1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tích hợp liên môn để nâng cao hiệu quả giảng dạy văn bản cuộc chia tay của những con búp bê đối với học sinh lớp 7b trường THCS phú nhuận

22 246 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 4. Kĩ năng sống được giáo dục :

  • - Kĩ năng giao tiếp: Học sinh trao đổi, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, tình cảm của bản thân về cách ứng xử thể hiện tình cảm của các nhân vật và giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.

  • - Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân về lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm đối với hạnh phúc gia đình.

  • - Kĩ năng ứng phó với những biến động, nguy cơ đổ vỡ của gia đình.

  • - Viết một đoạn văn bằng tiếng Anh về gia đình với những ước mơ của em.

  • - Đóng vai nhân vật người anh, hãy kể tiếp về tâm trạng của Thành sau khi chia tay mẹ và em, trở về nhà đợi bố.

  • - Đọc thêm những truyện ngắn viết về gia đình và quyền trẻ em.

  • - Chuẩn bị bài: Bố cục trong văn bản.

Nội dung

Trang 1

NỘI DUNG TRANG

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm32.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm4

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề5

2.3.2 Tích hợp liên môn để giới thiệu bài6 2.3.3 Tích hợp liên môn để dạy phần tìm hiểu chung6 2.3.4 Tích hợp liên môn để dạy phần tìm hiểu chi tiết7 2.3.5 Tích hợp liên môn để dạy phần tổng kết7 2.3.6 Tích hợp liên môn để dạy phần luyện tập, củng cố8 2.3.7 Tích hợp liên môn để hướng dẫn học sinh học ở nhà8

Trang 2

1.1 Lí do chọn đề tài:

Trong thực tiễn quá trình dạy - học ở trường THCS, chúng ta dễ dàng nhận thấy kiến thức giữa các môn học không chỉ tồn tại đơn lẻ, độc lập mà còn có sự gắn kết, bổ sung cho nhau Vì vậy, trong quá trình dạy - học, giáo viên và học sinh cần phải tích hợp kiến thức xã hội và kiến thức liên môn các môn học với nhau để làm sáng tỏ hơn kiến thức bài học nhằm giúp cho quá trình dạy -học đạt hiệu quả cao, tạo được hứng thú cho -học sinh Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường THCS nói chung và ngay tại trường THCS Phú Nhuận nói riêng có không ít giáo viên trực tiếp giảng dạy với quan điểm chỉ cần dạy bộ môn một cách đơn lẻ, chưa chú trọng đến việc tích hợp các môn học khác để nâng cao hiệu quả bộ môn này.

Yêu cầu của thực tế xã hội ngay nay đòi hỏi sản phẩm của giáo dục không phải là đào tạo ra những con người có kiến thức chuyên sâu thiên lệch về một bộ môn nào đó mà phải là những con người hiểu biết toàn diện, có đầy đủ kiến thức về các lĩnh vực, có kĩ năng sống tốt, biết vận dụng kiến thức vào để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống Chính vì thế việc tích hợp hiểu biết xã hội và kiến thức liên môn của các môn học để giảng dạy cho học sinh mà không làm mất đi đặc trưng riêng của từng bộ môn và cũng không làm lệch lạc mục tiêu môn học là một vấn đề cần thiết Bên cạnh đó đổi mới phương pháp dạy học đang là một xu thế toàn cầu, mang tích cấp thiết của tất cả nền giáo dục trên thế giới, trong đó có giáo dục Việt Nam, mà tích hợp nhiều môn học và hiểu biết xã hội vào giảng dạy trong bộ môn Ngữ văn cũng là một phương pháp dạy học mới của bộ môn giúp đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THCS, tôi rất băn khoăn làm thế nào để tích hợp nhiều môn học và hiểu biết xã hội vào giảng dạy có hiệu quả, mang tính giáo dục cao, phù hợp với từng lớp, từng đối tượng học sinh, gây hứng thú học tập cho học sinh nhưng lại không làm mất đi đặc trưng riêng của môn học Từ suy nghĩ trên tôi đã quyết định chọn và

thực hiện đề tài: Tích hợp kiến thức liên môn để nâng cao hiệu quả giảngdạy văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” đối với học sinh lớp 7Btrường THCS Phú Nhuận.

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Để có giờ dạy văn tốt theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên phải vất vả hơn nhiều trong việc thiết kế và điều hành giờ học Mỗi giáo viên chúng ta không ai muốn mình chỉ có một giờ dạy tốt, mà ai cũng muốn rằng tất cả các giờ lên lớp của mình đều thành công, tạo được hứng thú cho học sinh Để làm được điều đó cần có một sự cố gắng rất lớn Trước hết chính giáo viên phải thực sự chủ động, sáng tạo thì mới có thể khơi dậy được hứng thú từ đó các em mới có những hoạt động tích cực, sáng tạo trong mỗi giờ học Từ những điều trăn trở ấy, tôi mong muốn mỗi giờ học Ngữ văn của mình sẽ đem lại hứng thú thực sự cho học sinh và đặc biệt là sẽ từng bước nâng cao chất lượng của bộ môn, nâng cao hiệu quả dạy học ngay từ việc giảng dạy văn bản

“Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài) trong chương trình Ngữ

Trang 3

văn lớp 7 đối với học sinh lớp 7B trường THCS Phú Nhuận năm học 2017 –

2018 Đó cũng chính là mục đích tôi đề ra khi nghiên cứu đề tài: Tích hợp kiếnthức liên môn để nâng cao hiệu quả giảng dạy văn bản “Cuộc chia tay củanhững con búp bê” đối với học sinh lớp 7B trường THCS Phú Nhuận.

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã tiến hành nghiên cứu, tổng kết về việc tích hợp các môn học Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tin học và hiểu biết về xã hội cùng các năng sống để nâng cao hiệu quả khi giảng dạy văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” cho học sinh lớp 7B trường THCS Phú Nhuận năm học 2017 – 2018.

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện đề tài trên tôi đã vận dụng các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, so sánh - Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lí số liệu - Phương pháp trắc nghiệm.

- Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng câu hỏi.

Ngoài ra có sử dụng một số phương pháp hỗ trợ khác: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phỏng vấn…

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì trọng tâm của việc đổi mới phương pháp dạy học là dạy tích cực – học tích cực Dạy tích cực – học tích cực là giáo viên phải biết tổ chức, thiết kế một cách linh hoạt các hoạt động học tập nhằm tạo điều kiện cho học sinh tham gia tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng Có thể nói, xuất phát từ việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính cực, chủ động sáng tạo, phát triển năng lực của học sinh và lấy học sinh làm trung tâm Chính vì vậy mà theo

quan điểm của Bộ giáo dục và đào tạo: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắcchủ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựachọn phương pháp dạy học” Và theo ông Nguyễn Xuân Thành, phó Vụ trưởng

Vụ Giáo dục trung học, thì dạy học tích hợp liên môn là phương pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục và cũng là phương pháp học tập đỉnh cao, đáp ứng mục tiêu của đổi mới giáo dục là dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Vậy, dạy học tích hợp liên môn là gì? Dạy học tích hợp liên môn là một

phương pháp dạy học Trong đó, dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội

dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về

biên giới, biển, đảo; giáo dục môi trường, an toàn giao thông Còn, dạy họcliên môn là sử dụng kiến thức, kĩ năng của hai hay nhiều môn học để dạy một

Trang 4

bài học nào đó Như vậy dạy học tích hợp liên môn là một phương pháp dạy học mới đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư thời gian để tìm hiểu thêm những hiểu biết xã hội và kiến thức, kĩ năng của các môn học khác có liên quan đến bài dạy của mình

Về phía học sinh, đòi hỏi các em luôn tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện thái độ và tình cảm đúng đắn Đặc biệt Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng xác định cho mỗi người giáo viên phải tập trung rèn luyện cho học sinh của mình những kĩ năng sống cần thiết như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân, kĩ năng ứng phó với những biến động, kĩ năng sáng tạo

Bên cạnh đó, lứa tuổi học sinh THCS nói chung, học sinh lớp 7 nói riêng, có đặc điểm tâm sinh lý hết sức điển hình Đây là thời kỳ quá độ chuyển từ giai đoạn trẻ em sang người lớn Trong giai đoạn này hứng thú của các em đã phát triển ở mức độ cao, trong đó hứng thú về học tập đã phát triển và ngày càng đậm nét Đây là một đặc điểm hết sức thuận lợi đối với việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn Việc tò mò thích thú môn Ngữ văn không phải là khoảng cách xa đối với các em Ý thức tự lập và khả năng đào sâu khám phá là một ưu điểm điển hình của học sinh bậc THCS Song song với những ưu điểm trên, một số em còn rụt rè e ngại, đôi lúc còn nản chí, nản lòng khi tiếp cận với một vấn đề khó Vậy làm thế nào để khắc phục khó khăn đó? Làm thế nào để tiết dạy học môn Ngữ Văn thật sự có hiệu quả để thu hút học sinh say mê học tập?

