìm hiểu về thực trạng kết hôn sớm tại địa phương, đặc điểm của nhóm đối tượng đã kết hôn sớm hoặc có xu hướng kết hôn sớm, đánh giá nhận thức, thái độ và mức độ hiểu biết, nhu cầu của đối tượng được điều tra liên quan đến việc kết hôn

Trang 22

9.3 Phạm vi nội dung

Nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu:

Thực trạng kết hôn sớm và nhận thức về kết hôn sớm Cũng như cách thức, mức độ tiếp cận và những khó khăn trong việc nâng cao khả năng nhận thức về các quy định, thông tin về hôn nhân gia đình của người dân tại cộng đồng

Hoạt động của người làm nhiệm vụ công tác xã hội bán chuyên nghiệp tại địa phương và của những nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp nếu họ tham gia Hiện tượng kết hôn sớm dưới góc nhìn công tác xã hội từ đó tìm hiểu vai trò của công tác xã hội đối với hiện tượng này, và giải pháp can thiệp nhằm phòng ngừa và hạn chế hiện tượng kết hôn sớm đang diễn ra tại địa phương

Trang 23

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU 1.1 Các khái niệm công cụ

1.1.1 Kết hôn sớm

Luật Hôn nhân và Gia đình quy định tuổi kết hôn tối thiểu của nam là 20

và của nữ là 18 Nếu kết hôn trước độ tuổi này thì gọi là tảo hôn Không có quy định rõ thế nào là kết hôn sớm, nhưng chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình

ở Việt Nam khuyến khích nam giới không kết hôn trước tuổi 22 và nữ không kết hôn trước tuổi 20 nên có thể coi kết hôn trước các độ tuổi này là kết hôn sớm.[16]

Vì thế, theo các chuyên gia dân số, Kết hôn sớm là một khái niệm trong đó bao gồm cả tảo hôn và không tảo hôn Khái niệm này được hiểu là việc nam lấy

vợ trước 22 tuổi và nữ lấy chồng trước 20 tuổi

Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật Độ tuổi kết hôn theo quy định: Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên.[13]

1.1.2 Công tác xã hội

Hội đồng đào tạo CTXH Mỹ định nghĩa: "CTXH là một nghề nhằm tăng cường các chức năng xã hội của cá nhân, hay nhóm người bằng những hoạt động tập trung vào can thiệp mối quan hệ xã hội để thiết lập sự tương tác giữa con người và môi trường có hiệu quả" [2]

Định nghĩa của Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế thông qua tháng

7 năm 2000 tại Montréal, Canada (IFSW): "Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã

Trang 24

hội, Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề" Công tác xã hội góp phần thúc đẩy sự thay đổi xã hội

1.1.3 Nhân viên công tác xã hội

Nhân viên CTXH là một tác nhân thay đổi/change agent Dù làm việc với cá nhân, hay gia đình, nhóm, hay cộng đồng, mục tiêu của nhân viên CTXH luôn

luôn là sự thay đổi từ trạng thái xấu đến trạng thái tốt hơn cho khách hàng [2]

1.1.4 Vai trò

Vai trò là những khuôn mẫu ứng xử khác nhau do xã hội áp đặt cho mỗi chức vị của con người trong xã hội đó.[4]

1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.2.1 Thuyết hệ thống sinh thái

Theo Pincus và Minahan [8] các cá nhân phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội trung gian của họ nhằm thỏa mãn được cuộc sống riêng, do đó công tác xã hội phải nhấn mạnh đến các hệ thống như vậy

Pincus và Mianhan cũng đưa ra các hệ thống cơ bản của công tác xã hội

 Hệ thống tác nhân thay đổi: nhân viên công tác xã hội và các tổ chức xã hội

mà họ làm việc trong đó

 Hệ thống thân chủ: Các cá nhân, nhóm, gia đình, cộng đồng đang tìm kiếm các hình thức trợ giúp và tham gia vào việc giải quyết với hệ thống tác nhân thay đổi

 Hệ thống mục tiêu: các cá nhân mà hệ thống tác nhân thay đổi đang cố gắng thay đổi nhằm mục đích của hệ thống

 Hệ thống hành động: Các cá nhân với việc hệ thống tác nhân thay đổi tiến hành can thiệp nhằm đạt được mục đích riêng

Trang 25

Theo định nghĩa của lí thuyết công tác xã hội hiện đại: “Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất” Lí thuyết này nói lên mối liên kết tất yếu trong mạng xã hội các cá nhân

và đoàn thể bởi vì không ai có thể tồn tại riêng lẻ mà phụ thuộc vào những hệ thống trong môi trường xã hội trực tiếp của họ như tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư, bạn bè, gia đình… Vì vậy, công tác xã hội chú trọng tới những hệ thống như vậy

Lý thuyết hệ thống là một trong những lý thuyết quan trọng được sử dụng trong công tác xã hội Trong nghiên cứu, thuyết hệ thống được sử dụng để đưa ra mối quan hệ tương tác can thiệp, trợ giúp cho người dân, đặc biệt là nhóm các em

ở độ tuổi chưa thành niên được tiếp cận, nâng cao nhận thức về hôn nhân gia đình, từ đó phòng ngừa và hạn chế vấn đề kết hôn sớm bởi việc trợ giúp không thể thành công chỉ phụ thuộc vào các ban ngành trong một hệ thống mà là cần có sự phối hợp, tự giác của người dân sống ở cộng đồng và các ban ngành trong các hệ thống xung quanh có liên quan khác, từ đó đánh giá mối liên hệ nào cần phải cải thiện để góp phần đem lại hiệu quả tốt hơn trong việc phòng ngừa và hạn chế vấn đề kết hôn sớm đang diễn ra tại cộng đồng xã Thuyết hệ thống sẽ giúp nhân viên công tác xã hội có cái nhìn toàn diện về những vấn đề liên quan đến tình trạng kết hôn sớm đang diễn ra tại địa phương

1.2.2 Thuyết nhu cầu của Maslow

Abraham Maslow (1908 – 1970), nhà tâm lý học người Mỹ, được thế giới biết đến như là nhà tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn (humanistic psychology) bởi hệ thống lý thuyết về Thang nhu cầu (Hierachy of Needs) của con người Ngay từ sau khi ra đời, lý thuyết này có tầm ảnh hưởng khá rộng rãi và được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực khoa học

Trang 26

Theo Maslow [2] , con người có những nhu cầu được sắp xếp theo thứ tự bậc thang từ thấp đến cao, từ nhu cầu thiết yếu đến nhu cầu thứ yếu Sự thoả mãn nhu cầu của con người cũng theo các bậc thang đó

Nhu cầu cơ bản: bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, …đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn

Nhu cầu về an toàn, an ninh: Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện ở mặt thể chất và tinh thần Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ,…

Nhu cầu về xã hội: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương Nếu nhu cầu này không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh

Nhu cầu về được quý trọng: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng vì

nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, sự tự tin vào khả năng của bản thân Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến cho con người có suy nghĩ tích cực hơn, cảm thấy tự tin hơn

Nhu cầu được thể hiện mình: Nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình muốn Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được phát huy hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để đạt được các thành quả trong xã hội

Trang 27

Sử dụng thuyết nhu cầu trong bài nghiên cứu để đánh giá và xếp loại những nhu cầu cơ bản thiết yếu của người dân, đặc biệt của nhóm các em chưa thành niên để từ đó có những phương pháp can thiệp phù hợp, đáp ứng đúng nhu cầu của họ Xét từ trong bậc thang xếp loại nhu cầu Maslow để áp dụng vào thực tế tại cộng đồng thì có ba loại nhu cầu, đó là: nhu cầu cơ bản, nhu cầu xã hội và nhu cầu được thể hiện mình, là các nhu cầu cần được đảm bảo và liên quan nhiều nhất đến vấn đề kết hôn sớm, bởi những người thực hiện hành vi này vì một phần là do họ cảm thấy có thể dựa dẫm vào một ai đó hoặc lấy vốn từ việc cưới hỏi để lo làm ăn kinh tế độc lập, không phụ thuộc, hay họ cảm thấy được ở gần người mình yêu thương là việc thỏa mãn nhu cầu tỉnh cảm cá nhân, cũng có thể việc họ bắt đầu một cuộc sống gia đình riêng là khi họ cảm thấy mình đã là người lớn và có quyền quyết đình mọi việc trong cuộc sống Xác định nhu cầu cũng là góp phần xác định động cơ dẫn đến hành vi của người dân tại công đồng

Trang 28

Nghị định 150/2005/NĐ- CP ngày 12/12/2005 của Chính phủ nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội

Thông tư số 22/2013/TT-BTP của Bộ Tư pháp : Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm

2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

Luật Tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004 quy định trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự Trong đó có những quy định liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 6 năm 2004 : Luật này quy định các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Liên quan đến vấn đề tảo hôn là quyền và lợi ích của trẻ em, vì đối tượng tảo hôn chính là những em nhỏ đang ở độ tuổi học tập, “tuổi ăn, tuổi lớn”, các em được quyền sống đúng với lứa tuổi của mình

1.4 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Xã Hải Thanh – một xã ven biển, nằm trong huyện Tĩnh Gia của tỉnh Thanh Hóa, có tổng cộng 17.943 dân với tổng diện tích là 2,7km2 Toàn xã có 7 thôn : Thượng Hải, Quang Minh, Xuân Tiến, Thanh Xuyên, Thanh Đông, Thanh Đình

và Thanh Nam [18]

1.4.1 Về kinh tế - đời sống:

Hải Thanh có tổng cộng 17.554 dân với tổng diện tích là 2,7km2, với định hướng phát triển kinh tế biển là ngành kinh tế chủ yếu gắn với chế biến dịch vụ

Trang 29

hậu cần nghề cá nên người dân trong xã có khoảng 80% làm nghề đánh bắt thuỷ hải sản, số còn lại cũng chủ yếu làm những nghề liên quan đến ngành kinh tế biển Năm 2013, toàn xã có khoảng 402 phương tiện khai thác nghề biển, trong

đó có 30 tàu có công suất trên 200CV, 28 cơ sở hấp sấy cá, 27 cơ sở kinh doanh lĩnh vực hậu cần nghề cá, 21 tàu thu mua hải sản , 4 tàu kinh doanh dầu Sản lượng khai thác ước tính đạt được 70 tỉ Ngoài ra, lao động làm việc ở các Công

ty giày da và một số Công ty khác vẫn có thu nhập tuy không cao Đánh giá các nguồn thu nhập, ước tính thu nhập bình quân đầu người là 750.000đ/người/tháng So với tình hình thực tế thì đây vẫn là mức thu nhập khá thấp

Tuy nhiên phát triển nghề khai thác đang gặp khó khăn do nguồn hải sản ngày càng khan hiếm Các cơ chế khuyến khích, động viên để nâng cấp, cải hoán, đóng mới, thay đổi nghề nghiệp còn chưa cụ thể, nguồn vốn đầu tư của nhà nước và nhân dân còn chưa nhiều Kinh doanh chế biến hải sản truyền thống

có biểu hiện khó khăn do nguồn nguyên liệu đầu vào ít, nguồn đầu ra không thường xuyên Sự bấp bênh và không đồng đều trong thu nhập của người dân ở đây dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong cùng địa bàn xã, và làm cuộc sống của họ không mấy ổn định, có những chuyến đi mang lại giá trị kinh tế cao nhưng vẫn phải kể đến những chuyến đi rồi phải về tay trắng khi gặp phải những cơn bão lũ… Hơn nữa, đặc trưng địa phương là có rất nhiều công việc tay chân

có thể tạo ra thu nhập mà không yêu cầu trình độ, mặc dù là thu nhập không cao nhưng đối với nhiều gia đình đó cũng là một giải pháp hữu hiệu cải thiện kinh tế trước mắt, vì thế khó tránh khỏi nhiều phụ huynh có suy nghĩ cho con cái nghỉ học sớm để làm kinh tế phụ giúp gia đình Do đó người dân ở đây cả nam lẫn nữ đều phải đi làm từ rất sớm để có thêm thu nhập cho gia đình tránh khỏi cảnh nghèo đói

Trang 30

1.4.2 Về văn hóa – xã hội

Về giáo dục: Theo báo cáo tổng kết năm 2013, chính quyền và nhân dân xã

đã triển khai một số hoạt động như: tăng cường mua sắm cơ sở vật chất phục vụ

sự nghiệp giáo dục, trong đó đã hoàn thiện việc mua sắm bàn ghế, thiết bị cho 12 phòng học và hoàn thiện hệ thống tường rào Trường tiểu học Hải Thanh A, củng

cố các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy ở các trường còn lại, đáp ứng yêu cầu khai giảng năm học Trung tâm học tập cộng đồng đã mở lớp đào tạo lấy bằng thuyền trưởng cho 35 học viên là ngư dân trong xã trong chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn Phối hợp đào tạo lấy bằng lái

xe moto hạng A1 cho 89 học viên Mở lớp tin học cho 13 học viên Phong trào khuyến khích, chăm lo cho con em chuyên tâm học tập để lập nghiệp, ngăn chặn trước số học sinh có nguy cơ bỏ học, vận động giúp học sinh nghèo… được các cấp, các ngành cùng toàn thể nhân dân quan tâm nhiều hơn Số học sinh học THCS: 291 em, học Tiểu học: 285 em, học Mầm non: 620 em … Sự nghiệp giáo dục tuy có tiến bộ nhưng vẫn chưa vững chắc, tình trạng học sinh bỏ học, vi phạm về đạo đức, đặc biệt ở khối THCS vẫn còn nhiều, công tác quản lý giáo dục bộc lộ nhiều hạn chế Chất lượng hoạt động của các làng văn hóa, cơ quan văn hóa chưa cao, việc tổ chức tuyên truyền thực hiện hương ước, quy ước còn mang tính hình thức và thiếu thường xuyên

Về chính sách xã hội: tập trung giải quyết chế độ chính sách cho hộ nghèo,

hộ cận nghèo và các chế độ chính sách của người có công, người cao tuổi, người khuyết tật Tổ chức điều tra, rà soát, bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo…Tổng số

hộ nghèo hiện là 359 hộ = 8,84%; hộ cận nghèo 445 hộ = 10,96% Nhưng trong một số lĩnh vực chính sách còn được triển khai thực hiện chậm

Trang 31

Về dân số-Kế hoạch hóa gia đình: thực hiện các hoạt động nhu: đặt vòng, cấp Bao cao su, uống và tiêm thuốc tránh thai…Dân số trung bình là 17.554 khẩu, tổng sinh: 316 cháu, tỷ suất sinh 18%; Số sinh con thứ 3 trở lên: 51 trường hợp = 23,7%; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,35% Nhìn chung, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên không giảm, hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người dân chưa kịp thời, hiệu quả

Nhìn chung, toàn xã Hải Thanh cơ cấu dân số trẻ chiếm tỉ lệ cao, họ là những người trẻ năng động nên dễ dàng tiếp thu những cái mới mẻ, và cũng dễ thay đổi nhận thức theo xu hướng tiến bộ nếu có sự tác động tích cực Tuy nhiên trình độ dân trí lại tương đối thấp, nhiều gia đình do hoàn cảnh kinh tế khó khăn không thể cho con theo học nên chúng sớm phải rời xa mái trường để lăn lộn cuộc sống mưu sinh Rất nhiều trẻ con ở đây chỉ học đến khoảng lớp 9, hoặc cố gắng học đến lớp 12 thì bỏ học về đi làm phụ giúp gia đình, chỉ có một số nhà cho con theo học lên đến đại học, chủ yếu là những gia đình có kinh tế tương đối khá giả Quan niệm của người dân về việc tảo hôn còn tương đối thoáng, rất nhiều cặp vợ chồng lấy nhau khi chưa đến tuổi thành niên Và hệ quả là cho ra đời nhiều gia đình với những ông bố bà mẹ trẻ, họ chưa có đủ nhận thức trong cuộc sống gia đình và còn thiếu nhận thức trong các lĩnh vực xã hội, họ không có đầu

óc của những nhà làm kinh tế…

1.4.3 Về quốc phòng, an ninh

Vấn đề an ninh trật tự trong toàn xã luôn được đề cao, tuy nhiên vẫn có những thời điểm diễn biến khá phức tạp, một số tệ nạn xã hội vẫn diễn ra mà chưa có cách giải quyết triệt để Năm 2013, trên địa bàn xã xảy ra 56 vụ (Công

an thụ lý giải quyết) = 95 người tham gia Trong đó: Gây mất trật tự an ninh, gây thương tích 20 vụ; Tệ nạn xã hội 2 vụ; Trộm cắp tài sản 23 vụ; Hủy hoại tài sản

Trang 32

1 vụ; Cờ bạc 6 vụ; Tai nạn giao thông 4 vụ Cán bộ xã cũng đã triển khai những

kế hoạch, giải pháp, một mặt kết hợp với người dân nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội, một mặt tăng cường tuyên truyền các văn bản pháp luật, trang bị tủ sách pháp luật, phổ biến kiến thức về luật như: Luật Hôn nhân gia đình, Luật nghĩa vụ quân sự, các hệ thống chính sách về kế hoạch hóa, về nghèo đói, về giáo dục… Tuy nhiên việc tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức của nhân dân còn chưa sâu nên sự thay đổi là rất chậm, các trang bị tài liệu này vẫn chưa phát huy hết công dụng, người dân chưa được tiếp cận nhiều Công tác phát hiện, xử

lý của lực lượng công an, chính quyền xã vẫn còn hạn chế, còn nể nang và thiếu cương quyết, răn đe, tinh thần trách nhiệm và nghiệp vụ chuyên môn của lực lượng còn chưa đồng đều Công an viên ở từng thôn hoạt động kém hiệu quả, chưa chủ động nắm bắt tình hình trước các tình huống xảy ra trên địa bàn quản

1.4.4 Về hoạt động quản lý điều hành của chính quyền

Chính quyền địa phương luôn quan tâm đến đời sống nhân dân, tích cực trong công tác tiếp dân, giải quyết các đề xuất khiến nghị, các đơn thư khiếu nại

tố cáo của tổ chức, cá nhân, thực hiện tốt các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của cơ quan cấp trên

Tuy nhiên, có những lĩnh vực liên quan đến đời sống người dân, chính quyền nơi đây vẫn còn bàng quang, quản lý lỏng lẻo, giàn trải, chưa quyết liệt, đặc biệt

là trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, các cán bộ xã vẫn chưa có cách giải quyết, đưa ra thực hiện một số biện pháp hữu hiệu như: tổ chức hội nghị, hội thảo, nói chuyện chuyên đề cung cấp thông tin, tuyên truyền vận động phổ biến Luật Hôn nhân và Gia đình, quy định về đăng ký kết hôn và khai sinh; tầm quan trọng và các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ; tác hại của tảo hôn, quyền,

Trang 33

trách nhiệm và lợi ích trong thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình Thực hiện lồng ghép với các hoạt động văn hóa của địa phương, cung cấp tài liệu đến tận tay người dân, tư vấn tiền hôn nhân cho những đối tượng chuẩn bị kết hôn…Hơn nữa, kênh thông tin truyền thông của xã còn ít và hạn chế, chủ yếu các thông tin chỉ được truyền tải qua loa phát thanh của xã Nhiều cán bộ xã vẫn còn có thói quen cả nể, hoặc lơ là với công việc, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể, chi hội để cùng triển khai nhiệm vụ

Tiểu kết: Nhìn chung, với những hiểu biết về các khái niệm cơ bản, chỉ ra những lý thuyết cần thiết để áp dụng trong nghiên cứu này, những chính sách, Luật pháp đã được quy định có liên quan đến hiện tượng kết hôn sớm ở cộng đồng xã Hải Thanh và những thông tin tổng quát về đặc điểm địa bàn xã … giúp cho người nghiên cứu và người đọc có được nhận thức cơ bản, khái lược về vấn

đề nghiên cứu, bước đầu đưa ra những nhận định liên quan Xét về mặt lý thuyết

và thực tiễn thì những thông tin nêu trong chương một đều có ý nghĩa rất quan trọng, là tiền đề cho một nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả, tránh những nhận thức mơ hồ ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu

Trang 34

ra trong thực tế Biểu dưới đây sẽ thể hiện tỷ lệ đã từng kết hôn của nam trong nhóm 15-19 tuổi và của nữ trong nhóm 15-17 và 15-19 tuổi ở các tỉnh/thành phố Tuy nhiên các số liệu trong bảng chưa phản ánh hết thực tế tình trạng tảo hôn hay kết hôn sớm vì không bao gồm nhóm tuổi dưới 15 tuổi đã kết hôn cũng như những người hiện trên 20 tuổi nhưng đã kết hôn khi dưới độ tuổi này, và cũng chưa kể đến những trường hợp không hoặc chua đăng ký kết hôn nên khó có số liệu thống kê cụ thể

Biểu 2.1: Tỷ lệ đã kết hôn dưới 20 và dưới 18 tuổi của các tỉnh/thành phố Việt Nam, 2009

Tỉnh/Thành

phố

Nam 15-19

Nữ 15-19

Nữ 15-17

Tỉnh/Thành phố

Nam 15-19

Nữ 15-19

Nữ 15-17

Trang 35

29

Trang 36

(Nguồn: Chuyên khảo “Cấu trúc tuổi-giới tính và tình trạng hôn nhân của

dân số Việt Nam” – Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009)

Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc - UNFPA, hàng năm có khoảng 16 triệu

em gái tuổi từ 15-19 sinh con, trong đó cứ 10 trẻ vị thành niên thuộc nhóm này thì có 9 vị thành niên đã lập gia đình Còn ở nước ta, theo số liệu từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 cho thấy, dân số đang ngày càng kết hôn muộn hơn, tuy nhiên ở một số địa phương, vấn đề kết hôn sớm vẫn còn khá phổ biến Cũng theo số liệu thống kê, cả nước có 9 tỉnh có trên 5% dân số nam 15 - 19 tuổi

và 14 tỉnh có trên 5% dân số nữ 15 - 17 tuổi đã từng kết hôn Tình trạng kết hôn của riêng nữ cũng tương tự, 23/63 tỉnh có trên 10% dân số nữ 15 - 19 tuổi đang

hoặc đã từng có chồng (Nguồn: Quỹ Dân số Liên hợp quốc - UNFPA)

Trên phạm vi toàn quốc, tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên chưa vợ/chồng chiếm 24,4%, so với năm 2011 giảm 0,6% Tỷ trọng dân số đã từng kết hôn của dân số từ 15 tuổi trở lên là 75,6%, trong đó tỷ trọng dân số đang có vợ/có chồng

là tương đối cao (66,9%) Có sự khác biệt giữa nam và nữ, tỷ trọng nam chưa có

vợ (28,1%) cao hơn 7,1 điểm phần trăm so với tỷ trọng nữ chưa có chồng (21,0%)

Trang 37

(Nguồn: Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình

thời điểm 1/4/2012 – Các kết quả chủ yếu)

Có sự khác biệt về phân bố tình trạng hôn nhân giữa thành thị và nông thôn Ở cả nam và nữ, tỷ trọng chưa từng kết hôn của dân số từ 15 tuổi trở lên của thành thị cao hơn của nông thôn (nam là 30,2% so với 27,0% và nữ là 24,9%

so với 18,9%) Phần trăm dân số hiện đang có vợ/chồng của nông thôn là 68,5%,

Trang 38

cao hơn 4,8 điểm phần trăm so với con số đó của thành thị (63,7%) Tỷ trọng dân

số đã từng kết hôn ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn 4,5 điểm phần trăm, đây là lý do giải thích cho sự khác biệt về tỷ trọng dân số chưa từng kết hôn giữa thành thị và nông thôn nói trên Khu vực thành thị có xu hướng kết hôn muộn hơn so với khu vực nông thôn do người dân thành thị muốn ổn định cuộc sống trước hôn nhân

Trong hai thập kỷ qua, đặc điểm chung của tình trạng Hôn nhân ở Việt Nam là: nữ thường bước vào hôn nhân sớm hơn nam giới, sau tuổi 50 thì hầu hết dân

số Việt Nam đã từng kết hôn, và ở hầu hết các độ tuổi, tỷ lệ ly hôn/ly thân và góa của nữ đều cao hơn của nam Năm 2009, tỷ lệ đang sống trong hôn nhân của dân

số 35-39 tuổi gần bằng 90% và tỷ lệ này ở nam có phần cao hơn nữ, và ở nông thôn cao hơn thành thị, hơn 50% phụ nữ Việt Nam trên 60 tuổi phải sống ngoài hôn nhân, trong khi nam giới thì điều đó chỉ xảy ra ở độ tuổi trên 85 tuổi Tỷ lệ góa trong dân số nữ cao hơn nam gấp khoảng 8 đến 10 lần ở các nhóm tuổi dưới

