Nhìn chung, nông thôn nước ta còn rất nghèo cùng với đặc điểm địa hìnhphức tạp nên nông thôn nước ta phát triển thiếu sự quy hoạch, mỗi nơi làm theo mộtcách, chưa theo một chuẩn mực thốn
Trang 1thôn mới ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2020” là công
trình nghiên cứu độc lập, do chính bản thân tôi hoàn thành Các tài liệu tham khảo
và trích dẫn được sử dụng trong chuyên đề đều ghi rõ xuất xứ tác giả và được nghitrong tài liệu tham khảo
Tôi xin chịu trách nhiệm trước khoa và nhà trường về lời cam đoan trên
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh viên
Lê Thị Phượng
Trang 23.2.1.1 Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành và phối hợp 62 3.2.1.5 Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới 64 3.2.2 Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, tập huấn trong Chương trình Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới 65
Trang 3NTM : Nông thôn mớiBCĐ : Ban chỉ huyUBND : Ủy ban nhân dânGPMB : Giải phóng mặt bằngMTQG : Mục tiêu quốc gia CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóaNN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thônUBMTTQ : Ủy ban mặt trận Tổ quốc
KT – XH : Kinh tế - xã hội
QP – AN : Quốc phòng – an ninhTTVH : Trung tâm văn hóaGTNĐ : Giao thông nội đồngTDP : Tổ dân phố
Trang 4Biểu 2.2 Tổng hợp số tiêu chí đạt được đến tháng 6/2015 42 Hình 2 1 Cơ cấu huy động vốn xây dựng nông thôn mới năm 2015 58
Trang 5Trước thực trạng phân hoá giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càngtăng, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp để hạn chế những tácđộng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, hội nhập như triển khai thực hiện chươngtrình đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn (Chương trình 135) và đầu tư cho cáchuyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ…Các địa phương đã có nhiều cố gắng để xây dựng nông thôn mới nhưng nông thônnước ta có phạm vi rất rộng lớn, kinh tế của nông thôn chủ yếu là sản xuất nôngnghiệp Nhìn chung, nông thôn nước ta còn rất nghèo cùng với đặc điểm địa hìnhphức tạp nên nông thôn nước ta phát triển thiếu sự quy hoạch, mỗi nơi làm theo mộtcách, chưa theo một chuẩn mực thống nhất nào.
Triển khai thực hiện Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủtướng Chính phủ về xây dựng nông thôn mới theo chuẩn nông thôn mới, Thọ Xuân
là một huyện lớn của tỉnh Thanh Hoá với 41 xã, thị trấn trong đó có 37 xã tham giaxây dựng NTM, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện đang gặp nhiều khókhăn, vướng mắc cần giải quyết như xuất phát điểm của huyện thấp, trình độ, nănglực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở, đời sống củanhân dân còn khó khăn Để huyện sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM vàonăm 2020 như Nghị quyết Đảng bộ huyện khoá XXVI đã đề ra và góp phần công
Trang 6sức vào quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương, tôi chọn đề tài nghiên cứu:
“Giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóagiai đoạn 2016 – 2020”
2 Câu hỏi nghiên cứu
Mụa tiêu cuối cùng của khóa luận là trả lời câu hỏi “cần làm gì để giúp các
xã đạt được các tiêu chí hiệu quả hơn về thời gian và chất lượng tốt hơn” Cần giảiđáp được 3 câu hỏi cụ thể sau:
(1) Tổng quan về xây dựng NTM Có bao nhiêu tiêu chí để đạt chuẩnNTM, liệt kê các tiêu chí
(2) Tình hình thực hiện xây dựng NTM của các xã trên địa bàn huyệnThọ Xuân giai đoạn 2011 đến nay
(3) Định hướng và giải pháp giải quyết bất cập, thực hiện tốt các tiêu chí
để đấy nhanh tốc độ xây dựng NTM của các xa chưa đạt chuẩn NTM
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng NTM tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình xây dựng NTM của các xã huyệnThọ Xuân giai đoạn 2011-2015 và giải pháp phát triển đến năm 2020
4 Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và làm rõ nội dung của khóa luận, Sinhviên sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học Các phương phápchính:
Phương pháp nghiên cứu bàn giấy: khóa luận đã sử dụng phương pháp này
để tiếp cận với các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề xây dựng NTM,cũng như các báo cáo của các xã và của huyện xây dựng NTM nhằm giúp các xãhoàn thành nhanh quá trính đạt chuẩn NTM
Phương pháp thống kê: các số liệu sử dụng trong khóa luận chủ yếu từ nguồn số
liệu thống kê được của ủy ban các xã và của huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa Toàn bộ các
số liệu này đã được thống kê dùng để phân tích và so sánh chuỗi quá trình xây dựngNTM quá trình 2011 – 2015
Phương pháp suy luận, diễn giải: dựa trên cơ sở những số liệu thực tế thu
thập được cũng như khung lý thuyết về xây dựng NTM, Sinh viên tiến hành đánhgiá thực trạng xây dựng NTM của các xã và tình hình chung của Huyện từ năm
2011 đến 2015 nhằm xác định kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại cũng
Trang 7xuất các định hướng và giải pháp đẩy nhanh quá trình đạt chuẩn NTM toàn huyện.
5 Kết cấu của khóa luận:
Lời mở đầu
Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới
Chương 2: Tình hình xây dựng nông thôn mới huyện Thọ Xuân tỉnh ThanhHóa giai đoạn 2011 – 2015
Chương 3: Giải pháp xây dựng nông thôn mới huyện Thọ Xuân tỉnh ThanhHóa đến năm 2020
Kết luận
Trang 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI
1.1 Một số vấn đề cơ bản của xây dựng nông thôn mới
1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộngđồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khangtrang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ);
có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đờisống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân,của cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà làvấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực,chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ,văn minh
1.1.2 Yêu cầu về xây dựng nông thôn mới
- Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, nhànước đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán
bộ và hướng dẫn thực hiện Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ởxóm, xã được bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện
Mô hình nông thôn mới là một mô hình phát triển toàn diện và bền vững cả
về nông nghiệp và nông thôn Bản chất nông thôn mới dựa vào cộng đồng là tạođược động lực và điều kiện để cộng đồng phát huy nội lực, tiếp nhận và phát huyngoại lực để phục vụ phát triển Bài học kinh nghiệm về phát triển nông thôn mới
là phát huy vai trò chủ thể của nông dân
Để nông thôn phát triển bền vững thì cần thiết phải dựa vào cộng đồng bỡi lẽcộng đồng hiểu rõ nhất những khó khăn và nhu cầu của mình Tiếp cận xây dựngnông thôn mới trên quan điểm dựa vào nội lực cộng đồng có thể hình dung bởi hìnhảnh cái cốc có chứa đựng một nửa Như vậy khi nhìn vào cái cốc trên thì ta nên nhìnvào phần đầy hay phần trống rỗng
Nguyên tắc của tiếp cận xây dựng nông thôn mới trên quan điểm dựa vào nộilực cộng đồng là không nhìn vào phần “khuyết”, phần “thiếu hụt” của cộng đồng
Trang 9mà nhìn vào “nội lực”, “tài sản” và “năng lực” của cá nhân cũng như của cả cộngđồng để cùng vận động và phát triển Bởi vì mỗi cộng đồng đều có tiềm lực, thếmạnh riêng Phát triển thế mạnh của cộng đồng sẽ làm các khó khăn giảm dần, cộngđồng phát triển bền vững, ít lệ thuộc Còn tác động giải quyết khó khăn thì khôngbao giờ giải quyết hết, cộng đồng thụ động, phụ thuộc vào sự hỗ trợ giúp đỡ từ bênngoài.
Để cộng đồng phát triển một cách bền vững thì cần phải có sự phối kết hợpchặt chẽ giữa nguồn lực của cộng đồng, sự ủng hộ của nhà nước, chính quyền và sựtác động, hỗ trợ từ bên ngoài
Trong giai đoạn khởi điểm, vai trò hỗ trợ của bên ngoài rất quan trọng vàchiếm tỷ lệ lớn Nó là động lực của sự phát triển Đến khi kết thúc quá trình ngườidân tại cộng đồng phát huy hết vai trò, khả năng của mình để xây dựng và phát triểnnông thôn
Kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ cómục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn
- Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng NTM phải hướng tớimục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí đã ban hành
- Thực hiện Chương trình xây dựng NTM phải gắn với quá trình phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và đảm bảo thực hiện các quy hoạchxây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực, tăng cường phâncấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án vàcộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện
1.2 Nội dung và tiêu chí đánh giá xây dựng nông thôn mới
1.2.1 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 01 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM Đếnnăm 2011, cơ bản phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn trên địa bàn cả nước làm
cơ sở đầu tư xây dựng NTM, làm cơ sở để thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng
Trang 10NTM giai đoạn 2010 – 2020.
- Nội dung:
Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nôngnghiệp hàng hóa; quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xãhội - môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện
có trên địa bàn xã
- Tiêu chí đánh giá: Tiêu chí số 1 của bộ tiêu chí quốc gia về NTM
Đạt các chỉ tiêu: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường theo chuẩn mới; Quy hoạch phát triển cáckhu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp
• Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinhhoạt và sản xuất trên địa bàn
• Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động vănhóa thể thao trên địa bàn; xây dựng, hoàn thiện nhà văn hóa và khu thể thao thôn
• Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địabàn
• Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dụctrên địa bàn
• Xây dựng, hoàn thiện chợ nông thôn đạt chuẩn
• Về bưu điện: Xây dựng điểm phục vụ bưu chính viễn thông; xây dựngđiểm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet ở thôn, xóm
• Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn: Xây dựng đê hoặc bờ baochống lũ; hoàn thiện các công trình tưới tiêu, cấp nước công nghiệp, cấp nước sinh
Trang 11hoạt; kiên cố hóa kênh mương (kể cả mương nội đồng).
• Hoàn chỉnh trụ sở xã: Trụ sở xã xây dựng ở nơi trung tâm, thuận tiện đốinội, đối ngoại, diện tích khuôn viên tối thiểu 1000 m2, diện tích sử dụng của trụ sởđối với khu vực đồng bằng, trung du tối thiểu 500 m2, khu vực miền núi hải đảo tốithiểu 400 m2; mật độ xây dựng dưới 50%, mật độ cây xanh trên 30%
• Nhà ở nông thôn: Chỉnh trang các khu dân cư hiện có; xóa nhà tạm, dộtnát, xây dựng, hoàn thành nhà ở nông thôn
- Tiêu chí đánh giá: Tiêu chí 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trong Bộ tiêu chí quốc gianông thôn mới:
• Về giao thông, theo chỉ tiêu chung, xã hoàn thành 100% km đường trục xã,liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của
Bộ GTVT; lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa.70% km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹthuật của Bộ GTVT Hoàn thành 65% số km đường trục chính nội đồngđược cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện
• Về thủy lợi, đạt chỉ tiêu hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sảnxuất và dân sinh Hoàn thành 65%: Tỷ lệ km trên mương do xã quản lýđược kiên cố hóa
• Về điện, đạt chỉ tiêu Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất
và dân sinh Hoàn thành 98%: Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, antoàn từ các nguồn
• Tiêu chí trường học, Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểuhọc, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia đạt chuẩn quốc gia 80%;
• Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, đạt chỉ tiêu Nhà văn hóa và khu thể thao
xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL; 100% tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khuthể thao thôn đạt quy định của Bộ VH-TT-DL
• Tiêu chí chợ nông thôn, xây dựng chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng
• Bưu điện: Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông và có Internet đến thôn
• Nhà ở dân cư: Không còn nhà tạm, dột nát; 80% tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêuchuẩn Bộ Xây dựng
Quy định với từng vùng có một số điểm khác so với chỉ tiêu chung, được thể hiệnđầy đủ trong Bộ tiêu chí quốc gia (Phụ lục)
1.2.3 Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
Trang 12- Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 10, 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia nôngthôn mới Đến năm 2015 có 20% số xã đạt, đến 2020 có 50% số xã đạt.
- Nội dung:
• Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướngphát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao
• Tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu, ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm - nghiệp
• Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuấtnông, lâm, ngư nghiệp
• Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗilàng một sản phẩm”, phát triển làng nghề theo thế mạnh của địa phương
• Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đưa công nghiệp vàonông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn
- Tiêu chí đánh giá: Tiêu chí 10, 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí tiêu Chỉ
chung
Chỉ tiêu theo vùng
TDMN phía Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung bộ
Duyên hải Nam TB
Tây Nguyên
Đông Nam bộ
ĐB sông Cửu Long
10 nhậpThu
Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung của tỉnh
1,4 lần 1,2 lần 1,5 lần 1,4 lần 1,4 lần 1,3 lần 1,5lần 1,3 lần
12 lao động Cơ cấu
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
< 30% 45% 25% 35% 35% 40% 20% 35%
1.2.4 Giảm nghèo và an sinh xã hội
- Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thônmới
- Nội dung:
Trang 13• Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theoNghị quyết 30a của Chính phủ.
• Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo
• Thực hiện tốt an sinh xã hội
- Tiêu chí thực hiện: Tiêu chí 11 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
Chỉ tiêu chung là tỷ lệ hộ nghèo <6%
1.2.5 Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn
- Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thônmới Đến 2015 có 65% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn
- Nội dung:
• Phát triển kinh tế hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã
• Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
• Thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn
- Tiêu chí thực hiện: Tiêu chí 13 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí
Chỉ tiêu chung
Chỉ tiêu theo vùng
TDMN phía Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung bộ
Duyên hải Nam TB
Tây Nguyên
Đông Nam bộ
ĐB sông Cửu Long
Có Có Có Có Có Có Có Có
1.2.6 Phát triển giáo dục đào tạo
- Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 14 của Bộ tiêu chí quốc gia nôngthôn mới Đến 2015 có 45% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn
- Nội dung:
• Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đàotạo: Đạt và duy trì chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học, chống mù chữ; phổ cập giáodục trung học; nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục họctrung học phổ thông
Trang 14• Đẩy mạnh đào tạo nghề.
- Tiêu chí thực hiện: Tiêu chí 5, 14 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
Chỉ tiêu theo vùng
TDMN phía Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung bộ
Duyên hải Nam TB
Tây Nguyên
Đông Nam bộ
ĐB sông Cửu Long
14 Giáo dục
14.1 Phổ cập giáo dục trung
14.2 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề)
14.3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo
> 35% > 20% > 40% > 35% > 35% > 20% 40%> > 20%
1.2.7 Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân
- Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 15 của Bộ tiêu chí quốc gia nôngthôn mới Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn
- Nội dung:
• Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế
• Nâng cao tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế
- Tiêu chí thực hiện: Tiêu chí 15 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.Chỉ tiêu chung: xã hoàn thành 30% tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm
y tế
1.2.8 Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông
- Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 6 và 16 của Bộ tiêu chí quốc gia nôngthôn mới Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hóa xã, thôn và 45% số xã có bưu
Trang 15điện và điểm internet đạt chuẩn Đến 2020 có 75% số xã có nhà văn hóa xã, thôn và70% có điểm bưu điện và điểm internet đạt chuẩn.
- Nội dung:
•Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa Phấn đấu
xã có trên 70% số thôn, bản đạt tiêu chuẩn “Làng văn hóa”
•Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn Xã có Đài truyền thanhhoạt động có hiệu quả
- Tiêu chí thực hiện: Tiêu chí 6 và 16 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thônmới
Chỉ tiêu theo vùng
TDMN phía Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung bộ
Duyên hải Nam TB
Tây Nguyên
Đông Nam bộ
ĐB sông Cửu Long
6 Cơ sở vậtchất văn
hóa
6.1 Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL
Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
6.2 Tỷ lệ thôn
có nhà văn hóa
và khu thể thaothôn đạt quy định của Bộ VH-TT-DL
100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
16 Văn hóa
Xã có từ 70%
số thôn, bản trởlên đạt tiêu chuẩn làng vănhóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL
Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
1.2.9 Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
- Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thônmới; đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư, trường
Trang 16học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu cầu về bảo
vệ và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã Đến 2015 có 35% số xã đạtchuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn
- Nội dung:
• Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môitrường nông thôn: Đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoat sạch và hợp vệ sinh chodân cư, trường học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; Chỉ đạo nhândân xây dựng nhà vệ sinh đảm bảo hợp lý
• Thực hiện các yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường trên địa bàn xã:Xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thôn xóm; xây dựng cácđiểm thu gom, xử lý rác thải đạt yêu cầu; chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo,xây dựng các hồ sinh thái trong khu dân cư; trồng cây xanh ở các công trình côngcộng
- Tiêu chí thực hiện: Tiêu chí 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.Đạt các chỉ tiêu: Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường; không có các hoạtđộng suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch,đẹp; Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; Chất thải, nước thải được thu gom
và xử lý theo quy định 85% tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quychuẩn Quốc gia
1.2.10 Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn
- Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 18 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thônmới Đến 2015 có 85% số xã đạt chuẩn và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn
- Nội dung:
•Thành lập,duy trì đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị; đảm bảo không
có trình trạng “trắng” các tổ chức này ở các thôn bản
•Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ
•Thu hút cán bộ trẻ về công tác tại xã
•Xây dựng ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạtđộng của các tổ chức trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nôngthôn mới
•Nâng cao chất lượng của các tổ chức trong hệ thống chính trị, phấn đấu
Trang 17hàng năm, tổ chức Đảng, Chính quyền đạt “trong sạch vững mạnh”, các tổ chứckhác đạt danh hiệu tiên tiến trở lên theo quy định của từng tổ chức.
- Tiêu chí thực hiện: Tiêu chí 18 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.Đạt các chỉ tiêu: Cán bộ xã đạt chuẩn; Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ
sở theo quy định; Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”;Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên
1.2.11.Giữ vững an ninh, trật tự xã hội ở nông thôn
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thônmới Đến 2015 có 85% số xã đạt chuẩn và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn
• Đảm bảo cho lực lượng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảmbảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới
• Không để xảy ra các hoạt động chống đối; không để xảy ra mâu thuẫn,tranh chấp trong nhân dân, các loại tội phạm, tai nạn giao thông giảm
- Tiêu chí thực hiện: Tiêu chí số 19 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thônmới
Đạt chỉ tiêu của tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội được giữ vững
1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới
1.3.1 Cơ chế chính sách
1.3.1.1 Nội dung
- Cơ chế huy động tài chính:
• Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốcgia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn
• Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chứctriển khai Chương trình
• Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năngthu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhànước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ngân sách nhà nước hỗ trợ
Trang 18sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.
• Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã chotừng dự án cụ thể, do Hội đồng nhân dân thông qua
• Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhântrong và ngoài nước cho các dự án đầu tư
• Các nguồn vốn tín dụng:
Vốn tín dụng đầu tư của nhà nước được Trung ương phân bổ cho các tỉnh,thành phố theo chương trình
Vốn tín dụng thương mại phục vụ nông nghiệp, nông thôn
• Huy động từ các nguồn tài chính hợp pháp khác
Cơ cấu vốn chính phủ quy định:
• Vốn ngân sách Trung ương và địa phương, bao gồm:
Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia: khoảng 23%
Vốn trực tiếp cho chương trình: khoảng 17%
• Vốn tín dụng: khoảng 30%
• Vốn từ các doanh nghiệp và vốn khác: khoảng 20%
• Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư: khoảng 10%
Theo cơ cấu vốn của chính phủ quy định thì nguồn vốn thực hiện xây dựng NTMchủ yếu từ ngân sách Trung ương và địa phương Huy động sự đóng góp của các tổchức tín dụng và doanh nghiệp, người dân chỉ đóng góp một phần nhỏ vào cơ cấuvốn
Nhưng nếu công tác huy động của địa phương từ người dân kém, phụ thuộc vàongân sách Trung ương thì việc phấn đấu đạt chuẩn đủ 19 tiêu chí NTM trong thờigian kế hoạch là rất khó khăn
- Cơ chế sử dụng:
Chính phủ, cơ quan các cấp, ngành có những cơ chế, chính sách hỗ trợ xâydựng NTM như: hỗ trợ xây dựng Nhà văn hóa thôn, hỗ trợ phát triển đường giaothông, hỗ trợ mua mấy cấy Kiên cố hóa kênh mương, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủysản, cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn,
Song song với việc đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh các địaphương quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất, các ngành nghề,thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, quan tâm đào tạo nghề phù hợp vớitình hình ở địa phương
Trang 19Chính phủ có thể hỗ trợ vốn dưới hình thức: tài chính hoặc hiện vật như ximăng.
- Ngoài ra, Chính phủ còn hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ:
• Ưu đãi về đất đai: Miễn giảm tiền sử dụng đất, thuê đất
• Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực
• Quy định thời gian và trách nhiệm cụ thể cho từng cấp thực hiện
1.3.1.2 Ảnh hưởng của cơ chế chính sách đến xây dựng nông thôn mới
- Cần rà soát, cập nhật, bổ sung và hoàn thiện để kiểm tra sự đầy đủ và phùhợp của chính sách; vạch ra chính sách cụ thể tác động đến từng đối tượng nhưngười dân, doanh nghiệp; không thể nói chung chung
- Cơ chế huy động, sử dụng tài chính giúp huy động và phân bổ nguồn lựchợp lý, công bằng cho từng vùng, từng đối tượng Kiểm soát được ngân sách, thuchi trong Chương trình mục tiêu quốc gia
- Cơ chế thực hiện chính sách giúp kiểm soát thời gian và nguồn lực tàichính và nguồn nhân lực các cấp, ngành để đảm bảo mục tiêu ngắn hạn, dài hạn vàmục tiêu cuối cùng là công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nâng cao mức sống người dân
- Khi thực hiện theo lộ trình chính sách đề ra, mỗi cấp tự rút có kinhnghiệm để lập kế hoạch triển khai những kế hoạch các giai đoạn sau, học tập kinhnghiệm lẫn nhau Đặt ra mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo với thời gian và nguồn lựcphù hợp
- Khi chính sách chưa phù hợp sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực; lộ trình đểđạt được mục tiêu cũng không trùng khớp với dự kiến, dễ bị kéo dài hơn; người dân
sẽ mất lòng tin đối với chính quyền và từ giai đoạn sau sẽ thiếu sự đồng lòng, khóhợp tác
- Khi có những khoản hỗ trợ sai quy định sẽ xảy ra tình trạng bất côngbằng giữa các đối tượng nhận hỗ trợ Nếu người dân, doanh nghiệp không được ưutiên hoặc bị thiệt hơn so với những đối tượng khác, điều này làm hạn chế sự tíchcực tham gia của cộng đồng - đối tượng chính của Chương trình NTM – thì khó
Trang 20hoàn thành mục tiêu chính phủ theo đúng lộ trình.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ tài chính và các Bộ, ngành
có liên quan cân đối, phân bổ nguồn lực cho Chương trình thuộc nguồn vốn ngânsách trung ương; xây dựng cơ chế lồng ghép và quản lý thực hiện chương trình
- Bộ tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ NN và PTNTcân đối vốn từ ngân sách đối với từng nhiệm vụ cụ thể của Chương trình xây dựngNTM
1.3.2.1.2 UBND các cấp
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
• Cụ thể hóa, hướng dẫn cho phù hợp với điều kiện đặc điểm của địaphương và chỉ đạo, kiểm tra giám sát, đôn đốc thực hiện
• Giao Sở NN và PTNT là cơ quan thường trực chương trình, chủ trì phốihợp với các Sở, ngành của tỉnh tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý Chương trình
- UBND các huyện, thị xã:
• Văn phòng Nông thôn mới huyện
Tham mưu, giúp việc cho Ban chỉ đạo huyện dự thảo các văn bản hướng dẫncác xã; kiểm tra, theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện các tiêu chí về xây dựng NTM,tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí;
Hàng quý, hết năm tham mưu cho Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện tổ chứcđánh giá kiểm điểm rút kinh nghiệm về kết quả thực hiện công tác xây dựng NTM
Chuẩn bị nội dung, chương trình cho các cuộc họp, hội nghị của Ban Chỉ đạohuyện và các báo cáo theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo
• Các phòng, ban, ngành của huyện
Căn cứ nhiệm vụ được phân công triển khai thực hiện Chương trình mục tiêuquốc gia về xây dựng NTM, chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể gắn với chương trình,
kế hoạch công tác năm của cơ quan, đơn vị mình để tổ chức thực hiện những tiêu chíliên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan, đơn vị mình đảmnhiệm Các thành viên Ban chỉ đạo huyện chủ động hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra,
Trang 21giám sát các xã được phân công phụ trách thực hiện Chương trình xây dựng NTM Kịpthời giúp cơ sở tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong quá tình tổ chức thực hiện vàbáo cáo tình hình về Ban chỉ đạo huyện.
- Ban Chỉ đạo, Ban quản lý chương trình xây dựng NTM các xã
• Chỉ đạo, quán triệt, phổ biến các nội dung liên quan đến xây dựng NTM tớicán bộ chủ chốt cấp xã và các thôn Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền với nhiềuhình thức phong phú đến toàn thể cán bộ, đảng viên, các đơn vị đóng trên địa bàn xã,nhân dân các thôn nhằm huy động các nguồn lực cho chương trình xây dựng NTM
• Chủ động xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ Chươngtrình xây dựng NTM từng giai đoạn của xã, đảm bảo thực hiện đạt các chỉ tiêu kếhoạch của huyện đề ra
• Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các thôn tổ chức thực hiện,xây dựng NTM theo kế hoạch Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quátrình thực hiện
• Tổ chức lồng ghép các Chương trình, Dự án triển khai trên địa bàn để thựchiện xây dựng NTM
• Triển khai thực hiện tốt phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hoá ở khu dân cư gắn với xây dựng NTM" theo hướng dẫn của Uỷ banTrung ương MTTQ Việt Nam
• Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo theo quy định, kịp thời phảnánh những khó khăn, vướng mắc về Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng nông thônmới huyện để chỉ đạo hướng dẫn xử lý
1.3.2.2 Năng lực lãnh đạo
- Cán bộ cần tiếp thu nhanh chóng và đúng đắn về mục tiêu, quan điểm,giải pháp, lộ trình xây dựng NTM để tuyên truyền, phổ biến cho người dân Và đểthực hiện đúng chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước đã đề ra
- Có khả năng lập kế hoạch, tính toán nguồn lực cần sử dụng cho Chươngtrình xây dựng NTM để tránh lãng phí
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyềncác cấp Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền phải thực sự tâm huyết, trăn trở, cótrách nhiệm với công việc, với nhân dân để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thànhmục tiêu, kế hoạch xây dựng NTM đã đề ra
- Các ngành thành viên BCĐ và các phòng, ngành cần bám sát chức năng,nhiệm vụ của ngành, kế hoạch công tác của BCĐ để theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn
Trang 22các địa phương thực hiện các nội dung tiêu chí thuộc lĩnh vực chuyên môn củangành và thực hiện chương trình xây dựng NTM tại địa bàn được phân công, đồngthời, xây dựng kế hoạch cụ thể, đề xuất trình UBND huyện ưu tiên lồng ghép cácchương trình, dự án thuộc từng ngành quản lý, trước hết tập trung cho các xã phấnđấu đạt chuẩn NTM từ nay đến năm 2016 Nắm chắc tình hình báo cáo BCĐ,Trưởng BCĐ và Chủ tịch UBND huyện để có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướngmắc cho cơ sở; phát hiện những cách làm hay, những điển hình tiên tiến của các cánhân, thôn, xã để động viên, khen thưởng kịp thời
- BCĐ các xã căn cứ tình hình thực tế của địa phương để tổ chức triển khaithực hiện chương trình; tổ chức chỉ đạo, nghiên cứu xây dựng các mô hình sản xuất
có hịêu quả, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập, xóa đói và từng bước giảmnghèo cho người dân; chỉ đạo các thôn rà soát, đánh giá và đăng ký thôn để triểnkhai thực hiện theo hướng xây dựng NTM từ gia đình, dòng họ đến thôn, đến xã;thường xuyên theo dõi, nắm chắc tiến độ, kết quả triển khai trên địa bàn các thôn,tổng hợp báo cáo về BCĐ huyện theo thời gian quy định để kịp thời chỉ đạo, có giảipháp tháo gỡ khó khăn cũng như làm cơ sở báo cáo BCĐ huyện, UBND huyện vàBCĐ tỉnh
1.3.2.3 Ảnh hưởng của Bộ máy thực hiện đến xây dựng nông thôn mới
- Bộ máy thực hiện cần đầy đủ số lượng và đáp ứng về chất lượng cán bộthực hiện vì cán bộ cấp cơ sở được coi là đầu tàu dẫn dắt người dân đi theo Chỉ khi
bộ máy tốt mới có thể thực thi chính sách hiệu quả
- Cán bộ cần có đủ năng lực để tiếp thu đúng tinh thần chỉ đạo của cơ quancấp trên và triển khai xuống cấp dưới Phân tích, đề xuất chính sách và thực hiện tốtcác công tác chỉ đạo cộng đồng Từ bước đầu là lập kế hoạch, tổ chức thực hiện chođến kiểm tra giám sát đều đòi hỏi năng lực của bộ máy thực hiện Cán bộ cấp cơ sở
có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động sự tham gia của cộng đồng vào tất cả các bướccủa quản lý phát triển; huy động nguồn lực xã hội và phải biết lắng nghe người dân,
chắt lọc ý kiến và rút kinh nghiệm.
- Khi Bộ máy thực hiện không đủ năng lực, hiểu sai lệch chủ trương, đườnglối của chính phủ hoặc đề ra chính sách sai sẽ làm lãng phí nguồn lực, giảm sự tintưởng của người dân với chính quyền và đẩy xa đích đến của chương trình xây dựng
NTM.
Trang 231.3.3 Sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới
Cộng đồng là tập hợp những người có những đặc điểm giống nhau, có quan
hệ với nhau, cùng chia sẻ hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội
Sự tham gia của cộng đồng thể hiện sự chia sẻ của cộng đồng với các bêntrong quá trình xây dựng NTM
Cộng đồng bao gồm người dân và doanh nghiệp trên địa bàn
1.3.3.1 Những nội dung cần có sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng
nông thôn mới
- Cộng đồng tham gia vào các lớp tuyên truyền tập huấn xây dựng nông thôn mới
Tuyên truyền giúp dân thấy rõ vai trò chủ thể của mình trong quá trình thựchiện xây dựng NTM và hiểu mình chính là đối tượng hưởng thụ những thành quảcủa xây dựng NTM, nhờ đó người dân tích cực hưởng ứng, phối hợp với các cấptrên để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia này
Khi dân hiểu được mục đích, ý nghĩa của xây dựng NTM, sẽ cùng Đảng, nhànước, các cơ quan đoàn thể đồng lòng, tích cực, tự giác, chủ động tham gia
- Cộng đồng tham gia lập dự án quy hoạch và quy hoạch
Đất nước ta đang trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng, trong đó Nhà nướccam kết thực hiện chính sách phát triển bền vững, xây dựng các thành phố có điềukiện sống tốt, trong đó các chuyên gia cho rằng các nhà hoạch định và quản lý cầnlàm việc không chỉ vì người dân mà còn phải cùng với người dân Sự tham gia củangười dân ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới và cả ở các nước đang phát triểnnhư Việt Nam
•Cộng đồng tham gia lập đề án xây dựng NTM
Các nội dung của đề án xây đựng NTM và các hoạt động cụ thể của từnghạng mục phải do người dân bàn bạc dân chủ, công khai và quyết định trên cơ sởcác quy chuẩn của Nhà nước, đồng thời có sự tư vấn của cán bộ chuyên môn, đơn vị
tư vấn Đề án được thực hiện phải sát với nhu cầu, tình hình thực tế của địa phương
và người dân là người biết rõ nhất địa phương có và cần những gì
Một chu trình xây dựng đề án Nông thôn mới cấp xã gồm 5 bước:
Trang 24quan trọng nhất.
Bước cuối cùng, cộng đồng tham gia trực tiếp hoặc cử đại diện hoặc thamgia nhiều bên nhằm tăng tính bền vững và hiệu quả của các công trình
• Cộng đồng tham gia lập đồ án quy hoạch NTM
Cộng đồng phải được trực tiếp tham gia vào quy hoạch NTM và chấp nhậntuân thủ những quy định vì lợi ích chung của cộng đồng Các nhà tư vấn sẽ hỗ trợ
về mặt kỹ thuật Khi khảo sát thực trạng, cán bộ xã và cơ quan quy hoạch cần sựcung cấp thông tin từ người dân để hoạch định một cách hiệu quả và chính xác nhất
vì người dân rõ nhất tình hình địa phương cũng như để đáp ứng, phù hợp với ý kiến,yêu cầu, nguyện vọng người dân Do đó quy hoạch sẽ có tính khả thi cao
- Cộng đồng tham gia khâu thực hiện đóng góp nguồn lực sức lao động
và kinh phí vào các hoạt động xây dựng nông thôn mới
Khi đóng góp kinh phí thực hiện chương trình sẽ làm tăng tính trách nhiệmcủa người dân Họ sẽ quan tâm đến mục đích sử dụng kinh phí, cũng như tiến độ vàchất lượng công trình và lợi ích mà họ nhận thu được sau khi chi cho khoản mục đó
Có 2 hình thức huy động sự đóng góp kinh phí từ người dân, đó là:
Thứ nhất: Đóng góp tự nguyện: số tiền mà người dân đóng góp là tự nguyện,người dân tự quyết định tùy theo năng lực tài chính của mỗi gia đình
Thứ hai: Người dân đóng góp một khoản bắt buộc và được ấn định một mức
rõ ràng cho từng hộ khi đã có thống nhất họp bàn trong cộng đồng thôn xóm
Ngoài đóng góp tài chính, người dân còn có thể tham gia bằng đóng gópcông lao động xây dựng các công trình nông thôn, đó là sự đóng góp sức lao độngcủa người dân Hình thức này phù hợp với khu vực nông thôn, vì những công trìnhliên quan đến xây dựng cầu đường, thủy lợi, giao thông nội đồng, chợ, xử lý rácthải cần nhiều công lao động Huy động dưới hình thức này vừa tiện cho nhữnggia đình hoàn cảnh khó khăn, vừa tận dụng được thời gian của người dân trong lúcnông nhàn
- Cộng đồng tham gia quản lý giám sát
Nhằm nâng cao chất lượng tiến độ công trình và quyền làm chủ của ngườidân, dân có thể cử đại diện tức ban giám sát theo dõi đánh giá sự chấp hành các quyđịnh về quản lý đầu tư của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư,ban quản lý dự án, các nhà thầu và các đơn vị thi công dự án trong quá trình xâydựng NTM Nếu phát hiện có điều gì không đúng phải kiến nghị đến cơ quan chứcnăng có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn và xử lý Tổ chức quản lý và vận hànhbảo dưỡng công trình sau khi hoàn thành
Trang 25- Cộng đồng tham gia tập huấn đào tạo ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất
Cộng đồng tham gia các lớp tập huấn đào tạo nghề trong dự án đào tạo dođịa phương tổ chức để học hỏi, nâng cao tay nghề và tìm hiểu tri thức khoa học.Qua các buổi đào tạo tập huấn đó, người dân sẽ nắm bắt được các biện pháp canhtác mới, phương pháp chăm sóc cây trồng vật nuôi, tập huấn đưa giống mới vào sảnxuất và áp dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập chomỗi gia đình, cải thiện đời sống nhân dân
1.3.3.2 Hình thức tham gia của cộng đồng
- Tham gia bị động
Đây là hình thức tham gia mà cộng đồng được thông báo từ chính quyền địaphương về các dự án, công trình xây dựng trên địa bàn mà không được tham giađóng góp ý kiến Cộng đồng chỉ được biết khi chương trình đó được triển khai
Hình thức này mang tính chất bị động, vì thế đôi khi xảy ra một số ý kiếnkhông được lòng dân đồng thuận vì không phù hợp với lợi ích của người dân
- Cung cấp thông tin
Cán bộ dự án hay các nghiên cứu viên sẽ thông qua các bộ câu hỏi hoặc cácphiếu điều tra để thu thập câu trả lời của cộng đồng Với cách thức tham gia này,thường chỉ có sự tương tác từ một phía dù cho người đưa ra cấu hỏi có sự thamkhảo ý kiến của người dân nhưng câu hỏi đó mang tính chủ quan, đưa ra từ mộtphía Cộng đồng chỉ có trách nhiệm trả lời câu hỏi trong phiếu điều tra vì thế đôi khitrả lời cho có lệ hoặc không đúng; ít có cơ hội bày tỏ quan điểm, ý kiến hay khônggiám sát được hoạt động của dự án Vì vậy, hình thức này mức độ tham gia củacộng đồng còn tương đối thấp
- Trao đổi ý kiến (tham vấn)
Sự chia sẻ thông tin giữa các bên liên quan và cộng đồng được thông quadưới các hình thức: họp cộng đồng, thảo luận cộng đồng và sử sụng nhóm tư vấncộng đồng
Sự tham gia của người dân trong hình thức này hoàn toàn chủ động, vai tròcác bên như nhau
- Tham gia và được nhận thu nhập
Cộng đồng tham gia đóng góp các tài nguyên có sẵn để đổi lấy lương thực,tiền mặt hay các động cơ vật chất khác Bên liên quan sẽ quyết định toàn bộ vấn đề,cộng đồng chỉ tham gia như những người được hợp đồng để cung cấp đất đai và laođộng
- Tham gia theo hoạt động
Cộng đồng tham gia bằng cách hình thành các nhóm để thực hiện theo các
Trang 26hoạt động, các mục tiêu đã được định trước liên quan đến dự án Sự tham gia nàychủ yếu xuất hiện sau khi đã có các quyết định.
Chính quyền cần tạo điều kiện để cộng đồng được tham gia vào tất cả cáckhâu của quy trình quản lý phát triển, các bước của xây dựng NTM Nếucộng đồng chỉ được thông báo, cung cấp thông tin hoặc trao đổi lấy ý kiếnnhưng không có sự tham gia những hoạt động trên thì sẽ làm giảm nguồn lựccủa chính phủ, giảm tính trách nhiệm của cộng đồng đối với chương trình,đồng thời kéo dài thời gian thực hiện
1.3.3.3 Ảnh hưởng của cộng đồng đến xây dựng nông thôn mới
- Cộng đồng là chủ thể tích cực tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch
và thực hiện quy hoạch xây dựng NTM; chủ thể chủ động và sáng tạo trong xâydựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn Đồng thời cộng đồng là chủ thểtrực tiếp trong phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất CNH – HĐH nông nghiệp,nông thôn; tích cực xây dựng, giữ gìn đời sống văn hóa – xã hội, môi trường vàcũng là nhân tố quan trọng góp phần vào xây dựng hệ thống chính trị, xã hội vữngmạnh, đảm bảo an ninh trật tự xã hội ở cơ sở
Như vậy, Cộng đồng là chủ thể chính của chương trình này
- Nếu ở một địa phương chỉ coi chương trình xây dựng NTM là cơ hội để cóđược nguồn đầu tư từ nhà nước để xây dựng kết cấu hạ tầng, mà coi nhẹ vai trò chủthể là người dân nên chỉ quan tâm đến việc quy hoạch, đề án xây dựng kết cấu hạtầng như điện, đường, trường, trạm, thì tính khả thi và hiệu quả thực tế sẽ thấp
- Khi người dân chưa nhận thức được họ là chủ thể của chương trình này, họcho rằng đây là chương trình đầu tư của nhà nước cho địa phương mình, là việc củacấp trên, chứ không phải việc của mình Họ cũng chưa hiểu rõ rằng cùng với việctham gia đóng góp sức lao động, tiền của, ý kiến vào các hoạt động xây dựngchương trình là việc tự đầu tư để góp phần nâng cao thu nhập trong các hoạt độngkinh tế, giữ gìn nếp sống văn hóa, an ninh trật tự, góp phần nâng cao chất lượngđời sống của chính họ Thì họ sẽ không nhiệt tình tham gia chương trình, không tíchcực đóng góp
- Khi chưa được tuyên truyền, nhận thức về NTM, hầu hết người dân, kể cả ởcác xã điểm vẫn mơ hồ về khái niệm NTM, không nắm được chủ trương chươngtrình NTM thì sẽ khó khăn cho công tác triển khai thự hiện Lúc này cần đến sựtuyên truyền của các cán bộ cấp cơ sở và các cấp trên
- Để cộng đồng nhận thức được tầm quan trọng của bản thân, biết được mình
là chủ thể chính, là đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ chương trình thì họ sẽ nhiệt tình
Trang 27tham gia vào tất cả các khâu của xây dựng NTM Vậy, cả chính phủ, cơ quan cáccấp và người dân đều đạt được mục tiêu của mình.
1.4 Bài học kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới
Quá trình xây dựng NTM của huyện Thọ Xuân gắn với quá trình xây dựng,đánh giá thực hiện và rút kinh nghiệm cho các xã nên bài học kinh nghiệm sẽ đượclấy từ các xã tiêu biểu hoàn thành sớm chương trình xây dựng NTM
1.4.1 Xã Trực Nội, Huyện Trực Ninh, Tỉnh Nam Định
Từ cuối năm 2009, phong trào xây dựng NTM diễn ra sôi nổi ở xã Trực Nội,trở thành phong trào thi đua giữa làng trên, xóm dưới Một kinh nghiệm quý củaTrực Nội là biết “khoan thư sức dân” để việc huy động đóng góp được lâu dài, tạohiệu quả xây dựng NTM bền vững Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Đức Chế cho biết:
“Chúng tôi xác định rõ hai nguyên tắc về huy động dân đóng góp Thứ nhất, việcxây dựng NTM là quá trình lâu dài nên không thể vội vàng huy động một lúc tối đamọi nguồn lực, nguyên tắc đóng góp của Trực Nội là bảo đảm dân chủ và biết pháthuy nội lực để giữ sức lâu dài Xây dựng NTM, xác định trọng điểm nhất là vậnđộng nhân dân, để nhân dân đồng tình hưởng ứng Có những việc chạm đến quyềnlợi nhân dân, nếu không làm tốt công tác tư tưởng thì không thành công được Banchỉ đạo xây dựng NTM của xã đã tổ chức 25 hội nghị để quán triệt, tuyên truyền cácvăn bản và 19 tiêu chí về xây dựng NTM Một mặt, xã vận động nhân dân trong xãhăng hái tham gia Mặt khác, xã cử đoàn cán bộ đến trực tiếp các hội đồng hươngTrực Nội ở các nơi, vận động đóng góp xây dựng quê hương Lãnh đạo các cấp bàn,định hướng cụ thể với con em quê hương về những hạng mục công trình cần đầu tư,triển khai sớm, tính thiết thực của công trình Các công trình đều do nhà đầu tưcùng nhân dân trong xã thi công, giám sát
Để đạt được kết quả của xã, có rất nhiều nguyên nhân nhưng qua thực tiễntriển khai xã Đại Trực, huyện Trực Ninh đã rút ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, có sự quan tâm lãnh đao, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh,
các Sở ngành, đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh Đã kịp thời ban hành các chủtrương chỉ đạo, cơ chế chính sách động viên khuyến khích đẩy mạnh xây dựng nôngthôn mới
Hai là, đã có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quyết liệt của cả hệ
thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự đồng thuận của cán bộ và nhân dân toànhuyện; Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành 3 Nghị quyết, 6 Đề án,
Trang 283 Chỉ thị về xây dựng nông thôn mới Xác định dồn điền đổi thửa là cơ sở tiền đề,
do vậy ngay trong năm 2011 đã thực hiện xong việc dồn điền đổi thửa trong toànhuyện đạt cả 5 mục tiêu, đó là: Quy hoạch sản xuất nông nghiệp, mở rộng đườnggiao thông nội đồng, quy gọn vùng đất công Các tổ chức đoàn thể đã lựa chọn cácnội dung làm chủ đề vận động xây dựng nông thôn mới trong tổ chức của mình: HộiPhụ nữ với phong trào vệ sinh môi trường, Hội Nông dân với phong trào vận độnghội viên góp đất làm đường giao thông và các công trình phúc lợi; Hội Cựu chiếnbinh với phong trào xây dựng Nhà Văn hóa xóm xanh - sạch - đẹp và tủ sách phápluật; Đoàn Thanh niên với phong trào học nghề và giải quyết việc làm…
Ba là, có bước đi và cách làm sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn của
địa phương: Thực hiện Chỉ thi số 04 ngày 17/10/2011 của Ban Thường vụ Huyện
ủy về đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới huyện Trực Ninh giai đoạn 2011 - 2015,UBND huyện đã cụ thể hóa phát động phong trào thi đua xây dựng xóm, TDP nôngthôn mới với 12 tiêu chí và xây dựng gia đình nông thôn mới với 8 tiêu chí Banhành cơ chế khuyến khích, các xóm, TDP đạt nông thôn mới năm 2012, năm 2013được cấp bằng công nhận và thưởng 5 triệu đồng Từ cách làm này đã khuyến khích
sự vào cuộc của hộ gia đình và khu dân cư, tạo động lực thi đua giữa các xóm,TDP; đồng thời phù hợp với phương châm xây dựng nông thôn mới là “làm từ nhà
ra xóm, từ xóm lên xã”
Bốn là, có cơ chế huy động đóng góp lao động, đất đai, tiền vốn hợp lý,
đồng thời có cơ chế quản lý công khai, dân chủ, tiết kiệm, hiệu quả: UBND huyện
đã ban hành Hướng dẫn số 46 ngày 13/9/2011 về cơ chế huy động, quản lý cácnguồn vốn xây dựng nông thôn mới Từ đó đã xác định xây dựng nông thôn mới là
do dân làm, Nhà nước hướng dẫn và hỗ trợ; trên cơ sở kế thừa những công trình đã
có thực hiện xây dựng từ đồng về làng, từ làng lên xã Các công trình của xóm,TDP do nhân dân tự bàn, tự tổ chức thi công và giám sát
1.4.2 Xã Thanh Tân, Huyện Kiến Xương, Tỉnh Thái Bình
Tháng 7 năm 2013, xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương được Tỉnh uỷ, UBNDtỉnh Thái Bình trao bằng chứng nhận là xã đầu tiên của tỉnh đạt 19/19 tiêu chí, hoàn
thành chương trình xây dựng nông thôn mới Từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới
ở xã Thanh Tân, đã rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:
- Phải nhận thức đúng, đầy đủ quan điểm, mục tiêu, nội dung xây dựngnông thôn mới của Đảng và nhà nước, từ đó xác định rõ lộ trình và công việc tổ
Trang 29chức thực hiện.
- Công tác tuyên truyền phải xác định rõ mục tiêu cần đạt được, nội dungcần tuyên truyền, từ đó có biện pháp, phương pháp tiến hành phù hợp Mục tiêutuyên truyền cần đạt được đó là, làm thế nào để mọi cán bộ đảng viên và nhân dânnhận thức đầy đủ quan điểm, nội dung, mục tiêu trong chương trình xây dựng nôngthôn mới, những công việc phải làm, lợi ích, trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi ngườidân
Các phương pháp, biện pháp tuyên truyền phải đa dạng phong phú, sáng tạo,phù hợp Các khẩu hiệu tuyên truyền có nội dung thiết thực, gần gũi, ngắn gọn, dễhiểu, dễ cảm nhận
- Phải có đội ngũ cán bộ thực sự say sưa tâm huyết, chủ động và sáng tạo
- Vận dụng tốt quan điểm của chính phủ về huy động nguồn lực xây dựngnông thôn mới bao gồm: Nguồn lực tài nguyên, nguồn lực con người, nguồn lực tàichính
- Quy hoạch trong xây dựng nông thôn mới là một nội dung rất quan trọng.Quy hoạch phải có sự tham gia của người dân thông qua quy chế dân chủ, đồng thờitiếp thu ý kiến của các sở, nghành, cơ quan cấp trên, để mỗi lĩnh vực quy hoạchmang tính khoa học cao
- Làm tốt công tác dân vận trong suốt quá trình tổ chức thực hiện Để làmtốt công tác dân vận có 3 vấn đề đặt ra là: Mọi chủ trương của Đảng, chính quyềnphải xuất phát từ tâm tư, tình cảm nguyện vọng, lợi ích của người dân Quy trìnhdân chủ phải hết sức bài bản "Dân chủ càng rộng thì tập trung càng cao", phươngpháp phải phù hợp
Trang 301.4.3 Bài học kinh nghiệm
Từ nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong quá trình phát triểnnông nghiệp, xây dựng NTM rút ra bài học cho huyện Thọ Xuân:
Một là, phải làm tốt công tác tuyên truyền, coi đây là giải pháp quan trọng để
phát huy vai trò chủ thể của người dân, động viên, khích lệ những tập thể cá nhânđiển hình tiên tiến; khắc phục cho được tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư củanhà nước Trong tuyên truyền, cần phải đa dạng về hình thức, phong phú về nộidung, thông qua báo viết, báo hình, bản tin NTM, các chuyên mục, chuyên đề,tuyên truyền miệng, tuyên truyền bằng trực quan Pano, áp phích…để làm chuyểnbiến căn bản nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về xây dựng NTM
Hai là, trong tổ chức thực hiện, phải bám sát sự chỉ đạo, các nội dung hướng
dẫn của Trung ương, áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế ởđịa phương để có hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời; xác định bước đi, cách làm phù hợp,với phương châm dân cần và dễ thì phát động nhân dân làm trước, đặc biệt phải tậptrung chỉ đạo mạnh mẽ phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, chuyển dịch cơcấu kinh tế, từng bước nâng thu nhập cho nhân dân; Trong tổ chức thực hiện thì kếthợp chỉ đạo điểm với diện rộng, tập trung chọn điểm để chỉ đạo phải được tiến hànhsong song với chỉ đạo chung theo diện rộng
Ba là, phải phát huy vai trò của người đứng đầu từ thôn, bản, xã đến huyện
(ở đâu có cán bộ tâm huyết thì ở đó có phong trào tốt và có điểm sáng) Phải có sựvào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là phải nâng cao trách nhiệmcủa các ngành thành viên BCĐ các cấp, các đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội
và các thành phần kinh tế; trong tổ chức thực hiện phải công khai, minh bạch, pháthuy thật tốt quy chế dân chủ, để dân đồng thuận và tự giác tham gia
Trang 31CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN THỌ
XUÂN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
2.1 Giới thiệu tổng quan về huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
2.1.1.2 Tài nguyên đất, rừng, khoáng sản
- Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra bổ sung xây dựng bản đồ đất của Đoàn đo đạc bản đồ
và quy hoạch sở địa chính Thanh Hoá năm 2001, đất nông nghiệp của Huyện ThọXuân Được chia thành 4 nhóm chính sau:
• Nhóm đất xám: Agrsols, có diện tích: 8.931,0 ha;
• Nhóm đất phù sa: Fluvisols, có diện tích: 15.893,2 ha;
• Nhóm đất đỏ: Fersalsols, có diện tích: 809,1 ha;
• Nhóm đất tầng mỏng: Leptosls, có diện tích: 627,3 ha
- Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của Thọ Xuân chủ yếu là rừng trồng mới được khôi phục,động vật hầu như không có Kết quả kiểm tra rừng năm 2013, Thọ Xuân có2.799,62 ha rừng, trong đó đất rừng sản xuất là 2672,84 ha, đất rừng phòng hộ107,78 ha, đất rừng đặc dụng 19,0 ha trữ lượng rừng 12.391 m3 trong đó: Bạch đàn
9349 m3, xà cừ và lim 468 m3 và gần 100 triệu cây tre, nứa, luồng đều có cấp tuổi 2
Trang 32- Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản ở Thọ Xuân, chủ yếu là khoáng sản phi kim loại như: Đá vôi, đáxây dựng tập chung ở các xã Thọ Lâm 52,0 ha, Xuân Phú 22,50 ha, Xuân Thắng40,20 ha, Xuân Châu 5,5 ha Ngoài ra còn có đá, sỏi, cát xây dựng tập trung ở các
xã ven sông Chu và đất sét làm gạch ngói ở nhiều xã trong huyện
Tài nguyên khoáng sản ở Thọ Xuân tuy không phong phú và đa dạng về loạihình so với những vùng đất khác, nhưng khoáng sản ở Thọ Xuân vẫn là nguồn lựcquan trọng và to lớn để tận dụng khai thác phục vụ trong vùng
- Tài nguyên du lịch
Tiềm năng du lịch Thọ Xuân khá phong phú, nhưng chưa được sắp xếp, khaithác có hiệu quả Khu di tích đặc biệt Lam Kinh đang được đầu tư, tôn tạo tầm cỡquy mô quốc gia có thể cùng huyện bạn xây dựng, tạo lập mạng lưới du lịch sinhthái ở các địa danh lịch sử nổi tiếng như Lũng Nhai, Chí Linh và ở các địa danhkhác ở huyện Thọ Xuân
- Tài nguyên nhân văn
Thọ Xuân là huyện có bề dày lịch sử, văn hoá cách mạng với 25 di tích đượcxếp hạng, trong đó 7 di tích Quốc gia và 18 di tích cấp tỉnh Thiên nhiên, lịch sử vàcon người của vùng đất này đã hoà quyện, tạo nên truyền thống lịch sử văn hoáhuyện Thọ Xuân Mảnh đất sản sinh ra nhiều Anh hùng dân tộc kiệt xuất nổi tiếngnhư: Lê Hoàn, vị vua thời Tiền Lê đã đóng góp nhiều công lao cho dân tộc và Lê Lợingười làm nên cuộc kháng chiến chống quân Minh, lập ra triều đại Hậu lê phát triển,hưng thịnh trong lịch sử Việt Nam
Thọ Xuân cũng là mảnh đất có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như;Bánh gai Tứ Trụ, bánh lá răng bừa Xuân Lập, 12 Xứ Láng trồng dâu nuôi tằm, quay
tơ dệt lụa, thổ cẩm Xuân Phú, nón lá Thọ Lộc, cót Bát Căng
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Trường học, giáo dục và đào tạo
Đến năm 2010, toàn huyện có 37/37 xã, thị trấn có trường tầng, trong đó: có
5 xã có 3 trường tầng, 18 xã có 2 trường tầng, 14 xã có 01 trường tầng
Thọ Xuân là 1 trong những huyện có công tác giáo dục đạt kết quả cao củatỉnh Cùng với sự phát triển của toàn ngành giáo dục, trình độ dân trí đã được nânglên rõ rệt, giáo dục miền núi đã được quan tâm phát triển, công tác xây dựng trường
Trang 33lớp gắn với chủ trương kiên cố hoá trường học đã đạt được nhiều thành quả quantrọng Hệ thống trường lớp từ bậc học mầm non đến THCS đã phủ kín trên địa bàncác xã Các công tác xã hội hoá giáo dục đã thu nhiều thành quả bước đầu
Toàn huyện đã hoàn thành việc phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữtrong độ tuổi Số học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia cùng số học sinhtốt nghiệp các cấp và thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyênnghiệp ngày càng tăng lên Cơ sở vật chất và trang thiết bị học đường được tăngcường đầu tư, nâng cấp, đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản của cải cách giáo dục.Công tác quản lý dạy và học ngày càng chặt chẽ, tiến bộ hơn
Tính đến năm học 2014 - 2015 toàn huyện đã 60 trường đạt chuẩn quốc gia,trong đó có 10 trường mầm non, 36 trường tiểu học, 14 trường trung học cơ sở.100% số xã, thị trấn có trường cao tầng, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và họctập được quan tâm đầu tư phục vụ tốt cho mục tiêu giáo dục Phong trào khuyến họcthực sự phát triển, toàn huyện đã thành lập được 41 trung tâm học tập cộng đồng và
47 hội khuyến học với hàng vạn hội viên, góp phần động viên lực lượng giao viên,học sinh dạy tốt, học tốt và làm lành mạnh môi trường giáo dục ở trong huyện
Hướng nghiệp, dạy nghề được củng cố, phát triển với nhiều hình thức đàotạo, dạy nghề phù hợp, bước đầu tạo sự chuyển biến nhận thức về nghề nghiệp, việclàm cho học sinh
Nhìn chung sự nghiệp Giáo dục của huyện phát triển cả về lượng và chất, cơ
sở vật chất giáo dục luôn được quan tâm đầu tư xây dựng Mặc dù vậy, do tình hìnhthực tế ở cơ sở, cũng như những khó khăn về tài chính một số trường hiện chưađảm bảo tốt cho nhu cầu giảng dạy và học tập, cơ sở vật chất, trang thiết bị cònnghèo nàn, thiếu sách giáo khoa và đồ dùng học tập diện tích trường lớp còn chậthẹp, chưa đạt được chuẩn quy định Để thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá Giáodục, ngành giáo dục cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hộinhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục
2014 = 0,64%
Trang 34Toàn huyện có 134.140 lao động, chiếm 61,1% dân số, trong đó lao độngnông nghiệp 74.090 lao động (bằng 55,23% tổng lao động), lao động ngành nghềkhác là 60.050 người (bằng 44,76% tổng lao động) Nguồn lao động của huyệntương đối dồi dào, hơn nữa, lao động nông nghiệp mang tính thời vụ nên thời giannông nhàn chiếm tỷ lệ lớn.
2.1.2.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Thời kỳ 2000 - 2005 tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 8,6% Bắtđầu từ năm 2006 tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước Đến năm
2012 tốc độ tăng trưởng đạt 12,5 % Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực, tỷtrọng ngành nông, lâm nghiệp giảm dần, các ngành công nghiệp, xây dựng vàthương mại, dịch vụ ngày càng tăng (năm 2010 là 43,2% - 24,1% - 32,7% đến năm
2012 là 40,1% - 27,1% - 32,8%) Năm 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,5%;thu nhập bình quân đầu người đạt 16,6 triệu đồng Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúnghướng và tích cực: Nông - lâm - thuỷ sản 37,7%, công nghiệp - xây dựng 29,3%,dịch vụ 33% tăng 0,2% so với năm 2012, năm 2014 nền kinh tế dù gặp nhiều khókhăn nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15,6%; thu nhập bình quân đầu người đạt21.056.000 đồng/người Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và tích cực: Nông
- lâm - thuỷ sản 18,9%, công nghiệp - xây dựng 39,3%, dịch vụ 41,8%
2.1.3 Đánh giá chung
- Thứ nhất, về điều kiện tự nhiên:
• Là nơi có điều kiện khí hậu, thời tiết thuận lợi cho việc phát triển cácngành Công, nông nghiệp Tài nguyên không đa dạng nhưng với trữ lượng lớn, địahình, đất đai thuận lợi, thúc đẩy phát triển kinh tế và thu hút đầu tư trong và ngoàinước
• Huyện có tiềm năng du lịch văn hoá - lịch sử - sinh thái, có thể phát triểnthành lĩnh vực dịch vụ mũi nhọn, tạo cơ hội chuyển đổi cơ cấu kinh tế và nâng caomức sống người dân
- Thứ hai, về điều kiện kinh tế - xã hội:
• Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện khá cao và toàn diện, là tiền đề quantrọng có tính quyết định trong việc xây dựng cơ sở kinh tế, tăng thu nhập và cảithiện đời sống nhân dân trong huyện
• Cơ cấu kinh tế có những chuyển dịch tiến bộ theo hướng công nghiệp hoá,phát huy được tiềm năng, thế mạnh của huyện, đáp ứng nhu cầu thị trường
Trang 35• Trong quá trình phát triển, bước đầu xuất hiện những nhân tố mới, điểnhình mới trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp Đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp
đã chuyển dịch theo hướng tích cực về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị sảnxuất trên đơn vị canh tác, vụ đông thực sự trở thành vụ sản xuất hàng hoá chínhtrong năm
• Đã xây dựng và từng bước phát triển được mạng lưới hạ tầng kinh tế và xãhội (giao thông, điện, thuỷ lợi, cấp nước sạch, dịch vụ nông nghiệp, giáo dục, y tế,văn hoá, thông tin ) rộng khắp và tương đối đồng bộ Khả năng tiếp cận đến cácdịch vụ xã hội của dân cư tương đối đồng đều, thuận tiện và chất lượng được cảithiện, nâng cao
• Hoạt động văn hoá - xã hội có chuyển biến tiến bộ theo hướng xã hội hoá
và nâng cao chất lượng, một số vấn đề xã hội bức xúc được quan tâm giải quyết.Quốc phòng - an ninh được giữ vững
• Mức sống của nhân dân trong huyện từng bước được cải thiện, trong đó cómặt cao hơn mức trung bình của tỉnh (giáo dục, y tế, cấp nước sạch ) Tỷ lệ nghèogiảm nhanh
• Lực lượng lao động dồi dào, cần cù, sáng tạo và năng động, trình độ họcvấn đang từng bước được nâng cao, có đủ khả năng tiếp thu được khoa học côngnghiệp và kỹ năng quản lý để phát triển một nền kinh tế theo hướng công nghiệphóa, hiện đại hóa
Tuy nhiên, trình độ của nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế so với nhân lực ởvùng khác và tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn còn phổ biến
2.2 Tình hình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới ở huyện Thọ Xuân
Từ năm 2010, huyện bắt đầu triển khai xây dựng NTM, 37/38 xã tham giachương trình (trừ xã Xuân Lai), 3 xã được chọn làm xã điểm đó là Xuân Giang,Hạnh Phúc và Thọ Xương Chỉ trong 3 năm thực hiện chương trình NTM, các xãđiểm đã hoàn thành xuất sắc, đạt nhanh chóng bộ tiêu chí do Chính phủ quy định,ngoài ra tỉnh Thanh Hóa có thêm tiêu chí thứ 20 đó là “đánh giá mức độ hài lòngcủa người dân” cũng được đáp ứng rất tốt
Cùng lúc đó, các xã còn lại tuy không được chọn là điểm xây dựng NTMcũng đang hăng hái tham gia chương trình này
Quá trình xây dựng tại thí điểm và triển khai trên diện rộng được thực hiện
Trang 36gắn với sự tham gia của cộng đồng và đi theo các tiêu chí của chính phủ đề ra.
Tình hình triển khai xây dựng NTM cụ thể như sau:
2.2.1 Tình hình thực hiện các chính sách xây dựng nông thôn mới
2.2.1.1 Thực hiện xã thí điểm
- Ban hành các văn bản chỉ đạo
• Xã Xuân Giang đã ban hành những văn bản chỉ đạo sau:
Ngày 20/10/2010 Ban chấp hành đảng bộ Xuân Giang đã triển khai nghịquyết chuyên đề số 05/NQ- ĐU về việc xây dựng mô hình NTM xã Xuân Gianggiai đoạn 2010-2013, đồng thời xây dựng chương trình hành động, ban hành cácnghị quyết chuyên đề về thực hiện xây dựng NTM
Ngày 2/7/2010, UBND xã đã triển khai kế hoạch số 15/KH-UBND về xâydựng NTM, ban hành quy chế hoạt động của ban chỉ đạo, thành lập các tiểu bangiúp việc cho ban chỉ đạo Thành lập các ban phát triển NTM ở thôn để triển khai
và chỉ đạo thực hiện xây dựng NTM
Hội đồng nhân dân xã Xuân Giang khóa 17 đã phê chuẩn 3 Nghị quyết chỉđạo thực hiện chương trình xây dựng NTM
Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 24/10/2010 về việc phê chuẩn đề án xâydựng NTM xã Xuân Giang giai đoạn 2010-2012
Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 24/10/2010 về việc phê chuẩn quy hoạchphát triển hạ tầng KTXH môi trường và nông nghiệp theo mô hình NTM xã XuânGiang giai đoạn 2010-2012
Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 24/10/2010 về việc phê chuẩn quy hoạch
sử dụng đất xã Xuân Giang giai đoạn 2011 – 2020
• Xã Thọ Xương đã ban hành những văn bản sau:
Ban chấp hành Đảng bộ đã ra Nghị quyết chuyên đề số: 13/NQ- ĐU ngày 01tháng 3 năm 2012 về việc xây dựng nông thôn mới xã Thọ Xương giai đoạn 2011-
2015, đồng thời xây dựng chương trình hành động về thực hiện xây dựng nông thônmới
Ban quản lý điều hành chương trình xây dựng NTM lập đề án số: UBND ngày 28 tháng 6 năm 2012 về xây dựng NTM xã Thọ Xương giai đoạn2011-2015
16/ĐA-UBND xã đã triển khai phương án số: 23/PA-16/ĐA-UBND ngày 20/7/2012 củaUBND xã thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Trang 37UBND xã ra quyết định số: 354/QĐ-UBND ngày 25 thàng 7 năm 2012 vềviệc thành lập ban quản lý điều hành xây dựng NTM và phân công các đồng chí chỉđạo ở các thôn.
Đảng ủy ra quyết định số: 16/QĐ-ĐU ngày 04 tháng 8 năm 2012 về việcthành lập ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới
• Xã Hạnh Phúc ban hành các văn bản sau:
Quyết định số 39 ngày 20/11/2010 thành lập Ban chỉ đạo XD NTM xã HạnhPhúc
Quyết định số 41 ngày 22/11/2010 thành lập ban điều hành xây dựng nôngthôn mới
Quyết định ban hành quy chế hoạt động của BCĐ XDNTM số 27 /QĐ-BCĐngày 22/11/2010
Kế hoạch số 19 ngày 25/11/2010 về thực hiện chương trình xây dựng nôngthôn mới xã Hạnh Phúc giai đoạn 2010 - 2011 và 2012- 2015
Nghị quyết số 12/ NQ-HĐND ngày 31 tháng 12 năm 2011 về việc thực hiệnnhiệm vụ phát triển KT-XH, QP-AN năm 2011 Mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ
và giải pháp thực hiện
Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2012 về việc phê chuẩn cơchế hỗ trợ cho các thôn xây dựng công trình theo tiêu chí NTM giai đoạn 2012 – 2013.Nghị quyết số 08 ngày 9/2/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việctiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng NTM theo hướng bền vữngNghị quyết số 12/ NQ-HĐND ngày 31 tháng 12 năm 2011 về việc thực hiệnnhiệm vụ phát triển KT-XH, QP-AN năm 2011 Mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ
và giải pháp thực hiện năm 2013
Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2012 về việc phê chuẩn cơ chế hỗtrợ cho các thôn xây dựng công trình theo tiêu chí NTM giai đoạn 2012- 2013
- Các cơ chế chính sách:
• Nhằm đẩy mạnh phong trào xây dựng NTM, xã Xuân Giang, ThọXương, Hạnh Phúc đã có những cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng NTM như: hỗtrợ xây dựng nhà văn hóa thôn, hỗ trợ làm đường giao thông, hỗ trợ mua máy cấy,xây dựng nhà vệ sinh, hầm bioga
• Xây dựng cơ chế thưởng cho các thôn hoàn thành xây dựng thôn NTMđúng thời gian quy định
Trang 382.2.1.2 Thực hiện trên diện rộng
- Công tác chỉ đạo, điều hành
Ngay sau khi Chương trình MTQG xây dựng NTM được tỉnh phê duyệt,huyện đã thành lập BCĐ từ huyện đến cơ sở Trong quá trình tổ chức triển khai, căn
cứ tình hình và yêu cầu thực tế, trong các năm 2011, 2012 và 2014, BCĐ huyện đã
3 lần được kiện toàn; các xã cũng đã củng cố, kiện toàn BCĐ để đáp ứng yêu cầulãnh đạo tổ chức thực hiện chương trình
Thông qua Quy chế hoạt động và Quyết định phân công của Trưởng BCĐ,các thành viên BCĐ huyện đã bố trí thời gian, chủ động xuống các xã để chỉ đạo,nắm bắt tình hình, động viên và giúp các địa phương tháo gỡ khó khăn, bất cập
Để có cơ sở xác định mục tiêu, lộ trình kế hoạch thực hiện, ngay từ ngày đầutriển khai thực hiện chương trình, UBND huyện Thọ Xuân đã ban hành Kế hoạch751/KH-UBND về việc thực hiện chương trình xây dựng NTM huyện Thọ Xuângiai đoạn 2012 – 2015, Ban thường vụ huyện uỷ đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/HU về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Thọ Xuân giai đoạn 2013 – 2020 vànhiều văn bản chỉ đạo, điều hành khác Các ngành, như: Nông nghiệp và PTNT, Tàichính - Kế hoạch, Văn hóa, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Lao động -Thương binh và Xã hội, Y tế, Bảo hiểm xã hội đã ban hành các văn bản về hướngdẫn nội dung thực hiện và đánh giá kết quả đạt được của các tiêu chí do từng ngànhphụ trách
Trang 39Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới do đồng chí Bí thư Đảng bộ
xã làm Trưởng ban
Thành lập Ban quản lý xây dựng NTM do đồng chí Chủ tịch UBND xã làmTrưởng ban điều hành, các thành viên là các đồng chí đại diện Đảng ủy, UBND,UBMTTQ, các ban ngành liên quan cấp xã, trưởng các đoàn thể, trưởng thôn… vàBan có nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch hàng năm và cả giai đoạn, ban hành quy chế hoạtđộng
- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban chỉ đạo, từng tổ chứcđoàn thể chính trị xã hội
- Thành lập các tiểu ban phụ trách từng nội dung công việc cụ thể
- Thành lập các tổ giám sát cộng đồng, giám sát chất lượng công trình,
- Phân công nhiệm vụ cho các tổ chức đoàn thể: Mặt trận tổ quốc, HộiNông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiếnbinh, Hội Người cao tuổi
Ở xóm:
Thành lập tiểu ban xây dựng NTM do đồng chí Bí thư chi bộ làm Trưởngtiểu ban, các đồng chí chi ủy, trưởng tổ chức đoàn thể là thành viên cùng tổ chứctuyên truyền vận động và trực tiếp chỉ đạo thực hiện
Ở các hộ dân:
Tạo sự đồng thuận cao trong các quan điểm của đảng và nhà nước về xâydựng NTM bằng các hoạt động thiết thực như: Tích cực sản xuất, chỉnh trang nhàcửa, sân, vườn, công trình vệ sinh, hệ thống sử lý nước thải trong chăn nuôi
Trực tiếp đóng góp cho phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phươngnhư hiến đất, đóng góp ngày công, đóng góp kinh phí xây dựng nhà văn hóa, đườnggiao thông nội đồng, thôn, xóm
2.2.2.2 Thực hiện trên diện rộng
- Văn phòng Nông thôn mới huyện
Tham mưu, giúp việc cho Ban chỉ đạo huyện dự thảo các văn bản hướng dẫncác xã; kiểm tra, theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện các tiêu chí về xây dựng NTM,tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí;
Hàng quý, hết năm tham mưu cho Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện tổ chứcđánh giá kiểm điểm rút kinh nghiệm về kết quả thực hiện công tác xây dựng NTM
Trang 40Chuẩn bị nội dung, chương trình cho các cuộc họp, hội nghị của Ban Chỉ đạohuyện và các báo cáo theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo.
- Các phòng, ban, ngành của huyện
Căn cứ nhiệm vụ được phân công triển khai thực hiện Chương trình mục tiêuquốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 huyện Thọ Xuân, chủ động xâydựng kế hoạch cụ thể gắn với chương trình, kế hoạch công tác năm của cơ quan, đơn vịmình để tổ chức thực hiện những tiêu chí liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lýnhà nước của cơ quan, đơn vị mình đảm nhiệm Các thành viên Ban chỉ đạo huyện chủđộng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các xã được phân công phụ trách thựchiện Chương trình xây dựng NTM Kịp thời giúp cơ sở tháo gỡ những vướng mắc phátsinh trong quá tình tổ chức thực hiện và báo cáo tình hình về Ban chỉ đạo huyện
BCĐ xây dựng NTM huyện, xã đã chủ động bố trí cho cán bộ chủ chốt từhuyện đến cơ sở đi học tập kinh nghiệm về xây dựng NTM tại các tỉnh TuyênQuang, Thái Bình, Hà Tĩnh… các xã đã đạt chuẩn NTM trên địa bàn trong và ngoàihuyện… Qua đợt tham quan đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm, tạo sự thống nhất
về nhận thức, đã vận dụng nhiều cách làm hay, sáng tạo, cụ thể trong chỉ đạo, điềuhành tổ chức thực hiện chương trình ở các xã điểm và trong phạm vi toàn huyện
Cùng với công tác tuyên truyền, việc tập huấn kiến thức cho cán bộ làm côngtác xây dựng NTM cũng được BCĐ tập trung quan tâm chỉ đạo thực hiện Chươngtrình tập huấn cho cán bộ tham gia chương trình xây dựng NTM năm 2014 củaUBND tỉnh Thanh Hóa Ngày 11 tháng 6 năm 2014 BCĐ xây dựng NTM huyện đã
cử 30 đồng chí cán bộ BCĐ, các đồng chí trưởng thôn, Bí thư chi bộ tham gia lớptập huấn kiến thức về xây dựng thôn NTM năm 2014 tại Sầm sơn Thanh Hóa
- Ban Chỉ đạo, Ban quản lý chương trình xây dựng NTM các xã
Chỉ đạo, quán triệt, phổ biến các nội dung liên quan đến xây dựng NTM tới cán
bộ chủ chốt cấp xã và các thôn Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền với nhiều hìnhthức phong phú đến toàn thể cán bộ, đảng viên, các đơn vị đóng trên địa bàn xã, nhândân các thôn nhằm huy động các nguồn lực cho chương trình xây dựng NTM
Chủ động xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ Chương trìnhxây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 của xã đảm bảo thực hiện đạt các chỉ tiêu kếhoạch của huyện đề ra