1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUẢN lý NHÀ nước về ưu đãi NGƯỜI có CÔNG với CÁCH MẠNG tại THÀNH PHỐ HUẾ HIỆN NAY

142 1,3K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị,quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; đề án, chương trìnhvề chính sách ưu đãi đối với người có công với cách

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

…………/………… ……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHÚC THỊ NGỌC HÀ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ƯU ĐÃI NGƯỜI

CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI THÀNH

PHỐ HUẾ HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

Chuyên ngành: QUẢN LÝ CÔNG

Mã số: 60 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI HUY KHIÊN

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài: “Quản lý Nhà nước về ưu đãingười có công với cách mạng tại Thành phố Huế hiện nay” là công trìnhnghiên cứu khoa học độc lập, do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn củaPGS.TS Bùi Huy Khiên

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Thừa Thiên Huế, ngày 27 tháng 12 năm 2015

Tác giả

Khúc Thị Ngọc Hà

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhậnđược sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy, cô Học việnhành chính Quốc gia

Trước hết, Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy, cô Học viện Hànhchính Quốc gia, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Huy Khiên đã dànhnhiều thời gian hướng dẫn, nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốtnghiệp

Mặc dù, tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiệnluận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhậnđược nhiều ý kiến đóng góp của quý thầy, cô và các bạn

Học viên

Khúc Thị Ngọc Hà

Trang 5

1.1 Một số khái niệm cơ bản về quản lý nhà nước, ưu đãi người có công và các khái niệm có liên quan 7

1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước 71.1.2 Khái niệm chính sách, chính sách xã hội, chính sách công 81.1.3 Khái niệm người có công với cách mạng, chính sách ưu đãi người

có công với cách mạng 101.1.4 Khái niệm ưu đãi xã hội, ưu đãi người có công với cách mạng 141.1.5 Khái niệm quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng 22

1.2 Những yếu tố tác động đến chất lượng quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng 23

1.2.1 Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền 231.2.2 Thể chế pháp luật và hệ thống chính sách của nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng 241.2.3 Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng 241.2.4 Điều kiện kinh tế và sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân 25

1.3 Nội dung hoạt động quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) 26

Trang 6

1.3.1 Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị,quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; đề án, chương trình

về chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các văn bản

về thực hiện ưu đãi đối với người có công; cải cách hành chính, xã hội hoá trong thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công 261.3.2 Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình về ưu đãi người có công Tuyên truyền, phổ biến chính sách đối với người có công 271.3.3 Hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện quản lý mộ, nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ 271.3.4 Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Uỷ ban nhân dân cấp

xã về nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người

có công 291.3.5 Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ người có công với cách mạng 301.3.6 Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về ưu đãi người có công; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong việc thực hiện chính sách đối với người có công 311.3.7 Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thốngthông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về ưu đãi đối với người có công 331.3.8 Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm

vụ lĩnh vực chính sách người có công 341.3.9 Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân cấp, uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện 341.3.10 Quản lý tài chính, tài sản được giao thuộc lĩnh vực chính sách người có công theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp huyện 35

Trang 7

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỰC HIỆN

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN

ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ 36

2.1 Các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Huế 36

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Huế 36

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Huế 38

2.2 Thực trạng người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Huế 40

2.2.1 Về số lượng người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Huế hiện nay 40

2.2.2 Thực trạng về đời sống của người có công 41

2.3 Thực trạng quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn thành phố Huế 44

2.3.2 Tình hình quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn thành phố Huế 49

2.4 Nhận xét, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn thành phố Huế 71

2.4.1 Những kết quả đã đạt được 71

2.4.2 Những tồn tại, hạn chế 74

2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 79

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ 82

3.1 Định hướng quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công 82

3.2 Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công 84

3.2.1 Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng 84

Trang 8

3.2.2 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật ưu đãi người có công

với cách mạng 87

3.2.3 Tăng cường nguồn lực tài chính và các điều kiện hỗ trợ khác 88

3.2.4 Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng 91

3.2.5 Chú trọng công tác lưu trữ, cập nhật thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, cải cách hành chính 97

3.2.6 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát 98

3.2.7 Huy động sự tham gia của các tổ chức và cộng đồng xã hội 99

3.3 Kiến nghị 101

3.3.1 Đối với Bộ Lao động - TB&XH 101

3.3.2 Đối với Sở Lao động - TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế 102

3.3.3 Đối với UBND thành phố Huế 102

3.3.4 Đối với Phòng LĐ-TB&XH thành phố Huế 103

3.3.5 Đối với UBND các phường 104

3.3.6 Đối với người có công và thân nhân của người có công 105

KẾT LUẬN 107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

PHỤ LỤC

Trang 9

3 HĐND: Hội đồng nhân dân

4 LĐ – TB&XH: Lao động – Thương binh và Xã hội

5 QLNN: Quản lý Nhà nước

6 UBND: Ủy ban nhân dân

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tổng số người có công với cách mạng thành phố Huế và số lượng người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng 40 Bảng 2.2: Tổng số thân nhân người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp 41 Bảng 2.3 Tình hình ban hành văn bản chỉ đạo lthực hiện chính sách ưu đãi người có công của UBND thành phố Huế 50 Bảng 2.4 Tổng hợp quà tặng đối với người có công qua các năm 55 Bảng 2.5 Tình hình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ ưu đãi người có công tại thành phố Huế 56 Bảng 2.6 Số liệu điều dưỡng người có công qua các năm 57 Bảng 2.7 Tình hình quản lý các công trình ghi công liệt sĩ và quy tập, quản lý mộ, nghĩa trang liệt sĩ qua các năm 60 Bảng 2.8 Tình hình đóng góp Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”qua các năm 61

Bảng 2.9 Tình hình hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà cho người có công qua các năm 62

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy phòng lao động - thương binh và xã hội thànhphố Huế 57

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài luận văn

Chiến tranh đã lùi xa nhưng trên khắp đất nước Việt Nam đâu đâu cũngcòn những mất mát, đau thương do hậu quả chiến tranh để lại Những hố bom

sẽ được lấp bằng, những thành phố, ngôi làng đỗ nát sẽ được xây mới, thiệthại về vật chất có thể được gây dựng lại , xong có những mất mát không gì

có thể bù đắp được, đó là hàng triệu người con ưu tú của đất nước đã ngãxuống, hàng triệu người đã hy sinh một phần thân thể để giành độc lập, tự do,toàn vẹn non sông, đất nước Đến nay, đất nước đã hoàn toàn thống nhất,nhưng phần mộ, hài cốt của nhiều liệt sĩ vẫn chưa được tìm thấy, nhiều đồngchí thương bệnh binh hàng ngày phải đối mặt với thương tật, ốm đau, bị chấtđộc da cam hành hạ, cuộc sống của rất nhiều gia đình người có công với cáchmạng vẫn đang còn khó khăn

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, vàchiến tranh biên giới (bên giới Tây nam, biên giới phía Bắc), thành phố Huế đãgóp sức mình cùng cả nước, cùng tỉnh Thừa Thiên Huế xây đắp nên truyềnthống “tiến công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”, xứng đáng với danh hiệu

“Thành phố anh hùng” mà nhà nước đã phong tặng Hiện nay, thành phố Huế

có 13.250 người có công với cách mạng, trong đó có 22 Anh hùng lực lượng

vũ trang nhân dân (10 người còn sống), 126 Bà mẹ Việt Nam anh hùng đượcnhà nước phong tặng, truy tặng (22 mẹ còn sống), 342 cán bộ được công nhận

là cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa (67 người còn sống),2.503 đồng chí hy sinh được xác nhận, công nhận là liệt sĩ, 1.379 đồng chí làthương binh, 101 đồng chí là bệnh binh, 372 người hoạt động kháng chiến bịnhiễm chất độc hóa học, 597 người hoạt động cách mạng hoặc hoạt độngkháng chiến bị địch bắt tù, đày, 916 người có công giúp đỡ cách mạng đã

Trang 13

được nhà nước tặng thưởng Huân, Huy chương kháng chiến, 6.834 người hoạtđộng kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy,HĐND, UBND Thành phố Huế và sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn,nghiệp vụ của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế, Phòng LĐ-TB&XH, cơquan chuyên môn trực thuộc UBND thành phố Huế, đã tham mưu, giúpUBND thực hiện tốt chức năng QLNN về ưu đãi người có công với cáchmạng trên địa bàn thành phố Huế, đời sống vật chất của người có công vớicách mạng được nâng lên rõ rệt, đời sống tinh thần ngày càng được chú trọng;chế độ trợ cấp ưu đãi được chi trả đúng, đủ, kịp thời; đội ngũ cán bộ côngchức làm công tác chính sách trẻ, năng động, nhiệt tình; có nhiều phường làmtốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, QLNN về ưu đãi người

có công với cách mạng ở thành phố Huế còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại nhưcông tác tuyên truyền, phổ biến chính sách có khi chưa đầy đủ, rõ ràng dẫnđến hiểu không đầy đủ về chủ trương, chế độ chính sách; công tác kiểm tra,giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách còn hạn chế, thiếu thườngxuyên, thiếu cơ chế theo dõi và phối hợp trong việc đánh giá việc triển khai,thực hiện và giải quyết chính sách tại địa bàn dân cư; công tác lưu trữ, quản

lý, cập nhật sổ sách ở một số phường chưa được chú trọng, trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chính sách ở một số phường chưa đáp ứngđược với yêu cầu đổi mới của công tác chính sách

Từ thực trạng nói trên, là công chức ngành LĐ-TB&XH, với trách

nhiệm, tình cảm, tri ân người có công với cách mạng, tôi chọn đề tài “Quản

lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng tại thành phố Huế hiện nay” để làm luận văn cao học.

Trang 14

2 Tình hình nghiên cứu đề tài luận văn

Từ trước đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu về chính sách ưu đãingười có công với cách mạng với nhiều góc độ, nội dung khác nhau như:

- Luận văn thạc sĩ của tác giả Đỗ Thị Hồng Hà với đề tài “Quản lý nhànước về ưu đãi người có công ở Việt Nam hiện nay” Luận văn tập trungnghiên cứu quá trình tổ chức QLNN về ưu đãi người có công, sự hình thành

và phát triển hệ thống pháp luật chính sách ưu đãi người có công với cáchmạng, thực trạng chính sách ưu đãi người có công và thực trạng QLNN về ưuđãi người có công với cách mạng ở nước ta qua các thời kỳ, từ đó luận văn đềxuất, kiến nghị một số giải pháp góp phần QLNN về ưu đãi người có công ởViệt Nam một cách hiệu quả

- Chuyên đề tốt nghiệp “Hoàn thiện công tác quản lý người có cônghuyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Trịnh Văn Đệ Chuyên đề tậptrung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách ưu đãi người cócông và quản lý người có công, đưa ra giải pháp phù hợp để tiếp tục đổi mớicông tác quản lý người có công trên địa bàn huyện Thiệu Hóa phù hợp vớiyêu cầu đổi mới

Ngoài ra còn có một số tài liệu như:

- “Sổ tay cán bộ làm công tác chính sách người có công với cách mạng

ở xã, phường”/ Biên soạn: Nguyễn Đình Khả (chủ biên), Nguyễn Đức Tuệ.NXB Lao động Xã hội, năm 2002

- “Hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng”/Cục người có công – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2013

- “Chính sách xã hội một số vấn đề lý luận và thực tiễn”: Đề tàiKX.04.01/ Bùi Đình Thanh chủ nhiệm đề tài Viện khoa học xã hội Việt Nam,năm 1993 (Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX.04: "Luận cứkhoa học cho việc đổi mới chính sách xã hội và cơ chế quản lý việc thực hiệncác chính sách xã hội")

Trang 15

Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế cho đến nay chưa có luận văn cao họcnào được thực hiện về lĩnh vực này trong phạm vi ở cơ sở Vì vậy, trên thực

tế chưa có đánh giá đầy đủ, sâu xát những tồn tại, khó khăn trong quá trìnhthực thi chính sách ưu đãi người có công ở các đơn vị cơ sở trên địa bàn tỉnh.Cho nên những tồn tại, khó khăn bị kéo dài, không được khắc phục kịp thời

và triệt để Mặt khác, hiện nay nhiều chính sách mới ban hành đã và đangthực thi, trong quá trình thực hiện nảy sinh không ít những vướng mắc gâybức xúc không những đối với người có công với cách mạng và thân nhân của

họ mà còn đối với những cán bộ làm công tác chính sách

Các công trình nghiên cứu, tài liệu nói trên có liên quan trực tiếp hoặcgián tiếp, tôi đã tham khảo được nhiều vấn đề lý luận cũng như thực tiễn cógiá trị đối với đề tài mình nghiên cứu Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa có chọn lọcnhững nội dung, vấn đề có giá trị trong các công trình nghiên cứu, tài liệu trênkết hợp với việc nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tiễn QLNN về ưu đãingười có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Huế nhằm đưa ra cácgiải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về ưu đãi người có công với cách mạngtại thành phố Huế hiện nay Đề tài luận văn này hoàn toàn không trùng lắpvới những công trình nói trên

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của luận văn:

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng QLNN về ưu đãi người có công vớicách mạng trên địa bàn thành phố Huế, luận văn đề xuất các giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả QLNN về thực hiện chính sách ưu đãi người có công vớicách mạng tại thành phố Huế trong thời gian tới

Nhiệm vụ của luận văn:

- Làm rõ các nội dung của hoạt động QLNN về thực hiện chính sách ưuđãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Huế, những kết quảđạt được và những tồn tại, khó khăn

Trang 16

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về thực hiệnchính sách ưu đãi người có công trên địa bàn thành phố Huế trong thời gian tới.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các nội dung của hoạt

động QLNN về thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công và thânnhân người có công được quy định bởi Pháp lệnh ưu đãi người có công

Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn Thành phố Huế giai đoạn từ năm 2010

đến tháng 6/2015

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận:Luận văn sử dụng các phương pháp luận của triết

học Mác-Lê Nin, các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước

và của địa phương

Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:

- Phương pháp biện chứng;

- Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp;

- Phương pháp đối chiếu - so sánh;

Trang 17

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về ưu đãi người

có công tại thành phố Huế trong giai đoạn hiện nay

- Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý, các nhànghiên cứu, hoạch định chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3chương:

Chương I Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về thực hiện chính sách

ưu đãi người có công với cách mạng

Chương II Thực trạng quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu

đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Huế

Chương III Định hướng và các giải pháp tăng cường quản lý nhà

nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn thành phốHuế

Trang 18

Chương 1:

CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH

SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

1.1 Một số khái niệm cơ bản về quản lý nhà nước, ưu đãi người có công với cách mạng và các khái niệm có liên quan

1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước là hoạt động cơ bản của bất kì một nhà nước nào, dùtheo chính thể nào đi nữa Hoạt động QLNN song hành kể từ khi nhà nước rađời và còn tiếp tục chừng nào nhà nước còn tồn tại Nội hàm của QLNN thayđổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, lịch sử và đặc điểm văn hóa, trình độ pháttriển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử Ngày nay,QLNN xét về mặt chức năng bao gồm hoạt động lập pháp của cơ quan lậppháp, hoạt động hành chính (chấp hành và điều hành) của Chính phủ và hoạtđộng tư pháp của hệ thống tư pháp

Trong xã hội tồn tại rất nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội như:Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân, cáchiệp hội Trong hoạt động quản lý của các chủ thể đó thì QLNN có nhữngđiểm đặc thù, được thể hiện trên các mặt sau:

- Về chủ thể QLNN, đó là các cơ quan trong bộ máy nhà nước Các cơquan này được thành lập để thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp

- Về đối tượng quản lý của Nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức sinhsống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, công dân làm việc bênngoài lãnh thổ quốc gia

- Hoạt động QLNN diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội:chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao

Trang 19

- QLNN mang tính quyền lực nhà nước sử dụng công cụ pháp luật nhànước, chính sách để quản lý xã hội.

- Mục tiêu của QLNN là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và pháttriễn của toàn xã hội

Từ những đặc điểm nêu trên, có thể hiểu: “Quản lý nhà nước là mộtdạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng phápluật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả cácmặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện,nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.”[14;tr.3]

1.1.2 Khái niệm chính sách, chính sách xã hội, chính sách công

Chính sách; chính sách xã hội; chính sách công là những thuật ngữđược sử dụng phổ biến trong các tài liệu, trên các phương tiện truyền thông vàtrong đời sống xã hội Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về các thuậtngữ trên

- Theo Từ điển Tiếng Việt:

+ Chính sách là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đíchnhất định dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra.[32;tr.63]

+ Chính sách xã hội là chính sách giải quyết các vấn đề xã hội nhằm tácđộng trực tiếp vào con người điều chỉnh quan hệ lợi ích giữa con người vớicon người, con người với xã hội [32;tr.56]

Trang 20

+ Chính sách công là chiến lược và kế hoạch cụ thể để giải quyếtnhững vấn đề của quốc gia hay những vấn đề chung của xã hội [10;tr.56]

- Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc

cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ Chính sách được thực hiện trong mộtthời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó Bản chất, nội dung vàphương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm

vụ chính trị, kinh tế, văn hóa ” [31;tr 475]

- Theo Tài liệu Đào tạo tiền công vụ, tập 4 - Quản lý nhà nước về kinh

tế, xã hội: Chính sách xã hội là sự thể chế hóa của Nhà nước các đường lối,quan điểm của Đảng về việc giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan đến conngười, nhóm người hoặc toàn thể cộng đồng dân cư nhằm phát triển conngười, vì con người thiết lập sự công bằng xã hội, trật tự an toàn xã hội, pháttriển và tiến bộ xã hội

- Theo Sách chuyên khảo “Đại cương về Chính sách công” thì Chínhsách công là một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau do nhà nướcban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề côngnhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng nhất định [12;tr.21]

Từ những khái niệm nêu trên, khó đưa ra một khái niệm rõ ràng và cụthể về chính sách; chính sách xã hội; chính sách công Các chính sách đôi khiđược nhận diện dưới hình thức các quyết định đơn lẻ, nhưng thực tế nó baogồm một tập hợp các quyết định được nhìn nhận như là một sự định hướngcho những quyết định hành động cụ thể

Chính sách xã hội; Chính sách công không chỉ đơn giản là sự nối ghép

từ “chính sách” với từ “xã hội”, với từ “công”, mà nó có sự thay đổi về ngữnghĩa bởi vì ở đây có sự khác biệt về chủ thể ban hành chính sách, mục đíchcủa chính sách và tính chất của vấn đề mà chính sách hướng tới giải quyết.Tuy vậy, chu trình của chính sách; chính sách xã hội; chính sách công đều

Trang 21

bao gồm các giai đoạn: thiết lập chương trình nghị sự chính sách, xây dựngchính sách, quyết định chính sách, thực thi chính sách và đánh giá chính sách.Các giai đoạn có mối liên hệ, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, nếu một giaiđoạn nào đó làm không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, sự đúng đắn và hiệuquả của chính sách.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới đều sử dụng chính sách nói chung nhưmột trong những công cụ quan trọng nhất để QLNN, quản lý xã hội Ở nước

ta, chính sách công là công cụ để thực để hiện thực đường lối, chủ trương củaĐảng nhằm xây dựng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh,dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnhphúc, có điều kiện phát triển toàn diện.” (Điều 3, Chương I, Hiến pháp năm

2013 Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) Trong quá trình xây dựngchủ nghĩa xã hội, xuất hiện nhiều vấn đề mà Nhà nước cần phải giải quyếtbằng chính sách Tuy nhiên, các chính sách công được ban hành phải bảo đảmphù hợp với định hướng chính trị đã được Đảng xác định

Chính sách xã hội là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sáchcủa Đảng và Nhà nước, một bộ phận cấu thành chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội, là động lực to lớn phát huy tính năng động, sáng tạo của nhân dântrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nghị quyết Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) khẳng định: “Chính sách xã hội baotrùm mọi mặt của cuộc sống con người: điều kiện lao động và sinh hoạt, giáodục và văn hoá, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc…”

Dưới sự lãnh đạo của Đảng trên mỗi lĩnh vực cụ thể đều có nhữngchính sách phù hợp nhằm thúc đẩy tiến trình phát triển xã hội đúng hướng

1.1.3 Khái niệm người có công với cách mạng, chính sách đối với người có công với cách mạng

- Khái niệm người có công với cách mạng:

Trang 22

Mặc dù Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng được thực hiện

từ lâu, nhưng cho tới thời điểm hiện nay, chưa có một văn bản quy phạm phápluật hay tài liệu nào đưa ra khái niệm cụ thể và đầy đủ về người có công vớicách mạng Tuy nhiên, căn cứ các tiêu chuẩn đối với từng đối tượng người cócông với cách mạng mà Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đã quyđịnh, có thể hiểu về khái niệm người có công với cách mạng theo 2 nghĩa sau:

+ Theo nghĩa rộng: Người có công với cách mạng là những ngườikhông phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, giới tính, tuổi tác, đã tự nguyệncống hiến sức lực, tài năng, trí tuệ, có người hy sinh cả cuộc đời, tính mạngmình cho sự nghiệp của dân tộc Họ là người có thành tích đóng góp hoặc cónhững cống hiến xuất sắc phục vụ lợi ích của dân tộc được cơ quan nhà nước

có thẩm quyền công nhận theo đúng quy định của pháp luật

+ Theo nghĩa hẹp: Người có công với cách mạng là những người khôngphân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, giới tính, tuổi tác, có những đóng góp,

hy sinh, cống hiến xuất sắc trong các thời kỳ cách mạng tháng Tám năm

1945, trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, được các

cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật

Theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban Thường vụQuốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có côngvới cách mạng thì người có công với cách mạng gồm:

+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngàykhởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

+ Liệt sĩ;

+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

Trang 23

+ Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

+ Bệnh binh;

+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

+ Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc vàlàm nghĩa vụ quốc tế;

+ Người có công giúp đỡ cách mạng

Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng không chỉ quy định đốitượng được hưởng ưu đãi bao gồm những người có công với cách mạng kểtrên mà còn có cả thân nhân của họ Đó là những người có quan hệ hôn nhân,huyết thống hoặc nuôi dưỡng với người có công với cách mạng Dù đâykhông phải là người có công với cách mạng theo đúng nghĩa nhưng việc thựchiện chính sách ưu đãi của Nhà nước và xã hội đối với thân nhân của người

có công với cách mạng là hết sức cần thiết bởi vì họ cũng là những người chịuthiệt thòi về tinh thần, tình cảm và cuộc sống của họ phần lớn gặp không ítkhó khăn do sự cống hiến, hy sinh của người thân cho đất nước, dân tộc Vìvậy, ưu đãi thân nhân người có công với cách mạng suy cho cùng cũng là ưuđãi người có công với cách mạng Đó là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” củadân tộc đồng thời cũng nhằm hướng tới an sinh xã hội nói chung

Theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng vàNghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quyđịnh chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người cócông với cách mạng thì:

“Thân nhân người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặcchồng; con (con đẻ, con nuôi) Thân nhân liệt sĩ còn là người có công nuôi

Trang 24

dưỡng liệt sĩ Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ là người đã nuôi dưỡng khiliệt sĩ dưới 18 tuổi, thời gian nuôi từ 10 năm trở lên.

Người thờ cúng là người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.Người thờ cúng liệt sĩ là người con hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ,trường hợp không có hoặc không còn con thì người được ủy quyền theo quyđịnh của pháp luật

Đại diện thân nhân là người được thân nhân ủy quyền theo quy địnhcủa pháp luật.”

- Khái niệm chính sách đối với người có công với cách mạng:

Chính sách đối với người có công với cách mạng là một chính sách đặcbiệt, nó thể hiện rõ quan điểm và đường lối của Đảng cầm quyền, bản chất ưuviệt của một chế độ Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước ViệtNam non trẻ ra đời gặp rất nhiều khó khăn, thử thách, cùng lúc phải đối mặtvới giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Hồ ChíMinh vẫn luôn quan tâm đề ra và lãnh đạo thực hiện đúng đắn chính sách đốivới những người hy sinh xương máu vì Tổ quốc

Chính sách đối với người có công với cách mạng đã trở thành nguyêntắc Hiến định và được ghi nhận trang trọng ở Chương III, Điều 59 của Hiếnpháp 2013: “Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưuđãi đối với người có công với nước” Nghiên cứu về chính sách đối với người

có công với cách mạng ở Việt Nam đã có quan điểm cho rằng: Chính sách đốivới người có công với cách mạng là đường lối, chủ trương của Đảng, Nhànước căn cứ vào nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ, dựa vào sự phát triển nềnkinh tế - xã hội, nhằm mục tiêu ghi nhận công lao, sự đóng góp, hy sinh cao

cả của những người có công với cách mạng, tạo mọi điều kiện, khả năng, đềnđáp, bù đắp phần nào về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần đối với người cócông với cách mạng

Trang 25

Theo Thuật ngữ Lao động Xã hội thì: “Chính sách đối với người cócông với cách mạng là những quy định chung của Nhà nước bao gồm mụctiêu, phương hướng, giải pháp về việc ghi nhận công lao, sự đóng góp, sự hysinh cao cả của người có công với cách mạng, tạo mọi điều kiện khả năng gópphần ổn định và nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần đối với người

có công với cách mạng” (1,tr31)

1.1.4 Khái niệm ưu đãi xã hội, ưu đãi người có công với cách mạng

- Khái niệm ưu đãi xã hội:

Ưu đãi xã hội góp phần thể chế chính trị, phát triển kinh tế - xã hộinhằm đưa đất nước đi lên ngày càng phát triển và bền vững Thực hiện ưu đãi

xã hội góp phần thực hiện chính sách con người của quốc gia Nó không chỉ

là sự giúp đỡ, chia sẽ mà còn là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với Nhà nước

Ưu đãi xã hội nhằm ghi nhận và tri ân các cá nhân hay tập thể đã có công, cónhững cống hiến đặc biệt cho cộng đồng, đất nước

Chính sách ưu đãi xã hội không chỉ là sự đền bù những hy sinh, cốnghiến của người có công mà là sự đền ơn đáp nghĩa không chỉ là vật chất thuầntúy mà còn hàm chứa trong đó cả đạo lý, truyền thống nhân văn của dân tộc,lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc của thế hệ hôm nay đối với những người hysinh vì lẽ sống, vì dân tộc

Vậy, Ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất và tinh thần củaNhà nước và xã hội nhằm ghi nhận và đền đáp công lao đối với cá nhân haytập thể có nhưng cống hiến đặc biệt cho cộng đồng và xã hội

Mục đích của ưu đãi xã hội là đầu tư xã hội, nhằm tái sản xuất nhữnggiá trị cao đẹp của dân tộc, là mục tiêu chính trị xã hội quan trọng của mỗi đấtnước Mục đích đó được cụ thể hóa như sau:

+ Ưu đãi xã hội nhằm ghi nhận và tri ân những cá nhân hay tập thể cónhững cống hiến đặc biệt cho cộng đồng và cho đất nước

Trang 26

+ Nhằm đảm bảo công bằng cho xã hội, ai có cống hiến nhiều cho xãhội, người đó phải được hưởng nhiều, đây là sự cống hiến đặc biệt cả bằngxương máu.

+ Tái sản xuất những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc và giáo dụctruyền thống yêu nước cho thế hệ tương lai

Đối tượng được hưởng ưu đãi xã hội, có 2 loại đối tượng chính đó là:+ Những người có cống hiến đặc biệt trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.+ Những người có cống hiến đặc biệt trong quá trình xây dựng đấtnước như: giáo sư, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú, nhà giáo ưu tú

Họ là những cá nhân và gia đình có nhiều hy sinh, cống hiến đặc biệtvới đất nước đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận là người có công theoquy định của pháp luật Ưu đãi xã hội được áp dụng đối với mọi công dân,không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, thành phần kinh tế

Chủ thể thực hiện ưu đãi xã hội:

Chủ thể thực hiện ưu đãi xã hội bao gồm Nhà nước, cộng đồng và cácchủ thể khác Việc thực hiện ưu đãi xã hội của các chủ thể này có phạm vi,phương pháp và hiệu quả khác nhau

+ Nhà nước: Ban hành pháp luật, chính sách và tổ chức thực hiện

+ Với xu hướng xã hội hóa ngày càng mạnh, trong công tác thực hiện

ưu đãi xã hội, vai trò của cộng đồng là hết sức quan trọng

+ Chủ thể khác: thực hiện ưu đãi xã hội theo các hình thức tự nguyện,phù hợp với quy định của pháp luật

Các hình thức ưu đãi xã hội:

+ Bằng tiền mặt, vật chất: ví dụ như tiền trợ cấp hàng tháng, trợ cấpmột lần, chi trả các chi phí bảo hiểm y tế, mai táng phí, hỗ trợ học phí cho concủa người có công đang đi học, miễn giảm thuế; bằng hiện vật: như tặng nhàtình nghĩa, hỗ trợ nhà ở, tặng quà vào các dịp tết, điều dưỡng

Trang 27

+ Bằng tinh thần: tặng thưởng Huân chương, Huy chương, Danh hiệuvinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang,bằng Tổ quốc ghi công, xây dựng tượng đài, nhà bia ghi danh, tổ chức thamquan, nghỉ dưỡng

Chế độ trợ cấp ưu đãi xã hội:

Chế độ trợ cấp ưu đãi xã hội là khoản tiền do Nhà nước cấp thường xuyênhay một lần đối với người có công theo quy định của pháp luật về ưu đãi xã hội

Chế độ trợ cấp ưu đãi xã hội có nhiều loại khác nhau, cấp cho từng loạiđối tượng hưởng ưu đãi xã hội dựa trên những điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể

Nội dung của ưu đãi xã hội:

Ưu đãi xã hội có nội dung rất phong phú bao trùm trên tất cả các lĩnhvực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội Cơ bản gồm: ưu đãi về đời sốngvật chất, trong đó trợ cấp vật chất là một trong những nội dung cơ bản, quantrọng nhất nhằm giúp đảm bảo hoặc hỗ trợ thêm đời sống người có công và

ưu đãi về đời sống văn hóa, tinh thần nhằm giúp cho người có công có đờisống tinh thần lạc quan, hạnh phúc, yêu đời

Sự hỗ trợ, giúp đỡ bằng vật chất và tinh thần này được biểu hiện bằngmột hệ thống các quy định về chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với người có công.Trong số những nội dung cơ bản của ưu đãi xã hội đối với người có công thìtrợ cấp vật chất là một trong những nội dung chủ yếu, cơ bản và thiết thực nhấtđối với người có công Đây là chính sách nhanh chóng đảm bảo ổn định vànâng cao đời sống của họ Tuy nhiên, bên cạnh đó, Nhà nước và cộng đồngcũng có những hình thức, biện pháp khác để hỗ trợ người có công trong cuộcsống đời thường

Nội dung ưu đãi về trợ cấp có những đặc điểm sau:

+ Có mối liên hệ mật thiết với quy định pháp lý về tiền lương tối thiểucủa người lao động và sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội của đất nước

Trang 28

Trong thời kỳ tập trung – bao cấp, nội dung ưu đãi xã hội về trợ cấp, cụ thể làcác mức trợ cấp, phụ cấp đối với người có công với đất nước được dựa trêncăn cứ, sự tương quan nhất định đối với các quy định về tiền lương tối thiểucủa người lao động Trong thời kỳ kinh tế thị trường, nội dung ưu đãi xã hội

về trợ cấp đối với người có công được xây dựng, điều chỉnh trên cơ sở mứctiêu dùng bình quân của toàn xã hội, phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa

+ Đây không phải là yếu tố vật chất đơn thuần, mà còn là tình cảm,lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc của cộng đồng Không phải là sự ban ơn, từthiện hoặc trả công đối với người có công với đất nước

+ Tùy từng trường hợp, chế độ trợ cấp, phụ cấp của người có côngđược chi trả hàng tháng hoặc một lần và đối tượng hưởng trợ cấp, phụ cấpkhông chỉ là người có công mà còn là thân nhân của họ

+ Mức trợ cấp ưu đãi căn cứ vào mức độ cống hiến, hi sinh và hoàncảnh sống thực tế của đối tượng, cân đối với điều kiện kinh tế - xã hội vàtương quan mức sống trung bình của cộng đồng dân cư, ngoài ra cũng tínhđến sự phù hợp với chính sách tiền lương và trợ cấp cho đối tượng khác Nhưvậy, mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi có sự cao thấp khác nhau giữa các đối tượng

và cũng thường xuyên được điều chỉnh để đảm bảo tính thực tế của các khoảntrợ cấp, phụ cấp

- Khái niệm ưu đãi người có công với cách mạng

Ưu đãi người có công với cách mạng – những cá nhân, công dân cócông lao, cống hiến đặc biệt với đất nước, với cộng đồng, là sự thể hiệntrách nhiệm của Nhà nước, của cộng đồng xã hội, là sự đãi ngộ đặc biệt,được ưu tiên hơn mức bình thường đối với người có công với cách mạng

Đó có thể là sự ưu tiên về đời sống vật chất, có thể là sự ưu tiên về đời sốngvăn hóa, tinh thần

Trang 29

Sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn luôn quan tâm đến việcbáo đáp công ơn của những người có công với cách mạng Trong thư gửi cụ

Bộ trưởng Bộ thương binh, cựu binh (26/7/1951), Bác nói: “Anh em thươngbinh đã hy sinh một phần xương máu để giữ gìn Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, đãtận trung với nước, tận hiếu với dân Họ đã làm trọn nhiệm vụ, họ không đòihỏi gì cả Song đối với những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồngbào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng?

Tôi có ý kiến như sau:

Chính quyền, đồng bào và các đoàn thể nhân dân trong mỗi xã tùy theo

sự cố gắng và khả năng chung của mỗi xã mà đón một số anh em thươngbinh.Giúp lâu dài, chứ không phải chỉ giúp trong một thời gian Không phảigiúp bằng cách góp gạo nuôi thương binh, nhưng giúp bằng cách này:

Như thế thì đồng bào mỗi xã đã được thỏa mãn lòng ước ao báo đápanh em thương binh mà anh em thương binh thì được yên ổn về vật chất vàvui vẻ về tinh thần và vẫn có dịp tham gia các hoạt động lợi ích cho xã hội”.[20.tr.142,143,144]

Ngay từ thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đã

có nhiều phong trào giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ đượcnhân dân, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội phát động và được thực hiệnrất hiệu quả ở hầu hết các địa phương thuộc vùng tự do như trợ giúp thươngbinh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ làm nhà ở, giúp ruông đất, giúp đỡ và tạo điềukiện thuận lợi để thương binh, bệnh binh về làng có cuộc sống ổn định

Đến nay, ưu đãi đối với người có công với cách mạng trở thành mộtnhiệm vụ kinh tế - xã hội trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta, nhiều phongtrào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” được Nhà nước và cộngđồng xã hội phát động và phát triển mạnh mẽ trên khắp cả nước với nhiều kếtquả hết sức ấn tượng, đáng khích lệ, tôn vinh

Trang 30

Ưu đãi người có công với cách mạng là sự “đền ơn đáp nghĩa” củacộng đồng, là sự phản ánh trách nhiệm của Nhà nước, là sự đãi ngộ, ưu tiênđặc biệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần đối với những công dân cónhiều hy sinh, cống hiến với đất nước nhằm tạo mọi điều kiện, khả năng gópphần ổn định và nâng cao đời sống.

- Các hình thức cụ thể của ưu đãi đối với người có công với cách mạng:+ Ưu đãi về trợ cấp:

Ưu đãi về trợ cấp đối với người có công với cách mạng được quy định

cụ thể, chặt chẽ và khá phong phú trong hệ thống các văn bản quy phạmpháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng với những chế độkhác nhau:

Trợ cấp hàng tháng: là khoản tiền theo quy định của pháp luật về ưu

đãi người có công với cách mạngđược cấp hàng tháng đối với đối tượnghưởng ưu đãi người có công với cách mạng như trợ cấp hàng tháng đối với

Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, thươngbinh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa họccòn sống

Trợ cấp tuất hàng tháng: là khoản tiền theo quy định của pháp luật về

ưu đãi người có công với cách mạng được cấp hàng tháng cho thân nhân củangười có công với cách mạng, tùy từng đối tượng được quy định trong Pháplệnh ưu đãi đối với người có công với cách mạng như: trợ cấp tuất hàng thángđối với bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trởlên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng

Trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng: là khoản tiền theo quy định của

pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng được cấp hàng tháng đốivới đối tượng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, (người có công nuôi dưỡngliệt sĩ), con của người có công với cách mạng từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô

Trang 31

đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đanghưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng, tùy từng đối tượng được quy định trongPháp lệnh ưu đãi đối với người có công với cách mạng như: cha đẻ, mẹ đẻ, vợhoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặccon dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng thángcủa thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng thêmtrợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng

Trợ cấp một lần: là khoản tiền theo quy định của pháp luật về ưu đãi

người có công với cách mạng được cấp một lần đối với đối tượng là người cócông với cách mạng hoặc thân nhân của họ tùy từng đối tượng được quy địnhtrong Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công với cách mạng như trợ cấp mộtlần đối với thương binh được xác định có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ5% đến 20%, người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng thưởngHuy chương kháng chiến

Phụ cấp ưu đãi hàng tháng: là khoản tiền theo quy định của pháp luật

về ưu đãi người có công với cách mạng được cấp thêm đối với một số đốitượng người có công với cách mạng có hoàn cảnh đặc biệt đang hưởng trợcấp ưu đãi hàng tháng

Phụ cấp người phục vụ hàng tháng: là khoản tiền theo quy định của

pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, được cấp hàng tháng đốivới người trực tiếp đảm nhiệm việc phục vụ, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anhhùng; thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chấtđộc hóa học suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trởlên sống ở gia đình

+ Ưu đãi về giáo dục, đào tạo:

Những người có công với cách mạng và phần lớn là con của họ lànhững người chịu nhiều thiệt thòi trong học tập và đào tạo so với các đối

Trang 32

tượng khác trong xã hội bởi những lý do về lịch sử (đặc biệt là thương binh,con của thương, bệnh binh, liệt sỹ, người hoạt động kháng chiến bị nhiễmchất độc hóa học…) Do đó, Nhà nước đã ban hành chính sách ưu đãi đối với

họ trong giáo dục và đào tạo thông qua các chế độ miễn, giảm, hỗ trợ học phí,trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần trong quá trình học tập, đào tạo Theo quyđịnh hiện hành, tùy từng đối tượng được hỗ trợ để theo học tại các cơ sở giáodục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học Đó không những

là trách nhiệm, sự đền đáp công ơn của Nhà nước và nhân dân đối với họ màcòn là động lực giúp đỡ họ vươn lên, tự lực trong cuộc sống, trong lao động

+ Ưu đãi về việc làm và đảm bảo việc làm

Do mang đặc thù về thương tật, bệnh tật, do hạn chế về sức khoẻ nênngười có công ở nước ta phần lớn là những người có hoàn cảnh sống khókhăn Sự trợ giúp của Nhà nước và xã hội cũng chỉ có thể giúp giảm bớt điphần nào gánh nặng trong cuộc sống, họ không thể chỉ trong chờ vào mỗikhoản trợ cấp đó được mà phải tự mình tạo ra thu nhập

Vì vậy, tạo việc làm và đảm bảo việc làm cho những người có công làvấn đề hết sức quan trọng Thông qua việc được ưu tiên trong tuyển sinh, tạoviệc làm, người có công với cách mạng và con của họ được ưu tiên và có điềukiện hơn so với đối tượng khác trong xã hội trong việc tìm việc làm Điều đókhông chỉ giúp người có công có thêm thu nhập, đảm bảo được đời sống màcòn giúp họ hoà nhập vào cuộc sống, hoà nhập với cộng đồng

Tuy nhiên, hiện nay, việc làm và giải quyết việc làm vốn là một vấn đềbức xúc, người có công lại thường là những người có những hoàn cảnh riêngbiệt, khó có thể cạnh tranh trên thị trường nên khó có cơ hội có việc làm Điều

đó đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách ưu tiên, ưu đãi cụ thể và đadạng hơn nhằm giải quyết việc làm, tạo việc làm cho người có công

Trang 33

+ Ưu đãi về chăm sóc sức khoẻ

Người có công với cách mạng thường là những người bị suy giảm khảnăng lao động, có sức khoẻ bị giảm sút, đặc biệt là đối với các thương, bệnhbinh Chính vì vậy, việc chăm sóc sức khoẻ đối với những người có công vớicách mạng là hết sức cần thiết Thông qua chế độ điều dưỡng phục hồi sứckhỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, cấp bảo hiểm y tế

- Các chế độ ưu đãi khác

Người có công với cách mạng và thân nhân của họ được ưu đãi trên tất

cả các phương diện cần thiết của cuộc sống, bên cạnh những chế độ ưu đãinói trên, Nhà nước còn có một số chính sách ưu đãi khác như hỗ trợ, cải thiện

về nhà ở, chăm sóc đời sống tinh thần… theo quy định

Ngoài ra, Nhà nước thường xuyên chăm lo về đời sống vật chất và tinhthần đối với người có công với cách mạng thông qua các hoạt động như vàodịp Tết Nguyên đán, Kỷ niệm ngày thương binh, liệt sĩ 27/7 hàng năm, Chủtịch nước tặng quà; chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân ởđịa phương tổ chức thăm hỏi, động viên chăm sóc

1.1.5 Khái niệm quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng

Từ những khái niệm nêu trên về quản lý nhà nước, ưu đãi người cócông với cách mạng và các khái niệm liên quan Luận văn đưa ra khái nhiệmQLNN về ưu đãi người có công với cách mạng như sau:

Quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng là quá trình

tổ chức, điều hành của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước nhằm thựchiện tốt trách nhiệm của Nhà nước trong việc đãi ngộ, ưu tiên đặc biệt về đờisống vật chất, văn hóa, tinh thần đối với những công dân có những hy sinh,cống hiến với đất nước

Trang 34

1.2 Những yếu tố tác động đến chất lượng quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

1.2.1 Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền

Ưu đãi người có công với nước là chính sách lớn của Đảng và Nhànước, có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc, thể hiện sự tôn vinh của Tổ quốc vànhân dân đối với những người đã hy sinh và cống hiến cho sự nghiệp cáchmạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Văn kiện các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII trong thời

kỳ đổi mới của đất nước đã xác định rõ: Coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền

đề để thực hiện các chính sách xã hội; thực hiện tốt chính sách xã hội là độnglực thúc đẩy phát triển kinh tế, và quan tâm chăm sóc thương binh, bệnh binh,gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng vừa là trách nhiệm của Nhànước, vừa là trách nhiệm của nhân dân

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành, bổ sung,sửa đổi nhiều văn bản pháp luật ưu đãi đối với người có công, khắc phục một

số bất hợp lý, giải quyết một khối lượng lớn công việc do hậu quả của chiếntranh để lại, hình thành một hệ thống văn bản pháp quy có hiệu lực thực hiệnthống nhất trong cả nước, phục vụ cho yêu cầu của giai đoạn mới Đặc biệt,

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung hai pháp lệnh quan trọng:Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và Pháp lệnh quy định danhhiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” Qua đó, nhiều vấn đềcòn hạn chế trong chính sách ưu đãi trước đây được điều chỉnh phù hợp vớitình hình mới, được thể hiện trong hệ thống các chính sách cụ thể với từng đốitượng có công

Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách ưu đãi và chăm lo vềđời sống vật chất và tinh thần đối với người có công với cách mạng luôn đượccác cấp ủy Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến địa

Trang 35

phương đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo Các chế độ ưu đãi đối với người

có công được giải quyết đúng, đầy đủ, kịp thời Người có công và gia đìnhcủa người có công luôn được quan tâm giúp đỡ để đảm bảo cuộc sống bằng

và cao hơn mức sống trung bình ở địa phương

1.2.2 Thể chế pháp luật và hệ thống chính sách của Nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

Thể chế pháp luật và hệ thống chính sách của Nhà nước về ưu đãingười có công với cách mạng là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối vớicác ngành, các cấp về việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có côngvới cách mạng Khi có một thể chế pháp luật và hệ thống chính sách của nhànước về ưu đãi người có công chặt chẽ, đầy đủ và đồng bộ làm cơ sở pháp lýcho hoạt động quản lý nhà nước về ưu đãi người có công Nếu hệ thống phápluật, chính sách thiếu đồng bộ thì không thể thực hiện tốt việc thực hiện chế

độ ưu đãi người có công Chính vì vậy, hệ thống pháp luật, chính sách là nhân

tố và là công cụ để thực hiện chức năng QLNN

1.2.3 Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

Ở bất cứ lĩnh vực nào, chế độ nào nhân tố con người là hết sức quantrọng, đóng vai trò quyết định để đạt được mục tiêu Chủ tịch Hồ Chí Minhtrong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc” đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc củamọi công việc – công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém,

có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong.” Cán bộ, công chứcthực hiện pháp luật ưuđãi người có công trước hết cũng là những công dân Việt Nam, luôn tự hào vềtruyền thống quý báu của dân tộc, có ý thức trách nhiệm trong các phong trào

“Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc, giúp đỡ người có công Song họ là cán bộ, côngchức nên phải có ý thức trách nhiệm cao hơn, bởi niềm tin của mỗi người cán

bộ công chức tạo ra cho nhân dân chính là niềm tin của dân đối với Đảng, Nhànước Cán bộ công chức luôn là người đi đầu trong việc thực hiện các chủ

Trang 36

trương, đường lối của Đảng và Nhà nước Trong QLNN về ưu đãi người cócông với cách mạng cũng vậy, năng lực, ý thức, trách nhiệm của cán bộcông chức là nhân tố quan trọng trong việc thực hiện ưu đãi người có công

có hiệu quả

Với truyền thống vốn có, hơn ai hết cán bộ công chức thực hiện phápluật ưu đãi người có công phần lớn đều tự hào về công việc của mình Vớiniềm tự hào đó, cán bộ công chức đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao

cả Ngoài trách nhiệm của người cán bộ công chức theo quy định của phápluật, cán bộ công chức, cán bộ công chức thực hiện pháp luật ưu đãi người

có công còn làm với trách nhiệm là cầu nối chuyển tải tinh thần, chủ trươngđền ơn đáp nghĩa của Đảng, Nhà nước, của cộng đồng xã hội đến với người

có công

1.2.4 Điều kiện kinh tế và sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân

Thực hiện ưu đãi người có công trước hết là trách nhiệm của Nhà nước.Tùy vào điều kiện kinh tế xã hội từng thời kỳ để nhà nước xác định mức ưuđãi phù hợp Vì vậy, sự phát triển của kinh tế xã hội là điều kiện vật chất đểthực hiện chính sách đối với những người có công và nếu được xác định đúngmức, chính sách ưu đãi xã hội cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các mụctiêu kinh tế, góp phần tạo ra sự ổn định kinh tế xã hội

Khả năng về tài chính và điều kiện cơ sở vật chất của đất nước là nhân

tố hết sức quan trọng đối với việc QLNN về ưu đãi người có công Khi có khảnăng về tài chính và vật chất đảm bảo thì đối tượng người có công có thểđược mở rộng; chế độ ưu đãi người có công cũng được quy định ở mức caohơn Ngược lại, khả năng tài chính và cơ sở vật chất còn hạn hẹp thì việc thựchiện các nội dung QLNN đối với người có công sẽ gặp khó khăn hơn

Bên cạnh đó, nhân dân ta có tinh thần đoàn kết dân tộc cao, tinh thầntương thân tương ái, sẵn sàng hy sinh, đóng góp sức người sức của vì đạinghĩa Thành công của cách mạng dân tộc và việc thực hiện các phong trào

Trang 37

“Đền ơn đáp nghĩa”, toàn dân chăm sóc người có công của nhân dân trong cácthời kỳ của đất nước đã chứng minh điều đó.

1.3 Nội dung hoạt động quản lý nhà nước về thực hiện chính sách

ưu đãi người có công với cách mạng cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện)

Căn cứ Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 4/2/2008 của Chính phủquy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Thông tư liên tịch số 10/2008/ TTLT -BLĐTBXH- BNV ngày 10 tháng 7 năm 2008 của Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã Hội - Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và

cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấphuyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp xã về laođộng, người có công và xã hội Trên cơ sở quy định về chức năng, nhiệm vụ

và quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thìPhòng Lao động- Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷban nhân dân cấp huyện, tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thựchiện chức năng QLNN về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; thựchiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấphuyện và theo quy định của pháp luật

Nội dung quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng cấphuyện gồm các nội dung sau:

1.3.1 Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; đề án, chương trình về chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các văn bản về thực hiện ưu đãi đối với người có công; cải cách hành chính, xã hội hoá trong thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công

Với chức năng giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năngQLNN về lĩnh vực an sinh xã hội trong đó có ưu đãi người có công với cách

Trang 38

mạng, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tham mưu, trình Uỷ bannhân dân cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dàihạn, năm năm và hàng năm; đề án, chương trình về chính sách ưu đãi đối vớingười có công với cách mạng; các văn bản về thực hiện ưu đãi đối với người

có công; cải cách hành chính, xã hội hoá trong lĩnh vực ưu đãi đối với người

có công

1.3.2 Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình về ưu đãi người có công Tuyên truyền, phổ biến chính sách đối với người có công

Đây là nội dung quan trọng trong hoạt động QLNN đối với lĩnh vực ưuđãi người có công Các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhànước về ưu đãi người có công được ban hành có đi vào cuộc sống của nhândân hay không phụ thuộc rất lớn vào công tác tổ chức thực hiện, thông tin,tuyên truyền, phổ biến của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, sự phốihợp của các tổ chức chính trị - xã hội và sự hưởng ứng của toàn dân Bởi vậycông tác tổ chức thực hiện, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sáchkhông những là nội dung của QLNN mà còn có vai trò quan trọng trong việcthực hiện có hiệu lực, hiệu quả pháp luật và chính sách ưu đãi người có công

Để pháp luật ưu đãi người có công thật sự đi vào cuộc sống, công táctuyên truyền phổ biến pháp luật phải được thực hiện kịp thời, thường xuyên,phong phú về hình thức tuyên truyền vàrõ ràng về nội dung tuyên truyền

Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kếhoạch, đề án, chương trình về ưu đãi người có công theo quy định

1.3.3 Hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện quản lý mộ, nghĩa trang liệt

sĩ, công trình ghi công liệt sĩ

Công trình ghi công liệt sĩ là công trình văn hóa - lịch sử, được xâydựng đảm bảo mỹ quan, bền vững, phù hợp với quy hoạch trên địa bàn, phong

Trang 39

tục, tập quán của từng địa phương; nhằm ghi công các liệt sĩ đã hy sinh vì sựnghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ Quốctế; đáp ứng nhu cầu tôn vinh, thăm viếng liệt sỹ của nhân dân và có ý nghĩagiáo dục truyền thống cách mạng lâu dài cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt

là các thế hệ thanh thiếu niên

Công trình ghi công liệt sĩ bao gồm:

- Nghĩa trang liệt sĩ là nơi an táng và ghi công các liệt sĩ, được xâydựng trang nghiêm thể hiện lòng tôn kính đối với các liệt sĩ

- Đài tưởng niệm liệt sĩ là công trình ghi công liệt sĩ đặt ở trung tâmchính trị, văn hóa của tỉnh, của huyện, thị xã, thành phố nơi không có nghĩatrang liệt sĩ hoặc ở những nơi có chiến tích lịch sử tiêu biểu

- Nhà bia ghi tên liệt sĩ (có danh sách liệt sĩ) là công trình ghi công liệt

sĩ được xây dựng ở xã, phường, thị trấn nơi không có nghĩa trang liệt sĩ

- Các hạng mục trong các công trình ghi công bao gồm: Đài Tổ quốcghi công, phần mộ liệt sĩ, Nhà bia ghi tên liệt sỹ, vườn hoa, cây cảnh, cổng,hàng rào bảo vệ khuôn viên các công trình ghi công liệt sỹ và các hệ thốngđiện, nước (nếu có)

Nghĩa trang liệt sĩ, Đài tưởng niệm liệt sĩ, Nhà bia ghi tên liệt sĩ cáchuyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện) do Ủy ban nhân dân cấphuyện quản lý Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp

Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý các công trình ghi công liệt sĩ nói trêntrên địa bàn huyện

Nghĩa trang liệt sĩ, Đài tưởng niệm liệt sĩ, Nhà bia ghi tên liệt sĩ các xã,phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.Cán bộ làm công tác Thương binh và Xã hội giúp Ủy ban nhân dân cấp xãquản lý các Nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn xã Phòng Lao động – Thương

Trang 40

binh và Xã hội cấp huyện có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý cáccông trình ghi công liệt sĩ cấp xã.

1.3.4 Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Uỷ ban nhân dân cấp xã về nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công

Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn (hay còn gọi là Ủy ban nhândân cấp xã) có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị - hành chính

Là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với nhân dân, thựchiện hoạt động QLNN trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật

tự, an toàn xã hội ở địa phương theo thẩm quyền được phân cấp, đảm bảo chocác chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,được triển khai thực hiện trong cuộc sống

Đội ngũ công chức văn hóa - xã hội, cán bộ lao động – thương binh và

xã hội cấp xã có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộmáy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi hành nhiệm vụ thực hiện chínhsách ưu đãi người có công tại địa bàn dân cư Hiệu lực, hiệu quả của của hoạtđộng QLNN về ưu đãi người có công ở cấp xã, xét đến cùng được quyết địnhbởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chứccấp xã Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phụ tráchlĩnh vực chính sách người có công ở cấp xã vững vàng về chính trị, văn hóa,

có đạo đức lối sống trong sạch, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực đểthực thi chức năng, nhiệm hiệm vụ theo đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích hợppháp của người có công và thân nhân của họ là một trong những nhiệm vụtrọng tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị

Thực tế cho thấy, công chức văn hóa - xã hội, cán bộ lao động – thươngbinh và xã hội cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chức nănglàm cầu nối giữa Đảng với nhân dân, giữa người có công với Nhà nước trong

Ngày đăng: 26/07/2016, 15:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3.Bộ LĐ-TB&XH (2014), Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
Tác giả: Bộ LĐ-TB&XH
Năm: 2014
4. Bộ LĐ-TB&XH (2015), Báo cáo số 19/BC-BLĐTBXH ngày 20/3/2015 báo cáo sơ kết thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về“Chương trình Tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng”,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 19/BC-BLĐTBXH ngày 20/3/2015 báo cáo sơ kết thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "“Chương trình Tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng”
Tác giả: Bộ LĐ-TB&XH
Năm: 2015
5. Chính phủ (2006), Nghị định số 54/2006NĐ-CP ngày 26/5/2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 54/2006NĐ-CP ngày 26/5/2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006
6. Chính phủ (2013),Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2013
7. Cục người có công – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2013), Hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
Tác giả: Cục người có công – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Năm: 2013
8. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế (2012), Báo cáo kết quả giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác giả: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế
Năm: 2012
9. Đỗ Thị Hồng Hà (2011), QLNN về ưu đãi người có công ở Việt Nam hiện nay, luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công, Học viện Chính trị - Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: QLNN về ưu đãi người có công ở Việt Nam hiện nay, luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công
Tác giả: Đỗ Thị Hồng Hà
Năm: 2011
11. Nguyễn Hữu Hải (2014), Chính sách công – Những vấn đề cơ bản, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách công – Những vấn đề cơ bản
Tác giả: Nguyễn Hữu Hải
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc Gia
Năm: 2014
12. Nguyễn Hữu Hải (2013), Đại cương về chính sách công, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương về chính sách công
Tác giả: Nguyễn Hữu Hải
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc Gia
Năm: 2013
15. Học viện Hành chính Quốc gia(2008), Tài liệu về quản lý hành chính nhà nước phần III - Quản lý đối với ngành, lĩnh vực, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu về quản lý hành chính nhà nước phần III - Quản lý đối với ngành, lĩnh vực
Tác giả: Học viện Hành chính Quốc gia
Năm: 2008
16. Nguyễn Đình Khả (chủ biên), Nguyễn Đức Tuệ (2002), Sổ tay cán bộ làm công tác chính sách người có công với cách mạng ở xã, phường, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay cán bộ làm công tác chính sách người có công với cách mạng ở xã, phường
Tác giả: Nguyễn Đình Khả (chủ biên), Nguyễn Đức Tuệ
Nhà XB: NXB Lao động Xã hội
Năm: 2002
17. Liên Bộ LĐ–TB&XH, Bộ Giáo dục, Bộ Tài chính (2006), Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT – BTC ngày 20/11/2006 hướng dẫn chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT – BTC ngày 20/11/2006 hướng dẫn chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ
Tác giả: Liên Bộ LĐ–TB&XH, Bộ Giáo dục, Bộ Tài chính
Năm: 2006
18. Liên Bộ LĐ–TB&XH, Bộ Y tế, Bộ Tài chính (2006), Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC ngày 21/11/2006 hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người có công với cách mạng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC ngày 21/11/2006 hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người có công với cách mạng
Tác giả: Liên Bộ LĐ–TB&XH, Bộ Y tế, Bộ Tài chính
Năm: 2006
19. Liên Bộ LĐ-TB&XH – Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 13/2014/TTLT- BLĐTBXH –BTC ngày của 03/6/2014 hướng dẫn chế độ điều dưỡng, phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH –BTC ngày của 03/6/2014 hướng dẫn chế độ điều dưỡng, phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân
Tác giả: Liên Bộ LĐ-TB&XH – Bộ Tài chính
Năm: 2014
20. Hồ Chí Minh (1995), Về chính sách xã hội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về chính sách xã hội
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
22. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Huế (2010), Báo cáo Công tác Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2011, Thừa Thiên Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Công tác Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2011
Tác giả: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Huế
Năm: 2010
23. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Huế (2011), Báo cáo Công tác Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2012, Thừa Thiên Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Công tác Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2011 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2012
Tác giả: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Huế
Năm: 2011
24. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Huế (2012), Báo cáo Công tác Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2013, Thừa Thiên Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Công tác Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2013
Tác giả: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Huế
Năm: 2012
25. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Huế (2013), Báo cáo Công tác Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2014, Thừa Thiên Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Công tác Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2014
Tác giả: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Huế
Năm: 2013
26. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Huế (2014), Báo cáo Công tác Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2015, Thừa Thiên Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Công tác Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2015
Tác giả: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Huế
Năm: 2014

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w