1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi sống tại chung cư ở thành phố hồ chí minh (trường hợp nghiên cứu chung cư 109 nguyễn biểu, phường 1, quận 5, thành phố hồ chí minh) công trình

121 117 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 7,47 MB

Nội dung

Những nghiên cứu liên quan không gian sinh hoạt cộng đồng Trong khoảng từ 1947-1952, đã có các dự án chú trọng đến việc tổ chức phần không gian công cộng để phục vụ cho nhu cầu sống của

Trang 1

Sinh viên thực hiện:

Người hướng dẫn: Th.S Trần Thị Ngọc Nhờ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2014

Trang 2

Bộ GTVT Bộ Giao Thông Vận Tải

Trang 3

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng 1 Biểu đồ lượng xe máy trong cả nước tăng từ năm 1993 - 2007 28

Bảng 2 Biểu đồ thể hiện mức độ ra ngoài chơi của người cao tuổi 39

Bảng 3 Biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa những người giao tiếp thường xuyên với gia đình và những người thường xuyên tham gia sinh hoạt tại không gian sinh hoạt cộng đồng 40

Bảng 4 Những nơi người cao tuổi thường đi vào thời gian rảnh 43

Bảng 5 Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về an ninh trong chung cư 45

Bảng 6 Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về cảnh quan 47

Bảng 7 Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng theo đánh giá của người cao tuổi về sự yên tĩnh trong không gian sinh hoạt chung 50

Bảng 8 Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng về cơ sở vật chất không gian sinh hoạt chung theo đánh giá của người cao tuổi 51

Bảng 9 Biểu đồ thể hiện sự thuận tiện đi lại để tiếp cận không gian sinh hoạt chung 52

Bảng 10 Biểu đồ tròn thể hiện phần trăm lý do người cao tuổi không ra ngoài tham gia các hoạt động 53

Bảng 11 Biểu đồ thể hiện mức độ về sự kết hợp các hoạt động trong không gian sinh hoạt chung theo đánh giá của người cao tuổi 54

Bảng 12 Mức độ ủng hộ việc xây dựng không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi trong chung cư 55

Bảng 13 Biểu đồ thể hiện mức độ tham gia thường xuyên các hoạt động của người cao tuổi 57

Bảng 14 Biểu đồ thể hiện sự quan trọng của thiết bị thể dục theo đánh giá của người cao tuổi 59

Bảng 15 Thể hiện những nơi thường xuyên lui tới của người cao tuổi có giao tiếp tốt với hàng xóm 59

Trang 4

Hình 1 Sơ đồ tổng thể P1, Q5, TPHCM 36

Hình 2 Trường mầm non trong chung cư 41

Hình 3 Lấn chiếm không gian sinh hoạt chung do phương tiện giao thông (góc nhìn từ nhà giữ trẻ) 41

Hình 4 Phương tiện giao thông đi vào khu sinh hoạt chung 46

Hình 5 Mảng xanh không đồng nhất 47

Hình 6 Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng theo đánh giá của người cao tuổi về chất lượng vệ sinh trong chung cư 48

Hình 7 Mất vệ sinh tại lối đi dọc các lô nhà 49

Hình 8 Bãi rác tự phát tại các không gian bỏ trống 49

Hình 9 Người cao tuổi vừa trò chuyện vừa trông cháu 54

Hình 10 Thực trạng phân khu chức năng khu sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi trong chung cư 69

Hình 11 Thiết kế phân khu chức năng khu sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi trong chung cư 70

Hình 12 Thiết kế khu chơi cờ, ngồi nghỉ 70

Hình 13 Khu ngồi nghỉ tại sân sau chung cư 70

Hình 14 Thiết kế khu tập thể dục cho người cao tuổi 71

Hình 15 Thiết kế khu vui chơi trẻ em 72

Hình 16 Lối đi bộ sau lô A chung cư 72

Hình 17 Phối cảnh khu sinh hoạt cộng đồng chung cư 109 Nguyễn Biểu 73

Trang 5

MỞ ĐẦU 2

1 LÝ DO CHọN Đề TÀI 2

2 MụC TIÊU CủA Đề TÀI 3

3 LịCH Sử VấN Đề NGHIÊN CứU 4

3.1 Những nghiên cứu liên quan không gian sinh hoạt cộng đồng 4

3.2 Những nghiên cứu liên quan không gian sinh hoạt cộng đồng cho người cao tuổi 9

4 HƯớNG ứNG DụNG, ĐịA CHỉ ÁP DụNG VÀ ĐIểM MớI CủA Đề TÀI 10

4.1 Hướng ứng dụng 10

4.2 Địa chỉ ứng dụng 10

4.3 Điểm mới của đề tài 11

5 PHạM VI NGHIÊN CứU 11

5.1 Nội dung nghiên cứu 11

5.2 Phạm vi nghiên cứu 11

5.3 Phương pháp nghiên cứu 12

6 CÂU HỏI NGHIÊN CứU VÀ GIả THUYếT NGHIÊN CứU 13

6.1 Câu hỏi nghiên cứu 13

6.2 Giả thuyết nghiên cứu 14

7 KHUNG PHÂN TÍCH 14

8 KếT QUả CầN ĐạT 14

CHƯƠNG 1: 15

1.1 MộT Số KHÁI NIệM LIÊN QUAN 15

1.1.1 Khái niệm người cao tuổi 15

1.1.2 Khái niệm không gian 15

1.1.3 Khái niệm không gian mở 15

1.1.4 Khái niệm không gian sinh hoạt công cộng 16

1.1.5 Khái niệm chung cư 17

1.1.6 Phân loại chung cư 18

1.1.7 Khái niệm tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng cho người cao tuổi 19

1.2 LÝ THUYếT ÁP DụNG TRONG BÀI NGHIÊN CứU 20

1.2.1 Nhu cầu, thuyết nhu cầu 20

1.2.2 Thuyết chức năng 22

1.2.3 Nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của người cao tuổi 23

1.3 TIÊU CHUẩN CÓ THể ÁP DụNG Tổ CHứC NHữNG KHOảNG KHÔNG GIAN SINH HOạT CộNG ĐồNG CủA CHUNG CƯ DÀNH CHO NGƯờI CAO TUổI 23

1.3.1 An ninh, bảo vệ 23

Trang 6

1.3.2 Tiện nghi 24

1.3.3 Hưởng thụ 24

1.3.4 Các tiêu chí khác 24

1.4 VAI TRÒ VÀ Sự CầN THIếT CủA KHÔNG GIAN SINH HOạT CộNG ĐồNG ở CHUNG CƯ ĐốI VớI NGƯờI CAO TUổI 25

1.5 CÁC YếU Tố KHÁCH QUAN TÁC ĐộNG ĐếN KHÔNG SINH HOạT CộNG ĐồNG CủA NGƯờI CAO TUổI TạI CHUNG CƯ 26

1.5.1 Quá trình đô thị hóa 26

1.5.2 Chính sách quản lý sử dụng đất 30

1.5.3 Tổ chức cấu trúc - không gian 32

1.5.4 Điều kiện gia đình 33

1.5.5 Mối liên hệ với cộng đồng xung quanh 34

CHƯƠNG 2 36

2.1 SƠ LƯợC PHƯờNG 1,QUậN 5 36

2.1.1 Vị trí địa lý 36

2.1.2 Không gian sinh hoạt cộng đồng 37

2.2 THựC TRạNG Sử DụNG KHÔNG GIAN SINH HOạT CộNG ĐồNG CủA NGƯờI CAO TUổI ở CHUNG CƯ 109NGUYễN BIểU,PHƯờNG 1,QUậN 5 37

2.2.1 Thực trạng không gian sinh hoạt cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu

37

2.2.2 Thực trạng sử dụng không gian sinh hoạt cộng đồng của người cao tuổi sống trong chung cư 38

2.2.3 Thực trạng cơ sở vật chất và cảnh quan tại không gian sinh hoạt chung 42

2.2.4 Mức độ hài lòng về không gian sinh hoạt cộng đồng theo đánh giá của người cao tuổi 43

2.3 NHU CầU CủA NGƯờI CAO TUổI Về KHÔNG GIAN SINH HOạT CộNG ĐồNG TạI CHUNG CƯ

55 2.3.1 Nhu cầu có một không gian sinh hoạt cộng đồng trong chung 55

2.3.2 Nhu cầu thư giãn, giải trí 56

CHƯƠNG 3 63

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 63

3.1 KếT LUậN 63

3.1.1 Không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi trong chung cư vẫn còn thiếu, chưa được quan tâm, đầu tư 63

3.1.2 Không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi trong chung cư chưa đáp ứng được nhu cầu rèn luyện thể chất, tăng khả năng cố kết cộng đồng 64

3.1.3 Không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi trong chung cư cần có sự kết hợp nhiều hoạt động, nhóm tuổi khác nhau 65

Trang 7

3.2 KHUYếN NGHị 66

cư (họ có thể vui chơi sinh hoạt, học tập, giải trí…) 66

68

cộng không đáp ứng được nhu cầu của họ 68

3.3 Đề XUấT Ý TƯởNG 70

điểm kiến trúc, diện tích của chung cư 70

3.3.2 Khu sinh hoạt nhằm cố kết cộng đồng của những người cao tuổi 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 PHỤ LỤC 77

Trang 8

dữ liệu cần thiết tại Ban quản lý, để có những thông tin thực tiễn chính xác liên quan đến đề tài Ngoài ra, kết hợp khảo sát bằng bảng hỏi đối với người cao tuổi với các tiêu chí khác nhau, sử dụng công cụ quan sát để giúp đánh giá vấn

đề từ nhiều khía cạnh, góc nhìn để hiểu rõ được thực trạng, nhu cầu và các yếu

tố tác động đến việc sử dụng không gian sinh hoạt cộng đồng Nhằm đề ra mô hình sinh hoạt cộng đồng phù hợp dành cho người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu

Thông qua quá trình nghiên cứu, nhận thấy không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi trong chung cư vẫn còn thiếu và chưa được quan tâm Việc mong muốn tiếp cận không gian sinh hoạt cộng đồng bị tác động bởi mối quan hệ giữa người cao tuổi với gia đình và hàng xóm, sự an toàn cũng như tránh được sự ảnh hưởng của các phương tiện giao thông Người cao tuổi mong muốn có được một không gian sinh hoạt đa chức năng, kết hợp được nhiều hoạt động (tập thể dục, ngồi nghỉ, trò chuyện, trông cháu ), tăng khả năng giao tiếp cộng đồng Qua đó, có được mô hình sinh hoạt cộng đồng ngoài trời tại địa bàn nghiên cứu, với tiêu chí đảm bảo được sự tiện nghi, an toàn, hưởng thụ và đặc biệt là tăng sự cố kết cộng đồng

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đang trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa Với tốc độ đang phát triển nhanh, làm cho thành phố ngày càng trở nên đông đúc về mặt dân số, quỹ đất ngày càng hạn hẹp, nhiều nhà cao tầng mọc lên, nhiều dịch vụ tiện ích hơn Có thể nói quá trình đô thị hóa có đem lại nhiều mặt tích cực, làm cho cuộc sống của con người ngày càng tốt hơn nhờ các dịch vụ và các tiện ích, thế nhưng quỹ đất hạn hẹp làm cho không gian sống của con người cũng bị thu hẹp Trước thực tế đó, chung

cư là giải pháp tất yếu đối với các đô thị đang phát triển Tuy nhiên, hàng loạt các chung cư cao tầng mọc lên chỉ đáp ứng chỗ ở nhưng chưa thực sự đáp ứng được chất lượng sống của con người, các chung cư chỉ mới đáp ứng nhu cầu ở chứ chưa thực sự có một khoảng không gian công cộng để con người sống trong bốn bức tường có thể có một nơi để giải trí, giao lưu hay đơn giản là cảm thấy bớt cô độc trong chính nơi mình sống Đặc biệt là những người cao tuổi sống trong chung cư, đây là nhóm đối tượng rất cần đến một nơi để có thể giao tiếp trò chuyện hay đơn giản là để gặp gỡ những người cùng độ tuổi, sở thích, những người dân cư trong khu Nhưng không gian công cộng dành cho người cao tuổi sống trong các chung cư tại Thành phố Hồ Chí Minh chưa thực sự được quan tâm

“Có lý khi nói rằng phần lớn đời sống của người dân đô thị diễn ra trong những cái hộp và xê dịch từ cái hộp này tới cái hộp khác Thêm vào nữa, con người của các đô thị hiện đại dường như là chuyển động lướt qua nhau nhiều hơn đứng bên nhau để thân thiện chia sẻ Xã hội càng hiện đại con người

ta càng trở nên cô độc và nhỏ bé

Trước một xã hội như thế, không gian giao tiếp công cộng chính là

cần hướng tới một xã hội công nghiệp là điều tất yếu, các dịch vụ khoa học kỹ

tiễn” xuất bản năm 2012, trang 294

Trang 10

thuật tốt, sống hay làm việc trong các tòa cao ốc hiện đại, đầy đủ tiện nghi luôn thu hút con người Nhưng khi con người về già, họ thường muốn một cuộc sống yên bình bên con cháu, gần gũi với gia đình, hàng xóm và tránh sự ồn ào của cuộc sống bên ngoài

Sống trong chung cư không chỉ có những người cao tuổi, còn có người con người cháu của họ, bất cứ lứa tuổi nào cũng cần đến một khoảng không gian công cộng Tuy nhiên, các hoạt động của người cao tuổi ngày càng giảm dần theo thời gian do khả năng về sức khỏe, điều kiện đi lại, giao lưu với cộng đồng nên họ thường bị ngăn cách trong chính không gian ở của họ Bên cạnh

đó, không gian công cộng dành cho giải trí, sinh hoạt chung của những người cao tuổi trong các chung cư tại Thành phố Hồ Chí Minh lại thiếu và hầu như không có

Chung cư được xây dựng ngày càng nhiều nhưng các chung cư đáp ứng được khoảng không gian dành cho người già vẫn chưa đủ Có thể thấy một

đô thị đang trong quá trình phát triển không những chỉ quan tâm đến cơ sở hạ tầng, các dịch vụ công cộng… mà còn cần phải chú trọng phát triển các không gian sống chất lượng cho cộng đồng, và cần đặc biệt quan tâm đến những người cao tuổi sống trong chung cư, đối tượng đặc biệt cần khoảng không gian trong lành để gặp gỡ và giao tiếp

Tất cả những lý do và thực trạng trên, vấn đề về người cao tuổi cần được quan tâm hơn nữa song song với bối cảnh đô thị hóa nhanh tại Thành phố

Hồ Chí Minh hiện nay Đề tài “Không gian sinh hoạt cộng đồng cho người cao tuổi sống tại chung cư ở Thành phố Hồ Chí Minh” của chúng tôi mong muốn đóng góp thêm vào công tác tạo lập, phát triển một không gian sống ngày một tốt hơn cho người cao tuổi sống tại các khu chung cư Thành phố Hồ Chí Minh

2 Mục tiêu của đề tài

Hiện nay, số người cao tuổi ở Việt Nam ngày càng tăng do tỷ suất sinh

và tỷ suất tử giảm cùng với tuổi thọ tăng, dân số cao tuổi Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và tỷ lệ so với tổng dân số Theo dự báo dân số của Tổng cục Thống kê (2010) thì tỷ lệ người cao tuổi so với tổng dân số ở Việt Nam sẽ đạt đến con số 10% vào năm 2017, hay dân số Việt Nam chính

Trang 11

thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017 Đồng thời mật độ dân cư ngày càng đông, số lượng người sống trong chung cư ngày càng nhiều nên việc đáp ứng các nhu cầu giao tiếp, sinh hoạt, cố kết cộng đồng của những người cao tuổi sống trong chung cư còn gặp nhiều khó khăn Do đó, việc thiết kế không gian sinh hoạt cho người cao tuổi là việc vô cùng cần thiết

Xuất phát từ những vấn đề trên, nhóm nghiên cứu đề ra những mục tiêu sau:

đồng dành cho người cao tuổi sống trong chung cư tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

sinh hoạt cộng đồng trong khu chung cư hiện nay

riêng cho người cao tuổi dựa trên những nhu cầu của họ

3 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

3.1 Những nghiên cứu liên quan không gian sinh hoạt cộng đồng

Trong khoảng từ 1947-1952, đã có các dự án chú trọng đến việc tổ chức phần không gian công cộng để phục vụ cho nhu cầu sống của người dân

trong khu chung cư như dự án chung cư “United Habitation de Marseille” do

KTS Le Corbusier thực hiện Trong quá trình nghiên cứu, ông đã nêu lên được thực trạng sử dụng các không gian công cộng tại các chung cư hiện nay, nhấn mạnh đến việc thiếu hụt các không gian sinh hoạt cộng đồng cũng như các không gian này chưa được quan tâm đến từ trong quá trình thiết kế, xây dựng các dự án khu ở, chung cư Từ kết quả nghiên cứu của mình, KTS Le Corbusier đã tiến hành xây dựng một mô hình chung cư kiểu mới, trong đó, các không gian được và quan tâm song song với chất lượng, không gian của các khu ở trong chung cư Dự án này đã đặt nền móng cho những kiến trúc sư cần chú trọng đến việc sử dụng không gian công cộng nói chung trong các thiết kế chung cư của mình

Trang 12

Sau khi nền móng về việc thiết kế, xây dựng không gian công cộng cho chung cư được đề ra, tiếp sau đó, J.Torres và M Lessard (J.Torres BA, MuP and M Lessard BA, Mphil; 2006) đã khảo sát về không gian sống tại hai dự án thiết kế cộng đồng được triển khai năm 2004 – 2006 tại Montreal, Canada và Guadalajara, Mexico với các nghiên cứu để thiết kế và xây dựng không gian

công cộng dành cho trẻ em Qua dự án “Community design with children in

Montreal and Guadalajara (muen 2007)” đã đưa tính khả thi của việc trẻ em

tham gia vào quá trình thiết kế không gian cộng đồng, không gian sống từ lý thuyết đến phương pháp Thông qua các phương pháp bao gồm phỏng vấn sâu kết hợp quan sát đồng thời kết hợp các hoạt động như vẽ tranh, viết lịch hoạt động hằng ngày, sắm vai, hướng dẫn viên du lịch, chụp hình… Qua đó, phát hiện ra không gian ngoài trời là nơi mà trẻ em yêu thích dành nhiều thời gian cho hoạt động giải trí - vui chơi Nghiên cứu giúp hiểu thêm tâm lý, nhận thức của trẻ em và cách sử dụng không gian sống cho hoạt động vui chơi - giải trí của mình

Trong dự án "Design Of Public Space In The City Of The Elderly" đã

điều tra và đánh giá chiến lược không gian công cộng dành cho người cao tuổi Bên cạnh đó, tác giả đã điều tra nhu cầu của người cao tuổi ở hai trường hợp Lugano (TI) và Uster (ZH) để từ đó có thể thiết kế không gian công cộng cho người cao tuổi trong thành phố, cụ thể:

Dự án đã xác định được mười tiêu chí có liên quan đến ba quy mô khác nhau: quản lý, nền tảng cơ bản, chất lượng không gian Về mặt quản lý, dự án

đã xác định được ba tiêu chí: quản trị, tham gia và quản lý theo chiều ngang, về mặt nền tảng bao gồm các tiêu chí tiếp cận, kết nối và cường độ Về mặt chất lượng không gian bao gồm các tiêu chí an ninh, thuận tiện, linh hoạt và thú vị nhằm đưa ra các thiết kế cụ thể Đường 1, Uster, dọc theo con sông Aabach với thực trạng các đường đi bộ dọc theo sông Aabach thiếu sự liên tục Và giải pháp được đưa ra bằng cách xây dựng một cây cầu nằm bắt ngang qua sông Qua đó, tạo nơi để dừng lại với đài phun nước, ghế ngồi nghỉ; xây dựng rào chắn và tay vịn khi cần thiết, để nhằm đảm bảo an toàn hơn cho người đi bộ

Trang 13

Thực trạng hiện nay của Đường 2 - Lugano, dọc theo con sông Cassarate - cầu trong “Qua Ferri”: các con đường dọc theo sông Cassarate, được định hướng Bắc - Nam và đi qua thành phố từ ngoại vi vào trung tâm, nhưng nó khá hẹp, cô lập và khó tiếp cận với các khu vực xung quanh nên tình hình an ninh luôn là vấn đề cần phải quan tâm Hệ thống chiếu sáng, nhà vệ sinh công cộng không được đáp ứng đầy đủ và được lắp đặt khá thưa thớt Qua thực trạng trên, giải pháp đã được đề ra bao gồm: các đường dốc trên cầu liên kết bên trái với các ngân hàng, loại bỏ các rào cản kiến trúc Mở rộng không gian cho người đi bộ; cải thiện và nâng cao khả năng chiếu sáng (phục vụ nhà

vệ sinh, nơi để dừng chân, đài phun nước, băng ghế) Ngoài ra, trồng nhiều loại cây để tạo bóng mát và nơi nghỉ ngơi cho những người đi qua khu vực này

Bên cạnh với việc học hỏi các nghiên cứu nước ngoài, hiện nay, không gian công cộng đã và đang dần được quan tâm, nghiên cứu và triển khai thực hiện Điển hình với các nghiên cứu:

“Ý tưởng hình thành và phát triển các không gian vui chơi giải trí cho sinh viên trong khu đô thi Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” do Phan

Đình Bích Vân chủ nhiệm đã nghiên cứu tâm lý và nhu cầu sinh hoạt, vui chơi của sinh viên hiện nay, đề ra giải pháp Trong đó, 85% sinh viên trong cuộc nghiên cứu trả lời từng bị stress, 24,8% thường xuyên bị căng thẳng nhưng thực trạng không gian vui chơi cho sinh viên hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, các không gian vui chơi - giải trí thường là một phần của những công trình trường học, khu ở của sinh viên và các dịch vụ tự phát Ngoài ra, các không gian vui chơi - giải trí được quy hoạch sẵn như: sân vận động các trường, sân chơi thể thao trong ký túc xá, không gian cây xanh ở khu vực giữa nhà điều hành và thư viện trung tâm thì ít thu hút sinh viên Bên cạnh đó, các không gian vui chơi tự phát, nằm ngoài quy hoạch thì không đáp ứng cơ sở vật chất, an ninh không đảm bảo khi sinh viên sinh hoạt tại đây Qua đó nhóm nghiên cứu

đã đưa ra ý tưởng sắp xếp lại không gian dịch vụ công cộng hiện tại để khai thác tốt hơn cơ sở hạ tầng hiện có Đề tài đã sử dụng các phương pháp chủ yếu là quy nạp, trong đó kết hợp các phương pháp khác như: diễn dịch, so

Trang 14

sánh, mô tả, phân tích, giải thích, sử dụng bảng hỏi để tìm hiểu đối tượng nghiên cứu

Bài viết “Không gian công cộng dành cho trẻ em trong quá trình đô thị

hoá” của ThS Trần Thị Ngọc Nhờ đã nêu lên thực trạng không gian công cộng

trong đô thị hiện nay đặc biệt là không gian công cộng dành cho trẻ em Cụ thể,

về vấn đề thực trạng khu vui chơi công cộng dành cho trẻ em hiện nay Đó là việc thiếu không gian công cộng do dành đất cho xây dựng công trình, tình trạng xuống cấp - không an toàn của các khu vực dành cho trẻ em, dịch vụ vui chơi cho trẻ em bị thương mại hóa trong trường hợp được đầu tư, không gian công cộng trong trường bị hạn hẹp để có thể đáp ứng nhu cầu vui chơi của trẻ

em Trẻ em thường sinh hoạt tại con hẻm xen kẽ trong khu dân cư, gây ồn ào, ảnh hưởng đến người dân xung quanh Đồng thời, tác giả đã đưa ra những lợi ích của việc vui chơi đối với trẻ em, đó là nền móng cho sự phát triển của trẻ, là một cách bảo vệ, ngăn chặn bạo lực và tội phạm cũng như tôn vinh và tái hiện văn hóa và cộng đồng Qua đó, tác giả đã đưa ra sự cần thiết của các không gian công cộng, khu vui chơi dành cho trẻ em, không gian thư giãn làm tăng hiệu quả cho quá trình học tập, cho trẻ một môi trường nhân văn Ngoài ra, không gian vui chơi cho thiếu nhi còn tạo điều kiện cho các bậc cha mẹ có thể làm quen với nhau tạo ra một không gian giao tiếp nhân ái hòa nhã cho con người

Trong khóa luận “Tổ chức không gian công cộng của chung cư dành

cho người thu nhập thấp: thực trạng và giải pháp (trường hợp khu B chung cư Thiên Hậu Tự, Phường 7, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh)” của

Nguyễn Đào Hữu Hoàng, Cử nhân Khoa Đô thị học, Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, quan sát khoảng không gian công cộng dành cho người thu nhập thấp tại chung cư, phỏng vấn cá nhân (phỏng vấn tự do) với người quản lí chung cư, cán bộ trong

tổ quy hoạch, người thu nhập thấp sống trong chung cư Tác giả đã nghiên cứu

về cách thức tổ chức không gian công cộng của chung cư với khách thể là những người có thu nhập thấp, đưa ra thực trạng không gian công cộng hiện nay của chung cư, chưa có một quy định rõ ràng về xây dựng chung cư cho

Trang 15

người có thu nhập thấp, không gian bán công cộng lấn chiếm sử dụng sai mục đích Ngoài ra, nhận thấy nhu cầu sử dụng không gian sinh hoạt chung cho người dân thu nhập thấp và đề xuất mô hình tổ chức không gian công cộng dành cho người thu nhập thấp nhằm góp phần tổ chức không gian một cách tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cho họ Bài nghiên cứu đã đưa ra cách nhìn tổng quát về

tổ chức không gian công cộng tại chung cư đặc biệt là không gian sinh hoạt cộng đồng

Trong tác phẩm “Hệ thống không gian công cộng trong các chung cư

cũ Thực trạng và giải pháp” của ThS KTS Trần Phương Hảo giảng viên Khoa

quy hoạch Đại học Kiến Trúc Thành phố Hồ Chí Minh đã bàn về không gian công cộng trong đô thị tháng 08/2005 đã nêu lên một số phương pháp cải tạo hệ thống không gian công cộng trong các khu chung cư cũ trong các khu nhà ở các chung cư cũ Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải tạo hệ thống không gian công cộng là nhằm cải thiện, nâng cao điều kiện sống của người dân trong khu vực, đảm bảo vệ sinh môi trường và góp phần tạo nên cảnh quan của đô thị Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên một số thực trạng mà các chung cư cũ đang gặp phải Cụ thể, đó là việc hệ thống dịch vụ công cộng được thiết kế, phân bố theo nền kinh tế bao cấp đã khiến người dân sử dụng không gian công cộng phục vụ cho mục đích riêng của mình, việc xuống cấp cũng như sự cơi nới của các khu nhà ở đã làm ảnh hưởng đến giá trị của các không gian công cộng, hệ thống cây xanh và những tiện ích dành cho trẻ em không đảm bảo đồng thời sự phát triển của hệ thống giao thông chưa tính đến nên thiếu những bãi đỗ xe dẫn đến việc chiếm đến không gian công cộng làm chỗ gửi xe Mặt khác, tác phẩm cũng nêu lên những thuận lợi và khó khăn trong công tác tiến hành cải tạo không gian công cộng dành cho các khu chung cư cũ Đa số người dân trong khu vực cũng như các vùng lân cận vì việc cải tạo này góp phần cải thiện cuộc sống của họ Đồng thời nhận được sự ủng hộ của các thành phố để phù hợp với

sự phát triển kinh tế - xã hội Về mặt khó khăn, chưa có cơ chế chính sách cụ thể nhằm đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư nên vấn đề nan giải hiện nay chính là vấn đề về vốn, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chắp vá, quá nhiều giai đoạn nên việc nâng cấp trở nên khó khăn hơn trong điều kiện vừa nâng cấp, vừa

Trang 16

cung cấp dịch vụ cho người dân Qua đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị của mình để cải tạo hệ thống không gian công cộng trong các khu chung cư cũ

3.2 Những nghiên cứu liên quan không gian sinh hoạt cộng đồng cho người cao tuổi

Trong nghiên cứu “Không gian công cộng dành cho người cao tuổi tại

TPHCM hiện nay - thực trạng và giải pháp”, Th.S Trần Thị Ngọc Nhờ đã nêu

lên vai trò của không gian công cộng đối với con người nói chung, người cao tuổi nói riêng Đồng thời nêu lên những lý do cần phải xây dựng không gian công cộng dành cho người cao tuổi nhằm đáp ứng nhu cầu thể chất và tinh thần, giảm ngân sách nhà nước trong phúc lợi xã hội dành cho người cao tuổi, đồng thời hướng tới tương lai do “tương lai của chúng ta là tuổi già và đô thị”, đồng thời là tiêu chí đánh giá một thành phố thân thiện nhân văn Bên cạnh đó, nêu lên thực trạng không gian công cộng dành cho người cao tuổi vẫn chưa thực sự xem trọng, các không gian dành cho công cộng thường là các không gian sinh hoạt chung của cả cộng đồng như công viên nên thường ồn ào, không

an toàn, bị chiếm dụng làm nơi buôn bán, xe cộ qua lại khá nhiều Qua đó, nêu lên một số giải pháp về không gian công cộng dành cho người cao tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh như nâng cấp các không gian công cộng hiện hữu trong thành phố; thiết kế, nâng cấp không gian công cộng đơn vị nơi ở; thiết kế vườn trồng rau, vườn cộng đồng; đồng thời huy động sự tham gia của người dân, đặc biệt là người cao tuổi trong quá trình thiết kế xây dựng không gian công cộng

Ngoài ra, trong nghiên cứu khoa học của sinh viên, đã bắt đầu có

những nghiên cứu về không gian công cộng Điển hình với bài nghiên cứu “Tổ

chức không gian công cộng cho người cao tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh Thực trạng và giải pháp” được thực hiện bởi nhóm sinh viên trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, với chủ nhiệm là sinh viên Đào Hữu Hoàng Đề tài nghiên cứu cụ thể về không gian công cộng dành cho người cao tuổi và nhấn mạnh cách tổ chức không gian công cộng sao cho phù hợp với nhu cầu của người cao tuổi Với phương pháp nghiên cứu tài liệu,

Trang 17

phương pháp quan sát giúp nhóm tác giả ghi nhận một cách trực quan về thực trạng không gian công cộng dành cho người cao tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và địa bàn nghiên cứu nói chung Ngoài ra còn có công cụ trò chuyện

và khảo sát bằng bảng hỏi những người cao tuổi và những người sống xung quanh người cao tuổi nhằm xác định nhu cầu của người cao tuổi, để từ đó nghiên cứu tìm hiểu cần có những yếu tố nào trong không gian công cộng dành cho người cao tuổi Nhóm tác giả có nêu lên được thực trạng không gian công cộng tại địa bàn nghiên cứu là chưa đáp ứng được yêu cầu người sử dụng nhất

là đối với những người cao tuổi nhằm đưa ra đề xuất khuyến nghị tạo nên khoảng không gian công cộng phù hợp với nhu cầu của người cao tuổi là cần thiết đối với từng địa phương, từng khu vực Từ đó, nhận biết được thực trạng

và nhu cầu của người cao tuổi đối với không gian công cộng, phát triển nghiên cứu của mình

Nhận xét: Nhìn chung các không gian sinh hoạt công cộng dành cho người cao tuổi đã được tham khảo và nghiên cứu nhưng không gian sinh hoạt cộng đồng cho người cao tuổi sống tại khu chung cư vẫn chưa có hoặc ít được thực hiện nghiên cứu

Tóm lại, những nghiên cứu về không gian sinh hoạt cộng đồng trong nước hướng đến các đối tượng người nghèo, trẻ em, người khuyết tật là chủ yếu Không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi chỉ mới tập trung vào những không gian công cộng với quy mô lớn, chưa hướng đến không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho những người cao tuổi sống trong khu chung

cư Do đó, nhóm chúng tôi sẽ tập trung khai thác sâu về đề tài này

4 Hướng ứng dụng, địa chỉ áp dụng và điểm mới của đề tài

4.1 Hướng ứng dụng

Do đề tài mang tính chất cộng đồng nên sẽ có thể đem lại những khoảng không gian phù hợp với nhu cầu và sở thích của người cao tuổi tại khu chung cư Ứng dụng thí điểm tại một khu chung cư, điều chỉnh cho phù hợp để

áp dụng cho các khu chung cư khác ở TPHCM

4.2 Địa chỉ ứng dụng

Trang 18

Chung cư 109 Nguyễn Biểu, Phường 1, Quận 5, và một số chung cư có cùng đặc điểm

4.3 Điểm mới của đề tài

Xây dựng không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi trong chung cư - xu thế phát triển nhà ở hiện nay Ngoài ra, thiết kế không gian

từ chính nhu cầu và nguyện vọng của họ Tránh kiểu quy hoạch, xây dựng áp đặt như hiện nay Đồng thời nghiên cứu các yếu tố tác động từ gia đình, bên ngoài, đi kèm trong sinh hoạt của người cao tuổi để tạo ra môi trường phù hợp, thuận lợi nhất cho việc tham gia vào cộng đồng của người cao tuổi

5 Phạm vi nghiên cứu

5.1 Nội dung nghiên cứu

Tìm hiểu nhu cầu cũng như tình hình sử dụng các không gian công cộng nói chung và không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi tại các khu chung cư trong địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng Qua đó, nắm được thực trạng chung cũng như tính cấp thiết để thực hiện nghiên cứu

Tiến hành khảo sát để nắm được nhu cầu thực của người cao tuổi về không gian sinh hoạt cộng đồng tại chung cư 109 Nguyễn Biểu

Từ các nhu cầu thực, các vấn đề, thực trạng sử dụng không gian công cộng tại chung cư 109 Nguyễn Biểu Tiến hành đưa ra mô hình không gian sinh hoạt cộng đồng cho người cao tuổi sống tại đây

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu trong phạm vi đô thị, quy hoạch đô thị và cộng đồng Thông qua đó, nghiên cứu việc sử dụng không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi tại chung cư hiện nay

Tổng mẫu nghiên cứu là 55 người, bao gồm:

phỏng vấn sâu phi cấu trúc

Trang 19

- Địa bàn nghiên cứu: Chung cư 109 Nguyễn Biểu, Phường 1, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

người cao tuổi sống tại chung cư

không gian sinh hoạt cộng đồng của người cao tuổi trong chung cư 109 Nguyễn Biểu vào thời gian rảnh

ninh, cảnh quan, vệ sinh, cơ sở vật chất, thuận lợi cho việc đi lại, tiếp cận không gian, sự đa dạng các hoạt động sinh hoạt) tại không gian sinh hoạt chung hiện có trong chung cư

cư giao tiếp với các thành viên trong gia đình, hàng xóm và mức độ thường xuyên lui tới và có sở thích đến các không gian sinh hoạt cộng đồng

đồng dành cho họ tại chung cư

tại không gian sinh hoạt cộng đồng

Dựa trên các nghiên cứu, bài viết liên quan đến không gian công cộng hiện nay nói chung cũng như dành cho người cao tuổi nói riêng để nắm được thực trạng chung cũng như tình hình nghiên cứu hiện nay Qua đó, học hỏi

Trang 20

những kinh nghiệm đã đạt được từ các công trình nghiên cứu đã thực hiện, đồng thời tránh và cố gắng cải thiện những mặt còn hạn chế

Dựa trên kỹ thuật phỏng vấn sâu: phi cấu trúc (trò chuyện), dự kiến trò chuyện với 3 người cao tuổi và 2 người thuộc Ban quản lý chung cư 109 Nguyễn Biểu (dùng phương pháp trò chuyện do khoảng cách về tuổi giữa hai thế hệ khá lớn nên có thể gây khó khăn trong việc phỏng vấn sâu Bên cạnh đó, phương pháp phỏng vấn sâu sẽ tạo sự không thoải mái cho người được phỏng vấn nên nhóm sẽ chọn cách nói chuyện để tìm hiểu ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của người cao tuổi về việc tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi ở các khu chung cư)

Sử dụng công cụ quan sát nhằm quan sát thực tế khu chung cư (quan sát không gian vật thể dành cho người cao tuổi và không gian sinh hoạt của những người sống trong chung cư) để có cái nhìn tổng quát, khách thể việc sử dụng không gian công cộng, không gian sinh hoạt dành cho người cao tuổi tại khu chung cư 109 Nguyễn Biểu

Đề tài tiến hành thu thập thông tin định lượng với số lượng mẫu là 50 tương ứng với 50 bảng hỏi Mẫu là những người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) sống tại chung cư 109 Nguyễn Biểu, Phường 1, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

6 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

6.1 Câu hỏi nghiên cứu

hiện nay như thế nào?

đồng trong chung cư hay không?

những nhu cầu nào của người cao tuổi?

của người cao tuổi?

Trang 21

6.2 Giả thuyết nghi

Người cao tuổi trong chung ccộng đồng Tuy nhiên, không gian sinh ho

dành cho người cao tuổi vẫn

gian sinh hoạt cộng đồng đ

được sức hút, sự tham gia của ng

cộng đồng trong khu chung

7 Khung phân tích

8 Kết quả cần đạt

cho người cao tuổi sống tại

chung của số đông người cao

thiện không gian sinh hoạt cộng đồng d

theo đặc điểm, sở thích và nhu c

thể

ả thuyết nghiên cứu

ời cao tuổi trong chung cư có nhu cầu về không gian sinh hoạt

ên, không gian sinh hoạt cộng đồng hiện nay tại chung c

ẫn chưa được quan tâm, đầu tư xây dựng N

ạt cộng đồng được chú trọng đầu tư, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sẽ

ợc sức hút, sự tham gia của người cao tuổi đồng thời tạo điều kiện cố kết

chung cư

ợc nhu cầu về không gian sinh hoạt cộng đồng d

ại chung cư 109 Nguyễn Biểu, Quận 5

ết kế một không gian sinh hoạt cộng đồng đáp ứng nhu cầu

cao tuổi sống tại chung cư 109 Nguyễn Biểu, Quđiểm tại một khu chung cư có cùng đặc điểm

ện không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi Đồng thời, dựa

à nhu cầu của người cao tuổi tại từng khu chung c

ầu về không gian sinh hoạt

ạt cộng đồng hiện nay tại chung cư

Nếu không ứng đầy đủ nhu cầu sẽ tạo

ời cao tuổi đồng thời tạo điều kiện cố kết

ộng đồng dành

ết kế một không gian sinh hoạt cộng đồng đáp ứng nhu cầu

Quận 5

ểm để hoàn

ời cao tuổi Đồng thời, dựa

ời cao tuổi tại từng khu chung cư cụ

Trang 22

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1 Khái niệm người cao tuổi

phải từ 70 tuổi trở lên

UBTVQH, ra ngày 28/04/2000) nhận định: "Người cao tuổi có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội"

người cao tuổi Một số nước độ tuổi về già được quy định khi người đó có cống hiến gì cho xã hội và gia đình hay không

khảo sát, việc phân tích cần phải hướng tới, là những người trên 60 tuổi Ngoài

ra, xác định được các yếu tố ảnh hưởng (tâm lý, sức khoẻ, sở thích, gia đình…) đến nhu cầu, khả năng tiếp cận các không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi hiện nay

1.1.2 Khái niệm không gian

khách thể vật chất ở vị trí nhất định, kích thước nhất định và ở một khung cảnh nhất định trong tương quan với những khách thể khác

gian là tập hợp các mối quan hệ về nơi, chỗ giữa các vật

kế mô hình không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi trong chung cư Tạo nên sự hài hòa trong việc liên kết, phối hợp các yếu tố cùng tồn tại trong một không gian

1.1.3 Khái niệm không gian mở

Trang 23

Không gian mở là khoảng trống không sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình bất động sản, liền kề với không gian ở trong khu ở với nhiều cấp

độ khác nhau trong khu ở, nó kết hợp với một hệ thống đường nội bộ có thiết

kế hợp lý tạo ra được một khu vực có tính công cộng ở mọi cấp độ đô thị, từ cấp vùng cho đến cấp khu Không gian mở được tạo nên thông qua ngôn ngữ biểu hiện của các công trình kiến trúc và cách tổ chức cảnh quan quy hoạch đô thị Không gian mở đồng thời cũng thể hiện các yếu tố như: con người, các mối quan hệ xã hội, trình độ văn hóa, điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất

Khái niệm này được áp dụng trong việc thiết kế một không gian sinh hoạt cộng đồng ngoài trời dành cho người cao tuổi Thông qua việc kết hợp các yếu tố về vật chất, công trình, con người, cảnh quan theo những tiêu chuẩn nhất định Nhằm xây dựng và phát huy được các mối quan hệ giữa người cao tuổi và môi trường sống xung quanh bên trong chung cư

1.1.4 Khái niệm không gian sinh hoạt công cộng

Không gian công cộng là không gian phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người Có hai thể loại không gian công cộng chính:

viên…

các cuộc đối thoại tranh luận trên báo chí, tivi…

Sự hình thành, phát triển, và thay đổi của không gian công cộng phụ thuộc vào sự phát triển và đặc điểm của đời sống công cộng, vốn không giống nhau giữa các nền văn hóa khác nhau và ở các thời điểm khác nhau

Trong không gian công cộng, người sử dụng vừa là người quan sát, lại vừa là người tham gia các hoạt động chung Hình thức hay hoạt động của mỗi người trong không gian công cộng thường gây ảnh hưởng tới những người

Trang 24

khác Vì thế, không gian công cộng được coi là nơi diễn ra các xung đột xã hội

Thông qua khái niệm này, sẽ góp phần làm tiền đề, cơ sở cho việc phân biệt các loại không gian, tìm hiểu và xác định được vai trò của không gian sinh hoạt cộng đồng đối với mọi người, đặc biệt đối với người cao tuổi trong bối cảnh đô thị hoá hiện nay

1.1.5 Khái niệm chung cư

Định nghĩa “chung cư” theo Encyclopedia Britanica 2006: Trong tiếng Anh hiện đại, từ “condominium” (được viết tắt là “condo”), là từ được sử dụng phổ biến để chỉ một công trình chung cư thay thế cho từ “apartment” Khái niệm “chung cư” (condominium) là một khái niệm cổ đã được người La Mã cổ đại sử dụng từ thế kỷ thứ 6 trước CN, trong tiếng Latin “con” có nghĩa là “của chung” và “dominium” là “quyền sở hữu” hay “sử dụng” Ngày nay, condominium là một hình thức quyền sở hữu chứ không phải là hình thức tài sản nguyên vẹn

Theo Điều 70 của Luật Nhà ở 2005:

Nhà chung cư là nhà ở có từ hai tầng trở lên, có lối đi, cầu thang và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộ gia đình, cá nhân Nhà chung cư có phần sở hữu riêng của từng hộ gia đình, cá nhân và phần sở hữu chung của tất cả các hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhà chung cư

lô gia gắn liền với căn hộ đó

riêng theo quy định của pháp luật

phần diện tích thuộc sở hữu riêng

Trang 25

a) Phần diện tích nhà còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng quy định tại khoản 2 điều này

dùng chung trong nhà chung cư, gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, nơi để xe, hệ thống cấp điện, nước, ga, thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước,

bể phốt, thu lôi, cứu hoả và các phần khác không thuộc sở hữu riêng của căn hộ nào

chung cư đó

Qua việc nắm rõ khái niệm chung cư cũng như xác định các không gian sở hữu chung, riêng để có thể nhận thấy được thực trạng sử dụng, tình hình sử dụng các khoảng không gian dành cho sinh hoạt chung, sự tác động của các nhu cầu sinh hoạt cá nhân Từ thực trạng đó, có được cái nhìn tổng thể, nắm rõ quy định nhằm đề ra phương án xây dựng một không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi trong từng trường hợp cụ thể tại chung cư tiến hành nghiên cứu

1.1.6 Phân loại chung cư

2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng

của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở

2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản

(QCXDVN 01:2008/BXD) và Tiêu chuẩn thiết kế (TCXDVN 323: 2004)

quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân có cơ sở phân hạng nhà chung cư

Trang 26

khi tham gia giao dịch trên thị trường bất động sản; Bộ Xây dựng hướng dẫn các tiêu chí để phân hạng chất lượng sử dụng nhà chung cư như sau:

nhất; đảm bảo yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chất lượng hoàn thiện, trang thiết bị và điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt mức độ hoàn hảo

yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chất lượng hoàn thiện, trang thiết bị và điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt mức độ tương đối hoàn hảo

bảo yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chất lượng hoàn thiện, trang thiết bị và điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt mức độ khá

đảm bảo yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chất lượng hoàn thiện, trang thiết bị và điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt tiêu chuẩn, đủ điều kiện để đưa vào khai thác sử dụng

chung cư hạng 3, thuộc dạng chung cư tái định cư Đây cũng là dạng chung cư

và loại hình chung cư phổ biến hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh, cũng là đối tượng chung cư mà nhóm nghiên cứu

1.1.7 Khái niệm tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng cho người cao tuổi

“Tổ chức không gian được sử dụng trong đô thị chỉ sự phân bố, sắp đặt các khu dân cư, công sở, nhà máy, cảnh quan môi trường trên tổng bề mặt thành phố và theo ý đồ nhất định.”

Bên cạnh đó, tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng cho người cao tuổi nhằm chỉ sự phân bố, sắp đặt các khu vực sao cho phù hợp với cảnh quan, kiến trúc của khu chung cư Đồng thời đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu về

Trang 27

sinh hoạt, cố kết cộng đồng của người cao tuổi.”4 Thông qua đó, thể hiện được

sự quan trọng trong việc tạo nên một không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi trong tổng thể sắp xếp và cân bằng trong xây dựng các công trình đô thị Ngoài ra, không gian sinh hoạt cộng đồng cần tạo điều kiện, đáp ứng nhu cầu song song với việc cố kết với cộng đồng dân cư Đây cũng là một nền tảng mà một thiết kế về không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi cần phải đáp ứng được

1.2 Lý thuyết áp dụng trong bài nghiên cứu

1.2.1 Nhu cầu, thuyết nhu cầu

thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó và do đó phân biệt

nó với môi trường sống Nhu cầu tối thiểu nhất, hay còn gọi là nhu yếu tuyệt đối, đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa

là một sinh vật có ba nhu cầu cơ bản để tồn tại: ăn, ở và mặc Họ tổ chức nhau lại thành những nhóm để thoả mãn các nhu cầu Từ đó nảy sinh các nhóm nghề nghiệp, chẳng hạn những người chuyên săn bắn hay hái lượm, dẫn đến việc diễn ra sự phân công lao động Qua đó, quan niệm của Plato được thể hiện rằng rằng xã hội là kết quả của việc con người liên minh với nhau để thoả mãn các nhu cầu cơ bản Vì họ có những nhu cầu cơ bản nên con người xây dựng nên sự hài hoà xã hội hay các giá trị chung, điều tạo nên cái gọi là “tinh thần xã hội” (social mind), liên kết xã hội

Năm 1943 nhà tâm lý học Abraham Maslow đã đưa ra khái niệm “tháp nhu cầu” (tiếng Anh: Maslow's hierarchy of needs) được trong bài viết “A Theory of Human Motivation” Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con

4

PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, “Đô thị học những vấn đề lý thuyết và thực

tiễn”, xuất bản năm 2012

Trang 28

người được chia làm hai nhóm chính: nhu c

bậc cao (meta needs)

(Tháp nhu c

Nhu cầu cơ bản li

mong muốn có đủ thức ăn, n

này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt v

ứng đủ những nhu cầu này, h

được và tồn tại trong cuộc sống h

Các nhu cầu cao h

Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần nh

an tâm, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân v.v

Các nhu cầu cơ bản

cầu bậc cao này Với một ng

quan tâm đến các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn

Lý thuyết nhu cầu của Maslow đ

cứu khác nhau về nhu cầu của con ng

thấp, người cao tuổi… Thông qua việc áp dụng lý thuyết n

được rằng người cao tuổi không chỉ mong muốn thỏa đ

như: ăn uống, ngủ, mặc m

với cộng đồng, được giải trí, chăm sóc sức khỏe v

àm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu c

(Tháp nhu cầu của Abraham Maslow)

ản liên quan đến các yếu tố thể lý của con ng

ốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ Những nhu cầu c

ầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không đ

ày, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có

ồn tại trong cuộc sống hàng ngày

ầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao

ồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng,

ội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân v.v

ản thường được ưu tiên chú ý trước so với nh

ới một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống họ sẽ không

ến các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng

ết nhu cầu của Maslow đã làm nền tảng, cơ sở cho các nghi

ứu khác nhau về nhu cầu của con người: trẻ em, trung niên, người thu nhập

ời cao tuổi… Thông qua việc áp dụng lý thuyết này, nhằm thể hiện

ời cao tuổi không chỉ mong muốn thỏa được các yêu cầu cống, ngủ, mặc mà quan trọng hơn hết chính là nhu cầu được gắn

ợc giải trí, chăm sóc sức khỏe và được yêu thương V

à nhu cầu

ến các yếu tố thể lý của con người như

ủ nghỉ Những nhu cầu cơ bản

ời không được đáp

Trang 29

dành quá nhiều thời gian cho những vai trò, trách nhiệm trong công việc, gia đình, xã hội

1.2.2 Thuyết chức năng

Trong triết học đương đại, đã đưa ra một lý thuyết về tinh thần, thay thế cho thuyết đồng nhất và chủ nghĩa hành vi, đó chính là thuyết chức năng Ý tưởng cốt lõi của nó là các trạng thái tinh thần (niềm tin, sợ hãi, đau đớn, ) được tạo thành bởi chức năng của chúng - chúng có mối liên hệ nhân quả giữa đầu vào của cảm giác và đầu ra của hành vi Chúng là những mối liên hệ nhân quả với những trạng thái khác của tinh thần, các đầu vào của cảm giác, cũng như những đầu ra hành vi

Do các trạng thái tinh thần được xác định bởi vai trò chức năng, chúng được nhận diện ở nhiều mức độ Nói cách khác, chúng có thể được thực hiện trong những hệ thống khác nhau khi đảm nhiệm đúng chức năng Bộ não là những thiết bị vật chất với cơ sở thần kinh thực hiện tính toán trên đầu vào và sinh ra hành vi Ví dụ như máy tính là những thiết bị vật chất với cơ sở điện tử thực hiện những tính toán trên đầu vào và trả lại đầu ra

Mặc dù một số nhà xã hội học cổ điển đã khởi xướng chức năng luận nhưng Emile Durkheim (1858-1917) vẫn được coi là người đầu tiên xây dựng khái niệm chức năng một cách có hệ thống và áp dụng vào nghiên cứu khoa học chặt chẽ đối với đời sống xã hội Theo ông, xã hội có hai loại:

nhóm dân cư và tổ chức xã hội

phong tục, tập quán xã hội…

Trong thuyết chức năng của Emile Durkhem, yếu tố lương tâm tập thể

và giá trị chuẩn mực là quan trọng nhất Nguồn gốc của trật tự xã hội sự phục tùng, đồng cảm chung về giá trị chuẩn mực, nhấn mạnh ý chí tập thể Theo

ông, “ Một xã hội bình thường giống như một cơ thể lành mạnh, nó bao gồm

các thể chế xã hội không phải là ngẫu nhiên mà nó phát sinh do yêu cầu xã hội

và được tồn tại vì nó thể hiện được chức năng hữu ích trong việc duy trì trật tự

xã hội”

Trang 30

Thông qua việc tìm hiểu thuyết chức năng của Emile Durkhem để thấy được vai trò của tập thể, cộng đồng rất to lớn trong việc hình thành và phát triển các chuẩn mực đạo đức, phong tục tập quán, thái độ của mỗi cá nhân trong một tập thể Từ đó, nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc tổ chức, xây dựng một không gian sinh hoạt cộng đồng cho người cao tuổi, tạo điều kiện cho

họ có không gian không chỉ để nghỉ ngơi, thư giãn mà còn gắn kết, đồng cảm với cộng đồng Đồng thời, tạo cơ hội cho thanh thiếu niên, trung niên có thể học tập những kinh nghiệm đã được tích lũy, “lan tỏa” các giá trị đạo đức từ những người cao tuổi sống ngay chính khu chung cư của mình

1.2.3 Nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của người cao tuổi

Căn cứ khoản 1 điều 9 và điều 18 chương 2 Pháp lệnh số 23/2000/PL - UBTVQH10 ra ngày 28/4/2000 thì việc đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo công trình công cộng phải tính đến nhu cầu hoạt động và chăm sóc người cao tuổi Qua đó, nhu cầu cơ bản về ăn mặc, ở, đi lại, sức khỏe, học tập, văn hóa, thông tin giao tiếp Các món ăn tinh thần vẫn cần thiết nhất cho độ tuổi này, cần đảm bảo đúng các tiêu chuẩn cho phép tối thiểu

Theo nghiên cứu của New York Times cho thấy rằng: “Nếu người già thường xuyên tham gia vào các hoạt động xã hội có tính trí tuệ như chơi các trò chơi với nhiều người cần sự tập trung, họ sẽ ít có khả năng bị suy yếu, ngay cả trong giai đoạn lão hóa của bộ não”

1.3 Tiêu chuẩn có thể áp dụng tổ chức những khoảng không gian sinh hoạt cộng đồng của chung cư dành cho người cao tuổi

Kiến trúc sư nổi tiếng người Đan Mạch, Jan Gehl, người tư vấn cho nhiều thị trưởng của các thành phố trên khắp thế giới đã chia tiêu chí thiết kế

1.3.1 An ninh, bảo vệ

Về mặt an ninh, Gehl đưa ra ba vấn đề chính

và khả năng bị tai nạn)

5

Trích “Không gian công cộng làm nên cuộc sống thành phố”, tác giả Debra Efroymson, Trần Thị Kiều Thanh Hà, Phạm Thu Hà, trang 128

Trang 31

• Bảo vệ khỏi tội phạm và bạo lực

mưa, lạnh, nóng, ô nhiễm, bụi, nắng, chói và tiếng ồn

1.3.2 Tiện nghi

Về mặt tiện nghi, Gehl đưa ra sáu vấn đề chính:

dẫn, không có những vật cản, và mặt hè tốt)

tượng, v.v)

không bị cản bởi các toà nhà hay trở ngại khác, những cảnh vật thú vị và ánh sáng thích hợp)

bố trí theo cách mà người dân khi ngồi ở đó có thể dễ dàng chuyện trò)

động thể chất khác nhau bao gồm luyện tập và vui chơi, không gian cho giải trí, cho ngày lẫn đêm, và vào các mùa khác nhau)

1.3.3 Hưởng thụ

Cuối cùng Gehl đưa ra ba vấn đề trong phần hưởng thụ

với kích thước của con người - không quá lớn và phù hợp với giác quan, các cử động và hành vi của chúng ta)

mát, sự ấm áp, mát mẻ, làn gió nhẹ…)

tiết, thiết kế và trung tâm cảnh đẹp gồm cây cối, thực vật và nước

1.3.4 Các tiêu chí khác

cảnh quan Các bồn hoa nhìn ngắm rất đẹp nhưng chúng làm giảm không gian

có thể sử dụng được Bất kì ai quan sát chỗ ngồi trong công viên sẽ nhanh

Trang 32

chóng nhận ra rằng dù cây cối, hoa và nước có thú vị thế nào thì con người vẫn

là sự thu hút chính Thay vì trồng rất nhiều hoa hoặc cố duy trì thảm cỏ mịn, tốt hơn là dành nhiều chỗ hơn cho các hoạt động khác nhau

khác nhau sẽ sử dụng không gian phụ thuộc vào mùa và vào các thời điểm trong ngày Không gian càng ít kết cấu nó sẽ dễ thích nghi với nhu cầu của người sử dụng vào bất kì thời điểm nào

hơn là hồ hay vườn hoa Người dân bị thu hút bởi các hoạt động và thích ngắm nhìn những người khác Nếu không có ai để ngắm nhìn, các ghế băng thường không được sử dụng

Thông qua việc tìm hiểu các tiêu chí này, tạo cơ sở cho việc đánh giá thực trạng đáp ứng không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi tại TPHCM nói chung, tại chung cư nghiên cứu nói riêng Đồng thời, làm tiền đề cho việc thiết kế, xây dựng một không gian sinh hoạt cộng đồng hướng đến việc thỏa mãn nhu cầu của người cao tuổi, kết hợp với cảnh quan, hiện trạng của chung cư nghiên cứu

1.4 Vai trò và sự cần thiết của không gian sinh hoạt cộng đồng ở chung cư đối với người cao tuổi

Cùng với sự phát triển của điều kiện kinh tế, y học và khoa học công nghệ, thì số lượng người cao tuổi ngày càng càng gia tăng Hiện nay, người cao tuổi là lớp người quý báu đối với xã hội hiện nay chứ không phải là một gánh nặng Họ đã cống hiến hết mình khi trẻ nhưng khi về già họ vẫn có thể dạy dỗ, truyền lại cho lớp trẻ kinh nghiệm Họ chính là nhân tố lưu giữ lại truyền thống gia đình, gắn kết con cháu, các thế hệ gia đình với nhau Đối với người cao tuổi, sức khỏe là yếu tố được quan tâm hàng đầu và việc duy trì sức khỏe hằng ngày thường thông qua các hoạt động dưỡng sinh Thông qua việc đến các không gian sinh hoạt chung để tập dưỡng sinh, hay sử dụng các công cụ tập thể dụng tại các công viên Ngoài ra, việc gặp gỡ những người cùng lứa tuổi, sở thích như chơi cờ hay đánh cầu lông cũng là phương thức giúp những người cao tuổi khôi phục lại trí nhớ và nâng cao sức khỏe Theo kết quả nghiên cứu

