TÊN ĐỀ TÀI : Đánh giá tình hình thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư của một số dự án trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn thạc sỹ Bình Sơn là một huyện thuộc đồng bằng ven biển, với tổng diện tích tự nhiên là 46.677,29 ha. Hiện nay, trên địa bàn xã có triển khai nhiều dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Để triển khai được dự án, công tác giải phóng mặt bằng là điều không thể thiếu. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá tình hình thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư của một số dự án trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích của đề tài 2 1.3. Yêu cầu của đề tài 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.1. Các khái niệm 4 2.1.2. Bản chất của công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường và hỗ trợ tái định cư 6 2.1.3. Đặc điểm của công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường và hỗ trợ tái định cư 7 2.2. Cơ sở thực tiễn 7 2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về giải phóng mặt bằng, bồi thường và hỗ trợ tái định cư. 7 2.2.2. Chính sách giải phóng mặt bằng, bồi thường và hỗ trợ tái định cư qua các thời kỳ 10 2.2.3. Tình hình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường và bố trí tái định cư ở nước ta 17 2.2.4. Ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường và hỗ trợ tái định cư đến kinh tế - xã hội 18 2.2.5. Thực trạng công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường và hỗ trợ tái định cư ở huyện Bình Sơn. 20 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1. Đối tượng nghiên cứu 23 3.2. Phạm vi nghiên cứu 23 3.3. Nội dung nghiên cứu 23 3.4. Phương pháp nghiên cứu 23 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Bình Sơn 25 4.1.1. Điều kiện tự nhiên. 25 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 32 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Bình Sơn 39 4.2. Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai ảnh hưởng đến công tác gải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Bình Sơn 40 4.3. Đánh giá các dự án nghiên cứu 48 4.3.1. Khái quát các dự án nghiên cứu 48 4.3.2. Quy trình thực hiện giải phóng mặt bằng 55 4.3.3. Đối tượng được bồi thường 61 4.3.4. Điều kiện được bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất 61 4.3.5. Đối với từng dự án nghiên cứu về đất và tài sản gắn liền với đất 66 4.3.6. Xác định giá trị bồi thường thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất 69 4.3.7. Xác định các chính sách hỗ trợ và tái định cư 76 4.4. Đánh giá chung. 86 4.4.1. Ảnh hưởng của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để giải phóng mặt bằng đến kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Bình Sơn 86 4.4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đền bù, hỗ trợ và bố trí tái định cư trên địa bàn huyện Bình Sơn 89 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93 5.1. Kết luận 93 5.2. Kiến nghị 94 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT KÝ HIỆU Ý NGHĨA 1 UBND Ủy ban nhân dân 2 GPMB Giải phóng mặt bằng 3 BTHT&TĐC Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 4 KT-XH Kinh tế - xã hội 5 TĐC Tái định cư 6 WB Ngân hàng thế giới 7 AND Ngân hàng phát triển Châu Á 8 GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 9 HĐBT Hội đồng bồi thường 10 NĐ-CP Nghị định Chính phủ DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 01: Giá trị sản lượng một số loại cây trồng chính trên địa bàn huyện giai đoạn 2008 – 2010 Bảng 02: Diện tích – Năng suất – Sản lượng nuôi tôm nước lợ từ năm 2007 đến năm 2010 huyện Bình Sơn Bảng 03: Các giá trị sản xuất ngành Thương mại – Dịch vụ Bảng 04: Các giá trị sản xuất ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản. Bảng 05: Hiện trạng sử dụng đất huyện Bình Sơn năm 2010 Bảng 06: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2010 so với 2005 Bảng 07: Tổng hợp đói tượng được bồi thường và không được bồi thường. Bảng 08: Tổng hợp đơn giá các loại đất trong khu vục GPMB Bảng 09: Tổng hợp ý kiến người dân về bồi thường, GPMB và bố trí TĐC Bảng 10: Kết quả điều tra đời sống người dân sau khi thu hồi đất
Trang 1Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là nền tảng cho mọi quátrình sản xuất hoạt động thông qua đó thúc đẩy quá trình phát triển KT-XH củađất nước Trong quá trình sản xuất, đất đai là nhân tố hàng đầu không thể thiếucủa các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, đất đai còn là cơ sở để cácngành, các lĩnh vực hoạt động có hiệu quả
Trong tình hình đất nước ta hiện nay, khi chấp nhận nền kinh tế thị trường
và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoácũng như quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ Các quá trình này đã kéo theoviệc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phục vụ nhu cầu phát triển ngày càngcao của xã hội Do đó, hàng loạt các công trình, dự án lần lượt được triển khaithực hiện ra đời, làm cho công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để giảiphóng mặt bằng diễn ra mạnh mẽ và sôi nổi
Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, mọi quyền lợi đềuhướng vào nhân dân Vì vậy, công tác giải phóng mặt bằng là một công việc hếtsức phức tạp và nhạy cảm Nó không những ảnh hưởng đến lợi ích của Nhànước, các chủ đầu tư dự án mà còn ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thầncủa người dân bị thu hồi đất và khu vực xung quanh Chính vì lẽ đó, việc điềutra, tìm hiểu và đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để phục vụcho công tác giải phóng mặt bằng là rất cần thiết nhằm tìm ra những tồn tại,vướng mắc cần được giải quyết kịp thời Để từ đó, chúng ta đưa ra các giải phápkhắc phục góp phần hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng và củng cố lòngtin của quần chúng nhân dân vào Đảng, vào chính quyền các cấp làm cho côngtác quản lý Nhà nước về đất đai ngày càng đạt hiệu quả cao hơn
Bình Sơn là một huyện thuộc đồng bằng ven biển, với tổng diện tích tựnhiên là 46.677,29 ha Hiện nay, trên địa bàn xã có triển khai nhiều dự ánđược cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Để triển khai được dự án, công tácgiải phóng mặt bằng là điều không thể thiếu Xuất phát từ thực tiễn trên tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá tình hình thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư của một số dự án trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”
Trang 21.2 Mục đích của đề tài.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn về việc thực hiện chính sách bồithường, đền bù và bố trí TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địabàn huyện Bình Sơn
- Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả công tác GPMB, đền bù và bố trí TĐCcủa một số dự án trên địa bàn huyện Bình Sơn trong những năm qua
- Phân tích ảnh hưởng của việc thực hiện các chính sách trong công tácGPMB của dự án đến đời sống của người dân bị thu hồi đất
- Đề xuất các giải pháp khắc phục những khó khăn, yếu kém nhằm đẩynhanh tiến độ GPMB để thực hiện các công trình, dự án phù hợp với tốc độ pháttriển KT-XH trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Nắm vững các chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến công tácBTHT & TĐC để GPMB
- Các số liệu điều tra, thu thập để phục vụ cho đề tài phải mang tính chínhxác, khách quan, trung thực và đầy đủ
- Nguồn số liệu, tài liệu điều tra, thu thập phải đáng tin cậy
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá được số liệu đã thu thập và điều tra
Trang 3Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Các khái niệm liên quan đến bồi thường thiệt hại, GPMB.
2.1.1.1 Bồi thường thiệt hại:
Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất dohành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm Giá trị bồi thường thiệt hạibao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên viphạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếukhông có hành vi vi phạm [11] Ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhànước đại diện chủ sở hữu Vì vậy, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việcNhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi chongười bị thu hồi đất [9] Có 2 loại bồi thường: Bồi thường về đất và bồi thường
về tài sản
Bồi thường về đất là bồi thường đối với toàn bộ diện tích đất Nhà nướcthu hồi theo nguyên tắc diện tích đất bị thu hồi bao nhiêu thì đền bù bấy nhiêu.Diện tích đất bồi thường là diện tích đất hợp pháp được xác định lại trên thựcđịa - thực tế đo đạc diện tích thu hồi của từng chủ sử dụng đất
Bồi thường về tài sản hiện có gắn liền với đất và các chi phí đầu tư vàođất bị Nhà nước thu hồi gồm: Nhà, các công trình, vật kiến trúc, cây cối hoamàu, mồ mã, công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật gắn liền với đất đai bị thu hồi
2.1.1.2 Giải phóng mặt bằng:
Giải phóng mặt bằng là quá trình tổ chức thực hiện việc di dời tài sản gắnliền với đất trên diện tích đất bị thu hồi để bàn giao lại mặt bằng cho chủ đầu tưthực hiện dự án Tiến độ thực hiện GPMB nhanh hay chậm phụ thuộc vào chínhsách BTHT & TĐC công tác quản lý Nhà nước về đất đai của địa phương, kinhphí đầu tư dự án, thời tiết và sự đồng tình ủng hộ của người bị thu hồi đất.GPMB cũng đồng nghĩa với việc ảnh hưởng trực tiếp và có tính quyết định tới
sự thành công hay thất bại của dự án
2.1.1.3 Giá đất
Giá đất được xác định là cầu nối các mối quan hệ về đất đai-thị trường-sựquản lý của Nhà nước Nhà nước điều tiết quản lý đất đai qua giá hay nói một
Trang 4cách khác giá đất là công cụ kinh tế để người quản lý và người sử dụng đất tiếpcận với cơ chế thị trường Đồng thời, đây cũng là căn cứ để đánh giá sự côngbằng trong phân phối đất đai, để người sử dụng đất thực hiện theo nghĩa vụ củamình và Nhà nước điều chỉnh các quan hệ đất đai theo quy hoạch sử dụng vàpháp luật [13].
Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thờiđiểm có quyết định thu hồi đất do UBND tỉnh công bố vào ngày 01 tháng 01hàng năm theo quy định của Chính phủ; không bồi thường theo giá đất sẽ đượcchuyển mục đích sử dụng [1]
Vì vậy, giá đất tính bồi thường thiệt hại càng sát với giá thị trường baonhiêu càng làm cho công tác BTHT & TĐC để GPMB được tiến hành nhanhchóng, thuận lợi bấy nhiêu
+ Các tài sản khác gắn liền với đất đai
+ Các tài sản khác do pháp luật quy định
Bất động sản là loại hàng hoá đặc biệt, tuy nó không thể di chuyển đượcnhưng có thể đem lại lợi ích cho chủ sở hữu Do đó, bất động sản có tầm quantrọng đối với hoạt động KT – XH Vì thế, việc định giá bất động sản để áp giábồi thường cần quy định rõ ràng, cụ thể để công tác BTHT & TĐC được đẩynhanh tiến độ
2.1.1.5 Định giá đất
Định giá đất là một nghệ thuật và khoa học để xác định giá trị tài sản cho nhữngmục đích nhất định và trong khoảng thời gian xác định Hay nói cách khác, định giá đấtđược hiểu là sự ước tính về giá trị của quyền sử dụng đất bằng hình thái tiền tệ cho mộtmục đích sử dụng đất đã được xác định, tại một thời điểm xác định [13]
Định giá đất là cơ sở để Nhà nước thu tiền sử dụng đất khi giao đất, tínhtiền cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, tính thuế chuyển quyền sửdụng đất, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, bồi thường thiệt hại về đất khithu hồi đất; là cơ sở để giải quyết tranh chấp về đất đai và giải quyết mua bán,
ổn định giá trên thị trường [13]
Trang 5Trường hợp giá đất do UBND tỉnh công bố chưa sát với giá chuyểnnhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường,UBND tỉnh giao cho cơ quan chức năng xác định lại giá đất cụ thể để quyết địnhgiá đất tính bồi thường cho phù hợp và không bị giới hạn bởi quy định về khunggiá các loại đất [1].
2.1.1.6 Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thuhồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dờiđến địa điểm mới [9]
Bao gồm các loại hỗ trợ sau: Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư đối vớitrường hợp thu hồi đất ở, hỗ trợ ổn định cuộc sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạochuyển đổi nghề và tạo việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp; hỗtrợ khi thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất vườn, ao không được côngnhận là đất ở [3]
2.1.1.7 Tái định cư
Tái định cư là quá trình thiết lập lại cuộc sống cho người bị thu hồi đấtphải di chuyển chỗ ở đến nơi ở mới ổn định cả về mặt vật chất lẫn tinh thần
Khu TĐC là địa bàn được quy hoạch để bố trí các điểm TĐC, hệ thống cơ
sở hạ tầng, công trình công cộng và khu vực sản xuất Trong khu TĐC có ít nhấtmột điểm TĐC [12]
Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật
mà phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí TĐC bằng một trong các hình thức sau:
+ Bồi thường bằng nhà ở
+ Bồi thường bằng giao đất ở mới
+ Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới
2.1.2 Bản chất của công tác bồi thường GPMB
Phát triển công nghiệp và đô thị là một tiến trình tất yếu trên toàn thếgiới nói chung và ở Việt Nam nói riêng Trong quá trình triển khai công nghiệp hoá– hiện đại hoá đất nước, nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xãhội, phát triển công nghiệp và dịch vụ, hiện đại hóa lực lượng quốc phòng và an ninhđòi hỏi quỹ đất khá lớn mà Nhà nước cần thu hồi Quá trình thu hồi đất đặt ra rấtnhiều vấn đề KT - XH cần được giải quyết kịp thời và thỏa đáng
Trang 6Trong quá trình phát triển đó, vấn đề giải tỏa, di dời, TĐC để thực hiện các dự
án là không thể tránh khỏi Việc đền bù giải tỏa đất hiện đang được thực hiện theo cơchế may ai người ấy được Cơ chế này đang tạo ra sự mất cân bằng, có người thì mấttất cả đất ra đi, có người thì chỉ mất một phần mà giá trị đất còn lại thì lại cao hơn rấtnhiều so với trước kia Bên cạnh đó, chính sách TĐC chưa thật sự quan tâm đếnnhững “chi phí vô hình” mà người dân tái định cư gặp phải và chưa thật sự chăm locho cuộc sống sau khi TĐC Những gì các dự án quan tâm chỉ là chỗ ở mới, còn tất cảcác vấn đề khác như: kinh tế, giáo dục, y tế, sinh hoạt văn hóa, quan hệ cộng đồng của mỗi người dân đều bị bỏ ngỏ
Vì vậy, để đảm bảo sự ổn định, nâng cao điều kiện sống cho người dân ởnhững khu vực có đất bị thu hồi, góp phần vào sự vận hành và phát triển của thịtrường bất động sản ở Việt Nam nhằm tạo ra sự hài hòa giữa lợi ích của xã hội, tập thể
và cá nhân thì cần khắc phục những vấn đề nảy sinh trong thực hiện BTHT & TĐC cưgiúp cho công tác GPMB để thực hiện các dự án được tiến hành nhanh hơn
2.1.3 Đặc điểm của quá trình bồi thường GPMB
đó GPMB cũng được tiến hành với đặc điểm riêng biệt
2.1.3.2 Tính phức tạp
Ở khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuấtnông nghiệp mà đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ củangười dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp không cao Vì vậy mà côngtác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển là rất khó khăn, việc hỗtrợ chuyển đổi nghề nghiệp là điều kiện cần thiết để đảm bảo cuộc sống dân cưsau này Mặt khác cây trồng, vật nuôi ở vùng nông thôn cũng rất đa dạng, dovậy đã gây khó khăn cho công tác định giá bồi thường
Trang 7Đối với đất ở lại càng phức tạp hơn do những nguyên nhân sau:
+ Đất ở là tài sản có giá trị lớn gắn bó trực tiếp với đời sống sinh hoạt củangười dân mà còn có tập quán là ngại di chuyển chỗ ở
+ Nguồn gốc hình thành đất đai hác nhau do tồn tại chế độ cũ để lại và do
cơ chế chính sách không đồng bộ dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất đai xây nhàtrái phép diễn ra thường xuyên
+ Dân cư một số vùng sống chủ yếu bằng nghề buôn bán nhỏ và sốngbám vào các trục đường giao thông của khu dân cư làm kế sinh nhai nay chuyểnđến ở khu vực mới thì điều kiện sống bị thay đổi nên họ không muốn di chuyển
2.1.3.3.Tính nhạy cảm
Công tác bồi thường, GPMB, và bố trí TĐC liên quan trực tiếp đến quyềnlợi của nhiều bên, đó la: Nhà nước, người bị thu hồi đất và nhà đầu tư Trong đóquyền lợi của người bị thu hồi đất phải được đặt lên hàng đầu Người bị thu hồiđất phải chịu thiệt thòi, đó là họ phải chấp nhận đến nơi ở mới hoàn toàn xa lạvới bản thân, cuộc sống, công việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đòi hỏi phải cóthời gian để thích nghi với nơi ở mới Vì vậy, nếu công tác bồi thường, GPMB
và bố trí TĐC thực hiện không công bằng, kiểm định áp giá sai sẽ dẫn đến việckhiếu kiện của người dân Vấn đề nhạy cảm này đòi hỏi cơ quan Nhà nước phảiquan tâm, xử lý thật linh hoạt và khéo léo thông qua việc ban hành các văn bảnpháp luật hướng dẫn thật đầy đủ, cụ thể để các cơ quan chuyên trách dễ dàngtrong việc tổ chức thực hiện, hạn chế được các sai sót Có như vậy mới tạo đượclòng tin trong nhân dân, công tác bồi thường, GPMB và bố trí TĐC diễn rathuận lợi góp phần đẩy nhanh tiến độ các dự án, quá trình phát triển kinh tế - xãhội của địa phương, đất nước
Từ các đặc điểm trên cho thấy mỗi dự án khác nhau thì công tác GPMBđược thực hiện khác nhau
Trang 8định, đặc biệt trong việc gây ra bất bình đẳng giữa các cá nhân và hộ gia đìnhtrong cùng một địa phương nhưng lại ảnh hưởng các chính sách bồi thường thiệthại khác nhau của các dự án khác nhau.
Mục tiêu chính sách bồi thường TĐC của WB và ADB là việc bồithường, TĐC phải đưa ra những biện pháp khôi phục để giúp người bị ảnhhưởng cải thiện hoặc ít ra phải giữ được mức sống, khả năng thu nhập và mức
độ sản xuất như trước khi chưa có dự án Các biện pháp phục hồi được cung cấp
là bồi thường theo giá thay thế nhà cửa và các kết cấu khác, bồi thường đất nôngnghiệp là lấy đất có cùng hiệu suất và phải gần gũi với đất đã bị thu hồi, bồithường đất thổ cư có cùng diện tích được người bị ảnh hưởng chấp nhận, giao đấtTĐC với thời hạn ngắn nhất Đối với đất đai và tài sản được bồi thường, chính sáchcủa WB và ADB là phải bồi thường theo giá xây dựng mới đối với tất cả các côngtrình xây dựng và quy định thời hạn bồi thường TĐC hoàn thành trước một thángkhi dự án triển khai thực hiện Việc lập kế hoạch cho công tác bồi thường TĐCđược WB và ADB coi là điều bắt buộc trong quá trình thẩm định dự án Mức độchi tiết của kế hoạch phụ thuộc vào số lượng người bị ảnh hưởng và mức độ tácđộng của dự án Ngoài ra, còn phải áp dụng các biện pháp sao cho người bị dichuyển hòa nhập được với cộng đồng mới Để thực hiện các biện pháp này, nguồntài chính và vật chất cho việc di dân luôn được chuẩn bị sẵn
2.2.1.2 Chính sách bồi thường GPMB một số nước trên thế giới
Đối với bất cứ một quốc gia nào trên thế giới, đất đai là nguồn lực cơ bản,quan trọng nhất của mọi hoạt động đời sống kinh tế - xã hội Vì vậy, nhiều nướctrên thế giới cố gắng không ngừng trong việc hoàn thiện chính sách pháp luật vềđất đai trong đó có chính sách về bồi thường, hỗ trợ và TĐC của cơ quan quản
lý Nhà nước Dưới đây là một số kinh nghiệm quản lý đất đai của các nước trênthế giới phần nào giúp ích cho chính sách bồi thường GPMB ở nước ta
* Hàn Quốc:
Ở Hàn Quốc, vào những năm 70 của thế kỷ trước, trước tình trạng di dân ồ
ạt từ các vùng nông thôn vào đô thị, thủ đô Xơ-un đã phải đối mặt với tình trạngthiếu đất định cư trầm trọng trong thành phố Để giải quyết nhà ở cho dân nhập
cư, chính quyền thành phố phải tiến hành thu hồi đất của nông dân vùng phụ cạn.Việc đền bù được thực hiện thông qua các công cụ chính sách như hỗ trợ tàichính, cho quyền mua căc hộ do thành phố quản lý và chính sách tái định cư
Các hộ bị thu hồi đất có quyền mua hoặc nhận căn hộ do nhà nước quản
lý, được xây tại khu đất được thu hồi có bán kính cách Xơ-un khoảng 5km Khithị trường bất động sản bùng nổ, hầu hết các hộ có quyền mua căn hộ có thể bán
Trang 9lại quyền mua căn hộ của mình với giá cao hơn nhiều lần so với giá gốc.
Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, khi Nhà nước thu hồi đất thìngười nào sử dụng đất sau đó có trách nhiệm đền bù Người bị thu hồi đấtđược thanh toán ba loại tiền: tiền đền bù đất đai, tiền trợ cấp về TĐC, tiềntrợ cấp đền bù hoa màu trên đất Cách tính tiền đền bù đất đai và tiền trợ cấpTĐC căn cứ theo tổng giá trị tổng sản lượng của đất đai những năm trướcđây rồi nhân với hệ số Tiền đền bù cho hoa màu, cho các loại tài sản trênđất được tính theo giá cả hiện tại
Mức đền bù cho GPMB được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo cho ngườidân có cuộc sống bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ Việc quản lý GPMB được giao chocác cục quản lý tài nguyên đất ở địa phương đảm nhiệm Tổ chức, cá nhân đượcquyền sử dụng thửa đất nào sẽ trả tiền thuê một đơn vị giải tỏa mặt bằng
Để giải quyết nhà ở cho người dân khi GPMB, phương thức chủ yếu củaTrung Quốc là trả tiền và hỗ trợ bằng cách tính ba khoản sau: Một là, giá cả xâydựng lại nhà mới và nhà cũ; Hai là, giá đất tiêu chuẩn; Ba là, trợ cấp về giá cả
Ba khoản này cộng lại là tiền đền bù về nhà ở
Bên cạnh những thành công như vậy, chính sách đền bù, hỗ trợ và TĐC củaTrung Quốc cũng bộc lộ những tồn tại nhất định mà chủ yếu là vấn đề việc làm; tốc
độ TĐC chậm, thiếu đồng bộ, thực hiện GPMB trước khi xây xong nhà TĐC
* Thái Lan:
Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, mọi giao dịch về đất đai đều
do cơ chế thị trường điều tiết Tuy nhiên, với những dự án do Chính phủ quản
lý, việc đền bù được tiến hành theo trình tự: tổ chức nghe ý kiến người dân;định giá đền bù
Công tác đền bù, GPMB và bố trí TĐC ở Thái Lan được thực hiện trên cơ sởluật và các văn bản hướng dẫn dưới luật BE 2530, Luật trưng dụng bất động sản
Trang 10Chính phủ Thái Lan căn cứ mức giá do Uỷ ban của Chính phủ xác địnhtrên cơ sở giá chuyển nhượng thị trường bất động sản làm giá đền bù Giá đền
bù phụ thuộc vào từng khu vực, từng dự án Nếu một dự án mang tính chiếnlược quốc gia thì Nhà nước đền bù với giá rất cao so với giá thị trường Nhìnchung, khi tiến hành lấy đất của dân, Nhà nước hoặc cá nhân đầu tư đều đền bùvới mức giá hơn giá thị trường
2.2.2 Chính sách bồi thường,GPMB và bố trí TĐC của Nhà nước ta qua các thời kỳ
2.2.2.1 Trước khi có Luật đất đai 2003
Trước khi có Luật đất đai 2003, Nhà nước ta từng ban hành Luật Cảicách ruộng đất năm 1953, ngày 14 tháng 4 năm 1959 Thủ tướng Chính phủban hành Nghị định 151 – TTg quy định về thể lệ tạm thời trưng dụng ruộngđất Đây là văn bản pháp luật đầu tiên liên quan đến bồi thường và bố trí TĐC
ở nước ta Sau đó lần lược Luật đất đai 1988, Luật đất đai 1993 được banhành Luật đất đai 1993 sau những lần sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2001 đãthay thế cho Luật đất đai 1998
Luật đất đai năm 1993 quy định các loại đất, các nguyên tắc sử dụng đốivới từng loại đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Sau khi Luật đất đai năm 1994 ra đời, Nhà nước ban hành nhiều văn bảndưới luật như:
+ Nghị định 90/CP ngày 17/8/1994 về bồi thường thiệt hại khi Nhà nướcthu hồi đất vào sử dụng mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia và lợiích công cộng
+ Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 về ban hành khung giá các loại đất.+ Thông tư liên bộ số 94/TTLB ngày 14/11/1994 về hướng dẫn thi hànhNghị định 87/CP
+ Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/02/1998 về bồi thường thiệt hại khiNhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốcgia, lợi ích công cộng Vấn đề định giá và công tác thực hiện bồi thường thiệthại cho người dân khi GPMB trong Nghị định 22/1998/NĐ-CP có ưu điểm vàhạn chế sau:
* Ưu điểm:
+ Thể hiện thống nhất chính sách bồi thường thiệt hại cho mọi trường hợp
Trang 11bị Nhà nước thu hồi đất.
+ Quy định về giá đất, giá tài sản bồi thường phù hợp hơn với giá trị thiệthại thực tế của người dân có đất bị thu hồi Song song với công tác bồi thường
về đất, tài sản gắn liền với đất, Nhà nước còn tiến hành một số chính sách hỗ trợnhằm đảm bảo ổn định cuộc sống tại nơi ở cũ hoặc nơi ở mới
+ Quy định đầy đủ phạm vi, đối tượng áp dụng, điều kiện được bồithường, chi tiết và cụ thể hóa các trường hợp bồi thường thiệt hại về đất, nhà,các tài sản khác gắn liền với đất cho phù hợp với thực tế quản lý sử dụng đất, tạođiều kiện thuận lợi cho quá trình tổ chức thực hiện
+ Đảm bảo quyền tự do lựa chọn phương thức bồi thường bao gồm bồithường về đất, bằng tiền hoặc bằng đất và bằng tiền tạo điều liện chủ động chongười dân, ngăn chặn sự áp đặt hành chính từ phía cơ quan Nhà nước
* Hạn chế:
+ Nhà nước quy định mức đất ở theo từng vùng nhưng đối với trường hợpđất dang sử dụng, nhất là ở các khu dân cư nông thôn thì chưa có quy định cụthể mức đất ở với các trường hợp sử dụng đất trước khi có Luật đất đai 1993 nênHội đồng bồi thường và các địa phương gặp nhiều vướng mắc khi xác định diệntích đất ở được bồi thường cho các hộ gia đình cá nhân
+ Nhà nước chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể đất ở của hộ gia đình đượctính theo định mức hay theo hiện trạng sử dụng, theo các giấy tờ hợp pháp haygiấy tờ hợp lệ qua các thời kỳ Trước đây, các giấy tờ về đất đai chỉ ghi là đấtthổ cư chứ không có khái niệm riêng cho đất, đất vườn Quá trình thực hiện khigặp trường hợp này thì nhiều địa phương còn lúng túng về phương thức triểnkhai dự án và giải quyết bồi thường cho người dân
+ Về chính sách tái định cư và các chính sách hỗ trợ khác cho người thuhồi thì Nghị định 22/1998/NĐ-CP có quy định nhưng chưa có văn bản hướngdẫn, quy định về quy trình lập và thẩm định kế hoạch tái định cư
+ Chưa quy định cụ thể về biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định thuhồi đất, quy định bồi thường đối với những trường hợp cố tình không thực hiệntheo quy định của dự án và của Nhà nước
2.2.2.2 Sau khi có Luật đất đai 2003
Luật đất đai năm 2003 đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng, đặcbiệt là với những nội dung về thu hồi đất phục vụ lợi ích công cộng và bồi
Trang 12Quan tâm tới lợi ích của những người bị thu hồi đất, sau khi Luật Đất đainăm 2003 ra đời, các Nghị định, Thông tư được ban hành nhằm cụ thể hoá cácđiều luật về BTHT & TĐC như:
+ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướngdẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003
+ Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phươngpháp xác định giá đất và khung giá các loại đất
+ Nghị định số 197/ 2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chínhphủ về BTHT & TĐC khi Nhà nước thu hồi đất
+ Thông tư 116/2004/TT-BTC của Bộ Tài Chính thay thế thông tư số145/1998/TT-BTC ngày 04 tháng 11 năm 1998 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thihành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ vềviệc đền bù thiệt hại khi nhà nước thi hồi đất để sử dụng vào mục đích quốcphòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
+ Nghị định 17/2006/NÐ-CP ngày 27 tháng 1 năm 2006 của Chính phủ vềsửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
+ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủquy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục BTHT & TĐC khi Nhà nước thuhồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
+ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên
+ Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chínhphủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất
* Ưu điểm:
+ Quy định đầy đủ hơn về nguyên tắc, phạm vi, đối tượng áp dụng, điều
Trang 13kiện bồi thường phù hợp với hình thức thực tế, giúp các địa phương giải quyếtvấn đề bồi thường, GPMB nhanh chóng và chính xác, hạn chế tình trạng khiếukiện của người dân.
+ Chính sách tái định cư của Nghị định 197/CP đã được quy định cụ thể
và chi tiết dựa trên nguyên tắc công khai công bằng giữa các hộ
+ Nghị định đã quy định cụ thể các trường hợp thu hồi đất mà không đượcđền bù đã hạn chế việc đền bù tràn lan như khi áp dụng Nghị định 22/CP
+ Nghị định cũng đã quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước và các tổchức, hộ gia đình, cá nhân trong việc chậm thực hiện đền bù được quy định cụthể tại điều 9, Nghị định 197/2004/NĐ-CP
* Hạn chế:
+ Nghị định chưa có quy định về mức đất ở đối với các trường hợp sửdụng đất trước khi Luật đất đai 1993 có hiệu lực thi hành đã gây khó khăn trongviệc xác định diện tích đất ở để đền bù cho hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi
+ Chưa có quy định cụ thể, chi tiết về chính sách hỗ trợ đối với gia đình,
cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà giao cho UBND cấp tỉnh quyết định
+ Thực hiện đền bù thiệt hại về đất theo mục đích sử dụng lại thấp hơnnhiều so với giá đất ở ngoài thị trường dẫn đến việc người dân không chấp nhậngiá đền bù của nhà nước
+ Nghị định chưa quy định công khai phương án đền bù mà chỉ mới côngkhai chính sách TĐC Điều này đã hạn chế việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ
sở, tạo điều kiện cho tiêu cực xảy ra như lập hồ sơ khống để nhận đền bù
2.2.3 Tình hình thực hiện công tác bồi thường, GPMB và bố trí TĐC ở nước ta.
2.2.3.1 Những thành tựu đạt được:
Công tác bồi thường, GPMB và bố trí TĐC ở nước ta diễn ra rất sôi nổi ởkhắp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như Đồng Nai, Bình Dương,Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội Trên cơ sở Luật đất đai 2003, Nghị định 197,Nghị định 84 và mới nhất là Nghị định 69/2009 của UBND các tỉnh, thành phố
đã ban hành các quyết định hướng dẫn thực hiện chi tiết công tác bồi thường,GPMB và bố trí TĐC
Công tác bồi thường, GPMB và bố trí TĐC trong thời gian qua đã đạt
Trang 14được kết quả khá khả quan, thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau:
Thứ nhất, đối tượng được bồi thường, TĐC ngày càng được xác địnhđầy đủ, chính xác, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, giúp cho côngtác quản lý đất đai của Nhà nước được nâng cao, người nhận bồi thườngcũng thấy thỏa đáng
Thứ hai, mức bồi thường hỗ trợ ngày càng cao tạo điều kiện cho ngườidân bị thu hồi đất có thể khôi phục lại tài sản bị mất Một số biện pháp hỗtrợ đã được bổ sung và quy định rất rõ ràng, thể hiện được tinh thần đổi mớicủa Đảng và Nhà nước nhằm Thứ giúp cho người dân ổn định về đời sống
và sản xuất
Thứ ba, trình tự thủ tục tiến hành BTHT & TĐC đã giải quyết đượcnhiều khúc mắc trong thời gian qua, giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩmquyền thực hiện công tác BTHT & TĐC đạt hiệu quả
Thứ tư, các địa phương bên cạnh việc thực hiện các quy định Luật đấtđai năm 2003, các Nghị định hướng dẫn thi hành, đã dựa trên sự định hướngchính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình thực tế tại địa phương để banhành các văn bản pháp luật áp dụng cho địa phương mình, làm cho công tácBTHT & TĐC được thực hiện hợp lý và đạt hiệu quả cao hơn
Thứ năm, nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa nhân văn cũng như tính
chất phức tạp của vấn đề thu hồi đất, TĐC của các nhà quản lý, hoạch địnhchính sách, của chính quyền địa phương được nâng lên Chính phủ đã có nhiều
nỗ lực để tạo điều kiện vật chất và kỹ thuật trong việc BTHT & TĐC
Thứ sáu, đội ngũ cán bộ làm công tác BTHT & TĐC có năng lực và cónhiều kinh nghiệm ngày càng đông đảo; sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn củacông tác BTHT & TĐC giữa các sở, ban, ngành có các dự án đầu tư ngày càngđược mở rộng và có hiệu quả
Trang 15chưa được quy định theo một chuẩn mực nhất quán; người bị thu hồi đất nôngnghiệp thường chịu thiệt thòi hơn so với người bị thu hồi đất phi nông nghiệp.
Thứ hai, nhà đầu tư dự án, công trình phải làm việc với rất nhiều đối tác để thựchiện việc bồi thường, GPMB; nhiều trường hợp phải làm việc với UBND của cả bacấp tỉnh, huyện và xã, làm việc với ban bồi thường GPMB, làm việc với những người
có đất bị thu hồi; không ít trường hợp phải chi phí đóng góp thêm cho địa phương, chithêm ngoài phương án cho người có đất bị thu hồi
Thứ ba, thu hồi đất nhưng không ưu tiên trả bằng đất mà thường trả bằngtiền, những trường hợp phải TĐC cho người bị thu hồi đất ở đối với các dự ánlớn chưa được giải quyết thỏa đáng, điều kiện khu TĐC không bằng khu dân cư
có đất bị thu hồi
Thứ tư, không bảo đảm công bằng trong những người sử dụng đấtchung quanh dự án, công trình đang triển khai (đặc biệt là các dự án, côngtrình mở rộng đường giao thông thuộc khu dân cư); có người đang sử dụngđất ở vị trí thuận lợi ,ví dụ giáp mặt đường, nay bị thu hồi toàn bộ đất phảiTĐC ở nơi khác, có người đang sử dụng đất ở vị trí không thuận lợi nay ngẫunhiên được ở vị trí thuận lợi và đương nhiên nhận được giá trị tăng thêm củaquyền sử dụng đất do dự án, công trình đó mang lại
Thứ năm, Nhà nước không chỉ thu hồi đất để thực hiện các dự án, côngtrình lớn để phát triển kinh tế phục vụ lợi ích quốc gia mà thực hiện thu hồi đấtcho cả những dự án nhỏ, lẻ phục vụ thuần túy cho lợi ích kinh tế của doanhnghiệp; việc thu hồi đất cho các dự án loại nhỏ lẻ dễ gây cho người có đất bị thuhồi ấn tượng xấu
2.2.4 Tình hình thực hiện công tác bồi thường, GPMB và bố trí TĐC trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Công tác bồi thường, GPMB là công việc nhạy cảm, phức tạp và khókhăn Vấn đề đặt ra làm sao để cân bằng lợi ích giữa Người dân – Nhà nước –Doanh nghiệp đầu tư Đây là công việc vừa đòi hỏi theo nguyên tắc nhưng cũngđòi hỏi tính linh hoạt, mỗi dự án có một điều kiện khác nhau có các yếu tố cụ thểkhác nhau mà không theo khuôn mẫu nhất định
Các chính sách về bồi thường, tái định cư của UBND tỉnh Quảng Ngãithực hiện chung trên địa bàn tỉnh, không có chính sách đặc thù riêng cho huyệnBình Sơn Vì vậy, xây dựng chế độ chính sách bồi thường, tái định cư cho huyệncũng là xây dựng chế độ chính sách của tỉnh
Trang 16Sau khi có Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chínhphủ về bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Thông tư số116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiệnNghị định số 197/2004/NĐ-CP, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành quyết định
số 34/2005/QĐ-UB ngày 27/5/2005 về bồi thường, GPMB và bố trí TĐC khiNhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh
Trên cơ sở các quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thihành luật, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã từng bước xây dựng và hoàn thiện chínhsách bồi thường, tái định cư ngày càng thông thoáng và sát với tình hình thực tếđáp ứng được nguyện vọng của nhân dân
Trên địa bàn huyện Bình Sơn do yêu cầu cần phải thực hiện công tác bồithương, GPMB và bố trí TĐC nhiều nên đã tiến hành lập Ban Bồi thường giảiphóng mặt bằng
Công tác bồi thường, GPMB và TĐC là công việc liên quan đến nhiềucấp, nhiều ngành Do đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, phối hợp thựchiện là rất quan trọng Việc lãnh chỉ đạo, điều hành kịp thời, sát đúng, sự phốihợp nhịp nhàng, đòng bộ giữa các cơ quan, bộ phận là điều quan trọng để quátrình triển khai bồi thường, hỗ trợ TĐC được nhanh chóng, thông suốt, đúngpháp luật, đảm bảo dân chủ, công khai, được sự đồng thuận cao của đại bộ phậnnhân dân nên đáp ứng được yêu cầu mặt bằng cho các dự án triển khai kịp thời.Thực tế vừa qua trên địa bàn huyện Bình Sơn cho thấy nhiều dự án thực hiệnGPMB một cách nhanh chóng như : Xây dựng tuyến đường Võ Văn Kiệt, Dự ánNhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy công nghiệp nặng Doosan, Nhà máyPolypropylen
Trang 17Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Công tác bồi thường, GPMB và bố trí TĐC của một số dự án ở huyệnBình Sơn
- Các chính sách, nghị định, công văn cùng các văn bản pháp luật có liênquan đến đề tài nghiên cứu
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi không gian: Nghiên cứu 02 dự án trên địa bàn huyện Bình Sơn,
tỉnh Quảng Ngãi
- Dự án 1: Xây dựng Bệnh Viện Dung Quất, huyện Bình Sơn
- Dự án 2: Xây dựng tuyến đường Võ Văn Kiệt, đoạn qua xã Bình Hòa,huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
3.2.2 Phạm vi thời gian:
Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 01/7/2012 đến 03/11/20112
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các đặc điểm và đánh giá về điều kiện tự nhiên, KT – XHảnh hưởng đến công tác bồi thường, GPMB và bố trí TĐC
- Nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng công tác bồi thường, GPMB và bố tríTĐC trên địa bàn huyện Bình Sơn
- Đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao và hoàn thiện công tác bồithường, GPMB và bố trí TĐC
3.4 Phương pháp nhiên cứu
Trang 183.4.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin, số liệu và tài liệu:
- Thu thập tài liệu các văn bản, chính sách có liên quan đến công tác bồithường, GPMB và hỗ trợ TĐC
- Tìm hiểu thực trạng các dự án trong phạm vi đề tài
3.4.2 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
- Tham khảo các ý kiến của chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quanđến các vấn đề của dự án
3.4.3 Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Tìm hiểu nguyên nhân trong công tác bồi thường thiệt hại bằng cáchphỏng vấn trực tiếp hoặc thông qua phiếu điều tra đối với các hộ dân bị ảnhhưởng, Ban quản lý dự án, Hội đồng bồi thường GPMB
3.4.4 Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu
Dùng phần mềm Exell để tổng hợp số liệu, phân tích và sử lí số liệu
Trang 19Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Bình Sơn
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Bình Sơn thuộc vùng đồng bằng ven biển, nằm ở vùng phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi có tọa độ địa lý từ 15o11’30’’ đến 15o25’40’’ vĩ độ Bắc và
108o34’00’’ đến 108o56’40’’ kinh độ đông Có địa giới hành chính:
+ Phía Bắc giáp huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam
+ Phía Nam giáp huyện Sơn Tịnh
+ Phía Đông giáp với Biển Đông
+ Phía Tây giáp huyện Trà Bồng
Trung tâm kinh tế-chính trị-xã hội của huyện nằm giáp sát Quốc Lộ 1A,cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi 20km, cách thành phố Đà Nẵng 120km.Đồng thời Bình Sơn có tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua cùng các tuyến tỉnh
lộ và huyện lộ thông suốt khác, có các cảng biển Sa Kỳ và vùng nước sâu DungQuất gắn với bờ là vùng đất thuận lợi cho xây dựng với diện tích mặt bằng rộng,nằm gần sân bay chu Chu lai trong vùng trọng điểm của kinh tế miền trung
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Bình Sơn thuộc dải đồng bằng duyên hải Miền Trung nhỏ hẹp, tiếp cậnbiển Đông và vùng đồi núi thấp nối tiếp với Đông Trường Sơn Dáng địa hìnhchung của huyện nghiêng từ Tây sang Đông với 3 dạng địa hình:
- Địa hình đồi núi phía Tây diện tích 12.600 ha với độ cao từ 25-100m, độdốc bình quân 10-20o Ngoài sản xuất lương thực còn có thế mạnh là phát triểnlâm nghiệp, công nghiệp đặc biệt là cây cao su
- Vùng đồng bằng diện tích 14.777ha có độ cao từ 1-10m Đây là vùngkinh tế chủ yếu của huyện đã cơ bản giải quyết xong nguồn nước tưới thuận lợicho việc trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày
- Vùng gò đồi phía đông diện tích 19.300 ha có độ cao từ 30-60m độ dốcbình quân từ 8-15o đây là vùng đất thường bị khô hạn vào mùa khô, diện tích
Trang 20trồng lúa ít, chủ yếu là các loại cây màu và trồng cây lâm nghiệp như: bạch đàn,phi lao, keo Địa hình bờ biển có các dạng mũi đất hoặc cửa sông, dạng nũi đất
có bờ nhô ra biển, các dãy đồi cận bờ có độ cao từ 30-50m nhiều nơi lộ ra nhữngdãi đá ngầm, san hô, đá ong
4.1.1.3 Thời tiết, khí hậu
Bình Sơn mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với yếu tố địa hìnhsườn Đông trường Sơn chi phối Đặc điểm khí hậu của huyện thể hiện rõ haimùa: mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8 ; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1
- Nhiệt độ: Với tổng diện tích ôn hàng năm 9000-9500o C số giờ nắngtrung bình cả năm là 2343 giờ
Nhiệt độ bình quân hàng năm 25,7o C
Nhiệt độ tối cao 41,0o C
Nhiệt độ tối thấp 41,0o C
- Lượng mưa: trung bình năm tương đối lớn nhưng phân bố không đều theo cáctháng trong năm Lượng mưa lớn tập trung chủ yếu ở tháng 10 đến tháng 11 lượngmưa bình quân từ 400-500mm/tháng, các tháng 2, 3 và 4 lượng mưa tương đối thấp từ70-80mm/tháng
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối bình quân là 85,3% tháng caonhất là 92% tháng thấp nhất là 74% lượng bốc hơi trung bình hàng năm từ 700-900mm xảy ra mạnh vào những tháng cuối mùa khô
4.1.1.4 Nguồn nước, thuỷ văn
Chế độ thủy văn của huyện Bình Sơn chịu ảnh hưởng chính của sông TràBồng, với lưu lượng dòng chảy bình quân trên năm là 12,6m2/s Chế độ hải vănchịu ảnh hưởng chính của thủy triều, chế đọ dòng chảy do dòng triều lưu vàdòng hải lưu đóng vai trò quyết định Hiện tượng nước dân có thể do dao độnggió mùa hoặc bão gây ra, có thể đạt tới độ cao 1,5-3,5m tùy theo hướng và vậntóc của gió
4.1.1.5.Các nguồn tài nguyên:
* Tài nguyên đất:
Với diện tích tự nhiên 45.865,29 ha Đã đưa vào khai thác để sử dụng29691,60 ha (64,74% quỹ đất của huyện) đất chưa sử dụng còn tương đối lớn1617,69 ha Được hình thành từ 6 loại đất chính sau: nhóm đất cát biển, đất mặn,đất phù sa, đất đỏ vàng, đất xám, đất den nhóm đất đỏ vàng là loại đất chủ yếu
Trang 21trên địa bàn huyện được hình thành do quá trình phong hóa mạnh, tịch lũy sắtnhôm tương đối và sự rửa trôi của các chất kim loại kiềm thổ, sử dụng chủ yếuvào việc trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày.
* Tài nguyên nhân văn:
Bình Sơn là vùng đất cổ, thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh hình thành và pháttriển sớm trong lịch sử nước ta Gắn liền và xuyên suốt trong truyền thống yêunước đấu tranh cách mạng của nhân dân qua bao thế hệ Mãnh đất thân yêu này
đã sản sinh và nuôi dưỡng nên nhiều người con ưu tứ viết lên những trang sửrạng rỡ cho quê hương và nơi đây cũng là cái nôi cho phong trào đấu tranh vàhình thành các tổ chức cách mạng, là tiền thân cho sự ra đời của Đảng bộ tỉnhQuảng Ngãi
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Bình Sơn
4.1.2.1 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Ngành Nông – Lâm - Ngư nghiệp
Trong cơ cấu kinh tế huyện Bình Sơn năm 2010, ngành nông nghiệp vẫnchiếm tỷ trộng tương đối cao tuy đã có sự chuyển dịch ngành nông nghiệp sangcông nghiệp – xây dựng
Theo thống kê năm 2010, tỷ trọng ngành nông nghiệp so với năm 2009giảm 3,56% Đó là do phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủysản ở các xã Bình Hải, Bình Thuận, Bình Đông, Bình Trị, Bình Hòa đã đượcthu hồi phục vụ cho việc xấy dựng các khu công nghiệp tại địa phương, thựchiện định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện đó là cơ bản trở thànhhuyện công nghiệp vào năm 2012 Huyện Bình Sơn đã đẩy mạnh việc thu hútcác nhà đầu tư trong và ngoài nước tập trung ở các ngành công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp, du lịch và dịch vụ
- Đối với sản xuất nông nghiệp
Trong năm 2010, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 364,500 tỷ đồng vượt114,538 tỷ đồng so với năm 2009 Trong đó ngành trồng trọt đạt giá trị 219,835 tỷđồng, chăn nuôi đạt 120 tỷ đồng Khắc phục việc mất đất do Nhà nước thu hồi, đểsản xuất nông nghiệp vẫn phát triển bền vững đảm bảo lương thực cho địa phươnghuyện đã có kế hoạch chuyển đổi, đầu tư, cải tạo đưa một phần diện tích đất bằngchưa sử dụng vào sản xuất Đồng thời chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệptheo chiều sâu, tập trung đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm
Trang 22Bảng 01: Giá trị sản lượng một số loại cây trồng chính trên địa bàn
huyện giai đoạn 2008 – 2010
(Nguồn : Niên giám thống kê huyện 2008,2010)
- Đối với Lâm nghiệp
Trong năm 2010, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 31,247 tỷ đồng, vượt7,633 tỷ đồng so với năm 2009 Trong đó ngành trồng rừng và nuôi rừng đạt3,215 tỷ đồng vượt 885 triệu đồng; khai thác lâm sản đạt 25,546 tỷ đồng vượt5,874 tỷ đồng so với năm 2009; dịch vụ lâm nghiệp đạt 590 triệu đồng Hìnhthức sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là phát triển trang trại Số lượng trang trại lâmnghiệp năm 2010 là 31 trang trại Chủ yếu phát triển cây công nghiệp lấy gỗ nhưbạch đàn, keo lai Trên địa bàn huyện tình trạng phá rừng trái phép vẫn diễn ramạnh mẽ Vì vậy, công tác quản lý bảo vệ rừng cần phải được thắt chặt, đảmbảo sự phát triển bềnh vững tài nguyên rừng tại địa phương
- Đối với ngành thuỷ sản
Giá trị sản xuất thủy sản năm 2010 đạt 720,640 tỷ đồng tăng 198,546 tỷđồng Trong đó khai thác thủy sản đạt 585,460 tỷ đồng tăng 161,302 tỷ đồng.Đây là lĩnh vực tăng mạnh nhất trong sản xuất thủy sản Ngành thủy sản đã có
sự đầu tư mạnh mẽ vào phương tiện khai thác Tăng công suất đối với các loạitàu thuyền gắn máy từ 20CV đến 90CV, các hình thức nuôi trồng thủy sản dạngtrang trại trong năm 2010 đã được đầu tư phát triển với 89 trang trại, tăng 19 trang
Trang 23trại so với năm 2009 Qua bảng 02 cho thấy mặc dù diện tích nuôi tôm năm 2010giảm 179,5 ha so với năm nhưng năng suất lại tăng cao, đạt 16,84 tạ/ha.
Bảng 02: Diện tích – Năng suất – Sản lượng nuôi tôm nước lợ từ năm
2007 đến năm 2010 huyện Bình Sơn
Năm Diện tích (ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (Tấn)
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Sơn năm 2010)
Đây là những cơ sở đảm bảo cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngànhthủy sản, góp phần vào sự phát triển chung của kinh tế - xã hộ địa phương
*Ngành Thương mại - Dịch vụ:
Hoạt động thương mại – dịch vụ có bước phát triển Tổng mức lưuchuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ trên thị trường trong năm ước đạt 18,5 tỷđồng (đạt 101% KH) Doanh số mua vào đạt 14 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm
2009 tăng 11% Doanh số bán ra đạt 15,4 tỷ đồng, so với cung kỳ tăng 39%
Các hàng hóa phục vụ sản xuất như: Phân hóa học, thuốc trừ sâu, xăngdầu; hàng hóa chính sách như: Muối Iôt, dầu hỏa và giấy vở học sinh đãcung ứng đầy đủ, kịp thời cho các đối tượng
Bảng 03: Các giá trị sản xuất ngành Thương mại – Dịch vụ
1 Số lao động tiểu thương và dịch vụ Hộ 566 587
2 Số hộ tiểu thương và dịch vụ tư nhân Người 452 493
Trang 24nước và xuất khẩu.
Tiến độ và chất lượng thi công một số công trình xây dựng đảmbảo như: Chương trình kiên cố hóa trường lớp học, công trình xâydựng chợ Châu Ổ
Hoàn thành quyết toán công trình hoàn thành tồn đọng từ năm 2009trở về trước 124/147 công trình, đạt 85,2% KH Trong năm 2010 quyết toánhoàn thành 36 công trình
Bảng 04: Các giá trị sản xuất ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản.
2 Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1995) Triệu đồng 2.840 3.665
3 Sản phẩm chủ yếu
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2010).
4.1.2.2 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng:
* Hệ thống giao thông:
Trong những năm qua thực hiện vốn đầu tư cơ bản, đã mở mới vànâng cấp được nhiều tuyến đương, hơn 90 km đường liên xã khác có mặtđường rộng từ 3,5 – 4 m và hơn 70 km đường thôn rộng từ 2,5 – 3 m Tạođiều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và giao lưu hàng hóa giữacác vùng của nhân dân
* Bưu chính, Viễn thông, truyền thanh – truyền hình:
Mạng lưới thông tin phát triển mạnh Tổng số thuê bao toàn huyện
Trang 25hơn 9.536 máy.
Công tác chuyển nhận, phát thư từ, công văn, báo chí thực hiện đầy
đủ, kịp thời, chính xác, chất lượng phục vụ được nâng lên Nhiều xã đãkhai thác, sử dụng dịch vụ Internet phục vụ phát triển kinh tế - xã hội như:Bình Long, Bình Hòa, Bình Chánh, Bình Trị
Chất lượng phát sóng phát thanh, truyền hình ổn định Duy trì tiếpphát chương trình truyền hình tại 9 trạm trên địa bàn Nội dung phát thanh,truyền hình phong phú, bám sát nhiệm vụ chính trị của huyện
*Cấp thoát nước và xử lý rát thải:
Năm 2010 đã xây dựng được thêm 16 công trình thủy lợi, 18 công trìnhnước sinh hoạt tự chảy phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp và sinhhoạt của nhân dân, đưa tỷ lệ số dân được sử dụng nước sinh hoạt toàn huyệnđạt 90,2%
Chương trình nước sạch và công tác vệ sinh môi trường được quan tâm.Tuy nhiên ở hầu hết các xã đều còn thiếu các khu xử lý rác thải, hệ thống thoátnước thải chưa được quy hoach và xây dựng tốt và hợp lý Ảnh hưởng khôngtốt tới môi trường sống của cộng đồng dân cư
4.1.2.3 Thực trạng phát triển của xã hội:
* Dân số, lao động, việc làm và thu nhập:
Dân số là một vấn dề đặc biệt quan trọng, thể hiện tiềm năng phát triểncủa mỗi địa phương Dân số trung bình năm 2010 của huyện Bình Sơn là125.546 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,192% Dân cư phân bố không đều,mật độ thưa thớt, chênh lệch lớn giữa các khu vực; có những xã mật độ dân sốtrên đưới 1.000 người/km như thị trấn Châu Ổ, xã Bình Châu, Bình Thới; có xã
có mật độ dân số thấp dưới 300 người/km2 như Bình Thanh Tây (245người/km2), Bình Minh (312 người/km2)
Dân cư chủ yếu là dân tộc kinh, sống chủ yếu bằng buôn bán, dịch vụ nhỏ
và nông nghiệp, ngư nghiệp Một số bộ phận dư cư sản xuất công nghiệp, tiểuthủ công nghiệp Trình độ dân trí và mức sống tương đối vẫn còn phụ thuộc vàothiên nhiên
Dân số trong độ tuổi lao động của huyện là 80.263 người, trong đó lao
Trang 26động nữ là 41.435 người chiếm 51,624% Với lực lượng lao động đông đảo vấn
đề giải quyết việc làm trở nên cấp bách đối với chính quyền địa phương Nó làmột thế mạnh cũng là một thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội củahuyện Bình Sơn
Vì vậy, đào tạo nghề và thu hút nguồn nhân lực về làm việc tại địaphương là những ưu tiên hàng đầu mà chính quyền cần giải quyết Có như vậymới đảm bảo được sự phát triển kinh tế bềnh vững, ổn định Đó là mục tiêu, làđịnh hướng phát triển lâu dài của huyện Bình Sơn
* Giáo dục – Đào tạo:
Trên địa bàn huyện có 38 trường phổ thông cơ sở, trong đó có 4 trườngtrung học phổ thông, 15 trường trung học cơ sở va 19 trường tiểu học Tổng sốphòng học năm 2009 – 2010 là 850 phòng học với 1537 giáo viên, 32456 họcsinh Hoạt động giáo dục ngày càng được chú trọng và được đầu tư đúng mức vềtrang thiết bị dạy học, nâng cao trình độ cán bộ giảng dạy, đẩy mạnh việc chốngtiêu cực trong công tác giáo dục, quản lý hoạt động học thêm, dạy thêm, ngănchặn tệ nạn xã hội lây lan trong học đường nhằm xây dựng môi trường giáo dụctrong sạch, lành mạnh
Ngoài ra huyện còn có trường Cao đẳng nghề Dung Quất đào tạo nhiềucông nhân để phục vụ cho khu kinh tế Dung Quất
* Y tế:
Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.Tinh thần phục vụ bệnh nhân nhiệt tình, chu đáo Triển khai thực hiện tốt chiếndịch phòng chống sốt rét, công tác tiêm chủng mở rộng, chương trình y tế họcđường Kết quả năm 2010 không xuất hiện ổ dịch Ngoài ra, cơ sở vật chất vàtrang thiết bị được nâng cấp, đội ngũ thầy thuốc thường xuyên được đào tạo bồidưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp
* Văn hóa – Thể thao:
Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao mừng Đảng,mừng Xuân, lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, tiết kiệm, sôi nổi, đậm đà bản sắc dân tộc
Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
Trang 274.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, KT-XH của địa phương.
* Thuận lợi
Với vị trí địa lý và mạng lưới giao thông như vậy, huyện Bình Sơn cónhiều điều kiện thuận lợi trong việc lưu thông vận chuyển hàng hoá, giao lưuhọc hỏi về trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá và các hoạt động sản xuất kinhdoanh khác Do đó, công tác BTHT & TĐC đang được chú trọng quan tâmnhằm bàn giao mặt bằng kịp thời để thực hiện các dự án góp phần tạo nên diệnmạo mới cho địa phương
Địa hình tương đối bằng phẳng nên hạn chế sức người và sức của khi đi kiểm
kê, đo đếm tài sản bồi thường, hỗ trợ góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện
Bên cạnh đó, các dự án đang được triển khai trên địa bàn phần lớn là lấy diệntích đất nông nghiệp nên công tác BTHT & TĐC cũng diễn ra thuận lợi hơn, nhanhchóng hơn, ít các đơn thư khiếu nại hơn so với các dự án lấy diện tích đất ở
Hệ thống thông tin liên lạc tương đối phát triển cùng với sự phổ biến kịp thờicác văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề đất đai của chính quyền địa phương nênngười dân sớm nắm bắt và thực hiện tốt, hạn chế bớt những thắc mắc và khiếu kiệncủa nhân dân khi bị giải tỏa, góp phần làm minh bạch công tác BTHT & TĐC
Diện tích đất chưa sử dụng còn 1617,69 ha, phân bố rải rác trong vùng,nên khó có thể tận dụng để xây dựng được một dự án có quy mô
Dân số gia tăng dẫn đến việc không quản lý nổi việc xây dựng, đấtđai ngày càng bị lấn, chiếm do nhu cầu ở ngày càng tăng lên, hiện tượngtách hộ, bán đất vườn không có giấy xác nhận của chính quyền địa phương
để xây dựng nhà ở ngày càng trở nên phổ biến Điều này đã gây khó khăntrong việc xác định nguồn gốc đất để tính bồi thường
Trang 284.2 Đánh giá công tác quản lý và sử dụng đất.
4.2.1 Công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
4.2.1.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các căn bản đó.
Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai là cơ sở đầutiên để thực hiện việc quản lý, sử dụng đất đai Trong việc quản lý, sử dụngđất đai cơ quan Nhà nước căn cứ vào các văn bản pháp luật đó về quản lý,
sử dụng đất đai Bao gồm các Nghị định, Quyết định, Thông tư, Chỉ thị doNhà nước và các cấp có thẩm quyền ban hành
Trong công tác bồi thường, GPMB và bố trí TĐC ở huyện Bình Sơn,các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên chính là căn cứ, hướng dẫn cho các
cơ quan bồi thường cấp huyện Đồng thời nó cũng là cơ sở để cơ quan Nhànước giải quyết các vấn đề về khiếu nại, tố cáo trong quá trình thực hiệncông tác này
Bên cạnh việc ban hành các văn bản quy phạm về quản lý, sử dụng đấtđai, việc tổ chức thực hiện các văn bản đó cũng có vai trò rất quan trọng Cụthể trên địa bàn huyện Bình Sơn vấn đang tồn tại tình trạng nể nang, trọng tìnhhơn chấp hành quy định pháp luật trong giải quyết các mối quan hệ về đất đai.Cán bộ địa chính, chủ tịch UBND xã nói chung chưa làm tốt nhiệm vụ pháthiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai trênđịa bàn Đó là nguyên nhân làm giảm hiệu lực thi hành pháp luật, gây mất lòngtin trong nhân dân cũng như các nhà đầu tư và đã ảnh hưởng trực tiến đếntuyến độ GPMB
4.2.1.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ địa giới hành chính.
Đây là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đấtđai Địa giới hành chính là khung quy định diện tích tự nhiên hành chính đểkhống chế, ráp nối bản đồ địa chính Nó giúp nắm được ranh giới, tránh đượccác trường hợp tranh chấp, lấn chiếm đất đai
Địa giới hành chính có vai trò quan trọng trong công tác bồi thường,GPMB và bố trí TĐC, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án bởi vì nó làcăn cứ là cơ sở là bằng chứng pháp lý quan trọng về diện tích, ranh giới sử dụngđất Nếu địa giới được xác định rõ ràng, chính xác sẽ thuận lợi cho việc xác địnhgiá trị đất đai để bồi thường, tiến độ GPMB được thực hiện nhanh, ngược lại sẽ
Trang 29gây khó khăn, kéo dài thời gian xác minh ranh giới đất đai, ảnh hưởng đến tiến
sử dụng đất
Đặc biệt, trong công tác bồi thường, GPMB và bố trí TĐC khi Nhà nướcthu hồi đất để giải phóng mặt bằng, nó là cơ sở để xác định giá trị thật của đấtđai để xác định giá đền bù thiệt hại
Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng theo định kỳcủa Luật Đất đai Thực hiện tổng kiểm kê đất đai năm 2005 và năm 2010 huyện
đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho hầu hết các đơn vị hành chính ở cả cấphuyện và cấp xã
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và cấp xã đã được xây dựng vàđang xây dựng cùng với báo cáo thuyết minh tổng hợp sử dụng đất đến năm 2012
4.2.1.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là khâu quan trọng nhằm ổn địnhtình hình sản xuất Đây là tổng hợp các biện pháp kinh tế - kỹ thuật – pháp lý đểphân bố đất đai cho các mục tiêu kinh tế - xã hội Nó là cơ sở khoa học cho việc
sử dụng hợp lý và có hiệu quả đất đai
Trên cơ sở bản đồ quy hoạch sử dụng đất, các xã xây dựng kế hoạch khaithác quỹ đất, quản lý tình hình sử dụng đất tại địa phương Phần diện tích đất đai
sử dụng không có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp đã được quy hoạch sửdụng vào mục đích phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ
Tuy nhiên, việc công khai quy hoạch sử dụng đất chưa được thực hiện kịpthời gây tâm lý hoang mang, người dân không an tâm sản xuất, đồng thời đã tạođiều kiện cho các cá nhân trục lợi bất chính, làm mất lòng tin trong nhân dân
4.2.1.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Trong giai đoạn 2006 – 2010, huyện Bình Sơn đã thu hồi tổng cộng2.673,67 ha, riêng năm 2010 đã thu hồi 83,54 ha, bàn giao 45,315 ha Diện tích
Trang 30đất sau khi thu hồi chủ yếu dùng vào mục đích phát triển cơ sở hạ tầng, xâydựng khu kinh tế Dung Quất và mở Nghĩa địa Công tác thu hồi đất đã được cơquan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Vấn đề đặt ra sau khi thu hồi đất của người dân đó là đảm bảo ổn địnhcuộc sống, việc làm tại nơi ở mới của họ Chính vì vậy, đầu tư vào cơ sở hạ tầngkhu tái định cư và chú trọng khâu đào tạo nghề là những biện pháp mà chínhquyền địa phương đang tiến hành để giải quyết vấn đề trên
4.2.1.6 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong công tác bồi thường, GPMB và bố trí TĐC, giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất là cơ sở pháp lý xác định chủ sử dụng đất, diện tích đang sử dụng,mục đích sử dụng đất để Nhà nước định giá trong bồi thường Vì vậy, công táccấp giấy CNQSDĐ có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ bồi thường,GPMB và bố trí TĐC
Trong giai đoạn 2006 – 2010, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đãcấp mới 17.563 giấy CNQSDĐ, riêng năm 2010 cấp mới 6.546 giấy Tuy nhiên,nhiều hồ sơ chưa được giải quyết, vẫn còn tình trạng hồ sơ tồn đọng Nguyênnhân là trong quá trình làm hồ sơ xét cấp, cán bộ địa chính không xem xét kỹ,hầu hết các thửa đất đều nằm trong vùng quy hoạch không được phép cấp mớicũng như chuyển mục đích sử dụng, việc này đã làm ảnh hưởng đến công tácquản lý đất đai của huyện
4.2.1.7 Thống kê, kiểm kê đất đai.
Năm 2010, huyện Bình Sơn tiến hành kiểm kê theo định kỳ 5 năm một lầntheo quy định tại khoản 2 Điều 58 Nghị định 181 kết quả kiểm kê đất đai củahuyện đều đạt kết quả cao, đã tạo được tiền đề cơ sở khoa học cho việc xâydựng chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tiếptheo
Tuy nhiên việc theo dõi tình hình biến động các loại đất trên địa bàn cònnhiều hạn chế do nguồn tài liệu bản đồ có nhiều biến động, mới chủ yếu chỉnh lýbiến động về số liệu, chỉnh lý biến động chưa được thực hiện kịp thời
4.2.1.8 Quản lý tài chính về đất đai.
Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúngquy định của pháp luật Để thực hiện việc thu chi, liên quan đến đất đai, UBNDhuyện đã tổ chức việc thu thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền
Trang 31sử dụng đất và tiền thuê đất trên cơ sở hệ thống các văn bản đã ban hành.
Hàng năm UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành giá đất cho tất cả các huyệntrên địa bàn tỉnh Đây là căn cứ được sử dụng trong công tác bồi thường,GPMB Thông qua giá đất, cơ quan Nhà nước sẽ quản lý dược tình hình tàichính về đất đai
4.2.1.9 Quản lý và phát triển thị trường chuyển quyền sử dụng đất trrong thị trường bất động sản.
Hiện nay, tổ chức tư vấn giá đất, về bất động sản trên địa bàn huyện chưađược thành lập Cơ chế vận hành, quản lý và phát triển thị trường chuyển quyền
sử dụng đất trong thị trường bất động sản với vai trò quản lý nhà nước về giá đất
và thị trường bất động sản còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn Trong thời giantrước đây và đến nay việc quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn huyện cohiệu quả chưa cao, chủ yếu phụ thuộc vào khả năng cung, cầu trên thị trường
4.2.1.10 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Đây là nội dung quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai
Nó đề cao ý thức trách nhiệm của chủ sử dụng đất Khi người sử dụng đất thựchiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với thửa đất, nó trở thành những căn cứ,
cơ sở hỗ trợ hiệu quả cho công tác bồi thường, GPMB và bố trí TĐC
Thi hành các quy định pháp luật về đất đai trong điều kiện hiện nay, huyện
đã quan tâm, đảm bảo thực hiện ngày càng đầy đủ tốt hơn các quyền và nghĩa vụcủa người sử dụng đất Người sử dụng đất được cấp GCNQSDĐ đúng quy hoạch,đúng luật Hiệu quả của công tác quản lý về đất đai được nâng lên, quyền vànghĩa vụ giữa người dân với Nhà nước được thực hiện đầy đủ theo quy định
4.2.1.11 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm về đất đai.
Trong những năm vừa qua, huyện đã đình chỉ 3 địa điểm khai thác đá tráiphép ở xã Bình Hòa, xã Bình Thanh Đông và xã Bình Trị
Công tác bồi thường, GPMB và bố trí TĐC rất phức tạp, gắn liền vớiquyền lợi của người bị thu hồi đất, đặc biệt là quyền lợi về tài chính nên dễ cónhững hành vi vi phạm pháp luật nhằm trục lợi bất chính Chính vì vậy, công tácthanh tra đất đai phải được tiến hành thường xuyên, xem đây là một nhiệm vụnằm trong kế hoạch thực hiện của công tác bồi thường, GPMB và bố trí TĐC để
Trang 32phát hiện những vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai; xử lý kịp thời các viphạm đó, đảm bảo pháp luật được thực thi từ trung ương đến địa phương.
4.2.1.12 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.
Công tác giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạmtrong việc quản lý và sử dụng đất đai đã được cán bộ thanh tra thuộc Phòng Tàinguyên và Môi trường phối hợp với thanh tra huyện dưới sự chỉ đạo của UBNDhuyện tiến hành kịp thời, theo đúng quy định của pháp luật, đạt được nhiều kếtquả khả quan
Nhìn chung công tác quản lý Nhà nước về đất đai của huyện trong thờigian qua đã có nhiều diễn biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu quan trọng,tạo điều kiện cho việc đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn
4.2.1.13 Quản lý các dịch vụ công về đất đai.
Là những hoạt động giao dịch, nhằm giải quyết những mối quan hệ giữa
cá nhân, tổ chức với các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước trong việc thựchiện các quy định của pháp luật Các lĩnh vực hoạt động dịch vụ công về đất đaibao gồm tư vấn về giá đất, tư vấn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dịch vụ
về đo đạc và bản đồ địa chính, dịch vụ về thông tin đất
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môitrường huyện là cơ quan trực tiếp thực hiện công việc trên, đây là một tổ chức sựnghiệp có thu Việc thành lập văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đã tạo điềukiện cho các hoạt động giao dịch về đất đai diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả
4.2.2 Tình hình sử dụng đất.
4.2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất.
Tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2010, tổng diện tích tự nhiên huyện BìnhSơn là 46.677,29 ha Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 29.345,72 ha; diệntích đât phi nông nghiệp là 10.546,02 ha và đất chưa sử dụng co diện tích6.785,55 ha
Trang 33Bảng 05: Hiện trạng sử dụng đất huyện Bình Sơn năm 2010
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 12,62 0,02
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 268,57 0,57
2.5 Đất sông suối và mặt nước SMN 3.745,30 8,02
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 1.078,93 2,83
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 587,86 1,26
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 4.379,18 9,39
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 1.818,51 3,9
(Nguồn: Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Bình Sơn 2010)
+ Đất nông nghiệp: Diện tích là 29.345,72 ha chiếm 62,86% so với tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Cụ thể như sau:
Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích là 8.125,12 ha chiếm 17,40%, gồm đất trồng cây hàng năm và trồng cây lâu năm, chủ yếu là đất trồng lúa chiếm diện tích lớn, phân bố chủ yếu ở các xã có điều kiện nước thường xuyên đảm bảo như: xã Bình Dương, xã Bình Thới, Bình Hòa,
Đất lâm nghiệp 19.134,07 ha chiếm 40,98%, chủ yếu là đất rừng sản xuất,phần lớn tập trung ở các xã Bình Thanh, Bình Phước, Bình Đông,
Đất nuôi trồng thủy sản 1.798,37 ha chiếm 3,85%, phần lớn tập trung ở