LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội về “Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh điển cứu tại Trung tâm dưỡng lão Thị Ng
Trang 1VŨ THỊ MINH PHƯƠNG
DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (ĐIỂN CỨU TẠI TRUNG TÂM DƯỠNG LÃO THỊ
Trang 2-
VŨ THỊ MINH PHƯƠNG
DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (ĐIỂN CỨU TẠI TRUNG TÂM DƯỠNG LÃO THỊ
NGHÈ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI
MÃ NGÀNH: 60.90.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS HUỲNH VĂN CHẨN
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội về “Dịch vụ
công tác xã hội đối với người cao tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh (điển cứu tại Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè, Thành phố Hồ Chí Minh)” là công trình
nghiên cứu của cá nhân tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS Huỳnh Văn Chẩn
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Tác giả luận văn
Vũ Thị Minh Phương
Trang 4Nhân dịp này, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn Khoa Công tác xã hội Trường
ĐH Lao động – xã hội (CSII), lãnh đạo và các thầy/cô đang công tác tại Khoa đã tạo điều kiện và thời gian cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân của tôi là ba mẹ, anh/chị/em hai bên gia đình, đặc biệt là chồng và con trai cùng với những người bạn đã luôn bên tôi, động viên tôi hoàn thành khóa học và bài luận văn này
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3
2.1 Những nghiên cứu về người cao tuổi trên thế giới 3
2.1.1 Các nghiên cứu về công tác chăm sóc người cao tuổi ngoài cộng đồng 3
2.1.2 Những nghiên cứu về công tác chăm sóc NCT tại các trung tâm dưỡng lão 5
2.2 Những nghiên cứu về người cao tuổi tại Việt Nam 6
2.1.1 Các nghiên cứu về công tác chăm sóc người cao tuổi ngoài cộng đồng 6
2.2.2 Các nghiên cứu về công tác chăm sóc NCT tại các trung tâm dưỡng lão 9
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10
4 Câu hỏi nghiên cứu 11
5 Giả thuyết nghiên cứu 11
6 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 11
6.1 Đối tượng nghiên cứu 11
6.2 Khách thể nghiên cứu 12
6.3 Phạm vi nghiên cứu 12
7 Phương pháp nghiên cứu 12
7.1 Phương pháp luận nghiên cứu 12
7.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: 13
8 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 16
9 Kết cấu của luận văn 16
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI 18
Trang 61.1 Hệ thống một số khái niệm cơ bản 18
1.1.1 Người cao tuổi 18
1.1.2 Dịch vụ, dịch vụ công tác xã hội và dịch vụ công tác xã hội đối với NCT 18
1.2 Đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi 24
1.2.1 Đặc điểm sinh lý 24
1.2.2 Đặc điểm tâm lý 26
1.3 Các lý thuyết áp dụng trong đề tài 27
1.3.1 Lý thuyết nhu cầu 27
1.3.2 Lý thuyết thân chủ trọng tâm 29
1.4 Các văn bản pháp luật và chính sách liên quan đến người cao tuổi 31
1.4.1 Những chủ trương của Đảng 31
1.4.2 Luật pháp và chính sách của Nhà nước 31
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi 33
1.5.1 Đặc điểm của đối tượng 33
1.5.2 Trình độ chuyên môn của nhân viên công tác xã hội 34
1.5.3 Nguồn lực kinh tế của trung tâm 35
Tiểu kết chương 1 36
Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NCT TẠI TRUNG TÂM DƯỠNG LÃO THỊ NGHÈ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 37
2.1 Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu 37
2.1.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu 37
2.1.2 Khái quát về khách thể nghiên cứu 40
2.2 Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè, thành phố Hồ Chí Minh 48
Trang 72.2.1 Dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng 48
2.2.2 Dịch vụ chăm sóc đời sống tinh thần 54
2.2.3 Dịch vụ chăm sóc sức khỏe 57
2.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão Thị Nghè, thành phố Hồ Chí Minh 63
2.3.1 Yếu tố đặc điểm của người cao tuổi 64
2.3.2 Yếu tố trình độ chuyên môn của nhân viên xã hội 64
2.3.3 Yếu tố nguồn lực kinh tế của Trung tâm 67
2.4 Giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả dịch vụ CTXH đối với NCT tại thành phố Hồ Chí Minh 68
2.4.1 Các giải pháp thuộc về Nhà nước, cộng đồng và xã hội 69
2.4.2 Các giải pháp thuộc Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè 72
Tiểu kết chương 2 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DVCTXH Dịch vụ công tác xã hội
Trang 9DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.4: Tình trạng tâm lý của NCT theo giới tính 46
Bảng 2.6: Đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ CTXH của NCT 49 Bảng 2.7: Đánh giá của NCT về dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng 51 Bảng 2.8: Đánh giá của NCT về các dịch vụ chăm sóc nuôi
dưỡng theo thang điểm
53
Bảng 2.9: Tâm trạng của NCT khi sống tại Trung tâm 55 Bảng 2.10: Dịch vụ nâng cao đời sống tinh thần cho NCT tại TT 56 Bảng 2.11: Các nội dung chăm sóc sức khỏe NCT được hỗ trợ tại
Trung tâm
59
Bảng 2.12: Đánh giá của NCT về thái độ của NVXH tại TT đối
với dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Bảng 2.15: Mức độ tác động của các yếu tố thuộc về NVXH ảnh
hưởng đến DVCTXH đối với NCT
66
Bảng 2.16: Mô hình ma trận tương quan các yếu tố tác động đến
DVCTXH đối với NCT
67
Bảng 2.17: Mức độ tác động của yếu tố nguồn lực kinh tế của
trung tâm đến dịch vụ CTXH đối với NCT
68
Trang 10với dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng
54
Biểu đồ 2.5: Mức độ hài lòng của NCT đối với dịch vụ chăm sóc
sức khỏe theo giới tính và thời gian ở Trung tâm
62
Biểu đồ 2.6: Đánh giá của NCT về các yếu tố ảnh hưởng đến dịch
vụ CTXH
64
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Không thể phủ nhận rằng thế hệ chúng ta có được như ngày hôm nay là nhờ phần lớn công sinh thành, dưỡng dục của các thế hệ ông bà, cha mẹ, những người
đã không quản ngại khó khăn, vất vả, hy sinh cả tuổi thanh xuân, sức khỏe, sắc đẹp
và cả xương máu của mình Chúng ta rồi ai cũng sẽ già và không tránh được quy luật sinh – lão – bệnh – tử Hiện giờ là ông bà, cha mẹ chúng ta đang già đi, rồi theo thời gian chúng ta cũng sẽ bước tiếp con đường ấy Cuộc sống hiện đại, sức ép về thời gian làm chúng ta luôn tất bật chạy theo công việc và những đam mê Điều này dần khiến chúng ta vô tình quên đi bổn phận của mình đối với ông bà cha mẹ, những người cao tuổi mà lúc này bắt đầu có những thay đổi về tâm sinh lý, lao động, thu nhập, và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống Họ trở thành những người yếu thế, dễ bị tổn thương và cần sự trợ giúp của xã hội
Trước thực tế đó, xu thế tìm viện dưỡng lão đang là phương án được nhiều người nghĩ đến khi gia đình có người cao tuổi gặp vấn đề về sức khỏe, tâm lý Những năm trước đây, việc đưa ông bà, bố mẹ vào viện dưỡng lão thường bị cho là
“bất hiếu” thì hiện nay việc làm này đã được nhìn nhận theo chiều hướng tích cực hơn Thực tế chứng minh, với những người cao tuổi gặp vấn đề về sức khỏe, tâm lý tuổi già, việc vào sống trong các viện dưỡng lão không chỉ là giải pháp tình thế, mà còn giúp nâng cao chất lượng sống của người cao tuổi
Nhận định về nhu cầu tìm nơi dưỡng lão cho người cao tuổi, các chuyên gia
dự báo cho rằng, đây sẽ là xu hướng trong tương lai bởi Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số với tốc độ nhanh Tỷ lệ người trên 60 tuổi ở nước ta hiện chiếm 10% dân số, tương đương với 9 triệu người cao tuổi, dự báo đến năm 2030, dân số Việt Nam sẽ già hóa với tỷ lệ 17%, tương đương khoảng 16,5 triệu người Thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, hiện thành phố có khoảng 500.000 người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên, chiếm 5,4% dân số [21] Đây là thách thức không nhỏ đối với hệ thống chính sách an sinh xã hội, trong
đó có công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi (NCT), nhất là những người gặp vấn đề về sức khỏe, và điều mà chúng ta quan tâm trong
Trang 12tương lai sẽ là chất lượng, dịch vụ tại các trung tâm, viện dưỡng lão sẽ như thế nào
để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đó?
Nhận thức rõ những thách thức về mặt kinh tế, xã hội và văn hóa mà quá trình phát triển đem đến, trong đó có vấn đề già hóa dân số, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng công tác chăm sóc NCT Ngày 27/9/1995, Ban Bí thư TW Đảng (Khoá VII) đã ban hành Chỉ thị số 59-CT/TW về chăm sóc NCT, trong đó nhấn mạnh “NCT có công sinh thành, nuôi dạy con cháu giữ gìn và phát triển giống nòi, giáo dục các thế hệ thanh niên Việt Nam về nhân cách, phẩm chất và lòng yêu nước; một bộ phận đông đảo NCT Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng vào
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nên việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của NCT là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội” [24]
Mặc dù đã có nhiều chính sách đối với NCT, đặc biệt là NCT có công với nước, NCT không nơi nương tựa, tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ chủ yếu Đảng và Nhà nước ta là trợ giúp xã hội trực tiếp bằng nguồn lực tài chính đối với NCT có hoàn cảnh khó khăn, trong khi hiện nay nhu cầu, đối tượng NCT cần trợ giúp đa dạng với những yêu cầu cao hơn về chất lượng và dịch vụ Điều này cho thấy hình thức trợ giúp truyền thống không mang tính hiệu quả bền vững, chưa đáp ứng đầy
đủ nhu cầu của NCT
Bên cạnh đó, nghề CTXH đang trong giai đoạn hội nhập, kinh nghiệm công tác xã hội với NCT chưa có, còn nhiều những hạn chế về ý thức, nhận thức của xã hội [13] Năm 2010, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Đề án (Đề án 32) Phát triển nghề CTXH được chính thức phê duyệt và đi vào hoạt động, nhu cầu nâng cao, hoàn thiện các hoạt động CTXH ngày càng trở nên cấp thiết hơn Mục tiêu chung của Đề án là “Phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp DVCTXH tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến”.[8]
Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè không hẳn là một viện dưỡng lão có quy mô lớn, nhưng nơi đây vẫn là một điểm đến chất lượng dành cho người cao tuổi tại
Trang 13Thành phố Hồ Chí Minh Được thành lập vào năm 1996, Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè có chức năng chính là chăm sóc, phụng dưỡng những đối tượng người già thuộc diện chính sách không nơi nương tựa và không người nuôi dưỡng, cũng như những người già neo đơn có nhu cầu khác Qua hơn 20 năm hoạt động, Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè thực sự đã trở thành nơi tri ân đầy nghĩa tình, thấm đẫm tính nhân văn và tình cảm gắn bó đùm bọc lẫn nhau giữa người với người Chính vì vậy, việc làm rõ đặc điểm, nhu cầu của NCT, cũng như nghiên cứu đánh giá thực trạng chất lượng các dịch vụ công tác xã hội đối với NCT tại đây là một vấn đề hết sức
cần thiết, đó cũng chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh (điển cứu tại Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè thành phố Hồ Chí Minh)” làm đề tài nghiên cứu
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1 Những nghiên cứu về người cao tuổi trên thế giới
2.1.1 Các nghiên cứu về công tác chăm sóc người cao tuổi ngoài cộng đồng
Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của NCT ngày càng được quan tâm hơn và các nghiên cứu về NCT cũng được triển khai một cách rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho NCT
Levy, LL (1990) trong bài viết “Activity, social role retention, and the multiple disabled aged: strategies for intervention Occupational Therapy in Mental Health” (Hoạt động, vai trò xã hội và NCT khuyết tật: chiến lược can thiệp Liệu pháp nghề nghiệp trong sức khỏe tâm thần), đã trình bày tổng quan về các khái niệm được sử dụng bởi các nhà trị liệu và người chăm sóc trong việc phục hồi cho NCT khuyết tật về thể chất và nhận thức để tạo điều kiện cho họ tham gia vào các hoạt động đời sống có giá trị và phát huy được vai trò xã hội của mình Các chiến lược can thiệp được mô tả là đáp ứng với tình thế tiến thoái lưỡng nan mà NCT đang gặp phải, đó là: sự không phù hợp giữa các điểm mạnh và năng lực của NCT
và thiếu cơ hội để sử dụng và duy trì những điểm mạnh đó Bài viết cũng đưa ra một số giải pháp nhằm bù đắp cho các hạn chế về thể chất và nhận thức của NCT khuyết tật qua đó cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ [34]
Trang 14Để tìm hiểu về những rào cản ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, Annette L Fitzpatrick, Neil R.Powe, Lawton S.Cooper, Diane G Ives và John A.Robbins (Đại học Washington, Đại học Johns Hopkins, Đại học Pittsburgh, Đại học California – Davis và Đại học Wake Forest) đã có một nghiên cứu định lượng: “Barriers to Health Care Acces Among the Elderly an Who Perceives Them” (Những rào cản chăm sóc sức khỏe NCT và nhận thức về chúng)
Đề tài này được tiến hành từ năm 1993 đến 1994 tại Viện nghiên cứu sức khỏe tim mạch với trên 5800 đàn ông và phụ nữ từ 65 tuổi trở lên Mẫu này được chọn ngẫu nhiên từ danh sách đủ điều kiện chăm sóc y tế ở 4 cộng đồng: Quận Forsyth, Sacramento, Washington và Allegheny Nghiên cứu chỉ ra rằng các rào cản chủ yếu
là sự thiếu đáp ứng của bác sỹ đối với bệnh nhân, các rào cản tâm lý và thể chất khác … Đồng thời, đề tài cũng khái quát thực trạng chăm sóc khỏe đối với NCT, những rào cản tác động tới việc NCT nhận được sự quan tâm, chăm sóc của nước
Mỹ Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu như vậy, đề tài chỉ tập trung chủ yếu về hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT, còn các yếu tố khác góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống NCT thì hầu như chưa được khai thác trong nghiên cứu này [31]
Tiếp nối những công trình nghiên cứu về sức khỏe NCT, Dean Blevins, Bridget Morton và Rene McGovern lại tập trung vào đối tượng NCT tại nông thôn
Mỹ với đề tài: “Evaluating a community – based participatory research project for elderly mental healthcare in rural America” (Đánh giá một dự án nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho NCT nông thôn Mỹ), được công bố 2008 Nghiên cứu này nhằm khám phá bản chất giữa các đối tác trong chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho NCT ở nông thôn Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết mọi người hài lòng với vai trò của họ và mức độ thành công của chương trình Từ đó, các tác giả cũng đề xuất những phương pháp để cải thiện hơn nữa các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho NCT tại nông thôn [33]
Những nghiên cứu về NCT trên thế giới chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho nhóm đối tượng này tại công đồng Những kết quả thu được từ những công trình nghiên cứu tầm cỡ đó giúp chúng ta thấy được những rào cản
Trang 15trong hệ thống chăm sóc sức khỏe NCT và gợi cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm khi áp dụng vào Việt Nam, điều đó đặt ra sự quan tâm lớn đối với những người làm nghiên cứu nói riêng và những nhà hoạch định chính sách của nước ta nói chung
2.1.2 Những nghiên cứu về công tác chăm sóc người cao tuổi tại các trung tâm dưỡng lão
Theo Clark, C.(ed) (2001) London với công trình nghiên cứu “Adult Day Services and Social Inclusion: Better Days” (Dịch vụ ban ngày dành cho NCT và hòa nhập xã hội: Ngày tốt hơn) đã chỉ ra rằng: các dịch vụ ban ngày, bất kể có ý định tốt đến đâu, thường phục vụ lợi ích của các nhà cung cấp hơn là lợi ích của NCT, điều này thể hiện qua việc tác giả đã xem xét các chính sách đang tồn tại ở Vương quốc Anh liên quan đến các dịch vụ ban ngày Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của mô hình chăm sóc sức khỏe ban ngày để đáp ứng và phản ánh nhu cầu của NCT [32]
Cũng liên quan tới các trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc ban ngày ở Anh, công trình nghiên cứu “The Experience of Attending a Day Care Centre: A Study into Older Adults’ Quality of Life” (Kinh nghiệm tham dự trung tâm chăm sóc ban ngày: Một nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của NCT) do Rebecca Giles tiến hành năm 2014 tại một số trung tâm ở Anh, với mục đích khám phá những trải nghiệm của NCT khi tham dự một trung tâm chăm sóc ban ngày và tìm hiểu xem việc sống trong một trung tâm chăm sóc ban ngày có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng cuộc sống của NCT hay không Tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc với tám NCT đã từng tham dự trung tâm chăm sóc ban ngày trong vòng tối thiểu là một năm Với những kết quả thu được, nghiên cứu chỉ ra rằng: trung tâm chăm sóc ban ngày giúp NCT có những trải nghiệm khá tích cực bởi những người tham gia cho rằng có sự đồng hành của những người cùng thế hệ và sự phát triển mối quan hệ tốt với nhân viên Những trải nghiệm tích cực này góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của NCT tại đây, điều mà họ không có được khi ở nhà
Trang 16Mặc dù nghiên cứu này không đại diện cho trải nghiệm của tất cả NCT dùng dịch vụ ở tất cả các trung tâm chăm sóc ban ngày nhưng rõ ràng những phát hiện của tác giả cho thấy việc được chăm sóc tại các trung tâm ban ngày có khả năng đóng góp đáng kể vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho NCT, bởi theo như những gì NCT chia sẻ, nó có thể giảm đáng kể cảm giác bị cô lập và cô đơn thường gặp ở NCT [35]
2.2 Những nghiên cứu về người cao tuổi tại Việt Nam
Với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống NCT nói riêng, đảm bảo an sinh
xã hội nói chung, Việt Nam cũng đã có rất nhiều các bài nghiên cứu, bài viết, tài liệu đề cập tới nhóm đối tượng này trên nhiều phương diện Tuy nhiên, tác giả nhận thấy các bài viết chủ yếu theo hai hướng:
2.1.1 Các nghiên cứu về công tác chăm sóc người cao tuổi ngoài cộng đồng
Đề tài “Nghiên cứu một số đặc trưng của người cao tuổi và đánh giá mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang áp dụng” năm 2005 của Ủy ban Dân số - Gia đình - Trẻ em, được tiến hành điều tra tại Thái Bình và Hà Nội Nghiên cứu đã khảo sát một số đặc trưng cơ bản về: điều kiện kinh tế; điều kiện xã hội; nhu cầu chăm sóc sức khoẻ; đặc điểm về nguyện vọng, tâm lý của NCT, từ đó hệ thống hoá tình hình chung về NCT trong và ngoài nước, đánh giá thực trạng về NCT ở Việt Nam, tổng kết, đánh giá kinh nghiệm từ một số mô hình chăm sóc sức khoẻ NCT đang áp dụng đồng thời chỉ ra rằng Việt Nam khó có đủ điều kiện áp dụng mô hình chăm sóc người già như ở các nước phát triển (Trung tâm ban ngày, cơ sở chăm sóc
và nuôi dưỡng người già tập trung) vì hạn chế về thu nhập và tỷ lệ người tham gia BHYT quá thấp (30% ở đô thị và 15% ở nông thôn) Trong điều kiện kinh tế khó khăn, việc áp dụng mô hình khu chăm sóc sức khoẻ NCT tại cộng đồng là phù hợp với phương châm xã hội hoá như: Y tế dự phòng, rẻ tiền, phục vụ đa số NCT, có thể
ở cả vùng nông thôn… Trên cơ sở đó, đề tài cũng đề xuất một số giải pháp về chăm sóc sức khoẻ NCT tại cộng đồng [22]
Nghiên cứu “Khảo sát thu thập xử lý thông tin về người cao tuổi” năm 2007
do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam thực hiện Nghiên cứu được tiến hành tại 8 tỉnh thuộc 8 vùng địa lý Nghiên
Trang 17cứu tập trung vào chủ đề: Đánh giá thực trạng vị thế và đời sống NCT ở Việt Nam; đánh giá thực trạng việc thực hiện các chương trình/chính sách về NCT Trên cơ đó
đề xuất một số giải pháp về chính sách nhằm phát huy vai trò và nâng cao chất lượng cuộc sống của NCT [2]
Năm 2009, Viện nghiên cứu NCT đã tiến hành công trình “Nghiên cứu, điều tra cơ bản thực trạng sức khỏe, bệnh tật của người cao tuổi Việt Nam”, được tiến hành 2 huyện thị tại mỗi tỉnh: Sơn La, Quảng Nam, Đồng Nai, Cần Thơ, Đắk Nông
và Ninh Bình Nghiên cứu tập trung vào mục tiêu tổng quan sức khỏe và bệnh tật của NCT, thực trạng sức khỏe của NCT, trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách nhằm phát huy tài năng, trí tuệ của NCT trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước [27]
Cũng trong năm 2009, nhóm nghiên cứu Phạm Thắng – Đỗ Thị Khánh Hỷ công bố “Báo cáo tổng quan về chính sách chăm sóc người già thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam” Báo cáo của các tác giả chỉ ra những thách thức của dân số già trong công tác chăm sóc sức khỏe như: gánh nặng bệnh tật, nguy cơ tàn phế, điều kiện hỗ trợ chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc ngày càng lớn, việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho NCT còn hạn chế… Từ đó, đề xuất một số kiến nghị cũng như định hướng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho NCT tại Việt Nam [20]
Đề tài “Hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi tại địa bàn thành phố Quy Nhơn” năm 2011 của tác giả Nguyễn Quỳnh Anh tìm hiểu về các đặc trưng của hỗ trợ xã hội đối với NCT (sức khỏe, y tế, tinh thần, vật chất), những yếu tố văn hóa – xã hội của người cao tuổi và làm rõ việc hỗ trợ xã hội đối với NCT thông qua sự trợ giúp
về chăm sóc sức khỏe, trò chuyện, sinh hoạt hàng ngày Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng những vấn đề hỗ trợ xã hội cho NCT, đề tài đưa ra các giải pháp và định hướng đối với việc hỗ trợ xã hội cho NCT [1]
Nhằm phân tích thực trạng NCT và già soát tiến độ thực hiện các chính sách
và hành động của Chính phủ và các cơ quan liên quan, Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) và Tổ chức Hỗ trợ NCT quốc tế (Hepl Age International) đã thực hiện đề tài: “Già hóa trong thể kỷ 21: Thành tựu và thách thức” và được xuất bản 2012 Báo
Trang 18cáo đã đánh giá quá trình kể từ khi Hội nghị thế giới lần thứ 2 về NCT thực hiện kế hoạch hành động quốc tế Madrid về NCT Nhiều ví dụ minh họa về những chương trình đổi mới đã đáp ứng thành công các mối quan tâm của NCT được đưa ra trong báo cáo, tiếng nói của NCT được ghi lại thông qua các buổi tham vấn cả nam giới
và phụ nữ cao tuổi trên toàn thế giới Bên cạnh đó, báo cáo cũng đưa ra khuyến nghị
về định hướng tương lai nhằm đảm bảo mọi người ở mọi lứa tuổi trong xã hội bao gồm cả NCT và giới trẻ đều có cơ hội góp phần xây dựng xã hội cũng như cùng được hưởng những phúc lợi xã hội đó [14, tr12]
Đề tài “Nghiên cứu nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp cộng đồng tại huyện Đông Anh, Hà Nội” năm
2012 của tác giả Hoàng Trung Kiên thì chủ yếu đề cập tới nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của NCT, khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận và đề xuất mô hình mô hình thí điểm quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khoẻ NCT dựa vào cộng đồng đạt được nhiều kết quả đáng khích
lệ, tuy nhiên do khả năng nguồn lực còn hạn chế nên bước đầu mô hình chỉ tập trung vào quản lý, tư vấn, khám chữa bệnh, truyền thông giáo dục sức khoẻ và tổ chức luyện tập dưỡng sinh, thể dục thể thao cho NCT, còn các vấn đề như dinh dưỡng NCT, phục hồi chức năng, tâm lý, vận động, lối sống, đặc điểm NCT theo các nhóm tuổi vẫn chưa được đề cập tới [15]
Đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi Việt Nam” của tác giả Phạm Vũ Hoàng năm 2013 tập trung đánh giá về thực trạng, chất lượng chăm sóc NCT, các yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong chất lượng chăm sóc đối tượng này tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe NCT Thiên Đức, huyện Từ Liêm, Hà Nội Trên cơ sở đó đề tài đưa ra một số định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc NCT Việt Nam [10]Luận văn “Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở nông thôn Việt Nam hiện nay và hoạt động của công tác xã hội” (2014), được tác giả Trương Thị Điểm tiến hành nghiên cứu ở xã Quỳnh Bá, Quỳnh Lưu, Nghệ An Luận văn chỉ ra những đặc điểm đời sống NCT ở nông thôn qua các yếu tố: quy mô gia đình, hoạt động kinh tế cũng như mối quan hệ giữa người cao tuổi với các thành viên trong gia đình Bên
Trang 19cạnh đó, tác giả cũng đánh giá sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội đối với việc chăm sóc sức khỏe NCT thông qua việc khám chữa bệnh, hay mức độ tham gia của NCT vào các tổ chức này Từ đó, đưa ra những triển vọng về chăm sóc sức khỏe NCT tại địa bàn nghiên cứu cũng như đề cao vai trò của hoạt động công tác xã hội với NCT tại nông thôn [9]
Ngoài ra, còn có rất nhiều các bài viết đăng trong các Hội thảo về thách thức già hóa dân số, tổng kết các mô hình chăm sóc người cao tuổi do các cơ quan Bộ, ngành tổ chức hàng năm
2.2.2 Các nghiên cứu về công tác chăm sóc người cao tuổi tại các trung tâm dưỡng lão
Đứng trước sự gia tăng của xã hội hiện đại về nhu cầu thành lập các trung tâm, viện dưỡng lão để chăm lo đời sống cho NCT một cách toàn diện và chuyên nghiệp,
đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về lĩnh vực này, có thể kể đến một vài
đề tài như:
Tác giả Trịnh Thị Cánh với đề tài “Công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn Trung tâm Nuôi dưỡng người già neo đơn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” (2016) cung cấp cho chúng ta những đánh giá về thực trạng chăm sóc NCT thông qua các hoạt động cụ thể tại trung tâm như: hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe đối với người cao tuổi; hoạt động hỗ trợ về tâm lý, hoạt động truyền thông; hoạt động kết nối nguồn lực hỗ trợ chăm sóc đời sống vật chất cho NCT Ngoài ra, đề tài cũng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc NCT, nguyên nhân dẫn tới các hạn chế trong chất lượng chăm sóc NCT Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc NCT tại tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu nói riêng và ở Việt Nam nói chung [4]
Đề tài “Công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (nghiên cứu tại trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức, Thành phố Hà Nội) tập trung nghiên cứu, đánh giá về hoạt động chăm sóc sức khỏe NCT và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCT tại đây [11]
Trang 20Năm 2017, tác giả Trần Quang Vinh với đề tài “Quản lý trường hợp đối với NCT từ thực tiễn trung tâm công tác xã hội tỉnh Tiền Giang” đã cho thấy, NCT có nhu cầu rất đa dạng, họ cần được trợ giúp để giải quyết các khó khăn của mình Tuy nhiên, hoạt động quản lý trường hợp đối với NCT tại trung tâm chưa thực sự phát huy được hiệu quả Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là các yếu tố liên quan đến bản thân NCT, năng lực cùa nhân viên quản lý trường hợp, khả năng đáp ứng của trung tâm và nhận thức của công đồng, chính quyền địa phương Mặc dù vậy, tác giả cũng nhấn mạnh rằng, CTXH cũng như quản lý trường hợp còn khá mới mẻ ở Việt Nam, do vậy cần phải có thời gian, lộ trình phù hợp để từng bước phát triển nghề CTXH thành một nghề chuyên nghiệp, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước [26]
Tóm lại,
Qua các công trình, đề tài nghiên cứu về NCT thời gian trước và gần đây, tác giả nhận thấy có khá nhiều các nghiên cứu về lĩnh vực NCT nhưng chủ yếu chỉ dừng lại ở khía cạnh cung cấp thông tin hoặc tập trung vào một số địa bàn đặc thù nhằm đưa ra thực trạng về chất lượng chăm sóc NCT từ đó đưa ra những khuyến nghị về chăm sóc đối tượng này hoặc đánh giá các mô hình chăm sóc NCT nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc NCT nói chung chứ chưa hoặc rất ít đề cập đến từng dịch vụ cụ thể hiện đang cung cấp cho NCT, chất lượng dịch vụ đó như thế nào, nhu cầu của NCT và khả năng tiếp cận của NCT đối với từng dịch vụ này ra sao Vì vậy, tác giả muốn đi sâu nghiên cứu các dịch vụ công tác xã hội đối với NCT tại Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè, thành phố Hồ Chí Minh, vấn đề mà rất ít đề tài đề cập đến Điều này sẽ góp phần cung cấp các thông tin có giá trị tham khảo đối với trung tâm trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và phát triển các dịch vụ ở trung tâm nói riêng và phát triển lĩnh vực công tác xã hội đối với NCT tại thành phố Hồ Chí Minh nói chung
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với NCT tại TP.HCM thông qua nghiên cứu trường hợp tại trung tâm dưỡng lão Thị
Trang 21Nghè, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển và bảo đảm thực hiện tốt các dịch vụ công tác xã hội đối với NCT tại Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè nói riêng và dịch vụ công tác xã hội đối với NCT tại TP.HCM nói chung
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản về dịch vụ công
tác xã hội đối với NCT trên cơ sở nền tảng lý luận, phương pháp, kiến thức, kỹ năng
về CTXH
Hai là, khảo sát, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng các dịch vụ công
tác xã hội với NCT và các yếu tố ảnh hưởng tới các dịch vụ này
Ba là, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị
nhằm phát triển và đảm bảo thực hiện tốt các dịch vụ công tác xã hội đối với NCT tại TP HCM
4 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác
xã hội đối với người cao tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh?
- Cần có những giải pháp gì để nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh?
5 Giả thuyết nghiên cứu
- Nhu cầu sử dụng dịch vụ CTXH của NCT tại Tp HCM rất lớn nhưng mức
độ đáp ứng ở mức trung bình
- Các yếu tố về đặc điểm của đối tượng, năng lực, trình độ của nhân viên CTXH cũng như nguồn lực kinh tế của trung tâm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CTXH của NCT
- Nếu có thể huy động tốt các nguồn lực cũng như xây dựng được mạng lưới
hỗ trợ cho NCT thì sẽ nâng cao mức độ đáp ứng các dịch vụ CTXH đối với NCT
6 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
6.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 22Các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
6.2 Khách thể nghiên cứu
Đề tài được triển khai nghiên cứu đối với các khách thể là NCT đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè, lãnh đạo và nhân viên làm việc tại Trung tâm
6.3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về đối tượng: Trong đề tài này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu ba
loại hình dịch vụ công tác xã hội cơ bản là: dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dịch vụ nâng cao đời sống tinh thần đối với NCT tại TP HCM
- Phạm vi về khách thể: Nghiên cứu trên 107 người cao tuổi đang được chăm
sóc tại trung tâm với yêu cầu là có khả năng giao tiếp Cụ thể như sau:
Khách thể Điều tra bảng hỏi Phỏng vấn sâu
- Phạm vi về thời gian: từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên quan điểm, lập trường của chủ nghĩa Mác-Lê nin, cụ thể
là chủ nghĩa duy vật biện chứng, nghĩa là nghiên cứu dịch vụ CTXH tác động tới đời sống NCT neo đơn phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với các chính sách xã hội, với các giai cấp, các tầng lớp, nhóm xã hội khác nhau Đồng thời, nghiên cứu phải dựa trên quan điểm duy vật lịch sử, nghĩa là vấn đề nghiên cứu phải đặt ra được những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể Quá trình nghiên cứu phải đảm bảo căn cứ trên cơ sở điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của từng giai đoạn
Trang 23Nghiên cứu phải giữ vững lập trường quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh, được
cụ thể hóa bằng các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam trong các chính sách xã hội nói chung, chính sách an sinh
xã hội, bảo trợ xã hội nói riêng Mọi chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều nhằm mục đích phát triển kinh tế, ổn định, tạo sự công bằng xã hội mà nhất là với những đối tượng người yếu thế trong xã hội Phải dựa trên lập trường của giai cấp công nhân, đó là lập trường cách mạng triệt để, là lập trường kiên quyết đấu tranh, lập trường cách mạng thể hiện được yêu cầu, nguyện vọng cơ bản của quần chúng nhân dân
Người cao tuổi là đối tượng cần được xã hội quan tâm nên khi đi vào nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các đối tượng này chúng ta phải xác định trước hết đó
là vì nhân tố phát triển con người, nhằm đảm bảo các nhu cầu chính đáng của đối tượng từ đó góp phần vào phát triển xã hội
7.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
7.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Đề tài sử dụng các nguồn tài liệu liên quan đến: Các công trình nghiên cứu khoa học trước, sách, báo, tạp chí có liên quan đến đề tài, các số liệu thống kê; số liệu từ trung tâm; Số liệu trong các báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Hội người cao tuổi TP HCM; sách, báo, tạp chí trong nước; thông tin từ mạng Internet; các văn bản và định hướng của Nhà nước trong lĩnh vực liên quan đến người cao tuổi
7.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng phương pháp này nhằm thu thập thông tin sơ cấp Phương pháp điều tra chính được sử dụng là phương pháp phỏng vấn bằng bảng câu hỏi dành cho người cao tuổi, lãnh đạo, cán bộ quản lý, nhân viên tại Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè, TP HCM
Nội dung bảng hỏi gồm phần thông tin cá nhân, phần thu thập thông tin chung
về thực trạng đời sống của người cao tuổi, các yếu tố ảnh hưởng đến các dịch vụ này, đồng thời đưa ra một số nội dung câu hỏi liên quan đến giải pháp phát triển các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại Trung tâm
Trang 24Do người cao tuổi tại trung tâm có khả năng giao tiếp được không nhiều, vì vậy việc chọn mẫu được tiến hành theo phương pháp lập danh sách toàn bộ người cao tuổi có khả năng giao tiếp được để thực hiện khảo sát
7.2.3 Phương pháp quan sát
Môi trường quan sát: Quan sát thực tế tại Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè, tiếp xúc trực tiếp với Ban lãnh đạo, đội ngũ nhân viên và người cao tuổi đang được nuôi dưỡng tại trung tâm Giai đoạn quan sát thực tế được tiến hành trong quá trình nghiên cứu, xác định thực trạng các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại trung tâm
Mục đích của phương pháp quan sát:
Quan sát về cách thức tiến hành, triển khai các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi nhằm tìm hiểu về những khó khăn, nhu cầu, khả năng tiếp cận cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng các dịch vụ này
7.2.4 Phương pháp phỏng vấn sâu
Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để bổ sung cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Mục tiêu là khai thác tối đa có chiều sâu những thông tin cần thiết từ người được phỏng vấn Cụ thể, tác giả tiến hành cuộc phỏng vấn sâu với 2 chuyên gia, 2 cán bộ lãnh đạo, quản lý, 4 nhân viên và 6 người cao tuổi có khả năng giao tiếp được đang sống tại Trung tâm
Phương pháp phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu thêm về chính sách của Nhà nước
và địa phương ưu đãi cho người cao tuổi; cơ cấu tổ chức, nhân lực và các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi; tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của người cao tuổi sống tại Trung tâm
7.2.5 Phương pháp chuyên gia
Nhằm thu thập những ý kiến đánh giá chuyên sâu của các chuyên gia và những người nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực công tác xã hội với người cao tuổi, từ đó làm rõ thực trạng, nhu cầu, cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các dịch vụ này của người cao tuổi và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt các dịch vụ công tác xã hội tại trung tâm trong thời gian tới
Trang 25Trong những phương pháp đề cập ở trên, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp quan sát, phỏng vấn là những phương pháp chính Các phương pháp khác có ý nghĩa bổ trợ Các phương pháp này sẽ được sử dụng lồng ghép, phù hợp theo các giai đoạn của quá trình nghiên cứu
7.2.6 Phương pháp thống kê toán học
Để xử lý và phân tích dữ kiện điều tra bằng bảng câu hỏi, tác giả sử dụng công
cụ phần mềm SPSS for Window 23.0 để xử lý, thông qua phương pháp phân tích thống kê là chủ yếu, xây dựng mô hình ma trận tương quan, Với phương pháp này các chỉ tiêu nêu ra trong bảng câu hỏi được xử lý Nhằm đánh giá được thực trạng
các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão Thị
Trong quá trình khảo sát, tác giả sẽ tiến hành điều tra phỏng vấn 02 lãnh đạo/quản lý, 31 nhân viên chăm sóc trực tiếp Ngoài ra còn phỏng vấn chuyên gia (nếu có tại Trung tâm) thực hiện song song cả hai phương pháp định lượng và định tính
Vì điều kiện hạn chế cả về thời gian và kinh phí, tác giả không thể nghiên cứu
145 đối tượng NCT tại Trung tâm Vậy để thuận lợi và mang tính đại diện cho việc nghiên cứu, tác giả tiến hành chọn mẫu NCT tại Trung tâm Trường hợp NCT vì lý
do sức khỏe hoặc không chịu cung cấp thông tin, tác giả chọn mức sai lệch là 5% dung lượng mẫu tính toán Với đề tài này, tác giả chọn mẫu theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên hệ thống
7.2.7.2 Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu định lượng
Trang 26Chọn theo phương pháp ngẫu nhiên và thuận tiện, chọn ra 107 NCT từ tổng
số 145 NCT tại Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè thành phố Hồ Chí Minh Công việc lựa chọn dựa trên tiêu chí là NCT còn khả năng giao tiếp
Chọn mẫu định tính
Được tiến hành tại địa bàn nghiên cứu bao gồm 14 cuộc phỏng vấn sâu Mục tiêu là khai thác tối đa có chiều sâu những thông tin cần thiết từ người được phỏng vấn Cụ thể, tác giả tiến hành cuộc phỏng vấn sâu với 2 chuyên gia, 2 cán bộ lãnh đạo, quản lý, 4 nhân viên và 6 người cao tuổi có khả năng giao tiếp được đang sống tại Trung tâm Ngoài ra, các tiêu chí chọn mẫu phỏng vấn sâu còn dựa trên trình độ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp… để làm tiêu chí chọn mẫu phỏng vấn sâu
8 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
8.1 Ý nghĩa lý luận của luận văn
Những thông tin thu thập được từ luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm
hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc phân tích lý luận về công tác xã hội đối với NCT nói riêng và lý luận về công tác xã hội nói chung Đồng thời luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về lĩnh vực công tác xã hội đối với NCT
8.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Số NCT tăng nhanh đang đặt ra những thách thức lớn cho công tác chăm sóc sức khỏe và hệ thống an sinh xã hội của nước ta Để già hóa không phải là gánh nặng mà thực sự là thành tựu, đòi hỏi Việt Nam cần nhanh chóng có những chính sách phù hợp để ứng phó và đón nhận già hóa một cách chủ động nhất Với luận văn này, tác giả mong muốn sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về thực trạng dịch
vụ công tác xã hội đối với NCT tại Tp HCM từ thực tiễn Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè, đồng thời đề xuất một số giải pháp để phát triển và bảo đảm thực hiện hiệu quả các công tác xã hội đối với người cao tuổi, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của người cao tuổi, góp phần giúp người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích
9 Kết cấu của luận văn
Trang 27Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với người cao
tuổi
Chương 2: Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại
Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè thành phố Hồ Chí Minh
Trang 28Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC
XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI 1.1 Hệ thống một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Người cao tuổi
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi Trước đây, người ta thường dùng thuật ngữ người già để chỉ những người có tuổi, hiện nay “người cao tuổi” ngày càng được sử dụng nhiều hơn Hai thuật ngữ này tuy không khác nhau về mặt khoa học song về tâm lý, “người cao tuổi” là thuật ngữ mang tính tích cực và thể hiện thái độ tôn trọng
Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể
Về mặt pháp luật: Theo luật người cao tuổi được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 6, quốc hội khóa XII thì: “người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên” [18, tr3]
Theo WHO: Người cao tuổi phải từ 70 tuổi trở lên Một số nước phát triển như Đức, Hoa Kỳ… lại quy định người cao tuổi là những người từ 65 tuổi trở lên
Sở dĩ quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác nhau về lứa tuổi có các biểu hiện về già của người dân ở các nước đó khác nhau Những nước có hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ và sức khỏe của người dân cũng được nâng cao Do đó, các biểu hiện của tuổi già thường đến muộn hơn Vì vậy, quy định
về tuổi của các nước đó cũng khác nhau
1.1.2 Dịch vụ, dịch vụ công tác xã hội và dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi
1.1.2.1 Dịch vụ
Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những
nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công [23, tr256]
Khái niệm về dịch vụ trong kinh tế học được hiểu là những thứ tương tự như hàng hoá nhưng phi vật chất [Từ điển Wikipedia] Theo quan điểm kinh tế học, bản
Trang 29chất của dịch vụ là sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu như: dịch vụ du lịch, thời trang, chăm sóc sức khoẻ…và mang lại lợi nhuận
Philip Kotler định nghĩa dịch vụ: Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất
Tóm lại, có nhiều khái niệm về dịch vụ được phát biểu dưới những góc độ khác nhau nhưng tựu chung thì:
Dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người Đặc điểm của dịch vụ là không tồn tại ở dạng sản phẩm cụ thể (hữu hình) như hàng hoá nhưng nó phục vụ trực tiếp nhu cầu nhất định của xã hội
1.1.2.2 Dịch vụ công tác xã hội
Dịch vụ CTXH là các hoạt động có chủ đích của con người nhằm phòng ngừa
- hạn chế và khắc phục rủi ro, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cơ bản và thúc đẩy khả năng hòa nhập cộng đồng, xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế, đảm bảo các giá
1.1.2.3 Dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi
Dịch vụ công tác xã hội với NCT là các hoạt động có chủ đích của các cơ sở
có chức năng cung cấp các DVCTXH, các NVCTXH thực hiện nhằm hỗ trợ NCT nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường các chức năng xã hội phòng ngừa
- hạn chế và khắc phục rủi ro, thúc đẩy khả năng hòa nhập cộng đồng, xã hội cho NCT thông qua việc thúc đẩy môi trường xã hội, nguồn lực và dịch vụ để khắc phục
Trang 30các khó khăn nảy sinh do quá trình thay đổi về tâm sinh lý, lao động, thu nhập và quan hệ xã hội, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho NCT
Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi gồm có:
Dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng
Chăm sóc NCT là một công việc không hề đơn giản Người chăm sóc phải biết cách quan tâm đến nhu cầu tâm lý, sinh lý của NCT một cách phù hợp Do những thay đổi về tâm, sinh lý đó nên NCT thường dễ tủi thân, dễ nóng giận, mệt mỏi, khó tính Chăm sóc NCT đòi hỏi NVXH phải kiễn nhẫn, tinh ý để có thể giúp họ nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ Để làm được điều này thì dịch vụ chăm sóc và nuôi dưỡng NCT phải đặc biệt quan tâm tới bữa ăn, giấc ngủ cũng như quá trình vận động hàng ngày của các cụ Cụ thể:
Về dinh dưỡng: Người cao tuổi là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt về dinh dưỡng, vì cơ thể NCT thường đã bị lão hóa Chức năng của các cơ quan, bộ phận đều bị suy giảm Ngoài ra, NCT thường hay mắc các bệnh mạn tính Vì vậy, chế độ ăn và cách ăn uống góp phần đảm bảo dinh dưỡng cho NCT, giảm thiểu bệnh tật, nâng cao sức khỏe và tuổi thọ là hết sức quan trọng
Chế độ ăn của NCT phải cân đối 4 nhóm dinh dưỡng, uống đủ nước; không ăn
mặn; hạn chế ăn mỡ động vật, nước ngọt có gas, đồ ngâm chua, thực phẩm chế biến lại; tránh xa các chất có hại: thuốc lá, rượu, bia…
Bên cạnh việc cần cân đối thực phẩm trong các bữa để đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng, những món ăn dành cho NCT cần được chú ý từ khâu lựa chọn thực phẩm đến chế biến cũng như thói quen sinh hoạt, ăn uống NCT cần được bố trí giờ ăn ổn định trong ngày, ăn uống điều độ, tránh ăn quá no, đặc biệt buổi tối trước khi đi ngủ và khi có bệnh ở hệ tim mạch
Việc chế biến các thực phẩm cũng nên quan tâm đến các món ăn dễ tiêu hóa, phong phú về gia vị, thay đổi món ăn thường xuyên để kích thích NCT ăn ngon miệng, nên làm thức ăn mềm, nấu nhừ (chú ý tới món canh) vì tuyến nước bọt và hàm răng của NCT hoạt động kém, khó nhai và nuốt thức ăn Cần đảm bảo vệ sinh trong chế biến, nấu nướng món ăn, lưu ý khâu lựa chọn thực phẩm tươi sống để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Bên cạnh đó, việc bày biện bàn ăn, trang trí
Trang 31món ăn cũng là một trong những yếu tố giúp NCT cảm thấy ngon miệng hơn trong bữa ăn của mình
Về giấc ngủ: Một đêm ngủ sâu giấc rất quan trọng với NCT vì nó giúp cải
thiện sự tập trung và hình thành trí nhớ Theo khuyến nghị từ Tổ chức Giấc ngủ Hoa Kỳ, NCT cần ngủ khoảng 7-9 tiếng một đêm, cùng thời lượng được khuyên cho thanh thiếu niên; nhưng đa phần đều không đáp ứng được thời gian ngủ này Những dấu hiệu của tuổi tác có thể khiến NCT cảm thấy buồn ngủ sớm hơn, thức dậy sớm hơn hay ngủ ít hơn, hoặc mất ngủ Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự tập trung của NCT
Để NCT có giấc ngủ ngon cần lưu ý những điểm sau đây: Tạo một môi trường thư giãn và yên tĩnh cho NCT khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ; vấn đề vệ sinh phòng ốc, giường ngủ sạch sẽ; Cố gắng tạo thói quen về trình tự giờ giấc, các bước đi vào giấc ngủ; Khi tỉnh dậy buổi sáng không nên nằm nán lại trên giường quá lâu; Khi vào phòng ngủ, không nên đọc sách hoặc xem ti vi; Ban đêm, không nên nhìn vào đồng hồ; Nên tránh uống cà phê, rượu hoặc hút thuốc lá vào buổi chiều tối; Không nên ăn hoặc uống đồ uống có chứa chất kích thích hoặc ăn uống quá nhiều trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ; Chỉ đi ngủ khi đã cảm thấy buồn ngủ và sẵn sàng cho giấc ngủ; Nên tập thể dục đều đặn hàng ngày nhưng không nên tập nhiều sau 6 giờ chiều; Trước khi đi ngủ nên tắm nước ấm vì
sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể và có thể giúp bắt đầu giấc ngủ dễ dàng hơn; Phòng ngủ chỉ nên dùng để ngủ, không nên dùng cho các công việc khác; Tránh căng thẳng hoặc xúc cảm trước khi đi ngủ; Cố gắng không ngủ trưa quá nhiều trong ngày, thời gian ngủ trưa hợp lí là 20 đến 30 phút Nếu giấc ngủ trưa kéo dài, NCT sẽ ít buồn ngủ vào ban đêm
Để tránh có những lo âu không đúng về giấc ngủ, NVXH nên giải thích cho NCT về nhu cầu ngủ Nhu cầu ngủ không giống nhau ở mỗi người và ở các lứa tuổi khác nhau, tuổi càng cao thì nhu cầu về thời gian ngủ càng ít đi, điều này giúp NCT hiểu về thời gian ngủ và việc mất ngủ ở NCT là điều thường gặp và không nên quá
lo lắng
Trang 32Về vận động: Việc vận động, tập luyện nhẹ nhàng giúp NCT lưu thông và điều
hòa các mạch máu trong cơ thể, hạn chế sự lắng đọng các chất cholesterol ở thành mạch máu, là nguyên nhân chính gây xơ vữa mạch máu và những bệnh về tim mạch Sự vận động còn giúp cho cơ thể sử dụng hết những năng lượng dư thừa, đổi mới, trẻ hóa tổ chức và phòng chống bệnh loãng xương, làm cho đầu óc thư thái, tỉnh táo, làm chậm quá trình tiến triển tới bệnh giảm trí nhớ, teo cơ, thoái hóa khớp Chế độ luyện tập, vận động cần phù hợp theo khả năng, không nên gắng sức thái quá Các động tác thể dục và vận động ở người cao tuổi có thể là: đi bộ, tập thái cực quyền, các động tác thể dục, thể thao nhẹ nhàng Tốt nhất là các bài tập khí công, tập thư giãn và tập thở bụng… tránh tập các môn hoạt động thể lực mạnh Cách dễ áp dụng nhất là đi bộ Mỗi ngày nên đi bộ tổng thời gian không quá 60 phút, không nên đi bộ một lúc mà chia ra làm 2- 3 lần, mỗi lần không nên quá 30 phút Thời gian tập khoảng 25-40 phút vào chiều tối và cách thời gian đi ngủ khoảng 3-4 tiếng để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi trước giấc ngủ Nơi tập cần đảm bảo vệ sinh, không khí trong lành, thoáng mát, có cả nơi ngồi nghỉ tránh gió, mưa đột ngột
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
NCT và bệnh tật có mối liên quan chặt chẽ với nhau Khi tuổi cao, sức chống
đỡ và sự chịu đựng của con người trước các yếu tố và tác nhân bên ngoài cũng như bên trong kém đi rất nhiều Đó chính là điều kiện thuận lợi để bệnh tật phát sinh và phát triển Ở NCT, bệnh thường phát triển âm thầm, khó phát hiện và thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, gây suy sụp sức khỏe rất nhanh chóng Cùng với sự phát triển về kinh tế và mức sống tăng cao, lối sống hiện đại, ngoài những bệnh thường gặp nhất ở NCT thì ngày nay những căn bệnh như đái tháo đường, huyết áp, tim mạch đang có xu hướng phát triển mạnh
Tại Việt Nam trong những năm qua, nhờ làm tốt những chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe, chất lượng sống được nâng lên, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam được nâng lên mức cao (73,4 tuổi) nhưng tuổi thọ khỏe mạnh lại thấp (64 tuổi) Điều đó có nghĩa là mỗi NCT có khoảng 10 năm sống không khỏe [25, tr19]
Trang 33Chính vì vậy, để làm tốt dịch vụ chăm sóc sức khỏe góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho NCT cần phối hợp các giải pháp sau đây: Phát triển hệ thống dịch vụ về y tế, chăm sóc sức khoẻ và chữa trị một cách hiệu quả các bệnh lý của người cao tuổi; Khi bị bệnh, NCT cần được đi thăm khám, chữa trị kịp thời Khuyến khích các biện pháp chữa bệnh sớm và các biện pháp phòng ngừa để tránh bệnh tật Việc phát hiện sớm các căn bệnh thường gặp ở NCT là một bước quan trọng để nâng cao sức khoẻ cũng như tuổi thọ Các chuyên gia Y tế – Sức khỏe cũng khuyến cáo NCT nên đi khám sức khỏe tổng thể định kỳ 6 tháng /1 lần để phát hiện sớm các căn bệnh tiềm ẩn trong cơ thể
Ngoài ra, cần có những giải pháp khuyến khích sự kết hợp giữa các dịch vụ y
tế và dịch vụ xã hội; Xúc tiến các hoạt động hướng dẫn các kỹ năng để NCT tự chăm sóc bản thân; Nghiên cứu các bệnh lý liên quan đến tuổi già và có các biện pháp phòng chống thích hợp; Phát triển mở rộng các dịch vụ y tế thuận lợi để NCT
có điều kiện được chăm sóc sức khoẻ, chữa trị bệnh tật Chẳng hạn như dịch vụ phục hồi chức năng tại các trung tâm cũng là một trong những giải pháp nâng cao vai trò của dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho NCT
Việc đề phòng tai nạn cũng là một yếu tố mà dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần lưu ý để bảo vệ cho sức khỏe NCT, vì khi tuổi cao, sức yếu nếu gặp tại nạn thì rất
dễ gây ra các bệnh tai biến, xương khớp, thậm chí có thể gây hoảng loạn tâm thần Bên cạnh việc quan tâm, chăm sóc NCT tại cơ sở khám, chữa bệnh, khi ở trung tâm NCT cũng cần được quan tâm đến việc cấp phát thuốc cho đúng và đầy
đủ, nhắc nhở uống thuốc đều đặn hay sử dụng các loại thuốc bổ để tăng cường sức khỏe, tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng loại bệnh, …Nếu duy trì và thực hiện tốt các yếu tố trên thì NCT sẽ giữ được một sức khỏe ổn định, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống
Dịch vụ nâng cao đời sống tinh thần cho người cao tuổi
Không chỉ cần chú ý đến sức khỏe, mà đời sống tinh thần của NCT cũng rất cần được quan tâm NCT thường dễ xúc động, tủi thân và hay bị ảnh hưởng tâm lý Chính vì vậy, các cụ cần phải tạo được niềm vui trong cuộc sống cho chính bản thân
Trang 34mình Bởi vì một tinh thần lạc quan, một lối sống hài hòa, phù hợp sẽ giúp NCT đẩy lùi, hạn chế bệnh tật
Nhu cầu trao đổi, được tâm sự của NCT nói chung và NCT sống trong các trung tâm thường rất lớn Chính vì vậy mà các cụ nên được tạo điều kiện để tham gia các hoạt động văn hóa vui – khỏe – có ích, các câu lạc bộ, ở đó các cụ sẽ được gặp gỡ, trò chuyện, đánh cờ, ngâm thơ, giao lưu văn nghệ, ca hát hoặc đi thăm quan các danh lam thắng cảnh, các di tích văn hóa, lịch sử, thăm người thân hay bạn bè, cập nhật tin tức hàng ngày thông qua các phương tiện truyền thông như xem ti vi, đọc báo, nghe đài…đây là những hoạt động thực sự có ích đối với đời sống tinh thần của NCT
Bên cạnh đó, những hoạt động gắn liền với tín ngưỡng cũng giúp NCT duy trì
sự ổn định về trạng thái tinh thần Đi lễ chùa hay nhà thờ, nghe giảng Phật pháp, đọc kinh, mang lại cho NCT sự tĩnh tâm, thư thái và bình an Những mong ước sâu
xa, những tâm nguyện cá nhân được giãi bày trong câu kinh, lời khấn sẽ giúp NCT cảm thấy tâm trí thanh thản, tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp khi đã về già
Để có hỗ trợ chuyên sâu và khoa học hơn cho NCT về khía cạnh tinh thần thì dịch vụ tham vấn tâm lý cũng là một trong các dịch vụ hữu ích giúp NCT vượt qua được những thay đổi mang tính quy luật, giúp họ cảm thấy được lắng nghe, được chia sẻ, được quan tâm và tôn trọng Nhờ đó NCT có thể giãi bày hết những tâm tư, nguyện vọng của mình NVXH dựa trên vấn đề của NCT, sẽ phân tích, đánh giá và cùng với NCT lên những kế hoạch, giải pháp phù hợp giúp họ vượt qua được vấn
đề của mình, hoặc kết nối NCT với những nguồn lực có thể hỗ trợ họ đáp ứng các nhu cầu
1.2 Đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi
1.2.1 Đặc điểm sinh lý
* Quá trình lão hóa
Lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể sống Lão hóa có thể đến sớm hay muộn tùy thuộc vào cơ thể từng người Khi tuổi già các đáp ứng kém nhanh nhạy, khả năng tự điều chỉnh và thích nghi cũng giảm dần, tất nhiên sức khỏe về thể chất
Trang 35và tinh thần giảm sút Về thể xác trong giai đoạn này cơ thể bắt đầu có những thay đổi theo chiều hướng đi xuống
Diện mạo thay đổi: Tóc bạc, da mồi, có thêm nhiều nếp nhăn Da trở nên khô
và thô hơn Trên cơ thể, đầu và mặt xuất hiện mụn cơm nhiều hơn Ở tuổi già có những nếp nhăn là do lớp mỡ ở dưới lớp da mất đi cũng như do da không còn tính chất đàn hồi Các mạch máu mỏng vỡ ra, tạo thành các chấm xanh đen nhỏ dưới da
Bộ răng yếu làm cho người cao tuổi ngại dùng các thức ăn cứng, khô, dai dù thức ăn này giàu vitamin, đạm và chất khoáng NCT thường chọn các thức ăn mềm Các cơ quan cảm giác: Cảm giác - nghe nhìn, nếm và khứu giác cùng với tuổi tác ngày càng cao thường bắt đầu hoạt động kém hiệu quả
Các cơ quan nội tạng:
Tim là một cơ bắp có trình độ chuyên môn hoá cao cùng với tuổi tác cũng phải chịu những vấn đề tương tự như các cơ bắp khác của cơ thể Tim phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của hệ tuần hoàn, mà có thể là nguyên nhân phát sinh nhiều vấn
đề liên quan đến lão hoá
Phổi của NCT thường làm việc ít hiệu quả khi hít vào và lượng ôxy giảm Khả năng dự phòng của tim, phổi và các cơ quan khác cùng với cũng giảm sút NCT thích nghi với các điều kiện rét chậm hơn, dễ bị cảm lạnh, nhiệt độ có thể hạ thấp sẽ rủi ro nghiêm trọng cho sức khoẻ của họ Họ cũng phải chịu đựng những khó khăn tương tự khi trong trường hợp cần thiết phải tiếp cận với nhiệt độ cao
Khả năng tình dục giảm: Do sự thay đổi của nội tiết tố, ham muốn tình dục ở NCT cũng giảm rõ rệt Ở NCT xương và khớp không còn linh hoạt, mềm dẻo, các
cơ đều yếu đi dẫn đến mọi cử động đều chậm chạp, vụng về NCT hay bị mệt mỏi, mọi hành vi, cử chỉ yêu đương gặp khó khăn
* Các bệnh thường gặp ở người cao tuổi
Trang 36Các bệnh về hô hấp: Cảm sốt, viêm họng – mũi, cúm, viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi…
Các bệnh răng miệng: Khô miệng, sâu răng, bệnh nha chu…
Các bệnh về tiêu hóa, dinh dưỡng: Rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng, biếng ăn Ngoài ra NCT còn hay mắc các bệnh về ung bướu, bệnh thần kinh và các bệnh
về sức khỏe tâm thần, mất ngủ…[12]
1.2.2 Đặc điểm tâm lý
Trạng thái tâm lý và sức khỏe của NCT không chỉ phụ thuộc vào nội lực của bản thân mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội, đặc biệt là môi trường văn hóa - tình cảm và quan trọng nhất là môi trường gia đình Khi bước sang giai đoạn tuổi già, những thay đổi tâm lý của mỗi người mỗi khác, nhưng tựu trung những thay đổi thường gặp là:
Hướng về quá khứ
Để giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong cuộc sống hiện tại, NCT thường thích hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh xưa, tham gia hội ái hữu, hội cựu chiến binh
Họ thích ôn lại chuyện cũ, viết hồi ký, tái hiện kinh nghiệm sống cũng như hướng
về cội nguồn: Viếng mộ tổ tiên, sưu tầm cổ vật…
Chuyển từ trạng thái “tích cực” sang trạng thái “tiêu cực”
Khi về già NCT phải đối mặt với bước ngoặt lớn lao về lao động và nghề nghiệp Đó là chuyển từ trạng thái lao động (bận rộn với công việc, bạn bè) sang trạng thái nghỉ ngơi, chuyển từ trạng thái tích cực khẩn trương sang trạng thái tiêu cực xả hơi Do vậy NCT sẽ phải tìm cách thích nghi với cuộc sống mới Người ta dễ gặp phải “hội chứng về hưu”
Những biểu hiện tâm lý của người cao tuổi
Những biểu hiện tâm lý của NCT có thể được liệt kê như sau:
Sự cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn : Con cháu thường
bận rộn với cuộc sống Điều này làm cho NCT cảm thấy mình bị lãng quên, bị bỏ rơi Họ rất muốn tuổi già của mình vui vẻ bên con cháu, muốn được người khác coi mình không phải là người vô dụng Họ rất muốn được nhiều người quan tâm, lo lắng cho mình và ngược lại Họ sợ sự cô đơn, sợ phải ở nhà một mình
Trang 37Cảm nhận thấy bất lực và tủi thân: Đa số NCT nếu còn sức khỏe vẫn còn có
thể giúp con cháu một vài việc vặt trong nhà, tự đi lại phục vụ mình, hoặc có thể tham gia được các sinh hoạt giải trí, cộng đồng Nhưng cũng có một số NCT do tuổi tác đã cao, sức khỏe giảm sút nên sinh hoạt phần lớn phụ thuộc vào con cháu Do vậy dễ nảy sinh tâm trạng chản nản, buồn phiền, hay tự dằn vặt mình NCT mà tuổi càng cao thì sức khỏe lại càng giảm sút, đi lại chậm chạp, không còn khả năng lao động, quan niệm sống khác với thế hệ sau nên chỉ một thái độ hay một câu nói thiếu tế nhị có thể làm cho họ tự ái, tủi thân cho rằng mình già rồi nên bị con cháu coi thường
Nói nhiều hoặc trầm cảm: Vì muốn truyền đạt kinh nghiệm sống cho con
cháu, muốn con cháu sống theo khuôn phép đạo đức thế hệ mình nên họ hay bắt lỗi, nói nhiều và có khi còn làm cho người khác khó chịu Với một bộ phận NCT bảo thủ và khó thích ứng với sự thay đổi, cộng với sự giảm sút của sức khỏe, khả năng thực hiện công việc hạn chế, nếu thời trẻ có những ước mơ không thực hiện được, hoặc không thỏa đáng, không hài lòng có thể xuất hiện triệu chứng của bệnh trầm cảm Họ trở thành những người trái tính, hay ghen tỵ, can thiệp sâu vào cuộc sống riêng tư của con cháu vì họ cho rằng mình có quyền đó
Sợ phải đối mặt với cái chết: Sinh – tử là quy luật của tự nhiên, dù vậy NCT
vẫn sợ phải đối mặt với cái chết Cũng có những trường hợp các cụ bàn việc hậu sự cho mình, viết di chúc cho con cháu có những cụ không chấp nhận, lảng tránh điều đó và sợ chết
Với những thay đổi chung về tâm lý của NCT đã trình bày ở trên dẫn đến việc một bộ phận NCT thường thay đổi tính nết Người chăm sóc cần chuẩn bị sẵn tâm
lý để đón nhận thực tế này nhằm có những ứng xử phù hợp [12]
1.3 Các lý thuyết áp dụng trong đề tài
Trong quá trình nghiên cứu, phân tích, tác giả vận dụng một số lý thuyết ứng dụng vào thực tiễn nhằm hỗ trợ cho NCT đó là: thuyết nhu cầu và thuyết thân chủ trọng tâm
1.3.1 Lý thuyết nhu cầu
Nội dung lý thuyết nhu cầu
Trang 38Abraham Maslow (1908-1970) khi đưa ra lý thuyết liên quan đến nhu cầu con người vào những năm 50 của thế kỷ XX đã đề cập đến hệ thống gồm năm loại nhu cầu của con người được xếp thành thứ bậc, nhu cầu bậc thấp xếp phía dưới, các nhu cầu phát triển xếp ở các bậc thang cao hơn Cụ thể:
Bậc thấp nhất là nhu cầu cơ bản cho sự tồn tại (hay gọi là nhu cầu sống còn): bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như là thức ăn, không khí, nước uống, các nhu cầu sinh lý cơ thể như là tình dục, bài tiết, … Đây là những nhu cầu cơ bản nhất của con người, các nhu cầu này nếu không được đáp ứng sẽ kéo theo những khó khăn tâm lý và cản trở cá nhân thực hiện các nhu cầu tiếp theo
Bậc thứ hai là nhu cầu an toàn Các cá nhân trong xã hội đều mong muốn mình được bảo vệ trước các tác nhân nguy hiểm trong cuộc sống Nhu cầu này là sự mong muốn về sự bình yên trong cuộc sống, mong muốn được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, được sống trong một địa bàn an ninh, sống trong một xã hội có pháp luật, có một nơi ở yên ấm Mỗi cá nhân đều cần được an toàn về thân thể, được đảm bảo về việc làm…
Bậc nhu cầu thứ ba là nhu cầu được giao lưu tình cảm và thuộc vào nhóm Các
cá nhân trong đời sống đều cần có các mối quan hệ gia đình, bạn bè, quan hệ trong cộng đồng, … Vì vậy, cá nhân luôn muốn có cảm giác được yêu thương, được chấp nhận trong xã hội thông qua các hoạt động giao tiếp, kết bạn, tìm kiếm các mối quan hệ, tham gia hoạt động tập thể, làm việc nhóm Theo Maslow thì nếu nhu cầu giao lưu không được đáp ứng phù hợp có thể gây nên những rối loạn về tinh thần Bậc nhu cầu thứ tư là nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu này thể hiện qua mong muốn được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, sự cảm nhận, quý trọng chính bản thân mình Đây còn được gọi là nhu cầu tự trọng Khi nhu cầu này được thỏa mãn ở cá nhân thì cá nhân đó sẽ có khả năng đương đầu tốt với những khó khăn trong cuộc sống để giải quyết được vấn đề của bản thân Bậc nhu cầu cao nhất của con người là nhu cầu thể hiện bản thân hay nhu cầu
tự hoàn thiện Nhu cầu này có tác động lớn nhất đến sự hoàn thiện nhân cách của cá nhân Maslow cho rằng nhu cầu này thể hiện qua mong muốn được là chính mình, được thể hiện sự sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân
Trang 39Mặc dù Maslow phân chia thành 5 bậc nhu cầu theo quy luật các nhu cầu bậc thấp hơn được đáp ứng thì mới xuất hiện những nhu cầu ở bậc tiếp theo nhưng; nhưng trên thực tế các nhu cầu có sự đan xen, và trong nhiều tình huống nhiều giá trị xã hội, khuôn mẫu xã hội có thể dẫn dắt cá nhân và cá nhân không bị chi phối bởi các nhu cầu có tính tồn tại Như vậy trong nhiều trường hợp có thể nhu cầu sống còn, nhu cầu an toàn chưa được thỏa mãn, cá nhân vẫn có thể hy sinh để đạt những nhu cầu ở bậc cao hơn [16]
Ứng dụng của lý thuyết trong nghiên cứu
Dựa vào nội dung thuyết nhu cầu của A Maslow, chúng ta thấy NCT cũng giống như tất cả các đối tượng khác trong xã hội, đều có những nhu cầu về vật chất
và tinh thần Đó không chỉ là những nhu cầu về ăn, mặc, ở, hay những nhu cầu về
sự an ninh, an toàn mà NCT cũng có nhu cầu được tôn trọng, được tham gia vào các hoạt động tập thể, được cảm thấy mình sống vui, sống khỏe, sống có ích Do đó trong việc trợ giúp cho NCT, nhân viên xã hội không chỉ trợ giúp họ thỏa mãn nhu cầu sinh lý cơ bản mà cao hơn nữa phải tập trung trợ giúp cho TC nhằm giúp TC thỏa mãn các nhu cầu tinh thần để sống lành mạnh hơn
Theo quan điểm của thuyết này, NVXH cũng cần phải thu thập thông tin, tìm hiểu xem NCT đang thiếu hụt những nhu cầu nào để từ đó lập kế hoạch hỗ trợ họ đáp ứng theo thứ tự ưu tiên những nhu cầu ở bậc thấp trước, vì khi những nhu cầu ở bậc thấp chưa được đáp ứng thì NCT rất khó để thực hiện các nhu cầu cao hơn
1.3.2 Lý thuyết thân chủ trọng tâm
Nội dung lý thuyết
Lý thuyết thân chủ trọng tâm do Carl Roger phát triển được ra đời và phát triển vào những năm cuối của thập kỷ 40 Thuyết thân chủ trọng tâm dựa trên quan điểm tích cực về con người, cho rằng mỗi cá nhân luôn có sự vận động để hoàn thiện bản thân, vì thế bản thân họ cần được trao quyền để chủ động trong giải quyết vấn đề
Theo Roger mọi cá nhân đều có những tiềm năng riêng để họ có thể phát triển một cách tích cực Nếu như một cá nhân gặp phải khó khăn về tâm lý, có những hành vi không phù hợp là do họ sống trong môi trường không lành mạnh, không có
Trang 40điều kiện để họ phát huy tiềm năng của họ Vì vậy, con người cần được giúp đỡ để phát triển tiềm năng tâm lý một cách phù hợp [16, tr22]
Từ đó cho thấy nhiệm vụ của NVXH là giúp cá nhân tháo bỏ những rào cản trong môi trường xã hội, giúp họ hiểu được chính mình, chấp nhận hoàn cảnh và tự điều chỉnh bản thân để đạt được trạng thái cân bằng Như vậy, mục đích của người NVXH khi thực hành theo thuyết thân chủ trọng tâm không phải là chữa trị cho TC hoặc tìm kiếm những nguyên nhân từ quá khứ Thay vào đó họ cần khuyến khích
TC tự hiện thực hóa những tiềm năng của bản thân mình Thân chủ được xem như
là một chủ thể có hiểu biết, họ phải được hiểu, được chấp nhận để NVXH có thể cung cấp những loại hình giúp đỡ được tốt hơn NVXH cần phải khuyến khích TC khẳng định năng lực cá nhân của họ trong tiến trình giải quyết vấn đề của mình Theo Rogers, công cụ để tạo sự thay đổi ở TC đó là: sự thành thực, sự thấu
hiểu và chấp nhận vô điều kiện của NVXH đối với thân chủ
Ứng dụng của lý thuyết trong nghiên cứu
Lý thuyết thân chủ trọng tâm của C Roger cho chúng ta cái nhìn tích cực và nhân văn về con người Ông cho rằng, mỗi cá nhân ai cũng có những tiềm năng, thế mạnh của riêng mình, NCT cũng không nằm ngoài quan điểm đó và nhiệm vụ quan trọng của NVXH là giúp NCT nhìn ra những điểm mạnh, những tiềm năng, giá trị của mình Để làm được điều đó, NVXH cần đảm bảo các điều kiện sau đây:
Phải trung thực: Khi làm việc với NCT cần phải trung thực, có những cảm
xúc được biểu lộ một cách chân thật chứ không phải giấu giếm phía sau hay tỏ ra vô cảm Trước mặt NCT, NVXH phải trong suốt như tấm gương, không che đậy, không dối trá Đây là yếu tố quan trọng nhất, nó làm cho NCT cũng trở nên trung thực trong mối quan hệ với NVXH, và mạnh dạn nhìn được xuyên suốt nội tâm của chính họ, phơi bày được những khúc mắc khó khăn để cùng với NVXH tìm ra các giải pháp phù hợp
Phải chấp nhận NCT một cách vô điều kiện: không xét đoán quá khứ cũng
như vấn đề hiện tại của NCT, chấp nhận họ như một cá nhân với đầy đủ nhân cách trong sáng, độc đáo của con người