KHOÁ LUẬN phát triển kinh tế du lịch huyện mộc châu tỉnh sơn la

58 177 0
KHOÁ LUẬN phát triển kinh tế du lịch huyện mộc châu   tỉnh sơn la

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu tất yếu của xã hội, và ngành kinh tế du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong thu nhập kinh tế quốc dân vì vậy Đảng và nhà nước ta đã xác định: “phát triển du lịch thật sự là một ngành kinh tế mũi nhọn”(đại hội Đảng IX) Không những vậy, do đặc tính hoạt động kinh tế du lịch còn góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế vùng chậm phát triển đồng thời giúp xoá đói, giảm nghèo ở những vùng sâu xa. Sơn La là một tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn vì vậy rất cần một đòn bẩy, một nghành kinh tế mũi nhọn để đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển và du lịch là một ngành có tiềm năng lớn. Trong đó, Cao nguyên Mộc Châu thuộc tỉnh Sơn La là một trong những khu vực có điều kiện thuận lợi hơn so với các khu vực khác trong vùng là tiền đề quan trọng để xây dựng một khu du lịch mang tầm cỡ Quốc gia, có tính chuyên môn hóa cao về sản phẩm dịch vụ: Thứ nhất, với khí hậu cao nguyên quanh năm trong lành, mát mẻ và những sản vật độc đáo như chè, bò sữa, từ thời Pháp thuộc Mộc Châu đã được người Pháp đánh giá là một trong những khu vực nghỉ mát có giá trị không kém Sa Pa, Tam Đảo hay Ba Vì.. Thứ hai, Mộc Châu nằm trên quốc lộ 6 huyết mạch kinh tế, xã hội nối Tây Bắc với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Mộc Châu có thể kết nối dễ dàng với Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu đặc biệt là nước bạn Lào qua cửa khẩu Pa Háng, cửa khẩu có khoảng cách gần Hà Nội nhất. Thứ ba, với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống và phát triển trong suốt quá trình lịch sử lâu dài, Mộc Châu là khu vực có sự đa dạng về bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số được thể hiện qua ẩm thực, trang phục, nghệ thuật, phong tục, tập quán… Với những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và tiềm năng như trên, Mộc Châu có những điều kiện khách quan và chủ quan rất thuận lợi để phát triển kinh tế du lịch.Tuy nhiên kinh tế du lịch ở Mộc Châu vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh, do thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất kém phát triển, còn yếu kém về trình độ nguồn nhân lực và chỉ mới được quan tâm phát triển trong vài năm trở lại đây. Vì thế để nhằm làm sáng rõ hơn hướng đi cũng như tạo cơ sở khoa học, lý luận để vạch ra những giải pháp đúng đắn khai thác hiệu quả các nguồn lực cho nghành kinh tế du lịch của huyện, tôi chọn đề tài “Phát triển kinh tế du lịch huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La ” làm đề tài nghiên cứu khoá luận chuyên nghành kinh tế chính trị của mình

Ngày đăng: 22/09/2018, 15:58

Mục lục

  • - Trung tâm nghỉ dưỡng cao cấp Mộc Châu: nằm trên địa bàn các xã Vân Hồ, Chiềng Khoa, là khu chức năng tập trung phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp như nghỉ dưỡng núi, điều dưỡng chữa bệnh… Quy mô Trung tâm nghỉ dưỡng cao cấp Mộc Châu khoảng 600 ha

  • - Các khu du lịch: bao gồm các khu vực có tài nguyên du lịch hấp dẫn, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Hệ thống các khu du lịch bao gồm:

    • 1. Khu du lịch Rừng thông Bản Áng: quy mô khoảng 120 ha

    • 2. Khu trung tâm thương mại cửa khẩu Lóng Sập: quy mô khoảng 10 ha

    • 3. Khu du lịch văn hóa Ngũ động Bản Ôn: quy mô khoảng 160,00 ha bao gồm các hạng mục chính

    • 4. Khu du lịch cộng đồng Chiềng Yên: quy mô khoảng 10,00 ha

    • 5. Khu du lịch sinh thái rừng Pa Cốp: quy mô khoảng 10,00 ha

    • 7. Khu du lịch sinh thái thác Dải Yếm: quy mô khoảng 50 ha

    • * Hệ thống các điểm du lịch vệ tinh: Là các khu vực có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. Trên cơ sở tiềm năng du lịch của Mộc Châu các điểm du lịch vệ tinh của Mộc Châu bao gồm

      • 8. Các bản văn hóa dân tộc: bao gồm: Bản Mường Khoa; Bản Nà Sài; Bản Nà Coóng; Bản Nà Bai; Bản Phụ Mẫu; Bản Áng; Bản Vặt; Bản Chiềng Đi; Bản Co Hào; Bản Pà Lè; Bản Suối Lìn; Bản Dọi; Bản Tà Phình; Bản Phiêng Cành; Bản Cà Đạc…

      • 9. Các điểm DTLS văn hóa: bao gồm: Chùa Vạt Hồng; Nhà bia trung đoàn Tây Tiến; Di tích lịch sử Bác Hồ nói chuyện với Nhân dân Mộc Châu; Di tích lịch sử bia căm thù Khu 64; Di tích lịch sử bia căm thù Km 70; Di tích lịch sử đồn Mộc Lỵ; Đền Hang Miếng…

      • 10. Các điểm danh thắng: bao gồm: Hang Dơi (động Sơn Mộc Hương); Đỉnh Pha Luông; Hang Quan tài; Thác Chiềng Khoa; Rừng sinh thái Pa Cốp; Hang Bãi Sậy; Thác Bản Bống; Thác Dải Yếm; Ngũ Động bản Ôn…

      • 11. Các suối nước khoáng: bao gồm: Suối Khoáng Bản Bó; Suối Khoáng Hua Păng; Suối khoáng bản Phụ Mẫu…

      • *Hệ thống các trung tâm dịch vụ: Là các khu vực tập trung dịch vụ được phát triển gắn liền với đô thị của Mộc Châu hiện tại và theo định hướng phát triển trong các giai đoạn tiếp theo. Các trung tâm dịch vụ của Mộc Châu; bao gồm:

        • - Trung tâm dịch vụ gắn với thị trấn Mộc Châu: Thị trấn Mộc Châu nằm trên quốc lộ 6 là một trung tâm quan trọng trên quốc lộ 6 đón các luồng khách du lịch từ phía Tây Bắc (Điện Biên, Lai Châu, Sơn La và Trung Quốc…) và các luồng khách du lịch quốc tế qua cửa khẩu Lóng Sập (Lào, Thái Lan, Myanmar…)

        • + Tuyến số 4 - Thị trấn Mộc Châu - Thị trấn Nông Trường - Tân Lập - Sông Đà

        • + Tuyến số 5 - Thị trấn Mộc Châu - Vân Hồ - Xuân Nha - Tân Xuân - Trường Xuân

        • + Tuyến số 6 - Thị trấn Nông Trường - Phiêng Luông - Lóng Luông - Chiềng Yên

        • * Mục tiêu tổng quát

        • *Mục tiêu cụ thể:

          • - Khách du lịch

          • - Thu nhập từ hoạt động du lịch

          • - Tỷ trọng GDP du lịch của Mộc Châu: Phấn đấu đến năm 2020 GDP du lịch đạt 99,86 tr.USD chiếm tỷ trọng 18 đến 20% GDP huyện

          • 3.1.2.2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU 3.2.1.Các định hướng phát triển chủ yếu

            • *. Định hướng thị trường mục tiêu

              • -Thị trường Hà Nội: Tập trung vào các phân khúc chính:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan