Nông nghiệp trong phát triển bền vững ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

98 128 0
Nông nghiệp trong phát triển bền vững ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Phát triển bền vững ngày nay trở thành một thuật ngữ quen thuộc ở nước ta, thậm chí còn trở thành một quan điểm chủ đạo trong hoạch địch chiến lược và chính sách phát triển của nhiều quốc gia. Trước sự tác động của mạnh mẽ của khoa học kỹ thật, sự hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay đang là vấn đề thách thức đối với phát triển bền vững nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng ở nước ta. Thọ Xuân là một huyện lớn của tỉnh Thanh Hóa, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở phía Tây Nam của tỉnh Thanh Hóa. Ngành kinh tế quan trọng nhất của huyện hiện nay vẫn là ngành nông nghiệp. Trong những năm đổi mới xây dựng và phát triển, huyện Thọ Xuân đã từng bước đạt được những thành tựu đáng kể về phát triển kinh tế xã hội tuy nhiên về mặt bằng chung so với các tỉnh và cả nước thì Thọ Xuân vẫn còn là một huyện nghèo, cơ cấu kinh tế có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn chậm, mức thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình thấp của tỉnh. Nằm trong định hướng chung của cả nước, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa là một huyện thuần nông đang hướng tới mục tiêu định hướng hệ thống nông nghiệp đi tới phát triển bền vững của cả nước. Việc điều tra, nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng nông nghiệp ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa trong phát triển bền vững, nhằm đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và phát triển bền vững nông nghiệp nói riêng của huyện là rất cần thiết. Với mong muốn nghiên cứu, đề xuất được một số giải pháp đóng góp phát triển nông nghiệp của huyện, nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở phát huy, khai thác tiềm năng, lợi thế tự nhiên, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn và giải quyết việc làm. Đồng thời khắc phục những hạn chế ở khu vực nông thôn, ổn định an ninh lương thực, phát triển vững mạnh kinh tế nông nghiệp nông thôn là hết sức quan trọng trong tình hình kinh tế thế giới diễn biến khó lường hiện nay, nhìn nhận được sự cần thiết đó tác giả chọn đề tài “Nông nghiệp trong phát triển bền vững ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ” nghiên cứu Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị.

Ngày đăng: 20/09/2018, 14:34

Mục lục

  • PHẦN MỞ ĐẦU

    • 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

    • 4. ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

    • 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

    • 6. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:

    • 7. KẾT CẤU NỘI DUNG ĐỀ TÀI:

    • 1.1.2 Nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững

    • 1.1.2.1 Nội dung của phát triển bền vững

    • Quan niệm về phát triển bền vững dần được hình thành từ thực tiễn đời sống xã hội và có tính tất yếu. Tư duy về phát triển bền vững manh nha trong cả quá trình sản xuất xã hội và bắt đầu từ việc nhìn nhận tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và tiếp đó là nhận ra sự cần thiết phải giải quyết những bất ổn trong xã hội. Chính vì thế, năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc được tổ chức ở Ri-ô đơ Gia-nê-rô đề ra Chương trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI, theo đó, phát triển bền vững được xác định là: “Một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai”. Theo đó, ba trụ cột phát triển bền vững được xác định là: 

    • Thứ nhất, bền vững về mặt kinh tế, hay phát triển kinh tế bền vững là phát triển nhanh và an toàn, chất lượng; 

    • Thứ hai, bền vững về mặt xã hội là công bằng xã hội và phát triển con người, chỉ số phát triển con người (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội, bao gồm: thu nhập bình quân đầu người; trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ về văn hóa, văn minh

    • Ở Việt Nam, chủ đề phát triển bền vững cũng đã được chú ý nhiều trong giới nghiên cứu cũng như những nhà hoạch định đường lối, chính sách. Quan niệm về phát triển bền vững thường được tiếp cận theo hai khía cạnh: 

    • Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội

    • Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu

    • Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường

    • 1.3 KINH NGHIỆM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, BÀI HỌC ĐỐI VỚI HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA

    • 1.3.1 Kinh nghiệm trong và ngoài nước về nông nghiệp trong phát triển bền vững

    • 1.3.1.1 Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

    • Tuy vậy, nông thôn Đà Nẵng phát triển không đều. Trong khi ở khu vực đồng bằng, hệ thống điện-đường-trường-trạm được đầu tư xây dựng khá hoàn thiện thì ở trung du miền núi, nhiều nơi hệ thống điện đang tạm bợ, đường bê- tông chưa vươn tới, thậm chí tình trạng người dân lội suối hoặc phải đi lại trên những chiếc cầu tạm vẫn còn. Bộ mặt nông thôn phản ánh rõ nét nhất đời sống của nông dân. So với cả nước, nông thôn Đà Nẵng chưa có gì nổi bật, thậm chí mức sống của người dân thấp hơn nhiều địa phương khác. Số hộ nông dân đầu tư làm ăn lớn, thu nhập trên 100 triệu đồng/năm quá ít. Hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ngày được hoàn thiện hơn. Công trình thủy lợi và các trạm bơm của các hợp tác xã cơ bản đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất góp phần hoàn thiện nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp năm 2008 và đáp ứng yêu cầu thủy lợi cho các năm tiếp theo. Nguồn con giống, cây giống đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất của bà con nông dân củng được quan tâm. Hình thành nguồn cung cấp con giống, cây giống có chất lượng... Phát triển các loại hình nông nghiệp như kinh tế trang trại, doanh nghiệp tư nhân nông nghiệp chưa có gì đặc biệt đa số đều nhỏ về quy mô và giá trị tạo ra thấp hơn so với các địa phương khác

    • 1.3.1.2 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của Đài Loan

    • Xây dựng các cơ sở nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn phải tôn trọng thiên nhiên, hài hòa thiên nhiên và kiến trúc phù hợp với đặc điểm văn hóa, thẩm mỹ ở từng vùng, cho dù có thiếu chút ít tiện nghi cũng là bình thường. Tại Đài Loan, các điạ phương và nhà đầu tư đề xuất chính phủ sau khi duyệt đề án có thể cho vay vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ thông tin, tuyên truyền, quảng bá. Về sản xuất giống và cung cấp các dịch vụ đầu vào, giải quyết tiêu thụ sản phẩm là cần thiết. Nhưng không nên ôm đồm, tản mạn nhiều loại sản phẩm. Cần tập trung chọn tạo, nhân giống, xây dựng thương hiệu một số cây giống, con giống mà đô thị có ưu thế, có thể là các giống hoa, cây kiểng, các cảnh, phù hợp với trình độ tay nghề, khí hậu, thổ nhưỡng và những đặc điểm sinh học để tránh lai tạp. Đài Loan rất chú trọng sản xuất máy móc, công nghệ (dây chuyền), các công cụ chuyên dùng, các loại dinh dưỡng, bảo vệ thực vật... nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và thiếu nguồn lao động trong sản xuất nông nghiệp nói chung, ngành hoa kiểng nói riêng. Trong lĩnh vực thu hoạch, bảo quản, sơ chế, vận chuyển cũng vậy, cần đi vào chuyên môn hóa và tranh thủ thời gian một cách tối đa, nhất là việc tổ chức tiêu thụ các loại hoa cắt cành (lily, cúc, hồng, layơn,….). Đài Loan có khoảng 13.000 ha trồng các loại hoa, cây cảnh, tổng doanh thu ước đạt 500 triệu USD; do điều kiện sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu thưởng ngoạn hoa, cây kiểng, du lịch sinh thái ngày càng tăng lên, nên các sản phẩm từ hoa, cây kiểng có đến 90% là tiêu thụ trong nước, xuất khẩu chỉ khoảng 50 triệu USD chủ yếu là hoa lan và một số loại hoa cắt cành. Đài Loan có nhiều trung tâm, chợ đầu mối do chính phủ đầu tư, xây dựng cơ sở ban đầu và giao cho các tổ chức trong hiệp hội hoa khai thác dưới hình thức công ty cổ phần. Chợ hoa Đài Bắc rộng 4,6 ha, là một doanh nghiệp cổ phần. Cổ đông bao gồm các nhà kinh doanh (60%), các nhà vườn, cơ sở sản xuất (40%) và kích thích tiêu thụ nhiều sản phẩm bằng chính sách ưu đãi cho người bán buôn, các nhà phân phối lớn. Nhờ tác động của hoạt động kinh doanh, dịch vụ mà ngành hoa kiểng Đài Loan phát triển bền vững và ngày càng đi vào năng suất, chất lượng, hiệu quả cao

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan