1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐIỀU TRA VÀ PHÂN LOẠI THÀNH PHẦN CÁC LOÀI CÂY DƯỚI TÁN TẠI THẢO CẦM VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

118 373 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 5,79 MB

Nội dung

TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Điều tra và phân loại thành phần các loài cây dưới tán tại Thảo Cầm Viên thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành tại Thảo Cầm Viên thành phố Hồ Chí Minh, thời

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN HÀ LỘC

ĐIỀU TRA VÀ PHÂN LOẠI THÀNH PHẦN CÁC LOÀI

CÂY DƯỚI TÁN TẠI THẢO CẦM VIÊN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 6/2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN HÀ LỘC

ĐIỀU TRA VÀ PHÂN LOẠI THÀNH PHẦN CÁC LOÀI

CÂY DƯỚI TÁN TẠI THẢO CẦM VIÊN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Lâm Nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Th.S TRƯƠNG MAI HỒNG

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 6/2012

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp em xin gửi lời cảm

ơn trân trọng nhất tới cô Trương Mai Hồng, người đã trực tiếp hướng dẫn, luôn

quan tâm, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ về mọi mặt để tôi hoàn thành luận văn

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Lâm Nghiệp,

trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ và tạo điều

kiện giúp tôi hoàn thành khóa học này

Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới ban quản lý Thảo Cầm Viên,

đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thu thập tài liệu phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu đề

tài

Xin bày tỏ lòng tri ân tới gia đình, bạn bè và những người thân yêu đã quan

tâm, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian qua

Xin chân thành cảm ơn

SVTH

Nguyễn Hà Lộc

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Điều tra và phân loại thành phần các loài cây dưới tán tại

Thảo Cầm Viên thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành tại Thảo Cầm Viên thành

phố Hồ Chí Minh, thời gian từ 2/2012 – 6/2012

Kết quả thu được:

1 Điều tra được tổng số các loài cây dưới tán là 77 loài bao gồm cây thân thảo, cây bụi, dây leo và cây thủy sinh thuộc 27 họ

2 Các loài cây được phân loại theo những nhóm làm cảnh khác nhau: hoa, lá, thân,… và mỗi loài cây trong mỗi nhóm được mô tả các đặc điểm về hình thái, sinh trưởng, phát triển và trình bày công dụng xử lý môi trường, cũng như công dụng làm thuốc của một số loài, để làm nguồn tài liệu tra cứu các loài cây, phục vụ quá trình thiết kế và quản lý hệ thống mảng xanh tại Thảo Cầm Viên Thành Phố Hồ Chí Minh

Trang 5

SUMMARY

Research topic "Investigate and classify components beneath trees in Saigon

zoo, Ho Chi Minh City" was conducted at the Saigon zoo Ho Chi Minh City, the

time from 2/2012 – 6/2012

The results obtained:

1 Investigation is the total number of plants below the canopy is 77 species include herbaceous plants, shrubs, vines and trees aquatic of 33 families

2 The plants were classified according to the different group: flowers, leaves, stems, etc… and each tree in each group are described the characteristics of morphology, growth, development and use of environment, as well as use as drugs

of some species To make a consult document about specious of trees, provide for process design and management system of the green plate at the Saigon zoo in Ho Chi Minh City

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

SUMMARY iv

DANH SÁCH CÁC HÌNH vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮC vii

Chương 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Giới hạn nghiên cứu 2

Chương 2: TỔNG QUAN 3

2.1 Sơ lược về Thảo Cầm Viên Sài Gòn và các vấn đề liên quan 3

2.2 Điều kiện tự nhiên của Thảo Cầm Viên 6

2.3 Vai trò của thành phần các loài cây dưới tán đối với Thảo Cầm Viên 7

2.4 Phương pháp và cơ sở thu thập mẫu tại hiện trường 7

Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

3.1 Nội dung nghiên cứu 8

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 8

3.3 Đối tượng nghiên cứu 8

3.4 Phương tiện nghiên cứu: 9

3.5 Phương pháp nghiên cứu 10

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19

4.1 Kết quả điều tra các loài cây dưới tán 19

4.1.1 Thành phần thực vật: 19

4.1.2 Phân loại loài theo nhóm cây: 19

Trang 7

4.2 Mô tả đặc điểm, hình thái, công dụng các loài theo nhóm cây 23

4.2.1 Nhóm cây làm cảnh bằng dây leo, hàng rào 23

4.2.2 Nhóm cây làm cảnh bằng thân 35

4.2.3 Nhóm cây làm cảnh bằng hoa 44

4.2.4 Nhóm cây làm cảnh bằng lá 71

4.2.5 Nhóm cây làm cảnh trong nước, bờ nước 88

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 93

5.1 Kết luận 93

5.2 Đề nghị 94 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

PHỤ LỤC 104

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BẢNG  

Trang

Bảng 4.1: Nhóm cây làm cảnh bằng dây leo, hàng rào 20

Bảng 4.2: Nhóm cây làm cảnh bằng thân cột 20

Bảng 4.3: Nhóm cây làm cảnh bằng thân mọng nước 20

Bảng 4.4: Nhóm cây làm cảnh bằng hoa có thân cỏ 21

Bảng 4.5: Nhóm cây làm cảnh bằng hoa có thân gỗ nhỏ 21

Bảng 4.6: Nhóm cây làm cảnh bằng lá 22

Bảng 4.7: Nhóm cây làm cảnh trong nước, bờ nước 22

Bảng 5.1: BẢNG CHỈ DẪN TÊN CÂY VIỆT NAM 95

Bảng 5.2: BẢNG CHỈ DẪN TÊN CÂY KHOA HỌC 98 

DANH SÁCH CÁC HÌNH Trang  Hình 2.1: Sơ đồ vị trí Thảo Cầm Viên Sài Gòn 3

Hình 2.2: Tượng ông Louis Adolphe Germain 4

Hình 3.1: Sổ kẹp mẫu vật 9

Hình 3.2: Kéo cắt – tỉa cây 9

Hình 3.3: Bìa ghi tên mẫu cây 9

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮC

TCV: Thảo Cầm Viên

Trang 9

mẽ, song song với quá trình phát triển của cả nước thì bên cạnh đó vấn đề được đặt

ra và cần quan tâm hàng đầu đó là mảng xanh trong nội thành

Sau những giờ làm việc căng thẳng và mệt mỏi tại cơ quan công sở, mọi người luôn cần những không gian yên tĩnh để được tận hưởng bầu không khí trong lành và thoải mái Thiên nhiên đã trở nên thân thiết và là một phần không thể thiếu để tô điểm cho cuộc sống thêm tươi đẹp, tạo sự cân bằng cho cuộc sống ở đô thị hiện nay

Đề đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của người dân trong giai đoạn hiện nay thì những mảng xanh trong thành như Thảo Cầm Viên là một ví dụ điển hình… với giải pháp tốt nhất cho các hoạt động vui chơi, nghỉ ngơi, giải trí với quy

mô lớn, phong phú và đa dạng

Trước nhu cầu cấp bách và thiết thực của thành phố Hồ Chí Minh, Thảo Cầm Viên nay cũng đang hòa mình vào mục tiêu, xu hướng chung của thành phố trong lĩnh vực du lịch, khi lượng khách thăm quan vui chơi ngày càng tăng

Nhu cầu thị hiếu đa đạng về chủng loại cây xanh và hoa kiểng luôn là một vấn

đề tất yếu của sự phát triển cảnh quan Thảo Cầm Viên cũng liên tục đổi mới, cải tạo các phân khu cho phù hợp với chức năng, cảnh quan xung quanh và đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân, tạo một bộ mặt mới của Thảo Cầm Viên Việc tạo một cảnh quan đẹp, môi trường trong sạch là một nhu cầu cấp thiết trong đó việc trồng cây xanh và hoa kiểng là một phần không thể thiếu trong quá trình tạo mảng

Trang 10

xanh cảnh quan Với diện tích là 17,08 ha dành cho Thảo Cầm Viên là khá lớn về mảng xanh trong nội thành, trong đó cây dưới tán đóng góp một phần phục vụ nhu cầu thị hiếu của người dân và du khách, do đó cần phải điều tra và phân loại thành phần các loài cây, kết hợp với sự nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển nhằm tạo cơ sở cho việc thiết kế, thi công các giống cây phù hợp, tạo cảnh quan đẹp và bền vững để hoàn thiện mảng xanh trong Thảo Cầm Viên

Xuất phát từ những vấn đề trên mà đề tài “Điều tra và phân loại thành phần

các loài cây dưới tán tại thảo cầm viên thành phố Hồ Chí Minh” được đặt ra, dưới

sự hướng dẫn của cô Trương Mai Hồng nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu các giống cây dưới tán trong Thảo Cầm Viên phục vụ cho quá trình thiết kế, thi công và quản lý hệ thống mảng xanh cho Thảo Cầm Viên

1.2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

Mục đích của đề tài là cung cấp những thông tin về đặc điểm hình thái, sinh trưởng và công dụng của các loài thực vật dưới tán, để áp dụng trồng, chăm sóc những giống cây có ích, đổi mới các giống cây tại các phân khu và góp phần vào việc phục vụ quá trình thiết kế và quản lý hệ thống mảng xanh tại Thảo Cầm Viên Thành Phố Hồ Chí Minh

Để đạt mục đích trên đây, mục tiêu đề tài là định danh, phân loại thành phần các loài cây dưới tán và thành lập bảng danh lục tra cứu các loài thực vật dưới tán trong Thảo Cầm Viên

1.3 Giới hạn nghiên cứu

Do giới hạn về thời gian của một đề tài tốt nghiệp và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài chỉ quan tâm đến các loài thực vật dưới tán bao gồm: cây thân thảo, dây leo, cây bụi làm cảnh, và cây thủy sinh với thời gian nghiên cứu là 4

tháng, được thực hiện tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Trang 11

Chương 2

TỔNG QUAN 2.1 Sơ lược về Thảo Cầm Viên Sài Gòn và các vấn đề liên quan

Hình 2.1: Sơ đồ vị trí Thảo Cầm Viên Sài Gòn

(Nguồn: http://maps.google.com)

Theo nguồn website: http://www.vietgle.vn/trithucviet

Trang 12

Thảo Cầm Viên Sài Gòn là một địa chỉ văn hóa lâu đời của thành phố Công viên toạ lạc tại số 2B đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh Bắc giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai, Đông giáp rạch Thị Nghè Cổng chính nhìn thẳng ra đại lộ Lê Duẩn, đối diện với dinh Thống Nhất

Người ta còn có thể gọi Thảo Cầm Viên bằng những tên gọi khác nhau như: Vườn Bách Thảo, Vườn Bách Thú, Vườn Thú Sài Gòn hay nôm na là Sở Thú Công viên được xây dựng từ tháng 3-1864 do một chuyên viên khảo cứu thực vật nhiệt đới người Pháp tên là J.B Louis Pierre phụ trách Lúc đầu chỉ với diện tích

20 ha Công trình hoàn thành vào năm 1865, trong đó trồng nhiều loại cây quý ở trong nước và trên thế giới nhập từ Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia như ca cao,

cà phê, vani, một vài giống mía gọi là Jardin Acclimater Dần dần nhiều loại động vật lạ và quý hiếm được đưa về nuôi dưỡng tại đây, từ đó công viên được gọi là Sở Thú

 

Hình 2.2: Tượng ông Louis Adolphe Germain

Năm 1924, vườn được nới rộng qua bên kia sông Thị Nghè thêm 13 ha Cây cầu đúc bắc qua sông Thị nghè từ năm 1927 nối liền 2 phần của vườn Ngày 27-11-

1927, Pháp cho xây dựng Viện Bảo tàng Blanchard de la Bross trong khuôn viên Sở

Trang 13

thú theo thiết kế giống tháp cung điện mùa hè ở Bắc Kinh Năm 1929, Pháp cho xây Temple Du Souvenir có kiến trúc giống như đền thờ lăng tẩm Huế Trên lầu có thư viện khá rộng

Năm 1942 1945, quân đội Nhật đã chiếm đóng ở Thảo cầm viên Năm 1945

-1 954, quân đội viễn chinh Pháp cũng chiếm Thảo cầm viên làm đồn trú và kho tàng cất giấu vũ khí Năm 1956 - 1960, Ngô Đình Diệm đã biến ngôi biệt thự trong Thảo Cầm Viên thành phòng điều tra của Sở tình báo trung ương mang tên P.42 Năm

1956, chính quyền Sài Gòn cho tu sửa và thiết kế lại, viện bảo tàng Blanchard de la Bross được đổi là Viện Bảo tàng Quốc gia Sài Gòn, sở thú đổi là Thảo Cầm Viên

Từ năm 1989, chuồng trại được cải tạo và mở rộng thích hợp với đời sống sinh thái của từng loại thú Diện tích chuồng trại là 21.352m2 Năm 1991, khu hoa viên trong Thảo Cầm Viên được tu sửa lại sau nhiều năm bị bỏ hoang

Thảo Cầm Viên Sài Gòn hiện nay có diện tích khoảng 33 ha, chia ra làm nhiều khu vực: khu cầm thú, khu cây cảnh và sưu tập phong lan, khu dành cho trẻ em và khu người lớn vui chơi Hiện Thảo Cầm Viên có 590 cá thể động vật thuộc 125 loài; 1.800 cây gỗ thuộc 260 loài, có 23 loại lan nội địa, 32 loài xương rồng, 34 loài bon sai

Về thực vật

Thảo Cầm Viên là nơi sưu tập hàng ngàn cây quý các loại Có nhiều loại xương rồng, dương xỉ, lưỡi rắn và nhiều thảo mộc gốc Châu Mỹ, châu Phi Thảo Cầm Viên có nhiều hồ nước trồng nhiều loại súng lai với màu sắc, hình dáng đẹp, có ao sen với nhà thủy tạ, nuôi nhiều cá chép, trắm Nhiều cây lạ như cây Ðại bác của Ấn

Ðộ, cây Xà cừ nguyên quán từ Châu Phi, đường kính gần 2 m, cao 40 m, cây Đa trong Thảo Cầm Viên có tuổi thọ hơn 200 năm, tàn lá tỏa rộng đến 30 m

Về động vật

Có hàng chục loài động vật có vú, hàng chục giống chim, nhiều giống bò sát và giống có cánh các loại Ở các chuồng có: khỉ, gấu, cọp, beo, sư tử, vượn, hươu, nai,, heo rừng, mang, nhím, rùa, rái voi, đảo cò, các loại chim, cá sấu, hà mã, trăn,

Trang 14

rắn Có một số động vật quý như hà mã, đà điểu, báo Nam Mỹ, cọp Amua, hươu cao cổ

Ngày 03-03-2007, Vườn thú Phú Sĩ của Nhật Bản tặng Thảo Cầm Viên Sài Gòn 10 con sư tử và 3 con chuột túi Trong đó có 5 con sư tử đực và 5 con sư tử cái với độ tuổi từ chưa đầy năm đến 2, 3 tuổi Điều này sẽ giúp ích Thảo Cầm Viên Sài Gòn rất nhiều trong việc hỗ trợ sư tử trong vườn sinh sản Tháng 12-2007, Thảo Cầm Viên Sài Gòn nhập về 2 chú tê giác trắng có nguồn góc châu Phi Đây là cặp tê giác trắng với con đực nặng hơn 1 tấn, khoảng 4 năm tuổi; con cái nặng 900 kg, 18 tháng tuổi Thảo cầm viên Sài Gòn là đơn vị thứ 2 nhập tê giác châu Phi về sau Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã bố trí chuồng nuôi với diện tích 1.200 m2 dành riêng cho tê giác trắng; có đầm lầy để tê giác ngâm mình,

và rất nhiều cây, cỏ tạo cho tê giác có cảm giác như vẫn ở thiên nhiên hoang dã Được biết, loài tê giác rất hung dữ khi bị chọc phá nên xung quanh chuồng tê giác, Thảo cầm viên đã thiết kế hàng rào điện bảo vệ

2.2 Điều kiện tự nhiên của Thảo Cầm Viên

Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ Chí Minh như sau: Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm Số giờ nắng trung bình/tháng 160-270 giờ Nhiệt độ không khí trung bình 270C Nhiệt độ cao tuyệt đối 400C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80C Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,80C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,70C) Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25-280C Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958) Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất Các tháng 1,2,3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể

Trang 15

Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%

2.3 Vai trò của thành phần các loài cây dưới tán đối với Thảo Cầm Viên

Để tạo một không gian mới mẻ mà không làm người thưởng thức nhàm chán thì nên có sự đa dạng về chủng loài cây, phong phú về hình dạnh, cấu trúc sắp xếp thực vật Do vậy cần phải điều tra, phân loại và xây dựng bảng tra cứu phù hợp, thuận lợi cho khách tham quan, và cho công tác quản lý Thảo cầm Viên

Ngoài ra, cây dưới tán cho nhiều loài cây có hoa đẹp như Bìm bìm, Chuông vàng, Chuối hoa, Tóc tiên,… , lá đẹp như Bướm đỏ, Agao Mỹ, Agao lùn, Ráng thận lân, Môn đốm,… và cây làm thuốc như Huyết dụ, Bạc thau, Mai chiếu thủy,…

Sử dụng cây dưới tán sẽ tạo cảnh quan đẹp, tạo nên môi trường sinh thái phù hợp nhằm phát triển đa dạng cho Thảo Cầm Viên

2.4 Phương pháp và cơ sở thu thập mẫu tại hiện trường

Mẫu thu cần phải thể hiện được các đặc điểm hình thái của loài, nếu có đủ các

bộ phận của cây

Thu thập càng nhiều bộ phận của một loài càng tốt, nhằm giúp cho việc phân loại được dễ dàng Mẫu thu phải có hoa, quả hoặc cả hai Đối với các loài cây thân thảo (Cỏ, Dương xỉ) thì cần thu cả rễ Đối với các loài thực vật có lá kép nên thu thập một vài lá trọn vẹn trên một cành hoặc trên thân để cho người xem thấy được chúng mọc đối, so le hay mọc theo cách khác

Trang 16

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

(1) Điều tra thu thập các loài cây dưới tán

(2) Định danh các loài cây dưới tán

(3) Phân loại theo các nhóm cây, bao gồm:

 Nhóm cây làm cảnh bằng dây leo, hàng rào

− Nhóm cây làm cảnh trong nước, bờ nước

(4) Ứng dụng chương trình tin học để xử lý và hệ thống các số liệu nghiên cứu 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

− Địa điểm nghiên cứu: Thảo Cầm Viên Thành Phố Hồ Chí Minh, 2B đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

− Thời gian nghiên cứu: từ ngày 2/2012 – 6/2012

3.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các loài cây dưới tán bao gồm: cây thân thảo, cây bụi,

dây leo và cây thủy sinh

Trang 17

3.4 Phương tiện nghiên cứu:

Bản đồ Thảo cầm viên để phân chia các khu vực điều tra Sử dụng các kẹp mẫu vật, bìa ghi tên mẫu vật, bút lông, phiếu điều tra thành phần và số lượng cây

− Sổ kẹp mẫu vật

Hình 3.1: Sổ kẹp mẫu vật

− Kéo cắt – tỉa cây

Hình 3.2: Kéo cắt – tỉa cây

− Bìa ghi tên mẫu cây

Hình 3.3: Bìa ghi tên mẫu cây

(Kích thước 4 x 6 cm)

Trang 18

 Phiếu điều tra, thống kê các loài cây

Ngày…

Khu vực…

Người thu mẫu…

1

2

3.5 Phương pháp nghiên cứu

Phần mô tả thực vật theo tài liệu Cây xanh và cây cảnh Sài Gòn – Trần Hợp,

1998, Cây cảnh, hoa ở Việt Nam – Trần Hợp, 2000, Cây cỏ Việt Nam – Phạm

Hoàng Hộ, 1991-1993

3.5.1 Thu thập tài liệu thứ cấp

Bản đồ Thảo Cầm Viên 2012 (Lê Quốc Cường, 2012), tài liệu các loài cây trồng trong Thảo Cầm Viên (2000) được cô Phùng Thị Điệp cung cấp Tài liệu liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của Thảo Cầm Viên, các tài liệu nguyên cứu về cây cỏ Việt Nam của GS Phạm Hoàng Hộ (1999)và sách nghiên cứu về cây xanh và cây cảnh Sài gòn (1998) và cây cảnh, hoa ở Việt Nam (2000) của tác giả Trần Hợp

3.5.2 Ngoại nghiệp

− Phương pháp điều tra:

 Điều tra, đo đếm, thu thập số liệu: khoanh vùng, lấy mẫu vật tại Thảo Cầm Viên

 Khoanh chia các vùng theo từng phân khu trên bản đồ trước khi ra hiện trường lấy mẫu Gồm 6 phân khu sau:

Trang 19

Hình 3.4: Bản đồ phân khu Thảo Cầm Viên 2012

(Lê Quốc Cường, 2012)

Trang 20

- Thu thập mẫu:

Chọn địa điểm và quần thể cây để sưu tập mẫu

+ Với mỗi khu vực, hãy quan sát thảm thực vật ưu thế, loại đất và độ chiếu sáng hoặc che bóng

+ Chọn địa điểm thu mẫu sao cho ít ảnh hưởng tới thảm thực vật và các hoạt động sản xuất của người dân địa phương

+ Khi thu thập ở các vùng bảo tồn, cần cẩn thận không được nhổ các cây góp phần làm đẹp các đường đi chính hoặc các khu vực có nhiều khách tham quan Đặc biệt, cần chú ý khi sưu tập mẫu các loài cây quí hiếm, đặc hữu

Sưu tập mẫu tiêu bản

Quá trình này cần tuân thủ theo hai yêu cầu:

Các phần cần thu thập phải có kích thước vừa phải, nghĩa là trải được trên một

tờ báo có khổ chuẩn (khoảng 30x45cm, khi gấp lại)

Các phần được chọn thu mẫu của cây nên đại diện cho sự biến đổi hình thái của thực vật ngoài tự nhiên Các nhà thực vật thường thu thập các mẫu cây còn tươi tốt và nguyên vẹn, nhưng cũng sẽ lấy cả những phần có bệnh nếu chúng điển hình cho loài ở khu vực thu mẫu (GS Nguyễn Nghĩa Thìn, 2006)

Cần thu mẫu ở các giai đoạn phát triển khác nhau của cây như lá non, cành non, chồi gốc, cây con và những phần thường ít được thu thập nhưng có thể làm tăng thêm hiểu biết của chúng ta về hình thái của thực vật

Khi thu mẫu cần thu một số bộ đúp cho mỗi số hiệu tiêu bản Điều này cho phép ta gửi mẫu đi để xác định tên khoa học và chắc chắn rằng vẫn có mẫu nếu vô tình một mẫu bị mất hoặc bị hỏng

Ghi chép thông tin ngoài thực địa

Các thông tin ghi chép ngoài thực địa phải đi kèm với quá trình thu mẫu chứ không nên dựa vào trí nhớ để sau đó ghi vào cuối ngày hay cuối chuyến đi, ghi lại các thông tin vào các nhãn đeo vào mẫu cây trên thực địa hoặc để vào các tờ báo ép mẫu Những thông tin này được chép vào sổ tay vào cuối ngày, khi tiến hành ép mẫu

Trang 21

Bên cạnh các thông tin về mẫu tiêu bản, còn ghi chép thêm các thông tin về cách sử dụng, các tên địa phương và các thông tin khác về văn hóa liên quan đến cây này Mặc dù không thể đòi hỏi một cấu trúc chính xác tuyệt đối, nhưng bắt buộc phải có một số thông tin cơ bản Khi bắt đầu mỗi ngày thu mẫu, mở đầu cuốn sổ ghi chép bằng việc viết ngày tháng năm lên đầu trang giấy Với mỗi địa điểm thu mẫu, các thông tin được ghi chép như sau:

- Địa phương thu mẫu, bao gồm tất cả các đơn vị hành chính quan trọng giúp cho việc định vị trên bản đồ hoặc những chuyến đi sau tới địa điểm này Mô tả loại thảm thực vật và giai đoạn diễn thế thảm thực vật Nên ghi chú các loại cây mọc cùng cây mà ta thu mẫu tiêu bản

- Các khía cạnh môi trường của điểm thu mẫu, mô tả ngắn gọn về màu và thành phần đất, độ chiếu sáng, độ dốc và các đặc điểm khác Ví dụ: mọc trên đất sét hơi vàng, nơi đất trống, dọc theo bờ dốc đứng, hướng bắc

- Số hiệu tiêu bản, một số hiệu xác định duy nhất cho mỗi cá thể thực vật mà chúng ta thu mẫu Phần lớn các nhà thực vật học bắt đầu từ số 1 và đánh số kế tiếp nhau trong suốt đời làm việc của họ Người ta khuyên không nên bắt đầu từ một dãy

số mới cho mỗi dự án hoặc cho mỗi năm mới mà chúng ta thu thập, bởi vì điều này

sẽ gây nhầm lẫn khi các nhà nghiên cứu trích dẫn bộ mẫu của chúng ta hoặc tìm nó trong phòng tiêu bản Tuy vậy, một số nhà nghiên cứu sử dụng hệ thống hàng năm, bắt đầu số hiệu tiêu bản bằng hai số đầu của năm, như 2012-1, 2012-2,…

- Xác định tên cây, bao gồm cả họ thực vật, chi và loài khi có thể Khi làm việc ở một vùng mới, đối với những loài cây mà chưa biết có thể để trống trong sổ thu mẫu hoặc ghi tên đến bậc phân loại mà chúng ta biết Khi đã xác định được tên cây, lưu những thông tin này vào sổ thu mẫu hoặc nhập trực tiếp vào cơ sở dữ liệu máy tính được xây dựng dựa trên thông tin sổ thu mẫu

- Hình dạng và sự phong phú của cây, cần phải sắp xếp lại các yếu tố hình thái và sinh thái khác nhau của cây từ các thông tin ghi trên nhãn, gồm có kích thước, hình dạng, dạng sống, nơi mọc, độ thường gặp và các cây khác mọc gần nó

Sử dụng thuật ngữ chuẩn để chỉ dạng sống – cây gỗ, cây bụi, dây leo, thảo mộc, cỏ,

Trang 22

dương xỉ,… để mô tả cách mọc của cây Ghi lại cây xuất hiện rất nhiều, tương đối nhiều, hiếm hay rất hiếm Mô tả ngắn gọn các đặc điểm hình thái không thể hiện được trong mẫu khô như: màu hoa, màu quả, mùi thơm, màu và độ đặc nhựa cây, màu và kết cấu của vỏ, mùi vị của trái cây,…

Ví dụ, bộ mẫu của một loài đậu dại có thể được ghi chép như sau: Dây leo cao 2m, leo lên các cây bụi, lá kép, hoa màu đỏ và quả màu xanh có chấm đỏ tía

Ghi chép thông tin về giá trị tài nguyên của thực vật

Các thông tin cần ghi chép vào sổ thực địa như sau:

- Tên địa phương của cây do người cung cấp thông tin sử dụng

- Dạng sống hoặc cách phân loại theo tiêu chí của người dân địa phương theo cách phân loại chung Những người dân tộc Mixe cùng cộng tác ghi chép dạng sống của mỗi mẫu như kup (cây gỗ), ojts (cây cỏ), aa’ts (dây leo), tsoots (cỏ) hoặc các dạng khác

- Đặc điểm người dân địa phương sử dụng để xác định cây Mặc dù chỉ cần liếc mắt người dân đã nhận ra ngay cây nào, học vẫn có thể chỉ ra một số đặc điểm

để phân biệt cây này với cây kia theo cách của họ Việc quan sát các đặc điểm chính này có thể phụ thuộc vào một trong năm giác quan – niếm vị của quả, cảm giác khi

sờ vào cạnh lá cây, màu hoa, mùi lá khi bị vò nát hoặc thậm chí cả tiếng xào xạc của

lá trước gió

- Sử dụng và chế biến cây của người dân địa phương, ghi chép cẩn thận các thông tin về cách sử dụng và liều lượng cũng như cách pha chế các loài cây có giá trị làm thuốc của người dân bản địa

- Dữ liệu về người cung cấp thông tin, cần ghi lại tên, tuổi, giới tính, chỗ ở và nghề nghiệp của người được phỏng vấn Cần ghi lại nếu những người được phỏng vấn làm một công việc đặc biệt mà nhờ đó họ có những tri thức đặc biệt về các loại cây như lang y cổ truyền, thợ mộc hoặc bà đỡ,

Sắp xếp và xử lý mẫu sơ bộ ngoài thực địa

Vào cuối ngày thu mẫu, các mẫu cây được đưa đến nơi làm khô để xử lý Cần phải mang theo nhiều báo cũ để ép mẫu chuyển về hoặc để thay báo ép đã rách

Trang 23

hoặc ướt đang ép mẫu tại thực địa Nếu thu mẫu ở vùng mưa hoặc ẩm ướt, thì cần rải các mẫu cây trên mặt sàn theo từng nhóm tương ứng với mỗi loài Khi mặt ngoài

đã khô, tiếp tục ép chúng bằng giấy báo khô Khi làm việc ở vùng khô, có thể tránh làm cây bị héo bằng cách gói chúng trong giấy báo ẩm tại thực địa hoặc tỉa bớt cành cây và xếp chúng vào trong nước để ở phòng làm khô tiêu bản

Ở các vùng nhiệt đới ẩm ướt, đôi khi chúng ta sẽ phải thu mẫu cây ở một vùng hẻo lánh nơi không có khả năng mang theo dụng cụ làm khô Trong điều kiện như vậy, có thể giữ mẫu đã ép trong cồn được pha ở nồng độ 70-80% với nước sạch, mục đích nhằm giữ cho chúng không bị mốc hoặc hư hỏng cho đến khi được sấy khô

Mỗi mẫu thu càng hoàn chỉnh càng tốt và nên bao gồm tất cả các phần cây được thu thập Không nên đặt tất cả các phần hoa và quả trong một hoặc hai mẫu đúp, và bỏ lại những phần không mang bộ phận sinh sản sang mẫu khác Lựa chọn

đủ lượng các phần cây để vừa đầy trang báo, lưu ý là nhiều cây bị co lại sau khi làm khô Không nên để thò mẫu ra phía ngoài tờ báo nhưng cũng không nên để quá nhiều khoảng trống bên trong tờ báo Đối với các cây nhỏ có thể xếp nhiều mẫu vào một tờ báo còn đối với các cây to nên cắt nhỏ ra cho vừa khổ giấy

Không để lá, hoa và các phần khác của cây chồng lên nhau, vì như vậy chúng

sẽ lâu khô hơn (làm tăng nguy cơ mốc hoặc mất màu) và sẽ khó nghiên cứu khi chúng đã khô Nếu có một số lá chồng lên nhau cần phải cắt bỏ, hãy để lại cuống lá

để thể hiện cách chúng đính vào cành thế nào Đối với cây lớn hoặc cồng kềnh, có thể đặt các phần khác nhau của cây trong những tờ giấy báo riêng lẻ Lá lớn cần được gấp lại theo một cách xác định để lộ phần ngọn lá, gốc lá và hình dạng lá Các mẫu phải ép phẳng tuyệt đối và không phần nào của mẫu được phép dày hơn 2-3cm Quả, rễ hoặc thân dày hơn tiêu chuẩn trên cần được cắt lát và những mô quá giới hạn kích thước này cần được cắt bỏ để việc làm khô thuận lợi Điều này làm cho phần còn lại của mẫu có thể được ép phẳng Đoạn thân dài cần được bẻ cong thành hình chữ “V” hoặc chữ “N” sao cho chúng vừa với tờ báo, còn dây leo

có thể được để thành hình chữ “U” cho thấy cách mọc của chúng Nhớ rằng khi mẫu

Trang 24

cây đã được sấy khô và khâu, ta chỉ có thể thấy được một mặt của chúng Vì vậy, hãy sắp xếp mẫu cây sao cho cả hai mặt của lá đều lộ ra, một số hoa được mở ra và một số quả được cắt lát ngang hay dọc hoặc cả hai cách trên

Hầu hết các loại cây đều có thể được sấy khô trong cặp ép Tuy vậy, một số

bộ phận của cây như rễ nạc, thân và quả mọng nước có thể được đặt trực tiếp lên một tấm lưới bên trong lò sấy Sau đó, cho các phần được làm khô trực tiếp vào túi giấy được đánh dấu bằng bút không xóa được với cùng số hiệu tiêu bản theo mẫu ép tương ứng

Ép mẫu tiêu bản

Khi các mẫu tiêu bản đã được sắp xếp và các số hiệu đã được viết trên etyket gắn vào mỗi mẫu thu, lúc này ta có thể đưa các mẫu vào cặp ép Cặp ép gồm có ba hoặc bốn phần gồm:

- Khung giúp giữ cặp ép được cứng và vuông vắn

- Dây đai được dùng để buộc chặt cặp ép

- Phần thông hơi, để cho khí nóng thoát ra

- Nỉ (hay giấy bản) để hút hơi ẩm từ mẫu cây và giữ cho phần thông hơi không

bị hỏng và ép bẹp

Có thể làm cặp ép từ các vật liệu địa phương, khung ép được đóng bằng các mảnh gỗ hoặc cắt từ các lưới kim loại, phần thông hơi có thể không cần đến hoặc cắt từ hộp carton cũ, toàn bộ cặp ép được buộc với nhau bằng dây thừng Khi không

có nhiều nguyên liệu, có thể làm cặp ép nhỏ bằng cách đặt các mẫu trong một chồng giấy báo Đặt các mẫu cây vào giữa khung ép tự tạo và buộc chặt lại bởi bất kỳ nguyên liệu nào sẵn có ở địa phương Cần thay giấy báo hằng ngày, nhưng mẫu cây

ép kiểu này thường lâu khô

Với những nguyên liệu và mẫu cây đã được sắp xếp, chúng ta bắt đầu công đoạn ép Đặt dây buộc phẳng trên sàn và đặt lên trên dây này một khung ép Tiếp theo là một tấm thông hơi (đôi khi kèm theo giấy thấm), tiếp đó là một mẫu tiêu bản cần ép, đặt tiếp carton và mẫu đúp lên Khi tất cả các mẫu đúp của một bộ đã được xếp vào cặp ép, bắt đầu ép số hiệu tiếp theo Tiến trình này được lặp lại cho đến khi

Trang 25

tất cả các mẫu tiêu bản đã được cho vào cặp ép Đặt khung thứ hai của cặp ép lên trên cùng và dùng dây buộc thật chặt vòng quanh cặp ép

Sấy mẫu tiêu bản

Các mẫu tiêu bản được làm khô bằng cách phơi nắng hoặc sấy trong lò sấy

Lò sấy mẫu là một cái hộp, được làm bằng gỗ hoặc kim loại (đặt cố định ở phòng

xử lý mẫu), có chứa một bộ phận cấp nhiệt và một khung nằm ngang ở phía trong

để đặt một tấm lưới kim loại lên trên Khung này được đặt ở trên nguồn nhiệt để đỡ cặp ép và để phòng các mẫu cây bị rơi xuống bộ phận cấp nhiệt có thể cháy

Thời gian sấy mẫu tùy thuộc vào chất lượng của lò sấy và cặp ép cũng như

độ cứng của mẫu Với thiết bị tốt, nhiều cây thảo và cỏ sẽ khô trong vòng 24 giờ Các lá dày, quả nạc và hoa nhiều cánh thì phải cần nhiều thời gian hơn Sây khô một cây Xương rồng, Phong lan hoặc những cây mọng nước khác có thể mất vài ngày Ta có thể áp dụng các kỹ thuật đặc biệt như loại bỏ mô nạc trong thân cây để giảm thời gian sấy những mẫu này

Hầu hết các nhà thực vật học lật cặp ép trong lò sấy trong 12 giờ một lần, để

cả hai mặt của mẫu khô đều Mở cặp ép và kiểm tra mẫu hàng ngày, bỏ mẫu đã khô

ra ngoài và để lại những mẫu vẫn còn ẩm để sấy tiếp Dùng cách thử đơn giản để xem mẫu đã hoàn toàn khô chưa Khi bẻ cong một chiếc lá hoặc một bông hoa, nó phải gẫy ngay Nếu nó vẫn mềm thì cần sấy thêm Các loại quả khó đánh giá bằng

sờ và nó hoàn toàn không mềm Chỉ cần có một chút kinh nghiệm, các nhà sưu tập

có thể đánh giá một cây đã đủ độ khô bằng cách quan sát nó và đôi khi bằng cách thử trên một quả hoặc một bông hoa hay chiếc lá dầy đặc biệt

Gửi mẫu để xác định tên khoa học

Một số tiêu bản không biết tên sẽ gửi cho cô Điệp (quản lý mảng thực vật tại Thảo Cầm Viên) để xác định tên và một số khác được dùng làm mẫu tham khảo cho hoạt động thực địa sau này

3.5.3 Nội nghiệp

(1) Phương pháp tổng hợp, phân tích tính toán và xử lý số liệu:

Trang 26

− Thành lập danh sách loài cây, dựa vào các nguồn tài liệu liên quan và sự hợp tác của ban quản lý Thảo Cầm Viên để phân loại và xác định tên, họ của các loài cây Tiến hành mã hóa loài cây gồm tên Việt Nam, tên khoa học, họ khoa học,

họ Việt Nam theo bảng tổng hợp dưới dạng excel

− Thành lập bảng tra cứu tên loài cây theo tên Việt Nam và theo tên khoa học

để

(2) Phương tiện xử lý: Sử dụng phần mềm hỗ trợ văn bản, tính toán và cập nhật

xử lý: Word, Excel

Trang 27

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả điều tra các loài cây dưới tán

4.1.1 Thành phần thực vật:

Với diện tích 17,08 ha, có 77 loài cây bao gồm cây bụi, thân thảo, dây leo và cây thủy sinh, thuộc 33 họ Dựa theo đặc điểm và mục đích sử dụng, các loài cây đã được phân loại và sắp xếp theo mục đích sử dụng (mục đích làm cảnh) tạo mỹ quan cho TCV

Ở TCV thì thành phần loài cây xanh đa dạng, cây xanh chiếm tỉ lệ cao, còn các cây hoa trang trí (cây bụi, cỏ, dây leo, cây thủy sinh) thì tập trung chủ yếu ở cổng chính và khu trưng bày cây cảnh như Hoa ngắn ngày, Huỳnh tinh kiểng, Lẻ bạn,… Còn lại nằm rải rác và làm viền trang trí xung quanh các phân khu như: Móng trâu, Móng trâu lá xẻ, Vạn niên thanh, Mật cật, Lục bình, Súng nia…

4.1.2 Phân loại loài theo nhóm cây:

Dựa vào mục đích quản lý và sử dụng các loài cây, cùng với ý kiến của ban quản lý TCV và dựa vào tài liệu TH, các loài cây dưới tán trong TCV sẽ được chia như sau:

 Nhóm cây làm cảnh bằng dây leo, hàng rào (Bảng 4.1)

Trang 28

Bảng 4.1: Nhóm cây làm cảnh bằng dây leo, hàng rào

 

Bảng 4.2: Nhóm cây làm cảnh bằng thân cột

 

Bảng 4.3: Nhóm cây làm cảnh bằng thân mọng nước

Trang 29

Bảng 4.4: Nhóm cây làm cảnh bằng hoa có thân cỏ

Bảng 4.5: Nhóm cây làm cảnh bằng hoa có thân gỗ nhỏ 

Trang 30

Bảng 4.6: Nhóm cây làm cảnh bằng lá 

 

Bảng 4.7: Nhóm cây làm cảnh trong nước, bờ nước

 

 

Trang 31

4.2 Mô tả đặc điểm, hình thái, công dụng các loài theo nhóm cây  

4.2.1 Nhóm cây làm cảnh bằng dây leo, hàng rào

4.2.1.1 Ác ó

Bear’s breech; Acanthus à feuille entière

Tên khoa học: Acanthus integrifolius T Anders

Họ Ô rô – Acanthaceae

Hình 4.1: Ác ó - Acanthus integrifolius T Anders

Cây gỗ nhỏ, phân cành nhánh nhiều thành bụi dày, cành non dài, mềm mọc vươn lên cao, màu xanh bóng, mềm, sống dựa Cây xanh quanh năm Lá đơn, nguyên, mọc đối, phiến màu xanh đậm Cụm hoa ngắn Hoa trắng mọc ở nách lá, dễ rụng, cánh hoa hợp cao 8 – 10 cm Mùa ra hoa: tháng 4 – 5 Quả rất hiếm, quả nang

có 4 hạt

Cây được gây trồng rất phổ biến làm hàng rào, ngăn tường, ở các thành phố

Do cành nhánh mọc nhanh vươn dài, dễ uốn nên có thể làm cây uốn cổng, hay làm cây viền các lối đi, các bồn hoa trong công viên Cây dễ trồng bằng đoạn cành Cắt các đoạn cành bánh tẻ dài khoảng 20 cm, cắm nơi đất ẩm ngay nơi định làm hàng rào hay lối đi Cây chóng cho rễ và nảy chồi dài Ngoài giá trị làm cảnh, cây còn làm thuốc

Tài liệu dẫn:

Cây cảnh, hoa Việt Nam – Trần Hợp (2000), trang 10

Cây được làm thuốc: Lá trị nhức mỏi tê thấp

Trang 32

4.2.1.2 Bạc thau (Thảo bạc gân, Thảo bạc tím)

Small wood – rose, Elephant climber, Argyrée remarquable

Tên khoa học: Argyreia nervosa (Burm f.) Boi (Argyreia speciosa Sweet.)

Họ Bìm bìm (Rau muống) – Convolvulaceae

Hình 4.2: Bạc thau - Argyreia nervosa (Burm f.) Boi

Cây có nguồn gốc từ các nước châu Á nhiệt đới (Ấn Độ, Indonesia…) nhưng gây trồng rất rộng rãi ở các tỉnh miền Nam nước ta

Cây leo lớn, gốc thân hóa gỗ, sống lâu năm, phân cành nhánh nhiều, dài, mềm, cuốn bằng thân Thân cành đều có lông mềm, màu trắng bạc, lá lớn, dài đến 20 cm, thuôn nhọn ở đỉnh và chia thùy dạng tim ở gốc, dày, mềm màu xanh bóng, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông màu bạc trắng Cụm hoa hình xim ngắn mang nhiều hoa dày đặc, nhưng thường chỉ nở 1 – 3 chiếc Hoa lớn màu tím hồng hợp thành phễu lớn, loe rộng ở đỉnh, mép răn reo, tròn đều Quả có cánh đài còn lại và dày, rất ít khi gặp Cây có hoa nở rộ và đẹp gần như quanh năm, nhưng tập trung nhiều vào mùa mưa

Cây mọc khỏe, lớn nhanh, lá rộng, cành mềm dài chóng che kín giàn leo, rất thích hợp cho các giàn lớn nơi công viên hay giàn che mát nơi đất trống, quán bán hàng nhỏ Cây rất dễ trồng bằng các đoạn cành (đôi khi bằng hạt) Chọn cá cành khỏe, dày, bánh tẻ, vùi xuống nơi đất, ẩm, thoát nước, cành dễ cho chồi mới và rễ Chỉ sau 1 năm, cành đã leo kín giàn

Tài liệu dẫn:

Cây cảnh, hoa Việt Nam – Trần Hợp (2000), trang 12 – 13

Trang 33

4.2.1.3 Bìm bìm cảnh

Liseron, Morning glory tree

Tên khoa học: Ipomoea cairica (L.) Sw (Convolvulus cairica L.)

Cây leo dài bằng thân cuốn mềm, cành nhánh nhiều dài, nhẵn, phần gốc hơi hóa gỗ Lá mọc cách có 5 lá phụ xếp chân vịt, mỏng màu xanh bóng, cuống lá có 2

lá kèm giả do chồi nách sinh ra hình dạng như lá Cụm hoa ở nách lá, mang ít hoa Hoa to, mềm, màu tím nhạt, chóng tàn Cánh tràng hợp thành hình phễu loe rộng ở đỉnh, mép phễu nguyên, nhưng có vạch dọc phân rõ 5 thùy Hoa nở gần như quanh năm Quả nang khô hình cầu, gốc có đài còn lại

Cây tuy ít hấp dẫn nhưng lá luôn xanh tươi, hoa nở đều gần như quanh năm, màu sắc khá đẹp, nên được ưa chuộng trồng làm cây hàng rào nhất là vùng nông thôn

Cây mọc khỏe, rất dễ trồng bằng hạt Lấy hạt già, gieo ngay nơi chân hàng rào hay nơi cố định, nếu đầy đủ độ ẩm chỉ sau ít ngày đã có cây nhỏ

Tài liệu dẫn:

Cây cảnh, hoa Việt Nam – Trần Hợp (2000), trang 13

Cây được làm thuốc:

Trang 34

 Ở Hawai, người ta dùng rễ củ và thân để ăn

 Ở Ấn Độ, người ta dùng lá giã ra xoa đắp trên cơ thể người bị ban; hạt được dùng làm thuốc xổ

 Ở Trung Quốc, người ta dùng trị: 1 Ho do bệnh về phổi; 2 Giảm niệu, đái ra máu; 3 Phù thũng Dùng liều 5-12g dạng thuốc sắc Không dùng cho người bị yếu ốm Dùng ngoài trị đinh nhọt, viêm mủ da, đòn ngã tổn thương, giã cây tươi

đắp vào chỗ đau

4.2.1.4 Bụp (Râm bụt, Bông bụp)

Rose of China, Shoe flower, Ketmia, Rose de chine, Chinese hibiscus

Tên khoa học: Hibiscus rosa-sinensis Linn

Họ Bông – Malvaceae

Hình 4.4: Bụp - Hibiscus rosa-sinensis Linn

Cây có nguồn gốc từ châu Á (có lẽ từ Trung Quốc)

Cây bụi lớn, cao 4 -5m Cành nhánh dày đặc mọc sát gốc, nên dễ cắt xén thành hàng rào Lá hình bầu dục, nhọn đầu, tròn ở gốc, màu xanh bóng, mềm, nhẵn, mép

có răng to Hoa lớn, mọc ở nách lá Cuống hoa dài thẳng hay cong đưa hoa lộ ra ngoài đám lá Hoa có 6 -7 tiểu đài hình sợ nhọn và mảnh Cánh tràng 5 màu hồng

Trang 35

đỏ, rất lớn xếp xoăn đè lên nhau Nhị nhiều trên một trụ Bầu có 5 vòi xếp tỏa ở đỉnh trông giống nhị Quả nang tròn, nhiều hạt

Cây rất dễ trồng bằng giâm cành, mọc khỏe, phân cành nhóm dài nhiều và cho hoa đẹp, nở gần như quanh năm Có thể để cây mọc vươn cao, uốn cong thành cổn, cắt xén phẳng làm thành bờ tường hay trồng thành bụi dày trong công viên

Tài liệu dẫn:

Cây cảnh, hoa Việt Nam – Trần Hợp (2000), trang 22

Cây được làm thuốc:

Tính vị, tác dụng: Vỏ rễ Râm bụt có vị ngọt, tính bình; có tác dụng điều kinh, chống

ho, tiêu viêm Hoa, lá có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu tiêu thũng, chỉ huyết, cố tinh, sát trùng Ở Ấn Độ, hoa được xem như có tác dụng làm nhầy, làm dịu, làm mát, kích dục và điều kinh; còn lá làm dịu, an thần, tẩy nhẹ, nhuận tràng và rễ lại có tác dụng làm nhầy

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Rễ dùng chữa: 1 Viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc cấp; 2 Viêm khí quản, viêm đường tiết niệu; Viêm cổ tử cung, bạch đới 4 Kinh nguyệt không đều, mất kinh Hoa dùng chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ hồi hộp, đái đỏ Lá dùng chữa viêm niêm mạc dạ dày - ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt, ghẻ lở, mộng tinh, đái hạ

4.2.1.5 Cát đằng (Dây bông xanh)

Black eyed Susan; Thunbergie à grandes fleurs

Tên khoa học: Thunbergia grandiflora Roxb

Họ Ô rô – Acanthaceae

Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ (Bengal) và các nước châu Á nhiệt đới khác Hiện nay cây được gây trồng rất rộng rãi ở nước ta để làm cảnh trên các giàn leo, cây mập, to, cành nhánh dài mềm, có cuốn vào giá thể, hay xoắn vào nhau Lá đơn, mọc đối có cuống dài, phiến lá hình bản rộng, gốc hình tim, mép chia thùy nông, đầu lá nhọn, màu xanh đậm Cành non thường buôn thõng và mang hoa cũng thõng dài ở nách lá, thường nở hai hoa một lần Hoa có cánh tràng hợp thành ống ngắn loe rộng

Trang 36

ở đỉnh, màu xanh pha tím, gốc và họng màu vàng, đỉnh hình phểu chia 5 thùy không đều Quả nang nhẵn có mỏ, hạt nhám

Hình 4.5: Cát đằng - Thunbergia grandiflora Roxb

Cây trồng dễ dàng bằng các đoạn thân, cắt các đoạn bánh tẻ dài khoảng 15 cm

có khoảng 1 – 2 mắt, giâm nơi ẩm mát, cây không kén đất, chỉ cần thoáng, không bị úng nước Giâm cành vào mùa xuân và mùa thu (ở miền Bắc) đầu mùa mưa (ở miền Nam) Sau nửa tháng, cây sẽ nẩy mầm, sau 3 – 4 tháng ở vườn ươm, có thể bứng bầu đem trồng nơi cố định Cây mọc khỏe sau một năm đã có thể cho bóng mát nơi giàn leo và sau 2 năm đã có hoa Cây sống lâu, xanh tươi quanh năm và cho hoa nở bền

4.2.1.6 Dây giun (Sử quân tử)

Rangoon creeper, Quisquailis de I’Inde

Tên khoa học: Quisquailis india Linn (Q pubescens Burn; Q sinensis Lindl.)

Họ Bàng – Combreataceae

Cây có nguồn gốc phân bố rộng rãi từ châu

Á đến châu Phi nhiệt đới (châu Á có từ

Mianma đến Philipin) Ở nước ta, cây vừa

được trồng làm cây hàng rào, làm cảnh cho

hoa đẹp và thơm, vừa trồng lấy quả, hạt làm

thuốc cây còn mọc hoang dại nhiều ở các

vùng trung du và miền núi nước ta Hình 4.6: Dây giun - Quisquailis india

Trang 37

Cây gỗ, leo, lớn, phân cành nhiều, cành non dài mảnh Lá đơn mọc đối, xanh quanh năm và tán khá dày Hoa trắng, vàng hay hồng, đỏ xen lẫn nhau, mọc thành chùm ở đầu cảnh, dạng cánh ống dài, trên chia 5 thùy Quả có 5 cánh nhỏ, khô không mở Cây rất dễ trồng bằng gieo hẹt hay giâm cành Thường hoa nở rộ vào mùa khô (các tỉnh phía Nam) và vào mùa hè (các tỉnh phía Bắc) sau đó cho quả Sau khi phơi khô, bóc vỏ, lấy hạt ngâm vào nước ấm trong 6 giờ, rồi gieo vào đất xốp, ẩm Sau 1 tháng, hạt sẽ nẩy mầm và sau 2 năm, cây đã có hoa Nếu giâm cành, thì chọn cành bánh tẻ, cắt 1 đoạn dài 20 cm, ngâm vào nước lã khoảng 20 phút Sau đó cắm xuống đất nơi vườn ươm hay ngay chân hàng rào Cây mọc khỏe, nẩy mầm tốt, và sau 1 năm đã có hoa

Tài liệu dẫn:

Cây cảnh, hoa Việt Nam – Trần Hợp (2000), trang 34

Cây được làm thuốc:

Tính vị, tác dụng: Sử quân tử có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng mạnh tỳ vị, tiêu tích trừ giun, nhưng nếu ăn nhiều, niêm mạc dạ dày và ruột sẽ bị viêm sưng, đi ỉa lỏng

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng trị trẻ em cam tích có giun đũa, giun kim, bụng ỏng, gầy còm tiêu hoá thất thường

4.2.1.7 Hoa giấy (Móc diều)

Gloden glow; Bougainvillier; Belle Américanie; Bougainvillea élégant

Tên khoa học: Bougainvillea spectabilis Willd (B speciosa Lindl Non Schintzl.; B spelendens Hort.)

