1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp : Một số giải pháp nhằm tằng cường quản lý chi NSNN cho GD THPT ở tỉnh Lạng Sơn

59 209 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1

  • GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ CHI NGÂN SÁCH CHO GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

    • 1.1- Khái niệm, vị trí và vai trò của chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông

    • 1.1.1- Khái niêm chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông:

    • 1.1.2- Vị trí và vai trò của chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông;

    • 1.2- Chi ngân sách cho giáo dục Trung học phổ thông:

    • 1.2.1- Nội dung chi ngân sách cho giáo dục Trung học phổ thông:

    • 1.2.2- Đặc điểm chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông:

    • 1.3.- Quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục Trung học phổ thông:

    • 1..3.1- Lập dự toán chi NSNN cho giáo dục Trung học phổ thông:

    • 1.3.2- Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung họcphổ thông:

    • 1.3.3- Quyết toán chi ngân sách nhà nước cho giáo dụcTrung họcphổ thông:

  • CHƯƠNG 2

  • THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH LẠNG SƠN TRONG THỜI GIAN QUA.

    • 2.1.Vài nét về đặc điểm tự nhiên, Kinh tế -Xã hội tỉnh Lạng Sơn:

    • 2.2.Thực trạng giáo dục Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn:

    • 2.3. Thực trạng đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông ở Lạng Sơn :

    • 2.3.1. Tổng quan về chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông:

    • 2.3.2. Đánh giá cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp Giáo dục Trung học phổ thông:

    • 2.4 .Thực trạng quản lý chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông:

    • 2.4.1. Lập dự toán chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông ở tỉnh Lạng Sơn:

    • 2.4.2. Chấp hành dự toán chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông ở tỉnh Lạng Sơn:

    • 2.4.3. Quyết toán chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông ở tỉnh Lạng Sơn:

  • CHƯƠNG 3:

  • MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH LẠNG SƠN TRONG THỜI GIAN TỚI .

    • 3.1. Chủ trương phát triển giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới:

    • 3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi Ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông ở tỉnh Lạng Sơn :

    • 3.2.1. Xây dựng tiêu chuẩn định mức chi cho giáo dục Trung học phổ thông hợp lý và phù hợp với điều kiện từng vùng:

    • 3.2.2. Tăng cường nguồn lực đầu tư cho giáo dục Trung học phổ thông Lạng Sơn:

    • 3.2.3. Tiếp tục tăng cường tự quản lý chi cho giáo dụcTrung học phổ thông hơn nữa để tạo điều kiện cho các đơn vị này ngày càng nâng cao được tính tự chủ của mình vài đây là một đơn vị có thu:

    • 3.2.4. Tiếp tục hoàn thiên cơ chế cấp phát kinh phí theo hướng cấp phát theo dự toán:

    • 3.2.5 Bố trí cơ cấu chi tiêu Ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông hợp lý:

    • 3.2.6. Tăng cường quản lý Ngân sách cho giáo dục Trung học phổ thông ở tất cả các khâu của chu trình Ngân sách và tăng cường công tác Thanh tra, kiểm tra:

    • 3.2.7. Tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kế toán cơ sở:

  • KẾT LUẬN

  • Chương 1: Giáo dục trung học phổ thông và chi ngân sách cho giáo dục trung học phổ thông

Nội dung

Đất nước ta với hơn 4000 năm lịch sử, ngay từ buổi đầu dựng nước, ông cha ta đã nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực. Điều đó thể hiện qua câu nói nổi tiếng được lưu lại tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trường Đại học đầu tiên của nước ta: “ Hiền tài là nguyên khí của đất nước, nguyên khí có sức mạnh thì đất nước mới vững, vì vậy không có vị vua nào là không quan tâm chăm lo đến hiền tài của đất nước”. Sau này, Bác Hồ vị lãnh tụ của chúng ta đã khẳng định: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Qua đây khẳng định được tầm quan trọng của giáo dục đào tạo. Thực vậy, chỉ khi có con người với đủ tài và đức mới là tài sản quý nhất của mỗi quốc gia trong mọi thời đại. Chúng ta đang bước sang những năm đầu của TK 21, mong muốn của toàn Đảng , toàn dân ta là “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Trước mắt là sớm hoàn thành CNHHĐH đất nước, trong công cuộc này đòi hỏi cần có: “ Con người phát triển cao về trí tụê, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của xây dựng xã hội mới đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”. Chính vì thế nguồn lực con người luôn được coi trọng và quyết định nhất trong sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia . Bởi vậy những năm gần đây chúng ta đã coi “ GD là quốc sách” Đảng và nhà nước ta mở rộng thực hiện “ xã hội hoá GD”. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật đòi hỏi phải có những con người có trình độ hiểu biết, thực sự dám nghĩ, dám làm. Đó là kết quả của một nền giáo dục toàn diện. Những năm gần đây tỷ trọng khá cao trong cơ cấu chi NSNN. Trên thực tế sự nghiệp GD đã đạt được những thành tích đáng kể, xong bên cạnh đó cũng còn những mặt hạn chế , trong đó đáng chú ý là hiệu quả sử dụng nguồn lực từ NSNN còn thấp. Để khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả chi NSNN đòi hỏi phải xây dựng những biện pháp quản lý chặt chẽ , hiệu quả và phù hợp với tình hình KTXH đất nước . Đặc biệt là riêng đối với Lạng sơn một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, thì việc chi và quản lý chi cho GD là một vấn đề cần quan tâm...

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Đất nước ta với hơn 4000 năm lịch sử, ngay từ buổi đầu dựng nước,ông cha ta đã nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực Điều đó thểhiện qua câu nói nổi tiếng được lưu lại tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trườngĐại học đầu tiên của nước ta: “ Hiền tài là nguyên khí của đất nước, nguyênkhí có sức mạnh thì đất nước mới vững, vì vậy không có vị vua nào là khôngquan tâm chăm lo đến hiền tài của đất nước” Sau này, Bác Hồ vị lãnh tụ củachúng ta đã khẳng định: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm nămtrồng người” Qua đây khẳng định được tầm quan trọng của giáo dục đào tạo.Thực vậy, chỉ khi có con người với đủ tài và đức mới là tài sản quý nhất củamỗi quốc gia trong mọi thời đại.

Chúng ta đang bước sang nhưng năm đầu của TK 21, mong muốn củatoàn Đảng , toàn dân ta là “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vănminh, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội” Trước mắt là sớm hoàn thànhCNH-HĐH đất nước, trong công cuộc này đòi hỏi cần có: “ Con người pháttriển cao về trí tụê, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trongsáng về đạo đức là đông lực của xây dựng xã hội mới đồng thời là mục tiêucủa chủ nghĩa xã hội” Chính vì thế nguồn lực con người luôn được coi trọngvà quyết định nhất trong sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Bởivậy những năm gần đây chúng ta đã coi “ GD là quốc sách” Đảng và nhànước ta mở rộng thực hiện “ xã hội hoáGD”.

Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, cùng với sự pháttriển như vũ bão của khoa học kĩ thuật đòi hỏi phải có những con người cótrình độ hiểu biết, thực sự dám nghĩ, dám làm Đó là kết quả của một nềngiáo dục toàn diện Những năm gần đây tỷ trọng khá cao trong cơ cấu chiNSNN Trên thực tế sự nghiệp GD đã đạt được những thành tích đáng kể,xong bên cạnh đó cũng còn những mặt hạn chế , trong đó đáng chú ý là hiệuquả sử dụng nguồn lực từ NSNN còn thấp.

Trang 2

Để khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả chi NSNN đòi hỏiphải xây dựng những biện pháp quản lý chặt chẽ , hiệu quả và phù hợp vớitình hình KT-XH đất nước Đặc biệt là riêng đối với Lạng sơn một tỉnh miềnnúi còn nhiều khó khăn, thì việc chi và quản lý chi cho GD là một vấn đề cầnquan tâm

Do điều kiện hạn chế không thể nghiên cứu được toàn bộ vấn đề chi vàquản lý NSNN Cho GD -ĐT trong cả nước Nên em đã chọn đề tài: Một sốgiải pháp nhằm tang cường quản lý chi NSNN cho GD THPT ở tỉnh LS trongthời gian tới

Trang 3

Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhăm đảm bảothực hiện các chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.

* Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT là sự thể hiện quan hệ phânphối dưới hình thức giá trị được thực hiện từ quỹ NSNN theo nguyên tắckhông hoàn trả trực tiếp là chủ yếu, nhằm duy trì, phát triển hệ thống giáodục THPT theo những định hướng chung của Nhà nước.

1.1.2- Vị trí và vai trò của chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông;

Chi ngân sách cho nhà nước cho giáo dục THPT chiếm mot vị tri rấtquan trọng trong cơ cấu chi ngân sách của nhà nước vì giáo duc THPT đóngmột vai trò không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước:

Giáo dục là nền tảng văn hoá của một quốc gia, là nguồn sức mạnhtrong tương lai của một dân tộc, là điều kiện tiên quyết để phát triển toàn diện

Trang 4

con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Muốn vậy, mỗi quốc giaphải thực hiện tốt nhiệm vụ cơ bản là nâng cao hiệu quả sự nghiệp giáo dục.

Ở nước ta từ thời phong kiến các vị vua đã quan tâm đến sự nghiệpgiáo dục, quan tâm đến hiền tài của đất nước vì hiền tài là nguyên khí của đấtnước Giáo dục càng quan tâm sâu rộng hơn khi đất nước ta bước vào thời kỳmới, khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời Nhân ngày khai trườngđầu tiên của một nứơc Việt Nam độc lập, Bác Hồ đã gửi thư nhắn nhủ họcsinh cả nước cố gắng học tập để rạng danh đất nước, con người Việt Nam:"Non sông Việt Nam có được trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Namcó được sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ mộtphần lớn ở công học tập của các cháu".

Trong thời đại ngày nay, thời đại của CNH - HĐH, giáo dục có vai tròđặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Quốc gia nào càng cónền giáo dục hiện đại và phát triển thì đồng nghĩa với việc quốc gia đó cótầng lớp trí đông đảo , tạo điều kiện thuận lợi để tiến sâu vào nền khoa học kỹthuật đang phát triển của thế giới, không ngừng đưa nền kinh tế phát triển.Đánh giá sự tiến bộ về văn hoá xã hội và sự phát triển kinh tế của một quốcgia, ngày nay người ta không chỉ căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế màcòn dựa trên ba chỉ tiêu cơ bản là: Thu nhập bình quân đầu người, tuổi thọ vàtrình độ giáo dục.

Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, cùng với sựphát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đòi hỏi phải có những con ngườicó trình độ hiểu biết, thực sự dám nghĩ, dám làm Đó là kết quả của một nềngiáo dục toàn diện.

Tuy nhiên, để Giáo dục - Đào tạo có tác động tích cực đến sự pháttriển kinh tế xã hội không phải chỉ dừng lại ở mức duy trì hệ thống giáo dụcmà phải xây dựng được chiến lược đầu tư phát triển ngành giáo dục ngangtầm với những nhiệm vụ đặt ra Bởi vì hệ thống giáo dục nước ta về cơ bản có

Trang 5

đào tạo trước đó Điều nay có nghĩa là mỗi giai đoạn đào tạo đều đóng vai tròtrực tiếp hoặc gián tiếp đối với sự phát triển kinh tế xã hội Giáo dục trunghọc phổ thông (THPT) không năm ngoài ngoại lệ đó.

Sự nghiệp giáo dục phổ thông là cả quá trình kéo dài 12 năm, bao gồm3 cấp là tiểu học, phổ thông cơ sở và THPT Như vậy giáo dục THPT là giaiđoạn cuối cùng của giáo dục phổ thông là giai đoạn không thể thiếu được đểđưa con người từ giáo dục sang đào tạo Nếu không qua giáo dục THPT thì cảquá trình giáo dục phổ thông bị bỏ dở, gây lãng phí cho Nhà nước Bởi vì,phạm vi ngân sách nhà nươc (NSNN) rất rộng, đa dạng liên quan đến nhiềulĩnh vực khác nhau, nếu phân bổ NSNN nhiều cho lĩnh vực giáo dục thì sẽlàm giảm cơ hội đầu tư vào lĩnh vực khác Hơn nữa, số lượng người được đàotạo đại học hoặc được đào tạo nghề phụ thuộc vào số học sinh tốt nghiệpTHPT Còn chất lượng nguồn lao động lại phụ thuộc chủ yếu vào chất lượngquá trình đào tạo Vì thế, nếu không qua giáo dục THPT sẽ không tạo ranguồn nhân lực có trí tuệ, có tay nghề, có trình độ cho đất nứơc Lẽ dĩ nhiên,với sự đổi mới công nghệ, sự xuất hiện những công nghệ mới tự động hoá, sửdụng ít lao động nhưng đòi hỏi lao động phải có trình độ cao thì họ sẽ bị loạira khỏi dây chuyền sản xuất, trở thành gánh nặng xã hội cho đất nước nếukhông qua đào tạo Ngược lại nếu qua đào tạo chu đáo, đầy đủ thì họ sẽ trởthành nguồn nhân lực lành nghề có tác động trự tiếp đến tốc độ tăng trưởngkinh tế của đất nước.

Có thể nói, giáo dục - đào tạo nói chung và giáo dục THPT nói riêngluôn giữ vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình hình thànhvà hoàn thành nhân cách con người, trong quá trình đào tạo nguồn lao độngcho đất nước Vì thế đầu tư giáo dục cũng có nghĩa là đầu tư phát triển kinh tếxã hội.

Nhận thức được tầm quan trọng của sự nghiệp GD nói chung, GDTHPT nói riêng, với phương châm " GD là quốc sách hàng đầu" và GD đượccoi là chìa khoá để mở cánh cửa tri thức, đặc biệt trong thời đại KH-KT phát

Trang 6

triển như vũ bão ngày nay thì không thể không quan tâm tới nền GD nướcnhà GD là sự nghiệp của toàn dân, mọi người trong cộng đồng đều phải cótrách nhiệm với nền GD Trong những năm gần đây chúng ta đã huy độngđược nhiều nguồn vốn để đầu tư cho sự nghiệp GD, ngành GD đã dành đượcsự quan tâm rất lớn của toàn Đảng, toàn dân, nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệpGD cũng rất đa dạng bao gồm các nguồn vốn sau:

+ Nguồn vốn từ NSNN

+ Nguồn vốn đóng góp, bao gồm: tiền học phí của học sinh do nhândân đóng góp, tiền do nhân dân đóng góp để xây dựng trường lớp, mua trangthiết bị, đồ dùng học tập.

+ Nguồn vốn tài trợ, bao gồm: Tiền đóng góp ủng hộ của các cá nhân,tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài nước; Tiền viện trợ của các tổ chứcphi Chính Phủ và các Chính Phủ nước ngoài; Các khoản được biếu tặng chocác trường bằng hiện vật như: sách giáo khoa, máy vi tính, mô hình giảngdạy của các tổ chức đoàn thể.

Mặc dù GD, cũng như GD THPT được sự quan tâm rất lớn của cả cộngđồng, tất cả các thành phần kinh tế, mọi công dân trong xã hội Xong trênthực tế trong tất cả các nguồn vốn đầu tư cho GD THPT thì nguồn vốn từNSNN luôn giữ vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn nhất và ổn định nhất trongtất cả các nguồn vốn đầu tư cho cho GD THPT Do vậy quy mô và chất lưọngcủa GD THPT phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn từ NSNN Vai trò của nóđược thể hiện cụ thể :

Trước hết: NSNN là nguồn tài chính cơ bản và ổn định để duy trì sự

phát triển của hệ thống GD, GD THPT theo đúng đường lối, chủ trương củaĐảng và Nhà Nước Đảng và Nhà Nước ta coi GD là quốc sách hàng đầu vàcần phải đầu tư xứng đáng với vai trò to lớn của GD Những năm gần đâychúng ta đã đẩy mạnh xã hội hoá GD nhưng xét đến tỷ trọng của các nguồnvốn trong tổng số vốn đầu tư cho GD thì nguồn vốn ngoài ngân sách chỉ

Trang 7

vấn đề xã hội hoá đa dạng các loại hình trường lớp chưa thật sự phổ biến, việcthu hút các nguồn lực khác cho GD ccòn rất khó khăn Đó là lý do tại saonguồn NSNN phải đảm đương phần lớn trách nhiệm đầu tư vốn cho GD, cìncác nguồn khác chỉ mang tính chất hỗ trợ, bổ xung cho sự phát triển của GD.NSNN là nguồn tài chính cơ bản đảm bảo đời sống cho đội ngũ cán bộ, giáoviên và là nguồn kinh phí chủ yếu để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cũng nhưmua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy

Thứ hai: Nguồn vốn đầu tư từ NSNN cho sự nghiệp GD sẽ tạo điều

kiện ban đầu để khuyến khích các tầng lớp nhân dân, các cơ quan đoàn thể,các tổ chức KT-XH đóng góp xây dựng trường học, tăng cường cơ sở vậtchất để phục vụ công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, gópphần thực hiện mục tiêu xã hội hoá GD.

Thứ ba: Chi NSNN giúp điều phối cơ cấu toàn ngành Nhà nước có thể

định hướng, sắp xếp lại cơ cấu các lớp học, mạng lưới các trường học, điềuchỉnh sự phát triển đồng đều giữa các vùng đồng bằng, trung du, miền núi vàhải đảo thông qua cơ cấu và nội dung chi NSNN Cần tăng cường, phát triển ởkhu vực nào, cấp GD nào thì Nhà Nước sẽ tăng cường đầu tư ở cấp đó, khuvực đó Sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách GD ở tất cả các vùng, nâng caotrình độ dân trí cho toàn thể nhân dân.

Tóm lại NSNN luôn chiếm vị trí hàng đầu trong tổng số các nguồn vốnđầu tư cho phát triển giáo dục NSNN vững mạnh kết hợp với chủ trương pháttriển giáo dục đúng đắn sẽ thúc đẩy sự phát triển của cả hệ thống và ngượclại.

1.2- Chi ngân sách cho giáo dục Trung học phổ thông:

1.2.1- Nội dung chi ngân sách cho giáo dục Trung học phổ thông:

Nội dung chi sự nghiệp giáo dục THPT gắn chặt với nhiệm vụ và cơchế quản lý tài chính của sự nghiệp giáo dục THPT trong mỗi giai đoạn lịchsử.

Trang 8

c

cn

=  (mm

n cni

x S

cni

)

i = 1

Dựa vào mục lục NSNN, dựa vào những đặc điểm hoạt động của ngànhgiáo dục - đào tạo, nội dung chi NSNN cho giáo dục THPT đựơc chia thành 4nhóm.

* Chi cho con người.

Đây là một khoản chi lớn nó bao gồm về chi lương, phụ cấp lương,BHXH, phúc lợi tập thể cho giáo viên, cán bộ công nhân viên của nhà trường.Khoản chi này là khoản chi cho con người, do vậy nó giúp cho người laođộng bù đắp được sức lực đã bỏ ra và đảm bảo cho quá trình tái sản xuất sứclao động của họ, tạo điều kiện cho quá trình tái sản xuất xã hội diễn ra mộtcách bình thường.

Trong giáo dục chi cho con người chủ yếu là chi kinh phí cho giáoviên, cán bộ công nhân viên ngành giáo dục Khoản chi này hàng năm đượcxác định dựa vào số giáo viên, cán bộ công nhân viên dự kiến có mặt kỳ kếhoạch Cụ thể số chi có được thể hiện qua công thức:

Trong đó:

Ccn: Số chi kinh phí giáo viên kế hoạch.

Mcni: Mức chi bình quân 1 giáo viên dự kiến kế hoạch.

Scni: Số giáo viên bình quân dự kiến có mặt trong năm kế hoạc.

(Mcn: thường đựơc xác định dựa vào mức chi thực tế của kỳ báo cáo, cótính đến những thay đổi của nhà nước có thể xảy ra về mức lương, phụ cấp vàmột số khoản khác).

Scni = (Số giáo viên có mặt cuối năm báo cáo) + (Số giáo viên dự kiếntăng bình quân năm kế hoạch) - (Số giáo viên dự kiến giảm bình quân năm kế

Trang 9

c

ql

=  (mm

n qli

x S

cni

)

i = 1

Số giáo viên dự kiếnTăng BQ năm KHSố giáo viên dự kiếnGiảm BQ năm KH

* Chi phí quản lý hành chính:

Đây là khoản chi mang tính chất tiêu dùng tuy nó không lớn nhưngkhoản chi này mang lại lợi ích cho việc quản lý hoạt động bình thường gồm:Công tác phí, hội nghị phí, công vụ phí, khoản chi này đối với ngành giáo dụcđược xác định qua công thức:

Trong đó:

CQl: Số chi quản lý hành chính kỳ kế hoạch.

MQL: Mức chi quản lý hành chính BQ 1 giáo viên dự kiến kỳ KH.SCni: Số giáo viên BQ dự kiến có mặt trong năm kế hoạch.

* Chi cho nghiệp vụ chuyên môn:

Bao gồm các khoản chi mua sắm sách giáo khoa, đồ thí nghiệm, cácmô hình, đồ dùng cho hoạt động giảng dạy như: Phấn viết, bảng đen, thướckẻ… Đây là khoản chi có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục vì vậycần có sự quan tâm đầu tư thích đáng.

* Chi mua sắm sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ.

Đây là khoản chi không diễn ra thường xuyên hàng ngày, hàng tháng,do vậy khi có nhu cầu thì khoản chi thường rất lớn Khoản chi này thườngdiễn ra hàng năm do trong quá trình sử dụng bàn ghế, bảng, trường lớp xuống

(Số giáo viên dự kiến tuyển dụng) x Số tháng làm việc=

(Số giáo viên dự kiến tuyển dụng) x Số tháng làm việc=

12

Trang 10

i = 1

cấp, hỏng hóc, vì vậy cần có một khoản kinh phí đảm bảo cho việc tu bổ xâydựng mới, nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy Mức chi cho công tácsửa chữa lớn và xây dựng nhỏ được thiết lập dựa trên tình hình tài sản, khảnăng tài chính và khâu dự tính mức chi cho mua sắm, sửa chửa lớn và xâydựng nhỏ Cụ thể:

Trong đó:

CMS: Số chi mua sắm sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ của NSNN dự kiếnkỳ kế hoạch.

NGi: Nguyên giá tài sản cố định hiện có của ngành.

Ti: Tỷ lệ phần trăm được áp dụng để xác định kinh phí dự kiến chi chomua sắm sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ của ngành.

Các nhóm chi kể trên phát sinh thường xuyên và tương đối ổn định nêncác định mức chi được xây dựng khá khoa học và có tính thực tiễn Ngoàinhững nội dung chi kể trên, chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục còn có nhữngkhoản chi ngoài định mức, đó là những khoản chi cho các chương trình mụctiêu quốc gia mà NSTƯ cấp phát kinh phí uỷ quyền cho Sở Tài Chính.Nhũng khoản chi này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diệnnhưng phát sinh không thường xuyên nên việc quản lý các khoản này tươngđối phức tạp,dễ gây lãng phí, thất thoát.

1.2.2- Đặc điểm chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung học phổ thông:

Trong nhóm các khoản chi cho các hoạt động thuộc lĩnh vực văn - xãthì chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục chiếm tỷ trọng lớn, chi NSNN cho sựnghiệp giáo dục là một trong những khoản chi thường xuyên vì vậy nó mang

Trang 11

Thứ nhất, chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là khoản chi cơ bản cótình ổn định khá rõ nét.

Tính ổn định ở đây được hiểu theo nghĩa là trong bất cứ hoàn cảnh nào,giai đoạn phát triển nào của lịch sử thì Nhà nước cũng luôn phải chăm lo chosự nghiệp Giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí và trình độkhoa học kỹ thuật cho mọi người.

Thứ hai, xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sử dụngcuối cùng của vốn cấp phát thì chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPTmang tính chất tiêu dùng xã hội.

Kết quả của hoạt động giáo dục không tạo ra của cải vật chất tuy nhiênnó có mục đích đầu tư cho con người, tạo ra được những con người có đủnăng lực làm việc và trình độ để tiếp thu, ứng dụng va sáng chế ra những phátminh mới, luôn tự hoàn thiện bản thân Vì thế cũng có thể coi chi cho GD -ĐT mang tính chất tích luỹ đặc biệt.

Thứ ba, phần lớn các khoản chi NSNN cho giáo dục THPT mang tínhchất không hoàn trả trực tiếp.

Tính không hoàn trả trực tiếp thể hiện ở chỗ không phải mọi khoản thuvới mức độ và số lượng của các địa chỉ cụ thể nêu đều được hoàn lại dướihình thức chi NSNN cho giáo dục THPT Các khoản cấp phát từ NSNN chocác trường không phải lo hoàn trả mà coi như một khoản tài trợ hay bao cấpcủa Nhà nước.

Thứ tư, chi NSNN cho giáo dục THPT là khoản chi mang tính chất tíchluỹ đặc biệt.

Xét theo từng niên độ của việc cấp phát NSNN thì chi NSNN cho sựnghiệp giáo dục - đào tạo nói chung và giáo dụcTHPT nói riêng là khoản chimang tính chất tiêu dùng xã hội, không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xãhội ở mỗi năm đó Nhưng xét về tác dụng lâu dài, chi NSNN cho giáo dục nóichung và giáo dụcTHPT nói riêng lại là khoản chi có tính tích luỹ đặc biệt.Bởi vì khoản chi này là nhân tố quyết định đến việc làm, tăng trưởng nền kinh

Trang 12

tế trong tương lai Đặc biệt trong thời đại hiện nay, khoa học kỹ thuật trởthành yếu tố trực tiếp cua sản xuất, mọi của cải làm ra, tỷ lệ chất xám chứađựng trong giá trị của chúng ngày càng lớn Có được khoa học, có được chấtxám là nhờ đầu tư tiền của cho hoạt động giáo dục - đào tạo.

Ngoài những đặc điểm trên chi NSNN cho giáo dục THPT còn có mộtsố các đặc điểm khác như chi NSNN cho giáo dục THPT gắn với quyền lựcNhà nước, chi NSNN cho giáo dục THPT vừa mang tính ngang giá lại vừamang tính chất không ngang giá…

1.3.- Quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục Trung học phổ thông:

Quản lý chi NSNN là việc làm cần thiết gắn với việc chi NSNN nhằmđảm bảo các khoản chi NSNN được thực hiện đúng với mục đích sử dụng vàđạt hiệu quả cao.

Nội dung quản lý NSNN cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo nói chung vàsự nghiệp giáo dục THPT nói riêng bao gồm 3 khâu:

- Lập dự toán.

- Chấp hành dự toán.- Quyết toán chi NSNN

1 3.1- Lập dự toán chi NSNN cho giáo dục Trung học phổ thông:

Do tính phức tạp của chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT, đòi hỏidự tính các khoản chi trong quá trình lập dự toán, mọi khoản chi phải được bốtrí trong dự toán và dự toán phải được cơ quan quyền lực nhà nứơc xét duyệt.Lập dự toán chi NSNN cho giáo dục THPT, dựa vào các căn cứ sau:

Thứ nhất: Dựa vào định hướng phát triển KT - XH trung hạn và dài hạn

và hàng năm của các nước Những chỉ tiêu, mục tiêu và nhiệm vụ phát triểngiáo dục THPT.

Thứ hai: Dựa vào khả năng nguồn kinh phí để đáp ứng được nhiệm vụ

được giao và nội dung hoạt động của sự nghiệp giáo dục THPT.

Trang 13

Thứ ba: Dựa vào các loại tiêu chuẩn định mức, các chính sách, chế độ

của nhà nước liên quan đến hoạt động giáo dục THPT.

Thứ tư: Căn cứ vào quy mô giáo dục, số giáo viên, cán bộ, số học sinh.

Cơ quan tài chính giao số kiểm tra cho các đơn vị giáo dục Căn cứ vàodự toán sơ bộ và thu chi NSNN kỳ kế hoạch, cơ quan tài chính xác định mứcchi tổng hợp dự kiến phân bổ cho mỗi đối tượng và trên cơ sở đó hướng dẫncác đơn vị này lập dự toán kinh phí.

Dựa vào số kiểm tra và các văn bản hướng dẫn lập dự toán kinh phí,các đơn vị dự toán cơ sở tiến hành lập dự toán kinh phí của đơn vị mình Căncứ vào dự toán chi thường xuyên được cơ quan quyền lực Nhà Nước xétduyệt, cơ quan tài chính sau khi xem xét lại cho phù hợp sẽ chính thức phânbổ dự toán chi thường xuyên cho mỗi đơn vị cơ sở Dự toán ngân sách củacác đơn vị phải phản ánh đầy đủ các khoản thu, chi theo đúng chế độ, tiêuchuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

1.3.2- Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung họcphổ thông:

Tổ chức chấp hành kế hoạch chi là khâu thứ hai của chu trình quản lýchi NSNN cho giáo dục THPT Thời gian tổ chức chấp hành ở nước ta tính từngày 1/1 - 31/12 dương lịch Trong qúa trình tổ chức chấp hành dự toán chiNSNN cho giáo dục THPT phải dựa trên các căn cứ sau:

Thứ nhất: Dựa vào chỉ tiêu trong dự toán đã được duyệt.

Thứ hai: Dựa vào mức chi đã được duyệt của từng chỉ tiêu trong dự

Thứ ba: Dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng nhu cầu chi

cho giáo dục THPT trong mỗi thời kỳ Thứ tư dựa vào chính sách, chế độ chiNSNN cho giáo dục THPT hiện hành.

Hình thức cấp phát:

Đối với sự nghiệp giáo dục THPT cấp phát theo hình thức hạn mứckinh phí Căn cứ vào dự toán điều hành ngân sách quý, Sở Tài chính thông

Trang 14

báo hạn mức chi cho các trường THPT, đồng gửi KBNN nơi giao dịch đểlàm cơ sở kiểm soát, thanh toán và chi trả Hạn mức chi ngân sách quý (Cóchi ra tháng) được phân phối là hạn mức cao nhất mà các trường phổ thôngđược chi cho quý đó Hạn mức chi ngân sách nếu sử dụng không hết thì đượcchuyển sang tháng sau, quý sau nhưng đến ngày 31/12 vẫn không hết thì xoábỏ.

Trình tự chấp hành dự toán chi NSNN cho giáo dục THPT.

Căn cứ dự toán ngân sách được giao, các trường THPT lập dự toán chihàng quý gửi Sở Tài Chính xét duyệt kinh phí Sở Tài chính tiến hành thẩmtra dự toán ngân sách giáo dục nếu thâý phù hợp thì xét duyệt và ra thông báogửi cho các đơn vị , đồng thời gửi KBNN nơi giao dịch.

Căn cứ vào hạn mức chi được phân phối, Hiệu trưởng các trườngTHPT ra lệnh chuẩn chi kèm theo hồ sơ gửi KBNN nơi giao dịch.

KBNN nơi giao dịch căn cứ vào hạn mức chi được Sở Tài chính phânphối cho các trường, kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ thanh toán và lệnhchuẩn chi của Hiệu trưởng trường THPT thực hiện việc cấp phát, thanh toán.

1.3.3- Quyết toán chi ngân sách nhà nước cho giáo dụcTrung họcphổ thông:

Quyết toán là khâu công việc cuối cùng trong quy trình quản lý chiNSNN cho giáo dục THPT Đây là quá trình kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại sốliệu đã được phản ánh sau một kỳ hạch toán và tình hình chấp hành dự toánchi nhằm phân tích đánh giá kết quả thực hiện dự toán chi để rút ra kinhnghiệm, bài học cần thiết cho việc thực hiện chi và quản lý chi ở kỳ sau.

Trang 15

toán, lệnh chuẩn chi của Hiệu trưởng các trường THPT so với chính sách chếđộ quy định.

Trình tự quyết toán chi NSNN cho giáo dục THPT:

Hết kỳ kế toán 31/12 các trường THPT tiến hành khoá sổ sách và đốichiếu với KBNN nơi giao dịch, sau đó lập báo cáo quyết toán năm gửi Sở Tàichính xét duyệt báo cáo của các trường THPT, đồng thời tổng hợp lập quyếttoán ngân sách của ngành giáo dục trình UBND và HĐND tỉnh phê duyệt.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCHNHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở

TỈNH LẠNG SƠN TRONG THỜI GIAN QUA.

2.1.Vài nét về đặc điểm tự nhiên, Kinh tế -Xã hội tỉnh Lạng Sơn:

Lạng Sơn là một tỉnh , vùng cao biên giới ở phía Bắc của tổ quốc LạngSơn có diện tích tự nhiên 8.325 km2, chiếm 2,5% diện tích cả nước Lạng Sơncó 10 huyện và 1 thành phố trong đó có 135/226 xã phường là xã vùng cao,trong đó có 50 xã là xã thuộc vùng III chiếm 35,6% nên còn gặp khó khăntrong công tác giáo dục ở các vùng xâu, vùng xa Lạng Sơn với dân số786.456 người, trong đó dân tộc Nùng chiếm khoảng 43,8%, dân tộc Tàychiếm khoảng 35,9%, dân tộc Kinh chiếm khoảng 15,3% còn lại 5% là cácdân tộc khác như : Dao, Sán Chay, Hoa ,Mông ,Thái, Mường Địa bàn LạngSơn tương đối phức tạp đồi núi chập trùng hiểm trở tuy nhiên giao thông đilại tương đối dễ dàng, nằm ở vị trí có các trục đường quốc lộ 1A, 1B, 4A , 4Bvà 3B nối liền với các tỉnh phía Bắc nên thuận lợi cho việc buôn bán , trao đổihàng hoá không chỉ trong nội vùng, liên vùng mà còn là một thị trường trungchuyển giữa nước ta với Trung Quốc, Châu á Thái Bình Dương, các nước

Trang 16

SNG và Đông Âu Tuy nhiên giao thông liên huyện còn rất khó khăn, đặc biệtgiao thông giữa các xã vùng sâu, vùng cao.

Khí hậu Lạng Sơn là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, nhiệt độ trungbình từ 20-22 c so với cả nước nhiệt độ ở Lạng Sơn nhiệt độ thấp hơn từ 1-3C

Trong vài năm trở lại đây kinh tế Lạng Sơn tương đối phát triển qua kếhoạch phát triển KT-XH năm 1996-2000 tỉnh đã đạt được những kết quả sau:

Tổng sản phẩm quốc nội(GNP) bình quân tăng 9,25% là mức tăngtrưởng khá cao so với mức tăng trưởng bình quân của cả nước, trong đó tốcđộ tăng trưởng bình quân của ngành Nông ,Lâm nghiệp là 5,4%; Công nghiệpvà xây dựng tăng 18,09%; Dịch vụ tăng 13,7%;

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tương đối tích cực, giá trị ngànhNông, Lâm nghiệp tăng khá, song tỷ trọng giảm từ 62,1% năm 1995 xuốngcòn 42% vào năm 2002 tỷ trọng ngành Công nghiệp và Xây Dựng tăng từ9% lên 13,7%; các ngành Dịch vụ tăng từ 28,89% lên 37,2%.Côngnghiệp,tiểu thủ công nghiệp trong những năm qua đã phát triển đúng hướngvà có tốc độ tăng trưởng cao Giá trị ngành Công nghiệp bình quân hàng nămtăng21,5% cao hơn mức tăng chung của cả nước Một số cơ sở sản xuất côngnghiệp đã quan tâm đầu tư phát triển chiếu sâu, đổi mới thiết bị công nghệ,nâng cao chất lượng sản phẩm,ổn định sản xuất và kinh doanh hiêu quả như:Nhà máy Xi măng, xí nghiệp gạch Hợp Thành , công ty Cơ khí cơ điện

Các ngành Dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng, hoạt động thương mạisôi động ở khu vực đô thị, khu vưc cửa khẩu biên giới Tỉnh đã quan tâm xâydựng các chợ, cửa hàng thương mại ở Thành Phố,thị trấn, môt số trung tâmcụm xã.Tổng mức lưu chuyển hàng hoá tăng bình quân 16,02%/năm Doanhthu từ du lịch tăng 11,7%/năm Có sự chuyển biến tích cực trong phát huy nộilực cho đầu tư phát triển, nâng cao năng lực sản xuất, kết cấu hạ tầng tạo điềukiện thúc đẩy phát triển KT-XH Tổng số vốn đầu tư phát triển trên địa bàn

Trang 17

Tỉnh giai đoạn 1996-2000 là 3.565 tỷ đồng,gấp 4 lần so với thời kỳ 1995.

1991-Thu NSNN trên địa bàn tỉnh bình quân hàng năm tăng vân tăng trưởngđều, do vậy có thêm điều kiện để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Quan hệsản xuất mới được củng cố hoàn thiện, kinh tế hàng hoá nhiều thành phần cóbước phát triển Các doanh nghiệp Nhà nước được củng cố, sắp xếp lại với sựhỗ trợ của Nhà Nước về vốn, tín dụng,hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nên đang từngbước phát triển bền vững Trong 5 năm qua đã chuyển đổi 22 hợp tác xã,thành lập mới gần 30 hợp tác xã kiểu mới, kinh tế tư nhân ngày càng được mởrộng và phát triển Năn 2004 nền kinh tế Lạng Sơn có nhiều bứơc tiến rõ rệtkinh tế phát triển ổn định, đặc biệt là ngành du lịch đã thu hút đựơc số lượngdu khách đến đông là do tỉnh Lạng Sơn có một chiến lược văn hoá du lịchmột cách hợp lý

2.2.Thực trạng giáo dục Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn:

Nhận thức được tầm quan trọng của giao dục trong sự nghiệp đổi mớimọi mặt nền KT-XH Lạng Sơn, mặc dù còn rất nhiều khó khăn xong được sựquan tâm của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND vàUBND tỉnh, sự phối hợp giữa các Ban,Ngành, Đoàn thể và Nhân dân trongtỉnh, đặc biệt sự cố gắng của đội ngũ cán bộ quản lý,giáo viên và học sinh, sựnghiệp giáo dục đào tạo THPT tỉnh Lạng Sơn đã không ngừng phát triển về cảquy mô lẫn chất lượng.

Mạng lưới trường lớp được mở rộng, các loại hình đào tạo đã được đadạng hoá, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân Năm học 2001-2002 có 20trường THPT (trong đó có 18 trường quốc lập ,1 trường bán công, 1trườngdân lập) và 331 lớp học (trong đó có 241 học sinh bán công trên tổng số 4 lớpvà334 học sinh thuộc trường dân lập) đến năm học 2002-2003 có 21 trườngTHPT ,số trường THPT quốc lập tăng thêm 1 trường, tổng số hoc sinhthuộc khối THPT cũng tăng lên là 20111 học sinh, tăng 5137 học sinh so

Trang 18

với năm học 2001-2002 Đến năm học 2003 - 2004 số học sinh PTTH đãtăng lên đáng do một số trường mở rộng thêm quy mô và lớp học, cụ thể sốlớp học ở trường quốc lập tăng thêm 35 lớp so với năm 2002-2003, số lớp họcở trường dân lập tăng thêm 04 lớp, do vậy số học sing cũng tăng theo theo, dựđoán số học sinh THPT trong 5 năm trở lại đây mỗi năm tăng trung bình1800 em tương ứng với tỷ lệ 16%/năm Có thể khái quát sự gia tăng về sốtrường lớp qua bảng sau:

Trang 19

Bảng 1: Thống kê trường, lớp, số học sinh THPT

(Nguồn: Sở Giáo dục-Đào Tạo)

Bên cạnh việc tăng lên về số lượng học sinh, số lượng cán bộ giáoviên cũng tăng lên về số lượng và chất lượng, cụ thể năm 2002-2003 co 641giáo viên THPT đã tăng hơn năm 2001-2002 là 324 giáo viên Công tác giáodục tư tưởng chính trị, đạo đức, pháp luật, công tác đào tạo bồi dưỡng chuyênmôn, nghiệp vụ đối với giáo viên luôn được coi trọng.Giáo viên toàn tỉnhphần lớn đã được đào tạo tạm chuẩn theo quy định, một bộ phận đang đượcđào tạo ở trình độ cao hơn Nhiều giáo viên được công nhân là giáo viên dạygiỏi, có thành tích xuất sắc, tận tuỵ với nghề.

Đi đôi với việc phát triển về quy mô, chất lượng giáo dục THPT cũngngày càng được nâng cao Năm học vừa qua tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đứckhá, tốt chiếm hơn 80% ở tất cả các trường, tỷ lệ học sinh yếu kém đã giảmbớt đi Tỷ lệ học sinh bỏ học ngày càng giảm ít đi, ít số học sinh bị kỷ luậtbuộc thôi học Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ngay càng cao, trong những năm gầnđây trung bình gần 90%, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường Cao đẳng ,đạihọc ngày càng tăng lên:

Trang 20

Bảng 2 Tỷ lệ xếp loại học lực của học sinh THPT.

(Nguồn Sở giáo dục Lạng Sơn)

Số học sinh giỏi được công nhận ngày càng tăng về số lượng và chấtlượng Việc bồi dưỡng học sinh giỏi đã đi vào chiều sâu Nhiều kỳ thi họcsinh giỏi các khối lớp và quốc gia đã được tổ chức.

Bảng 3: Kết quả thi Học sinh giỏi khối THPT năm 2003-2004

Bậc học cấpthi

Tổngsố giải

(Nguồn: Sở giáo dục-Đào tạo Lạng Sơn)

Thành tích học sinh giỏi tăng lên đã khẳng định chất lượng giáo dụcmũi nhọn đang từng bước phát triển vững chắc Có được những biến đổi tíchcực trên là nhờ vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huytính chủ động, sáng tạo năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh và việcđào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, giáo viên trong các trường THPT

Trang 21

Bên cạnh những mặt đạt được thì giáo dục THPT còn có những mặthạn chế sau: Chất lượng giáo dục chưa đồng đều ở các vùng miền, nhất làvùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh cần được quan tâm chú trọng nhiều hơn; cơsở vật chất trường học một số nơi còn thiếu nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đếnchất lượng giảng dậy và học tập Số đầu sách còn hạn chế Số máy vi tínhhiện có là gần 200 máy nhưng phần lớn đã quá cũ, lại phân phối không đêu ởcác trường THPT trên địa bàn toàn Tỉnh….

Công tác xã hội hoá giáo dục còn có nhiều hạn chế, đó là nhận thứcvề công tác này có lúc, có nơi còn nhiều phiến diện, đơn giản, ví dụ như quanniệm xã hội hoá là huy động xã hội đóng góp tiền xây dựng trường lớp, đónggóp học phí Nếu chỉ như vậy là thu hẹp hoat động, làm lệch lạc mục tiêu cơbản, lớn lao của xã hội hoá giáo dục hoặc coi xã hội hoá chỉ là một giai pháptình thế, cần phải khắc phục ngay trong mỗi cán bộ, giáo viên và người dân.

Tệ nạn ma tuý đang thâm nhập vào một số trường THPT gây băn khoănlo lắng trong nhân dân Hiện tượng thiếu nghiêm túc trong thi cử, vi phạmquy chế tuyển sinh, đặt ra những khoản thu không hợp lý đối với học sinh vẫncòn tồn tại, hoạt động dậy thêm, học thêm ở một số trường chưa được quảnlý chặt chẽ.

2.3 Thực trạng đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung họcphổ thông ở Lạng Sơn :

2.3.1 Tổng quan về chi ngân sách nhà nước cho giáo dục Trung họcphổ thông:

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), đường lối phát triểnkinh tế của nước ta đã có sự chuyển biến cơ bản, từ nền kinh tế kế hoạch hoátập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của NhàNước theo định hướng XHCN Đổi mới đương lối kinh tế đã có tác độngmạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống KT-XH nói chung và sự nghiệp GD nóiriêng Trong những năm gần đây nền kinh tế Lạng Sơn đã có những chuyểnbiến cơ bản, từng bước thích ứng với nền kinh tế thị trường Sự phát triển đadạng của các loại hình kinh tế trong nhiều lĩnh vực đòi hỏi phải có sự phối

Trang 22

hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ ổn địnhvà phát triển kinh tế Công tác quản lý NSNN ở Lạng Sơn trong những nămqua đã đạt được những thành tích đáng phấn khởi, kế hoạch thu, chi NSNNnhiều năm liền đã hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch, điều đó tạo điềukiện để thúc đẩy phát triển kinh tế của tất cả các ngành, các lĩnh vực, thúc đẩyđổi mới cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, đảm bảo sự ổn định chính trị và trật tựan toàn xã hội, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.

Bảng 4: Tình hình thu- chi Ngân Sách tinh Lạng Sơn.

Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: phòng quản lý Ngân Sách-Sở Tài Chính)

Nhìn vào bảng trên ta thấy số thu, chi NSNN hằng năm vẫn tăng lênđáng kể năm 2004 số thu tăng lên so với năm 2003là 243.000 triệu đồng, Sốthu ngân sách tăng lên phản ánh được sự phát triển kinh tế của Tỉnh và điềuđó cũng chứng tỏ các chính sách quản lý tài chính đang áp dụng là phù hợpvới điều kiện thực tế của Tỉnh, các biện pháp nhằm huy động các nguồn thuđược thực hiện khá hiệu quả Tương ứng với sự tăng lên của thu NSNN thìchi NSNN cũng tăng lên năm 2004 tăng so với năm 2003 là 433.752 triệuđồng Do nguồn thu tăng lên nên đã góp phần điều chỉnh một số khoản chimang tíng trọng điểm, nhằm tạo ra sự hài hoà cho các đối tượng chi để pháttriển một cách toàn diện về tất cả các mặt trong đó có các khoản chi ngân sáchcho sự nghiệp GD của Tỉnh đặc biệt là chi cho giáo dục PTTH.

Trong chiến lược phát triển kinh tế của Tỉnh, Tỉnh Uỷ, HĐND, UBNDTỉnh đã quan tâm đến sự phát triển sự nghiệp GD của Tỉnh , thể hiện trongviệc cố gắng nhanh chóng cụ thể hoá các Nghị quyết, Quyết định của Đảng vàNhà Nước trên địa bàn, các kế hoạch trung hạn , dài hạn, kế hoạch hàng năm,có chiến lược cụ thể hoá để đưa sự nghiêp GD của Tỉnh có những bước

Trang 23

chi ngân sách Tỉnh cho GD và GD THPT không ngừng tăng lên trong cácnăm qua.

Bảng 5: Chi NSNN, chi cho sự nghiệp GD, và chi cho GD THPT.Đơn vị: Triệu đồng.

2.3.2 Đánh giá cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp Giáo dục Trung học phổ thông:

Nhìn chung, các khoản chi thường xuyên cho sự nghiệp GD THPT đã pháthuy được hiệu quả ở một mức độ nhất định, thể hiện ở những thành tựu to lớnmà GD THPT đạt được trong những năm qua Các khoản chi cho GD THPTbao gồm 4 nhóm sau:

+ Nhóm chi cho con người ( chi CN)

+Nhóm chi Quản lý hành chính ( chi QLHC)+ Nhóm chi Nghiệp vụ chuyên môn ( chi NVCM)

+ Nhóm chi mua sắm, sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ (chi MS)

Trang 24

Mỗi nhóm chi ảnh hưởng tới tổng số chi NSNN cho GD THPT ở mỗithời kỳ khác nhau Trong mỗi nhóm chi lại có từng đối tượng riêng biệt đểtính toán, xây dựng định mức cụ thể, nên yêu cầu cách thức quản lý cũng rátkhác nhau Để phan tích một cách cụ thể và sâu sắc hơn ta đi phân tiach tìnhhình thực hiện các nhóm chi đó trong chi NSNN cho GD THPT ở tỉnh LạngSơn thời gian qua Từ đó thấy được khoản chi nào hợp lý và khoản chi nàobất hợp lý để có biện pháp quản lý phù hợp, phát huy hiệu quả của việc sửdụng NSNN là cao nhất.

Trước hết ta xem xét phân tích bảng số liệu sau:

Bảng 6: Cơ cấu chi NSNN cho GD THPT ở tỉnh Lang Sơn:Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu

Số tuyệtđối

Số tươngđối(%)

Trang 25

chi QLHC còn cao năm 2002 còn sắp sỷ bằng với tỷ trọng chi cho NVCM,trong nhưng năm tới cần triệt để tiết kiệm cá khoản chi QLHC.

Đây là số liệu tổng hợp về cơ cấu chi cho GD THPT, để nắm bắt đượcthấu đáo thực trạng chi và quản lý chi từng nhóm cụ thể ta đi sâu phân tíchtừng nhóm cụ thể:

Nhóm chi cho con người:

Chi lương là khoản chi lớn nhất trong cơ cấu chi thường xuyên cho sự

nghiệp GD THPT , thực tế chiếm tới hơn 70% tổng số chi NSNN cho GDTHPT Nội dung của khoản chi này bao gồm : Tiền lương, tiền công, phụcấp lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp khác Nhóm chinày ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của đội ngũ giáo viên, học sinh mà họ lànhững người quyết định đến chất lượng GD Do vậy để nâng cao chất lượngGD thì trước hết phải nâng cao đời sống của giáo viên, đảm bảo cho họ cuộcsống ổn định cả về vật chất lẫn tinh thần , từ đó họ sẽ chuyên tâm công tác,đem hết khả năng tâm huyết của mình ra để truyền thụ kiến thức cho học sinhĐể biết được cụ thể tình hình chi NSNN cho con người ta đi phân tíchsố liệu trong bảng sau:

Trang 27

Khoản đáng kể thứ 2 phải kể đến là phụ cấp lương, bao gồm: phụ cấp

chức vụ, phụ cấp độc hại, phụ cấp giảng dạy tại vùng III, vùng đặc biệt khókhăn Các khoản phụ cấp cũng tăng cùng với tốc độ tăng lương, năm 2003 là4.120 triệu đồng, năm 2002 là 3993 triệu đồng, tăng 127 triệu đồng, khoảnphụ cấp lương luôn chiếm tỷ trọng rất cao trên 30% trong tổng số chi CN Sởdĩ như vậy là do: tiền lương bình quân chưa đủ đảm bảo đời sống thì số phụcấp tăng lên sẽ góp phần hỗ trợ đời sống của giáo viên Mặt khác, chế độ phụcấp cao như vậy là nhằm để thu hút giáo viên lên công tác ở các vùng khókhăn Xét về lâu dài thì Nhà Nước nên có chính sách tăng lương cho gioá viênđể đảm bảo đời sống của họ.

Tiền thưởng: khoản tiền này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi CN,

năm 2002 chiếm 0,9%, năm 2003 chiém 1,5 % Tuy vậy nó góp phần khôngnhỏ trong việc nâng cao chất lượng GD, khuyến khích đội ngũ giáo viên thựchiên tốt nhiêm vụ giảng dạy.

Phúc lợi tập thể: khoản chi này chủ yếu là chi trợ cấp khó khăn cho cán

bộ, giáo viên, đặc biệt là giáo viên công tác tại vùng sâu, vùng xa còn gặphoàn cảnh khó khăn Mục chi này cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số chicho con người, năm 2002 là 0,5%, năm 2003 là 0,4%,

Các khoản đóng góp khác: các khoản đóng góp này luôn chiếm một tỷ

trọng ổn định khoảng 20% Tương ứng vơí sự tăng lên của quỹ lương cáckhoản này cũng tăng lên đáng kể 173 triệu đồng, tương ứng là 21%.

Nhìn chung qua đánh giá chi tiết tình hình chi cho từng mục thì thấy cơcấu chi CN tương đối hợp lý Đảm bảo được yêu cầu chi đúng, chi đủ, chi kịpthời theo chế độ Nhà nước ban hành.

Nhóm chi cho nghiệp vụ chuyên môn (chi NVCM):

Đây là nhóm chi quan trọng thứ hai sau nhóm chi cho con người, nóđáp ứng kinh phí cho việc mua tư liệu, sách giáo khoa, đồ dùng học tập, môhình giảng dạy…khoản chi này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng GDTHPT,

Trang 28

nó đáp ứng phương tiện cho việc giảng dạy, giúp thầy cô truyền đạt kiến thứccho học sinh một cách hiệu quả và học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức.

Trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn, mạng lưới trường THPT ngày càng đượcmở rộng nên số lượng học sinh và giáo viên ngày càng tăng Chủ trương đổimới GD đã đưa vào giảng dạy nhiều môn học và sách giáo khoa mới, tăngcường đầu tư dạy và học 2 môn Ngoại ngữ và Tin Học Nhưng trên thực tếcho thấy các khoản chi này còn thấp nên tình trạng học chay, thiếu sách thamkhảo, thiếu đồ dùng giảng dạy vẫn còn xảy ra ở nhiều trường THPT.

Để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là học đi đôi vớihành, tăng cường dạy nghề, dạy ngoại ngữ và tin học cho học sinh THPT, thìSở Tài Chính Lạng Sơn , Sở Giáo Dục và Đào Tạo và các Ban ngành liênquan cần có biện pháp hữu hiệu để tăng tỷ trọng chi NVCM

Để biết được tình hình thực tế khoản chi này ta đi nghiên cứu số liệusau (bảng 7):

Mua sách, tài liệuchuyên môn

(Nguồn Sở giáo dục Lạng Sơn)

Qua số liệu ở bảng 7 ta thấy năm 2003 chi NVCM đã đạt được 1.520triệu đồng, tăng 154 triệu đồng so với năm 2002, tương ứng với 11% Trongcơ cấu các khoản chi NVCM thì chi vật tư, sách, tài liệu chuyên môn , chitrang thiết bị kĩ thuật là các khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong chi NVCM.

Chi mua sắm vật tư năm 2003 đạt 210 triệu đồng , chiếm 13,8%, tăng

Trang 29

tỷ trọng chi của mục này vẫn còn thiếu so với nhu cầu thực tế ở các trườngTHPT, nhất là ở những trường ở vùng sâu, vùng xa Thực tế đòi hỏi các cấp,các ngành cần quan tâm đầu tư hơn cho nhóm chi này để nâng cao chất lượnggiáo dục.

Chi mua sắm trang thiết bị kĩ thuật là một khoản chi trong việc thực

hiên công tác chuyên môn của ngành, nhằm trang bị những giáo cụ trực quan,đồ dùng thí nghiệm, máy vi tính…phục vụ cho công tác chuyên môn nhưngkhông phải là TSCĐ Nhưng năm 2003 tỷ trong nhóm chi này là 5,7 tươngứng với 88 triệu đồng, tăng so với năm 2002 là 5 triệu đồng, như vậy ngànhgiáo dục Lạng Sơn đã có sự quan tâm cần thiết tới lĩnh vục này tuy vân cònrất khiên tốn và chưa thích đáng cho lắm.

Chi cho sách, tài liệu chuyên môn :

Trong nhóm chi cho NVCM thì nhóm chi này có vai trò đặc biệt quantrọng, sách giáo kgoa và tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy ảnh hưởngtrực tiếp tới chất lượng GD THPT Trong năm 2003 tuy số tiền dành cho muasách và tài liệu chuyên môn đã tăng lên 234 triệu đồng , so với năm 2002 đãtăng lên 10 triệu đồng nhưng về tỷ trọng Trong tổng số chi NVCM thì chỉchiếm 15,5% tỷ lệ này vẫn còn nhỏ Trong những năm tới cần tăng cường đầutư hơn nữa cho nhóm, mục chi này nhằm đáp ứng nhu cấu tối thiểu về sáchgiáo khoa và tài liệu cho giáo viên và học sinh.

Khoản chi lớn nữa cần kể đến là chi phí khác : Trên thực tế các khoản

chi này thường được dùng để chi cho các hội thi như: thi học sinh giỏi, thigiáo viên giỏi những khoản chi này là hết sức cần thiết, nhằm nâng cao chấtlượng dạy và học, tuy nhiên trong điều kiện hiện nay NSNN còn eo hẹp ,trong khi khoản chi này tương đối lớn năm 2003 khoản chi này là 988 triệuđồng, chiếm tới 65%, tăng hơn so với năm 2002 là 63 triệu đồng, như vậythiết nghĩ chi phí như vậy là vẫn còn lớn và không hợp lý Cần phải có biệnpháp quản lý sao cho tiết kiệm mà vẫn đạt hiệu quả.

Ngày đăng: 08/10/2018, 13:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w