TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾKhoa Tài nguyên Đất và Môi trường Nông nghiệp
KHÓA LUẬNTỐT NGHIỆPTÊN ĐỀ TÀI:
Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ vàbố trí tái định cư của một số dự án trên địa bàn thành phố NhaTrang, tỉnh Khánh Hòa
Sinh viên thực hiện: Võ Thị HườngLớp: Quản Lý Đất Đai 45.AThời gian thực hiện: 05/01/2015 - 08/05/2015Địa điểm thực hiện: Trung tâm phát triển quỹ dất tỉnh Khánh HòaGiáo viên hướng dẫn : ThS.GVC Trần Văn Nguyện
Bộ môn: Quy hoạch và Kinh tế đất
Trang 2NĂM 2015
Trang 3Lời Cảm Ơn
Thực tập cuối khóa là hoạt động rất quan trọngđối với sinh viên chúng em, đây là bước đầu cũngnhư là cơ hội để sinh viên vận dụng những kiến thứcđã học được từ nhà trường vào thực tiễn cuộc sống.
Để hoàn thành bài khóa luận này, ngoài sự cốgắng hết mình trong quá trình thực tập em luônnhận được sự quan tâm, giúp đỡ hết sức quý báu từgia đình, thầy cô và bạn bè.
Trước hết, em xin gửi lời cám ơn và sự biết ơnsâu sắc đến thầy giáo TS.GVC Trần Văn Nguyệnngười đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, động viên,theo dõi em trong suốt quá trình thực tập và hoànthành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cám ơn tới:- Toàn thể quý thầy cô giáo khoa Tài nguyên Đấtvà Môi trường Nông nghiệp, trường Đại học Nônglâm Huế.
- Cán bộ Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh KhánhHòa, cán bộ phòng tài nguyên môi trường thành phốNha Trang và toàn thể người dân địa phương thànhphố Nha Trang đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thờigian thực tập tại địa phương.
Cuối cùng em xin chân thành gửi lời cảm ơn tớigia đình, bạn bè đã luôn động viên, chia sẻ và hỗ trợvề mọi mặt cho em trong suốt thời gian qua.
Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên nộidung của đề tài không tránh khỏi những sai sót vàkhiếm khuyết Kính mong nhận được sự giúp đỡ, gópý, chỉ dẫn của thầy, cô giáo và các bạn để đề tài củaem được hoàn thiện hơn.
Từ đáy lòng, một lần nữa em xin chân thành cảmơn những sự giúp đỡ quý báu đó Em xin kính chúcquý thầy giáo, cô giáo, các cô chú luôn mạnh khỏe,
Trang 4Bảng 4.3 Diện tích đất bị ảnh hưởng của các dự án 52
Bảng 4.4 Tổng hợp đơn giá các loại đường/ loại đất trong khu vực giải phóngmặt bằng của dự án 1 54
Bảng 4.5 Tổng hợp đơn giá các loại đường/ loại đất trong khu vực giải phóngmặt bằng của dự án 2 54
Bảng 4.6 Tổng hợp kinh phí hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án 1 56
Bảng 4.7: Tổng hợp kinh phí hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án 2 56
Bảng 4.8: Phương án tái định cư của 2 dự án 57
Bảng 4.9 Quan điểm của người dân sau khi tái định cư 61
Bảng 4.10 Quan điểm của người dân vùng dự án về xác định đất và giá bồithường đất, tài sản trên đất 62
Bảng 4.11 Tổng hợp các kiến nghị của người dân vùng dự án 63
DANH MỤC HÌNH ẢNHHình 4.1 Sơ đồ hành chính thành phố Nha Trang 17
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTThứ tựChữ viết tắtCụm từ được viết tắt
1 CP Chính phủ2 QĐ Quyết định3 NĐ Nghị định4 UBND Uỷ Ban Nhân Dân5 TN&MT Tài nguyên và Môi trường6 STT Số thứ tự
7 ĐVT Đơn vị tính8 GPMB Giải phóng mặt bằng9 TĐC Tái định cư
10 KT-XH Kinh tế - xã hội11 GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất12 Dự án 1 Dự án Xây dựng khu tái định cư Hòn Rớ 2, xã
Phước Đồng, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa13 Dự án 2
Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư Đường Đệ, phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha TrangHạng mục: tuyến kênh thoát lũ phía Tây (giai đoạn 2)
14 BTCT Bêtông cốt thép
Trang 6MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích của đề tài 2
1.3 Yêu cầu của đề tài 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1 Cơ sở lý luận của công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và bố trítái định cư 3
2.1.1 Các khái niệm và thuật ngữ 3
2.1.2 Bản chất công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và bố trí táiđịnh cư 6
2.1.3 Đặc điểm của công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và bố trítái định cư 6
2.1.4 Chính sách giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cưcủa một số nước trên thế giới 7
Trang 73.2 Phạm vi nghiên cứu 15
3.3 Phương pháp nghiên cứu 15
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 15
3.3.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu 16
3.3.3 Phương pháp chuyên gia 16
3.4 Nội dung nghiên cứu 16
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17
4.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Nha Trang 17
4.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên 17
4.1.1.1 Vị trí địa lý 17
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo 18
4.1.1.3 Điều kiện khí hậu 18
4.1.1.4 Thủy văn 19
4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên 19
4.1.1.6 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên 23
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 24
4.1.2.1 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 24
4.1.2.2 Khu vực kinh tế công nghiệp 24
4.1.2.3 Khu vực kinh tế nông nghiệp 25
4.1.2.4 Khu vực thương mại, dịch vụ, du lịch 26
4.1.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 27
4.1.2.6 Đánh giá chung về kinh tế - xã hội 29
4.2 Đánh giá công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thành phố Nha Trang 314.2.1 Đánh giá công tác quản lý Nhà nước ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặtbằng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên đại bàn thành phố Nha Trang 31
4.2.1.1 Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và thực hiệnvăn bản đó 31
4.2.1.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,lập bản đồ địa chính 314.2.1.3 Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất vàbản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây
Trang 8dựng giá đất 32
4.2.1.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 32
4.2.1.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất,chuyển mục đích sử dụng đất 33
4.2.1.7 Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữa nhà ở và tài sản gắn liền với đất 34
4.2.1.8 Thống kê, kiểm kê đất đai 35
4.2.1.9 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai 35
4.2.1.10 Quản lý tài chính về đất đai và giá đất 35
4.2.1.11 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sửdụng đất 35
4.2.1.12 Thanh tra, kiểm tra, giám sát theo dõi, đánh giá việc chấp hành quyđịnh của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 36
4.2.1.13 Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai 37
4.2.1.14 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trongquản lý và sử dụng đất đai 37
4.2.1.15 Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai 37
4.2.2 Tình hình sử dụng đất 38
4.2.2.1.Hiện trạng sử dụng đất 38
4.2.2.2 Phân tích, đánh giá biến động các loại đất 40
4.3 Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường,hỗ trợ và bố trí tái định cư trên địa bàn thành phố Nha Trang 42
4.3.1 Giới thiệu chung về các dự án nghiên cứu 42
4.3.1.1 Dự án xây dựng khu tái định cư Hòn Rớ 2, xã Phước Đồng, thành phốNha Trang 42
4.3.1.2 Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư Đường Đệ, phường Vĩnh Hòa,thành phố Nha Trang 44
4.3.2 Quy trình thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng 45
4.3.3 Đối tượng và điều kiện được bồi thường về đất 48
4.3.3.1 Đối tượng được bồi thường về đất 48
4.3.3.2 Điều kiện được bồi thường về đất [2] 49
4.3.4 Bồi thường nhà, công trình xây dựng trên đất 49
Trang 94.3.4.1.Nguyên tắc bồi thường tài sản 49
4.3.4.2 Bồi thường nhà, công trình trên đất 50
4.3.5 Đối với từng dự án nghiên cứu 51
4.3.6 Xác định giá trị bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất 53
4.4 Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái địnhcư trên địa bàn thành phố Nha Trang 60
4.4.1 Đánh giá về mặt đời sống của người dân khi Nhà nước thu hồi đất 60
4.4.2 Quan điểm của người dân về việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ vàbố trí tái định cư 62
4.4.2.1 Quan điểm của người dân về việc thực hiện công tác bồi thường ở 2dự án 62
4.4.2.2 Một số kiến nghị, khiếu nại tố cáo đối với phương án bồi thường, hỗ trợvà bố trí tái định cư 62
4.4.3 Đánh giá chung việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường,hỗ trợ và bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố NhaTrang, tỉnh Khánh Hòa 64
4.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải phóng mặtbằng, bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư trên địa bàn thành phố Nha Trang,tỉnh Khánh Hòa 66
4.5.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 66
4.5.2 Nội dung đề xuất giải pháp 67
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 70
5.1 Kết luận 70
5.2 Đề nghị 71
Trang 10PHẦN 1MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đề
Lịch sử loài người đã chứng minh rằng: Đất đai là tài nguyên vô cùng quýgiá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt của mỗi con người, là thànhphần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, là nơiđứng chân của các công trình văn hóa - xã hội, công trình xây dựng, an ninhquốc phòng của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người vàcác sinh vật khác trên đất
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc mở rộng các đôthị, xây dựng thêm các trung tâm thương mại là điều không thể thiếu đối vớiviệc phát triển của một vùng, lãnh thổ Do đó, công tác thu hồi đất, bồi thường,hỗ trợ và tái định cư cho người bị thu hồi đất là một việc tất yếu và khi thu hồiđất sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất và vấn đề phátsinh mâu thuẩn về quyền lợi sử dụng đất là một điều tất yếu phải xảy ra; đây làvấn đề rất khó khăn của các cơ quan quản lý và nhà đầu tư khi dung hòa quyềnlợi sử dụng đất của các bên Vấn đề này đang là vấn đề rất đáng quan tâm tronggiai đoạn hiện nay, khi nhà nước đang từng bước phát triển cả chất và lượng;điều này đã được thể hiện rõ trong việc đưa các nội dung liên quan đến công tácthu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư vào các điều, khoản của Luật đấtđai năm 2013; đây chính là vấn đề thay đổi khác biệt cơ bản nhất giữa Luật đấtđai năm 2013 so với Luật đất đai năm 2003
Thành phố Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị,kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam.Nha Trang được mệnh danh là hòn ngọc của biển đông, viên ngọc xanh vì giá trịthiên nhiên, sắc đẹp cũng như khí hậu của nó Ngày 22 tháng 4 năm 2009, NhaTrang được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 1 trực thuộctỉnh; đây là cơ hội và thách thức lớn cho việc quản lý sử dụng đất trên địa bànthành phố Nha Trang vì sẽ có rất nhiều các khu đô thị, khu trung tâm thươngmại dịch vụ, hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông sẽ được thay đổi để thích ứngđược với sự phát triển về kinh tế của thành phố Nha Trang Thực tế sự thay đổivà phát triển của thành phố Nha Trang từ năm 2009 đến nay đã có rất nhiều sựbiến chuyển đáng kể; đặc biệt là sự mọc lên của các Trung tâm thương mại, hệthống khách sạn, các khu đô đị, khu dân cư
Nhận thức được sự thay đổi của việc phát triển kinh tế đang đặt lên vai các
Trang 11nhà quản lý sử dụng đất và trực tiếp là công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư; được sự phân công của Khoa Tài nguyên đất và Môi trường Nôngnghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo ThS
GVC Trần Văn Nguyện, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá công tácgiải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư của một số dựán trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa”.
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Nắm vững Luật đất đai, các chính sách, nghị định, quyết định cùng cácvăn bản khác có liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường và bốtrí tái định cư
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá được các số liệu, tài liệu thu thập chínhxác, cụ thể
- Các tài liệu, số liệu điều tra, thu thập phải chính xác, khách quan, trungthực và đầy đủ
Trang 12PHẦN 2TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU2.1 Cơ sở lý luận của công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ vàbố trí tái định cư
2.1.1 Các khái niệm và thuật ngữ
* Bất động sản:
Theo quy định của điều 174 Bộ luật dân sự năm 2005:Bất động sản là tài sản không thể di dời được, bao gồm:[4]+ Đất đai
+ Các tài sản khác gắn liền với đất đai+ Các tài sản khác do pháp luật quy định+ Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền đất đai kể cả các tài sản gắn liền nhàở, công trình xây dựng đó
Bất động sản không chỉ là đất đai, của cải trong lòng đất mà còn là loạihàng hoá đặc biệt, tất cả những gì được tạo ra do sức lao động tạo ra do sức laođộng của con người gắn liền với đất đai như công trình xây dựng, mùa màng,cây trồng… Tuy nó không thể di chuyển được nhưng có thể đem lại lợi ích chochủ sở hữu Do đó, bất động sản có tầm quan trọng đối với hoạt động KT-XH.Vì thế, việc định giá bất động sản để áp giá bồi thường cần quy định rõ ràng, cụthể để công tác BTHT & TĐC được đảm bảo chính xác
* Giá đất:
Giá cả được xác định trên thị trường thể hiện bằng tiền và chính sự khôngổn định của đồng tiền dẫn đến giá cả không ổn định nên thường định giá theothời gian và giá cũng có giá trị theo thời gian
Giá đất được xác định là cầu nối các mối quan hệ về đất đai – thị trường –sự quản lý của Nhà nước Hay nói cách khác, giá đất là công cụ kinh tế để ngườiquản lý và người sử dụng đất tiếp cận với cơ chế thị trường đồng thời cũng làcăn cứ để đánh giá sự công bằng trong phân phối đất đai để người sử dụng thựchiện theo nghĩa vụ của mình và Nhà nước điều chỉnh các quan hệ đất đai theoquy hoạch sử dụng đất và pháp luật
Giá đất là phương tiện thể hiện nội dung kinh tế của các quan hệ chủ quyềnsử dụng đất và là căn cứ tính toán giá trị thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất,tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi và tínhthuế đất.[6]
Trang 13Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thờiđiểm có quyết định thu hồi đất do UBND cấp tỉnh công bố vào ngày 01 tháng 01hằng năm theo quy định của Chính phủ; không bồi thường theo giá đất sẽ đượcchuyển sang mục đích sử dụng.[1]
Trong thực tế thì luôn luôn tồn tại hai loại giá: Giá đất do Nhà nước quyđịnh và giá thị trường Giá thị trường thì cao hơn giá Nhà nước, mức độ chênhlệch giữa hai loại giá này xa hơn nếu đó là ở khu vực đô thị - nơi mà thị trườngbất động sản phát triển Như vậy, giá đất do Nhà nước quy định để tính giá đấtbồi thường, bồi thường thiệt hại càng sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụngđất ở thực tế địa phương thì công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường và bố trítái định cư càng nhanh gọn và hiệu quả
* Định giá đất
Định giá đất được hiểu là sự ước tính về giá trị của quyền sử dụng đất bằnghình thái tiền tệ cho một mục đích sử dụng đất đã được xác định tại một thờiđiểm xác định
Định giá đất là cơ sở để Nhà nước xác lập các chính sách về đất đai, thuế,tín dụng nhằm để tăng cường vai trò quản lý đất đai và điều tiết thị trường bấtđộng sản hoạt động tích cực, lành mạnh Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhànước, tạo điều kiện để thực hiện công bằng, hợp lý về quyền và nghĩa vụ đối vớimọi người sử dụng đất
Thực hiện tốt công tác định giá đất đã góp phần điều chỉnh những quan hệtrong quản lý và sử dụng đất đai, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đấtnước, thu hút nguồn đầu tư nước ngoài và giải quyết được mục tiêu công bằng,dân chủ trong xã hội Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống giá đất thống nhất,đồng bộ và sát với thực tế hơn là rất cần thiết để bồi thường và bố trí tái định cưkhi Nhà nước thu hồi đất.[3]
* Giải phóng mặt bằng
Giải phóng mặt bằng là quá trình tổ chức thực hiện các công việc liên quanđến di dời nhà, các tài sản liên quan khác trên diện tích đất bị thu hồi để thựchiện các dự án xây dựng mới một số công trình phục vụ cho mục đích quốcphòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
Giải phóng mặt bằng được tiến hành nhanh hay chậm, thuận lợi hay khôngthuận lợi phụ thuộc vào các chính sách bồi thường, tái định cư áp dụng trong dựán có thỏa đáng không, có người được thu hồi chấp nhận không Chính điều nàyđã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án
Trang 14Việc thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư đượcbắt đầu từ khi thành lập hội đồng giải phóng mặt bằng cho đến lúc bàn giao mặtbằng cho chủ đầu tư thực hiện dự án.[1]
* Bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đốivới diện tích đất đã bị thu hồi cho người bị thu hồi Giá trị quyền sử dụng đất khiNhà nước thu hồi có thể bồi thường bằng đất hoặc bằng tiền
Bồi thường thiệt hại thực chất là quan hệ chuyển dịch đất đai đặc biệt,trong đó người bị thu hồi đất không có nhu cầu chuyển nhượng đất đang sửdụng, không có nhu cầu tái định cư
Bồi thường thiệt hại có 2 loại đó là bồi thường thiệt hại về đất đai và bồithường thiệt hại về tài sản.[2]
Bồi thường thiệt hại về đất là việc trả bằng tiền hoặc đất tương ứng vớigiá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất theo quy địnhcủa pháp luật
Bồi thường thiệt hại về tài sản là việc trả bằng tiền có giá trị tương ứng vớitài sản bị thiệt hại khi thu hồi đất theo quy định của pháp luật bao gồm: nhà,công trình, vật kiến trúc, cây cối hoa màu, mồ mả, công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuậtgắn liền với đất đai bị thu hồi
* Bố trí tái định cư
Là việc sắp xếp bố trí, di chuyển đến một nơi ở mới để sinh sống và làm ăn.Bố trí tái định cư bắt buộc là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi Nhà nướcthu hồi đất và trưng dụng đất đai để thực hiện các dự án phát triển
Tái định cư được biểu hiện là một quá trình từ bồi thường thiệt hại về đất,tài sản, di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộcsống, thu nhập, cơ sở vật chất và tinh thần tại đó
Hiện nay, ở nước ta khi nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thìngười sử dụng đất được bố trí tái định cư bằng các hình thức sau:
- Bồi thường bằng nhà ở.- Bồi thường bằng giao đất mới.- Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở.[6]Tái định cư là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí quan trọng trongchính sách giải phóng mặt bằng để phát triển kinh tế - xã hội
Trang 152.1.2 Bản chất công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và bố trí táiđịnh cư
Nước ta hiện nay đang ở trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước thì công tác GPMB, bồi thường và bố trí TĐC là một phần không thể xemnhẹ của nội dung phát triển bởi vì nó là điều kiện tiên quyết để triền khai các dựán góp phần chỉnh trang lại đô thị xây dựng đất nước Tuy nhiên, để thực hiệntốt công việc này đòi hỏi phải tổ chức công tác GPMB, bồi thường một cáchchặt chẽ, hợp lý, khoa học nhằm đảm bảo được tính công bằng, hợp lý, hài hoàgiữa lợi ích của nhà nước và người bị thu hồi đất, tạo mọi điều kiện cho người bịthu hồi đất sớm ổn định đời sống sinh hoạt và sản xuất tại nơi ở mới Bên cạnhđó phải đảm bảo sao cho mức sống của họ tại nơi ở mới phải cao hơn hoặcngang bằng nơi ở trước kia chưa bị giải tỏa, chưa bị thu hồi đất Khi ấy mới cóthể hạn chế được tình trạng khiếu nại, khiếu kiện của người bị ảnh hưởng, giúpcho công tác GPMB nhanh hơn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án được tốt hơn
2.1.3 Đặc điểm của công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và bốtrí tái định cư
Quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng mang tính đa dạng, phức tạp vàrất nhạy cảm:
- Tính đa dạng
Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tựnhiên, kinh tế, xã hội và trình độ dân trí nhất định Đối với khu vực nội thành,mật độ dân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn dẫnđến quá trình giải phóng mặt dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạtđộng sản xuất đa dạng: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại quátrình GPMB cũng có đặc trưng riêng của nó Còn đối với khu vực ngoại thành,khu vực nông thôn hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cư là sản xuất nôngnghiệp, đời sống phụ thuộc chính vào nông nghiệp do đó GPMB cũng được tiếnhành với đặc điểm riêng biệt.[5]
- Tính phức tạp
Công tác bồi thường, GPMB, bồi thường và bố trí TĐC mang tính phức tạpdo trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, GPMB và bố trí tái định cưphải áp dụng nhiều văn bản pháp luật, phải thông qua nhiều cấp, ban ngành đểkiểm tra, thẩm định, phê duyệt, gặp khó khăn phức tạp trong việc xác định đốitượng, điều kiện được bồi thường vì do nguồn gốc hình thành đất đai khác nhau,giấy tờ về nguồn sử dụng đất còn thiếu, chưa chính xác.[7]
Trang 16Trong quá trình phát triển của nền kinh tế làm cho giá đất ngày càng tăng,giá cả trên thị trường không ngừng biến động và giá bồi thường ở mỗi thời điểmlà khác nhau Bên cạnh đó dân số ngày càng tăng nên nhu cầu đất cần cho sựphát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đường xá tăng lên, buộc nhà nước phảithu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển đó Trong khi đó, trình độ dân trícủa người dân ở một số vùng còn thấp nền quá trình GPMB ở những vùng đó rấtphức tạp Mặt khác, cây trồng và vật nuôi cũng đa dạng không tập trung thốngnhất một loại cây trồng, vật nuôi nhất định nên rất khó khăn cho công tác địnhgiá bồi thường cho người dân
- Tính nhạy cảm
Công tác GPMB, bồi thường, hỗ trợ và bố trí TĐC liên quan trực tiếp đếnquyền lợi của nhiều bên, đó là: nhà nước, người bị thu hồi đất và nhà đầu tư.Trong đó quyền của người bị thu hồi đất phải được đặt lên hàng đầu Người bịthu hồi đất phải chịu nhiều thiệt thòi, họ phải chấp nhận đến nơi ở mới làm chocuộc sống, công việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đòi hỏi phải có thời gian đểthích nghi với nơi ở mới Bên cạnh đó họ phải chấp nhận nhiều thiệt thòi đểcông tác GPMB được tiến hành một cách nhanh hơn, thuận lợi hơn vì mục tiêuphát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và đất nước nói chung Vìvậy, nếu công tác GPMB, bồi thường và bố trí TĐC thực hiện không tốt, côngbằng không có, kiểm định áp giá sai sẽ dẫn đến việc khiếu nại, khiếu kiện kéodài Vấn đề nhạy cảm là làm sao đó cơ quan nhà nước phải quan tâm, xử lý linhhoạt và khéo léo thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn thậtđầy đủ, cụ thể để cơ quan chuyên môn dễ dàng trong việc tổ chức thực hiện, hạnchế những sai sót xảy ra Có như vậy mới tạo được niềm tin trong nhân dân,công tác GPMB, bồi thường và bố trí TĐC diễn ra thuận lợi đẩy nhanh tiến độcác dự án góp phần phát triển chung của đất nước
2.1.4 Chính sách giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái địnhcư của một số nước trên thế giới
2.1.4.1 Trung Quốc
Do đất đai thuộc sở hữu nhà nước nên ở Trung Quốc không có chính sáchbồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất, kể cả đất nông nghiệp Tuy nhiên,tuỳ trường hợp cụ thể, nhà nước sẽ cấp đất mới cho các chủ sử dụng bị thu hồiđất, nhà nước chỉ bồi thường cho các công trình gắn liền với đất khi thu hồi đấtcủa các chủ sử dụng
Trang 17Về phương thức bồi thường, nhà nước thông báo cho người sử dụng đấtbiết trước việc họ sẽ bị thu hồi đất trong thời hạn một năm Người dân có quyềnlựa chọn các hình thức bồi thường, bằng tiền hoặc bằng nhà tại khu ở mới Giábồi thường được xác định theo giá thị trường được quy định cho từng khu vựcvà chất lượng nhà, trên cơ sở điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, được nhà nướctác động điều chỉnh tại thị trường đó Đối với các dự án phải bồi thường GPMB,kế hoạch TĐC chi tiết được chuẩn bị trước khi thông qua dự án cùng với việcdàn xếp kinh tế, khôi phục cho từng địa phương, từng hộ gia đình và từng ngườibị ảnh hưởng.[4]
2.1.4.2 Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, vào những năm 70 của thế kỷ trước, trước tình trạng di dờidân ồ ạt từ các vùng nông thôn vào thành thị, thủ đô Xê-un đã phải đối mặt vớitình trạng thiếu đất trầm trọng trong thành phố Để giải quyết nhà ở cho dân nhậpcư, chính quyền thành phố phải tiến hành thu hồi đất của nông dân vùng phụ cận.Việc bồi thường được thực hiện thông qua các công cụ chính sách như hỗ trợ tàichính, cho quyền mua căn hộ do thành phố quản lý và chính sách tái định cư
Các hộ bị thu hồi đất có quyền mua hoặc nhận căn hộ do thành phố quảnlý, được xây tại khu đất được thu hồi có bán kính cách Xê-un khoảng 5 km.[5]
2.1.4.3 Nhật Bản
Theo phân tích môi trường (TIBIC) thì việc giải tỏa được chia thành haicấp độ dự án và quốc gia Ở cấp độ dự án thì việc thực hiện tuyên truyền thôngbáo công khai Sau đó lấy ý kiến của những người ảnh hưởng ngay từ đầu, có kếhoạch khôi phục cuộc sống và trình bày rõ ràng cho họ hiểu Tạo điều kiện chonhững người bị di dời đưa ý kiến vào các kế hoạch Có cơ chế giải quyết các vấnđề với sự tham gia của các bên trong suốt thời gian thực hiện dự án Ở cấp độquốc gia thì ban hành khuôn khổ pháp lý cung cấp một cách thống nhất hướngdẫn cho từng dự án Vai trò của cơ quan bố trí TĐC, đặc biệt là chính quyền địaphương rất quan trọng
2.1.5 Chính sách giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái địnhcư của Việt Nam
2.1.5.1 Trước khi có Luật đất đai 1993
Luật đất đai năm 1998 ra đời dựa trên qui định đất đai thuộc sở hữu toàndân do Nhà nước thống nhất quản lý Tại khoản 4 Điều 48 quy định: ‘‘Bồithường thiệt hại thực tế cho người đang sử dụng đất bị thu hồi để giao cho mình,
Trang 18bồi thường thành quả lao động và kết quả đầu tư đã làm tăng giá trị của đất đótheo quy định của pháp luật”.
Hiến pháp 1992 ra đời là bước ngoặt quan trọng trong việc xây dựng chính sáchpháp luật đất đai nói chung và chính sách bồi thường, GPMB nói riêng.[4]
2.1.5.2 Thời kì 1993 đến 2003
Trên cơ sở Hiến pháp 1992, Luật đất đai 1993 được Quốc hội thông qua vàcó hiệu lực 15/10/1993 Với những quy định ‘‘Đất có giá” và người sử dụng cócác quyền và nghĩa vụ, đây là sự đổi mới có ý nghĩa rất quan trọng đối với côngtác bồi thường, GPMB của luật đất đai năm 1993
Những quy định về bồi thường, GPMB của Luật đất đai năm 1993 đã dạtđược những thành tựu quan trọng trong những giai đoạn đầu thực hiện, nhưngcàng về sau do sự phát triển của kinh tế - xã hội, nó làm mất đi dần vai trò độnglực phát triển Để cụ thể hóa các quy định của Luật đất đai 1993 thì Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai 2011 ra đời Bên cạnh đó nhiều Nghịđịnh, thông tư được ban hành nhằm qui định, hỗ trợ việc thực thi các chính sáchliên quan đến việc thực hiện chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.[4]
- Nghị định số 90/CP ngày 17/09/1994 của Chính phủ quy định về việc bồithường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốcphòng, lọi ích quốc gia, lợi ích công cộng
- Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 ban hành khung giá các loại đất.- Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc bồithường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng,an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; thay thế Nghị định 90/CP
2.1.5.3 Thời kì từ khi có Luật đất đai năm 2003
Luật đất đai năm 2003, là một bước tiến lớn trong việc quả lý sử dụng đấtcủa Nhà nước liên quan đến công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái địnhcư Luật đã xác định rõ và quy định cụ thể những trường hợp mà Nhà nước phảithu hồi đất nhằm khắc phục, loại bỏ những trường hợp thu hồi đất làm ảnhhưởng đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất, đồng thời khắc phục mộtcách có hiệu quả những trường hợp thu hồi đất mà không đưa vào sử dụng, gâylãng phí, tạo nên dư luận xấu trong xã hội
Điểm nổi bậc là luật quy định cụ thể và đầy đủ từ việc thu hồi đất, bồi thường,hỗ trợ và tái định cư đảm bảo một cách công khai, minh bạch và quyền lợi củangười có đất thu hồi hồi; đồng thời khắc phục và điều tiết một cách hài hòa loại ích
Trang 19giữa Nhà nước là chủ sở hữu về đất đai, người sử dụng đất và nhà đầu tư Luậtcũng đảm bảo quyền và lợi ích của những người sử dụng đất hợp pháp được cấpgiấy chứng nhận và bảo đảm thực hiện các quyền của người sử dụng đất Đồng thờikhắc phục một cách cơ bản những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất với việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước đảm bảo sự bình đẳnggiữa những người sử dụng đất và ổn định chính trị xã hội.
Để thực thi pháp luật đất đai 2003, Nhà nước đã ban hành hệ thống các vănbản pháp luật liên quan đến công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái địnhcư, cụ thể như sau:
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việchướng dẫn thi hành luật đất đai 2003
- Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phươngpháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
- Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định bồithường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
- Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về sử đổi, bổsung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 củaChính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
Văn bản pháp quy điển hình cho công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư khi thực hiện luật đất đai năm 2003 là Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày25/5/2007 của Chính phủ về quy định bổ sung việc cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗtrợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai và Nghịđịnh 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quyhoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
2.1.5.4 Nhận xét chung
Cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước, các quy định của pháp luật vềGPMB, bồi thường, hỗ trợ và bố trí TĐC xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và điềuchỉnh ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu thực tế cũng như yêu cầu của các quyluật kinh tế Các chính sách đó đã có tác dụng tích cực trong việc đảm bảo cân đốicho sự phát triển, khuyến khích được đầu tư và giữ được nguyên tắc công bằng
Trang 20Các chính sách bồi thường, hỗ trợ và bố trí TĐC khi nhà nước thu hồi đấttrong những năm gần đây đã có nhiều điểm đổi mới thể hiện chính sách quan tâm,chăm lo, tạo mọi điều kiện về vật chất cũng như tinh thần cho người bị thu hồi đất.
2.2 Cơ sở thực tiễn của công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ vàbố trí tái định cư
2.2.1 Thực trạng công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và bố trítái định cư ở nước ta
Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta còn nhiều yếukém và thiếu chặt chẽ, nhiều vướng mắc, còn tồn đọng khá dai dẳng và khônggiải quyết được đã gây cản trở lớn cho công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ,tái định cư Không ít các trường hợp Nhà nước phải mặc nhiên công nhận quyềnsử dụng đất của các chủ sử dụng đất không có chứng thư pháp lý, vi phạm phápluật về đất đai Tình trạng tranh chấp đất đai, khiếu kiện trong nhân dân dokhông có giấy tờ hợp pháp hay hợp lệ, vì một số quyết định sai chính sách trongthời gian qua Vì vậy, việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai,nâng cao năng lực thể chế, ổn định pháp chế trong xã hội là những nội dungquan trọng và cần thiết nhằm giải quyết tốt các mối quan hệ đất đai Đồng thời,nó còn tác động rất lớn đối với việc thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường,hỗ trợ và tái định cư trong giai đoạn hiện nay
2.2.2 Ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường và bố trí táiđịnh cư đến kinh tế- xã hội
Đất nước đang có những bước phát triển toàn diện về kinh tế, an ninh, quốcphòng Sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã và đang đạt được nhữngthành tựu quan trọng làm cho bộ mặt đất nước từ thành thị đến nông thôn thayđổi từng ngày, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, cơ sở hạ tầng kinhtế - xã hội nhanh chóng được cải thiện Để đạt được những bước phát triển đócông tác bồi thường, hỗ trợ và bố trí TĐC đóng vai trò rất quan trọng
Trong những năm qua, công tác bồi thường, hỗ trợ và bố trí TĐC diễn rakhá mạnh mẽ đã tác động trực tiếp đến cả ba lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hộicủa mỗi địa phương Thông qua công tác bồi thường, hỗ trợ và bố trí TĐC sẽ mởrộng không gian đô thị, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạonguồn thu cho ngân sách địa phương và giải quyết việc làm cho người lao động.Từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương
Trang 21Bên cạch đó, công tác bồi thường, hỗ trợ và bố trí TĐC đã làm thay đổitoàn bộ đời sống kinh tế của người dân, các đặc trưng về văn hóa, hệ sinh tháicũng bị ảnh hưởng Trước áp lực ngày càng nhiều dự án gây tác động lớn về mặtxã hội, môi trường, con người và hàng loạt các tệ nạn, tiêu cực xã hội phát sinh.Điều này không chỉ ảnh hưởng đến ổn định, công bằng xã hội mà còn ảnh hưởngđến sự phát triển của kinh tế địa phương.
Công tác bồi thường, hỗ trợ và bố trí TĐC góp phần phát triển kinh tế - xãhội Nó là một nội dung quan trọng, là yếu tố quyết định môi trường đầu tư, thuhút nguồn vốn các dự án đầu tư, nên góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội pháttriển, nâng cao đời sống của nhân dân Trong quá trình thực hiện công nghiệphóa -hiện đại hóa phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đều gắn liền với sự pháttriển cơ sở hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế, du lịch thươngmại, dịch vụ tập trung, phát triển đô thị… thì việc thu hồi đất, bồi thường luônđược đặt ra như là một yếu tố có tính quy luật Chính vì vậy, thực hiện tốt côngtác bồi thường, hỗ trợ và bố trí TĐC là góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội củađất nước phát triển Đồng thời, nó cũng góp phần nâng cao đời sống của nhândân Đại bộ phận nhân dân từ lao động nông, lâm, ngư nghiệp có thu nhập thấpchuyển sang lao động công nghiệp, dịch vụ có thu nhập cao, đời sống văn hóatinh thần từng bước được nâng cao và mở rộng
Bồi thường, hỗ trợ và bố trí TĐC góp phần đẩy nhanh quy hoạch, kế hoạchsử dụng đất, phát triển đô thị Thông qua việc thu hồi đất triển khai xây dựng cácdự án kinh tế - xã hội, thực hiện tốt công tác bồi thường sẽ thúc đẩy nhanh việcthực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương Bồi thường, hỗ trợvà bố trí TĐC kịp thời đóng vai trò quyết định đến hiệu quả sử dụng đất của cácdự án, khai thác được nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai không bị lãng phí
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực thì công tác bồi thường, hỗtrợ và bố trí TĐC cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết Vấn đề đảm bảo nơiTĐC ổn định cho người bị thu hồi đất sau khi di dời nhiều nơi chưa thực hiệntốt Hệ thống cơ sở hạ tầng tại khu TĐC bao gồm hệ thống đường giao thông,điện và nước phục vụ sinh hoạt chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân Đàotạo nghề cho lao động địa phương bị mất đất sản xuất nông nghiệp chưa đượctiến hành kịp thời Nó đòi hỏi các cơ quan thực thi công tác bồi thường, hỗ trợvà bố trí TĐC không ngừng nổ lực tìm ra các giải pháp để giải quyết những tồntại nói trên, đem lại hiệu quả cho nền kinh tế - xã hội
Vì vậy, công tác bồi thường, hỗ trợ và bố trí TĐC phải được tiến hành đồngthời với việc thiết lập kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội nhằm đảm bảo đời sốngcủa người dân trong vùng giải tỏa ổn định lâu dài và bền vững
Trang 222.2.3 Thực trạng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợvà bố trí tái định cư ở thành phố Nha Trang
Trước khi luật đất đai năm 2013, có hiệu lực thi hành vào ngày 01/7/2014thì công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành phốNha Trang được thực hiện theo các quy định của Luật đất đai năm 2003, các vănbản nghị định, thông tư của chính phủ và các văn bản quy phạm của UBND tỉnhKhánh Hòa liên quan đến công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cưphù hợp với địa phương Do đó, khi thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường,hỗ trợ, tái định cư phải căn cứ theo quá nhiều văn bản quy phạm pháp luật củanhiều cơ quan ban hành, dẫn đến sự chồng chéo giữa các quy định; đặc biệt làkhi Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sungvề quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cưthì đã thay đổi, hủy bỏ một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày25/5/2007 của Chính phủ về quy định bổ sung việc cấp giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồithường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại vềđất đai Điều này đã gây những khó khăn không nhỏ cho chính quyền địaphương khi triển khai thực hiện
Hiện nay, Luật đất đai 2013 đã có hiệu lực thi hành Điểm mạnh của luật làđã đưa một số nội dung liên quan đến công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ,tái định cư vào trong luật; đồng thời hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành luậtđã cụ thể và trong luật cũng quy định rõ một số nội dung yêu cầu UBND tỉnhphải ban hành thực hiện cho phù hợp với quy định tại mỗi tỉnh, đây là một yếutố thuận lợi trong việc triển khai thi hành luật Trên cơ sở đó vừa qua UBNDtỉnh Khánh Hòa đã ban hành một số văn bản pháp luật theo thẩm quyền về côngtác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
- Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 21/12/2014 của UBND tỉnhKhánh Hòa ban hành quy định chi tiết một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- Quyết định số 30/2014/QĐ-UBND ngày 21/12/2014 của UBND tỉnhKhánh Hòa về việc ban hành quy định giá các loại đất năm 2015 ổn định 5 năm2015-2019 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- Quyết định số 28/2014/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 của UBND tỉnh KhánhHòa về việc quy định bảng giá xây dựng mới các loại công trình, vật kiến trúc vàchi phí đền bù, hỗ trợ một số công trình trên đất tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Trang 23Khó khăn hiện nay trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái địnhcư trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa: Đây là giai đoạn đầutrong việc thực thi các quy định theo luật đất đai 2013; do đó, cần có thời giantiếp cận các văn bản pháp luật; mặc dù UBND tỉnh đã có nhiều lần tổ chức tậphuấn về luật đất đai cũng như các văn bản quy định thực hiện pháp luật Tuynhiên, để có thể triển khai thực hiện luật một cách sâu rộng thì cần có thời gian.Do vậy, hiện nay một số dự án trên địa bàn thành phố Nha Trang rất khó để triểnkhai và chậm tiến độ thực hiện
Vướng mắc lớn nhất có thể nói đó là việc xác định giá đất cụ thể trong việcxác định giá bồi thường về đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị ảnhhưởng thu hồi đất, với nguyên nhân: Cán bộ định giá đất hiện nay còn thiếu vàyếu, chủ yếu tập trung tại các sàn bất động sản, sở Tài chính Do đliên ó cần cóbiện pháp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ định giá đất của sở Tàinguyên và Môi trường
Ngoài ra, hiện nay việc xác định giá trị còn lại của công trình, vật kiến trúctrên đất thu hồi cũng là một bài toán nang giải: Trước đây việc xác định tỷ lệ chấtlượng còn lại trên đất thu hồi được thực hiện theo Thông tư liên bộ số 13/LB-TTngày 18/8/1994 của bộ Xây dựng - Tài chính - Ban vật giá chính phủ về hướngdẫn phương pháp xác định giá trị còn lại của nhà ở trong bán nhà ở thuộc sở hữunhà nước cho người đang thuê Đây là văn bản pháp luật củ và không sát với nộidung bồi thường Mặc dù hiện nay, việc xác định tỷ lệ chất lượng còn lại đã đượcquy định cụ thể tại luật đất đai năm 2013 và Nghị định 47/2014/NĐ-CP củaChính phủ; tuy nhiên ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụthể hướng dẫn cách tính cụ thể để địa phương áp dụng khi xác định giá trị còn lạicủa công trình, vật kiến trúc cho một số dự án đang triển khai
Do đó, để công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được triểnkhai nhanh chóng và đạt hiệu quả cao trên địa bàn thành phố Nha Trang tronggiai đoạn hiện nay thì cần có những biện pháp nâng cao trình độ chuyên môncho cán bộ địa chính và quy định pháp luật cụ thể để thực thi một số điều luật
Trang 24PHẦN 3ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN
CỨU3.1 Đối tượng nghiên cứu.
- Công tác GPMB, bồi thường, hỗ trợ và bố trí TĐC của hai dự án trên địabàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
- Các chính sách, nghị định, thông tư, công văn và các văn bản có liên quanđến công tác GPMB, bồi thường, hỗ trợ và bố trí TĐC của hai dự án trên địa bànthành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
- Phạm vi số liệu: Số liệu nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2014
- Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu đề tài từ ngày 05/01/2015 đến
ngày 08/05/2015
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
a) Số liệu thứ cấp
Tiếp cận cơ quan quản lý nhà nước về đất đai để thu thập các thông tin cơbản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Nha Trang, đồng thờitìm hiểu các thông tin về công tác bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư trênđịa bàn thành phố
Trang 25b) Số liệu sơ cấp
* Phương pháp quan sát:
Tiến hành quan sát các cán bộ chuyên môn chuyên ngành GPMB, thống kêtài sản được bồi thường ( đếm số lượng cây…), làm công tác dân vận, giải quyếtmâu thuẫn và các phản hồi từ phía dân Đông thời ghi lại các hình ảnh diễn ra tạicác dự án trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Tìm hiểu nguyên nhân trong công tác bồi thường thiệt hại bằng cách phỏngvấn trực tiếp thông qua phiếu điều tra đối vói các hộ dân bị ảnh hưởng
Đối với các chuyên gia trong ngành thì sử dụng những câu hỏi mởĐối với người dân thì sử dụng bảng hỏi với 15 câu hỏi,trong đó có kèmtheo những câu hỏi mở
Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 50/335 hộ trên dự án 1 và 30/113 hộ trên dựán 2 trên địa bàn thành phố Nha Trang
3.3.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu
Trên cơ sở số liệu điều tra thu thập được, tiến hành rà soát lại các thông tinđó để xử lý, phân tích, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế Qua đó đánh giá,nhận xét vấn đề một cách cụ thể và rõ ràng
3.3.3 Phương pháp chuyên gia
Trao đổi với các chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác giải phóng mặtbằng, bồi thường, hỗ trợ và bố trí TĐC để tìm ra nguyên nhân cũng như các giảipháp và khó khăn trong thực tế
3.4 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu, đánh giá điều kiện tự nhiên, KT - XH ảnh hưởng đến công tácgiải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư
- Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai của thành phố Nha Trang.- Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng công tác giải phóng mặt bằng, bồithường, hỗ trợ và bố trí tái định cư trên địa bàn thành phố Nha Trang
- Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và bố trí táiđịnh cư trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong giải phóng mặt
Trang 26bằng, bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư.
PHẦN 4KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN4.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Nha Trang
4.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên
Nha Trang có một vị trí đặc biệt quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội vàan ninh quốc phòng; có bờ biển dài là trung tâm du lịch của tỉnh và cả nước
Trang 27Hình 4.1 Sơ đồ hành chính thành phố Nha Trang
Trang 284.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình Nha Trang khá phức tạp, có vùng đồng bằng là khu vực nội thành;vùng đồi núi chủ yếu nằm ở hai đầu Bắc – Nam và phía Tây thành phố, vùngngoài biển phía Đông thành phố có nhiều đảo lớn nhỏ
Nha Trang có độ cao từ 0 m đến 900 m so với mặt nước biển, trong đó cónhững đỉnh núi cao như núi Hòn Thơm (Vĩnh Ngọc) có độ cao 224 m, núi HònMặt (Phước Đồng) có độ cao 566 m, Hòn Rớ (Phước Đồng) có độ cao 338 m,Hòn Xanh (Phước Đồng) có độ cao 900m, Hòn Ngang (Vĩnh Hoà) có độ cao320 m, Hòn Chùa (Vĩnh Phương) có độ cao 663 m và Hòn Chỏng Gọng (VĩnhLương) có độ cao 637 m
4.1.1.3 Điều kiện khí hậu
Thành phố Nha Trang thuộc tiểu vùng khí hậu II.2.2 của tỉnh Khánh Hòa(tiểu vùng khí hậu Diên Khánh – Nha Trang) Đậy là tiểu vùng khí hậu có chếđộ thời tiết ôn hòa nhất trong vùng khí hậu đồng bằng và ven biển tỉnh KhánhHòa Nha Trang chịu sự chi phối chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa có ảnhhưởng khí hậu Đại dương
Những đặc trưng chủ yếu về khí hậu Nha Trang là: nhiệt độ cao đều quanhnăm (250 C - 260 C), tổng tích ôn lớn (> 9.5000 C), mưa phân mùa khá rõ ràng(mùa mưa và mùa khô) và ít bị ảnh hưởng của bão So với các tỉnh Duyên hảiNam Trung Bộ, Nha Trang là vùng có điều kiện khí hậu thời tiết khá thuận lợiđể phát triển du lịch, nghỉ dưỡng
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 26,30C:+ Nhiệt độ trung bình cao nhất vào các tháng 5, 6, 7 và 8.+ Nhiệt độ cao tuyệt đối năm: 37,40C
+ Nhiệt độ tối thấp vào các tháng 12, tháng 1 và 2 năm sau (15,8oC).+ Tổng nhiệt độ năm khoảng 9.600 - 9.7000C và ít biển đổi
- Nắng: Ở Nha Trang, tổng số giờ nắng trung bình một năm là 2.570 giờ,trung bình một tháng có 214 giờ nắng Về mùa khô, số giờ nắng cao hơn mùamưa, trung bình từ 220 – 280 giờ, mỗi ngày trung bình có từ 7 – 9 giờ nắng Vàomùa mưa, hàng tháng trung bình có từ 150 – 210 giờ nắng, mỗi ngày có trungbình 5 – 7 giờ nắng
- Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 79% Tháng có độ ẩm cao nhấtlà tháng 10 với 83%, độ ẩm thấp nhất trong năm là 33 %
Trang 29- Lượng bốc hơi trung bình năm ở Nha Trang là 1.431 mm/ năm - Lượng mưa trung bình năm 1.356 mm Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 vàkết thúc vào tháng 12, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm (1.025mm) Khoảng 10 – 20 % số năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 7, 8 hoặc kết thúcsớm vào tháng 11
4.1.1.4 Thủy văn
a Sông, suối
Sông Cái Nha Trang là nguồn cung cấp nước chủ yếu đối với nông nghiệp,lâm nghiệp (của các huyện Diên Khánh và Khánh Vĩnh), công nghiệp, du lịch,dịch vụ, nuôi trồng thuỷ sản và sinh hoạt (của thành phố Nha Trang)
Đoạn hạ lưu thuộc địa phận TP Nha Trang có chiều dài khoảng 10 km,
chảy qua các xã Vĩnh Thái, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Ngọc, phường Ngọc Hiệp, VạnThắng, Vạn Thạnh, Vĩnh Thọ, Xương Huân, Vĩnh Phước và đổ ra biển
+ Lưu lượng nước bình quân: Qo = 55,70 m3/s.+ Lưu lượng nước mùa kiệt: Qk = 7,32 m3/s.- Sông Quán Trường: Có chiều dài 15 km, chảy qua địa phận các xã VĩnhTrung, Vĩnh Thái và Phước Đồng Sông được chia thành 2 nhánh, nhánh phíaĐông có chiều dài 9 km (nhánh chính) và nhánh phía Tây (nhánh phụ) có chiềudài 6 km
+ Lưu lượng nước bình quân: Qo = 20,40 m3/s.+ Lưu lượng nước mùa kiệt: Qk = 2,90 m3/s
b Biển và thuỷ triều
- Thuỷ triều: thuộc dạng nhật triều không đều, biên độ nhật triều trung bìnhlớn nhất từ 1,4 - 3,4 m
- Độ mặn: Biến thiên theo mùa từ 1 - 3,6%.- Độ pH nước: vùng cửa sông và đầm có độ pH thay đổi từ 7,5 - 6,6.- Mức nước biển dâng trung bình 1,28 m
4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên
a Tài nguyên đất
Theo kết quả Điều tra, bổ sung bản đồ đất tỉnh Khánh Hoà (Viện Quyhoạch & TKNN thực hiện năm 2005), Tp Nha Trang có những nhóm đất sau:
Trang 30- Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát ven biển: Diện tích 1.423 ha, chiếm5,63% tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xã Vĩnh Lương và PhướcĐồng.
- Nhóm đất mặn: Diện tích 1.678 ha, chiếm 6,64% tổng diện tích tự nhiên,phân bố chủ yếu ở xã Vĩnh Lương, Vĩnh Thái, phường Phước Long, Phước Hải
- Nhóm đất phèn: diện tích có 578 ha, chiếm 2,29 % diện tích tự nhiên toànthành phố
Đất phèn tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Thái và Vĩnh Hiệp.- Nhóm đất phù sa: diện tích có 1.416 ha, chiếm 5,60 % diện tích tự nhiêntoàn thành phố, trong đó:
+ Đất phù sa không được bồi, chua có diện tích 190 ha.+ Đất phù sa có tầng gley có diện tích 943 ha
+ Đất phù sa ngòi suối có diện tích 283 ha.Đất phù sa phân bố chủ yếu ven sông Cái Nha Trang và các sông suối khác,tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Thạnh, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Trung, Vĩnh Phương
- Nhóm đất xám bạc màu có diện tích 1.518 ha, chiếm 6,0 % diện tích tựnhiên toàn thành phố và phân bố chủ yếu ở khu vực xã Phước Đồng
- Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 16.936,43 ha, chiếm 67,05 % diện tích tựnhiên toàn thành phố Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi, đất có tầngdày mỏng, độ dốc lớn, thảm thực vật chủ yếu là cây bụi xen gỗ rải rác
- Nhóm đất thung lũng dốc tụ có diện tích 84 ha, chiếm 0,33 % diện tích tựnhiên toàn thành phố
- Đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 708,26 ha, chiếm 2,80 % diện tích tựnhiên toàn thành phố
- Các loại đất khác có diện tích 591,58 ha
b Tài nguyên nước
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất,nước biển Tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước mặt nói riêng là mộttrong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổhay một quốc gia
Sông Cái Nha Trang (còn gọi là sông Thác Ngựa ở phần thượng lưu) là
con sông lớn nhất tỉnh Khánh Hoà với diện tích lưu vực 2.000 km2 Sông có
Trang 31chiều dài 75 km, với hệ số uốn khúc 1,4, hệ số hình dạng 0,3, độ dốc sông3,7%o, mật độ lưới sông 0,8 km/km2 Sông bắt nguồn từ đỉnh Chư Tgo cao 1.475m, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, khi đến Buôn Trai thì đổi sanghướng Tây – Đông là hướng chảy chủ yếu suốt chặng đường còn lại.
Theo báo cáo, tổng trữ lượng nước ngầm được phép khai thác là 29.874 m3/ngày-đêm, lưu lượng đang khai thác là 23.050 m3/ngày-đêm và trữ lượng còn lạicho phép khai thác là 6.824 m3/ngày-đêm
c Tài nguyên rừng
Nha Trang có 2.768,07 ha đất lâm nghiệp, trong đó phần lớn là rừng sảnxuất 2.502,36 ha, chiếm khoảng 90,4% diện tích đất lâm nghiệp; đất rừng phònghộ 265,71 ha, chiếm 9,6% Diện tích đất có rừng giàu, trữ lượng lớn hiện naykhông còn mà chủ yếu là rừng non, rừng nghèo kiệt; đất trống đồi núi trọc cònnhiều, cần tích cực trồng rừng mới và khoanh nuôi tái sinh rừng để tăng độ chephủ rừng Ngoài ra còn có các khu nhà-vườn ở khu vực ngoại thành tham giavào hoạt động du lịch sinh thái nông nghiệp, góp phần cải thiện môi trường sinhthái và cảnh quan độc đáo của thành phố
d Tài nguyên khoáng sản
Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh
Khánh Hòa, trên địa bàn TP Nha Trang hiện nay có một số loại khoáng sản sau:
Nguyên liệu thạch anh quang áp: điểm thạch anh quang áp Hòn Sạn (N
0120) thuộc phường Vĩnh Hải, TP Nha Trang, phân bố trên bề mặt phong hóađá xâm nhập phức hệ Cà Ná (G/K2cn).Ngoài ra còn phát hiện được ở một số
điểm khác như Hòn Tre
Mỏ andesit Hòn Thị (N0156): thuộc xã Phước Đồng, TP Nha Trang Mỏnằm ở sườn đông núi Hòn Thị, có đỉnh cao nhất là 226 m, phân bố đá phun tràocủa hệ tầng Nha Trang Đá có màu xám đen, xám xanh, cứng chắc, cấu tạo khối,kiến trúc porphir Lớp vỏ phong hóa triệt để dày 15 m, trung bình 3,5 m
Mỏ nước khoáng Vĩnh Phương (N0105):
Vị trí: thôn Đắc Lộc, xã Vĩnh Phương, thành phố Nha Trang Từ nhà máysợi Nha Trang theo quốc lộ IA đi về phía Cam Ranh khoảng 2 km, lỗ khoan nằmsát bên trái đường, gần chân cầu Đắc Lộc
e Tài nguyên biển
Vịnh Nha Trang là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới, có diện
Trang 32tích khoảng 507 km2 Chiều dài bờ biển từ Vĩnh Lương đến mũi Cù Hin khoảng30 km Vịnh Nha Trang là vùng biển hở tiếp giáp với đại dương, hệ thống độnglực dòng chảy tốt giúp cho nước luôn được trao đổi, tự làm sạch, ít bị ô nhiễm.Tài nguyên biển Nha Trang mang nhiều giá trị kinh tế cho phép phát triển tổnghợp kinh tế biển: có tiềm năng to lớn về du lịch biển - đảo; công nghiệp gắn vớibiển, cảng biển; đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản và bảo tồn sinh thái biển.
- Biển Nha Trang có tiềm năng lớn về đánh bắt thuỷ hải sản với nhiều loạithủy hải sản quý như cá thu, cá mú, cá chẽm, tôm hùm, tôm sú, cua biển, cángựa, mực Mặt nước rộng lớn và điều kiện khí hậu, môi trường thuận lợi củabiển Nha Trang rất phù hợp với nuôi trồng nhiều loại thủy hải sản
f Tài nguyên nhân văn
Tài nguyên du lịch biển - đảo: Vịnh Nha Trang được công nhận là một
trong những vịnh đẹp nhất thế giới, có hệ sinh thái biển rất đa dạng, trong đó đặcbiệt nổi trội là các rạn san hô Trong vịnh Nha Trang có 19 hòn đảo lớn, nhỏ vớinhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và vùng bảo tồn sinh thái còn khá hoàn chỉnhvà độc đáo của Việt Nam như đảo Hòn Mun là nơi có rạn san hô phong phú vàđa dạng nhất Việt Nam; đảo Hòn Tre có bãi tắm thiên nhiên đẹp vào bậc nhấtViệt Nam, có tuyến cáp treo Vinpearl vượt biển dài nhất khu vực; đảo HònChồng, Hòn Một là những điểm hấp dẫn về du lịch
Tài nguyên du lịch văn hóa - nhân văn: Bên cạnh tài nguyên du lịch
biển-đảo, Nha Trang còn có tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, nhiều di sảnvăn hóa lịch sử quý giá Theo thống kê, thành phố Nha Trang hiện có 131 ditích, trong đó có 9 di tích danh lam thắng cảnh, 1 di tích khảo cổ học, 3 di tíchlưu niệm danh nhân, 13 di tích lưu niệm sự kiện, còn lại là di tích kiến trúc nghệthuật Ngoài ra, còn có một số văn hóa phi vật thể gần đây đã được khai thácnhư lễ hội Tháp Bà, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội xứ Trầm hương, Festival biển Tiềmnăng du lịch Nha Trang cho phép phát triển du lịch trở thành ngành kinh tếmạnh, xây dựng được thương hiệu Nha Trang trên bản đồ du lịch thế giới
g Thực trạng cảnh quan môi trường
Thành phố Nha Trang là một trong những thành phố có cảnh quan phongphú, môi trường sạch sẽ so với cả nước Cũng vì vậy mà Nha Trang trở thànhđiểm du lịch hàng đầu thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước Hiệnnay, thành phố Nha Trang đang từng bước cải thiện môi trường, tạo nên nhữngkhông gian riêng, những cảnh quan đẹp, hấp dẫn thu hút khách du lịch.Đó cũnglà một trong những thế mạnh của thành phố Nha Trang
Trang 334.1.1.6 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
* Tiềm năng, lợi thế:
i) Nha Trang có vị trí địa lý - kinh tế và mối liên hệ vùng thuận lợi: nằmtrên đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia theo hướng Bắc - Nam vàĐông - Tây bao gồm cả đường bộ, đường sắt, cảng biển, gần sân bay quốc tế Làđiểm trung chuyển giữa các loại hình giao thông đối với các tỉnh Tây Nguyên.Lợi thế này tạo nên mối quan hệ liên hệ vùng thuận lợi với các vùng và địaphương trong cả nước, với các nước trong khu vực và thế giới
ii) Là một trong những địa bàn giàu tiềm năng và năng động nhất của tỉnhvà cả nước Nha Trang có địa hình đa dạng, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa - làđịa bàn hội tụ đậm nét các yếu tố nền tảng, điều kiện lý tưởng về cảnh quanthiên nhiên độc đáo và kỳ thú của vịnh - biển - đảo, của núi, sông, vùng ngậpmặn, cảnh quan sinh thái nông nghiệp trù phú…
iii) Có hệ thống hạ tầng đô thị khá hoàn chỉnh, cơ sở vật chất dịch vụ dulịch tương đối phát triển Cơ sở hạ tầng du lịch, thương mại, dịch vụ tương đốiphát triển Nha Trang còn có cơ sở vật chất của một trung tâm nghiên cứu khoahọc kỹ thuật và đào tạo chuyên nghiệp
Trang 34iv) Có truyền thống của đô thị du lịch, tạo được cảnh quan, môi trường dulịch sạch đẹp, trong lành, có truyền thống văn hoá, lịch sử lâu đời; có môi trườngkhá trong sạch, con người hiền hòa, nhã nhặn; tạo được ấn tượng, cảm giácthanh bình và sự hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước
v) Là địa bàn tập trung đông nguồn nhân lực với tỷ lệ được đào tạo cao hơnso với các địa bàn khác trong tỉnh; có truyền thống văn hoá, lịch sử lâu đời,phong phú Người dân thành phố hiền hoà, thân thiện, tự hào về thành phố
vi) Công tác quản lý xây dựng đô thị tương đối nền nếp, chặt chẽ Có sựquan tâm và quyết tâm cao của các cấp lãnh đạo Tỉnh và Thành phố về xây dựngNha Trang thành thành phố du lịch văn minh, hiện đại và hiệu quả thông qua cácchương trình phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị
* Hạn chế, khó khăn:
i) Kinh tế phát triển khá nhanh nhưng còn chưa tương xứng với tiềm năngvà yêu cầu phát triển của Thành phố Chất lượng dịch vụ du lịch và môi trườngdu lịch chưa cao, đặc biệt ở những không gian công cộng quan trọng
ii) Động lực phát triển đô thị chưa thể hiện rõ nét Còn thiếu các công trình,dự án có quy mô mang biểu trưng cho thế mạnh của các ngành kinh tế động lựccủa thành phố Phát triển đô thị còn quá tập trung vào giải quyết nhà ở, các dựán đô thị triển khai chậm, thiếu các những không gian mở công cộng, khônggian trọng tâm của đô thị Quy mô dân số đô thị trong những năm gần đây gầnnhư không tăng
iii) Kết cấu hạ tầng tuy được đầu tư nhiều nhưng vẫn chưa hoàn toàn đápứng được yêu cầu phát triển Nguồn nước sông Cái dễ bị nhiễm mặn vào mùakhô, nguồn nước ngầm bị hạn chế
iv) Thiếu cơ chế và hành lang pháp lý để có thể quản lý không gian đô thịtriệt để theo quy hoạch
v) Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong thờikỳ mới
vi) Chưa có cơ chế, chính sách đặc thù về tài chính, đầu tư, quản lý đô thịriêng cho thành phố; chưa có cơ chế phối hợp chặt chẽ, mạch lạc giữa thành phốvới các cơ quan chức năng của Tỉnh, với các doanh nghiệp, đơn vị đóng trên địabàn trong việc trao đổi, nắm bắt thông tin, phối hợp giải quyết các vấn đề kinhtế, xã hội trên địa bàn, tương tác hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Trang 354.1.2.1 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Thương mại - Dịch vụ - Du lịch là ngành kinh tế đóng vai trò quan trọngtạo động lực phát triển đô thị và mang lại vị thế đặc biệt cho thành phố NhaTrang Cơ sở hạ tầng du lịch - thương mại - dịch vụ được tập trung đầu tư xâydựng và không ngừng phát triển Đặc biệt các hoạt động du lịch, văn hóa, vuichơi giải trí phát triển đa dạng, phong phú, nhờ đó Nha Trang thu hút ngày càngnhiều du khách trong nước và quốc tế Nha Trang đang vươn lên trở thành trungtâm du lịch biển mang tầm quốc gia, quốc tế Trên địa bàn thành phố đã có17.744 cơ sở kinh doanh cá thể, 1.594 doanh nghiệp tư nhân và 5 doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài Đến nay thành phố có 01 trung tâm thương mại, 03siêu thị, 24 chợ (trong đó có 01 chợ đầu mối thủy sản Nam Trung Bộ)
4.1.2.2 Khu vực kinh tế công nghiệp
Đến nay trên địa bàn thành phố có 1.694 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp, trong đó doanh nghiệp nhà nước là 12 cơ sở, tập thể 06 cơ sở, tư nhânhỗn hợp 400 cơ sở, cá thể 1.269 cơ sở Đặc biệt, khu vực kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài đã có 9 cơ sở và có khả năng phát triển mở rộng trong các năm tới.Thời kỳ 2006-2010, sản xuất công nghiệp tăng bình quân 12-14%/năm Năm2010 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 7.546 tỷ đồng, tăng 10,16%, năm 2011tăng 9,5% so năm 2010
Cơ cấu công nghiệp chủ yếu là các ngành thực phẩm, thuốc lá, dệt may,trang phục, giày da, sản xuất các sản phẩm từ kim loại, mộc gia dụng Côngnghiệp đang có xu hướng chuyển mạnh sang sản xuất xuất khẩu các sản phẩm từmay, thêu, thủy sản, mộc gia dụng, sơn mài Một số sản phẩm phục vụ tiêudùng và xuất khẩu vẫn duy trì được tốc độ tăng cao như thủy sản đông lạnh,dệt may, nước mắm, hàng mỹ nghệ
Chế biến thủy sản là ngành công nghiệp thế mạnh của Nha Trang, tạo ranhiều sản phẩm xuất khẩu và đạt kim ngạch xuất khẩu cao Trên địa bàn thànhphố có 35 xưởng chế biến xuất khẩu, trong đó 18 xưởng chế biến đông lạnh và13 cơ sở chế biến thủy sản khô Về đóng sửa tàu thuyền, ngoài cơ sở quốcdoanh, Nha Trang hiện có 3 hợp tác xã và 4 cơ sở tư nhân đóng sửa tàu thuyềncó khả năng đóng mới tàu có trọng tải 100 tấn phục vụ đánh bắt thủy sản xabờ
4.1.2.3 Khu vực kinh tế nông nghiệp
Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đã có chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vậtnuôi theo hướng tập trung trồng hoa, cây cảnh, rau thực phẩm cao cấp, các loại
Trang 36cây ăn quả đặc sản, các sản phẩm thịt trứng chất lượng cao, tạo được hàng hóaphục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của đô thị và du lịch, đồng thời cải thiện môitrường và làm phong phú cảnh quan đô thị Năm 2010 giá trị sản xuất ngànhnông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 479 tỷ đồng, tăng 3,9% so năm 2009 Cácchương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đã triển khai rộng rãi.
Nông nghiệp: Diện tích gieo trồng lúa năm 2010 đạt 1.448 ha với tổng sản
lượng 8.144 ấn; đã có 90% diện tích lúa 2 vụ đã được sử dụng giống lúa xácnhận, năng suất lúa bình quân đạt 59,0 tạ/ha/vụ Toàn thành phố hiện có trên600 ha diện tích gieo trồng rau, màu các loại, đã chú trọng sản xuất rau an toàn,rau cao cấp Chăn nuôi được khuyến khích phát triển theo chiều sâu, chăn nuôitheo phương pháp công nghiệp
Lâm nghiệp: Công tác bảo vệ rừng được thực hiện hiệu quả Diện tích
rừng tự nhiên và rừng trồng hiện nay là 2.332,7 ha, độ che phủ rừng đạt 9,2%(thời điểm 31/12/2010) Thảm thực vật rừng Nha Trang đang được phục hồixanh trở lại, góp phần tạo phong cảnh Nha Trang ngày càng xanh sạch đẹp Đặcbiệt là trồng phục hồi cây dó trầm, một loài cây đặc sản trên đất Khánh Hòa vàNha Trang
Thuỷ sản: Tổng sản lượng thủy sản năm 2010 đạt 38.926 tấn, trong đó sản
lượng khai thác đạt 38.621 tấn, tăng bình quân 6,4%/năm; sản lượng tôm nuôiđạt 295 tấn Khai thác và đánh bắt xa bờ được khuyến khích đầu tư phát triển.Toàn thành phố hiện có 2.893 tàu thuyền với tổng công suất 166.000 CV, trongđó tàu thuyền có công suất lớn (≥ 90CV) đủ điều kiện khai thác xa bờ có 480chiếc với 85.000CV; tàu nhỏ khai thác ven bờ (≤ 20CV) chiếm tỷ lệ khá cao,gần 1.500 chiếc Diện tích nuôi trồng thủy sản biến động giảm từ 480 ha xuốngcòn 430 ha năm 2010 (do thực hiện các dự án) Nghề nuôi cá lồng trên biểnbước đầu tạo ra hướng đi mới góp phần tăng thu nhập cho ngư dân Đã hoànthành dự án Quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản vịnh Nha Trang tại khu vực 5đảo: Bích Đầm, Đầm Bấy, Vũng Ngán, Hòn Một, Hòn Miếu
4.1.2.4 Khu vực thương mại, dịch vụ, du lịch
Thương mại- Dịch vụ- Du lịch là ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng tạo động lực phát triển đô thị và mang lại vị thế quan trọng cho Nha Trang Đặc biệtcác hoạt động du lịch, văn hóa, vui chơi giải trí phát triển đa dạng, phong phú, nhờ đó Nha Trang thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan -nghỉ dưỡng
Trang 37Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2010 ước đạt 9350 tỷ đồng, tăng 20,54% sonăm 2009 Hoạt động thương mại tư nhân phát triển mạnh, tạo nên một thị trường cạnh tranh Xu hướng kinh doanh hiện đại như siêu thị, trung tâm thươngmại, cửa hàng tiện lợi phát triển nhanh .Nha Trang hiện có 24 chợ, trong đó 3 chợ loại I, 2 chợ loại II, 18 chợ loại III và một số siêu thị, trung tâm thương mại lớn như Nha Trang Center, Fahasa, Co.opmart…
Trong ngành Du lịch, toàn thành phố hiện có 455 khách sạn, với tổng số gần 10.000 phòng năm 2011, Nha Trang đón hơn 2 triệu lượt khách du lịch (tăng 18,54% so với năm 2010), trong đó hơn 440.000 lượt khách quốc tế (tăng 13,5%), số ngày lưu trú bình quân của du khách là 2,09 ngày/khách; tổng doanh thu du lịch và dịch vụ ước đạt 2.142,9 tỷ đồng (tăng 20,28%)…Ngành du lịch cũng thu hút khoảng gần 9.000 lao động trực tiếp
Về Xuất khẩu, năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố đạt 424 triệu USD với khoảng 50 loại sản phẩm xuất đến trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thủy sản, may mặc, thủ công mỹ nghệ trong đó thủy sản là mặt hàng đóng góp giá trị xuất khẩu lớn, năm 2010 đạt khoảng 215 triệu USD, chiếm 50,7% tổng kim ngạch
4.1.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
* Giao thông
Hệ thống giao thông trên địa bàn thành phố phát triển khá toàn diện, tươngđối thuận tiện và đa dạng, bao gồm đường bộ, đường sắt, đường hàng không,đường thủy Thời gian qua, Tỉnh đã đầu tư xây dựng và nâng cấp nhiều tuyếnđường quan trọng, góp phần thay đổi bộ mặt thành phố theo hướng văn minhhiện đại, có tác động tích cực đến phát triển thành phố Nha Trang
- Từ nhà máy thuỷ điện Sông Hinh: 2 x 33MW Điện được phát lên lưới
110KV qua đường dây 110KV Sông Hinh - Tuy Hoà - Nha Trang
* Bưu chính-viễn thông
Trang 38Toàn thành phố có 31 tổng đài điện tử (3 tổng đài HoSt) Đã phát triển mởrộng mạng điện thoại di động và cố định Tổng số máy điện thoại cố định lên103.023 máy và 536.000 số máy điện thoại di động (trả trước và trả sau) đảmbảo phục vụ kịp thời nhu cầu thông tin của người dân và xã hội Mật độ bìnhquân toàn thành phố đạt trên 36 máy/100 dân Ở tất cả các xã, phường đều đã cóđiểm bưu điện hoặc bưu điện văn hoá, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu thông tin,liên lạc và vận chuyển hàng hoá bưu phẩm của nhân dân trong vùng.
Diện tích đất công trình bưu chính viễn thông hiện nay có 16,5 ha và chủyếu tập trung ở khu vực nội thành
* Thuỷ lợi và cấp nước sinh hoạt
- Thuỷ lợi: Thành phố đã hoàn thành chương trình kiên cố hoá kênh mương
với 18.638 m kênh cấp 3 và 807 m kênh cấp 2, đảm bảo tưới tiêu cho 880 hadiện tích gieo trồng Đến nay Nha Trang vẫn còn thiếu nhiều công trình tiêuthoát lũ nên vào mùa mưa lũ nhiều khu dân cư bị ngập lụt nghiêm trọng, đặc biệttại các khu dân cư phía Tây thành phố Hiện nay, dự án chỉnh trị sông Tắc, sôngQuán Trường và dự án xây dựng bờ kè sông Cái đã được triển khai Đây lànhững dự án rất quan trọng, góp phần bảo đảm an toàn cho nhân dân vào mùamưa lũ cũng như cải thiện môi trường khu dân cư
- Cấp nước: Hiện nay Nha Trang có 2 nhà máy nước sạch Xuân Phong và
Võ Cạnh đã được nâng công suất, cung cấp nước cho thành phố là 73.000m3/ngđ; dự kiến đến 2015 đạt 125.280m3/ngđ Mạng lưới đường ống dẫn nướccó chiều dài 751,9 km, lượng nước sử dụng bình quân đạt 110 lít/người.ngđ.Đến nay, đã có 92% tỷ lệ dân số nông thôn, 95% dân số thành thị được sửdụng nước sạch
* Vệ sinh môi trường đô thị
Thoát nước: Mạng lưới đường cống thoát nước chính trên địa bàn thành
phố đã cải tạo, nâng cấp xây dựng mở rộng khoảng 183,034 km, bao gồm tuyếncống, kênh mương thoát nước trên tất cả các tuyến đường, khu dân cư thuộc địabàn thành phố
Xử lý rác thải, vệ sinh môi trường: Hiện tại đã có 100% xã, phường đều
được thu gom rác, tỷ lệ thu gom rác thải đô thị đạt khoảng 82%, được vậnchuyển đi chôn lấp; số hộ có công trình vệ sinh hợp vệ sinh đạt 91,3%
*Cơ sở giáo dục, đào tạo
Sự nghiệp giáo dục- đào tạo có bước phát triển toàn diện Chất lượng
Trang 39giáo dục của các cấp học được nâng lên, cơ sở vật chất được tăng cường.Toàn thành phố có 116 trường với gần 68.000 học sinh Đã có 86% trườnglớp đã được kiên cố hóa; 18 trường công lập đạt chuẩn quốc gia (có 03trường mầm non) Huy động được 85,3% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo đếnlớp; 100% giáo viên công lập ở các ngành học đạt trình độ chuẩn và 55%trên chuẩn; có 27/27 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểuhọc và trung học cơ sở Thực hiện chủ trương xã hội hóa, loại hình trường,lớp mầm non ngoài công lập phát triển mạnh, thu hút 77,5% tổng số học
sinh mầm non toàn thành phố
Diện tích đất cơ sở giáo dục của thành phố hiện nay có 160,29 ha, chiếm0,63% DTTN toàn thành phố, bình quân đạt 4,06 m2/người, thấp hơn so với tiêuchí quy định tại Văn bản 5763/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 25/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường (5,77 m2/người).
* Cơ sở Y tế Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt được kết quả tích cực;
có 27/27 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; 40% trạm y tế có bác sỹ, 100% trạm ytế có cán bộ dược và có nữ hộ sinh hoặc y sản nhi Trên địa bàn thành phố cóhệ thống y tế tuyến tỉnh, ngành, thành phố và xã phường với 49 cơ sở, hơn 1.209giường bệnh và 1.485 cán bộ y, bác sỹ, điều dưỡng
*Cơ sở Văn hoá, thể dục thể thao
Trên địa bàn thành phố hiện nay đã xây dựng nhiều công trình văn hoánhư: Quảng trường, Nhà văn hoá tỉnh, Nhà văn hoá thiếu nhi, Nhà văn hoá thanhniên, các công viên văn hoá ven biển
Hiện nay trên địa bàn thành phố có rất nhiều cơ sở phục vụ các hoạt độngTDTT bao gồm 6 trung tâm luyện tập thi đấu TDTT, 3 nhà thi đấu đa năng vànhiều công trình thể thao của các cơ quan đơn vị đứng trên địa bàn; có 22 sânbóng đá, hơn 1300 sân cầu lông, tennis, bóng chuyền, trong đó sân vận động19/8 Nha Trang có sức chứa trên 12.000 người; có 1 nhà thi đấu có sức chứa2.200 người - là nơi đăng cai tổ chức nhiều sự kiện thể thao lớn của khu vực vàcả nước Số người tập thể dụng thể thao thường xuyên đạt 25,1% tổng sốdân, số gia đình thể thao đạt 31,2% tổng số hộ Công tác xã hội hóa thể dụcthể thao có tiến bộ
Diện tích đất cơ sở thể dục - thể thao của thành phố hiện nay có 26,25 ha,chiếm 0,10% DTTN toàn thành phố, bình quân đạt 0,67m2/người, thấp hơn sovới tiêu chí quy định tại Văn bản 5763/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 25/12/2006 của
Trang 40Bộ Tài nguyên và Môi trường (3,37 m2/người).
* Chợ, trung tâm thương mại
Nha Trang hiện có 24 chợ, trong đó 03 chợ loại I, 02 chợ loại II, 18 chợloại III và một số siêu thị, trung tâm thương mại lớn như Nha Trang Center,Fahasa, Maximark, Mettro,
Diện tích đất chợ của thành phố hiện nay có 14,51 ha, chiếm 0,06% DTTNtoàn thành phố, bình quân đạt 0,37 m2/người, thấp hơn so với tiêu chí quy địnhtại Văn bản 5763/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 25/12/2006 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường (1,7 m2/người)
4.1.2.6 Đánh giá chung về kinh tế - xã hội
* Thành tựu đạt được:
1) Kinh tế tiếp tục phát triển với nhịp độ tương đối cao; nhiều chỉ tiêu hoànthành vượt mức kế hoạch; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăngnhanh tỷ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp; các chương trình phát triểnkinh tế xã hội được tập trung triển khai đạt kết quả khá Thu ngân sách luônvượt kế hoạch hàng năm, Nha Trang là địa phương tự cân đối được ngân sách vàcó đóng góp cho tỉnh
Du lịch, thương mại, dịch vụ phát triển nhanh, tạo động lực thúc đẩy pháttriển phát triển đô thị; đã hình thành và khai thác hiệu quả một số khu du lịchtrọng điểm; cơ sở hạ tầng thương mại, dịch vụ được quan tâm đầu tư, tạo đà chosự phát triển trong giai đoạn tới
Một số ngành công nghiệp thế mạnh tiếp tục phát triển, duy trì được tốc độtăng cao, tạo hàng hóa xuất khẩu như chế biến thủy sản, cơ khí, hàng dệt may,mộc mỹ nghệ Cụm công nghiệp Đắc Lộc đã được xây dựng góp phần tạo thêmnhiều việc làm cho lao động
Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phát triển theo hướng đầu tư chiều sâu,nông nghiệp ven đô; cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển đổi theo hướng sản xuấthàng hóa phục vụ đô thị, du lịch và xuất khẩu góp phần quan trọng trong ổn địnhđời sống nhân dân