1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tiểu luận QLNN tình huống đền bù giải phóng mặt bằng thi công

22 382 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 124,5 KB

Nội dung

Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình nói chung và công tác đền bù giải phóng mặt bằng nói riêng. Bản thân tôi cũng đã làm việc và tiếp cận với công tác này nhiều năm nhưng luôn nhận thấy rằng công tác đền bù giải phóng mặt bằng luôn là vấn đề bức xúc trên cả nước nói chung và đối với các tỉnh Tây Nguyên nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, kết hợp với những kiến thức đã thu nhận được trong thời gian học tập tại lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN. Tôi xin chọn tình huống giải quyết về công tác này đó là tình huống “Xử lý, giải quyết đền bù giải phóng mặt bằng rừng trồng để xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện”. Với mong muốn có được cái nhìn tổng quát về thực trạng giải phóng mặt bằng và đưa ra các phương án, các cách thức giải quyết làm cơ sở tham khảo trong công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đền bù, giải phóng mặt bằng góp phần vào công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước hiện nay.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

LỜI NÓI ĐẦU 3

1 NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 5

2 PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG… 8

3 XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 13

4 KIẾN NGHỊ 18

5 KẾT LUẬN.……… 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Kính thưa các thày cô giáo Sau thời gian hơn 1 tháng học tập và nghiêncứu bồi dưỡng về quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính tại Phânviện khu vực Tây Nguyên, thành phố Ban Mê Thuột, tỉnh ĐakLak Được sự giúp

đỡ, tạo điều kiện của Lãnh đạo nhà trường, sự giảng dạy tận tình của các giảngviên, các GS, TS, THS đã trang bị chuyển tải những kiến thức, kinh nghiệm quýbáu và động viên chúng tôi thực hiện hoàn thành chương trình này Giúp chúngtôi bổ sung thêm những kiến thức mới để phục vụ tốt hơn nữa trong công tácchuyên môn và trong cuộc sống Từ đáy lòng mình, Tôi vô cùng biết ơn sâu sắc,Tôi xin gửi đến Lãnh đạo Học viện hành chính và các giảng viên, các GS, PGS,

TS, THS của Học viện lời cảm ơn trân thành và sâu sắc nhất

Trong khoảng thời gian hạn hẹp, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót,những hạn chế về cả nội dung lẫn hình thức Chúng tôi rất mong nhận đượcnhững góp ý của quý thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp đối với đề tài

Xin trân trọng cảm ơn

Buôn Ma Thuột, ngày 20 tháng 9 năm 2014

Học viên

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Đất đai là tài nguyên vô giá của Quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, làtài sản, là nguồn lực to lớn của đất nước, là nguồn sống của nhân dân Khi xâydựng các chương trình dự án để phát triển đất nước, Nhà nước tiến hành thu hồiđất, thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình, thựchiện bồi thường, hỗ trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sảnxuất và phát triển Tuy nhiên công tác đền bù giải phóng mặt bằng (ĐB&GPMB)luôn là vấn đề nóng bỏng của các công trình xây dựng, nó bị chi phối bởi các yếu

tố kinh tế, xã hội và tâm linh Tiến độ các công trình có thực hiện được đúngtheo kế hoạch hay không, một phần lớn phụ thuộc vào công tác giải phóng mặtbằng Nhưng công tác này luôn gặp vô vàn khó khăn đòi hỏi chúng ta phải cónhiều giải pháp linh hoạt để tháo gỡ

Một số địa phương chưa thực sự quan tâm, thiếu đôn đốc quyết liệt.Không ít trường hợp khi lực lượng thi công triển khai tại hiện trường nhưngkhông làm được chỉ vì vướng một vài nhà dân như ở các công trình hồ KrôngBuk hạ (Đắk Lăk), hồ Sông Ray (Bà Rịa - Vũng Tàu), kênh dẫn thuộc hệ thốngcông trình Hát Môn - Đập Đáy (Hà Tây)

Lúng túng khi tiến hành các thủ tục XDCB, chậm phê duyệt Tổng mứcđầu tư, Tổng dự toán, Dự toán, làm ngưng trệ thi công hoặc thi công rồi thìkhông giải ngân được, không đạt kế hoạch, nhà thầu khó khăn Đáng chú ý là dogiá cả, chế độ chính sách thay đổi nên mất nhiều thời gian “cập nhật”, đến lúc

“cập nhật” xong thì lại lạc hậu Khả năng xử lý những vướng mắc phát sinh củacác cơ quan chức năng Thắc mắc của dân phần lớn tập trung ở kết quả đo đạc,

Trang 4

nguồn gốc đất, hạn mức đất, đơn giá đền bù hoặc hỗ trợ, một số vấn đề phức tạp

về đất đai do quá khứ để lại và về vị trí, chất lượng, giá cả nhà hoặc đất khu táiđịnh cư Trong bối cảnh đó, chỉ cần một trường hợp xử lý sai hoặc xử lý chậm(do chưa am hiểu các quy định, thiếu trách nhiệm, chậm giải quyết, vô cảm,thiên vị, tiêu cực hoặc nhượng bộ vô nguyên tắc) dễ dẫn đến phản ứng dâychuyền, có thể toàn bộ phương án bồi thường bị đổ vỡ phải làm lại từ đầu Chính từ những sự bất đồng thuận với cách giải quyết các chế độ, chính sách và

xử lý những vướng mắc phát sinh của các cơ quan chức năng mà người dântrong vùng dự án dường như không quan tâm đến việc GPMB và bất hợp tác vớicác cán bộ, công chức của cơ quan chức năng đến làm việc Đó là điểm đầu chomột xâu chuỗi phát sinh các vấn đề rắc rối khác kéo dài mà chính quyền phải tìmcách xử lý để hoàn thành công việc

Trong trường hợp này, nếu chính quyền địa phương không quyết liệt vàtriệt để xử lý dứt điểm vướng mắc và đảm bảo trật tự, an ninh trong vùng, chốngcác hành vi quấy rối sẽ ảnh hưởng đến không nhỏ đến tiến độ chung của dự án

Trong lịch sử phát triển của mọi quốc gia việc giải phóng mặt bằng để xâydựng các công trình phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là không thểtránh khỏi Nhịp độ phát triển càng lớn thì nhu cầu giải phóng mặt bằng càng cao

và trở thành thách thức lớn đối với sự thành công không chỉ trong lĩnh vực kinh

tế mà cả trong lĩnh vực chính trị, xã hội Vấn đề giải phóng mặt bằng đã trởthành điều kiện tiên quyết của sự phát triển, nó đòi hỏi sự quan tâm đúng mức vàgiải quyết triệt để Đó là nội dung không thể né tránh của sự phát triển Tuynhiên để công tác giải phóng mặt bằng được thành công thì việc đền bù thiệt hạicần phải đảm bảo được lợi ích của những người dân phải di chuyển chổ ở Họphải có chổ ở ổn định, có điều kiện sống hay tiện nghi cao hơn nơi cũ

Trang 5

Vấn đề đặt ra là người quản lý Nhà nước phải làm sao dung hoà được mụctiêu chung và mục tiêu cụ thể để đạt được thoả thuận với người dân Đó là nghệthuật trong quản lý nhà nước.

Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đầu tư xây dựng côngtrình nói chung và công tác đền bù giải phóng mặt bằng nói riêng Bản thân tôicũng đã làm việc và tiếp cận với công tác này nhiều năm nhưng luôn nhận thấyrằng công tác đền bù giải phóng mặt bằng luôn là vấn đề bức xúc trên cả nướcnói chung và đối với các tỉnh Tây Nguyên nói riêng Nhận thức được tầm quantrọng của vấn đề, kết hợp với những kiến thức đã thu nhận được trong thời gianhọc tập tại lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN Tôi xin chọn tình huống giải quyết

về công tác này đó là tình huống “Xử lý, giải quyết đền bù giải phóng mặt bằng rừng trồng để xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện” Với mong muốn có

được cái nhìn tổng quát về thực trạng giải phóng mặt bằng và đưa ra các phương

án, các cách thức giải quyết làm cơ sở tham khảo trong công tác quản lý nhànước đối với lĩnh vực đền bù, giải phóng mặt bằng góp phần vào công cuộc đổimới, xây dựng đất nước hiện nay

I NỘI DUNG TÌNH HUỐNG

1 Hoàn cảnh xuất hiện của tình huống

Trong thời kỳ đất nước ta đang chuyển mình, các mục tiêu của đất nướcnhằm phát triển kinh tế nước nhà, xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống củanhân dân, đảm bảo sự phát triển kinh tế, xã hội ổn định; an ninh chính trị vữngvàng, giữ gìn độc lập, chủ quyền quốc gia, từng bước đưa nước ta từ một nướcnông nghiệp lạc hậu, chậm phát triển thành một nước công nghiệp vào năm2020

Thực hiện các mục tiêu trên, Đảng và Nhà nước ta đã xác định phải huyđộng và phát huy có hiệu quả tất cả các nguồn lực của đất nước, phải biết kết

Trang 6

hợp các mục tiêu về kinh tế, xã hội, an ninh chính trị phù hợp với thực tế đấtnước; kết hợp các mục tiêu trước mắt và lâu dài; ưu tiên phát triển các nguồn lực

có chức năng tiền đề để thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, trong đó việc xâydựng cơ sở hạ tầng có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo điềukiện, động lực phát triển kinh tế, xã hội; thu hút đầu tư nước ngoài

Yêu cầu của việc quản lý xây dựng cơ sở hạ tầng là phải đảm bảo chấtlượng công trình, thi công đúng tiến độ; quản lý vốn đầu tư xây dựng chặt chẽ,giảm thất thoát Một thực trạng diễn ra thường xuyên ở Việt Nam đó là tình trạngcác công trình bị chậm tiến độ mà nguyên nhân đầu tiên, quan trọng trong quátrình triển khai là chậm ở khâu giải phóng mặt bằng

Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với Đảng và Nhà nước ta là phải có chính sách vềđền bù giải phóng mặt bằng thích hợp, có đội ngũ cán bộ có năng lực, chuyênnghiệp làm công tác này

Ở địa phương tôi, vấn đề về xây dựng cơ bản cũng nằm trong tình trạngchung của cả nước: Hầu hết các công trình đều chậm tiến độ so với tiến độ đượcduyệt mà nguyên nhân đầu tiên là chậm ở khâu giải phóng mặt bằng làm cho nhàthầu xây dựng bị thiệt hại do đã tập kết thiết bị, nhân lực rồi nhưng không có mặtbằng thi công Năm 2009, một công trình thuỷ lợi tại địa phương tôi được phêduyệt dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư trên 3.000 tỷ đồng; tiến độ của dự ánđược duyệt đến năm 2015 là hoàn thành nhằm phục vụ nhu cầu tưới tiêu gần12.000 ha cho địa phương Đây là một công trình thuỷ lợi vừa mang ý nghĩa kinh

tế - xã hội vừa mang ý nghĩa an ninh chính trị Dự án hoàn thành sẽ tạo điều kiệncung cấp nước tưới cho khoảng 12.000 ha, giúp cắt giảm lũ, phòng chống úngcho hạ du trong mùa mưa; cải thiện môi trường sinh thái, kết hợp cấp nước sinhhoạt, phát triển du lịch và nuôi trồng thủy sản

2 Mô tả tình huống:

Trang 7

Khu vực lòng hồ dự án Thủy lợi A được UBND huyện tổ chức công tác

bồi thường giải phóng mặt bằng từ tháng 1/2013 Trong khu vực lòng hồ có 11

ha đất rừng trồng do các hộ dân liên kết trồng rừng (cây keo, bạch đàn) với Công

ty TNHH MTV LN B Trên cơ sở hướng dẫn thực hiện của Quyết định số

34/2010/QĐ-TTg ngày 8/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ “V/v ban hành Quiđịnh về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện” Theo quiđịnh này thì tại mục c, khoản 3, điều 8 qui định: Đối với rừng trồng sản xuất kinhdoanh đến thời kỳ thu hoạch thì chủ rừng khai thác, không phải bồi thường Tuynhiên vấn đề bồi thường, hỗ trợ đã triển khai rất nhiều năm, UBND huyện cũng

đã rất nỗ lực để giải quyết vấn đề này và Sở Nông nghiệp và PTNT đã chủ trì,phối hợp với các sở, ngành ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo để giảiphóng mặt bằng lòng hồ công trình đảm bảo đúng tiến độ Tuy nhiên, sau khiQuyết định 64/2014/ QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ đượcban hành (thay thế Quyết định số 34/2010/QĐ-TTg ngày 8/4/2010 và có hiệu lực

từ ngày 15/01/2015), Phương án đền bù vẫn chưa được thực hiện đối với phần 11

ha rừng trồng nói trên Trong khi đó theo yêu cầu tiến độ công trình phải chặndòng tích nước vào cuối quí I năm 2015, nếu không công trình sẽ bị chậm tiến độmột năm (khi chặn dòng hồ sẽ tích nước, nếu không khai thác nhanh 11 ha rừngtrước mùa mưa thì sẽ không thể khai thác được) Trước tình hình đó ngày 27tháng 4 năm 2015 các bên tiến hành họp bàn để giải quyết và có hai ý kiến khácnhau:

Ý kiến thứ 1: Xét thấy rằng các hộ dân liên doanh, liên kết trồng rừng với Công ty TNHH MTV LN B đã được bồi thường về đất (theo báo cáo của UBND

huyện) vậy theo điều 6, Quyết định 64/2014/ QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của Thủtướng Chính phủ thì các hộ này có đủ điều kiện để được đền bù về tài sản (gỗrừng trồng) trên đất, đơn giá đền bù cụ thể thực hiện theo Quyết định 19/2013/QĐ- UBND ngày 16/7/2013 của UBND tỉnh

Trang 8

Ý kiến thứ 2:

Yêu cầu Chủ rừng khai thác ngay 11 ha rừng trồng trên và thực hiện theomục c, khoản 3, điều 8 Quyết định số 34/2010/QĐ-TTg ngày 8/4/2010 của Thủtướng Chính phủ: Đối với rừng trồng sản xuất kinh doanh đến thời kỳ thu hoạchthì chủ rừng khai thác, không phải bồi thường

II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG:

Mục tiêu cần đạt được khi giải quyết tình huống là tìm ra phương án tối ưu

và kiến nghị biện pháp giải quyết tình huống trên cơ sở các qui định của phápluật về đất đai, nhất là qui định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nướcthu hồi đất hiện nay

1 Mục tiêu phân tích tình huống:

Mục tiêu của tình huống là xác định các hiện tượng phổ biến nảy sinhtrong lĩnh vực đền bù, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án phát triểnkinh tế của Nhà nước và của các địa phương Trên thực tế hiện nay đã và đangcòn nhiều vướng mắc và phức tạp trong quá trình thực hiện từ phía các cơ quanchức năng, dẫn đến không ít bức xúc trong nhân dân

Trang 9

đai; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quyđịnh bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ

và tái định cư; Quyết định số 34/2010/QĐ-TTg ngày 8/4/2010 của Thủ tướngChính phủ “V/v ban hành Qui định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự ánthủy lợi, thủy điện”

Đặc biệt là Luật đất đai số 13/2003/QH11 và Nghị quyết số49/2013/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội về kéo dài thời hạn sửdụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ giađình, cá nhân hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực; Nghị định số47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồithường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Quyết định 64/2014/ QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành (thay thế Quyếtđịnh số 34/2010/QĐ-TTg ngày 8/4/2010 và có hiệu lực từ ngày 15/01/2015)

Ngoài các văn bản pháp lý trên, các qui định về thu hồi đất và bồi thường

hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất còn được thể hiện trong một số văn bản pháp lýkhác Đó chính là các cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động của các cơ quan nhànước có thẩm quyền, đồng thời xác định trách nhiệm tuân thủ các nghĩa vụ pháp

lý của người dân khi bị thu hồi đất

Theo quy định tại Luật đất đai Khi thực hiện đền bù phải thực hiện theonguyên tắc vận dụng chính sách của Nhà nước theo hướng có lợi nhất cho ngườidân

Trong các kết luận của Trung ương Đảng về công tác đền bù, giải phóngmặt bằng đã khẳng định đây là công tác hết sức quan trọng, nhạy cảm ảnh hưởngtrực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội, anh ninh chính trị Vì vậy khitriển khai công tác đền bù, giải phóng mặt bằng phải có giải pháp phù hợp vớitình hình thực tế của địa phương trong đó phải coi trọng công tác dân vận là công

Trang 10

tác hàng đầu; khi thu hồi đất phải kết hợp làm tốt công tác tái định cư, công tácgiải quyết việc làm cho các hộ nằm trong diện phải thu hồi.

Trong lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh người đã dạy rằng chính quyền làcủa nhân dân bầu ra vì vậy chính quyền phải vì nhân dân Trong quá trình quản

lý phải lấy được lòng dân, phải được nhân dân ủng hộ, mọi vấn đề phải bàn bạcvới dân "dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong"

* Nguyên nhân dẫn đến tình huống:

Thực tế trong thời gian qua, ở những địa phương nếu được nhân dân thấuhiểu, ủng hộ về việc thực hiện chính sách đền bù, di dân tái định cư thì địaphương đó hoàn thành tốt công tác giải phóng mặt bằng, không xảy ra hiệntượng chống đối, khiếu nại, tố cáo; còn những địa phương làm chưa tốt vấn đềbàn bạc với dân, không tuyên truyền để dân hiểu, không được dân ủng hộ và tiếnhành không kịp thời các chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước, các thủtục pháp lý hiện hành thì việc giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn, tiến

độ chậm, khiếu nại tố cáo xảy ra thường xuyên, về lâu dài nhân dân giảm lòngtin đối với chính quyền, làm cho việc quản lý nhà nước đối với địa phương giảmhiệu quả, ảnh hưởng đến mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước ta về an ninhchính trị, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân

3 Phân tích diễn biến tình huống:

Ở đây ta phân tích diễn biến tình huống theo 2 đối tượng là chính quyềnđịa phương nơi được giao nhiệm vụ thực hiện công tác đền bù giải phóng mặtbằng và Chủ rừng cũng như người dân nằm trong diện phải giải toả và các đốitượng liên quan

Trang 11

Thứ nhất: Đối với chính quyền địa phương đã được cấp có thẩm quyềngiao nhiệm vụ làm chủ đầu tư hợp phần đền bù, giải phóng mặt bằng để bàn giaocho đơn vị thi công Khi được giao nhiệm vụ, chính quyền địa phương cơ bản đãtriển khai các thủ tục theo quy định của pháp luật về công tác đền bù, giải phóngmặt bằng như sau: Đã tiến hành thành lập Ban đền bù, giải phóng mặt bằng domột phó Chủ tịch huyện phụ trách công tác nông lâm làm trưởng Ban Ban đền

bù đã triển khai họp dân và thông báo chính sách của Đảng và Nhà nước về việcxây dựng công trình thuỷ lợi tại địa phương nên cần thiết phải thu hồi đất rừngtrồng trong khu vực lòng hồ để phục vụ cho công tác thi công xây dựng côngtrình Cụ thể tại các cuộc họp ngày 27/2/2014; ngày 21/7/2014 của UBND tỉnh

đã có cuộc họp với UBND huyện, Ban đền bù, giải phóng mặt bằng và các đơn

vị liên quan Tỉnh đã chỉ đạo các bên liên quan tiến hành khai thác ngay 11 harừng trồng trên và thực hiện theo mục c, khoản 3, điều 8 Quyết định số34/2010/QĐ-TTg ngày 8/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ: Đối với rừng trồngsản xuất kinh doanh đến thời kỳ thu hoạch thì chủ rừng khai thác, không phải bồithường

Ngày 9/9/2014 UBND huyện có thông báo yêu cầu Công ty TNHH MTV

LN B tổ chức khai thác Đến ngày 24/12/2014 Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì

họp cùng với các Sở, ban ngành liên quan và UBND huyện, các bên thống nhất

yêu cầu Công ty TNHH MTV LN B tổ chức khai thác nhưng đơn vị vẫn chưa

triển khai thực hiện

Ngày 15/5/2015 Sở Nông nghiệp và PTNT có văn bản gửi UBND Tỉnhxem xét giải quyết hỗ trợ, đền bù rừng trồng trong khu vực lòng hồ, vì xét thấy

rằng các hộ dân liên doanh, liên kết trồng rừng với Công ty TNHH MTV LN B

đã được bồi thường về đất (theo báo cáo của UBND huyện) vậy theo điều 6,Quyết định 64/2014/ QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ thì các

hộ này có đủ điều kiện để được đền bù về tài sản (gỗ rừng trồng) trên đất, đơn

Ngày đăng: 28/04/2018, 08:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w