Về chính sách thuế TNCN

Một phần của tài liệu Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới tác động của thuế thu nhập (Trang 84 - 100)

Thuế suất đánh trên cổ tức theo luật thuế TNCN là 5% còn trên lãi vốn là 20%. Tuy nhiên, thu nhập từ chứng khoán về bản chất là một loại thu nhập cá nhân thông thường. Do đó, để đảm bảo sự công bằng xã hội trong việc đóng góp cho ngân sách, thiết nghĩ cơ quan thuế cũng nên áp dung một biểu thuế lũy tiến theo số thu nhập này như đã đối xử với thu nhập cá nhân thông thường.

Việc quy định thuế suất của cổ tức là 5% trong khi thuế suất của các khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn lên đến 20% là chưa hợp lý và cũng tạo ra sự bóp méo.

Khi doanh nghiệp có lợi nhuận, sẽ có hai lựa chọn, hoặc là chia cổ tức, hoặc là giữ lại khoản lợi nhuận để tái đầu tư. Nếu chia cổ tức, các cổ đông phải đóng 5% thuế thu nhập. Nếu giữ lại không chia, về nguyên tắc, giá cổ phiếu sẽ tăng lên một lượng tương ứng với lợi nhuận giữ lại. Lúc này, nếu cổ đông nào có nhu cầu chi tiêu sẽ bán bớt một phần cổ phiếu, và số lợi vốn phải đóng 20% thuế thu nhập. Như vậy, một khoản thu có cùng nguồn gốc, nếu đến với cổ đông bằng hai con đường khác nhau, lại chịu hai thuế suất khác nhau. Điều này vô tình khuyến khích việc chi tiêu, hơn là tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Nước Mỹ đã gặp rất nhiều rắc rối khi quy định hai thuế suất khác nhau nên gần đây họ đã phải tích hợp lại để tránh những bóp méo không đáng có xảy ra.

Do đó, cơ quan thuế nên nghiên cứu áp dụng một mức thuế suất hiệu lực cho cả thu nhập bằng cổ tức và lãi vốn. Thuế suất hiệu lực có nghĩa là thu nhập chịu thuế đãđược tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian. Cụ thể thì thuế suất đánh trên cổ tức phải bằng với thuế suất hiệu lực đánh trên lãi vốn. Điều này dẫn đến mức thuế lãi vốn danh nghĩa quy định trong luật thuế cao hơn mức thuế suất cổ tức, nhưng phần chênh lệch này xấp xỉ giá trị thời gian của khoản thuế lãi vốn. Giá trị thời gian này có thể lấy trung bình thời gian nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư là 5-10 năm và lãi suất quy về hiện giá ngang bằng với mức lãi suất ngân hàng bình quân qua các năm. Ví dụ: nếu áp dụng mức thuế cổ tức 5% thì thuế lãi vốn nên xấp xỉ (5% x 1,1%^7) = 9,7% (ở ví dụ này lấy lãi suất tiền gửi ngân hàng bình quân là 10% và số năm nắm giữ bình quân là 7 năm).

Ngoài ra, cơ quan quản lý Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý thuế theo hệ thống và quy trình quản lý hiện đại, cụ thể như:

Xây dựng tách bạch mô hình quản lý thuế đối với các DN lớn được phân loại theo tiêu chí vốn hoạt động, trong đó có các công ty cổ phần niêm yết. Các CTNY tiêu biểu cho các công ty có kinh nghiệm, có trìnhđộ phát triển nhất định, tuân thủ và thực hiện chế độ sổ sách kế toán công khai minh bạch, khả năng hiểu biết về luật pháp và tuân thủ pháp luật. Do đó, mô hình này sẽ tiết kiệm chi phí bộ máy thu thuế, tạo điều kiện xử lý nhanh chóng các tình huống vướng mắc trong hoạt động sản xuất, do tầm hoạt động của các DN thuộc nhóm nàyở phạm vi lớn và đa dạng, sẽ là điều kiện để cơ quan thuế phát hiện kịp thời các khiếm khuyết để sửa đổi, bổ sung chính sách thuế

Quy định mọi giao dịch chứng khoán niêm yết hoặc chưa niêm yết đều phải thực hiện qua các tổ chức được nhà nước cho phép thành lập, cụ thể là các Sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán. Khi thực hiện chuyển nhượng, các tổ chức này sẽ thực hiện tạm khấu trừ thuế tại nguồn theo một tỷ lệ thích hợp theo luật.

Mọi cá nhân tham gia trên TTCK đều phải đăng ký cấp mã số thuế cá nhân và thanh toán qua tài khoản giao dịch tại các ngân hàng thương mại. Tổ chức chi trả cổ tức và trái tức chi trả bằng tiền mặt cũng thực hiện qua tài khoản cá nhân và mã số thuế của người thụ hưởng. Có thể quy định với một mức cổ tức chi trả trên 4 triệu đồng (mức giảm trừ gia cảnh cho đối tượng nộp thuế) thì tổ chức chi trả phải tạm khấu trừ thuế tại nguồn. Khi kết thúc năm thì các cá nhân sẽ thực hiện kê khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế địa phương nơi cư trú hoặc nơi làm việc.

Cơ quan thuế phải kết hợp đồng thời tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, đẩy mạnh thực hiện chương trình cải cách và hiện đại hoá ngành thuế để chính sách thuế là một công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của nhà nước, để thu hút và khuyến khích đầu tư đối với mọi thành phần kinh tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Các bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và những kết luận quan trọng ở cuối chương I là những kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam khi quyết đinh chính sách cổ tức. Trước hết cần phải xác định là không có một chính sách cổ tức nào là tối ưu cho tất cả các công ty. Trong quá trình ra quyết định cổ tức, các giám đốc tài chính cần quan tâm đến lý thuyết trật tự phân hạng, nên theo đuổi một chính sách cổ tức ổn định và nhất quán, gắn liền với những chiến lựa đầu tư cụ thể của công ty trong tương lai. Việc đa dạng hóa phương thức

chi trả cũng có thể góp phần làm gia tăng giá trị doanh nghiệp và tính thanh khoản cho cổ phiếu công ty.

Trong mối quan hệ với thuế thu nhập, mục tiêu của chính sách cổ tức vẫn là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp và lợi ích cổ đông (chứ không phải tối thiểu hóa số thuế phải nộp). Để đạt được mục tiêu đó cần tìm được phương thức chi trả, phương pháp tính thuế có lợi nhất.

Cơ quan thuế cũng cần hoàn thiện hơn chính sách thuế thu nhập nhằm tạo điều kiệ tốt nhất cho hoạt động của doanh nghiệp và thị trường chứng khoán mà vẫn đảm bảo nguồn thu Ngân sách nhà nước. Cụ thể, đối với thuế TNDN, cơ quan thuế nên nghiên cứu xây dựng biểu thuế suất thuế TNDN lũy tiến theo tiêu chí số vốn bình quân và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân, từ đó xác định khung thu nhập và các mức thuế suất từ thấp đến cao tương ứng. Đối với thuế TNCN, cơ quan thuế nên nghiên cứu áp dụng một mức thuế suất hiệu lực chung cho cả thu nhập bằng cổ tức và lãi vốn, tránh sự đối xử khác biệt giữa các thu nhập có cùng bản chất.

KẾT LUẬN ĐỀ TÀI ------

Qua đề tài, ta có thể thấy được việc lựa chọn chính sách cổ tức có tầm quan trọng thếnào đối với doanh nghiệp. Sự sẵn sàng và khảnăng trảcổtứcổn định và khả năng làm gia tăng cổtức củacông ty cung cấp những thông tin vềtriển vọng tốt đẹp của công ty. Cổtức có thểcho các nhà đầu tư những cảm giác vềgiá trị thực của một công ty. Việc lựa chọn mộtchính sách cổtức cho một doanh nghiệp riêng biệt phải dựa trên sựcân nhắc các yếu tố ảnh hưởng và phải nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.

Đốivới các công ty niêm yết ởViệt Nam hiện nay có lẽtỷlệcổtức là khá cao so với thông lệ quốc tế. Điều này gây nhiều hạn chế và khó khăn đối với doanh nghiệp (cho dù doanh nghiệp đó đã, đang và sẽ tăng trưởng rất tốt). Nhưng một phần có lẽ các doanh nghiệp lựa chọn mộtchính sách cổtức cao như thế chắc hẳn là muốn truyềnđạt một thông tin tốt đẹp vềtăng trưởng, triển vọng của công ty nhằm thu hút các nhà đầu tư tại một thị trường còn khá mới mẻ và các nhà đầu tư cũng dường như chưa mặn mà gì lắm.

Thuế thu nhập có tác động đến việc ra quyết định cổ tức của công ty vì nóảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp và lợi ích của công đông. Việc lựa chọn một chính sách cổ tức phù hợp với tình hình hoạt động của công ty và trong mối quan hệ với thuế thu nhập nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ đông không phải là một công việc đơn giản. Quyết định này đòi hỏi các giám đốc tài chính phải phân tích tình hình công ty và triển vọng đầu tư trong tương lai, đồng thời cũng phải chú ý đến thuế thu nhập nhằm đạt được các lợi điểm thuế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

------

A. Tài liệu tiếng Việt:

1. Đào Lê Minh (2004), Chính sách cổ tức và tác động của nó tới công ty - Những gợi ý cho Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.

2. Huỳnh Thế Du (2007), Thuế thu nhập cá nhân: Hai điều nên cân nhắc, TBKTSG (http://www.vneconomy.vn/67952P0C6/thue-thu-nhap-ca-nhan-hai-

dieu-nen-can-nhac.htm ).

3. Lê Hường,Cơ cấu vốn và chính sách cổ tức: Bài toán khó, TBKTVN.

4. Nguyễn Duy Lương (2008), Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM. 5. Phạm Thị Thanh Xuân (2007), Chính sách cổ tức – Lý thuyết và thực tiễn tại

một số công ty cổ phần khu vực TP. HCM, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM.

6. Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam, Luật Chứng khoán (2006), Luật Thuế

TNDN (2008), Luật Thuế thu nhập cá nhân (2007).

7. Trần Ngọc Thơ (2005),Tài chính Doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê. 8. Trần Phương Minh,Cổ tức có thật sự hấp dẫn như mong đợi?, Finance Times. 9. Trần Tấn Hùng (2008), Tác động của thuế thu nhập đến cấu trúc vốn của công

ty cổ phần niêm yết ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM. 10. Trần Thị Mỹ Liên (2006), Lựa chọn chính sách cổ tức phù hợp với chiến lược

kinh doanhở các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM.

B. Tài liệu tiếng Anh:

2. Aswath Damodaran (2003), Dividends and Taxes: An Analysis of the Bush Dividend Tax Plan, Stern School of Business.

3. Avner Kalay and Roni Michaely (2000), Dividends and Taxes: A Re- Examination, Financial Management.

4. Danniel M. Holiand (1962), Dividends under income tax, Princeton University

Press.

5. Matthias A. Nnadi and Meg Akpomi (2008), The Effect of Taxes on Dividend Policy of Banks in Nigeria, International Research Journal of Finance and

Economics, Issue 19 (2008).

6. Roger Gordon and Martin Dietz (2006), Dividends and Taxes, National Bureau

of Economic Research.

C. Nguồn số liệu thu thập:

1. http://www.dividendgrowthinvestor.com

2. www.cophieu68.com

3. www.vndirect.com.vn

4. New York University (http://pages.stern.nyu.edu/~adamodar/) 5. Social Sience Research Network (http://ssrn.com)

PHỤ LỤC 1: Ctcvà các phương thức chitrảctc Khái niệm ctc:

Cổ tức là phần lợi nhuận sau thuế của công ty cổ phần dành để chi trả cho các cổ đông (chủ sở hữu công ty)sau một thời kỳ hoạt động nhất định.Bên cạnh những chiến lược về quyền chọn, cổ tức được xem là cách duy nhất để nhà đầu tư lấy được lợi nhuận từ việc sở hữu cổ phiếu mà không phải bán chúng đi.

Mục đích cơ bản của bất kỳ công việc kinh doanh nào là tạo ra lợi nhuận cho những chủ sở hữu của nó, và cổ tức là cách thức quan trọng nhất để việc kinh doanh thực hiện được nhiệm vụ này. Khi công việc kinh doanh của công ty tạo ra lợi nhuận, một phần lợi nhuận được tái đầu tư vào việc kinh doanh và lập các quỹ dự phòng, gọi là lợi nhuận giữ lại, phần lợi nhuận còn lại được chi trả cho các cổ đông, gọi là cổ tức. Cổ tức là như nhau cho mọi cổ phiếu của cùng một loại, hoặc cổ phiếu ưu đãi hoặccổ

phiếu phổ thông (cổ phiếu thường). Sau khi đã được thông báo, cổ tức trở thành khoản phải trả của công ty.

Các phương thức chi trảcổ tức:

Cổ tức trả bằng tiền mặt

Hầu hết cổ tức được trả dưới dạng tiền mặt. Cổ tức tiền mặt được trả tính trên cơ sở mỗi cổ phiếu, được tính bằng phần trăm mệnh giá. Mệnh giá là giá trị được ấn định trong giấy chứng nhận cổ phiếu theo điều lệ hoạt động của công ty.

Đây là phương thức được nhiều công ty sử dụng và có thể được xem là phương thức chi trả cổ tức cơ bản. Xét về mặt bản chất thì nhà đầu tư bỏ tiền ra để mua cổ phiếu với kỳ vọng thu được số tiền lớn hơn trong tương lai, mà cổ tức là một nguồn tiềnđược trảtừ công ty khi công ty có lợi nhuận, và được xem như một phần thưởng cho sự tin tưởng của nhà đầu tư khi đầu tư vào công ty. Chính vì vậy,

phương thức trả cổtức bằng tiền mặt có lẽ được xem xét đầu tiên

Ví dụ: Mệnh giá của cổ phiếu là 10.000 đồng. Tỷ lệ chi trả là 12%. Nghĩa là mỗi cổ phiếu nhận được cổ tức là 10.000x12%=1.200 đồng. Cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được tiền cổ tức là 100x1.200= 120.000 đồng.

Ưu đim:

- Đáp ứng được đại bộ phận cổ đông, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân (do hành vi sợ rủi ro: rủi ro lạm phát, lãi suất, rủi ro không kiểm soát được,… nên các nhà đầu tư thường có sở thích nhận ngay một lượng cổtức bằng tiền mặt hiện tạihơnlà kỳvọng vào một lượngthu nhập trong tương lai không chắc chắn).

- Phát tín hiệu tốt đến thị trường. Thông qua việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt đều đặn thì các công ty cho các nhà đầu tưthấy rằng tình hình hoạt động của công ty vẫn thuận lợi.

- Tạo sức ép cho Ban quản lý doanh nghiệp phải hoạt động năng động, sáng tạo hơn và hiệu quảhơn;đồng thờicó điều kiệnđào thải những nhà quản trị kém.

Nhược điểm:

- Vốn tích lũy bị giảm và về mặt tương đối do dùng lượng tiền mặt để phân phối cho các cổ đông có thể gây ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của công ty. Tốc độ đầu tư các dự án mới sẽ bị ảnh hưởng (về số lượng dự án cần triển khai ngay). Còn việc chi trả cổ tức lại dựa vào bản báo cáo tài chính mang tính thời điểm. Vì vậy, nhiều lúc việc chi trả cổ tức không lường trước được những nhu cầu vốn của các dự án đầu tư; làmảnh hưởng đến tốc độ giải ngân, tiếnđộ chung của các dự án. - Có thể tăng các khoản vay ngân hàng, tổng số tiền lãi vay phải trả tăng lên, làm giảm lợinhuận sau thuế.

- Có thể làm tăng chi phí kiệt quệ tài chính và rủi ro trong các dự án đầu tư khi tỷ trọng tiền vay ở mức lớn. Làm hạn chế việc tích luỹ nguồn vốn lưu động nhằm đáp ứng cho các nhu cầu thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên.

Cổ tức trả bằng cổ phiếu:

Trả cổ tức bằng cổ phiếu là doanh nghiệp chi trả cổ tức bằng cổ phiếu của doanh nghiệp theo tỷ lệ đãđược Đại hội đồng cổ đông thông qua. Doanh nghiệp không nhận được khoản tiền thanh toán nào từ phía cổ đông. Hình thức này được áp dụng khi doanh nghiệp dự định giữ lợi nhuận cho các mục đích đầu tư và muốn làm an lòng cổ đông.

Ví dụ: Doanh nghiệp tuyên bố trả cổ tức bằng cổ phiếu là 9% một năm. Nghĩa là cổ đông hiện hành sở hữu 100 cổ phiếu sẽ có thêm được 9 cổ phiếu nữa.

Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng giống như việc tách cổ phiếu. Cả hai trường hợp đều làm số lượng cổ phần tăng lên và giá trị cổ phần giảm xuống. Nhưng trả cổ tức bằng cổ phiếu làm tài khoản chủ sở hữu tăng lên và phần lợi nhuận giảm xuống, trong

Một phần của tài liệu Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới tác động của thuế thu nhập (Trang 84 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)