Như chúng ta đã biết, văn học xuất phát từ đời sống, chính vì thế văn học rất gần gũi với nhiều môn học khác và với mọi người Những kiến thức, kĩ năng từ các môn học khác và từ thực tế cuộc sống sẽ giúp cho giờ văn không chỉ là giờ học mà còn là những giờ giải trí, khám phá biết bao điều kỳ diệu của cuộc sống con người từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập bộ môn Để có giờ văn như thế thì đổi mới phương pháp dạy – học là rất quan trọng đòi hỏi người giáo viên phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt khi thiết kế bài giảng Sử dụng tích hợp kiến thức, kĩ năng một số môn học khác cùng hiểu biết xã hội và kĩ năng sống là một trong những phương pháp mới có thể đưa vào quá trình dạy – học Ngữ văn THCS nói chung, Ngữ văn lớp 7 nói riêng và đặc biệt là khi dạy văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài)

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

2.2.1 Thực trạng:

Giáo dục nói chung, việc dạy học môn Ngữ văn nói riêng trong thời gian gần đây thực sự đã nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, của các bậc phụ huynh học sinh Bên cạnh đó, Ban giám hiệu và tổ chuyên môn trường THCS Phú Nhuận đã chỉ đạo sát sao, chặt chẽ về việc đổi mới phương pháp dạy – học; các phương tiện dạy học hiện đại được đưa vào phục vụ quá trình dạy học; hệ thống các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực – trong đó có việc sử dụng tích hợp các môn học và kĩ năng sống cùng hiểu biết xã hội vào dạy học – đã được các cấp lãnh đạo tập huấn kịp thời cho giáo viên góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy học.

Trang 5

Tuy nhiên, một số giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn vẫn còn thói quen truyền thụ kiến thức một chiều, đơn lẻ chỉ nhằm mục đích đảm bảo kiến thức, kĩ năng cơ bản của riêng bộ môn Ngữ văn Hơn nữa việc tìm hiểu thêm về những bộ môn khác cũng như tìm hiểu về các kĩ năng sống và kiến thức xã hội là một công việc đòi hỏi mất nhiều thời gian Vì vậy nếu ai không kiên trì, tâm huyết thực sự thì sẽ không thể làm được.

Bên cạnh đó, về phía học sinh, có nhiều em không hứng thú học tập đối với bộ môn Ngữ văn do nhiều nguyên nhân khác nhau Khi học môn Ngữ văn các em chỉ nhằm mục đích đối phó với các kì thi hoặc chỉ muốn tiếp thu được những kiến thức, kĩ năng cơ bản của bộ môn Hơn nữa các em lại học tập các môn học trong nhà trường một cách độc lập, không có tư duy tích hợp, không thấy hết được mối quan hệ giữa các bộ môn với nhau nên chất lượng bộ môn chưa thực sự đạt được như mong muốn của các nhà trường nói riêng, của ngành nói chung.

Bản thân là một giáo viên nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn cấp THCS nói chung và môn Ngữ văn lớp 7, trong đó có văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài), nói riêng tôi nhận thấy nếu không thay đổi được quan điểm dạy và học nói trên, không khắc phục được những thực trạng ấy thì hiệu quả thực sự của bộ môn cũng như của việc dạy học văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài) sẽ không thể đạt được

2.2.2 Kết quả của thực trạng:

Trước khi áp dụng phương pháp dạy học này với đối tượng là học sinh lớp 7B, để có cơ sở kiểm chứng hiệu quả của nó, được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường THCS Phú Nhuận, tôi đã tiến hành dạy văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” tại lớp 7A (cùng trường) nhưng không sử dụng phương pháp tích hợp Sau khi dạy xong tôi đã khảo sát kết quả học tập của các em học sinh

lớp 7A bằng phiếu học tập (phiếu học tập được giới thiệu ở phần phụ lục)

Kết quả cụ thể là: Lớp Tổng số

học sinh Điểm 9 - 10SL % SLĐiểm 7 - 8% SLĐiểm 5 - 6% Điểm dưới 5SL %

Từ kết quả trên, tôi mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn ở bài dạy này đối với học sinh lớp 7B với mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy để cải thiện phần nào thực trạng trên.