Trang 33

do TS Thomas Glass ở trường Đại học Y tế cộng đồng Havard thực hiện cho thấy rằng "các hoạt động vui chơi nhẹ nhàng, không đòi hỏi vận động thể lực mạnh mẽ, cũng có giá trị làm chậm sự lão hóa và làm giảm các nguy cơ bệnh tật hoặc tử vong ngang với các hình thức vận động thân thể"

Mặt khác, những người cao tuổi thường được xếp vào nhóm người có sức khỏe suy yếu, không tự lo cho bản thân mình được nên luôn phải sống phụ thuộc vào con cháu, có nhiều người chỉ sống khép kín, luôn suy nghĩ về quá khứ, sống cô đơn, xa lánh mọi người Một phần lí do là vì con cháu phải thường giữ vai trò và địa vị nhất định, khác nhau trong xã hội Con cháu thường tập trung vào phát triển kinh tế là chính, lao vào guồng quay của xã hội nên ít có thời gian chăm sóc ông bà, nên họ chỉ sống chật hẹp trong không gian bốn bức tường khi con cháu đã đi làm Chính vì vậy, việc người cao tuổi tham gia các nơi sinh hoạt cộng đồng mang lại ý nghĩa to lớn trong việc giúp người cao tuổi có điều kiện tiếp xúc với môi trường, dân cư xung quanh, thư giãn, hạn chế cô đơn của tuổi già Người cao tuổi cũng cần có bạn, và không gian sinh hoạt cộng đồng là nơi lí tưởng để những người già gặp gỡ, chia sẻ chuyện gia đình, sở thích và hồi tưởng lại quá khứ Các cuộc khảo sát của các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Havard đã báo cáo trên tạp chí British Medical Journey, qua theo dõi dữ liệu của 2812 người trên 65 tuổi trong khoảng 12 năm cho thấy: “Trong số những người cao tuổi kém năng động thì những người thường tham gia các hoạt động giao tiếp sống lâu hơn những người không tham gia những hoạt động này” Mặc dù, hoạt động những người già tới các không gian sinh hoạt chung chỉ để tán gẫu, thư giãn nói cười với bạn bè là những hoạt động hao tốn ít năng lượng nhưng hiệu quả cao hơn so với việc đi lòng vòng và tập thể dục tại nhà Hiệu quả sẽ được nhân đôi nếu như người cao tuổi tham gia các hoạt động mang tính cộng đồng

1.5 Các yếu tố khách quan tác động đến không sinh hoạt cộng đồng của người cao tuổi tại chung cư

1.5.1 Quá trình đô thị hóa

Đô thị hóa là một xu thế diễn ra khá mạnh mẽ trong thời đại hiện nay, xuất hiện và phát triển cùng nền kinh tế công nghiệp hiện đại trên cơ sở của

Trang 34

cuộc cách mạng công nghiệp tại Châu Âu vào thế kỷ XVIII Đó là vấn đề chung, vấn đề tất yếu của tất cả các nước trên thế giới, từ phát triển đến các nước đang và kém phát triển

Đô thị hóa đã và đang mang lại những lợi ích tích cực cho địa phương, đất nước cũng như sự phát triển kinh tế vùng: tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng; dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng… được quan tâm và chú trọng phát triển; thuận lợi cho việc giao lưu, thu hút đầu tư từ nước ngoài… Các vấn đề thuộc đô thị hóa là khá rộng lớn, nhiều vấn đề cần phải được quan tâm và nghiên cứu dưới nhiều góc cạnh, chuyên môn khác nhau Tuy nhiên, xét đến sự ảnh hưởng của đô thị hóa tới không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người dân trong thành phố nói chung, người cao tuổi tại chung cư nói riêng chính là đô thị hóa dẫn đến diện tích đất bị thu hẹp Có 2 yếu tố từ đô thị hóa dẫn đến thực trạng này:

o Dân số tại TPHCM tăng chủ yếu do sự di dân từ các tỉnh, thành phố khác trong cả nước nhằm kiếm cơ hội học tập, việc làm, thỏa mãn các nhu cầu trong xã hội hiện đại Theo thống kê của Cục dân số: tỷ lệ tăng cơ học của

TP HCM tăng rõ rệt, thời kỳ 1979-1989 là 0,02%, thời kỳ 1989-1999 là 0,84%

và thời kỳ 1999-2004 là 2,33% Sự gia tăng này đã kéo theo sự gia tăng về tỷ lệ tăng chung của thành phố tương ứng với 3 thời kỳ trên là 1,63%, 2,36% và 3,6% Bên cạnh đó, tỷ lệ tăng tự nhiên của thành phố liên tục giảm tương ứng với 3 thời kỳ vừa nêu là 1,61%, 1,52% và 1,27% Theo tính toán sơ bộ xu thế gia tăng của dân nhập cư qua các thời kỳ như sau:

Trang 35

phải được đáp ứng đầu tiên thì m

bản thân Chính vì vậy, khi

ngày càng bị thu hẹp, để đáp ứng nhu cầu ở cho ng

công cộng chung dành cho m

chưa nói đến một không gian sinh hoạt cộng đồng d

tuổi

o Ngoài ra, dân s

tiện giao thông Theo điều tra của Bộ GTVT, hiện n

TPHCM đáp ứng 77% nhu cầu đi lại cho ng

tại TPHCM chiếm 95% phương

máy chiếm khoảng 60% nh

tổng lượng khí thải của các loại xe c

(theo Sở tài nguyên và môi trư

xe máy vẫn là phương tiện

Bảng 1 Biểu đồ l

o Lượng xe máy tại TPHCM luôn tăng nhanh v

nước, vượt xa so với Hà N

nghẽn với các loại phương ti

ên thì mới tạo được tiền đề cho việc giải trí, thể hiện khi các vấn đề nhà ở chưa được giải quyết, diện

ị thu hẹp, để đáp ứng nhu cầu ở cho người dân thì các không gian chung dành cho mọi lứa tuổi vẫn sẽ không thể được quan tâm nếu

ến một không gian sinh hoạt cộng đồng dành riêng cho ngư

Ngoài ra, dân số tăng nhanh, dẫn đến sự gia tăng của các ph

ện giao thông Theo điều tra của Bộ GTVT, hiện nay, ô tô và xe máy t

ứng 77% nhu cầu đi lại cho người dân Hiện nay, lượng xe máy

phương tiện giao thông, lượng xăng tiêu thụ của

ếm khoảng 60% nhưng lượng khí thải ra lại lớn hơn rất nhiều so với

ải của các loại xe cơ giới kể cả chạy bằng xăng v

ài nguyên và môi trường) Dự báo đến năm 2020, việc sử dụng mô

giao thông chính tại TPHCM, chiếm tỉ lệ 35%

ảng 1 Biểu đồ lượng xe máy trong cả nước tăng từ năm 1993

2007

ợng xe máy tại TPHCM luôn tăng nhanh và cao nhất trong cả

à Nội Chính vì vậy, đường phố tại TPHCM luôn bị tắc ương tiện khác nhau cùng với khói bụi, khí thải, tiếng

ợc tiền đề cho việc giải trí, thể hiện

ện tích đất

ì các không gian

ợc quan tâm nếu ành riêng cho người cao

ố tăng nhanh, dẫn đến sự gia tăng của các phương

ay, ô tô và xe máy tại

ới khói bụi, khí thải, tiếng ồn,

Trang 36

của các phương tiện giao thông, sự lấn chiếm vỉa hè, biến vỉa hè thành đường

xe chạy đã dần tạo cảm giác không an toàn, sợ hãi của người cao tuổi, lo lắng khi bị ảnh hưởng tới sức khỏe từ các nguồn khí thải từ giao thông khi rời khỏi nhà để tiếp cận với các không gian công cộng Theo Jane Jacobs (1989) “Việc tin tưởng và sự an toàn trên đường phố được hình thành qua thời gian từ rất nhiều những sự tiếp xúc nhỏ giữa những người dân trên vỉa hè… Hầu hết những tiếp xúc nhỏ này có vẻ những rất bình thường nhưng thật ra không phải vậy”

o Xét về phía nhà đầu tư: Việt Nam là quốc gia đang phát triển, tiềm lực kinh tế vẫn còn non yếu nên mọi hoạt động đều nhằm vào mục đích phát triển kinh tế - nền tảng cho sự tồn tại của một đất nước, động lực chính cho mọi hoạt động khác của xã hội Chính vì lẽ đó, khi diện tích đất ngày càng thu hẹp, giá trị đất đai ngày một tăng nên các nhà đầu tư khó có thể hy sinh bất cứ phần đất đai, lợi nhuận nào để xây dựng một khoảng không gian công cộng, không thu phí, không mang lại lợi nhuận cho mình mà đôi khi, phải chịu các loại phí (phí vệ sinh, bảo trì trang thiết bị, chăm sóc cây trồng…) để duy trì hoạt động của các không gian đó “Sự thay đổi ở các thành phố là một phần của mô hình phát triển với quan niệm rằng; sự phát triển kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với việc cải thiện đời sống, và rằng môi trường tự nhiên và môi trường đô thị cần phải hy sinh cho sự phát triển công nghiệp để thúc đẩy kinh tế

đi lên Các không gian công cộng, vấn đề sống còn đối với các thành phố, lại là

dân: Theo các cuộc điều tra của Viện Kinh tế cho thấy có đến 44,4% lao động hoạt động phương tiện 2-3 bánh công cộng, 43% người hoạt động trên vỉa hè

và 55% người buôn bán lưu động là người nhập cư Các hoạt động buôn bán phi chính thức này không cần trình độ, phí thuê mặt bằng cũng như nguồn vốn

Efroymson, Trần Thị Kiều Thanh Hà, Phạm Thu Hà, trang 12

Trang 37

quá lớn…đã dẫn đến tình trạng lấn chiếm các không gian sinh hoạt công cộng, vỉa hè trong thành phố để làm nơi kinh doanh, buôn bán Tạo nên sự cạnh tranh không gian giữa những người đến để sinh hoạt, giải trí và những người bán hàng rong Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự đóng góp của những người bán hàng rong, họ cũng là một phần tạo nên sự thu hút, sinh động cho các không gian sinh hoạt cộng đồng Họ không chỉ đơn thuần là người bán hàng, mà còn

là những người bạn thân quen của những người cao tuổi được hình thành từ những cuộc trò chuyện khi người cao tuổi sử dụng các dịch vụ của họ (ngồi uống nước, mua một gói bánh cho cháu…) Qua đó, làm tăng yếu tố giao tiếp, tăng “các cặp mắt quan sát” (Jane Jacobs) nhằm góp phần làm giảm thiếu các tệ nạn tại các không gian sinh hoạt cộng đồng

1.5.2 Chính sách quản lý sử dụng đất

Theo Auguste Comte, để gắn kết hữu cơ các mối liên hệ giữa các tiểu

cơ cấu thì ngoài con đường thông qua ý thức, đạo đức từ người dân thì vai trò của nhà nước giữ vị trí quan trọng nhất Nhà nước có quyền lực, giữ vai trò duy trì, điều hòa xã hội Ở nước ta hiện nay, trước các tác động của quá trình đô thị hóa hiện nay, để cân bằng các mối quan hệ trong đô thị nhằm phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo sự quan tâm, quyền lợi cho các nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội thì nhà nước luôn giữ vai trò lớn nhất, quan trọng nhất trong việc duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội Qua đó, chính quản lý sử dụng đất chính là nguyên nhân khách quan đã và đang tác động trực tiếp đến không gian sinh hoạt chung, không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi nói riêng hiện nay

Hiện nay, các chính sách sử dụng đất vẫn chưa hoàn toàn hướng đến việc sử dụng nhằm phát triển cộng đồng Đất đai đô thị như là một món hàng hóa sinh ra lợi nhuận, thu hút đầu tư, đặt nặng và hướng đến vì mục đích lợi ích Điển hình với việc phá bỏ công viên Chi Lăng - nơi sinh hoạt cộng đồng, mảng xanh của thành phố để xây dựng nên trung tâm mua sắm tráng lệ Vincom với sự dày đặc của các cửa kính, máy điều hòa và các dịch vụ dành cho giới thượng lưu Bên cạnh đó, việc quy hoạch sử dụng đất còn nhiều bất cập và lãng phí dẫn đến tình trạng đất đai vẫn chưa được sử dụng hiệu quả, dư thừa đất

Trang 38

nhưng vẫn tạo nên tình trạng thiếu thốn đất sử dụng, không gian đô thị gò bó Xét trên tình hình chung về việc sử dụng đất đai trong cả nước, theo GS Tôn Gia Huyên từ Hội Khoa học Đất Việt Nam: “Sản xuất nông nghiệp còn manh mún trên 70 triệu thửa đất; diện tích đất lâm nghiệp tuy có tăng nhưng rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị tàn phá; đất giao thông còn thiếu so với nhu cầu phát triển,

nhanh (khoảng 7.000 ha/năm) nhưng còn dài trải, thiếu thống nhất, đất phát triển đô thị tăng rất nhanh nhưng cơ cấu sử dụng chưa hợp lý, đất ở chiếm tỷ lệ cao và chủ yếu là đất làm nhà ở theo gia đình độc lập - là những tồn tại trong sử dụng đất phổ biến trên phạm vi cả nước” Xét về khía cạnh phát triển đô thị, Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam

đã đề ra nhiều bất cập của vấn đề sử dụng đất: “Trong định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm

1998 có dự báo, đến năm 2010, diện tích đô thị khoảng 243.000 ha, chiếm 1,4% diện tích cả nước Nhưng thực tế chỉ đến năm 2005, diện tích đô thị cả nước đã là trên 325.000 ha, vượt quá 1,8 lần so với dự báo diện tích đất đô thị

tốt nhất, từ đó, gây lãng phí về mặt đất đai cũng như tài chính Sở Xây dựng TP.HCM vừa cho biết: “Trong 9 tháng đầu năm 2013 có thêm 373 dự án BĐS ngừng triển khai, nâng tổng số dự án ngừng triển khai tăng hơn gấp đôi so với năm 2012 Như vậy, đến nay số dự án ngừng triển khai là 689 dự án, chiếm khoảng 50% số dự án bất động sản trên địa bàn thành phố (1.386 dự án)” Điển hình như dự án treo tại khu C30 với tổng diện tích 40ha (thuộc tổ 1, 2, KP.1, P.6, Q.Tân Bình, Tp.HCM) được công bố vào năm 1980 nhằm làm cơ quan, nhà ở của ngành bưu điện Đến năm 2009, UBND TP ra quyết định quy hoạch 1/2000 để làm trung tâm thương mại, kỹ thuật cao, dich vụ chuyên ngành bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin nhưng vẫn chưa được thực hiện

Trang 39

Việc quy hoạch đất đai còn nhiều bất cập, lãng phí đã không phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất tại đô thị Do đó nhằm phát triển kinh tế, nhà ở, dịch vụ nên đã trực tiếp tác động đến diện tích đất công cộng, thu hẹp các không gian sinh hoạt cộng đồng nói chung và không gian sinh hoạt cộng đồng dành cho người cao tuổi nói riêng

1.5.3 Tổ chức cấu trúc - không gian

“Các không gian công cộng có thiết kế tốt nên hướng vào giải quyết những nhu cầu của người dân trong thành phố để cân bằng lại cuộc sống của

họ, là nơi giúp người dân thoát khỏi những sự chen lấn hối hả, là nơi để người dân tự hoàn thiện mình qua các bài học kinh nghiệm mới Người dân cần được

kế nối với môi trường của họ và cảm thấy thuộc về nơi đó, cảm thấy tốt khi ở

người cao tuổi chính là một không gian an toàn, nơi mà những người cao tuổi

có thể thoải mái trò chuyện, giao tiếp với những người dân sống trong khu ở

mà không cần đi xa, nơi mà họ có thể hòa hợp với thiên nhiên mà không bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường của cuộc sống đô thị

Tại TPHCM, các không gian công cộng hiện nay phần lớn dành cho giao thông, “…có rất ít người già trên đường Ở nhiều nơi, những cột đèn giao thông được cài đặt theo một chế độ mà phần lớn người già không có đủ thời gian để đi qua; họ hoặc là mạo hiểm với mạng sống của mình hoặc chỉ ở trong

không gian mở thường không được đầu tư xây dựng, tạo cảm giác nhàm chán Thậm chí, một số không gian công cộng của thành phố được sử dụng cho mục đích riêng, tệ nạn tạo cảm giác sợ hãi và nguy hiểm cho người cao tuổi đến để sinh hoạt Điển hình như công viên Hòa Bình, Q.5, từ một công viên sinh hoạt chung đa biến thành nơi tập kết rác với các mùi hôi thối khác nhau, cơ sở vật chất tại đây cũng xuống cấp và không được chú trọng đầu tư Ngoài ra, các

8

Ryan, Z, The good life, new public spaces for recreation Van Alen Institute, New York, 2006

Efroymson, Trần Thị Kiều Thanh Hà, Phạm Thu Hà, trang 61

Trang 40

mảng xanh tại không gian công cộng vẫn chưa được chú trọng, các công viên lớn trong thành phố đa phần có không gian, có điều kiện phát triển các loại cây tán rộng Tuy nhiên, đối với các khoảng không gian chung trong chung cư, khi

đa phần chiều cao vật lý là chiều cao của các tòa nhà Ánh sáng mặt trời bị che chắn, các luồng gió tự nhiên khó có thể đi qua sự dày đặc bởi các khối nhà, khối tường Từ đó, cây xanh chỉ mang tính chất trang trí và không được quan tâm Người cao tuổi bị gò bó ngay trong chính căn nhà, chính không gian tại khu sinh hoạt, không có sự hòa hợp với thiên nhiên

1.5.4 Điều kiện gia đình

Theo báo cáo tóm tắt “Già hóa thế kỷ 21: Thành tựu và thách thức” của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), New York và Tổ chức Hỗ trợ người cao

tuổi quốc tế (HelpAge International):“Một trong những mối quan tâm hàng

đầu của người cao tuổi trên toàn thế giới là đảm bảo thu nhập” Nhóm nghiên

cứu đã tiến hành phỏng vấn phi cấu trúc giữa hai người cùng độ tuổi nhưng điều kiện kinh tế gia đình khác nhau để nhận ra sự khác biệt về nhu cầu lui tới các không gian sinh hoạt cộng đồng của họ

Điều kiện kinh tế gia đình là yếu tố tác động trực tiếp tới khả năng lui tới các không gian sinh hoạt cộng đồng của người cao tuổi Khi kinh tế gia đình chưa được đảm bảo, người cao tuổi vẫn phải lo nghĩ về tài chính, thì nhu cầu đến các không gian sinh hoạt cộng đồng không cao Đây cũng là một trong những thách thức khi thu hút người cao tuổi đến sinh hoạt tại các không gian công cộng vì yếu tố kinh tế là một vấn đề khó có thể giải quyết được khi nước

ta vẫn còn là nước đang phát triển, người cao tuổi trong độ tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn còn phải đi làm khá cao vì kinh tế gia đình, “gần 70% người cao tuổi ở nước ta vẫn còn phải lao động sản xuất, không chỉ kiếm sống mà còn phụ giúp cho con cháu; hơn 60% người cao tuổi còn có hoàn cảnh gia đình khó khăn ”

10

Ngày đăng: 25/04/2021, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w