1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, gây trồng cây sơn tra (docynia indica (wall ) decne ) tại vùng tây bắc việt nam

91 97 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Ở phạm vi đề tài này, dưới góc nhìn của thi pháp học học hiện đại, chúng tôi coi mùa trong ca từ Trịnh Công Sơn không chỉ là một phạm trù thuộc về không gian, thời gian mà còn thuộc về

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

MÙA TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN

Thuộc nhóm ngành: Lí luận văn học

Sơn La, tháng 5 năm 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

MÙA TRONG CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN

Thuộc nhóm ngành: Lí luận văn học

Năm thứ: 3/ Số năm đào tạo: 4

Ngành học: Sư phạm Ngữ văn

Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Đào Thị Nụ

Người hướng dẫn: TS Vũ Minh Đức

Sơn La, tháng 5 năm 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, tận tâm của các

thầy giáo, cô giáo, bạn bè và những người thân trong gia đình

Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất tới người thầy tuyệt vời của mình, Tiến sĩ Vũ

Minh Đức Thầy đã gợi mở cho tôi những vấn đề lý thú, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi

trong học tập và nghiên cứu, hướng dẫn tận tình, chi tiết trong quá trình làm đề tài và

đặc biệt, thầy là người thầy biết truyền cảm hứng cho sinh viên của mình

Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo, Phòng Quản lí Khoa học và Quan hệ

Quốc tế trường Đại học Tây Bắc, quý thầy cô trong Khoa Ngữ văn, Trung tâm thông

tin - Thư viện trường Đại học Tây Bắc, tập thể lớp K56 ĐHSP Ngữ văn và những

người bạn đã tạo điều kiện thuận lợi, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu,

tìm hiểu các vấn đề liên quan tới đề tài

Cuối cùng, và quan trọng nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình tôi, gia đình luôn

ủng hộ, tạo điều kiện cho sự lựa chọn của tôi và là động lực để tôi vượt qua những

phút giây khó khăn trong cuộc sống

Tác giả đề tài

Đào Thị Nụ

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

4.1 Mục đích nghiên cứu 7

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Đóng góp của đề tài 8

7 Cấu trúc đề tài 9

Chương 1: 10

GỌI TÊN BỐN MÙA 10

1.1 Đôi nét về “mùa” 10

1.2 Khảo sát, thống kê 13

1.3 Mật ngữ bốn mùa 15

1.3.1 “Mùa xuân bước chân người rất nhẹ” 15

1.3.2 “Trong vườn em mùa hạ” 17

1.3.3 “Nhìn những mùa thu đi” 19

1.3.4 “Ngoài phố mùa đông” 21

Tiểu kết chương 1 25

Chương 2: 27

BIỂU TƯỢNG MÙA 27

2.1 Khái quát về biểu tượng 27

2.2 Những biểu tượng mùa tiêu biểu trong ca từ Trịnh Công Sơn 33

2.2.1 Biểu tượng Lá 33

2.2.1.1 “Đời ta có khi tựa lá cỏ” 34

2.2.1.2 “Lá bỗng vàng bỗng xanh” 37

2.2.2 Biểu tượng Hoa 43

2.2.2.1 “Kết hoa vàng cho lộng lẫy đời” 44

2.2.2.2 “Đóa hoa vô thường” 47

2.2.3 Biểu tượng Màu sắc 51

2.2.3.1 “Nhuộm cho hồng hạt mầm trót vay” 51

2.2.3.2 “Vàng phai sẽ cuốn đi mịt mù” 54

Trang 5

2.2.3.3 “Chợt một chiều tóc trắng như vôi” 56

2.2.3.4 “Mùa xanh lá vội” 59

2.2.4 Biểu tượng Âm thanh 61

2.2.4.1 “Xin người hãy gọi tên” 62

2.2.4.2 “Ru mãi ngàn năm” 67

Tiểu kết chương 2: 71

KẾT LUẬN 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

PHỤ LỤC 1

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

thuở bình minh của loài người, những điệu hát dân gian đã có lời ca mang dáng dấp câu thơ như vè, chèo, và những loại thể như ca dao thì giàu nhạc tính tới độ bất cứ bài nào cũng có thể hóa thân thành câu hát ru, câu hò hay bay bổng cùng làn điệu quan họ Phát triển trong cái nôi văn học ấy, các tác phẩm thi ca Việt Nam đề cao tính nhạc bằng cách

quan tâm đến gieo vần, âm điệu hay cách ngắt nhịp “Nhạc điệu là một yếu tính của thi ca Thiếu nhạc tính thơ trở thành văn xuôi” (Bằng Giang) [6;24] Không có nhạc tính, thơ

không còn mềm mại, uyển chuyển và giảm khả năng biểu lộ cảm xúc trực tiếp Sự nối kết đặc biệt của thơ và nhạc được thể hiện bằng hình thức ngâm thơ hoặc phổ nhạc cho thơ Ngược lại, có khá nhiều tác phẩm âm nhạc giàu chất thơ Chất thơ ấy thể hiện trong việc dùng từ, sử dụng hình ảnh, thiết lập hệ thống cú pháp và đặc biệt, phía sau phần câu từ hiển hiện ấy ẩn chứa nhiều hàm nghĩa Có những nhạc sĩ sáng tác tác phẩm âm nhạc

mà khi tách riêng phần nhạc và lời thì ta sẽ có những bài thơ

1.2 Trịnh Công Sơn (1939 – 2001) công bố nhạc phẩm Ướt mi năm 1958 (Nhà

xuất bản An Phú), từ đó, cuộc đời hoạt động âm nhạc của ông chính thức được bắt đầu

(có thông tin trước đó ông đã viết Sương đêm và Sao chiều nhưng chưa được công

bố) Tính đến ngày 01/04/2001, tức là ngày mất của ông, số nhạc phẩm ước tính đã lên tới hơn 600 ca khúc [12;8] Thành quả quá trình sáng tác của Trịnh Công Sơn đã chứng minh được vài trò quan trọng của ông trong nền nghệ thuật nước nhà Và, ta cũng có thể khẳng định, việc sáng tác của Trịnh Công Sơn là sự kết hợp hài hòa của ngộ năng và trí năng, sáng tác là bản chất của một tâm hồn nhạy cảm và cũng là sự phản ứng lại với thực tại xã hội, con người

Khi đánh giá Trịnh Công Sơn, người ta không thể xếp ông vào hoặc là nhạc sĩ hoặc là thi sĩ, bởi ở các tác phẩm của ông, khó có thể phân định được thiên về thơ hay thiên về nhạc, hay nói cách khác, tác phẩm có sự kết hợp hài hòa và nhuần nhuyễn

giữa hai yếu tố trên Văn Cao đã gọi Trịnh Công Sơn là “người ca thơ”: “bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ”

[19;11] Và tác phẩm ra đời như kết quả của một cuộc hôn phối lạ kì giữa ngôn ngữ và giai điệu

Trang 7

1.3 Tìm hiểu hệ thống ca từ Trịnh, chúng tôi nhận thấy thời gian trở thành một mối bận tâm lớn, một ám ảnh nghệ thuật trong thế giới nghệ thuật của ông Thời gian

là một đơn vị, một đại lượng để xác định quá trình tồn tại và phát triển của mọi sự vật hiện tượng Chiều kích thời gian có thể đo bằng nhiều đơn vị, nhỏ thì đo bằng giây;

phút, lớn hơn thì ngày, tháng, mùa; thậm chí tới đời người hay thế kỉ Mùa là một lát

cắt thời gian quan trọng thể hiện những biến động tinh vi trong tâm hồn tác giả Trong

ca từ Trịnh, có thể thấy sự xuất hiện của cả bốn mùa xuân, hạ, thu, đông với những cung bậc cảm xúc khác nhau Sự biến chuyển, tuần hoàn của các mùa diễn tả chu kì của đời sống Thế nhưng, khác với tính vĩnh hằng của chu kì ấy, đời người, và các mùa của đời người, chỉ tồn tại, phôi pha và không lặp lại Ý thức được điều này, đứng trước mỗi mùa với những vẻ đẹp khác nhau, nỗi buồn khác nhau, Trịnh Công Sơn luôn có sự

ám ảnh về sự chia ly: chia ly với tha nhân, chia ly với miền đất và chia ly cùng đời sống Từ đó, thông qua hệ thống mùa, tác giả gửi gắm những triết lý nhân sinh giản dị

mà sâu sắc: “Hãy yêu như đang sống và hãy sống như đang yêu Yêu để sự sống tồn tại

và sống cho tình yêu có mặt” [14;25]

1.4 Khi đến với nhạc Trịnh, thứ cuốn hút tôi không phải là sự dịu dàng giai điệu mà là sự bình dị nhưng sâu lắng của ngôn từ Từng ca từ, khi thì trong như suối, lúc lại buồn như đêm, đôi khi là tiếng khóc than van day dứt và cũng có những khúc là niềm tuyệt vọng miên viễn nhưng lại mở ra lối thoát lạ kì từ chính trái tim rừng rực lửa cháy bên trong thân xác xanh xao hao gầy Ca từ có vẻ giản đơn mà lại như ẩn chứa cả một thế giới linh diệu thần kỳ của tôn giáo, triết học, tâm lý học, xã hội học… Chính

vì thế, chẳng có gì là ngoa dụ khi ông được đánh giá là một tác giả lớn của nền tân nhạc Việt Nam, một nhà thơ đặc biệt của văn học hiện đại Việt Nam Ca từ Trịnh Công Sơn như một ẩn số mà bất cứ người nghe, người đọc nào cũng từng có hy vọng giải mã được bất chấp mọi khó khăn

Ở phạm vi đề tài này, dưới góc nhìn của thi pháp học học hiện đại, chúng tôi coi

mùa trong ca từ Trịnh Công Sơn không chỉ là một phạm trù thuộc về không gian, thời

gian mà còn thuộc về đời sống tâm hồn con người, được khám phá bằng hệ thống những biểu tượng đặc trưng của mùa Và đó là con đường mà tôi chọn để giải mã một phần ca từ Trịnh, để thêm thông hiểu và thấu cảm tác giả

Trang 8

2 Lịch sử vấn đề

Trịnh Công Sơn là một hiện tượng đặc biệt của nền âm nhạc và văn học Việt Nam Để viết về tác giả đặc biệt này, các nhà nghiên cứu và những người quan tâm nhạc Trịnh đã tìm hiểu tác phẩm của Trịnh Công Sơn ở nhiều góc độ như hội họa, âm nhạc, triết lý nhân sinh, ca từ, ngôn ngữ… Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ quan tâm đến những công trình, bài viết bàn về ca từ hay mối quan hệ giữa âm nhạc và ngôn ngữ Trịnh Công Sơn, và đặc biệt là mùa trong ca từ như một sản phẩm độc đáo của quá trình sáng tạo

Đặc sắc ngôn ngữ trong các ca khúc của Trịnh là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của các tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường cho rằng: “Ca từ của Trịnh Công Sơn chính là vấn đề khiến cho ai nấy đều băn khoăn tự hỏi không biết nguồn thơ của Trịnh Công Sơn kiếm từ đâu ra ngoài thần cảm bí ẩn của nhưng con người thời nhà Đường” [21;79] Dương Viết Á, nhà nghiên cứu âm nhạc Việt Nam nhận định: “xét riêng về ca

từ, nhiều nhạc sĩ cần được gọi thêm là nhà thơ, thậm chí nên được tuyển chọn vào các tập thơ ca thế kỷ XX: Đặng Thế Phong, Văn Cao, Trịnh Công Sơn…” [1;226] Văn Cao cũng ưu ái gọi Trịnh Công Sơn là “người thơ ca”: “Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người thơ ca (Chantre) bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ.” [19;11] Sau Văn Cao, ai cũng cố đi tìm một định nghĩa để trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai? Là ai?” của Trịnh Công Sơn, chính việc trả lời

câu hỏi ấy cũng phần nào nói lên vị trí của nhạc sĩ trong lòng bè bạn và người hâm mộ

Các định nghĩa vô cùng đa dạng: Trịnh Công Sơn là… Phù thủy ngôn ngữ của âm nhạc Việt Nam (Nguyễn Xuân An), một nhà thơ hàng đầu trong ca khúc Việt Nam (Lê Chí Trung), một thần tượng chưa đổ vỡ… một thiên tài ngôn ngữ (Hữu Bảo)… Qua

các ý kiến, ta thấy các tác giá đánh giá rất cao những ca khúc của Trịnh Công Sơn về mặt ngôn từ

Công trình có tính quy mô và hệ thống đầu tiên phải kể tới là Trịnh Công Sơn, một người thơ ca, một cõi đi về do Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha và Đoàn

Tử Huyến sưu tầm và biên soạn ngay sau khi Trịnh Công Sơn mất (2001) để tỏ bày lòng tri ân Tập sách gồm bốn phần: phần 1 gồm những bài viết về Trịnh trước khi ông mất, phần 2 tập hợp một số bài viết của Trịnh về cuộc đời và nghệ thuật, phần 3 giới thiệu 63 bài thơ ứng với 63 năm ở trọ cõi trần rút từ các ca khúc Trịnh, phần 4 tập hợp một phần nào bài viết khóc thương Trịnh sau khi ông qua đời Nhóm tác giả nhận

