1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng techcombank chi nhánh khánh hòa

91 180 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọngcủa vần đề đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Techcombank, tôi đã lựa chọn đề tài: “Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Techc

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HOÀNG VĂN TUẤN

MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY

XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK CHI NHÁNH KHÁNH HOÀ

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HOÀNG VĂN TUẤN

MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY

XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK CHI NHÁNH KHÁNH HOÀ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 60.34.20

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học : TS NGUYỄN HÒA NHÂN

Đà Nẵng - Năm 2012

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong 1 công trình nào khác.

Học viên thực hiện luận văn

HOÀNG VĂN TUẤN

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Tính cấp thiết của Luận văn 1

Mục đích nghiên cứu của Luận văn 2

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

Phương pháp nghiên cứu 2

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Tên và kết cấu Luận văn 3

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Những vấn đề cơ bản về cho vay XNK của Ngân hàng thương mại 4

1.1.1 Khái niệm và sự phát triển khách quan của hoạt động cho vay XNK 4

1.1.2 Đặc điểm của cho vay XNK 6

1.1.3 Nguyên tắc của hoạt động cho vay 7

1.1.4 Vai trò của hoạt động cho vay xuất nhập khẩu 8

1.1.5 Các hình thức cho vay xuất nhập khẩu 11

1.1.6 Quy trình thực hiện hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại các NHTM 13

1.2 Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu của NHTM 15

1.2.1 Quan niệm về mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu 15

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng hoạt động cho vay XNK của NHTM 16

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay xuất nhập khẩu 19

Trang 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY XUẤT NHẬP

KHẨU TẠI NH TECHCOMBANK CHI NHÁNH KHÁNH HÒA 26

2.1 Khái quát tình hình hoạt động của NH Techcombank CN Khánh Hòa .26

2.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Techcombank chi nhánh K H 26

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Techcombank Khánh Hòa .27

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Techcombank Khánh Hòa .27

2.2 Một số nét chính về tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank từ năm 2008 đến năm 2010 3 3 2.2.1 Hoạt động huy động vốn 33

2.2.2 Tình hình sử dụng vốn: 35

2.2.3 Về thanh toán quốc tế 37

2.2.4 Về hoạt động dịch vụ của ngân hàng: 37

2.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh: 38

2.3 Thực trạng tăng trưởng quy mô cho vay xuất nhập khẩu 39

2.3.1 Thực trạng tăng trưởng quy mô cho vay xuất nhập khẩu 39

2.3.2 Thực trạng chất lượng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu 51

2.4 Đánh giá chung về mở rộng hoạt động cho vay XNK tại ngân hàng Techcombank Khánh Hòa 55

2.4.1 Những kết quả đạt được 55

2.4.2 Những hạn chế 59

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK KHÁNH HÒA 69 3.1 Những căn cứ để đề xuất giải pháp 69

3.2 Những giải pháp mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng Techcombank Khánh Hòa 69

Trang 6

3.2.1 Giải pháp về vốn 70

3.2.2 Đa dạng hoá các loại hình cho vay XNK 71 3.2.3 Giải pháp xây dựng các chiến lược kinh doanh 72

3.2.4 Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng 73 3.2.5 Thực hiện tốt công tác đảm bảo tiền vay 75

3.2.6 Tăng cường có hiệu lực công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 76 3.2.7 Tăng cường thu thập, quản lý thông tin liên quan đến hoạt động cho vay XNK 76

3.2.8 Giải pháp tăng cường hoạt động kinh doanh đối ngoại 76

3.3 Một số kiến nghị với nhà nước, với ngân hàng nhà nước 77

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước 77

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 80

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Trang 8

2008 – 2010

42

Bảng 2.16 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu cho vay xuất khẩu theo loại hình

Bảng 2.17 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu cho vay xuất khẩu theo ngành nghề

kinh doanh giai

55

Bảng 2.18 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu cho vay nhập khẩu theo loại hình

doanh nghiệp giai đoạn 2008 – 2010 56

hàng hóa giai đoạn 2008 – 2010

56

Trang 9

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của Luận văn

Trong nền kinh tế mỗi nước, hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạtđộng XNK hàng hoá và dịch vụ nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nềnkinh tế quốc dân Đây chính là cầu nối của từng quốc gia với các nước khác trên thếgiới Phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại - như lý thuyết về lợi thế so sánh đã chứngminh - giúp cho từng nước sử dụng có hiệu quả hơn nguồn nhân lực, tài nguyên, nguồnvốn tự có của mình

Sau 20 năm thực hiện chuyển nền kinh tế từ cơ chế quản lý kế hoạch hoátập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xãhội chủ nghĩa, nước ta đã từng bước tham gia hoà nhập vào nền kinh tế thế giớiđang diễn ra rất năng động, dần đã xác lập địa vị và vị trí của mình trên thị trườngquốc tế Trong bối cảnh đó các quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung và quan hệngoại thương nói riêng của nước ta phát triển rất đa dạng và phong phú, khẳngđịnh đầy đủ hơn vị trí vai trò của Việt Nam với cộng đồng quốc tế

Để thực hiện thành công nghiệp vụ XNK, bên cạnh vấn đề chất lượng, khảnăng cạnh tranh trong thị trường XNK sản phẩm chúng ta cần quan tâm đến vấn

đề tài chính phục vụ hoạt động này Sự phát triển hoạt động ngoại thương và sốthành viên tham gia trong hoạt động này ngày càng lớn đã làm cho nhu cầu vềhoạt động tài chính càng trở nên cấp thiết Đặc biệt là nhu cầu tài trợ vốn để phục

vụ hoạt động XNK

Các Ngân hàng đóng vai trò như người mở đầu, người điều chỉnh, ngườitham gia vào các quan hệ kinh tế Tiền tệ – Tín dụng – Thanh toán Để có thểhoà nhập được, các Ngân hàng phải nắm được hướng đi của các nhà kinhdoanh, tạo điều kiện giúp đỡ họ Thị trường hàng hoá và dịch vụ đòi hỏi cạnhtranh tích cực sẽ là nguyên nhân khiến cho các nhà XNK tìm kiếm nguồn đầu

tư Do đó các Ngân hàng cần phải tìm hiểu nghiên cứu khách hàng để áp dụngphương thức tài trợ vốn và tạo sự thành công trong hoạt động kinh doanh XNK

NH Techcombank Khánh Hòa là một trong các Ngân hàng thương mại

Trang 11

cổ phần hiện đang hoạt động tại Việt Nam, mặc dù mới đi vào hoạt động được

6 năm (từ ngày 27/9/2005) nên còn nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong quá trìnhthực hiện nghiệp vụ tài trợ XNK nhưng đến nay hoạt động này tại NHTechcombank Khánh Hòa đã đạt được không ít thành tựu và góp phần khôngnhỏ vào việc phát triển hoạt động đối ngoại của Ngân hàng, tác động khôngnhỏ đến sự phát triển kinh tế của địa phương Nhận thức được tầm quan trọngcủa vần đề đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Techcombank,

tôi đã lựa chọn đề tài: “Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân

hàng Techcombank Chi nhánh Khánh Hòa”.

2 Mục đích nghiên cứu của Luận văn

Đề tài nghiên cứu những lý luận chung nhất về hoạt động cho vay XNKcủa Ngân hàng, về mở rộng cho vay XNK của Ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởngđến hoạt động này, phân tích đánh giá hoạt động cho vay XNK tại Ngân hàngTMCP Techcombank chi nhánh Khánh Hòa Trên cơ sở thực tiễn và lý luận, đềxuất các giải pháp nhằm mở rộng cho vay XNK tại Ngân hàng TechcombankKhánh Hòa

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng cho vay XNK tại NHTECHCOMBANK Chi nhánh Khánh Hòa

Phạm vi nghiên cứu luận văn là thực trạng cho vay XNK, không bao gồmcác dạng tài trợ khác tại NH Techcombank Khánh Hòa, phân tích thực tế từ năm

2008 đến nay và có những đề xuất cho giai đoạn sắp đến

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận văn, các phương pháp chủ yếu được sử dụngbao gồm: Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử Ngoài

ra, các phương pháp cụ thể như: phương pháp so sánh; thống kê; phân tích; tổnghợp… cũng góp phần tạo nên tính khoa học của Luận văn

Trang 12

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Để thực hiện đề tài, tác giả đã khái quát hóa những vấn đề lý luận về hoạtđộng của ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động cho vay xuất nhập khẩunói riêng từ các lý thuyết đã có Từ đó áp dụng một cách có khoa học vào hoạtđộng thực tiễn của ngân hàng Techcombank Khánh Hòa và chỉ ra được nhữngthành tựu và nhất là những hạn chế còn tồn tại, chỉ ra những nguyên nhân vàhướng giải quyết góp phần vào sự phát triển của ngân hàng Techcombank KhánhHòa nói riêng cũng như hệ thống các ngân hàng trên địa bàn và hệ thống tài chínhcủa nước ta

6 Tên và kết cấu Luận văn

Tên Luận văn: “Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng

Techcombank chi nhánh Khánh Hòa”.

Ngoài phần mở đầu và kết luận và danh mục tài liệu tham khảo Luận văn được bốcục thành 3 chương như sau:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về mở rộng cho vay XNK của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay XNK tại Ngân hàng TMCP

Techcombank Khánh Hòa giai đoạn từ năm 2008 đến nay.

Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay XNK tại Ngân hàng TMCP

Techcombank Khánh Hòa trong thời gian tới.

Trang 13

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP

KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1 Những vấn đề cơ bản về cho vay XNK của Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm và sự phát triển khách quan của hoạt động cho vay XNK

Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ kinh tế mà trong

đó mỗi cá nhân hay tổ chức nhường quyền sử dụng (chuyển nhượng) một khốilượng giá trị hoặc hiện vật cho một cá nhân hay tổ chức khác với những ràng buộcnhất định về số tiền hoàn trả (gốc và lãi), thời gian hoàn trả, lãi suất, cách thức vaymượn và thu hồi…

- Khái niệm cho vay XNK: ở các quốc gia khác nhau thì mỗi nước có vị trí

địa lý, kinh tế, xã hội, chính trị… không giống nhau Do đó mỗi quốc gia cónhững lĩnh vực và thế mạnh cũng như yếu điểm riêng, đặc biệt là trong lĩnh vựckinh tế, yếu tố quan trọng cho sự hưng thịnh của một đất nước Chính vì vậy hoạtđộng thương mại đã vượt khỏi biên giới quốc gia Để bù đắp sự thiếu hụt hay lựachọn về vốn, công nghệ, hàng hoá, dịch vụ… tất yếu diễn ra hoạt động mua bánhàng hoá, dịch vụ giữa các nước Hoạt động mua bán hàng hoá, dịch vụ giữangười mua và người bán ở các quốc gia khác nhau chính là hoạt động XNK

Trong một môi trường khi mà xu thế hội nhập và toàn cầu hoá đang diễn ra ởkhắp các vùng lãnh thổ, các quốc gia trên thế giới, hoạt động TMQT cũng đangphát triển với tốc độ ngày càng cao Cùng với sự phát triển của TMQT là sự giatăng nhu cầu được tài trợ từ phía ngân hàng

Ngày nay, trong bối cảnh các nền kinh tế đang xích lại gần nhau, quan hệthương mại giữa các nước phụ thuộc lẫn nhau và phụ thuộc vào các điều kiệnchung của các tổ chức thương mại toàn cầu Vấn đề cấp tín dụng cho các hoạt

Trang 14

động XNK đang là mối quan tâm không chỉ của ngân hàng, của các nhà XNK màcòn của các nhà lập pháp, toà án, các nhà nghiên cứu kinh tế …

Như vậy, cho vay XNK là việc ngân hàng hỗ trợ về mặt tài chính giúp các

doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ của mình khi tham gia vào các hoạt động XNK [1]

- Sự phát triển khách quan của cho vay XNK: Cho vay XNK thể hiện mối

quan hệ kinh tế giữa một bên là ngân hàng, bên đưa ra sự hỗ trợ về tài chính, và mộtbên là các doanh nghiệp XNK, bên cần hỗ trợ Cho vay XNK là quá trình ngân hàngcung cấp vốn dưới các hình thức khác nhau cho các doanh nghiệp XNK

Sự ra đời và phát triển của cho vay XNK là một yêu cầu tất yếu khách quangắn liền với các quan hệ TMQT Khi TMQT càng phát triển thì kéo theo sự pháttriển của cho vay XNK Khác với trước đây, ngân hàng tham gia vào TMQT chủyếu ở khâu thanh toán Ngày nay, mọi giai đoạn của hoạt động ngoại thương đều

có thể dẫn tới sự hỗ trợ của ngân hàng Đứng về phía nhà xuất khẩu, từ lúc chưa

ký kết được hợp đồng ngoại thương, nhà xuất khẩu đã cần có tài trợ từ ngân hàngdưới hình thức ngân hàng đứng ra bảo lãnh và giúp nhà xuất khẩu giành được hợpđồng Trong giai đoạn thực hiện hợp đồng, việc xuất hiện nhu cầu vốn có khi là rấtlớn và vượt quá khả năng hiện có của nhà xuất khẩu, do đó làm nảy sinh nhu cầuđược tài trợ vốn từ ngân hàng Sau khi đã giao hàng nhưng còn phải chờ thanhtoán từ phía nước ngoài với thời gian khá lâu (nên hợp đồng ký theo phương thứcthanh toán trả chậm) mà nhà xuất khẩu lại cần tiền ngay để tham gia vào mộtthương vụ khác, ngân hàng sẽ hỗ trợ cho anh ta thông qua chiết khấu hối phiếuhay chiết khấu bộ chứng từ Về phía nhà nhập khẩu, khi ký hợp đồng nếu nhànhập khẩu không tin tưởng vào khả năng tài chính của mình hoặc tạm thời chưa

đủ vốn, anh ta có thể nhờ cậy vào uy tín của ngân hàng Ngân hàng có thể pháthành một thư bảo lãnh thay cho việc nhà nhập khẩu phải đặt cọc để đảm bảo thanhtoán giá trị hợp đồng hoặc ngân hàng đứng ra mở L/C, cam kết trả tiền hàng nhập,tạo ra niềm tin cho nhà xuất khẩu nước ngoài Thông thường để mua chịu hàng,tức thanh toán trả chậm, nhà nhập khẩu luôn phải có sự đảm bảo từ phía ngân

Trang 15

hàng Tới lúc phải thanh toán tiền hàng, nếu chưa có đủ vốn, ngân hàng sẽ tài trợbằng cách cho vay vốn thanh toán hàng nhập Nói chung, dù là nhà xuất khẩu haynhập khẩu thì trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình thực hiện hoạt động ngoạithương, đều có thể xuất hiện nhu cầu được tài trợ rất phong phú, đa dạng Đặc biệttrong điều kiện hiện nay, khi TMQT phát triển mạnh mẽ, khối lượng hàng hoádịch vụ và cùng với nó là một khối lượng tiền tệ và dịch vụ tài chính khổng lồđang di chuyển qua các biên giới quốc gia với quy mô ngày một tăng, nhu cầu vềcho vay XNK sẽ ngày càng lớn mạnh Với nguồn vốn, các nghiệp vụ cộng với uytín cũng như quan hệ đối ngoại rộng rãi của mình, ngân hàng tham gia cho vayXNK giúp cho hoạt động này diễn ra thuận lợi, giảm bớt rủi ro và không ngừngphát triển Đến lượt mình, sự phát triển của hoạt động XNK lại thúc đẩy hoạt độngcho vay XNK của ngân hàng phát triển mạnh mẽ.

1.1.2 Đặc điểm của cho vay XNK

Cho vay XNK gắn liền với TMQT: Xuất phát từ hoạt động XNK là được

thực hiện giữa các đối tác ở ít nhất hai quốc gia, nên việc cho vay để nhập khẩuhay xuất khẩu các ngân hàng đều phải xem xét đến các khía cạnh mang tính quốc

tế Quá trình luân chuyển bộ chứng từ hay hàng hoá bằng đường biển, đường sắthay máy bay đều phải xét đến các đặc điểm của từng loại hàng hoá Trong quátrình đó ngân hàng sẽ phải tính toán đến các yếu tố như: chi phí vận chuyển, rủi rotrong quá trình di chuyển hàng hoá (mất cắp, thiếu hụt…), sự phù hợp và kịp thờicủa bộ chứng từ với hàng hoá, hay giữa bộ chứng từ với L/C và đặc biệt là tậpquán TMQT ở mỗi quốc gia Từ đó ngân hàng sẽ tư vấn cho khách hàng và cungcấp tín dụng vừa đảm bảo đáp ứng vốn kịp thời cho khách hàng đồng thời giảmthiểu được rủi ro.[2]

Cho vay XNK được kết hợp chặt chẽ với các phương thức TTQT: Đi đôi với

mỗi phương thức TTQT đều có thể có một hình thức cấp tín dụng Đây là quan hệràng buộc có tính chất tương đối lẫn nhau Chẳng hạn: với phương thức tín dụngchứng từ thì mở L/C là một cam kết trả nợ của ngân hàng đối với khách hàng…

Mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy mạnh và đa dạng hoá các phương thức thanh toán

Trang 16

có tác dụng đa dạng hoá được các loại hình tín dụng, đáp ứng nhu cầu ngày càngnhiều của nền kinh tế Ngược lại, công tác cho vay XNK được đảm bảo cung ứngkịp thời nhu cầu vốn cho khách hàng thì thúc đẩy hoạt động TTQT sôi động hơnqua đó các ngân hàng tăng thu nhập từ hoạt động này.

Cho vay XNK với việc hình thành nhiều loại giá cả: Một trong những sự

khác biệt với hình thức tín dụng thông thường là giá cả của cho vay XNK Sựphong phú, đa dạng trong việc cấp tín dụng: cho vay trực tiếp, bảo lãnh, chiếtkhấu, thanh toán … tương ứng là giá cả tín dụng: lãi suất cho vay, phí bảo lãnh, lãisuất chiết khấu, giá mua nợ… Các ngân hàng trong nền kinh tế đều cố gắng đa dạngcác hình thức cấp tín dụng với mong muốn nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng thunhập cho ngân hàng Như vậy ngoài các nghiệp vụ đơn thuần và truyền thống, đa sốcác ngân hàng hiện nay đều có xu hướng phát triển các loại hình dịch vụ dưới nhiềuhình thức, có khi vươn ra khỏi lĩnh vực ngân hàng và cạnh tranh với các tổ chứckinh doanh khác trong nền kinh tế

Đối tượng cho vay của Ngân hàng trong cho vay XNK có thể ở nhiều quốc gia khác nhau: Đây là đặc trưng riêng có của hoạt động cho vay XNK Tuy nhiên

ở đây sẽ phát sinh sự ràng buộc về quy chế, luật lệ ở mỗi nước, các vấn đề về giá

cả, lãi suất … và dẫn đến những vướng mắc trong nghiệp vụ Thông thường cácngân hàng chỉ áp dụng trường hợp này cho các khách hàng có khả năng tài chính

và uy tín trên thị trường quốc tế Đối với những nước đang phát triển hoặc cácnước kém phát triển thì đặc điểm này bị hạn chế, không rõ nét Song sự xích lạigần nhau của nền kinh tế thế giới, việc gia nhập vào các liên minh kinh tế như EU,APEC, ASEAN … thì việc được vay vốn từ các ngân hàng nước ngoài càng trởnên dễ dàng

1.1.3 Nguyên tắc của hoạt động cho vay

Thứ nhất: Cho vay phải có kế hoạch, có mục tiêu và hiệu quả kinh tế, đơn

vị vay vốn phải có kế hoạch và đơn xin vay gửi ngân hàng, trong đó phải nói rõkhối lượng cần vay, thời gian vay vốn và mục đích sử dụng vốn vay Bên cạnhcũng hoạt động cho vay cũng phải đề cập đến tính hiệu quả của việc sử dụng vốn

Trang 17

vay, sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và cóhiệu quả kinh tế Tín dụng cung ứng cho nền kinh tế phải hướng đến mục tiêu vàyêu cầu về phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển.

Thứ hai: Cho vay trên nguyên tắc hoàn trả lại đúng kỳ hạn cả vốn lẫn lãi.

Đơn vị vay vốn phải trả lại vốn vay cho ngân hàng bởi nguồn vốn đó ngân hàngcũng phải đi vay Nguyên tắc này đề ra nhằm đảm bảo cho các ngân hàng thươngmại tồn tại và hoạt động bình thường

Thứ ba: Để vay vốn ở NH thì đơn vị vay vốn phải trình những chứng từ,

hoá đơn về mua bán vật tư, hàng hoá và công tác phục vụ Trên cơ sở đó NH sẽtiến hành xét duyệt cho vay một lượng tiền tương đương với giá trị vật tư hànghoá, đối với một số đơn vị thì yêu cầu phải có tài sản thế chấp bằng tài sản hoặcchứng từ có giá khác Việc bảo đảm tiền vay phải thực hiện theo qui định củachính phủ: Quá trình cung ứng vốn tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mạiđối với nền kinh tế sẽ làm tăng sức mua của xã hội, làm tăng khối lượng tiền trongnền kinh tế, làm tăng áp lực đối với lượng hàng hoá ở trên thị trường

1.1.4 Vai trò của hoạt động cho vay xuất nhập khẩu

1.1.4.1 Đối với hoạt động ngoại thương:

Ngân hàng cho các doanh nghiệp vay để nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại,đổi mới trang thiết bị kĩ thuật, dây chuyền sản xuất chế biến hàng xuất khẩu vớicông nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, hạ giá thành sản phẩm,tạo khả năng cạnh tranh với hàng ngoại nhập và kinh doanh có lãi

Tín dụng tạo điều kiện thuận lợi giúp các đơn vị tiểu thủ công nghiệp pháttriển, tăng nhanh sản lượng hàng hóa, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, nângcao chất lượng sản phẩm hàng xuất khẩu

Tài trợ vốn để nhập khẩu các hàng hóa cần thiết cho đời sống và sinh hoạt củanhân dân

Trang 18

Góp phần phục vụ chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, gópphần mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới[4].

1.1.4.2 Đối với ngân hàng thương mại:

Thời gian tài trợ ngắn hạn do gắn liền với thời gian thực hiện thương vụ.Đối với người xuất khẩu thì thời gian kể từ lúc gom hàng, xuất đi cho đến lúcnhận được tiền thanh toán của người mua Đối với người nhập khẩu, thời gian kể

từ lúc nhận hàng tại cảng cho đến khi bán hết hàng và thu tiền về

Hoạt động cho vay XNK của ngân hàng thương mại có kỳ hạn gắn liền vớithời gian thực hiện thương vụ Kỳ hạn tài trợ thường ngắn phù hợp với kỳ hạn huyđộng vốn của các ngân hàng thương mại thường là dưới 1 năm Điều này giúpngân hàng tránh được rủi ro về thanh khoản

Đồng vốn tài trợ trong hoạt động cho vay XNK gắn liền với thương vụ vàtrong nhiều trường hợp, vốn tài trợ được thanh toán thẳng cho bên thứ ba màkhông qua bên xin tài trợ như thanh toán tiền hàng NK, thanh toán tiền nguyên vậtliệu cho các đại lý gom hàng cho người XK… Việc làm này tránh được tình trạng

sử dụng vốn sai mục đích của bên được tài trợ và góp phần hạn chế rủi ro trongcho vay

Hoạt động cho vay XNK góp phần nâng cao tính an toàn cho ngân hàngbằng việc quản lý các nguồn thu thanh toán; đồng thời mang lại hiệu quả cho ngânhàng thông qua việc thu lãi vay, lãi chiết khấu chứng từ, thu phí dịch vụ…

Tài trợ xuất nhập khẩu đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích Đồng vốnthường gắn liền với thương vụ

Tài trợ xuất nhập khẩu nâng cao tính an toàn cho ngân hàng thông qua việcquản lý thu các nguồn thanh toán Đối với người xuất khẩu, khi ngân hàng chuyển

bộ chứng từ giao hàng để đòi tiền người nhập khẩu đã chỉ định việc thanh toántiền hàng phải thông qua tài khoản của người xuất khẩu mở tại ngân hàng Đối với

Trang 19

người nhập khẩu, trong trường hợp có tài trợ, ngân hàng sẽ buộc người nhập khẩutập trung tiền bán hàng vào tài khoản mở tại ngân hàng

Hiệu quả của ngân hàng trong tài trợ xuất nhập khẩu thể hiện thông qua lãisuất Có nhiều loại lãi suất trong quá trình tài trợ: lãi cho vay thanh toán, lãi chiếtkhấu chứng từ, lãi vay bắt buộc… Tiền lãi thu cao vì giá trị tài trợ thường ở mứcvừa và lớn Ngoài ra, thông qua tài trợ xuất nhập khẩu, ngân hàng còn mở rộngquan hệ với các doanh nghiệp và ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín ngân hàngtrên trường quốc tế

1.1.4.3 Đối với doanh nghiệp:

Ngân hàng cho các doanh nghiệp vay để nhập khẩu máy móc, thiết bị hiệnđại, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, dây chuyền chế biến hàng xuất khẩu với côngnghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, hạ giá thành sản phẩm, tạo khảnăng cạnh tranh với hàng ngoại nhập và kinh doanh có lãi

Giúp doanh nghiệp thực hiện được những thương vụ lớn: có những thương

vụ đòi hỏi nguồn vốn rất lớn để thanh toán tiền hàng Mà doanh nghiệp không có

đủ vốn lưu động để chuẩn bị hàng xuất hoặc thanh toán tiền hàng Tài trợ ngânhàng cho xuất nhập khẩu là giải pháp giúp doanh nghiệp thực hiện được nhữnghợp đồng lớn

Tạo được lợi thế trong quá trình đàm phán, thương lượng, kí kết hợp đồngngoại thương, vì hoạt động ngoại thương thực hiện qua ngân hàng người mua vàngười bán, đã thỏa thuận trước với ngân hàng nghĩa là doanh nghiệp đã xác địnhđược năng lực thực hiện hợp đồng

Giúp doanh nghiệp thực hiện những thương vụ lớn, quan hệ được vớikhách hàng tầm cỡ quốc tế, từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trườngquốc tế

Trang 20

1.1.4.4 Đối với nền kinh tế:

Tín dụng ngoài việc tài trợ để nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sảnxuất, còn góp phần nhập khẩu các hàng hóa tiêu dùng cần thiết cho đời sống sinhhoạt của nhân dân

Tín dụng xuất nhập khẩu góp phần phục vụ chương trình, mục tiêu pháttriển kinh tế của đất nước, góp phần mở rộng mối quan hệ đối ngoại với các nướctrên thế giới

Tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho hànghóa xuất nhập khẩu lưu thông trôi chảy: hàng hóa xuất nhập khẩu theo yêu cầu củathị trường được thực hiện thường xuyên, liên tục góp phần tăng tính năng độngcủa nền kinh tế, ổn định thị trường

Tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại tạo điều kiện chodoanh nghiệp phát triển, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo động cơ thúc đẩynền kinh tế phát triển

1.1.5 Các hình thức cho vay xuất nhập khẩu

1.1.5.1 Cho vay xuất khẩu

+ Cho vay thông thường: Cho vay thông thường là việc ngân hàng giao cho

khách hàng một khoản tiền để họ sử dụng trong một thời gian nhất định Khi hếthạn, người vay phải trả đầy đủ cả gốc và lãi Đây là hình thức cho vay truyềnthống, về kỹ thuật và phương pháp cho vay giống như các dạng cho vay nội địatương ứng thông thường khác

+ Cho vay trên cơ sở hối phiếu: Nhà xuất khẩu khi cần tiền có thể vay

ngân hàng bằng cách đem chiết khấu các hối phiếu chưa đến hạn trả tiền Hìnhthức cho vay này rất phổ biến ở các nước bởi vì việc chiết khấu thường dễ dàng vàngay khi giao chứng từ về hàng hoá người xuất khẩu đã có thể sử dụng được lợinhuận của hoạt động xuất khẩu để tái đầu tư

Trang 21

Thời hạn vay bằng cách chiết khấu hối phiếu là thời hạn còn lại chưa đếnhạn thanh toán của hối phiếu Người hoàn trả tiền vay và lợi tức là người có nghĩa

vụ trả tiền ghi trên hối phiếu

+ Chiết khấu bộ chứng từ hàng hóa: Đây là hình thức ngân hàng cấp vốn

cho nhà xuất khẩu trên cơ sở chiết khấu bộ chứng từ trước khi đến hạn thanh toán.Với hình thức này ngân hàng tạo điều kiện cho nhà xuất khẩu có thể thu hồi đượcvốn nhanh tương tự như chiết khấu hối phiếu Tỉ lệ chiết khấu phụ thuộc vàophương thức chiết khấu:

+Tín dụng ứng trước cho người xuất khẩu: Trong quá trình chuẩn bị và

thực hiện hợp đồng xuất khẩu các doanh nghiệp cũng có thể đề nghị ngân hàngtạm ứng cho một nghiệp vụ xuất khẩu cho đến khi thu được lợi nhuận từ hoạtđộng xuất khẩu Hình thức tín dụng này bao gồm hai hình thức cơ bản sau:

Tín dụng ứng trước trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ

Tín dụng ứng trước trong phương thức tín dụng chứng từ

1.1.5.2 Cho vay nhập khẩu

+ Nghiệp vụ cho vay trong khuôn khổ tín dụng chứng từ:

Thư tín dụng (L/C) là văn bản pháp lý trong đó một ngân hàng theo yêu cầunhà nhập khẩu sẽ trả một số tiền nhất định cho nhà xuất khẩu trong một thời giannhất định với điều kiện nhà xuất khẩu phải thực hiện đúng và đầy đủ những điềukhoản trong thư tín dụng, sức mạnh tài chính của ngân hàng thay thế sức mạnh tàichính của nhà nhập khẩu Mọi thư tín dụng mở ở ngân hàng đều theo đề nghị củanhà nhập khẩu nhưng không phải lúc nào nhà nhập khẩu cũng có đủ số dư trongtài khoản của mình để làm đảm bảo cho thư tín dụng đó Vì vậy ngân hàng mởL/C phải chịu mọi rủi ro khi nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán hay khôngmuốn thanh toán L/C đến hạn trả tiền Để tránh vấn đề bất cập trên ngân hàng cấpvốn cho nhà nhập khẩu theo hạn mức tín dụng Trước khi mở thư tín dụng theoyêu cầu của nhà nhập khẩu, ngân hàng phải kiểm tra mục đích, đối tượng nhập

Trang 22

khẩu, khả năng hoạt động cạnh tranh của nhà nhập khẩu ở hiện tại và trong tươnglai, đây chính là quá trình thẩm định tín dụng, là cơ sở để đảm bảo vốn vay củangân hàng Trong quá trình cấp vốn ngân hàng chỉ cho phép đơn vị rút vốn trongchừng mực còn đủ vốn để thanh toán cho L/C mà đơn vị xin mở theo qui định củangân hàng.

+ Tín dụng ứng trước cho nhà nhập khẩu: Cũng như các nhà xuất khẩu,

nhà nhập khẩu cũng rất cần được cho vay theo hình thức ứng trước của ngân hàng

Đó là khi họ cần phải thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu Ngoài ra, nhà nhập khẩucũng có thể phát sinh nhu cầu tài trợ để thanh toán cho bộ chứng từ khi hàng hoáchưa về đến cảng và doanh nghiệp chưa tiêu thụ được hàng hoá để thu hồi vốn.Ngân hàng tài trợ trong trường hợp này có thể sử dụng các chứng từ hàng hoá làmvật đảm bảo[3]

1.1.6 Quy trình thực hiện hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại các NHTM

Quy trình cho vay xuất nhập khẩu được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếpnhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi thanh lý hợp đồng tín dụng, nó được tiếnhành theo các bước sau:

1.1.6.1 Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay

Khi có nhu cầu về vốn trong quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu kháchhàng đến ngân hàng xin vay, đồng thời gửi đến ngân hàng các hồ sơ cần thiết nhưsau: hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn… Cán bộ tín dụng làm đầu mốitiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ; đồng thời hướngdẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn vàhướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay

1.1.6.2 Thẩm định khách hàng vay vốn

Đây là bước rất quan trọng trong quy trình tài trợ nếu như bước thẩm địnhnày làm tốt sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro cho ngân hàng Cán bộ tín dụng phảithực hiện các bước sau trong quá trình thẩm định khách hàng vay vốn:

Trang 23

Tìm hiểu về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, năng lực điềuhành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn.

Phân tích đánh giá khả năng tài chính của khách hàng vay, bao gồm: đánhgiá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá tình hìnhtài chính của doanh nghiệp, thẩm định tính khả thi của phương án kinh doanh,thẩm định tính hiệu quả và khả năng trả nợ của phương án, tình hình quan hệ tíndụng với các tổ chức tín dụng khác, chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng

Thẩm định tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh: thẩm định tính hợp pháp củatài sản đảm bảo, đồng thời thẩm định giá trị của tài sản

1.1.6.3 Lập tờ trình xét duyệt cho vay

Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ khách hàng, CBTD lập báocáo thẩm định trình lên trưởng phòng tín dụng Báo cáo này phải nêu rõ tình hìnhtài chính của DN; nhu cầu vốn, số tiền xin tài trợ; tính khả thi, hiệu quả củaphương án kinh doanh và kiến nghị của CBTD có nên cho vay hay không Trưởngphòng tín dụng căn cứ ý kiến của CBTD đồng thời xem xét lại hồ sơ và cho ý kiến

để trình lên Ban giám đốc xét duyệt Nếu món vay đủ điều kiện cho vay, CBTD sẽhướng dẫn khách hàng lập hợp đồng tín dụng Nếu không đủ điều kiện cho vay,CBTD phải ghi rõ lý do để giải thích cho khách hàng và trả lại hồ sơ xin vay

1.1.6.4 Hoàn thiện hồ sơ, ký kết hợp đồng và giải ngân

Khi khoản vay được phê duyệt thì ngân hàng và khách hàng cùng ký kếthợp đồng tín dụng; hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản (hợp đồng thế chấp, cầm cốphải thực hiện công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo); lập giấy nhận nợ vàtiến hành giải ngân cho khách hàng

1.1.6.5 Kiểm tra và giám sát khoản vay

Kiểm tra và giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước, công việcsau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có

Trang 24

hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biệnpháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết

1.1.6.6 Thu hồi nợ gốc, lãi

Ngân hàng sẽ tính lãi theo lãi suất hai bên đã thoả thuận tại thời điểm kýkết hợp đồng Sắp đến ngày đáo hạn thì ngân hàng phải thông báo cho khách hàngbiết để chuẩn bị tiền trả nợ cho ngân hàng

1.1.6.7 Thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp tài sản bảo đảm

Sau khi khách hàng hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi tiền vay, cán bộ tín dụngtất toán khoản vay và chuyển hồ sơ vay vốn vào hồ sơ lưu của khách hàng Lậpbiên bản giao trả tài sản bảo đảm nợ vay trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát,trưởng phòng tín dụng trình lãnh đạo ký duyệt

1.2 Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu của NHTM

1.2.1 Quan niệm về mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu

Mở rộng là quá trình lớn lên, tăng trưởng về mọi mặt của sự vật hay hiệntượng, nó bao gồm sự tăng trưởng về mặt số lượng và ngày càng hoàn thiện vềmặt chất lượng của một sự vật hay hiện tượng nào đó

Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại cónghĩa là quy mô hoạt động cho vay xuất nhập khẩu của ngân hàng ngày càng đượctăng trưởng trên cơ sở bảo đảm giảm thiểu xảy ra những rủi ro đồng thời nó cũngphản ánh sự hài lòng của khách hàng về nhu cầu vốn, thời gian đáp ứng, nhữngtiện ích mà khách hàng nhận được đối với hoạt động cho vay xuất nhập khẩu

Mở rộng cho cho vay hoạt động xuất nhập khẩu các ngân hàng để thực hiệnđược thì các ngân hàng phải có các chính sách phù hợp đối với hoạt động cho vayxuất nhập khẩu, đánh giá được nhu cầu khách hàng về vốn đối với hoạt động xuấtnhập khẩu, ngoài ra còn phải nghiên cứu cải tiến qui trình cho vay, cải tiến côngnghệ thông tin trong hoạt động của ngân hàng nói chung và đối với hoạt động chovay xuất nhập khẩu nói riêng

Trang 25

Để đánh giá sự mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu của ngân hàngthương mại là một công việc không dễ bởi nó đòi hỏi phải xem xét trên nhiều mặt,thông qua sự tổng hợp kết quả phân tích nhiều chỉ tiêu khác nhau và trong phạm

vi bài viết này đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích dưới góc độ ngân hàng.Dưới đây là một số chỉ tiêu cơ bản để đánh giá sự mở rộng cho vay xuất nhậpkhẩu của ngân hàng thương mại dưới góc độ ngân hàng

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng hoạt động cho vay XNK của NHTM

1.2.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng quy mô hoạt động cho vay

+ Dư nợ cho vay xuất nhập khẩu: là chỉ tiêu phản ánh quy mô hoạt động

cho vay xuất nhập khẩu Nếu tổng dư nợ cho vay xuất nhập khẩu quá thấp trongnhiều năm liền cho thấy Ngân hàng chưa thể phát triển tốt hoạt động này cả vềmặt quy mô cũng như mặt chất lượng, uy tín của Ngân hàng chưa cao và do đóchưa thể phát triển tốt sản phẩm này Tuy nhiên nếu tổng dư nợ cho vay xuất nhậpkhẩu quá cao cũng chưa thể nói Ngân hàng phát triển hoạt động cho vay tốt màcòn phải phụ thuộc vào các rủi ro tiềm ẩn trong các khoản vay, do vậy cần phảixem xét thêm các chỉ tiêu khác

+ Số khách hàng, số hợp đồng vay vốn xuất nhập khẩu: Trước đây các

ngân hàng thiên về việc cho vay XNK đối với các doanh nghiệp nhà nước vàkhông yên tâm khi cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Song để

mở rộng cho vay XNK mà chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng là doanhnghiệp nhà nước sẽ không hiệu quả vì thực tế nhiều năm cho thấy với cơ cấu tổchức cồng kềnh, bộ máy quản lý thiếu năng động, quản lý vốn không hiệu quả, chiphí quản lý lớn tại các doanh nghiệp nhà nước thì việc cho vay đối với đối tuợngnày chứa đựng khá nhiều rủi ro Hơn nữa với chủ trương cổ phần hoá các doanhnghiệp nhà nước, trong tương lai các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ chiếm ưuthế Vì vậy việc hướng tới đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp tư nhân vàcác doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp liên doanh là hết sức cần thiết.Thông qua việc đa dạng hoá đối tượng khách hàng cho vay cũng giúp ngân hàng

có thể phân tán được rủi ro

Trang 26

+ Thị phần cho vay xuất nhập khẩu của Ngân hàng: Chỉ tiêu này phản ánh

khả năng chiếm lĩnh thị trường của ngân hàng, quy mô hoạt động cho vay củangân hàng chiếm bao nhiêu phần trăm trong thị trường cho vay của ngành ngânhàng nói chung Chỉ tiêu này càng cao càng tốt

+ Sự đa dạng các sản phẩm cho vay xuất nhập khẩu: Mở rộng cho vay

XNK yêu cầu Ngân hàng phải đa dạng hoá các sản phẩm cho vay để đáp ứng nhucầu ngày càng tốt hơn cho khách hàng, đặc biệt trong điều kiện thương mại quốc

tế ngày càng phát triển Các ngân hàng phải chủ động nghiên cứu và ứng dụng cácsản phẩm cho vay XNK mà các nước tiên tiến trên thế giới đang áp dụng (khôngdừng lại ở các sản phẩm tài trợ truyền thống như tài trợ trong thanh toán mở L/C,chiết khấu chứng từ xuất khẩu nghiên cứu áp dụng các phương thức mới như baothanh toán, thuê mua ) Bên cạnh đó ngân hàng không chỉ cho vay XNK với thờihạn ngắn mà còn mở rộng cho vay đối với các dự án đầu tư trung, dài hạn Đồngthời Ngân hàng cũng không dừng lại ở việc cho vay các khách hàng bằng ngoại tệ

là Đôla Mỹ mà còn cho vay bằng Việt nam đồng và các ngoại tệ khác tuỳ từngthời điểm và tuỳ nguồn vốn mà ngân hàng huy động được

1.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu

Chất lượng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu ở đây được hiểu theo nghĩagiảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, do vậy nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu là hai chỉ tiêuthường được dùng để đánh giá chất lượng của hoạt động này

Nợ xấu là các khoản nợ được xếp từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo quyết định

493 của Ngân hàng Nhà nước; trong khuân khổ của Luận văn này, nợ xấu đượcxác định theo điều 7 Quyết định 493

Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ được tổ chức tíndụng đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn Các khoản nợnày được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi

Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm: các khoản nợ được tổ chức tín dụngđánh giá là khả năng tổn thất cao

Trang 27

Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: các khoản nợ được tổ chứctín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng hoạt động chovay của tổ chức tín dụng Tỷ lệ này càng thấp càng tốt

+ Mức trích lập dự phòng rủi ro: là một chỉ tiêu chi phí trong hoạt động tín

dụng của NHTM, do đó nó trực tiếp quyết định việc lợi nhuận có tăng lên cùng với

sự mở rộng cho vay hay không

Theo quy định về trích lập dự phòng rủi ro tại quyết định số NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, số tiền dự phòng rủi

493/2005/QĐ-ro mà các NHTM phải trích được tính bằng:

R  max 0, (A - C)  x r

Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích

A: giá trị của khoản nợ C: giá trị của tài sản bảo đảm

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể, tỷ lệ này được quy định tươngứng với từng nhóm nợ của khách hàng, nhóm nợ có mức độ rủi ro càng cao thì tỷ lệtrích lập dự phòng càng lớn

Như vậy, trong điều kiện dư nợ hiện có, các NHTM muốn giảm mức trích dựphòng rủi ro thì cần tăng giá trị TSBĐ và giảm tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể, tức làgiảm nợ xấu của ngân hàng Do đó, chỉ tiêu tỷ lệ tài sản đảm bảo và tỷ trọng nợ xấutrong tổng dư nợ của khối DNVVN cũng là các chỉ tiêu phản ánh mức độ mở rộngcho vay của NHTM trên phương diện tiết kiệm chi phí để gia tăng lợi nhuận

+ Tỷ lệ xóa nợ ròng: Chỉ tiêu xóa nợ ròng thể hiện trong một số khoản cho

vay không còn giá trị và ngân hàng xóa khỏi sổ sách (theo dõi ngoại bảng) gọi làkhoản cho vay được xóa nợ Nếu một trong những khoản cho vay đó mà cuốicùng ngân hàng cũng thu được thì khoản thu nhập đó sẽ khấu trừ tổng các khoản

Trang 28

xóa nợ tạo thành khoản xóa nợ ròng Khoản xóa nợ ròng là mức tổn thất thật sự ,phản ánh mức rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng Do vậy, đểđánh giá chính xác hơn về mức độ rủi ro, người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ xóa nợròng Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng bị tổn thất lớn,danh mục cho vay có chất lượng thấp, hoạt động kinh doanh không hiệu quả Chỉtiêu tỷ lệ xóa nợ ròng được tính như sau:

Tỷ lệ xóa nợ ròng =

Dư nợ xóa ròng

X 100%

Tổng dư nợ cho vay

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay xuất nhập khẩu

1.2.3.1 Các nhân tố từ phía ngân hàng

+ Chính sách của ngân hàng: bao gồm chính sách tín dụng, chính sách

khách hàng, chính sách sản phẩm cho vay xuất nhập khẩu

Chính sách tín dụng chính là các chủ trương, đường lối đảm bảo cho hoạtđộng tín dụng đi đúng mục tiêu của ngân hàng đồng thời tuân thủ tốt qui định củaChính phủ, Ngân hàng Nhà nước, nó có liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹphoạt động cho vay, thay đổi cơ cấu dư nợ trong từng thời kỳ và có ý nghĩa quyếtđịnh sự thành bại của một ngân hàng Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hútđược nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động cho vay trên cơ

sở mở rộng và nâng cao được chất lượng các khoản vay

Chính sách khách hàng, chính sách sản phẩm cho vay XNK: là những chính

sách ưu đãi đối với khách hàng (như lãi suất, phí…) đồng thời ngày càng đưa ranhiều sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, từ đó thu hút họ về giao dịch vớingân hàng mình Bất cứ một ngân hàng nào muốn phát triển được hoạt động chovay đều phải có chính sách khách hàng và chính sách sản phẩm phù hợp với điềukiện của ngân hàng mình cũng như phải căn cứ vào đòi hỏi của thị trường

Trang 29

+ Nguồn vốn của các NHTM: Hiện nay trên thế giới, để đảm bảo tính thanh

khoản cho các NHTM, NHTW các quốc gia đều có quy định đối với nguồn vốnngắn hạn cho vay trung và dài hạn Theo tiêu chuẩn quốc tế thì tỷ lệ này là 40%.Tất nhiên đối với mỗi quốc gia khác nhau, tuỳ từng điều kiện cụ thể của từng nướcthì tỷ lệ này không giống nhau Ở Việt Nam tỷ lệ này là 25% Chính vì vậy nếumuốn cho vay trung, dài hạn thì buộc các ngân hàng phải huy động nguồn vốntrung, dài hạn Bởi nếu dùng nguồn vốn huy động ngắn hạn (nguồn vốn chủ sởhữu chủ yếu để đầu tư tăng năng lực) để cho vay trung dài hạn sẽ gặp rủi ro vềthanh khoản và NHTM các nước kiểm soát rất chặt chẽ tỷ lệ này Như vậy, điềukiện này đã có tác động đến sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng, trong đó ảnhhưởng trực tiếp đến nguồn cho vay trung, dài hạn

+ Trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên tín dụng XNK: Đây có thể coi là yếu tố

quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của không chỉ hoạt độngcho vay mà cả sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Hoạt động kinh tế đối ngoạicàng phức tạp, công nghệ ngân hàng càng hiện đại thì đòi hỏi trình độ, năng lực củacán bộ ngân hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu phải được nâng cao hơn Với mộtđội ngũ cán bộ nhân viên có nghiệp vụ giỏi, có đạo đức và năng lực trong sáng tạo -quản lí, hiểu biết về hoạt động kinh doanh XNK và thông lệ quốc tế sẽ giúp ngânhàng hạn chế được những rủi ro, nắm bắt được những cơ hội tốt để cho vay và tấtyếu sẽ dẫn đến nâng cao chất lượng hoạt động cho vay XNK của ngân hàng

+ Quy trình cho vay: Đây là những trình tự, những giai đoạn, những bước,

công việc cần phải thực hiện theo một thủ tục nhất định trong việc cho vay bắt đầu

từ việc xem xét đơn xin vay của khách hàng đến khi thu nợ nhằm bảo đảm an toànvốn vay Việc phát triển cho vay xuất nhập khẩu phụ thuộc vào việc lập ra một quitrình cho vay xuất nhập khẩu đảm bảo tính khoa học vừa nhanh chóng, thuận tiện,vừa đảm bảo thực hiện đầy đủ nghiêm túc các bước của quy trình

+ Thông tin tín dụng: Thông tin tín dụng là hết sức cần thiết, nó là cơ sở để

xem xét quyết định cho vay và theo dõi, quản lí khoản cho vay Thông tin các khoảnvay vốn XNK có thể thu được từ nhiều nguồn khác nhau như: hồ sơ vay vốn của

Trang 30

khách hàng, nguồn số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, số liệu của Bộ Thươngmại về tình hình XNK của các đơn vị, từ doanh nghiệp hay điều tra trực tiếp tại các

cơ sở, thông tin về thị trường quốc tế, thông tin về khách hàng XNK ở nước ngoài

Mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu và chất lượng các khoản cho vay chỉ cóthể được nâng cao khi ngân hàng có những nguồn thông tin đầy đủ, chính xác, kịpthời để dự đoán và đề ra các biện pháp ngăn ngừa phòng chống rủi ro

+ Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Thông qua công tác kiểm tra, kiểm

soát nội bộ, Ban lãnh đạo ngân hàng sẽ nắm được tình hình hoạt động kinh doanhđang diễn ra trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, những thuận lợi, khó khăn cũng nhưviệc chấp hành những qui định pháp luật, nội dung, qui chế, chính sách kinhdoanh, thủ tục vay vốn từ đó giúp Ban lãnh đạo có những đường lối, chủ trươngđúng đắn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, phát huy những nhân tố thuậnlợi, nâng cao hiệu quả kinh doanh Chất lượng và hiệu quả của mở rộng cho vayxuất nhập khẩu phụ thuộc vào việc chấp hành những quy chế, thể lệ, chính sách vàmức độ kịp thời phát hiện sai sót cũng như những nguyên nhân dẫn đến sai sótlệch lạc trong quá trình thực hiện các khoản vay

1.2.3.2 Các nhân tố từ môi trường bên ngoài

+ Các nhân tố từ phía khách hàng

Khách hàng có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển cho vay nóichung và cho vay xuất nhập khẩu nói riêng bởi họ là những người trực tiếp sửdụng các khoản vay để đưa vào sản xuất kinh doanh và thực hiện chi trả cho ngânhàng Một khoản vay chỉ gọi là có chất lượng khi mà nó được khách hàng sử dụngđúng mục đích và có hiệu quả Để đạt được điều đó bản thân khách hàng cũng cầnphải được chú trọng đến nhiều khía cạnh khác nhau như:

+ Tình hình sản xuất kinh doanh và chiến lược phát triển của các doanh

nghiệp xuất nhập khẩu: Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay

xấu được thể hiện qua kết quả hoạt động kinh doanh và đây cũng chính là cơ sở đểngân hàng quyết định có nên tài trợ vốn cho doanh nghiệp hay không Các doanh

Trang 31

nghiệp xuất nhập khẩu kinh doanh thường dựa trên chủ trương, chính sách pháttriển xuất nhập khẩu của Nhà nước để từ đó đề ra chiến lược phát triển cho chínhđơn vị mình Trên cơ sở nhận định, đánh giá chính xác tiềm năng thế mạnh củadoanh nghiệp như: trình độ công nghệ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ,

xu hướng phát triển của mặt hàng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp cùng vớinhững khó khăn thuận lợi hiện tại và trong tương lai Doanh nghiệp sẽ quyết địnhchiến lược mở rộng, thu hẹp hay giữ qui mô kinh doanh ổn định từ đó xây dựngcác kế hoạch cụ thể về sản xuất tiêu thụ Việc xây dựng một chiến lược kinh doanhđúng đắn có ý nghĩa quan trọng đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp

Từ đó tác động đến khả năng huy động và trả nợ đối với các nguồn tài trợ

+ Trình độ, phẩm chất của đội ngũ cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp:

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh là một tất yếu Để tồn tại cácdoanh nghiệp phải biết nắm bắt và tận dụng các cơ hội trong kinh doanh, điều nàyđòi hỏi ban lãnh đạo của doanh nghiệp phải có trình độ, có năng lực quản lí và raquyết định Khi việc kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi sẽ có tác độngtích cực đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp cho ngân hàng Ngoài ra, trình độ,phẩm chất của người lãnh đạo cũng có tác động rất lớn đến việc sử dụng vốn vaycũng như mong muốn trả nợ của doanh nghiệp từ đó tác động đến chất lượng củakhoản vay Đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu đòi hỏi đội ngũcán bộ phải am hiểu về thị trường và thông lệ quốc tế, am hiểu nghiệp vụ hoạtđộng ngoại thương Đặc biệt đối với hoạt động cho vay xuất nhập khẩu thì phẩmchất của khách hàng là một yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến việc phát triểncho vay xuất nhập khẩu cũng như chất lượng của nó

Rủi ro ngành: Những ngành tăng trưởng thấp, cạnh tranh ở mức cao, đòi

hỏi vốn lớn, có tính chu kỳ hay không ổn định thì rủi ro về vốn sẽ lớn hơn cácngành ổn định với ít đối thủ cạnh tranh, rào cản gia nhập ngành cao, nhu cầu cóthể dự báo dễ dàng

+ Vị thế của doanh nghiệp trong ngành: một vài nhân tố tác động đến năng

lực cạnh tranh của doanh nghiệp như vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, sự xuất

Trang 32

hiện các sản phẩm thay thế, khả năng mặc cả với người mua và người bán Để duy trì

vị thế của mình các doanh nghiệp phải dựa vào sự đa dạng hóa sản phẩm, bán hàngtrải đều khắp các khu vực, đa dạng hóa khách hàng và người cung ứng, quản lý tốtchi phí sản xuất

+ Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh tế:

- Vấn đề tỷ giá: Khi tỷ giá hối đoái không ổn định; chẳng hạn khi tỷ giágiảm thì các DN sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn trả khoản vay bằng ngoại tệtrước đó, vì cần phải có nhiều tiền vốn nội tệ hơn mới mua đủ số ngoại tệ cần đểtrả Do vậy, các DN hoặc là sẽ hạn chế sử dụng vốn vay hoặc sẽ không trả được

nợ cho ngân hàng điều này làm cho hoạt động cho vay XNK giảm cả về qui mô vàchất lượng

- Nhân tố lãi suất: Mức độ phù hợp giữa lãi suất trên thị trường với mức lợinhuận của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh XNK trong nền kinh tế cũng ảnhhưởng tới việc phát triển cho vay XNK Lợi nhuận ngân hàng thu được bị giới hạnbởi lợi nhuận của doanh nghiệp sử dụng vốn vay, nên với mức lãi suất cao, cácdoanh nghiệp không trả được nợ, hoặc sẽ có ý định không muốn trả nợ, từ đó hoạtđộng cho vay xuất nhập khẩu của ngân hàng không còn là đòn bẩy để thúc đẩy sảnxuất kinh doanh phát triển và tất nhiên việc phát triển hoạt động này cũng giảm sút

- Lạm phát: có tác động mạnh lên nhiều mặt như khả năng tiêu thụ hànghoá, giá cả thị trường, hiệu quả kinh doanh Do vậy, nó tác động mạnh đến khôngchỉ hoạt động cho vay mà còn cả nền kinh tế Chẳng hạn trong thời kì lạm phátcao sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng giảm, nhu cầu vay vốn giảm,vốn vay đã thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạncho ngân hàng Ngoài ra còn phải kể đến việc công chúng không muốn gửi tiềnvào ngân hàng để đề phòng mất giá tiền tệ

+ Nhóm nhân tố thuộc về môi trường pháp lý, chủ trương chính sách của Nhà nước: Môi trường pháp lí tác động đến hoạt động ngân hàng thông qua hệ

Trang 33

thống các luật và các văn bản pháp qui có liên quan đặc biệt là chủ trương chínhsách phát triển kinh tế của Nhà nước.

Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước: Đây là nhân tố rõ nét tác động đến

hoạt động tín dụng Chính sách đầu tư, luật thuế XNK … sẽ có tác động khuyếnkhích hay hạn chế nhập khẩu hay xuất khẩu một loại hàng hoá hoặc công trình nào

đó Do vậy tất yếu sẽ tác động đến chính sách cho vay của các ngân hàng

Chính sách tín dụng của Ngân hàng nhà nước: Ngân hàng nhà nước vớichức năng thực hiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng, tuỳ theonhững biến động của nền kinh tế như: lạm phát, giảm phát, tác động từ những nềnkinh tế lớn … mà NHTW có thể điều chỉnh các quy định về cho vay, đảm bảo chấtlượng cho vay cũng như thực hiện vai trò điều tiết hoạt động ngân hàng theo địnhhướng của Nhà nước đó

Sự thay đổi chủ trương chính sách của Nhà nước sẽ làm tăng cao hay giảmbớt sự phát triển của hoạt động cho vay xuất nhập khẩu điều này nó cần phải đượcđánh giá trong mối quan hệ với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tếhướng về xuất khẩu của Nhà nước, thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhànước Bên cạnh đó cũng cần thấy rằng sự thay đổi môi trường pháp lí còn có tácđộng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà cụ thể là cácchính sách về khuyến khích xuất khẩu hay hạn chế nhập khẩu

+ Sự cạnh tranh giữa các NHTM trong hoạt động cho vay xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp: Mức độ cạnh tranh giữa các NHTM trong hoạt động cho

vay xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp càng cao thì tốc độ phát triển của hoạtđộng này càng giảm Tuy nhiên trước áp lực cạnh tranh, các NHTM cần phảikhông ngừng hoàn thiện các hoạt động của ngân hàng, nâng cao chất lượng phục

vụ khách hàng, mang lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng khi đến giao dịch tạingân hàng; nếu NHTM nào đáp ứng được những điều kiện trên thì sẽ có cơ hộiphát triển

Trang 34

+ Tập quán thương mại: Đây là yếu tố mang tính chất cụ thể ở từng quốc gia

mà đôi khi không tuân theo một luật lệ hay chính sách nào cả Điều đó sẽ có một tácđộng nhất định đối với những nhà XNK nước ngoài mà các hợp đồng thương mại

có được ký kết hay bị huỷ bỏ Yếu tố này cũng thường được các nhà XNK xem xétđến trong quá trình thương thảo hợp đồng ngoại thương nhằm tránh các tranh chấphay tạo ra sự thuận lợi về phía mình khi phải đưa ra luật pháp Yếu tố này cũngđược các ngân hàng quan tâm khi cấp tín dụng cho khách hàng

Trang 35

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NH TECHCOMBANK CHI NHÁNH KHÁNH HÒA

2.1 Khái quát tình hình hoạt động của NH Techcombank CN Khánh Hòa

2.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Techcombank chi nhánh Khánh Hòa

Tên tiếng Anh: Techcombank Khanh Hoa

Địa chỉ: Trụ sở chính tại 38-40 Thống Nhất - Nha Trang - Khánh HòaNgày 27/09//2005, Techcombank chi nhánh Khánh Hòa đã được thành lập.Sau hơn 2 năm hoạt động và không ngừng phát triển, năm 2006Techcombank chi nhánh Khánh Hòa đã được Ngân hàng Nhà nước công nhận làmột trong ba Ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động hiệu quả nhất trên địa bàntỉnh Khánh Hòa

Ngoài ra, tháng 6 năm 2007, thành lập phòng giao dịch Mã Vòng tại 16Đường 23/10-Nha Trang-Khánh Hòa, từng bước mở rộng mạng lướiTechcombank ở khu vực miền Trung

Năm 2008, tổng số nhân viên tăng lên 40 người (bao gồm một chi nhánh

và một phòng giao dịch) Và năm 2008 cũng là năm chính thức TechcombankKhánh Hòa trực thuộc sự quản lý của chi nhánh Hồ Chí Minh - khu vực phíaNam (trước đây chi nhánh trực thuộc sự quản lý của chi nhánh Nha Trang- khuvực miền Trung)

Năm 2009, tổng số nhân viên làm việc tăng lên 50 người (bao gồm một chinhánh và một phòng giao dịch)

Năm 2010, mở thêm một phòng giao dịch tại 2-4 Vĩnh Hải với số lượngnhân viên tăng lên 60 người với quy mô ngày càng lớn Đây cũng là nămTechcombank có sự thay đổi về sự quản lý, nó không thuộc sự quản lý của chinhánh Hồ Chí Minh mà trực thuộc sự quản lý của chi nhánh Nha Trang- khu vực

Trang 36

miền Trung Trong tương lai và hiện tại, Techcombank Khánh Hòa luôn cố gắngphấn đấu thuộc nhóm ngân hàng đô thị hàng đầu về độ tin cậy, chất lượng và hiệuquả.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Techcombank Khánh Hòa

2.1.2.1 Chức năng

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh KhánhHòa có các chức năng: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổchức, cá nhân trong và ngoài nước bằng các hình thức thích hợp; Nhận vốn tài trợ,

ủy thác của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước để đầu tư chocác chương trình phát triển nhà ở và phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Chovay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn chủ yếu vào các mục đích xây dựng, cải tạo,sửa chữa, nâng cấp nhà ở cho các hộ dân cư; Cho vay các doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực phục vụ chương trình phát triển nhà ở, xây dựng cơ sở hạ tầng, thựchiện các dự án, các công trình đầu tư xây dựng; Cho vay phục vụ sản xuất kinhdoanh; Cho vay chiết khấu chứng từ có giá; Cho vay tiêu dùng, cho vay du học,mua xe Ngoài ra Techcombank Khánh Hòa còn thực hiện các dịch vụ thanh toánquốc tế, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, kiều hối, phát hành thanh toán thẻ ATM,dịch vụ thanh toán mua bán nhà qua ngân hàng, cầm cố bất động sản với thủ tụcnhanh gọn, lãi suất hợp lý, tiến độ giải ngân nhanh chóng nhằm phục vụ tốt nhucầu kinh doanh, tiêu dùng của khách hàng, thực hiện nghiệp vụ ngân hàng đốingoại và một số dịch vụ ngân hàng khác…

2.1.2.2 Nhiệm vụ

- Thực hiện các văn bản quy định về kinh doanh ngoại tệ, tín dụng, thanhtoán hối đoái, thực hiện tốt chỉ đạo của chi nhánh cấp trên

- Chịu sự kiểm tra và giám sát của Techcombank miền Nam

- Chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ các báo cáo thống kê, chỉ thị theo chế độ

cố định và yêu cầu đột xuất của ngân hàng cấp trên

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Techcombank Khánh Hòa

Cơ cấu tổ chức của Techcombank Khánh Hòa được trình bày theo sơ đồ sau :

Trang 37

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý ngân hàng Techcombank Khánh Hòa

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

và kho quỹ

Phòng dịch

vụ ngân hàng doanh nghiệp

Phòng dịch

vụ ngân hàng cá nhân

Bộ phận tín

dụng doanh

nghiệp

Bộ phận thanh toán quốc tế

Bộ phận tín dụng cá nhân

Chuyên viên KS &

HTKD

Trang 38

- Đề nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động, tiềnlương và nghiệp vị kinh doanh lên giám đốc cấp trên xem xét và quyết định theophân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc Techcombank Việt Nam bao gồm:

+ Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, khenthưởng, kỷ luật giám đốc, phó giám đốc, các trưởng phòng (tổ) chuyên mônnghiệp vụ

+ Phương án hoạt động kinh doanh của chi nhánh

+ Báo cáo tài chính tổng hợp và quyết toán hằng năm của chi nhánh

+ Việc cử cán bộ đi học tập, khảo sát trong nước và nước ngoài theo quy định + Các vấn đề khác liên quan đến hoạt đông của chi nhánh theo cung cấp dogiám đốc chi nhánh cấp trên giao

- Được ký các hợp đồng: Tín dụng, thế chấp tài sản và hợp đồng khác liênquan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng

- Được ký các hợp đồng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh như sử dụngđiện, nước, điện thoại

- Thực hiện cơ chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền thưởng và áp dụngtừng thời kỳ cho khách hàng phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ

và quy định của Techcombank Việt Nam

- Tổ chức việc hạch toán kinh tế, phân phối tiền lương, thưởng và phúc lợikhác liên quan đến người lao động theo kết quả kinh doanh, phù hợp với chế độkhoán tài chính và quy định của Techcombank Việt Nam

- Đại diện Tổng giám đốc Techcombank Việt Nam khởi kiện, công chứng, giảiquyết tranh chấp, tham gia tố tụng, thi hành án trước cơ quan pháp luật có liên quanđến hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh do mình trực tiếp phụ trách

Trang 39

- Chấp hành chế độ giao ban thường xuyên tại chi nhánh và trên địa bàn hoạtđộng, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất các hoạt động của chi nhánh lên chinhánh cấp trên theo quy định.

- Phân công phó giám đốc đi dự các cuộc họp trong và ngoài ngành có liênquan trực tiếp đến hoạt động của chi nhánh, khi giám đốc đi vắng trên một ngàynhất thiết phải ủy quyền bằng văn bản cho một phó giám đốc chỉ đạo, điều hànhcông việc chung

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh cấp trên giao

Phòng kinh doanh

Gồm phòng Giao dịch khách hàng cá nhân và phòng Giao dịch khách hàngdoanh nghiệp

* Phòng Giao dịch khách hàng doanh nghiệp

- Tổ chức các hoạt động tiếp thị các sản phẩm tín dụng, bảo lãnh, thanh toánquốc tế đối với khách hàng, đồng thời thực hiện công tác điều tra thị trường vềnhu cầu sản phẩm dịch vụ ngân hàng đối với nhóm khách hàng này

- Nghiên cứu, xem xét, thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư, để trình cấp trên cóthẩm quyền quyết định về:

+ Cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động, hỗ trợ xuất nhập khẩu và cácnhu cầu cần thiết khác

+ Cho vay trung và dài hạn để đổi mới thiết bị, kỹ thuật, tăng cường nănglực sản xuất, mở rộng hoặc đầu tư mới trong các lĩnh vực xây dựng, cải tạo cơ sở

hạ tầng…

+ Thực hiện các hình thức bảo lãnh cho khách hàng

+ Thực hiện mở, xác nhận L/C, chiết khấu bộ chứng từ

+ Các hồ sơ chuyển tiền và thanh toán qua nước ngoài

Trang 40

- Là đầu mối giao dịch về ngoại tệ với khách hàng trên cơ sở số lượng, tỷ giá

và loại giao dịch do trung tâm quản lý nguồn vốn và giao dịch trên thị trườngnguồn vốn quy định

* Phòng Giao dịch khách hàng cá nhân

- Chịu trách nhiệm chính trong việc tiếp thị khách hàng và là đầu mối thực hiệncác dịch vụ đối với các đối tượng thể nhân và kinh tế cá thể tại chi nhánh bao gồm: + Các hoạt động tín dụng bảo lãnh

+ Tiếp thị các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước, chuyển tiền nhanh,các hình thức huy động vốn, các dịch vụ ký gửi tài sản và các chứng từ có giácũng như các hình thức tín dụng bán lẻ của Techcombank

+ Các dịch vụ bán lẻ khác như dịch vụ phát hành thẻ và mạng lưới các đại

+ Tổ chức và tiếp thị các chương trình bán lẻ tại chi nhánh

Phòng kế toán và kho quỹ

- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ, thanhtoán theo quy định của Techcombank

- Giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán thu – chi tài chính và quyếttoán tiền lương đối với các chi nhánh trong phạm vi chi nhánh được Tổng giámđốc ủy quyền quản lý

Ngày đăng: 05/10/2018, 08:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w