1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chủ đề dạy học tích hợp : “ KHÔNG KHÍ ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ ”

48 462 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 2,76 MB

Nội dung

Hiểu được tính chất và đặc điểm các thành phần trong không khíTìm kiếm,phân tích được các hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại các thành phần của khôngkhí Giải thích được sự cần thiết bảo vệ m

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG THIÊN

- -Chủ đề dạy học tích hợp :

“ KHÔNG KHÍ - ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ ”

Họ và tên giáo viên: Trần Thị Thuận

Ngày sinh: 1-8-1977

Môn : Vật lý

Điện thoại 01683516820 Email : Thuanly1977@gmail.com

Họ và tên giáo viên: HồThị Thuý Hường

Ngày sinh : 1986

Môn : Vật lý

Điện Thoại : 0979605800 Email : thuyhuong8778@gmail.com

Trang 2

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC CỦA NHÓM GIÁO VIÊN

A.TÊN CHỦ ĐỀ

Dạy học theo chủ đề tích hợp các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục

công dân thông qua chủ đề: “KHÔNG KHÍ - ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ” Vật lí lớp

10

B MỤC TIÊU DẠY HỌC

1. Căn cứ lựa chọn chủ đề

Môn Vật lí: Gồm các bài

Bài 38: Sự chuyển thể của các chất (Vật lí 10- CB)

- Sự bay hơi và ngưng tụ

- Hơi khô và hơi bão hòa

Bài 39: Độ ẩm của không khí (Vật lí 10 cơ bản)

- Độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại, độ ẩm tỉ đối

- Ảnh hưởng của độ ẩm không khí

Bài 22: Sóng điện từ (Vật lý 12-cơ bản)

-Sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển

Môn Hóa học: Gồm các bài

Bài 28: Không khí – Sự cháy (Hóa học lớp 8)

- Các thành phần của không khí

Bài 29: Ôxi – Ozon (Hóa học lớp 10 cơ bản)

Tính chất, ứng dụng của Ôxi – Ozon

Bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường (Hóa học 12 cơ bản)

- Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

- Tác hại của ô nhiễm không khí

Môn Sinh học: Gồm các bài

Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật (Sinh học 10 cơ bản)

- Độ ẩm

Trang 3

Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái (Sinh học 12 cơ bản)

- Ảnh hưởng của độ ẩm không khí tới các nhân tố sinh thái

Môn Địa lí:

Bài 11: Khí quyển , sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất (Địa lí 10 cơ bản)

- Cấu trúc khí quyển

Môn Giáo dục công dân

Bài 12: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (GDCD - 11 cơ bản)

2 Xác định câu hỏi / Vấn đề chính cần giải quyết trong chủ đề:

- Cấu trúc của tầng Khí quyển? Các thành phần cấu tạo của không khí trong Khí quyển? Vai trò của tầng điện li trong sự truyền sóng vô tuyến ?

- Cách tính độ ẩm của không khí? Ảnh hưởng của độ ẩm của không khí với sức khỏe con người và các nhân tố khác?

- Phân nhóm các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, hậu quả và các biện pháp khắc phục?

3 Kiến thức :

- Nêu được cấu trúc của tầng khí quyển? Hiểu được trong khí quyển chứa không khí(Bài 11- Địa lí 10)

- Hiểu được vai trò tầng điện li trong lớp khí quyển Trái Đất?(Bài 22-Vật lý 12)

- Phân biệt được không khí khô và không khí ẩm, xác định độ ẩm của không khí (Bài 38,39 -Vật lí 10)

- Ảnh hưởng của độ ẩm không khí tới sức khỏe con người và các nhân tố khác (bài 27- Sinh 10; Bài 35- Sinh 12)

- Tìm hiểu nhóm các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, hậu quả của ô nhiễm không khí và biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí ( bài 12-GDCD- 11, bài 35-sinhhọc 12 , nguồn Internet…)

- Từ những kiến thức về không khí, học sinh giải quyết vấn đề cấp bách hiện nay về bảo vệ môi trường Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường hiện nay( Bài 12- GDCD lớp 11)

4 Kĩ năng:

Trang 4

- Nhận biết được vị trí, vai trò của không khí trong quá trình sống trên Trái Đất Biết dự đoán thời tiết, khí hậu từ độ ẩm không khí.

- Quan sát tranh hình, phát hiện ra ảnh hưởng của không khí tới quá trình sống trên Trái Đất

- Rèn luyện tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế

- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề thực tiễn Dự đoán kết quả của các tình huống thực tế giáo viên đưa ra

5.Thái độ:

- Giáo dục ý thức và tính tích cực học bài, thông qua đó các em yêu thích hơn môn học Vật lí cũng như các môn Hóa học, Sinh học, Địa lý, GDCD…, từ đó có niềmđam mê nghiên cứu khoa học

- Hình thành thói quen tiếp cận liên môn trong hoạt động khám phá kiến thức, có ý thức bảo vệ môi trường, sẵn sàng tham gia các hoạt động vì cộng đồng (thu gom xử

lí rác thải, trồng cây xanh… ) tuyên truyền, ngăn chặn các hành vi làm ảnh hưởng tớimôi trường không khí

6 Định hướng các năng lực được hình thành

- Năng lực giải quyết vấn đề, thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau

- Năng lực tư duy sáng tạo

- Năng lực tự quản lí

- Năng lục giao tiếp

- Năng lục sử dụng CNTT và truyền thông

- Năng lực vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn

Ngoài ra còn phát triển các năng lực chuyên biệt; Sử dụng ngôn ngữ Vật lí, quan sát,

đo lường, thí nghiệm…

7 Bảng mô tả mức độ yêu cầu các câu hỏi / Bài tập/ Nhiệm vụ của học sinh nhằm kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh.

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dung Vận dụng cao

Khái quát về

lớp khí

quyển trên

Trái Đất.

Nêu được cấu trúc của tầng Khí quyển

Hiểu được tầng khí quyển chứa không khí và tầng điện li

Vị trí, vai trò của các tầng Khí quyển trong

sự sống trên Trái Đất

Trang 5

Hiểu được tính chất và đặc điểm các thành phần trong không khí

Tìm kiếm,phân tích được các hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại các thành phần của khôngkhí

Giải thích được

sự cần thiết bảo

vệ môi trường không khí trong lành, không ô nhiểm

và Độ ẩm tương đối

Ảnh hưởng của độ ẩm tớisức khỏe conngười và các nhân tố khác

Từ kết quả độ

ẩm tương đối không khí giải thích các hiện tượng, bản dự báo thời tiết

Hậu quả của ô nhiễm không khí tới sự sống

Xác định được biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí, xử lýtình huống bị ô nhiễm

Lập được kế hoạch tuyên truyền cho mọi người cùng chung tay bảo vệmôi trường

C ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC

- Đối tượng dạy học là học sinh khối 10

+ Số lượng học sinh 80 em

+ Số lớp thực hiện 02 lớp 10

- Chủ đề mà chúng tôi thực hiện thuộc kiến thức Vật lí lớp 10 Tích hợp liên môn

hóa học, sinh học, địa lí lớp 10, có xuyên môn kiến thức ở lớp 11, 12

- Học sinh lớp 10 đã tiếp cận và làm quen với kiến thức chương trình bậc Trung học

cơ sở về phương pháp dạy học chủ đề nên các em không còn bở ngỡ, lạ lẫm với

những hoạt động trong chủ đề, hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên đưa ra

- Bài học được tiến hành trong 4 tiết (180 phút)

D Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC

Trang 6

- Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiển đời sống

xã hội, làm cho học sinh yêu thích môn học và yêu cuộc sống

- Giúp học sinh vận dụng các kiến thức giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tế

từ đó xây dựng ý thức và hành động cho bản thân

- Giúp các em tiết kiệm được thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức

cao, đặc biệt tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng kiến thức vì vậy dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học hiện đại

- Qua việc thực hiện dự án sẽ giúp giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc kiến thức môn mình dạy mà còn không ngừng trao đổi kiến thức các môn khác để tổ chức hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh chóng và hiệu quả

E THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

- Sách giáo khoa vật lí 10, sinh học, địa lí 10

- Sách giáo dục công dân 11

- Thu thập, tổng hợp kiến thức về cấu trúc lớp khí quyển của Trái Đất Vai trò củatầng điện li trong lớp khí quyển Các thành phần của không khí và vai trò của các thành phần trong không khí

- Thu thập, tổng hợp kiến thức về độ ẩm không khí và ảnh hưởng của độ ẩm không khí tới sức khỏe con người và các nhân tố khác

- Thu thập, tổng hợp kiến thức về nguyên nhân gây ô nhiễm không khí Hậu quả

và một số biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí hiện nay

Trang 7

G HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I MỤC TIÊU:

* Qua dạy học chủ đề tích hợp giúp học sinh có cách nhìn tổng quát :

KHÍ QUYỂN→KHÔNG KHÍ →ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ → ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ

SỐNG

* Học sinh phát triển được các năng lực

+ Năng lực giải quyết vấn đề, thu thập và xử lí thông tin+ Năng lực tư duy sáng tạo

+ Năng lực tự quản lí, giao tiếp+ Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông+ Năng lực vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết vấn đề thực tiễn

II NỘI DUNG

1 Khái quát về tầng khí quyển trên Trái Đất

- Trái Đất bằng lực hút của mình đã tập trung xung quanh nó một lớp các chất khí được gọi là khí quyển Khí quyển là khối vật chất có mật độ rất thấp phân bố từ bề mặt ra phía ngoài vũ trụ với độ dày khoảng 10.000km

- Khí quyển bao gồm các khí như: N2, O2, CO2, Ne, He, CH4, Kr, H2, N2O, CO, O3, SO2, NO2…Sự trao đổi liên tục giữa khí quyển, địa quyển, thủy quyển và sinh quyển

đã tạo nên những cân bằng động duy trì sự có mặt và tồn tại của các chất trong khí quyển.Trong khí quyển còn có một số chất có thành phần biến động như hơi nước, bụikhói, các chất khí độc hại, các ion và các chất hữu cơ do thực vật thải ra … Dựa trên những tính chất vật lí và tính chất hoạt động, khí quyển Trái Đất được chia thành 5 tầng mỗi tầng có những đặc trưng vật lí khác nhau:

+ Tầng đối lưu+ Tầng bình lưu (Tầng Ozon)+ Tầng trung lưu (Tầng giữa) + Tầng điện li (Tầng ion hay tầng nhiệt)

+ Tầng ngoài (Tầng ngoại quyển)

1.1.Tầng đối lưu

Trang 8

- Tầng đối lưu là tầng không khí gần mặt đất nhất độ cao khoảng 7km-17km tính

từ mặt đất ( độ cao tầng đối lưu do các dòng đối lưu quyết định)

- Tầng đối lưu tập trung tới 80% khối lượng không khí của khí quyển, 4

3lượng hơi nước và các phân tử tro bụi, muối, vi sinh vật… Nhiệt độ tầng đối lưu giảm dần theo độ cao và đạt đến -500C ở đỉnh tầng.Không khí trong tầng đối lưu chuyển động rất mạnh theo chiều thẳng đứng làm cho nước ở cả ba trạng thái, gây ra hàng loạt quá trình thay đổi Vật lí Những hiện tượng như mưa, mưa đá, gió, tuyết, sương mù … đều diễn ra ở tầng này

1.2 Tầng bình lưu (hay tầng ôzôn)

- Tầng bình lưu không khí khô và chuyển động thành luồng ngang, tầng này tập trung phần lớn ôzôn, ở độ cao từ 17km - 50km

- Lớp khí này có tác dụng ngăn các tia tử ngoại từ Mặt trời chiếu xuống bề mặt Trái Đất Hiện nay do hoạt động của con người, lớp khí ôzôn có xu hướng mỏng dần, có nguy cơ đe dọa tới sự sống của con người về sinh vật trên Trái Đất

Nhiệt độ tầng bình lưu tăng lên theo độ cao đạt đến 00C ở đỉnh tầng

1.3 Tầng trung lưu (tầng giữa)

Tầng trung lưu từ giới hạn trên của tầng bình lưu lên tới độ cao 80km-85km Ở tầng này nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao, đạt -750C ở đỉnh tầng là tầng lạnh nhất trong 5 tầng của khí quyển vì không chứa ozon Phần đỉnh tầng có một ít hơi nước, thỉnh thoảng có một vài vệt mây bạc gọi là mây đạ quang

1.4 Tầng điện li (hay tầng ion)

- Tầng điện li là tầng khí quyển có độ cao từ 80km -85km đến khoảng 640km nhiệt

độ tăng theo độ cao có thể lên đến 20000C hoặc hơn, ở tầng điện li không khí hết sức loãng, oxi và nitơ ở trạng thái ion, vì thế tầng điện li chứa nhiều hạt mang điện là các electron, ion dương, ion âm

*Vai trò của tầng điện li:

Sóng vô tuyến phát ra từ bề mặt Trái Đất phải qua sự phản xạ của tầng điện li mới truyền đến các nơi trên thế giới Tại đây do bức xạ môi trường nhiều phản ứng hóa học xảy ra đối với oxi, nitơ, hơi nước, cacbonic… chúng bị phân tích thành các

nguyên tử sau đó ion hóa thành các ion: NO+, O2+, NO- 3, NO - 2,… và nhiều hạt bị ion hóa phóng xạ

Trang 9

Sóng điện từ khi hâp thụ các tia Mặt Trời vùng tử ngoại xa Bức xạ làm cho các hạt trong khí quyển thuộc tầng này trở thành mang điện cho phép các sóng radio được phản xạ trở lại và có thể nhận được tại các điểm vượt ra khỏi khoảng cách tới đường chân trời Do đó nó có thể truyền đi xa

+ Sóng dài (bước sóng trên 3000m) có năng lượng nhỏ nên không truyền đi xa được Ít bị nước hấp thụ nên được dùng trong thông tin liên lạc trên mặt đất và trong nước

+ Sóng trung (bước sóng từ 200m đến 3000m) ban ngày bị tầng điện li hấp thụ mạnh nên không thể truyền đi xa được Ban đêm bị phản xạ mạnh trên tầng điện li nên sóng trung được dùng trong liên lạc ban đêm

+ Sóng ngắn (bước sóng từ 10m đến 200m) có năng lượng lớn, bị tầng điện li và mặt đất phản xạ mạnh nên được dùng trong thông tin liên lạc trên mặt đất

+ Sóng cực ngắn (bước sóng từ 1cm đến 10m) có năng lượng rất lớn và không bị tầng điện li phản xạ hay hấp thụ nên được dùng trong thông tin vũ trụ

1.5 Tầng ngoài (tầng ngoại quyển)

Tầng ngoài là lớp trên cùng nhất của khí quyển Trái Đất, là lớp cuối cùng trước khi tiến vào vũ trụ Ranh giới dưới của nó với rìa trên của tầng điện li ước tính từ 500km-1000km, ranh giới trên của nó khoảng 10.000km, nhiệt độ tăng theo độ cao lên đến

25000C Phần lớn vật chất nằm trong tầng này ở trạng thái ion hóa Các khí chính trong tầng ngoài nhẹ nhất chủ yếu là: He, H2 Vì không khí rất loãng, nhiệt độ lại rất cao nên một số phân tử, nguyên tử chuyển động với tốc độ cao “vùng vẫy” thoát ra khỏi sự trói buộc của sức hút của Trái Đất lao ra khoảng không vũ trụ Do dó tầng nàycòn gọi là tầng thoát ly

Các tầng

khí quyển

Tầng đối lưu

Tầng bình lưu

Tầng trung lưu Tầng điện li Tầng ngoài

Nhiệt độ Giảm dần

theo độ cao đạt đến

Tăng dần theo độ cao đạt

Giảm dần theo độ cao đạt đến -750C

Tăng dần theo

độ cao đạt đến

20000C

Tăng lên theo độ caođạt đến

Trang 10

-500C đến 00C 25000C

Đặc trưng

nổi bật

Mật độ không khí dày đặc, tầng khí quyển ấm ápnhất, xảy ra các hiện tượng tự nhiên

Chứa lớp ozon bảo

vệ trái đất khỏi tia cực tím từmặt trời

Là tầng lạnh nhất trong các tầng khí quyển, khôngchứa ozon

Là tầng nóng nhất, chứa mộtlớp mỏng không khí, không chứa ozon

Các phần

tử khí quyển tiếp xúc với cả không gian

- Nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị, không duy trì sự sống, sự cháy

- Trong tự nhiên Nitơ tồn tại ở dạng tự do và trong hợp chất

Dạng tự do: Nitơ chiếm 80% thể tích không khí trên Trái Đất

Dạng hợp chất: NaNO3, trong prôtein…

2.2.2 Ôxi

Ôxi là một loại khí không màu (ở dạng lỏng ôxi có màu xanh nhạt, không mùi, không

vị, chiếm 21% bầu khí quyển của Trái Đất)

- Ôxi có vai trò quyết định đối với sự sống của người và động vật Mỗi người, mỗi ngày cần từ 20-30m3 không khí để thở

- Quá ít ôxi cũng nguy hiểm mà quá nhiều ôxi cũng nguy hiểm Nếu chúng ta hít thở 80% ôxi trong hơn 12 giờ liền sẽ gây kích thích đường hô hấp, bị tràn dịch hoặc phù nề

2.2.3 Ozon

- Ozon là một dạng thù hình của ôxi Khí ozon có màu xanh nhạt, mùi đặc trưng, hóa lỏng ở nhiệt độ -1120C

Trang 11

- Ozon là một trong số những chất có tính ôxi hóa mạnh, mạnh hơn cả Ôxi

- Ozon được tạo thành trong khí quyển, khi có sự phóng điện (tia chớp, sét)

- Trên mặt đất, Ozon được sinh ra do sự Oxi hóa của một số chất hữu cơ

- Ozon tập trung nhiều ở lớp khí quyển trên cao, nhờ tia tử ngoại của Mặt Trời chuyển hóa các phân tử Oxi thành Ozon

3O2 2 O3

- Tầng ozon hấp thụ tia tử ngoại từ tầng cao của không khí, bảo vệ con người và cácsinh vật trên Trái Đất

2.2.4 Các thành phần khác của không khí

- Hiện tượng xuất hiện những giọt nước nhỏ trên mặt ngoài của thành cốc nước lạnh

để trong không khí và hiện tượng sương mù chứng tỏ không khí chứa hơi nước

Khí cacbonic CO2 tạo thành màng trắng với nước vôi ở hố vôi tôi, chứng tỏ CO2 có sẵn trong không khí

Như vậy,ngoài khí Ni tơ, khí Ôxi trong không khí còn tồn tại khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm như Ne, Ar, bụi khói chiếm khoảng 1%

2.2.5 Phân biệt không khí khô và không khí ẩm:

- Không khí khô: Không khí không chứa hơi nước gọi là không khí khô Trong các

tính toán thường không khí khô được coi là khí lí tưởng

- Không khí ẩm: Không khí có chứa hơi nước gọi là không khí ẩm Trong tự nhiên

không có không khí khô tuyệt đối mà là không khí ẩm Không khí ẩm được chia ra: + Không khí ẩm chưa bão hòa: Là trạng thái mà hơi nước còn có thể bay hơi thêm vào trong không khí

+ Không khí ẩm bão hòa: Là trạng thái mà hơi nước trong không khí đã đạt tối

đa và không thể bay hơi thêm vào đó được Nếu bay hơi thêm vào bao nhiêu thì có bấy nhiêu hơi ẩm ngưng tụ lại

+ Không khí ẩm quá bão hòa: Là không khí ẩm bão hòa và còn chứa thêm một lượng hơi nước nhất định Tuy nhiên trạng thái quá bão hòa là trạng thái không ổn định mà có xu hướng biến đổi đến trạng thái bão hòa do lượng hơi nước dư bị tách dần ra khỏi không khí

Ví dụ: Như sương mù là không khí quá bão hòa

3 Độ ẩm của không khí và ảnh hưởng của độ ẩm tới sự sống trên Trái Đât

Tia tử ngoại

Trang 12

- Độ ẩm cực đại A là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bão hòa, giá trị của nó tăng theo nhiệt độ

- Độ ẩm cực đại A có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa tính theo

3.1.3 Độ ẩm tỉ đối (độ ẩm tương đối)

- Độ ẩm tỉ đối mô tả mức độ ẩm của không khí, được đo bằng tỉ số % giữa độ

ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng một nhiệt độ

Pbh: áp suất của hơi nước bão hòa ở cùng một nhiệt độ

- Độ ẩm tỉ đối càng lớn thì không khí càng ẩm:

Ngày ẩm ướt: 95-98%

Ngày khô ráo: 70%

3.2 Ảnh hưởng của độ ẩm không khí

(Nghiên cứu độ ẩm của không khí người ta dựa vào giá trị của độ ẩm tỉ đối tính theo

%)

3.2.1 Ảnh hưởng của độ ẩm không khí tới sức khỏe của con người

Với độ ẩm cao:

Trang 13

Khi độ ẩm tăng lên khả năng thoát mô hôi kém, cơ thể cảm thấy rất nặng nề, mệt mỏi

và dễ gây cảm cúm Khi ở một nhiệt độ và tốc độ gió không đổi nếu độ ẩm lớn khả năng bốc mồ hôi chậm hoặc không thể bay hơi được, điều đó làm cho bề mặt da có lớp mồ hôi nhếc nháp

Với độ ẩm thấp:

Khi độ ẩm thấp mồ hôi sẽ bay hơi nhanh làm da khô, gây sứt nẻ chân tay, môi…

Như vậy độ ẩm quá cao hay quá thấp đều không tốt đối với con người Độ ẩm thích hợp đối với cơ thể con người nằm trong khoảng 60 75%

Ảnh hưởng của độ ẩm không khí còn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường

BẢNG SO SÁNH

SỰ ẢNH HƯỞNG ĐỘ ẨM VÀ NHIỆT ĐỘ VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI

3.2.2 Ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến các nhân tố khác

+ Ảnh hưởng của độ ẩm không khí tới máy móc,dụng cụ quang học, điện tử, cơ khí, khí tài quân sự, lương thực,thực phẩm trong các kho chứa

Độ ẩm không khí cao sẽ làm ẩm mốc hư hỏng các máy móc,dụng cụ quang học, điện

tử, cơ khí, khí tài quân sự, lương thực, thực phẩm trong các kho chứa

Để chống ẩm, người ta phải thực hiện nhiều biện pháp như dung chất hút ẩm, sấy nóng, thông gió, bôi dầu mỡ lên các chi tiết máy bằng kim loại, phủ lớp chất dẻo lên các bản mạch điện tử,…

+ Ảnh hưởng của độ ẩm không khí sinh vật sống

Độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật Có sinh vậtthường xuyên sống trong nước hoặc môi trường ẩm ướt như ven các bờ sông suối, dưới tán rừng rậm, trong các hang động… Ngược lại cũng có những sinh vật sống nơi

có khí hậu khô như ở hoang mạc vùng núi đá…

Trang 14

Cây sống nơi ẩm ươt, thiếu ánh sáng như ở dưới tán rừng, ven bờ suối trong rừng

có phiến lá mỏng, bản lá rộng mô giậu kém phát triển Cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như ven bờ ruộng, hồ ao, có phiến lá hẹp mô giậu phát triển

Cây sống nơi khô hạn có cơ thể mọng nước hoặc lá và thân cây tiêu giản, lá biến thành gai

Ếch nhái là động vật sống nơi ẩm ướt Khi gặp điều kiện khô hạn do da của ếch nhái là da trần nên cơ thể chúng mất nước nhanh chóng Ngược lại, bò sát có da được phủ vảy sừng nên khả năng chống mất nước có hiệu quả hơn, nhiều loài bò sát thích nghi cao với môi trường khô ráo của hoang mạc

BẢNG CHIA NHÓM SINH VẬT ƯA ẨM VÀ ƯA KHÔ

- Ruộng lúa nước

- Bãi ngập ven biển

- Dưới tán rừng

- Dưới tán rừng

Thực vật chịu hạn

- Cây xương rồng

- Cây thuốc bông

- Cây phi Lao

Động vật ưa khô - Thằn lằn- Lạc đà - Vùng cát khô- Sa mạc

4 Ô nhiễm không khí, hậu quả và biện pháp khắc phục

4.1 Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí Có thể chia

ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo

4.1.1 Ô nhiễm không khí do yếu tố tự nhiên

Trang 15

- Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi Không khí chứa bụi lan tỏa đi rất xa vì nó được phun lên cao.

- Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ xát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí

- Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất, sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí

- Các quá trình phân hủy, thối rửa xác động thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí gây ô nhiểm không khí

4.1.2 Ô nhiểm không khí do yếu tố nhân tạo:

Nguồn ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốtcháy nhiên liệu, hóa thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông

- Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí

- Do bốc hơi rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải Các nghành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: Nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hóa chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; các

xí nghệp cơ khí; giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người

4.2 Hậu quả của ô nhiễm không khí

- Năm 2013 các chuyên gia ung thư của tổ chức y tế thế giới (WHO) đã chính thức tuyên bố tình trạng ô nhiễm không khí là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư Điều đó

có thể làm suy yếu hệ hô hấp gây ra các bệnh phổi mãn tính như: Viêm phổi, viêm phế quản, nghiêm trọng hơn là gây ra ung thư phổi

- Ảnh hưởng tim mạch: Ô nhiểm không khí làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn nhịp tim

- Ô nhiểm không khí có thể tác động tới não bộ …

-Gây hiện tượng mưa a xit, hiệu ứng nhà kính

4.3 Biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí do yếu tố tự nhiên là nguyên nhân khách quan nên rất khó dự báo và ngăn chặn Ô nhiễm không khí do yếu tố nhân tạo có thể khắc phục bằng biện pháp kỹ thuật và biện pháp quy hoạch

4.3.1.Biện pháp kỹ thuật:

Trang 16

- Thay thế các loại máy móc; dây chuyền công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm hơn.

- Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu ma dút bằng việc sử dụng điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng và SO2

4.3.2 Biện pháp quy hoạch

- Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất trong thành phố chỉ giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân

- Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và phương tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi và các chất thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu trong không khí, nhất là vào giờ cao điểm

- Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dãy cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố, đô thị Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm khử khuẩn thanh lọc không khí để giúp cho bầu không khí trong gia đình luôn luôn trong lành con người khỏe mạnh và phòng tránh các bệnh về

đường hô hấp

* Ngoài ra còn biện pháp giáo dục, tuyên truyền…

Nếu đang sống trong môi trường ô nhiễm cần phải tuân thủ nguyên tắc

- Đeo khẩu trang hoạt tính, kính chắn bụi mỗi khi ra đường

- Sử dụng nước muối sinh lí để nhỏ mắt, vệ sinh mũi khi đi ra ngoài

- Rữa tay bằng xà phòng trước khi ăn, trước khi đi ngủ và khi tiếp xúc với các bộ phận khác trên cơ thể

- Khi về nhà cần thay quần áo và tắm gội ngay

- Không ăn uống ở lề đường, chọn thực phẩm sạch không bị nhiểm bẩn

- Hạn chế đi ra ngoài khi không cần thiết

III HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

- Dạy học theo chủ đề, buổi chiều bằng hoạt động giáo dục

- Học theo nhóm tại lớp

- Học sinh phải nghiên cứu nội dung ở nhà theo sự hướng dẫn của giáo viên

IV PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Phương pháp seminar: nêu vấn đề, đóng vai

Trang 17

- Kĩ thuật động não, kĩ thuật khăn trải bàn

V: PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

- Vận dụng kiến thức liên môn GDCD,môn Sinh học, môn Địa lí để trình bày quan điểm của mình về vấn đề được đưa ra

- Chiếu hình ảnh video, clip

và các bài viết liên quan đến nội dung chủ đề

- Bổ sung đoạn phát biểucủa HS và dẫn dắt vào chủ đề

Phát biểu cảm nghĩ quađoạn video, clip vừa xem

Hoạt động

hình thành

kiến thức

- HS làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm: đọc tài liệu tìm hiểu vấn

đề, thu thập thông tin

- Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi, hoàn thành nội dung

- Nhận xét kết quả của nhóm bạn

* Giải quyết tình

- Dẫn chương trình

- Giao nhiệm

vụ trực tiếp

- Đánh giá kết quả làm việc của cá nhân, của nhóm và chuẩn xác hóa kiến thức

Báo cáo kết quả của các nhóm về:

+ Cấu trúc lớp khí quyển Trái Đất+ Tầm quan trọng của tầng điện li với sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển+ Các thành phần cấu tạo của không khí và vai trò của các thành phần cấu tạo không khí

*Tìm kiếm thí nghiệm

Trang 18

huống thực tiễn chứng tỏ trong không

kkhí tồn tại hơi nước

- Liệt kê các loại

độ ẩm, ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến con người

và sinh vật

- Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi, hoàn thành nội dung

- Nhận xét kết quả của nhóm bạn

* Giải quyết tình huống thực tiễn

- Giao nhiệm

vụ học tập

- Đánh giá kết quả làm việc của cá nhân, của nhóm và chuẩn xác hóa kiến thức

Báo cáo kết quả của các nhóm về:

+ Các loại độ ẩm khôngkhí, cách xác định độ

ẩm không khí+ Ảnh hưởng của độ

ẩm không khí đến con người và các nhân tố khác

- Nhận nhiệm vụ học tập

- Giải quyết tình huống thực tiễn

- Chiếu hình ảnh, video clip

- Giao nhiệm

vụ trực tiếp

- Dẫn chương trình

- Đánh giá kết quả làm việc của cá nhân, của nhóm và chuẩn xác hóa kiến thức

Báo cáo kết quả của các nhóm về:

+ Phân nhóm nguyên nhân ô nhiễm không khí

+ Hậu quả của ô nhiễm không khí

+ Biện pháp khắc phục

ô nhiễm không khí+ Trách nhiệm của người học sinh trong việc bảo vệ môi trường hiện nay

-Tổ chức trò chơi ô chữ,

- Đáp án trò chơi ô chữ

Trang 19

- Làm việc cá nhân

và thảo luận cặp đôi

- Hoàn thành các bài tập được giao

Hướng dẫn đạidiện các nhóm cách thuyết trình

-Tổng kết, đánh giá toàn chủ đề

Báo cáo của các nhóm

về vấn đề tìm hiểu thựctrạng

VII TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ:

TIẾT1: CẤU TRÚC LỚP KHÍ QUYỂN VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ

* Ổn định lớp

* Hoạt động khởi động (Giáo viên chiếu Slide):

- GV chiếu đoạn hình ảnh “ Ô nhiễm không khí và sức tàn phá của nó với cuộc sống trên Trái Đất”

+ Nhóm hình ảnh ô nhiễm không khí

Trang 21

- Tình huống có vấn đề: Suy nghĩ của các em như thế nào về đoạn hình ảnh đã xem?

Vấn đề cấp bách hiện nay là gì?

=> HS trả lời câu hỏi và GV dẫn dắt chuyên đề: Như vậy chúng ta thấy hiện nay

nhân loại đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường sống, đặc biệt là ô nhiễm môi không khí và tác hại của ô nhiễm Vì vậy qua chuyên đề này, chúng ta sẽ vận dụng kiến thức của nhiều môn học để tìm hiểu không khí, độ ẩm của không khí và

ảnh hưởng của độ ẩm tới sự sống trên Trái Đât Nguyên nhân ô nhiễm không khí, hậu

quả và biện pháp khắc phục Đồng thời nhận thức rõ trách nhiệm của chúng ta trong việc bảo vệ môi trường sống và sức khỏe con người

* Hoạt động hình thành kiến thức

Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm

Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm (các nhóm này sẽ được giữ cố định cho các hoạt

động tiếp theo cảu chủ đề) Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0, bút dạ và phân công nhiệm vụ mỗi nhóm:

- Nhóm 1: Nêu khái quát về lớp khí quyển Trái Đất (vị trí, nhiệt độ, đặc trưng của

mỗi tầng)

- Nhóm 2: Tìm hiểu vai trò của tầng điện li trong sự truyền sóng vô tuyến điện

- Nhóm 3: Nêu các thành phần cấu tạo, đặc của các thành phần không khí trong khí

quyển Trái Đất

- Nhóm 4: Phân biệt không khí khô và không khí ẩm.

Bước 2: HS nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm, hoàn thành nội dung ghi vào giấy A0 theo bảng, GV quan sát các nhóm, hỗ trợ nếu cần

Nhóm 1:

Các tầng

khí quyển

Tầng đối lưu

Tầng bình lưu

Tầng trung lưu Tầng điện li Tầng ngoài

Trang 22

Nhóm 4:

Không khí khô Không khí ẩm

chưa bảo hòa bảo hòa quá bảo hòa

Trang 23

Bước 3: HS Báo cáo kết quả, các nhóm nhận xét kết quả của nhóm báo cáo.

Bước 4: Giáo viên nhận xét và chính xác hóa kiến thức

(GV chiếu slide để hỗ trợ chính xác hóa kiến thức)

KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1

I CẤU TRÚC LỚP KHÍ QUYỂN VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ

1 Khái quát về tầng khí quyển trên Trái Đất

* Khí quyển là khối vật chất có mật độ rất thấp phân bố từ bề mặt ra phía ngoài vũ trụ với độ dày khoảng 10.000km Khí quyển Trái Đất được chia thành 5 tầng :

+ Tầng đối lưu

+ Tầng bình lưu (Tầng Ôzôn)

+ Tầng trung lưu (Tầng giữa)

+ Tầng điện li (Tầng ion hay tầng nhiệt)

+ Tầng ngoài (Tầng ngoại quyển)

Các tầng Tầng đối Tầng Tầng trung Tầng điện li Tầng ngoài

Trang 24

khí quyển lưu bình lưu lưu

Vị trí Ở xích đạo:

0 đến 16kmỞ cực: 0 đến 18km

Từ 16km đến 59 km

6600 km

Nhiệt độ

Giảm dần theo độ cao đạt đến-500C

Tăng dần theo độ cao đạt đến 00C

Giảm dần theo độ cao đạt đến -750C

Tăng dần theo

độ cao đạt đến

20000C

Tăng lên theo độ caođạt đến

25000C

Đặc trưng

nổi bật

Mật độ không khí dày đặc (chiếm 80

%) là tầng khí quyển

ấm áp nhất,

ở đây xảy racác hiện tượng tự nhiên

Chứa lớp Ozon bảo

vệ Trái Đất khỏi tia cực tím

từ Mặt Trời Hiệnnay do hoạt động của con người lớp Ozon mỏng dần

Là tầng lạnh nhất trong các tầng khí quyển, khôngchứa Ozon

Là tầng nóng nhất, chứa mộtlớp mỏng không khí (Ni

tơ và O xi ở trạng thái ion),tầng này không chứa Ozon

Không khí rất loãng, vật chất đều ở trạng thái ion hóa Các khí chính trong tầng ngoài nhẹ nhất chủ yếu là: He, H2

chúng tiếp xúc với cả không gian

Vai trò trong thông tin liên lạc

Dùng trong thông tin liên lạc ban đêm

Ngày đăng: 10/10/2018, 12:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w