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

Để thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã áp dụng một số giải pháp vào từng hoạt động của bài dạy, cụ thể sau:

2.3.1 Tích hợp liên môn để chuẩn bị bài:

Muốn có một giờ dạy đạt hiệu quả tốt nhất, người giáo viên cần phải quan tâm đến ngay từ bước chuẩn bị bài Với tiết dạy bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” theo phương pháp tích hợp liên môn tôi cũng đã đã bắt đầu từ bước này.

Trang 6

Trong quá trình chuẩn bị bài dạy, tôi đã:

- Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt được của tiết dạy.

- Trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt được tôi đã xác định các môn học và kĩ năng sống có thể tích hợp với bài dạy, đó là môn: Âm nhạc, Mĩ thuật, GDCD, Ngữ văn, Tiếng Anh, Tin học, hiểu biết xã hội và kĩ năng sống - Áp dụng kiến, thức kĩ năng môn Tin học để soạn, thiết kế bài giảng.

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà bằng cách: ngoài việc tìm hiểu nội dung bài học, trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu các em còn cần sưu tầm thêm một số bài hát, bài thơ, truyện ngắn… về đề tài gia đình và tìm hiểu thêm những bộ môn như Âm nhạc, GDCD, Tiếng Anh, Mĩ thuật cùng với các kiến thức xã hội cần thiết phục vụ cho bài học.

2.3.2 Tích hợp liên môn để giới thiệu bài:

Giới thiệu bài là một hoạt động hết sức quan trọng trong quá trình dạy học Bởi vì đây là bước người giáo viên sẽ dùng để tạo tâm thế cho giờ dạy và cũng từ hoạt động này sẽ có thể định hướng cho các em về nội dung cơ bản của bài học Từ đó giúp các em có hứng thú và chuẩn bị cho bài học một cách tốt nhất Hiểu được vài trò của hoạt động này như vậy nên khi dạy bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” tôi đã tích hợp liên môn các môn học ngay từ lúc giới thiệu bài Ở hoạt động này tôi đã tích hợp với bộ môn Âm nhạc khi mở đầu tiết học bằng một đoạn trong bài hát “Ba ngọn nến lung linh” của Ngọc Lễ, bộ môn Ngữ văn với một số bài thơ, bài ca dao về đề tài gia đình; bộ môn Giáo dục công dân với nội dung về quyền trẻ em và những hiểu biết thực tế về thực trạng của gia đình trong xã hội hiện đại ngày nay.

Cụ thể là:

Giáo viên mở bài hát “Ba ngọn nến lung linh” của Ngọc Lễ và giới thiệu:Gia đình là nguồn cảm hứng bất tận của văn học và âm nhạc Nghe bài hát củaNgọc Lễ, có lẽ không ai trong chúng ta lại không cảm thấy ấm lòng vì ánh sángcủa những ngọn nến lung linh lan tỏa từ gia đình trong bài hát ấy Rồi mỗi khita đọc ngân nga những bài ca dao, những câu thơ về đề tài gia đình, ta cũng sẽthấy thật vui với niềm vui của một gia đình hạnh phúc Nhưng không phải aitrong chúng ta cũng may mắn có được một gia đình như thế Thực tế xã hộingày nay cho thấy có biết bao gia đình đã, đang và sẽ tan vỡ vì rất nhiều lí dokhác nhau Nhưng dù vì bất kì lí do gì thì hậu quả đáng buồn nhất của nhữngcuộc chia tay như thế đều do những đứa con phải gánh chịu Để thấy rõ hơnđược điều này, từ đó mỗi người sẽ cảm nhận cho riêng mình một bài học thấmthía về gia đình và những quyền trẻ em đáng được hưởng, chúng ta hãy cũng

nhau tìm hiểu văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả

Khánh Hoài.

2.3.3 Tích hợp liên môn để dạy phần tìm hiểu chung:

Tìm hiểu chung là một trong những hoạt động giúp học sinh nắm bắt được những kiến thức cơ bản liên quan đến trọng tâm của bài Nhưng nhiều giáo viên có vẻ xem nhẹ phần này nên không “đầu tư” vào nó Tuy nhiên với bản thân, để có thể nâng cao hiệu quả khi dạy bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” tôi đã thực sự lưu tâm đến việc tích hợp kiến thức, kĩ năng của bài khác

Trang 7

trong môn Ngữ văn và của môn Tin học để dạy phần này (Xem hình ảnh ở phầnphụ lục)

Cụ thể là:

- Khi giới thiệu về tác giả Khánh Hoài, bên cạnh việc cung cấp cho học sinhnhững thông tin cơ bản về tác giả, tôi đã tích hợp môn Tin học để trình chiếucho học sinh hình ảnh của Khánh Hoài và quê hương Thái Bình Rồi bằng sựhiểu biết về miền quê Thái Bình, tôi đã bổ sung thêm thông tin về quê hương ôngđể bài dạy thêm sinh động và học sinh cũng có thêm những kiến thức phong phú.- Khi dạy về thể loại, phương thức biểu đạt và ngôi kể, bên cạnh việc cho họcsinh nhận diện được những điều đó trong tác phẩm, tôi đã tích hợp kiến thức vềnhững đơn vị này trong phân môn Tập làm văn để giúp các em học sinh củng cốvững chắc hơn những kiến thức đã học và thấy rõ được tác dụng của các yếu tốấy trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”.

2.3.4 Tích hợp liên môn để dạy phần tìm hiểu chi tiết:

Tìm hiểu chi tiết là một hoạt động trọng tâm của bài dạy Vì vậy, khi dạy đến phần này ngoài những đơn vị kiến thức và kĩ năng cần đạt được của bài tôi đã chủ động tích hợp liên môn như Tin học, Mĩ thuật, Ngữ văn cùng với kĩ năng và hiểu biết về cuộc sống để giảng dạy phần này nhằm giúp các em hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học và rèn luyện cho các em một số kĩ năng sống cần thiết.

(Xem hình ảnh ở phần phụ lục)

Cụ thể:

- Tôi tích hợp kiến thức môn Mĩ thuật để sử dụng một số tranh minh cho các nộidung bài dạy và sẽ tích hợp môn Tin học để trình chiếu các tranh ấy làm cho bàigiảng thêm sinh động, hấp dẫn đối với học sinh.

- Tôi tích hợp với bài “Mẹ hiền dạy con” ở chương trình Ngữ văn lớp 6 để chohọc sinh hiểu sâu sắc hơn rằng môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến việchình thành nhân cách con người và giúp các cùng với bài học này rèn cho mìnhkĩ năng ứng phó với sự thay đổi của hoàn cảnh sống.

- Bên cạnh đó, cũng trong phần này tôi đã tích hợp với môn GDCD, một số kĩnăng sống và những hiểu biết xã hội để rèn luyện cho các em sự nhạy cảm, lòngđồng cảm, xót thương, thái độ biết trân trọng với những người thân xung quanhmình và những người có hoàn cảnh thiếu may mắn

2.3.5 Tích hợp liên để dạy phần tổng kết:

Tổng kết là phần giúp học sinh khái quát lại những nội dung cơ bản của bài để các em nắm vững, hiểu sâu bài hơn Với yêu cầu ấy, ngoài kiến thức, kĩ năng của bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” tôi đã tích hợp liên môn với các môn Giáo dục công dân, Tiếng Anh, Tin học; với tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và một số Luật về trẻ em để nâng cao hơn hiệu quả dạy học phần này.

(Xem hình ảnh ở phần phụ lục)

Cụ thể:

- Tôi đã tích hợp môn Giáo dục công dân và một số Điều Luật để giảng cho họcvề quyền trẻ em Từ đó các em hiểu sâu sắc hơn giá trị nội dung của văn bản.- Tôi đã tích hợp với môn Tiếng Anh về chủ đề gia đình, môn Tin học để trìnhchiếu các hình ảnh cho các em thấy một số hoạt động cụ thể nhằm củng cố, giatăng tình cảm gia đình từ đó giảm bớt nguy cơ gia đình bị đổ vỡ.

Trang 8

- Tôi đã tích hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu đối với thiếu niên, nhiđồng của Bác, từ đó nhắc nhở về thái độ và những việc làm nhằm đảm bảoquyền được yêu thương, chăm sóc của các em thiếu niên, nhi đồng đặc biệt làvới các em nhỏ gặp hoàn cảnh thiếu may mắn.

2.3.6 Tích hợp liên môn để dạy phần luyện tập, củng cố:

Phần luyện tập, củng cố là một giúp các em học sinh khắc sâu hơn nội dung bài học vì vậy khi dạy bài “Cuộc chia tay của những con búp bê”, ngoài những câu hỏi về kiến thức, kĩ năng, thái độ của bài tôi còn tích hợp liên môn với môn Âm nhạc để vừa giúp các em thoải mái hơn ở cuối tiết học vừa củng cố lại được bài

Cụ thể:

Sau khi tổ chức cho các em thảo luận nhóm để củng cố bài, tôi đã cho cácem nghe bài hát “Lời ru chia đôi” của nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh.

2.3.7 Tích hợp liên môn để hướng dẫn học sinh học ở nhà:

Học ở nhà là một hoạt động quan trọng sau mỗi bài học trên lớp Hoạt động này vừa giúp học sinh tái hiện lại, củng cố thêm vừa hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học trên lớp Cuối bài học về văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” tôi đã tích hợp liên môn thêm môn Mĩ thuật, Tiếng Anh, Ngữ văn

hướng dẫn các em học sinh thực hiện một số nhiệm vụ ở nhà (Xem hình ảnh ởphần phụ lục)

Cụ thể:

- Tích hợp môn Mĩ thuật để vẽ sơ đồ tư duy về các nội dung kiến thức được họctrong bài, vẽ một số bức tranh về đề tài gia đình.

- Tích hợp môn Tiếng Anh để viết một đoạn văn về gia đình với những mơ ướccủa em.

- Tích hợp môn Ngữ văn để các em có thể tìm đọc thêm một số truyện ngắn vềgia đình và quyền trẻ em.

Ngoài những tiết học về văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” được giới thiệu ở trên, trong qua trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của mình tôi còn sử dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn vào một số tiết học khác nữa Với tất cả những tiết học có sử dụng phương pháp này tôi nhận thấy tính hiệu quả cho giờ dạy đã được nâng lên.

- Tình cảm anh em ruột thịt, thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị.

Trang 9

- Phát hiện và phân tích những đặc sắc nghệ thuật của văn bản.

- Bồi đắp lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm đối với hạnh phúc gia đình - Biết thông cảm, chia sẻ với những người có hoàn cảnh bất hạnh.

4 Kĩ năng sống được giáo dục :

- Kĩ năng giao tiếp: Học sinh trao đổi, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, tình cảm của bản thân về cách ứng xử thể hiện tình cảm của các nhân vật và giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.

- Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị bản thân về lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm đối với hạnh phúc gia đình.

- Kĩ năng ứng phó với những biến động, nguy cơ đổ vỡ của gia đình.

- Giáo dục lối tư duy sáng tạo, giao tiếp phản hồi, lắng nghe tích cực, giải quyết vấn đề , trình bày suy nghĩ của bản thân.

II CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, tranh ảnh, tư liệu văn học, sơ đồ, phiếu học tập, giấy A0…

- Học sinh: Sưu tầm những tranh ảnh, tác phẩm âm nhạc, sưu tầm ca dao, thơ về gia đình; vẽ tranh ảnh và viết bài luận bằng tiếng Anh về đề tài gia đình,… có liên quan đến đề tài.

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1 Khởi động:

- Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nền nếp lớp

- Kiểm tra bài cũ:

+ Đọc văn bản “Mẹ tôi” của Ét - môn - đô đê A - mi – xi, em thấy người

bố có thái độ như thế nào đối với En-ri-cô?

+ Qua văn bản “Mẹ tôi”, tác giả muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?

2 Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài: (Tích hợp liên môn các môn Ngữvăn, Âm nhạc, Giáo dục công dân và hiểu biết xã hội)

Giáo viên mở bài hát “Ba ngọn nến lung linh” của Ngọc Lễ và giới thiệu:

Gia đình là nguồn cảm hứng bất tận của văn học và âm nhạc Nghe bài hát của Ngọc Lễ, có lẽ không ai trong chúng ta lại không cảm thấy ấm lòng vì ánh sáng của những ngọn nến lung linh lan tỏa từ gia đình trong bài hát ấy Rồi mỗi khi ta đọc ngân nga những bài ca dao, những câu thơ về đề tài gia đình, ta cũng sẽ thấy thật vui với niềm vui của một gia đình hạnh phúc Nhưng không phải ai trong chúng ta cũng may mắn có được một gia dình như thế Thực tế xã hội ngày nay cho thấy có biết bao gia đình đã, đang và sẽ tan vỡ vì rất nhiều lí do khác nhau Nhưng dù vì bất kì lí do gì thì hậu quả đáng buồn nhất của những cuộc chia tay như thế đều do những đứa con phải gánh chịu Để thấy rõ hơn được điều này, từ đó mỗi người sẽ cảm nhận cho riêng mình một bài học thấm thía về gia đình và những quyền trẻ em đáng được hưởng, chúng ta hãy cũng nhau tìm hiểu văn bản

“Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài

Trang 10

Hoạt động của GV và HSYêu cầu cần đạt Hoạt động 1

GV gọi HS giới thiệu về tác giả.

GV nhận xét, bổ sung, chuẩn xác qua

máy chiếu (GV chiếu chân dung nhàvăn Khánh Hoài và hình ảnh quê hươngThái Bình)

Tác giả Khánh Hoài

Quê hương Thái Bình

Nêu những tác phẩm tiêu biểu của tác

- Bút danh khác là Bảo Châu - Tên khai sinh : Đỗ Văn Xuyền - Sinh ngày 10 tháng 7 năm 1937 - Quê: Xã Đông Kinh, Đông Hưng, Thái Bình Hiện ở thành phố Việt Trì

- Ông từng dạy học, làm hiệu trưởng Là Hội viên hội nhà văn Việt Nam năm 1981 Từ năm 1988 đến nay: Chi hội trưởng chi hội Văn nghệ Việt Trì; trưởng ban văn hóa -xã hội và phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban bảo vệ , chăm sóc trẻ chuyện bất ngờ" - Truyện vừa năm1978; "Cuộc chia tay của nhữngcon búp bê " - truyện 1992,

2 Tác phẩm:

a) Hoàn cảnh ra đời: Truyện đạt

giải Nhì cuộc thi thơ - văn viết về quyền trẻ em do Viện Khoa học

Trang 11

Văn bản này thuộc thể loại gì? Viết với phương thức biểu đạt nào?

- HS trả lời, GV giảng thêm

Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Em hãy cho biết tác dụng của việc sử dụng ngôi kể này? (Tích hợp liên môn

với kiến thức lớp 6)

Em hãy tóm tắt lại những chi tiết chính của truyện và chia bố cục?

- HS trả lời

Hoạt động 2

Bức tranh trong SGK minh họa cho

sự việc nào? (GV chiếu tranh )

-> hai anh em Thành và Thủy rất thânthiết với nhau và cùng chơi chungnhững món đồ chơi yêu thích

Búp bê có ý nghĩa ra sao trong cuộc sống của anh em Thành và Thủy?

- HS trả lời

Vì sao 2 anh em phải chia búp bê? - HS trả lời

Thành và Thủy có tâm trạng và thái độ như thế nào khi người mẹ ra lệnh như vậy? Tìm các chi tiết cho thấy tâm trạng và thái độ ấy?

- HS trả lời

- GV nhấn mạnh: Cặp mắt đen của emlúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi lúcnày đã sưng mọng lên vì khóc nhiều,

- Thể loại: Truyện ngắn: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất số ít.

d) Bố cục: 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến "hiếu thảo nhưvậy": Hai anh em chia búp bê.

- Phần 2: Tiếp đến "trùm lên cảnhvật": Thủy chia tay lớp học.

- Phần 3: Còn lại: Hai anh em chia tay nhau.

II Tìm hiểu chi tiết:

1 Cuộc chia của những con búpbê:

- Búp bê là những thứ đồ chơi gắn liền với tuổi thơ, với những kỉ niệm không thể quên của cả hai anh em - Bố mẹ li hôn, anh em phải chia tay nhau, búp bê cũng phải chia đôi theo lệnh của mẹ

- Thành và Thủy: Kinh hoàng, sợ hãi, đau đớn, run lên bần bật, khóc nức nở suốt đêm .

Ngày đăng: 19/09/2018, 20:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w