1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SỰ THAM GIA của NGƯỜI dân TRONG GIẢI PHÓNG mặt BẰNG và tái ĐỊNH cư của dự án đầu tư, cải tạo, NÂNG cấp QUỐC lộ một (1) ở HUYỆN đức PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI

92 98 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 738,5 KB

Nội dung

Như vậy, các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở tỉnh QuãngNgãi được xây dựng và tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương trong tỉnh triểnkhai áp dụng phù hợp với các quy định

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

MÃ SỐ: 60 85 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1 PGS.TS TRẦN XUÂN BÌNH

2 PGS.TS TÔN THẤT PHÁP

Thừa Thiên Huế, 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫnđầy đủ theo quy định

Học viên

Võ Tấn Khoa

Trang 3

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Xuân Bình - ngườihướng dẫn khoa học, đã tận tình dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn tôi trongsuốt quá trình xây dựng đề cương, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin cảm ơn tập thể lớp Cao học Quản lý Tài nguyên và Môi trườngQuảng Ngãi, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế, các đồng nghiệp, gia đình

và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập vànghiên cứu

Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng do hạn chế về thời gian và khả năng nghiêncứu nên trong luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy

cô, những người quan tâm đến đề tài tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ,gợi mở thêm để đề tài được hoàn thiện hơn

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn./

Thừa Thiên Huế, ngày tháng 8 năm 2018

Học viên

Võ Tấn Khoa

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC BẢNG i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 3

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 6

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 6

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 7

7 Kết cấu của luận văn 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT 9

1.1 Khái niệm và sự cần thiết của việc thu hồi đất 9

1.1.1 Khái niệm thu hồi đất 9

1.1.2 Sự cần thiết của việc thu hồi đất 12

1.2 Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 13

1.2.1 Khái niệm bồi thường 13

1.2.2 Khái niệm hỗ trợ 17

1.2.3 Khái niệm tái định cư 18

1.3 Khái niệm, đặc điểm, vai trò thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 18

1.3.1 Khái niệm thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 18

1.3.2 Đặc điểm thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 20

1.3.2.1 Chủ thể tham gia thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 20

1.3.2.2 Khách thể 21

1.3.2.3 Hình thức thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái đinh cư 22

1.3.2.4 Cơ chế thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 24

1.3.3 Vai trò của thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 27

1.4 Một số điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 29

1.4.1 Điều kiện về pháp lý 29

1.4.2 Điều kiện đảm bảo phù hợp về chính trị 31

1.4.3 Điều kiện đảm bảo cân bằng lợi ích trong hoạt động bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 31

1.4.4 Điều kiện về tổ chức bộ máy; năng lực phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước 32

1.5 Kinh nghiệm về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 33

1.5.1 Kinh nghiệm quốc tế 33

1.5.1.1 Kinh nghiệm Hàn Quốc 33

1.5.1.2 Kinh nghiệm Singapore 35

1.5.2 Kinh nghiệm trong nước 37

1.5.2.1 Kinh nghiệm của Đà Nẵng 37

1.5.2.2 Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh 39

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ, VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN: ĐẦU TƯ CẢI TẠO, NÂNG CẤP QUỐC LỘ 1, ĐOẠN QUA 02 XÃ: PHỔ KHÁNH VÀ PHỔ THẠNH, HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI 42

2.1 Khái quát chung về huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi 42

2.2 Khái quát về dự án Quốc Lộ 1 qua Đức Phổ Quảng Ngãi 44

2.2.1 Vài nét về dự án 45

2.2.2 Tình hình khảo sát tại các điểm nghiên cứu 45

2.3 Đánh giá thực trạng về sự tham gia của người dân trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, và giải phóng mặt bằng dự án: Đầu tư cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1, đoạn qua huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi 47

Trang 5

2.3.1 Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiêpp 47

2.3.2 Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ơ 51

2.3.3 Giải quyết khiếu nại khi nhà nước thu hồi đất 55

2.4 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, và giải phóng mặt bằng dự án: Đầu tư cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1, đoạn qua huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi 57

Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ, VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN: ĐẦU TƯ CẢI TẠO, NÂNG CẤP QUỐC LỘ 1, ĐOẠN QUA HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI 62

3.1 Các giải pháp về hoàn thiện chính sách pháp luật 62

3.1.1 Pháp luật cần quy định thu hep quyền thu hồi của Nhà nước 62

3.1.2 Hoàn chỉnh quy định pháp luật về định giá đất và bất động sản phục vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng 64

3.1.3 Hình thành cơ chế pháp lý về chia sẽ lợi ích cho những đối tượng bị ảnh hương bơi thu hồi đất 67

3.1.4 Hoàn thiện các quy định pháp luật bảo đảm sự tham gia của người dân vào quá trình thu hồi đất 69 3.1.5 Hoàn thiện các quy định pháp luật về đào tạo, chuyển đổi nghề nghiêp và tạo việc làm cho người bị thu hồi đất 70

3.1.6 Hoàn thiện các quy định pháp luật về tái định cư 71

3.1.7 Hoàn thiện các quy định giải quyết khiếu nại về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 73

3.2 Các giải pháp về tổ chức thực hiện pháp luật 75

3.2.1 Tăng cường các biên pháp kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong quá trình thực thi pháp luật về thu hồi hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 75

3.2.2 Nâng cao năng lưc của bô máy quản lý nhà nướ c về đất đai và nhân thức của nhân dân về pháp p luât liên quan đến thu hồi đất , bồi thường, hỗ trợ tái định cư và giải phóng mặt bằng 76

3.2.3 Đối với việc đảm bảo sự tham vấn thực sự trong quá trình thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng 77

3.2.4 Đối với công tác tổ chức đào tạo nghề và tạo việc làm 77

3.2.5 Đối với công tác giải quyết khiếu nại về thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng 78

PHẦN KẾT LUẬN 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra sau thu hồi đất 46

Bảng 2.2 Diện tích đất nông nghiệp bình quân của các nhóm hộ 48

Bảng 2.3 Tổng hợp đơn giá đền bù 49

Bảng 2.4 Tổng hợp nhận xét của người bị thu hồi đất về giá bồi thường đất ơ và tài sản trên đất (254 ý kiến) 53

Bảng 2.5 Tình hình khiếu tố, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Đức Phổ giai đoạn 2003-2011 55

Bảng 2.6 Nội dung các vấn đề khiếu nại tại các điểm nghiên cứu 56

Bảng 2.7 Những khó khăn mà người dân g p phải khi khiếu nại (256 người trả lời) ă 59

Trang 7

TT-BTC : Thông tư Bộ Tài chính

TT-BTN : Thông tư Bộ Tài nguyên

UBND : Ủy ban nhân dân

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là một trong nhữngvấn đề lớn của tỉnh Quãng Ngãi nói chung, huyện Đức Phổ nói riêng Thực hiện tốtcông tác bồi thường, giải phóng mặt bằng là một trong những tiêu chí quan trọngtrong mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn thu hútcác nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương Cùngvới sự phát triển về kinh tế - xã hội thì quyền con người đã được quan tâm Đặc biệt

là người dân trong các dự án thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quãng Ngãi, trong đó có

Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A đoạn qua huyện Đức Phổ, tỉnh Quãng Ngãi.Bởi trong quan hệ xã hội, Nhà nước được xem là một chủ thể, trước pháp luật, Nhànước bình đẳng với các cá nhân, tổ chức khác trên cơ sở tôn trọng các quyền, lợi íchhợp pháp của các bên Nhà nước pháp quyền phải chịu trách nhiệm về mọi hoạtđộng của mình, do đó khi Nhà nước thu hồi đất, gây thiệt hại cho người dân thì phảichịu trách nhiệm về những thiệt hại đó Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khithu hồi đất của người dân không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là trách nhiệm

xã hội Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hay quyền được bồi thường khi Nhànước thu hồi đất đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 tại khoản 3 Điều 54,theo đó: “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợpthật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xãhội vì lợi ích quốc gia, công cộng Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch vàđược bồi thường theo quy định của pháp luật” [40] Để các quy định trên vào cuộcsống, Nhà nước đã ban hành văn bản dưới Hiến pháp với những quy định cụ thểhơn Chẳng hạn, trên cơ sở quy định được ghi nhận trong Chương VI của Luật Đấtđai năm 2013, ngày 15-5-2014 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2014/NĐ-

CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Cũng nhưcác chính quyền địa phương khác trên phạm vi cả nước với xu hướng nâng cao việcbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất và ràng buộc trách nhiệmbồi thường của Nhà nước, đồng thời qua đó nâng cao chất lượng công việc bồi

Trang 9

thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Ngày 05-3-2015, UBND tỉnhQuãng Ngãi đã ban hành Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND quy định chi tiết về bồithường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện trên địa bàn tỉnhQuãng Ngãi (nay được thay thế bằng Quyết định số 48/2017/QĐ-UBND ngày18/8/2017) Như vậy, các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở tỉnh QuãngNgãi được xây dựng và tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương trong tỉnh triểnkhai áp dụng phù hợp với các quy định của trung ương cũng như để bảo vệ quyềnlợi hợp pháp của các chủ thể bị thu hồi đất.

Mặc dù công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trênđịa bàn tỉnh Quãng Ngãi trong những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ, với sự cốgắng, nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và người dân, phục vụgiải phóng mặt bằng sạch để đầu tư, thực hiện các công trình, dự án đầu tư pháttriển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng Nhiều diện tích đất đã được giải phóng

để thực hiện cho các dự án chỉnh trang, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phát triển đô thịphục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương

Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và sựtham gia của người dân trong công tác này trên địa bàn tỉnh Quãng Ngãi nói chung,huyện Đức Phổ nói riêng trong thời gian qua đã bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắclàm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án đầu tư, ảnh hưởng lớn đến đời sống và quyềnlợi thiết thực của người dân Do việc thực hiện pháp luật luật bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư không tuân thủ đúng các quy định của pháp luật nên dẫn đến việc kiến nghị,khiếu nại liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư xảy ra khá nhiều.Nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện pháp luật bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư bao gồm cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan

Thêm vào đó, các quy định của pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từtrung ương đến địa phương vừa chồng chéo, vừa không rõ ràng, vừa thiếu quy địnhthống nhất Ví dụ như cần có sự thống nhất quy định về thành lập, hoạt động củaHội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; cần có quy chế phối hợp giữa các chủ thểtrong quá trình thực hiện trình tự bồi thường; nhiều trường hợp do bức xúc, ngườidân thường có những hành vi cản trở quá trình thu hồi đất, không chịu bàn giao mặt

Trang 10

bằng khi đã có quyết định thu hồi đất, thậm chí cản trở tiến độ thi công công trình,không nhận tiền bồi thường, không chịu di dời đến nơi ở mới ; ngoài ra còn nhiềuphát sinh trong thực tiễn cần được hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời.

Vì thế, việc nghiên cứu một cách toàn diện, cả về cơ sở khoa học và thực tiễn

về sự tham gia của người dân trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhànước thu hồi đất; bảo đảm cho các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khiNhà nước thu hồi đất được thực hiện đúng pháp luật là cấp thiết, có ý nghĩa khoahọc, có tính thực tiễn và có tính thời sự

Xuất phát từ thực tiễn trên tác giả chọn đề tài “Sự tham gia của người dân trong giải phóng mặt bằng và tái định cư của dự án đầu tư, cải tạo, nâng cấp

quốc lộ một (1) ở huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn thạc sỹ luật

ngành quản lý tài nguyên và môi trường

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Nhiều các công trình, sách báo pháp lý nghiên cứu về vấn đề này dưới khíacạnh lý luận và thực tiễn Tiêu biểu có một số công trình nghiên cứu của các tác giảnhư sau:

Nhóm các đề tài nghiên cứu khoa học và nghiên cứu sinh:

- Đề tài nghiên cứu khoa học (năm 2013) của TS Nguyễn Thị Nga về:

“Pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất – thực trạng và hướng hoàn thiện”

Tác giả đã đưa ra những vụ việc phát sinh trong thực tế, nêu ra những vướngmắc, những câu hỏi mà bản thân pháp luật hiện hành chưa có lời giải Các kinhnghiệm thực tiễn của quá trình tổ chức thực thi pháp luật cũng được phân tích, làmsáng tỏ trong đề tài này

- Luận án tiến sỹ: “Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông

nghiệp ở Việt Nam”, của Phạm Thu Thủy, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2014.

Tác giả đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về bồithường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân ởViệt Nam, mà không nghiên cứu các vấn đề về tái định cư

Nhóm các đề tài Luận văn thạc sỹ:

Trang 11

- Luận văn: “Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư người có đất bị thu hồi trong

giải phóng mặt bằng – thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, của Đỗ Phương

Linh,năm 2012

- Luận văn: “Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi

Nhà nước thu hồi đất giải phóng mặt bằng ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội”, của Đỗ Quang Dương, năm 2013.

- Luận văn: “Thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà

nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay”, của Trần Cao Hải Yến,

Đại Học Luật Hà Nội, năm 2014

Các luận văn này đã phân tích, làm rõ cơ sở lý luận của việc bồi thường khiNhà nước thu hồi đất; đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thuhồi đất nói chung trên phạm vi cả nước, hay trên một địa bàn cụ thể là ở Hà Nội;kiến nghị góp phần hoàn thiện và thực thi có hiệu quả pháp luật về bồi thường khiNhà nước thu hồi đất trên cơ sở Luật Đất đai năm 2003

- Luận văn:“Hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà

nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”, của Nguyễn Đắc Vui, Học

viện Hành chính Quốc gia, năm 2016

Với luận văn trên, tác giả đã phân tích các chính sách về bồi thường, hỗ trợ,tái định cư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Tuy nhiên, các chính sách này đượcban hành theo Luật Đất đai năm 2003 và thực trạng về các dự án thu hồi đất ởkhoản thời gian từ năm 2010 đến năm 2014

Dự án: “Nâng cao năng lực và nghiên cứu hoàn thiện quy trình thu hồi đất,bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại thành phố Cần Thơ (ICLAP-CANTHO)”, của ĐạiHọc Cần Thơ, thời gian thực hiện 01/2017 – 05/2018 Với vai trò là một đơn vị đàotạo và nghiên cứu khoa học pháp lý, khoa Luật – trường Đại Học Cần Thơ mongmuốn hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc soạn thảo dự thảo sửa đổi các quyđịnh về thủ tục thu hồi đất để các quy định pháp luật này được thực hiện hiệu quảhơn nhằm phục vụ người dân địa phương được tốt hơn Đồng thời, dự án sẽ hỗ trợnâng cao nhận thức của người dân và năng lực của công chức, viên chức địaphương về các quy định pháp luật về quy trình thu hồi đất, bồi thường Hơn nữa, dự

Trang 12

án là cơ hội giúp hỗ trợ nâng cao năng lực nghiên cứu của giảng viên và sinh viêncủa trường Đại Học Cần Thơ.

Ngoài ra, cũng có một số luận văn khác nghiên cứu về cấp giấy chứng nhậnQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, về chính sách thu tiền sửdụng đất, lệ phí trước bạ, về giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động có đấtnông nghiệp bị thu hồi Những vấn đề này có liên quan chặt chẽ đến công tác bồithường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Tuy nhiên, dưới góc độ chuyên ngành luật hiến pháp và luật hành chính, điều tiếthài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư, Nhà nước, người dân và đối tượng thu hồi đất một cách

khoa học; tính đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về đề tài "Sự

tham gia của người dân trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A đoạn qua huyện Đức Phổ, tỉnh Quãng Ngãi", đó chính là “dư địa” mà đề tài này hướng đến.

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn có mục đích làm rõ một số vấn đề cơ sở khoa học của thực hiệnpháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người dân khi Nhà nước thuhồi đất Đồng thời, thông qua thực tiễn, đánh giá sự tham gia của người dân trongcông tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyệnĐức Phổ, tỉnh Quãng Ngãi

3.2 Nhiệm vụ của luận văn

- Làm sáng tỏ cơ sở khoa học của thực hiện pháp luật và sự tham gia của

người dân trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.Trong đó phân tích, khái quát khái niệm, hình thức, vai trò, chủ thể, khách thể, nộidung và các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cưkhi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quãng Ngãi

- Phân tích, đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân trong công tác bồithường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Đức Phổ hiện nay

Trang 13

- Đưa ra quan điểm và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao bảo đảm thực

hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địabàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quãng Ngãi

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Hệ thống quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về thựchiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

- Các văn bản quy phạm pháp luật của trung ương, của UBND tỉnh QuãngNgãi về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

- Thực tiễn về sự tham gia của người dân trong công tác bồi thường, hỗ trợ,tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quãng Ngãi

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Nghiên cứu này được thực hiện trong phạm vi huyện Đức Phổchạy qua 07 xã: Phổ Châu, Phổ Thạnh, Phổ Khánh, Phổ Cường, Phổ Ninh, PhổVăn, Phổ Thuận

- Thời gian: Thời gian thực hiện dự án: Từ năm 2014 – 2016 Thời gian thuthập số liệu: từ tháng 10/2017 đến tháng 12/2017

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhànước và pháp luật để xem xét chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối vớingười dân có đất bị thu hồi Đặc biệt là quan điểm đường lối, chính sách của ĐảngCộng sản Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện pháp luật dân sự, kinh tế, thể chếkinh tế thị trường định hướng XHCN, về sở hữu đất đai, về QSDĐ của người sửdụng đất, trong đó có quyền được bồi thường hay trách nhiệm bồi thường của Nhànước khi thu hồi đất

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

- Phương pháp giải thích, phân tích, bình luận để tìm hiểu về một số vấn đề

cơ sở khoa học của thực hiện pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nướcthu hồi đất

Trang 14

- Phương pháp đánh giá, đối chiếu, diễn giải, tổng hợp, quy nạp để tìm hiểu

về thực trạng sự tham gia của người dân trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1Ađoạn qua huyện Đức Phổ, tỉnh Quãng Ngãi; đề xuất các giải pháp hoàn thiện phápluật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Đồng thời, tác giả kết hợp cơ sở khoa học và thực tiễn, đối chiếu để làm nổibật những vấn đề hiện tại với nội dung các quy định pháp luật được nghiên cứu.Việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu, xem xét các vấn đề về cơ sở khoa họcgắn với thực tiễn cho phép nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách toàn diện, kháchquan trong các mối quan hệ qua lại, gắn bó, tác động với nhau trong những hoàncảnh, điều kiện cụ thể nhất định đối với vấn đề nghiên cứu

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Về phương diện lý luận: Kết quả nghiên cứu mới của luận văn góp phần

làm sáng tỏ, phong phú những vấn đề cơ sở khoa học về thực hiện pháp luật và sựtham gia của người dân trên một lĩnh vực cụ thể nói riêng, đó là sự đồng thuận củangười dân trong thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

- Về phương diện thực tiễn: Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan

có thẩm quyền trong việc hoàn thiện quy trình vận động người dân tham gia thựchiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở huyện Đức Phổ nói riêng, tỉnhQuãng Ngãi nói chung, và có thể vận dụng cho các địa phương khác Luận văn cũng

là tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu pháp luật riêng về bồi thường, hỗtrợ, tái định cư, có ý nghĩa trong việc tổ chức thực hiện và góp phần giải quyết tranhchấp liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

7 Kết cấu của luận văn

Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụlục Phần nội dung chia làm 3 chương:

- Chương 1 Cơ sở lý luận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nướcthu hồi đất

Trang 15

- Chương 2 Thực trạng về sự tham gia của người dân trong công tác bồithường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện Dự án nâng cấp, mởrộng quốc lộ 1A đoạn qua huyện Đức Phổ, tỉnh Quãng Ngãi.

- Chương 3 Quan điểm và giải pháp bảo đảm sự tham gia của người dântrong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở huyện ĐứcPhổ, tỉnh Quãng Ngãi trong thời gian tới

Trang 16

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

1.1 Khái niệm và sự cần thiết của việc thu hồi đất

1.1.1 Khái niệm thu hồi đất

Trong lịch sử lập pháp Việt Nam cho đến nay, thu hồi đất trong quy hoạchmới được ghi vào Hiến pháp năm 2013 đánh dấu bước phát triển mới về cơ sở pháp

lý cho việc thu hồi đất Lý do được viện dẫn để tiến hành thu hồi đất trong Hiếnpháp năm 2013 tại khoản 3 Điều 54 là Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp thậtcần thiết để phục vụ quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốcgia, công cộng [40] Thẩm quyền xác định sự “thật cần thiết” được trao cho QuốcHội, Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh Phạm vi các dự án được

áp dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất so với pháp luật đất đai trước đó có thu hẹphơn, không có 2 loại dự án: (i) các dự án có vốn đầu tư lớn thuộc nhóm A; (ii) các

dự án đầu tư có 100% vốn FDI Ngoài ra, Luật Đất đai năm 2013 quy định kế hoạch

sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phêduyệt là căn cứ để thu hồi đất cho các mục đích nói trên

Trước đó, cơ sở pháp lý cao nhất của thu hồi đất chủ yếu nằm trong các vănbản pháp luật về đất đai Các Luật đất đai qua các thời kỳ, kể từ khi Hiến pháp năm

1980 được ban hành đến nay, đều quy định về hoạt động thu hồi đất như là mộtcông cụ quản lý nhà nước và cũng nhằm để thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu củanhà nước đối với đất đai Trong điều kiện kinh tế thị trường, thu hồi đất còn đượcxem như là một giai đoạn của quá trình điều tiết, phân phối đất đai, tức là chuyểndịch QSDĐ từ người này qua người khác để tạo ra giá trị đất đai cao hơn nhằm mụcđích phát triển kinh tế - xã hội ở mức cao hơn, hiện đại hơn Cùng với quá trình pháttriển của pháp luật đất đai, chế định thu hồi đất cũng dần được hoàn thiện

Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý về đất đai,

có quyền thu hồi đất bằng một quyết định hành chính Quyết định thu hồi đất của cơ

Trang 17

quan nhà nước có thẩm quyền là sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi và chấmdứt quan hệ pháp luật đất đai của người được Nhà nước trao QSDĐ.

Từ năm 1987 đến nay đã có bốn luật đất đai (Luật Đất đai năm 1987, 1993,

2003, 2013) đều xác định có tính nguyên tắc “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” doNhà nước thống nhất quản lý Trước đó, Nhà nước thực hiện những biện pháp hànhchính để chuyển đổi đất đai từ sở hữu tư nhân sang sở hữu toàn dân bằng các quytắc, thể lệ, công văn hành chính

Luật Đất đai năm 1987 và Luật Đất đai năm 1993, đã có quy định về thu hồiđất, nhưng chưa định nghĩa rõ thế nào là thu hồi đất mà chỉ liệt kê các trường hợp bịthu hồi đất (Điều 14 Luật Đất đai năm 1987 và Điều 26 Luật Đất đai năm 1993)

Khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời, thuật ngữ thu hồi đất đã được giải thíchtại khoản 5, Điều 4: “Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thulại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thịtrấn quản lý theo quy định của Luật này” [43]

Dù đã có sự điều chỉnh và mở rộng nội hàm của vấn đề thu hồi đất, song cáchquy định này chưa thật sự cụ thể, bởi nó có thể dẫn đến cách hiểu rằng, người sử dụngđất bị thu hồi chỉ là tổ chức hay UBND xã, phường, thị trấn, trong khi theo quy địnhpháp luật, người sử dụng đất bị thu hồi còn có thể là hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất,

và trên thực tế hộ gia đình, cá nhân là chủ thể bị thu hồi đất phổ biến nhất

Trên cơ sở hiến định rõ ràng về thu hồi đất trong Hiến pháp năm 2013, Luật Đấtđai năm 2013, tại khoản 11, Điều 4 đã quy định: “Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nướcquyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đấthoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai” [44]

Do đó, thu hồi đất sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý chấm dứt QSDĐ của người sửdụng đất Việc thu hồi đất có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau nhưng

đều hướng đến hai mục đích: Thứ nhất, thu hồi đất nhằm bảo vệ quyền sở hữu đất

đai của Nhà nước khi người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật đất đai có khả

năng gây tổn hại đến tài sản của Nhà nước; Thứ hai, thu hồi đất để hỗ trợ cho quá

trình điều phối đất đai khi Nhà nước cần điều chỉnh lại việc sử dụng đất về mụcđích, chủ thể sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Trang 18

Ngày nay, có nhiều quan điểm liên quan khái niệm pháp lý về “Nhà nước thu

hồi đất” Quan điểm thứ nhất cho rằng, thuật ngữ “Nhà nước thu hồi đất” nói trên chỉ phù hợp đối với trường hợp thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật

về đất đai hoặc do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất,hoặc việc sử dụng mảnh đất có nguy cơ đe dọa tính mạng con người Còn đối vớitrường hợp thật cần thiết vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xãhội vì lợi ích quốc gia, công cộng nên sử dụng thuật ngữ “trưng mua” hay “trưngthu” Xét khía cạnh pháp lý, việc thu hồi QSDĐ, đặc biệt là các trường hợp gắn liềnvới nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, rất gần với thuật ngữ "trưng mua" tài sảntrong Hiến pháp năm 1992 (Điều 23) hay Hiến pháp năm 2013 (Điều 32) Bởi lẽ,đất hay QSDĐ cũng đều là tài sản Điều 163 BLDS năm 2005 và khoản 1 Điều 105BLDS năm 2015 và đã liệt kê tài sản là “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyềntài sản” [36], [37] Ngoài ra, Điều 115 BLDS năm 2015 khẳng định QSDĐ là quyềntài sản Theo quan điểm này thì các thuật ngữ nên dùng là: (i) Nhà nước trưng thuQSDĐ có bồi thường đối với các dự án vì lợi ích quốc phòng, an ninh và lợi íchcông cộng không gắn với lợi ích của nhà đầu tư; (ii) Nhà nước trưng mua QSDĐđối với các dự án vì lợi ích công cộng gắn với lợi ích của nhà đầu tư

Quan điểm thứ hai cho rằng, về bản chất, QSDĐ mà các cá nhân, tổ chức

hiện nay phải nắm giữ nếu muốn tiếp cận, khai thác, sử dụng trên một thửa đất, làquyền do Nhà nước trao cho họ bằng con đường chuyển giao hoặc công nhận ViệcNhà nước trao QSDĐ cho người sử dụng không có nghĩa là Nhà nước hoàn toànmất đi quyền này mà chỉ chuyển giao hoặc thừa nhận việc người sử dụng đất cóquyền khai thác, sử dụng đất trong phạm vi trao quyền đã được giới hạn về khônggian (diện tích sử dụng) và thời gian (thời hạn sử dụng) Vì đó là một quyền đượctrao bởi Nhà nước nên việc Nhà nước có thể lấy lại quyền này thông qua con đườngthu hồi là hoàn toàn hợp lý

Từ những nghiên cứu trên, tác giả đưa ra khái niệm về thu hồi đất như sau:

Thu hồi đất là sự kiện pháp lý với việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại đất và quyền sử dụng đất đã được Nhà nước trao cho các chủ thể sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Trang 19

1.1.2 Sự cần thiết của việc thu hồi đất

Đất đai vừa là tài sản, vừa là tư liệu sản xuất và là tài nguyên đặc biệt của quốcgia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật Nó là tư liệuđầu vào không thể thiếu đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của conngười Hơn nữa, đây là loại tài sản bị hạn chế về nguồn cung nên việc phân phối, sửdụng phải thực sự hợp lý mới có thể đáp ứng tốt nhu cầu của đời sống xã hội

Nhà nước Việt Nam tuy là đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với toàn bộ đấtđai trong phạm vi cả nước, nhưng không trực tiếp khai thác, sử dụng đất mà chuyểngiao từng thửa đất nhất định cho người sử dụng đất phù hợp để trực tiếp sử dụng.Việc chuyển giao này được thực hiện thông qua các hình thức phân phối đất đai cụthể được pháp luật quy định Ở mỗi giai đoạn kinh tế - xã hội, Nhà nước có thể thựchiện những điều chỉnh nhất định về mục đích sử dụng, về chủ thể sử dụng đất, vềhình thức sử dụng đất để đảm bảo cho đất đai được sử dụng có hiệu quả cao nhất,nhằm phục vụ lợi ích chung cho xã hội

Trong đó, thu hồi đất là một giai đoạn quan trọng của tiến trình điều phối đất đai

Là một quốc gia đang phát triển, việc chuyển dịch đất đai từ chủ thể này sang chủ thểkhác, từ mục đích này sang mục đích khác rất thường xuyên xảy ra Do đó, thu hồi đất làhoạt động hỗ trợ đắc lực nhất cho Nhà nước để thực hiện quá trình này

Bên cạnh sự cần thiết phải thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; pháttriển kinh tế - xã hội (Khoản 3 Điều 54 Hiến pháp năm 2013), Luật Đất đai năm

2013 còn quy định sự cần thiết các trường hợp thu hồi đất do vi phạm đất đai vàtrường hợp đe dọa tính mạng con người Cụ thể:

So với Luật Đất đai năm 2003 và các quy định thi hành (Khoản 2 Điều 36Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ, Điều 34 Nghị định84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ) thì Luật Đất đai năm 2013 khôngcho phép được thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế nếu như nókhông gắn liền với “lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng” Sự thay đổi này được cho

là nhằm mục đích bảo vệ lợi ích chính đáng của những người sử dụng đất trong cáckhu vực được quy hoạch phát triển kinh tế, tránh việc thu hồi đất tùy tiện làm phát

Trang 20

sinh nhiều trường hợp khiếu nại, khiếu kiện phức tạp về đất đai gây bất ổn cho đờisống kinh tế, chính trị, xã hội.

Cũng như khác với Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 quy địnhcác trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai theo hướng có lợi hơn chongười sử dụng đất Ngoài quy định phải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quannhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, có nhữngtrường hợp Nhà nước chỉ thu hồi đất sau khi xử lý vi phạm hành chính đối vớingười sử dụng đất mà họ tiếp tục vi phạm pháp luật Ngoài ra, đối với trường hợpthu hồi đất do nhà đầu tư không triển khai dự án hoặc tiến độ dự án chậm so với quyđịnh thì Luật Đất đai năm 2013 có quy định để tạo cơ hội cho nhà đầu tư sửa chữasai lầm bằng cách gia hạn sử dụng thêm 24 tháng Trong trường hợp này, nhà đầu tưphải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuêđất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này để rút kinhnghiệm cho hành vi vi phạm của mình

Lần đầu tiên được đưa vào Luật Đất đai năm 2013 là các trường hợp phải thuhồi đất đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng conngười và đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác

đe dọa tính mạng con người Quy định này hoàn toàn phù hợp với thực tế cuộc sốngnhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của người sử dụng đất

Cùng với sự phát triển, nhu cầu sử dụng đất của các chủ thể trong xã hội lànhu cầu mang tính tất yếu Vì thế, trong quá trình thực hiện quyền sở hữu đất đai,thực hiện chức năng quản lý nhà nước, Nhà nước thu hồi đất để thực hiện quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc dịch chuyển QSDĐ không chỉ xuất phát từ nhucầu, lợi ích của Nhà nước, mà còn vì lợi ích của người bị thu hồi đất và các chủ thểkhác để cùng hướng đến mục tiêu chung phát triển của toàn xã hội

1.2 Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

1.2.1 Khái niệm bồi thường

Nhà nước bồi thường trong Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khác vớiviệc Nhà nước bồi thường trong pháp luật về đất đai mà luận văn này đang nghiên cứu.Bởi lẽ, trong trường hợp thứ nhất, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá

Trang 21

nhân, tổ chức bị thiệt hại xuất phát từ hành vi trái pháp luật do người thi hành công vụgây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án [46] Còn trong trườnghợp thứ hai, trách nhiệm bồi thường xuất phát từ hành vi mà pháp luật đất đai chophép Ví dụ, việc thu hồi đất của người dân được pháp luật cho phép.

So sánh sự khác nhau giữa trách nhiệm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đấtvới bồi thường trong Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước [28, tr.41-42]:

Trách nhiệm bồi thường khi Nhà

nước thu hồi đất

Trách nhiệm bồi thường trong Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước

- Không do hành vi vi phạm pháp luật

của Nhà nước gây ra mà do yêu cầu

khách quan của xã hội

- Do hành vi trái pháp luật, có lỗi của người thi hành công vụ gây ra trong khi thi hành công vụ

- Đối tượng được bồi thường: Tổ chức,

hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất bị

Nhà nước thu hồi đất

-Đối tượng được bồi thường: Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụgây ra trong hoạt động quản lý hành chính,

tố tụng, thi hành án

- Phạm vi bồi thường: Bồi thường về đất

và bồi thường thiệt hại về tài sản gắn

liền với diện tích đất bị thu hồi Ngoài

ra, người bị thu hồi đất còn được hưởng

các chính sách hỗ trợ, tái định cư do

pháp luật quy định

- Phạm vi bồi thường: Bồi thường thiệt hại

về vật chất thực tế và thiệt hại về tinh thần

- Nguyên tắc bồi thường: Bồi thường

theo khung giá đất do UBND cấp

tỉnh quy định tại thời điểm thu hồi đất

- Nguyên tắc bồi thường: Việc bồi thường thiệt hại được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan giải quyết bồi thường nhà nước với người bị thiệt hại, thân nhân của người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ; nếu không thương lượng được thì người bị thiệt hại, thân nhân của người

bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ

có quyền yêu cầu tòa án giải quyết

Trang 22

- Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi

thường khi Nhà nước thu hồi đất:

- Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường nhà nước:

1 Có quyết định thu hồi đất của cơ quan

nhà nước có thẩm quyền;

1 Có thiệt hại thực tế xảy ra đối với cá nhân, tổ chức;

2 Chủ thể gây thiệt hại là người thi

hành hại thực tế về tài sản gắn liền với

đất bị thu hồi

3 Người bị thu hồi đất có giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều

kiện được cấp giấy chứng nhận quyền

4 Hành vi trái pháp luật được thực hiệntrong khi thi hành công vụ;

5 Người thi hành công vụ có lỗi vô ý hoặc

cố ý, trừ các trường hợp trách nhiệm bồithường nhà nước được xác định không căn

cứ vào yếu tố lỗi theo quy định của Luậtnày

6 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vigây ra thiệt hại với thiệt hại xảy ra

Trong điều kiện kinh tế thị trường, QSDĐ được coi như là một tài sản, mộtloại hàng hóa đặc biệt Trừ những trường hợp đất được Nhà nước giao cho các tổchức, cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư không thu tiền sử dụng đất thì QSDĐ khôngđược coi là hàng hóa QSDĐ này không chỉ dừng lại ở quyền được khai thác nhữngthuộc tính có ích của đất mà còn bao hàm cả quyền được giao dịch nó như giao dịchcác tài sản hữu hình Việc chuyển giao đất từ Nhà nước đến người sử dụng đấtTrong điều kiện kinh tế thị trường, QSDĐ được coi như là một tài sản, một loại hàng hóađặc biệt Trừ những trường hợp đất được Nhà nước giao cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo,

Trang 23

cộng đồng dân cư không thu tiền sử dụng đất thì QSDĐ không được coi là hàng hóa.QSDĐ này không chỉ dừng lại ở quyền được khai thác những thuộc tính có ích của đất

mà còn bao hàm cả quyền được giao dịch nó như giao dịch các tài sản hữu hình Việcchuyển giao đất từ Nhà nước đến người sử dụng đất thông qua các hình thức giao đất cóthu tiền sử dụng đất, cho thuê đất có thể coi là một loại “giao dịch” - thực chất nó là quan

hệ của thị trường đất đai sơ cấp - mà ở đó, người sử dụng phải trả tiền cho Nhà nước mớiđược sử dụng đất Khi Nhà nước thu hồi đất từ người sử dụng đất thì bản chất “tài sản”,

“hàng hóa” của QSDĐ cũng không thay đổi Đây là lý do tại sao mà Luật đất đai có chếđịnh về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất [21, tr.66-80]

Theo Luật Đất đai năm 2003 (Khoản 6 Điều 4) cũng như Luật Đất đai năm

2013 (Khoản 12 Điều 3) đều quy định: “Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lạigiá trị QSDĐ đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất" [44] Liên quanđến khái niệm “bồi thường” nêu trên thì có hai quan điểm:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Khái niệm nêu trên chỉ xác định bồi thường về

đất, trong khi đó việc thu hồi đất không chỉ gây thiệt hại về đất, mà còn là nhữngthiệt hại liên quan đến QSDĐ, công trình xây dựng, kiến trúc, cây trồng, vật nuôitrên đất, thậm chí là thiệt hại về sức khỏe do áp lực căng thẳng, lo âu của người sửdụng đất Khái niệm này chưa xác định hết các thiệt hại trong quá trình thu hồi đất,điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính công bằng, bình đẳng giữa thiệt hại và bồithường thiệt hại Quan điểm này theo hướng cho rằng: Bồi thường khi Nhà nước thuhồi đất là việc Nhà nước trả lại cho người có đất bị thu hồi và các chủ thể bị thiệthại trong quá trình thu hồi đất những thiệt hại về QSDĐ hoặc quyền sở hữu, sửdụng đối với công trình, vật kiến trúc, cây trồng, vật nuôi và những thiệt hại khác doviệc thu hồi đất gây ra

Quan điểm thứ hai cho rằng: Nội hàm chính của thuật ngữ bồi thường bao

gồm hai lĩnh vực: Bồi thường về đất và bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất Vậytại sao pháp luật hiện hành lại quy định bồi thường về đất; còn tài sản trên đất lạiđược bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất Lý giải về vấn đề này, quanđiểm này cho rằng, khi Nhà nước thu hồi đất có nghĩa là người sử dụng đất phảichuyển giao quyền sử dụng đối với mảnh đất bị thu hồi cho Nhà nước còn bản thân

Trang 24

mảnh đất đó không bị mất đi, nó vẫn tồn tại dưới hình thái vật chất và nằm cố định

ở vị trí địa lí xác định Trong khi đó, tài sản trên mảnh đất sau khi bị thu hồi buộcphải dỡ bỏ, di chuyển đi nơi khác Điều này có nghĩa là sự tồn tại dưới dạng hìnhthái vật chất, ở ví trí địa lý của tài sản trên đất đã bị thay đổi hoàn toàn sau khi Nhànước thu hồi đất Hơn nữa, đối với đất đai, người sử dụng đất không tạo ra giá trịban đầu của đất đai (đất không do con người tạo ra) mà họ chỉ tạo ra giá trị tăngthêm của đất đai (do người sử đụng đất đầu tư vào đất đai trong quá trình sử dụng).Trong khi đó, tài sản trên đất lại hoàn toàn do người sử dụng đất tạo ra hoặc đượcnhận thừa kế, tặng cho hay nhận chuyển nhượng quyền sở hữu Vì vậy, quy địnhcủa pháp luật hiện hành về bồi thường về đất và bồi thường thiệt hại về tài sản trênđất là hợp lý Hơn nữa, người bị Nhà nước thu hồi đất không chỉ được bồi thường

mà còn được hưởng các chính sách hỗ trợ, tái định cư của Nhà nước Đối với thuậtngữ đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, nội hàm của thuật ngữ này chỉ là việcNhà nước đền bù thiệt hại do hành vi thu hồi đất gây ra cho người sử dụng đất màkhông đi liền sau đó việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, tái định cư Thông thườngkhi đề cập thuật ngữ đền bù khi Nhà nước thu hồi đất, người ta hay nghĩ tới việcđền bù tương xứng giá trị của diện tích đất bị thu hồi Điều này có nghĩa là phải đền

bù 100% giá trị của mảnh đất thu hồi Trong khi đó, thuật ngữ bồi thường lại chothấy rằng Nhà nước chỉ bồi thường những giá trị, thiệt hại hợp lý về đất và tài sảntrên đất cho người sử dụng đất khi bị Nhà nước thu hồi đất

Từ những nghiên cứu trên, có thể đưa ra khái niệm về bồi thường khi Nhà

nước thu hồi đất như sau: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước

phải bồi thường những thiệt hại về đất và tài sản trên đất do hành vi thu hồi đất gây

ra, cho người sử dụng đất tuân theo những quy định của pháp luật đất đai.

1.2.2 Khái niệm hỗ trợ

Theo khoản 7 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 thì: “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồiđất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việclàm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới” [43] Định nghĩa này tuy có liệt kêcác trường hợp hỗ trợ nhưng không đầy đủ Bởi vì hỗ trợ là chính sách mềm nên ngoàicác trường hợp vừa nêu, còn có những trường hợp hỗ trợ khác do Chủ tịch UBND cấp

Trang 25

tỉnh quyết định Chính vì vậy, khoản 14 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 đã rút gọn khái

niệm về hỗ trợ như sau: “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho

người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển” [44].

1.2.3 Khái niệm tái định cư

Pháp luật về đất đai không giải thích tái định cư; tuy nhiên, nhiều văn bảnvẫn quy định về tái định cư Có thể khái quát rằng tái định cư là việc bố trí chỗ ởmới ổn định cho người bị thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở

Tái định cư được hiểu là một quá trình từ bồi thường thiệt hại về đất, tài sản;

di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống, thunhập, cơ sở vật chất, tinh thần tại đó Như vậy, tái định cư là hoạt động nhằm giảmnhẹ các tác động xấu về kinh tế - xã hội đối với một bộ phận dân cư đã gánh chịu vì

sự phát triển chung Hiện nay ở nước ta, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải dichuyển chỗ ở thì người sử dụng đất được bố trí tái định cư bằng một trong các hìnhthức sau:

- Bồi thường bằng nhà ở

- Bồi thường bằng giao đất ở mới

- Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở

Theo quy định của pháp luật, khu tái định cư phải được xây dựng cơ sở hạtầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho người sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.Các dự án tái định cư cũng được coi là các dự án phát triển và phải được thực hiệnnhư các dự án phát triển khác

1.3 Khái niệm, đặc điểm, vai trò thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

1.3.1 Khái niệm thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Thực hiện đúng đắn và nghiêm chỉnh pháp luật là một yêu cầu khách quancủa quản lý Nhà nước và xã hội bằng pháp luật Pháp luật được ban hành nhiềunhưng ít đi vào cuộc sống thì điều đó chứng tỏ công tác quản lý Nhà nước kém hiệuquả Chính vì vậy, xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật là hai hoạt động cóquan hệ chặt chẽ với nhau Nhà nước sử dụng pháp luật như là phương tiện để thực

Trang 26

hiện sự quản lý đối với xã hội, muốn đạt được mục đích này, pháp luật phải đi vàothực tiễn dưới dạng hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

Trên cơ sở đó, thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là một quátrình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trởthành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật Các quy phạm pháp luậthết sức phong phú cho nên hình thức thực hiện chúng cũng rất phong phú Căn cứ vàotính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã xác định có bốn hìnhthức thực hiện pháp luật đó là: tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật

và áp dụng pháp luật Khi nói đến thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cưtức là nói đến việc các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật này buộc phải tuân thủđầy đủ các hình thức thực hiện pháp luật nêu trên

Pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chỉ có thể phát huy tốt nhất chứcnăng bảo đảm khi pháp luật có những quy định phù hợp nhưng điều quan trọnghơn là bảo đảm cho pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được các chủ thểpháp luật tự giác thực hiện Quá trình thực hiện pháp luật nói chung và pháp luậtbồi thường, hỗ trợ, tái định cư nói riêng suy cho cùng là làm cho những yêu cầu,quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong đời sống thực tiễn khi điềuchỉnh hành vi của các chủ thể Vì vậy, để bảo đảm thực hiện pháp luật bồithường, hỗ trợ, tái định cư, trước hết pháp luật phải thống nhất, minh bạch vàphải được các chủ thể tuân thủ nghiêm chỉnh, tự giác thực hiện Việc áp dụngpháp luật khi bồi thường, hỗ trợ phải nhanh chóng, thuận lợi, khoa học; thủ tục

áp dụng pháp luật cần đơn giản khi tiến hành bồi thường, hỗ trợ cho các đốitượng Việc thực hiện pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là một quá trìnhthống nhất từ tuân thủ, chấp hành, sử dụng và áp dụng pháp luật để tổ thực hiệnviệc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của những cơ quan nhà nước có thẩm quyền

là yêu cầu quan trọng của pháp chế XHCN Các nguyên tắc về bồi thường, hỗtrợ, tái định cư được thực thi nghiêm chỉnh và thống nhất

Từ sự phân tích trên, có thể nêu ra khái niệm thực hiện pháp luật về bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất như sau: Thực hiện pháp luật về bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là quá trình hoạt động có mục đích của các

Trang 27

chủ thể trong quan hệ pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bảo đảm cho các quy định của pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện, bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai và kịp thời.

1.3.2 Đặc điểm thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

1.3.2.1 Chủ thể tham gia thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Khi tham gia quan hệ pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhànước thu hồi đất các chủ thể bao gồm: Cơ quan nhà nước; Tổ chức phát triển quỹđất; Người có đất bị thu hồi

Cơ quan nhà nước: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất có trách

nhiệm tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo thủ tục đã đượcquy định Tham gia vào quá trình thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư gồm UBND cấp tỉnh UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình địa phương giao việcbồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cấphuyện và Tổ chức phát triển quỹ đất UBND cấp huyện và cấp xã tham gia trực tiếpvào Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cấp huyện Thành viên của Hội đồngnày gồm: Chủ tịch là lãnh đạo UBND cấp huyện; Các thành viên là: Đại diện cơquan tài chính; Đại diện cơ quan tài nguyên và môi trường; Đại diện cơ quan kếhoạch và đầu tư; Chủ đầu tư; Đại diện UBND cấp xã có đất bị thu hồi; Đại diện củanhững hộ gia đình bị thu hồi đất từ 1 đến 2 người; một số thành viên khác do Chủtịch Hội đồng quyết định cho phù hợp với thực tế địa phương

Trách nhiệm của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là giúp UBNDcùng cấp lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái địnhcư; Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo các thành viên Hội đồng lập, trình duyệt và tổ chứcthực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Chủ đầu tư có trách nhiệm giúpChủ tịch là một yêu cầu khách quan của quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật

Hội đồng lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bảo đảm đầy đủkinh phí để chi trả kịp thời tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Đại diện nhữngngười bị thu hồi đất có trách nhiệm phản ánh nguyện vọng của người bị thu hồi đất,người phải di chuyển chỗ ở và vận động những người bị thu hồi đất thực hiện dichuyển giải phóng mặt bằng đúng tiến độ; các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ

Trang 28

theo sự phân công và chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng phù hợp với trách nhiệm củangành Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chịu trách nhiệm về tính chính xác,hợp lý của số liệu kiểm kê, tính pháp lý của đất đai, tài sản được bồi thường, hỗ trợ.

Tổ chức phát triển quỹ đất: Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công

được thành lập theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sựnghiệp công lập; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản

để hoạt động theo quy định của pháp luật; có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã,thành phố thuộc tỉnh Đối với địa phương đã có Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh vàcấp huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhất Tổ chức pháttriển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có Tổ chức phát triển quỹ đất có chức năngtạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ

và tái định cư; nhận chuyển nhượng QSDĐ của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổchức thực hiện việc đấu giá QSDĐ và thực hiện các dịch vụ khác

Người có đất bị thu hồi: Là chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về bồi

thường Khi tham gia phải thực hiện một số quyền và nghĩa vụ sau:

Quyền: Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định pháp luật.Đăng ký đến nơi ở tái định cư bằng văn bản Được ưu tiên đăng ký hộ khẩu cho bảnthân, các thành viên khác trong gia đình về nơi ở mới và được ưu tiên chuyển trườngcho các thành viên trong gia đình trong độ tuổi đi học Được từ chối vào khu tái định

cư không đảm bảo các điều kiện như đã thông báo và niêm yết công khai Được cungcấp mẫu thiết kế nhà miễn phí Được quyền khiếu nại, tố cáo liên quan đến bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư

Nghĩa vụ: Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất Chấp hànhnghiêm chỉnh quyết định thu hồi đất và giải phóng mặt bằng Thực hiện di chuyểnvào khu tái định cư theo đúng thời gian quy định Xây dựng nhà, công trình đúngquy hoạch và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Nộp tiềnmua nhà ở hoặc tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật

1.3.2.2 Khách thể

Theo quan niệm phổ biến hiện nay, khách thể của quan hệ pháp luật là mụcđích điều chỉnh pháp luật của Nhà nước và lợi ích mà các bên tham gia hướng tới

Trang 29

Trong quan hệ pháp luật đất đai, khách thể mà các bên hướng tới rất đa dạng tùythuộc vào từng mối quan hệ cụ thể nhưng suy cho cùng thì các lợi ích này luôn gắnliền với đất đai và đã “đồng hóa” vào đất đai Do vậy, việc coi khách thể của quan

hệ pháp luật đất đai là đất đai được thừa nhận rộng rãi

Đối với Nhà nước, khách thể mà Nhà nước hướng tới chính là toàn bộ vốnđất quốc gia thuộc đối tượng sở hữu và quản lý của mình, được phân chia thành cácnhóm đất sau: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng Đối vớingười sử dụng đất và chủ đầu tư, khách thể mà họ hướng tới là từng thửa đất cụ thể,giá bồi thường đối với thửa đất đó

1.3.2.3 Hình thức thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái đinh cư

Thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là một lĩnh vực cụ thểcủa thực hiện pháp luật nói chung, do đó nó cũng thể hiện đầy đủ những hình thức

mà lý luận chung về nhà nước và pháp luật đã chỉ ra Bao gồm: tuân thủ pháp luật;thi hành pháp luật; sử dụng pháp luật; và áp dụng pháp luật

Thứ nhất, tuân thủ pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Đây là một hình

thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật có liên quan kiềm chế, khôngtiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm Hình thức này có ở tất cả các chủ thểpháp luật, ở mỗi công dân, mọi cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội Thông qua hìnhthức tuân thủ pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà đưa pháp luật bồi thường, hỗtrợ, tái định cư đi vào cuộc sống Chẳng hạn, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thườngphải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi trong thời hạn 30 ngày kể từngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có hiệu lực thi hành

Thứ hai, chấp hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Đây là một

hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụpháp lý của mình bằng hành động tích cực Khác với hình thức tuân thủ, chủ thểpháp luật phải kiềm chế không thực hiện những hành vi pháp luật ngăn cấm trongquá trình thu hồi đất Còn hình thức thi hành pháp luật lại đòi hỏi phải thực hiệntrách nhiệm pháp lý một cách tích cực Những quy phạm pháp luật bắt buộc (nhữngquy định nghĩa vụ phải thực hiện hành vi tích cực nhất định) được thực hiện ở hìnhthức này Chẳng hạn, trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi:

Trang 30

Khi có quyết định thu hồi đất, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi có tráchnhiệm chấp hành đầy đủ và đúng thời gian về thu hồi đất, kê khai diện tích, loại đất,

vị trí đất, số lượng tài sản hiện có trên đất, kê khai số nhân khẩu, số lao động, cácthông tin khác có liên quan và đề đạt nguyện vọng tái định cư (nếu có) theo hướngdẫn của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng

Thứ ba, sử dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Đây là một hình

thức thực hiện pháp luật mà trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thểcủa mình (thực hiện những hành vi pháp luật cho phép) Hình thức này khác vớihình thức tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật ở chỗ: chủ thể có thể thực hiệnhoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình, không bị

ép buộc phải thực hiện Ví dụ: Người bị thu hồi đất có thể thực hiện hoặc khôngthực hiện quyền được khiếu nại, tố cáo của mình về quá trình bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư theo quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo Hoặc trường hợp người bịthu hồi đất phải di chuyển chỗ ở có quyền chuyển đến hoặc không chuyển đến khuđất ở, nhà ở tái định cư mà không phụ thuộc vào bất kỳ ý chí của cơ quan, tổ chứchay cá nhân nào Họ được toàn quyền tự quyết định, trên cơ sở xem xét những điềukiện của bản thân và gia đình cũng như môi trường xã hội của khu tái định cư.Tương tự như vậy, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có quy định: Người

bị thu hồi đất có quyền yêu cầu hỗ trợ về đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp

Thứ tư, áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Đây là một hình

thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyềnhoặc cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền căn cứ vào các quy định của phápluật để ban hành các quyết định cá biệt làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan

hệ pháp luật Như vậy, hình thức áp dụng pháp luật luôn thể hiện ý chí của Nhànước, mang tính quyền lực nhà nước Tuy nhiên, những chủ thể được Nhà nước traoquyền để ban hành những quyết định cá biệt cần phải tuân thủ triệt để những quyđịnh của pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhằm cá biệt hóa cácquy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể Ví dụ: Cơ quan nhà nước có thẩmquyền ra quyết định thu hồi đất không đúng quy định của pháp luật, thì người bị thuhồi đất có quyền khởi kiện quyết định đó ra toà án để yêu cầu toà án giải quyết để

Trang 31

bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình Khi cá nhân khởi kiện đến toà án và toà

án tiến hành giải quyết cần phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật nói chung

và Luật tố tụng hành chính nói riêng

Như vậy, thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cũng được thểhiện thông qua bốn hình thức: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng phápluật và áp dụng pháp luật Tuy nhiên, hình thức áp dụng pháp luật có sự khác biệtvới các hình thức còn lại Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ luôn luôn có sự tham giacủa Nhà nước (thông qua các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền)

1.3.2.4 Cơ chế thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Được thực hiện theo cơ chế hỗn hợp Do quan hệ bồi thường giữa Nhà nước vàngười bị thu hồi đất có cả yếu tố của quan hệ công (quan hệ hành chính) và yếu tố củaquan hệ dân sự (quan hệ tài sản) nên cơ chế giải quyết bồi thường giữa Nhà nước vàngười bị thu hồi đất cũng có cả yếu tố của quan hệ công và yếu tố của quan hệ dân sự

Về nguyên tắc, bản chất của quan hệ giữa Nhà nước với người dân là mối quan

hệ công và quan hệ này tồn tại ở giai đoạn khi Nhà nước thực thi quyền thu hồi đất KhiNhà nước thu hồi đất từ người sử dụng đất thì bản chất “tài sản”, “hàng hóa” của QSDĐcũng không thay đổi Từ đây phát sinh trách nhiệm bồi thường thì quan hệ giữa Nhànước và người dân (người bị thu hồi đất) không còn là quan hệ công nữa

Nếu “thu hồi đất” mang bản chất hành chính, mệnh lệnh; thì “bồi thường”mang bản chất dân sự, kinh tế, thể hiện tính công bằng, ngang giá theo quy luật

“chủ thể nào gây thiệt hại, chủ thể đó phải bồi thường”, “thiệt hại đến đâu, bồithường đến đó” Tuy nhiên, quan hệ này chưa thực sự là quan hệ dân sự như các quan

hệ dân sự khác vì: Thứ nhất, quan hệ này xuất phát từ hành vi thi hành pháp luật đất đai.

Thứ hai, trong quan hệ này vẫn có Nhà nước (một chủ thể công rất đặc biệt) Thứ ba, tài

sản để bảo đảm việc thực hiện trách nhiệm bồi thường lấy từ ngân sách nhà nước

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước chỉ được thu hồi đấttrong các trường hợp vì mục đích quốc phòng - an ninh, để phát triển kinh tế - xãhội vì lợi ích quốc gia, công cộng, thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai, thuhồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy

cơ đe dọa tính mạng con người (Điều 61, 62, 64, 65 Luật Đất đai năm 2013) Tuy

Trang 32

nhiên, không phải mọi trường hợp thu hồi đất đều sẽ được Nhà nước bồi thường.Quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất có sự phân biệt về loại chủ thể, vềhình thức sử dụng đất, hay mục đích sử dụng đất Cơ chế Nhà nước bồi thường, hỗtrợ, tái định cư được thực hiện theo các trường hợp sau:

- Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốcphòng - an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

Thứ nhất, người có diện tích đất bị thu hồi chỉ được bồi thường khi đáp ứng

những điều kiện quy định tại Điều 75 Luật Đất đai năm 2013 như sau: Diện tích đất bịthu hồi phải có GCN, hoặc có đủ điều kiện để được cấp giấy GCN theo quy định củaLuật đất đai mà chưa được cấp, trừ trường hợp đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày01/7/2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệpnhưng không có hoặc không đủ điều kiện để được cấp GCN Diện tích đất bị thu hồiphải là đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc đất thuê trả tiền thuê mộtlần

Thứ hai, các giá trị, tài sản có trên đất của người sử dụng đất sẽ được Nhà

nước xem xét bồi thường khi thu hồi đất, bao gồm: giá trị QSDĐ, chi phí đầu tư vàođất, tài sản trên đất, chi phí di chuyển, thiệt hại phát sinh và những tài sản, chi phíkhác theo quy định của pháp luật Riêng đối với giá trị QSDĐ, giá trị tiền bồithường sẽ được tính dựa trên giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh ban hành, bảo đảmgiá đất bồi thường tương xứng với giá trị thị trường của QSDĐ bị thu hồi Các giátrị, tài sản có trên đất khác sẽ được tính giá trị bồi thường dựa trên chi phí đầu tư,giá trị thực tế của tài sản

- Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các trường hợp đặc biệt

Các trường hợp đặc biệt trong thực hiện cơ chế, chính sách bồi thường, hỗtrợ, tái định cư, bao gồm:

+ Các dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chínhphủ chấp thuận chủ trương đầu tư mà phải di chuyển cả cộng đồng dân cư, làm ảnhhưởng đến toàn bộ đời sống, kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa của cộng đồng; các

dự án thu hồi đất liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Trang 33

+ Các dự án sử dụng vốn vay của các tổ chức quốc tế, nước ngoài mà Nhànước Việt Nam có cam kết về khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các trường hợp đặc biệt.Đối với các dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủchấp thuận chủ trương đầu tư thì Thủ tướng Chính phủ quyết định khung chính sáchbồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Căn cứ vào khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được Thủtướng Chính phủ quyết định, Bộ, ngành có dự án đầu tư tổ chức lập, thẩm định vàphê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho toàn bộ dự án

UBND cấp tỉnh căn cứ phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được

Bộ, ngành phê duyệt, tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗtrợ, tái định cư đối với dự án thực hiện tại địa phương sau khi đã có ý kiến chấpthuận bằng văn bản của Bộ, ngành có dự án đầu tư; tổ chức thực hiện và quyết toánkinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với Bộ, ngành có dự án đầu tư (Điều 17Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ)

+ Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp đe dọa tính mạng con người.Đối với trường hợp thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường cónguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởngbởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người thì người có đất thu hồiđược bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để ổn định đời sống, sản xuất (Khoản 3 Điều

87 của Luật Đất đai năm 2013)

(i) Ngân sách nhà nước chi trả trong trường hợp thu hồi đất ở do thiên tai gây ra;(ii) Doanh nghiệp chi trả trong trường hợp thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môitrường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người do doanh nghiệp đó gây ra; trường hợpdoanh nghiệp đã giải thể, phá sản thì tiền bồi thường, hỗ trợ do ngân sách nhà nước chitrả (Điều 16 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ)

- Trường hợp thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai

Trường hợp thu hồi đất do lỗi của người sử dụng đất gây ra thì người bị thuhồi đất không được bồi thường về đất mà chỉ được bồi thường thiệt hại về tài sảngắn liền với đất bị thu hồi (nếu có)

Trang 34

1.3.3 Vai trò của thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Trong đời sống xã hội có rất nhiều lĩnh vực khác nhau, đòi hỏi Nhà nướcphải xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật để đáp ứng yêu cầu điều chỉnhcác quan hệ xã hội đó Thực tiễn cho thấy, có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luậtphát huy tác dụng tốt, đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý Bên cạnh

đó, vẫn còn không ít văn bản quy phạm pháp luật chưa phát huy được hiệu lực thihành, không đem lại hiệu quả như mong muốn Mặt tồn tại đó do nhiều nguyênnhân, trong đó có nguyên nhân là do chưa tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật

Khi giữa hoạt động xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật có khoảngcách lớn, tức là pháp luật được ban hành với số lượng lớn mà ít đi vào cuộc sống,thì sẽ dẫn đến tình trạng pháp luật bị xem thường, không hiệu quả Vì vậy, thực hiệnpháp luật có vai trò to lớn trong việc chuyển văn bản pháp luật của Nhà nước đượcthực thi trong đời sống thực tiễn

Như vậy, có thể khẳng định rằng, thực hiện pháp luật có vị trí và tầm quantrọng đặc biệt trong toàn bộ các hoạt động về pháp luật Thực hiện pháp luật là hoạtđộng đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống, biến những quy phạm pháp luật thànhnhững hành vi, chuẩn mực xử sự thực tế, hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chứctrong xã hội Nếu không tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật thì ý chí của Nhà nước

sẽ không đi vào đời sống thực tiễn, pháp luật sẽ không phát huy được hiệu lực và sẽkhông đạt được hiệu quả trong điều chỉnh các quan hệ xã hội Vai trò việc thực hiệnpháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thể hiện ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất

nước Pháp luật đất đai quy định, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng để phục vụ

cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng Khi thu hồiđất, Nhà nước sẽ phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người cóđất bị thu hồi để giải phóng mặt bằng Trong quá trình triển khai công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước, nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xãhội, phát triển công nghiệp và dịch vụ, hiện đại hoá lực lượng quốc phòng và anninh đòi hỏi quỹ đất khá lớn Nhà nước cần phải thu hồi Ở tất cả các quốc gia côngnghiệp phát triển hay đang thực hiện công nghiệp hóa, hàng năm cần có một diện

Trang 35

tích đáng kể đất nông nghiệp phải chuyển sang sử dụng cho mục đích phi nôngnghiệp Trung bình trong 20 năm qua ở Việt Nam, mỗi năm, có khoảng 100.000 hađất nông nghiệp chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, trong đó phầnlớn là để thực hiện các dự án đầu tư

Do vậy, thông qua việc thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cưcủa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là sự tự giác, hợp tác, nghiêm chỉnhchấp hành các quy định pháp luật của người có đất bị thu hồi đã góp phần quan trọngvào thành công của dự án, giúp dự án được triển khai thực hiện theo đúng tiến độ đề ra;

đó là cơ sở quan trọng tạo đà cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Thứ hai, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai nói chung và pháp

luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nói riêng

Thông qua quá trình tổ chức thực hiện pháp luật đất đai nói chung và phápluật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nói riêng chúng ta mới có cơ sở để tổng kết,đánh giá thực tiễn mức độ hoàn thiện, đồng bộ và hiệu quả của hệ thống pháp luật.Bởi vì thực tiễn là tiêu chuẩn, là thước đo của cơ sở khoa học Trên thực tế thựchiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong những năm qua đã chứngminh có rất nhiều quy định của pháp luật không còn phù hợp với thực tế cuộc sống,gây rất nhiều khó khăn cho quá trình tổ chức thực hiện Chẳng hạn, vấn đề xác địnhgiá đất để bồi thường; nguyên tắc bồi thường; tài sản được bồi thường; dự án khu táiđịnh cư và chất lượng nhà tái định cư Những vấn đề đó cần được tiếp tục nghiêncứu để sửa đổi cho phù hợp với điều kiện mới hiện nay

Thứ ba, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong hoạt động của cơ quan nhà

nước về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Thông qua việc thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đặcbiệt là hình thức áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của cơ quannhà nước, bằng việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sựgiám sát của các cơ quan dân cử, các phương tiện truyền thông và quan trọng hơn là

sự giám sát của nhân dân, chúng ta sẽ kịp thời phát hiện ra những sai phạm, yếukém của các cơ quan cũng như cán bộ có thẩm quyền trong quá trình tổ chức thựchiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Trên cơ sở đó cấp

Trang 36

có thẩm quyền kịp thời uốn nắn và có những giải pháp đồng bộ để khắc phục nhữngtồn tại, yếu kém được phát hiện.

Thứ tư, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Pháp chế XHCN là nguyên

tắc hiến định trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Do đó, mọi cơ quan,

tổ chức, cá nhân phải tuyệt đối tuân thủ các quy định pháp luật của Nhà nước Thựchiện đúng pháp luật trên thực tế sẽ làm cho pháp chế được bảo đảm Trong lĩnh vựcthực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, các chủ thể (đặc biệt là cơquan nhà nước) phải thực hiện đầy đủ các quy định của toàn bộ hệ thống pháp luậtnói chung, nhất là các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Yêu cầu của pháp chế XHCN là nghiêm cấm mọi sự vi phạm pháp luật từ phíacác chủ thể trong quá trình này, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi vi phạm lợi íchcủa Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức Thực hiện pháp luật vềbồi thường, hỗ trợ, tái định cư tốt, hiệu quả sẽ làm cho yêu cầu này được thực hiện

Vai trò chính góp phần tăng cường pháp chế XHCN trong thực hiện phápluật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chủ yếu thuộc về các cơ quan nhà nước vàngười có thẩm quyền trong hoạt động áp dụng pháp luật Yêu cầu pháp chế XHCNluôn buộc các chủ thể này phải sử dụng có hiệu quả, phát huy cao độ hiệu lực phápluật để pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đi vào cuộc sống, để đảm bảo lợiích nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những người có đất bị thu hồi

Có thể thấy, thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhànước thu hồi đất có vai trò quan trọng, được thể hiện trên nhiều khía cạnh như đãphân tích Trong các vai trò cụ thể này, không có vai trò nào quan trọng hơn màchúng tác động lẫn nhau, thể hiện những khía cạnh khác nhau đối với thực hiệnpháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

1.4 Một số điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

1.4.1 Điều kiện về pháp lý

Trang 37

Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhànước thu hồi đất phải phù hợp với yêu cầu của Luật đất đai và các văn bản quyphạm pháp khác, phải thiết lập trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể áp dụng vănbản quy phạm pháp luật, mọi vi phạm phải được xử lý theo pháp luật, áp dụng phápluật phải đúng nội dung, thẩm quyền và phải tôn trọng những văn bản quy phạmpháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Tính hiệu lực của hệ thống pháp luật liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư là một trong những tiêu chí hàng đầu cho việc thực hiện pháp luật về vấn đềnày Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư bao gồm: Hiến pháp năm 1992; Hiến pháp năm 2013; Luật Đất đai năm 2003;Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nướcthu hồi đất; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP quy định về việc cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, thu hồi đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khiNhà nước thu hồi đất; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP; Luật Đất đai năm 2013; Nghịđịnh số 47/2014/NĐ-CP quy định về thường, hỗ trợ, tái định cư và các văn bản cóliên quan khác Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức thực hiện việcbồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Nhưng để thực hiện phápluật về vấn đề này có hiệu quả thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên đâycần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau (Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạmpháp luật năm 2015) [41]:

- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quyphạm pháp luật trong hệ thống pháp luật

- Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật

- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật

- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiệncủa văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trongvăn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính

- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trởviệc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên

Trang 38

- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiếnnghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quyphạm pháp luật.

1.4.2 Điều kiện đảm bảo phù hợp về chính trị

Tính phù hợp về chính trị khi thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư của cơ quan hành chính nhà nước tức là yêu cầu bắt buộc phải hiện thựchóa được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Đường lối, chủ trương, chínhsách của Đảng là hướng chủ yếu để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thể chếhóa thành pháp luật Trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và cácquy định của pháp luật, các chủ thể quản lý nhà nước xem xét để đưa ra các quyđịnh quản lý nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Hoạt động thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ phải kịp thời thể chế yêucầu trên, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về xây dựng nhà nước pháp quyềnXHCN Việt nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; bảo đảm các quyền vànghĩa vụ cơ bản của công dân Chương trình thực hiện, quá trình thực hiện phảiphục vụ cho việc phát triển đất nước Trong quản lý nhà nước, cần được vận dụngmột cách khoa học và sáng tạo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dânlàm chủ trong quản lý nhà nước”

Bên cạnh đó, nội dung của văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hànhchính nhà nước phải phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của đốitượng chịu sự tác động trực tiếp khi Nhà nước thu hồi đất Bởi nếu pháp luật hợpvới đời sống, hợp với nhận thức và lợi ích của người dân, hợp với lợi ích của ngườithừa hành, thì người dân sẽ tự nguyện thi hành

1.4.3 Điều kiện đảm bảo cân bằng lợi ích trong hoạt động bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Cân bằng lợi ích là việc Nhà nước, thông qua pháp luật, cơ chế chính sách đểgiải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích nhà nước, lợi ích nhà đầu tư và lợi íchchính đáng của những người có đất bị thu hồi Đây có thể được xem như là mộtnguyên tắc tối ưu cần phải được lựa chọn để bảo vệ lợi ích cho các bên liên quan

Trang 39

Trên cơ sở giải quyết bài toán cân bằng lợi ích, cơ chế này tạo điều kiện để giảm điđáng kể tình trạng khiếu kiện của người bị ảnh hưởng do dịch chuyển đất đai, tạođồng thuận để ổn định xã hội trong quá trình phát triển kinh tế.

Việc giải phóng mặt bằng mỗi nơi, mỗi thời điểm, mỗi dự án có thể có nhữngcách làm không hoàn toàn giống nhau, song mục đích cuối cùng vẫn là phát triển hệthống kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, quy hoạch và bố trí lại các khu dân cư, tạotiền đề để phát triển kinh tế - xã hội Muốn đạt được điều này, trước hết phải xácđịnh các lợi ích đan xen sao cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc tiếnhành các dự án đạt được hiệu quả tối ưu Nghị quyết của Đảng đã chỉ ra rằng:

“ bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất và của nhà đầu tư;bảo đảm cho thị trường bất động sản, trong đó có QSDĐ phát triển lành mạnh, ngănchặn tình trạng đầu cơ Sử dụng có hiệu quả các công cụ về giá, thuế trong quản lýđất đai nhằm khắc phục tình trạng lãng phí, tham nhũng, khiếu kiện ” [1]

1.4.4 Điều kiện về tổ chức bộ máy; năng lực phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước

Để hoạt động thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được diễn

ra một cách thông suốt, quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên được đảm bảo, từ đógóp phần ổn định và phát triển, kinh tế - xã hội thì một yếu tố đảm bảo không thểthiếu là yếu tố về tổ chức và vận hành hoạt động có hiệu quả của bộ máy quản lýnhà nước có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Đặc biệt, bên cạnh việc kiện toàn tổ chức bộ máy thì vấn đề nâng cao nănglực, chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm của độingũ cán bộ, công chức cũng như các thành viên khác của các tổ chức, cơ quan trên

là điều góp phần to lớn cho hoạt động bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nướcthu hồi đất của các cá nhân, tổ chức được đảm bảo một cách tốt nhất, từ đó thúc đẩy

sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Bởi vì hiệu quả của quá trình quản lý nhà nước tùy thuộc vào việc đào tào,cán bộ, công chức Để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhànước thì việc đào tạo cho người cán bộ, công chức về kiến thức chuyên môn vàtrang bị cho họ những phẩm chất đạo đức tốt là điều rất quan trọng Có được đào

Trang 40

tạo tốt thì người cán bộ, công chức mới đủ năng lực và phẩm chất để phục vụ Nhândân vì Nhà nước ta là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

1.5 Kinh nghiệm về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

1.5.1 Kinh nghiệm quốc tế

1.5.1.1 Kinh nghiệm Hàn Quốc

Theo pháp luật thu hồi đất và bồi thường của Hàn Quốc, nhà nước có quyềnthu hồi đất (có bồi thường) của người dân để sử dụng vào các mục đích sau đây: (i)Các dự án phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; (ii) Dự án đường sắt, đường bộ,sân bay, đập nước thủy điện, thủy lợi v.v; (iii) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhànước, nhà máy điện, viện nghiên cứu v.v; (iv) Dự án xây dựng trường học, thư viện,bảo tàng v.v; (v) Dự án xây dựng nhà, xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu đô thị mới,khu nhà ở để cho thuê hoặc chuyển nhượng v.v

Chính sách, pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở Hàn Quốc cónhững điểm đáng lưu ý sau đây:

- Quy trình tham vấn và cưỡng chế Việc bồi thường khi nhà nước thu hồi đấtđược thực hiện theo phương thức tham vấn và cưỡng chế với các bước cụ thể sau:

(i) Thu thập, chuẩn bị các quy định về tài sản và đất đai có liên quan đến việcthu hồi đất; (ii) Xây dựng và công bố phương án bồi thường; (iii) Thành lập Hộiđồng bồi thường; (iv) Đánh giá và tính toán tổng số tiền bồi thường; (v) Yêu cầutham vấn bồi thường; (vi) Hoàn tất hợp đồng bồi thường Các cơ quan công quyềnthỏa thuận với người bị thu hồi đất về phương án, cách thức bồi thường Nếu quátrình tham vấn bị thất bại thì nhà nước phải sử dụng biện pháp cưỡng chế Theo ôngKim Jaejeong, Cục trưởng Cục Chính sách đất đai Hàn Quốc, thì ở Hàn Quốc có85% tổng số các trường hợp nhà nước thu hồi đất thực hiện thành công theo quytrình tham vấn, chỉ có 15% các trường hợp phải sử dụng phương thức cưỡng chế

- Nguyên tắc bồi thường, được ghi nhận trong các đạo luật về bồi thường khithu hồi đất Những nguyên tắc cơ bản bao gồm: (i) Chủ dự án bồi thường cho chủđất và cá nhân có liên quan về những thiệt hại gây ra do thu hồi đất hoặc sử dụngđất … cho các công trình công cộng; (ii) Việc bồi thường được thực hiện trước khitriển khai dự án; (iii) Bồi thường cho chủ đất bằng tiền mặt hoặc trái phiếu do chủ

Ngày đăng: 16/10/2018, 07:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[24]. Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (2011), Báo cáo nghiên cứu hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Việt Nam, Hà Nội [25]. Phạm Mai Ngọc (2010),“Thu hồi đất - kinh nghiệm của một số nước và thực tiễntại Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, số 11 (203) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thu hồi đất - kinh nghiệm của một số nước và thực tiễntại Việt Nam
Tác giả: Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (2011), Báo cáo nghiên cứu hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Việt Nam, Hà Nội [25]. Phạm Mai Ngọc
Năm: 2010
[12]. Nguyễn Đăng Dung (2011), Vai trò và các nội dung cơ bản của Hiến pháp trong nhà nước pháp quyền dân chủ, Hiến pháp:những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội, tr 63-72 Khác
[14]. Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội (2010), Tập tài liệu chuyên đề của Liên Hợp Quốc về quyền con người, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội Khác
[15]. Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội (2010), Quyền con người-Tập hợp những bình luận/khuyến nghị chung của các ủy ban công ước Liên Hợp quốc, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội Khác
[16]. Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội (2010), Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội, Hà Nội Khác
[17]. Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội (2010), Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948:Mục tiêu chung của nhân loại, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội, Hà Nội Khác
[18]. Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình Lý luận và pháp luật vầ quyền con người, Nhà xuất bản ĐH Quốc gia, Hà Nội Khác
[19]. Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội (2012), Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR,1966), Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội Khác
[20]. Nguyễn Thị Nhàn (2010), Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội Khác
[21]. Ngân hàng phát triển Châu Á (1995), Cẩm nang về tái định cư-hướng dẫn thực hành, www.adb.org/documents/handbook-resettlement-guide-good-practice-vi Khác
[22]. Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (2011), Báo cáo đề xuất về hoàn thiện chính sách nhà nước thu hồi đất và cơ chế chuyển dịch đất đai tự nguyện ở Việt Nam, Hà Nội Khác
[23]. Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (2011), Báo cáo nghiên cứu về cơ chế xác định giá đất phục vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Việt Nam, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w