1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng hệ thống bài tập trong phân môn luyện từ và câu lớp 3

78 1,1K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Trong phân môn Luyện từ và câu, nội dung rèn luyện về dùng từ đặt câu chủ yếu thông qua các bài tập nhưng thực tế cho thấy các bài tập trình bày rải rác, chưa được hệ thống hóa một cách

Trang 1

Lêi c¶m ¬n

Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình hướng dẫn của các thầy cô giáo trong khoa Sư phạm Tiểu học - Mầm non đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình làm khóa luận

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Thị Nga, cô đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành khóa luận này Xin được gửi lời cảm ơn tới các bạn sinh viên đã giúp đỡ để tôi có thể thực hiện khóa luận thành công

Trong khi thực hiện đề tài này, do thời gian và năng lực có hạn nên không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế, chúng tôi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để khóa luận được hoàn chỉnh hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đồng Hới, tháng 05 năm 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực, khách quan và chưa có ai công

bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nào khác

Tác giả khóa luận

Trần Thị Phương Ly

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

A MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5.1 Đối tượng nghiên cứu 5

5.2 Phạm vi nghiên cứu 5

6 Phương pháp nghiên cứu 5

7 Đóng góp của đề tài 6

8 Bố cục của đề tài 6

B NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 7

1.1 Cơ sở lí luận 7

1.1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài 7

1.1.1.1 Khái niệm bài tập 7

1.1.1.2 Xây dựng hệ thống bài tập 8

1.1.1.4 Khái niệm về từ tiếng Việt 9

1.1.1.5 Khái niệm về câu tiếng Việt 12

1.1.2 Ý nghĩa của bài tập Luyện từ và câu đối với học sinh lớp 3 15

1.1.3 Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học 16

1.1.4 Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 3 18

1.2 Cơ sở thực tiễn 18

1.2.1 Nội dung, chương trình của phân môn Luyện từ và câu lớp 3 18

Trang 4

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU TRONG 21

SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT 3 21

2.1 Bài tập nhận diện 21

2.2 Bài tập vận dụng 36

2.3 Bài tập sáng tạo 46

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 3 51

3.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập trong phân môn Luyên từ và câu ở lớp 3 51

3.2 Xây dựng hệ thống bài tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 53

3.2.1 Hệ thống bài tập nhận diện 53

3.2.2 Hệ thống bài tập vận dụng 58

3.2.3 Hệ thống bài tập sáng tạo 63

C KẾT LUẬN 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu Chú giải GV Giáo viên HS Học sinh LTVC Luyện từ và câu SGK Sách giáo khoa [10, tr 127] Tài liệu số 10 trang 127 TV Tiếng Việt TH Tiểu học

Trang 6

1

A MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Tiểu học là bậc học nền tảng, cung cấp những cơ sở ban đầu về tri thức,

kĩ năng cho cho học sinh Những tri thức, kĩ năng này chính là hành trang cần thiết giúp các em có thể học tốt hơn ở những bậc học sau Mục tiêu của giáo dục Tiểu học hiện nay là đào tạo con người và phát triển toàn diện Do đó, học sinh Tiểu học được học tập nhiều môn học, trong đó môn Tiếng Việt là môn quan trọng bậc nhất trong chương trình Tiểu học Đây cũng là môn học thực hành giúp hình thành và phát triển ở học sinh bốn kĩ năng cơ bản là nghe, nói, đọc, viết Thông qua các bài tập trong môn Tiếng Việt các em có những kĩ năng giao tiếp phù hợp với lứa tuổi và thực tiễn cuộc sống Ngoài phân môn Luyện từ và câu, môn Tiếng Việt còn gồm nhiều phân môn khác như Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết và Tập làm văn Các em được nâng cao hiểu biết, cảm nhận cái hay, cái đẹp của cuộc sống, biết quý trọng những nét đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ Góp phần hình thành và bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, giúp các em có thói quen giữ gìn và phát huy sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc

Hình thành năng lực về từ và câu cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của dạy Luyện từ và câu ở bậc học này Muốn thực hiện được mục tiêu này, người giáo viên phải mở rộng và phát triển khả năng dùng từ đặt câu cho học sinh Bởi vậy, hệ thống hóa các bài tập Tiếng Việt là việc làm hết sức cần thiết Trong phân môn Luyện từ và câu, nội dung rèn luyện về dùng từ đặt câu chủ yếu thông qua các bài tập nhưng thực tế cho thấy các bài tập trình bày rải rác, chưa được hệ thống hóa một cách khoa học gây khó khăn cho việc dạy học phân theo nhóm trình độ

Trang 7

2

Đến nay đã có một số sách tham khảo cho giáo viên, phụ huynh và học sinh tuy nhiên chưa có tài liệu nào đề cập đến vấn đề hệ thống hóa các bài tập trong sách giáo khoa làm cơ sở để xây dựng và phát triển khả năng dùng từ và câu cho các em

Là một sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, tôi nhận thấy việc hệ thống hóa các bài tập một cách rõ ràng và cụ thể góp phần phục vụ cho nhiệm vụ học tập, chuẩn bị hành trang về kiến thức, kĩ năng để sau này dạy học tốt hơn

Chính vì những lí do trên tôi lựa chọn đề tài: "Xây dựng hệ thống bài tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3" làm đề tài khóa luận của mình

Với hi vọng đóng góp một phần nhỏ vào việc cung cấp tài liệu làm cơ sở cho giáo viên, xây dựng hệ thống bài tập mở rộng và phát triển khả năng dùng từ đặt câu cho học sinh trong dạy học Tiếng Việt

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tiếng Việt không chỉ là môn học công cụ giúp học sinh học tập các môn học khác tốt hơn mà đây còn là môn học thực hành, giúp học sinh vân dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống hàng ngày Vì vậy, để giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt, đặc biệt là các dạng bài tập về từ và câu trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời những

cuốn tài liệu để giáo viên, phụ huynh, học sinh tham khảo như:

Trong cuốn Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 3, NXB Giáo dục (2004), Nguyễn Minh Thuyết đã đề cập tới nhiều vấn đề xoay quanh phân môn Luyện

từ và câu thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời Đặc biệt, tác giả đã đưa ra một số kiểu bài tập rèn luyện về từ và câu lớp 3, kèm theo hướng dẫn cách dạy những bài tập đó Đóng góp của công trình này là đã giải đáp được một số nội dung trong chương trình TV 3 mà nhiều giáo viên còn băn khoăn, thắc mắc Tuy nhiên, những bài tập đưa ra làm ví dụ minh hoạ được lấy từ sách giáo khoa nên đều là những bài tập quen thuộc với cả giáo viên và học sinh

Trang 8

3

Trong cuốn Luyện từ và câu Tiếng Việt 3, NXB Đại học Sư phạm (2005), Bùi Minh Toán, Viết Hùng đã gợi ý cách giải bài tập trong chương trình học một cách tương đối rõ ràng, dễ hiểu Đặc biệt cuốn sách này đã đưa thêm hệ thống một bài tập hỗ trợ cho từng bài học để giáo viên có thể sử dụng trong giờ dạy, khiến tiết học thêm sinh động và ít lệ thuộc sách giáo khoa hơn Song các bài tập được trình bày chưa thực sự có hệ thống

Cuốn Luyện từ và câu, NXB Giáo Dục (2009) của hai tác giả Đặng Mạnh Thường, Nguyễn Thị Hạnh Cuốn sách này gồm có 2 chương: Chương

1 trình bày một số điểm cần lưu ý về phần luyện từ và câu ở sách Tiếng Việt

3, chương 2 trình bày cách giải bài tập luyện từ và câu ở sách Tiếng Việt 3

và bài tập bổ sung Ở chương 1, ngoài mục đích và yêu cầu chung các tác giả

đã chỉ rõ mức độ yêu cầu trong từng nội dung LTVC Chẳng hạn, về mức độ yêu cầu của nội dung luyện từ, học sinh lớp 3 phải nắm được khoảng 400 đến 450 từ thuộc 15 chủ điểm trong sách học; biết nghĩa của một số thành ngữ, tục ngữ, nhận biết một số biện pháp tu từ phổ biến như so sánh, nhân hóa; nhận biết sâu hơn ý nghĩ chung của từng lớp từ đã học ở lớp 2 Về mức

độ yêu cầu của nội dung luyện câu, học sinh lớp 3 phải biết được câu trong lời nói và câu trong văn bản phải tương đối trọn vẹn về nghĩa, phải nhận biết được dấu hiệu mở đầu và dấu hiệu kết thúc của câu Ở chương 2, các tác giả trình bày cách giải bài tập luyện từ và câu ở Tiếng Việt 3 và bài tập bổ sung Các bài tập trong sách giáo khoa được cuốn sách hướng dẫn cách giải tương đối kĩ càng Hệ thống bài tập bổ sung cũng phù hợp với nội dung chương trình và trình độ học sinh Song hệ thống bài tập ở đây chỉ dừng lại ở những bài tập quen thuộc, ít thấy dạng bài tập nâng cao và dạng bài tập sử dụng trò chơi ngôn ngữ để giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thực hiện trong giờ ngoại khóa

Hai cuốn Bài tập thực hành Tiếng Việt 3, Nguyễn Thị Hạnh (2008), NXB Đại học sư phạm Hà Nội và Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 3, Lê

Trang 9

4

Phương Liên (2008), NXB Đại học sư phạm, Hồ Chí Minh các tác giả đều xây dựng hệ thống bài tập theo từng tuần Các văn bản được sử dụng trong các công trình này phần lớn đều là văn bản trong sách giáo khoa tuy nhiên phần lớn là bài tập ở phân môn Tập đọc

Đã có những công trình nghiên cứu chú trọng việc xây dựng hệ thống bài tập nhưng số lượng còn hạn chế, kiểu bài tập chưa phong phú và đa dạng Đặc biệt chưa có một công trình nghiên cứu nào hệ thống hóa các bài tập trong SGK một cách rõ ràng làm tư liệu cho giáo viên và học sinh lớp 3

Trước nhu cầu cấp thiết của giáo viên và yêu cầu cung cấp kiến thức của học sinh, tôi mạnh dạn xây dựng hệ thống bài tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu của những người đi trước

3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và thực tế dạy - học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3, tôi thực hiện đề tài này với mục đích xây dựng được hệ thống bài tập một cách tương đối toàn diện về hình thức cũng như nội dung để làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh khi dạy - học môn Tiếng Việt trong chương trình lớp 3, góp phần nâng cao chất lượng dạy - học môn này

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Khóa luận đưa ra một số nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Tìm hiểu nội dung chương trình phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3

- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài làm căn cứ xây dựng hệ thống bài tập

- Xác định tiêu chí và nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập

- Xây dựng một hệ thống bài tập phong phú, đa đạng trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

Trang 10

5

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hệ thống bài tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Để nghiên cứu đề tài này, tôi tham khảo và nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, nghiên cứu tham khảo sách giáo viên, đọc và hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu và việc phân loại các dạng bài tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 Bên cạnh đó, tôi còn nghiên cứu các tài liệu, văn bản làm tiền đề cho việc xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 sao cho thật phù hợp và khoa học để khi giáo viên áp dụng và thực tế dạy học phát huy được hiệu quả của đề tài

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp nghiên cứu thực tiễn được vận dụng trong quá trình quan sát, dự giờ để tìm hiểu về chất lượng, hoạt động, xu thế dạy - học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3, từ đó rút

ra những nhận định về thực trạng dạy học môn Tiếng Việt để có phương hướng trong việc hệ thống bài tập phù hợp với học sinh lớp 3

Trang 11

6

- Phương pháp toán học: So sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp những vấn đề lí luận và thực tiễn từ đó rút ra kết luận Thống kê, phân loại các dạng bài tập để đưa ra những kết luận cần thiết của đề tài

8 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm có 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài

- Chương 2: Hệ thống bài tập Luyện từ và câu trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3

- Chương 3: Xây dựng hệ thống bài tập Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3

Trang 12

7

B NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.1.1 Khái niệm bài tập

Xoay quanh khái niệm về bài tập cũng có những quan niệm, định nghĩa khác nhau Theo Nguyễn Hữu Châu: “Bài tập là những nhiệm vụ, công việc được giao cho mỗi nhóm hoặc mỗi cá nhân trong khuôn khổ một chương trình học tập nhằm rèn luyện kĩ năng hay tăng cường kiến thức cho người học” Trong sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo thuật ngữ bài tập xuất hiện rất nhiều như: bài tập Toán, bài tập Tiếng Việt, bài tập Tiếng Anh Theo nghĩa này, bài tập được hiểu là dạng bài học mô phỏng lại kiến thức và thao tác thực hành đã được giới thiệu nhằm mục đích vận dụng lí thuyết và rèn luyện kĩ năng cần thiết theo chương trình môn học Theo đó, bài tập được sử dụng chủ yếu trong hoạt động thực hành mà nhiệm vụ giải bài tập là một hình thức thực hành

Tuy nhiên, trước xu hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy cao độ tính tích cực, tự giác, độc lập, sáng tạo trong nhận thức của người học thì phạm vi ứng dụng của bài tập rộng hơn nhiều Nhiều quan điểm hiện nay cho rằng, bài tập không chỉ được dùng với mục đích giúp người học vận dụng những tri thức đã học, rèn luyện kĩ năng tương ứng mà còn giúp họ hình thành tri thức mới và phát triển các kĩ năng khác

Bài tập Tiếng Việt được coi như là một trong những đơn vị nội dung định hướng cho việc dạy học TV Thông qua việc thiết kế bài tập Tiếng Việt

và hướng dẫn học sinh làm bài tập của giáo viên, quá trình làm bài tập của học sinh, GV có thể kiểm tra kết quả hoạt động giảng dạy của mình Học sinh củng cố được những tri thức vừa tiếp nhận và nắm vững những các kĩ năng dùng từ đặt câu

Trang 13

8

Thực hành với bài tập TV là một khâu trọng yếu có ý nghĩa quyết định đối với việc hình thành kĩ năng ứng dụng TV trong đời sống của học sinh Bởi vậy, hệ thống bài tập được xây dựng phải phong phú, đa dạng, thiết thực và hiệu quả

kế (bài tập trắc nghiệm, bài tập tự luận); căn cứ vào nội dung chủ đề (bài tập chủ đề 1, bài tập chủ đề 2, bài tập chủ đề 3 ); căn cứ vào mục tiêu dạy học (bài tập hình thành, bài tập rèn luyện, bài tập phát triển); căn cứ vào các mạch kiến thức, kĩ năng (bài tập nhận diện, phân loại, phân tích, bài tập xây dựng, tổng hợp)

Dựa theo yêu cầu về năng lực, trình độ của học sinh ta có thể chia hệ thống bài tập tiếng Việt thành 3 dạng: bài tập nhận diện, bài tập vận dụng, bài tập sáng tạo

- Bài tập nhận diện giúp học sinh nhận ra hiện tượng về từ và câu cần nghiên cứu Ở mức yêu cầu thấp, những hiện tượng này được nêu sẵn trong các ngữ liệu khác Ở mức yêu cầu cao hơn, học sinh phải tự tìm các hiện tượng về từ, câu vừa học trong vốn Tiếng Việt của mình Đây củng chính là kiểu bài tập hệ thống hóa vốn từ trong các bài tập làm giàu vốn từ

- Bài tập vận dụng là dạng bài tập yêu cầu học sinh vận dụng những kiến

thức đã học để giải quyết các bài tập, tạo điều kiện cho học sinh sử dụng

những đơn vị từ ngữ, ngữ pháp đã học vào hoạt động nói năng của mình

Trang 14

9

- Bài tập sáng tạo là dạng bài tập yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức một cách linh hoạt trong những tình huống mới chứ không phải là một tình huống học tập chỉ tồn tại trong trường học Vì vậy, bài tập đặt câu sáng tạo chỉ có thể thực hiện khi học sinh có trình độ cao và có ý cần diễn đạt Tuy nhiên, xác định sự khác biệt của các kiểu bài tập này chỉ có ý nghĩa tương đối bởi ranh giới giữa chúng không thật rạch ròi Lí do là các yêu cầu của một bài tập thường có sự đan xen, lồng ghép vào nhau, nhất là đối với hai kiểu bài tập vận dụng và sáng tạo Hơn thế, mối quan hệ giữa vận dụng và sáng tạo trong thực tế lại rất khăng khít vì vận dụng là cơ sở, tiền đề để sáng tạo và ở một góc độ nhất định thì sáng tạo cũng là một cái đích để vận dụng hướng tới

Hệ thống bài tập cần được xây dựng sao cho có khả năng giúp học sinh thực hiện đến mức thành thục các thao tác nói năng Nó phải phản ánh được một cách bao quát cơ chế lĩnh hội và sản sinh lời nói

1.1.1.4 Khái niệm về từ tiếng Việt

Theo Đỗ Hữu Châu định nghĩa về từ được hiểu như sau:

"Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong Tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu" [4, tr.16]

Định nghĩa này cho ta thấy, so với từ của tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp, từ của Tiếng Việt có tính cố định, bất biến ở mọi vị trí, mọi quan hệ

và chức năng trong câu Tính cố định, bất biến về âm thanh là điều kiện hết sức quan trọng giúp ta nhận diện từ một cách dễ dàng Song cũng vì tính cố định và bất biến mà bản thân hình thức ngữ âm của từ tiếng Việt không chứa đựng những dấu hiệu chỉ rõ đặc điểm ngữ pháp của chúng Nói cách khác, ở

tiếng Việt, "đặc điểm ngữ pháp của từ không biểu hiện trong nội bộ từ mà

biểu hiện chủ yếu ở ngoài từ, trong tương quan của nó với các từ khác trong câu" [4, tr.21]

Trang 15

10

* Các thành phần ý nghĩa của từ:

Tuỳ theo các chức năng mà từ chuyên đảm nhiệm, trong ý nghĩa của từ

có những thành phần ý nghĩa cơ bản sau đây (những thành phần ý nghĩa này được Đỗ Hữu Châu phân biệt rất kĩ):

- Ý nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật

- Ý nghĩa biểu niệm ứng với chức năng biểu niệm

- Ý nghĩa biểu thái ứng với chức năng biểu thái

Ba thành phần ý nghĩa trên được gọi chung là ý nghĩa từ vựng Ý nghĩa

từ vựng thường được đối lập với thành phần ý nghĩa thứ tư, đó là:

- Ý nghĩa ngữ pháp ứng với chức năng ngữ pháp

Các ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp có tính ổn định, bền vững tương đối Chúng không phải chỉ do quan hệ giữa từ với những yếu tố ngoài ngôn ngữ mà có Chúng còn do quan hệ về ý nghĩa giữa từ này với từ khác trong ngôn ngữ quy định nên

Sự vật, hiện tượng, đặc điểm ngoài ngôn ngữ được từ biểu thị tạo nên ý

nghĩa biểu vật của từ Nói cách khác, "ý nghĩa biểu vật là sự phản ánh sự vật,

hiện tượng trong thực tế vào ngôn ngữ" [4, tr.108] Ý nghĩa biểu vật không

phải là sự vật, hiện tượng y như chúng có thực trong thực tế, chúng chỉ bắt nguồn từ đó mà thôi Nói như vậy có nghĩa là nghĩa biểu vật của từ không đồng nhất với sự vật, hiện tượng, thuộc tính, hành động mà chỉ gợi ra sự vật, hiện tượng, thuộc tính, hành động

Nghĩa biểu niệm của từ "là tập hợp của một số nét nghĩa chung và riêng,

khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định Giữa các nét nghĩa có những quan hệ nhất định Tập hợp này ứng với một hoặc một số ý nghĩa biểu vật của từ" [4, tr 118]

Nghĩa biểu niệm là sự liên hệ giữa từ với ý (hoặc ý nghĩa, ý niệm)

Nghĩa biểu thái là mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan, cảm xúc của người nói

Trang 16

11

Sự vật, hiện tượng được biểu thị trong ngôn ngữ đều là những sự vật, hiện tượng đã được nhận thức, thể nghiệm bởi con người Do đó cùng với tên gọi, con người thường gửi kèm những cách đánh giá của mình

Tóm lại, ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm và ý nghĩa biểu thái là các loại nghĩa tạo nên ý nghĩa từ vựng của từ Vì từ là một thể thống nhất cho nên các thành phần ý nghĩa trên là những phương diện khác nhau của cái thể thống nhất đó Sự hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa của từ phải là sự hiểu biết thấu đáo từng mặt một nhưng cũng phải là sự hiểu biết tổng quát về những mối liên hệ quy định lẫn nhau giữa chúng

* Khái niệm về trường nghĩa:

Do quá lớn và quá phức tạp, những liên hệ ngữ nghĩa trong từ vựng không hiện ra một cách trực tiếp giữa các từ lựa chọn một cách ngẫu nhiên Những quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đặt được các từ vào những hệ thống con thích hợp Có nghĩa là, tính hệ thống về ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng

Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa Đó là những tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa

Dựa vào các trường nghĩa, ta có thể phân định một cách tổng quát những quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng thành những quan hệ ngữ nghĩa giữa các trường nghĩa và những quan hệ ngữ nghĩa trong lòng mỗi trường Nói một cách khác, mỗi trường nghĩa là một tiểu hệ thống nằm trong hệ thống là từ vựng của một ngôn ngữ

Người ta có thể chia hệ thống từ vựng thành các trường nghĩa, tuỳ theo từng tiêu chí Có thể chia hệ thống từ vựng thành trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm

- Trường biểu vật:

Trang 17

12

Trường nghĩa biểu vật "là tập hợp những từ cùng biểu thị một phạm vi

sự vật, hiện tượng thực tế khách quan" [4, tr.172] Cơ sở để xác lập trường

nghĩa biểu vật là sự đồng nhất nào đó trong ý nghĩa biểu vật của các từ Ví dụ, trường nghĩa biểu vật về động vật:

+ Tên các loài: chó, bò, mèo, trâu

+ Trường nghĩa chỉ bộ phận cơ thể: thân, chân, mỏ, đuôi, mõm

- Trường nghĩa biểu niệm:

Trường nghĩa biểu niệm là "một tập hợp các từ có chung một cấu trúc

biểu niệm" [4, tr.178]

Căn cứ để phân lập các trường biểu niệm là các ý nghĩa biểu niệm của

từ Cấu trúc biểu niệm không chỉ riêng cho từng từ mà chung cho nhiều từ Ví

dụ, nói về trường biểu niệm "vật thể nhân tạo", "thay thế hoặc tăng cường thao tác lao động", "cầm tay" có thể chia thành các trường nhỏ, chẳng hạn: + Dụng cụ để chia, cắt: dao, cưa, búa, rìu, liềm

+ Dụng cụ để xoi, đục: đục, dùi, khoan

+ Dụng cụ mài giũa: giũa, bào, đá mài, giấy ráp

Sự phân lập từ vựng thành trường biểu vật và trường biểu niệm dựa trên

sự phân biệt hai thành phần ngữ nghĩa trong từ Nó phản ánh hai cách nhìn từ vựng ở hai góc độ khác nhau Tuy nhiên, hai loại trường nghĩa này có liên hệ với nhau: Nếu lấy những nét nghĩa biểu vật trong cấu trúc biểu niệm làm tiêu chí lớn để tập hợp thì chúng ta có các trường biểu vật Ngược lại, nếu cần phân biệt một trường biểu vật thành các trường nhỏ thì lại phải dựa vào các nét nghĩa khác trong cấu trúc biểu niệm

Cả trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm đều thuộc loại trường nghĩa dọc

1.1.1.5 Khái niệm về câu tiếng Việt

Về định nghĩa câu, từ trước đến nay có trên 300 định nghĩa (theo A Akhmanôva - Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học) Từ thời cổ đại, Aristote đã

cho rằng: "Câu là một âm phức hợp có ý nghĩa độc lập mà mỗi bộ phận riêng

biệt trong đó cũng có ý nghĩa độc lập" [1, tr 11]

Trang 18

tr.107]

Đỗ Thị Kim Liên đã đưa ra định nghĩa về câu như sau: "Câu là đơn vị

dùng từ đặt ra trong quá trình suy nghĩ, được gắn với những cảnh nhất định nhằm mục đích thông báo hay thể hiện thái độ đánh giá Câu có cấu tạo ngữ pháp độc lập và có ngữ điệu kết thúc" [7, tr 101]

- Câu được phân tích ra thành nhiều thành phần, trong đó có những thành phần chính và những thành phần phụ Thành phần chính gồm chủ ngữ và vị ngữ Thành phần phụ gồm trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ, khởi ngữ

+ Chủ ngữ:

Chủ ngữ là một trong hai bộ phận chính của câu Chủ ngữ là từ hay cụm

từ làm thành phần chính biểu thị đối tượng được nói đến (cái được thông báo)

có quan hệ với hoạt động, trạng thái, tính chất ở vị ngữ (cái thông báo)

+ Vị ngữ:

Vị ngữ là thành phần chính biểu thị (cái thông báo) của câu Đó là điều nói về hành động, trạng thái, tính chất, quan hệ của người, vật việc được nhắc tới ở chủ ngữ [2, tr 226]

Ngoài hai thành phần chính trên trong câu còn có các thành phần phụ như: trạng ngữ, đề ngữ, hô ngữ, chú ngữ, liên ngữ, phụ ngữ, định ngữ, bổ ngữ

- Theo cấu tạo ngữ pháp câu được chia thành 2 loại: câu đơn, câu ghép + Câu đơn bao gồm câu đơn bình thường (có nòng cốt là kết cấu chủ - vị) và câu đặc biệt (không có cơ sở để phân tích theo kết cấu chủ vị)

Trang 19

14

Câu đơn bình thường (còn gọi là câu đơn hai thành phần hoặc câu hai

trung tâm cú pháp) có nòng cốt là một cụm chủ vị

Câu đơn đặc biệt (còn được gọi là câu đơn một thành phần hoặc câu một

trung tâm cú pháp, có nòng cốt là một từ, cụm từ chính phụ hay cụm từ đẳng lập Loại câu này không có cơ sở để phân tích theo kết cấu chủ - vị

+ Câu ghép được chia thành câu ghép không dùng từ ngữ làm phương tiện liên kết các vế câu và câu ghép có dùng từ ngữ làm phương tiện liên kết các vế câu

Câu ghép không dùng từ ngữ làm phương tiện liên kết các vế câu: ở kiểu

câu ghép này, quan hệ giữa các vế câu không được đánh dấu bằng từ ngữ liên kết mà được thể hiện chủ yếu qua trật tự các vế câu Trong những câu ghép kiểu này, hai vế câu được ngăn cách với nhau, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm

Câu ghép có dùng từ ngữ làm phương tiện liên kết các vế câu: các vế câu

được nối với nhau bằng quan hệ từ, cặp quan hệ từ cặp phụ từ hoặc cặp đại từ

hô ứng [2, tr 238]

- Theo mục đích nói người ta lại chia thành: câu trần thuật, câu nghi

vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán

+ Câu trần thuật hay còn gọi là câu kể Dùng để miêu tả, nhận định về một sự kiện, một hiện tượng Dấu hiệu nhận biết là cuối câu kể thường ghi dấu chấm (.)

+ Câu nghi vấn (hay còn gọi là câu hỏi) là kiểu câu có nội dung nêu điều hoài nghi hay thắc cần được giải đáp nội dung đó bằng một câu trả lời, cuối câu thường có dấu chấm hỏi (?)

+ Câu cầu khiến là câu nhằm đòi hỏi (người đối thoại hay bản thân người nói được giả định ở ngôi giao tiếp thứ hai) thực hiện một hành động hay một chuyển biến Nội dung hành động, chuyển biến biểu hiện ở nòng cốt câu nhằm vào đối tượng phải thực hiện hành động thường là vai đối thoại (ngôi thứ hai) hoặc trong một số trường hợp, chính là người nói (nhưng đã được giả định là ngôi giao tiếp thứ hai), cũng có khi bao gồm cả người đối thoại và người nói Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than (!)

Trang 20

15

+ Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm Dấu hiệu nhận biết có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi, xiết bao, biết chừng nào,… Cuối câu thường kết thúc bằng dấu chấm than (!)

1.1.2 Ý nghĩa của bài tập Luyện từ và câu đối với học sinh lớp 3

Phân môn Luyện từ và câu là một phân môn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở trường Tiểu học Ngoài việc xây dựng thành phân môn độc lập, các kiến thức, kĩ năng về từ và câu còn được tích hợp trong những phân môn còn lại của môn Tiếng Việt và cả trong các môn học khác

Việc dạy Luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn từ cho học sinh, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình, đồng thời giúp cho học sinh có khả năng hiểu được các câu nói của người khác

Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói, viết thành câu và

có ý thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hoá Ở cấp Tiểu học phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ làm phong phú vốn từ và tích cực hóa vốn từ cho học sinh: cung cấp một lượng từ ngữ nhất định theo quy định của chương trình, giúp học sinh hiểu được nghĩa của từ trong hệ thống, hiểu đúng nghĩa của nghĩa từ trong hoạt động giao tiếp của mình Học sinh có ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt trong văn hóa giao tiếp để trẻ tích lũy những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt Các em biết sử dụng các từ ngữ phù hợp để giao tiếp với bố mẹ, bạn bè, thầy cô Đó cũng chính là đào tạo ra con người biết giao tiếp trong đời sống

Sử dụng từ và câu tiếng Việt giúp phát triển trí tưởng tượng và năng lực

tư duy cho học sinh Thông qua các bài thơ, bài văn các em hiểu được tác dụng của cách dùng từ đặt câu, sử dụng các dấu câu để viết đúng, viết hay và vận dụng các biện pháp tu từ Từ đó các em có thể trau dồi kĩ năng vận dụng

từ ngữ để đưa vào những ngữ cảnh phù hợp Hơn thế nữa, khi có vốn từ dồi dào các em sẽ tư duy chính xác và chặt chẽ hơn Nếu không có vốn từ các em

sẽ không có đủ điều kiện thể hiện một cách sinh động ý nghĩ của mình

Trang 21

16

Bồi dưỡng cho các em biết thưởng thức cái đẹp, biết thể hiện vui, buồn, yêu, ghét của con người Nhờ đó mà phân biệt được xấu, đẹp, thiện, ác để hoàn thiện nhân cách bản thân Phân môn Luyện từ và câu còn giáo dục cho người học những tư tưởng tốt đẹp: yêu thích môn học, biết quý trọng và gìn giữ sự giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc

1.1.3 Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học

a) Chú ý của học sinh Tiểu học

- Khái niệm chú ý: Chú ý là một trạng thái tâm lí của học sinh giúp các

em tập trung vào một hay một nhóm đối tượng nào đó để phản ánh các đối tượng này một cách tốt nhất Lứa tuổi tiểu học có 2 loại chú ý: chú ý không chủ định và chú ý có chủ định

- Đặc điểm chú ý của học sinh Tiểu học: Chú ý không chủ định có trước

từ lúc 6 tuổi và tiếp tục phát triển, những gì mới lạ, hấp dẫn dễ dàng gây chú

ý không chủ định của học sinh Do có sự chuyển hóa giữa hai loại này nên khi học sinh chú ý không chủ định, giáo viên đưa ra câu hỏi để hướng học sinh vào nội dung bài học thì chú ý không chủ định chuyển hóa thành chú ý

có chủ định Chú ý có chủ định ở giai đoạn này được hình thành và phát triển mạnh Sự hình thành loại chú ý này là đáp ứng nhu cầu hoạt động học, ở giai đoạn đầu cấp chú ý có chủ định hình thành nhưng chưa ổn định, chưa bền vững

b) Trí nhớ của học sinh Tiểu học

- Khái niệm trí nhớ: Trí nhớ là quá trình tâm lí giúp học sinh ghi lại, giữ lại những tri thức cũng như cách thức tiến hành hoạt động học mà các em tiếp thu được khi cần có thể nhớ lại, nhận lại Có hai loại trí nhớ: trí nhớ có chủ định và trí nhớ không chủ định

- Đặc điểm trí nhớ của học sinh Tiểu học: Cả hai loại trí nhớ đều được hình thành và phát triển ở học sinh tiểu học Do yêu cầu hoạt động học trí nhớ có chủ định hình thành và phát triển, học sinh phải ghi nhớ công thức,

Trang 22

17

quy tắc, định nghĩa, khái niệm để vận dụng giải bài tập hoặc tiếp thu tri thức mới, ghi nhớ này buộc học sinh phải sử dụng cả hai phương pháp ghi nhớ có máy móc và ghi nhớ có chủ định

c) Tưởng tượng của học sinh

- Khái niệm tưởng tượng: Tưởng tượng của học sinh là một quá trình tâm lí nhằm tạo ra các hình ảnh mới dựa vào các hình ảnh đã biết Ở học sinh tiểu học có 2 loại tưởng tượng: tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo

- Đặc điểm tưởng tượng của học sinh tiểu học: Tính có mục đích, có chủ định của tưởng tượng học sinh tiểu học tăng lên rất nhiều so với trước 6 tuổi

Do yêu cầu của hoạt động học, học sinh muốn tiếp thu tri thức mới thì phải tạo cho mình các hình ảnh tưởng tượng

d) Tư duy của học sinh Tiểu học

- Khái niệm tư duy của học sinh Tiểu học: Tư duy của học sinh tiểu học

là quá trình các em hiểu được, phản ánh được bản chất của đối tượng của các

sự vật hiện tượng được xem xét nghiên cứu trong quá trình học tập của học sinh Có 2 loại tư duy: tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng

- Đặc điểm tư duy của học sinh Tiểu học: Do hoạt động học được hình thành qua hai giai đoạn nên tư duy của học sinh cũng được hình thành qua hai giai đoạn

+ Giai đoạn 1: Tư duy cụ thể vẫn tiếp tục hình thành và phát triển, tư duy trừu tượng bắt đầu hình thành Tư duy cụ thể được thể hiện rõ nhất ở lớp

1, lớp 2 nghĩa là học sinh tiếp thu tri thức mới phải tiến hành các thao tác với vật thật hoặc các hình ảnh trực quan

+ Giai đoạn 2: Tư duy trừu tượng bắt đầu chiếm ưu thế so với tư duy cụ thể, nghĩa là học sinh tiếp thu tri thức của các môn học bằng cách tiến hành các thao tác tư duy với ngôn ngữ, với các loại kí hiệu quy tắc

Trang 23

18

1.1.4 Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 3

Ở lứa tuổi Tiểu học chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 là ở lứa tuổi lớp 1,

2, 3; giai đoạn hai là lớp 4, 5 Giai đoạn một được xem là giai đoạn đầu của bậc tiểu học, giai đoạn 2 là giai đoạn sau của bậc TH Giai đoạn đầu của bậc

TH là giai đoạn mà học sinh còn thiên về tư duy cụ thể, cảm tính Tuy vậy, học sinh lớp 3 là lớp cuối của giai đoạn này vì vậy học sinh đang chuyển dần

từ tư duy cảm tính, cụ thể sang trừu tượng, khái quát hơn Bên cạnh đó, trí tưởng tượng của học sinh lớp 3 được hình thành và phát triển qua quá trình học tập Tưởng tượng, tái tạo từng bước được hoàn thiện gắn liền với những hình tượng đã tri giác trước, hoặc tạo ra những hình tượng phù hợp với những điều mô tả, tranh vẽ, sơ đồ Như vậy, biểu tượng của tưởng tượng dần trở nên hiện thực hơn Tưởng tượng của học sinh đã mất dần và thoát khỏi ảnh hưởng của ấn tượng trực tiếp Tưởng tượng của học sinh gắn liền với sự phát triển ngôn ngữ và tư duy Trong dạy học ở TH, giáo viên cần rèn luyện và phát triển trí tưởng tượng cho các em thông qua hình thành biểu tượng Giáo viên cần sử dụng lời nói, cử chỉ, điệu bộ như một phương tiện trực quan Ngôn ngữ phải chính xác, giàu nhạc điệu, tình cảm; đặc biệt cần

sử dụng đồ dùng dạy học, tài liệu dạy học phong phú, sinh động Điều này một lần nữa khẳng định vai trò của việc hệ thống các bài tập về từ và câu trong viêc hình thành và phát triển tâm lí học sinh Tuy nhiên cùng một lứa tuổi, mỗi em lại có những tư duy và đặc điểm tâm lí riêng vì vậy người giáo viên phải có phương pháp và hệ thống các dạng bài tập phù hợp để phát triển tối đa khả năng của học sinh

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Nội dung, chương trình của phân môn Luyện từ và câu lớp 3

Môn Tiếng Việt có 6 phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ

và câu, Tập viết, Tập làm văn Phân môn Luyện từ và câu được dạy một tuần

1 tiết

Trang 24

19

Nội dung chính của phân môn Luyện từ và câu ở đây là: Mở rộng vốn từ (theo chủ điểm), từ loại, rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu, một số kiểu câu được phân loại theo mục đích nói, một số biện pháp tu từ (so sánh, nhân hoá) Tất cả các tiết học luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3 không có những bài học dạy riêng kiến thức lý thuyết về từ và câu mà tất cả các tri thức về từ

và câu đều được hình thành và củng cố thông qua việc dạy học sinh giải các bài tập

Chương trình sách giáo khoa có nội dung dạy học bắt đầu từ kì một lớp

1, mỗi tuần gồm 5 tiết ứng với 5 bài tập đọc (có 3 bài đọc thêm)

Ở lớp 2,3,4,5 chương trình cả năm đều gồm 35 tuần, sách giáo khoa in thành hai tập Mỗi tuần ở lớp 3 có 1 tiết Luyện từ và câu, 1 tiết Tập làm văn Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 có 15 chủ điểm, mỗi chủ điểm trong 2 tuần (riêng chủ điểm''Ngôi nhà chung" trong 3 tuần)

Cũng như ở các lớp dưới, các chủ điểm xoay quanh những lĩnh vực gần gũi với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của các em, gồm:

Tập 1 gồm 8 chủ điểm, học trong 18 tuần:

- Măng non (tuần 1, 2)

- Mái ấm (tuần 3, 4)

- Tới trường (tuần 5, 6)

- Cộng đồng (tuần 7, 8)

- Quê hương (tuần 10, 11)

- Bắc - Trung - Nam (tuần 12, 13)

- Anh em một nhà (tuần 14, 15)

- Thành thị và nông thôn (tuần 16, 17)

Tuần 9 dùng để ôn tập giữa học kì 1, tuần 18 ôn tập cuối học kì 1 Tập 2 gồm 7 chủ điểm, học trong 17 tuần:

- Bảo vệ tổ quốc (tuần 19, 20)

- Sáng tạo (tuần 21, 22)

Trang 25

20

- Nghệ thuật (tuần 23, 24)

- Lễ hội (tuần 25, 26)

- Thể thao (tuần 28, 29)

- Ngôi nhà chung (tuần 30, 31, 32)

- Bầu trời và mặt đất (tuần 33, 34)

Tuần 27 dùng để ôn tập giữa học kì 2, tuần 35 ôn tập cuối học kì 2

Như vậy, ta thấy bài tập trong sách TV lớp 3 có sự cụ thể, được trình bày bằng nhiều hình thức tự luận, trắc nghiệm Chúng được sắp xếp một cách khoa học, có chủ định, mang tính hướng đích Đặc biệt tính sư phạm thể hiện khá rõ trong hình thức diễn đạt của các bài tập Sự phối hợp nhiều hình thức, tổ chức nhiều kiểu dạng bài tập và việc sắp xếp bài tập theo trình độ nhận thức không chỉ tránh nhàm chán mà còn tạo ra hứng thú học tập, sáng tạo của học sinh

***

Để hệ thống bài tập có sức thuyết phục và có tính khả thi khóa luận đã dựa vào những cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn nhất định

Cơ sở lý luận của việc xây dựng hệ thống bài tập trong phân môn Luyện

từ và câu lớp 3 là các khái niệm liên quan đến đề tài như khái niệm: bài tập,

hệ thống bài tập, xây dựng hệ thống bài tập, khái niệm về từ tiếng Việt và câu tiếng Việt

Cơ sở thực tiễn chính là nội dung và chương trình phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3

Tất cả những cơ sở thực tiễn này đều chỉ là căn cứ vào kết quả điều tra bước đầu của tác giả, có kế thừa kết quả điều tra của một số nhà nghiên cứu đi trước

Trang 26

21

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU TRONG

SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT 3

2.1 Bài tập nhận diện

Bài tập nhận diện là tìm, chỉ ra, xác định các hiện tượng ngữ pháp theo yêu cầu cụ thể hay câu hỏi mà bài tập đã nêu ra Đối với dạng bài tập này, học sinh có nhiệm vụ vận dụng những kiến thức đã được học để có thể nhận diện chúng (khái niệm, quy tắc, các từ ngữ đặc trưng, ) và đưa ra được đáp án đúng Dựa vào nội dung lí thuyết về từ và câu có thể chia bài tập nhận diện thành các bài tập về cấu tạo từ, các bài tập về cấu trúc ngữ nghĩa (nghĩa đen, nghĩa bóng), các bài tập về các trường nghĩa (các lớp từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm), bài tập về từ loại, bài tập về cấu tạo câu, bài tập về liên kết câu

Dạng bài tập này có mục đích là làm sáng tỏ, củng cố và phát triển các khái niệm ngữ pháp đã được tiếp thu từ bài học lí thuyết Học sinh cần phải dựa vào những đặc trưng cơ bản của khái niệm hoặc dựa vào những câu hỏi định hướng của giáo viên, từ đó nhận diện, phân tích để làm bài tập

(1) Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ sau:

Tay em đánh răng Răng trắng hoa nhài Tay em chải tóc Tóc ngời ánh mai

Huy Cận (TV3, tập 1, trang 8) (2) Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây:

Như hoa đầu cành

Trang 27

22

b) Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch

c) Cánh diều như dấu "á"

Ai vừa tung lên trời

a) Chỉ trẻ em

b) Chỉ tính nết của trẻ em

c) Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em

(TV3, tập 1, trang 16) (4) Tìm các bộ phận của câu:

- Trả lời câu hỏi "Ai (cái gì, con gì)?"

- Trả lời câu hỏi "Là gì?"

a) Thiếu nhi là măng non của đất nước

b) Chúng em là học sinh tiểu học

c) Chích bông là bạn của trẻ em

(TV3, tập 1, trang 16) (5) Tìm những hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn dưới đây:

a) Mắt hiền sáng tựa vì sao

Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời

Thanh Hải

Trang 28

Trời là cái tủ ướp lạnh

Mùa hè

Trời là cái bếp lò nung

Lò Ngân Sủn d) Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng

Theo Đất nước ngàn năm

(TV3, tập 1, trang 24) (6) Hãy ghi lại những từ chỉ sự so sánh trong những câu trên

(TV3, tập 1, trang 25) (7) Tìm các từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình

(TV3, tập 1, trang 33) (8) Xếp các thành ngữ, tục ngữ sau vào nhóm thích hợp:

a) Con hiền cháu thảo

b) Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ

c) Con có cha như nhà có nóc

d) Con có mẹ như măng ấp bẹ

e) Chị ngã em nâng

g) Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

Trang 29

24

Cha mẹ đối với con cái Con cháu đối với ông

bà, cha mẹ Anh chị em đối với nhau

(TV3, tập 1, trang 33) (9) Tìm các hình ảnh so sánh trong những khổ thơ sau:

a) Bế cháu ông thủ thỉ:

- Cháu khỏe hơn ông nhiều!

Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng sáng

Phạm Cúc

b) Ông trăng tròn sáng tỏ

Soi rõ sân nhà em

Trăng khuya sáng hơn đèn

Ơi ông trăng sáng tỏ

Trần Đăng Khoa

c ) Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

Trần Quốc Minh

(TV3, tập 1, trang 43) (10) Ghi lại các từ so sánh trong những khổ thơ trên

(TV3, tập 1, trang 43) (11) Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây:

Trang 30

(TV3, tập 1, trang 43) (12) Giải ô chữ Biết rằng các từ ở cột được in màu có nghĩa là Buổi lễ

mở đầu năm học mới

- Dòng 1: Được học tiếp lên lớp trên (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ L)

- Dòng 2: Đi thành hàng ngũ diễu qua lễ đài hoặc đường phố để biểu dương sức mạnh (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ D)

- Dòng 3: Sách dùng để dạy và học trong nhà trường (gồm 3 tiếng, bắt đầu bằng chữ S)

- Dòng 4: Lịch học trong nhà trường (gồm 3 tiếng, bắt đầu bằng chữ T)

- Dòng 5: Những người thường được gọi là phụ huynh học sinh (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ C)

- Dòng 6: Nghỉ giữa buổi học (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ R)

- Dòng 7: Học trên mức khá (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ H)

- Dòng 8: Có thói xấu này thì không thể học giỏi (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ L)

- Dòng 9: Thầy cô nói cho học sinh hiểu bài (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ G)

- Dòng 10: Hiểu nhanh, tiếp thu nhanh, xử trí nhanh (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ T)

- Dòng 11: Người phụ nữ dạy học (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ C)

Trang 31

c) Bà như quả ngọt chín rồi

Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng

Võ Thanh An

(TV3, tập 1, trang 58)

(14) Đọc bài Trận bóng dưới lòng đường Tìm các từ ngữ:

a) Chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ

b) Chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già

(TV3, tập 1, trang 58)

Trang 32

27

(15) Liệt kê những từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập làm văn cuối tuần 6 của em

(TV3, tập 1, trang 58) (16) Dưới đây là một số từ có tiếng cộng hoặc tiếng đồng và nghĩa của chúng Em có thể sắp xếp từ nào vào mỗi ô trong bảng phân loại sau?

- Cộng đồng: những người cùng sống trong cùng một tập thể hoặc một khu vực, gắn bó với nhau

- Cộng tác: cùng làm chung một việc

- Đồng bào: người cùng nòi giống

- Đồng đội: người cùng đội ngũ

- Đồng tâm: cùng một lòng

- Đồng hương: người cùng quê

Những người trong cộng đồng Thái độ, hoạt động trong cộng đồng

(TV3, tập 1, trang 65) (17) Tìm các bộ phận của câu:

- Trả lời câu hỏi "Ai (cái gì, con gì)?"

- Trả lời câu hỏi "Làm gì?"

a) Đàn sếu đang sải cánh trên cao

b) Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về

c) Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi

(TV3, tập 1, trang 66) (18) Hãy tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, câu văn dưới đây:

a) Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Nguyễn Trãi

Trang 33

28

b) Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Hồ Chí Minh

c) Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc

những rổ tiền đồng Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá

Đoàn Giỏi (TV3, tập 1, trang 80) (19) Xếp những từ sau vào hai nhóm: cây đa, gắn bó, dòng sông, con đò, nhớ thương, yêu quý, mái đình, thương yêu, ngọn núi, phố phường, bùi ngùi,

(quê quán, quê cha đất tổ, đất nước, giang sơn, nơi chôn rau cắt rốn)

(TV3, tập 1, trang 89)

(21) Những câu nào trong đoạn thơ dưới đây được viết theo mẫu Ai làm

gì? Hãy chỉ rõ mỗi bộ phận câu trả lời câu hỏi "Ai?" hoặc "Làm gì?"

Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu Chúng tôi rủ nhâu đi nhặt những trái rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi

Trang 34

29

(TV3, tập 1, trang 90) (22) Đọc khổ thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:

Con mẹ đẹp sao Những hòn tơ nhỏ Chạy như lăn tròn Trên sân, trên cỏ

Phạm Hổ

a) Tìm các từ chỉ hoạt động trong khổ thơ trên

b) Hoạt động chạy của những chú gà con được miêu tả bằng cách nào? (TV3, tập 1, trang 98)

(23) Trong các đoạn trích sau, những hoạt động nào được so sánh với nhau?

a) Con trâu đen lông mượt

Cái sừng nó vênh vênh

Nó cao lớn lênh khênh Chân đi như đập đất

Trần Đăng Khoa b) Cau cao, cao mãi

Tàu vươn giữ trời Như tay ai vẫy Hứng làn mưa rơi

Ngô Viết Dinh c) Xuồng con đậu quanh thuyền lớn giống như đàn con nằm quanh bụng

mẹ Khi có gió, thuyền mẹ cót két rên rỉ, đám xuồng con lại húc vào mạn thuyền mẹ như đòi bú tí

Võ Quảng (TV3, tập 1, trang 98)

Trang 35

30

(24) Chọn và xếp các từ ngữ sau vào bảng phân loại:

Bố/ ba, mẹ/ má, anh cả/ anh hai, quả/ trái, hoa/ bông, dứa/ thơm/ khóm, sắn/ mì, ngan/ vịt xiêm

Từ dùng ở miền Bắc từ dùng ở miền Nam

(TV3, tập 1, trang 107) (25) Các từ in đậm trong đoạn thơ sau, thường được dùng ở một số tỉnh miền Trung Em hãy tìm những từ trong ngoặc đơn cùng nghĩa với các từ ấy

Gan chi gan rứa, mẹ nờ?

Mẹ rằng : Cứu nước, mình chờ chi ai?

Chẳng bằng con gái, con trai Sáu mươi còn một chút tài đò đưa

Tàu bay hắn bắn sớm trưa thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò

Tố Hữu

(thế, nó, gì, tôi, à)

(TV3, tập 1, trang 107) (26) Tìm các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ sau:

Em vẽ làng xóm Tre xanh, núi xanh Sông máng lượn quanh Một dòng xanh mát Trời mây bát ngát Xanh ngắt mùa thu

Định Hải

(TV3, tập 1, trang 117) (27) Tìm bộ phận của câu:

- Trả lời câu hỏi " Ai (con gì, cái gì)?"

Trang 36

31

- Trả lời câu hỏi "Thế nào?"

a) Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm

b) Những hạt sương sớm long lanh như những bóng đèn pha lê

c) Chợ hoa trên dường Nguyễn Huệ đông nghịt người

(TV3, tập 1, trang 117) (28) Hãy kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết

(TV3, tập 1, trang 126)

(29) Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:

a) Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng

b) Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên để múa hát

c) Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi thường làm để ở

d) Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc

(nhà rông, nhà sàn, Chăm, bậc thang )

a) Thường thấy ở thành phố

b) Thường thấy ở nông thôn

(TV3, tập 1, trang 135) (32) Hãy tìm những từ ngữ thích hợp để nói về đặc điểm của nhân vật

trong các bài tập đọc mới học:

a) Chú bé Mến trong truyện Đôi bạn

b) Anh Đom Đóm trong bài thơ cùng tên

Trang 37

32

c) Anh Mồ Côi (hoặc người chủ quán) trong truyện Mồ Côi xử kiện

(TV3, tập 1, trang 145) (33) Trong bài thơ Anh Đom Đóm (đã học trong học kì I), còn những con vật nào nữa được gọi và tả như người (nhân hóa)?

(TV3, tập 2, trang 9) (34) Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "Khi nào?":

a) Anh Đom Đóm lên đền đi gác khi trời đã tối

b) Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác

c) Chúng em học bài thơ Anh Đom Đóm trong học kì I

(TV3, tập 2, trang 9)

(35) Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp: đất nước, xây dựng, nước

nhà, giữ gìn, non sông, gìn giữ, kiến thiết, giang sơn

a) Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc

b) Những từ cùng nghĩa với bảo vệ

c) Những từ cùng nghĩa với xây dựng

(TV3, tập 2, trang 17)

(36) Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "Ở đâu?" :

a) Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây

b) Ông được học nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ

c) Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ở quê hương ông

(TV3, tập 2, trang 27) (37) Dựa vào những bài tập đọc và chính tả đã học ở tuần 21, 22, em hãy tìm các từ ngữ:

a) Chỉ trí thức

b) Chỉ hoạt động của trí thức

(TV3, tập 2, trang 35)

Trang 38

33

(38) Em hãy tìm và ghi vào vở những từ ngữ:

a) Chỉ những người hoạt động nghệ thuật

b) Chỉ các hoạt động nghệ thuật

c) Chỉ các môn nghệ thuật

(TV3, tập 2, trang 53)

(39) Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi "Vì sao?":

a) Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá

b) Những chàng man - gát rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất

c) Chị em Xô - phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác

(TV3, tập 2, trang

62) (40) Chọn nghĩa thích hợp ở cột B cho các từ ở cột A:

A B

Lễ Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội

Hội Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong

tục hoặc nhân dịp đặc biệt

Lễ hội Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một

sự kiện có ý nhĩa

(TV3, tập 2, trang 70) (41) Tìm và ghi vào vở:

a) Tên một số lễ hội

b) Tên một số hội

c) Tên một số hoạt động trong lễ hội và hội

(TV3, tập 2, trang 70)

(42) Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "Để làm gì?":

a) Con phải đến bác thợi rèn để xem lại bộ móng

b) Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông

Trang 39

34

c) Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất

(TV3, tập 2, trang 85) (43) Hãy kể tên các môn thể thao bắt đầu bằng những tiếng sau:

Cao cờ Một anh nọ thường khoe là mình cao cờ Có người rủ anh ta đánh ba ván thử xem tài cao thấp thế nào Đánh cờ xong, anh chàng ra về thì gặp một người bạn Người bạn hỏi:

- Anh được hay thua?

Anh chàng đáp:

- Ván đầu, tôi không ăn Ván thứ hai, đối thủ của tôi thằng Ván cuối tôi xin hòa nhưng ông ta không chịu

(TV3, tập 2, trang 93)

(45) Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "Bằng gì?":

a) Voi uống nước bằng vòi

b) Chiếc đèn ông sao của bé bược làm bằng nan tre dán giấy bóng kính c) Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình

(TV3, tập 2, trang 102) (46) Em hãy kể trên một vài nước mà em biết Hãy chỉ vị trí các nước ấy trên bản đồ (hoặc quả địa cầu)

(TV3, tập 2, trang 110)

Ngày đăng: 11/06/2018, 17:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A. Akmannôva (1960), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, Viện HLKH Liên Xô Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học
Tác giả: A. Akmannôva
Năm: 1960
2. Lê A (Chủ biên), Phạm Phương Dung, Vũ Thị Kim Hoa, Đặng Kim Nga, Đỗ Xuân Thảo (2007), Phương pháp dạy Tiếng Việt, NXB ĐH Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy Tiếng Việt
Tác giả: Lê A (Chủ biên), Phạm Phương Dung, Vũ Thị Kim Hoa, Đặng Kim Nga, Đỗ Xuân Thảo
Nhà XB: NXB ĐH Sư phạm
Năm: 2007
3. Diệp Quang Ban (1992), Ngữ pháp Tiếng Việt, ĐH Sư phạm I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp Tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Năm: 1992
4. Lê Biên (2002), Từ loại tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 5. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt, NXB ĐH quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ loại tiếng Việt", NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 5. Đỗ Hữu Châu (1981), "Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt
Tác giả: Lê Biên (2002), Từ loại tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 5. Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1981
6. Hồ Ngọc Đại (2000), Tâm lí học dạy học, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học dạy học
Tác giả: Hồ Ngọc Đại
Nhà XB: NXB ĐH Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
7. Nguyễn Thị Hạnh (2008), Bài tập thực hành Tiếng Việt 3, NXB ĐH Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập thực hành Tiếng Việt 3
Tác giả: Nguyễn Thị Hạnh
Nhà XB: NXB ĐH Sư phạm
Năm: 2008
8. Cao Xuân Hạo (1999), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, quyển 1, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp chức năng tiếng Việt
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1999
9. Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn (2004), Giáo trình tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB ĐH Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm
Tác giả: Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn
Nhà XB: NXB ĐH Sư phạm
Năm: 2004
10. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1995), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí hoc sư phạm, NXB ĐH Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí hoc sư phạm
Tác giả: Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng
Nhà XB: NXB ĐH Sư phạm
Năm: 1995
11. Trần Mạnh Hưởng, Nguyễn Nghiệp, Trần Thị Minh Phương, Lê A (2005), Bài tập nâng cao tiếng Việt 3, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập nâng cao tiếng Việt 3
Tác giả: Trần Mạnh Hưởng, Nguyễn Nghiệp, Trần Thị Minh Phương, Lê A
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2005
12. Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ pháp Tiếng Việt, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp Tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Thị Kim Liên
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1999
13. Lê Phương Liên (2008), Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 3, NXB ĐH Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 3
Tác giả: Lê Phương Liên
Nhà XB: NXB ĐH Sư phạm
Năm: 2008
14. Đặng Thị Lanh, Nguyễn Thị Lương, Lê Phương Nga, Trần Thị Minh Phương (2003), Tiếng Việt nâng cao 3, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt nâng cao 3
Tác giả: Đặng Thị Lanh, Nguyễn Thị Lương, Lê Phương Nga, Trần Thị Minh Phương
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2003
15. Trần Đức Niềm, Lê Thị Nguyên, Ngô Lê Hương Giang (2004), Tiếng Việt nâng cao 3, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt nâng cao 3
Tác giả: Trần Đức Niềm, Lê Thị Nguyên, Ngô Lê Hương Giang
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2004
16. Đặng Kim Nga, Trần Thị Hiền Lương, Hoàng Minh Hương, Phan Phương Dung (2015), Ôn luyện kiến thức phát triển kĩ năng Tiếng Việt 3, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ôn luyện kiến thức phát triển kĩ năng Tiếng Việt 3
Tác giả: Đặng Kim Nga, Trần Thị Hiền Lương, Hoàng Minh Hương, Phan Phương Dung
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2015
17. Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga (2007), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
Tác giả: Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia
Năm: 2007
18. Đào Ngọc, Nguyễn Quang Ninh (1997), Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt
Tác giả: Đào Ngọc, Nguyễn Quang Ninh
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1997
19. Lê Thị Nguyên, Trần Thảo Linh, Lê Duy Anh (2005), Hướng dẫn giải bài tập Tiếng Việt 3, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn giải bài tập Tiếng Việt 3
Tác giả: Lê Thị Nguyên, Trần Thảo Linh, Lê Duy Anh
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2005
20. Đinh Thị Oanh, Vũ Thị Kim Dung, Phạm Thị Thanh (2006), Tiếng Việt và phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt và phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học
Tác giả: Đinh Thị Oanh, Vũ Thị Kim Dung, Phạm Thị Thanh
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2006
21. Phan Thiều, Lê Hữu Tỉnh (1999), Dạy từ ngữ ở Tiểu học, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy từ ngữ ở Tiểu học
Tác giả: Phan Thiều, Lê Hữu Tỉnh
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w