ỦY BAN NHÂN Bồi dưỡng giáo viên về việc rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tại trường tiểu học số 2 thị trấn Tằng LoỏngDÂN 12 PHÒNG GDĐT BẢO THẮNG TRƯỜNG TH SỐ 2 TẰNG LOỎNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Tằng Loỏng, ngày 06 tháng 4 năm 2021 BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN Tên sáng kiến Bồi dưỡng giáo viên về việc rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tại trường tiểu học số 2 thị trấn Tằng Loỏng Họ và tên Trần Thị Hồng Minh Mã số 1 Tình trạng, giải pháp đã biết Trường tiểu học số 2 thị trấn Tằng Loỏng gồm có 26 CBGV, NV; có 16 lớp học với tổng số. 1. Mục đích của giải pháp Trang bị cho giáo viên phương pháp bồi dưỡng học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày của học sinh trường tiểu học số 2 thị trấn Tằng Loỏng. Giáo viên tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. 2.2. Mô tả chi tiết nội dung giải pháp Biện pháp 1: Bồi dưỡng về nhận thức, tư tưởng. Bồi dưỡng cho giáo viên nhận thức rõ về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của mình đối với việc tổ chức rèn kỹ năng sống cho học sinh thong qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. Bồi dưỡng cho giáo viên hiểu rõ về mục đích rèn kỹ năng sống cho học sinh; giúp cho giúp các em có những hiểu biết mới và biết cách vận dụng bài học vào thực tế. Vì vậy rèn kỹ năng sống cho học sinh trong hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ giúp cho học sinh việc củng cố tri thức đã học, đồng thời tăng cường cho học sinh sự hiểu biết thêm về tự nhiên, xã hội, về con người. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho giáo viên để giáo viên thấy được qua hoạt động trải nghiệm rèn được những kĩ năng cho bản thân. Trên cơ sở đó giáo viên tuyên truyền và xây dựng các hoạt động để rèn kĩ năng sống cho học sinh. Biện pháp 2: Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên Tập huấn, hướng dẫn giáo viên khảo sát đối tượng học sinh để giáo viên hiểu rõ điều kiện, hoàn cảnh sống, đặc điểm tâm lý học sinh; tình hình chất lượng học sinh, sở thích, nhu cầu, thói quen của học sinh trong lớp chủ nhiệm. Giáo viên căn cứ mục tiêu của nhà trường, xác định mục tiêu xuyên suốt năm học, chia nhỏ mục tiêu thực hiện trong từng học kỳ cụ thể phù hợp với lớp giảng dạy, với nhóm đối tượng học sinh. Giáo viên xây dựng kế hoạch động trải nghiệm để đạt mục tiêu đã đề ra, xác định các điều kiện đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch, dự kiến giao từng phần nội dung cho nhóm, tổ học sinh (Xây dựng kế hoạch thực hiện trong lớp, ngoài lớp; trong trường, ngoài trường…). Xây dựng mẫu kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại địa phương (hái chè) để giáo viên học tập, rút kinh nghiệm. Tổ chức cuộc thi cấp tổ về cách xây dựng kế hoạch trải nghiệm nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh, có đánh giá xếp loại và khen thưởng kịp thời. Biện pháp 3: Xây dựng chiến lược lâu dài Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường giai đọan 2020 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 với định hướng chiến lược, trong đó hệ thống những giá trị cơ bản cần phải đạt được đó là : Đoàn kết Thân thiện Chính trực Tích cực, sáng tạo Chia sẻ kinh nghiệm Khát vọng vươn lên Đây chính là những kỹ năng sống cần thiết đối với học sinh. Làm logo có các giá trị cơ bản treo ở khu vui chơi, khu vực sân của trường để hàng ngày các em đều thấy, đọc được và làm theo. Với mỗi giáo viên phải xây dựng kế hoạch trải nghiệm nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh theo nhiệm vụ được giao. Có khu vực cho học sinh thực hành rèn kỹ năng sống theo thực tế. Biện pháp 4. Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ thông qua việc làm thực tế Xây dựng các lớp điểm để giáo viên tổ chức cho học sinh tiến hành trải nghiệm và từ đó nhân rộng ra các khối, lớp khác về thực hành kỹ năng sống sao cho phù hợp với từng độ tuổi. Tổ chức chuyên đề “ Rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm” trong và ngoài nhà trường.