1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ca dao tình cảm gia đình với việc giáo dục học sinhTiểu học

55 809 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Với các em, các tác phẩm văn học dân gian không chỉ dựng lên những thước phim quay chậm tái hiện lại một cách chân thực, mộc mạc, sống động về nếp sinh hoạt, lao động của con người qua b

Trang 1

- -

TRẦN THỊ HỒNG

CA DAO TÌNH CẢM GIA ĐÌNH

VỚI VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học dân gian

Người hướng dẫn khoa học ThS ĐỖ THỊ HUYỀN TRANG

Trang 2

- -

TRẦN THỊ HỒNG

CA DAO TÌNH CẢM GIA ĐÌNH

VỚI VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học dân gian

Người hướng dẫn khoa học ThS ĐỖ THỊ HUYỀN TRANG

HÀ NỘI, 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo cô trong khoa Giáo dục

Tiểu học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ em trong quá trình

học tập tại trường và tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

này

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô

giáo - Ths Đỗ Thị Huyền Trang - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em

trong quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Và cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự quan tâm và ủng hộ từ gia

đình, bạn bè Đó chính là nguồn động viên tinh thần to lớn giúp em có thể

hoàn thành khóa luận này một cách tốt nhất

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Trần Thị Hồng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Ca dao tình cảm gia

đình với việc giáo dục học sinhTiểu học” là công trình nghiên cứu của riêng

tôi dưới sự hướng dẫn của cô giáo Ths Đỗ Thị Huyền Trang Đề tài này

chưa được công bố dưới bất kì hình thức nào

Tôi xin chịu trách nhiệm về sự cam đoan này

Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Trần Thị Hồng

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Mục đích nghiên cứu 7

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Cấu trúc khóa luận 8

NỘI DUNG 9

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 9

1.1 Đặc điểm học sinh lứa tuổi Tiểu học 9

1.1.1 Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống của học sinh Tiểu học 9

1.1.2 Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học 10

1.1.3 Đặc điểm thẩm mỹ của học sinh Tiểu học 12

1.1.4 Đặc điểm nhân cách của học sinh Tiểu học 13

1.2 Giới thiệu khái quát về ca dao tình cảm gia đình 16

1.2.1 Khái niệm ca dao 16

1.2.2 Phân loại ca dao 20

1.2.3 Ca dao tình cảm gia đình 21

Chương 2 Ý NGHĨA CA DAO TÌNH CẢM GIA ĐÌNH VỚI VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC 27

2.1 Ca dao tình cảm gia đình với việc giáo dục nhận thức cho học sinh Tiểu học 27

2.1.1 Giáo dục những hiểu biết về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình 27 2.1.2 Giáo dục nhận thức về những nguyên tắc của đạo lý làm người 31

Trang 6

2.2 Ca dao tình cảm gia đình bồi dưỡng tình cảm đạo đức và hình thành nhân cách cho trẻ 35

2.2.1 Ca dao tình cảm gia đình hình thành tình yêu ông bà, cha mẹ 35 2.2.2 Ca dao tình cảm gia đình hình thành và phát triển đức tính của con người 37

2.3 Ca dao tình cảm gia đình bồi dưỡng năng lực cảm thụ Văn - Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học 39 KẾT LUẬN 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

PHỤ LỤC

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ ngàn năm nay, trên khắp mọi miền của đất nước, trẻ em lớn lên

không chỉ nhờ dòng sữa ngọt ngào của mẹ mà còn qua lời ru êm đềm của bà,

của mẹ Tuổi thơ của các em đã không thể thiếu được những bài ca dao dân ca

mang đậm hơi thở của làng quê, con người Việt Nam hay những câu chuyện

cổ tích thần kỳ qua lời kể của bà Với các em, các tác phẩm văn học dân gian

không chỉ dựng lên những thước phim quay chậm tái hiện lại một cách chân

thực, mộc mạc, sống động về nếp sinh hoạt, lao động của con người qua bao

thế hệ mà còn chứa đựng nguồn tri thức phong phú được thể hiện dưới nhiều

hình thức khác nhau như các bài đồng dao, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn…

Nhờ sự đa dạng trong cách thể hiện của văn học dân gian mà biết bao những

tình cảm dung dị, thuần phong mỹ tục, những bài học đạo lý làm người quý

báu… đã tự nhiên đi vào những trí óc non trẻ của các em Thế giới của văn

học dân gian tựa như những dòng suốt mát lành, là cái nôi nuôi dưỡng những

giá trị tinh thần nhân văn sâu sắc đối với tâm hồn thơ ngây của học sinh Tiểu

học Có thể nói, văn học dân gian có vai trò quan trọng trong sự phát triển của

trẻ em nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng

Cũng như các thể loại khác của văn học dân gian, ca dao ra đời sớm và

nó bắt nguồn từ những sinh hoạt đời sống hằng ngày của con người; cũng bởi

thế mà ca dao tồn tại gắn chặt với hoạt động sinh hoạt của cuộc sống thường

nhật Những bài ca dao về tình cảm gia đình chính là một trong những biểu

hiện sống động mà gần gũi, thân thuộc của ca dao trong cuộc sống hiện đại

ngày nay Có thể nhận định rằng: “Gia đình là nguồn đề tài chiếm số lượng

khá lớn trong ca dao bởi „gia đình cá thể là hình ảnh thu nhỏ của những mối

quan hệ xã hội‟, là nơi các thành viên trong gia đình thể hiện cảm nghĩ của

mình một cách rõ nét nhất Đó là các mối quan hệ giữa ông bà - cháu, cha

Trang 8

mẹ - con cái, vợ - chồng, anh - em”[16]. Ca dao về tình cảm gia đình luôn

đem lại cho người đọc đặc biệt là học sinh Tiểu học cảm giác chân thành, ấm

áp, chan chứa ân tình mà ở đó mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

được phản ánh đầy đủ và sinh động Bên cạnh đó, nội dung chủ yếu trong ca

dao tình cảm gia đình là thể hiện chân thực, tự nhiên tình cảm thân thiết giữa

những người thân trong gia đình với nhau Để rồi từ đó, ca dao về tình cảm

gia đình đã giáo dục cho trẻ biết yêu thương, quý trọng gia đình, trân trọng và

gìn giữ những tình cảm thiêng liêng, cao cả mà thân thiết, ấm áp Như vậy, ca

dao tình cảm gia đình đã tác động vào tư tưởng của học sinh Tiểu học, chạm

vào trái tim của các em với những cung bậc cảm xúc khác nhau làm cho đời

sống tình cảm của các em ngày một phong phú Điều này đã chứng tỏ vai trò

cũng như tầm quan trọng về sự tồn tại của ca dao tình cảm gia đình trong lời

ăn tiếng nói cũng như trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối

sống hằng ngày cho trẻ để từ đó các em hình thành nên những thứ tình cảm

cao đẹp hơn như tình yêu làng xóm, tình yêu quê hương, đất nước…

Là một giáo viên tiểu học tương lai, tôi đã được nghiên cứu và tìm hiểu

về tâm lý cũng như sự phát triển của học sinh lứa tuổi tiểu học Hơn nữa, cùng

những trải nghiệm tuổi thơ ở một vùng quê yên bình với những khúc hát ru

bình dị, mộc mạc của bà, của mẹ; với những bài đồng dao hay khúc hát dân ca

khi chơi chuyền, chơi chắt, khi chăn trâu cắt cỏ cùng bạn bè… tôi càng nhận

thức được ý nghĩa của những bài ca dao về tình cảm gia đình trong quá trình

phát triển tâm lý của mỗi trẻ em

Với những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Ca dao tình cảm

gia đình với việc giáo dục học sinh tiểu học” nhằm góp phần nâng cao chất

lượng và hiệu quả giáo dục giúp học sinh phát triển toàn diện

2 Lịch sử vấn đề

Vốn là một bộ phận quan trọng trong dòng văn học dân gian, ca dao

Trang 9

giống như một tấm gương muôn màu đã soi chiếu và phản ánh một cách

thành công, đầy đủ đời sống tâm hồn, tình cảm phong phú của những người

bình dân xưa Ở đó, đề tài về ca dao gia đình luôn đem lại cho người đọc cảm

giác gần gũi, thân thiết và chiếm được sự quan tâm của nhiều tác giả Tuy

nhiên ca dao về tình cảm gia đình chưa được chú ý nhiều và chưa được

nghiên cứu thành hệ thống

Năm 1978, trong “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” (NXB Khoa học

xã hội) khi nói về hôn nhân và gia đình, nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc

Phan đã đề cập đến một mảnh ghép trong nội dung tình cảm gia đình trong ca

dao Đó là tình cảnh người phụ nữ lấy phải chồng không ra gì; về tình nghĩa

vợ chồng và tình yêu của phụ nữ đối với chồng; chế độ đa thê và cảnh góa

bụa… Ở đây, ông mới chỉ đưa ra những câu ca dao để dẫn chứng cho từng nội

dung trên chứ chưa có sự phân tích tỉ mỉ nội dung từng câu ca dao đó

Năm 1997, trong cuốn “Phê bình bình luận văn học ca dao, dân ca,

tục ngữ, vè” (Vũ Tiến Quỳnh tuyển chọn và trích dẫn ‒ NXB Văn nghệ thành

phố Hồ Chí Minh), với bài viết “Những bài ca dao ân tình nghĩa tình” (tình

cảm gia đình) các tác giả đã chỉ ra nội dung của ca dao dân ca trữ tình về sinh

hoạt gia đình là diễn tả mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: cha

mẹ và con cái, vợ chồng, anh em, chị em, họ hàng… Trong đó, tác giả đã

trích dẫn một số câu ca dao về một nội dung biểu hiện của tình cảm gia đình

qua các câu ca dao thể hiện tâm trạng bùi ngùi, xót xa của những người vợ

kém may mắn:

“Đường đi những lách cùng lau, Cha mẹ tham giàu ép uổng duyên con

Duyên sao cắc cớ hỡi duyên

Cầm gương gương tối, cầm vàng vàng phai.”

Trang 10

‒ “ Nào khi anh bủng anh beo,

Tay anh cất chén thuốc tay đèo múi chanh

Bây giờ anh khỏi anh lành, Anh mê nhan sắc anh tình phụ tôi!”

Đưa ra những câu ca dao trên, các tác giả muốn nói tới “Đức hy sinh,

quên mình vì hạnh phúc của chồng con, một đức tính truyền thống lâu đời

của người vợ, người mẹ Việt Nam”- một khía cạnh của ca dao về tình cảm

gia đình

Năm 2002, nhóm tác giả Phạm Thu Yến, Lê Trường Phát, Nguyễn Thị

Bích Hà đã biên soạn giáo trình Văn học dân gian (NXB Đại học Sư phạm)

khi nói về ca dao sinh hoạt, các tác giả đã đề cập đến các bài ca dao về sinh

‒ “ Lên mon ngậm ngải tìm trầm

Đền công ơn cha mẹ đã lao tâm sinh thành.”

Các bài ca dao mà nhóm tác giả đưa ra bình dị, mộc mạc, thể hiện được

tình cảm gia đình giữa cha mẹ, con cái, vợ chồng gắn bó yêu thương nhưng

đa phần ca dao về tình cảm gia đình đều là lời của người phụ nữ đảm đang, vị

tha, chung thủy

Năm 2007, tác giả Nguyễn Xuân Lạc trong cuốn Phân tích – Bình

giảng tác phẩm văn học dân gian nhà xuất bản Giáo dục đã dành hẳn phần II

để phân tích về các câu ca dao dân ca trong đó có nhắc đến những câu hát về

tình cảm gia đình qua đó nhắc nhở con cháu về công ơn sinh thành của ông

Trang 11

bà, cha mẹ và mối quan hệ huyết thống giữa anh em trong gia đình

Năm 2014, trong bài viết Hạnh phúc gia đình trong ca dao dân ca trên

báo điện tử Tổ quốc, tác giả Dương Thuấn đã nói về hạnh phúc gia đình bình

dị, đơn sơ qua các câu ca dao ở nhiều khía cạnh khác nhau như tình cảm vợ

chồng thắm thiết gắn bó:

“Chồng khôn vợ được đi hài,

Vợ khôn chồng được nhiều bài cậy trông.”

