Trong những năm gần đây đã xuất hiện ngày càng nhiều các công trình nghiên cứu về pháp luật cạnh tranh trong đó có pháp luật về kiểm soát độc quyền, có thể kể đến như: hai đề tài nghiên
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHAN THỊ VÂN HỒNG
ĐỘC QUYỀN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT ĐỘC QUYỀN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS.Nguyễn Như Phát
HÀ NỘI - 2005
Trang 2MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ Lí LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐỘC QUYỀN VÀ
PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT ĐỘC QUYỀN 5 1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về độc quyền 5
1.1.1 Cạnh tranh và xu hướng độc quyền hoá của cạnh tranh
1.1.2 Khái niệm độc quyền và các dạng biểu hiện của độc quyền 11 1.1.3 Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát độc quyền 16 1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật kiểm soát độc
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỘC QUYỀN VÀ PHÁP
LUẬT KIỂM SOÁT ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 28
2.1.1 Các dạng biểu hiện của độc quyền trong nền kinh tế
2.1.2 Độc quyền nhà nước - nét đặc thù của độc quyền trong
2.2 Pháp luật về kiểm soát độc quyền ở Việt Nam hiện nay 40
2.2.1 Các quy định pháp luật liên quan đến kiểm soát độc
2.2.2 Các quy định của Luật cạnh tranh 2004 liên quan đến
2.3 Một số vấn đề về đảm bảo thực thi các quy định pháp luật
2.4 Một số đề xuất ban đầu liên quan đến pháp luật kiểm soát độc
quyền và thực thi pháp luật kiểm soát độc quyền ở Việt Nam
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Từ năm 1986, nước ta tiến hành chuyển đổi nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị trường, theo đó quyền tự do kinh doanh được ghi nhận trong Hiến pháp 1992 đã đặt cơ sở pháp lý quan trọng cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu trong nền kinh tế Thực tế, cạnh tranh đã đóng vai trò là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế nước ta có được tốc độ phát triển khá cao và khá ổn định
Tuy nhiên, trong những năm qua, thực tiễn cho thấy là đã xuất hiện
và phát triển ngày càng phức tạp, tinh vi những hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh, đặc biệt là những hành vi hạn chế cạnh tranh đang ngày càng gây thiệt hại cho người tiêu dùng, cho nền kinh tế, cho xã hội
Trước tình hình đó, Nhà nước ta đã tiến hành nhiều biện pháp kiểm soát độc quyền trong nền kinh tế thị trường trong đó quan trọng nhất là việc ban hành pháp luật kiểm soát độc quyền nhằm bảo vệ cạnh tranh Trước khi Luật cạnh tranh 2004 được Quốc hội ban hành, các quy định pháp luật về kiểm soát độc quyền nằm rải rác trong một số văn bản pháp luật khác nhau về các lĩnh vực cụ thể khác nhau Các quy định pháp luật này nhìn chung là chưa đủ sức kiểm soát độc quyền, bảo vệ cạnh tranh Luật cạnh tranh 2004 ra đời là một bước phát triển mới về chất trong lĩnh vực pháp luật cạnh tranh nói chung, pháp luật về kiểm soát độc quyền nói riêng Sự ra đời của Luật cạnh tranh 2004 cũng thể hiện sự chủ động tích cực trong chủ trương hội nhập của Đảng và Nhà nước ta với thế giới
Tuy nhiên, pháp luật chống độc quyền là một lĩnh vực pháp luật còn rất mới mẻ ở nước ta cả trên phương diện lý thuyết và phương diện thực tiễn Việc đưa được các quy định pháp luật kiểm soát độc quyền vào thực tiễn đang là một công việc đỏi hỏi nhiều nỗ lực, quyết tâm của nhiều chủ thể trong xã hội Nghiên cứu về độc quyền và pháp luật kiểm soát độc quyền ở Việt Nam do vậy là cần thiết và có ý nghĩa Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Độc quyền và pháp luật về kiểm soát độc quyền ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình
Trang 4Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây đã xuất hiện ngày càng nhiều các công trình nghiên cứu về pháp luật cạnh tranh trong đó có pháp luật về kiểm soát
độc quyền, có thể kể đến như: hai đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương về “Vấn đề khuyến khích cạnh tranh và kiểm soát độc quyền” (năm 1993 và 1995); Chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan về “Các giải pháp kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế của Việt Nam” (9/1996); Luận án Tiến sĩ “Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam” của Đặng Vũ Huân (năm 2002); Chuyên đề về cạnh tranh, chống cạnh tranh bất hợp pháp và kiểm soát độc quyền” của Đặng Vũ Huân, Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp (năm 1996); Kỷ yếu Dự án VIE/94/003, Tập IV, phần 1, “Pháp luật về cạnh tranh”, Bộ Tư pháp (năm 1998); “Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” của Tiến sĩ Nguyễn Như Phát, Thạc sĩ Bùi Nguyên Khánh, NXB Công an nhân dân năm 2001 Các bài viết chuyên khảo của các tác giả về chính sách cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật thuộc Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật; Tạp chí Dân chủ và Pháp luật thuộc Bộ Tư pháp, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp thuộc Văn phòng Quốc hội Kể từ khi Luật cạnh tranh 2004 được ban hành cũng đã bắt đầu có một số công trình tìm hiều về nội dung của Luật như “Những nội dung cơ bản của Luật cạnh tranh”, Vụ công tác lập pháp, NXB Tư pháp 2005; Nguyễn Văn Cương, “Chuyên đề Nghiên cứu tiêu chí đánh giá tính bất hợp pháp của các-ten trong luật cạnh tranh của Hoa Kỳ, Cộng đồng Châu Âu, Nhật Bản và một số bình luận về Luật cạnh tranh của Việt Nam”, Thông tin khoa học pháp lý, Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp Tháng 12/2004
Đối với các công trình viết trước khi Luật cạnh tranh 2004 được ban hành, các công trình chủ yếu đề cập đến nhu cầu ban hành luật cạnh tranh
ở Việt Nam và xây dựng mô hình luật cạnh tranh của Việt Nam Đối với các công trình được công bố sau khi Luật cạnh tranh 2004 được ban hành, các công trình này chủ yếu mang tính giới thiệu toàn bộ nội dung của Luật hoặc chỉ đề cập đến một khía cạnh cụ thể của Luật Cho đến nay chưa có
Trang 5công trình nào nghiên cứu toàn diện pháp luật về kiểm soát độc quyền ở
Việt Nam hiện nay Do vậy, “Độc quyền và pháp luật về kiểm soát độc
quyền ở Việt Nam hiện nay” là một công trình độc lập của tác giả
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Phân tích những vấn đề lý luận về độc quyền và các dạng biểu hiện
của nó trong nền kinh tế thị trường, về pháp luật kiểm soát độc quyền;
- Phân tích thực tiễn về độc quyền và thực trạng của pháp luật kiểm
soát độc quyền ở Việt Nam hiện nay trong đó đi sâu phân tích nội dung của
những quy định về kiểm soát độc quyền của Luật cạnh tranh 2004;
- Bước đầu đưa ra một số kiến nghị về các quy định kiểm soát độc
quyền của Luật cạnh tranh 2004 và về một số vấn đề trong công tác thực
thi lĩnh vực pháp luật này
Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện Luận văn là:
phương pháp biện chứng duy vật; phương pháp lịch sử; phân tích, tổng hợp; so
sánh
Kết quả mới đạt được của Luận văn:
Đề tài đã nghiên cứu một cách tương đối hệ thống và toàn diện về
những vấn đề lý luận cơ bản về độc quyền và pháp luật về kiểm soát độc
quyền, phân tích, đánh giá thực trạng độc quyền và pháp luật kiểm soát độc
quyền ở nước ta hiện nay; kết hợp với việc nghiên cứu mang tính chất tham
khảo kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực này của một số nước, từ
đó bước đầu đưa ra một số kiến nghị về các quy định pháp luật về kiểm soát
độc quyền của Luật cạnh tranh 2004 và về công tác thực thi lĩnh vực pháp luật
này
Bố cục và nội dung cơ bản của Luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
được kết cấu thành 3 chương với nội dung cơ bản như sau:
Chương 1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về độc quyền và pháp luật kiểm soát
độc quyền 1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về độc quyền
1.1.1 Cạnh tranh và xu hướng độc quyền hoá của cạnh tranh trong
Trang 62.2 Pháp luật về kiểm soát độc quyền ở Việt Nam hiện nay
2.2.1 Các quy định pháp luật liên quan đến kiểm soát độc quyền trong những lĩnh vực cụ thể
2.2.2 Các quy định của Luật cạnh tranh 2004 liên quan đến kiểm soát độc quyền
2.3 Một số vấn đề về đảm bảo thực thi các quy định pháp luật kiểm soát
độc quyền
2.4 Một số đề xuất ban đầu liên quan đến pháp luật kiểm soát độc quyền
và thực thi pháp luật kiểm soát độc quyền ở Việt Nam hiện nay
Trang 7CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ Lí LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐỘC QUYỀN VÀ
PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT ĐỘC QUYỀN
1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về độc quyền
1.1.1 Cạnh tranh và xu hướng độc quyền hoá của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Cho đến nay, về mặt kinh tế, đa số các quốc gia trên thế giới đều đi theo con đường kinh tế thị trường Thừa nhận nền kinh tế thị trường cũng
đồng nghĩa với việc thừa nhận các quy luật của nó, trong đó có quy luật cạnh tranh vốn là một trong những quy luật cơ bản nhất và chi phối mạnh
mẽ nhất mọi hoạt động của nền kinh tế thị trường Nhận thức cho được quy luật cạnh tranh, những vấn đề liên quan đến cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là vô cùng cần thiết đối với Nhà nước, chủ thể có nhiệm vụ điều tiết nền kinh tế, và đối với các thành phần trong nền kinh tế thị trường với tư cách là các chủ thể trực tiếp tham gia vào các quá trình cạnh tranh
Về mặt thuật ngữ, cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua để giành ưu thế về phía mình trong một lĩnh vực nào đó Theo cuốn Từ điển kinh doanh xuất bản năm 1992 ở Anh, cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa như sau: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình” [14, Tr 17] Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, cạnh tranh là “hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất ”.[15, Tr 357]
Dưới góc độ kinh tế, cạnh tranh được hiểu là sự chạy đua hay ganh
đua của các thành viên của một thị trường hàng hoá, sản phẩm cụ thể nhằm mục đích lôi kéo về phía mình ngày càng nhiều khách hàng, thị trường và thị phần của một thị trường cụ thể
Một khái niệm quan trọng cần được xác định trong khi nghiên cứu, xây dựng và thực thi pháp luật cạnh tranh là khái niệm thị trường liên quan Khái niệm thị trường liên quan, là khái niệm quan trọng vì cạnh tranh chỉ
Trang 8diễn ra trên những thị trường cụ thể, đây cũng là cơ sở để xác định thị phần
và các yếu tố quan trọng khác trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh,
độc quyền và pháp luật cạnh tranh
Một cách khái quát, thị trường liên quan là nơi mà cạnh tranh diễn
ra Có thể hiểu thị trường liên quan là một thị trường được xác định bởi các yếu tố: sản phẩm (hàng hoá, dịch vụ) và khu vực địa lý của sản phẩm
Về yếu tố sản phẩm, đây là một tiêu chí quan trọng cho việc xác
định thị trường liên quan Về lý luận cũng như kinh nghiệm của các nước
có truyền thống về luật cạnh tranh, để xác định thị trường liên quan, người
ta phải xác định cho được các hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau một cách hợp lý hay không Tuy nhiên, để xác định cho được khả năng thay thế cho nhau một cách hợp lý giữa các hàng hóa hay dịch vụ cụ thể không phải là điều đơn giản Thông thường, để làm được điều này, người ta căn cứ vào tổng thể nhiều tiêu chí như đặc điểm của sản phẩm, mục đích sử dụng của người tiêu dùng, chi phí, giá thành sản phẩm trong đó, các nước khác nhau nhấn mạnh đến những tiêu chí khác nhau Chẳng hạn, Hoa Kỳ nhấn mạnh đến 3 yếu tố là: các tính toán về chi phí dự đoán để thay thế sản phẩm; ý kiến đánh giá của các chuyên gia kinh tế; dữ liệu từ nghiên cứu thị trường Trong khi đó, CHLB Đức thường tham khảo ý kiến của người tiêu dùng mà xác định sản phẩm có thể thay thế được chức năng của nhau hay không [16, Tr 747-749]
Một yếu tố quan trọng khác để xác định thị trường liên quan là khu vực địa lý Đó là giới hạn không gian mà các hành vi cạnh tranh có tác
động đáng kể đến các chủ thể tham gia cạnh tranh Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể mà trên đó hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế được cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và khu vực địa lý này phải có sự khác biệt đáng kể với khu vực địa lý lân cận
Ví dụ, khi Tổng công ty bưu chính viễn thông yêu cầu các doanh nghiệp thành viên thống nhất mức cước điện thoại di động tối thiểu thì thỏa thuận khống chế giá của các doanh nghiệp này chỉ có tác động trên thị trường Việt Nam ; khi Hiệp hội taxi Hà Nội thỏa thuận khống chế giá, thỏa thuận sử dụng loại xe giữa các doanh nghiệp thành viên thì các thỏa thuận này chỉ có hiệu lực trên thị trường Hà Nội mà không
ảnh hưởng đáng kể đến thị trường của các khu vực địa lý khác
Trang 9Cạnh tranh là hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường Với tư cách
là động lực phát triển nội tại của nền kinh tế, cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại dưới những tiền đề kinh tế và pháp lý nhất định mà những tiền đề chỉ có thể có trong điều kiện của nền kinh tế thị trường Về phương diện kinh tế, cạnh tranh được hình thành trên cơ sở tiền đề là: có sự tham gia của các thành viên thương trường, có sự chạy đua vì mục đích kinh tế trên cơ sở mâu thuẫn về lợi ích giữa các thành viên đó và chúng đều diễn ra trên một thị trường hàng hoá cụ thể Xét về phương diện pháp lý, cạnh tranh chỉ có thể diễn ra trong điều kiện pháp luật thừa nhận và bảo hộ tính đa dạng của các loại hình sở hữu, khi tự do thương mại và theo đó là tự do kinh doanh,
tự do khế ước và quyền tự chủ của các cá nhân được hình thành và đảm bảo Cạnh tranh cũng chỉ diễn ra khi không có bất kì một quy định hay hành vi nào ngăn cản sự nhập cuộc của các doanh nghiệp tiềm năng [17,
Tr 5]
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là động lực phát triển kinh
tế Nó tác động đến mọi hành vi của các chủ thể tham gia thương trường, tác động đến lợi ích của người tiêu dùng, tác động đến sự phát triển khoa học công nghệ cũng như toàn bộ nền sản xuất Để có thể thấy được tác
động của cạnh tranh đối với nền kinh tế thị trường, chúng ta cũng cần xem xét cạnh tranh trong mối liên hệ với hợp tác, một khái niệm dường như đối nghĩa với cạnh tranh, triệt tiêu cạnh tranh
Cạnh tranh với tính cách là quy luật khách quan của kinh tế thị trường luôn thôi thúc các chủ thể kinh doanh không ngừng tranh đua với nhau nhằm thu hút ngày càng nhiều thị phần và khách hàng về phía mình
Để đạt được mục đích đó, các chủ thể kinh doanh phải tích cực cải tiến
kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đổi mới phương thức quản lý kinh doanh, tìm mọi cách nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm Như vậy, trong cơ chế thị trường, chỉ những doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả mới có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp không chịu được sức ép của cạnh tranh sẽ phải thu hẹp sản xuất và dần rút khỏi thị trường Nói cách khác, cạnh tranh làm cho nền kinh tế luôn có khả năng cơ cấu lại một cách năng động
Một lợi ích to lớn khác của cạnh tranh là cạnh tranh thúc đẩy sự
Trang 10phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm (vốn, nguyên liệu, nhiên liệu, sức lao động, tài sản trí tuệ, công nghệ ) Điều này thể hiện trong quá trình cạnh tranh là các nguồn lực khan hiếm chỉ tìm đến với những doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả trên nguyên tắc thỏa thuận của cơ chế thị trường (trong cơ chế thị trường, việc phân bổ các nguồn lực dựa trên cơ sở
ưng thuận, và do vậy, nguồn lực sẽ tìm đến với doanh nghiệp nào có khả năng trả giá cao nhất – khác với trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa mang tính mệnh lệnh, việc phân bổ các nguồn lực khan hiếm dựa trên cơ sở mệnh lệnh, và do vậy có nhiều khả năng gây lãng phí trong việc sử dụng nguồn lực)
Trên cơ sở các lợi ích to lớn của cạnh tranh nói trên, các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ và ngày càng được cải tiến về công nghệ, kỹ thuật sẽ được cung ứng cho người tiêu dùng và xã hội Như vậy, xã hội và người tiêu dùng sẽ được lợi từ cạnh tranh trong nền kinh tế
Mặt khác, lợi nhuận và sự sống còn cũng có thể thúc đẩy các chủ thể kinh doanh thực hiện các thủ pháp cạnh tranh gian dối, lừa đảo đi ngược lại các nguyên tắc xã hội, tập quán và truyền thống kinh doanh lành mạnh, xâm phạm lợi ích của các chủ thể kinh doanh khác, lợi ích của người tiêu dùng, gây lãng phí của cải và các nguồn lực xã hội Đây chính là hiện tượng mà pháp luật cần ngăn cản
Cùng với mục đích tối đa hoá lợi nhuận của các doanh nghiệp, cạnh tranh còn có tác dụng đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung tư bản diễn
ra không đều ở các ngành, lĩnh vực khác nhau, tạo ra tiền đề vật chất cho
sự hình thành các doanh nghiệp có khả năng khống chế thị trường, tiến tới
độc quyền ở thị trường đó Các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách phát triển tiềm lực cạnh tranh của mình trên thương trường, có thể là phát triển tiềm lực tự có hoặc liên kết cùng với các đối thủ cạnh tranh khác để có thể vô hiệu hóa các đối thủ cạnh tranh khác, khống chế thị trường Có nhiều hình thức liên kết ở các mức độ khác nhau, các doanh nghiệp hoặc thoả thuận với nhau nhằm ấn định giá mua bán hàng hoá, chủng loại, sản lượng cung ứng hàng hoá, dịch vụ, trình độ công nghệ, phân chia thị trường hoặc tiến hành sáp nhập, hợp nhất để hình thành một doanh nghiệp mới có thị phần lớn hơn Khi đã ở vị trí độc quyền, doanh nghiệp độc quyền sẽ dễ dàng loại
Trang 11bỏ các đối thủ cạnh tranh khác để duy trì vị trí độc tôn của mình, tự ý tăng giá bán hàng hoá, dịch vụ, lũng đoạn thị trường, thu lợi nhuận độc quyền Như vậy, từ chỗ là hệ quả tất yếu của cạnh tranh - động lực thúc đẩy nền kinh tế, độc quyền quay trở lại hạn chế, cản trở, thậm chí triệt tiêu cạnh tranh, làm sai lệch quy luật cạnh tranh, thay đổi cơ cấu thị trường, ảnh hưởng đến sự vận hành bình thường của thị trường Vì lí do đó, độc quyền
được coi là một trong những khuyết tật lớn nhất của kinh tế thị trường
Ngoài ra, cạnh tranh còn đẩy mạnh sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, những doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh sẽ gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thậm chí đi đến phá sản, người lao động có thể bị mất việc do doanh nghiệp liên tục áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc
do doanh nghiệp gặp khó khăn trong cạnh tranh và đi đến phá sản
Như vậy, cạnh tranh là động lực phát triển của nền kinh tế, là một trong những yếu tố quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội Nhưng có phải mọi hành vi, hiện tượng cản trở cạnh tranh, triệt tiêu cạnh tranh đều có tác động tiêu cực đến nền kinh tế? Sự hợp tác giữa các đối thủ cạnh tranh làm triệt tiêu cạnh tranh có bao giờ mang lại hiệu quả cho nền kinh tế hay không?
Từ góc độ người trong cuộc, không phải bao giờ hợp tác cũng mang lại hiệu quả hơn cạnh tranh và tương tự, không phải bao giờ cạnh tranh cũng mang lại hiệu quả hơn hợp tác, cho dù, như đã được đúc kết, cạnh tranh luôn là trò chơi trong đó có bên thắng bên thua (win-lose game), còn hợp tác là trò chơi các bên đều thắng (win-win game) Chẳng hạn, khi các nhà xuất nhập khẩu trong một quốc gia cùng kinh doanh các mặt hàng giống nhau hoặc tương tự nhau cạnh tranh mang tính chất tranh mua cướp bán với nhau, tạo điều kiện cho các nhà tư bản nước ngoài ép giá thì cạnh tranh có thể không mang lại lợi ích cho các nhà xuất nhập khẩu đó; hoặc khi các doanh nghiệp hợp tác với nhau, không phải bao giờ họ cũng nghĩ là
họ sẽ có lợi trong hợp tác khi họ tin rằng, với sức mạnh của mình khi cạnh tranh, họ sẽ được phần lợi nhuận lớn hơn so với việc hợp tác để chia sẻ lợi nhuận
Nhìn từ góc độ lợi ích xã hội, lợi ích của người tiêu dùng, cũng cần phải căn cứ vào những trường hợp cụ thể để kết luận cạnh tranh thì tốt hơn
Trang 12hay hợp tác thì tốt hơn Điều này xuất phát từ đặc tính hai mặt của cạnh tranh và hợp tác Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và cho người tiêu dùng, nhưng cạnh tranh luôn có xu hướng độc quyền hóa, làm xuất hiện những doanh nghiệp có quyền lực thị trường Những doanh nghiệp này sẽ quay trở lại bóc lột người tiêu dùng và cản trở sự phát triển của xã hội bằng vị trí thống lĩnh thị trường hay vị trí độc quyền của mình Đối với hợp tác, hợp tác để lũng đoạn thị trường, có thể gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội, nhưng hợp tác có thể mang lại lợi ích cho người tiêu dùng
và xã hội trong nhiều trường hợp, ví dụ như trong các dự án đầu tư nghiên cứu và phát triển cần vốn lớn, độ rủi ro cao mà không có hoặc rất hiếm doanh nghiệp đủ sức gánh chịu một mình Hợp tác cũng mang lại hiệu quả hơn là cạnh tranh trong các trường hợp hiệu quả kinh tế đạt được do tăng quy mô (economy of scale) hoặc hiệu quả kinh tế đạt được do mở rộng phạm vi (economy of scope) Hiệu quả kinh tế đạt được do quy mô là trường hợp năng suất tăng lên hoặc chi phí sản xuất giảm đi do doanh nghiệp tăng quy mô sản xuất Trong trường hợp này, chẳng hạn, khi doanh nghiệp mua hàng hóa hay dịch vụ với số lượng lớn có thể được giảm giá cho đầu vào của sản xuất Hiệu quả kinh tế đạt được do mở rộng phạm vi là trường hợp hiệu quả đạt được do doanh nghiệp sản xuất gồm nhiều loại hàng hóa khác nhau hơn là việc các loại hàng hóa khác nhau đó được sản xuất bởi nhiều doanh nghiệp khác nhau
Như vậy, có thể thấy, không phải mọi hiện tượng cạnh tranh hay mọi hiện tượng hợp tác là tốt hay xấu cho nền kinh tế, cho người tiêu dùng Nó cũng là cơ sở quan trọng cho việc hoạch định chính sách cạnh tranh, thiết
kế pháp luật cạnh tranh cho phù hợp để đạt được hiệu quả điều chỉnh, mang lại lợi ích cho nền kinh tế Cạnh tranh cần được bảo vệ như bảo vệ một
động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, nhưng điều đó không có nghĩa là phải triệt tiêu mọi hình thức hợp tác trong kinh doanh Pháp luật cạnh tranh cần quy định những hình thức hợp tác nào là bị cấm, được cho phép có điều kiện và những trường hợp nào được miễn trừ vì những căn cứ luật định trong đó có một căn cứ quan trọng là tính hiệu quả của chúng trong nền kinh tế
Nhận thức được những lợi ích của cạnh tranh cũng như tác động tiêu
Trang 13cực của độc quyền, nhiều quốc gia đã xây dựng chính sách điều tiết cạnh tranh, kiểm soát độc quyền nhằm các mục tiêu: tạo nền tảng để duy trì cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới công nghệ và nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo
đảm công bằng, trung thực trong kinh doanh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời ngăn ngừa sự hình thành độc quyền và hạn chế tình trạng lạm dụng sức mạnh để thao túng thị trường
1.1.2 Khái niệm độc quyền và các dạng biểu hiện của độc quyền
Kinh tế học từ lâu đã nghiên cứu cấu trúc thị trường (market structure) và chia cấu trúc này thành 4 loại chính: cạnh tranh hoàn hảo (perfect competition); cạnh tranh có tính độc quyền (monopolistic competition); độc quyền nhóm (oligopoly); và độc quyền (monopoly) Trong số đó, cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền là hai hình thái thị trường
đối cực với nhau Yếu tố căn bản để phân biệt các hình thái thị trường này
là mức độ của khả năng kiểm soát giá cả của nhà cung cấp hàng hóa hay dịch vụ trên thị trường Khả năng kiểm soát giá cả này thường được gọi
là quyền lực thị trường (market power) Một doanh nghiệp được coi là có quyền lực thị trường khi doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm của mình trên thị trường nhưng tổng lợi nhuận thu về vẫn tăng lên (thông thường, khi một doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm của mình thì sản lượng bán
ra sẽ giảm đi, tổng lợi nhuận có thể giảm đi hoặc tăng lên)
Cạnh tranh hoàn hảo là một hình thái thị trường trong đó có nhiều người mua và nhiều người bán cùng tham gia thị trường, các sản phẩm trong thị trường nhìn chung là đồng nhất hoặc được chuẩn tắc hóa, việc gia nhập hoặc rút khỏi thị trường được diễn ra tự do, thông tin thị trường mang tính minh bạch Như vậy, trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, tất cả người bán và người mua đều có quy mô quá nhỉ so với quy mô của thị trường nên không ai có thể có khả năng quyết định hoặc ảnh hưởng đến giá của sản phẩm trên thị trường, tức là không ai có khả năng có quyền lực thị trường Tất cả họ đều là những người chấp nhận giá chứ không phải là những người
ấn định giá
Độc quyền là hình thái thị trường trong đó chỉ có một người bán duy nhất Doanh nghiệp này không phải cạnh tranh với bất cứ đối thủ cạnh tranh nào trong việc bán sản phẩm của mình trên thị trường Với mong
Trang 14muốn tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền sẽ ấn định giá độc quyền sản phẩm ở mức mà mình sẽ thu được lợi nhuận nhiều nhất Kết quả
là người tiêu dùng và xã hội phải gánh chịu giá cả sản phẩm ở mức cao Mặt khác, doanh nghiệp độc quyền không phải gánh chịu sức ép của cạnh tranh, do đó không có nhu cầu phải cải tiến chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất
Cạnh tranh có tính chất độc quyền là hình thái cấu trúc thị trường trong đó có khá lớn các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh nhưng các sản phẩm mà các doanh nghiệp cung cấp cho thị trường là có sự khác biệt tương đối dù chúng có những điểm giống nhau để có thể xếp chung vào một thị trường
Độc quyền nhóm là hình thái cấu trúc thị trường trong đó có một số ít các doanh nghiệp có khả năng chi phối một thị trường cụ thể ở hình thái thị trường này có tồn tại cạnh tranh, nhưng là cạnh tranh giữa một số ít các doanh nghiệp
Như vậy, dưới góc độ kinh tế học, độc quyền được hiểu là hình thái thị trường trong đó một doanh nghiệp duy nhất bán một sản phẩm mà không có một sản phẩm thay thế gần giống với nó Việc thâm nhập vào ngành sản xuất sản phẩm này rất khó khăn hoặc không thể được [18, Tr 207] Khái niệm này dùng để chỉ hình thái độc quyền thuần tuý mà cho đến nay loại hình thị trường này không còn tồn tại ở bất kỳ một nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khái niệm độc quyền đã có nhiều điểm tiến triển Độc quyền có thể do một doanh nghiệp nắm giữ, cũng có thể do một nhóm các doanh nghiệp cùng nắm giữ Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng độc quyền: là kết quả tất yếu của cạnh tranh gay gắt không có sự điều tiết dẫn đến tập trung, tích tụ kinh tế;
do đặc thù của công nghệ sản xuất sản phẩm; do sự thông đồng ngầm giữa các doanh nghiệp ở trong ngành; do những cản trở đối với việc nhập cuộc của các doanh nghiệp tiềm năng; hoặc do Nhà nước quyết định nắm giữ
độc quyền ở một lĩnh vực nào đó nhằm phục vụ lợi ích chung của xã hội hoặc vì an ninh quốc gia Tương ứng, độc quyền cũng có nhiều dạng biểu hiện khác nhau: độc quyền là kết quả của việc sáp nhập, hợp nhất các
Trang 15doanh nghiệp; độc quyền tự nhiên; độc quyền là hậu quả của thủ pháp thông đồng ngầm giữa các doanh nghiệp về giá, sản lượng, khách hàng, thị trường tiêu thụ ; độc quyền do sự tồn tại của những vật cản đối với khả năng nhập cuộc của các doanh nghiệp tiềm năng và độc quyền nhà nước Một cách khái quát, độc quyền có những dạng biểu hiện như sau:
- Thoả thuận hạn chế cạnh tranh: được hiểu là thoả thuận hoặc sự thông đồng giữa những nhà sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ (các doanh nghiệp độc lập) với nhau hoặc giữa người sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ với các bên có liên quan nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường
Để nâng cao vị thế của mình mà không cần có sự nỗ lực trong cạnh tranh, các doanh nghiệp độc lập đã thoả thuận, liên kết với nhau nhằm ấn
định giá cả, sản lượng, mức đầu tư, phân chia thị trường, nguồn cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, đấu thầu hợp đồng trên cơ sở thông đồng trước Các thoả thuận này có thể là các thoả thuận ngang (thoả thuận giữa các nhà sản xuất với nhau hoặc giữa các nhà tiêu thụ sản phẩm) hoặc thoả thuận dọc
(giữa các nhà sản xuất với các nhà phân phối, bán lẻ) Thoả thuận ngang
được hiểu là các thoả thuận được thực hiện bởi các tác nhân kinh tế (doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp) nằm ở vị trí ngang nhau của chu trình sản xuất, phân phối hoặc lưu thông hàng hoá, ví dụ thoả thuận giữa các tác nhân kinh tế cùng là nhà sản xuất với nhau hoặc thoả thuận giữa các tác nhân là các nhà phân phối với nhau Còn thoả thuận dọc được hiểu là các thoả thuận được thực hiện giữa các chủ thể là các tác nhân kinh tế nằm ở vị trí khác nhau của cùng một chu trình sản xuất, phân phối hoặc lưu thông hàng hoá, ví dụ thoả thuận giữa các tác nhân là nhà sản xuất với nhà phân phối Thông thường các thỏa thuận ngang gây hạn chế cạnh tranh có tính nguy hiểm hơn so với các thỏa thuận dọc gây hạn chế cạnh tranh
- Lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền gây hạn chế cạnh tranh Đây là trường hợp các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền lạm dụng vị trí của mình có những hành vi gây hạn chế cạnh tranh Thông thường các doanh nghiệp khi đã có được vị trí thống lĩnh sẽ tìm cách sử dụng vị trí của mình như một lợi thế để có hành vi áp đặt các điều kiện bất lợi cho đối thủ cạnh tranh hoặc người tiêu dùng Thông thường đó
Trang 16là các hành vi bán phá giá nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh; áp đặt giá mua, giá bán bất hợp lý; hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ; giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ; áp đặt các điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau tạo phân biệt đối xử; áp
đặt các điều kiện hay nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng cho các đối thủ cạnh tranh hay khách hàng; ngăn cản sự tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng
- Hành vi tập trung kinh tế có nguy cơ dẫn đến độc quyền Để đối phó với cạnh tranh trên thị trường, một số doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ cùng một loại mặt hàng hoặc những mặt hàng có mối liên hệ hữu cơ với nhau trong quá trình sản xuất hoặc tiêu thụ, cùng liên kết với nhau hình thành một tập đoàn kinh tế chi phối khối lượng sản xuất, cung ứng và giá cả thị trường Đây chính là quá trình tích tụ tư bản trên phạm vi toàn xã hội
và diễn ra một cách tự phát
Tập trung kinh tế có nhiều hình thức đa dạng trên thị trường Tuy nhiên, về cơ bản tập trung kinh tế có những hình thức sau: sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp; liên doanh giữa các doanh nghiệp và các hành vi tập trung kinh tế khác
Các doanh nghiệp tiến hành tập trung kinh tế vì nhiều nguyên nhân khác nhau Những nguyên nhân chính bao gồm: để tăng hiệu quả kinh tế;
để phòng vệ, chia sẻ rủi ro thông qua đa dạng hoá; để thúc đẩy tăng trưởng
và khuyếch trương thanh thế hoặc để giành được vị thế độc quyền trên thương trường Kết quả là làm hình thành những tập đoàn kinh tế có tiềm lực và thị phần lớn hơn rất nhiều Những tập đoàn này có khả năng loại bỏ các đối thủ cạnh tranh khác nhằm độc chiếm, kiểm soát toàn bộ thị trường
Ngoài ba nhóm hành vi gây hạn chế cạnh tranh nêu trên, người ta còn nói đến một số dạng độc quyền khác Đó là:
- Độc quyền tự nhiên: là độc quyền trong các ngành mà kỹ thuật, công nghệ của sản phẩm mang tính chất đặc biệt, yêu cầu vốn lớn, hiệu quả kinh doanh chỉ đạt được với quy mô sản xuất rất lớn nên số doanh nghiệp sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ bị hạn chế Do số lượng hạn chế nên các doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình kinh doanh khép kín theo chiều dọc từ khâu đầu đến khâu cuối, ví dụ trong lĩnh vực viễn thông, công ty
Trang 17dịch vụ viễn thông vừa xây dựng, quản lý, vận hành mạng lưới, vừa tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp, bảo trì, sửa chữa và xuất nhập khẩu, kinh doanh các thiết bị chuyên ngành và do đó đã loại trừ khả năng tham gia của các doanh nghiệp khác Đứng trước nhu cầu về hàng hoá không thay đổi khi có biến động về giá, nhà độc quyền có thể đẩy giá lên cao để thu được lợi nhuận độc quyền siêu ngạch và gây ra những tác hại rất lớn cho nền kinh tế
- xã hội Trên thực tế có rất ít các ngành công nghiệp rơi vào trường hợp này, ngoài một số ngành như hệ thống truyền tải và phân phối điện năng, khí đốt và hệ thống cung cấp nước sinh hoạt
- Độc quyền nhà nước: đây không phải là kết quả của quá trình cạnh tranh gay gắt mà do quyền lực nhà nước thiết lập nên để chi phối, nắm giữ những lĩnh vực kinh tế quan trọng liên quan đến chính sách an ninh quốc phòng, hoặc sản xuất hàng hoá và dịch vụ công cộng đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của người dân Nhà nước duy trì hình thức độc quyền này để đảm bảo việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội ưu tiên, để điều tiết quá trình cạnh tranh nhằm ổn định trật tự nền kinh tế quốc dân và nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Độc quyền xuất hiện do sự tồn tại của những rào cản đối với khả năng nhập cuộc của các doanh nghiệp tiềm năng
Các rào cản gia nhập thị trường được hiểu là bất kỳ nhân tố nào làm giảm động cơ hoặc khả năng của doanh nghiệp có thể tham gia thị trường mặc dù lợi nhuận của doanh nghiệp hiện trên thị trường là rất cao Đó có thể là những rào cản mang tính pháp lý, hành chính và những rào cản mang tính kinh tế
Rào cản mang tính pháp lý là những quy định của pháp luật loại trừ khả năng gia nhập vào một ngành kinh tế của các doanh nghiệp tiềm năng trong một giai đoạn nhất định Các rào cản đó có thể là quy định của pháp luật về bảo hộ đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp hoặc quy định hạn chế ngành nghề kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện của các nhà đầu tư trong những giai đoạn cụ thể Chẳng hạn, hiện nay có một
số ngành nghề các thành phần kinh tế tư nhân ở Việt Nam không được kinh doanh hoặc đang trong giai đoạn thí điểm cho phép như: hàng không, vận tải biển quốc tế, viễn thông, phát điện, môi giới chứng khoán, trường phổ
Trang 18thông, xuất nhập khẩu báo chí, in ấn, sản xuất phim truyền hình, bảo hiểm, kinh doanh thiết bị phát sóng, xây dựng và khai thác cơ sở hạ tầng Đối với lĩnh vực phát triển hạ tầng và ngân hàng phải có cổ phần của Nhà nước.[19, Tr.109] Trong thời gian bảo hộ (thời gian dài hay ngắn do pháp luật quy định đối với mỗi đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp khác nhau) chủ văn bằng bảo hộ được độc quyền khai thác đối tượng được bảo
động sản xuất, kinh doanh
Các rào cản mang tính kinh tế có thể là những đòi hỏi về vốn, về công nghệ, do đặc thù của sản phẩm hoặc ngành hàng
Như vậy, khái niệm độc quyền được dùng để chỉ trường hợp một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp không có đối thủ cạnh tranh hoặc có vị trí áp đảo, nổi trội giúp nó có thể loại bỏ đối thủ cạnh tranh khác trên một thị trường cụ thể Độc quyền bao gồm nhiều dạng biểu hiện khác nhau nhưng điểm chung của chúng là chúng đều hạn chế cạnh tranh
1.1.3 Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát độc quyền
Như đã đề cập, dù được hình thành và tồn tại bằng cách nào, độc quyền cũng thường gây ra các hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế Độc quyền trong kinh doanh là nhân tố kìm hãm động lực phát triển của nền kinh tế Mặt khác, trong một số lĩnh vực, việc duy trì hiện tượng độc quyền lại có lợi cho nền kinh tế nhưng vẫn hiện diện nguy cơ độc quyền biến thành đặc quyền của một hay một số doanh nghiệp để bóc lột người tiêu dùng và xã hội
Vì những hậu quả nêu trên của độc quyền, nhiều quốc gia coi chống
độc quyền là nhiệm vụ kinh tế đặc biệt quan trọng của Nhà nước Nhà nước phải tìm mọi cách để kiểm soát quá trình tập trung kinh tế, ngăn chặn hình
Trang 19thành độc quyền, ngăn chặn các thoả thuận hạn chế cạnh tranh, kiểm soát hành vi của các doanh nghiệp đang giữ vị trí thống lĩnh thị trường, đồng thời giảm thiểu sự can thiệp bằng các mệnh lệnh hành chính vào sự vận hành của nền kinh tế để tạo thế độc quyền cho một số doanh nghiệp đặc biệt Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển ở phương Tây đã chú trọng đến việc kiểm soát độc quyền
và điều tiết cạnh tranh bằng một hệ thống các công cụ bao gồm các biện pháp hành chính - kinh tế (chẳng hạn, chính sách thuế, kiểm soát giá cả,
điều chỉnh độc quyền, quốc hữu hoá) và ban hành pháp luật nhằm chống lại mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh, nhằm khuyến khích, bảo vệ cạnh tranh, kiểm soát và chống xu hướng độc quyền
Các biện pháp hành chính - kinh tế: Đây là các biện pháp được áp dụng thường xuyên để kiểm tra cấu trúc cũng như các quan hệ ứng xử trên thị trường thể hiện qua chính sách giá cả; chính sách về khối lượng sản phẩm hàng hoá; chính sách về kế hoạch sản xuất; kiểm tra xu thế quan hệ thị trường theo tính tập thể, sáp nhập và các hình thức có thể dẫn đến ngăn cản, hạn chế cạnh tranh Các công cụ trong nhóm này bao gồm:
- Chính sách thuế: chính sách này được áp dụng đối với các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền trong thị trường và có hành vi lợi dụng vị thế của mình để tăng giá bán, lũng đoạn thị trường, thu lợi nhuận độc quyền trong thời gian dài Đối với các doanh nghiệp này, Nhà nước áp dụng biện pháp đánh thuế rất nặng nhằm mục đích điều tiết thu nhập Chính sách này cũng được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp giảm giá bán thấp hơn giá quy định mà không có căn cứ hợp pháp
- Kiểm soát giá cả: Mục tiêu chính của biện pháp này là ngăn cấm và giảm bớt quyền định giá của các doanh nghiệp có vị thế độc quyền nhằm khắc phục tình trạng các doanh nghiệp này lạm dụng vị thế của mình để tăng, giảm giá gây thiệt hại cho người tiêu dùng, cho các đối thủ cạnh tranh
và cho toàn xã hội
- Điều chỉnh độc quyền: là việc sử dụng một số biện pháp mang tính nhà nước nhằm ngăn cản sự lạm dụng ưu thế trên thương trường của các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh đủ để chi phối thị trường, cụ thể là: quy
Trang 20định về hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi ích của các doanh nghiệp có
vị trí độc quyền; quy định rõ danh mục và số lượng sản phẩm được sản xuất và lưu thông; quy định các điều kiện để khống chế đầu vào, đầu ra, tiêu chuẩn và chất lượng hàng hoá, dịch vụ, giá bán sản phẩm; các quy
định về bảo vệ môi trường, an toàn lao động, chính sách với người lao
động, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ; giới hạn thị phần; công khai hoá hoạt động, chi phí sản xuất và lợi nhuận của các doanh nghiệp có vị thế độc quyền; thiết lập chế độ giám sát của Nhà nước, của xã hội, của người tiêu dùng đối với hoạt động của các doanh nghiệp độc quyền
- Quốc hữu hoá: là biện pháp áp đặt sở hữu nhà nước đối với các doanh nghiệp độc quyền ở một số lĩnh vực trong nền kinh tế Biện pháp này
được áp dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có cơ sở để khẳng định tính hiệu quả của biện pháp này cao hơn
so với các biện pháp điều tiết độc quyền khác song biện pháp này thường
được áp dụng đối với các doanh nghiệp độc quyền tự nhiên nhằm đảm bảo cung ứng các loại hàng hoá, dịch vụ công cộng cho xã hội một cách bình thường, đặc biệt là những ngành, những vùng mà ở đó khó có thể tồn tại tính cạnh tranh do hiệu quả kinh tế mang lại không cao.[20, Tr.16]
Biện pháp ban hành pháp luật về cạnh tranh: Cho đến nay, ngoài các biện pháp hành chính - kinh tế kể trên, có rất nhiều nước đi theo con đường kinh tế thị trường đã ban hành pháp luật cạnh tranh với mục đích giới hạn lợi ích của những nhóm tư bản độc quyền trong một tương quan hợp
lý với lợi ích của các chủ thể khác trong nền kinh tế và lợi ích cộng
đồng; chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, những thoả thuận nhằm hạn chế hoặc đi đến tiêu diệt cạnh tranh; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; bảo đảm và thúc đẩy các quan hệ kinh tế thị trường phát triển trong môi trường cạnh tranh lành mạnh
Trong những biện pháp nêu trên, việc ban hành và cho thi hành pháp luật cạnh tranh luôn là công cụ có hiệu quả hơn cả vì nó là phương thức để
đưa các công cụ điều tiết cạnh tranh khác vào cuộc sống trong điều kiện của Nhà nước pháp quyền và xã hội công dân [17, Tr 38]
1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật kiểm soát độc quyền Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia ban hành đạo luật
Trang 21cạnh tranh để kiểm soát độc quyền Tuy vai trò của đạo luật cạnh tranh có vai trò rất to lớn trong việc kiểm soát độc quyền tại các quốc gia đó nhưng
đó không phải là nguồn duy nhất của pháp luật kiểm soát độc quyền Bên cạnh đạo luật cạnh tranh, các quốc gia còn ban hành các văn bản pháp luật khác nhau quy định về kiểm soát độc quyền như các văn bản pháp luật về giá, chống bán phá giá, các văn bản pháp luật về doanh nghiệp và tiếp quản doanh nghiệp, pháp luật về chuyển giao công nghệ, pháp luật về đầu tư, pháp luật về chứng khoán, Bên cạnh đó, cấn nhấn mạnh đến một loại nguồn rất quan trọng mà các quốc gia rất chú tâm xây dựng và áp dụng trong thực tiễn là các án lệ giải quyết các vụ việc cạnh tranh Các học thuyết kinh tế-pháp lý về cạnh tranh cũng được coi là các nguồn bổ trợ của pháp luật kiểm soát độc quyền
Về mối quan hệ giữa luật về kiểm soát độc quyền và các nguồn luật khác ở nhiều nước trên thế giới người ta xác định khi có sự khác biệt giữa một quy định của luật kiểm soát độc quyền và quy định của một văn bản pháp luật khác thì nguyên tắc là áp dụng luật kiểm soát độc quyền Luật kiểm soát độc quyền còn được coi là một trong những rường cột của nền kinh tế thị trường, bên cạnh pháp luật về tự do sở hữu và tự do khế ước, tạo thành “hiến pháp kinh tế” của nền kinh tế thị trường [16, Tr 796]
Pháp luật kiểm soát độc quyền bao gồm những quy phạm pháp luật nội dung và các quy phạm pháp luật tố tụng Các quy phạm pháp luật tố tụng là những đảm bảo pháp lý quan trọng cho việc thực thi các quy phạm pháp luật nội dung trong thực tiễn Pháp luật kiểm soát độc quyền cũng quy định cụ thể về các thiết chế có thẩm quyền thực thi pháp luật kiểm soát
độc quyền như cơ quan quản lý cạnh tranh, hội đồng cạnh tranh Bên cạnh
đó pháp luật kiểm soát độc quyền có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành luật khác như luật hiến pháp, luật hình sự, luật hành chính va các lĩnh vực luật khác như luật tài sản, luật hợp đồng, luật về bồi thường thiệt hại, luật
sở hữu trí tuệ
Mục đích, phạm vi, đối tượng và phương pháp điều chỉnh là những vấn đề lý luận cốt lõi luôn đặt ra đối với việc ban hành hay thực thi trong thực tiễn bất kỳ các quy phạm pháp luật nào Về cơ bản, chúng ta có thể phân tích mục đích, phạm vi, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của
Trang 22pháp luật kiểm soát độc quyền theo những khía cạnh sau:
* Về mục đích điều chỉnh của pháp luật kiểm soát độc quyền:
Các quốc gia ban hành pháp luật kiểm soát độc quyền nhằm bảo vệ cơ cấu, tương quan thị trường, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh,
cụ thể là nhằm đạt được các mục đích sau:
- Kiểm soát và quy định việc giới hạn hoặc nghiêm cấm đối các thoả thuận hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi tập trung kinh tế dẫn đến sự hạn chế cạnh tranh
- Kiểm soát các doanh nghiệp có vị trí độc quyền hoặc có vị trí thống lĩnh thị trường để ngăn chặn các doanh nghiệp này lạm dụng vị trí ưu thế của mình hạn chế cạnh tranh
- Giới hạn, điều hoà lợi ích của các doanh nghiệp độc quyền hoặc có
vị trí thống lĩnh thị trường trong một tương quan hợp lý với lợi ích của các chủ thể khác trong nền kinh tế và lợi ích cộng đồng
* Về phạm vi, đối tượng điều chỉnh của pháp luật kiểm soát độc quyền:
Theo lý luận chung về Nhà nước và pháp luật thì điều chỉnh pháp luật được hiểu là một quá trình nhà nước sử dụng pháp luật để tác động đến các quan hệ xã hội nhất định nhằm thiết lập được một trật tự, một môi trường pháp lý cho các quan hệ xã hội đó tồn tại và phát triển theo ý chí của Nhà nước Tuy nhiên, đối với những nhóm quan hệ xã hội khác nhau, Nhà nước có những cách thức tác động, điều chỉnh khác nhau với những mục đích khác nhau Do đó, việc xác định phạm vi, đối tượng điều chỉnh của một văn bản, một lĩnh vực hay một ngành luật có ý nghĩa quan trọng cả
về lý luận và thực tiễn
Xác định phạm vi, đối tượng điều chỉnh của pháp luật là phải xác
định cho được ranh giới các quan hệ xã hội mà Nhà nước hướng đến điều chỉnh bằng pháp luật Đó chính là phạm vi các quan hệ xã hội có tính ổn
định tương đối mà Nhà nước cho là cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật Đó cũng là sự xác định về khả năng Nhà nước can thiệp bằng pháp luật đến đâu trong số các quan hệ xã hội
Tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của mỗi nước mà các nước có sự khác biệt về phạm vi, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về kiểm soát độc quyền Tuy nhiên, trong sự nhận thức thống nhất về mục đích của pháp luật
Trang 23về kiểm soát độc quyền, sự tồn tại khách quan của tác hại của các hành vi hạn chế cạnh tranh đối với nền kinh tế và xã hội, tại nhiều nước trên thế giới, pháp luật kiểm soát độc quyền đều hướng đến điều chỉnh các loại hành vi sau:
Thoả thuận hạn chế cạnh tranh: Thoả thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi cấu kết giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để thủ tiêu sự cạnh tranh giữa chúng và ngăn cản sự tham gia thị trường của các đối thủ khác cũng như sự nhập cuộc của các doanh nghiệp tiềm năng [17, Tr 123] Thoả thuận hạn chế cạnh tranh có thể là chính thức như thông qua Nghị quyết của hiệp hội ngành nghề, hợp đồng được ký kết giữa các bên hoặc là không chính thức thông qua các thông đồng ngầm giữa một số doanh nghiệp; có thể là thoả thuận theo chiều ngang (giữa các nhà sản xuất với nhau hoặc giữa những nhà phân phối với nhau) hoặc cũng có thể theo chiều dọc (giữa nhà sản xuất với nhà phân phối)
Trên cơ sở nguyên tắc tự do khế ước, pháp luật kiểm soát độc quyền chỉ cấm những thoả thuận gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể Các thoả thuận thoả mãn các điều kiện này thường xâm hại nghiêm trọng đến
động lực phát triển kinh tế cũng như quyền lợi của người tiêu dùng nên bên cạnh việc bị tuyên vô hiệu, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đồng thời áp dụng các chế tài: buộc từ bỏ, xử phạt vi phạm, buộc bồi thường thiệt hại;
đối với các doanh nghiệp tham gia thoả thuận là pháp nhân và người điều hành còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, thoả thuận giữa các chủ thể kinh doanh là tất yếu và trong nhiều trường hợp được khuyến khích nhằm đạt được một số mục đích nhất định như tiết kiệm chi phí và nguồn lực của xã hội thông qua việc hình thành các điều kiện kinh doanh chung, chuyên môn hoá, hợp lý hoá các quy trình công nghệ cao Pháp luật kiểm soát độc quyền của các nước đều đặt ra những ngoại lệ đối với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh tuỳ theo chính sách cạnh tranh của từng nước trên cơ sở đảm bảo việc công nhận và áp dụng phải thực hiện theo một thủ tục pháp lý chặt chẽ, nhìn chung là các thoả thuận thoả mãn một trong các điều kiện sau:
- Trên cơ sở áp dụng một văn bản pháp luật có liên quan của cơ quan
Trang 24- Xúc tiến xuất khẩu [21]
Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền: Vị trí thống lĩnh thị trường được hiểu là khả năng của một doanh nghiệp có thể gây ảnh hưởng đến cách xử sự của một doanh nghiệp khác Vị trí độc quyền được hiểu là vị trí của doanh nghiệp mà tại thị trường liên quan đó doanh nghiệp đó không có đối thủ cạnh tranh Thực tiễn phát triển kinh tế của các nước kinh tế thị trường đã chứng minh sự tồn tại của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là một tất yếu khách quan, có thể là kết quả của quá trình hoạt động có hiệu quả và phát triển không ngừng, do yêu cầu về chi phí sản xuất hoặc đặc thù của công nghệ sản xuất sản phẩm,
do độc quyền hợp pháp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm có đăng ký
độc quyền sáng chế hoặc do Nhà nước quyết định nắm giữ độc quyền ở một lĩnh vực nào đó vì an ninh quốc gia hoặc nhằm phục vụ lợi ích chung của xã hội
Về cơ bản, pháp luật không chống lại các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường và doanh nghiệp độc quyền nhưng pháp luật phải dự liệu trước khả năng các doanh nghiệp khi đã có vị trí thống lĩnh thị trường
và doanh nghiệp độc quyền sẽ lạm dụng quyền lực thị trường để củng cố vị trí của mình, loại bỏ đối thủ cạnh tranh, ngăn cản, hạn chế, thậm chí triệt tiêu cạnh tranh trên thị trường Để làm được điều đó, trước hết Nhà nước cần tiêu chuẩn hoá về mặt pháp lý các căn cứ để xác định một doanh nghiệp là có vị trí thống lĩnh thị trường Các tiêu chí thường được dùng là thị phần, doanh thu hàng năm, quy mô tài sản của doanh nghiệp, trong đó phổ biến nhất là tiêu chí thị phần Theo tiêu chí thị phần, một doanh nghiệp
được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường khi chiếm thị phần đáng kể trên thị trường liên quan và có thị phần lớn hơn doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh sau nó Pháp luật các nước có sự khác biệt trong việc quy định một
Trang 25doanh nghiệp chiếm thị phần bao nhiêu thì được coi là đáng kể tuỳ theo
tình hình phát triển kinh tế của mỗi nước Chẳng hạn, luật Chống hạn chế
cạnh tranh năm 1990 của Đức quy định một doanh nghiệp có vị trí thống
lĩnh thị trường khi chiếm ít nhất 1/3 thị phần về một loại hàng hoá hoặc
dịch vụ, Luật Chống độc quyền của Ba Lan quy định tỷ lệ này là 40%, Luật
Bảo vệ cạnh tranh Bungarie xác định một doanh nghiệp có thị phần vượt
quá 35% thì bị coi là có vị trí thống lĩnh, Luật Bảo vệ cạnh tranh Croatia
quy định phạm vi chiếm lĩnh thị phần vượt quá 30% là có vị trí thống lĩnh
thị trường
Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là hành vi hạn chế cạnh tranh
mà doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh sử dụng để duy trì hay tăng cường vị
trí của mình trên thương trường Các nước thường quy định cấm doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện các hành vi sau: ngăn cản
một cách bất hợp lý việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp khác;
tăng giá liên tiếp có chủ định hoặc tạm thời giảm giá dưới mức chi phí sản
xuất với mục đích đảm bảo duy trì vị trí thống lĩnh của mình, phá hoại cạnh
tranh, loại bỏ đối thủ cạnh tranh; hạn chế hoặc kiểm soát mức sản xuất, đầu
ra sản phẩm, dịch vụ, mức đầu tư, mức cải tiến kỹ thuật; can thiệp một cách
bất hợp lý và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác mà không có lý
do chính đáng; cắt đứt quan hệ thương mại một cách bất hợp lý; phân chia
toàn bộ hay bộ phận của thị trường theo khu vực sản phẩm, theo dịch vụ
hoặc theo nhóm khách hàng; từ chối bán hàng, bán hàng kèm; bán hàng
theo những điều kiện phân biệt đối xử; đặt điều kiện trong hợp đồng buộc
bên kia thực hiện thêm các nghĩa vụ mà theo thông lệ kinh doanh không có
liên quan đến đối tượng của hợp đồng [22]
Chế tài được áp dụng đối với doanh nghiệp có hành vi lạm dụng vị
trí thống lĩnh là buộc chấm dứt hành vi vi phạm, buộc khôi phục tình trạng
cạnh tranh ban đầu, phải áp dụng các điều kiện nhất định để duy trì mức
cạnh tranh cần thiết trên thị trường, bồi thường thiệt hại; cá nhân có trách
nhiệm hoặc vai trò tích cực trong việc thực hiện hành vi có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự tuỳ theo mức độ vi phạm
Tập trung kinh tế: Kết quả của hành vi tập trung kinh tế thông qua
Trang 26hình thức hợp nhất, sáp nhập, mua bán một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp, liên doanh và các hình thức kết hợp cấu trúc khác hoặc dẫn đến
sự hình thành một doanh nghiệp mới hoặc làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tiến hành hành vi đó Trong nền kinh tế thị trường, để đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn có ưu thế về vốn, công nghệ, nhất
là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì việc các doanh nghiệp nhỏ trong nước tìm cách liên kết lại với nhau là một hiện tượng tự nhiên Pháp luật các nước đều cho phép các chủ thể kinh doanh thực hiện các hành vi tập trung kinh tế tuỳ theo nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc tăng khả năng cạnh tranh, củng cố chỗ đứng trên thương trường Trong nhiều trường hợp hành vi tập trung kinh tế còn được khuyến khích như làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc
để tạo ra những tập đoàn kinh tế mạnh đáp ứng nhu cầu cạnh tranh quốc tế
Tuy nhiên, đây cũng là cách thức nhanh nhất mà các doanh nghiệp
có thể thực hiện để tạo ra vị trí thống lĩnh thị trường, thậm chí là độc quyền cho mình, từ đó lạm dụng sức mạnh kinh tế thủ tiêu đối thủ cạnh tranh, ngăn cản, bóp méo quy luật cạnh tranh trên thị trường Vì vậy, mặc dù hành vi tập trung kinh tế là hợp pháp nhưng mức độ tập trung kinh tế lại là vấn đề cần xem xét Tuỳ thuộc vào mức độ chiếm giữ thị phần và đặc điểm cũng như chính sách về từng loại thị trường, cần thiết phải có những biện pháp khác nhau trong việc kiểm soát các hành vi tập trung kinh tế Nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp khác nhau từ thấp đến cao như: tập trung xong sẽ thông báo, tập trung xong phải lấy giấy phép, lấy phép xong mới được tập trung và cao nhất là tuyên bố hành vi vô hiệu [23,Tr 49]
Đa số các nước thiết lập quy chế thông báo trước khi hoàn thành việc tập trung kinh tế (như Thái Lan, Hàn Quốc, Croatia, Bungarie, Đức ), cũng có nước lại quy định có thể thực hiện chế độ kiểm tra trước hoặc sau khi tiến hành tập trung kinh tế (như Pháp) Nhưng việc thông báo này chỉ
có tính bắt buộc khi việc tập trung kinh tế đó đem lại cho các doanh nghiệp liên quan quyền lực trên thị trường ở mức độ nhất định
Ngoài tiêu chí tỷ lệ thị phần, một số nước còn quy định thêm tiêu chí doanh thu của doanh nghiệp liên quan đến tập trung kinh tế Điều L.430-2
Bộ luật Thương mại Pháp quy định một hành vi tập trung kinh tế chỉ bị
Trang 27điều tiết khi thoả mãn hai điều kiện sau: 1) Tổng doanh thu (tính cả doanh thu được thực hiện ở ngoài phạm vi lãnh thổ Pháp) sau khi đã trừ thuế của tất cả các doanh nghiệp hoặc các nhóm pháp nhân, thể nhân tham gia vụ tập trung kinh tế có giá trị trên 150 triệu euro; 2) Tổng doanh thu được thực hiện ở trên lãnh thổ Pháp sau khi đã trừ thuế của ít nhất hai trong số các doanh nghiệp hoặc các nhóm pháp nhân, thể nhân tham gia vụ tập trung kinh tế có giá trị trên 15 triệu euro [24, Tr 71]
Sau khi nhận được thông báo hoặc hồ sơ xin phép được tiến hành tập trung kinh tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét các yếu tố cần thiết để đánh giá việc tập trung kinh tế đó có khả năng kéo theo việc làm tăng giá hay làm giảm chất lượng hàng hoá gây thiệt hại cho người tiêu dùng hay không hoặc có dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực cho cạnh tranh cũng như các hậu quả tiêu cực khác cho nền kinh tế - xã hội hay không
Trong trường hợp hành vi tập trung kinh tế có khả năng gây ảnh hưởng đến cạnh tranh thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định theo hướng yêu cầu chấm dứt hành vi, yêu cầu sửa lại những điểm chưa hợp lý của dự án trước khi cho phép tiến hành hoặc tuyên bố vô hiệu và nêu rõ lí
do
Bên cạnh việc quy định cơ chế giám sát việc sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp, pháp luật các nước còn quy định những trường hợp tập trung kinh tế bị nghiêm cấm, thường là những trường hợp tập trung kinh tế có nguy cơ dẫn đến độc quyền, cản trở, hạn chế cạnh tranh và khi vi phạm sẽ
bị áp dụng những chế tài rất nghiêm khắc như: cấm, huỷ bỏ việc sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chia tách doanh nghiệp, tịch thu tài sản, phạt tiền Đạo luật Sherman năm 1890 của Mỹ quy định cấm tất cả các trường hợp tập hợp hoặc mưu đồ hạn chế thương mại trong đó có hành vi hợp nhất hay sáp nhập doanh nghiệp Đạo luật Clayton năm 1914 và đạo luật chống hợp nhất Celler Kefanver năm 1959 đã công khai nghiêm cấm một hãng cạnh tranh
có hành vi mua cổ phiếu và tài sản của các hãng đang cạnh tranh với nó nếu việc mua này hạn chế đáng kể cạnh tranh và có xu hướng hình thành
độc quyền Các hoạt động sáp nhập hay hợp nhất của các hãng vi phạm có thể bị xử lý giải thể hay tịch thu tài sản, đối với các cá nhân có trách nhiệm trong việc thực hiện hành vi đó sẽ bị phạt tiền hoặc phạt tù có thời hạn
Trang 28Luật pháp của Cộng hoà Liên bang Đức quy định cấm việc hợp nhất các doanh nghiệp nếu việc đó tạo ra cho doanh nghiệp mới một vị trí thống trị, tức là về cơ bản doanh nghiệp mới không bị cạnh tranh hoặc nó có một vị trí thị trường áp đảo so với các đối thủ cạnh tranh khác Chế tài được áp dụng đối với các trường hợp đó là cấm, huỷ bỏ việc sáp nhập hay hợp nhất
và phạt tiền [17, Tr 146]
Về đối tượng áp dụng pháp luật kiểm soát độc quyền, pháp luật kiểm soát độc quyền được áp dụng cho các doanh nghiệp và các hiệp hội ngành nghề Pháp luật kiểm soát độc quyền không áp dụng cho các hành vi cản trở, hạn chế cạnh tranh của các cơ quan nhà nước hay các nhân viên nhà nước cho dù những cơ quan hay cá nhân này có thể lạm dụng quyền lực của mình gây hạn chế cạnh tranh Việc kiểm soát cơ quan nhà nước và nhân viên nhà nước là công việc của luật hiến pháp và luật hành chính với những đặc thù về thiết chế và phương pháp điều chỉnh [16, Tr 761-762]
*Về phương pháp điều chỉnh của pháp luật kiểm soát độc quyền
Phương pháp điều chỉnh của pháp luật được hiểu là các cách thức tác
động mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc phạm
vi, đối tượng điều chỉnh của pháp luật nhằm đạt được các mục đích đề ra của việc điều chỉnh bằng pháp luật Phương pháp điều chỉnh phụ thuộc vào phạm vi, đối tượng điều chỉnh của pháp luật
Phương pháp điều chỉnh của pháp luật về kiểm soát độc quyền được hiểu là các cách thức, biện pháp tác động mà Nhà nước sử dụng thông qua pháp luật để kiểm soát độc quyền Theo quan điểm của các nước có sự phát triển về pháp luật cạnh tranh, khác với pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh được xác định là một lĩnh vực pháp luật thuộc luật tư, pháp luật kiểm soát độc quyền được xác định là một lĩnh vực pháp luật thuộc luật công Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phương pháp
điều chỉnh của pháp luật kiểm soát độc quyền
Với tư cách là một lĩnh vực pháp luật thuộc luật công, quan hệ pháp luật là quan hệ giữa Nhà nước và các chủ thể kinh doanh không có tính bình đẳng Do đó, yếu tố tự nguyện và thoả thuận là không tồn tại Tính chất của quan hệ là tính chất mệnh lệnh - phục tùng Nhà nước với tư cách
là chủ thể của quyền lực công cộng đặc biệt, để bảo vệ cạnh tranh, hạn chế
Trang 29các tác hại của độc quyền đối với nền kinh tế thị trường, đã kiểm soát các loại hành vi hạn chế cạnh tranh thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật kiểm soát độc quyền Chính vì vậy mà người ta còn xếp pháp luật về kiểm soát độc quyền vào lĩnh vực luật kinh tế công
Phương pháp điều chỉnh của pháp luật về kiểm soát độc quyền thể hiện rõ trong các cách thức mà Nhà nước can thiệp đối với các loại hành vi gây hạn chế cạnh tranh như đã thể hiện tại phần đối tượng điều chỉnh của pháp luật về kiểm soát độc quyền Điều này thể hiện thái độ dứt khoát của Nhà nước trong vấn đề bảo vệ cạnh tranh trong nền kinh tế Những chủ thể
vi phạm tuỳ theo tính chất có thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự Ngoài ra, các chủ thể vi phạm có thể bị buộc áp dụng các biện pháp như: cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất, buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua; loại bỏ các điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc trong giao dịch kinh doanh Trong quá trình bảo vệ thị trường chống lại những hành vi gây hạn chế cạnh tranh, Nhà nước, thông qua cơ quan quản lý cạnh tranh có quyền điều tra theo đơn yêu cầu của chủ thể khác hoặc tự mình điều tra các chủ thể bị cho là có hành vi gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể
Trang 30CHƯƠNG II MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỘC QUYỀN VÀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Độc quyền trong nền kinh tế VIệt Nam
2.1.1 Cỏc dạng biểu hiện của độc quyền trong nền kinh tế Việt Nam
Cùng với quá trình đổi mới ở Việt Nam, cạnh tranh theo pháp luật đã dần được chấp nhận như một động lực phát triển kinh tế, đảm bảo hiệu quả, tiến bộ xã hội Thừa nhận sự vận động theo các quy luật kinh tế của thị trường, Nhà nước tôn trọng nguyên tắc, cơ chế hoạt động khách quan của thị trường Hiến pháp năm 1992 thừa nhận sở hữu tư nhân, quyền tự do kinh doanh của công dân, tự do hợp đồng, quyền bình đẳng trước pháp luật của các thành phần kinh tế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu trong nền kinh tế
Tuy nhiên, như đã trình bày, cạnh tranh luôn có xu hướng dẫn đến các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và độc quyền Vì vậy, cùng với việc thừa nhận cạnh tranh trong kinh doanh, Việt Nam đang phải đối mặt với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và độc quyền ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp
Cũng như các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền trong nền kinh tế ở nước ta cũng thể hiện thành nhiều hình thức đa dạng Cho đến nay, trên thị trường cơ bản đã xuất hiện các hình thức độc quyền như sau:
- Hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh Đây là dạng hành vi theo
đó các đối thủ cạnh tranh thoả thuận không cho doanh nghiệp khác tham gia kinh doanh, mở rộng hoạt động, ứng dụng công nghệ mới, ấn định sản lượng, tẩy chay không cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ Mặt khác, thoả thuận giữa các đối thủ cạnh tranh để phân chia địa bàn hoạt động, thị trường người cung cấp, người tiêu thụ tương đối phổ biến Đó là tình trạng cát cứ của doanh nghiệp địa phương và của các doanh nghiệp thành viên tổng công ty làm cho thị trường trong nước bị chia cắt, lưu thông hàng hoá
bị cản trở Tình trạng các doanh nghiệp thành viên của tổng công ty phải
Trang 31mua hoặc bán sản phẩm với tổng công ty, hoặc các công trình xây dựng của địa phương phải sử dụng các sản phẩm (như xi măng của nhà máy) trên
địa bàn của tỉnh đó là tương đối phổ biến Thực trạng này làm cho cạnh tranh nhiều khi không tồn tại hoặc bị bóp méo đi rất nhiều
Các thoả thuận thường tồn tại dưới dạng không chính thức như trong trường hợp giá một số mặt hàng như vàng, ngoại tệ, đồ điện tử và một số mặt hàng nhập khẩu bị thao túng và khống chế vào một vài thời điểm do một số người kinh doanh liên kết với nhau
Các thoả thuận cũng có thể chính thức, hoàn toàn công khai và đôi lúc được khuyến khích Một số các hiệp hội ràng buộc các thành viên trong việc định giá (ví dụ như giá thu mua nông sản xuất khẩu ở Hiệp hội cây
điều Việt Nam), phương thức tính giá (giá cước taxi), kìm giữ giá (lãi suất ngân hàng, mức phí bảo hiểm ) và thậm chí ép buộc những đơn vị không phải thành viên phải tuân thủ những quy định hạn chế cạnh tranh này Các thoả thuận như vậy làm cho người tiêu dùng phải chịu giá cao bất hợp lý [25, Tr 83]
Một hiện tượng thoả thuận thông đồng phổ biến khác diễn ra trong
đấu thầu xây dựng hoặc mua bán hàng hoá, máy móc, thiết bị có giá trị lớn Mục đích của đấu thầu là thông qua cạnh tranh để giảm chi phí mà vẫn đạt
được chất lượng tốt nhất Tuy nhiên, khi đấu thầu có hiện tượng thông đồng thì bản chất của đấu thầu đã bị bóp méo, cạnh tranh không tồn tại Các doanh nghiệp thoả thuận với nhau để định ra người thắng thầu hoặc làm sai lệch giá trúng thầu Kết quả là không giảm được chi phí và chất lượng sản phẩm không được đảm bảo
- Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường chủ yếu do các doanh nghiệp nhà nước lớn (tổng công ty độc quyền hoặc có khả năng thống lĩnh thị trường) sử dụng để duy trì vị trí chi phối thị trường của mình Các hành vi đó có thể là ấn định giá, phân biệt đối xử về giá, từ chối giao dịch, áp đặt các điều kiện ràng buộc bất hợp lý, hạn chế thị trường tiêu thụ
Hành vi lạm dụng liên quan đến giá cả của các doanh nghiệp này thường mang tính cửa quyền Các doanh nghiệp độc quyền mua thì ấn định giá mua thấp (thí dụ như thu mua nông sản), độc quyền bán thì ấn định giá
Trang 32bán cao (cước viễn thông, xi măng, sắt thép, giá vé máy bay ), kìm giữ giá (xăng dầu, mía đường) để thu lợi nhuận siêu ngạch hoặc định giá bán thấp hơn giá vốn để loại trừ đối thủ cạnh tranh Một hình thức cửa quyền của doanh nghiệp lớn là phân biệt đối xử về giá các sản phẩm dịch vụ cung cấp (giá điện, giá vé máy bay ) phân biệt theo rất nhiều loại đối tượng, nhất là phân biệt giữa cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài với cá nhân, doanh nghiệp trong nước
Tình trạng áp đặt các điều kiện ràng buộc bất hợp lý trong kinh doanh như ép mua, ép bán, mua kèm bán kèm những hàng hoá hoặc dịch
vụ không cần thiết chủ yếu diễn ra giữa các doanh nghiệp nhà nước lớn với người tiêu dùng Trong hợp đồng ký kết giữa các doanh nghiệp này với người dân là hợp đồng mẫu có ghi sẵn quyền và nghĩa vụ của các bên mang tính áp đặt và có lợi cho bên bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ hơn Chúng ta
có thể thấy rõ vấn đề này trong các hợp đồng dịch vụ viễn thông, hợp đồng mua bán điện, hợp đồng giữa các nhà máy chế biến, công ty thu mua với nông dân, trong lĩnh vực bảo hiểm, một số loại hình vận tải
Các doanh nghiệp độc quyền còn có những hành vi từ chối giao dịch với đối tác kinh doanh hoặc người tiêu dùng, nhất là trong các ngành dịch
vụ Các doanh nghiệp này còn có thể lạm dụng vị thế để xác định chất lượng hàng hoá Độc quyền cung ứng cũng có nghĩa là độc quyền xác định chất lượng sản phẩm, khách hàng không có quyền lựa chọn Những hiện tượng thực tế trong việc cung cấp các sản phẩm điện, bưu điện, là minh chứng rõ ràng cho hiện tượng này
Sự tồn tại của các tổng công ty theo ngành nghề kinh doanh và sự phân chia thị trường giữa các doanh nghiệp thành viên theo địa phương vừa hạn chế khả năng lựa chọn của người tiêu dùng, vừa hạn chế khả năng của doanh nghiệp thành viên tham gia kinh doanh trong lĩnh vực khác Nhiều khi tình trạng này do các cơ quan quản lý nhà nước gây ra Một số chính quyền địa phương hạn chế doanh nghiệp ở địa phương khác hoạt động kinh doanh tại địa phương mình bằng cách không cho hoặc hạn chế cấp phép
mở chi nhánh, văn phòng đại diện Đối với một số bộ ngành cũng xảy ra tình trạng khoanh vùng khép kín thị trường hoặc chỉ định đối tác giao dịch cho các đơn vị thuộc quyền quản lý: doanh nghiệp trúng thầu là doanh
Trang 33nghiệp của bộ có dự án, doanh nghiệp thuộc bộ chỉ mua hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp trong ngành
Bên cạnh đó, lạm dụng vị thí ưu thế còn được thực hiện bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam Qua các số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ năm
1988 đến hết năm 2002, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký tại Việt Nam là 50,65 tỷ USD, gồm cả các dự án đầu tư mới và các dự án được
mở rộng Trong số đó, có khoảng 4000 dự án đang được thực hiện với tổng vốn đăng ký là 39 tỷ USD, số vốn đầu tư thực tế là 21 tỷ USD Thêm vào
đó là một số lượng lớn các doanh nghiệp nước ngoài có quan hệ kinh doanh với Việt Nam Sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài đã làm cho nền kinh tế nước ta ngày càng trở nên sôi động, hứa hẹn một nhịp độ tăng trưởng cao Mặc dù vậy, vẫn phải thừa nhận một sự thật là các doanh nghiệp này đang lạm dụng quyền lực thị trường để thôn tính các thị trường ở nước ta và dồn các doanh nghiệp nội
địa của chúng ta trước bờ vực phá sản Hành vi lạm dụng quyền lực thị trường của các doanh nghiệp này thể hiện qua các dạng cơ bản sau:
*Phá giá độc quyền: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp nước ngoài đều bù lỗ hoặc dùng hàng tồn kho ở thị trường khác đem chào bán vào thị trường Việt Nam với giá giảm 75% giá bình thường như các hàng mỹ phẩm của P&G (Procte & Gamble) Hãng Colgate - Pamolive nhập khẩu kem đánh răng chỉ khai bán giá thấp hơn kem đánh răng Dạ Lan của nội địa Hãng Coca - Cola đem cả trăm tấn sản phẩm biếu không hoặc bán hạ giá thông qua chiến lược “thêm 50% nhưng giá không đổi” đã “thanh toán” các hãng nước ngọt trong nước Các hãng bia, rượu ngoại như Tiger, Heineken, Remy, Henessy đã chiếm hơn 80% thị trường bia rượu tại Việt Nam, đã làm cho hai doanh nghiệp sản xuất rượu lớn nhất ở Việt Nam một đóng cửa, một phải thu hẹp tối đa công suất chỉ còn tương đương 10% công suất của nhà máy
Kết quả điều tra xã hội học của Hội người tiêu dùng Việt Nam 1997
ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã cho thấy: các nhóm hàng ôtô, mô tô, xe máy, rượu bia, thuốc lá của Nhật, Mỹ, Pháp và các nước Châu Âu chiếm ưu thế; các mặt hàng gia dụng trước năm 1992 hàng Việt Nam chiếm 62%, hàng Mỹ 15%, các nước Châu Âu 14%, các nước
Trang 34khác 11% thì từ năm 1992 trở lại đây Trung Quốc đã từng bước chiếm lĩnh trận địa này Điện tử gia dụng, đồ chơi trẻ em, phích nước, máy bơm, máy phát điện, bình cứu hoả, xe đạp đã tràn ngập thị trường nước ta thông qua thủ pháp bán phá giá của các doanh nghiệp Trung Quốc
*Quảng cáo và tiếp thị nhằm độc quyền hoá: Đây là thủ pháp được các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt ưa chuộng để chiếm lĩnh thị trường tại Việt Nam Liên doanh P&G Việt Nam đã chi 70% doanh thu cho quảng cáo, trong khi công ty mỹ phẩm DASO của Việt Nam chỉ dám chi 7% Trong tháng 1/1996, công ty Coca - Cola Ngọc Hồi đã áp dụng chế độ khuyến mãi đặc biệt, theo đó mua 3 két Coca hoặc 3 két Sprite
được thưởng thêm 1 két, hay mua 5 thùng Sprite được thưởng thêm 1 thùng, thêm vào đó là một loạt các giải thưởng có giá trị lớn như xe máy, tivi, video đang thu hút người tiêu dùng sử dụng loại nước giải khát này
để tìm vận may cho mình Kết quả là, công ty Tribeco lâm vào tình trạng khủng hoảng, gặp nhiều khó khăn trong việc chiếm giữ thị phần ngay ở trong nước Năng suất của công ty Tribeco năm 1996 giảm đi 30%, đến giữa năm 1997 thì sản lượng đã giảm đi 60% so với những năm trước
* Giao dịch nhằm mục đích loại trừ: Có thể dễ dàng nhận thấy ở rất nhiều cửa hàng giải khát, người ta chỉ bán Coca, Pepsi, bởi vì họ nhận được tiền quảng cáo tài trợ của các hàng trên Khi được hỏi vì sao không bán hàng của Việt Nam thì họ trả lời rằng các hãng nước ngoài cấm và lợi nhuận bán hàng ngoại được chiết khấu gấp 5 lần hàng nội Rất nhiều đại lý bột giặt trước đây bán TICO, NET, DASO nay trở thành nhà phân phối chỉ bán bột giặt của P&G và Unilever Bởi vì, họ ký hợp đồng phân phối độc quyền chỉ bán bột giặt của hãng này và cấm không được phép bán hàng cho hãng nội địa trong nước và lợi nhuận chiết khấu cao gấp 5 lần hàng Việt Nam, được các hãng này cho nợ hàng tỷ đồng tiền hàng và được trốn thuế Trên các hoá đơn vẫn ghi hoa hồng được chiết khấu thấp hơn hàng Việt Nam nhưng cuối tháng các hãng đều thưởng lại hoặc làm phiếu thu thêm 5% tiền, nhưng thực ra không thu, chỉ làm giấy tờ hợp thức
Các hãng dược phẩm của nước ngoài cũng nâng tỷ lệ hoa hồng cho các bệnh viện mua thuốc của họ lên đến 10% để chiếm thị trường của các công ty dược phẩm Việt Nam Do đó, các bệnh viện ở nước ta hiện nay chỉ sử
Trang 35dụng 5-7% dược phẩm nội để chiếu lệ, còn 93% là dược phẩm ngoại Có thể nói rằng, với sự hứa hẹn lợi nhuận rất lớn, các nhà phân phối Việt Nam đã vui
vẻ chấp nhận các điều kiện loại trừ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài để quay lưng lại với các doanh nghiệp của chính mình
* Hạn chế phát triển kỹ thuật và công nghệ, đăng ký Patent nhằm hạn chế cạnh tranh: Qua các con số thống kê cho thấy, khoảng 80% đến 90% công nghệ sử dụng ở Việt Nam là công nghệ nhập ngoại Việc nhập khẩu công nghệ nước ngoài góp phần nâng cao chuẩn mực công nghệ của Việt Nam, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất
sử dụng công nghệ đó Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một sự thật là, hiệu quả chuyển giao công nghệ ở nước ta hiện nay là rất hạn chế Ngoài việc các công nghệ được chuyển giao không phải là loại đạt tiêu chuẩn hàng
đầu quốc tế, hiệu quả chuyển giao công nghệ còn bị hạn chế bởi các mục
đích sử dụng và chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài
Nhiều hợp đồng chuyển giao công nghệ vào Việt Nam đã có những
điều khoản hạn chế việc nghiên cứu và phát triển công nghệ được chuyển giao, khống chế phạm vi sử dụng của công nghệ hoặc có những quy định
có tính chất tước đoạt các giải pháp kỹ thuật và công nghệ như buộc bên Việt Nam phải thông báo kiến thức hoặc khái niệm mới đạt được có liên quan Mặt khác, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đăng ký Patent nhằm mục đích hạn chế cạnh tranh, gây lãng phí rất lớn nguồn lực về khoa học và công nghệ, làm chậm lại quá trình ứng dụng và phát triển sản phẩm, bóp méo cạnh tranh Có thể nói rằng, những hiện tượng nêu trên là lực cản mạnh mẽ đối với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở nước ta hiện nay [17, Tr 178]
-Tập trung kinh tế Cho đến nay các trường tập trung kinh tế làm tăng đáng kể mức độ tập trung tích tụ của thị trường chỉ diễn ra theo quyết
định hành chính của Nhà nước Đó là sự thành lập các tổng công ty Trong những năm 1994, 1995 hàng loạt các Tổng công ty 90, 91 ra đời làm biến
động cơ bản cấu trúc thị trường Những thị trường sản phẩm thuộc vào các
“mặt hàng cân đối chính” có hình thái gần như độc quyền Các liên doanh giữa công ty nước ngoài và các tổng công ty hiện đang giữ vị trí chi phối
Trang 36càng làm tăng khả năng chi phối thị trường của các doanh nghiệp độc quyền và làm cho thị trường trở nên tập trung hơn Mặt khác, liên doanh thúc đẩy cạnh tranh với doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp trong nước khác về giá cả, thu hút khách hàng, tìm nguồn nguyên vật liệu Liên doanh cũng như doanh nghiệp nước ngoài chưa nắm được vị trí độc quyền trong nền kinh tế nhưng có thể tạo ra độc quyền nhóm
2.1.2 Độc quyền nhà nước - nét đặc thù của độc quyền trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Trước hết phải khẳng định rằng, hầu hết các quốc gia trên thế giới
đều duy trì độc quyền nhà nước ở một số lĩnh vực nhất định với mục đích
đảm bảo lợi ích quốc gia, an ninh quốc phòng và lợi ích công cộng, thường
là vũ khí khí tài, điện nguyên tử Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện cũng như trình độ phát triển của mỗi nước, các nước có chính sách về độc quyền nhà nước rất khác nhau, điều này tạo nên nét đặc thù của các nước có nền kinh tế chuyển đổi nói chung và Việt Nam nói riêng
Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được ghi nhận tại Điều 19 Hiến pháp năm 1992 của nước CHXHCN Việt Nam như sau: “Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển, nhất là trong những ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân”[1] Tồn tại và phát triển ở những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước là công cụ để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô, can thiệp vào thị trường, khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường Doanh nghiệp nhà nước còn được duy trì và phát triển ở những ngành, lĩnh vực kinh doanh mang lại ít lợi nhuận hoặc không có lợi nhuận
để đảm bảo nhu cầu chung của nền kinh tế, đảm bảo lợi ích công cộng Nhà nước còn phải đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi vốn lớn
mà các thành phần kinh tế khác không đủ sức đầu tư Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đã tạo ra và duy trì độc quyền nhà nước
Như vậy, có thể khẳng định độc quyền nhà nước là cần thiết và mang tính khách quan Độc quyền nhà nước cũng phù hợp với tình hình phát triển cụ thể của nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Tuy
Trang 37nhiên, điều đáng nói ở đây là những biểu hiện không bình thường, mang tính chất tiêu cực của độc quyền nhà nước ở nước ta Đó là hiện tượng độc quyền nhà nước đã bị biến thành độc quyền doanh nghiệp với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của quyền lực hành chính
ở nước ta chưa hình thành độc quyền doanh nghiệp nhờ hiệu quả kinh doanh thông qua con đường tập trung, tích tụ vốn Các doanh nghiệp tư nhân đều có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ thấp Doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài chỉ được hoạt động trong lĩnh vực được cấp phép, thường
là lĩnh vực đã có một số lượng nhất định doanh nghiệp khác tham gia hoặc buộc phải liên doanh với doanh nghiệp nhà nước nên mặc dù có ưu thế vượt trội về vốn và công nghệ cũng không thể có được vị trí độc quyền Các doanh nghiệp độc quyền đều do Nhà nước quyết định theo phương thức hành chính hoặc do ưu thế về vốn và quan hệ khách hàng trước đây để lại
mà thực chất cũng là kết quả độc quyền trong quá khứ
Nhằm mục đích tách chức năng kinh doanh khỏi chức năng quản lý nhà nước, tạo dựng công cụ điều khiển thị trường, thực hiện các chính sách xã hội và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế, năm 1994 Nhà nước đã ban hành quyết định thành lập các tổng công ty 90, 91 Các tổng công ty tập hợp các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong cùng một ngành sản phẩm được coi là có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế trong phạm vi cả nước hoặc một bộ ngành, địa phương Cho đến nay có 17 tổng công ty 91 với
450 thành viên, 71 tổng công ty 90 của bộ với 1057 thành viên và 7 tổng công ty 90 của địa phương với 116 thành viên; tổng cộng chiếm 27% số doanh nghiệp nhà nước và 76,5% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp nhà nước cả nước
Dưới góc độ về hình thái thị trường, độc quyền nhà nước được biểu hiện dưới hai hình thái là độc quyền và độc quyền nhóm
Độc quyền do Nhà nước quy định chỉ dành cho doanh nghiệp nhà nước gồm: điện, nước, bưu chính viễn thông, kinh doanh thiết bị phát sóng, cung cấp dịch vụ Internet, kinh doanh chứng khoán, xây dựng và khai thác cảng, xuất nhập khẩu ấn phẩm, tác phẩm điện ảnh, sản xuất thuốc lá
Độc quyền nhóm dưới hình thức tổng công ty bao gồm xăng dầu, xi
Trang 38măng, bảo hiểm, ngân hàng thương mại, vận tải biển, sắt thép, hóa chất cơ bản, mía đường, xuất nhập khẩu cà phê - gạo, du lịch lữ hành Đây là các doanh nghiệp khi chuyển đổi sang cơ chế mới sẵn có ưu thế về vốn được Nhà nước đảm bảo từ trước, với hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật đã có và thị trường truyền thống, nên vẫn giữ được vị trí của mình trên thương trường
Trong hoạt động thương mại, các doanh nghiệp nhà nước hầu như chiếm độc quyền trong xuất nhập khẩu và chiếm đại bộ phận trong khâu bán buôn đối với cả vật tư cho sản xuất và hàng tiêu dùng Các dịch vụ tiền
tệ, tín dụng, bảo hiểm cho đến trước năm 1989 đều do Nhà nước nắm giữ 100% Đến nay, tất cả các Ngân hàng thương mại cổ phần và Ngân hàng nước ngoài chỉ chiếm gần 20% trong tổng số nguồn vốn tín dụng cung ứng cho các nhu cầu trong cả nước Còn khu vực Ngân hàng thương mại Nhà nước vẫn chiếm trên 80% [ 26 ]
Qua quá trình tồn tại và hoạt động, hiện tượng các doanh nghiệp độc quyền nhà nước tạo ra nhiều tác động tiêu cực cho nền kinh tế hơn là tích cực, cụ thể:
- Các tổng công ty vừa thực hiện chức năng kinh doanh, vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước như quy hoạch ngành, vùng, hợp tác quốc
tế và gián tiếp là định giá Sự lẫn lộn giữa hai chức năng này tạo điều kiện cho một số tổng công ty đã thể chế hoá những ưu đãi đặc quyền của mình
và đưa ra những quy định bất lợi cho đối thủ cạnh tranh, phân chia thị trường tiêu thụ giữa các thành viên tổng công ty, ấn định giá thu lợi nhuận
độc quyền, phân biệt đối xử về giá giữa các đối tượng khách hàng khác nhau tạo ra sự bất bình đẳng (giá điện, nước, vé máy bay, tàu hoả giữa người Việt Nam và người nước ngoài là một điển hình) Như vậy, mục đích thành lập các tổng công ty để ổn định thị trường không đạt được
- Sự tồn tại của tổng công ty đã hạn chế cạnh tranh của tổng công ty với các doanh nghiệp không phải thành viên và giữa các công ty thành viên trong nội bộ tổng công ty Độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước lớn dưới hình thức tổng công ty nhà nước trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng đã hạn chế đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh và đầu tư nước ngoài Cụ thể, độc quyền tự nhiên trong các ngành kết cấu hạ tầng tồn tại trong các ngành vận
Trang 39tải hàng không (tham gia kinh doanh có hãng Pacific airlines nhưng đây là công ty cổ phần do Hàng không Việt Nam chi phối và quá bé nhỏ nên không có vị trí của một đối thủ cạnh tranh), bưu chính viễn thông (gần đây dịch vụ đường trục chính vẫn hoàn toàn do Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam độc quyền); điện lực (gần đây đã cho cho phép mua điện của một số nhà máy điện nước ngoài theo giá của Tổng công ty Điện lực, song khâu truyền tải, phân phối chỉ do Tổng công ty đảm nhận); vận tải biển (các đội tàu của doanh nghiệp tỉnh còn quá bé nhỏ và chỉ đảm nhận những thương vụ gần); đường sắt, cấp thoát nước Với khả năng chi phối thị trường, các tổng công ty đã dựng lên rào cản hành chính (do các cơ quan nhà nước hoặc do chính bản thân ban hành) cản trở các doanh nghiệp khác tham gia kinh doanh Ví dụ, dịch vụ truyền số liệu chỉ do một công ty
đảm nhiệm, các doanh nghiệp khác, dù là doanh nghiệp nhà nước cũng không được kinh doanh hoặc các điều kiện tham gia đấu thầu được thiết kế theo hướng để chỉ các công ty thành viên mới đáp ứng được
Do số lượng hạn chế nên các doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình kinh doanh khép kín theo chiều dọc từ khâu đầu đến khâu cuối Thí
dụ, trong lĩnh vực viễn thông, công ty dịch vụ viễn thông vừa xây dựng, quản lý, vận hành mạng lưới, vừa tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp, bảo trì, sửa chữa và xuất nhập khẩu, kinh doanh các thiết bị chuyên ngành, đã loại trừ khả năng tham gia của các đơn vị khác
Bên cạnh đó, cạnh tranh trong nội bộ tổng công ty cũng bị hạn chế trong một chừng mực nhất định Nhiều doanh nghiệp là thành viên độc lập mặc dù có quyền chủ động kinh doanh về sản xuất, thị trường cung cấp và tiêu thụ, nhưng lại chịu sự chỉ đạo của tổng công ty về hướng đầu tư phát triển, các chỉ tiêu cân đối lớn, định mức kinh tế kỹ thuật, địa bàn hoạt
động , thậm chí phải gánh chịu hậu quả của thành viên kém hiệu quả theo quyết định của tổng công ty
- Được bảo hộ mạnh mẽ trên thị trường trong nước khỏi sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác và cạnh tranh của hàng nhập khẩu, các tổng công ty trở nên trì trệ, không chú trọng đầu tư để hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành Mạng lưới kết cấu hạ tầng kém phát triển do thiếu đầu tư Về viễn thông, hiện nay số mạng điện thoại chính tính trên
Trang 40100 dân của Việt Nam là 2,6 trong khi của Thái Lan là 7,9 Số người sử dụng Internet tính trên 10.000 dân của Việt Nam là 0,02 người, Thái Lan là
6 người Mức tiêu thụ điện tính theo đầu người chỉ bằng 15% của Thái Lan; 75% dân số Việt Nam được dùng điện trong khi của Thái Lan là 87%
Về giao thông, Việt Nam chỉ có 25% mạng lưới đường bộ được rải nhựa Hệ thống giao thông nông thôn rất kém phát triển, hạn chế khả năng
đi lại của người dân Mạng đường sắt hẹp, đường tàu chỉ có một chiều, không có đầu máy chạy điện Ngành hàng không có ít máy bay với mạng
đường bay hẹp, khách hàng và hàng hoá đến Việt Nam phải trung chuyển qua các sân bay đầu mối ở nước khác Độ an toàn của lịch bay thấp, tỷ lệ tạm hoãn chuyến bay cao Đội tàu thuỷ chủ yếu là tàu cũ, trọng tải thấp Các cảng biển nhỏ và không đủ sâu cho các tàu đúng tiêu chuẩn quốc tế Kho hàng không đủ diện tích và điều kiện bảo quản Khả năng bốc xếp gạo của cảng Sài Gòn là 1000T/ngày, so với 6000T/ngày của cảng Bangkok
Hệ thống cung cấp nước sạch và thoát nước rất thiếu và không đảm bảo điều kiện vệ sinh, khoảng hơn 65% dân số Việt Nam được cung cấp nước sạch, còn ở Thái Lan là 89% Tại các thành phố thường xảy ra tình trạng úng lụt khi mưa lớn [19 Tr 75] Độc quyền kinh doanh không chỉ hạn chế đổi mới công nghệ trong bản thân ngành đó, mà còn hạn chế phát triển công nghệ trong các ngành khác Kết quả là mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổng công ty cũng không đạt được, các tổng công ty
độc quyền khó có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế
- nhìn chung các doanh nghiệp độc quyền ở nước ta chưa thực hiện
được tính ưu việt của các sản xuất quy mô lớn mà ngược lại còn bị thua kém các doanh nghiệp khác trong khu vực kinh tế tư nhân, gây nên một gánh nặng cho ngân sách nhà nước
Nhìn một cách khái quát trên quy mô toàn xã hội, các doanh nghiệp nhà nước chiếm tới 90% giá trị tài sản cố định, sử dụng trên 80% vốn đầu tư tập trung của ngân sách nhà nước, gần 80% lao động kỹ thuật và khoảng 80% tín dụng ngân hàng nhưng chỉ tạo ra 40% tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân [27]
- Mức giá dịch vụ độc quyền ở nước ta cao hơn nhiều so với chi phí thực tế, thu nhập trung bình của người dân và cao hơn mức giá ở các nước