1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT MỘT SỐ LOÀI CÂY CẢNH DƯỢC LIỆU Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ PHỐI KẾT CHÚNG TRONG CẢNH QUAN

86 699 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 4,03 MB

Nội dung

Vì thế, việc trồng và sử dụng thuốc nam trong gia đình và tận dụng chúng làm cây cảnh là việc làm hết sức thiết thực, góp phần mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình và địa phương, tạo cả

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

*****************

VŨ THỊ THANH LOAN

ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT MỘT SỐ LOÀI CÂY CẢNH DƯỢC LIỆU Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ PHỐI KẾT CHÚNG TRONG CẢNH QUAN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012

Trang 2

Chuyên ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: TS ĐINH QUANG DIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 06/2012

Trang 3

ii

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING UNIVERSITY OF FORESTRY & AGRICULTURE - HO CHI MINH CITY

*****************

VU THI THANH LOAN

INVESTIGATING & SURVEYING SOME ORNAMENTAL PLANTS AND MEDICINAL IN HO CHI MINH CITY AND APPLYING THEM IN LANDSCAPING

DEPARTMENT OF LANSCAPING AND ENVIRONMENTAL HORTICULTURE

GRADUATION THESIS INSTRUCTOR: DINH QUANG DIEP D.R

Ho Chi Minh City

June, 2012

Trang 4

iii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn nghiên cứu này được thực hiện nằm trong khuôn khổ chương

trình đào tạo kỹ sư chuyên ngành Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên thuộc trường

đại học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh

Tôi xin chân thành cảm ơn:

Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

Ban chủ nhiệm Bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên

Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận

văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Đinh Quang Diệp đã tận tình hướng dẫn và

đóng góp ý kiến để tôi thực hiện thành công luận văn này

Xin cảm ơn tất cả các quý thầy cô trong bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật

hoa viên đã giúp đỡ tôi về kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế

trong suốt quá trình học tập tại trường

Xin gởi lời cảm ơn đến tất cả các bạn trong lớp đã động viên và giúp đỡ tôi

trong học tập và trong cuộc sống

Cuối cùng, tôi xin gởi lời cám ơn đến bố mẹ và gia đình tôi, những người

thân yêu nhất luôn bên tôi trong suốt cuộc đời

Vũ Thị Thanh Loan

Trang 5

 Đề xuất thêm một số loài cây có dáng, màu sắc đẹp có thể vừa làm thuốc vừa làm cảnh

 Thiết kế được 3 mô hình phối kết một số loài cây dược liệu trong khuôn viên nhà ở

Trang 6

v

SUMMARY The thesis "Investigating & surveying some ornamental plants and medicinal plants in Ho Chi Minh City and applying them in landscaping” has

been carried out in Ho Chi Minh City from March, 2012 to June, 2012 The survey shows:

- There are 25 popular species of ornamental plants planted in Ho Chi Minh City; 7 of those (28%) are medicinal plants

- The level of knowledge about and the frequency of using medicinal plants, the purpose of accessing the basic knowledge and the requiremenst about medicinal plants of Ho Chi Minh citizen, to consider the possibility of applying them into landscaping

- To design three associate form of ornamental plants in in-house garden

Trang 7

vi

MỤC LỤC

TÊN ĐỀ MỤC TRANG

TRANG TỰA (Tiếng Việt) i

TRANG TỰA (Tiếng Anh) ii

LỜI CẢM ƠN iii

TÓM TẮT iv

MỤC LỤC vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG ix

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ x

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Lý do chọn đề tài 1

1.3 Giới hạn của đề tài 2

Chương 2TỔNG QUAN 3

2.1 Cây cảnh Việt Nam 3

2.2 Vai trò của cây thuốc nam trong đời sống hiện đại 3

Chương 3MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

3.1 Mục tiêu nghiên cứu 7

3.2 Nội dung nghiên cứu 7

3.3 Phương pháp nghiên cứu 7

3.3.1 Phương pháp lựa chọn đối tượng, khu vực khảo sát và số lượng mẫu 8

3.3.1.1 Phương pháp lựa chọn đối tượng 8

3.3.1.2 Lựa chọn khu vực khảo sát 8

3.3.1.3 Số lượng mẫu 8

3.3.2 Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu 8

3.3.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 9

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 10

4.1 Kết quả điều tra một số loài cây cảnh thường trồng trong khu vực khảo sát 10

4.1.1 Kết quả điều tra một số loài cây cảnh thường trồng 10

4.1.2 Mô tả những loài cây được trồng với mục đích làm thuốc đã điều tra được 13

4.1.2.1 Đinh lăng 13

4.1.2.1.1 Mô tả cây 13

4.1.2.1.2 Phân bố, thu hái và chế biến 13

4.1.2.1.3 Công dụng 13

4.1.2.2 Tần dày lá 14

Trang 8

vii

4.1.2.2.1 Mô tả cây 14

4.1.2.2.2 Phân bố, thu hái và chế biến 14

4.1.2.2.3 Công dụng 14

4.1.2.3 Nha đam 15

4.1.2.3.1 Mô tả cây 15

4.1.1.3.2 Phân bố, thu hái và chế biến 15

4.1.1.3.3 Công dụng 15

4.1.2.4 Lạc tiên 16

4.1.1.4 Chân chim 16

4.1.1.5.1 Mô tả cây 16

4.1.1.5.2 Phân bố, thu hái và chế biến 16

4.1.1.5.3 Công dụng 16

4.1.1.6 Quất 17

4.1.1.6.1 Mô tả cây 17

4.1.1.6.2 Phân bố, thu hái và chế biến 17

4.1.1.6.3 Công dụng 18

4.2 Kết quả điều tra trắc nghiệm 19

4.2.1 Kết quả điều tra mức độ quan tâm, tìm hiểu, học hỏi về cây thuốc nam của người dân thành phố Hồ Chí Minh 19

4.2.2 Đánh giá tầm quan trọng của cây thuốc nam đối với người dân thành phố Hồ Chí Minh 22

4.2.3 Đánh giá mức độ ưu tiên sử dụng và tần số sử dụng thuốc nam của người dân thành phố Hồ Chí Minh 23

4.4 Đề xuất một vài kiểu phối kết cây thuốc nam trong cảnh quan 30

4.4.1 Thiết kế 1 30

4.4.2 Thiết kế 2 31

4.4.3 Thiết kế 3 32

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34

5.1 Kết luận 34

5.2 Kiến nghị 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

PHỤ LỤC 39

Trang 9

viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANG

Hình 4.1: Cây cảnh trồng trong chậu 10

Hình 4.2: Vườn nhà 10

Hình 4.3: Cây đinh lăng 13

Hình 4.4: Tần dày lá 14

Hình 4.5: Nha đam 15

Hình 4.6: Cây chân chim 16

Hình 4.7: Cây quất 18

Hình 4.8: Phối cảnh tiểu cảnh 1 30

Hình 4.9: Phối cảnh tiểu cảnh 2 31

Hình 4.10: Phối cảnh tiểu cảnh 3 32

Trang 10

ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG TRANG

Bảng 4.1: Danh sách các loài cây cảnh được trồng phổ biến nhất trong

hộ gia đình 11

Bảng 4.2: Thống kê nội dung khảo sát và xu hướng lựa chọn câu trả lời 26

Bảng 4.3: Danh mục cây trồng thêm và công dụng của chúng 27

Bảng 4.4: Danh mục cây đề xuất cho thiết kế 1 31

Bảng 4.5: Danh mục cây đề xuất cho thiết kế 2 32

Bảng 4.6: Danh mục cây đề xuất cho thiết kế 2 33

Trang 11

x

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

BIỂU ĐỒ TRANG

Biểu đồ 4.1: Thống kê các loài cây cảnh được trồng phổ biến 12

Biểu đồ 4.2: Kết quả khảo sát về mức độ quan tâm về việc trồng và sử dụng cây

Biểu đồ 4.5: Mức độ hiểu biết của người dân về các loài cây thuốc nam 21

Biểu đồ 4.6: Kết quả khảo sát ý kiến người dân về việc lưu trữ một vài vị thuốc

Đông y phổ thông trong nhà 22

Biểu đồ 4.7: Kết quả khảo sát ý kiến người dân về vai trò của vườn thuốc nam

đối với gia đình 22

Biểu đồ 4.8: Kết quả khảo sát thói quen dùng trà thay cho nước uống

hàng ngày 23

Biểu đồ 4.9: Kết quả khảo sát về thói quen sử dụng các vị thuốc nam trong thực

đơn hàng ngày 23

Biểu đồ 4.10: Việc sử dụng thuốc nam trong việc phòng bệnh 24

Biểu đồ 4.11: Sử dụng thuốc nam trong việc sơ cứu hoặc chữa trị các bệnh thông

thường 24

Biểu đồ 4.12: Loại thuốc được người tham gia khảo sát ưu tiên sử dụng khi

bị bệnh 23

Trang 12

xi

Trang 13

Nhằm tăng cường chăm sóc sức khỏe ở tuyến cơ sở, việc dùng thuốc nam sẵn

có tại chỗ là điều thiết yếu, đặc biệt đối với những khu vực xa trung tâm, những điều kiện về dịch vụ y tế còn nhiều thiếu thốn thì nên có một vườn thuốc gia đình Tuy gọi là “vườn thuốc gia đình” nhưng không nhất thiết phải dành riêng một phần đất để trồng cây thuốc thuần túy, mà chính là tùy theo hoàn cảnh đất đai quy hoạch trồng cây trong vườn, trước sân nhà Thậm chí có thể tận dụng các nguồn thuốc sẵn có trong nông sản như rau củ, cây gia vị, cây cảnh trong nhà, ngoài ban công, …

1.2 Lý do chọn đề tài

Ông tổ của nền y học hiện đại Hyppocrate có câu nói nổi tiếng: “Mong cho thức ăn của anh là thuốc và loại thuốc duy nhất của anh là thức ăn” Danh y Tuệ Tĩnh cũng có câu nói tương tự “Thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn” Một trong những lợi ích quan trọng của thực vật đối với con người đó là nguồn thực phẩm thân thiện Văn hóa ẩm thực của người Việt phong phú với các món ăn được chế biến từ cây cỏ, dân dã nhưng không kém phần mỹ vị, tinh tế, không những thế đó còn là những bài thuốc quý mà không phải ai cũng biết đến

Trang 14

2

Từ xa xưa, thuốc nam đã là một phần không thể thiếu trong đời sống người dân Việt trong các trường hợp sơ cứu và trị bệnh Ngoài ra nó còn có tác dụng trong việc phòng bệnh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể Thuốc nam sẵn có trong thiên nhiên rất nhiều, chúng không hẳn là loài cây quý hiếm, khó tìm mà đôi khi rất quen thuộc ở xung quanh vườn nhà Trong đó không ít những loài có hoa lá màu sắc rực

rỡ hay dáng cây đẹp mà chúng ta có thể kết hợp trồng làm cây cảnh, bổ khuyết cho những khối công trình thô cứng, bức bối, tạo ra không gian thẩm mỹ hài hòa và đa dụng, đem đến cho con người không gian sống sự thư thái, chan hòa với thiên nhiên, khi mà diện tích mảng xanh đang ngày càng bị thu hẹp như hiện nay

Vì thế, việc trồng và sử dụng thuốc nam trong gia đình và tận dụng chúng làm cây cảnh là việc làm hết sức thiết thực, góp phần mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình và địa phương, tạo cảnh quan môi trường, bảo vệ môi sinh và bảo tồn các loài cây dược liệu quý hiếm trong thiên nhiên Đó là lý do tôi chọn thực hiện đề tài “Điều tra, khảo sát một số loài cây cảnh dược liệu ở thành phố Hồ Chí Minh và phối kết chúng trong cảnh quan”

1.3 Giới hạn của đề tài

Mặc dù chỉ là những loài cây cỏ phổ biến, bình thường nhưng để có thể sử dụng một cách hiệu quả đòi hỏi người dùng không những tinh thông dược lý, am hiểu đặc tính của từng loài cây mà còn phải tuân thủ các nguyên tắc về cách thức, tỷ

lệ phối trộn các dược vị cho từng chứng bệnh và tùy vào cơ địa mỗi người Điều đó cho thấy muốn sử dụng thuốc nam một cách hiệu quả không phải là chuyện dễ dàng cho tất cả mọi người Với mong muốn thực hiện một đề tài nghiên cứu mang tính thường thức và thực dụng nên trong khuôn khổ bài luận văn này, tôi chỉ giới hạn trong một vài loại dược liệu phổ thông, dùng để cầm máu, sơ cứu lúc nguy cấp khi

bị rắn, rết, côn trùng, … cắn; trị các bệnh thông thường như cảm mạo, thương hàn bằng cách xông, uống,…; chữa trị các bệnh thường gặp phổ biến ở người thành phố như các bệnh về tiêu hóa, hô hấp; các liệu pháp an thần, trấn kinh Các loài cây thuốc nam này đều có điểm chung đó là phổ biến, dễ trồng, cách sơ chế, lưu trữ đơn giản

Trang 15

3

Chương 2

TỔNG QUAN

2.1 Cây cảnh Việt Nam

Khái niệm cây cảnh: là cây trồng trong bồn, chậu, trong vườn để trang trí làm cảnh (bao gồm cây cảnh tự nhiên và cây cảnh tạo hình hay còn gọi là cây cảnh nghệ

thuật hoặc cây thế) (Theo Việt Nam Hương Sắc, 09/2006, số 156).

Vị trí địa lý cửa ngõ đặc biệt của Việt Nam là điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu với hai nền văn hóa Đông – Tây, kết quả là sự nhập nội và thuần chủng nhiều loài kỳ hoa, dị thảo độc đáo vào Việt Nam Mặt khác, hệ thực vật bản địa qua nhiều thế kỷ không ngừng có sự chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo thông qua những

kỹ sư nông nghiệp, nghệ nhân hay các nhà sưu tập nghiệp dư đã đóng góp cho thư viện cây cảnh một số lượng lớn các giống, loài thực vật Không những thế, sự tiến

bộ khoa học trong lai tạo giống đã cho ra đời nhiều sản phẩm độc đáo, hấp dẫn thị trường buôn bán cây cảnh và cũng làm phong phú thêm ngành cảnh quan Việt Nam

Do đó, việc thống kê phân loại hệ thực vật Việt Nam là cần thiết Các công trình nghiên cứu có tính hệ thống về cây cảnh trong nước như “Cây cảnh, hoa Việt Nam” của Trần Hợp (1993) đã phân loại cây cảnh thành 6 nhóm, thể hiện được chức năng phục vụ cơ bản và đặc tính của loài cây đó trong cảnh quan; “Cây xanh và cây cảnh Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh” giới thiệu các loài cây phổ biến, dễ gặp, có giá trị hàng hóa, thẩm mỹ cao và nêu bật được sự phong phú, đa dạng của hệ thực vật ở thành phố Hồ Chí Minh

2.2 Vai trò của cây thuốc nam trong đời sống hiện đại

Ngày nay “Đông y” là thuật ngữ được sử dụng song song với “Y học cổ truyền”, dùng chỉ nền y học có nguồn gốc từ Trung Quốc và Việt Nam xưa, để phân biệt với Tây y, nghĩa là y học hiện đại từ phương Tây

Trang 16

4

Khái niệm cây dược liệu: là những loài thực vật có tác dụng dùng để chữa

bệnh hoặc bồi bổ cơ thể khi con người sử dụng (theo Vũ Tuấn Minh, 2009 Bài

giảng Cây dược liệu)

Ở Trung Quốc, tổng giá trị thuốc dược liệu năm 1995 là 17,75 tỷ nhân dân tệ, tăng 212% so với năm 1990, và xuất khẩu đạt 600 triệu USD Ở Ấn Độ, tổng giá trị thuốc dược liệu là 10 tỷ Rupi năm 1996, tăng lên 40 tỷ Rupi năm 2000 Tại Nhật Bản; trong 10 năm (1978- 1988) tổng giá trị thuốc dược liệu tăng 15 lần, trong khi

đó thuốc tân dược chỉ tăng 2,6 lần Những số liệu trên cho thấy nhu cầu sử dụng dược liệu trên thế giới ngày càng gia tăng Hiện nay, nhu cầu sử dụng thuốc thảo mộc và dược liệu ở nước ta rất lớn Cần khoảng 20-30 ngàn tấn dược liệu cho nhu cầu y học cổ truyền và 10 -15 ngàn tấn cho công nghiệp bào chế từ dược liệu Dược liệu dồi dào còn là lĩnh vực nhiều tiềm năng tham gia trong chiến dịch xoá đói giảm nghèo, phát triển vùng sâu, vùng xa ở nước ta

Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới WHO, ngày nay có khoảng 80% dân

số các nước đang phát triển (khoảng 3,5-4 tỉ người) có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu phụ thuộc vào nền Y học cổ truyền, trong đó có thuốc nam

Khái niệm về thuốc nam: là các vị thuốc do các thầy thuốc khám phá trên lãnh thổ Việt Nam Khác với thuốc Bắc là các vị thuốc được khai thác và bào chế theo sách của Trung Quốc truyền sang (và phát triển bởi các lương y người Việt) (theo http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4ng_y)

Năm 2002, Việt Nam công bố Dược điển Việt Nam III, trong đó có 276 chuyên luận về dược liệu và 37 chuyên luận về chế phẩm thuốc cổ truyền Tài liệu này là cơ sở nhằm nâng cao chất lượng dược liệu cũng như chất lượng thuốc Đông y Việt Nam cũng đã ban hành danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ IV, trong đó

có danh mục thuốc thiết yếu y học cổ truyền gồm vị thuốc, thành phẩm và danh mục cây thuốc nam trồng tại trạm y tế cơ sở Những việc làm đó chứng tỏ y học cổ truyền

có một vị trí rất quan trọng đối với xã hội Việt Nam

Trang 17

lý của từng loài cây dược liệu dùng trong y học

Tuy vậy, nhìn trên mặt bằng tổng quan không khó để nhận ra rằng nhiều đề tài nghiên cứu vẫn có sự tách biệt giữa cây thuốc và cây cảnh Luận văn tốt nghiệp

Kỹ sư chuyên ngành Cảnh quan và kỹ thuật hoa viên, Đại học Nông Lâm, thành phố

Hồ Chí Minh của Nguyễn Ngọc Trà My, 2009 với đề tài “Định danh cây thuốc có

giá trị cảnh quan tại thảo cầm viên thành phố Hồ Chí Minh” đã đề cập đến vấn đề

điều tra, phân loại những cây thuốc có giá trị dược liệu và giá trị cảnh quan nhưng mới chỉ gói gọn trong phạm vi Thảo cầm viên thành phố Hồ Chí Minh mà chưa thực

sự ứng dụng vào trong đời sống sinh hoạt của nhân dân Vì thế, đề tài “Điều tra, khảo sát một số loài cây cảnh dược liệu ở thành phố Hồ Chí Minh và phối kết chúng trong cảnh quan” được thực hiện với mong muốn đóng góp vào công tác phổ biến kiến thức về cây thuốc nam đến người dân thành phố Hồ Chí Minh và ứng dụng

Trang 18

6 chúng trong cảnh quan sân vườn, đem đến nét đẹp cho ngôi nhà và quan trọng nhất

là góp phần bảo vệ sức khỏe gia đình

Trang 19

7

Chương 3

MỤC TIÊU, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn là thông qua quá trình điều tra những loài cây cảnh thường được trồng ở thành phố Hồ Chí Minh và khảo sát thường thức, nhu cầu của người dân về cây thuốc nam nhằm đánh giá tiềm năng đưa cây dược liệu vào cảnh quan, đồng thời đề xuất một số mô hình phối kết các loài cây này phục vụ cho việc làm cảnh và làm thuốc trong gia đình

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Điều tra, khảo sát những loài cây cảnh phổ biến ở 3 quận: quận 2, quận 9

và quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh Thống kê và phân loại các loài có thể sử dụng làm thuốc (theo Phiếu điều tra phần Phụ lục 1)

- Điều tra khảo sát mức độ hiểu biết và tần số sử dụng các loại cây thuốc nam của người dân thành phố Hồ Chí Minh (theo Phiếu điều tra phần Phụ lục 2)

- Lập danh mục các loài cây đã điều tra (xem Phụ lục 3) đồng thời đề xuất thêm một vài loài cây dược liệu khác có thể ứng dụng trong cảnh quan (bao gồm

mô tả cây, tác dụng dược lý, cách thu hái và chế biến) (xem Phụ lục 4)

- Đề xuất một số mô hình phối kết các loài cây dược liệu trồng trong vườn nhà

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Tùy vào từng nội dung cần nghiên cứu, đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, phương pháp tổng quát là kế thừa các tài liệu nghiên cứu trước

đó và điều tra, khảo sát bổ sung, thu thập số liệu thực tế

Trang 20

8

3.3.1 Phương pháp lựa chọn đối tượng, khu vực khảo sát và số lượng mẫu

3.3.1.1 Phương pháp lựa chọn đối tượng

Do mục đích của việc khảo sát là định tính mức độ quan tâm cả người dân về cây thuốc nam nên các đối tượng được lụa chọn theo các điều kiện sau:

+ Các hộ gia đình được khảo sát phải có cây cảnh quanh nhà

+ Đối tượng điều tra là các chủ hộ gia đình trong độ tuổi từ 25- 60 tuổi Lý do chọn các đối tượng này: vì đây là lực lượng lao động chính trong xã hội, có vốn sống

và khả năng tiếp nhận tri thức cao và là nhóm khách hàng chủ chốt trong ngành dịch

vụ cảnh quan hoa viên

3.3.1.2 Lựa chọn khu vực khảo sát

Do thời gian thực hiện đề tài có hạn và chưa có số liệu thống kê cụ thể về vấn đề Nam dược nên khu vực khảo sát được lựa chọn theo tính chất là nơi dân cư thuần túy, giá bất động sản không quá đắt đỏ, gia đình có ít nhất từ 2 thế hệ trở lên

để có thể phản ánh được những truyền thống văn hóa gia đình về cây thuốc nam một cách rõ nét hơn Việc thống kê cây xanh quanh hộ gia đình được điều tra cũng nhằm tiết kiệm về thời gian, công sức điều tra, khảo sát và đảm bảo sự thống nhất

về thông tin có được từ người tham gia điều tra và số liệu đã thống kê được trong cùng khu vực

3.3.1.3 Số lượng mẫu

Phát phiếu điều tra ngẫu nhiên, phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu trắc nghiệm có nhược điểm là độ chính xác không cao nhưng do giới hạn của đề tài nên đây là phương pháp khả thi nhất

3.3.2 Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu

Phát phiếu điều tra ngẫu nhiên, phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu trắc nghiệm cho 100 hộ gia đình có trồng cây cảnh ở ba quận: quận 2, quận 9, quận Thủ Đức Đồng thời ghi nhận lại những cây được trồng tại hộ gia đình đó nhằm mục đích thống kê lại những loài cây cảnh được trồng phổ biến trong cảnh quan, đề xuất thêm một vài loài mới

Trang 21

9

3.3.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Thông qua điều tra, khảo sát thực tế và tham khảo tài liệu, thông tin thu thập được phân loại thành 3 nhóm:

- Nhóm thông tin, số liệu về các loài cây thường trồng

- Nhóm thông tin, số liệu điểu tra phỏng vấn

- Nhóm thông tin về các loài cây thuốc nam

Đối với công tác điều tra các loài cây cảnh thường trồng, số liệu thu thập được thống kê lại và lập thành danh sách, tần số xuất hiện của các loài cây được sắp xếp theo thứ tự giảm dần

Đối với các phiếu điều tra phỏng vấn, số liệu được thống kê lại theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với từng nội dung cần khảo sát, lập bảng thống kê chi tiết cho từng câu hỏi trong phiếu khảo sát bằng phần mền excel

Thông tin về các loài cây thuốc nam, đặc biệt là các loài cây có thể thích nghi được với khí hậu của thành phố Hồ Chí Minh sẽ được tổng hợp, chọn lọc đưa vào danh mục cây dược liệu được khuyên trồng trong cảnh quan

Các thông tin, số liệu thực tế đã thu thập được sẽ là nền tảng cho việc đánh giá các nội dung cần nghiên cứu và đề xuất mô hình phối kết cây dược liệu trong cảnh quan

Trang 22

10

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Qua quá trình khảo sát 100 hộ dân ở thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm 20 hộ

ở khu vực quận Thủ Đức, 20 hộ quận 2 và 60 hộ quận 9 đề tài đã thu được những kết quả sau:

4.1 Kết quả điều tra một số loài cây cảnh thường trồng trong khu vực khảo sát 4.1.1 Kết quả điều tra một số loài cây cảnh thường trồng

Do nhiều điều kiện không thuận lợi và sự hạn chế về quỹ đất là nguyên nhân khiến cho lượng cây xanh trong các hộ gia đình rất thấp 98% hộ gia đình được khảo sát không có vườn cây riêng, 100% hộ không có vườn thuốc riêng, đa phần cây được trồng trong các chậu cảnh, thậm chí đơn giản chỉ là những chậu nhựa tạm

Hình 4.1: Cây cảnh trồng trong chậu Hình 4.2: Vườn nhà

Trong tổng số 52 loài cây đã khảo sát được (xem Phụ lục 3), có 40 loài cây được trồng với mục đích làm cảnh (chiếm 60%), 9 loài được trồng làm thuốc (chiếm 14%), trong đó có 4 loài vừa là cây cảnh vừa là cây thuốc Điều đáng chú ý

là có đến 11 loài (chiếm 21% tổng số loài) là cây thuốc mà không được người trồng biết đến

Trang 23

Mục đích trồng

Làm cảnh

Làm thuốc

Làm thực phẩm

2 Mai vàng

4 Cau vàng Chrysalidocarpus

12 Bông giấy Bougainvillea

Trang 24

12

antidysenterica

Trong 25 loài cây cảnh được thống kê trong Bảng 4.1, số loài được trồng có mục đích làm thuốc là 7 loài, chiếm 28% tổng số loài, số loài vừa là cây cảnh vừa là cây thuốc là 4 loài, chiếm 25% tổng số loài Những số liệu trên cho thấy tần số xuất hiện của các loài cây thuốc không cao (từ 20- 33%) cho thấy chúng không được trồng rộng rãi

Biểu đồ 4.1: Thống kê các loài cây được trồng phổ biến

Điều đặc biệt là các cây được trồng không có sự phân biệt rõ ràng về mục đích sử dụng, có sự đan xen giữa cây làm cảnh - làm thuốc - cây thực phẩm Tuy vậy, số loài cây cảnh được trồng bao hàm cả mục đích làm thuốc còn quá ít (chiếm 10% tổng số cây cảnh) cho thấy người dân không có sự quan tâm đầu tư đến việc trồng cây thuốc nam tại nhà

Trang 25

Hình 4.3: Cây đinh lăng

4.1.2.1.2 Phân bố, thu hái và chế biến

Cây được trồng trên khắp Việt Nam

Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ (lấy ở những cây trồng từ 3 năm trở lên), được thu hái vào mùa thu hay mùa đông vì lúc này hoạt chất tập trung ở rễ Rễ đào về đem rửa sạch đất cát, thái nhỏ rồi phơi hay sấy khô Cũng có thể tẩm thêm

rượu, gừng và sao cho thơm Ngoài rễ ra, người ta còn dùng cả thân và lá đinh lăng 4.1.2.1.3 Công dụng

Theo Đông y, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết

Hải Thượng Lãn Ông đã dùng rễ đinh lăng sao vàng, sắc cho phụ nữ uống sau khi đẻ để chống bệnh đau dạ con và làm tăng tiết sữa

Trang 26

14

Lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho

ra máu, kiết lỵ, theo kinh nghiệm dân gian chữa được bệnh kinh giật ở trẻ em

Thân và cành đinh lăng sắc uống chữa đau lưng, mỏi gối, tê thấp

Ngoài ra đinh lăng còn được dùng chữa ban sởi, ho ra máu, kiết lỵ Phối hợp với sữa ong chúa là thuốc bổ rất tốt

chanh Mùa hoa tháng 4-5

Hình 4.4: Tần dày lá

4.1.2.2.2 Phân bố, thu hái và chế biến

Tần dày lá mọc trên khắp Việt Nam

Có thể thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi Chế biến và lưu trữ lúc trời khô ráo, hái lá bánh tẻ, loại bỏ lá sâu hay già úa, đem phơi nắng nhẹ hoặc sấy khô ở nhiệt độ 40-450C

4.1.2.2.3 Công dụng

Tần dày lá có vị the cay gắt do chứa nhiều tinh dầu cavarol, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, phát hãn, thoái nhiệt, tiêu độc

Trang 27

Hình 4.5: Nha đam

4.1.1.3.2 Phân bố, thu hái và chế biến

Nha đam có mặt trên khắp Việt Nam nhưng mọc nhiều ở các vùng Phan Thiết, Phan Rang, Phan Rí thuộc các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận do thích nghi được với khí hậu hạn hán và khô nóng Vì thế chúng được trồng rải rác khắp nơi

trên nước ta để làm thuốc hoặc làm cây cảnh

Ngoài ra nha đam còn có tính nhận tràng, nhuận gan, điều kinh

Dịch tươi của lá nha đam có thể trị viêm loét dạ dày, làm săn da, làm nhỏ lỗ chân lông Bôi dịch tươi hàng ngày lên mặt có tác dụng ngừa nám, làm mịn da, ngừa mụn, se nhỏ lỗ chân lông nên nha đam có nhiều ứng dụng trong nền công nghiệp mỹ phẩm

Trang 28

tụ họp thành chuỳ hoặc chùm tán ở đầu cành, trên cuống phụ của cụm hoa, đôi khi có những bông hoa đứng riêng lẻ

Quả mọng, hình cầu, đường kính 3-4mm, khi chín màu tím đen, chứa 6-8 hạt Toàn cây có mùi thơm đặc biệt Hoa tháng 2-3, quả tháng 4-5

Hình 4.6: Cây chân chim

4.1.1.5.2 Phân bố, thu hái và chế biến

Cây chân chim mọc hoang ở vùng rừng núi nước ta, thường gặp ở ven rừng,

chân núi, sườn đồi, ở độ cao từ 600m trở lên Đặc biệt, những hộ gia đình sống ở

vùng ẩm thấp thường trồng cây này trong vườn nhà, quanh tường vừa làm cây cảnh vừa có tác dụng trừ muỗi rất hiệu quả

4.1.1.5.3 Công dụng

Theo Đông y, ngũ gia bì chân chim có vị đắng, chát, hơi thơm, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, làm ra mồ hôi, kháng viêm, tiêu sưng và làm tan máu ứ Dịch chiết vỏ cây có tác dụng tăng lực, kích thích thần kinh rõ rệt, chống lạnh, hạ đường huyết

Trang 29

17

Ngũ gia bì chân chim được dùng chữa đau nhức xương khớp, đau bụng, suy nhược … Trong Đông y, nó là một vị thuốc quý có tác dụng làm mạnh gân cốt, trừ phong, đau nhức xương khớp, đau bụng, trẻ em vận động cơ bắp yếu, hạn chế đi lại, chống suy nhược thần kinh, tăng trí nhớ, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt Ngũ gia bì

có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh mạn tính ở người cao tuổi, tăng sức đề kháng, bồi dưỡng sức khỏe, trị đau nhức khớp ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh Nó có tác dụng tốt với bệnh nhân suy giảm chức năng gan, rối loạn nhẹ bilirubin máu toàn phần Ngũ gia bì còn có tác dụng hạ đường máu ở những bệnh nhân đái tháo đường tụy, điều trị sau phẫu thuật

Rượu ngũ gia bì: chữa đau nhức khớp xương, giúp ăn ngủ ngon

Theo Cơ quan nghiên cứu Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), cây ngũ gia bì có

khả năng chống ô nhiễm và khử được khí độc formaldehyd trong nhà

Chú ý đối với người có những triệu chứng sau không được dùng ngũ gia bì:

- Người có triệu chứng âm hư hỏa vượng

độ tối thích cho cây từ 20-240C Cây ra trái quanh năm nhưng thường được các nhà vườn hãm để cây ra trái vào dịp Tết

4.1.1.6.2 Phân bố, thu hái và chế biến

Cây được trồng trên khắp Việt Nam, rất được ưa dùng làm cảnh trang trí trong dịp Tết cổ truyền

Trang 30

để giải khát thì lấy 2-4 quả, giã nát, hòa với nước đường hoặc nước pha mật ong để uống

Hình 4.7: Cây quất

 Kim quất: lấy 1 kg quả quất chín, rửa thật sạch rồi để ngoài gió cho đến lúc lớp vỏ ngoài nhăn nheo Dùng 8g bạch phàn (phèn trắng, phèn chua), 50g phát tiêu (natrium sulfuricum Na2SO4.10H2O), 100g muối ăn Tất cả nghiền thật mịn, trộn đều với quả quất, đựng vào chậu sành, đem phơi nắng Thỉnh thoảng trộn đảo đều cho tới khi thật khô, đem cất vào hũ sành hoặc hũ thủy tinh để sử dụng Kim quất dùng cho người bị đàm nhiều, nặng ngực, hít thở khó khăn, lên cơn suyễn, cổ họng

bị viêm sưng, ngậm 2-4 quả kim quất, nuốt nước từ từ, sẽ giúp tiêu đàm, thuận khí, tiêu viêm

4.1.1.6.3 Công dụng

Theo đông y, quả quất có tác dụng hạ khí, làm nhẹ ngực, chỉ khát, giải độc rượu, trừ uế khí, trợ tiêu hóa, tiêu đàm, tiêu thực tích Thường dùng chữa ho trẻ em, nôn mửa do lạnh bụng, ăn uống không tiêu, đàm vướng ở cổ họng, khô cổ khát nước…

Quả quất rất giàu pectin, có tác dụng ngoại hấp cholesterol trong máu, giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch Ngoài ra, quất có chứa đường, acid hữu cơ, vitamin

Trang 31

19

C (0,13- 0,24 mg %), các hoạt chất có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, nhuận tràng, tăng cường chức năng tiêu hóa, kích thích hệ thần kinh trung ương, an thần, hạ huyết áp, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, phòng ngừa ung thư…

Trong lá tươi và chồi chứa tinh dầu, có tác dụng chữa ho, nôn mửa do lạnh bụng, ăn không tiêu, đầy trướng, chữa cảm mạo phong hàn, không ra mồ hôi

4.2 Kết quả điều tra trắc nghiệm

4.2.1 Kết quả điều tra mức độ quan tâm, tìm hiểu, học hỏi về cây thuốc nam của người dân thành phố Hồ Chí Minh

Kết quả thống kê từ phiếu điều tra cho thấy, tuy số lượng người đặc biệt quan tâm đến cây thuốc nam còn ít (8%), nhưng số người quan tâm đến cây thuốc nam vẫn chiếm đa số (70%) Điều đó cho thấy Đông y nói chung và cây thuốc nam nói riêng vẫn đóng vai trò quan trọng đối với người dân thành phố Hồ Chí Minh

Biểu đồ 4.2: Kết quả khảo sát về mức độ quan tâm về

việc trồng và sử dụng cây thuốc nam Đông y, hay nói cách khác là Y học cổ truyền dân tộc, theo Trần Trọng Kim, VIệt Nam sử lược, đã ra đời trong khoảng thế kỷ thứ VII trước Công nguyên, thuộc nền văn hóa Văn Lang – Âu Lạc Đông y tập hợp rất nhiều kinh nghiệm dân gian,

đã trải qua thực tiễn hàng ngàn năm và lưu truyền trong dân gian, theo lối truyền

Trang 32

20

khẩu, gia truyền là chính Tuy vậy, kết quả điều tra được thể hiện trong biểu đồ 4.3 cho thấy phương thức trao đổi và thu nhận thông tin đã có sự dịch chuyển Mặc dù thông tin từ sách báo, truyền thông có lưu lượng lớn hơn, chủ động hơn nhưng cũng còn nhiều hạn chế: thông tin truyền tải khó kiểm soát độ chính xác hơn, đặc biệt là nguồn thông tin từ internet Vì thế người tìm kiếm và tiếp nhận thông tin cần phải

có sự am hiểu, chọn lọc cao hơn Mặt khác, có đến 90% số người tham gia khảo sát sống trong gia đình 2 thế hệ, điều này ít nhiều cũng cản trở đến việc truyền thừa kiến thức cho thế hệ sau

Biểu đồ 4.3: Kết quả khảo sát nguồn tiếp nhận kiến thức

về thuốc nam của người dân

Trang 33

21

Biểu đồ 4.4: Kết quả khảo sát thói quen theo dõi

các thông tin về Đông y của người dân

Biểu đồ 4.5: Mức độ hiểu biết của người dân về các loài cây thuốc nam Kết quả khảo sát mức độ hiểu biết của người dân về các loài cây thuốc nam

cho thấy thường thức của người dân thành phố Hồ Chí Minh về cây thuốc nam chưa cao, đó là kết quả của việc không chú tâm trau dồi kiến thức về Đông y nói chung

và về cây thuốc nam nói riêng 92% người tham gia khảo sát cho biết họ không có

Trang 34

Biểu đồ 4.6: Kết quả khảo sát ý kiến người dân về việc lưu trữ một vài vị thuốc

Đông y phổ thông trong nhà

Biểu đồ 4.7: Kết quả khảo sát ý kiến người dân về vai trò của vườn thuốc nam

đối với gia đình

Trang 35

Biểu đồ 4.8: Kết quả khảo sát thói quen dùng trà

thay cho nước uống hàng ngày

Biểu đồ 4.9: Kết quả khảo sát về thói quen sử dụng

các vị thuốc nam trong thực đơn hàng ngày

Trang 36

24

Việc sử dụng thuốc nam trong việc phòng và chữa bệnh chưa thực sự phổ biến đối với người dân thành phố Khi bị bệnh tỷ lệ ưu tiên sử dụng thuốc nam là 1% Tuy vậy, tỷ lệ dùng thuốc nam để sơ cứu và trị bệnh thông thường ở mức độ ưu tiên là 7%, thỉnh thoảng là 91%

Biểu đồ 4.10: Việc sử dụng thuốc nam

trong việc phòng bệnh

Biểu đồ 4.11: Sử dụng thuốc nam trong việc sơ cứu hoặc

chữa trị các bệnh thông thường

Trang 37

25

Biểu đồ 4.12: Loại thuốc được ưu tiên sử dụng khi bị bệnh

Trang 38

26

Bảng 4.2: Thống kê nội dung khảo sát và xu hướng lựa chọn câu trả lời

Nội dung khảo sát Lựa chọn nhiều nhất Tỷ lệ

(%) Mức độ quan tâm về việc trồng và sử dụng

Thói quen theo dõi các thông tin về Đông y Ngẫu nhiên thấy cũng sẽ

Vai trò của vườn thuốc nam đối với gia đình

Cung cấp dược liệu và mang tính chất giáo dục

và giữ gìn tri thức, văn hóa truyền thống

30

Sử dụng các vị thuốc nam trong thực đơn

Sử dụng trà thay cho nước uống hàng ngày Thỉnh thoảng 95

Sử dụng thuốc nam trong việc phòng bệnh Thỉnh thoảng 89

Sử dụng thuốc nam trong việc sơ cứu hoặc

Loại thuốc được ưu tiên sử dụng khi bị bệnh Thuốc Tây 99

Trang 39

27

4.3 Đề xuất một số loài cây dược liệu có thể trồng trong vườn nhà

Do cây thuốc nam chưa được sử nhiều nên đây là một hướng đi rất có triển vọng trong ngành cảnh quan Vì thế đề tài đã đề nghị trồng phổ biến thêm một vài loài cây dược liệu làm cây cảnh, đa số các cây được lựa chọn là cây thân thảo, cây tiểu mộc nên có thể dùng trong việc trang trí nội, ngoại thất đều dễ dàng

Cây được chọn theo tiêu chí sau:

- Loài cây có màu sắc hoa, lá đẹp

Bảng 4.3: Danh mục cây trồng thêm và công dụng của chúng

STT Tên cây Tên khoa học Họ thực vật Công dụng

1 Vông nem Erythrina indica Fabaceae An thần, trấn kinh

2 Lạc tiên Passiflora foetida Passifloraceae An thần, trấn kinh

3 Cỏ nến Typha angustata Typhaceae Cầm máu

4 Huyết dụ Cordyline

Cầm máu, chữa lỵ, lậu, xích bạch đới

5 Trắc bách

diệp Thuja orientalis Cupressaceae

Cầm máu, thanh huyết phận thấp nhiệt

6 Thạch vĩ Pyrhosia lingua Polypodiaceae

Thông tiểu trong trường hợp tiểu tiện

ra máu, sỏi; viêm niệu đạo, bàng quang

Trang 40

8 Hoa hiên Hemerocallis fulva Liliaceae

Thông tiểu, chữa vàng da do rượu, giảm đau, chữa sốt, thủy thũng, lỵ, chảy máu cam, nôn ra máu

9 Tai chuột Dischidia

Thông tiểu, chữa viêm ống tiểu, bạch đới

10 Cỏ ba lá Oxalis corniculata Oxalidaceae

Thông tiểu, giải nhiệt, chữa xích bạch đới,sát trùng, sốt, lỵ

11 Dành dành Gardenia

Thông tiểu, thanh nhiệt, giúp cầm máu, thổ huyết

14 Ngải cứu Artemisia vulgaris Asteraceae

Trị bệnh phụ nữ, giảm đau, cầm máu, sát trùng

15 Ích mẫu Leonurus

heterophyllus Asclepiadaceae

Trị bệnh phụ nữ, giảm huyết áp, chữa

Ngày đăng: 30/05/2018, 17:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w