Trước những khó khăn, thách thức trên, vấn đề đặt ra cho các nhà quản lýcủa địa phương là phải có định hướng và hoạch định chính sách phù hợp để quản lýcông tác đào tạo nghề cho lao động
Trang 1HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ XUÂN ĐÀO
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Trang 2HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ XUÂN ĐÀO
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HOÀNG VĂN CHỨC
Huế, 2016
Trang 3nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” là công trình khoa học do bản thân tôi
nghiên cứu, thu thập tài liệu, phân tích và tổng hợp nhằm mục đích phục vụ choviệc học tập và công tác của bản thân tôi Các thông tin trích dẫn trong luận vănđược thực hiện đúng theo quy định
Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2016
Học viên
Nguyễn Thị Xuân Đào
Trang 4Trung đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Họcviện.
Trong quá trình thực hiện luận văn “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn
tận tình và chu đáo của PGS.TS Hoàng Văn Chức Xin được nói lời cảm ơn sâu sắcđối với PGS.TS Hoàng Văn Chức về sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình này
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Phòng Dạy nghề - Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội Quảng Ngãi, Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ngãi, Cục Thống kê tỉnh QuảngNgãi đã tạo điều kiện và cung cấp thông tin, tài liệu, đóng góp ý kiến giúp tôi hoànthành luận văn
Dù đã rất cố gắng, song khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Rất mongnhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để luậnvăn được bổ sung, hoàn thiện
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2016
Học viên
Nguyễn Thị Xuân Đào
Trang 5Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt trong luận văn
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 9
1.1 Những khái niệm cơ bản 9
1.1.1.Nông thôn và Lao động nông thôn 9
1.1.2.Nghề và Đào tạo nghề 12
1.1.3.Đào tạo nghề cho lao động nông thôn 16
1.1.4.Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 16
1.2 Vai trò của nhà nước trong quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn 20
1.2.1.Thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực đào tạo nghề 20
1.2.2.QLNN góp phần thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn 22
1.2.3 Tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho lao động nông thôn .23
1.3 Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 25
1.3.1.Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn 25
1.3.2.Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 27
1.3.3.Tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn 29
1.3.4.Đầu tư các nguồn lực để đào tạo nghề cho lao động nông thôn 30 1.3.5.Liên kết giữa CSDN và doanh nghiệp trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn 34 1.3.6.Thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 34
Trang 61.4.3.Tỉnh Quảng Trị 39
1.4.4.Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ngãi 40
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI 43
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Ngãi 43
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 43
2.1.2 Về kinh tế 44
2.1.3 Về xã hội 49
2.2 Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 52 2.2.1 Tình hình nhu cầu đào tạo nghề 52
2.2.2 Quy mô, ngành nghề đào tạo, số lượng cơ sở dạy nghề tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh 53
2.2.3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề của các cơ sở dạy nghề của tỉnh 60
2.2.4 Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý làm công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh 64
2.2.5 Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 69
2.3 Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua 71
2.3.1 Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT 71
2.3.2 Tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng các chính sách về quản lý đào tạo nghề cho LĐNT 73
2.3.3 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho LĐNT 76
2.4 Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh thời gian qua 80
2.4.1 Kết quả đạt được 80
2.4.2 Những hạn chế 81
2.4.3 Nguyên nhân 83
Chương 3: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI 86
Trang 73.1.2 Định hướng và mục tiêu của tỉnh Quảng Ngãi về đào tạo nghề cho lao động nông
thôn 93
3.2 Giải pháp quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 95
3.2.1 Phương hướng quản lý hoạt động đào tạo nghề của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Ngãi 95
3.2.2 Một số giải pháp 98
3.3 Kiến nghị 107
3.3.2 Đối với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh 108
KẾT LUẬN 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
Trang 8Bộ Nông nghiệp &PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônCNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Phòng Lao động - TB&XH : Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
Sở Lao động - TB&XH : Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Trang 9Bảng 2.2 Cơ cấu kinh tế qua các năm 2011 – 2015 46Bảng 2.3 Cơ cấu lao động theo ngành, lĩnh vực kinh tế giai đoạn 2011- 2015 50Bảng 2.4 Quy mô đào tạo nghề giai đoạn 2011-2015 55Bảng 2.5 Cơ cấu học viên tốt nghiệp hàng năm theo nhóm ngành nghề đào tạo giai đoạn 2011 – 2015 57Bảng 2.6 Số lượng cơ sở dạy nghề tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn 59Bảng 2.7 Diện tích mặt bằng các cơ sở dạy nghề qua khảo sát năm 2015 62Bảng 2.8 Bảng số lượng đội ngũ giáo viên tại các CSDN trên địa bàn tỉnh giai đoạn
2011 - 2015 64Bảng 2.9 Bảng số lượng đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề cho LĐNT giai đoạn
2011 - 2015 65Bảng 2.10 Thống kê đội ngũ cán bộ quản lý năm 2015 tại các CSDN 68
Trang 10
Hình 2.2: Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2015 47Hình 2.3 Thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 48Hình 2.4: Biểu đồ tổng số học viên được đào tạo theo nhóm nghề giai đoạn 2011 –
2015 58
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài luận văn
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một chủ trương, chính sách lớn củaĐảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và của toàn xã hội nhằm nâng cao chấtlượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
mà trước hết là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Nông nghiệp, nông dân, nông thôn
có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới nềnkinh tế xã hội của đất nước Chính vì xác định được tầm quan trọng của nó mà Hộinghị lần thứ VII ban chấp hành trung ương khóa X đã ban hành Nghị quyết số26/NQ-TW ngày 5/08/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Đào tạo nghề cholao động nông thôn vừa là khâu cơ bản, vừa là khâu đột phá làm chuyển dịch cơ cấulao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, từng bước nâng cao trình độđội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao
Với tinh thần đó, Chính phủ đã có Quyết định số 1956/QĐ- TTg ngày 27tháng 11 năm 2009 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đếnnăm 2020” Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, UBND tỉnh Quảng Ngãi
đã ban hành Quyết định số 1662/QĐ- UBND ngày 11/11/2011 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của tỉnh Quảng Ngãi
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVIII (nhiệm
kỳ 2010 - 2015) đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện 3 nhiệm vụ đột phátrong đó có yếu tố phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là một trong nhữngyếu tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội củatỉnh Để có nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải phát triển một hệ thống đào tạo nghề có khả năngcung cấp cho xã hội một đội ngũ nhân lực đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn
kỹ thuật cao, có khả năng thích ứng nhanh; đào tạo nghề có nhiệm vụ đào tạo nguồnnhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ Để nâng cao chất lượngnguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của xã hội, đào tạo nghề là một yếu tố khôngthể thiếu Nhưng để có được nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của
Trang 12doanh nghiệp và yêu cầu phát triển của xã hội thì đòi hỏi phải có sự đột phá, đổimới một cách toàn diện về phương pháp quản lý và cách thức thực hiện công tácđào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng.
Nguồn nhân lực của vùng duyên hải miền Trung đang ở tình trạng thừa laođộng có chuyên môn kỹ thuật nhưng lại thiếu lao động phổ thông, thiếu thợ kỹthuật, tình trạng thất nghiệp vẫn đang còn tràn lan Một trong những nguyên nhânchính là do chất lượng đào tạo không đáp ứng được đòi hỏi yêu cầu của các doanhnghiệp, nhà tuyển dụng vì không theo kịp sự biến đổi nhanh chóng của nền kinh tếthị trường và phát triển ngày càng cao của khoa học và công nghệ
Tỉnh Quảng Ngãi là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung,nền kinh tế của tỉnh trong những năm qua có sự phát triển vượt bậc, Khu Kinh tếDung Quất và các khu công nghiệp của tỉnh đã và đang thu hút nhiều dự án quantrọng Thực tế đòi hỏi cần phải có nguồn nhân lực tăng cả về số lượng và chấtlượng, đó là nhân lực kỹ thuật trình độ cao, đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộkhoa học kỹ thuật giỏi, đội ngũ công chức tinh thông chuyên môn nghiệp vụ, nhữngnhà lãnh đạo, quản lý có năng lực
Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã có nhữngbước phát triển đạt kết quả, đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng,nâng cao tay nghề cho người lao động, đã góp phần đáp ứng một phần yêu cầu mớiđặt ra của nền kinh tế địa phương Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề hàng năm tăngđáng kể từ 28% năm 2010 lên 45% năm 2015, góp phần chuyển dịch cơ cấu laođộng trên các lĩnh vực nông nghiệp sang hoạt động trên lĩnh vực công nghiệp - xâydựng và dịch vụ - thương mại góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình và địaphương Trong 05 năm qua, tỉnh đã đào tạo cho 101.940 người lao động, trong đó:trình độ cao đẳng nghề: 4.831 người, trung cấp nghề: 15.724 người, sơ cấp và dạynghề dưới 03 tháng: 81.385 người, đây là nguồn lao động dồi dào cung cấp cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại các khu kinh tế, khu côngnghiệp trên địa bàn tỉnh
Trang 13Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề trên địabàn tỉnh hiện nay vẫn còn những bất cập, hạn chế nhất định Nhận thức của các cơquan quản lý nhà nước về dạy nghề ở cấp cơ sở, một số cấp ủy đảng, chính quyền
về vị trí chiến lược của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, về vai trò của công tácdạy nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực LĐNT chưa đầy đủ Sự phối hợpgiữa các cấp, các ngành, các địa phương trong tổ chức thực hiện có lúc, có nơi chưađồng bộ, thiếu chặt chẽ Một số cơ sở dạy nghề chưa thật sự năng động, tích cựctrong việc chuyển mạnh từ đào tạo theo năng lực sẵn có sang hướng đào tạo nghềtheo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động, đào tạo gắn với quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Năng lực đào tạo nghề của một số cơ sởchưa đáp ứng được chất lượng dạy nghề: vì cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghềcòn thiếu thốn, đội ngũ giáo chưa đảm bảo cả về số lượng và chất lượng Việc gắnkết giữa cơ quan quản lý nhà nước với cơ sở đào tạo nghề, LĐNT học nghề vàdoanh nghiệp sử dụng lao động chưa thật sự hiệu quả Quy mô đào tạo nghề củatỉnh còn quá nhỏ so với nhu cầu đào tạo của xã hội Sự đa dạng ngành nghề đào tạo
để phù hợp với thực tế yêu cầu sản xuất thì các CSDN trên địa bàn tỉnh chưa đủđiều kiện đáp ứng được một cách tốt nhất, hình thức dạy nghề trong doanh nghiệpchưa được phát triển mạnh… Ngoài ra, nhận thức của xã hội về học nghề để lậpthân, lập nghiệp chưa đầy đủ nên công tác tuyển sinh học nghề còn gặp nhiều khókhăn Công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học chuyên nghiệp, học nghềđối với học sinh tốt nghiệp THCS, THPT chưa thật sự đổi mới theo chỉ đạo củaChính phủ và Bộ, ngành TW dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” như hiện nay
Trước những khó khăn, thách thức trên, vấn đề đặt ra cho các nhà quản lýcủa địa phương là phải có định hướng và hoạch định chính sách phù hợp để quản lýcông tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn một cách có hiệu quả nhằm đào tạođược nguồn nhân lực kỹ thuật có tay nghề, phù hợp với sự phát triển của xã hội, đápứng được yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay Chính vì
những nguyên nhân trên mà tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề
cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”
Trang 142 Tình hình nghiên cứu:
Hiện nay, đào tạo nghề cho lao động nông thôn đang là vấn đề nóng nên nhậnđược nhiều sự quan tâm của các ngành chức năng và của toàn xã hội Thực tế cóhiện tượng đào tạo tràn lan, kém hiệu quả gây thất thoát kinh phí của nhà nước hàngnghìn tỷ đồng Trước thực trạng đó, Chính phủ và các bộ ngành có liên quan đangtập trung chỉ đạo để nâng cao công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho laođộng nông thôn
Việc nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề
và giải quyết việc làm luôn là vấn đề mang tính cấp bách, thời sự; do vậy, đã cónhiều công trình của nhiều tác giả trong nước, ngoài nước nghiên cứu và công bố,đồng thời cũng có rất nhiều cuộc hội thảo về nội dung này như: các công trình củaViện Khoa học lao động thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; các cuộc hộithảo về lao động việc làm do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức Ngoài ra, còn có những bài nghiên cứu liên quan tới đề tài như:
- “Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam” của các tác giả Nguyễn Hữu
Dũng, Trần Hữu Trung Nxb Chính trị quốc gia, xuất bản năm 1997
- “Thực trạng lao động - việc làm ở nông thôn và một số giải pháp cho giai đoạn phát triển 2001 - 2005” của tác giả Bùi Văn Quán Tạp chí Lao động và Xã
hội, số CĐ3, 2001
- “Thị trường lao động ở Việt Nam, định hướng và phát triển” của tác giả Thạc
sĩ Nguyễn Thị Lan Hương do Nxb Lao động-Xã hội, xuất bản năm 2002
- “Vấn đề việc làm cho lao động nông thôn” của tác giả Vũ Đình Thắng Tạp
chí Kinh tế phát triển, số 13, xuất bản năm 2002
Nguyễn Hoàng Nam Quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại Phú Thọ - Luận
văn Thạc sỹ, Học viện Hành chính Quốc gia
Lê Thị Thanh Hà Hoàn thiện chính sách đào tạo nghề ở nước ta trong giai đoạn hiện nay - Luận văn Thạc sỹ, Học viện Hành chính Quốc gia.
Trang 15Cao Thị Huyền My, Quản lý nhà nước về đào tạo nghề đối với các trường công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi- Luận văn Thạc sỹ, Học viên hành chính
quốc gia
Nguyễn Ngọc Châu Quản lý nhà nước về dạy nghề - thực trạng và giải pháp (từ thực tiễn TP Hồ Chí Minh)- Luận văn Thạc sỹ, Học viện Chính trị - Hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh
Nguyễn Thị Hồng Đào Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 - 2020, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế phát triển, Đại học Đà Nẵng.
Mạc Văn Tiến Báo cáo tổng quan về đào tạo nghề ở Việt Nam, Tổng cục
Do vậy, có thể khẳng định đây là luận văn thạc sỹ đầu tiên nghiên cứu một cách hệthống và toàn diện vấn đề quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nôngthôn ở tỉnh Quảng Ngãi
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Luận văn có mục đích nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đánh giá thựctrạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnhQuảng Ngãi nhằm đưa ra những giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho laođộng nông thôn trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được những mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu chínhcủa luận văn là:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về đào tạo nghề cho laođộng nông thôn
Trang 16+ Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo nghềcho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
+ Phân tích định hướng và đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về đào tạonghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: hoạt động quản lý của nhà nước vềđào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài giới hạn nghiên cứu:
+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo
nghề cho lao động nông thôn từ năm 2011 đến năm 2015
+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về đào
tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Quảng Ngãi
+ Về nội dung: các nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn theo quy định của pháp luật
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1 Phương pháp luận:
Luận văn được hình thành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa MácLê-Nin; tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luậtcủa nhà nước CHXHCNVN về đào tạo nghề cho lao động nông thôn thời kỳ đổimới; các văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi các khóa về vấn đề đào tạo nghề
5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Trên cơ sở các tài liệu thống kê, điều tra khảo sát nhu cầu học nghề và việclàm; báo cáo về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phát triển nguồn nhân lực,các chính sách hiện có của Đảng, nhà nước, của tỉnh Quảng Ngãi trong việc pháttriển nguồn nhân lực nói chung và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thônnói riêng Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụngnhững phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
Trang 17- Phân tích thu thập và xử lý thông tin
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
- Phương pháp nghiên cứu tư liệu thành văn
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh, đánh giá
- Phương pháp khảo sát thực tế
- Phương pháp sử dụng các ứng dụng phần mềm tin học vv
6 Những đóng góp của luận văn:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về QLNN đối với công tác đào tạo nghề cho laođộng nông thôn
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo nghề cho laođộng nông thôn ở tỉnh Quảng Ngãi
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối vớicông tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1 Về lý luận:
Luận văn hệ thống, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về đàotạo nghề cho lao động nông thôn; vận dụng thực tiễn vào QLNN về đào tạo nghềcho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Trang 188 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; nội dungcủa luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
- Chương 1 Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn
- Chương 2 Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông
thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Chương 3 Định hướng và giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho
lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thời gian tới
Trang 19Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1.1 Nông thôn và Lao động nông thôn
a) Khái niệm nông thôn
Nông thôn là vùng khác với thành thị ở chỗ ở đó có cộng đồng chủ yếu lànông dân sinh sống và làm việc, có mật độ dân cư thấp, có cơ cấu hạ tầng kém pháttriển, có trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp hơn [17]
Đặc điểm nông thôn: Nông thôn nước ta chiếm khoảng 70% dân số cả nước.Đây thực sự là một lực lượng lao động bị chi phối lớn trong ngành sản xuất vậtchất
Nói đến nông thôn là nói đến nông dân, những người hoạt động sản xuấtnông lâm nghiệp Như vậy nông dân là tầng lớp đông đảo nhất sinh sống và làmviệc ở nông thôn Nông dân Việt Nam cũng như nông dân trên thế giới là lực lượngsản xuất trực tiếp ra lương thực, thực phẩm cho nhân loại, nhưng lại là những ngườirơi vào tình trạng thiếu đói
Xuất phát từ đặc điểm nông thôn nước ta trải dài khắp lãnh thổ, địa lý vàddieuf kiện tự nhiên khác nhau mà sự phân bố dân cư và mật độ dân cư khác nhau.Việc dân cư phân tán, phân bố không đồng đều là những trở ngại trong phát triểnkinh tế xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân
Như vậy những đặc điểm khác nhau về địa lý, địa hình, về điều kiện tựnhiên, văn hóa xã hội mà nông thôn, nông dân nước ta có những nét đặc trưng riêngtrong phát triển kinh tế xã hội
b) Khái niệm lao động
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người để tạo ra của cải vậtchất và các giá trị tinh thần của xã hội Lao động có năng suất, chất lượng và hiệuquả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước
Theo khái niệm của Liên hợp quốc thì: “Lao động là tổng thể sức dự trữ,
Trang 20những tiềm năng, những lực lượng the hiện sức mạnh và sự tác động của con ngườivào cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội”.
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) : Lực lượng lao động là bộ phận dân sốtrong độ tuổi và có khả năng lao động được pháp luật quy định, thực tế đang làm việc
và những người thất nghiệp
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm lao động, nhưng suy cho cùnglao động là hoạt động đặc thù của con người, phân biệt con người với con vật; xã hộiloài người và xã hội loài vật Vì vậy, khác với con vật, lao động của con người là hoạtđộng có mục đích, có ý thức tác động vào thế giới tự nhiên nhằm cải biến những vật
tự nhiên thành sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người Theo C.Mác
“Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quátrình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết vàkiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên” [8]
Ph.Ăng ghen viết: “Khẳng định rằng lao động là nguồn gốc của mọi của cải.Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là cung cấp những vật liệu cholao động đem biến thành của cải Nhưng lao động còn là một cái gì vô cùng lớn laohơn thế nữa, lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, vànhư thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao động đãsáng tạo ra bản thân loài người” [8]
Như vậy, có thể nói lao động là hoạt động có mục đích, có ý nghĩa của conngười, trong quá trình lao động con người vận dụng sức lực tiềm tàng trong thân thểcủa mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao động nhằm biếnđổi nó phù hợp với nhu cầu của mình Nói cách khác, trong bất kỳ nền sản xuất xãhội nào, lao động bao giờ cũng là điều kiện để tồn tại và phát triển của xã hội
Thực tế trong từng thời kỳ, và ở mỗi một nước trên thế giới quy định độ tuổilao động khác nhau Ớ nước ta, theo bộ Luật lao động, độ tuổi lao động được quyđịnh đối với nam từ 15 tuổi đến 60 tuổi, đối với nữ từ 15 tuổi đến 55 tuổi Tuy là
trong độ tuổi lao động, nhưng vì nguồn lao động nông thôn là toàn thể những thành viên trong xã hội có khả năng tham gia lao động ở nông thôn nên chỉ tính những
Trang 21người có khả năng tham gia lao động Việc xác định lực lượng lao động được thựchiện thông qua tổng điều tra dân số hoặc điều tra thực trạng lao động và việc làmhàng năm
b) Lao động nông thôn
LĐNT bao gồm toàn bộ những người lao động đang làm việc trong nền kinh
tế quốc dân và những người có khả năng lao động nhưng chưa tham gia hoạt độngtrong nền kinh tế quốc dân thuộc khu vực nông thôn LĐNT là những người dânkhông phân biệt giới tính, tổ chức, cá nhân sinh sống ở vùng nông thôn, có độ tuổi
từ 15 trở lên đang sống ở nông thôn, đang làm việc trong các ngành, lĩnh vực như:nông, lâm, ngư nghiệp công nghiệp, xây dựng, dịch vụ hoặc các ngành phi nôngnghiệp khác; và những người trong độ tuổi có khả năng lao động nhưng hiện tạichưa tham gia hoạt động kinh tế Trong đó bao gồm những người đủ các yếu tố vềthể chất, tâm sinh lý trong độ tuổi lao động theo quy định của Luật lao động vànhững người ngoài độ tuổi lao động có khả năng tham gia sản xuất, trong một thờigian nhất định họ hoàn thành công việc với kết quả đạt được một cách tốt nhất.LĐNT được học nghề trình độ sơ cấp có độ tuổi từ 15 tuổi đến 60 tuổi (đốivới nam), 55 tuổi (đối với nữ), có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghềcần học, bao gồm: Người lao động có hộ khẩu thường trú tại xã; Người lao động có
hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc hộ giađình có đất nông nghiệp bị thu hồi
Lao động nông thôn có những đặc điểm cơ bản sau:
- Đối tượng cho lao động nông thôn có số lượng rất lớn Xã hội loài ngườixuất hiện bắt đầu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, vì vậy đại đa số đều bắt đầu từlàm nông nghiệp Xã hội ngày càng phát triển ngành nghề mới ngày càng xuất hiện,
bộ phận dân cư nông nghiệp dần chuyển sang các ngành nghề mới Quá trình nàyđẩy nhanh khi các nước bước vào công nghiệp hóa
- Đối tượng lao động nông thôn rất đa dạng về độ tuổi, trạng thái sức khỏe,điều kiện sản xuất kinh doanh và hoàn cảnh sống Vì vậy, đào tạo nghề choLĐNT cần được triển khai dưới nhiều hình thức thích hợp với điều kiện và hoàn
Trang 22tử, do sự phát triển vũ bão của kỹ thuật máy tính nên đã hình thành cả một nềncông nghệ tin học đồ sộ bao gồm việc thiết kế, chế tạo cả phần cứng, phần mềm vàcác thiết bị bổ trợ v.v… Công nghệ các hợp chất cao phân tử tách ra từ công nghệhóa dầu, công nghệ sinh học và các ngành dịch vụ, du lịch tiếp nối ra đời… Nghề
là hiện tượng xã hội có tính lịch sử rất phổ biến, gắn chặt sự phân công lao động xãhội với tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) và văn minh nhân loại, nó được nhiềungành khoa học khác nhau nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau
Nghề xuất hiện trong xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu làm ăn, sinh sống củacon người và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH) theo nhiều lĩnhvực hoạt động xã hội, nhiều khu vực lãnh thổ và cộng đồng
Theo quan niệm ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau nhất định, cho đến naythuật ngữ “Nghề” được hiêu và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Sau đây làmột số khái niệm chung về nghề của một số nước
Khái niệm nghề ở Nga được định nghĩa như sau: Nghề là một loại hoạt độngđòi hỏi có sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn
Còn ở Đức, khái niệm nghề được định nghĩa: Nghề là hoạt động cần thiết cho xãhội ở một lĩnh vực lao động nhất định, đòi hỏi phải được đào tạo ở trình độ nào đó
Trang 23Ở Anh, nghề được định nghĩa: Nghề là một công việc chuyên môn đòi hỏimột sự đào tạo trong khoa học, nghệ thuật.
Khái niệm nghề được định nghĩa ở Pháp: Nghề là một loại lao động có thóiquen về kỹ năng, kỹ xảo của con người đê từ đó tìm được phương tiện sống [15]
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm nghề, nhưng chung nhất “Nghề là một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân công lao động của
xã hội, là tổng hợp kiến thức ( hiểu biết) và kĩ năng trong lao động mà con ngườitiếp thu được do kết quả đào tạo chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm trong laođộng mà một người lao động cần có để thực hiện một loạt hoạt động cụ thể trongmột lĩnh vực lao động nhất định” [37, tr 17]
Ở Việt Nam theo chương trình hướng nghiệp VIE Thanh Niên thì: Nghề làmột lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có đượcnhững tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thầnnào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội
Mặc dù khái niệm nghề được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau song chúng ta
có thể khái quát một số nét đặc trưng nhất của nghề như sau:
- Nghề gắn liền với những kiến thức và kỹ năng Những kiến thức và kỹ năngnày không phải tự nhiên có được mà là do kết quả của đào tạo chuyên môn và tíchlũy kinh nghiệm;
- Nghề là một công việc chuyên làm;
- Là phương tiện sinh sống gắn với cả cuộc đời hoặc phần lớn cuộc đời ngườilao động;
- Bao gồm cả lao động trí óc và lao động chân tay;
- Phù hợp với yêu cầu của xã hội
Hiện nay xu thế phát triển của nghề chịu tác động mạnh mẽ của tác động khoahọc kỹ thuật, văn minh nhân loại nói chung và về chiến lược phát triển KT – XHcủa mỗi quốc gia nói riêng Vì vậy phạm trù “nghề” biến đổi mạnh mẽ và gắn chặtvới xu hướng phát triển KT – XH của đất nước
Trang 241.1.2.2 Đào tạo nghề
Đào tạo được hiểu là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, nhằm hìnhthành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ,., để hoànthiện nhân cách cho mồi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề mộtcách có năng xuất và hiệu quả
Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên ngành nhằm thayđối hành vi và thái độ làm việc của con người, tạo cho họ khả năng đáp ứng tiêuchuẩn và hiệu quả của công việc chuyên môn
Theo từ điển Bách khoa toàn thư, “đào tạo đề cấp đến việc dạy các kỹ năngthực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để ngườihọc lĩnh hội và nắm vững các tri thức, kỹ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống
để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận đượcmột công việc nhất định” [40]
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) định nghĩa: ĐTN là nhằm cung cấp chongười học những kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan tớicông việc, nghề nghiệp được giao
Đào tạo nghề là những hoạt động giúp cho người học có được các kiến thức
về lý thuyết và kỹ năng thực hành một số nghề nào đó sau một thời gian nhất địnhngười học có thể đạt được một trình độ để tự hành nghề, tìm việc làm hoặc tiếp tụchọc tập nâng cao tay nghề theo những chuấn mực mới
Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2015 định nghĩa: “Đào tạo nghề là hoạt độngdạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết chongười học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thànhkhóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp”
Hay có thể hiểu đào tạo nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiếnthức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìmđược việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học Đó là quá trìnhtruyền đạt kiến thức về lý thuyết và kỹ năng thực hành cho người học nghề để
Trang 25người học có được trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ nghề nghiệp theo nhữngtiêu chuẩn nhất định của một nghề hoặc nhiều nghề, đáp ứng yêu cầu làm việccủa thị trường lao động
Đào tạo nghề bao gồm hai quá trình có quan hệ hữu cơ với nhau: Dạy nghề
là quá trình giáo viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành để cáchọc viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định
về nghề nghiệp Học nghề là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thựchành của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định
Nguyên lý và phương châm của dạy nghề: Học đi đôi với hành; lấy thựchành, thực tập kỹ năng nghề làm chính; coi trọng giáo dục đạo đức, lương tâm nghềnghiệp, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp cho người học, đảmbảo tính giáo dục toàn diện
Đào tạo trình độ sơ cấp: Để người học có năng lực thực hiện được các côngviệc đơn giản của một nghề Cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp:trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng có đăng ký hoạtđộng đào tạo trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên Người học nghề học hếtchương trình sơ cấp thì được dự kiểm tra, nếu đạt yêu cầu thì được người đứng đầu
cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp chứng chỉ sơ cấp nghề theo quy định
Đào tạo trình độ trung cấp: để người học có năng lực thực hiện được cáccông việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạpcủa chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào côngviệc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm
Đào tạo trình độ cao đẳng: để người học có thể thực hiện được các công việc củatrình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngànhhoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc,hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc [27]
Nói chung, đào tạo nghề là quá trình trang bị kiến thức nhất định về trình độchuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thế đảm nhận một công việcnhất định Hay nói cách khác đó là quá trình truyền đạt, lĩnh hội những kiến thức và
Trang 26kỹ năng cần thiết để người lao động có thể thực hiện một công việc nào đó trongtương lai Đào tạo nghề phục vụ cho mục tiêu kinh tế - xã hội, trước hết là phươnghướng phân công lao động mới, tạo cơ hội cho mọi người đều được học tập nghềnghiệp để dễ dàng tìm kiếm việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
1.1.3 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Đào tạo nghề cho LĐNT là quá trình kết hợp giữ dạy nghề và học nghề , đó làquá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành để nhữngngười LĐNT có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhấtđịnh về nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội nông thôn
Đào tạo nghề cho LĐNT là hoạt động có mục đích, có tố chức nhằm truyềnđạt những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của một nghề nào đó cho người lao động ởkhu vực nông thôn, từ đó tạo ra năng lực cho người lao động đó có thê thực hiệnthành công nghề đã được đào tạo”
Đào tạo nghề cho LĐNT được thực hiện từ ba tháng đến dưới một năm đốivới người có trình độ học vấn, sức khỏe phù hợp với nghề cần học
1.1.4 Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Trong khi đó, Harold Koontz, Cyri O’donnell và Heinz Weihrich lại cho rằng: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu bảo đảm sự hoạt động, nỗ lực của các cá nhânnhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức” [19, tr.33] Còn các ông Thomas.J Robins
và Wayned Morrison lập luận: “Quản lý là một nghề nhưng cũng là một nghệ thuật,một khoa học” [35, tr.19]
Trang 27Tiếp nối những nghiên cứu đó, tuy nhiên xuất phát từ những cách tiếp cậnkhác nhau, ở Việt Nam đã có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý.Theo Từ điển Tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học định nghĩa: “Quản lý là trông coi,giữ gìn theo những yêu cầu nhất định Là tổ chức và điều hành theo những yêucầu nhất định” [39, tr.33].
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý là những tác động có địnhhướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức đểvận hành tổ chức, nhằm đạt được mục đích nhất định” [24, tr.130]
Theo tác giả Trần Kiểm: “ Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người,sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội Quản lý
là những hoạt động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp sửdụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực ( nhân lực, tài lực, vật lực) trong và ngoài
tổ chức( chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu, nhằm đạt mục đích của tổ chức vớihiệu quả cao nhất” [22, tr.15]
Xem xét ở góc độ cơ chế thực hiện quản lý, tác giả Nguyễn Bá Dương nêu: “Hoạt động quản lý là sự tác động qua lại một cách tích cực giữa chủ thể quản lý vàđối tượng quản lý qua con đường tổ chức, là sự tác động điều khiển, điều chỉnh tâm
lý và hành động của đối tượng quản lý, lãnh đạo cùng hướng vào hoàn thành mụctiêu nhất định của tập thể và xã hội” [9, tr.55]
Quản lý là sử dụng tối ưu nguồn nhân lực và vật chất sẵn có để làm cho tổchức đạt được các mục tiêu của nó
Tuy các tác giả đưa ra nhiều khái niệm theo những cách tiếp cận khác nhau,nhưng tất cả đều thừa nhận quản lý luôn được hợp thành bởi ba thành tố cơ bản: Đốitượng của quản lý, chủ thể quản lý và sự tác động từ chủ thể đến đối tượng Từ cáckhái niệm trên, chúng ta có thể nêu lên một khái niệm quản lý như sau: “ Quản lý làmột quá trình chủ thể quản lý ( người hoặc cơ quan quản lý) tác động đến đối tượngquản lý (người hay tổ chức, bộ phận bị quản lý) một cách có chủ đích, có tổ chức, dựatrên các nguồn lực và những điều kiện có thể có, nhằm làm cho tổ chức vận hành hợpquy luật và đạt được mục tiêu đã xác định” Hiệu quả quản lý phụ thuộc vào các yếu
Trang 28tố: Chủ thể, đối tượng, mục tiêu, nội dung, phương pháp và công cụ quản lý Tất cảcác thành tố này có mối quan hệ qua lại và tác động tương hỗ lẫn nhau.
Hình 1.1: Mô hình bản chất hoạt động quản lý
Trong đó:
- Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức
- Đối tượng quản lý là những con người cụ thể và sự hình thành tự nhiên cácmối quan hệ giữa những con người, giữa những nhóm người
- Nội dung quản lý: các yếu tố cần quản lý của đối tượng quản lý
- Công cụ quản lý là phương tiện tác động của chủ thể quản lý tới khách thểquản lý như: mệnh lệnh, quyết định, luật lệ, chính sách,
- Phương pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể tới khách thể quản lý
- Mục tiêu của tổ chức được xác định theo nhiều cách khác nhau, có thể dochủ thể quản lý áp đặt hoặc do cam kết giữa chủ thể và khách thể quản lý
Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của người quản lý(chủ thể quản lý) đến người bị quản lý (đối tượng quản lý) nhằm đạt mục tiêu chung
1.1.4.2 Quản lý nhà nước về ĐTN cho LĐNT
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lựcnhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của conngười trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy Nhànước thực hiện, nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổnđịnh, phát triển của xã hội [21, tr.7]
Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan nhà nước
CHỦ THỂ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ
NỘI DUNG
QUẢN LÝ
CÔNG CỤ, P/P QUẢN LÝ
MỤC TIÊU QUẢN LÝ
Trang 29(lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực nhà nước thông qua các vănbản quy phạm pháp luật.
Quản lý nhà nước về đào tạo nghề là sự tác động có tổ chức và điều chỉnhbằng quyền lực nhà nước, trên cơ sở pháp luật đối với các hoạt động đào tạo nghề
do các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng,nhiệm vụ do nhà nước uỷ quyền nhằm định hướng, phát triển sự nghiệp giáo dụcnghề nghiệp, thiết lập và duy trì trật tự kỷ cương của hoạt động dạy nghề, thoả mãnnhu cầu giáo dục nghề nghiệp của người dân, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhànước đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước
Quản lý sự nghiệp trong các cơ sở dạy nghề là sự tác động, điều khiển củangười đứng đầu cơ sở đào tạo nghề và bộ máy quản lý vào các hoạt động đào tạonghề của đơn vị trên cơ sở chính sách, pháp luật về đào tạo nghề của nhà nước và hệthống quy chế, nội quy hoạt động của tổ chức nhằm nâng cao chất lượng đào tạonghề, thực hiện tốt kế hoạch dạy nghề được đề ra
Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho LĐNT là sự tác động có tổ chức vàđiều hành bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT,
do các cơ quan quản lý đào tạo nghề của nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiếnhành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do nhà nước ủy quyền nhằm phát triển sựnghiệp đào tạo nghề cho LĐNT, duy trì trật tự, kỷ cương, thỏa mãn nhu cầu đượcđào tạo nghề cho LĐNT và thực hiện các mục tiêu phát triển sự nghiệp dạy nghềcủa nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước
Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn là hoạt động quản
lý của cơ quan quyền lực, của bộ máy quản lý đào tạo nghề từ trung ương đến địaphương đối với các cơ sở đào tạo nghề nhằm hỗ trợ LĐNT học nghề, đào tạo nguồnnhân lực để cung cấp cho thị trường lao động
- Chủ thể quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn là Nhà
nước với hệ thống các cơ quan quyền lực của nó mà trực tiếp là Chính phủ và hệthống bộ máy quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương
Trang 30- Khách thể quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn là hệ
thống các cơ sở đào tạo và lao động nông thôn tham gia vào quá trình đào tạo nghề
lĩnh vực đào tạo nghề
Nhà nước thực hiện quyền lực công của mình để điều hành, điều chỉnh toàn
bộ các hoạt động đào tạo nghề trong phạm vi toàn xã hội nhằm thực hiện mục tiêuđào tạo nghề phát triển nguồn nhân lực lao động xã hội Nhà nước thống nhất quản
lý hệ thống dạy nghề về mục tiêu chương trình, nội dung đào tạo, kế hoạch dạynghề, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế kiểm tra, thi cử, hệ thống văn bằng chứng chỉ.Tất cả những hoạt động quản lý của nhà nước nhằm mục đích đề ra chiến lược, quyhoạch, kế hoạch tổng thể thực hiện mục tiêu chiến lược đào tạo nghề trong từng giaiđoạn phát triển, đáp ứng những cân đối lớn của toàn bộ nền kinh tế, tránh hiệntượng đầu tư dàn trải, không hiệu quả, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh
tế đầu tư phát triển dạy nghề
Nhà nước quản lý lĩnh vực đào tạo nghề thực hiện mục tiêu phát triển sựnghiệp dạy nghề của Nhà nước đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấulao động, yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; đảm bảo công bằngtrong dạy nghề thông qua hệ thống chính sách về dạy nghề, tạo cơ hội cho mọingười trong xã hội - kể cả những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn có điều kiệntham gia vào quá trình đào tạo nghề
Nhà nước quản lý đào tạo nghề đảm bảo những yêu cầu về điều kiện cầnthiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, chương trình, giáo trình, giáo viêndạy nghề… góp phần nâng cao năng lực đào tạo nghề tại các trường dạy nghề cônglập, góp phần cho sự nghiệp dạy nghề phát triển, đảm bảo kỹ năng nghề của ngườilao động ngày càng tiệm cận hơn với sự phát triển của khoa học công nghệ, đáp ứngnhu cầu hội nhập với các nước trên thế giới của nước ta trong giai đoạn hiện nay
Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cũng nhằm hạn chế tiêu cực, tạo ra môitrường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực đào tạo nghề Ngoài ra, còn tạo sân
Trang 31chơi, tạo phong trào thi đua, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tích lũy các kỹ năng vềdạy nghề và học nghề cho giáo viên và học sinh - sinh viên tại các cơ sở dạy nghề.
Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội là cơ quan QLNN về đào tạo nghề ởtrung ương, chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đào tạonghề Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các
Bộ, ngành, cơ quan có liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyếtđịnh các Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về đào tạonghề; chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, đề án phát triển đào tạo nghề
Đối với cấp tỉnh có Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tham mưu choUBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Sở Laođộng - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xây dựng và trình Ủy ban nhân dâncấp tỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về dạy nghề,chương trình, dự án phát triển dạy nghề ở địa phương, tổ chức thực hiện sau khi phêduyệt Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện về chuyên môn, nghiệp vụ đốivới Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ sở dạy nghề trên địabàn.Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành những quy định cụ thể về quản lý dạynghề, chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề, học sinh,sinh viên học nghề phù hợp với các quy định của pháp luật Thực hiện đăng ký hoạtđộng dạy nghề trình độ trung cấp, sơ cấp theo quy định của Bộ Lao động – Thươngbinh và Xã hội Tổ chức hội giảng giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị tự làm, hội thihọc sinh giỏi nghề cấp tỉnh Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dâncấp tỉnh các giải pháp thực hiện xã hội hóa dạy nghề; chỉ đạo, hướng dẫn và kiểmtra việc thực hiện Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trong quátrình lập dự toán thu, chi ngân sách; phân bổ dự toán, quản lý và quyết toán ngânsách dạy nghề hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và phân cấpquản lý ngân sách của địa phương Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật vềdạy nghề; xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về dạy nghề theo quy định
Trang 32Cấp huyện có Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệmtrước UBND huyện, Sở Lao động- TB và XH thực hiện chức năng quản lý nhànước về đào tạo nghề trên địa bàn huyện.
Có thể nói quản lý nhà nước luôn có vị trí, vai trò quan trọng trong sự tạolập, phát triển nguồn lực quyết định cho sự phát triển là nguồn lực con người đượcđào tạo nghề đáp ứng cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Vì vậy mà cầnthường xuyên hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về dạy nghề, xem nó như mộttrong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo vàdạy nghề của quốc gia
1.2.2 QLNN góp phần thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn
Trong giai đoạn hiện nay, đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho laođộng nông thôn nói riêng luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước
và toàn thể xã hội Điều này không chỉ thể hiện trong các Văn kiện mà cả trong cácvăn bản chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Chính phủ và lãnh đạo các tỉnh,thành phố, địa phương Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy sựphát triển kinh tế- xã hội và quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra nhanh, cơ cấukinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ Tuy nhiên, ngày càng có nhiều hộ nông nghiệp
bị mất đất sản xuất, phải tìm cách chuyển đổi lao động sang lĩnh vực phi nôngnghiệp nên rất cần được hưởng chính sách ưu đãi về đào tạo nghề Bên cạnh đó,chất lượng lao động ở nông thôn nước ta còn quá thấp Chất lượng lao động nôngthôn thấp đã làm cho thu nhập của người lao động không thể tăng nhanh; gây rachênh lệch khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng.Chính vì vậy, đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Việt Nam đang là một yêu cầucấp bách Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách tập trungphát triển nguồn nhân lực ở địa phương, như: Nghị quyết số 26/NQ-T.Ư ngày 5-8-
2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành về nông nghiệp, nôngdân và nông thôn, Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28-10-2008 của Chính phủmục tiêu tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận laođộng nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu
Trang 33nhập của dân cư nông thôn tăng lên 2,5 lần so với hiện nay, Quyết định TTg ngày 27-11-2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cholao động nông thôn đến năm 2020" (gọi tắt là Đề án 1956) Quyết định nêu rõ quanđiểm của Đảng và Nhà nước ta là đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
1956/QĐ-Đẩy mạnh ĐTN cho LĐNT, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giảiquyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn là một trong nhữngnội dung “Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề, "Chương trìnhmục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020” Đây đượccoi là giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững được triển khai thực hiện đồng bộ
từ Trung ương đến đại phương và được Đảng và nhà nước ta coi là một nhiệm vụchiến lược của sự nghiệp CNH, HĐN đất nước
cho lao động nông thôn
Mục tiêu của dạy nghề cho LĐNT là tạo cho họ có một nghề để có thể tự tạoviệc làm trong nông nghiệp (tăng năng suất lao động) hoặc tìm được việc làm đốivới các nghề phi nông nghiệp Nói cách khác, dạy nghề cho LĐNT phải gắn với
“đầu ra”, gắn với giải quyết việc làm cho người lao động
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X vềnông nghiệp, nông dân, nông thôn số 24/2008/NQ- CP ngay 28/10/2008 của Chínhphủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ, trong đó có mục tiêu: “Tậptrung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nôngnghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân
cư nông thôn tăng lên 2,5 lần so với hiện nay” Một trong những nhiệm vụ chủ yếutrong chương trình hành động của Chính phủ là xây dựng “Chương trình mục tiêuquốc gia về đào tạo nguồn nhân lực nông thôn Tập trung xây dựng kế hoạch và giảipháp đào tạo cho bộ phận con em nông dân đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các
cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ và chuyển nghề; bộ phận nông dân còntiếp tục sản xuất nông nghiệp được đào tạo về kiến thức và kỹ năng để thực hành
Trang 34sản xuất nông nghiệp hiện đại; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thức chocán bộ quản lý, cán bộ cơ sở”
Để cụ thể hóa chương trình hành động, ngày 27/11/2009, Thủ tướng chínhphủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ- TTg phê duyệt “Đề án ĐTN cho LĐNT đếnnăm 2020” Mục tiêu sau khi được đào tạo nghề 70% LĐNT phải có việc làm phùhợp với nghề được đào tạo Đây là vấn đề cốt lõi đối với dạy nghề cho LĐNT, nhất
là đối với nhóm lao động cần phải chuyển sang làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp.Nếu không gắn được với việc làm thì người LĐNT sẽ không tham gia học nghề vànguồn lực xã hội sẽ bị lãng phí Do đó, trong quá trình đào tạo nghề rất cần có sựkết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh để một mặt
họ tham gia vào quá trình đào tạo, mặt khác tạo cơ hội cho người học được tham giavào quá trình sản xuất của doanh nghiệp từ khi còn học vấu khi học nghề có thể làmviệc được ngay với nghề được đào tạo Để nâng cao hiệu quả đào tạo, việc tổ chứccác khóa học phải bằng nhiều hình thức và phương thức khác nhau Dạy nghề choLĐNT có thể được thực hiện bằng các hình thức như: dạy tại các cơ sở dạy nghề,;dạy theo đơn đặt hàng của các công ty; dạy nghề lưu động (tại xã, thôn, bản); dạynghề tại doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, dạy nghề gắn vớicác vùng chuyên canh, làng nghề… Phương thức đào tạo cũng cần phải đa dạnghóa, phù hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện của từng vùng, miền…
Khi người LĐNT có việc làm, họ sẽ có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống vàđiều quan trọng là họ không trở thành lực cản đối với sự phát triển của xã hội Việclàm được giải quyết, cuộc sống được nâng cao, nguồn lao động được sử dụng hợp
lý, đói nghèo từng bước được giải quyết Đảng và Nhà nước ta xác định: một trongnhững mục tiêu của công tác đào tạo nghề là: “Đào tạo nghề gắn với giải quyết việclàm cho người lao động, không tổ chức đào tạo nghề khi chưa dự báo được nơi làmviệc và mức thu nhập của người lao động sau khi học” Đặc biệt dạy nghề phải quantâm đến khu vực nông thôn vì nông thôn là nơi tập trung đông lao động xã hội, quỹthời gian lao động chưa được sử dụng khá lớn, sản xuất nông nghiệp là chính Tạothêm việc làm, nâng cao trình độ học vấn, kiến thức cần thiết, tạo cơ hội, giúp nông
Trang 35dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế là việc làm thực sự có ý nghĩa cho nôngdân Trang bị kiến thức, kỹ năng nghề cho nông dân tác động tới thay đổi cơ cấusản xuất, cơ cấu ngành nghề nông thôn, tăng thu nhập và nâng cao mức sống, làmthay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần tạo ra sự ổn định xã hội nông thôn.
ĐTN cho LĐNT để người lao động nông thôn có việc làm mang tính xã hội
và nhân văn sâu sắc Do đó đã nhận được sự đồng thuận rất cao của người dân, củacác cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, các doanh nghiệp.Đào tạo nghề cho LĐNT góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu ‘;Dângiàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” của Đảng và Nhà nước ta.Dân muốn giàu, trước hết phải có đầy đủ việc làm, sau đó là chất lượng việc làmngày ngày một nâng cao, thu nhập của người lao động ngày một tăng Đào tạo nghềcho LĐNT còn góp phần nâng cao trí tuệ, chất lượng lực lượng lao động, làm giảmcác tội phạm về tệ nạn xã hội
1.3.1 Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Đào tạo nghề cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng, nhà nước và toàn xã hội,trong đó có sự tham gia của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, các cơ sở dạynghề, cơ sở sử dụng lao động và người lao động nông thôn để nâng cao chất lượngLĐNT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.ĐTN theo nhu cầu học nghề của LĐNT, nhu cầu sử dụng lao động của doanhnghiệp và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quyhoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đápứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và giảm nghèo bền vững Quản lý nhànước nhằm định hướng mục tiêu đào tạo nghề cho LĐNT và đề ra giải pháp tốt nhất
để cân đối cung - cầu nhân lực, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhânlực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Chiến lược là thuật ngữ được sử dụng để chỉ một hệ thống các đường lối, chủtrương, phương châm cùng các kế hoạch, biện pháp có tính chất toàn cục nhằm thực
Trang 36hiện có hiệu quả những mục tiêu lớn trong tương lai của quốc gia, một ngành, mộtvùng, một cấp chính quyền, một tổ chức.
Hoạch định chiến lược ĐTN cho LĐNT là quá trình nghiên cứu một cách có
hệ thống, đòi hỏi sự tham gia của mọi thành viên không chỉ trong lĩnh vực dạy nghề
mà còn có sự tham gia của các chuyên gia ngành khác
Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ;được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó.Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc tính chất của đườnglối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Muốn định ra chính sách đúngphải căn cứ vào tình hình thực tiễn trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn, phải vừa giữvững mục tiêu, phương hướng được xác định trong đường lối, nhiệm vụ chung, vừalinh hoạt vận dụng vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể
Xây dựng kế hoạch ĐTN cho LĐNT là hướng vào mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra,đồng thời hoạch định các chính sách và cơ chế quản lý nhằm hướng vào các chươngtrình, kế hoạch đó
Kế hoạch thực hiện là những nhiệm vụ rất cụ thể đảm bảo các mục tiêu hoạtđộng được hoàn thành Nó chỉ rõ phải làm gì? Ai làm? Khi nào? Chi phí bao nhiêu?
Kế hoạch là dự án tổng thể các mục tiêu kinh tế - xã hội ở tầm kinh tế vĩ môhay kinh tế vi mô được thực hiện thành các chỉ tiêu chung của nền kinh tế quốc dânhay của các ngành, các đơn vị lãnh thổ, hay đơn vị cơ sỏ, cùng các chính sách, cácbiện pháp chủ yếu tương ứng bảo đảm việc thực hiện kế hoạch là việc cần làm trongtất cả các việc bởi nó quyết định hiệu quả các việc còn lại
Tổ chức xây dựng chiến lược, chiến lược, kế hoạch phù hợp để thực hiệnquản lý đào tạo nghề cho LĐNT được coi là nhiệm vụ mang tính vĩ mô, xuyên suốttrong quá trình phát triển đất nước Do đó cần phải có một chiến lược, kế hoạch lâudài trong ĐTN cho LĐNT và tổ chức thực hiện nó một cách khoa học, kịp thời đểđưa các chủ trương, chính sách của Đảng vào thực tiễn đời sống xã hội
Ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
Trang 372020” với mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầucông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;; nâng cao chất lượng, hiệuquả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để LĐNT tham gia học nghề phù hợp vớitrình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề; tạo việc làm, chuyển nghề,tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống người LĐNT Quyết định còn đưa
ra các chính sách đối với người học, giáo viên tham gia giảng dạy, cơ sở đào tạonghề cho LĐNT
1.3.2 Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Hệ thống pháp luật về đào tạo nghề tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động đào tạonghề, điều chỉnh được phần lớn quan hệ xã hội quan trọng phát sinh trong lĩnh vựcđào tạo nghề, tháo gỡ một phần những vướng mắc, bức xúc trong thực tiễn và cũng
là cơ sở để các cơ quan, đơn vị thực hiện quản lý theo chức năng và các tổ chức, cánhân thực hiện
Hệ thống văn bản, pháp luật, chính sách của Nhà nước tạo hành lang pháp lý,môi trường thuận lợi khuyến khích phát triển đào tạo nghề Hệ thống quy định phápluật đã ban hành để xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách về các hoạt động đầu tưphát triển đào tạo nghề cho LĐNT cũng được quan tâm thực hiện, phục vụ cho côngtác quản lý nhà nước về đào tạo nghề ngày càng chặt chẽ hơn
Chính sách là sách lược và kế hoạch cụ thể của Đảng, nhà nước dựa vàođường lối chính trị chung và tình hình KT - XH mà đề ra nhằm đạt một mục đíchnhất định Chính sách hỗ trọ đào tạo nghề tại địa phương là sách lược và kế hoạch
cụ thể của Đảng, nhà nước tại địa phương, dựa vào đường lối chính trị chung vàtình hình thực tế KT - XH cụ thể của mình đề ra nhằm mục đích hỗ trợ đào tạo nghềcho địa phương mình đạt hiệu quả
Hệ thống văn bản pháp luật đã xây dựng hoàn thiện và ban hành rất nhiềuchính sách cho người học nghề, giáo viên tham gia dạy nghề và chính sách đối vớicác cơ sở đào tạo nghề cho LĐNT Chính sách ưu tiên dạy nghề cho nhóm ngườiyếu thế như: người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người
Trang 38tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác Chính sách đối với giáo viên dạy nghề từngbước được quan tâm như: phụ cấp lưu động cho giáo viên dạy ở những vùng sâu,vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặt biệt khó khăn, chế độ đãi ngộ, bồidưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề Chính sách hỗ trợđầu tư kinh khí để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy nghề cho các cơ sởdạy nghề Hoàn thiện khung chính sách tài chính để tăng cường huy động và sửdụng có hiệu quả các nguồn vốn cho phát triển dạy nghề Cải tiến cơ chế phân bổ vànâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đào tạo nghề cho LĐNT Tạođiều kiện thuận lợi, khuyến khích và có cơ chế mạnh để thu hút doanh nghiệp tăngcường đầu tư kinh phí cho việc liên doanh, liên kết đào tạo Tiếp tục hoàn thiện thểchế dạy nghề, nhất là cơ chế tài chính đảm bảo lợi ích đối với người dạy nghề,người học nghề, người lao động qua đào tạo nghề, chính sách đối với doanh nghiệptham gia dạy nghề Chính sách xã hội hoá dạy nghề cũng huy động được nhiềunguồn lực ngoài ngân sách cho dạy nghề Tại Đại hội IX xác định xã hội hoá giáodục được coi là một trong những phương thức quan trọng để đẩy mạnh phát triển
giáo dục: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá” [21] Chính sách xã hội hoá dạy nghề
góp phần tạo những chính sách, điều kiện để lôi cuốn, thu hút, cổ vũ mọi thànhphần trong xã hội tích cực tham gia vào mọi hoạt động dạy nghề; mở rộng cơ hộitiếp cận cho mọi người với học nghề, thu hút mọi nguồn lực của cộng đồng, của xãhội cho phát triển đào tạo nghề đáp ứng cao nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội.Ngoài ra, còn có những chính sách khác như: ưu đãi tạo cơ hội việc làm cho ngườilao động sau học nghề, chính sách hỗ trợ vay vốn tạo việc làm…[10]
Những cơ chế, chính sách trên đã góp phần nâng cao năng lực đào tạo chocác cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao tay nghề cho LĐNT,giúp họ có cơ hội được học nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo,nâng cao chất lượng cuộc sống
Trang 391.3.3 Tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Để đạt mục tiêu xây dựng tỉnh Quảng Ngãi cơ bản trở thành tỉnh công nghiệpvào năm 2020 theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII (2010 - 2015) thìphát triển nguồn nhân lực là một yêu cầu cần thiết và mang tính chiến lược lâu dài.Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải gắn chặt với chiến lược phát triển kinh tế
xã hội, lấy chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức trong
hệ thống chính trị là nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐHtỉnh nhà
Cán bộ quản lý là người có trách nhiệm, thẩm quyền về mặt hành chính vàchuyên môn, đại diện cho Nhà nước về mặt pháp lý, chịu trách nhiệm trước các cơquan quản lý cấp trên để cụ thể hoá các chủ trương, chính sách tác động đến cơ sởđào tạo nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra
Trong công tác tổ chức bộ máy QLNN về đào tạo nghề nói chung và tỉnhQuảng Ngãi nói riêng cần được tổ chức một cách khoa hoc, quy định rõ chức năngnhiệm vụ của các cơ quan liên quan trong việc tham gia QLNN về đào tạo nghề,hoặc cơ quan có trách nhiệm phối hợp… nhằm tránh tình trạng chồng chéo trongviệc thực hiện
Bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề nói chung và ĐTN cho LĐNT nóiriêng đã từng bước kiện toàn từ Trung ương đến địa phương Cấp Trung ương, bộmáy quản lý về đào tạo nghề của Bộ Lao động - TB&XH là TCDN Tại tỉnh QuảngNgãi, với chức năng là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năngquản lý nhà nước về dạy nghề, Sở Lao động - TB&XH với bộ phận chuyên môn làPhòng Dạy nghề, cấp huyện có Phòng Lao động - TB và XH cùng thực hiện quản lýđào tạo nghề ở địa phương
Để công tác đào tạo nghề cho LĐNT được triển khai đồng bộ trên toàn tỉnh,đội ngũ cán bộ quản lý từ cấp tỉnh đến huyện, xã đều được đào tạo, bồi dưỡngnghiệp vụ thường xuyên Mỗi huyện bố trí 01 biên chế chuyên trách về công tác dạynghề thuộc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
Trang 40Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý là yêu cầu cấp bách, hàng đầuđược đặt ra để tiếp tục đẩy mạnh đổi mới giáo dục nghề nghiệp hiện nay đúng như
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [13, tr.130-131].
1.3.4 Đầu tư các nguồn lực để đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Đầu tư nguồn lực về cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề
Cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo nghề bao gồm: phòng học, xưởngthực hành cơ bản và thực tập sản xuất, thư viện, học liệu, trang thiết bị phục vụ chogiảng dạy và học tập Cơ sở vật chất, thiết bị là những điều kiện rất cần thiết chohoạt động dạy nghề Dạy nghề là dạy và rèn kỹ năng lao động nên cần có hệ thống
cơ sở vật chất và thiết bị đồng bộ giúp học viên có điều kiện thực hành để hoànthành tốt kỹ năng sản xuất, thích ứng, vận dụng nhanh chóng với sản xuất trongdoanh nghiệp Hơn nữa, muốn đào tạo được đội ngũ lao động có chất lượng cao,đáp ứng nhu cầu thị trường thì cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo phải được trang
bị đầy đủ, kịp thời, thiết bị phù hợp với công nghệ mới và kỹ thuật tiên tiến Vì vậy,
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề của các CSDN phải luôn luôn được đầu tư,đổi mới để theo kịp tốc độ phát triển của xã hội, phù hợp với nhu cầu thực tế sảnxuất theo dây chuyền tại doanh nghiệp Có như vậy việc dạy nghề mới có chấtlượng và đạt hiệu quả cao
Kinh phí cho việc xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị thường rấtlớn nên việc thực hiện xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các CSDN
có tham gia đào tạo nghề cho LĐNT phải có sự tham gia của các cấp quản lý vĩ
mô trong việc phân bổ kinh phí cho các CSDN và giám sát quá trình sử dụngnguồn kinh phí trên Vai trò này chủ yếu thuộc về Tổng cục dạy nghề với tư cách
là đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề và các bộ ngành, địaphương có liên quan