ĐIỀU TRA HỆ THỐNG CÂY THÂN GỖ NHẰM CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CÔNG TÁC QUẢN LÍ DỮ LIỆU BẰNG MAPINFO TẠI THẢO CẦM VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Xem nội dung đầy đủ tại: https://123doc.org/document/4975103-phan-minh-cong.htmĐIỀU TRA HỆ THỐNG CÂY THÂN GỖ NHẰM CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CÔNG TÁC QUẢN LÍ DỮ LIỆU BẰNG MAPINFO TẠI THẢO CẦM VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Xem nội dung đầy đủ tại: https://123doc.org/document/4975103-phan-minh-cong.htmĐIỀU TRA HỆ THỐNG CÂY THÂN GỖ NHẰM CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CÔNG TÁC QUẢN LÍ DỮ LIỆU BẰNG MAPINFO TẠI THẢO CẦM VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Xem nội dung đầy đủ tại: https://123doc.org/document/4975103-phan-minh-cong.htm
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
*****************
PHAN MINH CÔNG
ĐIỀU TRA HỆ THỐNG CÂY THÂN GỖ NHẰM CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CÔNG TÁC QUẢN LÍ DỮ LIỆU BẰNG MAPINFO TẠI THẢO CẦM VIÊN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LÂM NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7 / 2011
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
*****************
PHAN MINH CÔNG
ĐIỀU TRA HỆ THỐNG CÂY THÂN GỖ NHẰM CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CÔNG TÁC QUẢN LÍ DỮ LIỆU BẰNG MAPINFO TẠI THẢO CẦM VIÊN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Lâm nghiệp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: Thạc sĩ TRƯƠNG MAI HỒNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 / 2011
Trang 3Lời cảm ơn
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến:
Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm cùng toàn thể quý thầy cô
đã truyền đạt và trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường
Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp cùng toàn thể thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện tốt cho tôi hoàn thành đề tài
Tỏ lòng biết ơn cô Trương Mai Hồng, giảng viên khoa Lâm nghiệp, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện tốt khóa luận này
Gửi lời cảm ơn đến anh Trần Công Trường, Xí nghiệp thực vật, và ban lãnh đạo Thảo Cầm Viên Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn anh Lê Thanh Dương, chị Trần Thị Quỳnh Trang lớp DH06LN, các bạn trong lớp DH07LN và bạn bè đã nhiệt tình giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận
Cuối cùng, xin gữi lời cám ơn chân thành, lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình đã hỗ trợ, động viên tôi trong quá trình học tập và thục hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn
Tp HCM, tháng 7 năm 2011 Sinh viên thực hiện
Phan Minh Công
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài: “Điều tra hệ thống cây thân gỗ nhằm cung cấp thông tin cho công tác
quản lí dữ liệu bằng mapinfor tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh”
được thực hiện tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn TP.HCM từ tháng 3/2011 đến tháng 7/2011
Kết quả điều tra cho thấy:
- Tổng quan về cây xanh ở Thảo Cầm Viên
Hệ thống cây thân gỗ trong Thảo Cầm Viên khá đa dạng và phong phú với
1949 cây thuộc 288 loài, 61 họ Các cây chiếm ưu thế về số lượng cây (chiếm trên 2,5% tổng số cây điều tra) đa phần là cây nhập ngoại như điệp phượng, hoàng nam,
sọ khỉ Ngược lại, các loài có số lượng cây ít (dưới 3 cây) là khá nhiều, hầu hết là loài bản địa, các loài trong trong Danh lục đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ các loài bị đe dọa của IUCN (1994) như mun, trám đen
- Điều tra phân bố số cây theo cấp chiều cao vút ngọn (Hvn)
Tổng số cây thân gỗ điều tra được trong thảo cầm viên là 1949 cây, trong đó cấp chiều cao H1 có 595 cây thuộc 157 loài, 48 họ Ở cấp chiều cao H2 có 589 cây thuộc 187 loài, 61 họ Trong cấp chiều cao H3 xuất hiện 765 cây thuộc 143 loài, 61
họ
- Điều tra phân bố số cây theo cấp đường kính tại vị trí 1,3 m (D1,3)
Ở cấp đường kính D1 có 774 cây, thuộc 191 loài, 47 họ Trong cấp đường kính D2 có 708 cây, thuộc 178 loài, 61 họ Ở cấp đường kính D3 xuất hiện 467 cây trên, thuộc 105 loài va 37 họ
- Thành lập bảng thông tin khu vực trục Thống Nhất
Toàn bộ khu trục vực trục Thống Nhất rộng 3,22 ha với 101 cây được đánh
mã số, thuộc 41 loài và 24 họ Trong đó chiếm số lượng nhiều nhất là loài sọ khỉ với
18 cây trên tổng số 101 cây
- Thống kê các loài cây ở Thảo Cầm Viên thuộc Danh lục đỏ Việt Nam năm 2007
và Danh lục đỏ các loài bị đe dọa của IUCN (1994)
Trang 5Thảo Cầm Viên hiện có 20 loài, thuộc 11 họ nằm trong Danh lục đỏ Việt Nam năm 2007 và Danh lục đỏ các loài bị đe dọa của IUCN năm 1994 Trong đó Fabaceae là họ có số loài xuất hiện nhiều nhất với 4 loài: giáng hương, gõ đỏ, trắc, sưa
Trang 62.1 Điều kiện tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh 3
2.1.2 Địa chất, thủy văn 4
2.1.3 Khí hậu, thời tiết 5
2.1.4 Môi trường 7
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của thảo cầm viên 10
2.3.1 Phân loại cây theo nhóm cây, đặc điểm thực vật Theo 2 nhóm chính là cây và
cỏ 11 2.3.1.1 Phân loại nhóm cây theo giá trị sử dụng 11