Họ Hoa giấy – Nyctaginaceae

Cây có nguồn gốc từ Brazil (Nam châu Mỹ) và được gây trồng rất rộng rãi làm cây cảnh leo ở các tỉnh phía Nam nước ta (thậm chí làm cây uốn thế, trồng ở chậu) Cây leo, thân gỗ lớn, mập, khỏe, mọc nhanh, cành nhánh nhiều vươn dài Lá đơn mọc cách, phiến hình trái xoan hay thuôn dài ở đỉnh, tròn ở gốc Gốc cuống lá

có gai hơi cong Lá xanh quanh năm và có thể rụng vào mùa đông ở các tình phía

Trang 38

Bắc Hoa lớn do lá bắc màu sặc sỡ làm thành Lá bắc dạng lá, màu sắc từ trắng đến vàng tím, đỏ, xếp 3 chiếc một trên 1 chùm ngắn và bọc lấy hoa hình ống dài ở phía trong, màu tía và có lông dày ở phía ngoài, màu vàng nhạt ở phía trong Quả bế tròn hay cụt ở ngọn, thắt ở gốc Hạt màu nâu hung bóng, hiếm thấy

Hình 4.7: Hoa giấy - Bougainvillea spectabilis Willd

Cây dễ trồng, thích hợp với khí hậu nhiệt đới Nam Việt Nam Gây giống chủ yếu bằng giâm cành (phí Bắc vào mùa xuân, phía Nam vào mùa mưa) Cành giâm dài 10 – 20 cm, cắm sâu 6 – 8 cm, giữ ẩm thường xuyên và che bóng cho cành giâm Sau 10 ngày cành nẩy chồi và sau 20 ngày rễ mới phát sinh Khi cành dài 30 – 40 cm (khoảng 2 tháng) có thể đem trồng nơi giàn leo Khi cây leo dài có thể cắt sửa theo ý muốn nơi gây trồng vì cây cho chồi mầm nhiều

Tài liệu dẫn:

Cây cảnh, hoa Việt Nam – Trần Hợp (2000), trang 47 – 48

Cây được làm thuốc:

Trang 39

Chinese – Hat plant, Cup – and – Saucer

plant

Tên khoa học: Holmskioldia sanguinea

Họ Ngũ trảo – Verbenaceae

Nguồn gốc xuất xứ: Hymalaya

Phân bố ở Việt Nam: Miền Nam

Đặc điểm hình thái:

Thân, Tán, Lá: Cây thân bụi nhỏ,

phân cành nhánh nhiều Lá đơn mọc đối, thuôn nhọn ở đầu, tim ở gốc, màu xanh lục đậm, gân lông chim rõ Hoa, Quả, Hạt: Cụm hoa mọc ra từ nách lá màu vàng đậm dần tới cam, lá bắc hợp thành dạng đĩa, xòe rộng, bền Tràng hợp thành ống trên chia thùy không đều, nhị và nhụy dài thò ra ngoài

Tốc độ sinh trưởng: Trung bình

Phù hợp với: cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần Nhu cầu nước thấp, chịu hạn tốt Đất giàu mùn, dinh dưỡng, ẩm và thoát nước tốt Nhân giống dễ dàng từ giâm cành

4.2.1.9 Huỳnh anh (Dây Huỳnh, Đai vàng, Bông vàng)

Willow leaved Allamando, Allamanda cathartique, Golden trumpet

Tên khoa học: Allamanda cathartica L (A hendersoni Hort.)

Họ Trúc đào – Apocynaceae

Cây có nguồn gốc từ các nước

thuộc Nam châu Mỹ (Brazin, Guyan),

nhưng được gây trồng rộng rãi ở nước

ta, nhất là ở các tỉnh phía Nam để làm

cảnh và làm hàng rào, làm giàn leo

Cây gỗ, cành nhánh dài mềm, sống dựa

hay leo, có nhựa mủ màu trắng Lá đơn,

mọc đối hay vòng với 3 – 6 chiếc, màu

xanh bóng, mềm, mỏng, khi non màu

Hình 4.9: Huỳnh anh

Allamanda cathartica L.

Hình 4.8: Hoa trong nón

Holmskioldia sanguinea

Trang 40

pha hồng Hoa lớn màu vàng tươi mọc thành xim ngắn ở ngọn cành Quả nang ít gai, ít hạt Cây cho hoa nở quanh năm (ở miền Nam) và tập trung vào mùa hè (ở miền Bắc) Hoa đẹp, mềm, mau tàn, nhưng trong 1 chùm hoa, hoa nở dần từng đôi một, nên trên cành luôn có hoa, có nụ

Cây rất dễ trồng, mọc nhanh, vươn cao nên có thể uốn làm thành cổng ra vào Cây được gây trồng giống dễ dàng bằng giâm cành Chọn các đoạn từ cành bánh tẻ đến cành già Sau 10 ngày, cành giâm nẩy mầm và sau 6 tháng có thể đem trồng ở giàn leo Có thể dùng cách vít cành xuống đất, chỗ tiếp xúc với đất sớm đâm rễ, và cây chóng ra hoa

Tài liệu dẫn:

Cây cảnh, hoa Việt Nam – Trần Hợp (2000), trang 51 – 52

Cây được làm thuốc:

Tính vị, tác dụng: Vỏ cây, nhựa và hạt có độc

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cành lá sắc uống làm thuốc tẩy, trị sốt, sốt rét, tê thấp Lá hãm uống tẩy và chữa bệnh táo bón dai dẳng sau khi bị nhiễm độc chì Thuốc hãm của lá tẩy nhẹ; với liều cao, nó gây xổ và gây nôn Nhựa mủ là một loại thuốc tẩy nhưng ít được dùng hơn Nó gây xổ ở liều 8-10 giọt trong một poxio phù hợp; với liều cao hơn sẽ là chất tẩy mạnh

Ở Trung Quốc, có nơi người ta dùng toàn cây làm thuốc chữa ghẻ ngứa, sát trùng, diệt bọ gậy

4.2.1.10 Huỳnh anh lá hẹp (Bông vàng lá hẹp)

Oleander allamanda, Small Allamanda

Tên khoa học: Allamanda neriifolia Hook.f

Họ Trúc đào – Apocynaceae

Cây có nguồn gốc từ Nam châu Mỹ

Cây leo sống dựa, chỉ cao 1 – 2 m Lá mọc vòng 4 chiếc, thuôn hẹp dài 8 – 14

cm rộng 2 – 4 cm Cụm hoa có 5 – 10 hoa màu vàng tươi Hoa hình ống hẹp ngắn

Ngày đăng: 03/06/2018, 16:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Hợp, 2000. Cây cảnh, hoa ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. (535 trang) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cảnh, hoa ở Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
2. Trần Hợp, 1998. Cây xanh và cây cảnh Sài Gòn. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. (258 trang) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây xanh và cây cảnh Sài Gòn
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
5. Hoàng Văn Thảo, 2006. Cải tạo mảng xanh phân khu trục thống nhất trong Thảo Cầm Viên thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp ngành cảnh quan và kỹ thuật hoa viên, Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải tạo mảng xanh phân khu trục thống nhất trong Thảo Cầm Viên thành phố Hồ Chí Minh
6. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2006. Thực vật có hoa. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. (151 trang) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực vật có hoa
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. (151 trang)
7. Thảo Cầm Viên Sài Gòn, 1960. Việt – Nam Cộng – Hòa. Bộ Canh – Nông. 8. Các trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt – Nam Cộng – Hòa

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w