đền bù, khiếu nại, làm đường, xây dựng, giải phóng mặt bằng, quốc lộ 1a, ninh bình, thành phố tam điệp, phương án giải quyết và cách thức thực hiện, hiện đã hoàn thành các hạng mục và đi vào sử dụng năm 2013 đến 2015
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong thực tiễn xã hội ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội, tất yếu cũng nảy sinh sự việc bức xúc, phức tạp liên quan đến những vấn đề quan trọng trong đời sống hàng ngày của mỗi người dân chúng ta Trong đó, có những vấn đề nổi cộm và còn tồn đọng kéo dài, liên quan đến công tác đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý sử dụng đất đai, đó là
vấn đề khiếu nại liên quan đến bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng để xây
dựng các công trình giao thông phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội
Để phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, một trong những nội dung cần tập trung thực hiện đó là vấn đề đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là đầu tư hệ thống đường giao thông Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội của mỗi địa phương, mỗi quốc gia Muốn thực hiện đầu tư đạt hiệu quả cao, một trong những khâu được xem là quan trọng nhất, cần phải tập
trung thực hiện tốt, đó là khâu giải phóng mặt bằng, từ việc khảo sát, đo đạc, kiểm kê, áp giá bồi thường, quyết định thu hồi đất, đến khâu giải quyết các khiếu nại có liên quan, bàn giao mặt bằng, để đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công,
sớm hoàn thành công trình, đưa vào sử dụng…
Đây cũng là những vấn đề rất thiết thực, bức xúc, nhưng lại rất đa dạng, diễn ra phức tạp, kéo dài và phát sinh khiếu nại liên tục Đảng và Nhà nước ta đã
có nhiều chủ trương, qui định, ban hành nhiều loại văn bản qui phạm pháp luật
có liên quan đến đất đai, về vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong việc thu hồi đất, giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng xây dựng công trình Các cơ quan có thẩm quyền, các ngành chức năng đã có nhiều
cố gắng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, tìm ra nhiều giải pháp hữu hiệu nhất để tập trung thực hiện, nhưng thực tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định; thậm chí có một số vụ, việc phát sinh trong công tác giải phóng mặt bằng kéo dài, gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết, xử lý chưa dứt điểm
Trang 2Qua việc nhận thức được những yêu cầu bức xúc, tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề nêu trên; với những kiến thức về lý luận quản lý Nhà nước đã được các Thầy giáo, Cô giáo truyền đạt, trang bị, cùng với việc nghiên cứu các
tài liệu và tình hình thực tiễn ở địa phương, tôi quan tâm và chọn Đề tài: “Giải
quyết kiến nghị, khiếu nại liên quan đến bồi thường, hỗ trợ Giaỉ phóng mặt bằng thực hiện xây dựng công trình Nút giao giữa đường sắt Bắc Nam với
Quốc lộ 1A qua thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình” để làm tiểu luận cuối khóa
“Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên”.
Nội dung của Đề tài nhằm mô tả, phân tích quá trình diễn biến, nguyên nhân, hậu quả của tình huống, đồng thời đưa ra phương án giải quyết khả thi, tối
ưu, cùng với bài học kinh nghiệm tổ chức thực hiện, những đề xuất kiến nghị mang tính chung nhất, góp phần tổ chức thực hiện, giải quyết đạt hiệu quả cao nhất các vấn đề liên quan đến công tác áp giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư,
đặc biệt là đối với các khiếu nại phát sinh trong việc giải phóng mặt bằng để thi
công xây dựng công trình Nút giao giữa đường sắt Bắc Nam với Quốc lộ 1A
qua thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Trang 3I NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1 Hoàn cảnh ra đời của tình huống.
Dự án cầu vượt đường sắt Bắc - Nam trên Quốc lộ 1A nút giao giữa đường sắt Bắc - Nam (lý trình đường sắt Km 130+680) với Quốc lộ 1A (lý trình đường
bộ Km 280+700) trên địa bàn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình là tiểu dự án thuộc
“Dự án lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt theo Quyết định số 1856/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 3” do Ban quản
lý dự án An toàn giao thông (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư
Phạm vi xây dựng dự án kéo dài từ Km 279+860 đến Km 281+433 trên lý trình Quốc lộ 1A Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, thiết kế đường cấp III đồng bằng; vận tốc thiết kế 60km/h; bề rộng mặt cắt ngang cầu 20,5 m bao gồm bốn làn xe cơ giới và hai làn xe hỗn hợp Trên mặt bằng phía dưới cầu bố trí đường gom hai bên kết nối giao thông đô thị, khu công nghiệp về Quốc lộ 1A
Dự án chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư hơn 378 tỷ đồng, nhằm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông (TNGT), tăng cường an toàn chạy tàu trên tuyến đường sắt và góp phần hoàn thiện dự án mở rộng Quốc lộ 1A Giai đoạn 1 của dự án tiến hành xây dựng cầu vượt, đường dẫn hai đầu cầu, đường gom hai bên cầu và hệ thống thoát nước, bảo đảm không có giao cắt giữa luồng giao thông trên Quốc lộ 1A với đường sắt, Cầu vượt dài hơn 254 m, tĩnh không vượt đường sắt tối đa 6 m, thời gian thực hiện dự án 12 tháng Trong giai đoạn 2, khi lượng phương tiện ra vào các khu công nghiệp Tam Điệp 1, 2 lớn, sẽ xây dựng hai nút giao dạng đảo xuyến ở hai đầu cầu, xây cầu vượt bộ hành qua đường sắt, tổng mức đầu tư hơn 106 tỷ đồng
2 Mô tả tình huống.
Dự án cầu vượt đường sắt Tam Điệp ảnh hưởng đến 187 hộ dân; trong đó,
141 hộ thuộc phường Nam Sơn, 46 hộ phường Tây Sơn với tổng chiều dài 834,5
m, chiều ngang 39 m Trong số này có, gần 230 m2 thuộc đất ở của 30 hộ
Ngay sau khi dự án được phê duyệt, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 463/UBND - VP4, chỉ đạo UBND thị xã Tam Điệp nhanh chóng triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) trong phạm vi ảnh hưởng đến dự án Trên cơ sở
Trang 4đó, UBND thị xã Tam Điệp đã quyết định thành lập Hội đồng và tổ công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và thành lập Ban chỉ đạo thực hiện công tác GPMB dự án nút giao thông đường sắt Bắc - Nam với Quốc lộ 1A Theo đó, UBND tỉnh giao cho thị xã Tam Điệp chỉ đạo các đơn vị chuyên môn rà soát lại quy trình, phương pháp, chính sách, chế độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, nhằm thực hiện đúng nguyên tắc, đúng luật, đúng trình tự, bảo đảm tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của người dân nhưng không nằm ngoài quy định chung của Nhà nước Kiểm tra,
rà soát lại kết quả kê khai, kiểm đếm, giải đáp những thắc mắc của nhân dân
Đồng thời, báo cáo Thị ủy Tam Điệp để lãnh đạo các ngành trong hệ thống chính trị ở địa phương tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về tầm quan trọng của dự án trọng điểm quốc gia và lợi ích của dự án đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương Thông báo công khai phương án hỗ trợ, đền bù và tăng cường đối thoại với nhân dân về các quy định chế độ, chính sách, đơn giá… liên quan đến công tác GPMB
UBND thị xã Tam Điệp chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục đối thoại, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, chính sách của Nhà nước
để nhân dân hiểu và đồng tình ủng hộ
Các Sở Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng và các đơn vị có liên quan lập phương án, dự toán di chuyển những công trình hạ tầng kỹ thuật để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định Chỉ đạo giải quyết dứt điểm vướng mắc, tồn tại trong công tác GPMB, thực hiện nghiêm công điện số 345/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “về tổ chức bảo vệ cho nhà thầu thi công và bàn giao mặt bằng sạch cho nhà thầu trước ngày 5/4/2014”
Giao Công an tỉnh, Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Giao thông vận tải nắm chắc tình hình, diễn biến phức tạp kịp thời báo cáo đề xuất phương án giải quyết, đồng thời phối hợp chặt chẽ với UBND thị xã Tam Điệp trong quá trình triển khai công tác bảo vệ thi công trên phần đất của Nhà nước không bị ảnh hưởng bởi công tác GPMB của dự án kể từ ngày 30/3/2014
II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
1 Mục tiêu phân tích tình huống.
Trên cơ sở kế hoạch triển khai công tác giải phóng mặt bằng đã công bố, thị
xã xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần tập trung quyết liệt sự lãnh đạo, chỉ đạo và đã huy động cả hệ thống chính trị của thị xã, của 02 phường vào
Trang 5cuộc; trong quá trình thực hiện thị xã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo
và có sự giúp đỡ, phối hợp có hiệu quả của các Sở, ngành có liên quan của tỉnh
Về quy trình, thị xã đã thực hiện đầy đủ các bước theo quy định, như: Thị
xã và 02 phường đã tổ chức hội nghị họp với các đơn vị có liên quan và họp dân
để công bố những nội dung chính trong dự án, kế hoạch GPMB, các văn bản pháp
lý, quy định của Nhà nước liên quan đến giải phóng mặt bằng dự án, thông báo công khai, rộng rãi để nhân dân biết tình hình triển khai dự án, các thông tin liên quan đến công tác GPMB; đơn giá, định mức áp dụng cho công tác GPMB, phương pháp đo đạc, tính toán cách thức thực hiện và phối hợp giữa Nhà nước với các hộ dân trong quá trình triển khai…
Trên cơ sở giao nhận mốc giới GPMB từ chủ đầu tư, tổ chức cắm mốc giới GPMB đối với từng hộ gia đình trong phạm vi dự án; tiến hành đo đạc, kê khai, kiểm
kê xà xây dựng dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB; xác định các công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc diện phải di chuyển để khảo sát, lập hồ sơ di chuyển
Để việc tiến hành dự án được thuận lợi và sớm nhận được sự đồng thuận của nhân dân, UBND phường Nam Sơn và phường Tây Sơn đã tổ chức họp dân để công bố công khai, đầy đủ các nội dung liên quan đến việc GPMB của dự án như quy định, chính sách về đơn giá, định mức áp dụng cho việc GPMB, phương pháp
đo đạc, biện pháp thực hiện phối hợp giữa đơn vị GPMB với hộ dân để thực hiện tiểu dự án
Ngay tại cuộc họp, Hội đồng GPMB đã trao cho mỗi hộ nằm trong diện GPMB một bộ tài liệu về chính sách bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước về GPMB
để người dân tiện theo dõi, giám sát Sau đó, Hội đồng GPMB thị xã Tam Điệp đã phối hợp với chủ đầu tư tổ chức giao nhận mốc giới thực địa, đồng thời tổ chức cắm mốc giới GPMB đối với từng hộ gia đình trong phạm vi dự án
2 Cơ sở lý luận.
Theo Luật Khiếu nại 2012, Luật tố cáo năm 2012
Căn cứ giải quyết Khiếu nại, tố cáo:
+ Luật Khiếu nại 2012, Luật tố cáo năm 2012;
+ Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 3 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại
+Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 3 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tố cáo
Trang 6+ Thông tư số 04/2010/TT-TTCP ngày 26 tháng 8 năm 2010 của Tổng thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo
+ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
+ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết các khiếu nại về đất
+ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định
bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất bồi thường hỗ trợ và tái định cư;
+ Quyết định số 27/2009/QĐ-UBND ngày 16/10/2009 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc ban hành quy định chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
+ Kế hoạch Tái định cư- Tập I (Khung chính sách tái định cư của Dự án); + Phương án Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
+ Bảng tổng hợp chi tiết tạm tính Phương án Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khu vực công trình; cùng các qui định có liên quan khác về việc qui định khung chính sách và đơn giá bồi thường giải toả mặt bằng
+ DỰ ÁN: Xây dựng công trình Nút giao giữa đường sắt Bắc Nam với Quốc lộ 1A qua thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
+ Các Nghị định của Chính phủ; Quyết định, Qui định của Ủy ban nhân tỉnh Ninh Bình; Quyết định và Công văn chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thị xã Tam Điệp có liên quan
3 Phân tích diễn biến tình huống
Trên cơ sở đo đạc về đất, tài sản, hoa màu, vật kiến trúc trên đất, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thị xã Tam Điệp đã xây dựng dự thảo dự toán phương án bồi thường hỗ trợ cho các hộ bị ảnh hưởng trên cơ sở các quy định hiện hành của Nhà nước với tổng kinh phí đền bù dự kiến trên 9 tỷ đồng Sau khi lấy ý kiến của 187 hộ bị ảnh hưởng, một số hộ dân đã kiến nghị về giá đền bù, phương thức đo, kiểm đếm tài sản Sau khi nghiên cứu, phân loại các ý kiến của nhân dân, đối chiếu với các quy định, chế độ chính sách có liên quan đến giải phóng mặt bằng, UBND thị xã Tam Điệp đã có văn bản trình UBND tỉnh về việc xin áp
Trang 7dụng chính sách hỗ trợ và xây dựng lại đơn giá nhà cửa, kiến trúc về bồi thường,
hỗ trợ giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND về việc điều chỉnh đơn giá nhà cửa, vật kiến trúc Trên cơ sở đó, hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thị xã Tam Điệp đã xây dựng dự toán dự thảo lần 2 với tổng số tiền trên 18,3 tỷ đồng gồm: bồi thường, hỗ trợ nhà cửa, công trình kiến trúc hơn 10,58 tỷ đồng; bồi thường cây cối, hoa màu gần 42 triệu đồng; bồi thường về đất gần 1,4 tỷ đồng, hỗ trợ khác hơn 6,4 tỷ đồng
* Tổng số hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dự án: 187 hộ gia đình bao gồm 141
hộ thuộc phường Nam Sơn (trong đó có 45 hộ là đảng viên) và 46 hộ thuộc phường Tây Sơn (trong đó có 15 hộ là đảng viên)
Ngày 09/01/2014, trên cơ sở đo đạc, kiểm đếm tài sản trên đất, UBND thị
xã Tam Điệp dự thảo dự toán lần 1, lấy ý kiến 187 hộ bị ảnh hưởng; trong đó, 141
hộ thuộc phường Nam Sơn, 46 hộ phường Tây Sơn, tổng chiều dài 834,2 m, chiều ngang 39 m Trong số này, gần 230 m2 thuộc đất ở của 30 hộ, tổng kinh phí đền bù
dự kiến gần 10 tỷ đồng Một số hộ dân kiến nghị về chính sách, đơn giá bồi thường, hỗ trợ, phương thức đo, kiểm đếm tài sản, một số kiến nghị chính đáng được thị xã Tam Điệp ghi nhận, thống nhất với các sở ngành có liên quan, trình UBND tỉnh Ninh Bình quyết định hỗ trợ 6 triệu đồng/m ngang mặt tiền (mặt đường QL 1A) và điều chỉnh giá đền bù nhà cửa, vật kiến trúc theo giá năm 2014
Sau khi nhận được bản dự thảo, đa số các hộ dân không đồng ý dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ Do đó, sáng ngày 10/01/2014 đã có rất nhiều hộ dân đến tập trung tại trụ sở làm việc của Tiểu ban quản lí dự án cầu vượt đường sắt tại đường Thung Lang, phường Nam Sơn để kiến nghị và ngăn cản không cho nhà thầu triển khai thi công công trình Sau khi được đại diện lãnh đạo UBND thị xã, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thị xã, UBND phường Nam Sơn, phường Tây Sơn tuyên truyền, vận động, giải đáp những thắc mắc, ý kiến của nhân dân, song các hộ vẫn không nhất trí cho Nhà thầu tiếp tục triển khai thi công
Trong số những gia đình kiến nghị, không ít người được các cơ quan chức năng của tỉnh Ninh Bình nhiều lần đối thoại, giải thích rõ về chủ trương, chính sách của nhà nước trong việc đền bù GPMB làm cầu vượt dân sinh Mặc dù, chính những người khiếu nại cũng chưa đủ tư cách pháp lý về thẩm quyền sử dụng diện tích đất nằm trong chỉ giới QL1A (diện tích đang nằm trong diện GPMB để xây dựng cầu vượt)
Trang 8Cụ thể, từ năm 1982, trong bối cảnh đời sống của một số gia đình công nhân nông trường gặp khó khăn, vì thế đảng ủy Nông trường Quốc doanh Đồng Giao (thuộc Bộ Nông nghiệp), ngày 24/3/1982, có văn bản viết tay về việc cho cán bộ công nhân ở gần QL1A mượn đất ven đường để làm quán bán hàng Nhưng quy định rõ, mỗi gia đình được mượn 30m2 (bề mặt đường 3m chiều sâu 10m) Công trình chỉ cho phép lợp ngói, khi cần thiết, yêu cầu của giao thông hoặc của nông trường mà phải dỡ bỏ thì không được bồi thường Rồi tiếp đến, ngày 01/01/1984,
Giám đốc Nông trường Đồng Giao lúc ấy là ông Đinh Xuân Thanh có văn bản số
04 quy định thêm nói rõ việc tạm thời cho một số hộ mượn đất làm quán bán hàng ven QL1A Văn bản 04 ghi rõ “quán là tạm thời nên không được xây dựng bán vĩnh cửu (có thể xây gạch xỉ lợp ngói để chống cháy) Khi Nhà nước mở rộng đường là phá ngay và nhà nước hoàn toàn không đền bù Những người mượn đất phải chấp hành đầy đủ những quy định về xây dựng, chỉ được sử dụng, không được cho mượn, không được lấn chiếm.”
Chính vì vậy, khi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ, cơ quan có thẩm quyền ở thị xã Tam Điệp không cấp giấy chứng nhận ở những diện tích mượn này Tuy nhiên, các hộ lại… hiểu khác Rằng, mặc dù không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng số diện tích mượn hằng năm vẫn phải đóng thuế đất phi nông nghiệp và coi như được hợp thức hoá! Các hộ đóng thuế phi nông nghiệp với mức thuế suất 0,2% là thực hiện theo quy định tại điều 2 (khoản 1), điều 2 (khoản 4), khoản 7 (điều 7) của Luật thuế phi nông nghiệp Việc nộp thuế không thể là căn cứ để biến đất không hợp pháp thành đất hợp pháp cho những trường hợp này Vì thế, yêu sách của các hộ đề nghị (được bồi thường đối với diện tích đất nằm trong chỉ giới QL1A) mà các hộ đã đóng thuế phi nông nghiệp là không có căn cứ để giải quyết
Tại văn bản số 378/TCQLĐD-CKTPQĐ, ngày 1-4-2014, của Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài Nguyên và Môi trường) do Phó Tổng Cục trưởng Đào Trung Chính ký, ghi rõ: Đối với trường hợp các hộ dân trước đây được Nông trường Quốc doanh Đồng Giao (nay là Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao) giao trái thẩm quyền vị trí thuộc khu vực bám QL1A Đến năm 1996, khi UBND tỉnh Ninh Bình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các hộ không
Trang 9được cấp đối với những diện tích nằm trong hành lang bảo vệ QL1A (đất lưu không QL1A) Như vậy, phần diện tích này đang được Nhà nước quản lý thông qua các hoạt động xác lập chỉ giới, không xét cấp giấy chứng nhận vì xác định là đất lấn chiếm Do đó, không được bồi thường thiệt hại về đất khi nhà nước thu lại diện tích đất này để mở rộng QL1A
4 Nguyên nhân xảy ra tình huống.
Nguyên nhân xảy ra tình huống khiếu nại nêu trên là do:
- Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân còn hạn chế, nên nhiều hộ gia đình còn hiểu sai về đất công cộng Nhà nước cho mượn để làm ăn phải đóng thuế thì nghĩ đã được hợp lý hóa nên đòi bồi thường
- Công tác khảo sát, đo đạc, kiểm kê, áp giá bồi thường của ngành chức năng tuy được tập trung thực hiện các bước theo qui trình, nhưng quá trình thực hiện đã thể hiện tính chủ quan, thiếu chặt chẽ
- Một số hộ dân chưa thông hiểu và nắm vững các qui định của Nhà nước về vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; hoặc hiểu chưa đúng, hiểu sai lệch vấn
đề, dẫn đến việc khiếu nại
Nguyên nhân chủ yếu là do: một bộ phận nhân dân nhận thức và hiểu chưa đúng, đầy đủ các qui định liên quan đến vấn đề về bồi thường, giải toả, hỗ trợ, tái định cư nên có những yêu cầu, đòi hỏi thiếu căn cứ; một số hộ dân chưa thật sự quan tâm tham gia đóng góp ý kiến để cùng với Tổ khảo sát, đo đạc, kiểm kê, áp giá bồi thường và tái định cư của Dự án thực hiện tốt việc kiểm kê, tính toán áp giá cho chính xác ngay từ đầu Nên mới dẫn đến khiếu nại
5 Hậu quả tình huống.
Qua sự việc nêu trên, phần nào đã có tác động ảnh hưởng đến tình hình phát triển chung của thị xã, cụ thể:
- Việc thực hiện công tác khảo sát, đo đạc, kiểm kê, áp giá bồi thường của cơ quan chức năng còn chủ quan, có trường hợp sai sót, thiếu chính xác, chưa hợp lý; công tác quản lý đất đai có mặt chưa chặt chẽ có thể sẽ ảnh hưởng đến lòng tin, sự đồng thuận trong nhân dân
- Việc phát sinh khiếu nại của các hộ dân làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, kéo dài thời gian, gây thiệt hại về tiền của và công sức
III XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Trang 101 Mục tiêu xử lý tình huống.
Để ổn định tình hình và lắng nghe ý kiến của nhân dân nhằm kịp thời đưa ra các biện pháp giải quyết những kiến nghị, khiếu nại chính đáng, UBND thị xã đã
tổ chức họp đối thoại với đại diện các hộ dân bị ảnh hưởng thuộc hai phường Nam Sơn và Tây Sơn Tại hội nghị, đại diện các hộ dân đã đưa ra 05 nhóm ý kiến cơ bản liên quan đến việc triển khai dự án, triển khai công tác GPMB và đơn giá, chế
độ chính sách áp dụng để GPMB thực hiện dự án
Sau khi nghiên cứu, sàng lọc, phân loại các ý kiến của nhân dân, đối chiếu với các quy định, chế độ chính sách có liên quan đến GPMB, UBND thị xã xét thấy về cơ bản các ý kiến trên không đủ cơ sở để xem xét bồi thường, hỗ trợ Riêng đối với nội dung kiến nghị đơn giá nhà cửa, vật kiến trúc thấp và kiến nghị
áp dụng chính sách đặc thù của dự án, căn cứ vào tình hình thực tế, để đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp của nhân dân theo đúng quy định, ngày 16/01/2014 UBND thị xã đã có Văn bản số 06/ TTr-UBND về việc xin áp dụng chính sách hỗ trợ và xây dựng lại đơn giá nhà cửa, vật kiến trúc về Bồi thường, hỗ trợ GPMB để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình Nút giao giữa đường sắt Bắc Nam (lý trình đường sắt Km 130+680) với Quốc lộ 1A (Km 280+700), tỉnh Ninh Bình trình UBND tỉnh và các Sở, ngành có liên quan xem xét giải quyết
2 Xây dựng và phân tích phương án
Ngày 10/02/2014, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 18/UBND-VP4 về việc GPMB thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A và tiểu dự án đầu tư xây dựng công trình nút giao thông giữa đường sắt Bắc Nam với quốc lộ 1A; ngày 14/02/2014, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND
về việc Điều chỉnh đơn giá nhà cửa, vật kiến trúc quy định tại Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 21/7/2011 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc Ban hành đơn giá nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Trên cơ sở các ý kiến kiến nghị của từng hộ dân sau khi nhận được dự thảo
dự toán lần 1, sau khi rà soát về khối lượng kiểm kê, phương pháp tính toán áp giá đền bù hỗ trợ và căn cứ vào Văn bản số 18/UBND-VP4 ngày 10/02/2014, Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 14/02/2014 của UBND tỉnh Ninh Bình, Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thị xã đã xây dựng dự thảo dự toán lần 2 và gửi cho các hộ vào ngày 03/3/2014, với tổng số tiền là 18.386.810.000 đồng (Mười tám tỷ, ba trăm tám sáu triệu, tám trăm mười nghìn đồng)
Trong đó: