1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích những điểm mới và những khó khăn trong vận dụng các hướng dẫn về công tác lập dự toán trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng : Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quản lý xây dựng

109 309 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 690,58 KB

Nội dung

M ục đích của đề tài Dựa trên việc nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý chi phí dự án đầu tư, quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng và phân tích những điểm mới và những khó khăn, bất cập

Trang 1

i

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định

Tác giả luận văn

Âu Dương Huy

Trang 2

Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian học tập và nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, học viên rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và độc giả

Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2017

Tác giả

Âu Dương Huy

Trang 3

iii

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích của đề tài 1

3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3

6 Dự kiến kết quả đạt được: 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 5

1.1 Tổng quan về dự án đầu tư xây dựng 5

1.1.1 Khái niệm về dự án và dự án đầu tư xây dựng 5

1.1.2 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng 6

1.1.3 Các giai đoạn thực hiện của dự án đầu tư xây dựng 7

1.1.4 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng 9

1.2 Tổng quan về công tác lập dự toán và quản lý chi phí đầu tư xây dựng 10

1.2.1 Tình hình đầu tư các công trình xây dựng và công tác lập dự toán 10

1.2.2 Vai trò, ý nghĩa, nội dung và phương pháp lập dự toán xây dựng 11

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự toán và quản lý chi phí đầu tư xây dựng 13

1.2.4 Những vấn đề cần phải hoàn thiện trong công tác lập dự toán trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng 16

1.2.5 Kinh nghiệm quản lý định mức và giá xây dựng trên thế giới 16

Kết luận chương 1 19

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ LẬP DỰ TOÁN 21

2.1 Lập dự toán và Quản lý chi phí đầu tư xây dựng 21

2.1.1 Khái niệm chi phí dự án đầu tư xây dựng 21

2.1.2 Khái niệm về quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng 21

2.1.3 Khái niệm về dự toán trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng 22

Trang 4

iv

2.1.4 Định mức xây dựng, hệ thống đơn giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng 25

2.1.5 Nội dung và phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng 29

2.1.6 Phương pháp lập dự toán trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng 30

2.1.7 Cơ sở xác định khối lượng, định mức, đơn giá và các khoản mục chi phí khác của dự toán xây dựng 41

2.1.8 Một số khái niệm về dự toán gói thầu xây dựng 45

2.1.9 Nhiệm vụ lập dự toán trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng 48

2.2 Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng của chủ đầu tư 49

2.2.1 Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng 49

2.2.2 Quản lý tổng mức đầu tư xây dựng 50

2.2.3 Quản lý dự toán công trình 53

2.2.4 Quản lý định mức xây dựng và giá xây dựng công trình 54

2.3 Những qui định thay đổi gần đây về lập dự toán trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình 56

2.3.1 Hệ thống văn bản luật (Đầu tư, Đấu thầu, Xây dựng, Đất đai) 56

2.3.2 Các Nghị định, thông tư, Quyết định 56

2.3.3 Hệ thống định mức đơn giá, chỉ số giá xây dựng, định mức tỷ lệ… 57

2.3.4 Những điểm thay đổi và những điểm mới về lập dự toán trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng 58

Kết luận chương 2 63

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH 64

3.1 Thực trạng, những vướng mắc, khó khăn về công tác lập dự toán xây dựng tại Trung tâm trong thời gian qua 64

3.1.1 Thực trạng công tác lập dự toán tại Trung tâm 64

3.1.2 Những khó khăn về công tác lập dự toán xây dựng tại Trung tâm 65

3.2 Ví dụ về một dự án cụ thể “Trường trung học cơ sở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh” 66

3.2.1 Thông tin chung về công trình 66

3.2.2 Quy mô và giải pháp thiết kế chủ yếu của công trình: 66

Trang 5

v

3.2.3 Nội dung lập dự toán công trình “Trường trung học cơ sở xã Phật Tích, huyện

Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh” 75

3.2.4 Những khó khăn, bất cập khi áp dụng, vận dụng quy định 77

3.2.5 Những điểm thay đổi công tác lập dự toán theo hướng dẫn Thông tư 06/2016/TT-BXD với Thông tư 04/2010/TT-06/2016/TT-BXD 79

3.3 Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước 81

3.3.1 Sửa đổi, bổ sung hệ thống suất vốn đầu tư, định mức, đơn giá xây dựng cơ bản 81 3.3.2 Xây dựng ngân hàng dữ liệu về giá vật liệu, ca máy, nhân công 81

3.3.3 Bổ sung định mức 82

3.3.4 Một số kiến nghị khác 82

Kết luận chương 3 83

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84

1 Kết luận 84

2 Kiến nghị 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

PHỤ LỤC SỐ 1 88

PHỤ LỤC SỐ 2 95

Trang 6

vi

DANH M ỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: ĐỊNH MỨC TỶ LỆ (%) CHI PHÍ CHUNG 31

Bảng 2.2: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CHUNG TÍNH TRÊN CHI PHÍ NHÂN CÔNG 33

Bảng 2.3 ĐỊNH MỨC THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC 34

Bảng 2.4 HAO PHÍ VẬT LIỆU, NHÂN CÔNG, MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG CHO CÁC CÔNG TÁC XÂY DỰNG 37

Bảng 2.5 TỔNG HỢP CHI PHÍ VẬT LIỆU, CHI PHÍ NHÂN CÔNG, CHI PHÍ MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG TRONG CHI PHÍ TRỰC TIẾP 38

Bảng 3.1 BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ HẠNG MỤC 88

Bảng 3.2 BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ XÂY DỰNG 89

Bảng 3.3 BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ HẠNG MỤC CHUNG 91

Bảng 3.4 TỔNG HỢP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 92

Trang 9

1

M Ở ĐẦU

1 Tính c ấp thiết của đề tài

Các công trình đầu tư xây dựng đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của một nước Nó là điều kiện tiền đề cho việc phát triển kinh tế và thu hút các nguồn vốn đầu tư Ở Việt Nam, những năm qua, do sự quan tâm và chỉ đạo của Chính phủ, hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã đạt được một số thành tựu nhất định Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác tổ chức quản lý dự án, quản

lý chi phí như: Người đứng đầu dự án yếu về năng lực tổ chức, cán bộ thực hiện dự án trình độ chuyên môn kém, thời gian thực hiện dự án kéo dài, việc thẩm định khối lượng, quy mô, chất lượng dự án chưa được chú trọng,

Chi phí xây dựng công trình là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả đầu tư của dự án Việc quản lý chi phí trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng góp phần làm giảm lãng phí trong đầu tư xây dựng, kéo theo là sự phát triển của nền kinh tế nói chung Vì thế việc tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng chính là mục tiêu quan trọng, không những đối với một đơn vị, tổ chức, hay ngành xây dựng mà còn là vấn đề quan tâm của toàn

xã hội

Từ những phân tích trên, với những kiến thức được học tập và nghiên cứu ở Nhà trường cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác tại địa bàn nghiên cứu,

tác giả chọn đề tài luận văn với tên gọi: “Phân tích những điểm mới và những khó

khăn trong vận dụng các hướng dẫn về công tác lập dự toán trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng”

2 M ục đích của đề tài

Dựa trên việc nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý chi phí dự án đầu tư, quản lý chi phí

dự án đầu tư xây dựng và phân tích những điểm mới và những khó khăn, bất cập trong vận dụng các hướng dẫn về công tác lập dự toán công trình xây dựng hiện nay Từ đó,

Trang 10

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa trên cách tiếp cận:

- Tiếp cận thông qua hệ thống văn bản pháp quy;

- Tiếp cận qua thực tế công trình đã thực hiện;

- Tiếp cận qua các nghiên cứu, thiết kế xây dựng công trình;

- Tiếp cận qua các nguồn thông tin khác

Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện những nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp đối chiếu với hệ thống văn bản pháp quy; Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế thu thập thông tin; Phương pháp kế thừa; Phương pháp thống kê; Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình lập dự án xây dựng công trình (chủ yếu là các công trình dân dụng, giao thông,

hạ tầng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh)

Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Trang 11

đề xuất giải pháp quản lý chi phí cho giai đoạn tới

5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học:

Với những kết quả đạt được theo định hướng nghiên cứu lựa chọn đề tài sẽ góp phần

hệ thống hoá, cập nhật và hoàn thiện cơ sở lý luận về phương pháp lập dự toán và công tác quản lý chi phí xây dựng công trình, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi phí trong quá trình đầu tư xây dựng Những kết quả nghiên cứu của luận văn là những tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Ý nghĩa thực tiễn:

Kết quả phân tích đánh giá và đề xuất giải pháp của đề tài sẽ là những tài liệu tham khảo có giá trị gợi mở trong việc tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng không chỉ cho Trung tâm kiểm định chất lượng và kinh tế xây dựng Bắc Ninh mà còn cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, các Chủ đầu tư và các công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng công trình

Trang 13

5

CHƯƠNG 1 T ỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ

QU ẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1.1 T ổng quan về dự án đầu tư xây dựng

1.1.1 Khái niệm về dự án và dự án đầu tư xây dựng

1.1.1.1 Khái niệm về dự án

+ Dự án hiểu theo nghĩa thông thường “ Dự án là điều mà người ta có ý thức định làm” + Theo viện nghiên cứu Quản lý dự án Quốc tế (PMI) thì: “Dự án là sự nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất”

+ Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN9000:2000): “Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm

cả các ràng buộc về thời gian, chi phí, nguồn lực”

+ Dự án là một quá trình gồm các công tác, nhiệm vụ có liên quan đến nhau, được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về thời gian,

nguồn lực và ngân sách

1.1.1.2 Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng được hiểu là các dự án đầu tư có liên quan tới hoạt động xây dựng cơ bản như xây đựng nhà cửa, đường giao thông, cầu cống… Xét theo quan điểm động, có thể hiểu dự án đầu tư xây dựng (ĐTXD) là một quá trình thực hiện các nhiệm

vụ từ ý tưởng ĐTXD thành hiện thực trong sự ràng buộc về kết quả (Chất lượng), thời gian (tiến độ) và chi phí (giá thành) đã xác định trong hồ sơ dự án và được thực hiện trong những điều kiện không chắc chắn ( rủi ro)

Dự án ĐTXD xét về mặt hình thức là tập hợp các hồ sơ về bản vẽ thiết kế kiến trúc, thiết kế kỹ thuật và tổ chức thi công công trình xây dựng và các tài liệu liên quan khác xác định chất lượng công trình cần đạt được, tổng mức đầu tư của dự án và thời gian thực hiện dự án, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án…

Trang 14

6

Theo Luật Xây dựng Việt Nam số 50/2014/QH13 thì “ Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ thời hạn và chi phí xác định.Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo

cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.”

1.1.2 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng

1.1.2.2 Dự án có chu kỳ riêng và thời gian tồn tại hữu hạn

Nghĩa là dự án cũng phải trải qua các giai đoạn: Hình thành, phát triển, có thời điểm bắt đầu, kết thúc Tổ chức thực hiện dự án mang tính chất tạm thời, sau khi đạt được mục tiêu đề ra, tổ chức này sẽ giải tản hay thay đổi cơ cấu tổ chức cho phù hợp với mục tiêu mới

1.1.2.3 Dự án có sự tham gia của nhiều bên liên quan

Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên liên quan và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng và quản lý dự án như chủ đầu tư, người hưởng lợi

dự án, nhà thầu, các cơ quan quản lý nhà nước… Tùy theo tính chất của dự án và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự tham gia của các thành phần trên cũng khác nhau

1.1.2.4 Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo

Khác với quả trình sản xuất liên tục, sản phẩm của dự án không là sản phẩm hàng loạt

mà có tính khác biệt ở mỗi khía cạnh nào đó, nó chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định với đặc thù của mỗi dự án là tạo ra một kết quả nào đó

Trang 15

Mỗi dự án đều có tính không xác định của nó, tức là trong khi thực hiện dự án cụ thể

do dự tác động của hoàn cảnh bên trong và hoàn cảnh bên ngoài nên việc thực hiện nó tất nhiện có sự thay đổi so với kế hoạch ban đầu Dự án có thể hoàn thành trước thời gian hoặc có thể bị kéo dài thời hạn thi công Cũng có thể do bị biến đổi giá cả thị trường nên giá thành dự án tăng cao hơn dự kiến ban đầu, kết quả thực hiện không giống với dự định Những hiện tượng trên đều là tính không xác định của dự án, đôi khi có thể gọi đó là tính rủi ro của dự án Vì vậy trong quá trình thực hiện dự án cần phân tích các yếu tố ảnh hưởng có thể sảy ra để khống chế các sai sót có thể sảy ra

7 Trình tự trong quá trình thực hiện dự án

Mỗi dự án là nhiệm vụ có tính trình tự và giai đoạn Đây chính là sự khác biệt lớn nhất giữa dự án và nhiệm vụ công việc mang tính trùng lặp Cùng với sự kết thúc hợp đồng

và bàn giao kết quả thì dự án cũng kết thúc, vì thế dự án không lặp đi lặp lại và không phải là công việc không thể kết thúc

8 Người ủy quyền riêng của dự án

Người ủy quyền riêng hay còn gọi là khách hàng Đó chính là người yêu cầu và kết quả dự án và cũng là người cung cấp nguyên liệu để thực hiện dự án Họ có thể là một người, một tập thể, một tổ chức có chung nhu cầu về kết quả dự án

1.1.3 Các giai đoạn thực hiện của dự án đầu tư xây dựng

Ở Việt Nam, theo quy định hiện hành, trình tự đầu tư xây dựng thành 3 giai đoạn chính:

- Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị dự án

- Giai đoạn 2: Giai đoạn thực hiện dự án

Trang 16

8

- Giai đoạn 3: Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thức sử dụng

+ Giai đoạn chuẩn bị của dự án: Là giai đoạn chủ đầu tư lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư hoặc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật và trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt Riêng đối với các công trình nhà ở riêng lẻ của dân, chủ đầu tư không phải lập dự án đầu tư hay báo cáo kinh tế kỹ thuật, tất cả các dự án đầu tư xây dựng còn lại chủ đầu tư phải căn cứ vào quy mô, tính chất của các công trình đó để lập dự án đầu

tư hoăc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật Theo Điều 13, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015, những công trình không phải lập Dự án đầu tư chỉ cần lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình là những công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo, công trình xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng ( không bao gồm tiền sử dụng đất )

Về bản chất, lập dự án đầu tư xây dựng hay lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đều nhằm mục đích: Chứng minh cho người quyết định đầu tư thấy được sự cần thiết phải đầu tư, mục tiêu, hiệu quả của dự án đầu tư; làm cơ sở cho người bỏ vốn (cho vay vốn) xem xét hiệu quả dự án vàkhả năng hoàn trả vốn Đồng thời làm cơ sở cho các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển kinh tế -

xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng; đánh giá tác động của dự

án tới môi trường, kinh tế xã hội địa phương, mức độ an toàn đới với các công trình

lân cận…

+ Giai đoạn thực hiện dự án: Sau khi có quyết định phê duyệt dự án đầu từ xây dựng,

dự án chuyển sang giai đoạn thực hiện đầu tư Trong giai đoạn này, chủ đầu tư tổ chức lập, thẩm định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình Lập và đánh giá hồ sơ mời thầu, lựa chọn nhà thầu, đàm phán ký kết hợp đồng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị, quản lý tiến độ, chất lượng thi công xây dựng công trình…

+ Giai đoạn kết thúc dự án đầu tư xây dựng: Là giai đoạn chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu, kiểm định chất lượng, chạy thử, bàn giao công trình đưa vào sử dụng và thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng

Trang 17

- Nhóm vấn đề về địa điểm, vị trị: Môi trường, khí hậu, địa hình, hướng ra vào chính,

cơ sở hạ tầng, thủ tục pháp lý liên quan

- Nhóm vấn đề về xây dựng: Những nguyên tắc thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật, vật liệu xây dựng, phương pháp, công nghệ xây dựng, an toàn xây dựng

- Nhóm vấn đề về vận hành: Quản lý hành chính dự án, cấp vốn, nhu cầu duy tu,bảo dưỡng, an toàn và hiệu quả khi vận hành công trình

Việc kiểm tra mỗi nhóm vấn đề cần bắt đầu từ trong giai đoạn nghiên cứu lập báo cáo

và tiếp tục ngày càng chi tiết trong các giai đoạn tiếp theo cho tới giai đoạn kết thúc

1.1.4 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng

Quản lý dự án là việc giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, lên kế hoạch đối với các giai đoạn của vòng đời dự án Mục đích của nó là từ góc độ quản lý và tổ chức, áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu dự án như: Mục tiêu về giá thành, mục tiêu thời gian, mục tiêu chất lượng Vì thế làm tốt công tác quản lý là một việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng được quy định tại Điều 66 Nội dung quản lý

dự án đầu tư xây dựng gồm có 11 nội dung:

- Quản lý về phạm vi của dự án

- Quản lý kế hoạch công việc của dự án

- Quản lý khối lượng công việc của dự án

- Quản lý chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện dự án

Trang 18

10

- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng của dự án

- Quản lý an toàn trong thi công xây dựng

- Quản lý bảo vệ môi trường trong xây dựng

- Quản lý lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng

- Quản lý rủi ro của dự án

- Quản lý hệ thống thông tin của công trình

- Quản lý các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định của luật xây dựng

và quy định khác của pháp luật có liên quan

1.2 T ổng quan về công tác lập dự toán và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

1.2.1 Tình hình đầu tư các công trình xây dựng và công tác lập dự toán

Trong thời gian vừa qua có thể nói tổng dự toán ở nhiều công trình xây dựng do Trung Ương và địa phương quản lý đều vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt qua số liệu phân tích cho thấy, mức vốn đầu tư của các công trình xây dựng sau khi tổng dự toán được phê duyệt đều vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt trong báo cáo nghiên cứu khả thi Mức vượt này thấp nhất cũng là 21% và cao nhất là 177.55% Khi đánh giá vượt mức vốn theo cơ cấu vốn dầu tư cho thấy : mức vốn xây lắp và vốn thiết bị trong tổng mức đầu tư là cao nhất, một số công trình có khoản vốn dự phòng xác định trong tổng mức đầu tư không phù hợp Thậm chí có công trình lượng vốn dự phòng lại quá lớn, nhưng cũng không trang trải hết phần vượt vốn xây lắp, vốn thiết bị và chi phí khác của công trình

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là một vấn đề hết sức phức tạp do lĩnh vực xây dựng

cơ bản có nhiều đặc điểm riêng biệt Dự toán xây dựng công trình là một trong những

công cụ giúp quản lý chi phí đầu tư xây dựng một cách có hiệu quả Nó giúp các nhà quản lý dự đoán trước được phần nào tình hình sản xuất kinh doanh và chuẩn bị đủ nguồn lực tài chính cần thiết cũng như là lượng dự phòng để hoạt động đầu tư xây dựng được diễn ra thuận lợi, đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ

Trang 19

11

Bên cạnh đó, tình hình kinh tế trong những năm vừa qua đã và đang diễn biến theo chiều hướng ngày càng khó khăn Chính vì thế, để có thể vượt qua tình hình khó khăn, không chỉ các doanh nghiệp tư nhân mà cả các doanh nghiệp có sử dụng vốn nhà nước cũng cần phải có những bước đi chắc chắn và tầm nhìn chiến lược đúng đắn Đầu tư xây dựng là một hoạt động tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế Do đó, hoạt động trong lĩnh vực này thì các doanh nghiệp cần phải trang bị cho mình các nguồn lực về nhân lực, vật lực(trang thiết bị, công nghệ…)… để

có thể đáp ứng được những đòi hỏi của ngành cũng như đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Do vậy, nhiệm vụ đặt ra đối với các nhà đầu tư, các nhà tư vấn… đó là cần phải tính đúng và tính đủ các khoản mục chi phí để công tác quản lý chi phí đạt hiệu quả, tiết kiệm chi phí đầu tư một cách hợp lý, giảm thiểu tối đa những rủi ro về vốn trong quá trình đầu tư

1.2.2 Vai trò, ý nghĩa, nội dung và phương pháp lập dự toán xây dựng

1.2.2.1 Vai trò dự toán xây dựng

Là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng khi đấu thầu

Là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh toán khi chỉ định thầu

Là tài liệu cho biết phí tổn xây dựng công trình, là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư, thuyết phục ngân hàng đầu tư, cấp phát vốn

Là cơ sở để tính toán chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật trong việc lựa chọn các phương án thiết

kế xây dựng

1.2.2.2 Ý nghĩa dự toán xây dựng

Giúp chủ đầu tư biết được số tiền sẽ phải chi trả ra để có được công trình

Xác định một căn cứ để xét chọn nhà thầu

Tìm ra một căn cứ để phê duyệt vốn đầu tư

Sử dụng để làm căn cứ để thẩm tra, phê duyệt quyết toán

Trang 20

12

1.2.2.3 Cơ sở lập dự toán xây dựng

Dự toán xây dựng công trình được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế

kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình và định mức xây dựng, giá xây dựng của công trình

Người lập dự toán ngoài khả năng đọc tốt bản vẽ, hiểu kỹ thuật thi công, điều kiện thi công,… còn phải hiểu rõ chính sách của nhà nước tại nơi công trình xây dựng Sau đây

là một số nghị định, văn bản, thông tư chính mà một người lập dự toán cần biết:

Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình xây dựng;

Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 về việc công bố Định mức chi phí quản

lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;

Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Các văn bản số 1776/BXD-VP; 1777/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng về

việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng; Phần lắp đặt thống điện trong công trình; ống và phụ tùng ống; bảo ôn đường ống, phụ tùng

và thiết bị; khai thác nước ngầm;

Quyết định số 1172/QĐ-BXD và 1173/QĐ-BXD ngày 26/12/2012 của Bộ Xây dựng

về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình- Phần xây dựng; Phần lắp đặt (sửa đổi và bổ sung);

Định mức dự toán xây dựng công trình Phần xây dựng (Sửa đổi và bổ sung) công bố kèm theo Quyết định số 588/QĐ-BXD ngày 29/5/2014 của Bộ Xây dựng

Định mức dự toán xây dựng công trình Phần lắp đặt (Sửa đổi và bổ sung) công bố kèm theo Quyết định số 587/QĐ-BXD ngày 29/5/2014 của Bộ Xây dựng

Trang 21

13

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự toán và quản lý chi phí đầu

tư xây dựng

Nghiên cứu các nhân tố làm làm ảnh hưởng đến giá trị dự toán xây dựng công trình có

ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp làm giảm sự sai lệch giá trị dự toán Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có nhiều nguyên nhân tác động đến giá trị dự toán xây dựng công trình, có thể xếp vào nhóm các nguyên nhân sau:

1.2.3.1 Một số sai sót khi áp dụng đơn giá và định mức dự toán xây dựng

Nhìn chung, trong các dự toán công trình hiện nay có thể cho thấy phần lớn là chưa thực hiện đầy đủ yêu cầu, nguyên tắc khi lập dự toán, làm sai lệch chi phí trực tiếp trong dự toán một cách không chính xác có thể chia làm 2 nhóm sau:

Sai khác với điều kiện thi công: độ sâu, bề rộng, chiều cao thi công của công tác… Tính trùng lặp đơn giá hoặc tính tách 1 công tác thành 2 hoặc 3 công tác

Tính thiều đơn giá: chẳng hạn như có chi phí sản xuất cấu kiện bê tong đúc sẵn hoặc kết cấu thép nhưng không tính chi phí lắp đặt các loại cấu kiện hoặc kết cấu

Áp dụng không đúng các quy định điểu chỉnh đơn giá hoặc từng khoản mục chi phí của đợn giá trong dự toán Ví dụ: điều chỉnh chi phí vật liệu, chi phí máy, chi phí nhân công đối với công trình cải tạo, sửa chữa; điều chỉnh chi phí máy thi công theo vị trí địa lý từng khu vực…; không đúng nhóm tiền lương công nhân xây dựng theo loại công tác xây dựng do cơ quan có thẩm quyền quy định…

b Các sai sót được coi là chính đáng

Trang 22

14

Do thiếu định mức và đơn giá dự toán

Mức giá tính không chuẩn xác khi bổ sung mới hoặc điều chỉnh đơn giá công tác xây lắp hoặc phải vận dụng đơn giá tương tự Vì thế cần lưu ý, trong hệ thống định mực dự toán, đơn giá xây dựng cơ bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành là không đầy đủ Sai thông số đầu vào khi tính các khoản chi phí trong đơn giá

Chưa điều chỉnh, bổ sung đơn giá, dự toán khi có sự thay đổi chế độ chính sách về giá

cả, tiền lương

Áp dụng thiếu các khoản mục chi phí cần điều chỉnh trong đơn giá công tác xây lắp (do thiếu sự thống nhất giữa nội dung quy định trong đơn giá với định mức dự toán)

1.2.3.2 Một số sai sót khi áp dụng các quy định tính chi phí theo tỷ lệ

- Sử dụng mức chi phí chung cho một công trình gồm nhiều loại hạng mục công trình, công tác xây lắp không phù hợp

- Tính cả 2 mức chi phí chung (trên chi phí nhân công và trên chi phí máy thi công)

- Không tính chi phí chung, thuế và lãi trong dự toán

- Tỷ lệ và phương thức tính không theo đúng quy định cho từng thời kỳ

1.2.3.3 Một số sai sót khi xác định khối lượng công tác xây lắp

- Thiếu, thừa khối lượng tính từ thiết kế Vẽ đối xứng, thống kê thép một nửa, tính khối lượng bê tông, cốt thép cũng một nửa…

- Tính trùng các giao của các kết cấu

- Có khối lượng cho công tác gia công, sản xuất kết cấu nhưng lại thiếu khối lượng công tác lắp dựng

- Phân tích khối lượng không phù hợp với công nghệ thi công xây lắp (Ví dụ như: khối lượng đào đất với khối lượng đất cần vận chuyển ra bãi thải và số lượng đất đào

sử dụng để đắp lại…)

- Bỏ sót khối lượng xây lắp,

Trang 23

15

- Gộp chung khối lượng các loại kết cấu trong cùng một loại công tác không theo yêu cầu kỹ thuật

1.2.3.4 Một số sai sót khi áp dụng các chế độ chính sách của nhà nước có liên quan

đến khu vực xây dựng và đặc thù riêng của từng công trình, công tác xây lắp

- Không tính các khoản phụ cấp có tính chất lương đối với các công trình xây dựng ở những khu vực được hưởng khoản phụ cấp này

- Không tính các phụ cấp: thu hút, chênh lệch phụ cấp lưu động, trong dự toán xây lắp một số công trình được nhà nước cho phép

- Có tính bổ sung chi phí nói trên nhưng lại sai phương pháp tính toán

- Không áp dụng thang, bảng lương công nhân xây dựng hiện hành của nhà nước

- Chưa tính chi phí xây dựng các công trình tạm phục vụ thi công, chi phí nhà ở tạm cho công nhân đối với một số công trình xây dựng theo quy định

- Xác định các định mức tỷ lệ chi phí QLDA, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác không đúng với loại và cấp công trình

1.2.3.5 Một số sai sót khác

- Sai phương pháp tính bù chênh lệch chi phí vật liệu trong dự toán

- Thừa chi phí di chuyển thiết bị thi công (đã được quy định 50km cho phạm vi khu vực xây dựng công trình)

- Thiếu chi phí di chuyển lớn thiết bị và lực lượng thi công trong dự toán xây lắp một

số công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp chỉ có lực lượng chuyên ngành mới đảm nhận được

- Chỉ định nguồn cung một số loại vật liệu, bán thành phẩm không hợp lý, xa rời thực tiễn làm tăng chi phí vận chuyển (vữa bê tong thương phẩm, bê tong at phan, cát nền, phế thải…)

- Sai số do thực hiện sai các phép tính toán

Trang 24

16

Có thể thấy rằng, để nâng cao chất lượng việc xác định giá trị dự toán công trình xây dựng thì việc hạn chết các sai sót nêu trên là cần thiết và đó là yêu cầu đặt ra trước hết với các nhà tư vấn thiết kế - dự toán giúp chi chủ đầu tư và thứ nữa là các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước trong việc quy định các chế độ, chính sách về giá, các nguyên tắc, phương pháp và cơ sở để lập giá dự toán công trình xây dựng

1.2.4 Những vấn đề cần phải hoàn thiện trong công tác lập dự toán trong quản lý

chi phí đầu tư xây dựng

- Yếu tố con người: Cần nâng cao năng lực, nghiệp vụ, chuyên môn của cá nhân, tổ chức tham gia quản lý chi phí đầu tư xây dựng

- Giám sát cộng đồng: Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng đạt hiệu quả cao chống thất thoát lãng phí, khuyến khích hình thức giám sát cộng đồng, giám sát của người dân, hoặc đơn vị, tổ chức được hưởng lợi từ công trình đem lại

- Về cơ chế chính sách: Hoàn thiện cơ chế chính sách từ Luật của Quốc Hội, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ và các quyết định, chỉ thị phải đồng bộ, thống nhất về nội dung chỉ đạo, hướng dẫn, dễ hiểu, tránh nẩy sinh nhiều cách hiểu khác nhau, thuận lợi dễ điều hành và quản lý, tránh khép kín quy trình

- Hệ thống định mức: Hệ thống định mức phải thường xuyên suốt từ Bộ Xây dựng xuống các địa phương và khuyến khích các đơn vị chủ đầu tư, tư vấn… tự xây dựng và chịu trách nhiệm với các định mức chuyên nghành phù hợp với những công trình đặc thù do mình quản lý

- Hệ thống đơn giá, giá: Địa phương kịp thời ra các bộ đơn giá, thông báo giá và các thông báo bù chế độ chính sách theo đúng hướng dẫn và ban hành đúng thời điểm để chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu có cơ sở thực hiện

1.2.5 Kinh nghiệm quản lý định mức và giá xây dựng trên thế giới

Tại Nhật Bản, định mức và giá xây dựng được thống nhất quản lý trên toàn quốc bởi

Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch (MLIT) Ở Trung Quốc, việc quản lý này cũng được thực hiện theo hình thức tương tự và giao cho Bộ Xây dựng

Trang 25

17

Kiểm soát giá thị trường xây dựng

Tại Nhật Bản, Bộ MLIT thống nhất quản lý địnhmức và giá xây dựng trên toàn quốc Định mức xây dựng được công bố hằng năm và bổ sung thường xuyên, còn giá xây dựng được công bố hằng tháng hoặc hằng năm trên phạm vi cả nước

Và để đảm bảo Nhà nước kiểm soát giá thị trường xây dựng vận hành thông suốt, công khai và công bằng, Bộ MLIT đã thành lập Cục Quản lý giá xây dựng Cục này có bộ máy nhân sự hơn 300 người, làm việc trực tiếp tại các Ban quản lý dự án khu vực và các địa phương để đảm bảo 2 nhiệm vụ cốt lõi là: Truyền tải các quy định của Nhà nước và thu thập thông tin thị trường, giúp Bộ MLIT công bố giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng trên khắp lãnh thổ Bộ này cũng ban hành tiêu chuẩn dự toán cho tất cả các loại công trình

Còn tại Trung Quốc, Bộ Xây dựng nước này cũng đảm bảo nhiệm vụ thống nhất quản

lý định mức và giá xây dựng trên phạm vi toàn quốc, ban hành cơ chế chính sách liên quan đến quản lý định mức xây dựng, phương pháp xây dựng định mức và định mức xây dựng áp dụng cho các dự án công trên phảm vi cả nước

Tuy nhiên, do đặc thù có diện tích lãnh thổ rộng lớn nên Trung Quốc cho phép các tỉnh, thành ban hành cơ chế chính sách và định mức đặc thù nhưng phải phù hợp với

cơ chế chính sách và phương pháp xây dựng định mức của Bộ Xây dựng Trường hợp việc áp dụng định mức do nhà nước ban hành không phù hợp, chủ thề được phép thay đổi nhưng phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng Trung Quốc được phép thành lập 2 cơ quan tham mưu, trong đó, Vụ Tiêu chuẩn định mức có nhiệm vụ giúp Bộ Xây dựng quản lý nhà nước

về tiêu chuẩn, định mức xây dựng Các tỉnh, thành và các Bộ, ngành cũng có phòng quản lý định mức và giá xây dựng thực thi chính sách của Trung ương, đồng thời bổ sung thêm các định mức đặc thù của địa phương dưới sự hướng dẫn của Trung ương

Vụ này có thể thuê các chuyên gia, các Cty tư vấn lập định mức bằng kinh phí của nhà nước

Trang 26

18

Cục Quản lý thị trường có nhiệm vụ quản lý giá xây dựng, ban hành cơ chế chính sách, phương pháp lập và quản lý giá xây dựng, ban hành giá xây dựng (vật liệu, nhân công, máy, công suất vốn đầu tư, chỉ số giá) Từ năm 2003, pháp luật của Trung Quốc buộc áp dụng thống nhất: mã hiệu, tên, đơn vị tính, nội dung của giá, và ghi rõ tiêu chuẩn giá vật liệu

B ảo đảm nguyên tắc tính đúng, tính đủ

Phương pháp lập mức và giá xây dựng tại Nhật Bản và Trung Quốc đều theo cơ chế thị trường, phù hợp với đặc điểm của công trình xây dựng và quá trình hình thành sản phẩm xây dựng Tại Nhật Bản, giá công trình được lập theo gói thầu, trên cơ sở hồ sơ thiết kế, tiến độ thi công, điều kiện thi công, biện pháp thi công, định mức năng suất và đơn giá xây dựng thị trường (do Bộ MLIT công bố)

Chi phí vật liệu xác định trên cơ sở khối lượng vật liệu theo thiết kế, hao hụt vật liệu theo kết quả điều tra thị trường và đơn giá vật liệu theo thị trường Giá vật liệu xác định theo kết quả điều tra thị trường, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng, khối lượng cần tiêu thụ Chi phí nhân công xác định trên cơ sở khối lượng công việc theo thiết kế, định mức năng suất lao động và đơn giá nhân công của công việc

Định mức năng suất lao động được xác định trên cơ sở điều tra thị trường, điều kiện làm việc, mức độ phức tạp của công việc Đơn giá nhân công theo công việc được xác định trên cơ sở điều tra giá nhân công thị trường, theo trình độ thợ (thợ chính, thợ phụ, thợ bậc cao), theo thời gian thi công (đêm, mưa tuyết, mưa, bão)

Chi phí máy thi công được xác định trên cơ sở khối lượng công việc theo thiết kế, tiến

độ và biện pháp thi công dự kiến, định mức năng suất máy và giá ca máy Định mức năng suất ca máy xác định trên cơ sở điều tra thị trường Giá ca máy không bao gồm chi phí nhân công và chi phí nhiên liệu, năng lượng Chi phí nhân công và chi phí nhiên liệu, năng lượng của chi phí máy xác định theo thời gian vận hành máy (trên cơ

sở tiến độ thi công) và giá nhân công, giá nhiên liệu theo thị trường

Còn tại Trung Quốc, nếu như trước năm 1990 phương pháp lập định mức và giá xây dựng vẫn theo cơ chế bao cấp, thì từ năm 1990 đến nay, phương pháp lập định mức và

Trang 27

dự án đối tác công tư (PPP) trên phạm vi cả nước

Trường hợp các tỉnh, Bộ chuyên ngành ban hành định mức đặc thù hay thay đổi mức

do Nhà nước ban hành khi không phù hợp phải được Bộ Xây dựng chấp thuận Vụ Kinh tế Xây dựng giúp Bộ Xây dựng quản lý định mức và giá xây dựng trên toàn quốc Việc lập định mức, giá xây dựng do các Viện nghiên cứu, Cty tư vấn, chuyên gia

có năng lực thực hiện

K ết luận chương 1

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là một trong 3 nội dung quan trọng của quản lý dự án Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích sử dụng hiệu quả và tiết kiệm chi phí nguồn lực, phù hợp với thông lệ quốc tế luôn là vấn đề nóng bỏng đối với lĩnh vực xây dựng Ở Việt Nam, cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng nói chung, công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng nói riêng đã có những đổi mới, bước dầu phát huy tác dụng trong công tác quản lý các hoạt động xây dựng theo hướng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

Dựa trên việc nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý chi phí dự án đầu tư, quản lý chi phí

dự án đầu tư xây dựng và phân tích những điểm mới và những khó khăn, bất cập trong vận dụng các hướng dẫn về công tác lập dự toán công trình xây dựng hiện nay Tác giả

đề xuất các giải pháp quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của các dự án một cách hiệu quả, giảm thiểu các thất thoát, lãng phí

Tuy vậy trên thực tế do trình độ, kiến thức, năng lực về quản lý dự án, do kinh nghiệm,

do tính thiếu đồng bộ của hệ thống văn bản pháp quy và do phẩm chất cán bộ làm công tác quản lý dự án, nên vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập và tiêu cực trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng nói chung, quản lý chi phí dự án nói riêng Thực

Trang 28

20

tiễn này đòi hỏi chúng ta cần có những nhận thức đầy đủ, đánh giá một cách khách quan thực trạng và đưa ra những giải pháp hữu hiệu, khả thi để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước

Trang 29

21

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY D ỰNG VÀ LẬP DỰ TOÁN

2.1 L ập dự toán và Quản lý chi phí đầu tư xây dựng

2.1.1 Khái niệm chi phí dự án đầu tư xây dựng

Theo Nghị định số 32 ngày 25/3/2015 thì chi phí đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng Chi phí xây dựng công trình được lập theo tổng công trình cụ thể, phù hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng, các bước thiết kế và các quy định của Nhà nước

Chi phí đầu tư xây dựng được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu tư của dự án ở giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng công trình ở giai đoạn thực hiện dự

án đầu tư xây dựng, giá trị thanh toán, quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc xây dựng công trình váo khai thác sử dụng

Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường giải

phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng

Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để đầu tư xây dựng, được xác định theo tổng công trình, hạng mục công trình xây dựng Dự toán xây dựng công trình được xác định ở bước thiết kế kỹ thuật đối với trường hợp thiết kế 3 bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với trường hợp thiết kế 2 bước và 1 bước Dự toán xây dựng công trình là căn cứ để quản lý chi phí xây dựng công trình

Dự toán công trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng của công trình

2.1.2 Khái niệm về quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là quản lý các chi phí phát sinh để xây dựng công trình theo đúng thiết kế được duyệt, đảm bảo mục tiêu đầu tư và hiệu quả của dự án đầu tư với một ngân sách nhất định đã được xác định trước Chủ đầu tư xây dựng công

Trang 30

22

trình chịu trách nhiệm toàn diệ việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi bàn giao đưa công trình vào sử dụng

2.1.3 Khái niệm về dự toán trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng

2.1.3.1 Khái niệm về dự toán công trình xây dựng

Quá trình đầu tư xây dựng của một dự án được chia làm 3 giai đoạn chính: giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư, giai đoạn kết thúc xây dựng và đưa dự án vào khai thác sử dụng Ở mỗi giai đoạn đòi hỏi phải xác định được chi phí xây dựng công trình tương ứng, làm cở sở để quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình Tuy nhiên điều kiện và các căn cứ xác định chi phí xây dựng công trình ở mỗi giai đoạn là khác nhau làm cho độ xác thực của dự toán chi phí xây dựng công trình ở từng giai đoạn cũng khác nhau

Dự toán công trình được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án Dự toán công trình là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật Tùy thuộc vào trình tự thiết kế mà tổng dự toán công trình được xác định tương ứng Nếu công trình được thiết kế theo 2 bước thì tổng dự toán sẽ được lập theo thiết kế kỹ thuật, còn nếu thiết kế một bước thì tổng dự toán được lập theo thiết kế bản vẽ thi công Đó là giới hạn tối đa về vốn được sử dụng cho công trình, là cơ sở để lập kế hoạch vốn đầu tư và quản lý sử dụng vốn đầu tư, được dùng để khống chế và quản lý các chi phí trong quá trình thực hiện xây dựng công trình

Như vậy dự toán công trình được hiểu là: Tổng chi phí cần thiết dự tính từ thiết kế kỹ

thuật, thiết kế bản vẽ thi công, đơn giá xây dựng đông trình, định mức chi phí tính theo

tỷ lệ % và các văn bản khác có liên quan Dự toán công trình được lập theo từng công trình trong dự án làm căn cứ để thẩm định và phê duyệt, là cơ sở để chủ đầu tư quản

lý chi phí trong quá trình thự hiện dự án Dự toán công trình xây dựng được tính toán

cụ thể và tổng hợp lại từ các khoản mục sau đây: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng

Trang 31

23

2.1.3.2 Một số khái niệm về dự toán xây dựng công trình theo các giai đoạn quản lý

chi phí xây dựng công trình

Dự toán thiết kế: Là dự toán được lập trên cơ sở hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơ

bản vẽ thi công, cập nhật theo đơn giá vật liệu, nhân công, máy thi công thời điểm hiện tại

Đặc điểm:

+ Khối lượng: Bóc tách từ hồ sơ thiết kế

+ Đơn giá: Cập nhật tại thời điểm lập dự toán

+ Người lập: Nhà thầu tư vấn thiết kế

Dự toán đã thẩm tra: được đơn vị tư vấn Thẩm tra rà soát, lập lại từ Dự toán thiết

kế trên cơ sở kiểm tra khối lượng trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơ bản vẽ thi công (thông thường là đã được thẩm tra), đơn giá cập nhật tại thời điểm thẩm tra hoặc thời điểm lập dự toán (nếu Chủ đầu tư yêu cầu)

Tên gọi chính xác: Dự toán đã được thẩm tra

Đặc điểm:

+ Khối lượng: Rà soát trên hồ sơ thiết kế (đã được thẩm tra)

+ Đơn giá: Rà soát theo thời điểm lập dự toán và cập nhật theo thời điểm thẩm tra + Người lập: Đơn vị thẩm tra kiểm, Nhà thầu tư vấn thiết kế in lại hồ sơ, chuyển đơn

vị thẩm tra đóng dấu

Dự toán phê duyệt: Là dự toán đã được Chủ đầu tư phê duyệt bằng một quyết định

Giá trị dự toán này chính là gía trị dự toán đã được thẩm tra (hoặc thẩm định nếu cần)

Dự toán gói thầu: Trên cơ sở dự toán đã được phê duyệt, Chủ đầu tư đưa vào kế

hoạch đấu thầu để trình Người quyết định đầu tư phê duyệt Nếu kế hoạch đấu thầu đã

có trước đó, dự toán được duyệt ở trên chính là dự toán gói thầu cập nhật để làm căn

cứ mời thầu

Trang 32

24

Khi lập hồ sơ mời thầu (hoặc hồ sơ yêu cầu, chào hàng…) thì tiên lượng mời thầu chính là khối lượng được lấy từ dự toán gói thầu đã được phê duyệt

Dự toán dự thầu: Trên cơ sở tiên lượng mời thầu được đính kèm trong Hồ sơ mời

thầu (Hồ sơ yêu cầu), Nhà thầu sẽ lập dự toán dự thầu (dự toán đề xuất)

Đặc điểm:

+ Khối lượng: Lấy theo tiên lượng Hồ sơ mời thầu

+ Đơn giá: Xây dựng trên cơ sở hợp lý, đánh giá khả năng trúng thầu, khả năng lãi lỗ khi thi công gói thầu

+ Người lập: Nhà thầu

Dự toán thi công: Do Nhà thầu lập trên cơ sở hồ sơ thiết kế đã có hoặc hồ sơ các công

việc phát sinh trên hiện trường Do vậy cũng có hai cách hiểu về Dự toán thi công:

1, Dự toán thi công: Nhà thầu lập lại, dựa trên định mức thi công thực tế và đơn giá mà nhà thầu cập nhật từ các nhà cung cấp Dự toán này được lập nhằm so sánh với giá trị hợp đồng đã ký với Chủ đầu tư, từ đó kiểm soát mức lỗ lãi khi thi công công trình

2, Dự toán thi công: Nhà thầu lập trên cơ sở các khối lượng phát sinh trên hiện trường hoặc phát sinh ngoài hồ sơ thiết kế, là căn cứ để đàm phán với Chủ đầu tư về các phần phát sinh này và bổ sung vào giá trị hợp đồng đã ký kết

Đặc điểm:

+ Khối lượng: Theo hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công

+ Đơn giá: Tại thời điểm thi công

+ Người lập: Nhà thầu

Dự toán bổ sung: Do Nhà thầu, Đơn vị tư vấn hoặc Chủ đầu tư lập trên cơ sở hồ sơ

thiết kế bổ sung ngoài thiết kế hoặc do biến động của đơn giá thị trường (cho 2 yếu tố

là bổ sung khối lượng và bổ sung giá):

Đặc điểm:

Trang 33

25

+ Khối lượng: Theo hồ sơ bản vẽ thiết kế các công việc phát sinh

+ Đơn giá: Theo chế độ chính sách, đơn giá hiện tại

+ Người lập: Có thể là nhà thầu; Đơn vị tư vấn hoặc chính Chủ đầu tư (Và cũng cần được thẩm tra)

Dự toán điều chỉnh: Được xác định bằng Dự toán đã duyệt + Dự toán bổ sung Đơn

vị tư vấn hoặc Chủ đầu tư sẽ lập dựa trên Dự toán bổ sung và Chủ đầu tư sẽ phê duyệt điều chỉnh Dự toán công trình sau khi đã được thẩm tra theo các bước như trên

2.1.4 Định mức xây dựng, hệ thống đơn giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng

Một đặc điểm rất quan trọng của công trình xây dựng là nó được hình thành từ nhiều

bộ phận cấu tạo và nhiều kết cấu khác nhau, có quy mô lớn và thời gian xây dựng kéo dài nên không thể định giá công trình toàn vẹn một cách đơn giản được mà phải được tính toán từ những thành phần và kết cấu tạo nên nó Vì vậy khi xác định chi phí xây dựng công trình đều phải dựa trên hệ thống định mức, đơn giá cần thiết và phù hợp Mỗi loại định mức, đơn giá được dùng thích hợp để xác định dự toán xây dựng công trình cho từng giai đoạn nhất định

2.1.4.1 Định mức xây dựng

Khái niệm

Định mức dự toán được lập trên cơ sở các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy phạm

kỹ thuật về thiết kế - thi công – nghiệm thu; mức cơ giới hóa chung trong ngành xây dựng; trang thiết bị kỹ thuật, biện pháp thi công và những tiến bộ khoa học – kỹ thuật mới trong ngành xây dựng (các vật liệu mới, thiết bị và công nghệ thi công tiên tiến…) Định mức xây dựng bao gồm định mức kinh tế- kỹ thuật và định mức tính theo tỷ lệ Trong đó:

Định mức kinh tế kỹ thuật quy định mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và

máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng như 1m3 tường gạch, 1m3

bê tong, 1m3 mái nhà, từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng

Trang 34

26

Mức hao phí vật liệu là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ

phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển (không kể vật liệu phụ cần dùng cho máy móc, phương tiện vận chuyển và những vật liệu tính trong chi phí chung) cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng Mức hao phí vật liệu quy định bao gồm: hao hụt vật liệu ở khâu thi công; riêng đối với các loại cát xây dựng

đã kể đến hao hụt do độ dôi của cát

Mức hao phí lao động là số ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối

lượng công tác xây dựng và công nhân phục vụ xây dựng Số lượng ngày công đã bao gồm cả lao động chính, phụ để thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng từ khâu chuẩn bị tới khâu kết thúc, thu dọn hiện trường thi công

Mức hao phí máy thi công là số ca sử dụng máy và thiết bị thi công chính trực tiếp

thực hiện kể cả máy và thiết bị phục vụ để hoàn thành một khối lượng công tác xây dựng

Định mức chi phí tỷ lệ dùng để xác định chi phí của một số loại công việc, chi phí

trong đầu tư xây dựng bao gồm: chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chuẩn

bị công trường, chi phí chung, trực tiếp phí khác, nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường, thu nhập chịu thuế tính trước và một số công việc, chi phí khác

Định mức chi phí tư vấn và quản lý dự án được quy định theo mức tỷ lệ % theo từng loại công trình trong dự án gồm: công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình hạ tầng kỹ thuật

Định mức chi phí trực tiếp khác được tính bằng % so với tổng số chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công theo hướng dẫn của Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng Định mức chi phí chung được sử dụng để lập dự toán chi phí xây dựng, chi phí dự toán lắp đặt thiêt bị công nghệ, quy định cho từng loại công trình theo thông tư số 06/2016/TT-BXD

Tác dụng của định mức xây dựng

Trang 35

Là cơ sở để lựa chọn các hình thức, giải pháp thi công xây lắp như: căn cứ tổ chức cung ứng vật liệu, điều động sử dụng lao động, tổ chức thi đua, trả lương…

Là cơ sở để nghiên cứu vận dụng các phương pháp tổ chức lao động khoa học trong tổ chức thi công xây lắp

Là cơ sở để lập kế hoạch cung ứng vật liệu, cấp vốn thi công xây lắp

Đế phát huy tác dụng đòi hỏi định mức dự toán phải luôn luôn hoàn thiện sửa đổi để mang tính chất trung bình tiên tiến, phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn

2.1.4.2 Hệ thống đơn giá xây dựng

- Khái niệm về đơn giá xây dựng

Đơn giá xây dựng là chi phí trực tiếp dự toán về vật liệu, nhân công và máy thi công

để thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp công trình

Đơn giá xây dựng cơ bản là cơ sở chủ yếu để xác định chi phí trực tiếp dự toán xây lắp công trình Đơn giá xây dựng công trình phải thể hiện đầy đủ đặc điểm công trình, vị trí thi công, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công, chế độ chính sách

và mặt bằng giá cả thị trường tại thời điểm thi công xây dựng công trình

- Các loại đơn giá xây dựng

- Đơn giá xây dựng chi tiết

Đơn giá xây dựng chi tiết (Phần xây dựng, lắp đặt khảo sát) là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tổng hợp bao gồm chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công (nếu là đơn giá không đầy đủ) hoặc bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính

Trang 36

28

trước (nếu là đơn giá đầy đủ) để hoàn thành một đơn vị khối lượng hoàn chỉnh của các công tác hoặc kết cấu xây dựng, được xác định trên cơ sở định mức xây dựng công trình tương ứng

Đơn giá xây dựng chi tiết được dùng để lập dự toán công trình, hạng mục công trình phục vụ cho công tác lập kế hoạch, quản lý vốn đầu tư xây dựng và xác định giá xét thầu xây lắp các công trình xây dựng trên địa bàn của tỉnh không phân biết là công trình của trung ương hay của địa phương đầu tư

- Đơn giá xây dựng tổng hợp

Đơn giá xây dựng tổng hợp là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tổng hợp phản ánh mức chi vật liệu, nhân công, máy thi công (đơn giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ) hoặc chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước (đơn giá tổng hợp đầy đủ) để tạo thành một đơn vị khối lượng công tác xây lắp tổng hợp (gồm nhiều công việc chi tiết) hoặc kết cấu xây dựng tổng hợp

- Suất vốn đầu tư

Suất vốn đầu tư là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tổng hợp phản ánh mức vốn đầu tư tính cho một đơn vị công suất thiết kế của dự án Để xác định suất vốn đầu tư của dự án chỉ việc lấy tổng vốn đầu tư chi cho công suất thiết kế của dự án

Suất vốn đầu tư được dùng để xác định tổng mức đầu tư của dự án cần xây dựng trong giai đoạn lập dự án hoặc báo cáo đầu tư

2.1.4.3 Chỉ số giá xây dựng công trình

Chỉ số giá xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng công trình theo thời gian

Chỉ số giá xây dựng dùng để phục vụ cho việc lập, điều chỉnh tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, giá hợp đồng xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng Chỉ số giá xây dựng được xác định theo loại công trình, theo các yếu tố chi phí, cơ cấu

chi phí, loại vật liệu xây dựng chủ yếu, theo khu vực và được công bố theo từng thời điểm

Trang 37

29

Chỉ số giá xây dựng có vai trò xác định phần dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu

tư, dự toán công trình và điểu chỉnh các chi phí đầu tư xây dựng, đơn giá xây dựng về thời điểm lập dự toán khi sử dụng các số liệu về chi phí đầu tư xây dựng, đơn giá cũ có sẵn

2.1.5 Nội dung và phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình trong quản

lý chi phí đầu tư xây dựng

2.1.5.1 Nội dung dự toán xây dựng công trình

- Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình

- Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng được quy định cụ thể như sau:

a) Chi phí xây dựng gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng;

b) Chi phí thiết bị gồm chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ, chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ, chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác có liên quan;

c) Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định 32/2015/NĐ-CP (gồm tiền lương của cán bộ quản lý dự án; tiền công trả cho người lao động theo hợp đồng; các khoản phụ cấp lương; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp (bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; kinh phí công đoàn, trích nộp khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân được hưởng lương từ

dự án); ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý hệ thống thông tin công trình, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý dự án; thanh toán các dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng phẩm; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; tổ chức hội nghị có liên quan đến dự án; công tác phí; thuê mướn; sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ quản lý dự án; chi phí khác và chi phí dự phòng) để tổ chức thực hiện quản lý dự án đối với công trình kể từ

Trang 38

e) Chi phí dự phòng của công trình gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình

3 Đối với dự án có nhiều công trình xây dựng, chủ đầu tư có thể xác định tổng dự toán xây dựng công trình để quản lý chi phí Tổng dự toán xây dựng công trình được xác định bằng cách cộng các dự toán xây dựng công trình và các chi phí khác có liên quan của dự án

2.1.6 Phương pháp lập dự toán trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng

2.1.6.1 Phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình

1 Xác định chi phí xây dựng

Chi phí xây dựng có thể xác định theo từng nội dung chi phí hoặc tổng hợp các nội dung chi phí theo một trong các phương pháp nêu tại các Điểm a, b dưới đây

a) Tính theo khối lượng và giá xây dựng công trình

- Chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công trong chi phí trực tiếp được xác định theo khối lượng và giá xây dựng công trình Khối lượng các công tác xây dựng

Trang 39

31

được xác định từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, các chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình, hạng Mục công trình và giá xây dựng công trình được quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Thông tư 06/2016/TT-BXD Để đồng bộ với dự toán gói thầu thì giá xây dựng để lập dự toán có thể là giá xây dựng đầy đủ

- Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp hoặc chi phí nhân công trong dự toán xây dựng đối với từng loại công trình như hướng dẫn tại Bảng 3.7 và 3.8 Phụ lục số 3 của Thông tư 06/2016/TT-BXD Đối với công trình sử dụng vốn ODA đấu thầu quốc tế thì chi phí chung được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo quy định tại Thông tư 06/2016/TT-BXD và bổ sung các chi phí cần thiết theo yêu cầu của gói thầu đấu thầu quốc tế, bảo đảm nguyên tắc tính đúng, tính đủ

Bảng 2.1: ĐỊNH MỨC TỶ LỆ (%) CHI PHÍ CHUNG

Đơn vị tính: %

TT Loại công trình thuộc dự án

Chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu

tư xây dựng của dự án được duyệt (tỷ đồng)

Riêng công trình xây dựng

đường hầm thủy điện, hầm lò 6,5 6,3 6,0 5,8 5,7

Riêng công trình hầm giao thông 6,5 6,3 6,0 5,8 5,7

4 Công trình nông nghiệp và

Trang 40

32

Ghi chú:

* Trường hợp quy mô chi phí xây dựng trước thuế nằm trong Khoảng quy mô chi phí tại Bảng 3.7 thì định mức tỷ lệ chi phí chung (Kc) được xác định bằng phương pháp nội suy

Trong đó:

+ Gt: chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư được duyệt;

+ Ga: giá trị chi phí xây dựng cận trên giá trị cần tính định mức;

+ Gb: giá trị chi phí xây dựng cận dưới giá trị cần tính định mức;

+ Ka: Định mức tỷ lệ chi phí chung tương ứng với Ga;

+ Kb: Định mức tỷ lệ chi phí chung tương ứng với Gb

* Trường hợp dự án đầu tư xây dựng có nhiều loại công trình thì định mức tỷ lệ (%) chi phí chung trong dự toán công trình được xác định theo loại công trình tương ứng với mức chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư xây dựng của dự án được duyệt

* Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng công trình phải tự tổ chức khai thác và sản xuất các loại vật liệu đất, đá, cát sỏi để phục vụ thi công xây dựng công trình thì chi phí chung tính trong dự toán xác định giá vật liệu bằng tỷ lệ 2,5% trên chi phí nhân công và chi phí máy thi công

* Chi phí chung được xác định bằng định mức tỷ lệ (%) chi phí chung nhân với chi phí nhân công trong dự toán xây dựng của các loại công tác xây dựng, lắp đặt của công trình theo hướng dẫn tại Bảng 3.8

Ngày đăng: 15/10/2018, 17:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bộ Xây dựng, Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Hà Nội, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
[2] Chính Phủ, Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình xây dựng. Hà Nội, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình xây dựng
[3] Quốc Hội khóa 13, Luật đầu tư số 67/2014/QH13 của Quốc hội ngày 26/11/2014.Hà Nội, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật đầu tư số 67/2014/QH13 của Quốc hội ngày 26/11/2014
[4] Quốc Hội khóa 13, Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 của Quốc hội ngày 18/6/2014. Hà Nội, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 của Quốc hội ngày 18/6/2014
[5] Quốc Hội khóa 13, Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014. Hà Nội, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014
[6] Quốc Hội khóa 13, Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013. Hà Nội, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013
[7] Nghị định Chính phủ, Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Hà Nội, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
[8] Bộ Xây dựng, Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Hà Nội, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình
[9] Bộ Xây dựng, Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Hà Nội, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng
[10] Bộ tài chính, Thông tư số 210/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, phí thẩm định dự toán xây dựng. Hà Nội, 20 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 210/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, phí thẩm định dự toán xây dựng
[11] Bộ tài chính, Thông tư số 09/2016/TT-BXD ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước. Hà Nội, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 09/2016/TT-BXD ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước
[12] Bộ Xây dựng, Các văn bản số 1776/BXD-VP; 1777/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng; Phần lắp đặt thống điện trong công trình; ống và phụ tùng ống; bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị; khai thác n. Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các văn bản số 1776/BXD-VP; 1777/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng; Phần lắp đặt thống điện trong công trình; ống và phụ tùng ống; bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị; khai thác n
[13] Bộ Xây dựng, Quyết định số 1172/QĐ-BXD và 1173/QĐ-BXD ngày 26/12/2012 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình- Phần xây dựng; Phần lắp đặt (sửa đổi và bổ sung). Hà Nội, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1172/QĐ-BXD và 1173/QĐ-BXD ngày 26/12/2012 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình- Phần xây dựng; Phần lắp đặt (sửa đổi và bổ sung)
[14] Bộ Xây dựng, Định mức dự toán xây dựng công trình Phần xây dựng (Sửa đổi và bổ sung) công bố kèm theo Quyết định số 588/QĐ-BXD ngày 29/5/2014 của Bộ Xây dựng. Hà Nội, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định mức dự toán xây dựng công trình Phần xây dựng (Sửa đổi và bổ sung) công bố kèm theo Quyết định số 588/QĐ-BXD ngày 29/5/2014 của Bộ Xây dựng
[15] Bộ Xây dựng, Định mức dự toán xây dựng công trình Phần lắp đặt (Sửa đổi và bổ sung) công bố kèm theo Quyết định số 587/QĐ-BXD ngày 29/5/2014 của Bộ Xây dựng. Hà Nội, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định mức dự toán xây dựng công trình Phần lắp đặt (Sửa đổi và bổ sung) công bố kèm theo Quyết định số 587/QĐ-BXD ngày 29/5/2014 của Bộ Xây dựng
[16] Bộ Xây dựng, Quyết định số 1779/QĐ-BXD ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán khảo sát xây dựng xây dựng. Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1779/QĐ-BXD ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán khảo sát xây dựng xây dựng
[17] Bộ Xây dựng, Văn bản số 1134/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ngày 8/10/2015 về việc công bố định mức hao phí giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng. Hà Nội, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản số 1134/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ngày 8/10/2015 về việc công bố định mức hao phí giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng
[18] Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn bản số 386/UBND-XDCB ngày 24/3/2008 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc công bố Đơn giá XDCT; Bảng giá ca máy và thiết bị thi công. Bắc Ninh, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản số 386/UBND-XDCB ngày 24/3/2008 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc công bố Đơn giá XDCT; Bảng giá ca máy và thiết bị thi công
[19] Ủy ban nhân dân tỉnh, Quyết định số 1155/QĐ-UBND ngày 22/9/2016 của UBND tỉnh về việc xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Bắc Ninh, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1155/QĐ-UBND ngày 22/9/2016 của UBND tỉnh về việc xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
[20] Bộ Xây dựng, Văn bản số 1134/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ngày 8/10/2015 về việc công bố định mức hao phí giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng. Hà Nội, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản số 1134/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ngày 8/10/2015 về việc công bố định mức hao phí giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w