2.2.2.1 Thuế thu nhập ảnh hưởng đến công ty và nhà đầu tư:
Nghiên cứu thuế suất đối với thu nhập đầu tư vốn là 5% và đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn là 0,1% trên giá bán và 20% trên thu nhập chịu thuế là vấn đề mà các công ty cổ phần cần phải quan tâm trong thời gian tới đối với chính sách phân phối cổ tức của mình, nhằm tối đa hoá giá trị doanh nghiệp và gia tăng lợi ích cho cổ đông.
Cũng phải khẳng định rằng, chính sách thuế TNCN có những ảnh hưởng to lớn tới lợi ích của doanh nghiệp. Về góc độ doanh nghiệp, theo chính sách thuế TNCN có hiệu lực từ ngày 1/1/2009 thì các khoản cổ tức chi trả bằng tiền hay chi trả bằng cổ phiếu đều là đối tượng
chịu thuế TNCN. Do vậy việc xây dựng cơ chế cổ tức hợp lý là nội dung mà các Công ty cổ phần phải nghiên cứu ngay từ bây giờ. Điều quan trọng là phải kết hợp chính sách phân phối cổ tức với quyết định đầu tư và quyết định tài trợ trên cơ sở một cấu trúc vốn thích hợp. Với quy định của Luật Thuế TNCN không tính thuế thu nhập đối với khoản thu nhập giữ lại, sẽ là cơ hội cho các công ty cổ phần sử dụng khoản thu nhập sau thuế để tái đầu tư, vừa giảm chi phí sử dụng vốn trong tình hình lãi suất vay ngân hàng thương mại đang tăng cao và không ổn định, vừa gia tăng giá trị công ty và đem lại lợi ích cho cổ đông qua trì hoãn được khoản thuế TNCN phải nộp.
Mặt khác, việc quy định tính thuế TNCN đối với cổ tức nhận bằng cổ phiếu, trên cơ sở quy đổi theo giá thị trường tại thời điểm nhận cổ phiếu để xác định thu nhập tính thuế, là một vấn đề cần được xem xét. Với quy định này của Luật Thuế TNCN chưa thật sự khuyến khích các công ty cổ phần sử dụng nguồn thu nhập giữ lại để đầu tư thông qua hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Việc áp dụng thuế suất thấp (5%) đối với thu nhập là cổ tức bằng tiền mặt nhưng nhưng lại tính thuế trên cổ tức được chia bằng cổ phiếu theo giá thị trường tại thời điểm chi trả, khi mà khoản thu nhập này cổ đông chưa thật sự nắm giữ trên tay không thể hiện định hướng khuyến khích các công ty cổ phần sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư. Hướng xem xét, sửa đổi cách tính thuế đối với cổ tức nhận được bằng cổ phiếu nên qui định tương tự như tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn. Cụ thể, khi cổ đông thực hiện chuyển nhượng cổ phiếu trên thị trường thì lúc này sẽ phát sinh khoản thuế TNCN phải nộp trên chênh lệch giá (giữa giá thị trường và mệnh giá) hoặc bằng một tỷ lệ (%) ấn định trên giá trị chuyển nhượng, sẽ là một nội dung phù hợp hơn với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam. Sẽ khuyến khích các Công ty cổ phần xây dựng một chính sách phân phối linh hoạt, sử dụng khoản lợi nhuận sau thuế để đầu tư khi mà nguồn vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn quá thấp, chi phí sử dụng vốn quá cao.
Vì vậy, Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng biểu thuế, phương pháp tính thuế một cách khoa học, để có thể đưa chính sách thuế TNCN trở thành một công cụ điều tiết vĩ mô trong phát triển kinh tế, định hướng cho hoạch định cấu trúc vốn nhằm gia tăng giá trị của các Cty cổ phần và phát triển thị trường chứng khoán còn non trẻ của Việt Nam.
Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp điển hình, chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số các doanh nghiệp được thành lập ở tất cả các quốc gia phát triển trên thế giới. Một trong ba quyết định quan trọng của Ban điều hành công ty cổ phần là cơ chế phân chia cổ tức được
thực hiện trên nguyên tắc phải đảm bảo và gia tăng lợiích cho cổ đông.
Lợi ích của cổ đông được đo lường trên cơ sở các khoản thu nhập sau thuế. ở nhiều nước trên thế giới, ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp, khi các cổ đông nhận được cổ tức, trái tức hoặc thu được lãi vốn do chuyển nhượng cổ phần sẽ bị điều tiết bởi thuế thu nhập cá nhân. Luật Thuế TNCN của Việt Nam có hiệu lực từ 01.01.2009 đã có nhiều sửa đổi so với Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Điểm thay đổi nổi bật là thu nhập từ đầu tư vốn bao gồm lãi cho vay, cổ tức, thu nhập từchuyển nhượng vốn sẽ chịu thuế TNCN theo biểu thuế toàn phần. Nghiên cứu thuế suất đối với thu nhập đầu tư vốn là 5% và đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn là 0,1% trên giá bán và 20% trên thu nhập chịu thuế (tuỳ theo phương pháp tính thuế mà nhà đầu tư đăng ký nộp thuế) là vấn đề mà các công ty cổ phần cần phải quan tâm trong thời gian tới đối với chính sách phân phối cổ tức của mình, nhằm tối đa hoá giá trị doanh nghiêp và gia tăng lợi ích cho cổ đông.
Một số quan điểm vể cổ tức:
Quan điểm truyền thống về chính sách phân phối cho rằng, lơi tức cổ phiếu gia tăng hôm nay sẽ làm lợi cho các cổ đông nhiều hơn và do đó sẽ làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. Lập luận đầu tiên đó là cổ tức nhận được bằng tiền mặt ngày hôm này sẽ có giá rị hơn phần chênh lệch do chuyển nhượng vốn mà cổ đông nhận được sau này, đồng thời cổ tức nhận được hôm nay là chắc chắn, còn phần chênh lệch do chuyển nhượng vốn trong tương lai thì hoàn toàn không chắc chắn.
Qua điểm mới thì cho rằng gia tăng cổ tức sẽ làm giảm giá giá trị doanh nghiệp. Cơ sở lý luận của trường phái này cho rằng, các doanh nghiệp đang hoạt động trong một thế giới thực và đối diện với một thị trường cạnh tranh không hoàn hảo chứa nhiều nhân tố mà cả doanh nghiệp lẫn cổ đông phải quan tâm mà điển hình nhất là thu nhập của các cổ đông phải gánh chịu ảnh hưởng của nhân tố thuế. Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, chính phủ đều đánh thuế nhẹ trên thu nhập đạt được bằng tiền mặt sẽ nặng hơn thuế đánh trên chênh lệch do chuyển nhượng vốn, là kết quả của sự chênh lệch do lợi nhuận giữ lại làm gia tang giá trị thật của cổ phiếu so với giá trị trước đây.
Khi công ty cổ phần chia cổ tức bằng cổ phiếu, biến động về giá cổ phiếu chịu sự tác động của nhiều nhân tố bên ngoài lẫn bên trong công ty. Những công ty cổ phần có hình tượng tốt đẹp trên thị trường cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán thì giá cả của cổ phiếu không tác động giảm giá đáng kể, vì thực chất số cổ phiếu phát hành đãđược thực
hiện trên cơ sở lợi nhuận của công ty cồ phần đã đạt được, tức đã được đảm bảo về giá trị bằng tiền. Trong trường hợp này, nếu cổ đông không muốn nắm giữ thì có thể bán trên thị trường để thu về tiền mặt. Đối với những công ty cổ phần áp dụng phương pháp mới thì không cần dùng đến tiền mặt nhưng vẫn đạt được mục đích là đem lợi nhuận chia cho cổ đông, đáp ứng cho nguồn vốn sử dụng để tái đầu tư, mở rộng quy mô, phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài của công ty. Mặt khác khi giá cổ phiếu của công ty trên thị trường quá cao, không có lợi cho việc thu hút đầu tư rộng rãi,đểhạn chế giá cổ phiếu, không vượt qua phạm vi kiểm soát của công ty, việc áp dụng phương pháp này có thể khống chế giá cả cổ phiếu của công ty trên thị trường trong một phạm vi tối ưu. Bên cạnh những tác động tích cực, việc áp dụng phương pháp chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng có thể đem lại những tác động không tốt, nhà đầu tư sẽ cho rằng công ty cổ phần kinh doanh kém hiệu quả, không đảm bảo khả năng tạo ra tiền, quay vòng vốn không linh hoạt, từ đó sẽ làm dao động lòng tin của nhà đầu tư và làm giá cổ phiểu giảm mạnh, điều quan trọng hơn là việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu có thể làm loãng giá cổ phiếu và gây thiệt hại lớn hơn cho cổ đông và cả công ty cổ phần do tổng giá trị thị trường cổ phiếu của cổ đang đang nắm giữ sẽ giảm đi do giá cổ phiếu giảm. Mặt khác với việc trả cổ tức bằng cổ phiếu có thể làm cho công ty cổ phần không đảm bảo khả năng kiểm soát, do sự thôn tính của các doanh nghiệp khác bằng hình thức thu mua các cổ phiếu của công ty đã phát hành.
2.2.2.2 Về sự khác nhau giữa thuế suất đánh trên cổ tức và thuế suất đánh trên lãi vốn
Theo công thức đã xây dựng ở phần lý thuyết, giá trị công ty tại thời điểm t
1 1 1 1 1 i N t t t i m V d D V z Với:
Vt là giá trị cổ phần tại thời điểm t. m là thuế suất thu nhập đánh trên cổ tức.
z là thuế suất hiệu lực đánh trên lãi vốn (là thuế suất đã tínhđến giá trị tiền tệ theo thời gian, do thuế trên lãi vốn được tính khi bán cổ phần)
D(t+1) là cổ tức được nhận ở kỳ (t+1).
VNt+1 là cổ phần phát hành mới (hoặc lượng cổ phần mua lại) trong suốt thời kỳ. d = 1/(1+)/(1-z)
= Rt là tỷ suất lợi nhận sau thuế của cổ đông sở hữu vốn cổ phần.
Khi công ty muốn gia tăng cổ tức lên một đô la tại thời điểm t+k, và quyết định tài trợ cho khoản gia tăng này bằng một gia tăng trong phát hành cổ phần mới một đô la. Tác động của một khoản gia tăng cổ tức này lên giá cổ phần là làm giá trị cổ phần sẽ thay đổi một lượng 1 1 1 k m d z
Dễ thấy khoản thay đổi này có thể mang dấu dương hoặc âm tùy vào giá trị so sánh giữa m và z. Nếu cổ tức bị đánh thuế cao hơn lãi vốn thì nhàđầu tư sẵn long trả giá cao hơn cho cổ phần có tỷ suất cổ tức thấp. Nghĩa là nhà đầu tư thích công ty chia cổ tức thấp hơn và bù đắp bằng một khoản tăng lên trong lãi vốn. Thực tế ở Mỹ trước cải cách thuế 1986 đã chứng kiến sự hưng thịnh của trường phái cấp tiến cánh tả khi họ yêu cầu một mức chi trả tiền mặt thấp, thậm chí bằng không và đẩy mạnh mua lại cổ phần khi thuế suất trên cổ tức là 50% còn trên lãi vốn chỉ là 20%. Bằng cách này công ty có thể giảm số thuế mà các cổ đông phải nộp. Tuy nhiên, vì lý do này mà cơ quan thuế có những quy định ngăn cản việc mua lại cổ phần, hoặc điều tra và xem các khoản mua lại như là một cổ tức tiền mặt khi đánh thuế. Quay lại với trường hợp Việt Nam, Luật thuế TNCN có hiệu lực ngày 01.01.2009 quy định mức thuế trên cổ tức là 5% trong khi con số này đối với lãi vốn là 20%. Lưu ý rằng trong công thức nêu trên, z là thuế suất hiệu lực đánh trên lãi vốn chứ không phải thuế suất luật định. Giả sử nhà đầu tư sẽ bán cổphiếu sau i năm nắm giữ thì zđược tính theo công thức
(1 )i Z z
Với Z là thuế suất danh nghĩa đánh trên lãi vốn (trong trường hợp của Việt Nam thì Z = 20%). Ta thấy z < Z và thời gian nắm giữ càng lâu thì z càng nhỏ so với Z. Thí dụ nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu trong 5 năm và đòi hỏi tỷ suất sinh lợi 10% thì z = 12.4 %. Con số này nhỏ hơn 20% cho thấy tiết kiệm thuế do việc nộp thuế trên lãi vốn chỉ diễn ra khi nào nhà đầu tư chuyển nhượng cổ phần năm giữ. Đây cũng là nguyên nhân khiến các công ty, vì lợi ích của cổ đông, dùng phương thức mua lại cổ phần để thay thế cho chi trả cổ tức tiền mặt, mặc dù có thể thuế danh nghĩa đánh trên cổ tức không cao hơn trên lãi vốn. Tuy nhiên, trong trường hợp của Việt Nam, mức chênh lệch giữa 2 thuế suất này khá lớn. Ở trong trường hợp này lựa chọn của doanh nghiệp là cho dù có những phương án đầu tư tốt vẫn phải chia cổ tức,
nếu không nhà đầu tư sẽ bỏ phiếu bằng chân theo cách bán cổ phần đang nắm giữ để tìm những doanh nghiệp thường xuyên chia cổ tức. Vô hình chung, điều này đã khuyến khích việc chi tiêu hơn là khuyến khích hoạt động tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh tạo nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Ở Mỹ đã gặp rất nhiều rắc rối khi quy định hai mức thuế suất khác nhau nên gần đây họ đã phải tích hợp lại để tránh những bóp méo không đáng có xảy ra. Có thể chủ ý cho mức thuế chuyển nhượng vốn cao để tranh tình trạng đầu cơ và mua bán chứng khoán trong ngắn hạn tác động không tốt với thị trường chứng khoán, nhưng khi tính toán kỹ các vấn đề liên quan và phân tích điểm lợi và không lợi của chính sách thì việc đưa ra mức thuế suất khác biệt quá lớn với thuế suất của cổ tức hay những thứ tương tự là không hợp lý.
Việc quy định thuế suất của cổ tức là 5% trong khi thuế suất của các khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn lên đến 25% là chưa hợp lý và cũng tạo ra sự bóp méo.
Chúng ta biết rằng việc áp dụng một chính sách cổ tức hợp lý sẽ góp phần làm gia tăng giá trị doanh nghiệp, cũng là làm gia tăng giá trị cho nền kinh tế. Khi doanh nghiệp có lợi nhuận, họ sẽ có hai lựa chọn, hoặc là chia cổ tức cho các cổ đông nếu không có nhiều cơ hội kinh doanh, hoặc là giữ lại khoản lợi nhuận để tái đầu tư.
Ở trường hợp thứ nhất, tất cả cổ đông đều nhận được tiền mặt và sẽ phải đóng 5% thuế thu nhập. Sau khi nhận được cổ tức thì về nguyên tắc, giá cổ phiếu sẽ giảm đi một lượng tương ứng.
Trong trường hợp thứ hai, không ai nhận được tiền mặt cả và về nguyên tắc thì giá cổ phiếu sẽ không thay đổi hoặc gia tăng nếu có phương án đầu tư tạo ra suất sinh lợi cao. Lúc này, nếu nhà đầu tư nào có nhu cầu chi tiêu sẽ bán bớt một phần cổ phiếu của mình để lấy tiền mặt và sẽ phải đóng 25% thuế thu nhập.
Lựa chọn của doanh nghiệp là cho dù có những phương án đầu tư tốt vẫn phải chia cổ tức, nếu không nhà đầu tư sẽ bỏ phiếu bằng chân theo cách bán cổ phần đang nắm giữ để tìm những doanh nghiệp thường xuyên chia cổ tức.
Vô hình chung,điều này đã khuyến khích việc chi tiêu hơn là khuyến khích hoạt động tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh tạo nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Nước Mỹ đã gặp rất nhiều rắc rối khi quy định hai mức thuế suất khác nhau nên gần đây họ đã phải tích hợp lại để tránh những bóp méo không đáng có xảy ra.
bán chứng khoán trong ngắn hạn tác động không tốt với thị trường chứng khoán, nhưng khi tính toán kỹ các vấn đề liên quan và phân tích điểm lợi và không lợi của chính sách thì việc đưa ra mức thuế suất khác biệt quá lớn với thuế suất của cổ tức hay những thứ tương tự là không hợp lý.
Từ những phân tích nêu trên cho thấy, việc loại trừ hay áp dụng những thuế suất khác nhau lên những khoản thu nhập có cùng bản chất sẽ tạo ra những bóp méo hành vi không đáng có.
Cách tốt nhất là tích hợp hay có những cách ứng xử như nhau, vì làm như vậy sẽ đơn giản