ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THỊ HIẾU XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VÀ P
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN THỊ HIẾU
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
CHO HỌC SINH LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ
CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN VĂN – TIẾNG VIỆT
MÃ SỐ: 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS TRẦN HỮU PHONG
Thừa Thiên Huế, năm 2018 Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép
sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác
Thừa Thiên Huế, 2018
Họ tên tác giả
Trần Thị Hiếu
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 3Lời cảm ơn
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trần Hữu Phong, người đã tận tình chỉ dạy và hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình hoàn thành luận văn; Quý lãnh đạo Phòng Giáo dục Biên Hòa, Ban Giám hiệu, quý thầy, cô và học sinh các trường Trung học cơ sở tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã hỗ trợ tác giả tiến hành khảo sát, thực nghiệm cho đề tài luận văn
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Quý thầy giáo, cô giáo, Ban Giám hiệu trường Đại học Đồng Nai và trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập
Thừa Thiên Huế, tháng 7 năm 2018
Tác giả Luận văn
Trần Thị Hiếu
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 4MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG 5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 6
MỞ ĐẦU 7
1 Lý do chọn đề tài 7
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
5 Phương pháp nghiên cứu 12
6 Đóng góp của đề tài 12
7 Cấu trúc luận văn 13
NỘI DUNG 14
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ 14
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 14
1.1.1 Lí thuyết đoạn văn trong ngữ pháp văn bản 14
1.1.2 Đoạn văn nghị luận văn học trong mối quan hệ với bài văn nghị luận văn học 17
1.1.3 Yêu cầu đối với các yếu tố nghị luận trong đoạn văn NLVH 18
1.1.4 Một số vấn đề lí thuyết về bài tập và kĩ năng 22
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 26
1.2.1 Nội dung dạy học về đoạn văn nghị luận văn học trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn cấp Trung học cơ sở 26
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 51.2.2 Thực trạng dạy học viết đoạn văn nghị luận văn học 28
1.2.3 Thực trạng năng lực viết đoạn văn nghị luận văn học của học sinh hiện nay 32
Tiểu kết chương 1 37
Chương 2 HỆ THỐNG BÀI TẬP LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ 38
2.1 ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9 38
2.1.1 Hệ thống bài tập phải vừa phù hợp với mục tiêu bài học vừa phù hợp với định hướng tiếp cận năng lực của chương trình 38
2.1.2 Hệ thống bài tập phải góp phần phát huy vai trò chủ thể tích cực sáng tạo của người học 39
2.1.3 Hệ thống bài tập phải đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, sát hợp với đối tượng và điều kiện dạy học 39
2.2 CÁCH XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9 41
2.2.1 Bài tập luyện kĩ năng nhận dạng và phân tích các thành tố của đoạn văn nghị luận văn học 41
2.2.2 Bài tập luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn nghị luận văn học theo mẫu bằng các thông tin cho trước 53
2.2.3 Bài tập luyện kĩ năng viết tự do đoạn văn nghị luận văn học 59
2.2.4 Bài tập luyện kĩ năng phát hiện và sửa lỗi đoạn văn nghị luận văn học 62 2.2.4 Cách sử dụng hệ thống bài tập luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học 67
Tiểu kết chương 2 73
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 75
3.1 MỤC DICH VA NỘI DUNG THỰC NGHIỆM 75
3.1.1 Mục đích 75
3.1.2 Nội dung 75
3.2 TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM 75
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 63.2.1 Kế hoạch thực nghiệm 75
3.2.2 Hình thức thực nghiệm 76
3.2.3 Giáo án thực nghiệm 77
3.3 CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ THỰC NGHIỆM 83
3.4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 83
Tiểu kết chương 3 92
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HTBT : Hệ thống bài tập
NLVH : Nghị luận văn học
PT : Phân tích SGK : Sách giáo khoa
THCS : Trung học cơ sở
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Bảng thống kê kết quả khảo sát ý kiến giáo viên 30
Bảng 1.2 Bảng thống kê kết quả khảo sát ý kiến học sinh 34
Bảng 2.1 Bảng phân tích 43
Bảng 2.2 Bảng đánh giá 43
Bảng 2.3 Bảng thông tin 56
Bảng 2.3.1 Bảng thông tin bài tập 1 56
Bảng 2.3.2 Bảng thông tin bài tập 2 57
Bảng 2.3.3 Bảng thông tin bài tập 3 57
Bảng 2.3.4 Bảng thông tin bài tập 4 58
Bảng 2.3.5 Bảng thông tin bài tập 5 58
Bảng 2.4 Bảng phát hiện lỗi 64
Bảng 3.1 Đối tượng thực nghiệm kiểm tra dạy học 76
Bảng 3.2 Thống kê kết quả bài làm của các lớp trước khi thực nghiệm 86
Bảng 3.3 Phân tích kết quả trước khi thực nghiệm 86
(kèm theo bảng 3.3.1 và 3.3.2) 86
Bảng 3.3.1 Nhóm thực nghiệm 87
Bảng 3.3.2 Nhóm đối chứng 87
Bảng 3.4 Thống kê kết quả bài làm của các lớp sau khi thực nghiệm 88
Bảng 3.5 Phân tích kết quả sau khi thực nghiệm 89
(Kèm theo bảng 3.5.1 và 3.5.2) 89
Bảng 3.5.1 Nhóm thực nghiệm 89
Bảng 3.5.2 Nhóm đối chứng 90
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 9DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ biểu diễn kết quả trước khi thực nghiệm 91 Biểu đồ 3.2 Biểu đồ biểu diễn kết quả sau khi thực nghiệm 91
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong chương trình Tập làm văn nghị luận, bên cạnh Nghị luận xã hội thì Nghị luận văn học (NLVH) có vai trò rất quan trọng NLVH không chỉ là thể loại đòi hỏi lập luận, lí lẽ, luận cứ xác đáng, sắc sảo thuyết phục người đọc, người nghe theo quan điểm nào đó mà còn là loại văn giúp người viết bộc lộ được những cảm thụ
và sáng tạo thẩm mỹ Ngoài việc cung cấp các kiến thức công cụ nhằm bồi dưỡng năng lực chung về cảm nhận và tạo lập văn bản, NLVH còn giúp học sinh thông qua lập luận biết cách bày tỏ những cảm nhận tinh khôi, độc đáo, tình yêu cái đẹp, cách
Tuy nhiên, một thực trạng phổ biến và đầy nghịch lí đã và đang diễn ra đó là nhiều giáo viên và học sinh lại nhận xét Văn nghị luận nói chung và NLVH nói riêng ở cả phần dạy lẫn phần học đều rất khó Đối với nhiều học sinh, viết được bài văn NLVH hoàn chỉnh, mạch lạc, chặt chẽ đã khó; viết được bài văn NLVH hay còn khó hơn Cái khó không chỉ do nội dung kiến thức với tính chất trừu tượng của
bộ môn gây nên mà còn khó ở chỗ học sinh luôn gặp trở ngại trong việc vận dụng lí thuyết vào thực hành
Giá trị của những tác phẩm nghệ thuật không bao giờ bị đóng khung trong bất kì giới hạn nào Vì thế, người học phải biết vượt qua cái “khung giá trị” của những bài văn mẫu, bài bình giảng trong giờ đọc hiểu văn bản để chủ động tìm tòi,
quả kiểm tra, đánh giá trên lớp, sau các giờ học của học sinh lớp 9 Trung học cơ sở
và chấm tuyển sinh thi vào lớp 10 trong nhiều năm cho thấy hiện tượng “trăm bài như một” không phải là ít, những bài NLVH mang tính độc lập, sáng tạo của người viết lại rất hiếm Nhiều nơi học sinh chỉ học thuộc lòng một số bài văn mẫu giáo viên hướng dẫn ôn tập, đến khi ra dạng đề nghị luận một tác phẩm khác thì hoàn toàn không biết cách làm Có năm, truyền thông liên tục đưa tin học sinh ở nhiều nơi không làm được bài vì “lệch tủ” Điểm khảo sát chất lượng đầu năm môn văn nói chung và NLVH rất thấp, có sự chênh lệch lớn so với điểm số cuối năm học
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 11trước Từ đó, nhận thấy kết quả đánh giá có độ chênh không hề nhỏ Năng lực viết văn NLVH của học sinh còn rất nhiều hạn chế
Đa số giáo viên dạy Ngữ văn ở phổ thông đều đánh giá vai trò quan trọng của bài tập viết đoạn NLVH nhưng phần lớn các giáo viên không thực hiện việc luyện cho học sinh viết đoạn văn NLVH tại lớp Một số giáo viên khi hướng dẫn học sinh viết đoạn lại không có các bài tập mẫu chi tiết, cụ thể, không có một khoảng thời gian hợp lí học sinh thực hành nên kết quả không được như mong đợi
Dẫn đến tình trạng trên, ngoài những nguyên nhân chủ quan từ người dạy và người học thì việc phân phối thời gian và đặc biệt là hệ thống bài tập trong sách giáo khoa cũng là vấn đề cần phải quan tâm, xem xét…
Như chúng ta đã biết, một bài Tập làm văn hoàn chỉnh là kết quả của sự kết hợp giữa kiến thức và một hệ thống các kĩ năng hành văn một cách nhuần nhuyễn, trong đó có kĩ năng dựng đoạn Theo ngữ pháp văn bản, đoạn văn có vai trò rất quan trọng trong việc cấu thành bài văn Bài Tập làm văn là một chỉnh thể bao gồm nhiều đoạn văn liên kết, thống nhất với nhau tạo thành Muốn viết được bài văn NLVH trước hết phải viết được đoạn văn NLVH Do đó, việc luyện cho học sinh viết đoạn văn NLVH có vai trò quan trọng trong chương trình Làm văn Vậy luyện bằng cách nào để học sinh có thể chuyển hóa được những kiến thức từ các giờ lí thuyết NLVH trở thành kĩ năng viết đoạn văn NLVH?
Xuất phát từ việc hình thành kĩ năng chung của con người là bằng hoạt động
và thông qua hoạt động, xây dựng được hệ thống bài luyện tập, thực hành hướng
đến nâng cấp kĩ năng luyện tập và mức độ tư duy nhằm giúp học sinh trung học sơ
sở ở khối 9 hình thành kĩ năng viết đoạn văn NLVH là cần thiết Thực hiện được việc này sẽ giúp cho hoạt động dạy và học phần NLVH ở phổ thông vừa đi đúng
hướng vừa nâng cao được chất lượng bài văn NLVH của học sinh Vì vậy, chúng
tôi xin nghiên cứu đề tài: Xây dựng hệ thống bài tập luyện kĩ năng viết đoạn văn
Nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 Trung học cơ sở
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, đã có không ít công trình nghiên cứu về văn nghị luận luôn tìm tòi, bổ sung để hợp với xu thế thời đại và yêu cầu đặc trưng của thời đại Điều này giúp cho chúng ta có một hệ thống lí luận và dạy học tương đối vững chắc và đáng tin cậy
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 12Trong Kĩ năng Tập làm văn nghị luận phổ thông, tác giả Nguyễn Quốc Siêu
đã trình bày một cách hệ thống những kiến thức cơ bản về văn nghị luận, những kĩ
năng kĩ xảo và một số kiểu bài nghị luận thường gặp Trong cuốn Tập làm văn,
phần văn nghị luận, tác giả Lê A cũng đã trình bày khái quát về văn nghị luận và phương pháp Tập làm văn nghị luận Không những quan tâm việc khái quát lí thuyết về văn nghị luận mà rất nhiều tác giả còn đặc biệt quan tâm đến việc rèn kĩ
năng Tập làm văn nghị luận cho học sinh như: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng Tập làm văn nghị luận của Nguyễn Ngọc Phúc, Nâng cao kĩ năng làm bài văn nghị luận của nhóm tác giả Chu Huy, Chu Văn Sơn, Vũ Nho hay Văn nghị luận chọn lọc của
Nguyễn Trí, Nguyễn Nghiệp, Nguyễn Hữu Kiều đã tập hợp có hệ thống những bài viết về kĩ năng kinh nghiệm giải quyết kiểu bài văn nghị luận Nhiều tác giả có cùng quan điểm rằng muốn làm bài văn nghị luận hay thì ngoài khả năng cần vận dụng tư duy logic còn cần thể hiện màu sắc chủ quan (tình cảm) của người viết “phải nói lí
lẽ gắn với tình cảm”, “phải đạt lý thấu tình” như Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Đăng
Mạnh, Lưu Đức Hạnh, Nguyễn Trí
Cũng bàn về kĩ năng Tập làm văn nghị luận, tác giả Bảo Quyến trong cuốn
Rèn luyện kĩ năng Tập làm văn nghị luận ngoài việc trình bày khái quát về văn nghị
luận, hướng dẫn phương pháp Tập làm văn nghị luận, cách sử dụng lập luận, dẫn chứng trong văn nghị luận còn chú ý đến kĩ năng xây dựng đoạn văn, liên kết đoạn
Mai Thị Kiều Phượng trong Giáo trình phương pháp dạy và học kĩ năng Tập làm văn chỉ thuần túy cung cấp hệ thống lí thuyết chứ chưa nghiên cứu sâu đến kĩ
năng dựng các đoạn văn nghị luận
Khảo sát thêm các công trình: Hoạt động Tập làm văn và một số vấn đề về dạy học Tập làm văn nghị luận ở nhà trường phổ thông, chuyên đề của Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Ninh; Văn nghị luận ở nhà trường trung học phổ thông, chuyên luận của Hoàng Dân; Tập làm văn nghị luận: lí thuyết và thực hành chuyên
luận của Hà Thúc Hoan thì ta có thể nhận thấy các công trình trên đều nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố thực hành trong việc Tập làm văn nghị luận
Tác giả Nguyễn Văn Hầu trong Thuật viết văn ở phần “IV Nghị luận - Đại
cương về nghị luận Cách làm dàn bài Luận phổ thông Luận văn chương”, mặc dù
còn rất sơ lược nhưng cũng đã đề cập đến NLVH , kĩ năng viết NLVH như là những
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 13kĩ thuật tối thiểu
Tác giả Nguyễn Quang Ninh trong cuốn 150 bài tập rèn luyện kĩ năng dựng đoạn văn đã có giới thuyết về đoạn văn và một số vấn đề có liên quan đến đoạn văn,
một hệ thống bài tập về dựng đoạn văn rất đa dạng, phong phú về kiểu loại tuy nhiên chưa có hướng dẫn cách giải, cách dựng đoạn theo dạng bài đã cho
Trong cuốn Luyện cách lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh phổ thông của nhóm tác giả Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Thị Ban, Trần Hữu Phong đã
tập trung chủ yếu vào luyện cho học sinh cách lập luận mạch lạc trong một đoạn văn nghị luận
Một số luận văn của các tác giả đã nghiên cứu khá cụ thể về hệ thống bài tập
giúp học sinh phổ thông làm tốt kiểu bài nghị luận như: Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn viết đoạn văn nghị luận theo các thao tác chứng minh, giải thích, quy nạp, diễn dịch cho học sinh lớp 10 của Dương Nguyễn Mỹ Hạnh, Hệ thống bài tập luyện kĩ năng xây dựng các đoạn văn chứng minh, giải thích, quy nạp, diễn dịch cho học sinh lớp 10 Trung học phổ thông của Trương Thị Thu Hà, Xây dựng hệ thống bài tập luyện cho học sinh lớp 10 viết đoạn văn nghị luận của Hoàng Thị Thu Hà và Dạy cụm bài luyện tập thao tác lập luận ở trường Trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực người học của Nguyễn Thị Kim Liên Hệ thống bài tập luyện kĩ năng đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào bài NLVH cho học sinh Trung học cơ sở của Phạm Thị Hải Anh Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết kiểu bài NLVH cho học sinh giỏi lớp 9 của Lê Thị Minh Huệ Nhiều tài liệu luyện kĩ
năng Tập làm văn nghị luận đưa ra các kĩ năng: tìm hiểu đề, tìm ý, phát triển ý, làm dàn ý, huy động kiến thức, lập luận và dẫn chứng, xây dựng đoạn văn, chọn và trình bày dẫn chứng, hành văn, viết câu nghị luận, dùng từ, diễn đạt…
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu dù ít hay nhiều đều bàn đến vai trò của hệ thống bài tập, đoạn văn và các thao tác lập luận trong NLVH Trong phạm vi tìm hiểu, khảo sát của chúng tôi thì đã có một số công trình đề xuất giải pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh phổ thông tuy nhiên chưa có công trình cụ thể nào đi sâu vào nghiên cứu việc xây dựng hệ thống bài
tập hướng đến nâng cấp kĩ năng luyện tập và mức độ tư duy cho học sinh lớp 9
viết đoạn văn NLVH
Demo Version - Select.Pdf SDK