n, Thanh Hóa.Chương 3: Các biện pháp quản lý HĐTN trong các trường THPT huyện Thường Xuân, Thanh Hóa. Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoàiNhững năm 60 70 của thế kỷ XX, các nhà Tâm lý học Xô viết tiêu biểu như N.V.Cudơmina, A.G.Côvaliôv, P.M.Kecgientxev, L.I.Umanxki, A.N.Lutoskin, L.T.Tiuptia đã bắt đầu chú ý nhiều đến kỹ năng tổ chức hoạt động. “Những nguyên lý của công tác tổ chức” của P.M.Kecgientxev đã nghiên cứu về công tác tổ chức ở mức độ khái quát nhất, đã nêu lên cụ thể 7 yếu tố cơ bản của công tác tổ chức và đến nay vẫn được coi là những yếu tố nền tảng trong việc tổ chức hoạt động 22. Trong cuốn “Tâm lý học về công tác của Bí thư chi đoàn”, L.I.Umanxki và A.N.Lutoskin đã nêu lên cấu trúc của hoạt động tổ chức bao gồm 9 hành động được sắp xếp theo trình tự từ mở đầu đến khi kết thúc hoạt động; được mô tả khá đầy đủ, chi tiết để có thể vận dụng trong công tác tổ chức các hoạt động tập thể cho HS 34.HĐTN được xem là hoạt động cơ bản để hình thành phát triển năng lực thực tiễn, kỹ năng hành động cho thế hệ trẻ. Nhìn chung, mỗi quốc gia có cách thức thực hiện khác nhau trong việc tổ chức các HĐTN để phát triển năng lực cho HS, sinh viên.Ở Anh, giáo dục trải nghiệm cung cấp hàng loạt tình huống, bối cảnh đa dạng, phong phú cho HS và đòi hỏi phát triển, ứng dụng nhiều tri thức, kĩ năng trong chương trình, cho phép HS sáng tạo và tư duy; giải quyết vấn đề làm theo nhiều cách thức khác nhau nhằm đạt kết quả tốt hơn; cung cấp cho HS các cơ hội sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm…9. Ở Hàn Quốc, Viện nghiên cứu Khoa học Giáo dục Hàn quốc đã nghiên cứu chương trình Giáo dục trải nghiệm cho HS phổ thông, coi HĐTN là một hoạt động tiến hành đồng thời với hoạt động dạy học các môn học. Hoạt động này được tiến hành xuyên suốt từ tiểu học đến THPT theo tỉ lệ từng cấp Tiểu học, THCS, THPT là 13,4%, 9,1%, 11,8% so với thời lượng các môn học; là hoạt động ngoại khóa sau các giờ học trên lớp, có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học; được thực hiện nhằm mục tiêu đào tạo ra các thế hệ nhân tài có định hướng tương lai với sự phát triển toàn diện nhân cách và có sức sáng tạo, biết vận dụng một cách tích cực các kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời biết chia sẻ và quan tâm tới mọi người xung quanh. Năm 2009, Chương trình giáo dục của Hàn Quốc đưa HĐTN sáng tạo thành nội dung môn học trong chương trình của nhà trường phổ thông bao gồm: Hoạt động tự chủ, hoạt động câu lạc bộ, hoạt động từ thiện, hoạt động định hướng phát triển bản thân 7.Ở Singapore, Hội đồng nghệ thuật quốc gia có chương trình giáo dục nghệ thuật, cung cấp, tài trợ cho nhà trường phổ thông toàn bộ chương trình của các nhóm nghệ thuật, những kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật…7.Ở Netherlands, HS gửi hồ sơ sáng tạo (dự án) của mình vào trang mạng được thiết lập nhằm hỗ trợ những HS có những sáng tạo làm quen với nghề nghiệp; mỗi HS nhận được khoản tiền nhỏ để thực hiện dự án của mình 7.Trong khi ở Đức, từ cấp Tiểu học đã nhấn mạnh đến vị trí của các kĩ năng cá biệt, trong đó có phát triển kĩ năng sáng tạo cho trẻ; phát triển khả năng học độc lập; tư duy phê phán và học từ kinh nghiệm của chính mình thì ở Nhật, trẻ được nuôi dưỡng năng lực ứng phó với sự thay đổi của xã hội, hình thành một cơ sở vững mạnh để khuyến khích sự sáng tạo 6,9.Có thể thấy rằng, dù bằng các hình thức, cách tổ chức khác nhau nhưng HĐTN hoặc các hoạt động mang tính trải nghiệm từ lâu đã được giáo dục các quốc gia trên thế giới đánh giá cao và được thực hiện thường xuyên trong quá trình giáo dục.1.1.2. Các nghiên cứu trong nướcTừ những năm 1990, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được coi là hoạt động ngoại khóa, được triển khai thực hiện tùy theo đặc điểm và điều kiện của từng trường, từng địa phương. Sau năm 1995, Bộ GDĐT chính thức đưa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào kế hoạch dạy học và giáo dục trong nhà trường phổ thông, có vị trí quan trọng như một môn học (Chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở THCS được ban hành theo quyết định số 032002QĐBGDĐT ngày 2412002). Các tác giả Đặng Vũ Hoạt, Hà Nhật Thăng (1998) đã tập trung làm sáng tỏ các vấn đề về vị trí, mục tiêu, nội dung, các hình thức tổ chức của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, vai trò chủ thể của HS, các biện pháp quản lý, sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS 17,18.Giáo dục kỹ năng sống là một đề tài được khá nhiều các nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực quản lý giáo dục quan tâm. Tác giả Phan Thanh Vân (2010) đã đề cập tới thực trạng và đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho HS THPT qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 36. Tác giả Nguyễn Thanh Bình (2012) khi nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường phổ thông đã chỉ ra những kỹ năng nào là cốt lõi, những kỹ năng nào là bổ trợ cho HS 2. Năm 2014, tác giả Nguyễn Thị Tính với đề tài nghiên cứu Giáo dục kĩ năng sống cho HS THPT khu vực miền núi phía Bắc trong bối cảnh hiện nay đã đề xuất các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho HS THPT khu vực miền núi phía Bắc thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và HĐTN sáng tạo gắn với nội dung môn học 29.Năm 2009, Luận án tiến sĩ Giáo dục học của tác giả Trần Thị Minh Huế đề cao vai trò của các HĐTN thực tiễn đối với giáo dục đạo đức, truyền thống dân tộc cho sinh viên 19. Tác giả Lê Huy Hoàng (2014) nghiên cứu một số vấn đề về HĐTN sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới đã nhấn mạnh vai trò của HĐTN sáng tạo, đặc điểm của HĐTN sáng tạo, con đường tổ chức HĐTN sáng tạo cho HS phổ thông 16. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hoài (2014), khi nghiên cứu về tổ chức HĐTN sáng tạo đã đề ra một số giải pháp phát huy năng lực người học và quy trình tổ chức HĐTN sáng tạo cho HS phổ thông 15.Tác giả Đinh Thị Kim Thoa (2014), khi nghiên cứu về tổ chức hoạt động giáo dục trong trường học theo định hướng phát triển năng lực của HS đã khai thác vai trò của HĐTN và các biện pháp tăng cường HĐTN cho HS trong các trường phổ thông. Trong năm 2015, tác giả Đinh Thị Kim Thoa đã biên soạn tài liệu tập huấn kĩ năng xây dựng và tổ chức các HĐTN sáng tạo trong trường trung học Chương trình phát triển giáo dục trung học Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cuốn tài liệu này mang lại những giá trị lý luận và thực tiễn cho các thầy cô giáo khi tổ chức HĐTN cho HS ở các nhà trường phổ thông 32.Như vậy, tổ chức HĐTN cho HS trong trường THPT là một trong những vấn đề mang tính thời sự cao, thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý và các chuyên gia. Các nghiên cứu trong nước đã cho thấy vai trò của HĐTN đối với sự phát triển nhân cách của HS phổ thông nói chung và HS THPT nói riêng, trình bày các hình thức trải nghiệm cho HS ở bậc học phổ thông... Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu đang dàn trải vào các bậc học, chưa tập trung vào bậc phổ thông trung học, đặc biệt là các trường THPT vùng núi và dân tộc thiểu số.1.2. Một số khái niệm cơ bản1.2.1. Trường THPTTheo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 122011TTBGDĐT ngày 283 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định: Trường THPT là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có nhiệm vụ và quyền hạn: Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật. Tuyển sinh và tiếp nhận HS; vận động HS đến trường; quản lý HS theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình HS, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, HS tham gia hoạt động xã hội. Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.1.2.2. Hoạt động trải nghiệma. Trải nghiệmNói đến trải nghiệm là nói đến hoạt động của con người. Con người từng trải, biết đời, hiểu đời học từ sách vở, nhà trường, từ thực tế cuộc đời, có nhiều kinh nghiệm sống, biết gắn liền tri thức lý luận với thực tiễn đời sống, học đi đôi với hành 31.Theo Wikipedia: Trải nghiệm là kiến thức hay sự thành thạo một sự kiện hoặc một chủ đề bằng cách tham gia hay chiếm lĩnh nó. Theo Terehoba Т. Е, sự trải nghiệm được hiểu là kết quả của sự tương tác giữa con người với thế giới khách quan. Sự tương tác này bao gồm cả hình thức và kết quả các hoạt động thực tiễn trong xã hội, bao gồm cả kỹ thuật và kỹ năng, cả những nguyên tắc hoạt động và phát triển thế giới khách quan. Nhà triết học vĩ đại người Nga Solovyev V.S quan niệm rằng trải nghiệm là quá trình tích lũy kiến thức kinh nghiệm thực tế; bao gồm kiến thức và kỹ năng mà người học tích lũy qua thực tiễn, hoạt động. Trải nghiệm là kết quả của sự tương tác giữa con người và thế giới, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Dẫn theo, 41.Theo các nhà khoa học giáo dục, trải nghiệm chính là những tồn tại khách quan tác động vào giác quan con người, tạo ra cảm giác, tri giác, biểu tượng, con người cảm thấy có tác động đó và cảm nhận nó một cách rõ nét, để lại ấn tượng sâu đậm, rút ra bài học, vận dụng vào thực tiễn đời sống, hình thành nên các thái độ giá trị. Trải nghiệm là quá trình HS lĩnh hội được những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm qua hoạt động giao tiếp với nhau, với người lớn, hay qua những tài liệu tham khảo, không được giáo viên giảng dạy trực tiếp trong nhà trường hoặc thông qua hoạt động thực tiễn 31.b. Hoạt động trải nghiệmHĐTN là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai. HĐTN và HĐTN hướng nghiệp góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho HS; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân HS với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp. 5Theo Đinh Thị Kim Thoa 31, HĐTN là hoạt động giáo dục thông qua sự trải nghiệm của cá nhân trong việc kết nối kinh nghiệm học được trong nhà trường với thực tiễn đời sống mà nhờ đó các kinh nghiệm được tích lũy thêm và dần chuyển hóa thành năng lực.Bùi Ngọc Diệp 11 cho rằng, HĐTN là hoạt động mang tính xã hội, thực tiễn đến với môi trường giáo dục trong nhà trường để HS tự chủ trải nghiệm trong tập thể, qua đó hình thành và thể hiện được phẩm chất, năng lực, nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê, bộc lộ và điều chỉnh cá tính, giá trị; nhận ra chính mình cũng như khuynh hướng phát triển của bản thân; bổ trợ cho và cùng với các hoạt động dạy học trong chương trình giáo dục thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục. Hoạt động này nhấn mạnh sự trải nghiệm, thúc đẩy năng lực sáng tạo của người học và được tổ chức thực hiện một cách linh hoạt sáng tạo.Theo Ngô Thu Dung dẫn theo 31, HĐTN là thuật ngữ dùng để chỉ các hoạt động giáo dục trong nhà trường được tổ chức phù hợp với bản chất hoạt động của con người, tính từ trải nghiệm để nhấn mạnh bản chất hoạt động chứ không phải một dạng hoạt động mới.Dưới góc độ quản lý, nếu quan niệm HĐTN là hoạt động quản lý của giáo viên và nhà quản lý giáo dục, có thể định nghĩa: HĐTN là quá trình chủ thể quản lý (giáo viên) tác động đến đối tượng quản lý (HS) thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục (dạy học và giáo dục) nhằm tạo điều kiện cho HS tham gia trực tiếp vào hoạt động và giao lưu, chiếm lĩnh tri thức, nhằm hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại, đồng thời phát huy khả năng tạo ra cái mới có giá trị đối với cá nhân và xã hội 31.HĐTN có thể có nhiều cách hiểu, diễn đạt khác nhau nhưng đều có các đặc trưng: Tính tham gia trực tiếp của HS vào từng hoạt động; Tính tự chủ của HS trong kế hoạch và hành động của cá nhân; Tính tập thể của HS; Tính tiếp cận với môi trường của cuộc sống trong và ngoài nhà trường; Tính trọn vẹn của hoạt động thực tiễn; Tính công dân có trách nhiệm khi đặt người học vào các tình huống mới; HS được khẳng định giá trị bản thân qua huy động kinh nghiệm và năng lực của mình; HS hình thành các ý thức, phẩm chất cùng chung sống và sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội; HS tiếp cận với các giá trị cuộc sống trong các tình huống thực tiễn.Như vậy có thể hiểu, HĐTN là hoạt động mang tính xã hội và thực tiễn để HS tự chủ trải nghiệm trong tập thể, qua đó hình thành và thể hiện phẩm chất, năng lực, nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê; bộc lộ và điều chỉnh cá tính, giá trị; nhận ra chính mình cũng như khuynh hướng phát triển của bản thân; góp phần thực hiện tốt hoạt động dạy học và đạt được mục tiêu giáo dục 7. 1.2.3. Quản lý hoạt động trải nghiệm1.2.3.1. Quản lý và các chức năng của quản lý Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong môi trường luôn biến động 23.Quản lý có các chức năng chính sau đây:+ Lập kế hoạch: Là chức năng hạt nhân quan trọng nhất của quá trình quản lý. Kế hoạch được hiểu là tập hợp những mục tiêu cơ bản được sắp xếp theo một trình tự nhất định, logic với một chương trình hành động cụ thể để đạt được các mục tiêu đã được hoạch định. + Tổ chức: Là sắp xếp, bố trí một cách khoa học và phù hợp những nguồn lực (nhân lực, vật lực và tài lực) của hệ thống thành một hệ toàn vẹn nhằm đảm bảo cho chúng tương tác với nhau để đạt được mục tiêu của hệ thống một cách tối ưu nhất, hiệu quả nhất. + Chỉ đạo: Chức năng này có tính chất tác nghiệp, điều chỉnh, điều hành hoạt động của hệ thống nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã định, phải bám sát các hoạt động, các trạng thái vận hành của hệ thống đúng tiến trình, đúng kế hoạch đã định. Đồng thời phát hiện ra những sai sót để kịp thời sửa chữa, uốn nắn nhưng không làm thay đổi mục tiêu.+ Kiểm tra, đánh giá: Thu thập những thông tin ngược từ đối tượng quản lý trong quá trình vận hành của hệ thống để kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình hoạt động từ đó điều chỉnh, sửa chữa mục tiêu, đồng thời tìm ra nguyên nhân thành công, thất bại giúp cho chủ thể quản lý rút ra được bài học kinh nghiệm để thực hiện cho quá trình quản lý tiếp theo của mình 23.1.2.3.2. Quản lý HĐTN trong trường THPTQuản lý HĐTN trong trường THPT là những tác động của Hiệu trưởng đến quá trình HĐTN của HS nhằm điều chỉnh, điều khiển quá trình HĐTN thông qua việc huy động nguồn lực thực hiện đồng bộ mục tiêu, nội dung chương trình hoạt động, hình thức tổ chức hoạt động, hoạt động của giáo viên và hoạt động của HS nhằm hướng tới hình thành phẩm chất, thái độ hành vi đạo đức và kỹ năng sống cho HS THPT và phát triển toàn diện nhân cách HS THPT.Quản lý HĐTN của HS trong trường THPT về thực chất là sử dụng các chức năng của quản lý để xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện các HĐTN trong trường THPT một cách hiệu quả theo đúng kế hoạch đã đề ra. 1.3. Hoạt động trải nghiệm trong các trường trung học phổ thông1.3.1. Mục tiêu của HĐTN trong các trường THPTHĐTN trong trường THPT giúp HS phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở. Đặc biệt đối với HĐTN, hướng nghiệp, kết thúc giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, HS có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân; có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích.Mục tiêu chính của HĐTN ở trường THPT là hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị sống, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại.Để thực hiện mục tiêu trên, HĐTN trong trường THPT cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây: Củng cố và hình thành những tri thức về các chuẩn mực đạo đức, kỹ năng sống, giá trị sống ở HS THPT. Hình thành ở HS thái độ, tình cảm tích cực đối với các chuẩn mực đạo đức, hành vi và kỹ năng sống, giá trị sống. Hình thành ở HS kỹ năng, hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và định hướng giá trị cần thiết.Đối với trường THPT, CBQL, giáo viên cần phải thiết kế các HĐTN theo các chủ đề giáo dục phù hợp để HS có cơ hội trải nghiệm trong quá trình học tập để từ đó phát triển, rèn luyện các phẩm chất, hành vi đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp tương ứng.1.3.2. Nội dung của HĐTN trong các trường THPTCăn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi; đặc điểm hoạt động chủ đạo của lứa tuổi HS THPT; căn cứ vào mục tiêu giáo dục; đặc điểm vùng miền và các yếu tố khách quan khác, có thể phân chia nội dung HĐTN ở cấp THPT thành các nội dung chính sau:1) Nội dung hoạt động thuộc lĩnh vực chính trị xã hội Hoạt động thuộc lĩnh vực chính trị xã hội là những hoạt động giúp HS tiếp cận với các vấn đề về chính trị, xã hội của cộng đồng, dân tộc, đất nước như: Các ngày lễ lớn, các sự kiện về chính trị, xã hội trong nước và quốc tế hoặc những sự kiện đáng chú ý ở địa phương; Tình hình thời sự và các sự kiện chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa nổi bật đang được quan tâm trong nước và quốc tế; Những truyền thống tốt đẹp của nhà trường, của địa phương; Nội quy nhà trường, những quy định về pháp luật như: luật giao thông, trật tự công cộng, những chính sách lớn của nhà nước như dân số, bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, quyền trẻ em; Các hoạt động kết nghĩa, giao lưu với các trường phổ thông trên địa bàn, các lớp, khối lớp với nhau, các cơ sở sản xuất, công an, quân đội; Các hoạt động lễ hội, hoạt động văn hóa, truyền thống của nhà trường, của địa phương; Các hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, hoạt động từ thiện; Các hoạt động tình nguyện như giúp đỡ người khuyết tật, ốm yếu, bệnh tật, các bạn HS con em gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình neo đơn...Hoạt động thuộc lĩnh vực chính trị xã hội giúp HS được chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm, sự quan tâm của mình với các vấn đề thời sự, chính trị của đất nước, vận dụng những kiến thức đã học của các môn học vào cuộc sống thực tiễn, đồng thời giúp HS quan tâm hơn những sự kiện xung quanh, từ đó giáo dục các giá trị cho HS như: tôn trọng, chia sẻ, cảm thông, yêu thương, trách nhiệm, hạnh phúc, giúp HS sống có ý thức cộng đồng.2) Nội dung hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật Hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật giúp HS bước đầu tiếp cận với các ngành khoa học liên quan tới việc phát triển kỹ thuật và thiết kế các sản phẩm trong đó có ứng dụng các kiến thức của các môn khoa học vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ cuộc sống.Thông qua các hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật HS THPT có thể tìm hiểu về khoa học theo các chuyên đề như: sinh vật biển, thiên văn, môi trường tự nhiên, sáng tạo rôbốt, thế giới quanh ta; tham quan các cơ sở sản xuất các công trình khoa học, xem triển lãm hoặc nghe nói về thành tự khoa học kỹ thuật hay thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học phù hợp với lứa tuổi.3) Nội dung hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuậtĐây là lĩnh vực nội dung khá rộng của HĐTN trong nhà trường phổ thông. Có thể xem lĩnh vực văn hóa nghệ thuật bao gồm lối sống, học thức, phong tục, những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra như: văn học, thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh, hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, những phương tiện truyền thông, âm nhạc, kịch, múa và những môn nghệ thuật trình diễn khác.Các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật mà trường phổ thông có thể tổ chức cho HS tham gia như: Sinh hoạt văn nghệ: thơ ca, múa hát, kịch ngắn, kịch câm, tấu, kể chuyện, âm nhạc… được thể hiện dưới các hình thức khác nhau như hình thức văn nghệ, hình thức thi hoặc biểu diễn chào mừng các ngày kỉ niệm trong năm như 2011, 263, 83, 304, 195... Đọc sách, báo, xem phim, xem biểu diễn văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật. Thảo luận, trao đổi ý kiến về những cuốn sách hay, những bộ phim, vở kịch có ý nghĩa, có giá trị về nhân văn, đạo đức. Thi vẻ đẹp HS theo từng lớp, khối lớp hoặc trường; Thi khéo tay và trưng bày triển lãm những sản phẩm như tổ chức cho HS thêu, đan, cắm hoa, may vá, vẽ, nặn, trưng bày vở sạch chữ đẹp, những bài văn hay, những dụng cụ học tập, dụng cụ trực quan do HS tự tạo, những tờ báo tường đẹp, những sản phẩm lao động sản xuất khác. Sinh hoạt câu lạc bộ chuyên đề phù hợp với lứa tuổi và hứng thú như: câu lạc bộ khiêu vũ, đàn, hát, thơ ca... Tìm hiểu về nghệ thuật truyền thống, nghề truyền thống, tết cổ truyền, phong tục tập quán, trò chơi dân gian, âm nhạc dân gian, văn hóa phi vật thể. Giáo dục di sản và giáo dục truyền thống như truyền thống văn hóa, truyền thống đạo đức, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn.4) Nội dung hoạt động thuộc lĩnh vực vui chơi giải trí Vui chơi giải trí là một trong các yếu tố để duy trì và phát triển các phong trào và đoàn thể thanh thiếu niên. Nó đáp ứng nhu cầu về việc nghỉ ngơi, thư giãn của HS đồng thời phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi HS phổ thông. Bên cạnh chức năng thư giãn, vui chơi giải trí còn chuyển tải những bài học về đạo đức, nhân bản, luân lý, giá trị… đến với HS một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn. Vui chơi giải trí giúp cho HS tiếp thu bài học một cách hiệu quả hơn.Vui chơi giải trí được tổ chức dưới những hình thức hoạt động như: Ca hát, nhảy múa, dân vũ, khiêu vũ; Các vở kịch, tiểu phẩm hài, múa hát sân trường; Các trò vui chơi giải trí như: trò chơi vận động, trò chơi trí tuệ, trò chơi dân gian… xen kẽ trong các tiết sinh hoạt tập thể của lớp, hoặc trong giờ ra chơi, trong các ngày hội của nhà trường.5) Nội dung hoạt động thuộc lĩnh vực lao động công ích Lao động công ích là việc cá nhân đóng góp một phần sức lao động của mình để tham gia xây dựng, tu bổ các công trình công cộng vì lợi ích chung của cộng đồng nhằm duy trì, bảo tồn các công trình công cộng cũng như kịp thời phòng, chống và khắc phục hậu quả của thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh.Các hoạt động công ích HS có thể tham gia ở nhà trường và địa phương là: Vệ sinh vườn trường, sân trường, lớp học, môi trường xung quanh nhà trường, vệ sinh đường làng, ngõ xóm; Trồng cây, làm bồn hoa và chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, cây xanh… làm đẹp trường lớp. Trồng và chăm sóc cây xanh nơi công cộng; Tu sửa bàn ghế, trường lớp, trang trí lớp học; Vệ sinh các công trình công cộng; Chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử, các công trình công cộng, di sản văn hóa; Đóng góp ngày công lao động với các hoạt động của địa phương như trồng lúa, gặt lúa, trồng rừng, làm các sản phẩm mây tre đan, tham gia vào các làng nghề ở địa phương theo thời vụ...6) Nội dung hoạt động thuộc lĩnh vực thể dục thể thaoThể dục thể thao là lĩnh vực không thể thiếu trong nội dung của HĐTN ở các trường phổ thông, bởi nó giúp HS nâng cao sức đề kháng cơ thể, ngăn ngừa các loại bệnh tật, đồng thời nâng cao sức khỏe tinh thần, rèn luyện bản thân và giúp phát triển chiều cao, có sức khỏe để học tập tốt hơn. Ngoài ra, các môn thể thao đồng đội cũng rèn luyện cho HS tinh thần đoàn kết, kỹ năng hợp tác. Các hoạt động thể dục thể thao thường được tổ chức ở trường THPT như: Thể dục giữa giờ với các hình thức khác nhau như thể dục thư giãn, thể dục nhịp điệu, trò chơi tập thể; Tổ chức ngày hội vui khỏe, đại hội thể thao toàn trường… 7) Nội dung hoạt động thuộc lĩnh vực định hướng nghề nghiệp Định hướng nghề nghiệp là một nội dung quan trọng của HĐTN đối với HS THPT. Thông qua hoạt động này, HS có được những trải nghiệm thực tiễn về nghề nghiệp, giúp HS có cơ sở để đánh giá khả năng của bản thân, từ đó điều chỉnh việc chọn nghề cho phù hợp với năng lực, nguyện vọng bản thân và phù hợp với nhu cầu lao động của địa phương và xã hội.Các nội dung HĐTN về hướng nghiệp bao gồm: Làm quen với các ngành nghề truyền thống của địa phương và những nghề cơ bản trong xã hội; Tìm hiểu xu hướng phát triển các ngành nghề; Các yêu cầu của nghề đối với người lao động; Sử dụng các công cụ, phương tiền hỗ trợ để tìm hiểu các đặc điểm tâm sinh lý HS, đáp ứng yêu cầu của nghề; Tư vấn, tham vấn hướng nghiệp cho HS…1.3.3. Các nguyên tắc tổ chức HĐTN trong các trường THPT Tổ chức HĐTN trong các trường THPT cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây: Tính mục đích, tính thống nhất: Bất kể HĐTN nào khi xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đều phải hướng tới mục tiêu là kết quả dự kiến, là cái đích sẽ đến. Trong quá trình tổ chức HĐTN cho HS ở trường THPT cần tiếp tục phát triển hoàn thiện cho HS các phẩm chất nhân cách, những thói quen, kỹ năng sống cơ bản, biết cách tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm, phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù, vì vậy các HĐTN tổ chức cho HS phải có sự thống nhất về nội dung, về mục tiêu giữa các bậc học, các lứa tuổi, các nhà trường. Thông qua hoạt động thực tiễn: Tất cả các tri thức đều được hình thành từ thực tiễn và phục vụ cho thực tiễn. HĐTN phải đưa HS vào thực tiễn để các em khám phá, hình thành và phát triển trí tuệ, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Con người chỉ trưởng thành và tiếp nhận tri thức bền vững cho bản thân khi tham gia tích cực các hoạt động. Hoạt động là phương thức để con người tồn tại và phát triển. Khi HS là chủ thể của hoạt động thì hoạt động đó là thực tiễn và chỉ khi ấy nó mới có giá trị đích thực để giúp HS trải nghiệm và phát triển nhân cách của mình. Phù hợp với lứa tuổi, giới tính và đặc điểm riêng của từng HS: Ở lứa tuổi THPT, HS có sự phát triển nhanh về mặt thể chất, trí tuệ, tâm lý, tình cảm và đang trong giai đoạn hoàn thiện về tâm lý, nhân cách. Lứa tuổi này hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập hướng nghiệp. Vì vậy, khi tổ chức HĐTN cho HS THPT cần quan tâm tới đặc điểm riêng của từng HS, quan tâm tới việc chọn nghề và giúp HS tự xây dựng cho mình một kế hoạch rèn luyện và phát triển bản thân vì ngày mai lập thân, lập nghiệp. Liên kết nhà trường gia đình xã hội trong giáo dục HS: Khi tổ chức HĐTN cho HS THPT giữa nhà trường, gia đình và xã hội phải có sự kết hợp chặt chẽ, tạo ra sức mạnh đoàn kết, thống nhất trong giáo dục HS. Chỉ khi nào ba lực lượng này có sự liên kết chặt chẽ thì HĐTN mới có tính hiệu quả và thiết thực. 1.3.4. Các hình thức HĐTN trong các trường THPT1.3.4.1. Câu lạc bộHoạt động câu lạc bộ tạo cơ hội để HS được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà HS quan tâm, qua đó phát triển các kỹ năng của HS như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng viết bài, kỹ năng chụp ảnh, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề… Ở trường THPT có thể tổ chức các câu lạc bộ sau: Câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật: âm nhạc, diễn kịch, thơ, múa rối, phóng viên, mỹ thuật, khiêu vũ, sáng tác, MC...; Câu lạc bộ thể dục thể thao: bóng đá, bóng rổ, thể dục nhịp điệu, điền kinh, bơi lội, cầu lông...; Câu lạc bộ học thuật: Toán học, Văn học, Tiếng Anh, nghiên cứu khoa học; Câu lạc bộ võ thuật và Câu lạc bộ trò chơi dân gian.Tùy theo điều kiện cụ thể, mỗi nhà trường đều có thể tổ chức nhiều câu lạc bộ khác nhau cho các nhóm HS tham gia.1.3.4.2. Trò chơiTrò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”.Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của HĐTN như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kỹ năng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận… Căn cứ vào nội dung trò chơi, có thể phân loại trò chơi gồm: Trò chơi học tập; trò chơi vận động; trò chơi mô phỏng...1.3.4.3. Diễn đànDiễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của HS thông qua việc HS trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan. Thông qua diễn đàn, HS có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu, ứng thú, nguyện vọng của HS; đồng thời đây cũng là dịp để HS biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau. Để phát huy khả năng sáng tạo và tăng cường tính độc lập của HS, trong các diễn đàn, HS phải là người chủ trì, từ khâu chuẩn bị, xây dựng chủ đề diễn đàn đến khâu dẫn dắt, điều hành diễn đàn và đánh giá kết quả của diễn đàn dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo, các nhà QLGD.1.3.4.4. Sân khấu tương tácSân khấu tương tác là một hình thức nghệ thuật tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. Phần trình diễn chính là một cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những người thực hiện và khán giả, trong đó đề cao tính tương tác hay sự tham gia của khán giả.Nội dung của sân khấu tương tác là các vấn đề, những điều trực tiếp tác động tới cuộc sống của HS. HS tự chọn ra vấn đề, HS tự xây dựng kịch bản và cuối cùng là chọn ra những diễn viên cho vở diễn đó để thực hiện và sẽ không có sự trợ giúp từ bên ngoài. Sân khấu tương tác có thể diễn ra trong phạm vi hẹp trong lớp học hoặc rộng hơn phạm vi toàn trường…1.3.4.5. Tham quan, dã ngoạiTham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với HS. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để HS được thăm các thắng cảnh, các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy hoặc địa danh nổi tiếng của đất nước ở ngoài nơi HS đang sống, học tập… giúp HS có thêm kiến thức xã hội, văn hóa và những trải nghiệm hữu ích từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính HS.Các lĩnh vực tham quan, dã ngoại có thể được tổ chức ở nhà trường phổ thông là: Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa; Tham quan hướng nghiệp như tham quan nhà máy, xí nghiệp, tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề; Tham quan các viện bảo tàng; Tham quan du lịch truyền thống; Dã ngoại theo các chủ đề học tập.Tham quan, dã ngoại là điều kiện và môi trường tốt cho HS tự khẳng định mình, thể hiện tính tự quản, tính sáng tạo và biết đánh giá sự cố gắng, sự trưởng thành của bản thân cũng như tạo cơ hội để HS thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”, “lý luận đi đôi với thực tiễn”, đồng thời là môi trường để thực hiện mục tiêu “xã hội hóa” công tác giáo dục. 1.3.4.6. Hội thi, cuộc thiHội thi, cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn HS và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho tuổi trẻ. Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người, đội thắng cuộc. Hội thi, cuộc thi có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: thi vẽ, thi viết, thi tìm hiểu, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thi thời trang, thi kể chuyện, thi chụp ảnh, thi kể chuyện theo tranh, thi sáng tác bài hát, hội thi học tập, hội thi thời trang, hội thi HS thanh lịch… 1.3.4.7. Tổ chức sự kiệnTổ chức sự kiện là một hoạt động tạo cơ hội cho HS THPT được thể hiện những ý tưởng, khả năng sáng tạo của mình, thể hiện năng lực tổ chức hoạt động, thực hiện và kiểm tra giám sát hoạt động; được rèn luyện tính tỉ mỉ, chi tiết, đầu óc tổ chức, tính năng động, nhanh nhẹn, kiên nhẫn, có khả năng thiết lập mối quan hệ tốt, có khả năng làm việc theo nhóm, có sức khỏe và niềm đam mê. Khi tham gia tổ chức sự kiện, HS sẽ thể hiện được sức bền cũng như khả năng chịu được áp lực cao của mình. Ngoài ra, HS còn phải biết cách ứng phó trong mọi tình huống bất kỳ xảy đến.Các sự kiện có thể tổ chức trong nhà trường như: Các buổi triển lãm, buổi giới thiệu, hội nghị khoa học, hội diễn nghệ thuật…; Đại hội thể dục thể thao, thi đấu giao hữu…1.3.4.8. Giao lưuGiao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để cho HS đươc tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó giúp cho HS có được những nhận thức, tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lời khuyên đúng đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách. Đặc biệt, giao lưu với các doanh nhân thành đạt trong các lĩnh vực sẽ giúp học sinh THPT trong việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai.Hoạt động giao lưu rất phù hợp với các HĐTN theo chủ đề và dễ dàng được tổ chức trong mọi điều kiện của lớp, của trường.1.3.4.9. Hoạt động chiến dịchChiến dịch là một nội dung hoạt động không chỉ tác động đến HS mà tới cả các thành viên trong cộng đồng. Chính trong những hoạt động chiến dịch, HS có cơ hội khẳng định mình trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý thức “mình vì mọi người, mọi người vì mình”.Việc HS tham gia các hoạt động chiến dịch nhằm tăng cường sự hiểu biết và sự quan tâm của HS đối với các vấn đề xã hội như vấn đề môi trường, giao thông, an toàn xã hội… giúp HS có ý thức hành động vì cộng đồng; tập dượt cho HS tham gia giải quyết những vấn đề xã hội; phát triển ở HS một số kỹ năng cần thiết như kỹ năng hợp tác, kỹ năng thu thập thông tin, kỹ năng đánh giá và kỹ năng ra quyết định.Tùy thuộc vào các vấn đề của địa phương mà nhà trường có thể lựa chọn và tổ chức cho HS tham gia các chiến dịch với những chủ đề phù hợp với đối tượng và đặc điểm địa phương như: Chiến dịch Giờ trái đất; chiến dịch làm sạch môi trường xung quanh trường học; chiến dịch ứng phó với biến đổi khí hậu; chiến dịch bảo vệ môi trường...1.3.4.10. Hoạt động nhân đạoHoạt động nhân đạo là một nội dung hoạt động tác động đến tình cảm, sự đồng cảm của HS trước những con người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thông qua hoạt động nhân đạo, HS biết thêm những hoàn cảnh khó khăn của người nghèo, người nhiễm chất độc da cam, trẻ em mồ côi, người tàn tật, khuyết tật, người già cô đơn không nơi nương tựa, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những đối tượng dễ bị tổn thương trong cuộc sống… để kịp thời giúp đỡ họ từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập với cộng đồng.Hoạt động nhân đạo trong trường phổ thông được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Hiến máu nhân đạo; xây dựng quỹ ủng hộ các bạn thuộc hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn; tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam; quyên góp đồ dùng học tập cho các bạn HS vùng cao; tổ chức trung thu cho HS nghèo vùng sâu, vùng xa; gây quỹ ủng hộ người tàn tật, khuyết tật; quyên góp ủng hộ nhân dân vùng bão, lũ.Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi trường mà tổ chức hoạt động nhân đạo phù hợp, hiệu quả và có tính giáo dục cao cho HS.1.3.4.11. Hoạt động tình nguyệnTình nguyện là một nội dung hoạt động mang tính tự nguyện, tự giác cao thông qua việc HS tự mình nhận lấy trách nhiệm để sẵn sàng làm việc và thực hiện hoạt động mà không quản ngại khó khăn, gian khổ, không nhất thiết phải có quyền lợi vật chất cho bản thân.HS ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể tham gia hoạt động tình nguyện để trở thành các tình nguyện viên. Tuy nhiên, để hoạt động tình nguyện đạt hiệu quả thì các nhà trường THPT cần lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức phù hợp với từng độ tuổi, từng khối lớp.1.3.4.12. Lao động công ích Trong trường THPT, lao động công ích được hiểu là sự đóng góp sức lao động của HS cho các công trình công cộng của nhà trường hoặc địa phương nơi HS sinh sống. Lao động công ích giúp HS hiểu được giá trị của lao động, từ đó biết trân trọng sức lao động và có ý thức bảo vệ, giữ gìn những công trình công cộng. Thông qua lao động công ích, HS được rèn luyện các kỹ năng sống như: kỹ năng hợp tác, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng lập kế hoạch…1.3.4.13. Sinh hoạt tập thểSinh hoạt tập thể là một trong những yếu tố chính để duy trì và phát triển các phong trào và đoàn thể thanh thiếu niên. Sinh hoạt tập thể giúp HS được thư giãn sau những giờ học mệt mỏi với những bài vở, lý thuyết trong nhà trường.Sinh hoạt tập thể được tổ chức dưới những hình thức hoạt động như: ca hát, nhảy múa, vui chơi, dân vũ, vở kịch, múa hát sân trường, khiêu vũ…1.3.4.14. Hoạt động nghiên cứu khoa họcNghiên cứu khoa học là sự tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết, hoặc phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới, hoặc sáng tạo phương pháp mới, phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật, phục vụ mục tiêu hoạt động của con người.Hoạt động nghiên cứu khoa học của HS là những hoạt động thuộc về công việc tổ chức hoạt động tìm kiếm, khám phá những điều mới mẻ đối với HS trong phạm vi hoạt động giáo dục của nhà trường.HĐTN có nội dung phong phú và được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau. Tùy thuộc vào đối tượng HS, tình hình thực tiễn của nhà trường, những đặc trưng về văn hóa, khí hậu, đặc điểm vùng miền, điều kiện KT XH… của mỗi địa phương mà các nhà trường lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức sao cho việc thực hiện được linh hoạt, sáng tạo và đạt hiệu quả cao.1.3.5. Các phương pháp pháp tổ chức HĐTN trong các trường THPT1.3.5.1. Phương pháp giải quyết vấn đềGiải quyết vấn đề là một phương pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của HS. HS được đặt trong những tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề giúp HS lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp.Trong tổ chức HĐTN, phương pháp giải quyết vấn đề thường được vận dụng khi HS phải phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động.Phương pháp giải quyết vấn đề có ý nghĩa như một phương pháp quan trọng để phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS. Giải quyết vấn đề giúp HS có cách nhìn toàn diện hơn trước các hiện tượng, sự việc nảy sinh trong hoạt động, trong cuộc sống hằng ngày. Để phương pháp này thành công thì vấn đề đưa ra phải kích thích HS tích cực tìm tòi cách giải quyết. Đối với tập thể lớp, khi giải quyết vấn đề phải coi trọng nguyên tắc tôn trọng và bình đẳng, tránh gây ra căng thẳng không có lợi cho việc giáo dục HS.1.3.5.2. Phương pháp sắm vaiSắm vai là phương pháp giáo dục giúp HS thực hành những cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở trí tưởng tượng và sáng tạo của HS. Đóng vai thường không có kịch bản cho trước, mà HS phải tự xây dựng trong quá trình hoạt động.Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một cách ứng xử cụ thể mà HS quan sát được. Thông qua sắm vai, HS được rèn luyện, thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn, tạo điều kiện phát triển sự sáng tạo của HS, khích lệ thay đổi thái độ và hành vi theo hướng tích cực trước một vấn đề hay đối tượng nào đó.1.3.5.3. Phương pháp làm việc nhómLàm việc theo nhóm là phương pháp tổ chức dạy học giáo dục trong đó giáo viên sắp xếp HS thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên nhằm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.Làm việc nhóm giúp HS: Phát huy cao độ vai trò chủ động, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động, tinh thần trách nhiệm của HS, tạo cơ hội cho HS tự thể hiện, tự khẳng định khả năng của mình, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. Hình thành các kỹ năng xã hội và các phẩm chất nhân cách cần thiết như: kỹ năng tổ chức, quản lý, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác, có trách nhiệm cao, tinh thần đồng đội, sự quan tâm và mối quan hệ khăng khít, sự ủng hộ cá nhân và khuyến khích tinh thần học hỏi lẫn nhau, xác định giá trị của sự đa dạng và tính gắn kết. Thể hiện mối quan hệ bình đẳng, dân chủ và nhân văn cho mỗi cá nhân người học được khẳng định mình và được phát triển. Làm việc nhóm sẽ khuyến khích HS giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những HS nhút nhát, thiếu tự tin, cô độc có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học…Để phương pháp làm việc nhóm thực sự phát huy vai trò của mình như đã nêu, giáo viên cần: Thiết kế các nhiệm vụ đòi hỏi sự phụ thuộc lẫn nhau; phân công các vai trò bổ trợ và có liên quan đến nhau để thực hiện một nhiệm vụ chung; hướng dẫn HS phương pháp, kỹ năng làm việc nhóm vì kỹ năng làm việc nhóm chính là linh hồn, là yếu tố quyết định thành công đối với phương pháp này.1.3.5.4. Phương pháp dạy học dự ánDạy học dự án là một mô hình dạy và học trong đó việc học tập của HS được thực hiện một cách có hệ thống thông qua một loạt các thao tác từ thiết kế giờ học đến lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, ra quyết định, tạo sản phẩm, đánh giá và trình bày kết quả để từ đó giúp HS phát triển kiến thức và kỹ năng.Dạy học dự án được thiết kế theo 5 khâu sau: Hình 1: Các bước của dạy học dự án 31Trên đây là một số phương pháp cơ bản rất phù hợp với việc tổ chức các HĐTN cho HS THPT. Tùy theo tính chất và mục đích của từng hoạt động cụ thể và tùy theo điều kiện cũng như khả năng của HS, giáo viên có thể lựa chọn một hay nhiều phương pháp. Điều quan trọng là các phương pháp được lựa chọn phải phát huy cao độ vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của HS và phải khai thác tối đa năng lực của HS.1.4. Quản lý hoạt động trải nghiệm trong các trường trung học phổ thông1.4.1. Lập kế hoạch tổ chức HĐTN trong các trường THPTLập kế hoạch là một chức năng cơ bản của quản lý, trong đó phải xác định những vấn đề như nhận định và phân tích tình hình, bối cảnh; dự báo các khả năng; lựa chọn và xác định các mục tiêu, mục đích và hoạch định con đường, cách thức biện pháp để đạt được mục tiêu, mục đích của quá trình. Trong mỗi kế hoạch thường bao gồm các nội dung như xác định hình thành mục tiêu, xác định và đảm bảo về các điều kiện, nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu và cuối cùng là quyết định xem hoạt động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu đặt ra 9. Lập kế hoạch quản lý HĐTN trong trường THPT cần thực hiện các nội dung sau:+ Hiệu trưởng đánh giá được thực trạng của nhà trường liên quan đến HĐTN, làm rõ điều kiện nguồn lực đáp ứng cho HĐTN.+ Xác định mục tiêu có tính khả thi.+ Lựa chọn được những HĐTN cần tiến hành theo chủ đề của tuần, tháng, kỳ, năm học của từng bộ môn, và cách thức tiến hành, quan tâm đến nội dung HĐTN: Trải nghiệm nhận thức, trải nghiệm xã hội, trải nghiệm tình cảm, trải nghiệm mô phỏng thông qua máy tính, trò chơi...+ Xác định phương pháp, cách thức tổ chức tổ chức HĐTN. + Xác định đặc điểm của môi trường thự
i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn khơng trùng lặp với khóa luận, luận văn, luận án cơng trình nghiên cứu cơng bố Người cam đoan Hoàng Văn Lan ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt trình học tập, nghiên cứu hồn thành Luận văn, tơi nhận hướng dẫn, giúp đỡ động viên quý báu q thầy cơ, gia đình, bạn bè đồng nghiệp Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu Phòng, Khoa tham gia quản lý hệ đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Hồng Đức; thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy hướng dẫn tơi q trình học tập nghiên cứu Đặc biệt, xin bày tỏ lịng kính trọng biết ơn sâu sắc đến TS Hồ Thị Nga, người hướng dẫn khoa học tận tâm giúp đỡ, dẫn động viên hồn thành Luận văn Tơi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, quý đồng nghiệp công tác Trường THPT Thường Xuân 3, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa tạo điều kiện thuận lợi cho thời gian học tập; Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Thường Xuân, trường THPT địa bàn giúp đỡ tơi q trình nghiên cứu thực tiễn Sau cùng, tơi xin cám ơn gia đình, bạn bè động viên, khích lệ tơi suốt q trình học tập thực Luận văn Dù thân có nhiều cố gắng, song q trình thực hiện, chắn Luận văn không tránh khỏi thiếu sót Tơi mong nhận ý kiến đóng góp, trao đổi thầy, giáo, đồng nghiệp để Luận văn hoàn thiện Trân trọng cảm ơn! Thanh Hóa, tháng năm 2019 Tác giả luận văn Hoàng Văn Lan iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .vii DANH MỤC BẢNG viii MỞ ĐẦU 1 Lý chọn đề tài .1 Mục đích nghiên cứu Đối tượng khách thể nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu Giả thuyết khoa học Phương pháp nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Cấu trúc luận văn .4 Chương CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .5 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Các nghiên cứu nước 1.1.2 Các nghiên cứu nước .6 1.2 Một số khái niệm 1.2.1 Trường THPT .8 1.2.2 Hoạt động trải nghiệm .9 1.2.3 Quản lý hoạt động trải nghiệm 12 1.3 Hoạt động trải nghiệm trường trung học phổ thông .13 1.3.1 Mục tiêu HĐTN trường THPT 13 1.3.2 Nội dung HĐTN trường THPT 14 1.3.3 Các nguyên tắc tổ chức HĐTN trường THPT .18 iv 1.3.4 Các hình thức HĐTN trường THPT .19 1.3.5 Các phương pháp pháp tổ chức HĐTN trường THPT 25 1.4 Quản lý hoạt động trải nghiệm trường trung học phổ thông 27 1.4.1 Lập kế hoạch tổ chức HĐTN trường THPT 27 1.4.2 Tổ chức thực HĐTN trường THPT 29 1.4.3 Chỉ đạo thực HĐTN trường THPT 30 1.4.4 Kiểm tra, đánh giá việc thực kế HĐTN trường THPT 31 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐTN trường THPT 32 1.5.1 Quan điểm đạo cấp có thẩm quyền tổ chức HĐTN 32 1.5.2 Nhận thức bên liên quan vai trò HĐTN trường THPT 33 1.5.3 Năng lực bên tham gia tổ chức HĐTN 34 1.5.4 Điều kiện CSVC, tài phục vụ cho HĐTN .35 Kết luận chương .37 Chương THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN THƯỜNG XUÂN, THANH HÓA 38 2.1 Khái quát chung tình hình kinh tế, văn hóa xã hội giáo dục THPT huyện Thường Xuân, Thanh Hóa 38 2.2 Tổ chức khảo sát 41 2.3 Kết khảo sát 44 2.3.1 Thực trạng HĐTN trường THPT huyện Thường Xuân, Thanh Hóa .44 2.3.2 Thực trạng quản lý HĐTN trường THPT huyện Thường Xuân, Thanh Hóa 58 v 2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐTN trường THPT 70 2.3.4 Đánh giá thực trạng quản lý HĐTN trường THPT huyện Thường Xuân thời gian qua 74 Kết luận chương .78 Chương BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN THƯỜNG XUÂN, THANH HÓA 79 3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 79 3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 79 3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 79 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng 79 3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .80 3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu 80 3.2 Các biện pháp quản lý HĐTN trường THPT huyện Thường Xuân, Thanh Hóa 80 3.2.1 Tăng cường bồi dưỡng nhận thức cho CBQL, GV, phụ huynh HS HS vai trò tầm quan trọng HĐTN trường THPT 80 3.2.2 Xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN cho HS THPT 83 3.2.3 Đổi nội dung, phương pháp đa dạng hóa hình thức tổ chức HĐTN cho HS trường THPT 85 3.2.4 Tăng cường phối hợp chặt chẽ nhà trường, gia đình tổ chức trị - xã hội việc quản lý, tổ chức HĐTN cho HS cách hiệu nhà trường THPT 88 3.2.5 Đảm bảo điều kiện, phương tiện để thực HĐTN hiệu trường THPT 91 3.2.6 Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức HĐTN cho HS trường THPT 93 vi 3.3 Mối quan hệ biện pháp 96 3.4 Khảo nghiệm mức độ cần thiết khả thi biện pháp 96 3.4.1 Mục đích khảo nghiệm .96 3.4.2 Nội dung khảo nghiệm .96 3.4.3 Phương pháp khảo nghiệm 96 3.4.4 Kết khảo nghiệm .97 Kết luận chương .102 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 103 Kết luận 103 Khuyến nghị 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải CBQL Cán quản lý CSVC Cơ sở vật chất GV Giáo viên HĐTN Hoạt động trải nghiệm HS Học sinh KTXH Kinh tế - xã hội QLGD Quản lý giáo dục THPT Trung học phổ thông viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Quy mô trường, lớp trường THPT huyện Thường Xuân, Thanh Hóa năm học 2018 - 2019 39 Bảng 2.2 Cán quản lý, giáo viên nhân viên trường THPT huyện Thường Xuân năm học 2018 - 2019 .40 Bảng 2.3 Xếp loại học lực HS trường THPT huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm học 2018 - 2019 40 Bảng 2.4 Xếp loại hạnh kiểm HS trường THPT huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm học 2018 - 2019 41 Bảng 2.5 Số phiếu khảo sát số phiếu hợp lệ để xử lý kết 43 Bảng 2.6 Số lần tổ chức HĐTN cho HS trường THPT huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm học 2018 - 2019 44 Bảng 2.7 Nhận thức CBQLGD, GV HS vai trò, tầm quan trọng HĐTN trường THPT huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa 45 Bảng 2.8 Mức độ thực nội dung HĐTN trường THPT huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa 48 Bảng 2.9 Tổng hợp số lần HĐTN tổ chức năm gần trường THPT huyện Thường Xuân, Thanh Hóa 50 Bảng 2.10 Thực trạng hình thức tổ chức HĐTN trường THPT huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa 51 Bảng 2.11 Thực trạng phương pháp tổ chức HĐTN trường THPT huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa 55 Bảng 2.12 Thực trạng xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN trường THPT huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh ix Hóa 59 Bảng 2.13 Thực trạng kế hoạch HĐTN trường THPT huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa 61 Bảng 2.14 Nội dung lập kế hoạch quản lý HĐTN trường THPT huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa 62 Bảng 2.15 Thực trạng tổ chức thực HĐTN trường THPT huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa .64 Bảng 2.16 Thực trạng đạo thực HĐTN trường THPT huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa .66 Bảng 2.17 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết tổ chức HĐTN cho học sinh trường THPT huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa 69 Bảng 2.18 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐTN cho học sinh trường THPT huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa 71 Bảng 3.1 Kết khảo nghiệm tính cần thiết biện pháp .97 Bảng 3.2 Kết khảo nghiệm tính khả thi biện pháp 98 Bảng 3.3 Tương quan mức độ cần thiết mức độ khả thi biện pháp 100 MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Trong thời kỳ hội nhập quốc tế khu vực, trước yêu cầu phát triển kinh tế, khoa học - cơng nghệ, giáo dục Việt Nam nói chung giáo dục phổ thơng nói riêng phải qn triệt bốn mục tiêu lớn giáo dục: Học để biết; học để làm; học để làm người; học để chung sống để tự khẳng định [40],[4] Để thực mục tiêu này, nhà trường cần phải quán triệt nguyên tắc giáo dục là: Học đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục gắn với lao động, giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình xã hội Giáo dục nhà trường cần phải đảm bảo tính cân đối học lý thuyết với học thực hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, đặc biệt thông qua HĐTN Nghị số 29 - NQ/TW “Đổi bản, toàn diện giáo dục đào tạo” có đạo: “Tiếp tục đổi mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo vận dụng kiến thức, kỹ người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo sở để người học tự cập nhật đổi tri thức, kỹ năng, phát triển lực Chuyển từ học chủ yếu lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, ý hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học” Thực Nghị số 29 - NQ/TW, năm gần đây, trường THPT huyện Thường Xn, tỉnh Thanh Hóa mạnh dạn thí điểm thực “phát triển chương trình giáo dục nhà trường” theo đạo Bộ GD&ĐT Song song với việc tiếp thu kiến thức, HS tham gia vào hoạt động thực tiễn mang tính chất cộng đồng xã hội, địa phương, vùng miền Thông qua HĐTN, môi trường học tập HS mở rộng, quan hệ xã hội HS phát triển, kỹ sống tăng cường, kiến thức kỹ P6 Nội dung 10 Thường xuyên Đôi Không thực thực thực Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá kết thực tổ chức HĐTN cho HS Xác định nội dung kiểm tra, đánh giá kết thực HĐTN Xác định hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết thực HĐTN Xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá kết thực HĐTN Xây dựng quy định tiêu chuẩn đánh giá HĐTN Tiến hành đánh giá theo kế hoạch kiểm tra, đánh giá HĐTN Công khai kết đánh giá HĐTN Tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động để kịp thời điều chỉnh HĐTN có hiệu Dùng kết đánh giá HĐTN để xếp loại thi đua Xây dựng cẩm nang, học kinh nghiệm quý công tác tổ chức HĐTN cho HS Câu 9: Đồng chí cho biết thực trạng quản lý điều kiện để tổ chức HĐTN cho học sinh trường THPT huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa cách đánh dấu (+) vào mức độ thực tương ứng Mức độ thực Stt Nội dung Thường xuyên Đôi Không thực thực thực Thường xuyên rà soát CSVC, thiết bị phục vụ HĐ TNST Chỉ đạo tổ chuyên môn GV có kế hoạch sử dụng hợp lý CSVC, TB phục vụ HĐ TN Hiệu trưởng quan tâm bổ sung CSVC, thiết bị dựa đề xuất điều kiện nhà trường Hướng dẫn GV khai thác sử dụng thiết bị có trường tổ chức HĐTN Khai thác sử dụng điều kiên vật chất sẵn có địa phương Câu 10: Đồng chí cho biết yếu tố ảnh hưởng đến trình quản lý HĐTN cho HS trường THPT huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa cách đánh dấu (+) vào mức độ ảnh hưởng tương ứng Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng P7 Khách quan Chủ quan Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Nhận thức cán quản lý, giáo viên, HS, cha mẹ HS chưa đầy đủ ý nghĩa, vai trò HĐTN phát triển nhân cách HS Nội dung, chương trình, kế hoạch tổ chức HĐTN theo chủ đề giáo dục chưa phù hợp với điều kiện nhà trường THPT Năng lực quản lý HĐTN cho HS Hiệu trưởng hạn chế Năng lực tổ chức HĐTN cho HS giáo viên, cán Đồn cịn thấp Các điều kiện khó khăn xã hội, địa phương, gia đình kinh tế, điều kiện địa lý, địa điểm tổ chức HĐTN Chưa có chế độ sách cho giáo viên, CBQL thực tổ chức HĐTN cho HS Công tác phối hợp lực lượng nhà trường tổ chức HĐTN chưa hiệu Điều kiện sở vật chất nhà trường, kinh phí giành cho HĐTN cịn hạn chế Xin đồng chí vui lịng cho biết đơi điều thân: Đang cơng tác đơn vị:…………………………………………… Trình độ chun môn, quản lý: Chức vụ:…………………………………………………………… Đã công tác .năm Đã làm quản lý năm Giới tính: Nam Nữ Xin trân trọng cảm ơn! Không ảnh hưởng P8 PHỤ LỤC PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho GV, CB Đồn) Để có sở khoa học giúp chúng tơi đề biện pháp thích hợp nhằm quản lý HĐTN trường THPT huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, xin đồng chí vui lịng trả lời số câu hỏi sau Câu 1: Đồng chí cho biết ý kiến vai trò, tầm quan trọng HĐTN trường THPT huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa cách đánh dấu (+) vào phương án trả lời phù hợp theo mức độ lựa chọn Mức độ đánh giá Stt Nội dung Quan trọng Ít quan trọng Khơng quan trọng Phát triển toàn diện nhân cách HS, giúp HS củng cố kỹ có, sở tiếp tục rèn luyện, phát triển lực tự hồn thiện, lực thích ứng, lực giao tiếp, ứng xử, lực hoạt động trị - xã hội, lực tổ chức quản lý, lực hợp tác HS Giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS, giúp HS có thái độ đắn trước vấn đề sống, biết chịu trách nhiệm hành vi thân, đấu tranh tích cực với biểu sai trái người khác, biết cảm thụ đánh giá đẹp sống Tạo môi trường để HS mở rộng quan hệ xã hội vận dụng kiến thức, kỹ học Giúp HS tham gia tích cực vào hoạt động, bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo Giúp HS thỏa mãn nhu cầu hoạt động, tạo hứng thú cho em học tập Giúp HS tăng cường hiểu biết tiếp thu giá trị truyền thống dân tộc, giá trị tốt đẹp nhân loại Nâng cao ý thức trách nhiệm cho HS, gia đình, nhà trường xã hội xây dựng phát triển đất nước Giáo dục ý thức định hướng nghề nghiệp HS nhằm phát triển phẩm chất lực liên quan đến người lao động từ định hướng lựa chọn nhóm nghề, nghề phù hợp với thân HS Câu 2: HĐTN trường đồng chí cơng tác gồm nội dung sau đây? Đồng chí đánh dấu (+) vào mức độ thực tương ứng P9 Stt Nội dung HĐTN Nội dung hoạt động thuộc lĩnh vực trị xã hội Nội dung hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật Nội dung hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật Nội dung hoạt động thuộc lĩnh vực vui chơi giải trí Mức độ thực Thường Đôi Không xuyên thực thực thực hiện Nội dung hoạt động thuộc lĩnh vực lao động cơng ích Nội dung hoạt động thuộc lĩnh vực thể dục thể thao Nội dung hoạt động thuộc lĩnh vực định hướng nghề nghiệp Câu 3: Đồng chí cho biết ý kiến mức độ hiệu đường, phương pháp tổ chức HĐTN trường đồng chí cơng tác cách đánh dấu (+) vào mức độ tương ứng Mức độ hiệu Stt Các phương pháp pháp tổ chức HĐTN trường THPT Phương pháp quan sát Phương pháp trực quan Phương pháp làm việc nhóm Phương pháp dạy học dự án Phương pháp sắm vai Phương pháp giải vấn đề Rất hiệu Hiệu Chưa hiệu Câu 4: Đồng chí cho biết thực trạng hình thức tổ chức HĐTN trường đồng chí cơng tác cách đánh dấu (+) vào mức độ tương ứng P10 Mức độ phù hợp Stt 10 11 12 13 14 Các hình thức tổ chức HĐTN trường THPT Phù hợp Ít phù hợp Chưa phù hợp Câu lạc Trò chơi Diễn đàn Sân khấu tương tác Tham quan, dã ngoại Hội thi, thi Tổ chức kiện Giao lưu Hoạt động chiến dịch Hoạt động nhân đạo Hoạt động tình nguyện Lao động cơng ích Sinh hoạt tập thể Hoạt động nghiên cứu khoa học Câu 5: Đồng chí cho biết ý kiến mức độ quan trọng để xây dựng nội dung kế hoạch tổ chức HĐTN trường đồng chí cơng tác cách đánh dấu (+) vào mức độ tương ứng Stt Căn xây dựng nội dung kế hoạch tổ chức HĐTN trường THPT Các văn bản, thơng tư phủ Các văn đạo UBND cấp Các văn bản, thông tư Bộ GD&ĐT Các văn đạo Sở GD&ĐT Kế hoạch Ban Giám hiệu Ý kiến Hội đồng sư phạm nhà trường Ý kiến đề xuất GVCN, GVBM Ý kiến đề xuất Hội cha mẹ HS Xuất phát từ nhu cầu HS Mức độ quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Khơng quan trọng Câu 6: Ở trường đồng chí cơng tác, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN cho HS theo loại kế hoạch nào? Đồng chí đánh dấu (+) vào mức độ tương ứng với loại kế hoạch Mức độ thực Stt Các loại kế hoạch tổ chức HĐTN cho HS Thường xuyên Đôi Không THPT thực thực thực P11 Xây dựng kế hoạch HĐTN chung cho toàn trường Xây dựng kế hoạch HĐTN cho khối lớp Xây dựng kế hoạch HĐTN gắn với nội dung học tập mơn văn hóa ngồi lên lớp Xây dựng kế hoạch gắn với rèn luyện đạo đức, lối sống Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động cho đơn vị lớp Câu 7: Đồng chí đánh giá khó khăn mà giáo viên nhà trường gặp phải tiến hành tổ chức HĐTN cho HS cách đánh dấu (+) vào mức độ tương ứng Stt Nội dung Mức độ thực Khó Đơi Khơng khăn khó khăn khó khăn GV chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trị HĐTN phát triển nhân cách HS THPT GV thiếu phương pháp, kỹ tổ chức HĐTN cho HS THPT Thời gian dành cho HĐTN chưa hợp lý, thiếu thời gian Cha mẹ HS, tổ chức ngồi nhà trường chưa nhiệt tình phối hợp để tăng cường tổ chức HĐTN cho HS Các điều kiện, phương tiện phục vụ HĐTN trường THPT thiếu thốn Đánh giá kết HĐTN HS khó khăn chưa xây dựng tiêu chí đánh giá phù hợp Chưa có chế, sách động viên lực lượng giáo dục tham gia tổ chức HĐTN cho HS hiệu Câu 8: Ở trường đồng chí cơng tác, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN cho HS, kế hoạch hướng tới nội dung nào? Đồng chí đánh dấu (+) vào mức độ thực tương ứng Stt Nội dung Xác định mục tiêu tổ chức HĐTN cho HS Mức độ thực Thường Đôi Không xuyên thực thực thực hiện P12 Xác định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức HĐTN cho HS THPT Xác định đặc điểm môi trường học đường, môi trường thực tế trải nghiệm dự đốn khó khăn cơng tác tổ chức tổ chức HĐTN cho HS THPT Xác định phương thức triển khai HĐTN Dự kiến nguồn lực hỗ trợ: sở vật chất, thiết bị kĩ thuật… Duyệt kế hoạch, chương trình, nội dung HĐTN cho HS Câu 9: Đồng chí cho biết thực trạng nội dung tổ chức thực HĐTN trường nào? Đồng chí đánh dấu (+) vào mức độ tương ứng Mức độ thực Stt Nội dung Thành lập Ban đạo triển khai HĐTN trường, thành viên BGH phụ trách Phân công GV chủ nhiệm, giáo viên giảng dạy môn cách hợp lý Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, nâng cao lực thực HĐTN cho giáo viên, HS, phụ huynh Triển khai kế hoạch HĐTN cho HS tới Hội đồng sư phạm, phụ huynh, HS thông qua họp, Hội nghị, sinh hoạt cờ, sinh hoạt lớp, bảng tin… Phối hợp phát huy vai trò TCM, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên môn, Đoàn niên, Ban đại diện cha mẹ HS, lực lượng xã hội khác tổ chức thực kế hoạch HĐTN cho HS Xây dựng chế phối hợp gia đình, nhà trường, quyền địa phương tổ chức xã hội việc triển khai HĐTN cho HS Xây dựng tiêu chuẩn thi đua GVCN, GVBM tham gia HĐTN theo chủ đề giáo dục Phân công cụ thể công việc cho tổ, nhóm, cá nhân cán giáo viên Thườngxun Đơi thực thực Không thực P13 Câu 10: Đồng chí cho biết thực trạng vai trị quản lý, đạo Hiệu trưởng quản lý HĐTN cho HS cách đánh dấu (+) vào mức độ thực tương ứng Mức độ thực Stt Nội dung Thường xuyên Đôi thực thực Không thực Chỉ đạo triển khai nhiệm vụ HĐTN cho HS Chỉ đạo thực nội dung HĐTN theo chủ đề mơn học, chủ đề tích hợp liên môn Chỉ đạo thực nội dung HĐTN theo chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao lực giáo viên, tăng cường điều kiện đáp ứng yêu cầu tổ chức HĐTN Chỉ đạo đổi mới, đa dạng hóa hình thức tổ chức HĐTN Chỉ đạo tăng cường vai trò giám sát cán quản lý, GVCN với HĐTN Chỉ đạo phổ biến kế hoạch cách sâu rộng kế hoạch HĐTN tới giáo viên, HS, phụ huynh, tổ chức nhà trường Chỉ đạo kết hợp nhà trường với địa phương, lực lượng xã hội khác để thực HĐTN cho HS Chỉ đạo kết hợp nhà trường với chuyên gia tổ chức kiện, chuyên gia giáo dục để tổ chức HĐNT cho HS Chỉ đạo việc xây dựng trì mơi trường 10 làm việc tốt tạo động làm việc cho cán GV tổ chức HĐTN cho HS Chỉ đạo việc đôn đốc, động viên, khen 11 thưởng, phê bình kịp thời, khách quan tổ chức HĐTN cho HS Câu 11: Đồng chí cho biết thực trạng kiểm tra, đánh giá kết tổ chức HĐTN cho học sinh trường đồng chí cơng tác cách đánh dấu (+) vào mức độ thực tương ứng Stt Mức độ thực P14 Nội dung Thường xuyên Đôi thực thực Không thực Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá kết thực tổ chức HĐTN cho HS Xác định nội dung kiểm tra, đánh giá kết thực HĐTN Xác định hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết thực HĐTN Xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá kết thực HĐTN Xây dựng quy định tiêu chuẩn đánh giá HĐTN Tiến hành đánh giá theo kế hoạch kiểm tra, đánh giá HĐTN Công khai kết đánh giá HĐTN Tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động để kịp thời điều chỉnh HĐTN có hiệu Dùng kết đánh giá HĐTN để xếp loại thi đua Xây dựng cẩm nang, học kinh nghiệm 10 quý công tác tổ chức HĐTN cho HS Câu 12: Đồng chí cho biết thực trạng quản lý điều kiện để tổ chức HĐTN cho học sinh cách đánh dấu (+) vào mức độ thực tương ứng Mức độ thực Stt Nội dung Thường xuyên rà soát CSVC, thiết bị phục vụ HĐ TNST Chỉ đạo tổ chun mơn GV có kế hoạch sử dụng hợp lý CSVC, TB phục vụ HĐ TN Hiệu trưởng quan tâm bổ sung CSVC, thiết bị dựa đề xuất điều kiện nhà Thường xuyên thực Đôi thực Không thực P15 trường Hướng dẫn GV khai thác sử dụng thiết bị có trường tổ chức HĐTN Khai thác sử dụng điều kiên vật chất sẵn có địa phương Câu 13: Đồng chí cho biết yếu tố ảnh hưởng đến trình quản lý HĐTN cho HS nhà trường cách đánh dấu (+) vào mức độ ảnh hưởng tương ứng Khách quan Chủ quan Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng Không Rất Ảnh ảnh ảnh hưởng hưởng hưởng Nhận thức cán quản lý, giáo viên, HS, cha mẹ HS chưa đầy đủ ý nghĩa, vai trò HĐTN phát triển nhân cách HS Nội dung, chương trình, kế hoạch tổ chức HĐTN theo chủ đề giáo dục chưa phù hợp với điều kiện nhà trường THPT Năng lực quản lý HĐTN cho HS Hiệu trưởng hạn chế Năng lực tổ chức HĐTN cho HS giáo viên, cán Đồn cịn thấp Các điều kiện khó khăn xã hội, địa phương, gia đình kinh tế, điều kiện địa lý, địa điểm tổ chức HĐTN Chưa có chế độ sách cho giáo viên, CBQL thực tổ chức HĐTN cho HS Công tác phối hợp lực lượng nhà trường tổ chức HĐTN chưa hiệu Điều kiện sở vật chất nhà trường, kinh phí giành cho HĐTN cịn hạn chế Xin đồng chí vui lịng cho biết đôi điều thân : Đang công tác đơn vị:…………………………………………… Môn giảng dạy, lĩnh vực phụ trách: Trình độ chun mơn: Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên mơn, cán Đồn:…………… P16 Đã cơng tác .năm Giới tính: Nam Xin trân trọng cảm ơn! Nữ P17 PHỤ LỤC PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho HS) Các em HS thân mến! Để có sở khoa học giúp chúng tơi đề biện pháp thích hợp nhằm quản lý HĐTN trường THPT huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, em vui lịng trả lời số câu hỏi sau Câu 1: Em cho biết ý kiến vai trò, tầm quan trọng HĐTN HS THPT cách đánh dấu (+) vào phương án trả lời phù hợp theo mức độ lựa chọn Mức độ đánh giá Stt Nội dung Quan trọng Ít quan trọng Khơng quan trọng Phát triển toàn diện nhân cách HS, giúp HS củng cố kỹ có, sở tiếp tục rèn luyện, phát triển lực tự hồn thiện, lực thích ứng, lực giao tiếp, ứng xử, lực hoạt động trị - xã hội, lực tổ chức quản lý, lực hợp tác HS Giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS, giúp HS có thái độ đắn trước vấn đề sống, biết chịu trách nhiệm hành vi thân, đấu tranh tích cực với biểu sai trái người khác, biết cảm thụ đánh giá đẹp sống Tạo môi trường để HS mở rộng quan hệ xã hội vận dụng kiến thức, kỹ học Giúp HS tham gia tích cực vào hoạt động, bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo Giúp HS thỏa mãn nhu cầu hoạt động, tạo hứng thú cho em học tập Giúp HS tăng cường hiểu biết tiếp thu giá trị truyền thống dân tộc, giá trị tốt đẹp nhân loại Nâng cao ý thức trách nhiệm cho HS, gia đình, nhà trường xã hội xây dựng phát triển đất nước Giáo dục ý thức định hướng nghề nghiệp HS nhằm phát triển phẩm chất lực liên quan đến người lao động từ định hướng lựa chọn nhóm nghề, nghề phù hợp với thân HS Câu 2: HĐTN trường em học gồm nội dung P18 sau đây? Em đánh dấu (+) vào mức độ thực tương ứng Stt Nội dung HĐTN Mức độ thực Đôi Thường Không xuyên thực thực thực hiện Nội dung hoạt động thuộc lĩnh vực trị xã hội Nội dung hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật Nội dung hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật Nội dung hoạt động thuộc lĩnh vực vui chơi giải trí Nội dung hoạt động thuộc lĩnh vực lao động cơng ích Nội dung hoạt động thuộc lĩnh vực thể dục thể thao Nội dung hoạt động thuộc lĩnh vực định hướng nghề nghiệp Câu 3: Em cho biết ý kiến mức độ hiệu đường, phương pháp tổ chức HĐTN trường em học cách đánh dấu (+) vào mức độ tương ứng Mức độ hiệu Stt Các phương pháp pháp tổ chức HĐTN trường THPT Phương pháp quan sát Phương pháp trực quan Phương pháp làm việc nhóm Phương pháp dạy học dự án Phương pháp sắm vai Phương pháp giải vấn đề Rất hiệu Hiệu Chưa hiệu Câu 4: Em cho biết thực trạng hình thức tổ chức HĐTN trường cách đánh dấu (+) vào mức độ tương ứng P19 Mức độ phù hợp Stt 10 11 12 13 14 Các hình thức tổ chức HĐTN trường THPT Phù hợp Ít phù hợp Câu lạc Trò chơi Diễn đàn Sân khấu tương tác Tham quan, dã ngoại Hội thi, thi Tổ chức kiện Giao lưu Hoạt động chiến dịch Hoạt động nhân đạo Hoạt động tình nguyện Lao động cơng ích Sinh hoạt tập thể Hoạt động nghiên cứu khoa học Bạn vui lịng cho biết đơi điều thân: HS lớp:… Trường THPT………………… Giới tính: Nam Nữ Dân tộc: Học lực: Giỏi Khá Trung bình Yếu Nghề nghiệp cha mẹ: Công chức nhà nước Kinh doanh, buôn bán Làm nông nghiệp (làm vườn, làm ruộng) Lao động tự Nghề khác (Ghi cụ thể):……………… Trân trọng cảm ơn! Chưa phù hợp P20 PHỤ LỤC PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho CBQLGD, GV có kinh nghiệm TC HĐTN chuyên gia) KHẢO NGHIỆM VỀ TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HĐTN TRONG CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HĨA Xin đồng chí vui lịng cho biết ý kiến mức độ cần thiết tính khả thi biện pháp sau cách đánh dấu (+) vào tương ứng mà lựa chọn Tăng cường bồi dưỡng nhận thức cho CBQL, GV, phụ huynh HS HS tầm quan trọng HĐTN trường THPT Xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN cho HS cách khoa học phù hợp với điều kiện thực tiễn nhà trường, địa phương Đổi nội dung, phương pháp đa dạng hóa hình thức tổ chức HĐTN cho HS trường THPT Tăng cường phối hợp chặt chẽ nhà trường, gia đình, tổ chức trị xã hội việc quản lý, tổ chức HĐTN cho HS cách hiệu nhà trường THPT Đảm bảo điều kiện, phương tiện để thực HĐTN hiệu trường THPT Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức HĐTN cho HS trường THPT Xin thầy cô vui lịng cho biết đơi điều thân! Giới tính: Dân tộc: Trình độ: Tuổi: Năm công tác: Chức vụ: Xin trân trọng cảm ơn! khả thi Không Khả thi Rất khả thi Mức độ khả thi thiết Không cần Các biện pháp Cần thiết tt Rất cần thiết Mức độ cần thiết ... quản lý HĐTN trường THPT Chương 2: Thực trạng quản lý HĐTN trường THPT huyện Thường Xuân, Thanh Hóa Chương 3: Các biện pháp quản lý HĐTN trường THPT huyện Thường Xuân, Thanh Hóa 5 Chương CƠ SỞ LÝ... HĐTN trường THPT huyện Thường Xuân, Thanh Hóa 3.2 Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý HĐTN trường THPT huyện Thường Xuân, Thanh Hóa Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Nghiên cứu sở lý luận quản lý HĐTN trường. .. quản lý HĐTN trường THPT 4.2 Nghiên cứu thực trạng quản lý HĐTN trường THPT huyện Thường Xuân, Thanh Hóa 4.3 Đề xuất biện pháp quản lý HĐTN trường THPT huyện Thường Xuân, Thanh Hóa Giả thuyết khoa