TRƯỜNG: THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾNTHIẾT KẾ BÀI: CHIẾU CẦU HIỀN Ngô Thì Nhậm Ngữ văn 11, kì I, 02tiết Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học Đọc hiểu một tác phẩm nghị luận trung
Trang 1TRƯỜNG: THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
THIẾT KẾ BÀI: CHIẾU CẦU HIỀN (Ngô Thì Nhậm)
(Ngữ văn 11, kì I, 02tiết)
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
Đọc hiểu một tác phẩm nghị luận trung đại theo đặc trưng thể loại
Bước 2: Xây dựng nội dung bài học
- Văn bản “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm
- Tích hợp các bài: Thực hành về thành ngữ, điển cố; Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng; Thao tác lập luận so sánh
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học
* Kiến thức:
- Những đặc sắc về nội dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận của văn bản
- Nhận biết một vài đặc điểm cơ bản của nghị luận trung đại
* Kĩ năng:
- Huy động những tri thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, thể loại để đọc hiểu văn bản
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
+ Nhận diện thể loại văn bản và giải thích ý nghĩa của thể loại
+ Nhận diện, phân tích và đánh giá những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật có trong bài chiếu
- Đọc diễn cảm, đọc sáng tạo một số đoạn văn
- Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để đọc những bài văn nghị luận có trong sgk hoặc ngoài sgk; nêu lên những kiến giải, suy nghĩ về phương diện nội dung và nghệ thuật của văn bản; viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về một trong những vấn đề được đặt ra trong văn bản; rút ra những bài học về lí tưởng sống, cách sống từ văn bản đã học
để liên hệ vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân
* Thái độ:
- Trân trọng người hiền tài
- Yêu Tổ quốc
- Có ý thức xác định lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp
- Có ý thức trách nhiệm với đất nước trong hoàn cảnh hiện tại
* Định hướng góp phần hình thành các năng lực
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết các tình huống đặt ra trong bài học
- Năng lực giao tiếp (Nghe, nói, đọc, viết)
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực cảm thụ thẩm mỹ
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng
để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học
Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận
dụng cao
Xem video Chỉ ra vấn đề mà video đề Suy nghĩ về vấn đề mà video
Trang 2cập hướng đến Những nét chính về
tác giả
- Chỉ ra những biểu hiện về cuộc đời, con người và những đóng góp của tác giả được thể hiện trong phần tiểu dẫn
- Chỉ ra được những tác phẩm tiêu biểu
Nêu những hiểu biết thêm về tác giả qua việc đọc hiểu văn bản
Thể loại của văn bản,
kiểu văn bản, mục
đích, giọng điệu
- Chỉ ra thể loại của văn bản, kiểu văn bản
- Chỉ ra mục đích viết, giọng điệu của văn bản
Việc sử dụng thể loại đó có phù hợp với mục đích sáng tác của tác giả không?
Hoàn cảnh sáng tác
của văn bản, phương
thức biểu đạt chính
- Chỉ ra tác động của hoàn cảnh ra đời đến việc thể hiện nội dung tư tưởng của văn bản
- Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản
Em sẽ làm gì nếu đặt trong hoàn cảnh của tác giả?
Bố cục của văn bản - Chỉ ra bố cục của văn bản Nhận xét về bố cục của bài
chiếu
Nội dung chính và
nghệ thuật lập luận
của phần mở đầu
- Chỉ ra nội dung chính của phần mở đầu
- Chỉ ra nghệ thuật lập luận trong phần mở đầu
Nhận xét về nghệ thuật lập luận
được tác giả sử dụng trong phần mở đầu
Nội dung chính và
nghệ thuật lập luận
trong phần nội dung
- Chỉ ra nội dung chính của phần nội dung
- Chỉ ra nghệ thuật lập luận trong phần nội dung
Nhận xét về nghệ thuật lập luận
được tác giả sử dụng trong phần nội dung
Nội dung chính và
nghệ thuật lập luận
trong phần kết thúc
- Chỉ ra nội dung chính của phần kết thúc
- Chỉ ra nghệ thuật lập luận trong phần kết thúc
Nhận xét về nghệ thuật lập luận
được tác giả sử dụng trong phần kết thúc
Những giá trị tiêu biểu
của bài chiếu
- Chỉ ra những giá trị về mặt nội dung
- Chỉ ra những giá trị về mặt nghệ thuật
Những nét đặc sắc ấy đã góp phần thể hiện tư tưởng của bài chiếu ra sao?
Việc đãi ngộ đối với
người hiền tài
Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình
về cách ứng xử đối với người hiền tài
- Học sinh tự do trình bày suy nghĩ của mình
- Đúng với thể thức của một đoạn văn
Những lưu ý khi đọc
hiểu văn bản nghị luận
trung đại Việt Nam
Chỉ ra những lưu ý khi đọc hiểu văn bản nghị luận trung đại Việt Nam
Rút ra bài học khi viết một văn bản nghị luận
Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả với bài “
Trang 3Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận dụng
cao
1 Hoạt động 1: Khởi
động
Gv cho học sinh xem
một video ngắn nói về
việc đãi ngộ đối với
người hiền tài trong
chương trình “Quà
tặng cuộc sống”
Video vừa xem đề cập đến vấn đề gì?
Suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra trong video đó?
2 Hoạt động 2: Hình
thành kiến thức
Nêu những nét chính
về tác giả Ngô Thì
Nhậm
Cuộc đời, con người và những đóng góp của tác giả Ngô Thì Nhậm cho văn học
và triều đại Tây Sơn?
Văn bản giúp em hiểu thêm gì
về tác giả?
Xác định thể loại, kiểu
văn bản, giọng điệu
Văn bản được viết theo thể loại nào? Thuộc kiểu văn bản nào? Giọng điệu ra sao?
Theo em, việc sử dụng thể loại, kiểu văn bản, giọng điệu có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của văn bản? Bài chiếu được viết
trong hoàn cảnh nào?
- Hoàn cảnh ra đời của văn bản đã tác động như thế nào đến việc thể hiện nội dung tư tưởng của văn bản
- Phương thức biểu đạt chính của văn bản là phương thức nào?
Nếu ở vào hoàn cảnh tương tự của tác giả, em sẽ làm gì?
Đọc văn bản để xác
định bố cục
Dựa vào văn bản xác định bố cục của văn bản
Em có nhận xét gì về bố cục của bài chiếu?
Phần mở đầu của văn
bản đề cập tới nội
dung gì?
? Để đi đến kết luận mang ý nghĩa điểm tựa cho lập luận
“Hiền tài cần phải phụng sự cho đời, đó là ý trời vậy”, tác giả đã lập luận như thế nào?
Nhận xét về cách lập luận của tác giả trong phần mở đầu?
Phần nội dung của văn
bản đề cập tới những
vấn đề gì?
? Tác giả đã sử dụng cách thức lập luận nào để nói về cách ứng xử của các sĩ phu Bắc Hà và thái độ của Vua Quang Trung ?
? Tác giả đã nhắc đến những thực trạng và nhu cầu của đất nước như thế nào?
- Ý nghĩa, tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố là gì?
- Việc sử dụng điển tích, điển cố kết hợp với câu hỏi tu từ đã đem lại hiệu quả như thế nào cho lập luận?
- Em hãy nhận xét về cách lập luận của tác giả khi nhắc đến thực trạng và nhu cầu của đất nước? Cách lập luận ấy có tác dụng gì đối với các sĩ phu Bắc Hà?
Trang 4Phần kết thúc của văn
bản đề cập tới nội
dung gì?
- Bài chiếu đã đưa ra những con đường nào để người hiền
có thể ra giúp nước?