Trang 9

định: “Có thể nói Trịnh Công Sơn là một tài danh Việt Nam thế kỉ XX Ông là hiện tượng đặc biệt trong làng tân nhạc nước nhà” [19;5] Yếu tố khiến Trịnh Công Sơn

trở thành một hiện tượng đặc biệt ấy có lẽ là do sự kết hợp hài hòa giữa phần nhạc và

phần ca từ, khiến ông trở thành một tượng đài trong lòng người hâm mộ: “Lời trong ca khúc Trịnh Công Sơn đã tạo ra tên tuổi Trịnh Công Sơn Lời ở đây, như đã nói, là truyện thơ, là hình ảnh siêu thực, nét chấm phá, những hoa gấm cho sóng nhạc và có

những giây lát cao độ, lời được đặc cách hóa kiếp thành kinh… đây là một loại kinh

do chính mình phát nguyện, dóng tiếng và gởi gắm trở lại cho chính mình” [19;21]

Cùng với Một cõi Trịnh Công Sơn (2001) và Người hát rong qua nhiều thế hệ

(2004), các tác giả khẳng định mối quan hệ bền chặt giữa âm nhạc và ngôn ngữ Trịnh Công Sơn, tạo nên những tác phẩm thấm đẫm tính triết lý nhưng vẫn dung dị, nhẹ nhàng, dễ đi sâu vào trái tim người nghe, người đọc

Năm 2003, với Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ thiên tài, Bửu Ý đã cung cấp đầy

đủ, cụ thể và chân thực nhất về tiểu sử, về cuộc đời, đề cập đến những chủ đề chính trong sáng tác, đưa ra những dòng thủ bút, những tranh ảnh tư liệu về nhạc sĩ cùng những đánh giá về ông qua con mắt của những người cùng thời trong nước và hải

ngoại Tác giả cuốn sách nhận xét: “Ca khúc Trịnh Công Sơn ưu thế ở lời Lời ca lại

ưu thế hơn lời nói: nếu lời nói còn lướng vướng vào văn chương, thuyết giáo, lý luận thì lời ca chỉ trực vào lòng” [25;49] Đó là lý do ta có thể thấy ca từ Trịnh mang đậm

những triết lý nhưng lại dung dị, đời thường, dễ đi vào trái tim người nghe, người đọc, tạo nên hiệu ứng lan truyền thông điệp Trong những tác phẩm của Trịnh Công Sơn,

“Thông điệp có khi không hiển lộ, chỉ được phác thảo gián tiếp, tá túc vào hình ảnh này, hình ảnh khác và nhẵn theo nét nhạc Do đó, ta không nhận ra ngay, phải chờ cho nhạc lắng xuống, thông điệp mới hiển hiện.” [25;48] Thêm vào đó, những yếu tố

chân thực về cuộc đời Trịnh Công Sơn cũng giúp người viết trong việc khai thác nội dung hàm ẩn trong các tác phẩm, từ đó lý giải các biểu tượng trong phạm vi đề tài

Bằng một nỗ lực lớn trong việc giải mã ca từ Trịnh thông qua những ám ảnh

nghệ thuật và ngôn ngữ trong Trịnh Công Sơn, ngôn ngữ và ám ảnh nghệ thuật, xuất

bản năm 2005, Bùi Vĩnh Phúc tiến hành khảo cứu và đặc biệt nghiên cứu về ám ảnh,

về không gian, thời gian trong các sáng tác của cố nhạc sĩ Tác giả nhận xét: Trịnh

Công Sơn “chính là một thi sĩ tự trong bản chất và trong cách thế sai sử ngôn ngữ của mình” [16;13] Trong công trình nghiên cứu này, đáng chú ý là tác giả đã dành phần

Trang 10

nào sự quan tâm tìm hiểu thời gian nghệ thuật trong ca từ Trịnh Công Sơn Bùi Vĩnh

Phúc viết: “đối với Trịnh Công Sơn, thời gian không hẳn chỉ là một đại lượng Mà nó còn là một nỗi ám ảnh Một nỗi ám ảnh bao trùm lên hiện sinh anh, ôm ấp và ôm giữ lấy anh Tôi thấy chúng ta có thể chia thời gian trong các tác phẩm của anh thành những loại thời gian như sau: thời gian phai tàn, thời gian tiếc nuối, thời gian trông ngóng (một hạnh phúc, một tin vui), thời gian hướng vọng thiên thu, và thời gian thực tại” [16;71] Theo đó, ta có thể thấy thời gian trong ca từ Trịnh không phải thời gian tuyến tính, vận động theo quy luật của tự nhiên mà thời gian “được sử dụng như một hình tượng, được tái hiện, được dự phóng, để diễn đạt tâm và ý của kẻ sáng tạo”

[16;68]

Trịnh Công Sơn, vết chân dã tràng của tác giả Ban Mai xuất bản năm 2009 là

một công trình mang ý nghĩa tổng thuật Tác giả trình bày được tổng hợp những vấn

đề như “Trịnh Công Sơn và chiến tranh Việt Nam”, “Trịnh Công Sơn – người tình của cuộc sống” và đặc biệt là phần “Trịnh Công Sơn - người ca thơ” Ở đây, Ban Mai chỉ

ra một số tác phẩm “đã là những bài thơ với những vần điệu rất đúng quy tắc, tưởng như không cần sự nâng đỡ của nhạc”, “như thể Trịnh Công Sơn đã làm ra những bài thơ này trước rồi từ đó phổ nhạc” [12;51] Sau đó, tác giả triển khai khá nhiều nội

dung liên quan tới ca từ như thể thơ, nhạc điệu, ngôn ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật và tính triết lý của ca từ Các dữ liệu Ban Mai cung cấp giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về Trịnh Công Sơn trong các mối quan hệ với lịch sử, xã hội, con người, phục vụ cho việc nghiên cứu các biểu tượng trong ca từ Trịnh

Ẩn dụ tri nhận trong ca từ Trịnh Công Sơn (2009) của Nguyễn Thị Thanh

Huyền là một công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực ngôn ngữ Tác giả nghiên cứu về

ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn của ngôn ngữ học, tìm hiểu về ẩn dụ tri nhận

trong những tác phẩm của ông Tác giả luận văn “đã trừu suất từ trong ca từ Trịnh Công Sơn và phân tích hai ẩn dụ cấu trúc điển hình: ĐỜI NGƯỜI LÀ ĐÓA HOA VÔ THƯỜNG và CUỘC ĐỜI LÀ MỘT CÕI ĐI VỀ phản ánh cách nhìn của ông về thế giới (thế giới quan) và nhìn cuộc đời (nhân sinh quan) của ông qua lăng kính Tiếng Việt và Văn hóa Việt” [10;104] Qua việc tham khảo luận văn này, chúng tôi biết thêm một cách nhìn nhận về nhân sinh quan và thế giới quan của Trịnh Công Sơn: “Tư duy nghệ thuật của Trịnh Công Sơn là kiểu tư duy biện chứng: biện chứng giữa cái biến

Trang 11

thiên và cái bất biến (Dịch học), biện chứng của “A là A đồng thời không phải là A” (của F Engels), biện chứng của “sắc sắc không không” của đạo Phật” [10;104]

Đặc biệt, Trịnh Công Sơn, hạt bụi trong cõi thiên thu của Bích Hạnh, xuất bản

năm 2011 để tri ân nhân kỉ niệm 10 năm ngày mất của Trịnh Công Sơn, đã ý thức được mức độ quan tâm của độc giả và giới nghiên cứu với ngôn ngữ Trịnh Công Sơn:

“Ca từ Trịnh Công Sơn đang được giới nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là soi chiếu ca

từ dưới góc độ ngôn ngữ Việc tìm hiểu và lí giải các biểu tượng ngôn ngữ trong ca từ Trịnh Công Sơn sẽ góp thêm một cái nhìn mới về thế giới quan, nhân sinh quan của người nhạc sĩ tài hoa” [8;7] Bích Hạnh đã nghiên cứu và giới thiệu các biểu tượng

ngôn ngữ, đưa ra các ý nghĩa biểu trưng và mức độ khái quát của từng biểu tượng, từ

đó tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của nhạc sĩ Tác giả nghiên cứu kí hiệu học/ biểu tượng với các mẫu gốc thiên về cái nhìn của phân tâm học Đó là những biểu tượng trực quan với mẫu gốc “Bầu trời”, “Nước”, “Con người” Những biểu tượng phi trực quan như mẫu gốc “Thời gian” và “Âm thanh” Đặc biệt, với mẫu gốc “Thời gian”, tác giả đi sâu vào nghiên cứu biểu tượng mùa – thời gian phôi pha Có thể nói, công trình của Bích Hạnh đã ít nhiều liên quan tới nội dung của đề tài và gợi mở cho chúng tôi những cảm quan về mùa cất lên từ ca từ Trịnh Công Sơn thông qua mẫu gốc “Thời gian” Song, nếu Bích Hạnh dành mối quan tâm chủ yếu ở việc tìm hiểu những kết hợp

từ và khái quát nên mô hình ngôn ngữ thì chúng tôi lại thực hiện công việc xác lập biểu tượng thơ trong ca từ Trịnh và để (tự) cất lên những ẩn/ mật ngữ chìm trong các biểu tượng thời gian

Trần Kim Phượng và Phan Ngọc Ánh, trong tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống số

4 năm 2011, đã thể hiện sự quan tâm của mình với danh từ chỉ thời gian - mùa trong ca

từ Trịnh Công Sơn Qua việc khảo sát 127 ca khúc in trong tập Những bài ca không

năm tháng, nhóm tác giả đã lập được bảng thống kê “Các tiêu loại danh từ trong ca từ

Sơn bao gồm nhiều phạm trù khác nhau Trong đó, phạm trù chỉ thời gian chiếm số lượng lớn nhất (19.6%)” [28] Phạm trù chỉ thời gian được nghiên cứu theo các khía

cạnh thời gian thiên văn, thời gian mùa – thời tiết và thời gian quá khứ - hiện tại –

tương lai Về thời gian thiên văn, “Bốn mùa đều xuất hiện trong những ca khúc của người nhạc sĩ họ Trịnh Nhưng chiếm số lượng nhiều nhất là mùa thu (44.7%), rồi đến mùa xuân (22.7%), mùa đông (17%) và xuất hiện với tần số ít ỏi nhất là mùa hạ (7.1%)”

Trang 12

[28] Từ đó, nhóm tác giả nhận định thời gian – mùa như một phương tiện, một yếu tố không thể thiếu trong sáng tạo nghệ thuật vì thông qua nó, tác giả bộc lộ được hết những cảm xúc cũng như những quan niệm thẩm mĩ của mình Mặc dù bài nghiên cứu này có phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu khác với đề tài của người viết, thế nhưng, dựa vào đây, người viết có thêm cơ sở vững chắc để nhận định rằng việc tìm hiểu và giải mã ca từ Trịnh qua yếu tố mùa (một phương tiện chỉ thời gian) là khả quan

Nhìn chung, ca từ Trịnh Công Sơn được quan tâm nghiên cứu ở nhiều phương diện khác nhau, từ góc độ ngữ pháp, biểu tượng ngôn ngữ đến những ám ảnh nghệ thuật, cũng có nhiều tác giả đề cập đến vấn đề thời gian và mùa Không lặp lại những điều đã nghiên cứu trước, ở đề tài này, chúng tôi tìm hiểu các mùa trong ca từ Trịnh Công Sơn thông qua hệ thống biểu tượng, đó cũng coi như một dấu chim bay khác biệt trong khoảng trời đã sẵn những vết quen

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mùa trong ca từ Trịnh Công Sơn Chúng tôi nhìn nhận mùa thông qua việc sử dụng các lí thuyết về biểu tượng Song cũng không thể bao quát hết khu rừng biểu tượng rậm rạp trong thế giới ca từ Trịnh, nên chúng tôi chỉ tập trung ở một số biểu tượng mùa tiêu biểu, như:

lá, hoa, màu sắc, âm thanh

Phạm vi nghiên cứu: Các ca khúc của Trịnh Công Sơn trong cuốn Tuyển tập

100 ca khúc Trịnh Công Sơn – Một cõi đi về Cần lưu ý, chúng tôi chỉ quan tâm tới ca

từ Trịnh Công Sơn, nên âm nhạc không nằm trong phạm vi quan tâm của đề tài này

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hướng tới những mục đích nêu trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ cơ bản sau: Trước hết, đề tài tiến hành khảo sát và thống kê sự xuất hiện của các mùa trong ca

từ Trịnh Công Sơn Tiếp theo, xác định nội hàm khái niệm biểu tượng nghệ thuật và cách thức tiếp cận biểu tượng là nhiệm vụ có tính quan trọng của đề tài Sau cùng,

Trang 13

nhiệm vụ trọng tâm của đề tài là xác định và làm sáng tỏ ý nghĩa của các biểu tượng mùa trong ca từ Trịnh

5 Phương pháp nghiên cứu

Cùng với việc vận dụng các thao tác nghiên cứu văn học cơ bản như phân tích, chứng minh, bình luận, tổng hợp, giải thích, so sánh đối chiếu… đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp kí hiệu học: Phương pháp này trước hết được thực hiện thông qua

tiến trình khảo sát văn bản để khám phá và xác định biểu tượng ở trong tác phẩm Chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp này chủ yếu ở chương hai khi nghiên cứu về hệ thống các biểu tượng để chỉ ra nghĩa hàm ẩn bên cạnh nghĩa biểu hiện của nó

