Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH THANH HÓA (Trang 31)

Để nâng cao hiệu quả của các chương trình hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trước hết cần phải hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý hỗ trợ. Vì đây là các chủ thể của các chương trình hỗ trợ, hoạt động của các tổ chức này có ý nghĩa quyết định cho việc triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ của nhà nước đạt kết quả cao. Để hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý hỗ trợ phát triển DNNVV cần quan tâm giải quyết một số vấn đề sau:

Một là, phát huy vai trò của các tổ chức hiện có.

để công tác hỗ trợ đạt hiệu quả cao, UBND tỉnh cần có những biện pháp để phát huy vai trò của các tổ chức này. Đó là:

- Tăng cường hoạt động của Ban điều phối thực hiện kế hoạch phát triển DNNVV của Tỉnh, xây dựng kế hoạch công tác hàng năm, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ DNNVV, định kỳ 6 tháng từng thành viên phải có báo cáo kết quả hoạt động thực thi nhiệm vụ của mình với Trưởng ban thông qua cơ quan thường trực là Sở KH&ĐT.

- Quyết định và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn bổ sung nhân lực và trang thiết bị cho các đơn vị thực hiện chức năng hỗ trợ DNNVV như Phòng ĐKKD của Sở KH&ĐT, Trung tâm Xúc tiến thương mại và Trung tâm Khuyến công và tư vấn công nghiệp Thanh Hoá, để các đơn vị này có đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn lựa chọn và bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực giải quyết các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tránh tình trạng lách luật, gây phiền hà, nhũng nhiễu đối với doanh nghiệp.

Hai là, hình thành tổ chức đầu mối hỗ trợ DNNVV.

UBND tỉnh cần giao Sở KH&ĐT nghiên cứu, xây dựng phương án kiện toàn và nâng cao năng lực của Phòng ĐKKD để đảm trách tốt nhiệm vụ của cơ quan đầu mối phối hợp các hoạt động trợ giúp DNNVV. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp, các cá nhân có nhu cầu khởi sự doanh nghiệp...

Ba là, tăng cường phối hợp hoạt động hỗ trợ giữa các tổ chức.

Một trong những khâu yếu kém hiện nay làm giảm hiệu quả của công tác hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đó là mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tổ chức thực hiện các chức năng hỗ trợ và quản lý đối với doanh nghiệp. Để thực hiện tốt nội dung này, UBND tỉnh cần tập trung chỉ đạo:

Xây dựng trang thông tin doanh nghiệp: Giao Văn phòng UBND tỉnh chủ trì cùng Sở KH&ĐT xây dựng nội dung trang thông tin doanh nghiệp trong trang Wesite của Tỉnh để cung cấp thông tin doanh nghiệp đầy đủ và kịp thời cho các Sở, ban ngành liên quan, thay cho việc cung cấp thông tin doanh nghiệp bằng văn bản giấy từ Sở KH&ĐT.

các Sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp hàng năm trình UBND tỉnh quyết định để thống nhất và tập trung nguồn lực triển khai thực hiện (kể cả về nguồn vốn ngân sách tỉnh dành cho các chương trình, dự án hỗ trợ).

Ban hành cơ chế phối hợp giữa Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Xây dựng, Sở KH&ĐT, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn, các ngành liên quan và UBND các cấp trong việc giải quyết các thủ tục hành chính trong công tác xúc tiến đầu tư trên địa bàn theo hướng qui định rõ trách nhiệm của các đơn vị và thời gian giải quyết các thủ tục hành chính tại các đơn vị về xúc tiến đầu tư, đặc biệt là các thủ tục về thuê đất, cấp giấy chứng nhận đầu tư để tạo thuận lợi thu hút đầu tư vào địa bàn, rút ngắn thời gian chờ đợi của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH THANH HÓA (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w