- Tác giả đã sử dụng hình ảnh, lời lẽ như thế nào để khích lệ động viên người hiền tài?
- Em có nhận xét gì về tư tưởng
và đường lối cầu hiền của vua Quang Trung?
- Việc sử dụng hình ảnh và lời
lẽ ấy có ý nghĩa như thế nào đối với người nghe ở phần cuối?
3 Hoạt động 3:
Luyện tập
Xác định những nét
đặc sắc về nội dung và
nghệ thuật của bài
chiếu
- Nội dung chính của bài chiếu là gì?
- Bài chiếu có những nét nghệ thuật đặc sắc nào?
Những nét đặc sắc ấy đã góp phần thể hiện tư tưởng của bài chiếu ra sao?
4 Hoạt động 4: Vận
dụng
Nếu sau này trở thành người lãnh đạo, em sẽ ứng xử như thế nào với người hiền tài?
Viết một đoạn văn ngắn bày
tỏ quan điểm của em
- Học sinh suy nghĩ, viết đoạn văn, trình bày ý kiến của mình trước lớp
- Đúng với thể thức của một đoạn văn
5 Hoạt động 5: Tìm
tòi, mở rộng
Sau khi đọc hiểu văn bản
“Chiếu cầu hiền”, em rút ra những lưu ý gì khi tiếp cận một văn bản tương tự?
- Học sinh về nhà hoàn thiện bài tập
- Học sinh cần rút ra được những lưu ý cần thiết khi tiếp cận một văn bản tương tự
Trang 5Bước 6: Thiết kế minh họa
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: CHIẾU CẦU HIỀN (Ngô Thì Nhậm)
(Ngữ văn 11, kì I, 02 tiết)
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1 Về kiến thức
- Hiểu được chủ trương đúng đắn của Vua Quang Trung trong việc tập hợp người hiền tài; nhận thức được vai trò trách nhiệm của người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước
- Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục của Ngô Thì Nhậm
- Nhận thức được tầm quan trọng của nhân tài đối với quốc gia
2 Kĩ năng:
- Huy động những tri thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, thể loại để đọc hiểu văn bản
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
3 Thái độ:
- Trân trọng người hiền tài
- Yêu Tổ quốc
- Có ý thức xác định lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp
- Có ý thức trách nhiệm với đất nước trong hoàn cảnh hiện tại
4 Hình thành cho học sinh các năng lực
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết các tình huống đặt ra trong bài học
- Năng lực giao tiếp (Nghe, nói, đọc, viết)
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực cảm thụ thẩm mỹ
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
II
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1 Giáo viên:
- SGK, SGV, thiết kế bài học, máy chiếu…
- Các phiếu học tập: Các sơ đồ để học sinh điền thông tin, các bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá học sinh trong quá trình đọc hiểu
2 Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau
- Đọc trước bài “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm
- Phân chia bố cục của bài chiếu và xác định nội dung chính của từng phần
- Ghi lại các điển tích, điển cố có trong bài chiếu và cắt nghĩa, lí giải theo cách hiểu của mình
III.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
1 Hoạt động 1: Khởi động (5P)
- Giáo viên cho học sinh xem video
ngắn nói về việc đãi ngộ đối với người
Trang 6Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
hiền tài và trả lời các câu hỏi sau:
? Vấn đề mà video đề cậplà gì?
? Em có suy nghĩ gì về vấn đề ấy?
2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
( 70P)
* GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu
chung
? Nếu được giới thiệu đôi nét về tác giả
Ngô Thì Nhậm, em sẽ giới thiệu những
nét tiêu biểu nào?
? Nhận xét về những đóng góp của Ngô
Thì Nhậm đối với triều đại Tây Sơn?
? Nêu những tác phẩm tiêu biểu của
Ngô Thì Nhậm?
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn
bản
Gv yêu cầu tất cả học sinh đọc lướt văn
bản, trao đổi nhóm (5P) để thực hiện
các yêu cầu sau:
Nhóm 1:
? Văn bản được viết theo thể loại nào?
