LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 1.1. Kinh tế nông nghiệp 1.1.1. Một số khái niệm và vai trò của kinh tế nông nghiệp 1.1.1.1. Một số khái niệm Nông nghiệp là một ngành kinh tế quốc dân, một trong những bộ phận chủ yếu của sản xuất vật chất, sản xuất thực phẩm cho nhân dân và nguyên liệu cho công nghiệp. Trong nông nghiệp, việc sản xuất sản phẩm không những gắn liền với quá trình kinh tế, mà cũng gắn liền với quá trình tự nhiên của tái sản xuất. Để phát triển kinh tế nông nghiệp một cách toàn diện, điều quan trọng là hiểu biết và vận dụng một cách đúng đắn các quy luật kinh tế vào quá trình phát triển nông nghiệp. Hiện nay, có hai cách hiểu về nông nghiệp. Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng nó bao gồm tất cả những ngành sản xuất có đối tượng tác động là những cây trồng, vật nuôi gắn liền tất yếu với tự nhiên, có thời gian sản xuất bằng thời gian lao động cộng với thời gian phát triển của cây trồng vật nuôi dưới sự tác động của điều kiện tự nhiên. Quan niệm về nông nghiệp theo cách hiểu này nghĩa là chúng ta đang nói đến nông nghiệp bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Hiểu nông nghiệp theo nghĩa rộng với đầy đủ các đặc điểm tự nhiên, kinh tế kỹ thuật và kinh tế xã hội sẽ có tác dụng làm cho sản xuất nông nghiệp không bị phát triển một cách hạn hẹp, phiến diện, chia cắt. Nhờ đó nhiều tiềm năng, lợi thế của nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta mới được đầu tư khai thác, sử dụng có hiệu quả. Kinh tế nông nghiệp là một ngành kinh tế quốc dân có chức năng phân tích ảnh hưởng của các quy luật kinh tế trong nông nghiệp, áp dụng những thành tựu kinh tế vào thực tế lãnh đạo các cơ sở nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển lực lượng sản xuất. Kinh tế nông nghiệp ra đời gắn liền với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội hình thành các ngành sản xuất khác nhau và cho phép tách sản xuất của các nhóm sản phẩm thành những ngành kinh tế sinh vật cụ thể, tương đối độc lập nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Phát triển kinh tế nông nghiệp thực chất là sự tăng lên về giá trị sản xuất nông nghiệp trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp nhờ việc áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại và bảo vệ môi trường
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
LÊ THANH PHƯỢNG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
LÊ THANH PHƯỢNG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin dành những lời đầu tiên để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cảcác thầy cô giáo, những người đã tận tình truyền thụ kiến thức và kinh nghiệmquý báu cho em trong suốt 4 năm học học tập, nghiên cứu và rèn luyện tạiHọc viện Báo chí và Tuyên truyền
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầygiáo – Th.s Đào Anh Quân, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ emhoàn thành khóa luận này
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và tập thể lớp Kinh
tế chính trị K28, những người luôn bên cạnh em, giúp đỡ em ngày càngtrưởng thành hơn, là nguồn động lực để em không ngừng nỗ lực, cố gắng,phấn đấu để đạt được những thành công bước đầu dưới mái trường đại họccũng như trên con đường sự nghiệp sắp tới
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2012Tác giả khóa luận
Lê Thanh Phượng
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 5
Chương 1 5
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 5
1.1 Kinh tế nông nghiệp 5
1.1.1 Một số khái niệm và vai trò của kinh tế nông nghiệp 5
1.1.2 Đặc điểm của kinh tế nông nghiệp 9
1.1.3 Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về phát triển nông nghiệp 12
1.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp ở một số địa phương và bài học rút ra cho huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An 15
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp ở thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An 15
1.2.2 Kinh nghiệm kinh tế nông nghiệp ở huyện Lạng Giang, Bắc Giang 19
1.2.3 Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn 20
1.2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An 23
Chương 2 25
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 25
HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2008 - 2011 25
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An 25
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 25
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 29
Trang 52.2 Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh
Nghệ An từ năm 2008 – 2011 30
2.2.1 Ngành trồng trọt 30
2.2.2 Thực trạng phát triển ngành chăn nuôi 35
2.3 Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An từ năm 2008-2011 38
2.3.1 Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 38
2.2.3 Khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học được áp dụng rộng rãi trong nông nghiệp 45
2.3.3 Sự xuất hiện một số hình thức kinh doanh mới trong nông nghiệp 48
Chương 3 50
MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM 50
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2011-2015 50
3.1 Mục tiêu, phương hướng 50
3.1.1 Mục tiêu 50
3.1.2 Phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012-2015 51
3.2 Quan điểm 52
3.3 Giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn 53
3.3.1 Huy động và sử dụng vốn đầu tư 53
3.1.2 Phát triển nguồn nhân lực 54
3.3.3 Ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật – công nghệ 55
3.3.4 Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế 57
3.3.5 Đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thúc đẩy cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế 59
3.3.6 Hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn 60
KẾT LUẬN 66
Trang 6DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xãhội của mỗi quốc gia, kể cả những nước đã đạt đến trình độ phát triển cao.Vai trò của nông nghiệp đã được nhân dân ta thừa nhận từ lâu và đã khái quátthành triết lý “phi nông bất ổn” Nó là khu vực sản xuất chủ yếu, đảm bảoviệc làm và đời sống cho xã hội, là thị trường rộng lớn cung cấp nguyên liệu
và tiêu thụ sản phẩm, là tiền đề để phát triển các ngành kinh tế khác
Kinh nghiệm của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đã chỉ ra rằng,nếu không phát triển nông nghiệp thì không thể phát triển ổn định, bền vữngvới tốc độ cao một cách lâu dài được Nước ta đi lên xây dựng chủ nghĩa xãhội từ một nền nông nghiệp lạc hậu, năng suất lao động còn thấp, chất lượngcòn chưa cao thì vấn đề phát triển nông nghiệp lại càng giữ vị trí quan trọng
Trong các văn kiện, Đảng ta luôn coi trọng vấn đề phát triển nôngnghiệp, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta khẳng định: “Tiếnhành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Tiếp tục pháttriển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp lên một trình độ mớibằng việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinhhọc, đổi mới cây trồng vật nuôi” Xác định được tầm quan trọng của nôngnghiệp đối với sự phát triển của đất nước, Đảng ta luôn có những chính sách
ưu tiên cho phát triển nông nghiệp, coi đây là tiền đề phát triển đất nước
Huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An là địa phương có đầy đủ tiềm năng đểphát triển nông nghiệp hàng hóa lớn, toàn diện, theo hướng hiện đại Trongnhững năm gần đây, kinh tế nông nghiệp huyện đã phát huy được những lợithế nên sản lượng liên tục tăng và đạt kết quả cao, góp phần nâng cao đờisống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân trong huyện
Tuy nhiên, đến nay sản xuất nông nghiệp ở địa phương nhìn chung vẫncòn nhỏ bé, trình độ thâm canh còn thấp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn lạc
Trang 8hậu, chưa tạo được nguồn nguyên liệu có quy mô tập trung và ổn định chocông nghiệp chế biến, nhiều vấn đề kinh tế và xã hội bức xúc vẫn chưa đượcgiải quyết triệt để Vì vậy, “Phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn”
là vấn đề mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn Chính vì lý do này emxin chọn đề tài này làm khóa luận tốt nghiệp đại học, với mong muốn gópphần đề ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, tháo gỡ nhữngvướng mắc và tạo ra những bước đột phá, hướng đi mới trong quá trình pháttriển kinh tế nông nghiệp đáp ứng những yêu cầu bức xúc đã và đang đặt ra ởđịa phương
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm qua, đã có một số công trình nghiên cứu về kinh tếnông nghiệp như sau:
1 “Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn miền núi Nghệ An theo
hướng sản xuất hàng hóa”, Cao Văn Chính, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003
2 “Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Vĩnh Thuận”, Đỗ
Thanh Bình, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ ChíMinh, Hà Nội, 1999
