Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo là một vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra cho bất kỳ chế độ xã hội nào, xã hội càng dân chủ thì việc khiếu nại, tố cáo và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được coi trọng. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước mà nó là yêu cầu đòi hỏi của cả xã hội. Việc khiếu nại, tố cáo và xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong các hình thức quan trọng để thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của công dân nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thực hiện công bằng xã hội, góp phần ngăn chặn và bài trừ tệ tham nhũng, buôn lậu, lãng phí và các tệ nạn xã hội khác. Đây là một tỉnh Tây nguyên nằm trong chiến lược ưu tiên phát triển nhanh của trung ương, đồng thời là một tỉnh trọng điểm vùng Tây nguyên nên được chính phủ quan tâm đầu tư, nhiều công trình dự án có tầm vóc quốc gia như: khai khoáng, thuỷ điện, đầu tư phát triển nông nghiệp như cà phê, hồ tiêu, cao su. Là tỉnh trọng điểm của vùng Tây nguyên nên được đâu tư xây dựng và phát triển, quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, mở rộng và quy hoạch lại thành phố Buôn Ma Thuột trở thành thành phố trực thuộc trung ương, đầu tư xây dựng các công trình diễn ra khá nhanh trên diện rộng. Đặt biệt là dự án Cụm công trình thủy điện, thủy lợi, phát triển các khu công nghiệp, được xem là một trong những dự án trọng điểm nhất của Chính phủ trong giai đoạn năm 2010 đến 2015
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU.
Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo là một vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra cho bất kỳ chế độ xã hội nào, xã hội càng dân chủ thì việc khiếu nại, tố cáo và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được coi trọng Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước mà nó là yêu cầu đòi hỏi của cả xã hội Việc khiếu nại, tố cáo và xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong các hình thức quan trọng để thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của công dân nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thực hiện công bằng xã hội, góp phần ngăn chặn và bài trừ tệ tham nhũng, buôn lậu, lãng phí và các tệ nạn xã hội khác Đây là một tỉnh Tây nguyên nằm trong chiến lược ưu tiên phát triển nhanh của trung ương, đồng thời là một tỉnh trọng điểm vùng Tây nguyên nên được chính phủ quan tâm đầu tư, nhiều công trình dự án có tầm vóc quốc gia như: khai khoáng, thuỷ điện, đầu tư phát triển nông nghiệp như cà phê, hồ tiêu, cao
su Là tỉnh trọng điểm của vùng Tây nguyên nên được đâu tư xây dựng và phát triển, quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, mở rộng và quy hoạch lại thành phố Buôn Ma Thuột trở thành thành phố trực thuộc trung ương, đầu tư xây dựng các công trình diễn ra khá nhanh trên diện rộng Đặt biệt là dự án Cụm công trình thủy điện, thủy lợi, phát triển các khu công nghiệp, được xem là một trong những dự án trọng điểm nhất của Chính phủ trong giai đoạn năm 2010 đến 2015 Chính vì vậy đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và việc làm của số hộ dân có đất bị thu hồi Bên cạnh đó, do tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường, giá bất động sản ngày càng tăng là nguyên nhân người dân khiếu kiện về đền bù, giải toả, các chính sách hỗ trợ khi thu hồi đất… Là tỉnh, với nhiều lâm, nông trường hoạt động trên địa bàn, nhưng công tác quản lý đất đai, quản lý bảo vệ rừng của các cấp chính quyền cơ sở, các nông, lâm trường, các doanh nghiệp thiếu chặt chẽ, dẫn đến tình trạng các hộ dân phá rừng, lấn chiếm, canh tác, sang nhượng đất trái phép và sinh sống trong suốt thời gian dài, khi nhà
Trang 2nước thu hồi đất để xây dựng, chỉnh trang đô thị thì không được đền bù về đất do đất có nguồn gốc bất hợp pháp, làm cho người dân thấy quyền lợi bị ảnh hưởng nên phát sinh khiếu kiện Tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn diễn biến tương đối phức tạp, các khiếu kiện phát sinh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đất đai Đặc biệt có một số vụ việc do giải quyết không tốt, dẫn đến các lực lượng phản động đã lợi dụng để chống phá Đảng và Nhà nước ta, đã tạo ra sự mất ổn định tại một số địa phương trong tỉnh trong thời gian qua
Nguyên nhân của tình hình trên là do nhận thức của Thủ trưởng các cấp, các ngành chưa thấy rõ trách nhiệm của mình trong công tác tiếp dân
và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, chưa coi đây là nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách, từ đó thiếu sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn; cán
bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nhận thức chưa đầy
đủ, năng lực còn hạn chế dẫn đến giải quyết một số vụ việc chưa bảo đảm tính khách quan, thậm chí chưa đúng theo quy định của pháp luật Để giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lăk, thực hiện vấn đề an dân nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng, phát triển kinh tế
-xã hội trên địa bàn tỉnh theo định hướng -xã hội chủ nghĩa; qua nắm bắt thực tiễn tình hình khiếu nại tố cáo và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
tại tỉnh Đắk Lăk, tôi chọn tình huống: “Giải quyết đơn khiếu nại của Bà Nguyễn Thị Thủy – trú tại thôn 2, xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk ”.
Yêu cầu đặt ra tương đối rộng, khả năng khái quát, phân tích, đánh giá và vận dụng thực tiễn có hạn tôi không có tham vọng đề cập đến tất cả các vấn đề Mà nội dung chính của tiểu luận chỉ đề cập đến một khía cạnh vào việc quản lý công tác đền bù, giải phóng mặt bằng Từ đó có những ý kiến đề xuất trong công tác quản lý Nhà nước
Trang 3B- PHẦN NỘI DUNG
I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG:
1 Hoàn cảnh xuất hiện tình huống
Năm 1980, Bà Nguyễn Thị Thủy tự khai phá một thửa đất với diện tích khoản 1.520 m2 tại thôn 2, xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk Sau đó Bà Nguyễn Thị Thủy xây dựng một căn nhà cấp IV, với diện tích 70,2 m2 sinh sống ổn định và có đăng ký hộ khẩu thường trú tại thôn 2, xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk Toàn bộ thửa đất trên chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo Quyết định số 2839/QĐ-UBND, ngày Ngày 28/8/2010 UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk thì diện tích đất mà hộ Bà Nguyễn Thị Thủy nằm trong quy hoạch xây dựng dự án khu công nghiệp Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư và Qụyết định phê duyệt Xây dựng dự án khu công nghiệp Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuộ, tỉnh Đăk Lăk và trên cơ sở quy hoạch chi tiết thì toàn bộ diện tích đất của Bà Nguyễn Thị Thủy đang sử dụng trồng cây công nghiệp tại thôn 2, xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk nằm trong quy hoạch xây dựng Dựng dự trên
Ngày 10/11/2011, Chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột đã ban hành Quyết định số 1828/QĐ-UBND về việc thu hồi 1.520 m2 đất của
Bà Nguyễn Thị Thủy để xây dựng hạng mục thuộc dự án khu công nghiệp Hòa Phú, thàn phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk
2 Mô tả tình huống
Trên cơ sở hồ sơ của Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng của thành phố Buôn Ma Thuột và Phiếu thẩm định của Hội đồng thẩm định phương án bồi thường giải phóng mặt bằng tỉnh Đắk Lăk, ngày 22/12/2011, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lăk ban hành Quyết định số 1034/QĐ-UBND về việc phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tỉnh Đăk Lăk cho các hộ dân bị thu hồi đất, trong đó: Bà Nguyễn Thị Thủy được bồi thường,
Trang 4hỗ trợ: 52.552.099 đ, (trong đó đất nông nghiệp 13.790.079 đ; nhà cửa 21.262.020 đ; hỗ trợ ổn định cuộc sống 17.500.000 đ); không bố trí tái định
cư với lý do Bà Nguyễn Thị Thủy còn đất ở nơi khác
Ngày 28/02/2012 Bà Nguyễn Thị Thủy viết đơn xin khiếu nại đối với quyết định số 1034/QĐ-UBND ngày 22/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lăk về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho Hạng mục dự án Khu công nghiệp Hòa Phú, Buôn Ma Thuột, nội dung khiếu nại không được hỗ trợ 40% giá đất liền kề, hỗ trợ tiền thuê nhà, bồi thường 50% giá đất ở đối với 400m2 vì đất đã sử dụng trước ngày 01/7/2004, bố trí đất tái định cư và áp giá bồi thường về đất không đúng quy định
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Khiếu nại, tố cáo (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và năm 2005) thì “Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình” Như vậy, vụ việc trên thuộc thẩm quyền giải quyết lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lăk
II MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG:
1.Mục tiêu xử lý tình huống
Giải phóng mặt bằng nhằm mục đích kịp thời để thi công xây dựng công trình Khu công nghiệp Hòa Phú, Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk
Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, giải quyết dứt điểm nội dung khiếu nại của Bà Nguyễn Thị Thủy, không để khiếu kiện kéo dài, vượt cấp
Khắc phục những sai phạm và chấn chỉnh những thiếu sót tồn tại trong quá trình lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án Khu công nghiệp Hòa Phú, Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại các nông lâm trường, các cơ quan hành chính địa phương và các cá nhân, tổ chức, đơn vị được giao đất để phát triền kinh tế
Trang 5Nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lăk, nhằm giúp cho Thủ trưởng các cơ quan Nhà nước từ tỉnh đến cơ sở làm tốt công tác này
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phòng chống tệ quan liêu, tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác, làm cho nhân dân tin tưởng vào Đảng và Nhà
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải giải quyết dứt điểm đúng pháp luật, đảm bảo thấu tình đạt lý đối với đơn khiếu nại của Bà Nguyễn Thị Thủy địa chỉ thôn 2, Xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức Góp phần giữ vững và ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội tại địa phương
Tìm ra những nguyên nhân, yếu kém và tồn tại trong quá trình quản lý đất đai, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất,
để từ đó đề ra những giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng trong công tác quản lý đất đai, bồi thường, giải phóng mặt bằng và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lăk
Thông qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân các cấp, các ngành kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những sai sót, khuyết điểm trong quản lý hành chính, quản lý kinh tế, xã hội; giúp Nhà nước kịp thời sửa đổi, bổ sung các chế độ chính sách sát với thực tiễn cuộc sống; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước
2 Cơ sở lý luận
a Cơ sở chính sách pháp luật và vai trò của Nhà nước về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được thể hiện rõ dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta Trong hội nghị Thanh tra toàn miền Bắc ngày 05/3/1960 Bác Hồ đã huấn thị: "Đồng bào có oan ức mới khiếu nại hoặc chưa hiểu rõ chính sách của Đảng và Chính phủ mà khiếu nại Ta phải giải quyết nhanh, tốt thì đồng bào thấy rõ Đảng và Chính phủ
Trang 6quan tâm lo lắng đến quyền lợi của họ, do đó mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ càng được tốt hơn" Lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ quyền khiếu nại của công dân và bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta là Nhà nước của dân do dân vì dân, thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Cơ sở về chính sách pháp luật của Nhà nước: Các quan điểm và chủ trương của Đảng ta về khiếu nại, tố cáo và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được thể chế hoá bằng các văn bản pháp luật của Nhà nước, cụ thể là:
+ Hiến pháp năm 1992, Điều 74 quy định: "Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc của bất cứ cá nhân nào; việc khiếu nại, tố cáo phải được xem xét giải quyết trong thời gian pháp luật quy định; mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tập thể phải được kịp thời xử lý nghiêm minh Người thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự, nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác"
+ Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước trong việc tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân như: Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 15/01/1993 về tăng cường công tác tiếp dân; Nghị quyết số 36/NQ-CP ngày 04/5/1994 của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của nhân dân và tổ chức, đã chỉ đạo triển khai nhiều vấn đề bức xúc, trong đó có vấn đề "tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân"; Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 64/CT-TTg ngày 25/01/1995 về tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; Chính phủ ra Nghị định số 89/NĐ-CP ngày 07/8/1997 về việc ban hành quy chế tổ chức tiếp công dân và tăng cường
Trang 7công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; Thủ tướng Chính phủ
ra Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 09/10/2001 về việc tạo điều kiện để Hội Nông dân các cấp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân; tiếp theo Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 27/10/2004 về việc chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
+ Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hôi khoá X đã thông qua Luật Khiếu nại,
tố cáo và Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 07/8/1999 và Nghị định số 62/2002/NĐ-CP ngày 14/6/2002 về hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo Ngày 15/6/2004 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo Ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2006; Chính phủ ban hành Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo
và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là toàn bộ quá trình
từ tiếp công dân, tiếp nhận đơn thư, xử lý, giải quyết đơn thư và quản lý Nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo; các công việc này hầu như đều do các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp thực hiện Do đó các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp có vai trò rất quan trọng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, điều đó được thể hiện ở các nội dung sau:
+ Về tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư: Theo quy định của Pháp luật về khiếu nại, tố cáo thì các cơ quan, tổ chức trong phạm vi chức
Trang 8năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, đưa đơn khiếu nại, tố cáo Muốn làm được việc này thì các cơ quan Nhà nước, các tổ chức phải tổ chức nơi tiếp công dân thuận tiện, bảo đảm các điều kiện để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được dễ dàng; phải bố trí cán bộ có phẩm chất tốt, có kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật, có ý thức trách nhiệm làm công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư
+ Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đây là trách nhiệm của Thủ trưởng các cấp, các ngành phải xem xét giải quyết kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp cho công dân, tổ chức và xử lý nghiêm minh những người vi phạm
+ Quản lý Nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo, bao gồm các nội dung: Ban hành các văn bản pháp luật, quy chế, điều lệ giải quyết khiếu nại, tố cáo; tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định về khiếu nại, tố cáo; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về khiếu nại, tố cáo;
b Sự cần thiết khách quan của việc nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
Luật Khiếu nại, tố cáo đã quy định trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc về người đứng đầu cơ quan Nhà nước, trong đó nhấn mạnh vai trò, vị trí của cơ quan Thanh tra các cấp Thời gian vừa qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại các cấp, các ngành trong tỉnh còn có những thiếu sót, tồn tại làm cho tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại một số địa phương trong tỉnh không ổn định, một số nơi niềm tin của nhân dân đối với cấp ủy Đảng và chính quyền
bị giảm sút Đồng thời trong giai đoạn hiện nay công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đang được Đảng và Nhà nước ta coi trọng, coi đây
là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách Do đó việc nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh Đắk
Trang 9Lăk là hết sức quan trọng và cần thiết, nhằm giúp cho Thủ trưởng các cơ quan Nhà nước từ tỉnh đến cơ sở làm tốt công tác này Giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo của công dân là góp phần tích cực vào việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phòng chống tệ quan liêu, tham nhũng và các
tệ nạn xã hội khác, làm cho nhân dân tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương
III PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ:
1 Nguyên nhân dẫn đến tình huống:
a Nguyên nhân khách quan:
- Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng thành phố Buôn Ma Thuột và Hội đồng thẩm định phương án bồi thường giải phóng mặt bằng tỉnh Đắk Lăk tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lăk ban hành Quyết định số 1034/QĐ-UBND ngày 22/12/2011 về việc phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Hạng mục: thuộc dự án Khu Công nghiệp Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk không thực hiện đúng trình tự, thủ tục, lập phương án không đúng quy định của pháp luật đã có những sai sót như:
Chưa xác định rõ vị trí khu đất bị thu hồi trên bản đồ là khu đất đã được xác định ranh giới theo quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, chưa thu thập đầy đủ và xác định rõ các giấy tờ có liên quan về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất, nơi ở, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của Bà Nguyễn Thị Thủy
Không tiến hành thông báo công khai Phương án bồi thường giải phóng mặt bằng cho các đối tượng nằm trong quy hoạch, bị Nhà nước thu hồi đất để xây dựng Hạng mục: thuộc dự án khu Công nghiệp Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk biết để từ đó tạo được sự đồng thuận của người dân và sửa chữa những sai sót trong quá trình lập phương án
b- Nguyên nhân chủ quan:
Trang 10- Đối với Bà Nguyễn Thị Thủy cũng có những thiếu sót và cũng là nguyên nhân phát sinh khiếu nại như:
Khi Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng thành phố Buôn Ma Thuột yêu cầu cung cấp các giấy tờ có liên quan để phục vụ cho việc lập phương án nhưng Bà Nguyễn Thị Thủy không cung cấp đúng thời gian quy định (ngày 22/12/2011, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Đăk ban hành Quyết định
số 1034/QĐ-UBND về việc phê duyệt Phương án bồi thường giải phóng mặt bằng thì đến ngày 10/6/2012 Bà Nguyễn Thị Thủy mới cung cấp giấy xác nhận của UBND Xã Hòa Phú là đất đang sử dụng không có tranh chấp, không còn chỗ ở nào khác)
2 Hậu quả của tình huống:
Ngày 28/12/2012 Bà Nguyễn Thị Thủy viết đơn khiếu nại đối với quyết định số 1034/QĐ-UBND ngày 22/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lăk, hậu quả khi phát sinh đơn khiếu nại là:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lăk giao cho cơ quan tham mưu xác minh nội dung khiếu nại, trên cơ sở tham mưu của cơ quan chức năng ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với nội dung khiếu nại của công dân Trong trường hợp này có các khả năng xảy ra:
- Nếu nội dung khiếu nại của Bà Nguyễn Thị Thủy là đúng thì Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lăk phải ban hành Quyết định phê duyệt bổ sung Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Hạng mục: khu Công nghiệp Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk
- Nếu nội dung khiếu nại của Bà Nguyễn Thị Thủy là sai thì Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lăk yêu cầu Bà Nguyễn Thị Thủy thực hiện đúng theo Quyết định số 1034/QĐ-UBND ngày 22/12/2011 về việc phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Hạng mục thuộc dự án khu Công nghiệp Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk
- Nếu nội dung khiếu nại của Bà Nguyễn Thị Thủy đúng một phần
và sai một phần thì Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lăk yêu cầu Bà Nguyễn Thị Thủy thực hiện đúng theo Quyết định số 1034/QĐ-UBND ngày 22/12/2011