Thuộc kiểu văn bản nào?
? Thể loại đó thường do ai viết? Viết để
làm gì? Giọng điệu như thế nào?
? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh như
thế nào và được viết theo phương thức
nào là chính?
Nhóm 2:
I TÌM HIỂU CHUNG:
1 Tác giả:
- Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803)
- Quê quán: làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội)
- Năm 1775, ông đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Đốc đồng trấn Kinh Bắc
- Năm 1778, khi nhà Lê - Trịnh sụp đổ, Ngô Thì Nhậm đi theo phong trào Tây Sơn, được vua Quang Trung phong làm Lại bộ Tả thị lang, sau thăng chức Binh bộ Thượng thư
=> Có đóng góp tích cực cho triều đại Tây Sơn
2
Tác phẩm
- Kim mã hành dư (Làm lúc công việc nhàn rỗi)
- Hán các anh hoa (Tình hoa nơi gác văn)
- Yên đài thu vịnh (Trăm vần thơ vịnh hoa cúc)
- Xuân thu quản kiến (Cái nhìn chật hẹp về các sự kiện thời Xuân Thu)
3 Văn bản “ Chiếu cầu hiền”
a.
Thể loại: Chiếu
- Chiếu là loại công văn thời xưa (thuộc kiểu văn bản nghị luận chính trị - xã hội)
- Thể loại chiều thường do nhà vua viết dùng
để ban bố lệnh cho bề tôi hoặc chỉ thị cho mọi người
- Giọng điệu: trang trọng
b Hoàn cảnh sáng tác
- Năm 1788, Lê Chiêu Thống rước quân Thanh vào xâm lược nước ta Nguyễn Huệ lên ngôi, quét sạch quân Thanh Triều Lê sụp
đổ, trước sự kiện trên, một số bề tôi của triều
Lê đã bỏ trốn hoặc đi ở ẩn Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm thay mình viết
“Chiếu cầu hiền” nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, tức các tri thức của triều đại cũ (Lê -Trịnh ) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
c Bố cục: 3 phần
Trang 7Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
bản gồm mấy phần?) Hãy tóm tắt nội
dung của văn bản bằng một sơ đồ tư
duy
? Nhận xét về bố cục của bài chiếu?)
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét
- Gv nhận xét, chốt kiến thức
* GV hướng dẫn học sinh đọc hiểu
văn bản
- Gv yêu cầu học sinh làm việc cá nhân
để trả lời các câu hỏi:
? Đọc kĩ phần mở đầu của văn bản (từ
“Từng nghe…người hiền vậy”), xác
định nội dung chính của phần mở đầu?
? Để đi đến kết luận mang ý nghĩa điểm
tựa cho lập luận “Hiền tài cần phải
phụng sự cho đời, đó là ý trời vậy”, tác
giả đã lập luận như thế nào?
? Nhận xét về cách lập luận của tác giả
trong phần mở đầu?
- Cá nhân trình bày
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét, chốt kiến thức
Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân để
trả lời câu hỏi:
? Đọc kĩ phần 2 của văn bản (từ “ Trước
đây phụng sự vương hầu chăng?”, xác
định nội dung chính của phần II?
? Tác giả đã sử dụng cách thức lập luận
nào để nói về cách ứng xử của các sĩ
phu Bắc Hà và thái độ của Vua Quang
Trung ?
? Ý nghĩa, tác dụng của cách thức lập
luận ấy?
- Cá nhân trình bày
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét, chốt kiến thức
vậy”
- Phần nội dung: “Trước đây…hay sao”
- Phần kết thúc: “Chiếu này ban xuống hết”
=> Bài chiếu có bố cục hợp lí, lôgic, chặt chẽ
II Đọc hiểu văn bản
1 Phần mở đầu: Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử
- So sánh: người hiền - ngôi sao sáng; thiên
tử - sao Bắc Thần
- Nêu quy luật: sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt phải phụng sự cho thiên
tử
- Nêu phản đề: người hiền có tài mà đi ở ẩn, lánh đời thì như ánh sáng bị che lấp, như ve đẹp bị giấu đi là trái ý trời, đi ngược lại với quy luật và phụ lòng người
- Khẳng định: Hiền tài cần phải phụng sự cho đời, đó là ý trời vậy
=>Viện dẫn Luận ngữ, dẫn ra một quy luật của tự nhiên để khẳng định quy luật của cuộc đời Cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục nhằm đánh thức ý thức trách nhiệm của mỗi người nhất là người hiền tài
2
Phần nội dung: Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà, thái độ của vua Quang Trung và nhu cầu của đất nước
* Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà
- Người thì đi ở ẩn
- Người ở lại triều thì giữ mình không dám nói thẳng
- Quan lại cấp dưới thì làm việc cầm chừng
=> Cách diễn đạt tượng trưng, hàm súc của điển tích vừa thấp thoáng chút châm biếm nhẹ nhàng, vừa tế nhị đồng thời cũng cho thấy vốn hiểu biết uyên thâm, tài văn chương của người xuống chiếu Cách viết ấy đã tác động vào nhận thức của các bậc hiền tài để
họ tự nhận ra cách ứng xử chưa hợp lý của mình
* Thái độ của Vua Quang Trung
- Hình ảnh: Ghé chiếu, đêm ngày mong mỏi
=> Khiêm tốn, sẵn sàng chờ đợi và trọng
Trang 8Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
? Tác giả đã nhắc đến những thực trạng
nào của đất nước? Nhận xét về cách nêu
thực trạng của tác giả?
- Cá nhân trình bày
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét, chốt kiến thức
? Từ thực trạng trên, tác giả nêu lên nhu
cầu của đất nước bằng cách lập luận
như thế nào? Cách lập luận ấy có tác
dụng gì đối với các sĩ phu Bắc Hà?
- Cá nhân trình bày
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét, chốt kiến thức
* Hướng dẫn học sinh đọc phần 3
- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân để
trả lời các câu hỏi:
? Đọc kĩ phần 3 của văn bản (từ “Chiếu
dụng hiền tài của người xuống chiếu
- Câu hỏi tu từ + Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng?
+ Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng
sự vương hầu chăng?
=> Thành tâm, khiêm nhường, ràng buộc của Vua Quang Trung để các sĩ phu Bắc Hà thấy chỉ có một con duy nhất và hợp lí là đem tài năng ra để phục vụ triều đại mới
* Nhu cầu của đất nước
- Thực trạng của thời đại mới + Buổi đầu dựng nghiệp nên triều chính chưa ổn định
+ Biên ải chưa yên + Kỉ cương triều chính còn nhiều khiếm khuyết
+ Dân chưa hồi sức sau chiến tranh + Đức của vua chưa nhuần thấm khắp nơi
=> Thẳng thắn chỉ ra những khó khăn của triều đại mới do mình đứng đầu, cần sự trợ giúp của nhiều bậc hiền tài
- Nhu cầu của đất nước + Dùng hình ảnh cụ thể: Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn
+ Nêu ra một thực tế: Mưu lựơc một người không thể dựng nghiệp trị bình
=> Khẳng định vai trò to lớn của người hiền tài trong sự nghiệp xây dựng đất nước
+ Đặt ra một câu hỏi“Suy đi … hay sao?”: Khẳng định đất nước có nhiều nhân
tài + Đưa ra một kết luận: người hiền tài phải
ra phục vụ hết mình cho triều đại mới
=> Khéo léo nêu nhu cầu của đất nước Lời lẽ
vừa khiêm nhường, tha thiết vừa kiên quyết khiến người hiền tài không thể không ra giúp triều đại mới, khiến sĩ phu Bắc Hà không thể không thay đổi cách cư xử
3
Phần kết thúc: Đường lối cầu hiền của Vua Quang Trung
* Đường lối cầu hiền
- Đối tượng: Quan viên lớn nhỏ, thứ dân
Trang 9Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
này ban xuống hết”, xác định nội
dung chính của đoạn văn?
? Hãy liệt kê những đối tượng, biện
pháp, cách thức về đường lối cầu hiền
của vua Quang Trung ?
? Nhận xét về tư tưởng và đường lối cầu
hiền của nhà vua?
- Cá nhân trình bày
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét, chốt kiến thức
- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân để
trả lời các câu hỏi:
? Bài chiếu đã kết thúc bằng những hình
ảnh và lời lẽ như thế nào? Ý nghĩa của
hình ảnh và những lời lẽ ấy?
- Cá nhân trình bày
- Gv nhận xét, chốt kiến thức
3 Hoạt động 3: Luyện tập (2P)
? Nêu những nét đặc sắc về nội dung và
nghệ thuật của bài chiếu?
? Những nét đặc sắc ấy đã góp phần thể
hiện tư tưởng của bài chiếu ra sao?
- Hs suy nghĩ, trả lời (Kĩ thuật trình bày
một phút)
- GV chốt kiến thức bằng sơ đồ tư duy
4 Hoạt động 4: Vận dụng (12P)
Nếu sau này trở thành người lãnh đạo,
em sẽ ứng xử như thế nào với người
hiền tài? Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ
quan điểm của mình
5 Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (1P)
? Sau khi đọc hiểu văn bản “Chiếu cầu
trăm họ
- Biện pháp, cách thức + Cho phép mọi người có tài năng thuộc mọi tầng lớp trong xã hội được dâng sớ tâu bày kế sách
+ Cho các quan văn võ tiến cử người có nghề hay, nghiệp giỏi
+ Cho phép người tài tự tiến cử
=> Tư tưởng dân chủ, tiến bộ; đường lối rõ ràng, cụ thể, thuận tiện; chính sách rộng mở, giàu tính khả thi Cách làm này đã thể hiện thành ý và thái độ trọng dụng người tài của vua Quang Trung
* Lời kêu gọi hiền tài
- Hình ảnh: đất trời thanh bình, trong sáng -> vận hội của người hiền
- Lời lẽ: Động viên, khích lệ, hứa hẹn đãi ngộ hiền tài “cùng nhau hưởng phúc”
=> Không khí của thời đại mới với niềm tin tưởng vào tương lai rộng mở đã làm phấn chấn lòng người
III Tổng kết:
1 Nội dung:
- Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng
thể hiện chủ trương đúng đắn của triều đại Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng nước
- Tầm tư tưởng của Vua Quang Trung và của tác giả
- Vai trò của người hiền tài trong công cuộc xây dựng đất nước
2 Nghệ thuật:
- Cách nói sùng cổ ( Thi pháp VHTĐ)
- Lời văn ngắn gọn, súc tích; tư duy sáng rõ; lập luận chặt chẽ, khúc triết kết hợp với tình cảm tha thiết, mãnh liệt có sức thuyết phục
cả về lí trí và tình cảm
* Một số lưu ý khi đọc hiểu văn bản nghị luận trung đại Việt Nam
Trang 10Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
hiền”, em rút ra những lưu ý gì khi tiếp
cận một văn bản tương tự?
- Luôn đặt văn bản vào thời điểm mà nó ra đời để tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của văn bản; từ đó tìm những căn cứ để lí giải đặc điểm của văn bản
- Chú ý đến thi pháp của văn học trung đại
- Chú ý đến bố cục, cách tư duy, lập luận, cách diễn đạt hàm súc
- Chú ý đến giọng điệu, tình cảm của người viết được thể hiện trong văn bản
IV.
R ÚT KINH NGHIỆM
1 Nội dung:
2 Phương pháp:
3 Thời gian: