Sau hơn 6 năm thực hiện, công tác quản lý của Nhà nước về đào tạo nghềcho LĐNT ở huyện Bố Trạch đã đạt được những thành tựu nhất định: Hệ thống cơ sở đào tạo nghề được quy hoạ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN HỮU TÌNH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG
BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Trang 2THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
Trang 3BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN HỮU TÌNH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO
NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG
BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành : Quản lý công
Mã số : 60340403
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS PHÙNG VĂN HIỀN
Trang 4THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi.Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, nguồn số liệu rõ ràng, những kếtluận khoa học của luận văn chưa từng có trong công trình nghiên cứu của tácgiả khác
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn, nhưng chắcchắn rằng không tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mong các nhà khoahọc, các thầy cô giáo và bạn đọc góp ý để hoàn thiện hơn
Tác giả Luận văn
Nguyễn Hữu Tình
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình nghiên cứu đề tài luận văn, tôi đã nhậnđược sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của tập thể và cá nhân cácnhà khoa học Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Lãnh đạo Học viện Hànhchính Quốc gia, Khoa sau đại học, giảng viên và thầy cô đã tận tình giảng dạytôi trong suốt thời gian học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia
Xin trân thành cảm ơn TS.Phùng Văn Hiền, người hướng dẫn khoa học,
đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành được Luận văn này
Tuy đã có nhiều cố gắng và nhiệt huyết để nghiên cứu hoàn thiện luậnvăn nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sựđóng góp ý kiến quý báu của Quý thầy cô và các bạn
Để đáp lại sự quan tâm đó, tôi sẽ cố gắng vận dụng các kiến thức đãđược trang bị vào thực tiễn công việc một cách có hiệu quả, góp phần xâydựng và phát triển kinh tế xã hội tai địa phương
Tôi xin trân trọng cảm ơn
Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Hữu Tình
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 2
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 4
6 Điểm mới của luận văn 5
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 5
8 Kết cấu của luận văn 5
Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 6
1.1 Cơ sở lý luận QLNN về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 6
1.1.1 Nghề và đào tạo nghề 6
1.1.2 Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 13
1.2 Cơ sở thực tiễn QLNN về đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn 15
1.2.1 Tổ chức và thẩm quyền của các cơ quan QLNN về ĐTN cho LĐNT 15
1.2.2 Sự cần thiết của quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho LĐNT 22
1.3 Kinh nghiệm của một số địa phương và hai nước về ĐTN cho LĐNT 23
1.3.1 Kinh nghiệm QLNN của một số địa phương trong nước 23
1.3.2 Kinh nghiệm của hai nước 29
1.3.3 Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho công tác QLNN về ĐTN cho LĐNT tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình 32
Tóm tắt chương 1 34
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011-2016 35
2.1 Khái quát chung về huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình 35
Trang 82.1.1 Điều kiện tự nhiên 35
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 37
2.1.3 Thuận lợi và khó khăn đối với ĐTN cho lao động nông thôn 45
2.1.4 Công tác quản lý của huyện Bố Trạch 56
2.1.5 Kết quả ĐTN cho LĐNT tại huyện Bố Trạch giai đoạn 2011-2016 62 2.2 Đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Bố Trạch 64
2.2.1 Những thành tựu đạt được 64
2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân 65
Tóm tắt chương 2 69
Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020 70
3.1 Phương hướng mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 70
3.1.1 Dự báo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020 70
3.1.2 Phương hướng mục tiêu 71
3.1.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về ĐTN cho LĐNT 77
3.2 Một số đề xuất kiến nghị 90
3.2.1 Đề xuất với các cơ quan Trung ương 90
3.2.2 Đề xuất đối với UBND tỉnh Quảng Bình 91
3.2.3 Đề xuất đối với UBND huyện Bố trạch tỉnh Quảng Bình 92
Tóm tắt chương 3 93
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Trang 9CSDN : Cơ sở dạy nghề
DN : Doanh nghiệp
ĐTN : Đào tạo nghề
GD – DN : Giáo dục - Dạy nghề
GD& ĐT : Giáo dục và Đào tạo
HĐND : Hội đồng nhân dân
KT-XH : Kinh tế - Xã hội
ILO : Tổ chức Lao động Thế giới
LĐNT : Lao động nông thôn
LĐ-TB&XH : Lao động – Thương binh và Xã hộiNN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thônQLNN : Quản lý nhà nước
TCN : Trung cấp nghề
TT DN : Trung tâm dạy nghề
TNCSHCM : Thanh niên cộng sản Hồ Chí MinhUBND : Ủy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Trang 102016 43Bảng 2.5 Tỷ lệ hộ nghèo huyện Bố Trạch giai đoạn 2011-2016 44Bảng 2.6 Số lượng cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề tại huyện Bố Trạch
giai đoạn 2011-2016 47Bảng 2.7 Số lao động nông thôn được đào tạo nghề giai đoạn 2011-2016 63
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn nhân lực luôn có vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triểnkinh tế - xã hội của nước ta, đặc biệt trong giai đoạn nguồn lực tài chính vànguồn lực vật chất còn hạn hẹp như hiện nay
Hiện nay, ở nước ta, có tới 70% dân số trong độ tuổi lao động đang sinhsống và làm việc tại khu vực nông thôn Đây là nguồn nhân lực dồi dào có vaitrò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nhậnthức được tầm quan trọng này, Đảng và Nhà nước đã và đang quan tâm chỉđạo triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho laođộng tại khu vực nông thôn Trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đếnnăm 2020, việc nhanh chóng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng tỷtrọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp là bước quan trọngnhằm tạo ra nhiều việc làm cho người lao động Tuy nhiên, trên thực tế lựclượng lao động nông thôn được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về nghềnghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp, chất lượng đào tạo nghề cơ bản chưa đáp ứngđược yêu cầu của các doanh nghiệp, số lượng và cơ cấu nghề đào tạo vẫn mấtcân đối Điều này khiến không ít người lao động gặp khó khăn trong quá trìnhtìm việc làm có thu nhập để nâng cao chất lượng cuộc sống
Sau hơn 6 năm thực hiện, công tác quản lý của Nhà nước về đào tạo nghềcho LĐNT ở huyện Bố Trạch đã đạt được những thành tựu nhất định: Hệ thống
cơ sở đào tạo nghề được quy hoạch, phát triển mạnh mẽ, nhất là Trung tâm dạynghề huyện được thành lập; quy mô đào tạo được mở rộng; Công tác tuyêntruyền phổ biến pháp luật về dạy nghề cho lao động nông thôn, công tác quyhoạch, kế hoạch, dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn được cáccấp chính quyền quan tâm triển khai; các nhân tố đảm bảo chất lượng đào tạo
Trang 12được tăng cường khiến chất lượng đào tạo nghề cũng dần được cải thiện; đã gắnmục tiêu đào tạo nghề với chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế - xã hội;sau đào tạo nhiều lao động đã tìm được việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóađói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới
Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề ở huyện Bố Trạch vẫn còn tồn tạinhiều bất cập: công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về dạynghề cho lao động nông thôn chưa hiệu quả, bộ máy quản lý nhà nước vềcông tác đào tạo nghề chưa hoàn thiện, thiếu kinh nghiệm; việc triển khaicông tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa gắn kết chặt lẽ với quyhoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, với thịtrường lao động; công tác kiểm tra, giám sát chưa thực hiện thường xuyên vàcòn thiếu chặt chẽ dẫn đến chất lượng, hiệu quả đào tạo chưa cao, chưa phùhợp với nhu cầu của người học và người sử dụng lao động và mục tiêu của Đềán Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi lựa chọn vấn đề "Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài nghiên cứu.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Đã có một số đề tài nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước về ĐTN như:
- Chu Đức Bình (2014), “Dạy nghề cho lao động nông thôn Việt Nam”,
luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Hà Nội Luận văn đã khái quát được một sốvấn đề về lý luận và thực tiễn của công tác đào tạo nghề cho lao động nôngthôn, qua đó đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nôngthôn nước ta thời gian qua, phân tích những thành công, hạn chế và nguyênnhân của nó Từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong đào tạo nghềcho lao động nông thôn Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 vànhững năm tiếp theo
Trang 13- Nguyễn Tiến Dũng (2013), Chiến lược, chính sách phát triển dạy
nghề, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Nội dung cuốn sách tập trung nghiên
cứu chiến lược, chính sách phát triển dạy nghề của nước ta và kinh nghiệmcủa một số nước trên thế giới
- Chu Tiến Quang (2001), “Việc làm ở nông thôn Thực trạng và giải
pháp”, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Nội dung tác giả nêu một số vấn đề lý
luận cơ bản về lao động và việc làm ở khu vực nông thôn, xu hướng dichuyển lao động và tìm kiếm việc làm ở nông thôn, những giải pháp tạo cơhội cho lao động nông thôn tìm thêm việc làm và những kinh nghiệm giảiquyết việc làm cho lao động nông thôn ở một số nước trong khu vực
- Nguyễn Đức Tĩnh (2007), “Quản lý Nhà nước về Đầu tư phát triển
đào tạo nghề ở nước ta”, luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nội dung luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lýNhà nước về đầu tư phát triên đào tạo nghề ở nước ta
- Viện nghiên cứu khoa học đào tạo nghề (2011), “Báo cáo dạy nghề
Việt Nam” Báo cáo đã đưa ra bức tranh tổng thể về đào tạo nghề ở Việt Nam
hiện nay Những ưu điểm và những tồn tại, hạn chế của hệ thống đào tạonghề Qua đó đề xuất các khuyến nghị để hoàn thiện chính sách nhằm nângcao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề ở Việt Nam
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu, bài báo, đề tài nghiêncứu khác… Tuy nhiên chưa có đề tài nghiên cứu về đào tạo nghề cho laođộng nông thôn trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích
Trên cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về đào tạo nghề, luận văn đãđánh giá phân tích thực trạng và đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quảcông tác quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn huyện Bố Trạch từnay đến năm 2020
Trang 143.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhànước về ĐTN cho LĐNT Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhànước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Bố Trạch trong giaiđoạn (2011 – 2016) để từ đó đề xuất giải pháp thực hiện công tác quản lý nhànước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao độngnông thôn trên địa bàn huyện Bố Trạch
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Chủ yếu ở phạm vi huyện Bố Trạch, có tham khảo kinhnghiệm của một số huyện khác trong và ngoài tỉnh
- Thời gian: khoảng thời gian từ năm 2011- 2016
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1 Cơ sở lý luận
Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, Tư tưởng Hồ ChíMinh, đường lối, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, chính sách phápluật của Nhà nước về nông thôn, nông dân, về ĐTN và quản lý nhà nước vềĐTN cho LĐNT
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng,duy vật lịch sử, phương pháp định lượng kết hợp với phương pháp định tính,ngoài ra Luận văn còn sử dụng phương pháp suy luận, diễn dịch Cụ thể Tácgiả nghiên cứu các tài liệu đã ban hành liên quan đến công tác quản lý nhànước về ĐTN và căn cứ kết quả thực hiện từ các báo cáo, đánh giá của các cơquan nhà nước, các tổ chức xã hội và thông tin trên các phương tiện thông tin
Trang 15đại chúng Tác giả tiến hành khảo sát bằng phỏng vấn các nhà quản lý các cấp,LĐNT để thu thập thông tin.
6 Điểm mới của luận văn
Luận văn đánh giá tổng quát thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước vềĐTN cho LĐNT trên địa bàn huyện Bố Trạch, rút ra được kinh nghiệm và đềxuất, kiến nghị một số giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt độngquản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT trên địa bàn huyện Bố Trạch
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn làm rõ các khái niệm, vai trò, sự cần thiết khách quan phải quảnlý nhà nước đối với công tác ĐTN cho LĐNT, quan điểm của Đảng và nhànước về công tác ĐTN cho LĐNT và đặc biệt là làm rõ nội dung của công tácquản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở đánh giá thực tiễn công tác quản lý nhà nước về ĐTN choLĐNT, chỉ ra những bất cập, hạn chế của công tác quản lý nhà nước từ đó đềxuất các giải pháp hoàn thiện chính sách và tổ chức thực hiện quản lý nhànước về ĐTN cho LĐNT đến năm 2020 có hiệu quả hơn
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn gồm có
3 chương
Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao
động nông thôn
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình năm 2011-2016
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Để hoàn thành việc nghiên cứu đề tài luận văn thạc sỹ của mình, Tácgiả nhận thấy cần làm rõ những nội dung cơ bản dưới đây:
1.1 Cơ sở lý luận QLNN về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1.1.1 Nghề và đào tạo nghề
a Nghề
Nghề là một khái niệm rộng phức tạp, đặt vào từng hoàn cảnh hay xéttheo mỗi góc độ cụ thể khái niệm này có phạm vi rộng, hẹp khác nhau Ở cácnước trên thế giới của có nhiều định nhĩa về nghề khác nhau:
Ở Nga được định nghĩa: là một loại hoạt động lao động đòi hỏi có sự
đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn
Ở Pháp nghề được định nghĩa: là một loại lao động có thói quen về kỹ
năng, kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sinh sống
Ở nước Anh nghề được định nghĩa là: công việc chuyên môn đòi hỏi
một sự đào tạo trong khoa học nghệ thuật
Ở Đức nghề được định nghĩa là: hoạt động cần thiết cho xã hội ở một
lĩnh vực lao động nhất định đòi hỏi phải được đào tạo ở một trình độ nào đó
Như vậy, nghề là một hiện tượng xã hội gắn chặt với sự phân công laođộng, với tiến bộ khoa học kỹ thuật và văn minh nhân loại
Ở Việt Nam, nghề cũng được nhiều ngành khoa học khác nhau
nghiên cứu
Có nhiều định nghĩa nghề được đưa ra song chưa được thống nhất,chẳng hạn có định nghĩa nêu: Nghề là một tập hợp lao động do sự phân cônglao động xã hội quy định mà giá trị của nó trao đổi được Nghề mang tính
Trang 17tương đối, nó phát sinh, phát triển hay mất đi do trình độ của nền sản xuất hay
do nhu cầu xã hội Mặc dù khái niệm nghề được hiểu dưới nhiều góc độ khácnhau song chúng ta có thể thấy một số nét đặc trưng nhất định:
Một là: Nghề là hoạt động, là công việc lao động của con người được lặp đi
lặp lại
Hai là: Nghề là sự phân công là động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội.
Ba là: Nghề là phương tiện để sinh sống.
Bốn là: Nghề là lao động kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi
trong xã hội, đòi hỏi phải có quá trình đào tạo nhất định
Nghề biến đổi một cách mạnh mẽ và gắn chặt với xu hướng phát triểnkinh tế xã hội của đất nước
Như vậy, nghề là một hình thức phân công lao động, nó đòi hỏi kiếnthức lý thuyết tổng hợp và kỹ năng thực hành để hoàn thành những công việcnhất định
b Đào tạo nghề
Khái niệm đào tạo thường đi liền với giáo dục thành cặp đôi GD&ĐT.Giáo dục thường được hiểu là các hoạt động và tác động hướng vào sự pháttriển, rèn luyện năng lực và phẩm chất của con người để có thể phát triểnnhân cách đầy đủ nhất và trở nên có giá trị tích cực đối với xã hội
Khái niệm ĐTN theo từ điển tiếng Việt “đào tạo là làm cho trở thànhngười có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định”
Theo cách nhìn của một số nhà GD – ĐT ở Việt Nam thì “đào tạo làquá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm đạt được các kiến thức, kỹnăng và kỹ xảo trong lý thuyết và thực tiễn, tạo ra năng lực để thực hiện thànhcông hoạt động xã hội (nghề nghiệp) cần thiết”
Giáo trình Kinh tế lao động của Trường đại học kinh tế quốc dân HàNội đã định nghĩa đào tạo là: “Quá trình trang bị kiến thức nhất định về
Trang 18chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận được mộtcông việc nhất định” [tr54]
Đào tạo được hiểu là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức,nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tháiđộ,…để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vàođời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả
Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên ngành nhằmthay đổi hành vi và thái độ làm việc của con người, tạo cho họ khả năng đápứng tiêu chuẩn và hiệu quả của công việc chuyên môn
Đào tạo nghề là quá trình trang bị kiến thức nhất định về trình độchuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận một côngviệc nhất định Hay nói cách khác đó là quá trình truyền đạt, lĩnh hội nhữngkiến thức và kỹ năng cần thiết để người lao động có thể thực hiện một côngviệc nào đó trong tương lai
Theo quy định tại Luật Giáo dục 2005: “Dạy nghề là một cấp học tronggiáo dục nghề nghiệp và được thực hiện dưới một năm đối với ĐTN trình độ
sơ cấp, từ một đến ba năm đối với ĐTN trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.Các SNDN bao gồm trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, TTDN,lớp dạy nghề” [18]
Luật Dạy nghề năm 2006 định nghĩa: “Dạy nghề là hoạt động dạy vàhọc nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết chongười học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoànthành khóa học”[19]
Theo ILO: “Đào tạo nghề là những hoạt động nhằm cung cấp kiếnthức, kỹ năng và thái độ cần có cho sự thực hiện có năng suất và hiệu quảtrong phạm vi một nghề hoặc nhóm nghề Nó bao gồm đào tạo ban đầu, đàotạo lại, đào tạo nâng cao, cập nhật và đào tạo liên quan đến nghề nghiệpchuyên sâu” [32]
Trang 19Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong SX - DVcó năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức,lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong CN, có sức khoẻ nhằm tạođiều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tựtạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệpCNH - HĐH đất nước.
Luật Dạy nghề cũng quy định có ba trình độ đào tạo là sơ cấp nghề,trung cấp nghề và cao đẳng nghề Dạy nghề bao gồm dạy nghề chính quy vàdạy nghề thường xuyên
Như vậy có thể thấy, về cơ bản khái niệm ĐTN và dạy nghề không cósự khác biệt nhiều về nội dung
ĐTN phục vụ cho mục tiêu KT - XH, trước hết là phương hướng phâncông lao động mới, tạo cơ hội cho mọi người đều được học tập nghề nghiệp
để dễ dàng tìm kiếm việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn
Theo tác giả thì khái niệm đào tạo nghề định nghĩa như sau: “Đào tạo
nghề là hoạt động trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người lao động để họ có thể hành nghề hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học”.
* Các hình thức đào tạo nghề như sau:
Đào tạo trình độ sơ cấp: mục tiêu đào tạo nghề trình độ sơ cấp để
người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề
Thời gian đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện từ 03 tháng đến dưới
01 năm học nhưng phải bảo đảm thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ họcđối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học
Đào tạo trình độ trung cấp: mục tiêu ĐTN trình độ trung cấp để người
học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiệnđược một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả
Trang 20năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việctheo nhóm.
Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế đối với người cóbằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là từ 01 đến 02 năm học tùy theochuyên ngành hoặc nghề đào tạo
Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo phương thức tích lũy mô-đunhoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ quy địnhcho từng chương trình đào tạo
Người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, nếu có nguyện vọng tiếp tụchọc lên trình độ cao đẳng thì phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng vănhóa trung học phổ thông
Đào tạo trình độ cao đẳng: mục tiêu ĐTN trình độ cao đẳng để người
học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giảiquyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; cókhả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc,hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc
Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế được thực hiện từ 02đến 03 năm học tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người cóbằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 01 đến 02 năm học tùy theo chuyênngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùngngành, nghề đào tạo và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học
và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông
c Lao động nông thôn và đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Khái niệm nông thôn, lao động nông thôn
Theo một số tài liệu ILO, lực lượng lao động được hiểu là một bộ phậndân số trong độ tuổi quy định, thực tế có tham gia lao động và những ngườikhông có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm
Trang 21Thực tế trong từng thời kỳ và ở mỗi một nước trên thế giới quy định độtuổi lao động khác nhau Ở nước ta, theo Bộ Luật lao động định nghĩa “Ngườilao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theohợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sửdụng lao động”[7].
Khái niệm về nông thôn khác nhau ở mỗi quốc gia, nó phụ thuộc vàotừng thời kỳ lịch sử và tiến trình phát triển KT - XH của các quốc gia khácnhau trên thế giới Ở những nước đang phát triển, việc phân biệt nông thônvới đô thị chưa thể tách bạch hoàn toàn, một số nơi khu vực nông thôn diễn raquá trình đô thị hóa nhanh chóng nhưng vẫn còn có sự xen lẫn về đất đai, địabàn dân cư và các hoạt động KT - XH (VD: ở các thị tứ, thị trấn)
Hiện nay trên thế giới vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về khái niệmnông thôn Có quan điểm cho rằng cần dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển của
cơ sở hạ tầng, có nghĩa vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát triểnbằng vùng đô thị Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độtiếp cận thị trường và phát triển hàng hóa (so với đô thị là thấp hơn) Cũng cóý kiến, nên dùng chỉ tiêu mật độ dân cư và số lượng dân trong vùng để xácđịnh, vùng nông thôn thường có số dân và mật độ dân thấp hơn vùng đô thị.Một quan điểm khác lại nêu ra, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nôngnghiệp là chủ yếu, nguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng là từ sản xuấtnông nghiệp
Tuy nhiên, những ý kiến trên chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh cụ thể củatừng nước, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụngcho từng nền kinh tế Đối với những nước đang thực hiện công nghiệp hóa, đôthị hóa, chuyển từ sản xuất thuần nông sang phát triển các ngànhCN - DV,xây dựng các khu đô thị nhỏ, thị trấn rải rác ở các vùng nông thôn thì kháiniệm về nông thôn có những đổi khác so với khái niệm trước đây, có thể hiểu
Trang 22nông thôn hiện nay bao gồm cả những thị trấn, đô thị nhỏ, những trung tâm
CN nhỏ có quan hệ gắn bó mật thiết với nông thôn, cùng tồn tại hỗ trợ và thúcđẩy nhau phát triển Vì thế, trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam nếu nhìnnhận dưới góc độ quản lý có thể đưa ra khái niệm về nông thôn như sau:
Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiềuvùng nông thôn là địa bàn để người nông dân sinh sống và phát triển, là mộtbộ phận quan trọng cấu thành xã hội, đặc biệt là đối với các quốc gia có sảnxuất nông nghiệp là nền tảng như Việt Nam
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thànhphố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhândân xã Nông thôn Việt Nam hiện nay có khoảng 70% dân số sinh sống
LĐNT là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt động trong hệthống kinh tế nông thôn
LĐNT là những người dân không phân biệt giới tính, tổ chức, cá nhânsinh sống ở vùng nông thôn, có độ tuổi từ 15 trở lên, hoạt động sản xuất ởnông thôn Trong đó bao gồm những người đủ các yếu tố về thể chất, tâmsinh lý trong độ tuổi lao động theo quy định của Bộ Luật lao động và nhữngngười ngoài độ tuổi lao động có khả năng tham gia sản xuất, trong một thờigian nhất định họ hoàn thành công việc với kết quả đạt được một cách tốtnhất
Khái niệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Kết hợp từ khái niệm về đào tạo nghề và khái niệm LĐNT như đã trìnhbày ở trên tác giả xin đưa ra khái niệm về ĐTN cho LĐNT như sau: Đào tạonghề cho LĐNT là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm truyền đạt nhữngkiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của một nghề nào đó cho người lao động ở khuvực nông thôn, từ đó tạo ra năng lực cho người lao động đó có thể thực hiệnthành công nghề đã được đào tạo
Trang 23Đào tạo nghề cho lao động nông thôn có những đặc điểm sau:
Đối tượng tham gia học nghề là LĐNT, chủ yếu chưa qua đào tạo, trình
độ văn hóa không đều, các lớp học với nhiều đối tượng khác nhau như ngườinghèo, người tàn tật, người dân tộc , độ tuổi không đồng đều
Ngành nghề đào tạo đa dạng: trình độ đào tạo là sơ cấp nghề và dạy nghề
dưới 3 tháng; phần lớn là các nghề đào tạo là nghề đơn giản, các nghề nôngnghiệp, thủ công mỹ nghệ; Thời gian thực hành nghề chiếm tỷ lệ trên 80%
Phương thức đào tạo: chủ yếu là lưu động, đào tạo tại các thôn, bản,
thời gian đào tạo linh hoạt theo nhu cầu của người học, theo mùa vụ tạo sựthuận lợi cho người học, phương pháp đào tạo chủ yếu là hướng dẫn thựchành và truyền nghề
Kinh phí đào tạo: chủ yếu do ngân sách nhà nước hỗ trợ, lao động nông
thôn không phải đóng góp học phí, hoặc đóng ở mức thấp
Cơ sở tham gia đào tạo nghề cho LĐNT: đa dạng phong phú, các cơ sở
đủ điều kiện đều được tham gia đào tạo, từ các Trường cao đẳng, trung cấpnghề, các Trung tâm dạy nghề, các cơ sở dạy nghề khác, các doanh nghiệp…
Giáo viên tham gia dạy nghề cho LĐNT: tương đối đa dạng gồm giáo
viên dạy nghề, kỹ sư, thợ giỏi, thợ lành nghề, nghệ nhân…
1.1.2 Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
a Khái niệm
Quản lý là tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quảnlý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi củacon người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo những mụctiêu đã định
Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước QLNNgắn liền với chủ thể quản lý là bộ máy nhà nước để thực thi quyền lực nhànước, gắn liền với công cụ, phương tiện quản lý quan trọng nhất đó là pháp
Trang 24luật do nhà nước đặt ra để quản lý toàn bộ xã hội, điều chỉnh các mối quan hệ
xã hội phát sinh trong đời sống
Có thể hiểu QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tínhquyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh các hành vicủa con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quantrong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của conngười, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội
Đào tạo nghề cho LĐNT là một trong những hoạt động của lĩnh vựcGDĐT Do vậy cần có sự QLNN để hoạt động này được diễn ra đúng hướng
và phù hợp với sự phát triển KT - XH của đất nước Quản lý nhà nước tronglĩnh vực ĐTN là quản lý theo ngành do một cơ quan trung ương thực hiện Đó
là việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế
và chính sách phát triển lĩnh vực ĐTN của đất nước phù hợp với sự pháttriểnKT - XH
Ta có thể hiểu QLNN về ĐTN cho LĐNT là hoạt động quản lý theongành do các cơ quan chức năng thực hiện, sử dụng quyền lực công để điềuhành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động ĐTNcho LĐNT nhằm thực hiện mụctiêu đã đề ra
b Đặc điểm của quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho LĐNT
Chủ thể quản lý: là các cơ quan trong bộ máy nhà nước từ Trung ương
tới địa phương được giao nhiệm vụ QLNN về LĐNT nông thôn theo quy địnhcủa pháp luật
Đối tượng quản lý: là mọi hoạt động về ĐTTN cho LĐNT ở tất cả các
cơ sở ĐTN Bao gồm các hoạt động chủ yếu như: xây dựng và thực hiệnchiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ĐTN; điều kiện hoạtđộng dịch vụ, tư vấn nghề; đăng ký và cấp giấy chứng nhận hoạt động ĐTN;
tổ chức và hoạt động các cơ sởĐTN; tổ chức chỉ ĐTN, bồi dưỡng cán bộ, giáoviên; lập dự toán trường, trung tâm, DN có ĐTN và người học nghề
Trang 25Mục tiêu quản lý: là đào tạo kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức kỷ
luật, tác phong công nghiệp nhằm giúp LĐNT có kiến thức và kỹ năng nghềnghiệp đạt được tiêu chuẩn nhất định của một nghề hoặc nhiều nghề để tìmđược việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH
1.2 Cơ sở thực tiễn QLNN về đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn
1.2.1 Tổ chức và thẩm quyền của các cơ quan QLNN về ĐTN cho LĐNT
a Bộ máy QLNN về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 và Nghị định48/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật GDNN đã quy định rõ về tổ chức bộ máyQLNN về ĐTN, theo đó Chính phủ thống nhất thực hiện công tác QLNN vềĐTN trên cả nước
b Thẩm quyền của các cơ quan QLNN về ĐTN cho lao động nông thôn:
Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủtướng Chính phủ phê duyệt Đề án “ĐTTN cho LĐNT đến năm 2020” vàQuyết định 971/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2015 sửa đổi, bổ sung đề ánĐTTN cho LĐNT đã nêu rõ về thẩm quyền của các cơ quan QLNN về ĐTTNcho LĐNT Theo đó:
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: là cơ quan thường trực QLNN về
ĐTTN cho LĐNT
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: chủ trì chỉ đạo và chịu trách
nhiệm về việc tổ chức ĐTN cho LĐNT
Bộ Nội vụ: chủ trì tổ chức thực hiện, chỉ đạo việc đánh giá, tổng kết công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo các mục tiêu đã định; đề xuấtsửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đào tạo cán bộ, công chức xã; xây dựng
và ban hành chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã; tổng hợp nhu
Trang 26cầu và phân bổ kinh phí hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo: đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả
hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung họcphổ thông để học sinh có thái độ đúng đắn về giáo dục nghề nghiệp và chủđộng lựa chọn các loại hình ĐTN sau khi tốt nghiệp giáo dục phổ thông
Bộ Kế hoạch và Đầu tư: đề xuất, bố trí vốn đầu tư phát triển hằng năm
để thực hiện hoạt động ĐTTN cho LĐNT
Bộ Tài chính: chủ trì ban hành văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung việc
quản lý và sử dụng kinh phí đối với nguồn vốn sự nghiệp của hoạt độngĐTTN cho LĐNT
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: chỉ đạo
việc tổ chức triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quảĐTTN cho LĐNT và đào tạo, bồi dưỡng công chức xã trên địa bàn…
c Nội dung QLNN về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT bao gồm các hoạt động sau:
Chiến lược đào tạo nghề cho lao động nông thôn:
Chiến lược ĐTN cho LĐNT là các chương trình hành động, kế hoạchhành động được thiết kế để đạt được một mục tiêu cụ thể vềĐTN, đây là tổhợp các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đếncác mục tiêu đó Theo đó ngày 29/5/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyếtđịnh số 630/QĐ -TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ĐTN thời kỳ 2011 –
2020, Chiến lược này là hành lang pháp lý để các hoạt động ĐTN cho LĐNTphát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn
Chính sách, pháp luật về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao LĐNT đến năm 2020” đãquy định cụ thể các chính sách cho người học, cho người dạy và cho CSĐT
Trang 27tham gia dạy nghề cho LĐNT:
- Chính sách đối với người học
* Đối tượng
Đối tượng người học được thụ hưởng chính sách dạy nghề cho LĐNTtrong Đề án 1956 bao gồm rất nhiều đối tượng, bao gồm: Lao động khu vựcnông thôn (ở các xã); Lao động ở các Thị trấn thuộc Huyện, phường thuộcQuận, phường của Thị xã, Thành phố thuộc Tỉnh nhưng đang làm nôngnghiệp (nông - lâm - ngư nghiệp) và những hộ mất đất canh tác hiện chưa cóviệc làm
Các đối tượng người học nêu trên có độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổiđối với nam và từ đủ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ và có khả năng lao động
* Chính sách
Mỗi đối tượng LĐNT học nghề, đều có những chính sách tương ứng, cụ thể:Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người cócông với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bịthu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấpnghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học(mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền
ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá végiao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóahọc đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên;
LĐNT thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộnghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạynghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ
cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);
LĐNT khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấpnghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học
Trang 28(mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế);
LĐNT học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụngđối với học sinh, sinh viên Lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thônsau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay đểhọc nghề;
LĐNT là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưuđãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng150% thu nhập của hộ nghèo
Lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia vềviệc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm
- Chính sách đối với đội ngũ dạy nghề
Giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề thường xuyên phải xuống thôn, bản,phum, sóc thuộc vùng có điều kiện KT – XH đặc biệt khó khăn để dạy nghề vớithời gian từ 15 ngày trở lên trong tháng được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 sovới mức lương tối thiểu chung như đối với giáo viên thực hiện công tác xóa mùchữ, phổ cập giáo dục thường xuyên phải xuống thôn, bản, phum, sóc;
Giáo viên của các cơ sở dạy nghề công lập ở các huyện miền núi, vùngsâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu sốđược giải quyết nhà công vụ như đối với giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầmnon đến các cấp học phổ thông;
Người dạy nghề (cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề caotại các DN, cơ sở sản xuất, DN và các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nôngdân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề LĐNT) được trả tiền công giảng dạy vớimức tối thiểu 25.000 đồng/giờ; người dạy nghề là các tiến sĩ khoa học, tiến sĩtrong lĩnh vực nông nghiệp, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên được trả tiền công giảngdạy với mức tối thiểu 300.000 đồng/buổi
Xây dựng các tiêu chuẩn, chế độ, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút
Trang 29những người giỏi, có năng lực giảng dạy tại các CSĐT, bồi dưỡng cán bộ, côngchức; những người hoạt động trên các lĩnh vực, mọi thành phần tham gia vàocông tác đào tạo, bồi dưỡng; thu hút những người có năng lực đang công tác tạicác cơ quan, đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức
- Chính sách đối với cơ sở dạy nghề
Đối với 61 huyện nghèo: được đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề cho
TT DN theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 củaChính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61huyện nghèo;
Đối với 30 huyện có tỷ lệ hộ nghèo từ 30 - 50% : mới thành lập TTDNnăm 2009 được hỗ trợ đầu tư phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, ký túc xá,nhà công vụ cho giáo viên, nhà ăn, ô tô bán tải hoặc thuyền máy để chuyên chởthiết bị, cán bộ, giáo viên đi dạy nghề lưu động, thiết bị dạy nghề cho 4 nghềphổ biến và 3 - 5 nghề đặc thù của địa phương Mức đầu tư tối đa 12,5 tỷđồng/trung tâm;
Đối với 74 huyện miền núi, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số: mới
thành lập TTDN năm 2009 được hỗ trợ đầu tư xưởng thực hành, ký túc xá; nhàcông vụ cho giáo viên, nhà ăn, ôtô bán tải hoặc thuyền máy để chuyên chở thiết bị,cán bộ, giáo viên đi dạy nghề lưu động, thiết bị dạy nghề cho 3 nghề phổ biến và 3
- 4 nghề đặc thù của địa phương Mức đầu tư tối đa 9 tỷ đồng/trung tâm
Đối với 116 huyện đồng bằng: mới thành lập TTDN năm 2009 được hỗ
trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề với mức 5 tỷ đồng/trung tâm;
Đối với 09 trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ ở 09 tỉnh: tập trung
nhiều làng nghề truyền thống được hỗ trợ đầu tư xây dựng và thiết bị dạynghề với mức đầu tư 25 tỷ đồng/trường;
Tiếp tục hỗ trợ đầu tư thiết bị dạy nghề cho các TT DN công lập huyệnđược đầu tư giai đoạn 2006 - 2009 nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đảm
Trang 30bảo chất lượng dạy nghề Mức hỗ trợ 3 tỷ đồng/trung tâm;
Hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho 100 trung tâm giáo dụcthường xuyên ở những huyện chưa có TTDN để tham gia dạy nghề choLĐNT Mức hỗ trợ 1 tỷ đồng/trung tâm;
Các cơ CSDN có đủ điều kiện dạy nghề cho LĐNT được tham gia dạynghề cho lao động nông thôn bằng nguồn kinh phí quy định trong Đề án này
và được cung cấp chương trình, giáo trình, học liệu và bồi dưỡng giáo viêndạy nghề
Với các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người lao động, người dạy nghề
và CSDN đã tạo bước đột phá mới trong công tác phát triển dạy nghề Việcthành lập các TT DN cấp huyện đã góp phân tạo nên mạng lưới CSDN từtrung ương đến địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho người học, đặc biệt ởcác tỉnh nghèo, huyện nghèo có điều kiện KT - XH còn khó khăn Các chínhsách của để án góp phần thay đổi nhận thức của người LĐNT trong việc họcnghề, làm nghề, tạo đươc một số kết quả bước đầu rất quan trọng cho thấy sựhiệu quả, sự ưu việt của Đề án
d Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề cho LĐNT
Việc thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên,cán bộ quản lý ĐTN cho LĐNT luôn được nhà nước và các cơ quan chứcnăng chú trọng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ này được chuẩn hoágóp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Bộ LĐTB&XH đã ra Quyếtđịnh số 57/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/5/2008 về việc sử dụng, bồi dưỡnggiáo viên ĐTN nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ; Ban hànhThông tư số 30/2010/TT- BLĐTBXH ngày 29/9/2010 quy định chuẩn giáo
viên, giáo viên ĐTN Việc tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật và các
quy định về nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức ĐTN choLĐNT là vô cùng cần thiết, bởi đây chính là cơ sở quan trọng để các CSĐT
Trang 31thực hiện giảng dạy, ĐTN cho LĐNT theo đúng chủ trương, đường lối củaĐảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về ĐTN nói chung và ĐTN cholao động nông thôn nói riêng.
Chương trình ĐTN cho LĐNT đã góp phần to lớn vào việc trang bịkiến thức, kỹ năng, giúp người dân đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học côngnghệ vào sản xuất Và để hoạt động ĐTN cho LĐNT đạt kết quả tốt, các cơ sởtham gia ĐTN cho LĐNT đều cần xây dựng chương trình, giáo trình ĐTN;xây dụng chương trình, giáo trình kiến thức KD và khởi sự DN cho LĐNThọc nghề theo quy định Năm 2013, Bộ LĐTB&XH đã ban hành Thông tư số29/2013/TT- BLĐTBXH (ngày 22/10/2013) quy định về xây dựng chươngtrình, biên soạn giáo trình ĐTN độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các nghềtrọng điểm cấp độ quốc gia, trong đó, quy định rõ các yêu cầu về xây dựngchương trình, về nội dung, cấu trúc chương trình, thời gian và đơn vị thời giantrong chương trình, phân bổ thời gian khoá học; nguyên tắc, yêu cầu biênsoạn bộ đề thi tốt nghiệp; quy trình xây dựng, thẩm định chương trình đào tạonghề; yêu cầu, nội dung, cấu trúc của giáo trình ĐTN; quy trình biên soạn,thẩm định giáo trình
e Điều kiện cơ sở vật chất các cơ sở đào tạo nghề cho LĐNT
Để thực hiện nội dung này, nhà nước đã quan tâm cấp nguồn tài chính,đầu tư phát triển và nâng cấp các cơ sở ĐTN cho LĐNT Cùng với cung cấpnguồn tài chính, nhà nước còn đầu tư hợp lý về cơ sở hạ tầng, khoa học côngnghệ, trang thiết bị kỹ thuật cho các cơ sở ĐTN cho LĐNT
Đối với việc ĐTN , nguồn lực tài chính từ NSNN đóng vai trò chủ đạotrong các nguồn lực tài chính cho ĐTN thực hiện được mục tiêu đổi mới vàphát triển ĐTN, về nguồn đầu tư, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong vàngoài nước Nhà nước khuyến khích để huy động tối đa sự tham gia của DN,làng nghề trong việc phát triển ĐTN dưới các hình thức như tổ chức đào tạo tại
Trang 32DN, đầu tư cơ sở ĐTN.
Ngành LĐTB&XH thực hiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách, cácnguồn đầu tư khác đảm bảo tính thống nhất từ cao xuống thấp; phát huy tínhchủ động, sáng tạo, trách nhiệm của bộ máy quản lý tại từng đơn vị trực thuộcngành phục vụ ĐTN cho LĐNT Đồng thời thực hiện công tác thanh tra, kiểmtra, kiểm toán công khai, minh bạch về tài chính, các nguồn đầu tư tại các đơn
vị thuộc ngành nhằm nâng cao tính trách nhiệm và hiệu quả sử dụng nguồnkinh phí, nguồn đầu tư đã được nâng cấp
g Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế về
ĐTN cho LĐNT
Việc tổ chức, chỉ đạo công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, côngnghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ĐTN cho LĐNT sẽ giúp hệ thống giáotrình đào tạo được cập nhật kịp thời, không bị lạc hậu, theo kịp trình độ pháttriển kỹ thuật của các cơ sở sử dụng lao động trong bối cảnh nền khoa học kỹthuật trên thế giới đang ngày càng phát triển mạnh mẽ
Chính vì vậy, trong QLNN về ĐTN cho LĐNT, cần tăng cường hợp tácquốc tế về ĐTN, lựa chọn các đối tác chiến lược trong lĩnh vực ĐTN là nhữngnước thành công trong phát triển ĐTN nhằm nâng cao chất lượng ĐTN Đồngthời, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, các DN nướcngoài phát triển cơ sở ĐTN chất lượng cao, hợp tác ĐTN tại Việt Nam, đặcbiệt là ĐTN cho LĐNT trong điều kiện chúng ta đã hội nhập sâu rộng
1.2.2 Sự cần thiết của quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho LĐNT
Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đềán “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ngày 27 tháng 11năm 2009 đã nêu rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho
lao động nông thôn:“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của
Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất
Trang 33lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn”[26].
Theo đó, QLNN trong lĩnh vực ĐTN cho LĐNT là sự cần thiết kháchquan vì những lý do chủ yếu sau:
Thứ nhất, đào tạo nghề cho LĐNT phải gắn với giải quyết việc làm,
chuyển dịch cơ cấu lao động; gắn với xóa đói, giảm nghèo và góp phần bảođảm an sinh xã hội ở nông thôn; gắn với xây dựng nông thôn mới
Thứ hai, trong kinh tế thị trường, ĐTN nếu không có sự QLNN sẽ dễ
dẫn đến các hiện tượng tiêu cực
Thứ ba, đào tạo nghề cho LĐNT là hoạt động giáo dục đặc thù Đầu tư
phát triển ĐTN là đầu tư cho phát triển, đầu tư cho con người, ảnh hưởng trựctiếp đến quyền lợi của người học, không chỉ tác động đến lợi ích hoặc gây rahậu quả trước mắt cho người học, cho xã hội mà còn đem lại lợi ích hoặc gây
ra hậu quả lâu dài
1.3 Kinh nghiệm của một số địa phương và hai nước về ĐTN cho LĐNT
1.3.1 Kinh nghiệm QLNN của một số địa phương trong nước
- Thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biểnĐông nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ Sau khi Thủ tướng Chính phủphê duyệt Đề án TN cho LĐNT đến năm 2020, UBND Thành phố Đà Nẵng
đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh thực hiện Quyết định 1956 và chỉ đạo,triển khai nhiều hoạt động của Đề án như: các ngành, các địa phương đã tổchức tốt các hoạt động tuyên truyền, vận động và tư vấn cho LĐNT trên địa
Trang 34bàn thành phố tham gia học nghề; dạy nghề ngắn hạn gắn với tạo việc làmcho LĐNT
Để bảo đảm đầu ra cho các học viên, Sở LĐ-TB&XH Thành phố đãtiến hành ký kết hợp đồng 3 bên với các CSDN và DN nhằm giải quyết việclàm cho học viên sau khi tổ nghiệp bằng nhiều hình thức như tuyển dụng theonhu cầu của DN hoặc bao tiêu sản phẩm cho người học nghề Đã có 74 DN kýkết với hơn 1100 LĐNT được các DN đăng ký tuyển dụng sau khi đào tạo
Trong 3 năm 2012- 2015, Đà Nẵng đã tuyển sinh ĐTN cho hơn 3300LĐNT , với số tiền là 4,1 tỷ đồng, gồm 15 ngành nghề Trong đó, có 4 nghềnông nghiệp và 11 nghề phi nông nghiệp Ngành nghề đào tạo được phân theo
3 nhóm ngành nghề: Nông nghiệp (kỹ thuật trồng nấm, trồng hoa cây cảnh,nuôi cá diêu hồng, ); làng nghề (điêu khắc đá mỹ nghệ); công nghiệp và dịch
vụ (điện tử, cơ khí, hàn, may công nghiệp, nấu ăn, lễ tân, nghiệp vụ bàn buồng - bar…)
-Đà Nẵng đã tổ chức đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng cho bà con nôngngư dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Sở NN & PTNT phối hợp với TrườngĐại học Nha Trang đào tạo và cấp bằng cho 25 thuyền trưởng hạng 4, và 263thuyền trưởng hạng 5 và đào tạo máy trưởng hạng 5 là 62 người và máy trưởnghạng 4 là 20 người Các nghề đào tạo chủ yếu là nghề nông nghiệp như sản xuấtrau sach, nấm sạch, trồng hoa, cây cảnh phục vụ nhu câu của Thành phố
Bình quân mỗi năm, tổ chức dạy nghề cho 1.088 lao động nông thôn, tỷlệ có việc làm trên 80% thông qua các hình thức: tìm được việc làm tại các
DN, tự tạo được việc làm mới Kết quả này đã góp phần tích cực trong việctăng thu nhập, ổn định cuộc sống nhân dân, xoá đói giảm nghèo; góp phầnchuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH nôngnghiệp nông thôn
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện
Trang 35kế hoạch ĐTN cho LĐNT, thành phố cũng gặp phải nhiều khó khăn, vướngmắc Cụ thể: Phần lớn đối tượng tham gia đăng ký học nghề hết tuổi lao độngtheo quy định Số lao động trong độ tuổi thì không đam mê học nghề sản xuấtsản phẩm nông lâm thủy sản; người lao động tham gia đào tạo không tâmhuyết với việc học, không xuyên suốt trọn khóa, tham gia học nữa chừng rồi
bỏ học, rất khó khăn bảo tồn sĩ số học viên đến cuối khóa; tổ chức mở lớp tạiđịa phương gặp khó khăn cho địa điểm thực hành; việc bao tiêu sản phẩm(đầu ra) cho người nông dân chưa được quan tâm hổ trợ, giúp đỡ Nên ngườilao động chưa mạnh dạn đầu tư vào sản xuất có tính chất qui mô, sản xuất còncá thể, nhỏ lẻ; đồng thời nguyên liệu sản xuất các loại nấm hiện nay ở ĐàNẵng còn khan hiếm
- Tỉnh Quảng Trị
Hàng năm bên cạnh ĐTN nông nghiệp: chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồngthuỷ sản…để khai thác có hiệu quả lợi thế tiềm năng đất đai, lực lượng laođộng tại chỗ, Hội tập trung dạy các nghề phi nông nghiệp để chuyển dịch cơcấu LĐNT Qua thống kê số người học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp phầnlớn nằm trong độ tuổi từ 18 – 30 tuổi, ở vùng đồng bằng đa phần các em saukhi tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục học ở các trường đại học, cao đẳngchuyên nghiệp và trung cấp nghề, trong khi đó ở miền núi vùng đồng bào dântộc thiểu số các em chưa có việc làm còn chiếm tỷ lệ khá lớn
Đakrông là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, những xã vùng sâu,vùng xa chủ yếu là người dân tộc Vân Kiều, Pa Cô, đã bao đời nay quen vớiphương thức sản xuất tự cung, tự cấp “ phát, đốt, cuốc , trỉa”, quen với condao, cây rựa, sáng mang gùi lên rẩy, chiều gùi củi về nhà, cuộc sống dân dãnơi thôn bản đã níu kéo các em không muốn rời xa quê hương, rời xa gia đình
để đi học nghề
Từ tình hình thực tế đó, ngay từ đầu năm khi xây dựng kế hoạch
Trang 36Trung tâm ĐTN và Hỗ trợ nông dân đã quan tâm đến ĐTN cho con em vùngđồng bào dân tộc thiểu số để chuyển đổi nghề nghiệp Xác định trong số cácnghề có nghề may CN là một nghề phù hợp, dễ kiếm việc làm sau khi tốtnghiệp và hiện nay thị trường lao động đang cần, nhất là các xí nghiệp may
ở trong tỉnh… Trung tâm đã phối hợp với Ban Thường vụ Hội nông dânhuyện, Hội nông dân xã, các chi hội và chính quyền địa phương, đến tậnthôn, bản vào tận từng nhà để tuyên truyền, vận động cho gia đình và họcviên mục đích, ý nghĩa của việc học nghề, các chế độ chính sách, nơi làmviệc … và tương lai nghề nghiệp Nhờ làm tốt công tác vận động, đầu năm
2011 đã có trên 60 em đăng ký học nghề may CN vừa đủ để tổ chức 02 lớp ởtrung tâm nhưng đến khi khai giảng chỉ còn 27 học viên đến học Rõ ràng đểlàm chuyển đổi nhận thức về nghề nghiệp cho nông dân không phải một sớmmột chiều, hơn nữa phong tục tập quán của một số địa phương đã tác độngđến công tác tuyển sinh
Trong thiết kế Trung tâm ĐTN và Hỗ trợ nông dân tỉnh đã xây dựngkhu ký túc xá cho học viên, với khoản kinh phí Nhà nước hỗ trợ15.000đ/ngày/người cho học viên hộ nghèo học nghề, không đáp ứng đượcnhu cầu sinh hoạt hàng ngày Bằng cách huy động mọi nguồn lực, sự hỗ trợcủa các DN, cá nhân, trung tâm miễn phí hoàn toàn việc ở, hỗ trợ thêm kinhphí giúp học viên ăn sáng, còn lại học viên tự lo liệu, nhưng một số em vẫngặp khó khăn Với cách làm này bước đầu các em đã an tâm để học, tuynhiên, vào dịp cuối tuần học viên về thăm nhà, một số em không trở lạitrường do nhiều lý do khác nhau: có em không có tiền tàu xe, có em chưathích nghi cách sống tập thể, có em vì hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn….Trong quá trình học đã có 4 em bỏ học, một lần nữa cán bộ Hội lại tiếp tụclàm công tác vận động gia đình động viên các em tiếp tục đi học Để nắm bắttâm tư nguyện vọng của học viên, Trung tâm cử cán bộ theo dõi, lúc ngoài
Trang 37giờ tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao và thực hiện phương châm 3cùng: cùng học, cùng chơi, cùng giải quyết khó khăn.
