TÓM TẮT Nghiên cứu Đề tài “Giải pháp phát triển du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh’’ nhằm mục đích đề xuất các giải pháp phát triển loại hình du lịch đường sông, tạo điểm nhấ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
LỮ CẨM THẢO
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH
Mã số ngành: 60340103
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, tháng 8/2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
LỮ CẨM THẢO
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH
Mã số ngành: 60340103 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN VĂN LƯU
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, tháng 8/2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong trong Luận văn là trung thực và những phân tích chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Học viên thực hiện Luận văn
LỮ CẨM THẢO
\
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của quá trình học tập của học viên cao học tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và thực hành của bản thân học viên trong nhiều năm qua
Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn này xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô đã tận tụy và thắp sáng tâm hồn cho bao thế hệ sinh viên, học viên chuyên ngành Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh bằng niềm tin và trí thức
Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, TS Nguyễn Quyết Thắng – Trưởng khoa Quản trị du lịch – Nhà hàng – Khách sạn trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Quý Anh, Chị Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và các đồng nghiệp cùng làm việc trong Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành viên Dịch vụ Lữ hành Saigontourist đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp tài liệu cho tác giả hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn ba mẹ và các bạn lớp 15SDL21 đã luôn bên cạnh ủng hộ
và chia sẽ trong lúc tác giả gặp khó khăn
Đặc biệt, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc nhất đến Thầy giáo, TS Nguyễn Văn Lưu, người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tác giả nghiên cứu đề tài và hoàn chỉnh luận văn này
LỮ CẨM THẢO
Trang 5TÓM TẮT
Nghiên cứu Đề tài “Giải pháp phát triển du lịch đường sông tại Thành phố
Hồ Chí Minh’’ nhằm mục đích đề xuất các giải pháp phát triển loại hình du lịch đường
sông, tạo điểm nhấn du lịch đặc biệt của TP Hồ Chí Minh
Thế mạnh của du lịch đường sông tại TP Hồ Chí Minh vốn được thiên nhiên ưu đãi với hai con sông Sài Gòn và Đồng Nai chảy qua, cùng hệ thống kênh rạch kết nối, tạo đà phát triển du lịch đường thủy nội đô Điều này thuận lợi cho việc thúc đẩy việc phát triển tour tham quan du lịch đường sông với những nét đặc thù về cảnh quan sông nước, đô thị và lối sống của cư dân vùng Đông Nam bộ ở dọc hai bên bờ; cũng như khả năng liên kết với các sản phẩm du lịch làng nghề, những vườn cây trái, hoa, cây cảnh của Hóc Môn, Củ Chi, Lái Thiêu và tạo sự kết nối du lịch truyền thống (địa đạo Củ Chi), điểm du lịch hiện đại (khu du lịch Đại Nam, Bình Dương); liên kết, nối tuyến với các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương (tuyến tầm trung) và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, sang tận Campuchia (tuyến tầm xa)
Bên cạnh đó, luận văn xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch đường sông như: cơ sở vật chất, sản phẩm, chất lượng dịch vụ cung cung ứng và sự hài lòng của du khách trong và ngoài nước để làm rõ thực trạng hoạt động hiện nay của du lịch đường sông Luận văn cũng đi vào phân tích so sánh loại hình du lịch đường sông tại một số nơi trên thế giới và Việt Nam
Từ đó tìm ra những nguyên nhân khiến cho loại hình du lịch đường sông tại TP
Hồ Chí Minh chưa phát triển đúng tầm và hy vọng các giải pháp đề ra sẽ góp phần phát triển loại hình du lịch đường sông, tạo thành loại hình du lịch không thể thiếu khi du khách đến TP Hồ Chí Minh
Trang 6ABSTRACT
The main purpose on research "Solutions on development about river tourism in
Ho Chi Minh City" aims suggestion solutions to develop the type of river tourism as special tour in Ho Chi Minh City, where is known as a safe destination to international and domestic tourists It would be more special destination if tourism products improved and river tourism as an sample
Ho Chi Minh City has the Sai Gon river and Dong Nai river which are also major elements of the landscape and constitute a significant tourism resources The river system of Ho Chi Minh City are very advantage to promote river tours for visiting the landscape, culture and lifestyle of local people Next, it can connect with the products of handicraft villages, fruit gardens, flowers and ornamental plants in Hoc Mon, Cu Chi, Lai Thieu and create traditional tourism connections (Cu Chi tunnels) and modern tourism (Dai Nam area, Binh Duong); Linking with neighboring provinces such as Dong Nai, Binh Duong provice, some provinces in the Mekong Delta as well
as Cambodia for long-distance
Besides that, the research has analyse the factors influencing river tourism such as facilities, products, the quality of supply services and the satisfaction of domestic and foreign tourists Clarify the current status of river cruises The thesis also analyzes comparative types of river cruises in some parts of the world and in Vietnam
From then to find out the reasons for river tourism in Ho Chi Minh City development limited with potential of river system I hope the solutions set out will contribute to develop river tousirm as special tourism product in Ho Chi Minh City
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT iv
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC HÌNH VẼ x
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu tổng quát 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
5.1 Nước ngoài 3
6 Bố cục luận văn 4
Chương 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM 6
PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 6
1.1 Một số khái niệm liên quan đến du lịch đường sông 6
1.1.1 Khái niệm và phân loại du lịch đường thủy 6
1.1.1.1 Khái niệm 6
1.1.1.2 Phân loại du lịch đường thủy 6
1.1.2 Khái niệm về du lịch đường sông 7
1.1.3 Tuyến du lịch đường sông 8
1.1.3.1 Khái niệm tuyến du lịch đường sông 8
1.3.2.2 Các yếu tố hình thành tuyến du lịch đường sông 8
Trang 81.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch đường sông 11
1.2.1 An ninh, chính trị và an toàn xã hội 11
1.2.2.Cơ chế, chính sách nhà nước về phát triển du lịch đường sông 12
1.2.3.Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 12
1.2.4.Nguồn nhân lực 13
1.2.5.Tài nguyên du lịch 13
1.4 Kinh nghiệm phát triển du lịch đường sông tại một số nước trên thế giới và Việt Nam, bài học vận dụng cho TP Hồ Chí Minh 14
1.4.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch đường sông một số nước trên thế giới 14
1.4.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch đường sông một số nơi của Việt Nam 17
1.4.3 Bài học vận dụng cho Thành phố Hồ Chí Minh 19
Tiểu kết chương 1 21
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG 22
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 22
2.1 Tổng quan du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh 22
2.1.1 Đôi nét về sông Sài Gòn 22
2.1.1.1 Hệ thống thủy văn Thành phố Hồ Chí Minh 22
2.1.1.2 Hệ thống kệnh rạch tại Thành phố Hồ Chí Minh 23
2.1.1.3 Đánh giá chế độ bán nhật triều trên sông Sài Gòn 24
2.1.2 Tổng quan về tài nguyên du lịch nhân văn tại thành phố Hồ Chí Minh 24
2.2 Thực trạng du lịch đường sông tại TP Hồ Chí Minh 26
2.2.1 Tình hình khách du lịch đến TP Hồ Chí Minh 26
2.2.2 Các tuyến du lịch đường sông đã và đang được khai thác 27
2.2.2.1 Tuyến tầm ngắn 27
2.2.2.2 Tuyến tầm trung 30
2.2.2.3 Tuyến tầm xa 33
2.2.3 Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch đường sông 33
2.2.4 Cái nhìn của du khách về du lịch đường sông 36
2.2.5.Nguồn nhân lực phục vụ du lịch đường sông 38
Trang 92.2.6 Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh
40
2.3 Đánh giá thực trạng phát triển du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh42 2.3.1 Những thành công và nguyên nhân 42
2.3.1.1 Những thành công 42
2.3.1.2 Nguyên nhân 43
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 43
2.3.2.1 Những hạn chế 43
Tiểu kết chương 2 47
Chương 3:MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 49
DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 49
3.1 Định hướng phát triển du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh 49
3.1.1 Cơ sở định hướng phát triển du lịch đường sông tại TP Hồ Chí Minh 49
3.1.2 Định hướng phát triển tuyến, điểm du lịch đường sông tại TP HCM 50
3.1.2.1 Đối với tuyến tầm ngắn 50
3.1.2.2 Đối với tuyến tầm trung 57
3.1.2.3 Đối với tuyến tầm xa 62
3.2 Đề xuất những giải pháp góp phần đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh 64
3.2.1 Giải pháp đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuật và khai thác độc quyền 64
3.2.2 Giải pháp cho các tuyến du lịch 66
3.2.3 Giải pháp về tổ chức quản lý và đào tạo 67
3.2.4 Giải pháp đảm bảo an toàn 68
3.2.5 Giải pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch đường sông Sài Gòn
69
3.2.6 Giải pháp về quảng cáo tiếp thị du lịch đường sông 70
3.3 Kiến nghị 71
3.3.1 Kiến nghị với Thành phố 71
3.3.2 Kiến nghị với các công ty tham gia hoạt động du lịch đường sông 72
Trang 10Tiểu kết chương 3 74
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC
Trang 11DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Lượng du khách quốc tế đến Tp HCM giai đoạn 2012 – 2016 26 Bảng 2.2 Lượng du khách nội địa đến Tp HCM giai đoạn 2012 – 2016 27 Bảng 2.3 Thu nhập từ du lịch Tp HCM giai đoạn 2012 – 2016 27
Trang 12DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Đánh giá của du khách nội địa 36
Hình 2.2 Đánh giá của du khách nội địa về các yếu tố hấp dẫn 38
Hình 2.3 Đánh giá của du khách quốc tế về các yếu tố hấp dẫn 38
Hinh 2.4 Lao động trực tiếp trong du lịch tại TP HCM giai đoạn 2010-2016 39
Hình 2.5 Thống kê đánh giá về đội ngũ phục vụ du lịch 40
Hình 2.6 Tỷ lệ các kênh thông tin về du lịch đường sông đối với khách nội địa 41
Hình 2.7 Tỷ lệ các kênh thông tin về du lịch đường sông đối với khách quốc tế 42
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sông là nơi hấp dẫn, thể hiện cả sự quyến rũ tự nhiên và hữu ích cho mọi hoạt động của con người Vai trò của các con sông trong hoạt động du lịch từ lâu đã được khẳng định tại nhiều nơi trên thế giới Hầu hết các đô thị ven sông hoặc biển đều có du thuyền (River Cruise) Ở New York với sông Hudson và bến cảng tự nhiên giúp New York phát triển nổi bật trong vai trò thành phố thương mại và du lịch Hay Brisbane với dòng sông cùng tên luôn tấp nập du khách, hay Melbourne với sông Yarra – là khu vực du lịch và giải trí sầm uất nhất thành phố Châu Âu có London với sông Thames, còn Amsterdam nổi tiếng với đô thị trên mặt nước, hay như Venise của Ý với những chiếc thuyền Gondoles thơ mộng Khi nhắc đến điểm
du lịch Paris thì quá nổi tiếng với những chuyến Bateaux Mouches (giống như phà) chạy dọc sông Seine, Đức có du thuyền trên sông Rheine, Áo có du thuyền trên sông huyền thoại Danube Islanbul, Thổ Nhĩ Kỳ có dòng Bosphore Ngay bên cạnh Việt Nam, Bangkok của Thái Lan có sông Chao Pharaya lúc nào cũng nhộp nhịp thuyền bè dành cho du khách, với ác bữa buffet, party, gala dinner về đêm, có quầy bar, nhạc sống…còn thuyền nhỏ len lỏi đưa du khách thăm viếng đền đài, chùa triền ven sông HongKong với những con tàu nhuốm màu thời gian nhưng tận tuỵ, trung thành đưa khách từ bán đảo Cửu Long (Kowloon) tới Vịnh Victoria,.…
Thành phố Hồ Chí Minh, nơi được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho hệ thống ngòi dày đặt với 16 phường trên địa bàn quận 8 đều được bao bọc bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch, rất thuận lợi để phát triển mạng lưới giao thông đường thuỷ nối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Đặc biệt, bên cạnh kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè vừa hoàn tất, kênh Tàu Hủ, kênh Đôi, kênh Tẻ được nạo vét, 2 bên bờ được chỉnh trang, một trong những con đường đẹp nhất của thành phố là xa lộ Đông – Tây và đường Nguyễn Văn Linh cùng với đại lộ Võ Văn Kiệt chạy song song sẽ tạo ra cảnh quan, sinh hoạt hai bên bờ Đây chính là cơ sở để Du lịch Thành phố phát triển các tour du lịch đường thuỷ nội đô Bên cạnh đó có thể phát triển thêm tuyến sông Đồng Nai – Sài Gòn và khu vực Cần Giờ sẽ rất hấp dẫn du khách, người dân cũng có
Trang 14thêm cơ hội giải trí, hóng mát Sài Gòn về đêm, Chính quyền thành phố và nhất là ngành Du lịch rất nên đầu tư khai thác lợi thế sẵn có, làm phong phú thêm sản phẩm
du lịch phục vụ du khách, đáp ứng như cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước
Chính vì những lợi thế trên của TP Hồ Chí Minh nên rất cần có những công trình nghiên cứu đi sâu vào việc làm thế nào để tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao khả năng phục vụ, chiến lược quảng bá và thay đổi hình
ảnh loại hình du lịch đường sông tại TP.Hồ Chí Minh Đề tài luận văn “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” với mong muốn định hướng và giải pháp để góp phần phát triển tuyến du
lịch đường sông của thành phố như một điểm đến không thể thiếu cho du khách trong và ngoài nước khi đến TP Hồ Chí Minh
2 Mục tiêu nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính của đề tài nghiên cứu là những giải pháp góp phần phát triển
du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 153.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Về thời gian: Thực trạng phát triển du lịch đường sông trong giai đoạn 5 năm vừa qua; Đề xuất giải pháp cho 5 năm tới
Về nội dung: Tập trung phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đề ra giải pháp góp phần phát triển
du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm đánh giá tình hình phát triển du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua từ đó
có những giải pháp thiết thực thông qua các thông tin, số liệu thành hệ thống các biểu bảng, đồ thị thống kê mô tả, phân tích, điều tra xã hội học, so sánh và hỏi ý kiến chuyên gia về tình hình hoạt động du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Những phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin liên quan một cách có chọn lọc, từ đó, đánh giá theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu
5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tác giả tổng hợp được các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài để đánh giá thực trạng về phát triển du lịch đường sông và đưa ra những hàm ý chính sách thiết thực
5.1 Nước ngoài
Du lịch đường sông đã phát triển lâu đời tại nhiều nơi trên thế và cũng đã thu
hút được sự quan tâm của giới học giả với những công trình giá trị như:
Nhóm tác giả Bruce Prideaux và Malcolm Cooper, (2009) “River Tourism” đề
cập đến khám phá du lịch đường sông bằng nhiều cách nhìn, bao gồm sử dụng sông,
di sản, quản lý, mối quan tâm về môi trường và tiếp thị
Tác giả Steve Cheseborough (2009), “Cruise Tourism – Current Situation and
Trends ” viết về nguồn cung hiện tại và nhu cầu du lịch trên biển, đặc điểm và xu
Trang 16hướng của nó Một yếu tố mới bao gồm mối quan hệ giữa điểm đến và tuyến tàu, phân tích các yếu tố chính như luật pháp, khuyến mãi và tác động kinh tế của du lịch trên biển thông qua các trường hợp tham chiếu Công trình nghiên cứu cũng trình bày các xu hướng hiện tại trong ngành về đổi mới, an toàn và an ninh, tính bền vững
Tác giả Juan Gabriel Brida, (2009), “Cruise Tourism: Economic, Socio
-Cultural and Environmental Impacts” viết về vai trò và những tác động đến kinh
tế, xã hội văn hóa và môi trường của du lịch đường thủy nhưng chưa đề cập sâu đến việc làm thế nào để khai thác hiệu quả du lịch đường thủy cũng như xây dựng sản phẩm hấp dẫn du khách
Còn nhiều công trình khác của nước ngoài nghiên cứu du lịch đường sông ở nhiều góc độ khác nhau như văn hóa, lịch sử, ẩm thực
5.2 Trong nước
Du lịch đường sông và các phương tiện giao thông đường thuỷ phục vụ du lịch
tại Việt Nam được nhiều người quan tâm và đã có bài báo, tạp chí trên mạng và khóa luận đã khai thác vấn đề này Tuy nhiên, du lịch đường sông tại
TP Hồ Chí Minh còn là một đề tài còn khá mới Theo tìm hiểu của học viên có
Châu Văn Bình (2015), nghiên cứu về “Phát triển sản phẩm du lịch đường sông
tại Thành phố Hồ Chí Minh” nhưng vẫn chưa định vị được vị thế của du lịch
đường sông, chưa nhận dạng rõ nguyên nhân dẫn đến việc khai thác du lịch đường sông chưa hiệu và chưa định hướng cụ thể Hiện nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về du lịch đường sông tại TP Hồ Chí Minh, đây cũng là tính cấp thiết của đề tài
6 Bố cục luận văn
Kết cấu đề cương theo hướng luận văn giải pháp, ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phục lục, nội dung chính của luận văn có kế cấu 03 chương: Chương 1 Cơ sở lý luận và kinh nghiệm phát triển du lịch đường sông trong và ngoài ước trình bày các khái niệm và vấn đề lý luận liên quan; kinh nghiệm phát triển du lịch đường sông trong và ngoài nước làm cơ sở cho nghiên cứu loại hình du
Trang 17lịch đường sông TP Hồ Chí Minh; Chương 2 Thực trạng hoạt động du lịch đường sông tại TP Hồ Chí Minh phân tích thế mạnh, thực trạng hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch đường sông TP Hồ Chí Minh; và Chương 3 Một
số định hướng và giải giáp phát triển loại hình du lịch đường sông tại TP Hồ Chí Minh được dựa trên phân tích tổng quan về du lịch đường sông và thực trạng của các hoạt động du lịch đường sông tại TP Hồ Chí Minh
Trang 18Chương 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1 Một số khái niệm liên quan đến du lịch đường sông
1.1.1 Khái niệm và phân loại du lịch đường thủy
1.1.1.1 Khái niệm
Theo Trần Văn Thông (2002), định nghĩa “Du lịch đường thủy là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch ven sông và trên bờ, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch gắn với các tuyến giao thông đường thủy” Theo đó, ta thấy Thành phố Hồ Chí Minh có tiềm lực lớn để phát triển loại hình du lịch đường sông
Theo Đỗ Quốc Thông (2009), định nghĩa “Du lịch đường thủy là một hình thức
tổ chức các chuyến du lịch chủ yếu dựa vào các dòng chảy tự nhiên, các vùng nước kết hợp với các mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, tìm hiểu, khám phá, ” Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống sông ngòi dày đặc chảy qua các quận trung tâm kết nối nhiều điểm tham quan hấp dẫn như đền, chùa, di tích lịch sử, văn hóa, là lợi thế để đưa vào hoạt động du lịch
1.1.1.2 Phân loại du lịch đường thủy
Theo Đỗ Quốc Thông (2009), du lịch đường thủy được chia thành các loại hình như sau:
Du lịch đường biển: Là loại hình du lịch tham quan tìm hiểu có quy mô quốc tế,
di chuyển bằng tàu biển sang trọng, đi qua những vùng biển rộng lớn, kết nối các quốc gia, thậm chí kết nối các châu lục Hiện nay, du lịch tàu biển đón một lượng khách lớn trên phạm vi thế giới Du lịch biển với các chức năng chính là chữa bệnh
và thể thao nên có thể gọi đây là loại hình du lịch tổng hợp (du lịch nghỉ dưỡng và
du lịch thể thao) Ngày nay, nhiều hãng du lịch tàu biển có các loại tàu lớn chứa hàng nghìn khách với chất lượng tương đương khách sạn 5 sao với nhiều loại dịch
vụ phong phú có thể đáp ứng nhu cầu cao của du khách, đặc biệt là những người có thu nhập cao
Trang 19Du lịch trên hồ, đầm, phá: Là hình thức tổ chức các chuyến du lịch tham quan, tìm hiểu, giải trí trên các khu vực hồ nước, đầm, phá có cảnh quan thiên nhiên thu hút, có các công trình văn hóa phục vụ du lịch Du lịch trên hồ, đầm, phá chủ yếu thực hiện bằng phương tiện di chuyển là thuyền, với quy mô nhỏ, di chuyển theo nhóm từ 5-10 người Du lịch trên hồ, đầm, phá giúp du khách thư giãn, ngắm cảnh
tự nhiên của hồ
Du lịch trên sông, kênh, rạch: Là hình thức tổ chức các chuyến du lịch tham quan, tìm hiểu, giải trí trên các sông, kênh, rạch ngắm cảnh quan hai bờ và trên sông, kênh, rạch…Du lịch trên sông, kênh, rạch chủ yếu thực hiện bằng phương tiện
di chuyển là thuyền, tàu Đây là loại hình du lịch đường thủy khá phổ biến và là đối tượng nghiên cứu của luận văn này, nên sẽ phân tích kỹ ở tiểu mục tiếp theo
1.1.2 Khái niệm về du lịch đường sông
Tùy theo những mục đích nghiên cứu khác nhau mà có những khái niệm du lịch đường sông khác nhau, sau đây là một số khái niệm cơ bản:
- Theo Đỗ Quốc Thông (2009): Du lịch đường sông là là một loại hình du lịch mà trong đó người ta dùng thuyền, cano để di chuyển trên những con sông tự nhiên, sông đào, những con kênh, con rạch nhỏ; thưởng thức những phong cảnh đẹp trên sông, gặp gỡ những người dân sống ở đây, trò chuyện với họ để có thể cảm nhận được cuộc sống của họ; tìm hiểu nền kinh tế xã hội của những quốc gia
và những vấn đề về môi trường sinh thái mà hằng ngày vẫn liên quan đến cuộc sống của người dân địa phương
- Theo quan điểm của nhóm tác giả ở trường đại học Nicolaus Copemicus, Viện Nghiên cứu Sinh thái và Địa chất Phần Lan: Du lịch đường sông là một phần của du lịch sinh thái và liên kết với liên khu kinh tế của vùng đó Du lịch kết hợp với bảo
vệ môi trường sinh thái trên các con sông, kênh rạch, điều chỉnh tốc độ dòng chảy, đồng thời phát triển kinh tế dọc bờ sông Đầu tư phát triển cung cấp những dịch vụ
du lịch xuất phát từ đời sống xã hội, thắng cảnh từ văn hóa của địa phương
- Theo tìm hiểu của mình thì hiện tại chưa tìm thấy khái niệm cụ thể nào về
“du lịch đường sông” ở Việt Nam, vì vậy dựa trên các khái niệm được đề cập phần
Trang 20trên học viên xin phép được tổng hợp như sau: Du lịch đường sông là hình thức tổ chức các chuyến du lịch ngắn ngày dọc theo dòng chảy của các con sông, kênh, rạch, kết hợp các hoạt động vui chơi giải trí, ăn uống, nghỉ ngơi cùng với việc tìm hiểu đời sống văn hóa của cư dân các địa phương mà tuyến du lịch đường sông đi qua Trong đó việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái được quan tâm
hàng đầu
Du lịch đường sông là một loại hình du lịch có sức thu hút đặc biệt, tạo cho du khách cảm giác thư thái, hòa mình vào thiên nhiên, tránh xa những ồn ào, khói bụi của cuộc sống thường nhật
1.1.3 Tuyến du lịch đường sông
1.1.3.1 Khái niệm tuyến du lịch đường sông
Tuyến du lịch đường sông là lộ trình liên kết các khu du lịch; điểm du lịch ven sông và trên bờ, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường sông Cũng như các tuyến du lịch khác, tuyến du lịch đường sông phải đảm bảo đầy
đủ các yếu tố về lực hút của các điểm tham quan, các cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, các dịch vụ du lịch, các yếu tố đảm bảo an toàn giao thông đường thủy (Đỗ Quốc Thông (2009)
Các tuyến du lịch đường sông thường là những tuyến ngắn ngày, từ 1 đến 2 ngày Tuy nhiên, cũng có những tuyến dài ngày, kết hợp với việc tham quan các vùng hay các nước lân cận dựa vào những con sông lớn mang tính khu vực, thuyền
có sức hấp dẫn khá lớn và đang được ưa chuộng
1.3.2.2 Các yếu tố hình thành tuyến du lịch đường sông
a) Thành phần tạo lực hút
Lực hút khách du lịch đường sông là cảnh quan ven bờ, cảnh quan trên sông,
nguồn nước và thủy văn Cảnh quan ven bờ bao gồm cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân văn càng đa dạng, phong phú, càng hấp dẫn du khách Các công trình tôn tạo cảnh quan hai bên bờ sông, công trình kiến trúc đặc sắc, độc đáo; các điểm, khu
du lịch sinh thái ven bờ; các làng nghề thủ công truyền thống; vườn cây trái, chính
là những nét thu hút của tuyến du lịch đường sông Cảnh quan trên sông với những
Trang 21sinh hoạt của cư dân miền sông nước, có những công trình nổi trên sông, những vườn trái cây trên cù lao rất hấp dẫn khách du lịch Bên cạnh hai yếu tố trên, thì nguồn nước sông và chế độ thủy văn của sông cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút, hấp dẫn khách Nguồn nước sông không bị ô nhiễm, không bốc mùi hôi thối, không có rác thải hữu cơ gây tắt nghẽn đường giao thông thủy thuận lợi cho hoạt động du lịch đường sông Tuyến sông phải đảm bảo cho các loại phương tiện giao thông phục vụ du lịch đường sông có thể hoạt động được, độ sâu của mực nước phải đạt từ 3 m trở lên khi nước ở trạng thái thấp nhất, để loại tàu có bánh lái thấp vẫn có thể hoạt động được, cường độ dòng chảy phải tương đối ổn định, ít có các dòng xoáy nước nguy hiểm, nhật triều ổn định
b)Cơ sở du lịch và phương tiện du lịch đường sông:
Theo Luật Du lịch (2017), cơ sở du lịch và phương tiện du lịch được sông được hiểu như sau:
- Cơ sở du lịch: Cơ sở du lịch là một trong những yếu tố cấu thành sản phẩm du
lịch Với loại hình du lịch đường sông thì các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm: Cơ sở hạ tầng của du lịch đường sông và Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
du lịch
Cơ sở hạ tầng của du lịch đường sông bao gồm: Hệ thống giao thông vận tải đường sông, hệ thống bến tàu du lịch, hệ thống thông tin liên lạc, công trình điện nước, phương tiện vận chuyển, các điểm, khu du lịch…
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm: Hệ thống các cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú; mạng lưới cửa hàng thương nghiệp, các cơ sở thể thao, các cơ sở y tế, các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hóa, các cơ sở phục vụ các dịch vụ
bổ sung khác,…
- Một số phương tiện du lịch đường sông: Các phương tiện du lịch đường sông
phổ biến là du thuyền, tàu nhà hàng, canô, tàu cách ngầm Du thuyền là phương tiện vận tải hành khách đường thủy nội địa, đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ phục vụ du lịch đường thủy Tàu nhà hàng là phương tiện vận tải hành khách đường sông nội địa, đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn, chất lượng dịch
Trang 22vụ về hoạt động ăn uống cho du khách trên tàu Canô là phương tiện vận tải hành khách đường sông nội địa, có kết cấu gọn nhẹ, sức chở từ 2 đến 10 người Tàu cánh ngầm là dạng tàu có cánh bằng hợp chất hình chiếc lá lắp trên các thanh giằng phía dưới thân Khi tàu tăng tốc, các cánh ngầm tạo ra lực nâng nâng thân tàu lên khỏi mặt nước giúp làm giảm lực cản và gia tăng tốc độ
c) Dịch vụ du lịch
Các loại hình dịch vụ phục vụ du khách tham gia tuyến du lịch đường sông bao
gồm dịch vụ thuê tàu thuyền, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ ăn uống, nhà hàng nổi, dịch vụ tổ chức các hoạt động theo yêu cầu của khách hàng,…
- Dịch vụ cho thuê tàu thuyền: Nhằm tạo cho du khách được chủ động và thoải
mái hơn trong thời gian du lịch cũng như để cho du khách có cơ hội được vào vai như những người dân địa phương, dịch vụ cho thuê tàu thuyền có vai trò rất quan trọng Các tàu thuyền cho thuê cần được thiết kế phù hợp với từng địa phương thể hiện được văn hóa đặt trưng như miền Tây Nam Bộ có xuồng ba lá, khu vực tây Nguyên có thuyền độc mộc, kayak, thuyền Gondola ở Venice - Ý, Bên cạnh đó,
có thể sáng tạo tàu thuyền mang tính hiện tượng nhằm thu hút sự tò mò của du khách như thuyền kayak đáy kính ở Mỹ là ví dụ tiêu biểu
- Dịch vụ vui chơi giải trí: Bên cạnh những khoảnh khắc tĩnh lặng, chiêm
ngưỡng thiên nhiên hai bên bờ sông, du lịch đường sông cần phong phú hơn những hoạt động mang tính giải trí như văn nghệ trên thuyền, câu cá, những điểm dừng chân trên tuyến đường sông như mua sắm quà lưu niệm, tham quan vườn cây, nông trại, cánh đồng,
- Dịch vụ ăn uống: Thưởng thức đặc sản trên thuyền sẽ mang lại cảm xúc trọn
vẹn, khó quên trong lòng mỗi du khách khi thuyền trôi giữa sông nước mênh mông, gió mát Đây là dịch vụ không thể thiếu trong mỗi hành trình của khách du lịch
- Dịch vụ tổ chức các hoạt động theo yêu cầu: Bên cạnh các hoạt động tham
quan được các đơn vị lữ hành chủ động tổ chức, cần linh động đáp ứng thêm những hoạt động du khách yêu cầu Thông qua đó, các đơn vị lữ hành có cơ hội làm phong phú hơn sản phẩm cung ứng của chính mình
Trang 231.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch đường sông
Tất cả các ngành từ kinh tế đến khoa học, xã hội muốn phát triển đều chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện, hoàn cảnh nhất định và đó cũng là lực đẩy nhiều niềm năng Ngành Du lịch nói chung và loại hình du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó Tuy nhiên, là một hoạt động đặc trưng, du lịch đường sông chỉ có thể phát triển được trong những điều kiện mà
nó cho phép Trong những điều kiện này có những điều kiện mang đặc tính chung thuộc về các mặt của đời sống xã hội, điều kiện tự nhiên, hệ thống sông ngòi tạo nên nét đa dạng cho du lịch đường sông và đích cuối cùng là thu hút khách du lịch Tuy có sự phân chia giữa các nhóm nhưng những điều kiện này có mối quan hệ tương hỗ với nhau
1.2.1 An ninh, chính trị và an toàn xã hội
Đây là điều kiện quyết định cho các hoạt động du lịch đường sông nói riêng và hoạt động du lịch nói chung Chiến tranh, các cuộc xung đột vũ trang trong từng khu vực, sự bất ổn về chính trị đã hạn chế rất lớn đến việc phát triển du lịch Điều này được chúng minh rằng, du lịch trên thế giới chỉ phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ II, đất nước Irắc mặc dù nổi tiếng với vườn treo Bavilion, là trung tâm của nền văn minh Trung Đông, nhưng do chiến tranh và nội chiến nên hoạt động du lịch không thể phát triển Ở Việt Nam, trong những năm kháng chiến hoạt động du lịch rất hạn chế
Bất cứ một đất nước hoặc một vùng lãnh thổ hoặc địa phương nào không đảm bảo được điều kiện về an ninh, an toàn cho khách du lịch thì không thể phát triển hoạt động du lịch Con người đi du lịch với nhiều mục đích trong đó có mục đích được đảm bảo an ninh, an toàn tính mạng, thoải mái về về tinh thần, vì thế những địa điểm du lịch dù có nổi tiếng đến đâu nhưng điều kiện trên không được đảm bảo thì không thể nào thu hút được khách du lịch Bali – Indonesia nổi tiếng trong khu vực và trên thế giới thu hút rất nhiều khách du lịch từ nhiều nơi trên thế giới nhưng chỉ một sự kiện khủng bố, số lượng khách đã giảm sút nghiêm trọng Hay Thái Lan, Thổ Nhỉ Kỳ và nhiều quốc gia khác cũng từng chịu ảnh hưởng bởi chính trị bất ổn
Trang 24trong những mốt thời gian nhất định, ảnh hưởng lớn đến ngành Du lịch của những quốc gia này Trong những năm qua, số lượng khách du lịch nước ngoài đến với Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng tăng lên và nước ta được đánh giá là điểm đến du lịch an toàn và thân thiện của khu vực và thế giới (Nguyễn Bá Lâm (2007)
1.2.2 Cơ chế, chính sách nhà nước về phát triển du lịch đường sông
Nhận thức vai trò quan trọng của du lịch, nhiều quốc gia trên thế đã có những cơ chế, chính sách kịp thời, phù hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động du lịch Thái Lan là quốc gia điển hình có cơ chế, chính sách nhà nước thuận lợi để ngành Du lịch Thái Lan có được chỗ đứng như hôm nay Trãi qua suốt thời gian dài, nhà nước có chính sách hỗ trợ giá để các doanh nghiệp kinh doanh du lịch vững vàng kinh doanh Theo Tổng cục Du lịch Thái Lan, lượt khách quốc tế đến Thái Lan năm 2016 đạt kỷ lục là 32,59 triệu lượt, doanh thu khoảng 71,4 tỷ USD tăng 11% so với năm 2015, một con số vô cùng ấn tượng khiến nhiều quốc gia khác chỉ có ước ao Bên cạnh chính sách hỗ trợ giá, Thái Lan còn tăng cường an ninh, cảnh sát du lịch luôn hỗ trợ
và bảo vệ an toàn cho du khách Đến thời điểm hiện tại, có thể nói Thái Lan đã thành công trong chiến lượt phát triển du lịch dù rằng tài nguyên du lịch Thái Lan còn thua xa tài nguyên du lịch Việt Nam Đối với Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cần xây dựng cơ chế, chính sách và luật pháp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch như chính sách thu hút đầu tư, liên doanh, liên kết hoặc độc quyền khai thác nhằm tạo ra môi trường pháp lý hoạt động du lịch và
cả hoạt động du lịch đường sông
1.2.3 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là điều kiện cơ bản cho sự phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch đường sông nói riêng Đó là hệ thống bến cảng, tàu thuyền, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí cho việc kết nối tuyến điểm tham quan, các công trình tạo điểm nhấn,… trên lộ trình tham quan Để thu hút khách du lịch cơ sở vật chất cần hoàn thiện nhằm bảo an toàn cho du khách khi di chuyển trên sông, tạo không gian thái và hấp dẫn trên tuyến điểm đường sông Hầu hết các nước
Trang 25trên thế giới đều có hệ thống bến cảng rất chỉnh chu cho phát triển du lịch đường sông, các bến cảng đều được xây dựng ngay điểm tham quan rất thuận tiện cho du khách di chuyển như Veice - Ý, Sydney – Úc,… Điều mà hiện nay đối với Việt Nam, một quốc gia có thế mạnh về tiềm năng du lịch còn là vấn đề nan giải, vẫn loay hoay chưa có lời giải
1.2.4 Nguồn nhân lực
Du lịch là ngành dịch vụ đặc thù con người đóng vai trò rất quan trọng trong
sự hài lòng của du khách Vì vậy, nhân lực hoạt động trong ngành du lịch đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ và hiểu rõ tâm lý du khách Đặc việc với khách du lịch đường sông là những người biết thưởng thức nên đội ngũ làm du lịch đường sông đòi hỏi kỹ năng nghề nghiệp cao Việc đào đạo, nâng cao, bồi dưỡng nguồn nhân lực là việc cần thực hiện song song với quá trình vận hành du lịch đường sông Hiện nay ở nước ta chủ yếu chỉ có nhân viên của các khách sạn có hệ thống quốc tế mới được ra nước ngoài tham gia các lớp tập huấn, đào tạo định kỳ Đa số các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đều không có chính sách đào tạo như thế cho nhân viên của mình mà chủ yếu là người đi trước hướng dẫn lại người đi sau Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho du Việt Nam chỉ thu hút du khách đến một lần rồi thôi Khác hẳn với chúng ta, những người làm việc trong ngành Du lịch Nhật Bản đều làm rất tốt vai trò của họ luôn chuyên nghiệp, tận tâm và thân thiện Thiết nghĩ, khi hệ thống du lịch đường sông Thành Phố Hồ Chí Minh hoàn thiện đưa vào hoạt động cùng với đội ngũ nhân sự như nhân sự của Nhật Bản thì chẳng bao lâu du lịch đường sông Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ là điểm đến được nhiều du khách mông muốn
1.2.5 Tài nguyên du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu
du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch,
đô thị du lịch”
Trang 26Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch
Để khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên du lịch cần đánh giá hiện trạng khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo ngành và theo lãnh thổ, đưa ra những nguyên tắc khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng phát triển bền vững
Nhiều quốc gia khác hàng năm phải gánh chịu những trận thiên tai thảm khóc như động đất, bão lũ ở Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc,…ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động du lịch Việt Nam của chúng ta vốn được thiên nhiên ưu ái ban tặng môi trường tự nhiên thuận lợi, mưa thuận gió hòa, hiếm khi bị gánh chịu những trận thiên tai thương tâm Đặc biệt, Thành phố hồ Chí Minh có hệ thống sông ngòi dày đặc góp phần cho thành phố xanh mát, nguồn nước dồi dào thuận lợi phát triển xe buýt đường sông và là tiềm năng lớn cho phát triển du lịch đường sông Với tiềm năng này, nếu được quy hoạch đúng, giữ nguồn nước sạch và đầu tư hợp lí sẽ góp phần giảm tải tình trạng quá tải của giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố như hiện nay cũng như tạo nên sản phẩm du lịch độc đáo của du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
1.4 Kinh nghiệm phát triển du lịch đường sông tại một số nước trên thế giới và Việt Nam, bài học vận dụng cho TP Hồ Chí Minh
1.4.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch đường sông một số nước trên thế giới
Du lịch trên sông cung cấp một loạt các trải nghiệm độc đáo, du khách có cơ hội ngắm nhìn cảnh quan đặc biệt, trải nghiệm văn hóa địa phương và thăm một loạt các di sản di sản bao gồm di tích lịch sử, lâu đài, các ngôi làng nhỏ kỳ lạ, tham gia với cộng đồng, mua sắm, tham quan và thưởng thức ẩm thực địa phương theo một
Trang 27cách rất riêng so với các loại hình du lịch khác Với ý nghĩa đó, hệ thống sông ngòi khắp nơi trên thế giới đều được chú trọng trong khai thác du lịch
Sông Mississippi, dài thứ hai ở Mỹ với hơn 3730 km bắt nguồn từ Minnesota đến vịnh Mexico gần New Orleans Các nhánh chính của nó là sông Missouri, Arkansas và sông Ohio và là nguồn cung cấp nước chính cho 31 trong số 50 tiểu bang của Hoa Kỳ Bên cạnh đó, hệ thống sông Mississippi vẫn là một hành lang vận chuyển quan trọng trong thương mại Nhiều khu vực gắn liền với Mississippi nằm trong số những khu vực nghèo nhất ở Mỹ Để cải thiện mức sống ở địa phương, một
số hành lang du lịch và giải trí đã được phân định và kế hoạch trong những năm gần đây để tăng du lịch ven sông dọc theo sông Mississippi như mở sòng bạc trên sông nhưng sẽ không được phép trên bờ hay trong lãnh thổ quốc gia Ngoài ra, hệ thống sông Mississippi đều thu hút du khách từ khắp nơi trên nước Mỹ và nước ngoài về giải trí dưới nước, câu cá, chèo thuyền tốc độ, chèo thuyền và trượt tuyết Các dòng sông của Mỹ đều là nguồn tài nguyên văn hoá và tự nhiên cho giải trí và du lịch Các dòng sông chảy qua một trong số các quốc gia phong cảnh tự nhiên ngoạn mục đồng thời chảy qua một số khu vực văn hoá thú vị nhất mà hình ảnh của sự đa dạng văn hoá và sắc tộc cũng là một bộ phận của ngành công nghiệp du lịch Mỹ (Bruce Prideaux, 2009)
Sông Mekong mở rộng trên cao nguyên Tây Tạng, và sau đó chảy qua Tỉnh Vân Nam, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam đến biển Đông Khu vực rộng lớn này được gọi là Tiểu vùng sông Mêkông Nó đã để lại nhiều di sản thế giới dưới bảo vệ của UNESCO Tiềm năng du lịch của Tiểu vùng sông Mekông được tăng cường bởi sự đa dạng của các nhóm văn hoá, và môi trường sinh thái phong phú và đa dạng Tuy nhiên, phần lớn trong khu vực đang thiếu cơ sở hạ tầng hiện đại và đã phải chịu những bất ổn lớn về chính trị và quân sự trong những thập
kỷ gần đây Ngân hàng Phát triển đang tích cực khuyến khích sự phát triển của họ, với du lịch được xác định là một ngành dẫn đầu
Đầu năm 2000, Ngân hàng Phát triển bắt đầu triển khai một dự án vay vốn được gọi là Dự án Phát triển Du lịch Mêkông cho hạ lưu sông Mekong ước tính 47
Trang 28triệu đô la Mỹ trong 5 năm đã được đề xuất cho Dự án Hành lang sông Mê Kông,
dự kiến sẽ tập trung vào bốn lĩnh vực ưu tiên, bao gồm: (i) phát triển du lịch bền vững trong các khu du lịch tự nhiên, văn hoá và đô thị; (ii) Các tiểu dự án PPT; (iii) thúc đẩy du lịch xuyên biên giới và hành lang kinh tế và (iv) các tiểu dự án phát triển nguồn nhân lực Trong đó, tiên phong là: Phát triển các tuyến đường phụ và đường cấp nước giữa các khu du lịch lớn; Phát triển cơ sở hạ tầng trên sông như phát triển bờ sông, cầu tàu hành khách, đào tạo dòng sông, hàng hải và an toàn; Cấp nước hợp vệ sinh quy mô nhỏ, điện, vệ sinh, chợ, làm đẹp cảnh quan, quản lý chất thải,… ở các thành phố, thị xã, làng xã; Cung cấp các cơ sở biên giới hiệu quả và hiện đại ở các khu vực ngoài sáu khu du lịch ưu tiên; Cơ sở hạ tầng khách du lịch
cơ bản bao gồm các khu vực nghỉ ngơi và nhà vệ sinh, biển báo và giải thích, thông tin, cơ sở y tế và an toàn; và nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực, tiếp thị và xây dựng năng lực và thực hiện các hoạt động
Du lịch trong Tiểu vùng sông Mêkông ngày càng trở nên đa quốc gia Trong một cuộc cạnh tranh cao so với thị trường du lịch thế giới, Tiểu vùng sông Mêkông
có thể tồn tại và phát triển chỉ khi nó thúc đẩy một kỳ nghỉ du lịch, một số loại hình
du lịch Ngành du lịch cá thể trong Các nước Tiểu vùng sông Mêkông chỉ có thể thành công khi họ liên kết chặt chẽ với các nước khác Nhưng phát triển du lịch không nhất thiết góp phần xoá đói giảm nghèo hoặc hợp tác giữa các chính phủ láng giềng; thành tựu này và các mục tiêu khác phụ thuộc vào quản lý hiệu quả ở qui mô vùng Hình thức này vốn đã được các nước Châu Âu áp dụng từ nhiều thập kỷ trước như du thuyền từ Kênh Caledonian ở Scotland đến phía Nam của Pháp, cũng như ở
Ý, Đức, Ireland, Anh, Hà Lan, Bỉ và nước Cộng hòa Czech (Bruce Prideaux, 2009)
Ở Đức, vua Ludwig I của Bavaria đã vì lòng yêu nước của mình đã lên kế hoạch đào kênh nối liền tất cả các bang nhỏ hơn của Đức Đoạn đầu tiên (dài 173 km) được xây dựng giữa năm 1836 và năm 1845 (Maritimes Lexikon, 2008) và là tiền thân của kênh sông Rhine-Main-Danube Năm 1992, sông Rhine và sông Danube được kết nối cuối cùng, mang đến cho du khách tuyến xuyên lục địa từ Biển Bắc đến Biển Đen gần Odessa
Trang 29Khoảng 100 năm trước đây, mạng lưới đường thủy của Pháp được đánh giá độc đáo hơn 12.000 km chiều dài và đã được quốc tế hoan nghênh như một ví dụ về phát triển kênh rạch hiệu quả Nhưng sau đó vấp phải sự cạnh tranh từ đường sắt nên nhu cầu sử dụng kênh rạch rơi vào tình trạng đổ vỡ Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, đã có đã được một sự hồi sinh khi có sự quan tâm đến các tuyến đường thủy nhằm phục vụ du lịch với nhiều hoạt động vui chơi giải trí trên sông
Tại Hà Lan, mạng lưới các kênh thoát nước ban đầu được xây dựng để kiểm soát mực nước và các mục đích quốc phòng, cũng như vận chuyển hàng hoá và di chuyển của con người, nay đã trở thành những điểm nổi tiếng để đi du lịch Amsterdam, từ một làng đánh cá bùn ở cuối con sông Amstel, giờ phát triển thành một nhân vật riêng biệt thông qua việc lập kế hoạch và phát triển có chủ ý đất dưới mực nước biển Các kênh khác đã được thêm vào trong khi thành phố đã được phát triển và kênh rạch bây giờ chiếm khoảng một phần tư địa phận thành phố Theo thời gian mạng lưới kênh rạch rộng khắp của thành phố tăng lên khoảng 100 km chiều dài và được kéo dài bởi hơn 400 cây cầu Amsterdam bây giờ là đôi khi được gọi là Venice của miền Bắc với một trung tâm lịch sử văn hóa, thu hút khách du lịch Riêng tại Amsterdam, có khoảng 15.000 nghề thủ công được đăng ký, trong mùa
hè, thuyền và du thuyền từ Hà Lan và Đức đến du ngoạn trên các kênh rạch tại Amsterdam như kỳ nghỉ lý tưởng (Bruce Prideaux, 2009)
Đây thật sự là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và Thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng về việc nhìn nhận vai trò của hệ thống kênh rạch, xây dựng các chính sách và chiến lược phát triển du lịch đường sông
1.4.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch đường sông một số nơi của Việt Nam
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây ngành du lịch đã bắt đầu có những quan tâm đến hệ thống sông ngòi, kênh rạch trong phát triển du lịch
Ở Đà Nẵng, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch cùng với các Sở và các đơn vị liên quan đã đẩy mạnh hơn nữa trong việc khác tuyến du lịch đường sông, trước mắt
mở thêm 3 tuyến mới: Tuyến du lịch sông Hàn – sông Cổ Cò (tham quan Làng văn hóa K20, chùa Quán Thế Âm, danh thắng Ngũ Hành Sơn, Làng đá Mỹ Nghệ, ),
Trang 30tuyến du lịch sông Cu Đê – Trường Định (tham quan cụm văn hóa Nam Ô như Giếng Cổ, mộ Tiền hiền, miếu thờ bà Bô Bô, Làng nghề nước mắm Nam Ô, ) và tuyến du lịch sông Hàn – Túy Loan (tham quan Làng chiếu Cẩm nê, Làng sinh hoạt cộng đồng, đình làng Túy Loan, ) Bên cạnh đó, thu hút các hoạt động du lịch đường sông hấp dẫn theo tuyến Bảo tàng Chăm – cửa biển; Bảo tàng Chăm – Bán đảo Sơn Trà, Bảo tàng Chăm - K20; đầu tư thêm các bến bãi để các doanh nghiệp cùng vào khai thác; xây dựng tiêu chuẩn cụ thể của các tàu thuyền tham gia hoạt động trên sông; nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc tổ chức các chương trình nghệ thuật trên tàu Đặc biệt, chú trọng đa dạng các dịch vụ trên thuyền như ăn uống, xây dựng bản thuyết minh du lịch đường sông, đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho các lái tàu, nhân viên phục vụ,…cũng như tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch đường sông đến với người dân và du khách mạnh mẽ hơn (Công Tâm, 2017)
Tại Nha Trang, Du lịch biển đã quá quen thuộc như hòn Mun, Ðầm Bái, Làng Chài, bãi Sỏi , nên khách du lịch cần một tuyến đường khác, mới mẻ hơn, hay hơn Tuyến du lịch đường sông được hình thành Bãi khởi hành của những tuyến du lịch đường sông nằm ở khu vực Hà Thanh và có khi là ở dưới chân núi Tháp Bà - nơi tụ họp của những chiếc ghe chở cát từ nhánh sông Hà Ra, cung cấp cất xây dựng của thành phố Con thuyền khởi hành bằng một vòng ôm ngược ra biển Tàu đi vòng nhìn ngắm Tháp Bà, chen vào giữa những con thuyền đang neo đậu Cuộc hành trình dài thì có thể lên tận khu vực Cổ Thành, ngắn hơn thì sẽ kết thúc tại cầu gỗ Vĩnh Phương Ước tình đoạn sông dài gần 9 km, điểm đầu tiên là Hải Ấn Tự (còn
có tên là Chùa Hang) (Du lịch Nha Trang, 2010)
Bên cạnh đó, Cần Thơ nằm trên bờ phải sông Hậu, ở đồng bằng sông Cửu Long,
là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam Các tour du lịch tại Cần Thơ chủ yếu là du lịch trên sông nước và các vườn cây ăn trái, được ví như "đô thị miền sông nước" Hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông Các cù lao như: Tân Lộc, cồn Sơn, cồn Khương, cồn Ấu bồng bềnh trên sông Hậu hết sức độc đáo để phát triển loại hình du lịch sông nước
Trang 31Bến Ninh Kiều là nơi giao thoa giữa sông Hậu và sông Cần Thơ Sau khi bồng bềnh trên sông uốn khúc, xuồng ghe tấp nập, du khách tham quan Chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền - chợ mua bán trên sông một nét sinh hoạt đặc trưng văn hóa Nam
bộ Tờ mờ sáng, hàng trăm ghe hợp lại thành chợ trên một khúc sông (Nguyễn Trọng Nhân và Đào Ngọc Cảnh, 2011)
Để hỗ trợ doanh nghiệp du lịch xây dựng sản phẩm mới, Sở Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Cần Thơ đã tổ chức giới thiệu và khảo sát tour du lịch đường sông, tuyến Cái Răng - Bình Thủy - Phong Điền cho các công ty lữ hành trên địa bàn thành phố Đồng thời, Sở sẽ đề nghị Tổng cục Du lịch hỗ trợ địa phương triển khai
Đề án xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Cần Thơ, nhằm tạo nên sự phong phú, mới lạ, hấp dẫn cho du lịch khu vực này thời gian tới (Hoàng Diễm, 2015)
1.4.3 Bài học vận dụng cho Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh nơi hội tụ đủ các tài nguyên để phát triển loại hình du lịch đường sông Tuy nhiên, loại hình du lịch này chỉ mới được Sở Du lịch Thành phố và các đơn vị kinh doanh lữ hành quan tâm từ năm 2013 Saigontourist là đơn
vị tiên phong khai thác tuyến du lịch đường sông nhưng quả thật đến nay những gì đạt được còn rất hạn chế Nhìn hoạt động du lịch đường sông tại một số nơi trên thế giới và trong nước, du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh có thể kế thừa, vận dụng để việc khai thác loại hình này hiệu quả hơn
Thứ nhất, cần có quy hoạch tổng thể hệ thống đường sông, nạo vét và có biện pháp giữ gìn nguồn nước sạch Xây dựng bến cảng phù hợp, đầu tư thuyền tàu đồng
bộ, an toàn tạo hình ảnh đặc trưng cho loại phương tiện di chuyển trên sông như nét đặc trưng của thuyền gondola của Venice
Thứ hai, có chính sách thu hút đầu tư phù hợp, xây dựng nhiều điểm tham quan, vui chơi, giải trí, tạo ra nhiều hoạt động trên tuyến du lịch đường sông Sáng tạo các
sự kiện định kỳ của thành phố nhằm thu hút du khách
Thứ ba, cần hoàn chỉnh luật pháp về du lịch nhằm hỗ trợ người kinh doanh du lịch Đặc biệt là có qui định bản quyền trí tuệ về sản phẩm, các đơn vị kinh doanh lữ
Trang 32hành được khai thác độc quyền loại hình du lịch đường sông trong thời hạn nhất định thông qua đấu thầu và chứng minh năng lực Làm được điều này sẽ hạn chế vấn nạn sao chép sản phẩm du lịch của hàng ngàn công ty du lịch hiện nay tại Thành phố Hồ Minh làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và đặc biệt là lợi nhuận Thực trạng hiện nay các đơn vị lữ hành cạnh tranh nhau, ra sức giảm giá để rồi tự
họ dìm nhau đi xuống và cho ra những sản phẩm du lịch kém chất lượng Đây cũng
là một trong những nguyên nhân dẫn đến doanh thu, lợi nhuận từ ngành du lịch thành phố còn rất hạn chế và quan trọng hơn nữa là rất nhiều khách du lịch nước ngoài không có tư tưởng quay lại Việt Nam lần thứ hai
Trang 33Tiểu kết chương 1
Từ những khái niệm về du lịch đường sông với những thành tố liên quan, Chương 1 luận văn đã thể hiện những mối quan hệ trực tiếp giữa du lịch và sông nước
Thứ nhất, hệ thống sông nước cung cấp nhiều điểm tham quan hấp dẫn cho du khách Ở một số nơi trên thế giới, hình thái vật lý được tạo ra bởi các hệ thống sông ngòi, tạo ra cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới
Thứ hai là các con sông như các hành lang vận chuyển Các con sông có thể đi lại là một tài sản có giá trị cho bất kỳ khu vực hoặc quốc gia nào, nơi mà các dịch
vụ ngày càng trở nên quan trọng hơn việc khai thác và sản xuất tài nguyên nguyên sinh, ở hầu hết các nước phát triển, các con sông đang chiếm một phần trong thương mại và thương mại - tham quan du lịch
Thứ ba, sông ngòi là nguồn tài nguyên quan trọng cho các điểm du lịch theo ba cách: cung cấp nước uống và nước sinh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các môi trường hướng về du lịch mạnh mẽ như sân vườn và sân gôn và điền vào bể bơi Đây là những cân nhắc đặc biệt quan trọng ở các vùng khô cằn (ví dụ: Las Vegas và vùng đô thị Phoenix/Scottsdale), nơi mà người dân địa phương thường phải hy sinh việc sử dụng nước của mình để có lợi ích lớn hơn cho du lịch Tóm lại, các hệ thống sông ngòi là các hệ sinh thái phức tạp, chịu ảnh hưởng đáng kể bởi nhiều hoạt động của con người, bao gồm du lịch và giải trí Việc tiếp tục khai thác du lịch trên các con sông trên thế giới phải được giám sát và quản lý tốt để có thể bảo tồn sự giàu có tự nhiên và văn hoá của các hệ sinh thái độc đáo này cho thế hệ hiện tại và tương lai Chương một tạo khung khái niệm và định hình cho những nhận thức về du lịch đường sông để những chương sau có thể triển khai và đánh giá chính xác thực trạng nhằm đề ra những giải pháp đúng yêu cầu cấp thiết hiện nay cho phát triển du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 34Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Tổng quan du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1 Đôi nét về sông Sài Gòn
2.1.1.1 Hệ thống thủy văn Thành phố Hồ Chí Minh
Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng Sông Ðồng Nai Bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km² Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố
Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài
80 km Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành
Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được lượng nước ngầm khá phong phú Nhưng về phía Nam, trên trầm tích Holocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn Khu vực nội thành cũ có lượng nước
Trang 35ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0–20 m, 60–90 m và 170–200 m (tầng trầm tích Miocen)
Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống sông ngòi, kênh rạch rải đều trên khắp các quận, huyện rất thuận lợi để phát triển giao thông thủy Tuy nhiên, tiềm năng này đang bị bỏ quên trong khi các phương tiện đường bộ chen chúc để lưu thông
Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hò Chí Minh, thành phố hiện có gần 1.000 km sông rạch, trong đó nhiều tuyến sông, kênh như kênh Tẻ, kênh Tàu Hủ, rạch Tân Hóa - Lò Gốm, rất thuận lợi để phát triển vận tải đường thủy và du lịch
Hiện nay, thành phố có khoảng 320 cảng, bến, trong đó bốn cảng lớn là Sài Gòn, Tân Cảng, Bến Nghé và Nhà Bè Riêng cảng Sài Gòn là một trong những cảng lớn nhất nước về năng lực chứa đựng hàng hóa Có hơn 50 bến đò lớn nhỏ đủ điều kiện để phát triển dịch vụ vận chuyển hành khách Các con sông ở thành phố cũng cho phép nhiều tàu, thuyền từ 20 tấn trở lên qua lại
Với tiềm năng này, nếu được quy hoạch và đầu tư hợp lí sẽ góp phần giảm tải tình trạng quá tải của giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố như hiện nay Bởi theo các chuyên gia, nếu Thành phố Hồ Chí Minh thu hút được người dân chuyển sang sử dụng buýt đường sông thay phương tiện giao thông cá nhân đường bộ thì mỗi ngày sẽ tiết kiệm gần 1,5 triệu USD do nạn kẹt xe gây ra Tuy nhiên, chức năng chủ yếu của sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh hiện mới chỉ là tiêu thoát nước và vận tải hàng hóa, trong khi các phương tiện giao thông bộ ngày ngày đang phải đối mặt với nạn ùn tắc
2.1.1.2 Hệ thống kệnh rạch tại Thành phố Hồ Chí Minh
Sông Sài Gòn uốn lượn xung quanh thành phố, có nhiều nhánh phụ đan xen nhau, trong đó có thể kể các nhánh sông chính: 1) Kênh Tham Lương - Bến Cát - Vàm Thuận; 2) Hệ thống kênh rạch Quận 2 - Quận Thủ Đức – Quận 9; 3) Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè; 4) Kênh Tân Hóa - Ông Buông - Lò Gốm; 5) Kênh Tàu Hủ - Kênh Đôi - Kênh Tẻ - Bến Nghé; và 6) Hệ thống kênh rạch Quận 7 - Huyện Bình Chánh - Quận 8
Trang 362.1.1.3 Đánh giá chế độ bán nhật triều trên sông Sài Gòn
Trên sông Sài Gòn, dòng chảy quanh bán đảo Thanh Đa luôn đứng sau các chân, đỉnh mực nước tại Phú An 1 tiếng Tại Mũi Đèn Đỏ (cửa sông Sài Gòn), một vùng nước quẩn dọc dài bên bờ trái cửa sông Sài Gòn, sâu vào cửa sông khi thuỷ triều xuống do nước sông Đồng Nai như chảy thẳng vào cửa, đẩy dòng chảy ra từ sông Sài Gòn về phía bờ phải sông Nhà Bè Hầu hết các sông rạch TP HCM đều chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành
Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10 m Mực nước cao nhất vào tháng 10
và tháng 11, thấp nhất vào các tháng 6 và tháng 7 Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu, có năm đến đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn, nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng nhiều
Từ khi có các công trình thủy điện Trị An và thủy lợi Dầu Tiếng ở thượng nguồn, chế độ chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tuốt bin, đập tràn và cống đóng - xả, nên môi trường vùng hạ du từ Bắc Nhà Bè trở nên chịu ảnh hưởng của nguồn, nói chung đã được cải thiện theo chiều hướng ngọt hóa Dòng chảy vào mùa kiệt tăng lên, đặc biệt từ tháng 2 đến tháng 5 tăng 3-6 lần so với tự nhiên
2.1.2 Tổng quan về tài nguyên du lịch nhân văn tại thành phố Hồ Chí Minh
Hiện nay TP Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất nước, thu hút hàng năm 70% lượng khách quốc tế đến Việt Nam Sở dĩ như vậy vì ngoài cơ sở hạ tầng khá tốt, giao thông tương đối thuận tiện, thành phố là một nơi có tài nguyên du lịch phong phú Nơi đây là một vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc kể từ khi thực dân Pháp đặt chân lên Việt Nam
Trang 37Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước (1911) Gắn liền với sự kiện đó, cảng Nhà Rồng và Bảo tàng Hồ Chí Minh là một di tích quan trọng, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước
Các di tích cách mạng khác như địa đạo Củ Chi, hệ thống các bảo tàng, nhà hát, nhà văn hoá, các công trình kiến trúc thời Pháp là những điểm du lịch hấp dẫn Gần đây thành phố đã đầu tư nhiều khu du lịch như Thanh Đa, Bình Qưới, nhiều khu vui chơi giải trí như Đầm Sen, Kỳ Hoà, công viên Nước, Suối Tiên, đã thu hút và hấp dẫn du khách
Hiện nay, Thành phố đang tiến hành tôn tạo các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc cổ, đầu tư cho hệ thống bảo tàng, khôi phục nền văn hoá truyền thống kết hợp với tổ chức các lễ hội, khôi phục văn hoá miệt vườn, làng hoa để phát triển du lịch bền vững Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố Hồ Chí Minh
có nhiều công trình kiến trúc cổ như Nhà Rồng, Nhà hát lớn, Bưu điện, hệ thống các ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Đình Giác Viên ), hệ thống các nhà thờ cổ (Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức, )
Nhìn chung, một trong những đặc trưng văn hoá của 300 năm lịch sử đất Sài Gòn - Gia Định, nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá, là "cơ cấu kiến trúc" Việt - Hoa - châu Âu Một nền văn hoá kết hợp hài hoà giữa truyền thống dân tộc của người Việt với những nét đặc sắc của văn hoá phương Bắc và phương Tây
Nhận thức được sự giàu có của tài nguyên du lịch nhân văn, kết hợp với các tuyến du lịch đường sông sẽ cho ra đời sản phẩm du lịch độc đáo, một số đơn vị tư nhân khai thác du lịch đường sông nhưng chủ yếu phục vụ dịch vụ ăn uống chứ chưa đúng nghĩa du lịch, như các tàu du lịch tại Bến Bạch Đằng, hay Làng Du lịch Bình Quới… Du khách quốc tế rất thích loại hình du lịch sông nước, mà các tuyến
du lịch đường sông ở đồng bằng sông Cửu Long đã chứng minh tính hiệu quả của
nó Hiện nay TP Hồ Chí Minh đã triển khai được tuyến du lịch đường sông từ bến Bạch Đằng (quận 1) đến Làng Nghệ nhân Hàm Long (quận 2), dự kiến sẽ có thêm tuyến đi Cần Giờ Đây sẽ là tuyến du lịch có khả năng đem lại tiềm năng lớn cho
Trang 38thành phố với hệ thống sinh thái khá hoàn chỉnh của vùng rừng sác, là Khu Dự trữ sinh quyển Thế giới
Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh đã có kế hoạch phát triển du lịch đường sông từ năm 2011 Hiện nay các bến bãi, tàu thuyền đã và đang được đầu tư nâng cấp, nạo vét kênh rạch nhằm phục vụ du lịch đường sông Một số tuyến du lịch đường thủy nội đô đã đưa vào khai thác như tuyến Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, tuyến Sài Gòn -
Củ Chi,… bước đầu đã đạt được những hiệu quả nhất định
2.2 Thực trạng du lịch đường sông tại TP Hồ Chí Minh
2.2.1 Tình hình khách du lịch đến TP Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước Trong những năm qua ngành Du lịch Thành phố có những bước tăng trưởng khá cao, góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố
và ngày càng khẳng định là ngành kinh tế quan trọng Năm 2016, ngành du lịch thành phố tiếp tục duy trì tăng trưởng, đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra trên các lĩnh vực Trong đó, khách quốc tế đến thành phố trên 5,2 triệu lượt, đạt 110% so với chỉ tiêu kế hoạch, tăng 10% so với năm 2015; khách du lịch nội địa đạt 21,8 triệu, tăng 10% so với năm 2015; tổng doanh thu ngành du lịch đạt 103 ngàn tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2015 Trong 6 tháng đầu năm 2017, có 2.772.932 lượt khách du lịch quốc tế đến Thành phố, tăng 14% so với cùng kỳ, đạt 46% kế hoạch năm, tổng doanh thu đạt 53.617 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ, đạt 47% kế hoạch năm 2017
Bảng 2.1 Lượng du khách quốc tế đến Tp HCM giai đoạn 2012 – 2016
Đơn vị tính: Triệu lượt
Trang 39Bảng 2.2 Lượng du khách nội địa đến Tp HCM giai đoạn 2012 – 2016
Đơn vị tính: Triệu lượt
Nguồn: Sở Du lịch Tp HCM và tổng hợp của học viên
Bảng 2.3 Thu nhập từ du lịch Tp HCM giai đoạn 2012 – 2016
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Thu nhập 71.279 83.191 85.000 94.600 103.00
Tốc độ tăng trưởng 25,30% 17% 2,17% 11,30 9%
Nguồn: Sở Du lịch Tp HCM và tổng hợp của học viên
Theo Sở Du lịch Tp Hồ Chí Minh, tổng lượng khách tham quan trên sông từ năm 2013 đến quý III/2016 đạt khoảng 257,684 lượt, bình quân tăng 11,5% mỗi năm Dự kiến số lượng khách du lịch đường sông đến Thành phố Hồ Chí Minh năm
2017 và 2018 đạt khoảng 450.000 lượt/năm, tăng khoảng 15% trong những năm tiếp theo Trong đó, doanh thu từ du lịch đường sông năm 2017 và 2018 dự kiến đạt
540 tỷ đồng/năm và tăng khoảng 15% trong những năm tiếp theo
2.2.2 Các tuyến du lịch đường sông đã và đang được khai thác
2.2.2.1 Tuyến tầm ngắn
Du thuyền ban đêm: Chủ yếu phục vụ ẩm thực và ca nhạc, du thuyền xuôi theo
sông Sài Gòn đến bến Bạch Đằng du khách sẽ được ngắm cảnh Sài Gòn về đêm hướng cầu Phú Mỹ để du khách trải nghiệm sự thanh bình của cảnh sông nước ban đêm Ăn tối trên Du thuyền Du khách vừa thưởng thức ẩm thực Việt Nam vừa nghe nhạc dân tộc và tìm hiểu sự ra đời của các nhạc cụ cũng như lịch sử và văn hóa Sài Gòn Hiện tại có một số tàu phục vụ như Tàu Bến Nghé, tàu Elisa, thuyền Buồm Đông Dương, tàu King Yacht, Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay trên địa bàn thành phố có 22 tàu gồm các tàu nhà hàng,
Trang 40tàu du lịch, ca-nô du lịch đang hoạt động tại bến Bạch Đằng, Quận 1 Trong đó, có
11 tàu nhà hàng du lịch từ 1 - 3 tầng thuộc các công ty kinh doanh vận chuyển khách kết hợp du lịch ngắm cảnh trên sông Sài Gòn Trong đó, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thuyền buồm Đông Dương có nhiều phương tiện nhất (3 tàu) Quy mô loại tàu này cũng đa dạng, từ 1 tầng đến 3 tầng với sức chở từ 25 đến 900 khách Vật liệu chế tạo tàu nhà hàng du lịch thường bằng gỗ (có phủ lớp composite bên ngoài tăng khả năng chống thấm, kết cấu khung bên trong bằng sắt ) hoặc được đóng hoàn toàn bằng sắt
Tuyến nội đô Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè: Đây là sản phẩm mới của ngành Du
lịch thành phố được đưa vào khai thác từ 01/9/2015 sau quá trình nổ lực cải tạo biến
từ kênh “chết” thành tuyến du lịch nội đô hấp dẫn với kinh phí khoảng 1,400 tỷ Thuyền xuất phát ở hai bên quận 1 (số 01 Hoàng Sa, Phường Đa Kao, Quận 1) và quận 3 (số 671 Hoàng Sa, Phường 7, Quận 3) Mỗi chèo phục vụ từ 02 – 06 người,
có thuyền phục lớn vụ từ 10 – 20 khách, lộ trình dài khoảng 4,5km với khoảng 1h30
di chuyển du khách có dịp ngắm Sài Gòn yên bình và thơ mộng với kiến trúc độc đáo của các ngôi chùa Pháp Hoa, chùa Vĩnh Nghiêm, ngắm nhìn và tìm hiểu về đời sống sinh hoạt của người dân địa phương hai bên bờ kênh Hiện tại có công ty TNHH Thuyền Sài Gòn đầu tư khai thác Thời gian đầu tuyến này vẫn có lượng khách nhất định, sau khoảng hơn 2 tháng tuyến du lịch trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang vấp phải nhiều khó khăn, lượng khách ngày càng giảm, thậm nhiều người chẳng còn mặn mà đến đây du ngoạn để ngắm thành phố, theo khảo sát của học viên có những ngày không có khách nào đến tham quan do nước trên dòng kênh này đã quá ô nhiễm, rác thải, cá chết vẫn còn khiến cho du khách e dè khi tham quan
Tuyến Bạch Đằng - Bán đảo Thanh Đa - Khu du lịch Bình Quới: Khi mới đưa
vào khai thác, tuyến Bạch Đằng – Bình Quới cũng được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm, đặc biệt là người dân Sài Gòn vào những dịp cuối tuần Du khách được dịp hóng mát, ngắm hoàng hôn và dùng cơm tối với các món ngon dân
dã tại khu du lịch Bình Quới Tại đây du khách còn có thể tham gia một số hoạt