1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua môn Đạo Đức

20 530 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 183,5 KB

Nội dung

SKKN Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua môn Đạo ĐứcSKKN Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua môn Đạo ĐứcSKKN Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua môn Đạo ĐứcSKKN Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua môn Đạo ĐứcSKKN Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua môn Đạo ĐứcSKKN Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua môn Đạo ĐứcSKKN Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua môn Đạo Đức

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH

THÔNG QUA MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2

1 Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Ngân.

2 Chức vụ: Giáo viên.

3 Đơn vị công tác: Trường Tiểu Học Tân Hà II.

4 Lý do chọn đề tài:

Mục tiêu giáo dục của nước ta đã chuyển sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học Trong đó các kĩ năng là một thành phần quan trọng để đáp ứng yêu cầu đổi mới dất nước Học sinh không chỉ cần có kiến thức mà còn phải biết làm, biết hành động phù hợp trong những tình huống, hoàn cảnh của cuộc sống Mục tiêu giáo dục của Việt Nam ở thế kỉ XXI là: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống

Để trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tính huống và hoạt động hàng ngày Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức

Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá, song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về

xã hội, thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động ….Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức những áp lực tiêu cực Nếu không được giáo dục kĩ năng sống tốt, các em dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng,

dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách Một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh phổ thông trong thời gian gần đây như: nghiện hút, bạo lực học đường, đua xe máy, ăn chơi sa đọa… chính là do các em thiếu kĩ năng sống cần thiết như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp …

Vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh

Trang 2

Để đáp ứng được mọi vấn đề về trên thì ngay từ khi các em bước chân vào trường mầm non, trường Tiểu học chúng ta cần giáo dục ngay những kĩ năng này, ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm như sau:

Uốn cây từ thủa còn non

Dạy con từ thủa con còn thơ ngây

Vâng kinh nghiệm này đến nay còn nguyên giá trị, luôn luôn đúng và mãi mãi đúng, việc dạy dỗ uốn nắn hình thành thói quen tốt cho một con người thì chúng ta phải thường xuyên liên tục, giống như Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu nói rất nổi tiếng “Vì sự nghiệp mười năm trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm trồng người”

Giáo dục kĩ năng sống là một nội dung quan trọng và thiết thực trong chiến lược giáo dục toàn diện của một nền giáo dục tiến tiến, mà đạo đức là một môn học

có tiềm năng to lớn trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, cho

nên tôi mạnh dạn trình bày : “Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh

thông qua môn đạo đức lớp 2”.

5 Nội dung giải pháp:

5.1 Khó khăn, thuận lợi và sự cần thiết của giải pháp

Thuận lợi:

Về phía giáo viên.

Nhà trường đã phát động phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện

-học sinh tích cực Bộ phận chuyên môn nhà trường cũng có những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho học sinh từng khối Đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện nhiệm vụ của mình như: rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, bảo bệ môi trường, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội

- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, tổ khối và các thầy cô trong nhà trường thường xuyên trao đổi phương pháp dạy học qua các tiết dự giờ, thao giảng, chuyên đề đã giúp tôi có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy

- Cở vật chất và trang tiết bị đầy đủ phục vụ tốt nhất cho quá trình dạy và học của học sinh và giáo viên Lớp học đảm bảo ánh sáng, rộng rãi và sạch sẽ đảm bảo môi trường học tập tốt nhất cho các em

- Đa số phụ huynh học sinh quan tâm và chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ giúp cho quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh tốt hơn

Về phía học sinh.

- Học sinh luôn tích cực và chủ động trong học tập Luôn cố gắng phát huy những điều mình biết trong học tập

Trang 3

- Lứa tuổi của các em đang trong giai đoạn học mà chơi, chơi mà học.

5.1.2 Khó khăn:

Về phía giáo viên:

Bên cạnh những thuận lợi đó thì vẫn luôn tồn tại những khó khăn, vướng mắc đó là:

- Giáo viên thường tập trung lo lắng cho những em có những vấn đề về hành

vi và khả năng tập trung kém Những học sinh này thường thụ động, không tập trung nghe cô hướng dẫn, không có khả năng tham gia hoạt động nhóm điều này làm học sinh không thể tập trung lĩnh hội những điều giáo viên dạy Cho nên giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian đầu tư để giúp học sinh có được những kĩ năng sống cơ bản

- Giáo viên còn coi nhẹ hoạt động giáo dục đạo đức, chỉ lí thuyết hoặc giảng qua để dành thời gian cho Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh mà chưa chú trọng hình thành nhân cách, kĩ năng sống cho các em trong giờ học môn này

* Về phía học sinh:

- Đối với học sinh lớp 2 phần lớn các em đọc, viết còn chậm, một số học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít sáng tạo, tính

tự giác chưa cao, lười hoạt động

- Học sinh chỉ chú trọng học kiến thức, khả năng ứng phó các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít nhưng tính tự ti lại nhiều, thường nóng nổ gây

sự lẫn nhau trước những tình huống đơn giản

- Đa số các em được bố mẹ chiều chuộng, luôn đáp ứng mọi yêu cầu, đề nghị của các em Một số em ít được quan tâm giáo dục từ phía gia đình do bố mẹ phải đi làm ăn xa, làm lụng vất vả nên các em ở cùng ông bà nội (ngoại) Xã hội ngày càng phát triển các em được tiếp xúc nhiều với phim ảnh, đồ chơi, trò chơi có những hành vi bạo lực Một số em sống trong gia đình có hoàn cảnh đặc, bố mẹ biệt không hòa thuận, môi trường xung quanh phức tạp

* Đối với phụ huynh:

Phụ huynh chỉ quan tâm chú trọng đến việc dạy con mình biết đọc, biết viết, biết làm toán, học tiếng anh mà không cần quan tâm đến việc con học được những

kĩ năng gì ở trường Một số gia đình học sinh chiều chuộng, cung phụng con cái quá mức khiến trẻ không có khả năng tự phục vụ, hoặc có nhưng còn hạn chế Không chú ý đến con mình ăn, uống như thế nào, trẻ có sử dụng các vật dụng đúng cách hợp vệ sinh hay không ?

Để có những phản ánh đầy đủ về thái độ của học sinh tôi thường theo dõi học sinh trong lớp qua ý thức học tập, đối xử với bạn bè – thầy cô giáo, những người xung quanh

Sau khi nhận lớp tôi tiến hành ôn tập củng cố kiến thức ở đồng bộ các môn, qua một thời gian tôi phát hiện ra một số em có hành vi, thái độ chưa tốt, tôi tiến hành khảo sát:

Trang 4

Muốn biết các em có các cách ứng xử thế nào với các vấn đề diễn ra thực tế hàng ngày, tôi đưa ra một số tình huống có vấn đề yêu cầu các em đưa ra cách xử lí:

- Khi đến lớp, thấy lớp bẩn, bàn ghế xếp lộn xộn lúc đó em sẽ làm gì?

- Bà của bạn trong lớp mới bị mất, bạn xin nghỉ học, em sẽ làm gì giúp bạn?

- Trong giờ ra chơi, em chạy nhảy làm vỡ chậu cảnh của lớp học, em sẽ làm gì?

- Trong lớp có bạn hay ăn trộm vặt, cả lớp không ai biết, chỉ có mình em biết

em sẽ làm gì để giúp bạn bỏ thói xấu ấy?

Trên đường đến trường em nhặt được một cái ví, trong ví có tiền và nhiều giấy tờ khác Em sẽ làm gì với cái ví đó?

Kết quả khảo sát như sau:

5.1.3 Sự cần thiết của giải pháp:

Để tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình

và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp trên cở sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày

Với sự nghiệp đào tạo con người đáp ứng yêu cầu xã hội chủ nghĩa, trong thời đại công nghiệp mới, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nền giáo dục Việt Nam đào tạo cho thế hệ tương lai của chủ nhân đất nước có những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, phát triển toàn diện về năng lực

Kĩ năng sống thúc đẩy phát triển cá nhân và xã hội, có thể nói kĩ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi thói quen tích cực, lành mạnh Kĩ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung, nâng cấp để phù hợp cới sự thay đổi của cuộc sống biến động Ở học sinh tiểu học, để giúp các em có tinh thần tự học, sáng tạo và biết vận dụng linh hoạt, những điều đã học vào thực tiễn Trong quá trình dạy người giáo viên phải luôn tìm tòi, sáng tạo ra những phương pháp hay để giúp học sinh học tốt hơn

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một nội dung được đông đảo phụ huynh và dư luận quan tâm bởi đây là một vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay Chính vì vậy, mà tính tất yếu phải có giải pháp hợp lý sát thực tiễn và phù hợp với tình hình thực tế của lớp tôi phụ trách nói riêng và của cả trường nói chung là rất cần thiết Qua đó giúp học sinh phát triền kĩ năng sống thông qua môn Đạo Đức đồng thời tích hợp ở tất cả các môn học, trong các hoạt động ngoài giờ, sinh hoạt

Trang 5

tập thể, … Vì vậy tôi đã thực hiện giải pháp “Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua môn đạo đức lớp 2”

5.2 Phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu học sinh lớp 2a4 Trường Tiểu học Tân Hà II

5.3.Thời gian:

Thực hiện từ tháng 8 đến tháng 2 năm học 2017 – 2018

5.4 Giải pháp thực hiện:

Kĩ năng sống không thể hình thành chỉ qua việc nghe giảng và tự đọc tài liệu

mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác Học sinh hình thành kĩ năng sống như thương lượng, giải quyết vấn đề, thông qua các hoạt động học tập hoặc các hoạt động tập thể trong nhà trường Về cơ bản tôi đã áp dụng một số giải pháp sau:

Giải pháp 1: Nhận thức tầm quan trọng về dạy học sinh kĩ năng sống:

- Kĩ năng sống là hoạt động được tổ chức theo mục tiêu, nội dung, chương trình dưới sự hướng dẫn của giáo viên, thông qua các loại hình hoạt động, các mối quan hệ nhiều mặt, nhằm giúp người học chuyển hóa một cách tự giác, tích cực tri thức thành niềm tin, kiến thức thành hành động, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm tri thức, thái độ, quan điểm và hành vi ứng xử của mình trong môi trường

an toàn, thân thiện có định hướng giáo dục

- Qua đây giúp học sinh sống một cách an toàn, khỏe mạnh, có khả năng thích ứng với biến đổi của cuộc sống hàng ngày Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước, có thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội

- Với lứa tuổi của học sinh tiểu học những kĩ năng quan trọng nhất trẻ phải học như : sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò khả năng thấu hiểu và giao tiếp

- Khi đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc dạy trẻ kĩ năng sống thì phụ huynh phối kết hợp giáo viên để có những biện pháp giáo dục các em hình thành thói quen tốt về kĩ năng sống ngay từ nhỏ

- Muốn giáo dục học sinh được tốt, thì việc đầu tiên là tìm hiểu rõ về học sinh, đặc biệt là những học sinh cá biệt:

+ Tìm hiểu về gia đình: Gia đình có hòa thuận hay không, gia đình thiếu quan tâm không hay có thể bị bạn bè, kẻ xấu rủ rê….Hoặc trẻ có những đức tính xấu mà gia đình chưa giáo dục được, …

+ Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc Tuyệt đối không sử dụng hình thức trách phạt, giáo viên cần gần gũi các em, tâm sự, chia sẻ với các em trong vai trò là một người bạn lớn

và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời Gắn trách nhiệm cho các

Trang 6

em bằng cách giao cho các em một chức vụ trong lớp để từng bước điều chỉnh mình

Đối với học sinh chậm, chưa hoàn thành :

+ Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học yếu những môn nào Có thể về nhà các em phải giúp việc gia đình nên không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc không được sự quan tâm, nhắc nhở của ông bà, bố mẹ, để cho các em thoải mái vui chơi, xem ti vi, chơi game, Giao hẳn việc học tập cho giáo viên và nhà trường Do vậy, những em đó mất gốc về kiến thức nên cảm thấy chán nản, không muốn cố gắng học tập

+ Giáo viên cần lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng này bằng những việc cụ thể như sau:

+ Tranh thủ thời gia trên lớp để giáo dục các em, từ việc nhỏ nhất như là kĩ năng chào, hỏi, xin phép

+ Thăm gia đình học sinh, gặp gỡ cha mẹ các em để trao đổi về tình hình học tập cũng như sự tiến bộ của con em và chia sẻ kinh nghiệm hướng dẫn, quản lí con em học ở nhà để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em

+ Phải yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với các em.Tránh có thái

độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè

Dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải hiểu tâm lí lứa tuổi, lưu ý dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, khen chê đúng lúc và phối hợp với phụ huynh và các tổ chức giáo dục khác để giáo dục các em và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt

Giải pháp 2: Tìm hiểu hoàn cảnh học sinh:

Đây là việc rất quan trọng để giáo viên bắt đầu công tác giáo dục học sinh Muốn học sinh làm được, học được thì giáo viên phải tìm hiểu kĩ hoàn cảnh của từng học sinh, từ đó có những phương pháp giáo dục cho phù hợp

Tìm hiểu học sinh qua giáo viên chủ nhiệm của năm trước, qua học bạ của học sinh và đến thăm gia đình học sinh Thăm gia đình học sinh, gặp gỡ cha mẹ các em để trao đổi về tình hình học tập cũng như sự tiến bộ của con em và chia sẻ kinh nghiệm hướng dẫn, quản lí con em học ở nhà để phụ huynh giúp đỡ thêm việc rèn kĩ năng sống ở nhà cho các em

Với những học sinh nghèo không thể mua nổi sách, vở…để đi học, từ đầu năm học, tôi đã báo với nhà trường mượn bộ sách, liên hệ với Ban đại diện cha mẹ học sinh để giúp đỡ cho các em có được vở khi đi học

Ví dụ: lớp Tôi có em Hoàng, em Vũ thuộc hộ nghèo và cận nghèo, tôi đã

mạnh dạn đề nghị nhà trường cho mượn sách để học Đầu năm học nhà trường được các nhà tài trợ học bổng, dành cho học sinh nghèo nhân ngày khai giảng, lớp tôi cũng may mắn hai em này nhận được, đây là món quà tinh thần và vật chất nho nhỏ phần nào giúp các em vượt qua khó khăn vươn lên trong học tập

Đối với học sinh cá biệt về đạo đức:

Trang 7

Tìm hiểu về gia đình: Gia đình có hòa thuận hay không, gia đình thiếu quan tâm không hay có thể bị bạn bè, kẻ xấu rủ rê….Hoặc trẻ có những đức tính xấu mà gia đình chưa giáo dục được, …

Ví dụ: Trường hợp của em An lớp tôi, giáo viên đã vào nhà để tìm hiểu

hoàn cảnh của em Hoàn cảnh rất đặc biệt so với các em của cả lớp Bố là người gốc Hoa và hiện tại cũng về Trung Quốc để làm ăn Nhà còn lại ba mẹ con, em của

An học lớp lá bên Mẫu giáo Tân Hà điểm trường Phúc Tân Mẹ thì không quan tâm đến con cái, việc học của con là giao phó cho giáo viên Em An ít nói, rất trầm tính, khi hỏi bất kì một vấn đề gì đó em trả lời rất nhỏ, thậm chí không trả lời

Việc giáo dục em giáo viên cần dùng nhiều phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc Tuyệt đối không sử dụng hình thức trách phạt, giáo viên gần gũi em, tâm sự, chia sẻ với em trong vai trò là một người bạn lớn và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời Gắn trách nhiệm cho em bằng cách giao cho em một chức vụ trong lớp để từng bước điều chỉnh mình

Đối với học sinh chậm, chưa hoàn thành :

Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học yếu những môn nào Có thể về nhà các em phải giúp việc gia đình nên không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc không được sự quan tâm, nhắc nhở của ông bà, bố mẹ, để cho các em thoải mái vui chơi, xem ti vi, chơi game, Giao hẳn việc học tập cho giáo viên và nhà trường Do vậy, những em đó mất gốc về kiến thức nên cảm thấy chán nản, không muốn cố gắng học tập

Ví dụ: trong lớp có em Hải, em rất chậm và hầu như chưa hoàn thành bất kì

một nhiệm vụ nào do giáo viên giao cho Qua tìm hiểu thì tôi biết hoàn cảnh của

em cũng khá đặc biệt so với em An Gia đình em gồm 7 người : Ông, bà, bố, mẹ, chị gái học lớp 3, em trai mới sinh được 8 tháng Người chủ trong gia đình lại là

mẹ của Hải, vì bố Hải không biết chữ, không biết tính toán Với một mình mẹ cáng đáng công việc trong gia đình cũng ít có thời gian quan tâm đến em Hải học không nhớ và rất chậm, em đọc trước quên sau, nhưng lại ham chơi không hề để ý đến việc học hành Do vậy, Hải đã mất gốc về kiến thức nên cảm thấy chán nản, không muốn cố gắng học tập Thường xuyên không mang đồ dùng học tập Thậm chí những kĩ năng chào hỏi mượn đồ dùng đơn giản cũng không nói được Ví dụ “ Bạn ơi, tớ quên không mang bút, bạn cho tớ mượn” Giáo viên phải dạy cho từng

từ để nói,

Vì những trường hợp điển hình như Tôi vừa nêu cho nên tôi đã lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng này bằng những việc cụ thể như sau:

Tranh thủ thời gian giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu chưa rõ vào những thời gian ngoài giờ lên lớp, 15 phút đầu giờ, giờ ra chơi và ngay cả khi

cả lớp đang làm bài tập,

Khi hỏi bài các em này, cần đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó và những câu gợi mở để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú học tập và củng cố

Trang 8

niềm tin ở các em Lên lớp phải thường xuyên kiểm tra bài để giúp các em chăm chỉ học tập hơn

Cần phát huy học tập đôi bạn cùng tiến hay sẻ chia trong nhóm để tạo cơ hội cho các em thể hiện mình và học hỏi bạn, để học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ; xếp chỗ ngồi hợp lí: Em hoàn thành tốt ngồi gần em chưa hoàn thành để giúp bạn cùng tiến Từ đó rèn cho các em tính mạnh dạn, khả năng điều khiển nhóm, tự tin trình bày ý kiến trước đám đông

Phải yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với các em.Tránh có thái

độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè

Tùy thuộc vào đối tượng học sinh mà bản thân giáo viên phải hiểu tâm lí lứa tuổi, lưu ý dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, khen chê đúng lúc và phối hợp với phụ huynh và các tổ chức giáo dục khác để giáo dục các em và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục kĩ năng sống là thiết yếu

Giải pháp 3: Tạo môi trường giáo dục kĩ năng sống trong giờ học môn Đaọ đức:

Dạy Đạo đức theo hướng lồng ghép giáo dục kĩ năng sống:

Khả năng giáo dục kĩ năng sống của môn đạo đức không nhũng thể hiện ở nội dung môn học mà còn được thể hiện ở các phương pháp dạy học đặc trưng của môn học Để các chuẩn mực đạo đức, xã hội trở thành tình cảm, thái độ, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh, phương pháp dạy học môn đạo đức đã được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng cường việc liên hệ thực tế, trải nghiệm, rèn luyện, thực hành

Qua đó học sinh được thực hiện các hoạt động học tập, phong phú, đa dạng như: kể chuyện theo tranh, quan sát tranh, băng hình và tiểu phẩm, phân tích trường hợp điển hình, xử lý tình huống, liên hệ, tự liên hệ, chơi trò chơi học tập, đóng vai, xây dựng và thực hiện những dự án nhỏ, múa hát đọc thơ, vẽ tranh, tô màu tranh Vì vậy trong quá trình dạy học, tôi luôn chú ý tới việc lồng ghép giáo dục các em kỹ năng sống nhằm bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho các em Tuy nhiên với thời gian 40 phút cho một tiết học việc giáo dục các kĩ năng sống cho các

em rất hạn chế, cho nên tôi thường đưa vào các tiết sinh hoạt tập thể, giáo dục ngoài giờ, hoặc 15 phút đầu giờ,

Ví dụ: Sau khi học sinh học bài

Bài 8: Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.

Cho học sinh xem một đoạn video quay về ảnh ô nhiễm môi trường tại khu vực dốc tám trăm đường đi Tân Hà, do đoàn thanh niên xã Tân Văn thực hiện Sau khi học sinh xem video xong, giáo viên đặt ra một số câu hỏi để học sinh suy nghĩ cùng trả lời

Rác ở đâu mà lại có thành từng bao, từng đống ven đường?

Hàng ngày chúng ta có xả rác ra môi trường không?

Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường?

Trang 9

Bảo vệ môi trường là việc của ai?

Em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường sống xung quanh em?

Trong quá trình học sinh trả lời các câu hỏi, tôi tổ chức cho các em nhận xét,

bổ sung và phát triển sự sáng tạo theo mỗi cá nhân Việc làm này giúp học sinh hình thành và rèn luyện khả năng diễn đạt, thói quen giải quyết tình huống

Các phương pháp và kĩ thuật dạy học môn Đạo đức rất đa dạng, bao gồm nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: học theo nhóm và theo dự án, nghiên cứu trường hợp điển hình, giải quyết vấn đề, đóng vai, trò chơi, động não, hỏi chuyên gia, hỏi và trả lời, khăn trải bàn, phòng tranh,

Thông qua việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, học sinh đã được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm, rèn luyện nhiều kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi như: kĩ năng hợp tác, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giao tiếp, ứng xử với người khác, kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, kĩ năng trình bày suy nghĩ,

ý tưởng, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng quản lí thời gian

Dạy lồng ghép kĩ năng sống dựa vào chương trình học:

Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với người khác (nói lời yêu cầu, đề nghị, bày tỏ sự cảm thông và chia sẻ; tiếp khách khi đến nhà, ứng xử khi đen nhà người khác, khi gặp đám tang, khi gọi và nhận điện thoại, ) Kĩ năng xác định giá trị (có tình cảm

và niềm tin vào các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học) Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề (bước đầu biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp đối với một số tình huống đạo đức đơn giản, phổ biến trong cuộc sống hằng ngày) Kĩ năng tư duy phê phán (biết nhận xét, đánh giá các ý kiến, hành động lời nói, việc làm, các hiện tượng trong đời sống hằng ngày và đối chiếu với các chuẩn mựcđạo đức đã học) Kĩ năng từ chối (biết cách từ chối khi bị rủ rê, lôi kéo làm những điều sai trái) Kĩ năng hợp tác (biết hợp tác với bạn bè thực hiện các hoạt động học tập theo nhóm, hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng) Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các vấn đề, hiện tượng trong đời sống thực tiễn có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã học Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm (biết nhận và thực hiện trách nhiệm của bản thân) Kĩ năng thể hiện sự tự tin

Các bài học được biên soạn theo chủ đề, chủ điểm, nếu dạy tốt các chủ đề, chủ điểm sẽ giúp học sinh bồi dưỡng tốt nhuần nhuyễn các kĩ năng sống Hình thành cách ứng xử linh hoạt cho các em trong cuộc sống

Ví dụ: Rèn kĩ năng cụ thể trong những bài sau:

Kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc hướng dẫn học sinh sắp xếp thời gian biểu học lí Bài 1: Học tập, sinh hoạt đúng giờ Kĩ năng quản lí thời gian để học tập, sinh hoạt đúng giờ, ra quyết định và giải quyết vấn đề thực hiện học tập,

tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập đúng giờ, chưa đúng giờ

Kĩ năng học và tự học rèn cho học sinh khả năng tự học thông qua bài 1 và bài 5 Bài 1: Học tập, sinh hoạt đúng giờ Bài 5: Chăm chỉ học tập Kĩ năng quản lí thời gian học tập của bản thân

Trang 10

Kĩ năng giao tiếp và ứng xử, rèn cho học sinh biết cách giao tiếp và ứng xử phù hợp qua các bài: bài 2 Biết nhận lỗi và sửa lỗi; Bài 6 Quan tâm giúp đỡ bạn ; Bài 9: Trả của rơi; Bài 10; Biết nói lời yêu cầu, đề nghị; Bài 11: Lịch sự khi nhận

và gọi điện thoại ; Bài 12: Lịch sự khi đến nhà người khác;

Kĩ năng giải quyết vấn đề, rèn cho học sinh biết cách tự phục vụ bản thân và

vệ sinh cá nhân, giữ gìn môi trường, bảo vệ môi trường Bài 3: Gọn gàng, ngăn nắp; Bài 4: Chăm làm việc nhà; Bài 7: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp; Bài 8: Giữ trật tự,

vệ sinh nơi công cộng; Bài 14: Bảo vệ loài vật có ích

Kĩ năng tư duy sáng tạo, làm việc đồng đội sẽ được dạy lồng ghép ở tất cả các bài học

Từ đó giúp các em biết sống và ứng xử phù hợp với trong mối quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc, với quê hương, đất nước và với môi trường tự nhiên để trở thành con ngoan trong gia đình, học sinh tích cực của nhà trường và công dân tốt của xã hội

Giải pháp 4: Cụ thể hóa nội dung của những kĩ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy học sinh:

Kĩ năng thể hiện sự tự tin: Đây là kĩ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của học sinh Tự tin là có niềm tin vào bản thân, tự hài lòng với bản thân; tin rằng mình có thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy mình có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ

Kĩ năng thể hiện sự tự tin giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn hơn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình; quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp người đó suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống Tự tin là yếu tố cần thiết trong giao tiếp, thương lượng, ra quyết định, đảm nhận trách nhiệm

Học sinh tiểu học cần được giáo dục kĩ năng này để các em có thể tự tin vào khả năng của bản thân; mạnh dạn bày tỏ nhu cầu, mong muốn của bản thân; mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến của bản thân trong nhóm, trước lớp; xung phong nhận những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của bản thân; chủ động, mạnh dạn trong giới thiệu, làm quen, trò chuyện với bạn bè, khách của gia đình và khách đến thăm trường

Ví dụ: Sau khi dạy bài “Gọn gàng, ngăn nắp”.

Do trường chúng ta học theo mô hình VNEN nên trong tủ của góc học tập

có nhiều đồ dùng trong tủ Giáo viên yêu cầu học sinh nào có khả năng tự sắp xếp lại tủ đồ dùng học tập của lớp cho gọn gàng, ngăn nắp theo chủ đề của từng góc tủ Khi đó sẽ có một số em học sinh nhút nhát, thụ động, không tự tin vào khả năng của mình để làm, giáo viên có thể dùng một số câu gợi ý để các em có thể mạnh dạn để sắp xếp, như là: các em cứ làm đi, cô sẽ hướng dẫn thêm; hoặc sẽ có bạn khác hỗ trợ thêm nếu em làm chưa được; giáo viên luôn khích lệ bằng cách cho các nhóm vỗ tay, hoặc cổ vũ tinh thần bằng cách “ cố lên”; “gần đúng rồi”; “bạn rất

Ngày đăng: 07/10/2018, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w