Công cuộc cải cách của đất nước ta đã được tiến hành trong hơn 20 năm, đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân. Kết quả về đổi mới và phát triển của Việt Nam cũng được ghi nhận là một trong những nước thành công nhất thế giới giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, động lực của những thành công bước đầu này có thể không còn là động lực chính để Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh và bền vững trong tương lai. Nhiều tiềm lực phát triển căn bản chưa có cơ chế để phát huy, đồng thời nhiều lúng túng, hạn chế lớn chưa được loại bỏ trong đó có vần đề lợi ích nhóm. Lợi ích nhóm xuất hiện nhiều trên trên các phương tiện truyền thông Việt Nam, lợi ích nhóm còn đang được hiểu ở nhiều khía cạnh khác nhau song đa phần, lợi ích nhóm đang được nhìn nhận, đánh giá theo nghĩa tiêu cực, nhất là trên phương diện tuyên truyền và các mạng xã hội. Vậy, nhóm lợi ích và lợi ích nhóm là gì? Về mặt khoa học, hoạt động của nhóm lợi ích có vai trò gì trong thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội? Để trả lời câu hỏi này tôi chọn đề tài tiểu luận: “Sự hình thành lợi ích nhóm và ảnh hưởng của lợi ích nhóm ngành Ngân hàng tới hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay”.
Trang 1Công cuộc cải cách của đất nước ta đã được tiến hành trong hơn 20 năm,
đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân Kết quả về đổi mới và phát triển của Việt Nam cũng được ghi nhận là một trong những nước thành công nhất thế giới giai đoạn vừa qua Tuy nhiên, động lực của những thành công bước đầu này có thể không còn là động lực chính để Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh và bền vững trong tương lai Nhiều tiềm lực phát triển căn bản chưa có cơ chế để phát huy, đồng thời nhiều lúng túng, hạn chế lớn chưa được loại bỏ trong đó có vần đề lợi ích nhóm Lợi ích nhóm xuất hiện nhiều trên trên các phương tiện truyền thông Việt Nam, lợi ích nhóm còn đang được hiểu ở nhiều khía cạnh khác nhau song đa phần, lợi ích nhóm đang được nhìn nhận, đánh giá theo nghĩa tiêu cực, nhất là trên phương diện tuyên truyền và các mạng xã hội Vậy, nhóm lợi ích và lợi ích nhóm là gì?
Về mặt khoa học, hoạt động của nhóm lợi ích có vai trò gì trong thúc đẩy tiến bộ
và công bằng xã hội? Để trả lời câu hỏi này tôi chọn đề tài tiểu luận: “Sự hình thành lợi ích nhóm và ảnh hưởng của lợi ích nhóm ngành Ngân hàng tới hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay”.
NỘI DUNG
Trang 2Lợi ích nhóm là một hiện tượng xã hội mang tính tất yếu khách quan có quy luật vận động vốn có của nó giống như những quy luật xã hội khác Về mặt khoa học và kinh nghiệm ở một số quốc gia, hoạt động của nhóm lợi ích thực sự góp phần thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội
I Quá trình hình thành lợi ích nhóm:
Lợi ích xuất hiện từ nhu cầu, gắn liền với phân công lao động xã hội và sở hữu, nhất là sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất Phân công lao động xã hội tạo ra hiện tượng mỗi người chỉ lao động trong một lĩnh vực cụ thể Do đó, mỗi cá nhân lao động không tạo ra sản phẩm hay tư liệu trực tiếp thỏa mãn mọi nhu cầu của mình Mục đích của lao động là tìm kiếm phương tiện trung gian để trao đổi nhằm thỏa mãn nhu cầu Trong quan hệ trao đổi đó, lợi ích xuất hiện Do đó, lợi ích trước hết là một quan hệ xã hội Xét về mặt giá trị, lợi ích là phần giá trị nhu cầu hay mức độ nhu cầu được thỏa mãn thông qua hoạt động trao đổi với các chủ thể nhu cầu khác Đến lượt nó, theo K Marx, lợi ích lại là cái liên kết các thành viên của xã hội lại với nhau Lợi ích và quan hệ lợi ích quyết định tính chất và xu hướng vận động của các quan hệ xã hội - mà thực chất là quan hệ giữa các chủ thể lợi ích Lịch sử cho thấy, những vấn đề đấu tranh hay liên minh giữa các giai tầng xã hội, sự hình thành và mất đi của các tổ chức xã hội đều nảy sinh từ những tính chất cụ thể của quan hệ lợi ích Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản hay xung đột trong quan hệ quản lý có nguyên nhân từ quan hệ lợi ích giữa
tư sản và vô sản hay giữa giới chủ và người làm thuê Liên minh công - nông, với tính cách là nhóm lợi ích nảy sinh từ sự thống nhất về lợi ích của hai giai cấp này trong cách mạng vô sản Theo K Max, trong quá trình hoạt động xã hội, các chủ thể trước hết đều là vì nhu cầu và lợi ích của mình Và do lợi ích của mình
mà liên kết hay đấu tranh với các chủ thể lợi ích khác Nhóm lợi ích và xung đột lợi ích là những biểu hiện cụ thể của những hoạt động, tác động đa chiều đó Nhóm lợi ích, hiểu một cách chung nhất, là tập hợp các cá nhân có chung một hay nhiều lợi ích hoạt động theo một cơ chế nhất định nhằm đạt được hoặc gia
Trang 3tăng lợi ích chung của họ.Theo nghĩa đó, nhóm lợi ích không phải là một hiện tượng xa lạ ở Việt Nam Sự ra đời rất sớm của các tổ chức như Liên đoàn lao động, Hội Nông dân và các hội nghề nghiệp - xét về nguồn gốc và bản chất - là minh chứng cho sự tồn tại của các nhóm lợi ích của người lao động, nhóm lợi ích của nông dân, nhóm lợi ích của những người trong từng nghề tương ứng với hội nghề nghiệp của nghề đó Vào những năm 1980, kinh tế - xã hội Việt Nam đình đốn, trì trệ và đứng trước bờ vực của khủng hoảng Về mặt lý luận, nhu cầu nghiên cứu tổng kết thực tiễn nhằm tìm ra hướng đi mới, động lực mới cho sự phát triển trở nên cấp thiết Đây cũng là thời kì xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về lợi ích và sự kết hợp các lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế, trong đó
có tiếp cận lợi ích theo chủ thể: Lợi ích cá nhân - lợi ích tập thể - lợi ích xã hội Theo tiếp cận này, lợi ích tập thể với tính cách là lợi ích của cán bộ, nhân viên của một nhà máy, xí nghiệp nhất định, là một hình thức của lợi ích nhóm và tập thể cán bộ, nhân viên đó là nhóm lợi ích Tuy nhiên, cùng với sự hội nhập cả về thực tiễn và nhận thức khoa học, thực tế hoạt động của nhóm lợi ích ở Việt Nam giai đoạn suy thoái kinh tế từ năm 2009 đến nay, nhóm lợi ích cần được hiểu một cách cụ thể và phù hợp với thực tiễn hơn, đặc biệt là khía cạnh tác động, ảnh hưởng đến chính sách của nhóm lợi ích Nhóm lợi ích (Interest group) là các
tổ chức được hình thành một cách tự nguyện tìm cách tạo ra lợi thế cho việc thực hiện lợi ích của nó bao gồm các công ty, tổ chức từ thiện, các nhóm dân sinh, các hiệp hội nghề nghiệp, hiệp hội thương mại, v.v Nhóm lợi ích xuất hiện ở Đức, Hoa Kỳ và sau đó phổ biến ở các xã hội công nghiệp phương Tây Lịch sử hình thành này được chia thành 4 giai đoạn: Giai đoạn tiền công nghiệp (1830 - 1870), nhóm lợi ích xuất hiện như những tổ chức từ thiện hỗ trợ người nghèo Thành viên của nhóm này là những người thuộc tầng lớp trung lưu Giai đoạn hai (1860 - đầu những năm 1900) tương ứng với quá trình công nghiệp hóa, nhóm lợi ích mang nhiều dấu ấn của giai tầng xã hội như tổ chức công đoàn (nhóm lợi ích của công nhân) và các tổ chức của người sử dụng lao động Thời
kỳ này các tổ chức của nông dân cũng được thành lập nhiều nhằm đại diện cho
Trang 4lợi ích của nông dân Giai đoạn 3 - giai đoạn xã hội công nghiệp (sau năm 1920 đến những năm 1950), các nhóm lợi ích với tính cách là hội nghề nghiệp xuất hiện phổ biến Giai đoạn 4 - giai đoạn hậu công nghiệp xuất hiện các nhóm lợi ích bảo vệ cho những lợi ích hậu công nghiệp như môi trường, quyền con người, v.v Như đã đề cập, hoạt động của con người là để thỏa mãn nhu cầu, để chiếm lĩnh lợi ích và qua đó sáng tạo ra lịch sử thì việc các chủ thể lợi ích tự nguyện hợp sức với nhau nhằm bảo vệ và hơn nữa là củng cố, làm gia tăng lợi ích của
họ cũng là một tất yếu lịch sử Xuất phát từ lợi ích của mình và khát vọng không ngừng làm gia tăng lợi ích của mình, trong những trường hợp nhất định, các chủ thể lợi ích cần và phải liên kết với nhau thành nhóm lợi ích theo nguyên lý tính trội của hệ thống Sự xuất hiện của nhóm lợi ích là một tất yếu khách quan, phản ánh sự đa dạng của lợi ích và các quan hệ lợi ích của đời sống xã hội Xã hội càng phát triển, quá trình đa dạng và phức tạp hóa của lợi ích và các quan hệ lợi ích càng diễn ra nhanh chóng và có thể vượt trước sự điều tiết, điều chỉnh của nhà nước thông qua công cụ pháp luật và chính sách hiện hành Do đó, các nhóm lợi ích cần có tiếng nói, có tác động đến các nhà hoạch định để kịp thời điều chỉnh chính sách nhằm hợp thức, hợp pháp hóa lợi ích của họ
II Vấn đề nhóm lợi ích ở Việt Nam hiện nay:
1 Thực trạng vấn đề lợi ích nhóm ở Việt Nam:
Thực tiễn phát triển của Việt Nam những năm qua đã cho thấy sự tồn tại
và hoạt động của các nhóm lợi ích như là một hiện tượng tất yếu lịch sử Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan và chủ quan nên sự hình thành và hoạt động của các nhóm lợi ích có những biểu hiện khác thường và không đóng góp vào quá trình dân chủ, công khai và công bằng xã hội Đó là lý do, ở Việt Nam, nhóm lợi ích thường được gắn với ý nghĩa xấu, tiêu cực Hầu hết các nhóm lợi ích thuộc lĩnh vực công liên quan đến môi trường sinh thái, người tiêu dùng, v.v hoạt động mang tính hình thức, ít có những hoạt động vận động chính sách hiệu quả Do đó, môi trường sinh thái không những không được cải thiện mà
Trang 5còn có phần trầm trọng hơn; vấn đề an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái vẫn luôn là vấn đề bức xúc đối với người tiêu dùng Việt Nam Những vụ việc trầm trọng về môi trường, về quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam chủ yếu là do nhân dân lên tiếng, báo chí vào cuộc và các cơ quan quản lý Việt Nam Các hội, hiệp hội trong lĩnh vực này hầu như không có tiếng nói chứ chưa nói đến hành động bảo vệ cho những lợi ích công này Một cách tương tự, mặc dù có đại diện với cơ cấu tổ chức rộng khắp song các nhóm lợi ích của nông dân, công nhân ở Việt Nam cũng hoạt động kém hiệu quả Hệ quả tất yếu là nhiều lợi ích của nông dân và công nhân không được giải quyết một cách thỏa đáng đã dẫn tới những
vụ việc nghiêm trọng trong thu hồi đất cũng như những hậu quả trong quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động Có thể thấy, những nhóm lợi ích kém hiệu quả ở Việt Nam thường phổ biến ở những trường hợp: Nhóm lợi ích mà người đại diện của nó không hưởng lợi trực tiếp từ nhóm lợi ích mà họ đại diện (Hội Nông dân, Công đoàn) hoặc hưởng lợi từ những hoạt động khác (Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Hội bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam) Việc không trực tiếp hưởng lợi trực tiếp từ nhóm lợi ích tạo ra hiện tượng “ăn quả không rào cây” - một hiện tượng trái với lẽ phải thông thường ở Việt Nam “Ăn cây nào, rào cây ấy” - cái lẽ thường nhưng cũng không kém phần hiện đại: quyền lợi gắn liền với trách nhiệm Trong khi đó, một số nhóm lợi ích hoạt động mạnh, bằng cách này, cách khác có quan hệ mật thiết với một số nhà hoạch định chính sách đến mức được gọi là nhóm lợi ích thân hữu Những nhóm lợi ích này với tiềm lực kinh tế mạnh và sự vận động bằng kinh tế với nhiều hình thức khác nhau đã tạo ra sự nghiêng lệch trong cán cân chính sách - vốn cần thiết phải cân bằng với tính cách là người đại diện cho các tầng lớp dân cư của xã hội
2 Liên hệ: từ việc hình thành lợi ích nhóm trong xã hội đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của nhiều ngành nghề trong xã hội cụ thể là nhóm lợi ích Ngân hàng đã ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp trong
cả nước:
Trang 6Trong những năm vừa qua, nhóm lợi ích ngân hàng không những đã tạo nên nhiều hệ lụy cho sự phát triển của doanh nghiệp mà còn cho cả kinh tế vĩ
mô Việt Nam Khủng hoảng kinh tế là thời điểm các doanh nghiệp cần được hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để trụ vững và vượt qua khủng hoảng Do đó, hầu hết các quốc gia đều tìm mọi biện pháp hạ lãi suất cho vay Đặc biệt, Cục Dự trữ Liên bang Hoa kỳ (FED) đã có những lần giảm lãi suất kỷ lục Theo đó, mức lãi suất đang từ 5% (năm 2007) đã giảm dần xuống 1% (cuối năm 2008) và từ 17/12/2008 hạ xuống mức thấp kỷ lục từ 0 - 0,25% Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam lại phải tiếp cận dòng vốn giá cao Theo công bố chính thức của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 1/12/2009
là 12% Trên thực tế, doanh nghiệp phải tiếp cận nguồn vốn với mức lãi suất cao hơn nhiều Theo Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 do Nhóm tư vấn Chính sách kinh tế
vĩ mô của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: “Vào cuối năm (2011), mặc dù đã giảm vài điểm phần trăm nhưng lãi suất cho vay các hoạt động sản xuất đến vẫn ở mức gần 20% trong khi lãi suất cho vay tiêu dùng cá nhân hầu hết vẫn ở mức 22-24% ” Lãi suất cho vay cao phần là do lãi suất huy động cao Tuy nhiên, ngân hàng thương mại vẫn hưởng chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay
ở mức 4-5%(34) Nhờ đó, “ hầu hết các ngân hàng thương mại lớn đều có lợi nhuận năm 2011 lớn hơn năm 2010 bất chấp tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp hơn mọi năm ROE trung bình của tám ngân hàng niêm yết đã tăng từ 18,83% năm 2010 lên 19,68% năm 2011” Hệ quả tất yếu của vấn đề này là doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và đang đứng trước nguy cơ phá sản hoặc ngừng hoạt động kéo theo tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của ngân hàng thương mại có xu hướng tăng cao Sự không bình đẳng của các nhóm lợi ích ở Việt Nam có nguyên nhân từ nạn tham nhũng của một số nhà hoạch định và thực thi chính sách Lợi thế luôn thuộc về nhóm lợi ích có tiềm lực kinh tế, hoạt động mạnh thông qua vận động, thậm chí mua chuộc Số còn lại ít tiềm lực kinh tế, vận động chính sách yếu, thậm chí không vận động mặc dù cũng có sự ủng hộ của một số chuyên gia độc lập nhưng vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi về chính sách
Trang 7Năng lực lắng nghe của một số nhà hoạch định và thực thi chính sách đã và đang chịu sự tác động mạnh của việc vận động chính sách như một lẽ tất yếu vì họ cũng là những con người cụ thể luôn đặt ra và giải quyết bài toán quan hệ giữa lợi ích và rủi ro trong thực tế ở Việt Nam
Lợi ích và nhận thức lợi ích tạo thành mục đích hoạt động của các cá nhân, nhóm, cộng đồng Do đó, nó quyết định tính chất của mối quan hệ giữa các chủ thể hoạt động: Hợp tác hay cạnh tranh Hợp tác giữa các chủ thể có cùng lợi ích và nhằm tăng cường lợi ích đó tạo thành nhóm lợi ích Các nhóm lợi ích khác nhau có phương thức tổ chức, tiềm lực (kinh tế và quan hệ) khác nhau nên
có mức độ ảnh hưởng đến quá trình vận động chính sách khác nhau và có mức
độ hưởng lợi khác nhau Quá trình này có thể làm nảy sinh xung đột lợi ích
KẾT LUẬN
Trang 8Như vậy, nhóm lợi ích và hoạt động của nhóm lợi ích là một tất yếu khách quan, có tác động tích cực đến tiến bộ và công bằng xã hội Hoạt động của nhóm lợi ích cũng là một trong những hình thức của dân chủ đại diện, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả của quá trình chính sách Sự tồn tại
và hoạt động của nhóm lợi ích luôn phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi quốc gia trong những thời điểm lịch sử cụ thể Căn cứ vào cấu trúc chính trị, truyền thống chính trị, các nhóm lợi ích sẽ lựa chọn những chiến thuật, cách thức phù hợp để tiếp cận vào hệ thống chính trị trong việc vận động chính sách Và do đó, tính chất tiêu cực hay tích cực của nhóm lợi ích và hoạt động của nhóm lợi ích có những biểu hiện cụ thể Thực tiễn hoạt động của nhóm lợi ích ởViệt Nam không cân bằng, nghiêng lệch về các nhóm lợi ích có thế mạnh về kinh tế và quan hệ đã tạo ra nhận thức phiến diện về nhóm lợi ích
và hoạt động của nhóm lợi ích Theo nghĩa này, ngăn chặn lợi ích nhóm là kiểm soát việc một số nhóm lợi ích thao túng, lợi dụng chính sách nhằm đảm bảocông bằng xã hội là cần thiết vềmặt thực tiễn ở Việt Nam hiện nay Ngăn chặn, kiểm soát sự thao túng của một số nhóm lợi ích là một yêu cầu song vấn đề quan trọng là quản trị xung đột lợi ích và các nhóm lợi ích nhằm tạo động lực phát triển xã hội trong bối cảnh mới Đó là hướng nghiên cứu còn bỏ ngỏ ở Việt Nam hiện nay
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 91 Lý thuyết phân tích hành vi chính trị- Học viện chính trị-hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh
2 Những vấn đề của ủy nhiệm và đại diện- Học viện chính trị-hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
3 C Mác - Ph Ăngghen: Toàn tập, t 2, 3, 23 Nhà xuất bản CTQG HN., 1995
4 Nhóm tư vấn Chính sách kinh tế vĩ mô (Ủy ban Kinh tế của Quốc hội):
Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012: Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu, Nhà xuất bản Tri thức, H., 2012
MỤC LỤC
Trang 10Mở đầu:………Trang 1 Nội dung:……… Trang 2
I Quá trình hình thành lợi ích nhóm:……… …… Trang 2
II Vấn đề nhóm lợi ích ở Việt Nam hiện nay:……… Trang 4
1 Thực trạng vấn đề lợi ích nhóm ở Việt Nam: ……… Trang 4
2 Liên hệ: ………Trang 5 Kết luận:………Trang 8