Phương pháp thi pháp học: Với phương pháp này, chúng tôi quan tâm đặc biệt ở

lý luận về không gian - thời gian và hình tượng con người trong tác phẩm văn học Qua việc tiếp cận văn bản, ta có thể khám phá ý nghĩa, tư tưởng ẩn bên trong tác phẩm

Phương pháp hệ thống – cấu trúc: Thế giới biểu tượng trong tác phẩm là một

chỉnh thể cấu tạo từ những yếu tố khác nhau Bởi vậy, lựa chọn phương pháp này, người viết muốn tìm ý nghĩa biểu tượng của các yếu tố trong hệ thống và ngược lại, từ

sự soi chiếu trong hệ thống có thể nhận ra những đặc điểm riêng biệt, độc đáo của từng yếu tố

Phương pháp liên văn bản: Liên văn bản (intertextuality) coi văn bản nào cũng

là một liên văn bản, có liên quan mật thiết/gắn liền với các văn bản khác, và liên quan

cả tới những vấn đề ngoài văn bản như hoàn cảnh xã hội, không khí thời đại, phong cách cá nhân, giúp chúng ta có cái nhìn khái quát và xuyên suốt qua các tác phẩm của tác giả Với nỗ lực gắn bó phân tâm học và phê bình văn học, xếp chồng văn bản (superposition) sẽ tạo điều kiện cho chúng ta nghiên cứu những mạng lưới liên tưởng trong ngôn ngữ và hình ảnh của ca từ Trịnh Công Sơn, đặc biệt là khái niệm mùa, liên tưởng mùa được biết đến như một biểu tượng tự phát, thuộc về tiềm thức của tác giả

6 Đóng góp của đề tài

Lí thuyết biểu tượng và kí hiệu học là những vấn đề còn mới mẻ Đặc biệt, vấn

đề về kí hiệu học vẫn chưa phổ biến trong các bậc học phổ thông, chưa nhận được sự quan tâm tìm hiểu đúng mực của các nhà nghiên cứu trong nước Thực hiện đề tài này, với nỗ lực tiếp cận khái niệm biểu tượng, chúng tôi hi vọng những kết quả của quá

Trang 14

trình nghiên cứu sẽ đóng góp được thêm một cách nhìn nhận về biểu tượng trong hệ thống tác phẩm văn học

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu một nhạc sĩ như một thi sĩ còn là vấn đề khá xa lạ trong cách tư duy và đánh giá của nhà trường Tuy nhiên, Trịnh Công Sơn là một trường hợp đặc biệt của âm nhạc học và văn học Vì vậy, qua đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu mối liên hệ bền chặt chẽ giữa thơ và nhạc, đồng thời góp thêm một cách nhìn vào hành trình giải mã ca từ Trịnh đã được khởi phát từ lâu

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm tới ca từ Trịnh Công Sơn, biểu tượng nghệ thuật, đặc biệt là biểu tượng mùa trong

ca từ Trịnh nói riêng và thơ ca nói chung

7 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, đề tài được triển khai trong hai chương:

Chương 1: Gọi tên bốn mùa

Chương 2: Biểu tượng mùa

Trang 15

Chương 1:

GỌI TÊN BỐN MÙA

Mùa là một khái niệm bao trùm cả chiều kích không gian và thời gian Nó vừa

gọi tên một khoảng thời gian lại vừa gợi ra tất cả những đặc điểm của không gian mà

nó bao chứa Bên cạnh việc đi tìm hiểu về mùa, người ta cũng đi tìm hiểu về một thế giới tâm lý phức tạp của con người ở trong mỗi mùa Nói cách khác, ta chỉ đang dần dần gỡ bỏ lớp xác áo ngôn từ để tiến gần hơn vào tâm hồn người nghệ sĩ, để yên lặng lắng nghe sự rung cảm của họ trước thời thế và nhân thế

1.1 Đôi nét về “mùa”

Đầu tiên, ta phải xét đến mùa (season) với nghĩa là một khái niệm thuộc về địa

lý học: “Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu” [9;74] Nguyên nhân sinh ra mùa là “do trục trái đất nghiêng và không đổi hướng trong khi Trái Đất chuyển động theo quỹ đạo” [9;74] Theo sự định nghĩa

của Từ điển tiếng Việt, mùa là “1 mùa thiên văn Phần của năm, phân chia theo

những đặc điểm về thiên văn thành những khoảng thời gian xấp xỉ bằng nhau Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông 2 mùa khí hậu Phần của năm, phân chia theo những đặc điểm và diễn biến khí hậu, có thể dài ngắn, sớm muộn tùy nơi, tùy năm Mùa khô Mùa gió chướng” [15;643] Như vậy, “mùa” là một khái niệm thuộc về thời gian, chỉ một

giai đoạn nào đó trong năm gắn với một số đặc điểm riêng biệt về mặt khí hậu, như một cuốn lịch của thiên nhiên biểu đạt quy luật vận hành của trời đất Sự thay đổi của thời gian gắn với sự khác biệt của không gian Vì vậy, mùa cũng mang đặc điểm của một loại không gian Mùa xuân, tiết trời mát mẻ, có mưa phùn và cây cối đâm chồi nảy lộc Mùa hạ nóng và mưa nhiều, là mùa cây cối đơm hoa kết trái Mùa thu là mùa của gió heo may và cái lạnh đầu mùa mang theo dự cảm về cái tàn phai sắp sửa Mùa đông được biết đến như là khoảng không – thời gian tang tóc và lạnh giá Tùy từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ mà mùa lại được phân chia khác nhau

Ở các nước ôn đới có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông Ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt, cùng với sự thay đổi về lượng mưa, họ chia làm mùa mưa và mùa khô Một

số khu vực khác lại chia làm mùa nóng, mùa mưa và mùa lạnh Đặc biệt, một số dân tộc ở lãnh thổ Bắc của Úc lại sử dụng hệ thống bảng chia sáu mùa, một số dân tộc ở vùng Scandinavia thừa nhận không ít hơn tám mùa

Trang 16

Cũng có khi, mùa không chỉ là khái niệm cứng nhắc chỉ các thời gian trong năm Trong đời sống, con người vẫn thường sử dụng mùa gắn với các hoạt động nổi bật, thiết yếu của con người trong một khoảng không gian nhất định như mùa cháy rừng, mùa gieo hạt, mùa thu hoạch, mùa hoa, mùa trồng cây,… hay lãng mạn hơn là mùa nhớ, mùa phơi váy (Hoàng Anh Tuấn), và cũng có thể là mùa yêu (Lê Cát Trọng

Lý) với những biểu hiện rất dễ thương:

“Chân ta đi hôn mặt đất nồng ấm Tim ta say yêu con gió lang thang…”

Mùa là một hiện tượng thuộc về thế giới khách quan, nhưng trong cảm nhận

của mỗi con người, mùa lại có tính riêng biệt do cái nhìn, cảm xúc, tâm trạng chi phối

Điều này đã làm nên tính chủ thể của mùa, khiến mùa trong tâm tưởng mỗi con người thống nhất nhưng không đồng nhất với mùa – không gian khách thể Ta thử xét đến

trường hợp mùa thu, mùa của thi nhân chắp bút Mùa thu của đất trời là mùa lá vàng rơi rụng, là mùa sương bảng lảng mơ hồ, là mùa của hoa cúc vàng như nắng mật ong bên dưới nền trời xanh trong cao vời vợi… Cùng là mùa thu ấy, nhưng trong mỗi tác giả lại gợi ra biết bao thứ cảm tình khác nhau Lưu Trọng Lư, khi mơ màng đứng giữa một mùa thu với những sắc vàng rất khác nhau, tầng tầng, lớp lớp, lại thêm tâm hồn tinh tế nhạy cảm, đã phải thốt lên những câu thơ tài hoa:

“Em không nghe mùa thu

Lá thu rơi xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô.”

(Tiếng thu)

Đó là một mùa thu êm dịu, nhẹ nhàng, mơ mộng và hoang hoải nhớ thương thổn thức Hữu Thỉnh thì khác, ông chú tâm nghe những rung động rất nhẹ lúc giao mùa để cất lên tiếng ca của một người đã trải qua nhiều sóng gió và an yên nhìn ngắm cuộc đời:

“Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về.”

(Sang thu)

Trang 17

Trái với một mùa thu bảng lảng, mơ hồ rất dịu dàng, dung dị nhưng mang nhiều triết lý ấy, mùa thu trong mắt nhạc sĩ Văn Cao lại là một tiếng thở dài đau nhói Vẫn là

lá vàng rụng, nhưng lá vàng ở đây tượng trưng cho một sự chết/rớt rơi tàn úa tuyệt vọng cả một mùa, một đời:

“Đêm mùa thu chết Nghe mùa đang rớt rơi theo lá vàng.”

(Buồn tàn thu)

Như vậy, mỗi con người, tức là mỗi điệu hồn riêng, bản sắc riêng, quá trình chiêm nghiệm riêng, ai cũng có những cảm nhận mang đậm tính cá nhân về mỗi mùa

Có thể khẳng định, tính chất mùa hoàn toàn phụ thuộc vào cảm nhận của chủ thể

Trong một số trường hợp, cảm nhận mùa đã nâng lên tới mức trở thành một ám thị,

xây dựng lên hệ thống hình ảnh về mùa độc đáo

Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng, mùa không phải một định nghĩa

(definition) mà là một khái niệm/ quan niệm (concept) Với tính chất của một “concept”,

chúng ta hãy khoan áp một quy chuẩn nhất định nào đó trong cách nhìn nhận mùa và hệ

thống mùa Xuân Diệu đã từng chia sẻ: “Với lòng tôi, trời đất chỉ có hai mùa: Xuân với Thu… Xuân với thu là hai bình minh trong một năm, sự đổi thay hệ trọng nhất cho tâm hồn Và bởi vậy, thu cũng là một mùa xuân Đầu xuân là bình minh ấm của lòng tôi; đầu thu là bình minh mát của lòng tôi Và ấm hay mát, thu hay xuân, lòng tôi cũng rạo rực những tiếng thu, ái tình ghé môi gọi lời trong gió ” [26] Trong trái tim khối óc của

ông, mùa thu cũng là mùa xuân và cũng là mùa yêu nữa Vì vậy, ông viết:

“Kể chi mùa, thời tiết, với niên hoa Tình không tuổi và xuân không ngày tháng.”

(Xuân không mùa)

Mùa là một đề tài muôn thuở của thi ca Trong văn học, dù là dân gian hay hiện

đại, dù là phương Tây hay phương Đông thì đều có những tác phẩm mang đậm đặc

trưng mùa, và mùa trở thành một yếu tố không thể thiếu trong tác phẩm Trong văn

học Nhật Bản, nhất là hệ thống thi ca có tính chất tối giản, đề cao những rung động

nhỏ bé nhưng tinh vi, từ Manyoshu đến thơ Haiku là một bước phát triển lớn trong

việc quan trọng hóa yếu tố mùa trong tác phẩm: “Các nhà thơ haiku hầu như lúc nào cũng đưa mùa vào thơ và các từ ngữ liên hệ đến mùa được gọi là kigo (quý ngữ) Cách dùng kigo trở thành quy luật và hầu như các tuyển tập haiku đều quen xếp các bài thơ

Trang 18

theo từng mùa” [3;271] Các mùa được gọi trực tiếp thành tên hoặc dựa trên những quý ngữ để người đọc có thể đoán biết ra mùa mà tác giả đề cập Khi Basho viết: “Một đám mây hoa/chuông đền Ueno vang vọng/hay đền Asakusa.” thì người Nhật hiểu ngay rằng ông đang nhắc tới mùa xuân và “một đám mây hoa” (Hana no kumo) là hoa

anh đào đang nở rộ, đó là biểu tượng của mùa xuân Các từ dùng là quý ngữ cũng vô cùng đa dạng và phong phú, phản ánh chân thực sự quan tâm của con người Nhật Bản: chim én, chim sẻ, các loài hoa, tuyết tan, lá phong… Thơ Trung Hoa cũng vậy, tác giả nào cũng để lại trong kho tàng tác phẩm của những những sáng tác có xuất hiện yếu tố

mùa Nhắc tới Đỗ Phủ, không thể nào không nhắc tới Thu hứng, một tác phẩm kinh điển của thơ Đường về mùa thu, Lý Bạch cũng viết những bài như Xuân tứ… Nhìn

chung, sử dụng yếu tố mùa đã trở thành một truyền thống của thi ca Trịnh Công Sơn

tiếp thu truyền thống văn học ấy, cũng cảm nhận được tình cảm, cảm xúc của mỗi người trong mỗi mùa Thế nhưng, với cảm quan riêng của mình, chắc hẳn trong ca từ

Trịnh, mùa có những nét tương đồng và khác biệt với cảm quan chung Đó là điều mà

chúng tôi sẽ tìm hiểu ở những phần tiếp theo

Với tất cả những điều đã trình bày ở trên, quan niệm mùa mà chúng tôi đang sử

dụng dựa trên bốn mùa xuân, hạ, thu, đông của tự nhiên nhưng gắn bó chặt chẽ với

tâm trạng, cảm xúc của con người Quan niệm mùa được sử dụng với nội hàm rộng

hơn một khái niệm của địa lý học và chỉ mang tính tương đối Tương tự, khi tìm hiểu

về mùa và mỗi biểu tượng mùa trong ca từ Trịnh Công Sơn, ta cũng nên chấp nhận

những sự khác nhau/ trái ngược trong cách đánh giá, cảm nhận của ông và cách đánh giá, cảm nhận của số đông quần chúng Gia dĩ trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng đi theo con đường riêng của mình, đơn giản vì đối với chúng tôi, đó là con đường

của một trái tim rung động vì trái tim của người khác, cũng như việc “cố lấy hồn tôi để hiểu hồn người” (Hoài Thanh)

1.2 Khảo sát, thống kê

Tiến hành khảo sát văn bản ca từ Trịnh Công Sơn, chúng tôi nhận thấy mùa trở

thành nỗi khắc khoải trong cảm xúc và tâm trí ông Trong thế giới ca từ Trịnh, ta thấy

có một dòng thời gian lưu chuyển cùng những đổi thay của đất trời và muôn vàn tâm trạng của chủ thể trữ tình Xuân – hạ – thu – đông, bốn mùa hoa lá cũng là bốn mùa thi

ca trong cảm xúc của người nghệ sĩ với cố gắng “Gọi tên bốn mùa”

Số ca khúc có xuất hiện hình ảnh mùa trong bốn mùa là 39 trên tổng số 99 ca

Trang 19

khúc khảo sát, tức là chiếm 39,4% Trong số các sáng tác, không ít bài gọi cả tên của

bốn mùa như: Gọi tên bốn mùa, Góp lá mùa xuân, Tôi ru em ngủ… Ở những ca

khúc này, việc kể tên bốn mùa với những đặc điểm riêng một mặt nêu ra tính chu kì, tạo nhịp điệu song song cho bài hát, một mặt làm phép so sánh cảnh sắc các mùa với nhau Còn đối với những tác phẩm chỉ gọi tên một mùa, ta có thể nhận thấy được đó là dấu ấn của thời gian và suy tư của tác giả in đậm trên văn bản Có một số bài viết về

mùa cụ thể như Nhớ mùa thu Hà Nội, Nhìn những mùa thu đi, Nắng thủy tinh… Và

tất nhiên cũng có những tác phẩm với sự xuất hiện của mùa chỉ là yếu tố ngữ cảnh,

làm nền cho sự thăng hoa cảm xúc của tác giả Có thể kể đến một số tác phẩm thuộc

loại này như Diễm xưa, Ru tình, Vườn xưa… Dù thế nào đi nữa, vai trò của yếu tố

mùa trong ca khúc Trịnh cũng không thể phủ nhận được

Cụ thể tần suất xuất hiện từng mùa như sau:

Bảng 1: Tần suất xuất hiện các mùa thiên văn

Các mùa Mùa xuân Mùa hạ Mùa thu Mùa đông Tổng số

Từ bảng số liệu có thể nhận xét, số ca khúc Trịnh Công Sơn viết có xuất hiện

dấu ấn của mùa là khá nhiều Trong đó, nhiều nhất là mùa thu, xuất hiện ở 16 ca khúc,

chiếm 16,2%, ít nhất là mùa hạ với 9 lần xuất hiện, chiếm 9,1%

Ngoài bốn mùa, ta còn có thể thấy trong ca từ Trịnh có những mùa đặc biệt, là

sự sáng tạo của cá nhân người nghệ sĩ

Bảng 2: Mùa gắn với đặc điểm tự nhiên

Hai mươi mùa nắng lạ

Mùa mưa

Em còn nhớ hay em đã quên Mưa hồng

Mưa mùa hạ

Ru tình

Trang 20

Mùa vàng phai Vàng phai trước ngõ

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận ra rằng mùa gắn với đặc điểm tự nhiên

này cũng là một phần trong đặc điểm của bốn mùa thiên văn, và cách gọi tên ấy đã thể hiện được dấu ấn sáng tạo riêng của người nghệ sĩ trong việc thể hiện cảm xúc, tâm trạng

1.3 Mật ngữ bốn mùa

1.3.1 “Mùa xuân bước chân người rất nhẹ”

Mùa xuân xuất hiện trong ca từ Trịnh Công Sơn 13 lần, chiếm 13,1% Ở một số

tác phẩm, mùa xuân được nhắc tới cụ thể, là cảm hứng chính của tác phẩm như Em đến cùng mùa xuân, Em là bông hồng nhỏ, Hoa xuân ca… Nhưng cũng có những

tác phẩm, hình ảnh mùa xuân chỉ thấp thoáng như một yếu tố nhỏ góp phần tạo nên

hàm nghĩa của tác phẩm, có thể kể đến như Biển nhớ, Còn ai với ai, Người về bỗng nhớ… Hình ảnh mùa xuân thường xuất hiện trong các kết hợp với các hình ảnh khác hoặc thể hiện thông qua các hình ảnh đặc trưng của mùa: trái tim mùa xuân (Còn ai với ai), Thành phố mùa xuân, hương hoa mùa xuân (Vẫn có em bên đời), nụ hồng (Tôi ru em ngủ)…

Mùa xuân trong ca từ Trịnh Công Sơn, cũng như mùa xuân của đất trời, là mùa của niềm vui, sinh sôi, đâm chồi nảy lộc Mùa này thường xuất hiện hình ảnh ngây thơ, đầy nhựa sống của lớp măng non Đó là mùa của thiếu nhi, của “trẻ em như búp trên cành”, Trịnh viết về mùa xuân và về các em với thái độ trân trọng, nâng niu, vừa yêu mến thiết tha vừa gượng nhẹ che chở để cho niềm tự hào ấy được còn mãi Phải chăng, vì cũng sinh ra trong mùa xuân nên mùa xuân trong ca từ của ông nhận được sự

ưu ái ít ỏi để trở thành khoảng thời gian trong trẻo và tinh khôi, bên cạnh những phút

tư lự buồn bã chăng? Ban đầu của sự sinh sôi ấy, trong mắt tác giả, mùa xuân về cùng

với sự xuất hiện của các em (Em đến cùng mùa xuân) Sau đó, chính các em lại hóa

thân thành mùa xuân đáng yêu như hoa chớm nở:

“Em sẽ là mùa xuân cùa mẹ

Em sẽ là màu nắng của cha

Em đến trường học bao điều lạ Môi hé cười là những nụ hoa.”

(Em là bông hồng nhỏ)

Mùa xuân, mùa khởi đầu của một năm Cũng như trẻ thơ là khởi đầu của đời người, hay nói cách khác trẻ thơ là mùa xuân của đời người Hình ảnh em nhỏ đã được

Trang 21

đồng nhất với mùa xuân Không chỉ là mùa xuân cá thể, em nhỏ còn mang tới mùa xuân cho xung quanh và đặc biệt là người mẹ, đó là niềm vui, là sức sống, là sự hồi sinh và thắp lên hy vọng về tình yêu cuộc sống cho gia đình

Mùa xuân còn là mùa của cái đẹp và niềm vui được tận hưởng cái đẹp Khác với cái đẹp thơ ngây của những tâm hồn mầm non mới nhú, ở đây, cái đẹp đã được đính kèm với lòng yêu và nhìn bằng con mắt yêu của một người con trai, đó là cái đẹp của người con gái xuân thì với sự thanh khiết và từ tâm nhất về cả tâm hồn lẫn thể xác Với Trịnh, người con gái được đem đến như một món quá vô giá của cuộc đời:

“Đời sẽ cho lộc và đời sẽ cho hoa

Em mướt xanh như ngọc mà tôi có đâu ngờ.”

(Hoa xuân ca)

Cái đẹp sinh sôi và trong sáng ấy đã thay thế cho cảm giác tàn phai của mùa thu, mùa

đông lạnh giá, tang tóc vừa qua: “Mùa xuân thay lá mùa đông” Niềm vui mùa xuân

còn là niềm vui của sự tha thứ và ước nguyện tương lai tốt đẹp từ hiện tại đau thương

Đó là sự bao dung như “mùa xuân ơi, xác nuôi thơm” trong Bài ca dành cho những xác người Ta thấy, bên cạnh việc tả chân hiện thực chiến tranh đau thương: “Xác

người nằm trôi sông phơi trên ruộng đồng/ Trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co…/ Bên xác người già yếu, còn có xác thơ ngây”, Trịnh đang khóc lên thành

tiếng, và đồng thời cũng thắp lên một ước ao mùa xuân sẽ từ đau thương mà vươn dậy,

mà đứng lên dùng hình hài cứu rỗi như cây thánh giá của mình để cưu mang và hồi sinh những số phận cùng khổ của cả một dân tộc Mùa xuân không còn đơn thuần là mùa xuân của cái đẹp, của niềm yêu nữa, mà đã trở thành mùa xuân của tình thương, của khao khát phục sinh cùng với bao ước nguyện đẹp Nó đã được chắp cánh thành những lời cầu xin cho thân phận:

“Xin cho lá mùa xuân xanh trên rừng hoạn nạn Xin cho những bàn chân hãy nối trên tật nguyền…

… Xin cho mọi người nhìn mắt anh em

Và xin thêm những ngày tìm hạnh phúc mai đây làm người.”

(Xuân nguyện)

Với Trịnh Công Sơn, mùa xuân là mùa của cái đẹp, của tình yêu, vừa sinh sôi lại vừa tái sinh Mùa xuân bắt đầu sự sống và duy trì sự sống đến muôn đời Thế nhưng, đứng giữa mùa xuân mật ngọt ấy ta vẫn bắt gặp một chủ thể trữ tình thấp

Trang 22

thoáng âu lo, suy tư, buồn sầu, nhạy cảm trước bước đi của thời gian Đó là sự hoài nghi thoáng đượm về sự tồn tại và tiêu biến của đời người, đối lập với niềm vui, cái đẹp của sự sinh sôi Có phải vì quá yêu, quá luyến tiếc tuổi trẻ sôi nổi, nên nhà thơ luôn dặn lòng mình phải trân quý thời gian, kẻo một ngày kia mùa xuân sẽ trôi lặng thầm và chưa đợi người thức nhận đã đi qua chóng vánh:

“Mùa xuân bước chân người rất nhẹ Ngày xuân đã qua bao giờ.”

(Đêm thấy ta là thác đổ)

Như vậy, mùa xuân trong ca từ Trịnh xuất hiện ở hai mặt đối lập, một bên là niềm vui, cái đẹp của tình yêu và hạnh phúc, một bên là nỗi lo lắng khôn nguôi khi những ngày tháng tươi trẻ không còn kéo dài Hai khía cạnh đối lập nhưng gắn bó biện chứng với nhau, Trịnh đã sớm nhận ra mặt đất là thiên đường rồi giục giã con người trân trọng thiên đường ấy Đứng giữa mùa xuân mà tiếc nhớ mùa xuân, điều này đã làm nên tính triết lý cho hệ thống tác phẩm

1.3.2 “Trong vườn em mùa hạ”

Mùa hạ trong các sáng tác của Trịnh Công Sơn không phải là một mùa tiêu biểu Trong số 99 tác phẩm khảo sát, mùa hạ chỉ xuất hiện 9 lần, chiếm 9,1% Điểm qua các tác phẩm, ta thấy mùa hạ thường gắn với tình yêu trong trẻo, giản đơn như

Hoa vàng mấy độ, Vì tôi cần thấy em yêu đời, Mưa mùa hạ,… và đặc biệt là Hạ trắng, một bài hát tiêu biểu về mùa hạ, liên hệ chặt chẽ với thân phận của tình yêu

trong gia tài âm nhạc Trịnh Công Sơn Tác phẩm là một dấu ấn, một hồi ức có thực về

một người tình của tác giả: “Có một mùa hạ năm ấy tôi bị một cơn sốt nặng, nhiệt độ trong người và bên ngoài bằng nhau Tôi nằm sốt mê man trên giường không còn biết

gì Và bỗng có một lúc nào đó tôi cảm thấy hương thơm phủ ngập cả căn phòng và tôi chìm đắm vào một giấc mơ như một cơn mê sảng Tôi thấy mình lạc vào một rừng hoa trắng thơm ngào ngạt, bay bổng trong không gian đó Ðến lúc tỉnh dậy người ướt đẫm

mồ hôi và tôi nhìn thấy bên cạnh giường có một người con gái nào đó đã đến cắm một

bó hoa dạ lý hương trắng rất lớn” (Giấc mơ hạ trắng) [19;181] Mở đầu tác phẩm là

lời gọi nắng tha thiết và khẩn khoản, lời gọi về hồi ức, gọi một giấc mơ Lời ca từ lặp lại rất nhiều hình ảnh giấc mơ, rất nhiều màu trắng, nhưng cũng chính trong tác phẩm,Trịnh đã gọi mùa thu về Có phải, đó chỉ là giấc mơ, mùa hạ, mùa thu là một giấc mơ, cuộc đời cũng là một giấc mơ, Trịnh đã tỉnh dậy khỏi giấc mơ hạnh phúc và khát khao

Trang 23

một sự hạnh phúc trong đời thực? Đó là sự hạnh phúc gắn với sự chung thủy và vĩnh cửu của tình yêu và tình đời, tình yêu cứu rỗi thân phận:

“Áo xưa dù nhàu Cũng xin bạc đầu Gọi mãi tên nhau.”

Thời gian trôi để lại dấu ấn trên nếp nhàu tà áo và mái tóc pha sương, chỉ có tiếng gọi nhau và tình cảm dành cho nhau là âu yếm và tròn đầy như những ngày quá khứ còn son trẻ Nhưng tình yêu chỉ còn trong dĩ vãng và giấc mộng: Người-con-gái-

ấy-đã-đi-rồi Trong tác phẩm, Trịnh đã nhắc rất nhiều đến bước đi: đường xa áo bay, lối em đi về, bước chân em về, tôi đưa em về, nắng đưa em về… Em đã đi rất xa hay

chính bản thân em là một tha nhân ưa thay đổi? Và liệu tình yêu có còn hay đã chết

yểu từ khi tôi biết em chỉ là tha nhân chứ chẳng phải “em là tôi và tôi cũng là em” (Tôi

ơi đừng tuyệt vọng) Giờ đây, người nghệ sĩ chỉ còn biết gọi tên em mãi suốt cơn mê

này, một tiếng gọi trở về vừa hư vô vừa tuyệt vọng

Mùa hạ trong ca từ Trịnh được xây dựng dựa trên hệ thống hình ảnh như hoa,

nắng, mưa, phố Trong Hoa vàng mấy độ, mùa hạ hiện lên thật độc đáo qua kết hợp

từ mới lạ:

“Em đến bên đời Hoa vàng một đóa Một thoáng hương bay

Bên trời phố hạ.”

Hay trong Vì tôi cần thấy em yêu đời, mùa hạ lại gắn với hình ảnh khu vườn Khu

vườn ấy an yên, tươi vui đúng như bản chất của mùa hạ, trở thành điểm dừng chân cho

con người sau hành trình mỏi mệt của cuộc đời: “Tôi xin làm mưa bay/Trong vườn em mùa hạ” Là phố, là hoa vàng, hay nắng hạ thì mùa hạ đều hiển hiện như khoảng thời

gian rực rỡ, vui tươi nhất

Ngoài một mùa hạ của tình yêu còn có một mùa hạ biểu tượng cho thời thơ ấu

như trong tác phẩm Ra đồng giữa ngọ Đó là câu chuyện về một cậu bé vui tươi “ra

đồng giữa ngọ”, nhưng cũng lại là một câu chuyện buồn thương mà ca từ dễ dàng

khiến người nghe rơi nước mắt Cái chết của cậu bé nhẹ nhàng, vội vàng và hóa hư vô như đúng bản chất của một người ám ảnh bởi chủ nghĩa hiện sinh

Trang 24

“Thằng bé xinh xinh ra đồng giữa ngọ Ngờ đâu hội ngộ tan giữa thinh không.”

Ngoài ra, mùa hè còn gắn với “cơn mưa mùa hạ nồng nàn” (Mưa mùa hạ), hay

“mùa hè thênh thang” (Ra đồng giữa ngọ), rồi bỗng hóa thành “hạ khói mây” thoắt xuất hiện rồi thoắt biến tan (Gọi tên bốn mùa)

Mùa hạ trong ca từ Trịnh xuất hiện không nhiều nhưng cũng biểu đạt được những ý nghĩa riêng Mùa hạ của trẻ thơ hồn nhiên trong sáng và mùa hạ của tình yêu bình dị, giản đơn mà chung thủy nhưng cũng đã có ươm mầm tàn phai, trôi chảy và hư

vô Mùa được xây dựng bằng hệ thống hình ảnh đặc trưng như mưa, nắng, hoa, phố,… tạo sự gần gũi, dễ liên tưởng cho người nghe, người đọc

1.3.3 “Nhìn những mùa thu đi”

Mùa thu là một đề tài muôn thuở của nghệ thuật dù là thi ca nhạc họa Mùa thu vàng trong tranh họa sĩ người Nga Isaac IIyich Levitan, Phong cảnh mùa thu của

Vincent Van Gohn là những bức họa nổi tiếng thế giới gây nhiều xúc cảm với người thưởng thức Trong thi ca, mỗi tác giả mỗi quốc gia cũng dùng thơ để lột tả bức tranh phong cảnh mùa thu đặc trưng Trong Hán tự của Trung Hoa, chữ sầu 愁 (buồn bã) gồm có chữ thu 秋 (mùa thu) ở trên và chữ tâm 心 (trái tim) ở dưới, nếu diễn dịch theo chiết tự thì mùa thu thường gắn với nỗi buồn Có thể vì vậy mà dù là Bạch Cư Dị, Lý Bạch hay Đỗ Phủ thì mùa thu đều gắn với nỗi buồn Các nhà thơ Việt Nam cũng vậy,

Bích Khê viết mùa thu “buồn vương”, “thu mênh mông” (Tỳ bà), Xuân Diệu thấy mùa thu đìu hiu, tang tóc (Đây mùa thu tới), Huy Cận lại thấy một thu cô đơn “củi một cành khô lạc mấy dòng” (Tràng giang)

Có lẽ, trong bốn mùa, Trịnh dành nguồn thi cảm cho mùa thu là nhiều hơn cả

Số tác phẩm xuất hiện mùa thu là 16/99, đạt 16,2% Mùa thu có khi là mạch nguồn

cảm xúc chính cho tác phẩm với Nhìn những mùa thu đi, Nhớ mùa thu Hà Nội, Nắng thủy tinh… Cũng có khi mùa thu chỉ xuất hiện bằng một số hình ảnh Ru tình, Chiều một mình qua phố, Thương một người… Mùa thu là mùa của nỗi buồn, nhưng

nỗi buồn lại có những cung bậc cảm xúc khác nhau, gắn với những trạng thái khác nhau của con người

Mùa thu ca từ Trịnh, trước tiên, đó là mùa của nhớ nhung day dứt Nhân vật trữ

tình “nhớ mùa thu Hà Nội”: “Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ” để rồi bâng khuâng lòng như thầm hỏi tôi đang nhớ ai Người đó là ai, mà để cho nhân

Trang 25

vật trữ tình nhớ đến một người để nhớ mọi người Chắc hẳn, đó là một người rất đặc

biệt vì đã tạo nên một nỗi nhớ lạ kì Và sự đặc biệt nên nỗi nhớ ấy lan rộng ra bao trùm

cả mùa thu?!

Mùa thu còn là mùa cô đơn Điều kì lạ là nỗi cô đơn ấy tồn tại ngay khi xung quanh mình có rất nhiều người, chỉ vì có một niềm tâm sự lớn mà nói mà viết suốt một đời cũng không thành từ hết Như vậy, làm sao mà trước những chiều thu có những cánh chim bay về tổ ấm với hạnh phúc đoàn viên mà khỏi chạnh lòng cho được Trịnh Công

Sơn viết: Chiều một mình qua phố (đợi mùa thu vàng áo thêm), Cánh chim cô đơn,…

cũng như là để bày tỏ sự cô đơn của mình trước sự biến chuyển của cuộc đời và sự thay

đổi của tha nhân Nhận ra sự cô đơn, đó cũng là lúc ông nhận ra mình đã là “chiếc lá thu phai”, chênh vênh giữa một bên là tuổi già và một bên là khát vọng ngày còn trai trẻ, giữa một mùa xuân và một mùa thu, rồi để “lòng theo chút nắng bên ngoài” Bài ca là một sự thức nhận: “Giật mình ôi chiếc lá thu phai” Tác giả tiếc thương mùa xuân quá vội, rồi tự băn khoăn “Đời tôi ngốc dại, tự làm khô héo tôi đây”, và kết quả là sự giục giã phải “vội vàng thêm những phút yêu người” Đứng trong mùa thu, sau khi nhận ra sự

cô đơn, con người nhận ra sự già nua đang đến trên gương mặt và tâm trí mình: “Mỗi sáng nhìn vào mặt gương soi lại thấy thêm rất nhiều sợi tóc bạc” [19;161] Và sau đó,

cảm giác buồn bã ngậm ngùi ùa đến ngập kín tấm lòng vốn đã ngổn ngang tâm sự:

“Cuồng phong cánh mỏi

Về bên núi đợi Ngậm ngùi ôi đá cũng thương thay.”

Những ca từ về mùa thu của Trịnh Công Sơn, tất cả đều đẹp và huyền diệu Nhưng nếu phải chọn vài ca khúc tiêu biểu nhất và đẹp nhất cho ca từ - thu của Trịnh

những bài hát thể hiện sự rung động tinh tế và giao cảm đặc biệt của thiên nhiên và con người Không kể đến âm giai và tiết tấu, hai tác phẩm có hai nỗi buồn thật khác

nhau Nắng thủy tinh là một nỗi buồn thật nhẹ, thật mênh mang, mà con người đã ý

thức được nỗi buồn ấy làm cho nó trở nên rất thơ, rất đẹp:

“Lùa nắng cho buồn vào tóc em Bàn tay xanh xao đón ưu phiền.”

Trái lại, Nhìn những mùa thu đi là nỗi buồn đoạn tuyệt:

“Nghe tên mình vào quên lãng

Trang 26

Nghe tháng ngày chết trong thu vàng…

Chuyện chúng mình ngày xưa Anh ghi bằng nhiều thu vắng Đến thu này thì mộng nhạt phai.”

Ở ca từ Trịnh, mùa thu đến bằng Hạ trắng và đi bằng Nhìn những mùa thu đi,

dù đến hay đi, mùa thu cũng gắn với một nỗi buồn của sự mất mát và nhớ tiếc Nhưng,

đằng sau sự ra đi ấy vẫn còn lại một tình yêu, và “cuộc sống này không thể thiếu tình yêu” Như vậy, mùa thu của Trịnh Công Sơn có lẽ là mùa thể hiện đầy đủ những nét

phác họa chân dung ông

1.3.4 “Ngoài phố mùa đông”

Mùa đông trong ca từ Trịnh Công Sơn xuất hiện 13/99 lần, đạt 13,1% Mùa

đông được thể hiện như một chủ thể đem lại nỗi buồn “mùa đông cho em nỗi buồn”

(Đóa hoa vô thường) và được biểu hiện qua nhiều hình ảnh: rừng đông (Rừng xưa

đã khép, Những con mắt trần gian), mưa lạnh, sương mù (Gọi tên bốn mùa), con đường thật buồn (Tôi ru em ngủ), phố mùa đông (Ru đời đi nhé), giọt thầm cuối đông (Vườn xưa)…

Mùa đông trong nhạc Trịnh thường gắn với tuyệt vọng, với cái chết như trong

Ngụ ngôn mùa đông:

“Một ngày mùa đông Trên con đường mòn Một chiếc xe tang Trái mìn nổ chậm Nguời chết hai lần Thịt da nát tan.”

Hình ảnh người chết hai lần do chiến tranh là một hình ảnh mang đầy sự đau thương và lòng oán thán Đó là hình ảnh của cùng cực niềm đau và mang tên tuyệt vọng Cái chết trở nên day dứt mãi, tạo thành nhãn tự của tác phẩm, thể hiện niềm đau thương và cũng là lòng nhân hậu của người viết

Và cũng chính tác giả, bằng những ca từ của mình, đã xóa tan bức tường tuyệt

vọng để tự an ủi Tôi ơi! Đừng tuyệt vọng khi “lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông”

Có lẽ, để cho chiếc lá mùa thu tồn tại để đến mùa đông mới rụng xuống, ông đang làm công việc mang tên níu giữ vạn vật chống lại sự biến hóa khôn lường và khắc nghiệt

Trang 27

của thời gian Để đạt được kết quả ấy, không có một phép màu nào khác ngoài phép

màu của tình thương, bao dung và vị tha Ông viết: “Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau Từ buổi con người sống quá rẻ rúng tôi biết rằng vinh quang chỉ là điều dối trá Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa” [19;197] Có lẽ chính sự bao dung trong mùa đông đã tạo nên một mùa xuân mới tươi non và đẹp đẽ “Ngoài hiên vắng giọt thầm cuối đông/ Trời

chợt nắng vườn đầy lá non” trong Vườn xưa Con người ấy không chỉ yêu người,

quan tâm người, mà còn để ý đến tiếng nói của vạn vật, vì vạn vật cũng là kỷ niệm của cuộc tình, của cuộc đời, hay cũng chính vạn vật đang nói hộ tấm lòng con người vậy:

“Về thôi nhé, cổng chào cuối sân

Hờ hững thế loài hoa trắng hồng Chào chiếc lá nằm giữa vườn hoang Gửi đâu đó một chút tình riêng.”

Như vậy, mở đầu các mùa là sự sinh sôi, và kết thúc trong chu kì các mùa là sự thức nhận và bao dung Có lẽ, khi sáng tác, Trịnh Công Sơn đã không ý thức điều này,

và những gì ta thấy là tâm hồn rung động nguyên sơ của người nghệ sĩ chân chính, không mượn sự sắc sảo của trí tuệ tô vẽ Bốn mùa đã nối tròn một năm và nối tròn một đời người, tạo nên một cuộc sống của một kẻ quan niệm:

“Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng,

Để làm gì, em biết không,

Để gió cuốn đi.”

Và, cũng vì thế, Trịnh Công Sơn viết:

“Ngoài phố mùa đông Đôi môi em là đốm lửa hồng.”

(Ru đời đi nhé)

Đôi môi là biểu tượng đặc biệt trong ca từ Trịnh Công Sơn Đôi môi biểu tượng cho cái đẹp của người phụ nữ, là khát vọng tình yêu toàn bích Ở đây, đôi môi còn mang ý nghĩa của sự tái sinh, là biểu tượng của sức sống, ru dỗ con người trong giấc mộng an yên Khát khao đôi môi hồng yêu dấu tương phản với mùa đông lạnh, Trịnh

đang giục giã con người Hãy yêu nhau đi hay muốn vẽ nên hết tất cả những nét yêu

kiều của mùa thu, mùa hạ và mùa xuân trên đôi môi hồng giữa phố mùa đông ấy

Trang 28

Mùa đông trong ca từ Trịnh cũng như mùa đông của thiên nhiên là mùa của sự giá lạnh, cô đơn Có lẽ yếu tố ngoại cảnh ấy đã tác động lên tâm hồn con người, để con người thêm động lực lặng mình suy ngẫm về cuộc sống hữu hạn cũng như những triết

lý nhân sinh Mùa đông của thiên nhiên khép lại vòng tuần hoàn bốn mùa, mở ra mùa xuân khởi đầu mới Nhưng mùa đông của đời người chỉ đến một lần rồi vĩnh viễn kết thúc, không lặp lại, không tuần hoàn Trịnh Công Sơn ý thức được điều ấy, nên ông luôn dùng những ca từ của mình nói những lời tâm sự giục giã con người sống vội vã hơn để yêu thương nhiều hơn

Tóm lại, nhà thơ khác những người bình thường nơi tâm hồn nhạy cảm, lại hay

vì những sự rung động tinh tế ấy mà cất lên những tiếng ca hóa thân trong hình hài tác phẩm Thi nhân luôn đặc biệt quan tâm đến những sự vật bình dị, nhỏ bé, và quan tâm đến những biến chuyển nhẹ nhàng của thời gian Đối với họ, mỗi lần trôi qua một khoảnh khắc cũng là một lần con người chúng ta biến đổi, và vì vậy, không một phút giây nào trong cuộc đời con người là không đáng trọng, không đáng lưu tâm đặt bút

viết về: “Cái bay không đợi cái trôi/ Từ tôi phút ấy sang tôi phút này” (Xuân Diệu)

Trịnh Công Sơn cũng mang một dáng dấp thi nhân như vậy Ông lắng nghe từng nhịp

thở của thời gian Theo Bùi Vĩnh Phúc, trong Trịnh Công Sơn – những ám ảnh nghệ thuật, về ám ảnh thời gian, trong ca từ Trịnh có thể thấy các ám ảnh thời gian tàn

phai, thời gian tiếc nuối, thời gian trông ngóng, thời gian hướng vọng thiên thu và có

cả thời gian thực tại Và, khi đang suy tư về chiều kích hay tính co giãn của thời gian,

Trịnh Công Sơn lại đồng thời quan tâm đến không gian, dẫn tới sự xuất hiện dày đặc của các hình ảnh mang đặc trưng mùa trong ca từ Các hình ảnh mang tính chất “thân thuộc lạ lẫm”, vừa như những sự vật trong đời sống tha nhân, lại vừa mang một nét riêng khó tả Có lẽ nét riêng đó là do thế giới khách quan giờ đã mang đậm màu sắc chủ quan khi được nhìn qua lăng kính riêng của tác giả Như vậy, việc quan tâm đến

mùa thể hiện một tâm hồn nhạy cảm trước biến thiên của vạn vật

Suy nghĩ về mùa như một biểu hiện của sự ảm ảnh về thời gian Trịnh Công

Sơn sớm bị ám ảnh bởi cái chết và luôn nói lên những chiêm nghiệm về thân phận mong manh của kiếp người Phận người mong manh, thời gian trôi mau, tuổi già và cái chết dễ dàng ập đến, vội vã, bất ngờ: Ông viết nhiều ca từ về những tuổi già chợt đến

và cái chết bất ngờ: “Con sông đâu có ngờ/ ngày kia trăng sẽ già” (Biết đâu nguồn cội), “Chợt một chiều tóc trắng như vôi” (Cát bụi), “Một hôm buồn lên núi nằm xuống

Trang 29

(Tự tình khúc), “Thí dụ bây giờ tôi phải đi/ Tôi phải đi, tay chia ly cùng đời sống” (Thí dụ)… Ông cho rằng nhân gian chỉ là cõi tạm, là quán trọ, con người sống từng

ngày cũng là chờ từng ngày được về với chốn vĩnh hằng của mình:

“Tôi nay ở trọ trần gian Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời.”

(Ở trọ)

Ý thức về sự mong manh của kiếp người cũng là ý thức về sự trôi chảy của thời gian Và một biểu hiện của trôi chảy thời gian đó là thông qua sự luân chuyển các mùa Như một bánh xe vô lượng - biểu tượng của thời gian tuần hoàn, mỗi mùa qua lại xuất hiện thêm những cảnh sắc khác nhau, rồi từ ấy lại phát sinh những tâm trạng, cảm xúc khác nhau Tuy nhiên, xuyên suốt trong các mùa của ông đó là sự suy tư về niềm

tuyệt vọng Tuyệt vọng cũng là một phạm trù của triết hiện sinh: “đời người không phải là một phác họa đầu tiên của cuộc sống thiên thu bất diệt nhưng đơn giản chỉ là một sự thất bại sâu cay cho tới ngày ngưỡng cửa của sự chết” [13;65] Khi lo âu kéo

dài và không thể tìm ra sự cứu rỗi từ bên ngoài hay sự giải thoát từ bên trong thì con người thường rơi vào cảm giác này Người ta vẫn gọi triết hiện sinh là triết về con người tại thế, không phủ nhận sự tồn tại của vũ trụ nhưng không chấp nhận con người

là một bộ phận của vũ trụ, mà chính con người là hữu thể của bản thân và vũ trụ, tự hoàn thành và tác thành chứ không phụ thuộc vào thiên nhiên Thế nhưng, con người

không thể nào chống lại được quy luật của sinh tử (hay sinh lão bệnh tử), vì thế, con

người mãi mong manh trong vũ trụ tuần hoàn, thời gian trôi chảy và không gian biến đổi Như vậy, nguyên nhân các mùa trở thành một ám ảnh nghệ thuật trong ca từ Trịnh

là vì sự lưu tâm đặc biệt của ông với sự trôi đi không trở lại của thời gian và lòng day dứt khôn nguôi vì bất lực trước phận người nhỏ bé

Hơn hết, mùa là một-kiểu-ngôn-ngữ để tác giả tự diễn/ biểu đạt mình Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Sống là sống với người khác và muốn có cảm thông chúng ta phải luôn luôn tự diễn đạt mình” [19;162] Sáng tác là một cách diễn/ biểu đạt đặc biệt

của người nghệ sĩ, mà sự truyền thông tin nơi tác giả và tiếp nhận thông tin nơi độc giả cũng mang bản chất của một sự giao tiếp Độc giả, thông qua hệ thống tác phẩm, đã từ

từ mở một cánh cửa để đi vào tìm hiểu thế giới ẩn sâu bên trong tâm hồn người nghệ

sĩ Về phía người nghệ sĩ, việc sáng tác cũng như sự tự giải tỏa những điều sâu kín trong lòng Quá trình tương tác đó duy trì sự tồn tại của nền văn học, đồng thời thúc

Trang 30

đẩy văn học phát triển đa dạng, phong phú và phản ánh nhiều đề tài, khía cạnh, nội dung hơn

Có một thời, trong văn học, người ta chỉ biết vui, chỉ biết hạnh phúc, chỉ biết cổ

vũ động viên, người ta không biết buồn, không biết khổ, không biết thương đau phiền muộn Dẫu biết phàm là con người ai cũng có quyền mưu cầu vui sướng hạnh phúc, nhưng nếu không ưu tư muộn phiền thì thứ gọi là cảm xúc của con người có trọn vẹn không?! Ưu tư là bản chất của đời sống Đứng trong vũ trụ vần xoay, tha nhân điên đảo, có ai không từng trút một tiếng thở dài cho thân phận con người Những lúc suy

tư như thế, con người, đặc biệt là những nghệ sĩ, tha thiết cần nói lên tâm sự chất chứa trong lòng, và khát khao sự thông cảm, đồng cảm của xung quanh Trịnh Công Sơn cũng là một người nghệ sĩ như vậy Có lẽ, suốt một đời, ông đi tìm những người chịu lắng nghe và chịu hiểu những suy nghĩ của ông – suy nghĩ về cuộc đời, về thân phận nhỏ bé của tình yêu, về sự mong manh của kiếp người trong dòng chảy của cuộc đời Trịnh Công Sơn viết nhiều về các mùa, bởi chính bản thân ông ám ảnh bởi thời gian

Ca từ Trịnh, bóng thời gian đổ khắp, bao trùm:

“Ta về nơi đây tháng năm quá rộng.”

(Khói trời mênh mông)

Chính vì tần suất xuất hiện lớn của hình ảnh thời gian/ hình ảnh mùa, qua hình ảnh các mùa trong ca từ, người đương thời và hậu thế phần nào hiểu được những điều ông suy nghĩ Đó là sự suy tư, trăn trở về sự hữu hạn của thời gian Nhận thức thường

đi cùng hành động, chúng ta không còn cách nào khác ngoài sống vội vàng hơn, gấp

gáp hơn, làm nhiều điều có ý nghĩa hơn, yêu thương nhau nhiều hơn dù đôi khi chỉ “để gió cuốn đi” Nhưng có sao, miễn là đã được sinh ra và sống hết mình, thì năm tháng

trôi qua có bao giờ là hoài phí Qua đó, ta thấy một Trịnh Công Sơn đa sầu đa cảm, nhân hậu, giàu lòng thương Mặt khác, đó cũng một Trịnh Công Sơn kiên cường, mạnh mẽ, khát khao mang sức mình nhỏ bé để che chở và yêu thương muôn loài Suốt

một đời, Trịnh Công Sơn sống đúng như lời tự thú mình: “Tôi chỉ là một tên hát rong

đi qua miền đất này để hát lên linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo”, ông

mang lời ca tiếng hát giục giã con người: Hãy yêu nhau đi!

Tiểu kết chương 1

Mùa không chỉ là một khái niệm thuộc phạm trù không – thời gian mà còn chú

trọng ở hàm chứa nhưng tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của con người Ở ca từ Trịnh

Trang 31

Công Sơn, mùa xuất hiện nhiều lần, mỗi mùa lại có những đặc trưng riêng Mùa xuân

tươi mới cùng khát vọng sinh sôi; mùa hạ sôi nổi, nhiệt huyết và tình yêu mới chớm; mùa thu u uẩn nỗi buồn thời thế, nhân thế; còn mùa đông đắm chìm trong tuyệt vọng

để nhận ra những triết lý cho cuộc sống Một mặt, tác giả khai thác triệt để những đặc

trưng mùa trong tự nhiên, kế thừa truyền thống sử dụng yếu tố mùa của thơ ca từ cổ chí kim, mặt khác, mỗi mùa trong ca từ Trịnh lại gắn với những trạng thái, cảm xúc

khác nhau, tạo nên nét riêng độc đáo làm nên phong cách tác giả Thông qua bức tranh

bằng ca khúc vẽ hình ảnh các mùa, chúng ta dần dần thấu cảm được phần nào thế giới quan và nhân sinh quan của tác giả Ở Trịnh Công Sơn, mùa có ý nghĩa đặc biệt quan

trọng Đó không chỉ là dấu hiệu đánh dấu sự trôi chảy của thời gian, biến chuyển của không gian mà nó còn trở thành một ám ảnh nghệ thuật song hành cùng nhận thức và

hành động của tác giả Diễn tả mùa cũng là một cách tác giả tự diễn đạt mình để bày tỏ

khát khao có sự cảm thông của tha nhân Sau tất cả, dù là Xuân, Hạ, Thu, Đông hay những mùa nào khác nữa, Trịnh cũng chỉ đang làm công việc của một nghệ sĩ chân chính, đem tiếng hát của mình để ca ngợi Tự do và Tình yêu

Trang 32

Chương 2:

BIỂU TƯỢNG MÙA

Một tác phẩm chân chính không chỉ mang giá trị lâm thời, ứng với một hoàn cảnh cụ thể, mà cần phải có sự khái quát, tổng hợp, mang tính dự cảm để có thể trường tồn Giá trị chân thực của một tác phẩm nằm trong sự sâu sắc của nội dung mà nó biểu hiện Sức sống lâu bền của ca khúc Trịnh Công Sơn có thể lý giải bằng nguyên nhân

ấy Trong từng ca khúc, người đọc rung động ngay bởi những điều đẹp đẽ biển hiện trên bề mặt câu chữ (hiển ngôn), rồi càng ngẫm nghĩ lại càng nhận ra những giá trị nhân sinh sâu sắc ẩn chứa bên trong Câu từ Trịnh Công Sơn sử dụng mang nhiều tầng

ý nghĩa khác nhau, tạo nên nhiều trải nghiệm khi nghe/ đọc tác phẩm Sự đa nghĩa, phong phú về nghĩa được tạo nên từ một số yếu tố như trường liên tưởng, tính hai mặt của vấn đề, và đặc biệt là trong ca từ Trịnh Công Sơn xuất hiện một hệ thống những biểu tượng

2.1 Khái quát về biểu tượng

Tự sự học đã được nhận thức từ xa xưa Nhưng phải đến thế kỉ XX, với sự phát triển nhanh chóng của Lý luận văn học, tự sự học mới được quan tâm phổ biến Tự sự học được chia làm ba thời kỳ Giai đoạn đầu, tự sự học gắn với việc nghiên cứu các thành phần và chức năng của tự sự Giai đoạn hai của lý thuyết tự sự là chủ nghĩa cấu trúc, gắn với việc đi tìm mô hình của hình thức tự sự, lấy ngôn ngữ học làm hình mẫu, nghiên cứu bản chất ngôn ngữ và ngữ pháp Giai đoạn thứ ba của tự sự học là gắn liền với kí hiệu học, lấy văn bản làm cơ sở và quan tâm tới các phương thức biểu đạt ý nghĩa

khác nhau

Kí hiệu (sign) đã được Iu Lotman định nghĩa: “Kí hiệu là vật thay thế được biểu hiện một cách cụ thể cho những đối tượng, hiện tượng, khái niệm trong quá trình trao đổi thông tin ở một tập thể” [DT 5;11] Các kí hiệu có thể tồn tại riêng lẻ như đèn

đỏ trong hệ thống tín hiệu giao thông là yêu cầu dừng chuyển động Cũng có khi, các

kí hiệu liên kết với nhau tạo nên một hệ thống đơn giản hay phức tạp, biểu đạt một nội dung nào đó, gọi là tổ hợp kí hiệu, ví dụ như tổ hợp kí hiệu búa – liềm của chủ nghĩa cộng sản (quan hệ liên minh công nông) Như vậy, một kí hiệu bao gồm hai bình diện

là nội dung và hình thức, hay gọi là cái biểu đạt (CBĐ) và cái được biểu đạt (CĐBĐ) Mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt là quan hệ nhân tạo, tức là do sự

quy ước, thỏa hiệp của con người

Trang 33

Bộ môn nghiên cứu các kí hiệu và hệ thống kí hiệu được gọi là Kí hiệu học (Semiotics) Kí hiệu học hiện đại có hai hướng nghiên cứu gắn với hai quan niệm khác nhau, hai nguồn khác nhau Thứ nhất là truyền thống kí hiệu học Mỹ xuất phát từ lý thuyết dụng hành (Pragmatism) của Ch Pierce (1839-1914) Thứ hai là truyền thống

kí hiệu học châu Âu xuất phát từ lý thuyết ngôn ngữ của F de Saussure (1857-1913) Chúng tôi đề cập đến trường phái thứ hai

Saussure quan tâm đến thông lệ tổ chức ngôn ngữ chứ không chú ý tới các phát ngôn riêng biệt (parole) Ở đây, ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu, mỗi kí hiệu có nghĩa không phải do nó quy chiếu, phản ánh tạo nên mà do nó phân biệt với các kí

hiệu khác Mỗi kí hiệu có hai thành phần là cái biểu đạt và cái được biểu đạt

Biểu tượng là một phạm trù được sử dụng ở nhiều ngành khác nhau như văn học, tâm lý học, xã hội học, tôn giáo, văn hóa,… dẫn tới nhiều khái niệm khác nhau về

biểu tượng Theo Từ điển tiếng Việt: “Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng, là hình

ảnh của nhận thức, cao hơn cả cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan đã chấm dứt” [15;80] Cách định nghĩa

của từ điển còn khá mơ hồ và chưa làm nổi bật được những đặc trưng của biểu tượng

so với hình ảnh, hình tượng

Theo Từ điển Tâm lý: “Biểu tượng là hình ảnh các vật thể, cảnh tượng và sự

kiện xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tưởng tượng Khác với tri giác, biểu tượng có thể mang tính khái quát Nếu tri giác liên quan đến hiện tại thì biểu tượng liên quan tới quá khứ và tương lai” [22;35] Trong tiếng Hán, “biểu” là biểu hiện, phô bày ra

một điều gì đó, “tượng” là hình ảnh, hình tượng của sự vật Như vậy, “biểu tượng” là hình ảnh, hình tượng phô bày một nội dung nào đó, mặc dù giữa hình ảnh và nội dung đó không có mối quan hệ mật thiết với nhau Ví dụ như hình ảnh cây trúc biểu tượng cho lối sống ngay thẳng, thanh cao; hình ảnh hoa cúc biểu tượng cho sự trường tồn, vĩnh cửu…

J Chevalier – một trong hai soạn giả cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới

viết: “Không cách gì định nghĩa cho được một biểu tượng… Nó giống mũi tên bay mà không bay, đứng im mà biến ảo, hiển nhiên mà lại không nắm bắt được Ta sẽ phải dùng các từ để gợi ra một hay nhiều ý nghĩa của biểu tượng nên phải luôn nhớ rằng, các từ không thể diễn đạt được hết các ý của biểu tượng” [2;14] Như vậy, để cảm

Trang 34

nhận về biểu tượng không khó, nhưng để lý giải, cắt nghĩa vì sao lại coi nó là biểu tượng chứ không phải một hình tượng hay hình ảnh lại là một việc làm không dễ

Ngành Kí hiệu học cũng có nhiều quan niệm khác nhau về biểu tượng Trong

phạm vi đề tài này, chúng tôi lựa chọn cách hiểu “coi biểu tượng như một dạng kí hiệu đặc biệt, mà cái được biểu đạt (hình ảnh, sự vật, sự việc) gợi người đọc đến một nội dung khác ngoài nghĩa hiển lộ trực tiếp Nội dung khác này đa nghĩa, mơ hồ, xa lạ, tàng ẩn, chỉ với lí trí không thể nắm bắt và diễn tả hết được” [5;25] Theo quan điểm

này, có thể kể ra các tác giả tiêu biểu như A F Losev, Iu Lotman, Tz Todorov, S Freud, C.G Jung…

Khái niệm biểu tượng xuất hiện ở nhiều ngành nghiên cứu khác nhau Trong lĩnh vực nghệ thuật, ở mọi thời đại và khuynh hướng đều có các biểu tượng, chúng làm cho tác phẩm có tính chiều sâu và tăng dung tích hàm nghĩa Biểu tượng trong tác phẩm văn học là một trường hợp đặc biệt Bởi lẽ, trong khi các nghệ thuật khác xây dựng biểu tượng bằng các chất liệu thuộc về tự nhiên, mang tính trực quan (hội họa dùng màu sắc, đường nét thể hiện trên giấy, điêu khắc dùng đá, gỗ, bột màu…) thì chất liệu của văn học lại là ngôn ngữ Mà ngôn ngữ vốn đã có tính tượng trưng cao Điều

đó khiến cho biểu tượng trong văn học mang nội dung phong phú hơn, hàm ẩn nhiều tầng nghĩa hơn và có nhiều trường diễn giải Biểu tượng hoa trong văn học có lẽ nhiều hàm nghĩa hơn những bức tranh vẽ hoa của các họa sĩ thiên tài như Van Gohn hay những họa tiết điêu khắc hoa trên bất cứ chất liệu nào Biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học, với góc nhìn của Kí hiệu học văn hóa, có những đặc điểm đặc biệt so với biểu tượng trong các ngành nghiên cứu khác

Biểu tượng nói chung được xác lập dựa trên cái biểu đạt (CBĐ) và cái được biểu đạt (CĐBĐ) như một kí hiệu thông thường Nó bao hàm trong bản thân mình

hình ảnh biểu hiện ra bên ngoài và ý nghĩa ẩn giấu bên trong Ví dụ, trong văn học, hoa biểu tượng cho người con gái, mặt trời biểu tượng cho thiên ân, nước biểu tượng cho sự sống, sự sinh sôi… Tuy nhiên, “cao cấp” hơn kí hiệu, biểu tượng phức tạp và thể hiện một nội dung rộng lớn hơn Có thể xét ví dụ cụ thể về biểu

tượng trong cuốn Từ kí hiệu đến biểu tượng:

Trang 35

Biểu tượng

Hình ảnh cây trúc CBĐ I

[5;34] Nghĩa biểu tượng là người quân tử khác xa với nghĩa trực biểu (nghĩa đen) của hình ảnh cây trúc Như vậy, giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt không có mối quan

hệ về nghĩa, tức là chúng độc lập với nhau

“Biểu tượng tồn tại trong tác phẩm như một công cụ kiến tạo văn bản nghệ thuật, song bản thân nó cũng là một văn bản” [5;41], khi nghiên cứu các biểu tượng,

một thao tác được sử dụng là thao tác liên văn bản, tức là nhìn nhận biểu tượng trong

hệ thống các tác phẩm và trong chính hệ thống biểu tượng Trong quá trình vận động của mình, biểu tượng như một sinh thể Nó có cấu trúc riêng, có lịch sử hình thành riêng, độc lập tương đối với các yếu tố khác trong hệ thống văn bản, thiết lập được những mối liên hệ với những yếu tố xung quanh Vì vậy, biểu tượng có tính động, chúng không đứng riêng một mình mà có xu hướng kết hợp với những biểu tượng khác làm lên những hệ biểu tượng Ví dụ như biểu tượng màu trắng, màu đen, màu xanh, màu đỏ,… làm nên hệ biểu tượng màu sắc

Trong tác phẩm văn học, mỗi yếu tố đều có thể trở thành các biểu tượng Yếu tố

đó có thể là một chi tiết (chi tiết chiếc lá trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của O Henry), một nhân vật (nhân vật Thúy Kiều trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du), một sự việc (sự việc Chí Phèo giết Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo của Nam

Cao)… “Chúng là biểu tượng khi mang một loạt các dấu hiệu đặc trưng như tính đa nghĩa, chiều sâu văn hóa, không thể quy giản về một công thức duy lí nào đó và quan trọng là mỗi hiện tượng – biểu tượng ấy đều có một cảm quan trọn vẹn về thế giới Biểu tượng như vậy có tính bao quát, khái quát” [5;43]

Theo cách nhìn nhận của Kí hiệu học văn hóa, có thể chia biểu tượng văn học làm hai loại Loại thứ nhất tồn tại sẵn trong văn hóa được nhà văn kế thừa, phát triển

và cải biến trong tác phẩm của mình thông qua hệ thống ngôn từ; đây là quá trình văn bản hóa các hiện tượng sẵn có Các biểu tượng này mang tính bao quát, có thể vượt

Trang 36

những đặc điểm tương đồng Loại thứ hai là do nhà văn sáng tạo ra Để lý giải loại biểu tượng này, cần có tầm hiểu biết nhất định về tư tưởng nhà văn cũng như bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm Loại biểu tượng nào cũng truyền đạt bằng cách mã hóa những điều nhà văn muốn nói về hiện thực Biểu tượng tạo nên một tầng sâu ý nghĩa cho tác phẩm, tạo ra một tiềm lực văn bản cho tác phẩm

Khi tìm hiểu về biểu tượng, ta nhất thiết phải có sự phân định rõ ràng giữa biểu tượng và các khái niệm như hình ảnh, hình tượng, kí hiệu Việc làm này có vai trò quan trọng, tránh gây hiểu lầm cho các bước tiếp theo, phục vụ cho việc làm rõ đối tượng nghiên cứu của chương này

Đa số các định nghĩa nêu trên đều giải thích từ biểu tượng dựa trên từ hình ảnh,

dễ gây nhầm lẫn rằng có sự tương đồng giữa hai khái niệm này Hình ảnh (image) là

“một phẩm chất thuộc về cảm giác được khôi phục lại bởi trí não khi kích ứng cảm giác ấy đã không còn nữa” [23;30] Như vậy, có thể hiểu hình ảnh là cái được tái tạo

lại trong trí não ta khi các tác động gây ra nó không còn nữa Tuy nhiên, sự tái tạo ấy không phải là sự sao phỏng lại nguyên mẫu, mà còn có sự tham gia của các yếu tố như cảm xúc, trạng thái và được xây dựng bằng tổng hợp các giác quan và tâm lý người Hình ảnh là một sự vật nhận thức, được nắm bắt trực tiếp không thông qua một phương thức truyền tải thông tin nào khác Nó bao chứa nó, biểu hiện cho nó và là mục đích cuối cùng mà nó muốn truyền tải Ví dụ, hình ảnh bông hoa hồng trồng trong vườn dù được tái tạo lại trong thời điểm nào với trạng thái cảm xúc nào thì cũng chỉ đơn thuần là một bông hoa hồng trồng trong vườn Trái lại, biểu tượng không phải là cái cuối cùng, mục đích cuối cùng của việc truyền đạt thông tin mà nó còn hướng tới những nội dung ngoài nó, dù cái được biểu đạt và cái biểu đạt có vẻ không có sự liên kết nào với nhau về mặt nghĩa Ví dụ, hoa hồng là biểu tượng của tình yêu Biểu tượng thiết lập được rất nhiều mối quan hệ với những yếu tố liên quan, chủ yếu là với nội dung nó truyền dẫn còn hình ảnh chỉ có mối liên hệ cảm thụ về mặt cảm giác Như vậy, nếu hình ảnh tồn tại rời rạc và độc lập với các yếu tố khác trong hệ thống thì biểu tượng lại tồn tại trong hệ thống như một sinh thể có khả năng tác động với các yếu tố xung quanh Tuy nhiên, giữa hình ảnh và biểu tượng vẫn có mối quan hệ nhất định Hình ảnh chính là tiền thân, chất liệu và môi trường để biểu tượng xác lập các mối quan hệ liên tưởng và tạo dựng ý nghĩa cho mình

Trang 37

Trong khi nghiên cứu văn học, ta thường gặp thuật ngữ hình tượng, khái niệm

này cũng dễ bị nhầm lẫn với khái niệm biểu tượng Theo Từ điển thuật ngữ văn học,

“hình tượng nghệ thuật là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện một cách sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật”, hình tượng là một mức khái quát cao hơn của

hình ảnh [7;122] Người nghệ sĩ sáng tạo tác phẩm với mục đích bày tỏ tâm tư tình cảm và cắt nghĩa đời sống Họ diễn đạt tư tưởng của mình bằng các hình tượng, tức là làm sống lại những sự vật, sự việc, hiện tượng có thực ngoài đời sống trên trang văn và thông qua góc nhìn của người viết, qua đó gợi mở những suy ngẫm nơi người đọc Thế giới sự vật mà nhà văn phản ánh đa dạng, phong phú nhưng khi nói tới hình tượng nghệ thuật, chúng ta thường mặc định nghĩ tới hình tượng con người, bao gồm cả hình tượng một tập thể người như hình tượng nhân dân, hình tượng người mẹ, hình tượng

Tổ quốc Phạm vi của biểu tượng rộng lớn hơn hình tượng nghệ thuật, biểu tượng thể hiện cả những sự vật nhỏ bé nhất và những mẫu gốc không cụ thể, trực quan, lí tính như thời gian, âm thanh Điểm khác nhau cơ bản của hình tượng nghệ thuật và biểu tượng là ở mối liên hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt; biểu tượng có sự độc lập tuyệt đối giữa cái được biểu đạt và cái biểu đạt, có tính chất của một “mật ngữ” còn hình tượng là sự phản ánh chủ quan cái biểu đạt vào trong tác phẩm để thể hiện nội dung tư tưởng của người viết

F.de Saussure cho rằng nhất thiết phải phân biệt kí hiệu và biểu tượng mặc dù

biểu tượng là một dạng đặc biệt của kí hiệu “Kí hiệu đơn thuần là một kẻ đứng tên hộ Mối quan hệ giữa nó và đối tượng mà nó đại diện có thể hoàn toàn võ đoán” [23;33] Theo Trần Tố Loan, “Biểu tượng gần gũi với kí hiệu, ẩn dụ, phúng dụ… Nhưng nếu kí hiệu, ẩn dụ, phúng dụ tạo ra những mối liên hệ lâm thời, rời rạc, những quy ước đơn giản giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt, có tác dụng biểu nghĩa thì biểu tượng tạo được sự đồng nhất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt theo nghĩa một lực năng động tổ chức” [11] Theo đó, sự khác nhau giữa kí hiệu và biểu tượng thể hiện mức độ

của mối liên hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt

Từ những hiểu biết nhất định về khái niệm và những đặc điểm của biểu tượng, chúng ta có những tiền đề nhất định để đi vào khám phá thế giới biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn: có những biểu tượng Trịnh Công Sơn kế thừa từ những biểu tượng văn hóa thế giới, nhưng cũng có biểu tượng là thành quả quá trình sáng tạo của riêng

Trang 38

tác giả Điều ấy tạo nên một hệ thống những biểu tượng đặc sắc và đa dạng, làm nổi bật yếu tố mùa trong ca từ Trịnh Công Sơn

2.2 Những biểu tƣợng mùa tiêu biểu trong ca từ Trịnh Công Sơn

2.2.1 Biểu tượng Lá

Lá không phải là một biểu tượng phổ biến trên thế giới, tuy nhiên, trong văn

học, hình ảnh lá xuất hiện khá nhiều Với Tỳ bà của Bích Khê, lá cây ngô đồng xuất

hiện như một dấu hiệu của mùa thu:

“Ô hay buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi! Vàng rơi: thu mênh mông.”

Hàn Mặc Tử thì sử dụng lá trúc để vẽ nên một bức tranh tươi xanh mờ ảo của

xứ Huế và cô gái Huế dịu dàng:

“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”

(Đây thôn Vĩ Dạ)

Tuy nhiên, với các trường hợp kể trên, lá chỉ đơn thuần là hình ảnh, hình tượng nghệ thuật chứ chưa đầy đủ các yếu tố đặc trưng để có thể trở thành biểu tượng Biểu tượng lá là một sáng tạo độc đáo của Trịnh Công Sơn Ở ca từ Trịnh, sự xuất hiện của

lá có một tần suất cao và thống nhất về cái ẩn chứa bên trong hình ảnh lá Trong 99 ca khúc khảo sát, lá xuất hiện dày đặc ở 45 ca khúc, chiếm tỉ lệ 45,5%, trở thành một biểu tượng nghệ thuật Lá xuất hiện trong nhiều tổ hợp Xét về đặc điểm lá, thế giới ca từ

Trịnh có lá xanh (mùa xanh, lá thanh xuân, lá cỏ) và lá úa (lá vàng, lá đổ, lá bay, lá mùa thu) Có khi, Trịnh Công Sơn gọi thẳng tên của lá: lá me vàng, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ,… nhưng số lượng này rất ít mà chủ yếu lá tồn tại ở dạng tên bao quát, trừu tượng Lá gắn với hình ảnh con người thông qua: lá hát, tuổi buồn như lá, nhân vật có thể gọi cây lá vào mùa, con người thấy trong lá cây lời em đã xa tôi, tình như lá… Lá cũng được kết hợp trong một số tổ hợp từ lạ: lá thanh xuân, lá hư không, mùa xanh lá vội, lá xôn xao, tâm hồn lá xanh tươi, bình minh thắp trên ngọn lá…

Trong mỗi trường hợp cụ thể, lá mang những nét nghĩa biểu trưng lâm thời, tuy nhiên,

nếu xét trong hệ thống, lá vừa biểu tượng cho sự hồn nhiên, an yên trong tâm hồn (Đời

ta có khi tựa lá cỏ) lại vừa biểu tượng cho sự phai tàn, đổi thay của thời gian (lá bỗng vàng bỗng xanh)

Trang 39

2.2.1.1 “Đời ta có khi tựa lá cỏ”

Sự hồn nhiên, an yên trong tâm hồn là ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của lá Thể hiện ý nghĩa ấy là lá xanh, gắn với mùa xuân và mùa hạ của một năm và cũng là của

đời người Lá xanh được thể hiện ở nhiều trạng thái như lộc, gắn với hình ảnh trẻ thơ

(Hoa xuân ca, Tuổi đời mênh mông); lá xanh, thường xuất hiện cùng tình yêu đôi lứa sáng trong (Ru em từng ngón xuân nồng, Em còn nhớ hay em đã quên); cỏ lá/ lá cỏ,

góp phần thể hiện sự hồn nhiên của con người nhỏ bé trước thế giới rộng vô cùng

(Hoa vàng mấy độ, Đêm thấy ta là thác đổ)… Có khi lá được nhân hóa, xuất hiện cùng các động từ: lá tung tăng (Tuổi đời mênh mông), lá reo mừng (Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui), lá hát (Đêm thấy ta là thác đổ, Em còn nhớ hay em đã quên)…

Sự bắt đầu của lá xanh là chồi non, lộc non mỗi đầu xuân: “Cây sẽ cho lộc và

cây sẽ cho hoa/ Em cứ bay trong đời dịu dàng như cơn gió” (Hoa xuân ca) Gắn với

hình ảnh em, lộc biểu trưng cho những điều tươi mới của mùa xuân thiên nhiên Ở

và đời sẽ cho hoa”, lộc và hoa giờ có thể so sánh với cô gái đang ở mùa xuân của đời

người Đứng giữa mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân của cuộc đời, người con gái

trong ca từ Trịnh thật đẹp “mướt xanh như ngọc”, là niềm hân hoan cho những cuộc

gặp tình cờ trong đời sống tại thế

Lá thực hồn nhiên khi gắn với hình ảnh những cô bé đang tuổi tới trường trong

một “tuổi đời mênh mông”: “Em cùng lá tung tăng như loài chim đến…/ Tuổi đời mênh mông quá búp non đầu cây” Động từ “tung tăng” đã thể hiện đúng tâm thái và trạng thái của hệ thống nhân vật em – lá – loài chim đến “Tung tăng” thể hiện thái độ

háo hức bước vào đời, mở to tròn con mắt thơ ngây để nhìn ngắm cuộc đời và bắt đầu chiêm nghiệm, bằng tất cả sự hồn nhiên và vui tươi của mình Tuổi xuân xanh ấy

mang tên “tuổi đời mênh mông” như một búp non đầu cành Những lộc non đầu xuân tạo nên những “mùa lá xanh”: “Trên mùa lá xanh, ngón tay em gầy nên mãi ru thêm

ngàn năm/ Mùa xanh lá vội, ru em miệt mài…” (Ru em từng ngón xuân nồng) Trong

mùa xuân xanh ấy, cô gái có ngón tay gầy, dòng tóc buồn cũng không thể không vương vấn Màu lá xanh đã trở thành lời giục giã sống hết mình để tận hưởng tuổi trẻ, buông bỏ những giận hờn, hướng tới sự bình an trong những khúc ru ngàn năm Phía

sau thái độ sống vội vàng để tận hưởng hết tuổi xuân ấy là một tình yêu: “Ngày ta yêu

em màu lá thanh xuân” (Người về bỗng nhớ) Để hiểu câu hát, ta có nhiều cách cắt

Trang 40

hai, chính nhờ có tình yêu, vạn vật xung quanh cũng khoác màu xanh đầy luyến ái Dù theo cách hiểu nào thì lá cũng gắn với tình yêu, biểu trưng cho sự hồn nhiên, chân thành trong tình yêu

Có khi, lá trở thành một chủ thể, có tình yêu và biết trân trọng cái đẹp như

người: “Đường trần em đi, hoa vàng mấy độ/ Những đường cỏ lá, từng giọt sương thu,

yêu em thật thà” (Hoa vàng mấy độ) Trong cuộc sống đầy lọc lừa và toan tính, thời

gian trôi chảy bất chấp khổ đau của thế nhân, con người dần mất niềm tin vào các thế

lực siêu nhiên và mất niềm tin vào chính sự tồn tại của bản thân mình “Chúa đã bỏ loài

người, Phật đã bỏ loài người” (Này em có nhớ), thì họ cũng không còn tin vào sự cảm

thông của tha nhân Chính lúc ấy, sự trong sáng, hồn nhiên và thật thà của cây cỏ mới là thứ mang lại cho con người sự an toàn và tin tưởng, tạo nên một tình yêu chân thành, cao thượng, không vụ lợi Cũng có lẽ vì vậy mà ở một số ca khúc, sự xuất hiện của cây

lá trở thành lời chứng giám cho tình yêu của chàng trai dành cho cô gái của mình:

“Em ra đi nơi này vẫn thế

Lá vẫn xanh trên con đường nhỏ.”

(Em còn nhớ hay em đã quên)

Có thể nói, hình ảnh người phụ nữ trong nhạc Trịnh không gắn với nỗi buồn thì

sẽ xuất hiện cùng sự ra đi, là một ví dụ tiêu biểu cho sự biến chuyển của thế gian Đứng trước sự rời bỏ của người thương, bất chấp sự quên nhớ của cuộc đời, mặc kệ dòng đời vạn biến, nhân vật trữ tình vẫn giữ trạng thái an yên, tâm bất biến cùng cảnh vật, cùng lá xanh, như một lời hứa đợi chờ vĩnh cửu Con đường nhỏ ngập lá xanh trở

thành bến đợi, nơi trở về của con người Lá vẫn xanh trở thành biểu tượng cho niềm tin và hi vọng Đọc tới đây, ca từ Trịnh khiến ta không khỏi nhắc nhớ về hình ảnh “lá diêu bông” của thi sĩ Hoàng Cầm:

“Chị bảo Đứa nào tìm được lá diêu bông

Từ nay ta gọi là chồng.”

Thế rồi, hình ảnh lá diêu bông theo nhân vật suốt cả thời thơ ấu, trở thành lời nguyện thề về tình yêu, gìn giữ một niềm tin to lớn, cất cánh thành ước mơ hạnh phúc Lá diêu bông không thực, người thương cũng không còn, chỉ có niềm tin vào tình yêu là bất

diệt dù nhân vật “đi đầu non cuối bể” Lá diêu bông trở thành một dấu ấn khó phai về nơi bến đợi, bến hẹn thề xưa cũ, day dứt những lời mời gọi “gió quê vi vút gọi”

Ngày đăng: 12/10/2018, 23:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w