Chúng hợp thành giới thực vật.. Như vậy giới thực vật gồm rất nhiều dạng khác nhau về tổ chức cơ thể.. Để nghiên cứu sự đa dạng của giới thực vật, người ta phải tiến hành phân loại chúng
Trang 1Bài 43: KHÁI NIỆM SƠ LƯỢC VỀ PHÂN LOẠI
THỰC VẬT
I Mục tiêu bài học:
1 Kiến thức:
-Nêu được khái niệm giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài
2 Kỹ năng:
- Vận dụng kĩ năng phân biệt 2 lớp của ngành hạt kín
3 Thái độ:
- Giáo dục hs yêu thích bộ môn
II Phương pháp:
- Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm
III Phương tiện:
- Gv: Chuẩn bị sơ đồ trang: 141 vào bảng phụ
- Hs: Đọc trước bài mới
IV Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
2/ Kiểm tra bài cũ:
*H: Đặc điểm cơ bản để phân biệt cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm là gì ?
Cho VD Về cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm ?
3/ Giảng bài mới:
Vào bài: Chúng ta đã tìm hiểu các nhóm thực vật từ tảo đến cây hạt kín Chúng
hợp thành giới thực vật Như vậy giới thực vật gồm rất nhiều dạng khác nhau về tổ chức cơ thể Để nghiên cứu sự đa dạng của giới thực vật, người ta phải tiến hành phân loại chúng GV: Ghi tên bài lên bảng
Trang 2Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoat động 1: Tìm hiểu khái niêm phân loại
thực vật là gì ?
-Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu t.tin sgk, tái hiện
kiến thức cũ hoàn thành bài tập (phần lệnh
sgk T 140)
-Hs: Làm bài tập độc lập
-Gv: Treo bảng phụ, kiểm tra hs: Gọi hs lên
bảng…
-Hs: Phải hoàn thành được: 1 Giống nhau; 2
Khác nhau
-Gv: Nhận xét, bổ sung…
H: Tại sao người ta xếp cây thông, cây trắc
bách diệp vào 1 nhóm ?
Vì chúng có đặc điểm, cấu tạo giống
nhau…
H: Tại sao tảo và rêu thì xếp thành 2 nhóm
khác nhau ?
Vì chúng có đặc điểm và cấu tạo khác
nhau…
-Hs: Trả lời …
-Gv: Cho hs đọc thông tin ….Trả lời:
H: Phân loại thực vật là gì ?
-Hs: trả lời … Gv: Chốt lại nội dung
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bậc phân loại.
Gv: Giới thiệu các bậc phân loại từ cao đến
thấp theo sơ đồ:
Ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài
1 Phân loại thực vật là gì ?
Việc tìm hiểu các đặc điểm khác nhau nhiều hay ít của thực vật, rồi xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhỏ theo trật tự nhất định gọi là phân loại thực vật
2 Các bậc phân loại:
Trang 3+Ngành: là bậc phân loại cao nhất.
+Loài: là bậc phân loại cơ sở Các cây cùng
loài có nhiều điểm giống nhau về hình
dạng, cấu tạo
VD: Họ cam có nhiều loại: Bưởi, Chanh,
Quất…
+ “Nhóm”: Không phải là 1 khái niệm
trong phân loại, mà nó có thể chỉ 1
hoặc 1 vài bậc phân loại lớn như:
ngành, lớp VD: nhóm tảo, nhóm
quyết, nhóm tv bậc thấp…
-Hs: Lắng nghe, ghi nhận kiến thức…
H: Vậy người ta phân loại thực vật thành các
bậc phân loại như thế nào ?
-Hs: +Trả lời theo ghi nhận của mình…
+Đại diện lên bảng trình bày lại sơ đồ:
Các bậc phân loại …
Hoạt động 3: Các ngành thực vật:
-Gv: +Treo sơ đồ câm (sơ đồ như sgk, bị
khuyết các cụm từ màu xanh)
+Và giới thiệu các tờ bìa có sẵn đáp án
cho hs chọn như:1.Giới Tv; 2 Các
ngành tảo; 3 Ngành rêu; 4 Ngành
dương xĩ; 5 Hạt trần; 6 Hạt kín
Yêu cầu hs nhớ lại kiến thức cũ, hoạt động
nhóm hoàn thành sơ đồ: Bằng cách dùng tờ
bìa dính đúng nội dung của sơ đồ
-Hs: Thảo luận, cử đại diện lên bảng đính sơ
Các bậc phân loại từ cao đến thấp: Ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài
3 Các ngành thực vật:
(Sơ đồ: Giới thực vật)
Trang 4-Gv: Cho hs nhận xét, bổ sung đưa đáp án
đúng
Yêu cầu hs: Tiếp tục phân chia lớp 1 lá mầm
và lớp 2 lá mầm của ngành hạt kín… hoàn
thành sơ đồ vào vở (phần n.dung)
4/Củng cố:
Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk
- GV: Thế nào là phân loại thực vật?
- HS: Là tìm hiểu các đặc điểm giống và khác nhau của thực vật rồi xếp chúng thành từng nhóm theo quy định
- GV: Rễ thật, lá đa dạng, sống ở các nơi khác nhau, có bào tử là đặc điểm của: a/ Ngành rêu
b/ Ngành Dương xỉ
c/ Nhành hạt trần
d/ Ngành hạt kín
- HS: b
5/ Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài
- Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr141
- Chuẩn bị: nghiên cứu bài 44, trả lời các câu hỏi sau:
- Giới thực vật phát triển qua mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
V Rút kinh nghiệm: