2.1.Đối với địa phương
Tổ chức hội nghị, hội thảo, nói chuyện chuyên đề cung cấp thông tin, tuyên truyền vận động đối với nhóm đối tượng thanh thiếu niên. Nội dung truyền thông tập trung vào phổ biến Luật Hôn nhân và Gia đình, quy định về đăng ký kết hôn và khai sinh; tầm quan trọng và các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ; tác hại của tảo hôn, quyền, trách nhiệm và lợi ích trong thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình...
Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn để nâng cao chuyên môn và kỹ năng về công tác xã hội.
Thực hiện lồng ghép với các hoạt động văn hóa của địa phương.
Để nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng trong việc thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình, các ấn phẩm, tài liệu truyền thông được cấp phát đến tận tay người dân.
Những đối tượng chuẩn bị kết hôn được hỗ trợ tư pháp tư vấn tiền hôn nhân, làm giấy đăng ký kết hôn... Nhằm gắn trách nhiệm của cá nhân, gia đình trong việc thực hiện những quy định của nhà nước về Luật Hôn nhân và Gia đình, bài trừ nạn tảo hôn .
80
Địa phương đưa quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản, bà mẹ trẻ em vào quy ước của xã, là một trong những tiêu chuẩn xét chọn gia đình văn hoá...
2.2.Đối với các cơ quan ban hành chính sách luật pháp
Quan điểm tiếp cận vấn đề Hôn nhân và gia đình cần có sự điều chỉnh phù hợp với xu thế lấy "quyền" là mục tiêu. Điều chỉnh pháp luật là để hỗ trợ, thúc đẩy quyền con người trong hôn nhân gia đình được bảo đảm tốt hơn, phát triển hơn vì hạnh phúc của con người, lấy con người làm trung tâm
Hoàn thiện pháp luật phải đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật, thể chế hóa các quan điểm chủ trương của Đảng về xây dựng chế độ hôn nhân gia đình Việt Nam.
Cần bổ sung những nghiên cứu chuyên sâu hơn về những vấn đề dân số và gia đình đang tồn tại, như vấn đề tảo hôn, kết hôn sớm, bất bình đẳng nam nữ...Việc tìm hiểu mối liên hệ giữa các yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội với những vấn đề này là rất cần thiết cho việc xây dựng chính sách thích hợp.
Nên có thêm những dự báo dân số chi tiết hơn, không chỉ cấp quốc gia mà cả cấp tỉnh, thành phố để cung cấp thông tin cần thiết cho công tác lập kế hoạch và xây dựng chính sách trung và dài hạn, tận dụng tối da tiềm năng dân số cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam.
Về độ tuổi kết hôn, cần xem xét có hạ tuổi kết hôn của nam và nữ xuống hay không. Do sự thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội nên tâm sinh lý của giới trẻ bây giờ đã có sự khác xa với những năm ra đời của Luật Hôn nhân và gia đình.
81
2.3.Đối với cơ quan truyền thông, giáo dục
Nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân về các vấn đề liên quan.
Tăng cường công tác truyền thông với các hình thức đa dạng, linh hoạt nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật dân số, hôn nhân, gia đình cùng các hệ lụy của tảo hôn.
Đa dạng hóa các phương thức truyền tải thông tin về các vấn đề liên quan đến Hôn nhân gia đình: ấn phẩm, tờ rơi, áp phích.
Mở các lớp tập huấn ngắn hạn và dài hạn cho các cán bộ tham gia chương trình trợ giúp can thiệp.
2.4.Đối với các cơ quan ban ngành liên quan
Sử dụng tốt nguồn nhân lực được đào tạo chuyên môn để giảm bớt chi phí và thời gian tập huấn, như việc sử dụng nhân viên công tác xã hội trong mạng lưới giáo dục nâng cao nhận thức và khả năng tiếp cận các kiến thức về Hôn nhân gia đình cho người dân tại cộng đồng.
Tăng cường sự hợp tác liên ngành để đảm bảo người dân không gặp bất cứ khó khăn nào trong việc tiếp cận các kiến thức về Hôn nhân gia đình cho người dân tại cộng đồng.
82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 – Kết quả toàn bộ, NXB Thống Kê.
2. Bùi Thị Xuân Mai, (2012), Nhập môn Công tác xã hội, Trường lao động xã
hội, T12
3. Lê Văn Phú (2004), Công tác xã hội, NXB ĐHQGHN.
4. Lê Văn Phú (2006), Bài giảng nhập môn Công tác xã hội, NXB ĐHQGHN.
5. Nguyễn Đình Hòe – Vũ Văn Miếu, 2007, Tiếp cận hệ thống trong môi trường và phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Huyền Trang, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay, Trường Đại Học Luật Hà Nội.
7. Nguyễn Kim Liên, 2010, “Giáo trình phát triển cộng đồng”, tr.10, NXB Lao
động xã hội
8. Payne Malcolm, Trần Văn Kham dịch (1997), Lý thuyết công tác xã hội hiện đại, NXB Lyceum Books, INC, 5758 S.Blackstone Avenue, Chicago.
9. Phạm Huy Dũng chủ biên (2006), Bài giảng công tác xã hội - Lý thuyết và thực hành công tác xã hội trực tiếp, Đại học Thăng Long, NXB Đại học Sư Phạm.
10.Phạm Huy Dũng, Bài giảng công tác xã hội, Đại học Thăng Long.
11.Phạm Huy Dũng, (2006), Lý thuyết và thực hành công tác xã hội trực tiếp,
NXB Đại học Sư phạm, Đại học Thăng Long.
12.Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh (2000) , “Phương pháp nghiên cứu xã
hội học”, NXB ĐHQGHN, Hà Nội.
83
http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?Ite mID=6123
14.Thu Hằng; Phương Liên, Hướng tới xoá bỏ nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, Trung tâm phát triển truyền thông và sức khỏe.
http://hcdc.org.vn/chi-tiet/105-1176/Huong-toi-xoa-bo-nan-tao-hon,-hon- nhan-can-huyet-thong-.html
15.Tổng cục thống kê, Điều tra biến động dân số và kế hoạch gia đình (2011) – Các kết quả chủ yếu, NXB Thống Kê.
16.Tổng cục thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 “Cấu trúc tuổi - giới tính và tình trạng hôn nhân của dân số Việt Nam”, NXB
Thống Kê.
17.Trần Đình Tuấn, Công tác xã hội: Lý thuyết và thực hành, ĐH San Jose, Hoa Kỳ.
18.UBND xã Hải Thanh, 2013, Báo cáo kết quả phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng 6 tháng đầu năm
19.UBND xã Hải Thanh, 2013, Sổ đăng ký kết hôn năm 2013.
20.Viện gia đình và giới, Báo cáo Hội thảo khoa học quốc tế về gia đình trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
21.wikipedia.org
22.Một số tài liệu từ các trang Web khác.
23.UNICEF (2011), EARLY MARRIAGE, CHILD SPOUSES” (Kết hôn sớm,
84
PHỤ LỤC 1:
ĐIỀU TRA BẢNG HỎI VỀ HIỆN TƯỢNG KẾT HÔN SỚM TẠI XÃ HẢI THANH, TĨNH GIA, THANH HÓA
(Thưa các anh/chị ! Tôi là học viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, hiện đang tiến hành hoạt động nghiên cứu cho bài Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Hiện tượng kết hôn sớm nhìn từ độ công tác xã hội (Nghiên cứu tại xã Hải Thanh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa)”.
Tôi thực hiện cuộc điều tra bảng hỏi này nhằm tìm hiểu những thông tin liên quan đến vấn đề hôn nhân gia đình tại địa phương, và xin đảm bảo chỉ sử dụng kết quả thu được từ bảng hỏi cho mục đính nghiên cứu, tôi cam kết tôn trọng và giữ bí mật những thông tin cá nhân mà anh/chị cung cấp, mong nhận được sự giúp đỡ của anh/chị)
I. Thông tin chung
1.Giới tính : Nam/Nữ
2.Tuổi : ………
3.Trình độ học vấn : a. Cấp 1 b. Cấp 2 c. Cấp 3
4.Nghề nghiệp :
a. Nông, lâm, ngư nghiệp b. Công nhân viên chức
c. Lao động tự do d. Không làm gì
II. Câu hỏi
(Anh/chị có thể trả lời cùng một lúc nhiều phương án anh/chị cho là đúng)
1.Tình trạng hôn nhân của anh/chị là gì?
a. Đã kết hôn b. Chưa kết hôn (chuyển sang câu 8)
85
3.Lý do kết hôn của anh/chị là gì ?
a. Vì tình yêu
b. Vì gia đình hay bạn bè ủng hộ, thúc giục
c. Lý do khác: ……….………
4.Anh/chị có đăng ký kết hôn hay không?
a. Có đăng ký b. Không/Chưa đăng ký (chuyển sang câu 6)
5.Nếu có, Anh/chị đăng ký trước hay sau khi cưới?
a. Trước khi cưới b. Sau khi cưới
6.Tại sao anh/chị không/chưa đăng ký kết hôn? a. Vì chưa đủ tuổi
b.Vì chưa có thời gian
c. Vì quên và cũng cảm thấy không cần thiết.
7.Anh/chị mong muốn gì khi quyết định kết hôn vào thời điểm đó? a. Để được hỗ trợ hoặc tự lập về kinh tế
b.Để được sống bên cạnh người yêu
c. Mong muốn khác: ………
8.Nếu chưa kết hôn, Anh/chị dự định sẽ kết hôn vào khi nào? a. Khi có việc làm ổn định
b.Khi có người mà bản thân cảm thấy phù hợp để lấy c. Khi đủ tuổi theo quy định về độ tuổi kết hôn
9.Thu nhập bình quân một tháng của anh/chị ước lượng là bao nhiêu ? a. Dưới 1 triệu
b.Từ 1 triệu đến dưới 2 triệu c. Từ 2 triệu đến 4 triệu d.Trên 4 triệu
10.Anh chị đã đọc những tài liệu về Luật Hôn nhân gia đình chưa?
86
11.Anh/chị hiểu như thế nào về điều kiện kết hôn?
a. Khi nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên; khi cả 2 đều tự nguyện. b.Khi cả hai cảm thấy yêu nhau và muốn về sống chung với nhau.
c. Khi bố mẹ cho phép.
12.Anh/chị hiểu như thế nào về điều kiện cấm kết hôn?
a. Cấm kết hôn đối với những người đang có vợ/chồng hoặc mất năng lực hành vi dân sự
b.Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng
c. Giữa những người cùng giới tính. d.Cả 3 phương án trên
13.Theo anh/chị cơ quan nào được cấp giấy đăng ký kết hôn ? a. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của 1 trong 2 bên b.Ủy ban nhân dân huyện nơi cư trú của 1 trong 2 bên
c. Ủy ban nhân dân tỉnh nơi cư trú của 1 trong 2 bên.
14.Anh/chị cảm thấy công tác tư vấn, hướng dẫn thủ tục pháp lý về hôn nhân của chính quyền xã như thế nào ?
a. Rất nhiệt tình b.Bình thường c. Không nhiệt tình.
d.Không biết, không quan tâm
15.Nếu được tư vấn tốt hơn về quy định, điều kiện kết hôn, anh/chị có giữ quyết định vẫn kết hôn vào thời điểm đó không ?
87
16.Anh/chị có mong muốn được tìm hiểu thêm kiến thức về hôn nhân gia đình không?
a. Có b. Không (chuyển sang câu 19)
17.Nếu có, anh/chị muốn tìm hiểu thêm thông tin về nội dung gì? a. Những quy định trong Luật Hôn nhân gia đình
b.Những quy định về kết hôn và cấm kết hôn
c. Những quy định về mối quan hệ giữa những người thân trong gia đình
d.Tất cả những thông tin, kiến thức có liên quan đến đời sống hôn nhân gia đình
18.Anh/chị muốn tìm hiểu thông qua cách thức như thế nào?
a. Qua tài liệu, sách vở
b.Qua các phương tiện truyền thông (tivi, báo chí, internet…) c. Qua các lớp tập huấn, nói chuyện
d.Cách thức khác : ………
19.Nếu không, anh/chị hãy giải thích lý do vì sao không muốn tìm hiểu thêm kiến thức về hôn nhân gia đình? ……… ……… ……… Một số ý kiến đóng góp khác (nếu có): ……….. ……… ……… Cảm ơn những ý kiến quý báu của anh/chị !
88
PHỤ LỤC 2:
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU CÁN BỘ XÃ
1.Thông tin chung
-Giới tính: Nam - Tuổi: 49
- Chức vụ : Cán bộ tư pháp
- Nơi phỏng vấn : Hải Thanh – Tĩnh Gia - Thanh Hóa.
- Thời gian : 23/4/2014
2.Nội dung phỏng vấn
-Hỏi : Chào anh. Anh công tác ở ủy ban xã lâu chưa ạ? -Trả Lời : Tôi làm được hơn năm năm rồi.
-Hỏi : Anh phụ trách chuyên về lĩnh vực nào?
-Trả Lời : Tôi chủ yếu phụ trách mảng tư pháp hộ tịch, hôn nhân gia đình. -Hỏi : Theo anh thì lĩnh vực hôn nhân gia đình ở xã ta có gặp vấn đề gì
không?
-Trả Lời : Không, tôi thấy mọi cái vẫn diễn ra bình thường.
-Hỏi : Em thấy có vẻ như xã mình cũng nhiều cặp vợ chồng kết hôn sớm
anh nhỉ?
-Trả Lời : Ah uh, bạn không nói thì tôi cũng chưa nghĩ đến, thật ra vấn đề này diễn ra lâu rồi, nhưng cũng không ai để ý cho lắm. Vì nó có diễn ra những cũng không phải là đa số, chỉ chiếm khoảng 30 – 35% tổng số các cặp kết hôn thôi.
89
-Trả lời : Tôi chỉ có thể thống kê các cặp đã đăng kí kết hôn, chứ nhiều cặp kết hôn chưa đủ độ tuổi quy định thì họ chưa làm đăng ký nhưng vẫn tổ chức đám cưới, đến khi đủ tuổi thì mới lên xã đăng ký kết hôn.
-Hỏi : Theo nhận định của anh thì tình trạng kết hôn sớm này diễn ra qua các năm theo xu hướng tăng hay giảm ạ?
-Trả lời : Đương nhiên là càng ngày càng giảm chứ, dân trí bây giờ cũng cao hơn trước nhiều, những vấn đề này dường như không thể ngăn chặn dứt điểm. -Hỏi :Thế theo anh thì nguyên nhân nào là chủ yêu gây ra những vấn đề
này?
-Trả Lời : Theo tôi thì có 3 nguyên nhân chính, thứ nhất đó là nguyên nhân kinh tế, xã mình còn nhiều hộ gia đình nghèo, mà thường những cặp kết hôn sớm rơi vào các hộ này. Thứ 2 là do quan niệm người dân còn chưa coi trọng việc phải kết hôn đúng tuổi, nhiều bậc phụ huynh họ đơn giản nghĩ con cái lớn lên, tự kiếm tiền nuôi bản thân, lập gia đình là họ hết trách nhiệm. Còn nguyên nhân thứ 3 có lẽ cũng do bản thân các bạn trẻ bây giờ, sống thoáng, suy nghĩ thoáng nên dễ gây ra hậu quả rồi phải cưới vội để giải quyết hậu quả một cách êm đẹp.
-Hỏi : Vậy anh có ý kiến gì về các giải pháp nên thực hiện hơn nữa không?
-Trả Lời : Có chứ, thực tế thì xã ta cũng đã làm một số biện pháp như tuyên truyền Luật Hôn nhân gia đình …nhưng vẫn mới phát huy hiệu quả ở một mức nào đó thôi, so năm trước với năm nay thì số lượng người kết hôn sớm giảm. Nhưng để ngăn chặn triệt để thì cần phải tuyên truyền nhiều hơn nữa, phải có sự chung tay của cả cộng đồng và chủ yếu cũng là phải do ý thức người dân. -Hỏi : Thế các biện pháp xử lý vi phạm đã được thực hiện như thế nào ạ?
90
-Trả Lời : Chúng tôi cũng trên tinh thần nhắc nhở, cảnh cáo, chứ dù sao cũng là người làng người xã, có khi nào là người thân nên việc phạt nghiêm cũng khó thực hiện.
-Hỏi : Vậy theo anh thì có nên quan tâm hơn tới nhu cầu, mong muốn cũng như những ý kiến người dân liên quan đến vấn đề này.
-Trả Lời : Ý của bạn nói cũng là một thiếu sót của những người thực hiện chính sách, luật như chúng tôi. Tôi thấy để làm tốt lần thực tập này bạn cũng cần phải tìm hiểu sâu nhu cầu, ý kiến của người dân nơi đây, nhất là nhóm