tìm hiểu các khái niệm về thiên tai, nguyên nhân và hậu quả của một số thiên tai thường xuyên xảy ra tại địa phương. khái niệm ngoại khóa, ngoại khóa địa lí. cách thức tổ chức 1 hoạt động ngoại khóa địa lí chủ đề phòng chống thiên tai. kết quả thu được của đề tài.
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2
1.MỞ ĐẦU 3
1.1 Lí do chọn đề tài 3
1.2. Mục đích nghiên cứu .4
1.3 Đối tượng nghiên cứu 4
1.4 Phương pháp nghiên cứu 4
1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
2 NÔI DUNG 4
2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề 4
2.1.1 Các khái niệm về thiên tai 4
2.1.2 Ngoại khóa và hoạt động ngoại khóa Địa lí 5
2.2 Thực trạng của vấn đề 6
2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 6
2.3.1 Hướng dẫn một số kĩ năng giảm nhẹ RRTT cần thiết .7
2.3.1.1. Kĩ năng làm túi dụng cụ khẩn cấp 7
2.3.1.2. Kĩ năng làm bao cát 8
2.3.2 Một số biện pháp và hoạt động giảm nhẹ rủi ro từ một số loại thiên tai cơ bản của địa phương .11
2.3.2.1 Nhận diện một số thiên tai thường gặp tại địa phương 11
2.3.2.2 Nâng cao năng lực giảm nhẹ rủi ro thiên tai 12
2.4 Kết quả đạt được 13
3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 2DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HS: Học sinh
RRTT: Rủi ro thiên tai
SGK: Sách giáo khoa
Trang 31 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi được xem là vùng “rốn bão” của thế giới, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước chịu nhiều thiệt hại và dễ bị tổn thương nhất bởi thiên tai và biến đổi khí hậu Trên địa bàn tỉnh Đăk Nông các hình thức thiên tai thường gặp là: Lũ quét, sạt lở đất, lốc xoáy, hạn hán, dông bão Các thiên tai này thường gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, khi xảy ra thì công tác khắc phục vô cùng khó khăn
Thiên tai là loại tai biến thiên nhiên khó có thể ngăn chặn được Vì thế chìa khóa nằm ở chỗ chúng ta phải giảm bớt tính dễ bị tổn thương Học sinh
là đối tượng dễ bị tổn thương do thiên tai vì thế nâng cao ý thức và năng lực giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho các em là rất cần thiết
Do chương trình Địa lí trong SGK lớp 8 và 9 chứa đựng một khối lượng kiến thức lớn, nên hoạt động giáo dục giảm nhẹ rủi ro thiên tai chỉ có thể lồng ghép vào bài dạy dưới dạng lí thuyết Vì vậy các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ học tạo điều kiện thuận lợi hơn về thời gian và không gian để giáo dục các hiểu biết cũng như kĩ năng thực hành giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho học sinh Học sinh lớp 8 và lớp 9 Trường PTDT Nội Trú Krông Nô có nhiều điều kiện thuận lợi để áp dụng giáo dục các kiến thức giảm nhẹ rủi ro thiên tai Với đặc thù là học sinh dân tộc ít người, nơi ở thường nằm ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi hiểm trở, giao thông khó khăn như Buôn Choar, Đức Xuyên, Quảng Phú , dân cư lại được trang bị ít kiến thức để ứng phó và giảm nhẹ rủi ro do thiên tai nên nếu thiên tai xảy ra, đây là những cộng đồng
dễ bị tổn thương nhất và có thể sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất Đồng thời đây cũng là hai khối lớp đã và đang được học tập kiến thức về môn địa lí Việt Nam, nên dễ dàng tiếp thu và vận dụng tốt hơn các kiến thức về giảm nhẹ rủi
ro do những loại thiên tai phổ biến tại Việt Nam gây ra
Từ những lí do trên, bản thân quyết định chọn đề tài “giáo dục kĩ năng
giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho học sinh lớp 8 và lớp 9 thông qua hoạt động ngoại khóa Địa lí” làm đề tài SKKN của mình.
Trang 41.2 Mục đích nghiên cứu
Thông qua hoạt động ngoại khóa Địa lí, giáo dục cho học sinh nắm được một số kĩ năng quan trọng nhằm giảm nhẹ và phòng ngừa rủi ro do thiên tai và kĩ năng ứng phó với một số loại thiên tai thường gặp tại cộng đồng dân
cư nơi sinh sống
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Kĩ năng giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho học sinh lớp 8 và lớp 9
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp, xử lí tài liệu
Phương pháp khảo sát, điều tra
Phương pháp điều tra thực nghiệm
1.5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi:
+ Nội dung: chỉ tiến hành nghiên cứu với 3 loại thiên tai thường gặp tại địa phương là: dông bão, lũ lụt và sạt lở đất đá
+ Không gian: lớp 8 và lớp 9 trường PT DTNT Krông Nô
+ Thời gian: Năm học 2015 – 2016
2 NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề
2.1.1 Các khái niệm về thiên tai
Thiên tai: là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về
người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác
Rủi ro thiên tai (RRTT): là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người,
tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.Ví dụ: Rủi ro thiên tai do bão gây ra có thể là nhà cửa bị tốc mái hoặc sập đổ; người dân bị
Trang 5thiệt mạng hoặc thương tích; thuyền đánh cá bị phá hỏng; cây trồng bị quật ngã, mùa màng thất thu,
Giảm nhẹ rủi ro thiên tai: là giảm thiểu hoặc hạn chế các tác động có
hại của thiên tai
Tình trạng dễ bị tổn thương: là những đặc điểm và hoàn cảnh của một
cộng đồng, môi trường hoặc tài sản dễ bị ảnh hưởng của các tác động bất lợi
từ thiên tai
Ví dụ: Người dân xây dựng nhà, công trình ở những khu vực dễ xảy ra sạt lở, lũ quét; khu vực có nhiều nhà tạm, nhà cấp 4 trong vùng bão, lũ; ngư dân đánh bắt thủy hải sản thiếu trang thiết bị đảm bảo an toàn, …
Cộng đồng: bao gồm những nhóm người dân sống trong cùng một làng
xã, thôn/bản/ấp
Đối tượng dễ bị tổn thương: là nhóm người có đặc điểm và hoàn cảnh
khiến họ có khả năng phải chịu nhiều tác động bất lợi hơn từ thiên tai so với những nhóm người khác trong cộng đồng Đối tượng dễ bị tổn thương bao gồm trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới
12 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo và người nghèo
2.1.2 Ngoại khóa và hoạt động ngoại khóa địa lí
Ngoại khóa: là hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp, không quy định
bắt buộc trong chương trình, hoạt động dựa trên sự tự nguyện tham gia của một hay số đông học sinh có hứng thú, yêu thích bộ môn và ham muốn tìm tòi, sáng tạo các nội dung học tập, dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Ngoại khóa Địa lí: là hình thức tổ chức dạy học Địa lí ngoài lớp Nội
dung của hoạt động ngoại khóa Địa lí thường liên quan đến nội dung học tập trong chương trình, phù hợp với hoàn cảnh của địa phương và đặc điểm của các em tham gia hoạt động
“Ngoại khóa Địa lí là một hình thức tổ chức dạy học góp phần tích cực vào việc nâng cao, mở rộng vốn tri thức của học sinh, rèn luyện kĩ năng Địa
lí, tăng cường hứng thú học tập bộ môn và giáo dục lòng yêu thiên nhiên đất nước Đó là một con đường để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Địa lí
Trang 6theo định hướng “…phát huy tính tự giác tích cực chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh’’ (Điều 24.2 Luật Giáo dục)”.
2.2 Thực trạng của vấn đề
Mặc dù đa số các em sống ở các huyện miền núi, những vùng dễ chịu ảnh hưởng của thiên tai và gây những thiệt hại lớn về người và tài sản nhưng các em không có nhiều kiến thức về các loại thiên tai, nguyên nhân hình thành, cơ chế hoạt động, sức ảnh hưởng… đồng thời những hiểu biết của các
em về các kĩ năng giảm thiểu rủi ro do thiên tai còn rất hạn chế
Khảo sát ban đầu bằng phiếu khảo sát (mẫu phần Phụ lục 1) trước khi
tiến hành các hoạt động ngoại khóa trên 64 em học sinh tại 2 khối lớp 8 và 9 Kết quả là:
Bảng 1: Kết quả khảo sát bước đầu
Nội dung cần nhận thức Số học sinh đạt
Một số thiên tai thường gặp tại địa
Một số kĩ năng cần đề phòng
Túi dụng cụ khẩn cấp cần có những
Em cần làm những gì trước khi
Em cần làm những gì khi thiên tai
Em cần làm những gì sau khi thiên
*Đạt yêu cầu: khi có trên 60% câu trả lời chính xác.
2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Trang 72.3.1 Hướng dẫn một số kĩ năng giảm nhẹ RRTT cần thiết.
2.3.1.1 Kĩ năng làm túi dụng cụ khẩn cấp.
*Mục tiêu:
Sau hoạt động này HS cần phải:
Biết được tầm quan trọng của công tác chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho trường hợp khẩn cấp
Hiểu được việc cần ưu tiên lựa chọn những đồ dùng thực sự cần thiết
để làm thành “túi dụng cụ khẩn cấp”
*Chuẩn bị:
Bảng lớn
Thẻ minh họa loại vật dụng cần dùng
Bảng phụ
*Tiến hành:
Chia đội: Suốt các hoạt động của chương trình ngoại khóa này HS sẽ
được trộn đều giữa 2 khối lớp và chia thành 4 đội (16HS/đội), các đội chọn các màu áo khác nhau khi tham gia hoạt động.
Treo bảng lớn chứa các tấm thẻ minh họa vật dụng có thể được sử dụng
Học sinh thảo luận để lựa chọn những đồ dùng cần thiết căn cứ vào mức độ cần kíp trong tình huống khẩn cấp
Trong vòng 1 phút, nhóm cử đại diện lên thu các tấm thẻ minh họa vật dụng được lựa chọn cho vào túi dụng cụ khẩn cấp
Yêu cầu học sinh sắp xếp thứ tự ưu tiên các đồ dùng, lựa chọn những thứ cần thiết nhất
Yêu cầu các nhóm lên trình bày và giải thích lý do tại sao lại chọn những vật dụng đó
Các nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm trình bày trả lời
Đánh giá phần trình bày, tóm tắt lại những đồ dùng cần thiết nhất và cho điểm các nhóm (đúng 1 vật dụng cộng 5 điểm, giải thích lí do lựa chọn đúng cộng 5 điểm)
Trang 8*Tổng kết:
Công dụng: Trong trường hợp khẩn cấp, chúng ta phải sơ tán nhanh ra
khỏi khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai Chúng ta thường chỉ có đủ thời gian
để mang đi những vật dụng cần thiết nhất Túi dụng cụ khẩn cấp sẽ đựng các vật dụng hữu ích giúp chúng ta sống sót
Những vật dụng cần thiết:
+ Khi bị thương hoặc bị ốm trong thời gian thiên tai xảy ra cần có
Thuốc, dụng cụ cứu thương hoặc túi cứu thương.
+ Nếu thiên tai xảy ra vào ban đêm, cần phải có đèn pin
+ Khi bị đói: Thực phẩm khô như bánh lương khô, bích quy, thực
phẩm đóng hộp hoặc mì tôm sẽ giú́p ích
+ Bão, lụt có thể phá hủy đường ống nước, hoặc làm ô nhiễm giếng
nước, nên chuẩn bị nước sạch để uống.
+ Diêm hay bật lửa để nhóm lửa để sưởi ấm hoặc nấu ăn.
+ Bát, đũa, thìa và một số dụng cụ cá nhân như khăn mặt, bàn chải, quần áo sẽ làm cho em thoải mái hơn.
+ Thiên tai có thể sẽ phá hỏng nhà cửa, vì vậy, nên mang theo những
giấy tờ quan trọng của gia đình Những giấy tờ này nên gói trong túi ni lông để tránh bị ẩm ướt.
+ Ngoài ra, một số người có thể mang theo những vật dụng khác như
tiền, sổ tay… vì những thứ đó quan trọng với họ Nhưng điều quan trọng nhất
là các em phải nhớ Nên làm gì và Không nên làm gì khi có thiên tai Nếu
nhà của các em nằm trong khu vực bị tác động bởi thiên tai và các em đã ở
nơi an toàn thì các em không nên quay lại để lấy tú́i dụng cụ khẩn cấp nữa.
2.3.1.2 Kĩ năng làm bao cát.
*Mục tiêu
Học sinh phải biết những tác dụng của bao cát để giảm nhẹ rủi ro do bão và lũ lụt gây ra, bao gồm:
+ Đặt bao cát lên mái nhà để chống tốc mái do gió lớn (khi có bão)
Trang 9+ Xếp bao cát trước cổng hoặc cửa chính để ngăn dòng nước tràn vào (lũ lụt)
+ Xếp bao cát gia cố dọc bờ sông để ngăn nước tràn (lũ lụt)
Yêu cầu học sinh xác định xem có điểm nào trong trường cần đặt bao cát để tăng cường sức chống chịu với bão
*Chuẩn bị:
Cát
Bao lớn đựng cát
Xẻng
*Hướng dẫn cách làm bao cát
Cho cát vào bao: Khoảng 1/2 bao (Hình 1)
Cách buộc hoặc khâu bao cát: (Hình 2, 3, 4)
Cách đặt bao cát:
+ Đặt bao cát chống tốc mái nhà do gió bão:
Đối với nhà có độ dốc mái lớn, dùng các bao cát đóng lỏng có trọng lượng từ 15-20kg, nối với nhau bằng dây và đặt vắt qua mái nhà, sao cho các bao cát nằm sát trên đầu tấm lợp hoặc mép tiếp giáp của các tấm lợp Khoảng cách giữa các bao cát là 1,5m ở vùng giữa mái và 1,0m ở xung quanh Tốt nhất đặt gần các xà gồ hoặc vì kèo
Hình 5
Trang 10Hình 8 Giảm thiểu tốc mái nhà có độ dốc lớn bằng bao cát
Đối với nhà có độ dốc mái nhỏ, làm tương tự như trên nhưng không cần dùng dây nối các bao cát lại với nhau mà đặt các bao cát với đầu buộc nằm
dưới (hình 5) vào 3 vị trí trọng yếu gần mép mái, ở các điểm nối giữa các lá tôn và vào đỉnh mái tôn.
Hình 9 Giảm thiểu tốc mái nhà có độ dốc nhỏ bằng bao cát
+ Đặt bao cát ngăn nước: xếp các bao cát chồng lên nhau và so le với
nhau.
*Thực hiện:
Hình 10 Cách xếp bao cát ngăn lũ ven sông Hình 11 Cách xếp bao cát ngăn nước
tại hộ gia đình
Trang 11 Mỗi nhóm tự chia đội hình thành 8 cặp vận động viên xếp theo thứ tự tại vạch xuất phát
Khi giáo viên hô xuất phát, lần lượt từng cặp vận động viên của các đội chạy về phía đống cát, thực hiện các động tác cho cát vào bao, cột bao cát và đặt bao cát vào các vị trí được quy định sẵn của đội mình đúng cách
Trong vòng 5 phút, đội nào làm được nhiều bao cát hơn và đặt bao cát đúng cách hơn sẽ là đội chiến thắng
2.3.2 Một số kỹ năng, biện pháp và hoạt động để giảm nhẹ rủi ro từ một
số loại thiên tai cơ bản tại địa phương.
2.3.2.1 Nhận diện một số loại thiên tai thường gặp tại địa phương
*Chuẩn bị:
Địa điểm: nhà đa chức năng.
Thời gian: 60 phút.
Phương tiện: máy chiếu, nội dung các loại thiên tai thể hiện trên power
point, âm thanh (loa, mic)
*Mục tiêu:
HS nắm được các loại thiên tai thường gặp tại địa phương
HS nắm được thông tin về các loại thiên tai
*Tiến hành:
Giáo viên đặt câu hỏi: Với vị trí nằm tại Tây Nguyên, địa hình chủ yếu
là đồi núi, đất Feralit vụn bở… theo em huyện Krông Nô thường xảy ra những loại thiên tai nào?
Giáo viên trình bày dưới dạng bài giảng về thiên tai, giới thiệu và cung cấp thông tin về các loại thiên tai:
+ Đặc điểm
+ Điều kiện hình thành
+ Thiệt hại có thể gây ra
+ Những vùng bị ảnh hưởng
*Trò chơi vận dụng:
Trang 12Giáo viên tiến hành chiếu các hình ảnh khác nhau về một loại thiên tai
và yêu cầu học sinh đoán xem đó là loại thiên tai gì? Những vùng nào có thể
bị ảnh hưởng? Học sinh nào đoán nhanh và chính xác nhất sẽ nhận được 1 phần quà
*Tổng kết:
Các loại thiên tai thường gặp tại địa phương: Bão, lũ lụt, sạt lở
Thông tin về các loại thiên tai: Thông tin phản hồi phần Phụ lục 2.
2.3.2.2 Nâng cao năng lực giảm nhẹ RRTT
Việc nâng cao ý thức và năng lực giảm nhẹ rủi ro thiên có thể làm được thông qua nhiều biện pháp như nâng cao nhận thức cho học sinh về những việc nên làm trước, trong và sau thiên tai
*Chuẩn bị:
Địa điểm: nhà đa chức năng.
Thời gian: 60 phút.
Phương tiện: máy chiếu, âm thanh (loa, mic), giấy rôki, bút lông, nội
dung hướng dẫn các việc cần làm trước, trong và sau thiên tai thể hiện trên power point
*Tiến hành:
Giáo viên tiến hành chia tất cả 64 học sinh tham gia ra thành 3 nhóm (1 nhóm 22 học sinh và 2 nhóm 21 học sinh) ngồi thành 3 khu vực khác nhau
Giáo viên chiếu lên bảng cách hoạt động cần làm trước, trong và sau
khi xảy ra thiên tai (Phần phụ lục )
Yêu cầu học sinh dựa vào những nội dung của slide, nội dung đã nghiên cứu ở phần nhận diện các loại thiên tai xảy ra tại địa phương, trả lời các câu hỏi:
+ Trước khi thiên tai xảy ra, học sinh nên làm gì?
+ Trong khi thiên tai xảy ra, học sinh nên làm gì?
+ Sau thiên tai, học sinh nên làm gì?
Học sinh thảo luận nhóm (15 phút) và viết câu trả lời ra giấy roki
+ Nhóm 1: thảo luận về những việc cần làm khi xảy ra dông lốc
Trang 13+ Nhóm 2: thảo luận về những việc cần làm khi xảy ra lũ lụt
+ Nhóm 3: thảo luận về những việc cần làm khi xảy ra sạt lở đất đá
Gợi ý: học sinh có thể chia nhỏ nhóm của mình, mỗi nhóm nhỏ thảo
luận trả lời 1 câu hỏi
*Tổng kết:
Giáo viên mời các nhóm lên thuyết trình và kết luận những việc cần làm trước, trong và sau thiên tai Giáo viên kết hợp với kế hoạch phòng, tránh thiên tai trong trường học Giáo viên trao đổi và tổng kết những hoạt động trước, trong và sau một loại hình thiên tai cụ thể ở địa phương mà học sinh có
thể thực hiện tại trường học và gia đình (Thông tin tổng kết – phần phụ lục)
2.4 Kết quả đạt được
Đề tài đã đạt được một số kết quả bước đầu là:
Đa số học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động được giáo viên đưa
ra, kể cả những em trước đây thụ động, ít nói và ít tham gia hoạt động Điều
đó chứng tỏ các hoạt động ngoại khóa địa lí lần này thực sự hấp dẫn, thu hút được học sinh tham gia
Đa số các em đã tham gia thực hành các kĩ năng giảm nhẹ RRTT như
kĩ năng làm bao cát, làm túi dụng cụ khẩn cấp… và đã có khả năng vận dụng vào đời sống Trong quá trình hoạt động ngoại khóa các em còn rèn luyện được thêm các kĩ năng khác như kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình…
Việc chia nhóm xáo trộn 2 khối lớp khiến các em ban đầu có gặp khó khăn, nhưng nhanh chóng làm quen, thích nghi và càng những hoạt động về sau càng hợp tác tốt với nhau hơn Sau hoạt động ngoại khóa và trở về lớp học, các em có sự gắn bó và đoàn kết với nhau hơn
Tiến hành khảo sát lại bằng mẫu phiếu khảo sát cũ sau khi đã tiến hành
các hoạt động ngoại khóa trên 64 em học sinh tại 2 khối lớp 8 và 9 Kết quả là:
Bảng 2: Kết quả khảo sát sau khi tiến hành cách hoạt động ngoại khóa