Tăng cường các biện pháp hỗ trợ tiếp thị

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH THANH HÓA (Trang 35)

Bản thân DNNVV là những doanh nghiệp có hạn chế về qui mô vốn, việc dành một phần chi phí lớn cho công tác tiếp cận thị trường là việc khó khăn. Song, trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường việc nhận dạng được những gì mà xã hội và con người cần là việc

làm mà mọi doanh nghiệp không thể bỏ qua. Đây là một công việc xuyên suốt cả quá trình trước, trong và sau sản xuất của các doanh nghiệp. Để hỗ trợ tiếp thị đối với DNNVV trong thời gian tới chính quyền địa phường cần quan tâm thực hiện nội số nội dung sau:

Một là, hỗ trợ quảng bá thương hiệu, bảo hộ nhãn hiệu. Đi đôi với chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ, ứng dụng triển khai các công nghệ hiện đại, tiên tiến vào sản xuất, cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp như hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu trong và ngoài nước, hỗ trợ đăng ký kiểu dáng công nghiệp, hỗ trợ đăng ký bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích.

Hai là, hỗ trợ xúc tiến thương mại. Hàng năm, Tỉnh cần tổ chức nhiều cuộc triển lãm, hội chợ giới thiệu sản phẩm trên địa bàn, tạo điều kiện để DNNVV tích cực tham gia một cách có hiệu quả trong việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, thu thập thông tin, tìm kiếm đối tác phục vụ kế hoạch phát triển kinh doanh của doanh nghiệp; không nên tổ chức các đoàn khảo sát thị trường nước ngoài đông người kết hợp tham quan du lịch tốn nhiều thời gian, tiền của, kém hiệu quả. Tập trung nguồn lực cho đầu tư cơ sở vật chất phục vụ xúc tiến thương mại như xây dựng trung tâm hội trợ triển lãm có quy mô lớn và hiện đại tại thành phố Thanh Hoá, xây dựng các phòng trưng bày tại các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ cho công tác xúc tiến thương mại.

Ba là,hỗ trợ mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

Thanh Hoá là địa phương có kim ngạch xuất khẩu thấp, thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu tuy tốc độ tăng đạt khá nhưng tổng giá trị xuất khẩu thì còn nhỏ bé so với các địa phương khác. Giá trị xuất khẩu chính ngạch năm 2007 mới đạt 83,397 triệu USD. Để trợ giúp có hiệu quả cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài trong điều kiện Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới, chính quyền địa phương cần quan tâm thực hiện tốt các nội dung sau:

+ Khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách khuyến khích xuất khẩu phù hợp và các cơ chế chính sách phát triển kinh tế nói chung của Tỉnh để loại bỏ các quy định không tương hợp với qui định của WTO, đồng thời đảm bảo tính nhất quán, rõ ràng để dễ triển khai thực hiện.

+ Hàng năm, Tỉnh cần dành một khoản ngân sách đáng kể để tổ chức công tác cung cấp thông tin về thị trường trong và ngoài nước, các cam kết với WTO, quy định pháp lý của các quốc gia, cách thức xâm nhập vào các thị trường thế giới, các tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp... cho doanh nghiệp. Bản tin thương mại cần mở rộng cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp để định hướng, không nên dừng lại ở những doanh nghiệp hiện đang tham gia xuất khẩu.

+ Quan tâm đầu tư đồng bộ và đa dạng hoá các dịch vụ kinh doanh tại cảng Nghi Sơn, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng kho hàng, khoa ngoại quan trên địa bàn để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác XKN của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH THANH HÓA (Trang 35)