1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh tế du lịch trong phát triển bền vững ở tỉnh ninh bình hiện nay

79 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kinh Tế Du Lịch Trong Phát Triển Bền Vững Ở Tỉnh Ninh Bình Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học Ninh Bình
Chuyên ngành Kinh Tế Du Lịch
Thể loại Luận Văn
Thành phố Ninh Bình
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 3,75 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Kinh tế du lịch - Đặc điểm và vai trò của kinh tế du lịch trong phát triển bền vững (3)
  • 1.2. Các nhân tố tác động đến kinh tế du lịch trong phát triển bền vững và những vấn đề đặt ra (7)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH TẾ DU LỊCH TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở NINH BÌNH NHỮNG NĂM QUA (3)
    • 2.1. Tiềm năng kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (12)
    • 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình trong phát triển bền vững từ năm 2003 đến nay (23)
    • 2.3. Đánh giá hiện trạng phát triển dịch vụ du lịch tới việc thu hút khách du lịch góp phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Ninh Bình (39)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH (12)
    • 3.1. Phương hướng phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình (48)
    • 3.2. Các giải pháp phát triển dịch vụ du lịch Ninh Bình (62)
    • 3.3. Kiến nghị (70)
  • PHỤ LỤC (76)

Nội dung

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ DU LỊCH TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1. Kinh tế du lịch Đặc điểm và vai trò của kinh tế du lịch trong phát triển bền vững. 1.1.1. Một số khái niệm có liên quan. Trong pháp lệnh du lịch của Việt Nam ,tại điều 10 thuật ngữ ‘Du lịch’ được hiểu như sau ‘Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn các nhu cầu tham quan,giải tri,nghỉ dưỡng trong khoảng một thời gian nhất định’. Phát triển du lịch bền vững là sự đáp ứng đầy đủ nhất, tiện nghi nhất các nhu cầu của khách du lịch, tạo sức hút du khách đến vùng, điểm du lịch ngày nay đồng thời bảo vệ và nâng chất lượng cho tương lai. Nó được định ra để hướng việc quản lý toàn bộ các tài nguyên, các điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá kèm theo, theo cách mà chúng ta có thể thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ, đồng thời duy trì tính toàn vẹn về văn hoá, các quá trình sinh thái chủ yếu, sự đa dạng sinh học và các hệ thống duy trì nuôi dưỡng sự sống. Phát triển bền vững là việc quản lý toàn bộ các thành phần cấu thành nghành du lịch đảm bảo phát triển cân bằng để có thể mang lại những kết quả có lợi về kinh tế, xã hội mang tính lâu dài mà không gây ra những tổn hại cho môi trường tự nhiên và bản sắc văn hoá của du lịch. Qúa trình phát triển du lịch bền vững phải kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ và sản xuất và tiêu dùng du lịch, nhằm mục đích bảo tồn và tái tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn và phát huy bảo sắc văn hoá dân tộc. 1.1.1.1. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững: Hiện nay có rất nhiều khái niệm về sự phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững, trong đó tôi chỉ trích dẫn ra một số những khái niệm tiêu biểu sau: Khái niệm về phát triển bền vững của : Là sự phát triển của cá nhân này không ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân khác, cộng đồng này không ảnh hưởng đến cộng đồng khác, quốc gia này không ảnh hưởng đến quốc gia khác. Và sự phát triển của thế giới hôm nay không làm ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ mai sau. Khái niệm về du lịch bền vững của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đưa ra tại hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc tại Riode Janeriro năm 1992: Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và quan tâm đến người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người. Khái niệm phát triển du lịch bền vững: Phát triển du lịch bền vững là loại hình phát triển mà sự phát triển của hiện tại không làm tổn hại đến sự phát triển ở trong tương lai. Đó là bao gồm: Nguồn lực doanh nghiệp và tài nguyên, môi trường. Trong thời đại hiện nay, phát triển du lịch bền vững là sự đáp ứng đầy đủ nhất, tiện nghi nhất các nhu cầu của khách du lịch, tạo sức hút của khách đến các vùng du lịch... Điều cốt lõi trong phát triển du lịch bền vững là bảo đảm sự cân bằng giữa cung và cầu; giữa số lương và chất lượng; giữa phát triển du lịch quốc tế và du lịch nội địa; giữa khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch; cân đối giữa yêu cầu phát triển và khả năng quản lý, trong đó nguồn nhân lực du lịch đóng vai trò then chốt.

Kinh tế du lịch - Đặc điểm và vai trò của kinh tế du lịch trong phát triển bền vững

1.1.1 Một số khái niệm có liên quan

Trong pháp lệnh du lịch của Việt Nam ,tại điều 10 thuật ngữ ‘Du lịch’ được hiểu như sau ‘Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn các nhu cầu tham quan,giải tri,nghỉ dưỡng trong khoảng một thời gian nhất định’.

Phát triển du lịch bền vững là sự đáp ứng đầy đủ nhất, tiện nghi nhất các nhu cầu của khách du lịch, tạo sức hút du khách đến vùng, điểm du lịch ngày nay đồng thời bảo vệ và nâng chất lượng cho tương lai Nó được định ra để hướng việc quản lý toàn bộ các tài nguyên, các điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá kèm theo, theo cách mà chúng ta có thể thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ, đồng thời duy trì tính toàn vẹn về văn hoá, các quá trình sinh thái chủ yếu, sự đa dạng sinh học và các hệ thống duy trì nuôi dưỡng sự sống

Phát triển bền vững là việc quản lý toàn bộ các thành phần cấu thành nghành du lịch đảm bảo phát triển cân bằng để có thể mang lại những kết quả có lợi về kinh tế, xã hội mang tính lâu dài mà không gây ra những tổn hại cho môi trường tự nhiên và bản sắc văn hoá của du lịch Qúa trình phát triển du lịch bền vững phải kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ và sản xuất và tiêu dùng du lịch, nhằm mục đích bảo tồn và tái tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn và phát huy bảo sắc văn hoá dân tộc.

1.1.1.1 Khái niệm về phát triển du lịch bền vững :

Hiện nay có rất nhiều khái niệm về sự phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững, trong đó tôi chỉ trích dẫn ra một số những khái niệm tiêu biểu sau:

- Khái niệm về phát triển bền vững của : Là sự phát triển của cá nhân này không ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân khác, cộng đồng này không ảnh hưởng đến cộng đồng khác, quốc gia này không ảnh hưởng đến quốc gia khác Và sự phát triển của thế giới hôm nay không làm ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ mai sau.

- Khái niệm về du lịch bền vững của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đưa ra tại hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc tại Riode Janeriro năm 1992: Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và quan tâm đến người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch trong tương lai Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người.

- Khái niệm phát triển du lịch bền vững: Phát triển du lịch bền vững là loại hình phát triển mà sự phát triển của hiện tại không làm tổn hại đến sự phát triển ở trong tương lai Đó là bao gồm: Nguồn lực doanh nghiệp và tài nguyên, môi trường.

Trong thời đại hiện nay, phát triển du lịch bền vững là sự đáp ứng đầy đủ nhất, tiện nghi nhất các nhu cầu của khách du lịch, tạo sức hút của khách đến các vùng du lịch Điều cốt lõi trong phát triển du lịch bền vững là bảo đảm sự cân bằng giữa cung và cầu; giữa số lương và chất lượng; giữa phát triển du lịch quốc tế và du lịch nội địa; giữa khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch; cân đối giữa yêu cầu phát triển và khả năng quản lý, trong đó nguồn nhân lực du lịch đóng vai trò then chốt. Đối với ngành du lịch của chúng ta, thì phát triển bền vững có nghĩa là việc quản lý toàn bộ các thành phần cấu thành ngành du lịch đảm bảo phát triển cân bằng để có thể mang lại những kết quả có lợi về kinh tế, xã hội mang tính lâu dài mà không gây ra những tổn hại cho môi trường tự nhiên và bản sắc văn hoá của điểm du lịch Quá trình phát triển du lịch bền vững phải kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ sản xuất và tiêu dùng du lịch, nhằm mục đích tái tạo, bảo tồn và phát triển tự nhiên, giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc Theo đó, để đảm bảo sự bền vững của phát triển du lịch thì yếu tố tài nguyên được xem như là nhân tố quan trọng hàng đầu Tài nguyên du lịch được xem là quản lý bền vững nếu trong quá trình khai thác, phục vụ du lịch đảm bảo được hai tiêu chí sau:

+ Hoạt động quản lý tài nguyên bền vững cần được thực hiện để xây dựng những sản phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao, tránh tổn thất, lãng phí, đem lại lợi ích nhiều mặt cho xã hội cả về vật chất và tinh thần.

+ Quản lý tài nguyên bền vững đảm bảo tài nguyên không chỉ được bảo vệ mà còn không ngừng được tôn tạo và phát triển cho mục tiêu sử dụng lâu dài.

1.1.2 Đặc điểm của kinh tế du lịch trong phát triển bền vững

Như chúng ta đã biết sự phát triển bền vững về kinh tế -xã hội nói chung và bất kỳ nghành kinh tế nào cũng vậy cũng cần phải đạt được cả ba mục tiêu cơ bản đó là :

Cần phải đảm bảo vấn đề quan trọng nhất là bền vững về môi trường, bền vững về văn hoá xã hội,bền vững về kinh tế. Đối với văn hoá xã hội thì phát triển bền vững cần phải đảm bảo đem lại lợi ích lâu dài cho xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao mức sống người dân và ổn định về mặt xã hội, đồng thời bảo tồn các giá trị về văn hoá xã hội Đối với sự phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường đòi hỏi khai thác, sử dụng tài nguyên để đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.Điều này được thể hiện rõ ở sử dụng tài nguyên một cách hợp lý đảm bảo sự bảo tồn đa dạng sinh học, không có những tác động tiêu cực đến môi trường.

1.1.3 Vai trò của kinh tế du lịch bền vững đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Tính tất yếu của việc phải phát triển du lịch bền vững do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất: do đặc tính của nghành du lịch đó là nghành kinh doanh tổng hợp, phức tạp và cần phải có quy hoạch phát triển đồng bộ

Thứ hai: do các yếu tố tạo thành sản phẩm của nghành du lịch phải kết hợp của cả tài nguyên có khả năng phục hồi, tài nguyên khó phục hồi và hoàn toàn không thể phục hồi được đó là các tài nguyên xã hội, tài nguyên nhân văn và tài nguyên tự nhiên.

Thứ ba: do nhu cầu của khách hay xã hội nói chung về du lịch ngày càng nhiều và với chất lượng cao hơn và các loại hình du lịch phải phong phú hơn do mức sống của con người nói chung đang được nâng lên rất nhanh, trình độ văn hoá xã hội ngày càng được cải thiện

1.1.3.2.Lợi ích của phát triển du lịch bền vững

Lợi ích cho nhà cung cấp: các nhà cung cấp kinh doanh do lợi ích có thể có nhiều loại hình, sản phẩm du lịch lớn hơn để có thể cung cấp cho khách du lịch nhiều sản phẩm, dịch vụ phong phú hơn và có thể thu được lợi nhuận lớn hơn Do tính chu kỳ sống của sản phẩm du lịch và điểm du lịch nên khi phát triển du lịch bền vững sẽ kéo dài tuổi sống của các điểm, các khu du lịch hơn Nhà cung cấp cũng có thể phát triển mở rộng quy mô hoạt động, giảm được rủi ro trong kinh doanh.

THỰC TRẠNG KINH TẾ DU LỊCH TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở NINH BÌNH NHỮNG NĂM QUA

Tiềm năng kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên tỉnh Ninh Bình a Vị trí địa lý

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ Vị trí giới hạn từ 19 0 50 đến 20 0 26 vĩ độ Bắc; từ 105 0 32 đến 106 0 20 kinh độ Đông Phía Bắc giáp Hà Nam, phía Đông giáp Nam Định, phía Đông Nam giáp biển Đông, phía Tây và Tây Nam giáp Thanh Hóa, phía Tây giáp Hòa Bình Nằm cách thủ đô Hà Nội hơn 90km, nằm trên tuyến đường giao thông đường sắt, đường bộ xuyên Việt, Ninh Bình trở thành một cầu nối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa hai miền Nam - Bắc Ninh Bình lại nằm trong vùng dồi dào năng lượng, có biển và hệ thống sông thông ra biển rất thuận lợi trong việc giao lưu với các tỉnh và quốc tế Ninh Bình có các quốc lộ đi qua là 1 A , 10, 12 B , 45; có đường sắt Bắc - Nam, có nhiều sông chảy qua (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vân, sông Lạng ). b Địa hình

Ninh Bình có một địa hình đa dạng, vừa có đồng bằng, đồi núi, nửa đồi núi và vùng ven biển Về địa hình có ba vùng khá rõ Vùng đồi núi, nửa đồi núi, với các dãy núi đá vôi, núi nhiều thạch sét, sa thạch, đồi đất đan xen các thung lũng lòng chảo hẹp, đầm lầy, ruộng trũng ven núi, có tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là đá vôi, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch Vùng đồng bằng trung tâm là vùng đất đai màu mỡ, bãi bồi ven sông, có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ và sản xuất hàng hóa xuất khẩu Vùng ven biển và biển có nhiều điều kiện phát triển nuôi trồng thủy sản, khai thác các nguồn lợi ven biển Đồi núi trùng điệp chiếm quá nửa diện tích tự nhiên của tỉnh Với địa hình đa dạng như vậy, Ninh Bình có đủ điều kiện để phát triển một nền kinh tế tổng hợp. c Khí hậu và thủy văn

Về mặt khí hậu thì Ninh Bình thuộc vùng tiểu khí hậu của đồng bằng sông Hồng, ngoài ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, Đông Nam, còn chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển, rừng núi và nửa rừng núi Thời tiết trong năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 11, 12 năm trước đến tháng 4 năm sau; mùa mưa từ tháng 5 năm trước đến tháng 10 năm sau Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,2 o C và có sự chênh lệch không nhiều giữa các vùng (hơn kém nhau từ 0,3-0,4 o C).

Về mặt thủy văn thì tỉnh có nhiều sông và hồ, đầm Đây là nguồn nước mặt cung cấp nước cho công nghiệp, nông lâm nghiệp và bồi đắp phù sa cho đồng ruộng Hàng năm, hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình được nuôi dưỡng bằng nguồn nước mưa dồi dào, tạo nên lượng dòng chảy tương đối phong phú Với điều kiện thủy văn như vậy rất thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng, đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp, du lịch và các hoạt động phát triển kinh tế khác. d Sinh vật và đất đai

Thảm thực vật rừng phong phú, tập trung ở vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương Rừng Cúc Phương thuộc loại rừng mưa nhiệt đới điển hình với cấu trúc thảm thực vật nhiều tầng (tới 5 tầng, tầng vượt tán có những cây cao 40- 50m), phong phú về thành phần loài Đây còn là nơi gặp gỡ của các loài thực vật dễ di thực từ vùng nhiệt đới khô như Ấn Độ, Mianma tới Một số loài thực vật điển hình là chò xanh (Terminalia Mgriocarpa), cây lê (brassaiopsis cucphalobgensis thuộc họ Araliacsae), cây chân chim (Schefflera globulihera thuộc họ Araliacsae) Động vật ở Cúc Phương cũng rất phong phú Hiện đã phát hiện được 233 loài động vật có xương sống, nhiều loài chim và 24 bộ côn trùng trong số 30 bộ côn trùng thường gặp ở nước ta. e Tình hình dân cư và điều kiện để phát triển du lịch

Dân số Ninh Bình đến 31/12/2012 gần 1 triệu người, chiến trên 5% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và trên 1% dân số của cả nước Trong tổng dân số của tỉnh có 48,76% là nam; 51,24% là nữ; dân số thành thị chiếm 15,3%, dân số nông thôn chiếm 84,7% Mật độ dân số chung toàn tỉnh là 664 người/km 2 , cao nhất là thành phố Ninh Bình 2.217 người/km 2 và huyện Yên Khánh 1.013 người/km 2 ; thấp nhất là huyện Nho Quan 332 người/km 2 Cộng đồng các dân tộc đang sinh sống trong tỉnh đa số là dân tộc Kinh chiếm trên 98,2%, đứng thứ hai là dân tộc Mường chiếm 1,7% Trong số các dân tộc ít người sinh sống trong tỉnh, dân tộc Mường đã định cư khá lâu đời ở các xã thuộc miền núi cao huyện Nho Quan, thị xã Tam Điệp.

2.1.2 Tiềm năng du lịch Ninh Bình a Tài nguyên du lịch tự nhiên

Với diện tích tự nhiên 1.390,11 km 2 , tuy là một tỉnh không lớn nhưng Ninh Bình là một tỉnh có địa hình rất đa dạng, có núi, đồng bằng, vùng ven biển, mang đầy đủ sắc thái địa hình Việt Nam thu nhỏ Đặc điểm về địa hình kết hợp với các thành phần tự nhiên khác như hệ thống thủy văn, lớp phủ thực vật đã tạo cho Ninh Bình tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú Thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, nhiều hang động nổi tiếng, quần thể hang động Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, VQG Cúc Phương với hệ động thực vật phong phú, khu bảo tồn Đất ngập nước Vân Long, khu du lịch sinh thái hồ Yên Thắng, hồ Yên Đồng, với cảnh quan đặc sắc và tính đa dạng sinh học cao Đây là tiền đề quan trọng cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí, du lịch chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch tham quan i Quần thể khu du lịch sinh thái Tràng An

Nằm ở thôn Tràng An, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, cách cố đô Hoa

Lư khoảng 4km về phía Nam, diện tích trên 1.961ha, với những dải đá vôi,các thung lũng và những dòng sông ngòi đan xen vào nhau tạo nên một không gian huyền ảo và thơ mộng Sau khi du khách dâng hương tưởng niệm tại hai đền thờ vua Đinh và vua Lê, đến bến thuyền Sào Khê Từ đây những chiếc thuyền nan lướt nhẹ trên mặt nước qua Xuyên Thủy Động sẽ đưa du khách vào thăm quần thể hang động Tràng An Hai bên dòng sông là những phong cảnh sơn thủy hữu tình mà thiên nhiên đã ban tặng nơi đây: núi ông Trạng, núi Hòm Sách, núi Mỏ Trả Khu du lịch Tràng An có quần thể hang động như: hang Ba Giọt, hang Địa Linh, hang Tối, hang Sáng và các thung lũng như thung Đền Trần, Thung Mây, Thung Nấu Rượu, Thung Khống các hang xuyên thủy dài và đẹp mới được khai thác sẽ làm cho du khách ngỡ ngàng Tất cả dường như hòa quyện vào nhau tạo nên một không gian kỳ thú. Với 48 hang xuyên thủy động, đây là quần thể hang động có một không hai ở Việt Nam.

Núi Bái Đính đứng độc lập, cao đến hơn 200m, có diện tích gần 150.000m 2 , quay về hướng Đông, có dáng vòng cung hai bên khép lại tựa tay ngai, tạo thành một thung ở dưới rộng khoảng 3ha gọi là thung Chùa Nhìn theo một góc khác, núi lại trông giống một người khổng lồ ngồi quay lưng ra biển, hai chân duỗi về phía Tây Bắc và Tây Nam Núi Bái Đính hiện còn giữ được nét nguyên sơ của núi rừng xa xưa, cây cối tươi tốt, có nhiều cây cao to bao phủ núi non, xanh mượt một màu dịu mát Hiện nay khu núi chùa Bái Đính được Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh phê duyệt quy hoạch 390ha Chùa ở vị trí đẹp, sơn thủy hữu tình với năm cái nhất: chùa lớn nhất, tượng to nhất

(100 tấn đồng), nhiều tượng nhất (500 pho tượng La Hán), chuông to nhất, giếng ngọc lớn nhất Trong tương lai nơi đây còn là công viên văn hóa và học viện Phật giáo Nơi đây thể hiện tính độc đáo hiếm có của một khu du lịch văn hóa tâm linh, là một trong những điểm nhấn của khu du lịch sinh thái Tràng An. ii Vườn Quốc gia Cúc Phương

VQG Cúc Phương được thành lập vào 7/7/1962, có diện tích 22.200ha,trong đó 3/4 là núi đá vôi cao từ 300 đến 648m so với mặt nước biển Đây làVQG đầu tiên của Việt nam Vườn có hệ thực vật, động vật phong phú, đa dạng Khí hậu ở Cúc Phương thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,7 0 C Địa hình phức tạp, rừng ở dạng nguyên sinh chứa nhiều bí ẩn và cảnh quan độc đáo Trong vườn còn có suối nước nóng

38 0 C Hệ thực vật rất phong phú với 1.944 loài thuộc 908 chi và 299 họ Đặc biệt có cây Trò xanh, cây sấu cổ thụ đều trên dưới 1.000 năm tuổi Cao từ 50 – 70m Riêng hoa phong lan có tới 50 loài, có loài cho hoa và hương thơm quanh năm Hệ động vật đa dạng bao gồm 71 loài thú, hơn 300 loài chim, 33 loài bò sát và 16 loài lưỡng cư Nhiều loài thú quý như: gấu, ngựa, lợn lòi, hổ, báo, chồn, sóc, khỉ… Khu chăn nuôi nửa tự nhiên với các loài hươu sao, nai, khỉ vàng, voọc quần đùi, sóc bay… là nơi phục vụ công tác nghiên cứu của các nhà khoa học và du khách có dịp chiêm ngưỡng như khi sống trong tự nhiên.

Hiện nay, VQG Cúc Phương đã trở thành một trung tâm cung cấp các loài thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho các chương trình trồng rừng trong khu vực và trên cả nước Đến Cúc Phương đẹp nhất vào mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau Một khu rừng nguyên sinh với hệ sinh thái rừng nhiệt đới đa dạng, phong phú được bảo vệ nghiêm ngặt. iii Khu bảo tồn Đất ngập nước Vân Long

Khu bảo tồn Đất ngập nước Vân Long là khu bảo tồn sinh cảnh đặc trưng cho hệ sinh thái núi đá ngập nước, có diện tích lớn nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng (khoảng 2.643ha) Đây cũng là nơi khoanh vùng bảo vệ loài voọc quần đùi trắng – một loài linh trưởng quý hiếm đã được ghi trong sách Đỏ Việt Nam Vân Long là một vùng đất còn ít được khám phá với cảnh quan đặc biệt hấp dẫn. Địa hình Vân Long bằng phẳng, độ chênh không quá 0,5m Núi đá vôi và đồi đất chiếm ắ diện tớch Rừng Võn Long cú 457 loài thực vật bậc cao cú mạch thuộc 327 chi, 127 họ Đặc biệt có 8 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam (1996) là Kiêng, lát hoa, tuế lá rộng, cốt toái bổ, sắng, bách bộ… về động vật có 39 loài, 19 họ, 7 bộ thú, có 12 loài động vật quý hiếm như voọc quần đùi (với số lượng lớn nhất Việt Nam), gấu ngựa, sơn dương, cu ly lớn, khỉ mặt đỏ…Trong các loài bò sát có 9 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam là rắn hổ chúa, kỳ đà, trăn đất, rắn ráo trâu, rắn ráo thường, rắn sọc đầu đỏ, rắn cạp nong, rắn hổ mang, tắc kè Khu bảo tồn Đất ngập nước Vân Long có

32 hang động đẹp, nhiều hang rộng có giá trị như hang Cá, hang Bóng, hang Rùa, hang Chanh… ở đây còn có Kẽm Chăm và đền thờ Mẫu, nơi thờ mẹ của

Thực trạng phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình trong phát triển bền vững từ năm 2003 đến nay

2.2.1 Tình hình khách du lịch tại tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn từ

2003 – 2013 a Quy mô nguồn khách du lịch tại tỉnh Ninh Bình

Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo hỗ trợ của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân (HĐND), UBND Tỉnh, của Tổng cục Du lịch và các ban, ngành của Trung ương và địa phương Nhận thức được vai trò và vị trí của ngành du lịch trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, những năm qua đội ngũ cán bộ và nhân viên ngành du lịch đã nỗ lực hết mình, không ngừng học hỏi, phát huy mạnh mẽ nội lực để hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch đề ra nên bước đầu ngành du lịch Ninh Bình đã đạt được những thành tích tốt.

Trong những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước (đặc biệt từ khi có Nghị quyết 45/CP của Chính phủ về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch và Chỉ thị 46/CT – TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng), sự phát triển ổn định với tốc độ cao của kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật và đặc biệt là sự ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng ở nước ta đã góp phần nâng cao mức sống của người dân Thu nhập gia tăng, đời sống được nâng cao, điều kiện về giao thông ngày càng được cải thiện và thuận lợi và đặc biệt là quyết định của Chính phủ về việc giảm thời gian lao động xuống còn 40 giờ/tuần và thời gian nghỉ tăng lên 2 ngày/tuần… chính là nhân tố quan trọng hàng đầu làm cho nhu cầu du lịch tăng lên.

Bảng 2.2: Lượng khách du lịch đến Ninh Bình thời kỳ 2003 – 2012 Đơn vị tính: Lượt khách

Tổng số khách du lịch Khách quốc tế Khách nội địa

% tăng so với năm trước

% tăng so với năm trước Số lượng

% tăng so với năm trước

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình)

Trong những năm gần đây được sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng cùng với việc ngành du lịch Ninh Bình chú trọng nhiều hơn cho công tác tuyên truyền quảng bá, tăng cường sơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư các dự án phát triển du lịch quy mô lớn… nên lượng khách du lịch đến Ninh Bình ngày một tăng, khách quốc tế đến Ninh Bình chiếm trung bình khoảng 22,92% so với tổng lượng khách, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm giai đoạn 2003 – 2012 đạt 13,34%/năm Khách nội địa chiếm tỷ trọng khoảng 77,08% với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm giai đoạn 2003- 2012 là 21,52%/năm Đặc biệt trong 3 năm 2008 – 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân đều trên 20% đây thực sự là tín hiệu đáng mừng đối với du lịch Ninh Bình

Bảng 2.3 : So sánh số lượng khách du lịch đến Ninh Bình với các tỉnh lân cận Đơn vị: Lượt khách Địa phương Loại khách du lịch 2003 2004 2005 2006

Khách quốc tế 218.805 287.900 329.847 307.017 Khách nội địa 520.866 589.443 691.389 879.971 Tổng số khách 739.671 877.343 1.021.236 1.186.988

Khách nội địa 628.731 696.000 993.500 1.270.043 Tổng số khách 631.794 700.000 1.000.000 1.280.000

Khách quốc tế 350.401 440.000 520.000 606.500 Khách nội địa 1.330.128 1.660.000 1.895.000 2.357.300 Tổng số khách 1.680.529 2.100.000 2.415.000 2.963.800

Khách quốc tế 1.085.000 1.046.000 1.005.800 1.150.000 Khách nội địa 1.414.830 1.629.000 1.452.700 2.357.300 Tổng số khách 2.500.630 2.675.000 2.458.500 3.100.000

Khách quốc tế 850.000 950.000 1.109.635 1.200.000 Khách nội địa 3.030.000 3.500.000 4.230.365 4.500.000 Tổng số khách 3.880.000 4.450.000 5.340.000 5.700.000

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Viện NCPT Du lịch)

So sánh khách du lịch đến Ninh Bình với các tỉnh lân cận như Hà Nội,Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa… cho thấy lượng khách du lịch quốc tế đến với Ninh Bình tuy không nhiều, nhưng lại có tốc độ tăng trưởng cao(13,34%), nguyên nhân là do Ninh Bình tập trung nhiều nguồn tài nguyên có giá trị, hấp dẫn đối với khách quốc tế như VQG Cúc Phương, khu bảo tồn Đất ngập nước Vân Long, cố đô Hoa Lư, Tam Cốc – Bích Động, Khu du lịch sinh thái Tràng An, Chùa Bái Đính…

Biểu đồ 2.1: So sánh số lượng khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình với các tỉnh lân cận

(Đơn vị: Nghìn lượt khách)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) b Thị trường khách du lịch tại tỉnh Ninh Bình i Thị trường khách du lịch quốc tế Định hướng thị trường là việc xác định các thị trường mục tiêu trong tương lai, từ đó xây dựng các chiến lược về sản phẩm phù hợp, cũng như các chính sách tiếp thị phù hợp nhằm thu hút một cách có hiệu quả khách du lịch từ các thị trường mục tiêu đã xác định Việc xác định các thị trường mục tiêu được căn cứ vào một số tiêu chí chính như sau: xu hướng, dự báo dòng khách du lịch; tiềm năng du lịch của lãnh thổ; hệ thống khách sạn, các cơ sở vui chơi giải trí, các điểm du lịch tiêu biểu, các sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc điểm tâm lý xã hội, nhu cầu đi du lịch của từng thị trường khách; các kết quả điều tra về khách du lịch; các sự kiện lớn được tổ chức như các hội nghị đa quốc gia, các chương trình xúc tiến du lịch…

- Thị trường Tây Âu, đây là thị trường quan trọng nhất, chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu khách quốc tế đến Ninh Bình Hai thị trường truyền thống quan trọng nhất là Pháp và Anh Đứng thứ ba là thị trường Đức Ngoài raNinh Bình còn đón khách du lịch từ Thụy Sỹ, Hà Lan, Đan Mạch Các thị trường này có khả năng chị trả khá cao, tuy nhiên cũng đòi hỏi được phục vụ những sản phẩm du lịch tương đối hoàn hảo, có chất lượng cao Chính vì vậy việc phục vụ những sản phẩm du lịch ở thị trường này rất khó, đòi hỏi phải có những chiến lược cụ thể rõ ràng như chiến lược về sản phẩm, chiến lược về quảng cáo, chiến lược về đào tạo nhân lực Khách du lịch Tây Âu đến ViệtNam nói chung và đến Ninh Bình nói riêng chủ yếu với mục đích tham quan thắng cảnh, thương mại Họ thích tìm hiểu văn hóa lịch sử, thăm các danh thắng, tham gia hoạt động du lịch sinh thái Quà lưu niệm cũng như các món ăn Việt Nam rất được khách Tây Âu ưa chuông.

- Thị trường Đông Á, Thái Bình Dương chiếm tỷ trọng cao trong thị phần khách quốc tế và có xu hướng phát triển nhanh trong thời gian tới, bao gồm Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Australia, các nước ASEAN và Hàn Quốc.

Thị trường khách du lịch Nhật Bản: Khách Nhật có khả năng chi trả rất cao và có xu hướng tăng Khách du lịch Nhật Bản đến Ninh Bình chủ yếu đi bằng đường hàng không qua Hà Nội Mục đích chính của khách Nhật Bản đến Việt Nam là tham quan du lịch, tiếp đến là thương mại Khách Nhật Bản đòi hỏi chất lượng các dịch vụ rất cao, họ thường ở các khách sạn cao cấp 4 -5 sao Vấn đề vệ sinh và an toàn được người Nhật rất coi trọng Với những đặc điểm như trên của người Nhật, cần phải có được những dịch vụ tương đối cao cấp để có thể giữ chân khách Nhật ở lại nhiều hơn và lâu hơn tại Ninh Bình. Ngoài mục đích thương mại, hội nghị hội thảo, các sản phẩm yêu thích của khách Nhật là tham quan thắng cảnh, tìm hiểu văn hóa lịch sử, lễ hội, vui chơi giải trí, golf…

Thị trường khách du lịch Trung Quốc có xu hướng tăng mạnh trong vài năm gần đây Khả năng chi tiêu của họ còn thấp so với các thị trường khác.

Họ sử dụng các dịch vụ du lịch với chất lượng ở mức trung bình, ít khi sử dụng các dịch vụ cao cấp Khách Trung Quốc thường đến với mục đích thăm quan thắng cảnh và mua sắm.

Thị trường khách du lịch Đài Loan cũng chiếm vị trí rất quan trọng đối với Ninh Bình nói riêng và trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận nói chung,hiện có xu hướng chững lại Khách du lịch Đài Loan đến Việt Nam chủ yếu với mục đích thương mại, hội nghị hội thảo, tìm kiếm cơ hội đầu tư kết hợp tham quan du lịch Khách Đài Loan còn thích vui chơi giải trí, thể thao Họ đến Việt nam chủ yếu bằng đường hàng không Khả năng chi tiêu của họ tương đối cao và thường sử dụng các dịch vụ lưu trú có chất lượng cao, sử dụng nhiều các dịch vụ du lịch bổ sung khác Trong cơ cấu chi tiêu của họ dành phần lớn cho lưu trú và ăn uống Đối với khách du lịch Đài Loan cần tổ chức nhiều các dịch vụ bổ sung, đặc biệt các dịch vụ bổ sung này phải gắn liền với các cơ sở lưu trú để thuận lợi cho việc sử dụng của họ

Thị trường khách du lịch Hàn Quốc: Khách Hàn Quốc chủ yếu là khách thương mại, công vụ, là các nhà đầu tư Họ có khả năng chi trả cao, có sở thích gần giống như khách Nhật Bản Đặc biệt đối với Ninh Bình, khu bảo tồn Đất ngập nước Vân Long, khách du lịch tương đối đông, họ đi tour du lịch về Vân Long sau đó đi du lịch vịnh Hạ Long những năm gần đây tăng nhiều.

Thị trường Úc: Các sản phẩm du lịch yêu thích của người Úc là thăm quan thắng cảnh, tìm hiểu văn hóa lịch sử, ẩm thực và du lịch sinh thái.

Thị trường du lịch ASEAN: Với hai thị trường chính là Singapore và

Thái Lan Từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN, đặc biệt từ khi Việt Nam đơn phương miễn thị thực nhập cảnh cho các nước ASEAN, lượng khách du lịch đến từ các nước này có xu hướng tăng nhanh Đặc điểm của thị trường khách ASEAN đến Việt Nam nói chung và đến Ninh Bình nói riêng chủ yếu vì mục đích thương mại sau đó là mục đích tham quan thắng cảnh, thăm thân Khách ASEAN rất thích du lịch sinh thái Phần lớn khách ASEAN đi lẻ và đến Việt Nam lần đầu Khách du lịch ASEAN đến Việt Nam có khả năng chi tiêu lớn, đặc biệt là khách thương mại Nhìn chung, thị trường ASEAN là thị trường đầy tiềm năng vì xu hướng khách đi lại trong vùng vẫn không thay đổi, giá cả hợp với mức thu nhập của người dân các nước này, điều kiện đi lại trong khu vực ngày một dễ hơn, dễ hội nhập với phong cách sống ở Việt Nam do có văn hóa, lịch sử tương đồng Tuy nhiên, những thị trường này cũng có những đòi hỏi cao như giá rẻ, dịch vụ chất lượng, mặt hàng phong phú phù hợp với ý thích mua sắm, đồng thời các sản phẩm du lịch phải khác riêng biệt so với sản phẩm ở nước họ, tránh sự nhàm chán, lặp lại giữa các nước trong khu vực.

- Thị trường du lịch Bắc Mỹ, cũng giống như thi trường du lịch Tây Âu, thị trường du lịch Bắc Mỹ (chủ yếu Mỹ và Canada) là thị trường có triển vọng đối với du lịch Ninh Bình Đây cũng là thị trường có khả năng thanh toán cao, có nhu cầu về chất lượng các dịch vụ du lịch cao Mục đích chủ yếu của thị trường Bắc Mỹ là tham quan du lịch, tiếp đến là mục đích thương mại, thăm thân và các mục đích khác ii Thị trường khách du lịch nội địa

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH

Phương hướng phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình

3.1.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch Ninh Bình từ nay đến năm 2020 a Quan điểm

Xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp Phát triển du lịch là trách nhiệm của các cấp, các ngành và của mỗi người dân Phát triển du lịch bền vững, từng bước đưa du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cùng phát triển Coi trọng tính hiệu quả, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực lưu trú, vui chơi giải trí, làng nghề, mua sắm, ẩm thực… nhằm thu hút khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của du khách để tăng thu nhập từ du lịch.

Phát triển du lịch phải gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn liền với an ninh, quốc phòng và giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa người dân địa phương với doanh nghiệp kinh doanh du lịch và Nhà nước Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động, nâng cao vai trò quản lý nhà nước về du lịch; gắn phát triển du lịch với giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo. b Mục tiêu

Huy động các nguồn lực, tập trung khai thác hợp lý tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, xây dựng Ninh Bình trở thành một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước Phấn đấu đến năm 2015 đón 4.000.000 lượt khách du lịch trở lên, trong đó có 1.000.000 lượt khách quốc tế; thu hút 900.000 – 1.000.000 trở lên khách lưu trú tại Ninh Bình, trong đó có 350.000 – 400.00 khách quốc tế Từ năm 2015 trở đi, tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân 10%/năm

Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng cho du lịch, đặc biệt chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho du lịch, đặc biệt chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên Ưu tiên đầu tư xây dựng các khách sạn từ 3 – 5 sao Phấn đấu đến năm 2015, tổng số khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng từ 3 -5 sao tăng thêm so với năm 2009 là 20 khách sạn với 2.500 phòng Đồng thời quan tâm đúng mức việc phát triển các làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê để phát triển loại hình du lịch ở nhà dân.

Hoàn chỉnh đầu tư xây dựng và phương thức quản lý các khu du lịch lớn Từ nay đến năm 2015 tập trung hoàn chỉnh khu Tràng An, chùa Bái Đính, cố đô Hoa Lư và sông Sào Khê, Kênh Gà – Vân Trình, khu Bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nước Vân Long,, khu du lịch Hồ Đồng Thái, Tam Cốc – Bích Động, Thung Nắng, Hang Bụt… Đào tạo nghề và đào tạo việc làm cho người lao động; đến năm 2015, lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 8.000 – 10.000 người (năm 2009 là 1.000) lao động gián tiếp là 20.000 người (năm 2009 là 5.350) Thu nhập từ du lịch đến năm 2015 đạt 1.500 tỷ đồng, các năm tiếp theo tăng trưởng bình quân 15%/năm Thu nhập từ du lịch năm 2020 trở đi chiếm trên 10% GDP toàn tỉnh.

3.1.2 Định hướng phát triển du lịch ở Ninh Bình từ nay đến năm

2020 và tầm nhìn đến năm 2030 a Định hướng phát triển tài nguyên du lịch tỉnh Ninh Bình Điều chỉnh quy hoạch du lịch nói chung và tổ chức không gian phát triển du lịch Ninh Bình nói riêng, là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết nhằm khai thác tốt các yếu tố thuận lợi và hạn chế những khó khăn, thách thức mà du lịch Ninh Bình dựa vào một số các cơ sở sau: Luật Du lịch được ban hành theo Nghị quyết 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 củaQuốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực từ1/1/2006; Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2010 (được Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt năm 2002); Đánh giá thực trạng phát triển du lịch Ninh Bình theo định hướng Tổ chức không gian du lịch tỉnh Ninh Bình đề xuất trong quy hoạch 1995.

Các yếu tố mới xuất hiện: đầu tư hạ tầng du lịch và phát triển hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh; định hướng phát triển kinh tế của địa phương trong thời kỳ mới; các yếu tố tài nguyên du lịch mới xuất hiện; những cơ hội và thách thức phát triển du lịch đối với Ninh Bình i Tổ chức không gian phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020 Định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ thực chất là vấn đề tổ chức không gian du lịch dựa trên những giá trị và sự phân bố của các nguồn tài nguyên du lịch, của kết cấu hạ tầng và nhu cầu của khách du lịch Tổ chức lãnh thổ du lịch phải được lồng ghép trong không gian kinh tế - xã hội của lãnh thổ vùng nghiên cứu và mối quan hệ về du lịch với các lãnh thổ lân cận cũng như trong toàn khu vực để có các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp. Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ, tỉnh Ninh Bình sẽ tạo ra được những sản phẩm du lịch đặc thù Cụ thể là việc hình thành các khu, điểm tuyến du lịch, đô thị du lịch, đảm bảo các hoạt động du lịch trong phạm vi đó Phụ thuộc vào tính chất độc đáo, hấp dẫn của nguồn tài nguyên, sự đồng bộ về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và chất lượng du lịch Ninh Bình có thể tạo được một số sản phẩm du lịch mang ý nghĩa quốc gia hội đủ các yếu tố cạnh tranh, phát triển cũng như một số sản phẩm du lịch có ý nghĩa địa phương, làm phong phú hơn hành trình, sự cảm thụ của du khách khi có điều kiện và thời gian lưu trú dài hơn tại Ninh Bình.

Các không gian dành cho phát triển du lịch ở đây được hiểu với một khái niệm rộng hơn với một không gian tương đối mở (không bị giới hạn bởi ranh giới cứng), là nơi phân bố những tài nguyên du lịch có giá trị, có khả năng khai thác để phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh. Đây cũng là những không gian cần được ưu tiên đầu tư phát triển du lịch, nơi du lịch được xem là động lực chính cho phát triển kinh tế - xã hội Tại các khu vực này, cần có sự điều chỉnh phát triển các ngành kinh tế khác một các phù hợp, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững.

Tổ chức không gian du lịch còn chỉ ra các dự án phát triển du lịch với mức độ quy mô đầu tư khác nhau nhằm khai thác đồng bộ, có hiệu quả tiềm năng du lịch của lãnh thổ, tránh sự đơn điệu, trùng lặp Định hướng tổ chức không gian du lịch cần được xem xét và phân tích trong mối quan hệ với vị trí càc chức năng của nó ở một không gian phát triển rộng lớn hơn đối với vùng phụ cận Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thì tổ chức không gian du lịch sẽ được lồng trong không gian phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thuận chiều với định hướng phát triển đã xác định vì hoạt động của du lịch luôn luôn xen cài với nhiều ngành dịch vụ khác có liên quan chứ không phải là một hoạt động mang tính độc lập Hoạt động du lịch là một yếu tố cấu thành trong cơ cấu kinh tế - văn hóa – xã hội của địa phương, luôn phát triển hài hòa với hệ sinh thái, kinh tế đô thị.

Các điểm du lịch của tỉnh, về mặt lý luận, điểm du lịch là một đơn vị lãnh thổ du lịch, nơi tập trung một (hoặc một vài) loại tài nguyên du lịch (tự nhiên hay nhân văn) trên phạm vi lãnh thổ không lớn Sức hấp dẫn của điểm du lịch chỉ có khả năng lưu giữ khách trong một thời gian ngắn, thường là trong ngày (đối với điểm tham quan) hoặc từ 1 đến 2 ngày (đối với những điểm du lịch có kết hợp với nghỉ dưỡng, chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học) Điểm du lịch cần phải có các điều kiện cần thiết về môi trường tự nhiên,môi trường xã hội và đảm bảo trật tự an toàn du lịch để đảm bảo cho khách đến tham quan du lịch Chất lượng và sự phân bố trong không gian của các điểm du lịch là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng các tuyến và các chương trình du lịch Căn cứ vào đặc điểm tài nguyên và các điều kiện có liên quan, một số điểm tham quan du lịch quan trọng cần chú trọng phát triển tại Ninh Bình bao gồm: Khu du lịch sinh thái Tràng An (Hoa Lư); Quần thể di tích Cố đô Hoa Lư, đền vua Đinh, đền vua Lê, đền Thái Vi (Hoa Lư); VQGCúc Phương (Nho Quan); Núi non nước (núi Dục Thúy) – sông Vân Sàng

(TP.Ninh Bình); Khu bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nước Vân Long (Gia Viễn); Khu du lịch Tam Cốc, Bích Động (Hoa Lư); Động Địch Lộng – động Hoa Lư – động Vân Trình; núi chùa Bái Đính (Gia Viễn); Suối nước khoáng Cúc Phương (Nho Quan); Hồ Yên Đồng (Yên Mô); Hồ Yên Thắng (thị xã Tam Điệp); Đèo Tam Điệp (Tam Điệp); Suối nước nóng Kênh Gà (Gia Viễn);

Hồ Đồng Chương (Nho Quan); Nhà thờ đá Phát Diệm (Kim Sơn); Lễ hội Trường Yên, Thái Vi, chùa Bái Đính, lễ hội Báo bản Nộn Khê, lễ hội đền Nguyễn Công Trứ (Hoa Lư), lễ hội động Hoa Lư – Gia Viễn; Các làng nghề: mỹ nghệ cói Kim Sơn, chạm khắc đá Ninh Vân, làng nghề thêu ren Ninh Hải, làng đồ gỗ Ninh Phong…; đền Dâu, đền Quán Cháo; động Địch Lộng, đền Vua Đinh ii Các tuyến du lịch

Là lộ trình nối liền các điểm du lịch, khu cụm du lịch với nhau, và được xác định có ý nghĩa tương đối theo: Sự phân bố tài nguyên và sự hấp dẫn cảnh quan ở các điểm trên toàn tuyến Điều kiện các cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và các khu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí khách sạn nhà hàng Các điều kiện về vệ sinh môi trường, trật tự, an toàn xã hội và sự phong phú của các loại hình dịch vụ Mối liên hệ giữa các cụm trong tỉnh, giữa tỉnh với các vùng, địa phương lân cận và các trung tâm du lịch lớn Phương hướng phát triển không gian du lịch với những loại hình và sản phẩm du lịch mới.

Các tiêu chí trên quyết định lộ trình của một tuyến du lịch với thời gian dài hay ngắn, chỉ tiêu của khách nhiều hay ít, đến một lần hay nhiều lần của du khách… Từ việc xác định cụm, điểm du lịch và điều kiện thực tế, dự kiến mạng lưới các tuyến du lịch của Ninh Bình được phân thành các nhóm: Các điểm du lịch nội tỉnh (đường bộ, chuyên đề, kết hợp) và các tuyến du lịch liên tỉnh.

- Các tuyến du lịch nội tỉnh:

TP Ninh Bình – Tràng An – Hoa Lư – chùa Bái Đính (2 ngày);

TP Ninh Bình – cố đô Hoa Lư - núi chùa Bái Đính (trong ngày);

TP Ninh Bình – Tam Cốc Bích Động – Linh Cốc – Hải Nham (trong ngày);

TP Ninh Bình – Địch Lộng – Vân Long – Động Hoa Lư – Kênh Gà (3 ngày);

TP Ninh Bình – Cúc Phương – hồ Đồng Chương – Kỳ Phú – căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu – Thị xã Tam Điệp (3 ngày);

Tam Cốc – Bích Động – vùng ven biển huyện Kim Sơn (thăm quan nhà thờ đá Phát Diệm, các làng nghề… trong 2 ngày);

Núi chùa Non Nước – núi chùa Bái Đính – Kênh Gà – Vân Trình (tour du lịch đường thủy, 2 ngày);

Các giải pháp phát triển dịch vụ du lịch Ninh Bình

Để phát triển dịch vụ du lịch đạt hiệu quả cần nhìn nhận trên ba quan điểm kinh tế, xã hội, môi trường Trên quan điểm kinh tế, dịch vụ du lịch có thể được coi là một dạng “xóa đói, giảm nghèo” Phát triển kinh tế cần phải xem xét kỹ các yếu tố cung cầu thị trường, chú ý đến vòng đời của sản phẩm Trước khi hình thành dự án phải xem xét kỹ các điều kiện cung cầu, đặc biệt là thị trường tiêu thụ; trong quá trình triển khai, phải luôn cải thiện sản phẩm dịch vụ du lịch bằng các biện pháp như đào tạo nâng cao trình độ lao động địa phương cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, cần tìm mọi cách đa dạng hóa sản phẩm, tạo những sản phẩm mới trên cở sở đặc trưng của địa phương.

Về mặt xã hội, dịch vụ du lịch cần tuân thủ nguyên tắc giải quyết các mâu thuẫn trên cơ sở không xâm hại lợi ích của nhau Trong từng giai đoạn, cần xác định rõ vai trò của các bên tham gia cũng như mối quan hệ để có biện pháp kịp thời can thiệp Giai đoạn đầu, phát huy tích cực vai trò định hướng của chính quyền, tận dụng sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và tư vấn từ nhà khoa học Nguồn vốn và kinh nghiệm thị trường từ các tổ chức kinh doạnh du lịch bên ngoài Quá trình triển khai, chuyển giao một phần quyền lực về du lịch cho người dân nhưng không quên vai trò giám sát, hỗ trợ của chính quyền địa phương.

Về quan điểm môi trường: phát huy vai trò của Nhà nước, chính quyền địa phương trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên và văn hóa; tiếp tục tận dụng sự hỗ trợ của các đơn vị phi chính phủ, các tổ chức môi trường trong và ngoài nước.

Với các quan điểm đó, để phát triển dịch vụ du lịch tại tỉnh Ninh Bình cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

3.2.1 Giải pháp về bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và vệ sinh môi trường Để hướng đến phát triển du lịch bền vững bảo vệ tài nguyên du lịch là rất cần thiết Đề hỗ trợ công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch, ban quản lý du lịch cần phối hợp chặt chẽ chính quyền địa phương thực hiện một số giải pháp sau:

- Ban hành nội quy, quy tắc ứng xử liên quan đến phát triển du lịch trong phạm vi các thôn, xóm đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch cũng như đối với khách du lịch.

- Tài nguyên rừng là khá lớn do vậy việc bảo vệ tài nguyên rừng là rất quan trọng Không sử dụng củi rừng để đun nước, nghiêm cấm việc đốt lửa trại trong khu vực rừng, không săn bắn động vật hoang dã, chim hoang dã…

- Hạn chế gây ô nhiễm: vận động dân địa phương và khách du lịch không vứt rác trong khu du lịch, tại các điểm du lịch cần bố trí các thùng gom rác hợp lý; thành lập các đội thu gom rác thải và làm sạch môi trường (có thể phối hợp với đoàn thanh niên và hội phụ nữ xã, hoặc vận động cho chính các hộ gia đình thường xuyên làm vệ sinh xung quanh khu vực mình sống, luôn làm sạch đường phố ngõ xóm. Để bảo tồn những nét văn hóa địa phương: Các cơ quan chức năng UBND các xã trong khu du lịch, Phòng Văn hóa – Thông tin các huyện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình cần nghiên cứu phục hồi những nét văn hóa truyền thống của thôn, xóm trong khu du lịch như các lễ hội, các điệu hát chèo, hát dân ca nghề truyền thống… Kiểm kê, kiểm đếm các di tích lịch sử, văn hóa để đưa ra các phương án bảo tồn và phát triển du lịch cho phù hợp với từng di tích.

Xây dựng quy chế quản lý khu du lịch Trên đặc điểm thực tế của từng điểm du lịch cần xây dựng quy chế quản lý hoạt động du lịch sao cho phù hợp Với mỗi điểm cần tham mưu cho UBND huyện, trình HĐND tỉnh quy định phí tham quan, phí chở đò, quy định về bảo vệ tài nguyên du lịch, quy định đối với các đơn vị kinh doanh du lịch và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương Xác định cơ chế phân phối lợi ích từ du lịch Hoạt động đón khách nghỉ trọ tại các hộ dân trong khu du lịch hiện này chủ yếu do một số doanh nghiệp lữ hành và một số hộ dân tự phát hoạt động, lợi nhuận thu được từ hoạt động này chưa nhiều và chưa được quản lý Cần nghiên cứu, quy định trách nhiệm đóng góp của các hộ dân, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong hoạt động này đối với cộng đồng địa phương.

Cần nghiên cứu đánh giá thường xuyên tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và sinh thái nhân văn để ra những biện pháp điều chỉnh quản lý kịp thời nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến mục tiêu bảo tồn của khu du lịch.

Tăng cường tuyên truyền và giới thiệu giáo dục môi trường cho du khách, cho người dân địa phương Bằng việc sử dụng các phương pháp như: thiết kế và phổ biến các tờ gấp, tờ rơi phù hợp, tăng cường sử dụng các phương tiện truyền tin, giáo dục môi trường trên các tuyến tham quan Hiện nay, hình thức sử dụng cho giáo dục môi trường tại các khu du lịch còn rất khiêm tốn và sơ sài Vì vậy, cần có những biện pháp đầu tư và tăng cường thông tin trên các tuyến tham quan như xây dựng biển báo, biển chỉ dẫn, bảng dẫn đường… trong khu du lịch, đặc biệt bắt buộc tại các ngã ba đường Đặt hệ thống thùng rác vừa thuận tiện cho khách vừa tránh tác động xấu đến môi trường Thiết kế hệ thống tài liệu giáo dục môi trường, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức và các hoạt động tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng Tăng cường phối hợp với ngành giáo dục đưa giáo dục môi trường, kiến thức về bảo tồn, giữ gìn, ý thức về cảnh quan môi trường du lịch vào chương trình chính khóa hoặc ngoại khóa của giáo dục phổ thông, thông qua đó nâng cao ý thức và nhận thức cho giới trẻ, đồng thời tuyên truyền các kiến thức và trách nhiệm bảo tồn cảnh quan du lịch tới từng hộ gia đình trong khu du lịch.

3.2.2 Giải pháp về tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật

Hoạt động du lịch luôn gắn liền với hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp điện nước, bưu chính viễn thông.

Vì vậy cần phải có những chính sách ưu tiên đầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của khách du lịch Đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phải phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững trên cơ sở tiềm năng và thế mạnh của địa phương Trong tình hình kinh tế xã hội có những khó khăn cần tính toán để tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao Cần kêu gọi, khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp, tranh thủ nguồn vốn của các chương trình phát triển miền núi, chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình xóa đói giảm nghèo.

Về hệ thống đường giao thông: Từng bước mở mang và nâng cấp mạng lưới đường giao thông Cải tạo đường liên xã, đường liên thôn nhưng không làm ảnh hưởng tới tự nhiên Đường thủy và bến thuyền du lịch: Xây dựng bến thuyền và nạo vét các tuyến đường thủy hiện nay đang hoạt động, đảm bảo an toàn của du lịch đường thủy Nối liền hoạt động du lịch sinh thái, ngắm cảnh bằng các tuyến đường thủy và các bến thuyền tại vị trí các điểm du lịch và các vị trí hiện đang khai thác trong toàn khu du lịch.

Hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc, xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch, đảm bảo hợp vệ sinh, đáp ứng nhu cầu tối thiểu của khách Chú trọng đầu tư vào hệ thống thông tin liên lạc và internet, đây là yêu cầu thiết yếu phù hợp với tình hình phát triển chung của xã hội.

Về cơ sở lưu trú: Kêu gọi người dân tu bổ, cải tạo nhà cửa từ chất liệu, hình dáng đến vật dụng, đồ đạc cần mang dấu ấn đặc trưng của làng quê Bắc

Kiến nghị

3.3.1 Đối với Chính phủ Để tạo điều kiện cho ngành du lịch Ninh Bình phát triển bền vững, trong những năm tới đề nghị Chính phủ tiếp tục tranh thủ quan hệ ngoại giao để quảng bá khu du lịch sinh thái Tràng An và khu du lịch tâm linh Bái Đính, đền Đinh - Lê Có chính sách ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp để quảng bá du lịch Tạo hành lang pháp lý thông thoáng để phát triển du lịch.

3.3.2 Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tăng cường chỉ đạo điều hành thống nhất của UBND tỉnh, thành phố trong phát triển du lịch Xây dựng kế hoạch dài hạn phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho du lịch từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Tạo sự gắn kết giữa cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch với doanh nghiệp Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động của các đơn vị kinh doanh du lịch.

Chỉ đạo, quản lý việc thực hiện quy hoạch du lịch chi tiết phù hợp với những định hướng đã được Ninh Bình xác định Đề nghị UBND tỉnh có những định hướng phân vùng chức năng, quản lý tốt các điểm du lịch, các danh lam thắng cảnh, di tích trên địa bàn Những dự án phát triển lớn, nhất là quy hoạch khu dân cư trong không gian ưu tiên phát triển du lịch, quy hoạch các đô thị có chức năng du lịch, ngoài việc tham khảo ý kiến của các Bộ,

Ngành chức năng liên quan trực tiếp, cần tham khảo ý kiến của Tổng cục Du lịch trước khi quyết định Đối với việc thực hiện các quy hoạch chi tiết khu du lịch cần quan tâm ưu tiên khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống để tại điểm du lịch thu hút khách, và tiêu thụ sản phẩm địa phương.

Huy động và sử dụng vốn phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: quy hoạch trung tâm, quy hoạch chi tiết, UBND chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng các dự án đầu tư tổng thể, chi tiết, cân đối tỷ lệ giữa các khu vực để có kế hoạch huy động vốn thực hiện phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cơ sở hạ tầng trong các tuyến, điểm du lịch Chọn lọc và đưa ra các dự án mẫu về du lịch và cơ sở hạ tầng trong các tuyến, điểm du lịch Chon lọc và đưa ra các dự án mẫu về du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái…

Chỉ đạo và quản ký khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát huy các giá trị tài nguyên và môi trường du lịch Phối hợp với các Bộ, Ngành trung ương kiểm kê và đánh giá các tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh bình để có kế hoạch khai thác sử dụng trước mắt cũng như lâu dài Trước mắt chỉ đạo phối hợp liên ngành và các địa phương cấp huyện, xã nơi có các khu điểm du lịch, xây dựng và thực hiện tốt quy chế bảo vệ môi trường du lịch Tích cực triển khai việc xậy dựng phương án phòng chống khắc phục các sự cố về môi trường

Cần thiết lập việc trao đổi thông tin thường xuyên giữa các cấp quản lý trong tỉnh để có những phương án chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch, các nhà đầu tư thực hiện sát những tư tưởng phát triển chung của Ninh Bình Bên cạnh việc phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong tỉnh, cần có được sự phối hợp tốt giữa các ngành trong khai thác tiềm năng tài nguyên để phát triển du lịch Chỉ đạo việc xây dựng các phương án lồng ghép với các dự án ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kế hoạch phát triển du lịch nói riêng Đặc biệt cần xem xét ưu tiên phát triển hạ tầng cơ sở ở những không gian ưu tiên phát triển du lịch như khu du lịch Tràng An, Tam Cốc –Bích Động, khu du lịch sinh thái Vân Long, Cúc Phương Để tạo nguồn vốn cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển các khu du lịch trọng điểm đã được xác định, UBND tỉnh cần xem xét có chính sách khuyến khích nguồn vốn tự tích lũy, cho phép các doanh nghiệp sử dụng doanh thu du lịch tái đầu tư phát triển trong một khoảng thời gian từ 3 – 5 năm Đây là giải pháp chủ động tích cực và tương đối có hiệu quả để giải quyết phần nào khó khăn về vốn đầu tư hiện nay trong phát triển du lịch Các làng Việt cổ, các làng nghề, lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh là những tài nguyên du lịch đặc trưng đặc biệt có giá trị cần được đầu tư khai thác một cách thỏa đáng để tạo sản phẩm du lịch nông thôn đặc thù có sức cạnh tranh Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh khi du lịch văn hóa được xác định là một trong những định hướng được ưu tiên hàng đầu của du lịch việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

3.3.4 Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Phối hợp với các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải, Văn hóa Thông tin, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các sở, ban, ngành khác có liên quan xây dựng các chương trình liên ngành cùng tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Trước mắt ưu tiên việc triển khai đối với nhiệm vụ hoàn thiện đầu tư nhanh chóng có được các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn và có sức cạnh tranh cao.

Thực hiện các quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư phát triển du lịch; hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, thị xã tiến hành điều chỉnh định hướng phát triển du lịch trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương mình phù hợp các quy hoạch ngành đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Triển khai việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống chính sách, quy định quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh phù hợp với các điều kiện, đặc thù của địa phương để trình UBND tỉnh xem xét ban hành Đây sẽ là những công cụ quản lý có hiệu quả đối với các hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Có kế hoạch hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong phát triển du lịch đối với các địa phương phụ cận Đặc biệt cần xây dựng một kế hoạch hợp tác cụ thể với du lịch Hà Nội trong việc thu hút khách đến Ninh Bình; với Hải Phòng – Quảng Ninh trong việc xây dựng các tour du lịch liên vùng để khai thác giá trị sản phẩm du lịch biển đặc trưng của trung tâm du lịch này bổ sung cho sản phẩm du lịch Ninh Bình.

Có kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn để nhanh chóng nâng cao trình độ nghiệp vụ, khả năng giao tiếp không chỉ của đội ngũ lao động trực tiếp trong ngành mà còn của cộng động người dân tham gia các hoạt động dịch vụ tại các khu điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

3.3.5 Đối với UBND các huyện, thị trực thuộc tỉnh

Tại các điểm du lịch cần có trách nhiệm bảo vệ, giữ nguyên hiện trạng, tránh tình trạng lấn chiếm, mua bán trái phép… Có các biện pháp bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên du lịch, các cảnh quan, môi trường tự nhiên và xã hội trên địa bàn; tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức của toàn dân trong việc tăng cường giữ gìn và bảo vệ môi trường du lịch.

Chủ động tổ chức chỉ đạo và thực hiện quản lý theo chức năng của chính quyền sở tại các dự án đầu tư phát triển du lịch tại địa phương đảm bảo theo đúng quy hoạch, bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch, giữ gìn trật tự kỷ cương, đảm bảo theo đúng quy hoạch, bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch,giữ gìn trật tự kỷ cương, đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội để từng bước đưa công tác quản lý, phát triển du lịch đi vào nề nếp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1 Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030, Hà Nội.

2 Lê Thông (2007), Việt Nam, đất nước, con người, NXB Giáo dục,

3 Luật du lịch Việt Nam (2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

4 Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

5 Nguyễn Ngọc Quỳnh (11/2010), Báo cáo chuyên đề “Điều tra đánh giá nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương về phát triển bền vững và quan điểm hài hòa các mục tiêu: Kinh tế - xã hội và môi trường”, Ninh Bình.

6 Nguyễn Ngọc Quỳnh (11/2013), Nghiên cứu, đề xuất xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái Vân Long, Ninh Bình.

7 Phạm Trung Lương (2007), Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam

– Những vấn đề đặt ra, tuyển tập Hội thảo Quản lý và phát triển du lịch biển, đảo Việt Nam, Tổng Cục Du lịch, Bình Thuận, tr6 – 15.

8 Sở Văn Hóa, Thể thao & Du lịch Ninh bình (2011), Báo cáo kết quả đề tài: Đánh giá tổng thể tiềm năng hang động của Ninh Bình phục vụ cho việc phát triển du lịch, Ninh Bình

Ngày đăng: 15/04/2024, 14:33

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w