60 tuổi và từ 3 đến 6 lần ở các nhóm trên 60 tuổi, nhưng lại không khác biệt đáng kể giữa nông thôn và thành thị Mức độ ly hôn, ly thân của nữ cao hơn khá nhiều so với của nam, cả về số lượng cũng như tỷ lệ Nếu tính chung cho dân số

từ 15 tuổi trở lên thì tỷ lệ này là 0,9% cho nam và 2% cho nữ, tương ứng với khoảng 286,5 và 658,1 nghìn người Tỷ lệ ly hôn, ly thân ở thành thị cao hơn nông thôn Nhìn chung, tình trạng ly hôn, ly thân ở Việt Nam hiện nay liên quan nhiều đến các nhóm trình độ học vấn thấp, phụ nữ chưa có con, nam giới không

làm việc, bệnh về tâm trí, dân tộc Kinh (Nguồn: Chuyên khảo “Cấu trúc

tuổi-giới tính và tình trạng hôn nhân của dân số Việt Nam”)

Tuổi kết hôn trung bình lần đầu tiên của nam thấp nhất là ở hẩu hết các tỉnh thuộc trung du và miền núi phía Bắc và một số tỉnh ở Tây Nguyên, tuổi kết hôn

Trang 39

(Nguồn: Chuyên khảo “Cấu trúc tuổi-giới tính và tình trạng hôn nhân của

dân số Việt Nam” – Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009)

Kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số năm 2009 cho thấy ở nhóm tuổi

20-24, nhóm tuổi khá sớm nếu tính về việc kết hôn ở nam giới thì con số nam giới

đã kết hôn vẫn chiếm tới 24,1% Kết quả so sánh về độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu giữa các năm từ 1989 đến 2009 thể hiện mặc dù là phần trăm nhỏ nhưng

số người kết hôn ở độ tuổi trẻ luôn tồn tại qua các năm mà chưa thể giảm thiểu tình trạng này một cách rõ rệt, trong suốt thời gian 20 năm, khoảng thời gian khá dài nhưng phần trăm số người đã từng kết hôn ở các nhóm tuổi trẻ 15-19 và 20-

24 chỉ có xu hướng giảm nhẹ với cả nam và nữ, tỷ lệ giảm không đáng kể, thể hiện cụ thể qua bảng biểu sau:

Trang 40

(năm)

Phần trăm đã từng kết hôn

SMAM (năm)

Phần trăm đã từng kết

hôn 15-

Số liệu báo cáo chi tiết hơn của cuộc Tổng điều tra này về hiện tượng kết hôn

ở tuổi vị thành niên đã phản ánh một thực tế rằng trong xã hội luôn tồn tại hiện tượng này với cả nam và nữ, trong đó tỷ trọng kết hôn vị thành niên của nông thôn cao hơn gần ba lần so với của thành thị Phần trăm đã từng kết hôn của nữ vào độ tuổi 18 ở nông thôn là 15%, con số đó đã tăng gấp đôi ở độ tuổi 19 (27%) Các con số tương ứng ở thành thị là 7% và 11% Mức kết hôn của dân số tuổi 15-19 có sự khác biệt đáng kể theo vùng, tỷ trọng đã từng kết hôn của cả nam và nữ ở Trung du và miền núi phía Bắc là cao nhất, tiếp sau là Tây Nguyên

Ở Trung du và miền núi phía Bắc, trong 20 nam ở tuổi 19 thì có khoảng 3 người

đã từng kết hôn (15%), và con số đó của nữ cao hơn hai lần, đạt 37% Vùng này

có tỷ trọng người dân tộc thiếu số sinh sống khá cao Hơn nữa, ở hai vùng này mức độ công nghiệp hóa chậm hơn và kinh tế kém phát triển hơn so với các

Ngày đăng: 25/08/2015, 19:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w