Trang 72.3.1.3 Phân loại theo hình dạng tán lá cây 13
2.3.2 Phân loại theo vị trí và chức năng của mảng xanh 14
2.3.2.1 Cây xanh công cộng 14
2.3.2.2 Cây xanh sử dụng hạn chế: 14
2.4 Tổng quan về sách đỏ 15
2.4.1 Các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng của các loại đưa vào sách đỏ VIỆT NAM 16
2.4.2 Các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài đưa vào sách đỏ IUCN (The IUCN
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20
3.2 Đối tượng nghiên cứu 20
3.4 Phương pháp nghiên cứu 21
3.4.1 Thu thập thông tin thứ cấp từ ban quản lí thảo cầm viên 21
3.4.2 Ngoại nghiệp 21 3.4.3 Nội nghiệp 23 3.4.4 Phương pháp phân cấp các chỉ tiêu điều tra Hvn, D1.3 24
4.1 Kết quả điều tra cây xanh tại thảo cầm viên Sài Gòn 25
4.2 Kết quả phân bố số cây theo cấp chiều cao vút ngọn (Hvn) 29
4.3 Hiện trang cây thân gỗ theo mỗi cấp chiều cao 30
4.3.1 Hiện trạng cây thân gỗ ở cấp chiều cao H1 (H1 < 6 m) 30
4.3.2 Hiện trạng cây thân gỗ ở cấp chiều cao H2 (6 ≤ H2 ≤ 12 m) 31
4.3.3 Hiện trạng cây thân gỗ ở cấp chiều cao H3 (H3 > 12 m) 32
4.4 Kết quả phân bố số cây theo cấp đường kính tại vị trí 1,3 m (D1,3) 33
Trang 84.5 Hiện trang cây thân gỗ theo mỗi cấp đường kính 34
4.5.1 Hiện trạng cây thân gỗ ở cấp đường kính D1 (D1 < 20 cm) 34
4.5.2 Hiện trạng cây thân gỗ ở cấp đường kính D2 (20 ≤ D2 ≤ 50 cm) 35
4.5.3 Hiện trạng cây thân gỗ ở cấp đường kính D3 (D3 > 50 cm) 36
4.6 Bảng thông tin cây xanh thuộc khu vực trục Thống Nhất 37
4.6.1 Khái quát về trục Thống Nhất 37
4.7 Một số loài cây được ghi trong Danh lục đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ
5.1 Kết luận 42 5.2 Kiến nghị 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
Phụ lục 45
Trang 9DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
EN: Nguy cấp (viết tắt của Endangered)
IUCN: Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (viết tắt của International Union for Conservation of Nature and Natural Resources)
LR: Ít nguy cấp (viết tắt của Lower Risk )
VU: Sắp nguy cấp (viết tắt của Vulnerable)
Trang 10DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH TRANG
Hình 2.1: Tượng ông Louis Adolphe Germain 8
Hình 2.2 Cổng Lê Duẩn của Thảo Cầm Viên Sài Gòn 9
Trang 11DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG
TRANG
Bảng 2: Khí hậu bình quân của Thành phố Hồ Chí Minh 6
Bảng 4.1: Một số loài cây chiếm ưu thế (≥ 1% trên tổng số cây điều tra) 28
Bảng 4.2: Phân loại cây theo cấp chiều cao Hvn của tổng số cây điều tra 29
Bảng 4.3: Các loài cây chiếm số lượng trên 1% số lượng cây điều tra được ở cấp
Bảng 4.6: Phân loại cây theo cấp đường kính D1.3 của tổng số cây điều tra 33
Bảng 4.7: Các loài cây chiếm số lượng trên 1% số lượng cây điều tra được ở cấp
Bảng 4.10: Thông tin cây xanh khu vực trục Thống Nhất 39
Bảng 4.11: Một số loài cây được ghi trong Danh lục đỏ Việt Nam (2007) và Danh
lục đỏ các loài bị đe dọa của IUCN (1994) 40
Trang 12Ngày nay, đi đôi với sự phát triển của nền kinh tế là sự tăng lên về dân số, cơ
sở vật chất, hạ tầng, các khu công nghiệp, đô thị mới… Tuy nhiên, song song với sự phát triển đó là sự suy giảm nghiêm trọng mảng xanh của các đô thị
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam và giữ vai trò cực kì quan trọng trong nền kinh tế nước nhà Nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi, thành phố trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á Trong các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, giải trí, thể thao thành phố Hồ Chí Minh luôn giữ vài trò chủ đạo
Tuy nhiên, thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với mặt trái của một
đô thị lớn có dân số quá nhanh khi mà quy hoạch của thành phố không theo kịp hay còn nhiều bất cập so với thực tế Trong nội thành thành phố, đường sá trở nên quá tải, thường xuyên xảy ra ùn tắc vào các giờ cao điểm Đặc biệt, môi trường thành phố đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng, công nghiệp sản xuất, rác thải, tiếng ồn
Chính vì lẽ đó nên phát triển hệ thống cây xanh đô thị là một trong những nhiệm vụ luôn được lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu trong quá trình phát triển đô thị, đặc biệt là trong quá trình biến đổi khí hậu hiện nay
Trang 13Thảo cầm viên Sài Gòn được xây dựng vào tháng 3 năm 1894 và hoàn thành vào đúng 1 năm sau đó với tổng diện tích khoảng 17 ha (Saigon Zoo Botanical Gardens Guide Book, 2003)
Thảo cầm viên Sài Gòn không chỉ là nơi vui chơi, giải trí và tham quan của công chúng mà vai trò của nó còn bao gồm với các chức năng giáo dục, bảo tồn và nghiên cứu Thảo cầm viên không chỉ là nơi vui chơi, giải trí và tham quan của công chúng mà vai trò của nó còn bao gồm với các chức năng giáo dục, bảo tồn và nghiên cứu
Qua nhiều năm phát triển, thảo cầm viên không ngừng hoàn thiện mình bằng cách gia tăng số lượng các loài động thực vật quý hiếm thông qua việc trao đổi với các vườn động thực vật khác
Từ thực tiến đó, dưới sự hướng dẫn của cô Trương Mai Hồng, em tiến hành thực hiện đề tài “Điều tra hệ thống cây thân gỗ nhằm cung cấp thông tin cho công tác quản lí dữ liệu bằng mapinfor tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh”
1.2 Mục tiêu và giới hạn đề tài
1.2.2 Giới hạn của đề tài
Do hạn chế về thời gian và năng lực không cho phép nên đề tài tập trung điều tra vào và đánh giá hệ thống cây thân gỗ dựa vào 2 chỉ tiêu Hvn và D1,3 Ngoài
ra đề tài còn thực hiện điều tra các chỉ tiêu khác như Hdc, Dt, tình hình sinh trưởng, xuất sứ
Bảng thông tin cây xanh chỉ thực hiện tại khu vực trục Thống Nhất làm cở sở
để thực hiện tiếp các khu vực khác sau này
Trang 14Chương 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
2.1 Điều kiện tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh
Nguồn:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch
%C3%AD_Minh
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam
Bộ và Tây Nam Bộ Ngày nay, thành phố bao gồm 19 quận và 5 huyện với tổng diện tích 2.095,01 km2 Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.419 người/km² Tuy nhiên nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 8 triệu người Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2% tổng sản phẩm và 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc gia Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70% lượng khách vào Việt Nam Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất
2.1.1 Vị trí, địa hình
Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam
Trang 15giáp tỉnh Long An và Tiền Giang Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 m Xen
kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 m như đồi Long Bình ở quận 9 Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1m, nơi thấp nhất 0,5 m Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 m
2.1.2 Địa chất, thủy văn
Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm tích Pleistocen và Holocen lộ ra trên bề mặt Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc thành phố Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên
và hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng: đất xám Với hơn 45 nghìn ha, tức khoảng 23,4 % diện tích thành phố, đất xám ở Thành phố Hồ Chí Minh có ba loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và hiếm hơn là đất xám gley Trầm tích Holocen ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nguồn gốc: biển, vũng vịnh, sông biển, bãi bồi hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa biển với 15.100 ha, nhóm đất phèn với 40.800 ha và đất phèn mặn với 45.500 ha Ngoài ra còn có một diện tích khoảng hơn 400 ha là
"giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò
Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực
Trang 16lớn, khoảng 45.000 km² Với lưu lượng bình quân 20 – 500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80
km Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành
Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía Bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được lượng nước ngầm khá phong phú Nhưng về phía Nam, trên trầm tích Holocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn Khu vực nội thành cũ
có lượng nước ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0 – 20 m, 60 – 90 m và 170 – 200 m (tầng trầm tích Miocen) Tại Quận 12, các huyện Hóc Môn và Củ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường được khai thác ở tầng 60 – 90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng
2.1.3 Khí hậu, thời tiết
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt Mùa mưa được bắt đầu
từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau Trung bình,
Trang 17Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27
°C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28°C Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718mm, thấp nhất xuống 1.392mm vào năm 1958 Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90 %, đặc biệt hai tháng 6
và 9 Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa, 80 %, và xuống thấp vào mùa không, 74,5 % Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79,5 %
Bảng 2: Khí hậu bình quân của Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Trung bình cao
°C (°F)
32 (90)
33 (91)
34 (93)
34 (93)
33 (91)
32 (90)
31 (88)
32 (90)
31 (88)
31 (88)
30 (86)
31 (88) Trung bình thấp
°C (°F)
21 (70)
22 (72)
23 (73)
24 (75)
25 (77)
24 (75)
25 (77)
24 (75)
23 (73)
23 (73)
22 (72)
22 (72) Lượng mưa mm
(inch)
14 (0.6)
4 (0.2)
12 (0.5)
42 (1.7)
220 (8.7)
331 (13)
313 (12.3)
267 (10.5)
334 (13.1)
268 (10.6)
115 (4.5)
56 (2.2)
Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại London26 tháng 2 năm 2008
Trang 182.1.4 Môi trường
Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng cấp tổng thể, ý thức một số người dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ môi trường chung Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường quá lớn Hiện trạng nước thải không được xử lý đổ thẳng vào hệ thống sông ngòi còn rất phổ biến Nhiều cơ sở sản xuất, bệnh viện và
cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải là một thực trạng đáng báo động Tại cụm công nghiệp Tham Lương, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m³/ngày Sông Sài Gòn, mức độ ô nhiễm
vi sinh chủ yếu do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản gây ra vượt tiêu chuẩn cho phép đến 220 lần Cho tới 2008, vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào để chấm dứt tình trạng
ô nhiễm này
Lượng rác thải ở Thành phố Hồ Chí Minh lên tới 6.000 tấn/ngày, trong đó một phần lượng rác thải rắn không được thu gom hết Kết quả quan trắc năm 2007 cho thấy, so với năm 2006, sự ô nhiễm hữu cơ tăng 2 đến 4 lần Các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, sản xuất còn góp phần gây ô nhiễm không khí Khu vực ngoại thành, đất cũng bị ô nhiễm do tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp gây nên
Tình trạng ngập lụt trong trung tâm thành phố đang ở mức báo động cao, xảy
ra cả trong mùa khô Diện tích khu vực ngập lụt khoảng 140 km2 với 85% điểm ngập nước nằm ở khu vực trung tâm Thiệt hại do ngập nước gây ra ước tính 8 tỷ đồng mỗi năm Nguyên nhân là do hệ thống cống thoát nước được xây cách đây 50 năm đã xuống cấp Ngoài ra, việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở khu vực phía nam – khu vực thoát nước của thành phố này đã làm cho tình hình ngập càng nghiêm trọng hơn
Theo thống kê mới nhất của Phòng Quản lý công viên – cây xanh, Sở Giao thông vận tải TPHCM, đến nay toàn bộ diện tích công viên, vườn hoa và cây xanh dải phân cách trên địa bàn thành phố chỉ còn khoảng 535 ha, giảm gần 50 % so với năm 1998
Trang 19Trước đây, thành phố đề ra mục tiêu phát triển diện tích công viên cây xanh đến năm 2010 đạt bình quân khoảng 4 – 5 m2/người, tuy nhiên con số thống kê sơ
bộ mới nhất cho thấy chỉ tiêu này hiện chỉ đạt khoảng 0,7 m2/người
Trước những bức xúc về thực trạng môi trường, Thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương tìm mọi cách nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn Việc trích ra một nguồn vốn lớn nhiều tỷ đồng đầu tư xây dựng hồ sinh học cải tạo nước kênh Ba Bò là một ví dụ
2.2 Sơ lượt về thảo cầm viên Sài Gòn
Nguồn: http://www.saigonzoo.net/news/detail/1/Gioi-thieu-Thao-Cam-Vien.htm
2.2.1 Lịch sử hình thành
Vốn là một vùng đất hoang ở phía Đông Bắc kênh L’avanche (cầu thị nghè bây giờ) Ông Louis Adolphe Germain, một thú y sỹ của quân đội pháp được giao nhiệm vụ mở mang khu vực Ông đã lập hàng loạt thiết kế quy hoạch cần thiết cho một vườn thú tương lai
Hình 2.1: Tượng ông Louis Adolphe Germain
Công trình hoàn thành vào tháng 3 năm 1865 Nhận thấy tầm quan trọng của một vườn thú lớn ở Viễn Đông, toàn quyền Đông Dương đã mời ông JB.Loius
Trang 20Pierre, người phụ trách chăm sóc thực vật của vườn bách thảo Calcutta (Ấn Độ) sang làm giám đốc Ông Pierre được giao nhiệm vụ sưu tập các loài thực vật, động vật của Nam Kỳ và 3 nước Đông Dương để chuyển về Viện Bảo Tàng Lịch Sử thiên nhiên Pari
Cuối năm 1865, vườn Bách Thảo được mở rộng thành 20 ha Là một nhà khoa học, ông đã giữ lại nhiều cây rừng tự nhiên, đồng thời du nhập một số loài cây đại mộc từ các lục địa khác và trồng thành công một số cây ăn trái thuộc khu vực Đông Nam Á, để từ đây cho ra những vườn cây ăn trái sung túc khắp miền Nam Ông làm giám đốc trong 12 năm và để lại cho chúng ta một di sản quý giá: bộ sưu tập hơn 100.000 tiêu bản hiện được lưu giữ tại bảo tàng thực vật thuộc viện Sinh học Nhiệt đới thành phố Hố Chí Minh và hàng ngàn cây cổ thụ trên các đường phố khu trung tâm, vườn cây trong công viên Tao Đàn
Hình 2.2 Cổng Lê Duẩn của Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/04/1975), Thảo Cầm Viên Sài Gòn tiếp đón hàng triệu du khách đến tham quan hàng năm, đã làm cho cơ sở hạ tầng dần dần bị xuống cấp Trước tình hình đó, từ năm 1984 Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố chủ trương cải tạo, nâng cấp Thảo Cầm Viên Sài Gòn với nhiều hạng
Trang 21mục công trình đã được xây dựng mới như: kè đá dọc kênh Thị Nghè, cải tạo hệ thống thoát nước và hệ thống dây điện trần, trải nhựa và bêtông đường nội bộ, xây dựng tường rào dọc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm… Đặc biệt là từ năm 1990, nhiều chuồng thú được cải tạo và mở rộng cho phù hợp với đời sống của từng loài thú, đã nâng tổng diện tích chuồng thú sau năm 1975 từ 8.500 m2 lên đến năm 2000 là 25.000 m2 Quan hệ hợp tác quốc tế với các vườn động thực vật và các tổ chức khoa học ngày một phát triển Chương trình trao đổi động vật với các vườn thú đã làm cho bộ sưu tập động vật của Thảo Cầm Viên Sài Gòn thêm phong phú Nhiều loài động vật mới lạ xuất hiện tại Việt Nam như: Hà Mã (Hippopotamus amphibius), Hà
Mã lùn (Choeropsis liberiensis), Báo Nam Mỹ (Panthera onca), Đà Điểu châu Phi (Struthio camelus), Hồng Hạc (Phoenicopterus ruper ruper), Đười Ươi (Pongo pygmaeue), Hươu cao cổ (Giraffa camelopardalis),…
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của thảo cầm viên
Thảo cầm viên Sài Gòn không chỉ là nơi vui chơi, giải trí và tham quan của công chúng mà vài trò của nó còn bao gồm cả chức năng giáo dục và bảo tồn
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Thảo Cầm Viên là giáo dục công dân về việc bảo tồn sinh vật và môi trường Việc nuôi các loài động vật đặc hữu, các loài
có nguy cơ bị tuyệt chủng tại Thảo Cầm Viên rất cần thiết cho việc bảo tồn cũng như mục tiêu giải trí và giáo dục Việc giới thiệu cho công chúng, sinh viên, học sinh, các loài động vật đặc hữu hay các loài động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng có một ý nghĩa rất lớn Vì qua đó Thảo Cầm Viên có thể thực hiện được chức năng giáo dục, phổ biến các kiến thức về bảo tồn đối với mọi người
2.3 Một số kiểu phân loại cây xanh
Nguồn: Trương Mai Hồng (2007) - Bài giảng Lâm nghiệp đô thị - Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Trang 222.3.1 Phân loại cây theo nhóm cây, đặc điểm thực vật Theo 2 nhóm chính là cây
và cỏ
2.3.1.1 Phân loại nhóm cây theo giá trị sử dụng
Cây bóng mát
Cây bóng mát là những cây có thân gỗ lớn, lá thường xanh hay rụng Chúng
có chiều cao từ 5 – 50 m, sống lâu 30 – 40 năm Có loài sống hàng nghìn năm Cây bóng mát có nhiều loại, thường được chọn trồng ở đường phố, khu nhà ở, công sở, trường học, vườn hoa… Trong cây bóng mát có thể chia ra các loại: cây bóng mát thương, cây bóng mát có hoa đẹp, ăn quả, hay có hoa thơm
• Cây bóng mát thường: Gồm những cây thân gỗ lớn thuộc loài lá kim, hoặc
lá rộng, thường xanh hay rụng lá trơ cành Nhiều loài cho bóng râm tốt lạo có dáng đẹp, chúng thường được trồng đơn, trồng thành khóm hay từng mảng phối hợp rất đẹp với các công trình kiến trúc đường phố, nhà ở như thông, lát hoa, đài loan tương tư, bàng, tếch
• Cây bóng mát có hoa đẹp: Gồm những cây thân gỗ lớn hay nhỡ, cho bóng
mát nhưng lại có hoa đẹp Hoa có tác dụng trang trí ở tầng cao Chúng thường được trồng làm điểm cảnh, phối hợp đẹp với các công trình kiến trúc Các cây như móng
bò tím, vàng anh, phượng, lim xẹt…
• Cây bóng mát ăn quả: Gồm những cây thân gỗ lớn hay nhỡ cho bóng mát,
đồng thời cho quả Có những loài khi quả chín tạo thành khối trên tán lá có màu săc hay những hình dạng độc đáo và tồn tại trong thời gian dài rất đẹp như muỗm, dừa, hồng xiêm, khế, nhãn, vải…
• Cây bóng mát có hoa thơm: Là những cây có hoa thơm gây cảm giác dễ
chịu Thường được trồng bên những công trình kiến trúc như nhà ở, công sở, trường học, bệnh viện, khu triển lãm, đình chùa … như bưởi, sữa, hòe, ngọc lan, hoàng lan…
Trang 23 Cây trang trí
Cây trang trí là những cây thân gỗ nhỏ mọc bụi, hay riêng lẻ, cây leo giàn và cây thân thảo Chúng thường được troonngf làm cảnh để trang trí ở tầng thấp, trồng trong chậu chưng bày trong nhà, trồng dàn leo Nhóm cây này thường gồm các loại:
• Tre trúc: Là những cây chỉ có một thân chính, mọc đơn lẻ thay thành bụi
Cây cao từ 1 – 2 m, đến 15 – 20 m Loài tre trúc có thân đẹp, ngọn uốn công mềm mại, đặc biệt tre trúc mang đậm nét sắc thái dân tộc Được trồng nhiều ở các biệt thự, nhà hàng, vườn hoa
• Cau dừa: Gồm những cây thường có độ cao từ 5 – 10 m và 15 -20 m Thân
cột đứng thẳng hài hòa với đường nét công trình kiến trúc, tán lá thoáng mềm mại như cau dừa, cọ Là những loài mang sắc thái khi hậu nhiệt đới Có nhiều loài còn cho quả dùng làm thực phẩm, thuốc, chế biến dầu
**Lưu ý: mặc dù tre trúc, cau dừa thuộc loại cây cao nhưng theo nhiều tác giả thì do cây có dáng đẹp nên xếp chúng vào loài cây trang trí
• Cây cảnh dáng đẹp: Gồm những cây thân gỗ nhỏ mọc đơn hay mọc bụi Có
dáng cây, lá, hoa với màu sắc đẹp Thường trồng trang trí ở tầng thấp, nó có ưu điểm trồng được lâu không phải thay thường xuyên như các cây hoa
• Cây cảnh hoa đẹp: Gồm những cây thân gỗ nhỏ mọc đơn hay mọc bụi có
hoa Hoa nhiều màu sắc có thể trồng đơn lẻ hay trồng thành khóm, mảng hay trong chậu
• Cây leo dàn: Gồm những cây leo có thân lá, hoa đẹp có tác dụng trang
trisvaf tạo bóng râm Tùy thuộc công trình kiến trúc mà chọn loài thích hợp, tạo bóng râm, che tường, trang trí cổng, cột…
• Cây cảnh có quả đẹp: Những cây này quả có hình dáng hay màu sắc đẹp
• Cây hàng rào: Gồm những cây thân gỗ, bụi, nhiều cành nhánh Cây có mật
độ lá dày, xanh quanh năm, sống lâu, đặc biệt nhiều thân, cành hay lá có gai Trồng thay thế cho các bức tường xây bao vừa tiện lơi, rẻ, mát
Trang 24• Cây viền bồn, bãi: Gồm những cây thân gỗ nhỏ hoặc thân thảo, sống một
năm hoặc nhiều năm, cây có nhiều cành nhánh, chịu cắt xén, hoặc có màu lá, hoa đẹp làm đường viền cho các bồn hoa
• Cây hoa: Gồm những cây thân thảo hoặc thân gỗ có độ cao dưới 1m, sống
theo mùa trong năm hoặc 2-3 năm Thường được trồng trong các bồn hoa, bãi, trong chậu, cắt hoa cắm trong bình
Nhóm cỏ
Cỏ là mảng màu trang trí tầng thấp Cỏ có chức năng làm nền cho đất xanh,
có tác dụng tạo nên một không gian rộng lớn hơn thực tế, tạo nên cảm giác yên tĩnh Mặt khác cỏ còn có tác dụng rõ rệt để chống xói mòn đất, giữ ẩm, lắng lọc bụi bặm
Ở nước ta hiện nay trồng phổ biến các loại cỏ gà, cỏ lá tre, cỏ gừng, một số loại được nhập về trồng tại các sân thể thao Mặt khác, trồng cỏ cũng tham gia vào việc giữ nhiệt độ tới 3oC giữa nơi có trồng cỏ và đất trống
2.3.1.2 Phân loại theo độ cao cây
Độ cao cây có ảnh hưởng tới sự tổ chức, phối cảnh Phân loại theo chiều cao cây từ các tài liệu thực vật học (chiều cao tự nhiên trong điều kiện bình thường) kết hợp chiều cao tại nơi nghiên cứu chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác có thể gây ức chế như độ sâu tầng đất, mực nước ngầm, ánh sáng, tác động nhiệt do bê tông hóa xung quanh…trên cơ sở đó nhằm xác định chiều cao trung bình của cây để phối hợp trông cây tại khu vực đó hay kết hợp hài hòa với công trình kiến trúc tại đó
