Tăng cường các biện pháp hỗ trợ tiếp cận nguồn lực

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH THANH HÓA (Trang 34)

Một là, hỗ trợ tiếp cận đất đai.

Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tuy đã được quan tâm thực hiện nhưng đây là lĩnh vực có nhiều loại thủ tục hồ sơ phức tạp, trách nhiệm giải quyết liên quan đến nhiều cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, cả các cấp huyện, cấp xã. Vì vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các thủ tục hành chính, không ngừng hoàn thiện, đơn giản hoá mẫu đơn, tờ khai trong hồ sơ thủ tục, đồng thời nghiên cứu hợp lý hoá các khâu giải quyết công việc tại các cơ quan để giảm bớt các loại giấy tờ và thời gian giải quyết, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Công tác giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai cần sớm xây dựng quy chế triển khai thực hiện theo mô hình “một cửa liên thông”

Cần rà soát, sửa đổi, bổ sung quy hoạch sử dụng đất đối với thành phố và các huyện phụ cận theo hướng dành thêm quỹ đất cho phát triển các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để tăng khả năng đáp ứng nhu cầu về mặt bằng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tỉnh cần thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp.

Hai là,hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn.

Để tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ DNNVV trong việc tiếp cận với các nguồn vốn, Tỉnh cần đẩy nhanh việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV theo hướng dẫn của Chính phủ và Bộ ngành Trung ương. Chỉ đạo Hiệp hội DNNVV phát huy tính công động người

hưởng lợi tích cực tham gia góp vốn điển hình thành Vốn điều lệ của Quỹ bảo lãnh tính dụng cho DNNVV. Cần dành nguồn ngân sách để tiến hành thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, đồng thời có biện pháp cụ thể khuyến khích các ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng đối với DNNVV.

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi phát triển hình thức thuê mua tài chính cho các DNNVV. Ưu điểm rõ nhất của phương thức cho thuê tài chính là việc không đòi hỏi sự đảm bảo tài sản có trước, tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận hình thức cấp tín dụng mới, vừa giải toả được áp lực về tài sản đảm bảo khoản vay.

Các ngân hàng cần tiếp tục đơn giản hoá thủ tục vay vốn, đa dạng hoá các hình thức cho vay, thế chấp tín chấp và dự án tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Thực hiện áp dụng hình thức tín chấp ngắn hạn đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân.

Đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà cho doanh nghiệp để họ có đủ thủ tục giấy tờ cần thiết khi vay vốn.

Ba là, hỗ trợ chuyển giao công nghệ và nghiên cứu triển khai.

Để sớm khắc phục tình trạng yếu kém về trình độ công nghệ của các DNNVV hiện nay, phấn đấu rút ngắn khoảng cách lạc hậu, UBND tỉnh cần tích cực chỉ đạo thực hiện các giải pháp hỗ trợ nghiên cứu triển khai các đề án khoa học công nghệ và hỗ trợ chuyển giao áp dụng kết quả nghiên cứu và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bốn là,hỗ trợ đào tạo nhân lực. Thực trạng nguồn nhân lực của Thanh Hoá cũng nằm trong tình trạng chung của cả nước, tỷ lệ lao động có chất lượng cao còn thấp. Nguồn lao động qua đào tạo mới đạt 27% năm 2005; lao động trong doanh nghiệp chưa qua đào tạo chiếm 37,34%; lao động có chất lượng cao còn ít ỏi; phần lớn chủ DNTN chưa qua đào tạo một cách hệ thống, quản lý theo kinh nghiệm tự phát là chính. Điều đó nói lên nhu cầu hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV là cần thiết và cấp bách.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH THANH HÓA (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w