3 “Phát triển nông nghiệp bước chuyển sang kinh tế thị trường ở Việt
Nam”, Mỵ Thị Ngoãn, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1999
4 “Phát triển nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Kiên Giang”, Cao Công
Nhanh, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội, 2003
5 “Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc theo
xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Đào Đức Duật, Luận văn thạc sĩ
kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1999
Trang 9Các đề tài nói trên đã nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp nói chung ởcác địa phương khác nhau, tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về pháttriển kinh tế nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp huyệnNghĩa Đàn trong giai đoạn 2008 – 2011 Qua thực trạng và tiềm năng pháttriển kinh tế nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn để từ đó đưa ra các phươnghướng, giải pháp để phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn đếnnăm 2015
3.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích đề ra, khóa luận cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về nông nghiệp
- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp ởhuyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
- Đề xuất mục tiêu, phương hướng và hệ thống các giải pháp chủ yếunhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Nghĩa Đàn,tỉnh Nghệ An trong những năm tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế nông nghiệphuyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
Trang 105.1 Cơ sở lý luận
- Khóa luận dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – lê nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và chính sách của nhà nước về pháttriển nông nghiệp
- Khóa luận có kế thừa và chọn lọc những thành quả của các công trìnhnghiên cứu đã được công bố có liên quan
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp thống kê, khảo sát thực
tế, phân tích, so sánh, tổng hợp
6 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận gồm 3chương, 8 tiết
Chương 1: Lý luận chung về phát triển kinh tế nông nghiệp
Chương 2: Thực trạng kinh tế nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn, tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2008 - 2011
Chương 3: Mục tiêu, quan điểm, phương hướng và giải pháp chủ yếu
nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2015
Trang 11NỘI DUNG Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 1.1 Kinh tế nông nghiệp
1.1.1 Một số khái niệm và vai trò của kinh tế nông nghiệp
1.1.1.1 Một số khái niệm
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quốc dân, một trong những bộ phận
chủ yếu của sản xuất vật chất, sản xuất thực phẩm cho nhân dân và nguyênliệu cho công nghiệp Trong nông nghiệp, việc sản xuất sản phẩm khôngnhững gắn liền với quá trình kinh tế, mà cũng gắn liền với quá trình tự nhiêncủa tái sản xuất Để phát triển kinh tế nông nghiệp một cách toàn diện, điềuquan trọng là hiểu biết và vận dụng một cách đúng đắn các quy luật kinh tếvào quá trình phát triển nông nghiệp
Hiện nay, có hai cách hiểu về nông nghiệp Nông nghiệp nếu hiểu theonghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ
Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng nó bao gồm tất cả nhữngngành sản xuất có đối tượng tác động là những cây trồng, vật nuôi gắn liềntất yếu với tự nhiên, có thời gian sản xuất bằng thời gian lao động cộng vớithời gian phát triển của cây trồng vật nuôi dưới sự tác động của điều kiện
tự nhiên Quan niệm về nông nghiệp theo cách hiểu này nghĩa là chúng tađang nói đến nông nghiệp bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp và ngưnghiệp Hiểu nông nghiệp theo nghĩa rộng với đầy đủ các đặc điểm tựnhiên, kinh tế - kỹ thuật và kinh tế - xã hội sẽ có tác dụng làm cho sản xuấtnông nghiệp không bị phát triển một cách hạn hẹp, phiến diện, chia cắt.Nhờ đó nhiều tiềm năng, lợi thế của nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta mớiđược đầu tư khai thác, sử dụng có hiệu quả
Trang 12Kinh tế nông nghiệp là một ngành kinh tế quốc dân có chức năng phân
tích ảnh hưởng của các quy luật kinh tế trong nông nghiệp, áp dụng nhữngthành tựu kinh tế vào thực tế lãnh đạo các cơ sở nông nghiệp, tạo điều kiệnphát triển lực lượng sản xuất Kinh tế nông nghiệp ra đời gắn liền với sự hìnhthành và phát triển của xã hội loài người Cùng với sự phát triển của lựclượng sản xuất và phân công lao động xã hội hình thành các ngành sản xuấtkhác nhau và cho phép tách sản xuất của các nhóm sản phẩm thành nhữngngành kinh tế sinh vật cụ thể, tương đối độc lập nhưng có mối quan hệ mậtthiết với nhau
Phát triển kinh tế nông nghiệp thực chất là sự tăng lên về giá trị sản
xuất nông nghiệp trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng củangành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp nhờ việc áp dụng những thành tựu củakhoa học công nghệ hiện đại và bảo vệ môi trường
Nông nghiệp là khu vực kinh tế truyền thống, tập trung tuyệt đại đa sốlao động, nó chịu ảnh hưởng to lớn của điều kiện đất đai, khí hậu và là khuvực duy nhất sản xuất lương thực, thực phẩm Do những đặc điểm nổi bật đó,kinh tế nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển củatoàn bộ nền kinh tế
1.1.1.2 Vai trò của kinh tế nông nghiệp
Vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân và của xã hội đãđược nhân dân ta thừa nhận từ lâu và đã khái quát thành những triết lý “dĩnông vi bản”, “phi nông bất ổn” Thật vây, nông nghiệp là một trong haingành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội
Xuất phát từ quan niệm duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đãkhẳng định: sản xuất nông nghiệp là cơ sở của mọi xã hội và tiền đề của mọilịch sử “năng suất lao động nông nghiệp vượt quá nhu cầu cá nhân của ngườilao động là cơ sở của mọi xã hội”1
Trang 13Kế thừa quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã ví công nghiệp và nông nghiệp như là hai chân của nền kinh tế quốc dân vàNgười đã nhấn mạnh: “Tiến lên chủ nghĩa xã hội phải đi bằng hai chân: côngnghiệp và nông nghiệp Nếu nông nghiệp không tiến bộ hoặc cứ cầm chừngthì như què” 2 Đồng thời, Người cũng cho rằng muốn xây dựng công nghiệpvững chắc và toàn diện thì phải bắt đầu từ nông nghiệp
Không chỉ ở nước ta với điều kiện quá độ lên xây dựng chủ nghĩa xãhội từ một nền kinh tế lạc hậu, năng suất lao động thấp mới lấy nông nghiệplàm cơ sở cho sự phát triển công nghiệp mà ngay cả ở những nước đã trải quaquá trình phát triển chủ nghĩa tư bản ở các nước trình độ trung bình, nhu cầulương thực cho xã hội đã được giải quyết từ lâu, nông nghiệp vẫn giữ vai trò
là cơ sở cho sự phát triển của công nghiệp
Vai trò của nông nghiệp là cơ sở của sự phát triển của xã hội được thểhiện qua các phương diện sau đây:
Một là, nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc
biệt là các nước đang phát triển
Những nước đang phát triển là những nước nghèo với đại bộ phận dânchúng sống bằng nghề nông Nông nghiệp phát triển sẽ có ảnh hưởng trực tiếpđến sự phát triển của đất nước, góp phần đáng kể vào sự tích lũy cho nền kinh
tế quốc dân
Trong thực tế, ngay cả những nước có nền nông nghiệp phát triển cao,mặc dù tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp không lớn nhưng khối lượngsản phẩm nông nghiệp vẫn không ngừng tăng lên và giữ vai trò quan trọngtrong nền kinh tế quốc dân
Đồng thời, với sự phát triển của nông nghiệp sẽ tạo tiền đề kinh tế xãhội để thực hiện sự phân công lao động mới trong nông nghiệp và trong toàn
bộ nền kinh tế quốc dân theo yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa xã hội chủ nghĩa
Trang 14Hai là, nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung ứng các yếu
tố đầu vào cho công nghiệp và khu vực thành thị
Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, phần lớn dân cư sống bằngnông nghiệp và tập trung sống ở khu vực nông thôn Vì thế khu vực nôngnghiệp, nông thôn thực sự là nguồn dự trữ nhân lực dồi dào cho sự phát triểncông nghiệp và đô thị Khu vực nông nghiệp không chỉ sản xuất các sản phẩmcho tiêu dùng trực tiếp cho con người mà còn cung cấp nguồn nguyên liệuquý cho nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp chế biến, công nghiệpnhẹ, tiểu thủ công nghiệp nhằm tạo ra thu nhập lớn
Quá trình nông nghiệp hoá và đô thị hoá, một mặt tạo ra nhu cầu lớn vềlao động, mặt khác đó mà năng suất lao động nông nghiệp không ngừng tănglên, lực lượng lao động từ nông nghiệp được giải phóng ngày càng nhiều Sốlao động này dịch chuyển, bổ sung cho phát triển công nghiệp và đô thị Đó là
xu hướng có tính quy luật của mọi quốc gia trong quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước
Ba là, nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp.
Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tưliệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất được tiêu thụ chủ yếu dựa bởi thị trườngtrong nước mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn Sự thay đổi vềcầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sảnlượng ở khu vực phi nông nghiệp Phát triển mạnh mẽ kinh tế nông nghiệp sẽgóp phần nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từkhu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩycông nghiệp phát triển, từng bước nâng cao chất lượng có thể cạnh tranh vớithị trường thế giới
Bốn là, nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn
Các loại nông, lâm thuỷ sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn sovới các hàng hoá công nghiệp Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuấtkhẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thuỷ sản Xu hướng
Trang 15chung ở các nước trong quá trình công nghiệp hoá, ở giai đoạn đầu giá trị xuấtkhẩu nông, lâm, thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu
và tỷ trọng đó sẽ giảm dần cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế
Năm là, nông nghiệp có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền
vững của môi trường
Nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất như phân bón hoá học, thuốc trừsâu bệnh làm ô nhiễm đất và nguồn nước Trong quá trình canh tác dễ gây
ra xói mòn ở các triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diệntích đất rừng Vì thế, trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cầntìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững củamôi trường
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trongviệc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển.Hầu như những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông Tuynhiên, ngay cả những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷtrọng GDP nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nướcnày khá lớn và không ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống conngười những sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm Những sảnphẩm này cho dù trình độ khoa học - công nghệ phát triển như hiện nay, vẫnchưa có ngành nào có thể thay thế được Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầutiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước
Nông nghiệp có tác dụng to lớn đối với sự phát triển của công nghiệpphản ánh tập trung trên các mặt đã nêu trên Nó là cơ sở quan trọng nhất cho
sự phát triển của công nghiệp, nhất là trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độtiến lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển chế độ tự bản chủnghĩa ở nước ta hiện nay
1.1.2 Đặc điểm của kinh tế nông nghiệp
Trang 16Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất có ý nghĩa rất quan trọngtrong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia Khác với côngnghiệp, nông nghiệp có những đặc điểm riêng bởi sự chi phối của điều kiện tựnhiên, xã hội Muốn phát triển nông nghiệp cần nắm vững những đặc điểm cơbản của nó để có cách tiến hành hợp lý Cụ thể đó là những đặc điểm sau:
Một là, sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn,
phức tạp và lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên mang tính chất khu vực rõ rệt
Ở đâu có đất đai và lao động thì ở đó tiến hành sản xuất nông nghiệp.Song ở mỗi quốc gia, mỗi vùng có những điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậukhác nhau nên các hoạt động nông nghiệp cũng diễn ra ở đó cũng khônggiống nhau Điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu có ý nghĩa lớn đối với sảnxuất nông nghiệp Vì vậy, việc bố trí cây trồng, vật nuôi như thế nào phải phùhợp với từng điều kiện của từng vùng, từng địa phương nhằm tạo điều kiệncho cây trồng, vật nuôi phát triển tốt, đem lại hiệu quả cao Đặc điểm này đòihỏi quá trình tổ chức chỉ đạo sản xuất nông nghiệp cần phải chú ý các vấn đềkinh tế - kỹ thuật sau đây:
- Tiến hành điều tra các nguồn tài nguyên về nông - lâm - thuỷ sản trênphạm vi cả nước cũng như tính vùng để quy hoạch bố trí sản xuất các câytrồng, vật nuôi cho phù hợp
- Việc xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹthuật phải phù hợp với đặc điểm và yêu cầu sản xuất nông nghiệp ở từngvùng
- Hệ thống các chính sách kinh tế phù hợp với điều kiện từng vùng,từng khu vực nhất định
Hai là, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay
thế được
Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhưng nộidung kinh tế của nó lại rất khác nhau Trong công nghiệp, giao thông đất
Trang 17đai là cơ sở làm nền móng, trên đó xây dựng các nhà máy, công xưởng, hệthống đường giao thông để con người điều khiển các máy móc, các phươngtiện vận tải hoạt động
Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thaythế được Đất đai chính là nơi cư dân nông nghiệp sinh sống và lao động “càyxới”; “gieo trồng”; “chăn nuôi” tạo ra những nông phẩm phục vụ cho cuộcsống của con người Vị trí của đất đai là cố định, đất đai vừa là tư liệu laođộng vừa là đối tượng lao động vừa là tặng vật của tự nhiên, vừa là sản phẩmlao động của con người tác động qua quá trình lịch sử lâu dài
Ruộng đất tuy bị giới hạn về mặt diện tích, con người không thể làmtăng diện tích đất đai lên theo ý muốn chủ quan của mình được Nhưng sứcsản xuất của ruộng đất như: độ phì nhiêu và khả năng làm tăng độ phì nhiêu
để tăng sản phẩm là vô hạn - nghĩa là con người có khả năng khai thác chiềusâu của ruộng đất nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao về nông phẩm
Ba là, sản xuất nông nghiệp gắn liền với cá thể sống, chúng có quy luật
sinh trưởng, phát triển đặc thù theo quy luật tự nhiên và gắn liền với các điềukiện tự nhiên rất chặt chẽ
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những sinh vật có khả năng hấpthu và tàng trữ nguồn năng lượng mặt trời, biến chất vô cơ thành chất hữu cơ,tạo ra nguồn thức ăn cơ bản cho con người và vật nuôi Chúng rất nhạy cảmvới các yếu tố ngoại cảnh Mọi sự thay đổi về thời tiết, khí hậu đều tác độngtrực tiếp đến sự phát triển cây trồng, vật nuôi
Cây trồng, vật nuôi chỉ có thể phát triển tốt, cho năng suất, chất lượngcao khi có thời tiết, khí hậu, nước, phân bón, môi trường phù hợp Đây chính
là những đặc điểm tạo khả năng sử dụng các giải pháp sinh học trong pháttriển sản xuất nông nghiệp sinh thái theo hướng bền vững
Bốn là, sản xuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ cao.
Trang 18Đây là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp Bởi vì,trong sản xuất nông nghiệp, một mặt thời gian lao động tách rời với thời giansản xuất, mặt khác do sự thay đổi về thời tiết, khí hậu, mỗi loại cây trồng có
sự thích nghi nhất định với những điều kiện đó dẫn đến những vụ mùa khácnhau Vì vậy, tính thời vụ rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp
Để khai thác và lợi dụng nhiều nhất những tặng phẩm của tự nhiên đốivới nông nghiệp thì sản xuất nông nghiệp đòi hỏi rất khắt khe trong việc thựchiện các khâu công việc của thời vụ tốt nhất như: thời vụ làm đất, tưới tiêu,làm cỏ, thu hoạch
Với những đặc điểm riêng của nông nghiệp như vậy, ngoài việc vậndụng các quy luật kinh tế - xã hội giống như các ngành khác, còn cần phảinhận thức và vận dụng các quy luật tự nhiên, gắn liền với đất, nước, khí hậu,thời tiết, đặc điểm sinh học của cây trồng và vật nuôi Đây chính là nhữngnhân tố tạo nên sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái
1.1.3 Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về phát triển nông nghiệp
1.1.3.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp
Lúc sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của phát triểnkinh tế nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Người đã nhấn mạnh rằng:Việt Nam là nước sống về nông nghiệp, nền kinh tế của ta lấy canh nông làmgốc Trong công cuộc xây dựng nước nhà, chính phủ trông mong vào nôngdân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn Nông dân ta giàu thì nước tamới giàu, nông nghiệp ta thịnh thì nước ta mới thịnh
Đề cao vai trò của nông nghiệp, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ mối quan hệ và
sự tác động qua lại giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế khác Nước ta làmột nước nông nghiệp từ một nền sản xuất nhỏ đi lên, vì vậy Người luônkhẳng định: Nông nghiệp là ngành chính; nông nghiệp là mặt trận cơ bản;nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, cần phát triển nông nghiệp thì mới có cơ sở
Trang 19phát triển các ngành kinh tế khác Theo Người, Nhà nước cần phải ban hành
hệ thống các chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển như: chính sách giá
cả, chính sách thuế, khoa học – công nghệ, thị trường
1.1.3.2 Quan điểm của Đảng về phát triển nông nghiệp ở nước ta
Vào cuối thập niên 70, đầu 80 của thế kỷ XX, tình hình kinh tế - xãhội nước ta lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, đời sống nhân dân hết sứckhó khăn, nhất là nông dân và những người hưởng lương Một trong nhữngnguyên nhân cơ bản của tình hình là do tư tưởng chủ quan, nóng vội muốnthẳng tiến lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện kinh tế còn hết sức lạc hậucủa Đảng ta Thời kỳ này, Đảng ta chủ trương ưu tiên phát triển côngnghiệp nặng, đưa nông dân vào hết các Hợp tác xã, sản xuất nông nghiệpkhông được quan tâm đúng mức Nông nghiệp rơi vào tình trạng đình đốn,trì trệ, nông dân không còn thiết tha với đồng ruộng, với kinh tế hợp táctheo kiểu “dong công, phóng điểm” hoạt động kém hiệu quả nên giá trịngày công lao động rất thấp
Trước tình hình đó, Đảng ta đã tổ chức nghiên cứu khái quát thực tiễn.Đầu năm 1981, Ban bí thư Trung ương Đảng khóa IV đã ban hành chỉ thị số100-CT/ TW về cải cách công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhómlao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp Chỉ thị này đã điềuchỉnh một bước căn bản trong quan hệ phân phối của hợp tác xã nông nghiệptheo hướng “ căn cứ vào hiệu quả lao động ” và bắt đầu mở ra tư duy về “giaoquyền sử dụng đất” Đây chính là bước đột phá đầu tiên trong quá trình đổimới tư duy về nông nghiệp, từ đây đã khơi dậy tính tích cực, chủ động củanông dân trong sản xuất, đem lại luồng sinh khí mới cho nông dân
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đã đặc biệt nhấn mạnh: “ Nội dungchính của công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong 5 năm (1981 – 1985) và nhữngnăm 80 là tập trung sức phát triển mạng nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặttrận hàng đầu, đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy
Trang 20mạnh sản xuất hàng tiêu dùng ” Thực hiện chủ trương này, chính sách vớinông nghiệp được quan tâm và chú trọng hơn rất nhiều so với thời kỳ trước.
Tháng 12-1986, trên tinh thần“ nhìn thẳng vào sự thật”, tại Đại hộilần thứ VI, Đảng đã tiếp tục khẳng định coi nông nghiệp là mặt trận hàngđầu, nhưng tập trung phát triển nông nghiệp theo 3 chương trình mục tiêu
là sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
Từ những thực tiễn thành công và hạn chế trong việc thực hiện khoán theoChỉ thị số 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và những nhu cầu bứcbách của sản xuất nông nghiệp, sau hơn 7 năm khoán theo khâu công việc chonhóm hoặc tổ lao động đặt ra, Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
VI đã ban hành Nghị quyết số 10- NQ/TW ngày 5-4-1988 về đổi mới quản lýkinh tế nông nghiệp bằng việc thực hiện khoán cho các hộ gia đình xã viên Trongnghị quyết số 10 của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI vàtiếp theo là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
VI ngày 29-3-1989 cho phép hộ xã viên nhận khoán được toàn quyền quyết địnhvới sản phẩm do mình làm ra có thể biếu tặng, sử dụng hoặc đem bán trên thịtrường với cơ chế một giá là giá thị trường
Từ năm 1989 trở đi, mối quan hệ giữa Nhà nước với nông dân và kinh
tế hộ thay đổi một cách rõ rệt Kinh tế hộ trở thành chủ thể độc lập, đượchưởng quyền quản lý ruộng đất và tư liệu sản xuất chính, kinh tế hộ đượcphân phối sản phẩm một cách trực tiếp kết quả sản xuất kinh doanh từ vấn đềsản xuất cho đến khâu phân phối Nhờ đó, kinh tế hộ gia đình nông dân trởthành nhân tố cơ bản, trọng yếu trong nông nghiệp, nông thôn Trong lưuthông phân phối, Nhà nước bỏ hẳn chính sách “ngăn sông cấm chợ”, đãkhuyến khích mạnh mẽ phát triển sản xuất nông nghiệp
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6-1991) chỉ rõ: “Phát triểnnông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh
tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới”
Trang 21Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX - Đại hội đầu tiên của Đảng takhi bước vào thế kỷ XXI, với một tầm chiến lược nhằm mục tiêu chiến lượcđến 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại,vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được xác định, “trong nhiều nămtới, vẫn coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là mộttrọng điểm cần tập trung sự chỉ đạo và các nguồn lực cần thiết Tiếp tục pháttriển mạnh và đưa nông – lâm - ngư nghiệp lên một trình độ mới”, tiến hành
“công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Tiếp tục phát triển vàđưa nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng việcứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, đổi mớicây trồng vật nuôi”
Đại hội Đảng lần thứ X đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, Đại hội chủ trương “đẩy mạnh hơnnữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng
bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân”
Như vậy, với quá trình đổi mới tư duy sáng suốt của Đảng và Nhà nướctrong những năm qua, việc triển khai thực hiện những chủ trương, đường lốicủa Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước nền kinh tế nước ta nói chung,nền kinh tế nông nghiệp nói riêng có sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ
Nó đã góp phần thực hiện tốt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủcông bằng, văn minh”
1.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp ở một số địa phương và bài học rút ra cho huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp ở thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An
Thị xã Thái Hoà nằm ở vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An trên toạ độ: Từ19°13’ – 19°33’ vĩ độ Bắc và 105°18’ – 105°35' kinh độ Đông; cách thànhphố Vinh 90km về phía Tây Phía Bắc, phía Nam và phía Tây giáp huyệnNghĩa Đàn, phía Đông giáp huyện Quỳnh Lưu
Trang 22Thái Hòa là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Bắc tỉnhNghệ An Địa hình lãnh thổ phân bố chủ yếu là đồi núi thoải chiếm khoảng60% tổng diện tích, đồng bằng thung lũng chiếm khoản 30%, đồi núi caochiếm khoảng 10% Do kiến tạo của địa chất cho nên Thái Hoà có nhữngvùng đất tương đối bằng phẳng, quy mô diện tích lớn Là địa phương cónguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có vùng đất đỏ bazan rộng lớn.Vớinhững ưu điểm như vậy, thị xã Thái Hòa rất hợp với việc trồng các loại câycông nghiệp và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: cà phê, cao su, chè, cam,bưởi, mít, quýt, dưa, dưa hấu
Hiện nay, diện tích đất tự nhiên của thị xã Thái Hòa là 13518,8 ha,trong đó diện tích đất nông nghiệp 10152,62 ha, chiếm 75.1%
Thị xã Thái Hòa tiếp tục đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế trang trại.Các mô hình tập trung đầu tư vào các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tếcao như: cam, quýt, vải, nhãn, cà phê, cao su và chăn nuôi gia cầm như vịt,
gà, gia súc lớn như trâu, bò Nhiều trang trại đã cho thu nhập cao, tạo ra mộtlượng sản phẩm hàng hóa phong phú và đa dạng
Sản xuất nông nghiệp đang phát triển theo hướng luân canh tăng vụ,nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi Năm 2010 giá trị sản xuấtnông nghiệp năm 2010 đạt 352.951 triệu đồng Tổng sản lượng lương thựcnăm 2009 đạt 593.482 tấn, tăng 5% so với năm 2008
Hiện nay, thị xã Thái Hòa đang chuyển dịch dần sang sản xuất nôngnghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa Song song với việc đưa các giống cây,giống con mới vào sản xuất để tăng năng suất và hiệu quả, thị xã đã đồng thờiứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năngsuất, chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Áp dụngquy trình sản xuất rau, quả tươi theo tiêu chuẩn VietGAP là một mô hình tiêubiểu Năm 2008, Hội đồng khoa học – công nghệ thị xã Thái Hoà kết hợp vớicác cấp, các ngành đưa quy trình sản xuất rau quả tươi an toàn định hướng
Trang 23theo tiêu chuẩn VietGAP vào địa bàn thị xã các đối tượng cụ thể là cây dưahấu, dưa leo và bí xanh Năm 2008, áp dụng quy trình sản xuất này đối vớicây dưa leo tại xã Nghĩa Thuận với diện tích 3ha, năm 2009 và 2010 áp dụngvới cây dưa chuột và dưa hấu tại xã Nghĩa Thuận và phường Quang Phongvới diện tích 30ha, cây vụ xuân năm 2011 áp dụng với cây bí xanh tại xãNghĩa Mỹ với diện tích 3ha và 20ha dưa hấu tại phường Quang Phong.
Các sản phẩm này không những tiêu thụ trên địa bàn mà còn được đưa
đi tiêu thụ tại các địa phương khác như: dưa hấu Quang Phong đã được tiêuthụ ở Hà Nội, Hải Phòng; bí xanh Nghĩa Thuận, Nghĩa Mỹ được tiêu thụ ở thịtrường thành phố Vinh; dưa leo Nghĩa Thuận được tiêu thụ ở thị trường thànhphố Vinh và các huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp… Lợi nhuận thu được khi ápdụng quy trình sản xuất rau, quả tươi theo hướng VietGAP từ các đối tượngnày đạt trên 50 triệu đồng/ha/3tháng
Ngoài ra, thị xã Thái Hòa đang chú trọng phát triển mô hình “vườn sinhthái” kết hợp nuôi ong và trồng cây ăn quả như cây cam, quýt, nhãn, vảithiều thu lại kết quả cao cho nông dân đạt 120-150 triệu đồng/ha/1 năm
Theo Báo cáo tổng kết cuối năm 2010, sản xuất nông nghiệp đã đạtđược một số kết quả như sau: tổng diện tích gieo trồng đạt 4.878 ha, trong đódiện tích gieo trồng cây hàng năm là 3.345 ha, diện tích lúa nước (2 vụ) 1.533
ha, tổng sản lượng lương thực có hạt: 8.389 tấn chỉ đạt 91,3% kế hoạch vàbằng 91,3% so cùng kỳ năm 2009 Hiện trên địa bàn thị xã có 5.569 con bò,đạt 105,6% kế hoạch năm, bằng 104,4% so với cùng kỳ, trong đó đàn bò sữa2.116 con bằng 135,5% so với cùng kỳ; đàn trâu 5.017 con đạt 105,3% so với
kế hoạch và 103,1% so với cùng kỳ
Công tác bảo vệ rừng được các ngành, các cấp và các địa phương quantâm đúng mức, diện tích rừng trồng tập trung hiện có: 2.661 ha, trong đótrồng mới trong năm 185ha, trồng cây phân tán 7.000 cây quy thành 5,4 ha,tổng cộng trồng rừng mới 190,4 ha Công tác phòng cháy chữa cháy rừngthực hiện tốt, không để xảy ra cháy rừng
Trang 24Diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện có: 395 ha Sản lượng cá ước đạt 430tấn đạt 100% kế hoạch.
Với hướng đi mới, áp dụng khoa học - công nghệ sinh học vào trongsản xuất nông nghiệp mới năng suất, chất lượng vật nuôi, cây trồng khôngngừng nâng lên,tạo nên nền nông nghiệp sạch bền vững phát triển, góp phầnnâng cao thu nhập người dân trên địa bàn thị xã Thái Hòa
Tuy nhiên, hiện nay thị xã Thái Hòa vẫn đang tồn tại một số hạn chế,khó khăn trong vấn đề phát triển nông nghiệp Cụ thể như sau:
Sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng với khả năng phát triển của thị
xã, thâm canh, tăng năng suất các loại cây trồng còn chưa cao, năng suất đemlại còn hạn chế Lợi thế của vùng là phát triển rau, cây ăn quả, tuy đã áp dụngquy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trên rau, quả tươi đã mang lạihiệu quả cao cho người sản xuất cũng như lợi ích cao cho người tiêu dùng,nhưng còn có những hạn chế như điều kiện để tổ chức thực hiện phân tíchđánh giá chất lượng sản phẩm, cấp giấy chứng nhận rau, quả an toàn theoVietGAP còn chưa thực hiện được dẫn đến sản phẩm rau, quả an toàn chưacung cấp được nhiều trong các thị trường lớn như các siêu thị hay cửa hàngrau sạch mà chỉ mới bán tại các chợ nhỏ Người tiêu dùng chưa phân biệtđược giữa rau quả sản xuất an toàn và các loại rau, quả khác Chính vì thế, giábán của các sản phẩm được sản xuất an toàn chưa cao hơn nhiều so với cácloại sản phẩm khác, điều đó làm giảm lợi ích của người sản xuất
Công tác thú y chưa thực sự hiệu quả dẫn đến chăn nuôi gia cầm và giasúc lớn trên địa bàn chưa thu lại được kết quả cao
Từ những hạn chế đó, để khắc phục những tồn tại, yếu kém, thị xã TháiHòa cần chú ý đến:
+ Tổ chức đánh giá để chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP cho một số rau,quả nổi tiếng trong vùng như dưa hấu, bí xanh, cam, bưởi, thanh long , tăngcường tập huấn cho nông dân về rau an toàn; tổ chức hội thảo và tham quan
Trang 25làm theo; đi liền với đó là công việc giới thiệu rộng rãi, tiến tới xây dựngthương hiệu cây ăn quả trên thị trường.
+ Chú ý tăng cường công tác thủy lợi đảm bảo việc tưới tiêu của nôngdân cho cây trồng: lúa, hoa màu
+ Áp dụng công nghệ sinh học, khoa học công nghệ vào sản xuất nôngnghiệp, không ngừng tăng năng suất sản phẩm, đi liền với phát triển nôngnghiệp bền vững
+ Gắn chặt mối quan hệ giữa nông nghiệp - nông dân - nông thôn trongtừng bước phát triển trên địa bàn thị xã Thái Hòa
1.2.2 Kinh nghiệm kinh tế nông nghiệp ở huyện Lạng Giang, Bắc Giang
Lạng Giang là một huyện thuần nông của tỉnh Bắc Giang với 80% dân
số làm nông nghiệp, Lạng Giang luôn coi nông nghiệp là nền tảng, cơ sở đểphát triển kinh tế địa phương
Trong những năm gần đây, với mục tiêu phát triển nền nông nghiệpphát triển, sản xuất nông nghiệp huyện Lạng Giang đã có những bước tiếnmạnh mẽ Toàn huyện có 24.680 ha đất nông nghiệp, trong đó diện tích đấtcấy lúa 14.900 ha Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng nhữngthành tựu khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học, Lạng Giang đãtiến hành chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp, tiếp thu công nghệ vàsản xuất nông nghiệp, ứng dụng những cây con có năng suất và chất lượngcao vào sản xuất
Lúa là cây trồng chính được huyện Lạng Giang chú trong đầu tư đưađồng bộ giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào canh tác Hệthống thủy lợi kiên cố hóa, công tác khuyến nông đến từng bà con nông dân,
vì vậy kiến thức sản xuất được cải thiện Nhờ ứng dụng giống lúa mới,phương pháp sản xuất mới nên năng suất, chất lượng cây lúa không ngừngtăng lên Năm 2008, năng suất bình quân đạt 53 tạ/ha Trong đó, đáng kể tới
là 12% diện tích lúa vùng quy hoạch đạt 69-70 tạ/ ha Năm 2010, năng suấtbình quân của cây lúa đạt 60 tạ/ha
Trang 26Huyện Lạng Giang đã tiến hành đẩy mạnh trồng cây lạc và đậu tươngvới diện tích hơn 1.500 ha (năm 2010) gồm 1.200 ha lạc và 300 ha cây đậu.Quy hoạch vùng rau chế biến xuất khẩu với 350 ha Theo Báo cáo cuối năm
2010 của phòng Nông nghiệp huyện, trên 1 ha diện tích từ cây lạc, đậu tương
và rau chế biên đã đem lại thu nhập cho nông dân từ 60-70 triệu đồng
Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giangvẫn còn một số hạn chế sau:
+ Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn đang có xu hướng giảm, năngsuất trồng trọt, chăn nuôi nhìn chung chưa cao, hiệu quả kinh tế đem lại chưalớn Sản lượng đánh bắt cá ở địa phương chưa lớn, chủ yếu là các loại cá nhỏ
+ Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa còn chậm,trồng trọt vẫn là chủ yếu
Từ những hạn chế đó, muốn nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệphuyện Lạng Giang cần:
+ Đầu tư khoa học và trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng những giốngcây trồng mới đem lại năng suất, chất lượng cao
+ Các tổ chức, ban ngành cần tích cực hướng dẫn bà con nông dân sảnxuất theo phương pháp mới qua các đợt thực tế, tập huấn
+ Đầu tư ngân sách phát triển thế mạnh ngư nghiệp của địa phương quaviệc cho nhân dân vay vốn mua các tàu đánh cá lớn, dụng cụ hiện đại nhưngkhông làm ô nhiễm môi trường, cũng như bảo vệ các loại cá nhỏ chưa đếnthời kỳ khai thác
1.2.3 Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
Tràng Định là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Bắc của tỉnh LạngSơn, cách thành phố Lạng Sơn 70 km theo đường quốc lộ 4A, phía Bắc giáphuyện Thạch An (tỉnh Cao Bằng), phía Tây giáp huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn),phía Nam và Tây Nam giáp huyện Văn Lãng, Bình Gia, phía Đông và ĐôngBắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 52 km
Trang 27Vốn nổi tiếng là vựa lúa lớn nhất của tỉnh Lạng Sơn, trong những nămqua, nhờ tập trung phát huy tiềm năng, phát triển các nguồn lực tại chỗ nênkinh tế nông nghiệp của huyện Tràng Định đã có bước chuyển biến tích cực.Hiện nay, cơ cấu kinh tế của huyện Tràng Định phát triển theo hướng: nông -lâm nghiệp, thương mại - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng
Huyện Tràng Định có tiềm năng về đất đai với tổng diện tích đất tựnhiên rộng 99.523 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 5,9%; đất lâmnghiệp chiếm 37,9% Thung lũng Thất Khê là nơi gặp gỡ của hầu hết cácsông suối tạo cho cánh đồng lúa Thất Khê phì nhiêu, màu mỡ Cùng với cánhđồng lúa Tri Phương và Quốc Khánh, cánh đồng lúa Thất Khê trở thành vựalúa lớn nhất tỉnh Lạng Sơn Hàng năm, tổng diện tích canh tác của cả ba cánhđồng này là 4.000 ha, bao gồm: những giống lúa đặc sản thơm ngon như baothai, nếp hương Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷĐảng, chính quyền cùng nỗ lực của người dân, ngành nông - lâm nghiệpTràng Định đã có bước phát triển khá và trở thành ngành kinh tế chủ đạotrong nền kinh tế huyện Sản xuất nông nghiệp đang phát triển theo hướngluân canh tăng vụ, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi nhằmbảo đảm an ninh lương thực, tăng sản phẩm có giá trị kinh tế cao Nhờ đó, giátrị sản xuất nông nghiệp năm 2010 đạt 178.976 triệu đồng, chiếm trên 70% cơcấu kinh tế các nghành toàn huyện
Sản xuất nông nghiệp chuyển biến tích cực, kinh tế nông nghiệp, nôngthôn cơ bản thoát khỏi nền kinh tế tự cấp, tự túc và đang chuyển dịch theohướng sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm Trong đó, đặc biệt là giaiđoạn 2004-2009 của huyện Tràng Định là chuyển đổi cơ cấu mùa vụ Vụxuân năm 2009, tổng diện tích khai thác đất 1 vụ đạt 1.980 ha, bằng 94% sovới vụ xuân năm 2008
Nhờ khai thác hợp lý, luân canh tăng vụ, áp dụng các biện pháp kỹthuật vào sản xuất, tăng vòng quay sử dụng đất mà năng suất và sản lượng các
Trang 28loại cây lương thực trong những năm gần đây không ngừng tăng Đặc biệt,huyện đã hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật gieo trồng lúa lai, lúa thuần củaTrung Quốc và ngô lai Bioseed, ngô lai CPDK, với hơn 4.500 hộ nông dântham gia và cơ bản xóa bỏ những giống lúa dễ bị nhiễm sâu bệnh, kém năngsuất Tổng sản lượng lương thực năm 2009 đạt 50473,5 tấn, tăng 6% so vớinăm 2008
Ngoài hai cây lương thực chính là lúa và ngô, huyện còn chỉ đạo nôngdân khai thác đất vườn đồi trồng cây ăn quả như: quýt, lê, mận, phát triểnchăn nuôi đại gia súc theo hướng sản xuất hàng hóa Đến hết năm 2009, toànhuyện đã có 160 ha cây ăn quả (quýt, lê, mận, ) cho giá trị kinh tế cao Cũngtại thời điểm này, tổng đàn trâu có 20.603 con, đàn bò có 1.881 con và đànlợn có 33.288 con, tạo tiềm năng phát triển kinh tế lâu dài
Cùng với sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp cũng là một trongnhững thế mạnh đã và đang được huyện quan tâm phát triển bằng các chươngtrình trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng Đến hết năm 2009, diện tích rừngtrồng, chăm sóc, khoanh nuôi của huyện Tràng Định đạt 28.000 ha, tỷ lệ chephủ rừng đạt 45% Để nâng cao giá trị kinh tế đất lâm nghiệp, huyện đã tậptrung phát triển thành công một số loại cây đặc sản có giá trị xuất khẩu nhưcây hồi (gần 1.184 ha), cây thạch đen (200 ha), cây quế (50 ha) đem lại hiệuquả kinh tế cao
Với sự phát triển của huyện Tràng Định, hiện nay huyện là vựa lúa lớnnhất tỉnh Lạng Sơn
Bên cạnh những kết quả đạt được, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơnđang tồn tại một số hạn chế, cụ thể như sau:
+ Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế có xu hướng giảm, năng suất,chất lượng cây trồng, vật nuôi còn hạn chế, chưa thu lại được lợi nhuận cao
+ Một số cây ăn quả nổi tiếng như: Mận Thất Khê, lê Tràng Định, quítKim Đồng vẫn chưa xây dựng được thương hiệu của mình trên thị trường, vìvậy lợi nhuận đem lại là chưa cao
Trang 29+ Vẫn tồn tại hiện tượng mất rừng, đất trống, đồi trọc trên diện tíchrộng do khai thác khoáng sản và rừng bừa bãi, tình trạng lạm dụng một sốthuốc hóa học đã làm ô nhiễm môi trường sinh thái, ô nhiễm nguồn nước,thoái hóa đất nông nghiệp.
Từ những tồn tại đó, huyện Tràng Định muốn phát triển nông nghiệp cần: + Có những chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân để đầu tư khoa họccũng như công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp
+ Phát triển thương hiệu” Mận Thất Khê, lê Tràng Định, quít Kim Đồng”trên thị trường, để giới thiệu sản phẩm của địa phương trên thị trường, cũng nhưnâng cao thương hiệu sản phẩm để thu lại lợi nhuận cao cho nông dân
+ Gắn liền với công tác tuyên truyền ngăn chặn việc phá rừng với việctrồng rừng, phát triển diện tích lâm nghiệp trên địa bàn
1.2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
Huyện Nghĩa Đàn là một địa phương có truyền thống phát triển kinh tếnông nghiệp từ lâu đời Do có những đặc điểm thuận lợi cho phát triển nôngnghiệp, vì vậy sản xuất ở huyện Nghĩa Đàn đã đạt được nhiều thành tựu quantrọng Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp trong quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, cần khai thác hợp lý
và có hiệu quả những tiềm năng sẵn có, tiếp thu những bài học kinh nghiệm
từ các địa phương khác trong và ngoài tỉnh Qua việc nghiên cứu kinh nghiệmphát triển nông nghiệp ở các địa phương: thị xã Thái Hòa, huyện Lạng Giang,huyện Tràng Định có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Nghĩa Đàntrong vấn đề phát triển nông nghiệp như sau:
Một là, cần đẩy mạnh sản xuất tập trung các loại cây trồng có ưu
thế, có giá trị cao, đẩy mạnh thâm canh, ứng dụng các giống cây trồngmới có chất lượng tốt, năng suất cao vào sản xuất nông nghiệp để từ đóhình thành các vùng chuyên canh sản xuất Mục tiêu của chuyển dịch cơ
Trang 30cấu kinh tế nông nghiệp là hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canhtác, đáp ứng nhu cầu thị trường và đảm bảo môi trường sinh thái.
Hai là, đẩy mạnh công tác khuyến nông, đào tạo nâng cao chất lượng
nguồn lao động ở địa phương Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện huy động vốn cho
bà con nông dân từ nhiều nguồn: từ nhà nước, từ viện trợ, cho nông dân vay vốn
ưu đãi, đi liền với việc định hướng cho bà con nông dân lựa chọn giống câytrồng vật nuôi hiệu quả dựa trên lợi thế so sánh của địa phương mình
Ba là, xây dựng và từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng kinh tế làm
cơ sở cho các nghành trong nông nghiệp phát triển một cách thuận lợi Kếtcấu hạ tầng hiện đại sẽ là nhân tố góp phần quan trọng cho việc buôn bánhàng hóa, vận chuyển, giao lưu kinh tế giữa các vùng, kích thích nông nghiệpphát triển theo hướng sản xuất hàng hóa
Bốn là, cần chú trọng công tác khuyến nông, công tác thủy lợi, đầu tư
khoa học công nghệ vào trong sản xuất để tạo những điều kiện thuận lợi nhấtcho nông nghiệp phát triển
Năm là, cần quan tâm xây dựng “thương hiệu” sản phẩm nông nghiệp mà
địa phương có ưu thế, giới thiệu sản phẩm của địa phương trên thị trường, cũngnhư nâng cao thương hiệu sản phẩm để thu lại lợi nhuận cao cho nông dân
Tóm lại: Kinh tế nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, kể cả những nước đã đạt đến trình độ pháttriển cao Nước ta là nước nông nghiệp đang quá độ lên xây dựng chủ nghĩa
xã hội, không qua giai đoạn phát triển chế độ tư bản chủ nghĩa, do đó vấn đềphát triển nông nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt Hiện nay, trong bối cảnhthế giới đang diễn ra cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại vàkinh tế tri thức phát triển như vũ bão, đem lại nhiều thành tựu to lớn nhưngchúng ta không thể xem nhẹ vấn đề nông nghiệp được Vì vậy, phát triểnnông nghiệp nước ta nói chung, huyện Nghĩa Đàn nói riêng vừa có tính cấpthiết vừa có tính lâu dài Yêu cầu đặt ra là quá trình phát triển đó phải đảmbảo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với quyền tự do kinh doanhcủa cá nhân, hộ kinh tế gia đình và các thành phần kinh tế khác
Trang 31Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2008 - 2011
Nghĩa Đàn là huyện trung du miền núi nằm về phía Bắc - Tây Bắc củatỉnh Nghệ An Nơi đây là cái nôi của người Việt cổ, là vùng có vị trí kinh tế
và quốc phòng quan trọng Tên gọi Nghĩa Đàn được xuất hiện từ năm 1885, làvùng vùng quê giàu truyền thống cách mạng và có bề dày lịch sử HuyệnNghĩa Đàn dù đã trải qua nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính nhưng ởbất cứ hoàn cảnh nào, thời kỳ nào vẫn luôn là một trong những trung tâm củavùng núi phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
2.1.1 Đi u ki n t nhiên ều kiện tự nhiên ện tự nhiên ự nhiên
2.1.1.1 Vị trí, địa hình, khí hậu
-Về vị trí
Huyện Nghĩa Đàn là một huyện miền núi, 1 trong 20 đơn vị hành chínhcủa tỉnh Nghệ An, nằm trong vùng sinh thái phía Bắc tỉnh, cách thành phốVinh 95 km về phía Tây Bắc Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 61.775,35
ha Nghĩa Đàn có vị trí kinh tế - chính trị - an ninh - quốc phòng quan trọng,được coi là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của cụm 4 huyện vùng TâyBắc tỉnh Nghệ An
Vị trí địa lý của huyện nằm trên tọa độ từ 19013' - 19033' vĩ độ Bắc và105018' - 105035' kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Namgiáp huyện Tân Kỳ, phía Đông giáp huyện Quỳnh Lưu, phía Tây giáp huyệnQuỳ Hợp
- Địa hình
Nghĩa Đàn là một huyện có điều kiện địa hình khá thuận lợi so với cáchuyện trung du miền núi trong tỉnh Đồi núi không quá cao, chủ yếu là thấp
và thoải dần,
Trang 32Khu vực phía Tây Nam và phần lớn các xã trong huyện là đồi thoải.Xen kẽ giữa các đồi núi thoải là những thung lũng có độ cao trung bình từ 50
- 70m so với mực nước biển
Địa hình toàn huyện được phân bố như sau: diện tích đồi núi thoảichiếm 65%, đồng bằng thung lũng chiếm 8%, đồi núi cao chiếm 27%
Ngoài ra, do đặc điểm kiến tạo của địa hình, Nghĩa Đàn còn có nhữngvùng đất tương đối bằng phẳng, có quy mô diện tích lớn, đồi núi thấp thoải làđiều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông - lâm nghiệp phong phú
- Về thời tiết, khí hậu
Nhiệt độ bình quân hàng năm là 23 độ C, cao nhất là 41,6 độ C, thấpnhất xuống tới -0,2 độ C Lượng mưa trung bình năm là 1.591,7 mm, phân bốkhông đồng đều trong năm Mưa tập trung vào các tháng 8, 9 và 10 gây únglụt ở các vùng thấp dọc sông Hiếu Mùa khô lượng mưa không đáng kể do đóhạn hán kéo dài, có năm tới 2 đến 3 tháng Trong vụ Đông Xuân, song hànhvới hạn là rét, số ngày có nhiệt độ dưới 15 độ C là trên 30 ngày, ảnh hưởng rấtlớn tới sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng và các hoạt độngsản xuất Ngoài ra gió Lào, bão, lốc, sương muối cũng gây tác hại không nhỏcho nhiều loại cây trồng hàng năm của huyện
- Về thủy văn
Nghĩa Đàn nằm trong lưu vực sông Hiếu, là nhánh sông lớn nhất của hệthống sông Cả, bắt nguồn từ biên giới Việt - Lào, qua Quế Phong, Quỳ Châu,Quỳ Hợp về Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, gặp sông Cả tại Cây Chanh (huyện AnhSơn) Sông Hiếu có chiều dài 217 km, đoạn chạy qua Nghĩa Đàn dài 44 km(từ ngã ba Dinh đến Khe Đá)
Ngoài sông Hiếu, Nghĩa Đàn còn 48 chi lưu lớn nhỏ Trong đó có 5nhánh chính là Nhánh Khe Cái (dài 23km); Khe Ang (dài 23km); Khe Diên(dài 16km); Khe Đá: dài (17km); Sông Sào dài 34km, trong lưu vực sông có
Trang 33nhiều hồ đập lớn nhỏ Đặc biệt là công trình thuỷ lợi Sông Sào với diện tíchlưu vực 160km2, dung tích hồ chứa từ 45 - 60 triệu m3 nước.
2.1.1.2 Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện gần 62 nghìn ha với 15 loạiđất thuộc 4 nhóm theo nguồn gốc phát sinh Bao gồm 4 nhóm đất là nhóm đấtphù sa, nhóm đất đen, nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất thung lũng
Một là, nhóm đất phù sa Đây là loại đất được bồi đắp phù sa hàng
năm Hình thái phẫu diện có sự phân hoá rõ: lớp đất canh tác thường có màunâu xám hoặc xám vàng, lớp đế cày có màu xám hơi xanh hoặc vàng nhạt,các lớp dưới có màu vàng nâu lẫn vệt đỏ Thành phần cơ giới của đất từ thịtnhẹ đến thịt trung bình tuỳ thuộc vào địa hình Hiện tại loại đất này đang đượctrồng các loại cây hoa màu lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày như:lúa, ngô, khoai, lạc, mía
Hai là, nhóm đất đen chiếm diện tích không đáng kể Phân bố ở Phủ
Quỳ như Hòn Mư (Nông trường 1 - 5) Đá bọt núi lửa có nhiều chất kiềmphong hoá nhanh, đất thường có màu thẫm, nhiều sét, lẫn nhiều đá bọt màuđen, đất ẩm, rất dính dẻo, khi khô lại rất cứng Đất có phản ứng ít chua ở lớptrên, trung tính ở lớp dưới Hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số rất giàu…Loại đất này có độ phì nhiêu khá, cấu tượng đất tơi xốp, nên trồng các loạicây hoa màu lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày Đồng thời có đất đentrên sản phẩm bồi tụ của bazan Đất được hình thành do sự bồi tụ của các sảnphẩm phong hoá của đá bazan Địa hình thấp thường là thung lũng ven chânđồi, nhiều nơi trồng lúa nước Hình thái phẫu diện tầng đất mặt thường cómàu xám đen, ở các lớp dưới có màu đen hơi xanh, khi ướt đất dẻo dính, khikhô mặt đất thường nứt nẻ Thành phần cơ giới của đất nặng Đất đen trên sảnphẩm bồi tụ của bazan có phản ứng trung tính ít chua, hàm lượng chất hữu cơ
và đạm tổng số ở tầng đất mặt Nhìn chung đất đen trên sản phẩm bồi tụ của
Trang 34bazan có độ phì khá, các chất tổng số khá, các chất dễ tiêu từ nghèo đến giàu.Đây là loại đất phù hợp trồng cây lúa nước
Ba là, nhóm đất đỏ vàng Loại đất này phát triển trên các đồi dốc thoải,
vùng đất này bị cách quãng bởi những dải phiến thạch sét, đá cát, đá vôi Đấtphần lớn có tầng dày, có khi đến hàng chục mét Tuy vậy cũng có nơi mớiđào sâu 40-50 cm đã gặp đá mẹ đang phong hoá, có nơi đá bazan nổi lên mặtđất Hình thái phẫu diện đất thường có màu nâu đỏ sẫm, phẫu diện tương đốiđồng nhất Đất có độ xốp lớn trung bình là 65%, khả năng thấm nước của đấtnhanh Đây là loại đất có đặc tính lý hoá học tốt, rất thích hợp với trồng câylâu năm như: cà phê, cao su và các loại cây ăn quả Vùng đất có độ dốc 20-25
độ nên sử dụng theo hướng nông lâm kết hợp
Ngoài ra còn có loại đất đỏ vàng trên đá biến chất Đất được hình thànhtrên sản phẩm phong hoá của đá biến chất (philit, phiến thạch mica, gơnai).Hình thái phẫu diện đất thường có màu đỏ vàng là chủ đạo, lớp mặt thường cómàu nâu xám hoặc nâu vàng Cấu trúc lớp đất mặt thường là viên hoặc cụcnhỏ Đây là loại đất có độ phì trung bình thích hợp với trồng các loại cây lâunăm Hướng sử dụng của loại đất này tuỳ theo cấp độ dốc và độ dày tầng đất,
bố trí các loại cây trồng cho phù hợp Đối với vùng đất có độ dốc 0-3 độ nên
ưu tiên trồng các loại cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày như: ngô,mía Đối với vùng đất có độ dốc từ 3-15 độ nên trồng các loại cây côngnghiệp lâu năm và cây ăn quả Đối với vùng đất có độ dốc 15-25 độ nên sửdụng theo phương thức canh tác nông lâm kết hợp Đối với vùng đất có độdốc trên 25 nên khoanh nuôi bảo vệ rừng và trồng rừng
Bốn là, nhóm đất thung lũng Đất được hình thành do các sản phẩm
phong hoá từ trên đồi núi bị nước mưa cuốn trôi xuống lắng đọng ở nhữngthung lũng nhỏ dưới chân đồi núi Các thung lũng bao bọc bởi những dãy đồinúi có đá mẹ là sa thạch, granit, riolit sản phẩm dốc tụ là cát có cả nhữngmảnh đá mẹ đang phong hoá và mảnh thạch anh sắc cạnh Thành phần cơ giới
Trang 35của đất thay đổi từ cát pha đến thịt trung bình hoặc nặng tuỳ thuộc vào sự tiếpnhận sản phẩm bồi tụ của từng vùng đất Hiện tại loại đất này đang được sửdụng trồng lúa nước
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Dân số và lao động
Tổng dân số tính đến ngày 01/01/2009 là 28.772 hộ, 131.134 ngườichiếm gần 2,20 % dân số toàn tỉnh Trong đó nữ có 67.054 người (chiếm51,13%) Dân số trong khối nông nghiệp 121.347 người, chiếm 92,54%, dân
số trong khối phi nông nghiệp 9.787 người, chiếm 7,46% dân số toàn huyện
Mật độ bình quân toàn huyện là: 212 người/km2
Xã có mật độ dân cư lớn nhất là xã Nghĩa Trung: 350 người/km2; xã cómật độ dân cư nhỏ nhất là xã Nghĩa Mai: 58 người/km2
Dân số Nghĩa Đàn được định cư tương đối ổn định trên toàn huyện, baogồm 3 dân tộc cùng chung sống là Kinh, Thái, Thổ Trong đó dân tộc Kinhchiếm tới 70,6% dân số toàn huyện
Từ bao đời nay, giữa người theo đạo và không theo đạo, người dân tộcKinh, Thái hay Thổ, tuy có tín ngưỡng và bản sắc dân tộc riêng, nhưng luônluôn là một cộng đồng đoàn kết, thân ái bên nhau trong lao động sản xuất, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Đó là nét đặc trưng hiếm có trong quan niệm sốngcủa người dân Nghĩa Đàn
Toàn huyện có 81.023 lao động trong độ tuổi (chiếm 61,79% dân sốchung), trong đó lực lượng lao động chính 75.295 người Lao động trong cácngành kinh tế quốc doanh là 70.124 người, chiếm 93,13% dân số Trong đólao động nông – lâm – thủy sản 58.276 người, chiếm 83,1% Tổng số laođộng đã qua đào tạo 7.652 người, chiếm 10,16% Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên0,91% Với số lượng dân cư đông như vậy là một điều kiện hết sức thuận lợicho phát triển nông nghiệp
Trang 362.1.2.2 Văn hóa
Trong những năm gần đây công tác văn hóa thông tin, phát thanhtruyền hình đang từng bước được kiện toàn Hệ thống cơ sở vật chất ở cáclàng, thôn, bản, xóm được các cấp lãnh đạo quan tâm như xây dựng nhà vănhóa cộng đồng, trang bị hệ thống phát thanh Tỷ lệ gia đình văn hóa ước đạt69,3%, tỷ lệ xã có thiết chế văn hóa đạt chuẩn quốc gia ước đạt 29% Tổchức tốt công tác tuyên truyền, các hoạt động văn hóa phục vụ các ngày lễlớn, lễ kỷ niệm Thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa”
2.1.2.3 An ninh, quốc phòng
Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn được giữ vững, trật tự an toàn xãhội được đảm bảo, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trật tự được đông đảoquần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ
2.2 Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An từ năm 2008 – 2011
2.2.1 Ngành trồng trọt
Ngành trồng trọt có vai trò quan trọng: cung cấp lương thực, thựcphẩm, rau quả cho nhân dân và nguyên liệu cho công nghiệp, thức ăn chochăn nuôi, sản phẩm xuất khẩu Hiện nay, trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn tỷtrọng trồng trọt chiếm hơn 50% trong cơ cấu kinh tế ngành Nhìn chung,huyện Nghĩa Đàn có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành trồng trọt vớinhiều loại cây trồng khác nhau
2.2.1.1 Cây lương thực
Sản xuất lương thực là nghành quan trọng nhất trong nông nghiệp Nhucầu về lương thực rất lớn, nó là thức ăn chủ yếu của con người và trong chănnuôi Nhận thức được tầm quan trọng của sản xuất lương thực đối với đờisống con người huyện Nghĩa Đàn đã đẩy mạnh sản xuất lương thực cung cấpcho nhu cầu nhân dân Vì vậy, sản xuất lương thực trên địa bàn huyện Nghĩa
Trang 37Đàn trong những năm vừa qua đã đạt nhiều kết quả lớn: sản lượng, năng suấtcây lương thực không ngừng tăng.
Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng cây lương thực
từ năm 2008 - 2011
Biểu đồ 1 Diện tích, năng suất và sản lượng cây lương thực từ năm 2008-2011
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nghĩa Đàn
Nhìn vào biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy được diện tích trồng câylương thực có xu hướng giảm qua các năm Đó là do quá trình thu hẹp diệntích nông nghiệp chuyển sang đất thổ cư và đất phục vụ cho công nghiệp vàdịch vụ Tuy nhiên do áp dụng các giống cây trồng có năng suất cao, sử dụngphương pháp sản xuất mới nên sản lượng và năng suất lương thực có xuhướng tăng, đáp ứng nhu cầu về tiêu dùng cũng như trao đổi hàng hóa