2.3.1.3 Phân loại theo hình dạng tán lá cây
Cây sinh trưởng, phát triển tụ nhiên thường có hình dạng tán cây nhất định như tán hình tròn, hình nấm, hình tháp, rủ, phân tầng, có loài lại phát triển theo kiểu tự do
Ngoài ra hình dạng tán cây còn thay dổi do điều kiện ánh sáng, cây tán đều hay lệch do ánh sáng phân phối đều hay không
Kết hợp tinh tế các kiểu tán khác nhau sẽ tạo nên những cảnh quan hấp dẫn
Trang 252.3.1.4 Phân loại theo lá cây
Phân ra cây lá kim (thường tán thưa), lá rộng (thường cho nhiều bóng rợp), lá xanh quanh năm hay rụng lá Phân thoe màu sắc lá xanh sẫm, xanh nhạt, biến đổi màu sắc lá theo thời gian sang màu khác nhau như cây bàng
2.3.1.5 Phân loại theo sắc hoa
Nhiều cây có bóng mát và trang trí có lá và hoa với nhiều màu đỏ, vàng trắng, tím hay hỗn hợp nhiều màu Đây cũng là đặc điểm rất được chú ý trong phối cảnh
2.3.2 Phân loại theo vị trí và chức năng của mảng xanh
(Theo quy chuẩn Việt Nam) gồm 3 nhóm chính
+ Nhóm 1: cây xanh sử dụng công cộng: gồm công viên, vườn hoa, vườn dạo
+ Nhóm 2: cây xanh sử dụng hạn chế gồm: cây xanh trong các khu chức năng đô thị như khu ở, công nghiệp, kho tàng, hành chính, trường học, y tế, văn hóa, thương mại dịch vụ…
+ Nhóm 3: cây xanh chuyên môn gồm cây xanh cách ly, rừng phong hộ, khu cây xanh nghiên cứu thực vật học, vườn ươm…
2.3.2.1 Cây xanh công cộng
Là cây xanh được trồng nhằm mục đích cho các nhu cầu chung của xã hội, những khu vực này thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan quản lý cây xanh và công viên bao gồm cây đường phố, cây công viên, lâm viên
Tại TP.HCM tính đến năm 2005, theo thống kê của Viện Quy hoạch Xây dựng Công ty Công viên thì thành phần và diện tích cây xanh công cộng như sau:
+ Cây xanh công viên, vườn hoa, vườn dạo có diện tích 1.780,17 ha
+ Cây xanh đường phố: Có khoảng 66.000 cây xanh trong đó khu vực nội thành các loài gồm lim xẹt, đàu con rái, viết, bằng lăng, me chua, me tây, sao đen, phượng vĩ, sọ khỉ…
2.3.2.2 Cây xanh sử dụng hạn chế: cây xanh phục vụ hạn chế cho các khu công
nghiệp, kho tàng, trường học, công trình y tế, khu thể dục, thể thao, văn hóa, thông
Trang 26tin, tôn giáo…, cây ở các hộ dân cư, chủng loài phông phú (cây bóng mát, cây cảnh, cây ăn trái), tuy nhiên số cây xanh này không tham gia trong thống kê quỹ cây xanh công cộng, nhưng chúng đóng góp bảo vệ môi trường tại chỗ Ở TP.HCM, số cây này chiếm khoảng 699,48 ha (không bao gồm phần cây hộ dân cư)
2.3.2.3 Cây xanh chuyên môn
+ Là cây xanh tổ chức theo nhu cầu riêng như sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học (TP.HCM chưa có, hiện đang sử dụng tại Thảo Cầm Viên), vườn thực vật, vườn ươm, khu cây xanh cách ly (nghĩa trang, khu đẻ xử lý nước thải, các dải phân cách khu công nghiệp và dân cư)
+ Rừng đô thị: gồm rừng nghỉ ngơi, rừng phòng hộ, khu du lịch sinh thái
2.3.2.4 Cây xanh khác
Bao gồm các loài cây xanh do người dân trồng ở các biệt thự, sân nhà, trước nhà, chùa, cơ quan, trường học… Cây trồng ven kênh rạch, trồng phân tán, cây ăn trái
Việc công bố Sách đỏ, vì vậy, có tác dụng hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo
vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên ở mỗi quốc gia Đây cũng là tài liệu khoa học dược sử dụng vào việc soạn thảo và ban hành các qui định, luật pháp của Nhà nước
về bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và môi trường sinh thái
Trang 272.4.1 Các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng của các loại đưa vào sách đỏ VIỆT NAM
(Các tiêu chuẩn do tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên IUCN đề xuất)
Các cấp đánh giá chính:
ENDANGERED (E) Đang nguy cấp (đang bị đe doạ tuyệt chủng) Là những
loài đang bị đe doạ tuyệt chủng và không chắc còn có thể tồn tại nếu các nhân tố đe doạ cứ tiếp diễn Gồm những loài có số lượng giảm đến mức báo động ở trong điều kiện sống bị suy thoái mạnh mẽ đến mức có thể bị tuyệt chủng
VULNERABLE (V) Sẽ nguy cấp (có thể bị đe doạ tuyệt chủng) Là những loài
xắp bị đe doạ tuyệt chủng (trong tương lai gần) nếu các nhân tố đe doạ cứ tiếp diễn Gồm những tloài mà phần lớn hoặc tất cả các quần thể cuả nó đã bị giảm vì khai thác quá mức, vì nơi sống bị phá hoại mạnh mẽ hoặc do các biến động khác cuả môi trường sống Cũng gồm những loài tuy số luượng còn khá nhưng vì chúng có giá trị kinh tế lớn nên việc tìm bắt, khai thác được tiến hành thường xuyên ờ mọi nơi, dễ đưa tới bị đe dọa
RARE (R) Hiếm (có thể có nguy cấp) Gồm những loài có phân bổ hẹp (nhất
là những chi đơn loài) có số lượng ít, tuy hiện tại chưa phải là đối tượng đang hoặc
sẽ bị đe doạ, nhưng sự tồn tại lâu dài của chúng ta mỏng manh
Các cấp đánh giá khác:
Ngoài ba cấp chính trên đây, khi soạn thảo - Sách đỏ Việt Nam cón sử dụng một trong các cấp sau:
THREATENED (T) Bị đe doạ Là những loài thuộc một trong những cấp
trên, nhưng chưa đủ tư liệu để xếp chúng vào cấp cụ thể nào
INSUFFCIENTLY KNOWN (K) - Biết không chính xác Là những loài nghi
ngờ và không biết chắc chắn chúng thuộc loại nào trong các cấp trên vì thiếu thông tin các loại nêu trong cấp này để hy vọng chờ các tác giả xác định mức cụ thế của chúng
Trang 282.4.2 Các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài đưa vào sách đỏ IUCN (The IUCN Red List of Threatened Animals)
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (Intemational Union of Conservation of Nature and Natural resources - IUCN) và trung tâm giám sát bảo tồn quốc tế (World Conservation Monitoring Center- WCMC) đã xây dựng những quy định vế tình trạng các loài có nguy cơ tuyệt chủng và các danh mục xếp mục đe doạ của các loài
Sự xếp bậc này căn cứ vào các dữ liệu về phân loại học (Taxonomy), tình trạng quần thể (Population status), xu hướng quần thể (Population trends), sự phân bố (Distribution), tình trạng sinh cảnh (Habitat availability), xu hướng địa lý (Geographic trends) và các mối đe doạ (Threats) và tham khảo ý kiến của các chuyên gia phân loại học, các chuyên gia về các họ động vật riêng biệt của IUCN và của các nhà khoa học các nước Sự xếp bậc này cũng xem xét tình hình pháp luật liên quan của các nước có loài trên phân bố
Trong khi điều tra xác định tình trạng các loài, IUCN luôn xem xét lại các thông tin cũ, cập nhật 2 năm một lần và phổ biến rộng rãi IUCN còn nghiên cứu để sửa nội dung và nguyên tắc xác định tình trạng các loài để đáp ứng những đòi hỏi mới Năm 1994, IUCN đã sử dụng một số nguyên tắc mới để xác định tình trạng các loài bị đe dọa Năm 1996, danh mục mới được bổ xung những chi tiết cụ thể về tình trạng các loài và phân chia theo các cấp độ sau:
EXITINCT (EX) Tuyệt chủng: Một loài hoặc phân loài bị coi là tuyệt chủng
khi có những bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết
EXITINCT IN THE WILD (EW) Tuyệt chủng trong tự nhiên: Một loài
hoặc phân loài bị coi là tuyệt chủng trong tự nhiên khi các cuộc khảo sát kỹ lưỡng ở sinh cảnh đã biết và hoặc sinh cành mong muốn, vào những thời gian thích hợp (theo ngày, mùa năm) xuyên suốt vùng phân bố lịch sử của chúng đều không nghi nhận được cá thể nào Các khảo sát nên vượt khung thời gian thích hợp cho vòng sống và dạng sống của đơn vị phân loại đó
Trang 29CRITICAL ENDANGERED (CE) Cực kỳ nguy cấp: Một loài hoặc phân
loài được gọi là (Cực kỳ nguy cấp) khi nó phải đối mật với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần
ENDANGERED (EN) Nguy cấp: Một loài hoặc phân loài bị coi là (Nguy
cấp) khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần nhưng kém hơn mức Cực kỳ nguy cấp
VULNERABLE (VU) Sắp nguy cấp: Một loài hoặc phân loài bị đánh giá là
(Sắp nguy cấp) khi nó không nằm trong 2 bậc CR và EN nhưng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai không xa
Cả 3 loại CR, EN, VU đều có thể gọi chung là những loài hoặc phân loài bị đe doạ và có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao
LOWER RISK (LR) ít nguy cấp: Một loài hoặc phân loài bị đánh giá là (ít
nguy cấp) khi tình trạng của nó không thoả mãn những tiêu chuẩn của bất cứ bậc nào trong những bậc trên
DATA DEFICIENT (DD) Thiếu dữ liệu: Một đơn vị là Thiếu dữ liệu khi
không có thông tin thích hợp để đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp nguy cơ tuyệt chủng của nó dựa trên sự phân bố hoặc tình trạng quần thể của chúng Một đơn vị phân loại trong hạng mục này có thể được nghiên cứu kỹ, sinh học của nó được biết
rõ nhưng thiếu các dữ liệu về độ phong phú hoặc dự phân bố của chúng Do đó Thiếu dữ liệu không phải là hạng mục Bị đe dọa hay ít nguy cấp Việc lập danh sách của của các đơn vị phân loại trong hạng mục này chỉ ra rằng cần phải thu thập thêm thông tin và thừa nhận khả năng là nghiên cứu trong tương lai sẽ cho tấy việc phân cấp đe dọa là thích hợp Điều quan trọng là cần sử dụng tích cực bất cứ dữ liệu nào
có sẵn Trong nhiều trường hợp phải rất cẩn thận khi lựa chọn giữa tình trạng Thiếu
dữ liệu (DD) và Bị đe dọa Nếu vùng phân bố của một đơn vị phân loại bị nghi là tương đối hạn chế, nếu một khoảng thời gain đáng kể đã trôi qua kể từ lần ghi nhận cuối cùng của đơn vị phân loại này, thì nên xếp vào tính trạng Bị đe dọa
Trang 30NOT EVALUATED (NE) Không được đánh giá: Một đơn vị phân loại
được coi là không được đánh giá khi nó chưa được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn
đề ra
Trang 31Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Từ ngày 26/3/2011 đến 25/4/2011 tại thảo cầm viên Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các cây thân gỗ có chiều cao vút ngọn (Hvn) > 1,5 m đang sinh trưởng trong thảo cầm viên đã được mã hóa bằng số Vì vậy kết quả đề tài sẽ lấy mã số thứ tự này để xây dựng bảng thông tin cây xanh trên các chỉ tiêu: Hvn, Hdc, D1,3, Dt, tình hình sinh trưởng, thời gian ra hoa xuất xứ, năm trồng, công dụng
3.3 Nội dung
Đề tài đã thực hiện những nội dung sau
- Khảo sát hiện trạng cây xanh ở thảo cầm viên Sài Gòn theo phiếu điều tra (phụ lục 1)
- Tổng hợp, xử lí dố liệu thu thập được theo
Phân bố cây theo cấp chiều cao Hvn, tỉ lệ % của một số loài chiếm ưu thế trong từng cấp chiều cao
Phân bố cây theo cấp đường kính D1,3,tỉ lệ % của một số loài chiếm
ưu thế trong từng cấp đường kính
- Lập bảng thông tin các chỉ tiêu của cây tại khu vực trục Thống Nhất Trong bảng thông tin thể hiện đầy các thông tin điều tra được theo nội dung sau: Số thứ tự,
mã số cây, tên Việt Nam, tên Latinh, họ, Hvn, Hdc, D1,3, Dt, tình hình sinh trưởng,
Trang 32thời gian ra hoa, xuất xứ, năm trồng, chức năng (Phụ lục 3) Trong bản thông tin chỉ thực hiện 16 mục
- Xây dựng danh lục các loài cây cần được bảo tồn của thảo cầm viên dựa trên tài liệu Danh lục đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ các loài bị đe dọa của IUCN (1994)
3.4 Phương pháp nghiên cứu
Tên cây Việt Nam, tên Latinh, họ được định danh theo Phạm Hoàng Hộ (2003), Danh lục đỏ Việt Nam (2007) và Bảng báo cáo kiểm kê cây xanh (2008) Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Các phương pháp đo các chỉ tiêu điều tra dựa trên tài liệu Điều tra rừng của Giang Văn Thắng (2002)
3.4.1 Thu thập thông tin thứ cấp từ ban quản lí thảo cầm viên
Bao gồm các tài liệu:
- Bản đồ Thảo Cầm Viên, 2009, tỉ lệ 1/200, anh Trần Công Trường (nhân viên Thảo Cầm Viên) cung cấp
- Bảng báo cáo kiểm kê cây xanh (2008) Thảo Cầm Viên Sài Gòn, anh Trần Công Trường cung cấp
- Saigon Zoo Botanical Gardens, Nhà xuất bản văn nghệ TP.HCM, 2003, anh Trần Công Trường cung cấp
3.4.2 Ngoại nghiệp
Điều tra cây thân gỗ trong công viên theo các chỉ tiêu: chiều cao vút ngọn (Hvn, m), chiều cao dưới cành (Hdc, m), đường kính 1,3(D1,3, cm) Điều tra thêm chỉ tiêu đường kính tán (Dt, m) trong khu vực được chọn làm bảng mẫu
- Chiều cao vút ngọn (Hvn) : dùng 1 máy đo cao Vitex VI, 1 thước dây 25 m,
1 viên phấn, 1 gim nhỏ
Chọn hướng ngắm bắn
Cắm mia cạnh thân cây cần đo chiều cao sao cho phù hợp với hướng ngắm bắn Kéo mia để “hồng tâm” của mia đạt độ cao 1,3 m (trên mia có thước đo) Dùng
Trang 33gim cố định đầu móc của thước dây vào thân cây và di chuyển trên hướng ngắm bắn
để chọn vị trí ngắm bắn
Vừa đi chuyển vừa tiến hành căng dây và giữ cho dây song song với mặt đất
để đo khoảng cách từ thân cây đến vị trí ngắm bắn Sau khi chọn được vị trí ngắm bắn và đo được khoảng cách từ thân cây đến vị trí ngắm bắn bắt đầu tiến hành thao tác trên máy để đo
Mở máy và chỉnh khoảng cách từ vị trí ngắm bắn đến thân cây vào máy (để đơn vị đo là “m”) Nhắm vào “hồng tâm” của mia Bấm và giữ nút “stars” cho đến khi nghe tiếng “bíp” và xuất hiện chấm đỏ nhấp nháy rồi thả ra được L1 Lia máy lên cao sao cho chấm đỏ trùng với đỉnh sinh trưởng, bấm và giữ nút “stars” cho đến khi nghe tiếng bíp rồi thả ra được L2
Khi đó Hvn = L2 – L1 +1,3 (m)
Chú ý: Nếu thước dây ngắn hơn khoảng cách từ thân cây đến vị trí ngắm bắn thì dùng phấn đánh dấu vị trí cách cây 25 m rồi thu dây lại, tiếp tục đo bằng thước dây đến vị trí “ngắm bắn”
- Chiều cao dưới cành (Hdc) : dùng 1 máy đo cao Vitex VI, 1 thước dây 25 m,
1 gim nhỏ
Chọn hướng ngắm bắn
Cắm mia cạnh thân cây cần đo chiều cao sao cho phù hợp với hướng ngắm bắn Kéo mia để “hồng tâm” của mia đạt độ cao 1,3 m (trên mia có thước đo) Dùng gim cố định đầu móc của thước dây vào thân cây và di chuyển trên hướng ngắm bắn
để chọn vị trí ngắm bắn
Vừa đi chuyển vừa tiến hành căng dây và giữ cho dây song song với mặt đất
để đo khoảng cách từ thân cây đến vị trí ngắm bắn Sau khi chọn được vị trí ngắm bắn và đo được khoảng cách từ thân cây đến vị trí ngắm bắn bắt đầu tiến hành thao tác trên máy để đo
Mở máy và chỉnh khoảng cách từ vị trí ngắm bắn đến thân cây vào máy (để đơn vị đo là “m”) Nhắm vào “hồng tâm” của mia Bấm và giữ nút “stars” cho đến khi nghe tiếng “bíp” và xuất hiện chấm đỏ nhấp nháy rồi thả ra được L1 Lia máy
Trang 34lên cao sao cho chấm đỏ trùng với điểm nối giữa cành thấp nhất tham gia tao tán với thân cây, bấm và giữ nút “stars” cho đến khi nghe tiếng bíp rồi thả ra được L2
Khi đó Hdc = L2 – L1 +1,3 (m)
- Đường kính tán (Dtán): Tiến hành xác định đường kính tán bằng 1 thước dây 25 m, 1 la bàn, 1 cây gim nhỏ, 1 viên phấn trắng Đo đường kính tán theo 4 hướng: đông, tây, nam, bắc Dùng la bàn xác định phương hướng để đo Bắt đầu đo
từ hướng đông: dùng gim cố định đầu móc của thước dây lên thân cây rồi kéo đến mép tán của hướng đông, giữ cho dây đo song song với mặt đất rồi xác định độ rộng của tán Nếu tán rộng hơn 25 m thì dùng phấn đánh đấu vị trí 25 m rồi cuộn dây lại tiếp tục đo tiếp Lặp lại đối với các hướng còn lại
- Chu vi thân cây tại vị trí 1,3 m (D1,3): Tiến hành xác định chu vi thân cây bằng 1 thước dây 25 m, 1 thước cây 1,3 m, 1 viên phấn trắng và 1 cây gim nhỏ Đặt thước cây đứng trên mặt đất và song song với trục dọc của thân cây Xác định vị trí
D1,3 và đánh đấu bằng phấn trắng Dùng gim cố định đầu móc của thước dây tại vị trí D1,3 đã được đánh dấu bằng phấn trắng, sau đó vòng dây quanh thân sao cho tạo thành vòng tròn có mặt phằng đi qua vòng tròn này song song với mặt đất Xác định
và ghi chép số liệu đo được vào phiếu điều tra
3.4.3 Nội nghiệp
Nhập số liệu vào máy tính, xử lí và tính toán bằng phần mềm excel
Xây dựng bảng thông tin các chỉ tiêu của 101 cây trong khu vực trục Thống Nhất nhằm phục vụ quản lí Trong đó:
- Tính các chỉ tiêu sinh trưởng: C, D1,3, Hvn, Hdc, Dtán theo Giang Văn Thắng (2002) Dtán gồm Dđông, Dtây, Dnam, Dbắc
Công thức tính D1,3:
D1,3 = C / π (cm) trong đó:
C là chu vi đo được tại vị trí D1,3
π là hằng số (π = 3,14)