Các giải pháp phát triển dịch vụ du lịch Ninh Bình

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch trong phát triển bền vững ở tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 62 - 70)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH

3.2. Các giải pháp phát triển dịch vụ du lịch Ninh Bình

Để phát triển dịch vụ du lịch đạt hiệu quả cần nhìn nhận trên ba quan điểm kinh tế, xã hội, môi trường. Trên quan điểm kinh tế, dịch vụ du lịch có thể được coi là một dạng “xóa đói, giảm nghèo”. Phát triển kinh tế cần phải xem xét kỹ các yếu tố cung cầu thị trường, chú ý đến vòng đời của sản phẩm. Trước khi hình thành dự án phải xem xét kỹ các điều kiện cung cầu, đặc biệt là thị trường tiêu thụ; trong quá trình triển khai, phải luôn cải thiện sản phẩm dịch vụ du lịch bằng các biện pháp như đào tạo nâng cao trình độ lao động địa phương cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, cần tìm mọi cách đa dạng hóa sản phẩm, tạo những sản phẩm mới trên cở sở đặc trưng của địa phương.

Về mặt xã hội, dịch vụ du lịch cần tuân thủ nguyên tắc giải quyết các mâu thuẫn trên cơ sở không xâm hại lợi ích của nhau. Trong từng giai đoạn, cần xác định rõ vai trò của các bên tham gia cũng như mối quan hệ để có biện pháp kịp thời can thiệp. Giai đoạn đầu, phát huy tích cực vai trò định hướng của chính quyền, tận dụng sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và tư vấn từ nhà khoa học. Nguồn vốn và kinh nghiệm thị trường từ các tổ chức kinh doạnh du lịch bên ngoài. Quá trình triển khai, chuyển giao một phần quyền lực về du lịch cho người dân nhưng không quên vai trò giám sát, hỗ trợ của chính quyền địa phương.

Về quan điểm môi trường: phát huy vai trò của Nhà nước, chính quyền địa phương trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên và văn hóa; tiếp tục tận dụng sự hỗ trợ của các đơn vị phi chính phủ, các tổ chức môi trường trong và ngoài nước.

Với các quan điểm đó, để phát triển dịch vụ du lịch tại tỉnh Ninh Bình cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

3.2.1. Giải pháp về bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và vệ sinh môi trường

Để hướng đến phát triển du lịch bền vững bảo vệ tài nguyên du lịch là rất cần thiết. Đề hỗ trợ công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch, ban quản lý du lịch cần phối hợp chặt chẽ chính quyền địa phương thực hiện một số giải pháp sau:

- Ban hành nội quy, quy tắc ứng xử liên quan đến phát triển du lịch trong phạm vi các thôn, xóm đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch cũng như đối với khách du lịch.

- Tài nguyên rừng là khá lớn do vậy việc bảo vệ tài nguyên rừng là rất quan trọng. Không sử dụng củi rừng để đun nước, nghiêm cấm việc đốt lửa trại trong khu vực rừng, không săn bắn động vật hoang dã, chim hoang dã…

- Hạn chế gây ô nhiễm: vận động dân địa phương và khách du lịch không vứt rác trong khu du lịch, tại các điểm du lịch cần bố trí các thùng gom rác hợp lý; thành lập các đội thu gom rác thải và làm sạch môi trường (có thể phối hợp với đoàn thanh niên và hội phụ nữ xã, hoặc vận động cho chính các hộ gia đình thường xuyên làm vệ sinh xung quanh khu vực mình sống, luôn làm sạch đường phố ngõ xóm.

Để bảo tồn những nét văn hóa địa phương: Các cơ quan chức năng UBND các xã trong khu du lịch, Phòng Văn hóa – Thông tin các huyện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình cần nghiên cứu phục hồi những nét văn hóa truyền thống của thôn, xóm trong khu du lịch như các lễ hội, các điệu hát chèo, hát dân ca nghề truyền thống… Kiểm kê, kiểm đếm các di tích lịch sử, văn hóa để đưa ra các phương án bảo tồn và phát triển du lịch cho phù hợp với từng di tích.

Xây dựng quy chế quản lý khu du lịch. Trên đặc điểm thực tế của từng điểm du lịch cần xây dựng quy chế quản lý hoạt động du lịch sao cho phù hợp. Với mỗi điểm cần tham mưu cho UBND huyện, trình HĐND tỉnh quy định phí tham quan, phí chở đò, quy định về bảo vệ tài nguyên du lịch, quy

định đối với các đơn vị kinh doanh du lịch và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương. Xác định cơ chế phân phối lợi ích từ du lịch. Hoạt động đón khách nghỉ trọ tại các hộ dân trong khu du lịch hiện này chủ yếu do một số doanh nghiệp lữ hành và một số hộ dân tự phát hoạt động, lợi nhuận thu được từ hoạt động này chưa nhiều và chưa được quản lý. Cần nghiên cứu, quy định trách nhiệm đóng góp của các hộ dân, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong hoạt động này đối với cộng đồng địa phương.

Cần nghiên cứu đánh giá thường xuyên tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và sinh thái nhân văn để ra những biện pháp điều chỉnh quản lý kịp thời nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến mục tiêu bảo tồn của khu du lịch.

Tăng cường tuyên truyền và giới thiệu giáo dục môi trường cho du khách, cho người dân địa phương. Bằng việc sử dụng các phương pháp như:

thiết kế và phổ biến các tờ gấp, tờ rơi phù hợp, tăng cường sử dụng các phương tiện truyền tin, giáo dục môi trường trên các tuyến tham quan. Hiện nay, hình thức sử dụng cho giáo dục môi trường tại các khu du lịch còn rất khiêm tốn và sơ sài. Vì vậy, cần có những biện pháp đầu tư và tăng cường thông tin trên các tuyến tham quan như xây dựng biển báo, biển chỉ dẫn, bảng dẫn đường… trong khu du lịch, đặc biệt bắt buộc tại các ngã ba đường. Đặt hệ thống thùng rác vừa thuận tiện cho khách vừa tránh tác động xấu đến môi trường. Thiết kế hệ thống tài liệu giáo dục môi trường, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức và các hoạt động tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng. Tăng cường phối hợp với ngành giáo dục đưa giáo dục môi trường, kiến thức về bảo tồn, giữ gìn, ý thức về cảnh quan môi trường du lịch vào chương trình chính khóa hoặc ngoại khóa của giáo dục phổ thông, thông qua đó nâng cao ý thức và nhận thức cho giới trẻ, đồng thời tuyên truyền các kiến thức và trách nhiệm bảo tồn cảnh quan du lịch tới từng hộ gia đình trong khu du lịch.

3.2.2 Giải pháp về tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật

Hoạt động du lịch luôn gắn liền với hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp điện nước, bưu chính viễn thông.

Vì vậy cần phải có những chính sách ưu tiên đầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của khách du lịch. Đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phải phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững trên cơ sở tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Trong tình hình kinh tế xã hội có những khó khăn cần tính toán để tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Cần kêu gọi, khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp, tranh thủ nguồn vốn của các chương trình phát triển miền núi, chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình xóa đói giảm nghèo.

Về hệ thống đường giao thông: Từng bước mở mang và nâng cấp mạng lưới đường giao thông. Cải tạo đường liên xã, đường liên thôn nhưng không làm ảnh hưởng tới tự nhiên. Đường thủy và bến thuyền du lịch: Xây dựng bến thuyền và nạo vét các tuyến đường thủy hiện nay đang hoạt động, đảm bảo an toàn của du lịch đường thủy. Nối liền hoạt động du lịch sinh thái, ngắm cảnh bằng các tuyến đường thủy và các bến thuyền tại vị trí các điểm du lịch và các vị trí hiện đang khai thác trong toàn khu du lịch.

Hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc, xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch, đảm bảo hợp vệ sinh, đáp ứng nhu cầu tối thiểu của khách. Chú trọng đầu tư vào hệ thống thông tin liên lạc và internet, đây là yêu cầu thiết yếu phù hợp với tình hình phát triển chung của xã hội.

Về cơ sở lưu trú: Kêu gọi người dân tu bổ, cải tạo nhà cửa từ chất liệu, hình dáng đến vật dụng, đồ đạc cần mang dấu ấn đặc trưng của làng quê Bắc Bộ. Ngoài ra nhà dân cũng cần phải được đầu tư, nâng cấp hệ thống nhà vệ sinh, nhà tắm hiện đại đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Điều này sẽ tạo ra cơ sở lưu trú có chất lượng và hình ảnh đặc thù để tăng sức cạnh tranh, vừa

đảm bảo tiêu chí vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó các hộ gia đình có thể trồng trọt các loại rau, quả cung cấp cho khách. Cải tạo các vườn rau và cho khách cùng tham gia vào các hoạt động sản xuất của gia đình như trồng, cấy, gặt lúa, trồng rau…

Xây dựng nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch và hướng dẫn cộng đồng địa phương kinh doanh nhà nghỉ và nấu các món ăn truyền thống.

Định hướng cho họ cách thức để có thể tổ chức cho du khách trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương như: ra đồng bắt tôm, bắt các, cấy lúa, chăm sóc rau, củ quả… hoặc thăm cơ sở sản xuất mắm tép, cho khách tham gia các quy trình làm mắm tép, có thuyết minh quy trình sản xuất để khách trải nghiệm.

Tạo điều kiện và vận động một số doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống tham gia vào hoạt động du lịch bằng cách phối hợp với doanh nghiệp lữ hành, đơn vị kinh doanh du lịch hoặc các hộ dân tại địa phương tổ chức cho du khách tham quan quy trình sản xuất hành thủ công mỹ nghệ của doanh nghiệp.

Hiện nay khách du lịch về Ninh Bình, muốn mua quà tặng thì không có, vì vậy cần phải thiết kế và sản xuất một số hàng lưu niệm mang biểu tượng của Ninh Bình như: Nhà thờ đá Phát Diệm, VQG Cúc Phương, Chùa Bái Đính..v.v…

3.2.3. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm

Ngoài các hình thức đang được khai thác phục vụ khách hiện nay như hình thức tổ chức cho khách du lịch ngồi thuyền tham quan ngắm cảnh khu bảo tồn, thăm các di tích lịch sử văn hóa, đón khách nghỉ tại nhà dân và cung cấp cho khách trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương… cần nghiên cứu đa dạng các sản phẩm du lịch để phục vụ tốt hơn nhu cầu của du khách.

Tổ chức một số mô hình du lịch như mô hình làng nghề truyền thống, mô hình nhà vườn, mô hình trang trại chăn nuôi. Các mô hình này có thể trực tiếp hay gián tiếp phục vụ cho hoạt động du lịch, giúp cộng đồng địa phương có thêm việc làm và thu nhập.

Mô hình làng nghề truyền thống. Hiện nay, nghề thêu ren của một số vùng của tỉnh Ninh Bình đã mai một, các cấp, các ngành và các hộ dân cần phối hợp với nhau để khôi phục lại nghề của làng, một phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, mặt khác có thể tổ chức cho du khách tham quan việc sản xuất hàng thêu ren tại các hộ gia đình. Ngoài ra, có thể kết hợp để phát triển mô hình làng nghề truyền thống với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ khách du lịch và xuất khẩu.

Mô hình nhà vườn. Mô hình này gồm vườn cây ăn quả, vườn trồng rau sạch. Vườn cây ăn quả có thể tiến hành trồng tại những nơi có đất đai phù hợp hình thành vườn cây ăn quả lớn. Vườn có thể trồng các loại quả: na, bưởi không hạt, nhãn, ổi, mít… Khách du lịch trong chuyến hành trình đi bộ dã ngoại hoặc đạp xe có thể vào thăm các vườn cây ăn quả của các gia đình ở các thôn và thưởng thức các loại hoa quả trong vườn của người dân địa phương.

Vườn trồng rau sạch: Mô hình trồng rau sạch sẽ là nguồn cung cấp sản phẩm cho các nhà hàng, các khách sạn, các hộ làm nhà nghỉ, người dân sống trong khu vực. Mô hình này cũng có thể là địa điểm để tổ chức cho khách du lịch trải nghiệm công việc làm đồng, trồng rau của người dân địa phương theo kiểu mô hình làng rau Trà Quế - Quảng Nam.

Mô hình trang trại chăn nuôi: Thích hợp tổ chức các hình thức chăn nuôi dê lợn, trâu bò, gia cầm,… sản phẩm của mô hình sẽ là nguồn cũng cấp thực phẩm đặc sản cho các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn.

Các mô hình đề xuất sẽ giúp đa dạng hóa các hình thức tham gia của cộng đồng vào du lịch và cung cấp thực phẩm cho khách.

3.2.4. Giải pháp về đào tạo lao động phục vụ dịch vụ du lịch

Để nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch, tính hiệu quả của dịch vụ du lịch, một trong những nhiệm vụ quan trọng là đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho các nhà quản lý, kinh doanh và lực lượng lao động trực tiếp cả về kinh nghiệm thực tiễn và lý luận. Lực lượng lao động tham gia vào hoạt động du lịch tạo khu du lịch là người nông dân làm du lịch nên còn hạn chế cả

về số lượng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trong thời gian tới để phát triển đội ngũ lao động làm du lịch tại khu du lịch cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Đối với cán bộ xã, cán bộ ban quản lý khu du lịch: tập trung vào các hình thức đào tạo tại chỗ vừa học vừa làm, tham quan nghiên cứu học tập kinh nghiệm quản lý hoạt động của một số tỉnh có nét tương đồng với các khu du lịch của địa phương. Phối hợp chặt chẽ với các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu tổ chức các khóa đào tạo với những nội dung có tính thực tiễn như quản lý, quản trị kinh doanh. Ngân sách đào tạo lấy từ ngân sách tỉnh, huyện hoặc của các địa phương, đặc biệt cần tranh thủ sự phân bố ngân sách hàng năm dành cho phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU của Tỉnh ủy Ninh Bình về phát triển du lịch đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.

- Đối với cộng đồng địa phương và các thành phần có liên quan chủ yếu tập trung vào các hoạt động nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan tới hoạt động du lịch như hiểu biết về giá trị của tài nguyên và môi trường, hiểu biết về kiến thức du lịch cộng đồng, du lịch bền vững… Tổ chức các lớp tập huấn cho các hộ dân đã và đang chuẩn bị tham gia dịch vụ du lịch, tổ chức cho khách trải nghiệm cuộc sống của người nông dân địa phương, tổ chức cho khách đi tham quan bằng xe trâu, xe bò để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho khách du lịch. Họ cần được đào tạo một số nghiệp vụ như: đón tiếp khách, hướng dẫn, nấu ăn,… đặc biệt là ngoại ngữ để phục vụ du khách được tốt hơn.

- Đối với đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch:

cần có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại, đa dạng hóa các hình thức đào tạo lao động tại chỗ, tổ chức các lớp tập huấn, hội thi nghiệp vụ du lịch để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ lao động tại doanh nghiệp. Đến nay một số trạm du lịch không có một HDV du lịch nào hoạt động, cần tuyển và đào tạo 1 – 2 người làm HDV, họ sẽ là tuyên truyền viên tích cực cho điểm du lịch.

3.2.4. Giải pháp liên kết, hợp tác

Liên kết hợp tác giữa cộng đồng địa phương với các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh và ngoài tỉnh, doanh nghiệp du lịch cung cấp thị trường khách, tư vấn cho du khách các điểm tham quan, chương trình du lịch, các dịch vụ khác. Cộng đồng địa phương cung cấp nhà nghỉ, thức ăn, cho thuê xe trâu, xe bò, xe đạp.

Liên kết, hợp tác giữa chính quyền địa phương, ban quản lý khu du lịch với các cơ quan quản lý về du lịch (cấp tỉnh: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cấp Trung ương: Tổng cục Du lịch; các cơ quan có liên quan khác) để cùng triển khai hoạt động xúc tiến, quảng bá tạo hình ảnh của khu du lịch bằng cách giới thiệu tiềm năng du lịch thông qua các chương trình; tọa đàm giới thiệu điểm đến du lịch, tham gia hội trợ, triển lãm, các liên hoan về du lịch… Nghiên cứu, xây dựng các chính sách tạo môi trường pháp lý, thu hút, ưu đãi đầu tư vào hoạt động du lịch.

Liên kết với các tỉnh Hà Nam, Hòa Bình, Nam Định… xây dựng các chương trình du lịch tạo thành các chương trình du lịch hấp dẫn. Liên kết tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu trao đổi kinh nghiệm về quản lý, phát triển du lịch với các địa phương khác.

3.2.5. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng internet, việc tận dụng mạng internet và sử dụng website của ngành du lịch Ninh Bình để quảng bá và giới thiệu điểm đến du lịch mang lại hiệu quả cao với chi phí thấp và phù hợp với xu thế phát triển của thị trường khách du lịch.

Xây dựng Website riêng của khu du lịch, đăng tải mọi thông tin liên quan đến hoạt động du lịch tại địa phương. Giới thiệu tiềm năng, các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư vào hoạt động du lịch, thường xuyên cập nhật thông tin để du khách có thể nắm bắt được nhanh nhất. Đồng thời tiếp nhận những thông tin phản hồi để đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch trong phát triển bền vững ở tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w