Vợ chồng sống với nhau có lúc có chuyện này chuyện kia, có khi va

chạm với nhau nhưng cả hai cùng luôn giữ ý tứ và cảm thông cho nhau Bên

cạnh đó, tác giả còn nói về tình cảm anh em trong gia đình:

“Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”

Hay tình cảm con cái đối với cha mẹ như:

“Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Năm 2016, trong Văn hóa hôn nhân và gia đình trong tục ngữ ca dao

của Nguyễn Nghĩa Dân, tác giả đã nhận định rằng: “Trong giáo dục nhân

cách, tục ngữ ca dao rất chú trọngđạo làm người bởi quan hệ đạo đức của

con người phải được hình thành từ trong gia đình, từ tấm bé để rồi đạo đức

ấy được định hình, lan tỏa từ gia đình ra cộng đồng xã hội.”[93] và tác giả đã

chỉ ra rằng “Rõ ràng tục ngữ ca dao về văn hóa hôn nhân và gia đình Việt

Nam là tấm gương chân thực, là tư liệu quý giá để nghiên cứu văn hóa truyền

thống Việt Nam.”[98] và ngay trong tác phẩm này, Nguyễn Nghĩa Dân đã sưu

tậm và giới thiệu các câu ca dao về tình cảm gia đình:

Trang 12

‒ “Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày.”

‒ “Con có cha như nhà có nóc

Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.”

‒ “Làm trai nết đủ trăm đường

Trước tiên điều hiếu đạo thường xưa nay

Công cha đức mẹ cao dày

Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ

Nuôi con khó nhọc đến giờ

Trưởng thành con phải biết thờ hai thân

Thức khuya dậy sớm chuyên cần

Quạt nồng ấm lạnh giữ phần đạo con.”

Có thể nói, tất cả các ý kiến, nhận xét trong các giáo trình, các công

trình nghiên cứu khoa học trên đều xác đáng, song hầu hết mới chỉ dừng lại ở

mức độ khái quát hay mới chỉ đề cập đến một phương diện của ca dao về tình

cảm gia đình, rất ít công trình nghiên cứu cụ thể, chi tiết Nó chưa được

nghiên cứu thành đề tài riêng và vẫn còn đang là “mảnh đất màu mỡ” cần sự

vun trồng, chờ đợi lòng say mê nghiên cứu của những ai quan tâm đến ca dao

Là sinh viên năm cuối, lần đầu được nghiên cứu khoa học, ở khóa luận này,

trên cơ sở gợi ý quý báu của những người đi trước, tôi tình hiểu đề tài “Ca

dao tình cảm gia đình với việc giáo dục học sinh tiểu học” để đưa ra một cái

nhìn cụ thể và toàn diện hơn về tình cảm gia đình trong ca dao và góp phần

vào việc giáo dục học sinh Tiểu học

3 Mục đích nghiên cứu

Đề tài: “Ca dao tình cảm gia đình với vệc giáo dục học sinh tiểu học”

nhằm chỉ ra được vai trò của văn học dân gian nói chung và ca dao tình cảm

Trang 13

gia đình nói riêng trong việc giáo dục học sinh Tiểu học

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ca dao tình cảm gia đình với việc giáo

dục học sinh Tiểu học

4.2.Phạm vi nghiên cứu

‒ Tuyển tập Ca dao Việt Nam đặc sắc của Phúc Hải (tuyển chọn) (2014),

nhà xuất bản Thời đại

‒ Sách giáo khoa Tiếng Việt (tập một, tập hai) lớp 1,2,3,4,5

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê

Phương pháp tổng hợp tài liệu

Phương pháp so sánh, đối chiếu

Phương pháp phân tích

6 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Phụ lục, Nội dung khóa luận gồm

hai chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Ý nghĩa của ca dao tình cảm gia đình với việc giáo dục học

sinh tiểu học

Trang 14

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Đặc điểm học sinh lứa tuổi Tiểu học

Học sinh Tiểu học là thiếu nhi từ 6 đến 11 tuổi Ở gia đoạn này, có thể

nhận thấy các em có những đặc điểm như sau:

1.1.1 Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống của học sinh Tiểu học

1.1.1.1 Về hoạt động

Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi thì đến

bậc tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ

hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập Sinh hoạt học tập của trẻ rất dễ

hào hứng để cuốn theo các ý tưởng, các kiến thức mới lạ và không ngừng đặt

ra nhứng câu hỏi thắc mắc để tìm ra tri thức mới Tuy nhiên, song song với

hoạt động học tập thì ở trẻ còn diễn ra các hoạt động khác như:

+ Hoạt động vui chơi : Đối tượng vui chơi của trẻ thay đổi từ chơi với đồ

vật sang chơi các trò chơi vận động

+ Hoạt động lao động: Trẻ bắt đầu tham gia vào các hoạt động lao động

đơn giản của gia đình và nhà trường

+ Hoạt động xã hội: học sinh bắt đầu tham gia vào các phong trào, hoạt

động của lớp, trường và cộng đồng dân cư

1.1.1.2 Về môi trường sống

Không giống với giai đoạn mầm non, ở giai đoạn tiểu học các em có sự

thay đổi rõ rệt về môi trường sống Các em không còn nhút nhát, rụt rè mà

thích tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh Các em mạnh dạn, tự tin hơn

trong các hoạt động ở gia đình, nhà trường và ngoài xã hội Vì vậy, môi

trường hoạt động của trẻ có nhiều thay đổi đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý

Trang 15

thời gian lên tục từ 30 – 35 phút Chuyển từ hiếu kỳ, tò mò sang tính ham

hiểu biết, hứng thú khám phá Bước đầu trẻ đã biết kiềm chế dần tính hiếu

động, bột phá để chuyển thành tính kỷ luật nề nếp, chấp hành nội quy học

tập Phát triển độ tinh nhạy và các thao tác tinh khéo của đôi bàn tay để học

tập Tất cả đều là thử thách của trẻ, muốn trẻ vượt qua được tốt những điều

này thì cần phải có sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội

dựa trên sự hiểu biết về tri thức khoa học

1.1.2 Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học

Ở học sinh lứa tuổi Tiểu học, tri giác mang tính đại thể, toàn bộ, ít đi sâu

vào chi tiết nhất là đối với học sinh các lớp đầu Tiểu học (lớp 1, 2), tuy nhiên

trẻ cũng bắt đầu có khả năng phân tích dấu hiệu, chi tiết nhỏ của một nội dung

nào đó và tri giác mang tính ổn định Tri giác, đánh giá không gian và thời

gian còn hạn chế, tri giác chưa chính xác về độ lớn của các vật quá to hoặc

quá nhỏ

Tư duy của học sinh đầu cấp Tiểu học (lớp 1, 2, 3) là tư duy cụ thể mang

tính hình thức, dựa vào đặc điểm bên ngoài Các phẩm chất tư duy chuyển

dần từ tính cụ thể sang tính khái quát Khi khái quát, trẻ thường dựa vào chức

năng và công cụ của sự vật, hiện tượng, trên cơ sở đó tiến hành phân loại Khả

năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi Đến các lớp 4, 5, các em bắt

đâu biết khái quát hóa lý luận Tuy nhiên, ở phần đông học sinh hoạt động

phân tích, tổng hợp còn sơ đẳng Việc học Tiếng Việt và Toán sẽ giúp các em

biết phân tích, tổng hợp

Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với

trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dày dặn

Ở đầu tiểu học, tưởng tượng còn tản mạn ít có tổ chức, hình ảnh tưởng tượng

cong đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi Ở cuối tiểu học, tưởng tượng tái

tạo bắt đầu phát triển và từng bước hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái

Trang 16

tạo ra hình ảnh mới Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn

cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh…

Đặc biệt tưởng tượng giai đoạn này có sự chi phối mạnh mẽ của xúc cảm, tình

cảm, những hình ảnh, sự vật, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với sự rung

động tình cảm của trẻ

Về trí nhớ, giai đoạn lớp 1, 2 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt

và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa Nhiều học sinh chưa biết tổ

chức ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết

khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu Giai đoạn lớp 4, 5 ghi

nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ logic được tăng cường Ghi nhớ có chủ

định đã phát triển Ghi nhớ có chủ đích giúp trẻ nhớ nhanh hơn, lâu hơn và

chính xác hơn Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ gắn với mục đích còn

phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tập trung trí tuệ của các em, sức hấp

dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của trẻ…

Chú ý có chủ định ở học sinh tuổi đầu tiểu học còn yếu, khả năng kiểm

soát, điều khiển chú ý còn hạn chế Trong giai đoạn này chú ý có chủ định

không chiếm ưu thế bằng với chú ý không chủ định Chú ý của trẻ bị chi phối

bởi hững môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn, có nhiều

tranh ảnh, … Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa

thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập Ở cuối tiểu học,

trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình Chú ý có chủ

định phát triển dần và ngày càng chiếm ưu thế, các em đã có sự nỗ lực trong

học tập như cố gắng học thuộc một bài thơ, một bài hát dài hay một công thức

toán… Chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện sự giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ

đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để hoàn thành một công việc

nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định

Trang 17

1.1.3 Đặc điểm thẩm mỹ của học sinh Tiểu học

Thẩm mỹ là sự cảm thụ và hiểu biết cái đẹp Giáo dục thẩm mỹ là một

quá trình tác động có hệ thống và có mục đích vào nhân cách của cá nhân

nhằm phát triển năng lực cảm thụ và nhận biết cái đẹp trong nghệ thuật, trong

tự nhiên và trong đời sống xã hội, giáo dục lòng yêu cái đẹp và đưa cái đẹp

vào trong đời sống một cách sáng tạo

Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển

toàn diện đối với thế hệ trẻ và cần được tiến hành ở lứa tuổi tiểu học Hầu hết

trẻ thơ đều có tâm hồn nhạy cảm Với các em, thế giới xung quanh chứa

đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn Các em thường dễ xúc cảm với con người và

cảnh vật xung quanh Tính hình tượng đang phát triển mạnh mẽ và gần như

chi phối mọi hoạt động của trẻ Nhờ vậy mà năng khiếu nghệ thuật của trẻ

được nảy sinh từ tuổi thơ và tất nhiên việc giáo dục thẩm mỹ cần được tiến

hành ngay ở lứa tuổi Tiểu học để ươm mầm những tài năng cho tương lai

Khái niệm giáo dục thẩm mỹ là một khái niệm rộng, trong đó chủ yếu là

giáo dục thái độ thẩm mỹ với thế giới xung quanh các em như thiên nhiên,

lao động, đời sống xã hội, sinh hoạt, và nghệ thuật Bởi thế, thẩm mỹ thuộc

phạm trù quan hệ và đánh giá Khi có quan hệ với đối tượng thẩm mỹ, cá

nhân bộc lộ quan điểm, thái độ của mình qua sự đánh giá về đối tượng Trong

tâm lí, thái độ được lí giải như một mối liên hệ giữ con người với hiện

thực.Thái độ thẩm mỹ của trẻ thế giới xung quanh là một hệ thống hoàn chỉnh

của những mối liên hệ cá nhân, có chọn lọc của trẻ với những phẩm chất mĩ

học xung quanh

Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh Tiểu học có mối liên hệ mật thiết với

giáo dục đạo đức và giáo dục trí tuệ Đối với học sinh Tiểu học, tính thẩm mỹ

được nhìn nhận từ góc độ đạo đức, tức là giúp học sinh nhận biết và phân biệt

được cái đẹp, cái xấu Từ việc nhận thức được cái đẹp, cái xấu của sự vật,

Trang 18

hiện tượng học sinh dần bồi đắp nên những cảm xúc thẩm mỹ Cảm xúc thẩm

mỹ không chỉ được xây dựng trên cơ sở cảm thụ cái đẹp mà còn dựa vào sự

hiểu biết sâu sắc nội dung, tư tưởng của các tác phẩm nghệ thuật Những cảm

xúc thẩm mỹ có sự ảnh hưởng lớn tới đạo đức con người và làm cho tính cách

con người thêm cao thượng Cảm xúc thẩm mỹ làm cho cuộc sống của trẻ

thêm phong phú, góp phần giáo dục tính lạc quan, yêu đời của các em, đồng

thời khơi gởi các em tính tích cực, sáng tạo và ảnh hưởng đến việc hình thành

mối quan hệ giữa trẻ với mọi người xung quanh và cuộc sống Giáo dục thẩm

mỹ xây đắp để sự tự giác ngày càng hoàn thiện hơn, làm cho việc hiểu cái đẹp

đã tự giác ngày càng sâu sắc hơn và góp phần phát triển năng lực nhận thức

của mỗi cá nhân

1.1.4 Đặc điểm nhân cách của học sinh Tiểu học

Khi đến độ tuổi Tiểu học, cuộc sống của trẻ được thiết kế lại, từ những

vấn đề trong cuộc sống đến các mối quan hệ với mọi người xung quanh cũng

như vị thế xã hội của trẻ Vì vậy, cuộc sống của trẻ có nhiều thay đổi, trẻ phải

thực hiện một cách nghiêm chỉnh các hoạt động để thực thi các quyền lợi và

nghĩa vụ mới của người học sinh; trẻ phải thiết lập các mối quan hệ xã hội

mới với giáo viên, bạn bè cùng lớp, cùng trường; phải tham gia vào các hoạt

động tập thể với những chuẩn mực và giá trị nhất định; trẻ phải học cách tự

lập dần… Tất cả những điều ấy vừa nêu ra yêu cầu đồng thời cũng tạo ra cơ

hội để trẻ có những thay đổi nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách nói

chung cúng như từng thành phần trong cấu trức nhân cách nói riêng

Về nhu cầu, ở học sinh Tiểu học, nhu cầu nhận thức gắn liền với nhu cầu

được tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh mình Đầu tiên là nhu cầu tìm

hiểu những sự vật riêng lẻ, những hiện tượng riêng biệt gắn liền với câu hỏi

“Cái đó là cái gì?” (lớp 1, 2, 3) Sau đó đến nhu cầu giải quyết câu hỏi “Vì

sao?”, “Như thế nào?” (lớp 4,5) gắn liền với việc phát hiện nguyên nhân, quy

Trang 19

luật, các mối quan hệ và quan hệ phụ thuộc giữa các sự vật, hiện tượng Nhu

cầu nhận thức là một nhu cầu tinh thần lớn của con người, có một ý nghĩa

quan trọng đối với sự phát triền trí tuệ của trẻ giúp các em khám phá khó khăn

để tự mình chiếm lính tri thức, tự học suốt đời

Tính cách của học sinh Tiểu học hình thành từ khá sớm từ thời kì trước

tuổi đi học Mỗi em có một nét tính cách riêng biệt, có em thì trầm lặng, ít nói

nhưng có em lại năng nổ, hoạt bát, ham hoạt động, có em lại nhút nhát Tuy

nhiên những nét tính cách này chỉ là tạm thời, chưa ổn định, có thể thay đổi

qua quá trình can thiệp, giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội Vì thế, đôi

khi chúng ta dễ nhầm tưởng trạng thái tâm lý tạm thời là nét tính cách của trẻ

Ở độ tuổi Tiểu học, tính cách của trẻ có tính xung động trong hành vi, nói

cách khác là khi có sự kích thích từ bên ngoài hay bên trong thì trẻ thường có

khuynh hướng hoạt động mà ít suy nghĩ, cân nhắc Đó cũng là nguyên nhân

làm cho hành vi của trẻ còn mang tính tự phát Không chỉ vậy, trẻ ở lứa tuổi

này có sự cả tin Trẻ dường như tin tưởng một cách tuyệt đối vào người lớn,

sách vở và cả bản thân mình Với các em, mọi điều người lớn (đặc biệt là

thầy, cô giáo) nói ra đều đúng chuẩn mực nên các em thường thực hiện các

yêu cầu của giáo viên một cách vô điều kiện giống như “người chấp hành”

Chính vì vậy, giáo viên cần tận dụng đặc điểm này để giáo dục các em, tuy

nhiên muốn làm tốt được điều này mỗi giáo viên cần là một tấm gương sáng,

có lời nói đi đôi với hành động để các em học tập Ngoài ra, trong nét tính

cách của mỗi học sinh Tiểu học thường có một đặc điểm quan trong là tính

bắt chước Trẻ thường bắt chước những những người xung quanh như người

lớn, bạn bè, nhân vật trong truyện tranh, thần tượng trên truyền hình, … Cho

nên, cần coi việc bắt chước như đặc điểm thuận lợi để giáo dục trẻ bằng tấm

gương cụ thể Thực tế cho thấy, phần lớn học sinh Tiểu học đều có những nét

tính cách tốt như tính thật thà, lòng vị tha, sự ham hiểu biết…

Về tình cảm, tình cảm là thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối

Trang 20

với sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu, động cơ của họ Ở học sinh

Tiểu học, xúc cảm, tình cảm vẫn mang đặc điểm ở lứa tuổi trước Trước hết,

tình cảm của các em còn mang tính cụ thể, trực tiếp hay là đối tượng tạo cảm

xúc cho các em thường là sự vật, hiện tượng cụ thể, sinh động mà các em có

thể đã từng thấy, tiếp xúc Sau nữa, học sinh Tiểu học rất dễ xúc cảm thể hiện

ở tính giàu cảm xúc và tính dễ xúc động Trẻ có thể dễ khóc trước những hoàn

cảnh thương tâm; vui sướng reo lên khi được điểm cao; buồn bã hay đôi khi là

khóc khi bị điểm kém hay bị chê trách;… Các em dễ dàng bộc lộ những cảm

xúc của bản thân một cách hồn nhiên, chân thật, không giấu giếm.; khả năng

kiềm chế cảm xúc yếu Tình cảm của học sinh Tiểu học còn mong manh chưa

bền vững và chưa có sự sâu sắc Các em đang khóc đấy nhưng lại có thể cười

ngay được, cảm xúc cũng như đối tượng cảm xúc dễ dàng bị thay đổi Trong

quá trình học tập tại trường Tiểu học, đời sống tình cảm có nhiều sự biến đổi

diễn ra cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện, đồng thời khả năng kiềm chế

cảm xúc cũng dần được hình thành và phát triển Nếu như ở lớp 1, trẻ hầu như

chưa có sự kiềm chế trong tình cảm thể hiện ở tính xung động trong hành vi

thường thấy trong biểu hiện tình cảm của trẻ như nói chuyện cười đùa tự do

trong giờ, bật khóc trước mặt người khác khi bị trách mắng… thì đến lớp 2, 3

trẻ bắt đầu có sự kìm nén trong việc thể hiện cảm xúc như biết cúi mặt hay

gục xuống bàn khi khóc, có sự ngại ngùng, lấy tay che miệng khi cười…Các

em có tình cảm đực biệt đối với người thân trong gia đình và thầy cô Ở học

sinh Tiểu học, các tình cảm trí tuệ như ham học tập, ngạc nhiên, nghi ngờ, hài

lòng khi được điểm cao… dần được hình thành và phát triển một cách mạnh

mẽ Bên cạnh đó, tình cảm thẩm mỹ ở các em cũng được phát triển mạnh

Học sinh Tiểu học thích nhiều cái đẹp trong thiên nhiên như hoa lá, cây cỏ,

muông thú, …; yêu quý những thứ gần gũi xung quanh cuộc sống Nhiều em

còn thể hiện sự ham thích văn học, hội họa, âm nhạc, …Không chỉ dừng lại ở

Trang 21

việc yêu thích các em đã biết thể hiện sự trân trọng, giữ gìn và chăm sóc cho

cái đẹp Chính vì vậy, việc dùng các tác phẩm văn học nghệ thuật để tác động

đến cảm xúc của trẻ đặc biệt quan trọng Giáo viên muốn giáo dục tình cảm

cho học sinh phải thể hiện một cách khéo léo, tế nhị những nội dung, ý nghĩa

của từng tác phẩm khi tác động đến học sinh

Về ý chí và hành động ý chí, với học sinh Tiểu học, tình cảm giữ vai trò

rất quan trọng trong hành động ý chí của em đến nỗi trong một số trường hợp

tình cảm trở thành động cơ của hành vi, hành động Do vậy, ở lứa tuổi này

tình cảm và ý chí có sự tác động qua lại lẫn nhau không ngừng Các em chưa

có khả năng tự đặt ra mục đích và chưa tự lập kế hoạch cho hành động nên

học sinh không thể tập trung sức lực và kiên trì theo đuổi mục tiêu dẫn đến dễ

gặp thất bại và dễ mất lòng tin vào sức lực, khả năng của bản thân Trẻ Tiểu

học có tính độc lập, kiềm chế và tự chủ trong hành động còn thấp, nên học

sinh Tiểu học nhất là các lớp đầu Tiểu học chưa có sự độc lập hoàn toàn trong

hành động mà còn phải trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác Bên cạnh

đó, ý chí hành động của các em còn mang tính bột phát ngẫu nhiên làm cho

các em thường dễ bắt chước hành động của người khác và dễ bị ảnh hưởng

của các tác động xung quanh cuộc sống của các em

1.2 Giới thiệu khái quát về ca dao tình cảm gia đình

1.2.1 Khái niệm ca dao

Ca dao là một thuật ngữ Hán Việt Nếu định nghĩa theo từ nguyên thì ca

là bài hát có chương khúc hoặc có âm nhạc kèm theo, còn dao là bài hát ngắn

không có chương khúc Như vậy, xét về mặt bản chất thì ca dao và dân ca

hầu như không có sự khác biệt, không có ranh giới rõ ràng Tuy nhiên, trên

thực tế thì thuật ngữ ca dao có nội dung hẹp hơn so với thuật ngữ dân ca

Ngày xưa, phần lớn ca dao được tác giả dân gian sáng tác nên để hát, rồi sau

đó trong những bài hát có những câu tách ra thành ca dao Có thể nói, ca dao

Trang 22

được coi như lời của bài hát dân gian khi tách lời ca ra khỏi điệu hát hay phần

giai điệu âm nhạc nhằm phân biệt ca dao và dân ca về mặt diễn xướng Một

bài ca dao chỉ đơn thuần thể hiện bằng cách đọc không cần luyến láy, nhạc

điệu cũng như không cần tiếng đệm thì là ca dao; còn một bài ca dao trở thành

một bài dân ca khi nó được dùng để hát, có nhạc đệm, giai điệu và sự đưa hơi

khi thể hiện Do đó, khi khảo sát và phân tích về ca dao, chúng ta cần chú ý

đến yếu tố tính độc lập tương đối của văn bản để giúp tập hợp tư liệu, nghiên

cứu nội dung tư tưởng và giá trị thẩm mỹ của thể loại Song không thể không

chú ý đến đặc trưng nguyên hợp về chức năng và nghệ thuật của tác phẩm

folklore, biểu hiện ở đặc điểm diễn xướng và chức năng thực hành - sinh hoạt

của ca dao Nói cách khách, giảng dạy về ca dao phải chú ý đến nghĩa rộng

của khái niệm, nghĩa là phải quan tâm đến ba yếu tố gắn bó chặt chẽ trong đặc

trưng nguyên hợp, bao gồm:

- Lời ca: là yếu tố về ngôn từ, là chất liệu quan trọng mang đến ý nghĩa,

nội dung đích thực của một tác phẩm

- Lối hát: chính là hình thức sinh hoạt, cách thể hiện hay phương thức

diễn xướng của ca dao Khi diễn xướng một tác phẩm ca dao thường có hai

hình thức cơ bản là hát cuộc và hát lẻ

- Điệu hát: nghĩa là làn điệu, giai điệu của lời hát, yếu tố âm thanh,

những tiếng đệm, yếu tố âm thanh, luyến láy, đưa hơi để tạo thành nét âm

nhạc và có những nét âm nhạc đặc thù như dân ca Quan họ, hát phường vải

Nghệ Tĩnh, hát Xoan ghẹo Phú Thọ…

Trong bảng phân loại các thể loại khác nhau của văn học dân gian thì

hầu hết các thể loại thuộc phương thức tự sự, chỉ có thể loại ca dao và dân ca

thuộc phương thức trữ tình Chức năng cơ bản của thơ ca trữ tình dân gian là

biểu đạt một cách trực tiếp những tư tưởng, tình cảm của con người Đó là ưu

thế nổi bật nhất của thơ ca trữ tình dân gian Nhân vật trữ tình trong các tác

Trang 23

phẩm thơ ca dân gian thường là những người lao động, những con người gần

gũi, bình dị như người tiều phu, người nông dân, người tiểu thương… Qua

góc nhìn, những suy nghĩ và trái tim dung dị của họ, cuộc sống được phản ánh

trở nên chân thật và phong phú hơn đồng thời tạo nên nội dung cơ bản cho

thơ ca dân gian Nội dung phản ánh của ca dao rất rộng như các bài ca gắn với

sinh hoạt gia đình, ca dao gắn với sinh hoạt cộng đồng lang xóm, ca dao nghi

lễ - phong tục Có lẽ cũng bởi vậy mà các tác giả, các nhà nghiên cứu về văn

học nói chung và văn học dân gian nói riêng đã từng đánh giá rất cao giá trị

nhiều mặt của thơ ca dân gian PGS.TS Phạm Thu Yến, người có nhiều năm

nghiên cứu - giảng dạy văn học dân gian, trong cuốn “Phân tích tác phẩm văn

học dân gian theo đặc trưng thể loại” đã nhận định rằng “Thơ ca dân gian là

nơi biểu hiện tập trung nhất tâm hồn dân tộc”[21, 207] Trong tác phẩm “Tục

ngữ ca dao dân ca Việt Nam” của nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 1978,

Vũ Ngọc Phan đã cho rằng thơ ca dân gian “là tiếng tơ đàn muôn điệu của

tâm hồn quần chúng” Nhà thơ Xuân Diệu từng có rất nhiều nhận xét rất hay

và chính xác về ca dao dân tộc: “Những câu ca dao từ Nam chí Bắc như có

đất, có nước; như có cát, có biển; như có mồ hôi người, chúng ta sẽ cảm thấy

dần dần tụ lại nơi khóe mắt một giọt ướt sáng ngời Đó là một giọt tinh túy

chắt ra từ ruột già của non sông.” hay “Thơ ca cổ điển có cái hay của thơ ca

cổ điển nhưng trong thơ ca cổ điển dễ gì có được cái chất tâm hồn người mới

cày xới lên, con tươi rói, bốc hơi, chảy máu.” Hay như nhà thơ Chế Lan Viên

đã từng có nhận xét: “Ca dao cũng là thơ nhưng là một loại thơ đặc biệt”

Không chỉ các tac giả Việt Nam mà có cả những tác giả trên thế giới đã đưa ra

nhận định về thơ ca trữ tình dân gian như Puskin nhận thấy trong thơ ca trữ

tình dân gian “sự chia ly xa vời”, “nỗi buồn đau tự trái tim” Ghécxen đã diễn

đạt một cách chính xác và hình tượng, sự diễn đạt sáng rõ nhất thường thấy

trong các bài hát dân gian là: “tất cả những khởi đầu thơ ca, cuộc du ngoạn

Trang 24

trong tâm hồn nhân dân.” Đôbrôliubốp đã đưa ra nhận xét: “Thể loại tự sự có

ưu thế rất lớn trong việc kể về những điều xảy ra trong cuộc sống Một

phương thức khác có khả năng đặc biệt trong việc biểu đạt những sự kiện và

truyền đạt tình cảm, cảm xúc mà những sự kiện này tác động vào tâm hồn con

người Phương thức này gọi là thơ ca trữ tình.” Việc xác định bản chất trữ

tình của ca dao có tính chất đặc biệt quan trọng, định hướng cho việc tìm hiểu

ca dao Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý khi tìm hiểu chất trữ tình của ca dao là nội

dung trữ tình của ca dao mang tính phổ quát, tính cộng đồng, cộng cảm, ca

dao là điệu hồn của dân tộc Vì thế, khi giảng dạy về thơ ca dân gian phải chú

ý đến chất trữ tình được biểu đạt thông qua những phương thức nghệ thuật cụ

thể để thấy được tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình cụ thể Nhờ đó, người

đọc sẽ tìm thấy, nhận ra ở ca dao sự đồng điệu về cảm xúc đồng thời một

phần tâm hồn mình trong đó

Ca dao là một thể loại văn học dân gian nên nó cũng mang đặc điểm

chung của văn học dân gian Nhìn từ góc độ tác giả, ca dao là một sáng tác

của nhiều người, thuộc nhiều thế hệ qua những thời gian và không gian khác

nhau Ban đầu ca dao có thể do một cá nhân nào đó sáng tác nên và được sử

dụng vào những cuộc đối đáp Sau đó, muốn sáng tác trở thành một tác phẩm

văn học dân gian thì nó phải được tập thể chấp nhận, lưu truyền trong dân

gian qua nhiều lần diễn xướng và liên tục sáng tạo, sáng tạo lại tác phẩm Do

vậy mà ca dao có tính tập thể, thể hiện suy nghĩ tâm tư của nhiều người ở

nhiều thời đại khác nhau Tuy nhiên, trong qua trình lưu truyền từ người này

sang người khác, ca dao đã có nhiều dị bản với nhiều lối diễn đạt tinh tế khác

nhau về cùng đối tượng hoặc cùng diễn tả những nội dung giống nhau

Ví dụ những câu ca dao sau đây đều nói về tình cảm đối với công lao

sinh thành của cha mẹ:

Trang 25

‒ “Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ, kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

‒ “Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.”

Do ca dao có tính nhiều dị bản nên khi nghiên cứu về ca dao cần tập hợp,

so sánh các dị bản của cùng một tác phẩm để tìm ra nét nghệ thuật độc đáo

riêng cua từng dị bản và điểm chung của các văn bản ấy

1.2.2 Phân loại ca dao

Với nội dung truyền tải rất đa dạng và phong phú trong đời sống xã hội

nên ở mỗi chủ đề, mỗi một lĩnh vực chúng ta lại thấy vô vàn những câu nói,

lối nói rất mộc mạc, dễ hiểu Mặt khác, Việt Nam là đất nước có bề dày

truyền thống lịch sử Chính vì vậy, thể loại ca dao có số lượng tác phẩm rất

lớn, phong phú đa dạng về các loại hình ở các vùng miền khác nhau, các tộc

người… đã làm cho việc phân loại ca dao gặp không ít khó khăn Có nhiều

cách phân loại ca dao tuy nhiên nhìn chung không đạt được sự tối ưu và

chúng ta có thể tham khảo một số cách phân loại như sau:

Thứ nhất, chúng ta phân loại theo đề tài và nội dung phản ánh dựa vào

các tài liệu và sách khảo cứu về ca dao như: Tục ngữ ca dao dân ca, Thi ca

bình dân, Kho tàng ca dao người Việt, Ca dao Việt Nam… Tuy nhiên, cách

phân loại này tương đối dài, phức tạp và dễ bị trùng lặp

Thứ hai, phân loại ca dao dựa vào mối quan hệ giữa bài ca dao với các

nghi lễ (theo tiêu chí phương thức diễn xướng, lối hát của ca dao) thì ta có thể

chia làm hai nhóm lớn, đó là ca dao nghi lễ (ca dao nghi lễ sinh hoạt, ca dao

Trang 26

nghi lễ lao động và ca dao nghi lễ tế thần) và ca dao phi nghi lễ (ca dao sinh

hoạt, ca dao lao động, ca dao giao duyên, …)

Cách thứ ba, phân loại kết hợp nhiều tiêu chí khác nhau, theo Giáo trình

Văn học dân gian của tác giả Hoàng Tiến Tựu, xuất bản năm 1990 đã đưa ra

hệ thống phân loại ca dao như sau:

Tóm lại, mỗi cách phân loại đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng,

tuy nhiên để cho quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về ca dao được đơn giản

hóa, tôi thấy rằng có thể phân chia ca dao thành 3 nhóm lớn bao gồm:

Là một bộ phận của ca dao sinh hoạt, ca dao tình cảm gia đình có

những nét đặc điểm chung của ca dao sinh hoạt đồng thời cũng có những đặc

trưng riêng biệt trong nội dung biểu hiện và hình thức nghệ thuật

1.2.3.1 Nội dung biểu hiện của ca dao tình cảm gia đình

Trong nhóm các bài ca dao sinh hoạt, ca dao tình cảm gia đình chiếm số

lượng lớn bởi “gia đình là tế bào của xã hội”, “gia đình cá thể là hình ảnh thu

nhỏ của những mối quan hệ xã hội”, là nơi các thành viên trong gia đình thể

hiện tình cảm với nhau một cách rõ nét nhất Đó là mối quan hệ giữa ông bà -

Trang 27

cháu, cha mẹ - con cái, anh - chị - em, vợ - chồng Từ những mối quan hệ đó

mà ca dao về tình cảm gia đình cũng chảy theo những mạch nội dung chính:

tình cảm giữa ông bà với con cháu; tình cảm giữa cha mẹ với con cái; tình

cảm anh, chị, em trong gia đình; tình cảm vợ chồng

Ca dao về tình cảm gia đình phần nhiều là những câu hát nghĩa tình, là

tiếng hát của trái tim, là các trạng thái tình cảm thể hiện cảm nghĩ của tác giả

dân gian một cách giản dị mà vẫn có sức cuốn hút lạ thường có lẽ bởi những

bài ca dao ấy thường gắn liền với đời sống của mỗi con người, mỗi gia đình,

mỗi dân tộc Tình cảm gia đình là cội nguồn của những thứ tình cảm lớn lao

hơn như tình yêu làng xóm, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa

Tình cảm gia đình là môi trường để tình cảm giữa người với người được nuôi

dưỡng và phát triển mạnh Ví dụ:

Khi nói về tình cảm giữa con cháu với ông bà, ca dao người Việt có câu:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.”

Đây là lời của nhân vật trữ tình – lời của con cháu nhớ về ông bà Trước

đây, mái nhà thường được làm bằng rơm rạ hay tre nứa được buộc lại với

nhau bằng những mối lạt, vì thế số lượng mối nuộc lạt trên mái nhà rất lớn

Cụm từ “Ngó lên” được sử dụng phù hợp với tính chất biểu đạt tâm trạng của

nhân vật trữ tình đồng thời đó cũng là mô típ quen thuộc trong ca dao xưa khi

nói về tình cảm đối với những đấng sinh thành hay những người thân yêu

“Ngó” có nghĩa là nhìn Như vậy, với cách diễn tả dung dị, lối so sánh quen

thuộc, dễ hiểu, giàu ý nghĩa biểu cảm bằng việc lấy số lượng cụ thể là số nuộc

lạt để so với nỗi nhớ trừu tượng cùng với công thức “Bao nhiêu… bấy

nhiêu…” nhân vật trữ tình đã thể hiện niềm kính trọng, sự biết ơn với công

lao sinh thành của ông bà Từ đó, bài ca dao giản dị này đã nhắc nhở những

người con cháu sống đúng với đạo lí dân gian “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Ngày đăng: 29/09/2018, 10:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (2004), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 Thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2004
2. Nguyễn Nghĩa Dân (2016), Văn hóa hôn nhân và gia đình trong tục ngữ ca dao, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa hôn nhân và gia đình trong tục ngữ ca dao
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Dân
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2016
3. Phan Hách (tuyển chọn) (2006), Ca dao trữ tình Việt Nam, Nxb Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ca dao trữ tình Việt Nam
Tác giả: Phan Hách (tuyển chọn)
Nhà XB: Nxb Hải Phòng
Năm: 2006
4. Phúc Hải (tuyển chọn) (2014), Ca daoViệt Nam đặc sắc, Nxb Thời Đại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ca daoViệt Nam đặc sắc
Tác giả: Phúc Hải (tuyển chọn)
Nhà XB: Nxb Thời Đại
Năm: 2014
5. Bùi Văn Huệ (2006), Tâm lý học tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học tiểu học
Tác giả: Bùi Văn Huệ
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2006
6. Nguyễn Việt Hùng (2013), Bình giảng ca dao, Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình giảng ca dao
Tác giả: Nguyễn Việt Hùng
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2013
7. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp ca dao
Tác giả: Nguyễn Xuân Kính
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1992
8. Nguyễn Xuân Lạc (2007), Phân tích ‒ Bình giảng tác phẩm văn học dân gian, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích ‒ Bình giảng tác phẩm văn học dân gian
Tác giả: Nguyễn Xuân Lạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
10. Vũ Ngọc Phan (1978), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Phan
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1978
11. Vũ Tiến Quỳnh (tuyển chọn và trích dẫn) (1997), Phê bình bình luận văn học ca dao, dân ca, tục ngữ, vè”, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình bình luận văn học ca dao, dân ca, tục ngữ, vè”
Tác giả: Vũ Tiến Quỳnh (tuyển chọn và trích dẫn)
Nhà XB: Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1997
12. Dương Thuấn (2014), Hạnh phúc gia đình trong ca dao dân ca, Báo điện tử Tổ quốc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hạnh phúc gia đình trong ca dao dân ca
Tác giả: Dương Thuấn
Năm: 2014
13. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) (2010), SGK Tiếng Việt 2 (tập 1, tập 2), Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Tiếng Việt 2
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
14. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) (2010), SGK Tiếng Việt 3 (tập 1, tập 2), Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Tiếng Việt 3
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
15. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) (2010), SGK Tiếng Việt 4 (tập 1, tập 2), Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Tiếng Việt 4
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
16. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) (2010), SGK Tiếng Việt 5 (tập 1, tập 2), Nxb Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Tiếng Việt 5
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
17. Hoàng Tiến Tựu (2006), Bình giảng ca dao, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình giảng ca dao
Tác giả: Hoàng Tiến Tựu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
18. Hoàng Tiến Tựu (1990), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Hoàng Tiến Tựu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1990
19. Phạm Thu Yến (2002), Giáo trình Văn học dân gian, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Văn học dân gian
Tác giả: Phạm Thu Yến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
20. Phạm Thu Yến (1998), Những thế giới nghệ thuật ca dao, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thế giới nghệ thuật ca dao
Tác giả: Phạm Thu Yến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
9. Đặng Thị Lanh (Chủ biên) (2016), SGK Tiếng Việt 1 (tập 1, tập 2), Nxb Giáo dục Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w