Với phương châm “cầm tay chỉ việc”, tìm các thầy có kinh nghiệmtrong lĩnh vực may CN, hợp đồng với các DN cử cán bộ có tay nghề cao, cóthể là trưởng ca hoặc trưởng chuyền quen với XSCN đề hướng dẫn học viên.Căn cứ vào chương trình đã duyệt, giáo trình chung, giáo viên biên soạn lạigiáo án để phù hợp với thực tế, trong đó phần lý thuyết chỉ cần từ 10 -15%còn lại thực hành trên máy, phân loại học sinh để có chế độ kèm cặp, độngviên người học tạo ra không khí thoải mái trong giờ học Học nghề là phảilàm được nghề, học đến đâu chắc đến đó, ra trường tay nghề phải vững, trong
02 tháng đầu rèn luyện, thực hành, đến tháng thứ 03 các em có thể may nhữngđường may thẳng và sản xuất được một số sản phẩm đơn giản, được thanhtoán tiền công làm nguồn động viên trong học tập
Trước khi tuyển sinh Trung tâm đã liên kết với Xí nghiệp may Lao Bảohai bên thống nhất: Trung tâm phụ trách khâu tuyển sinh, quản lý lớp, giảiquyết công việc liên quan và thanh toán các chế độ theo quy định; Xí nghiệpchọn thầy, kiểm tra tay nghề và bố trí việc làm Để học viên an tâm, sau khilàm lễ tổng kết cấp chứng chỉ, các em đã được lãnh đạo xí nghiệp ký kết hợpđồng lao động, công bố nội quy xí nghiệp, quyền lợi và nghĩa vụ của ngườicông nhân, dưới sự chứng kiến của Ban Giám đốc Trung tâm Hiện nay cáchọc viên đã vào làm việc tại xí nghiệp với mức lương khoán theo tay nghề vàsản phẩm, một số học viên đã ổn định cuộc sống và có tích luỹ ban đầu
Đây là ước muốn của các học viên và là mục đích của Hội Nông dâncác cấp trong công tác ĐTN cho LĐNT để chuyển dịch cơ cấu lao động, gópphần xây dựng nông thôn mới
- Tỉnh Nghệ An
Ở tỉnh Nghệ An, thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg, Tỉnh ủy tỉnh
Trang 38Nghệ An có Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 07/6/2010 về việc tăng cường côngtác ĐTN cho LĐNT, đồng thời đưa nội dung ĐTN cho LĐNT của Tỉnh vàotrong Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ giai đoạn 2011 - 2015; tỉnh đã thành lậpBan Chỉ đạo Đề án 1956 do phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban chỉđạo, lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH làm Phó ban trực, cùng các ngành và UBND
20 huyện, thị, thành phố làm thành viên; hiện nay tất cả các huyện, thị xã,thành phố đều có Ban chỉ đạo cấp huyện; hầu hết các xã, thị trấn trong tỉnh đãthành lập BCĐ, Tổ công tác thực hiện Đề án ĐTN cho LĐNT
Sau 5 năm thực hiện Nghệ An là đã đạt được nhiều kết quả quan trọng,tạo được chuyển biến mạnh mẽ về ĐTN Huy động được 42 cơ sở tham giadạy nghề cho LĐNT; Đầu tư trên 101,3 tỷ đồng để tăng cường cơ sở vật chấttrang thiết bị dạy nghề cho 24 CSDN công lập; Có 20.686 lao động nông thônđược đào tạo và cấp chứng chỉ nghề, trong đó có 11.403 lao động nữ; 14.773LĐNT có việc làm sau học nghề đạt tỷ lệ 71,6%; Hoàn thành tổ chức thí điểmcác mô hình dạy nghề cho LĐNT; Nâng tỷ lệ lao động qua ĐTN của tỉnh từ37% năm 2011 lên 48% năm 2012, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao độngtheo hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động CN - XD,dịch vụ; Các mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm có hiệu quả đượcnhân rộng ra ở nhiều địa phương trong tỉnh; Ban chỉ đạo tỉnh khẳng địnhĐTN cho LĐNT đóng vai trò rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượngnguồn nhân lực để thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn; đào tạonghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động, tạo ra thu nhập, nângcao chất lượng cuộc sống, giảm nghèo, góp phần phát triển KT - XH, giữvững an ninh trật tự ở nông thôn; tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập vànâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân; Chuyển đào tạo nghề choLĐNT từ đào tạo theo năng lực sẵn có của CSĐT sang đào tạo theo nhu cầuhọc nghề của LĐNT và yêu cầu của thị trường lao động
Trang 39Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, thì công tác chỉ đạo, triển khai
Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn vẫn còn tồn tại một số hạn chế,như: Việc triển khai công tác dạy nghề một số nơi còn chậm, chưa đồng bộ,một số nghề chưa phù hợp với đặc điểm của từng vùng, chưa gắn với quyhoạch tổng thể phát triển KT - XH, quy hoạch nông thôn mới, nhất là quyhoạch sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ CN, dịch vụ; Công tác tuyên truyền, phổbiến chính sách về dạy nghề cho LĐNT còn thiếu tích cực, chưa hiệu quả;Một số địa phương, CSDN chưa quan tâm gắn dạy nghề với giải quyết việclàm, chọn ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu thực tế nên một sốlao động sau đào tạo chưa tìm được việc làm phù hợp; một số TTDN huyệnvẫn còn thiếu cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề hoặc đầu tư chưa đồng bộ đãảnh hưởng đến chất lượng ĐTN; CSDN ngoài công lập và DN tham gia ĐTNcòn ít; tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề còn thấp
1.3.2 Kinh nghiệm của hai nước
Thực tế cho thấy, do sớm có được sự quan tâm của Nhà nước đối vớicông tác TN một cách bài bản nên tại một số quốc gia phát triển trên thế giớimặc dù lao động tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổngdân số cả nước nhưng có thể tạo ra nền nông nghiệp với sản lượng và chấtlượng sản phẩm rất cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của cả nước vàcòn lượng dư xuất khẩu Trong khi đó tại Việt Nam, người lao động vẫn chủyếu sản xuất theo kinh nghiệm, việc áp dụng khoa học công nghệ và cơ khívào sản xuất còn hạn chế Chính vì vậy, mặc dù có hơn 68% dân số sinh sốngbằng nghề nông nhưng số lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp cho đếnnay vẫn chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng đảm bảo sức khỏe chongười tiêu dung
Trên thế giới công tác ĐTN cho LĐNT đã sớm được quan tâm và triểnkhai thực hiện Đây là một trong những chính sách tối ưu giúp cho nền kinh tế
Trang 40nông thôn nói riêng, kinh tế đất nước nói chung phát triển nhanh chóng và đâycũng chính là bí quyết thành công về kinh tế thần kỳ của các quốc gia này.Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã và đang tiến hành học hỏi kinh nghiệmĐTN cho nguồn lao động tại khu vực nông thôn, trong đó có Việt Nam.
- Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Là một nước không giàu tài nguyên, Hàn Quốc đã sớm xác định việcphát triển nguồn nhân lực chính là yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tếcủa đất nước Thực tế, giáo dục đã chuyển Hàn Quốc thành một quốc gia cónguồn nhân lực dồi dào được giáo dục tốt, kỹ năng lành nghề với kỹ thuật cao
và là nguyên nhân tạo nên sự thần kỳ của kinh tế Hàn Quốc Chính sự tích tụtri thức thông qua GD & ĐT đã đóng góp 73% vào tốc độ tăng trưởng kinh tếcủa nước này
Chính phủ Hàn Quốc coi đào tạo nhân lực là nhiệm vụ ưu tiên trong giáodục để đảm bảo có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa Giáo dụcđược thực hiện song hành với tiến trình công nghiệp hóa Trong giai đoạn đầucủa công nghiệp hóa, vào những năm 60 đến những năm 70 của thế kỷ XX,Hàn Quốc tập trung vào phát triển công nghiệp nhẹ và điện tử, Hàn Quốc đãtập trung hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, phát triển giáo dục trung học
cơ sở, khuyến khích trung học nghề và kỹ thuật, hạn chế chỉ tiêu giáo dục đạihọc Đạo luật ĐTN năm 1967 ra đời đã khuyến khích các tổ chức, DN tham giaĐTN nhằm tạo ra lực lượng lao động có kỹ năng cho các DNcó nhu cầu Cáctrường, trung tâm đào tạo nghề phát triển nhanh và ngày càng mở rộng quy mô.Sang những năm 80, khi chuyển từ sản xuất công nghệ trung bình sang côngnghệ cao, Hàn Quốc tập trung mở rộng quy mô giáo dục phổ thông, đẩy mạnhđào tạo nghề, nới rộng chỉ tiêu nhập đại học theo hướng phát triển các trườngcao đẳng nghề và kỹ thuật Các trình độ từ đào tạo nghề đến trung cấp, caođẳng, đại học, sau đại học được thường xuyên điều chỉnh về quy mô và chất