1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ẢNH HƯỞNG CỦA BA CHẾ PHẨM N3M, ROOTS 2, HỢP CHẤT RA RỄ 0.1 DD VÀ CHIỀU DÀI HOM ĐẾN SỰ RA RỄ CỦA CÀNH GẤC GIÂM

143 509 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

Theo Nguyễn Văn Kế 2001, giâm cành được định nghĩa như sau: Giâm cành là dùng các thành phần cơ quan sinh dưỡng đã cắt rời khỏi cây mẹ hom đặt trong điều kiện thuận lợi để nó phát triển

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA BA CHẾ PHẨM N3M, ROOTS 2, HỢP CHẤT RA RỄ 0.1 DD VÀ CHIỀU DÀI HOM ĐẾN SỰ RA RỄ

Trang 2

ẢNH HƯỞNG CỦA BA CHẾ PHẨM N3M, ROOTS 2, HỢP CHẤT RA RỄ 0.1 DD VÀ CHIỀU DÀI HOM ĐẾN SỰ RA RỄ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện xong Khóa luận Tốt Nghiệp này tôi xin chân thành cảm ơn đến

- Quý thầy cô Trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, cùng toàn thể cán

bộ giảng viên khoa Nông Học, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường

- PGS.TS Nguyễn Văn Kế đã tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện đề tài

- Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và chỉ huy đơn vị Trung Đoàn 720 Binh Đoàn 16 đã giành sự giúp đỡ động viên, chia sẻ trong thời gian qua

Đỗ Trọng Hoàng

Trang 4

TÓM TẮT

Đỗ Trọng Hoàng, Đại học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh Tháng 08 năm 2009

“Ảnh hưởng của ba chế phẩm n3m, roots 2, hợp chất ra rễ 0.1DD đến sự ra rễ của cành gấc giâm”

Đề tài đựơc thực hiện từ tháng 02 đến tháng 06 năm 2009 tại Đại đội 4 - Trung Đoàn 720 – Binh Đoàn 16 xã Đăk Ngo – huyện Tuy Đức – tỉnh Đăk Nông Nhằm mục đích tìm ra nghiệm thức cho cây con khoẻ thể hiện qua rễ nhiều, dài, có

độ đồng đều cao

- Đề tài gồm hai thí nghiệm tiến hành cùng lúc:

Thí nghiệm 1: Bố trí theo kiểu đơn yếu tố hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức;

ĐC, n3m, roots 2 và hợp chất ra rễ 0.1DD, 4 lần lặp lại (LLL), mỗi lần lặp lại 10 hom, tổng số hom dùng cho thí nghiệm 1 là 160 hom

Kết quả thí nghiệm 1: Cho thấy nghiệm thức sử dụng thuốc kích thích ra rễ gồm hợp chất ra rễ 0.1DD, roots 2 và n3m có khác biệt rất có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (ĐC), ở các chỉ tiêu theo dõi số rễ, chiều dài rễ, tỉ lệ hom nảy mầm,

độ dài mầm, tỉ lệ hom ra lá, kích thước lá, số lá Qua các chỉ tiêu theo dõi cho thấy nếu trong điều kiện tự nhiên không sử dụng thuốc kích thích ra rễ ( ĐC ) thì cành gấc giâm phát triển chậm hơn khoảng 10 ngày, nên sử dụng thuốc kích thích sẽ rút ngắn được thời gian giảm chi phí Cành gấc giâm có độ đồng đêu cao hơn

Trang 5

Thí nghiệm 2: Được bố trí đơn yếu tố hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm

thức theo chiều dài hom gấc như sau: 15 cm, 20 cm và 25 cm, mỗi nghiệm thức 5 lần

lặp lại, 10 hom/LLL, số hom dùng cho thí nghiệm 2 là 150 hom Tất cả các nghiệm

thức đều xử lý bằng n3m, qua các chỉ tiêu theo dõi số rễ, chiều dài rễ, tỉ lệ nảy mầm,

độ dài mầm, tỉ lệ hom ra lá, kích thước lá Nhận thấy nếu cắt cành giâm dài chất dinh

dưỡng dự trữ trong hom nhiều, sẽ tạo điều kiện cho cành gấc giâm phát triển sớm

hơn, đạt hiệu quả kinh tế trong nhân giống, tiết kiệm thời gian

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược về phân loại 3

Trang 6

2.4.2 Nhân giống bằng cách giâm cành 5

2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo rễ 7

2.7.1 Kỹ thuật trồng 10

2.8 Các loại sâu bệnh hại gấc 12

2.9 Tổng quan về tự nhiên và tình hình sản xuất nông nghiệp tại Trung đoàn 720 xã

2.9.5 Điều kiện kinh tế xã hội 14

Chương 3 ĐIỀU KIỆN, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 Điều kiện, vật liệu thí nghiệm 15

3.1.1 Địa điểm thí nghiệm 15 3.1.2 Thời gian tiến hành thí nghiệm 15

3.1.3 Đối tượng nghiên cứu 15

3.1.5 Vật liệu thí nghiệm 15 3.1.6 Dụng cụ trang thiết bị 16

3.2 Điều kiện nghiên cứu 16

Trang 7

3.2.1 Điều kiện tự nhiên 16

3.3 Phương pháp nghiên cứu 17

3.3.1 Nội dung 1: “ Ảnh hưởng của ba chế phảm n3m, roots 2, hợp chất ra rễ 0.1 DD

tới sự phát triển rễ, chiều dài rễ của cành gấc giâm ” 17

3.3.2 Nội dung 2: “ Ảnh hưởng chiều dài hom đến sự ra rễ và chiều dài rễ của cành

3.3.5 Xử lý số liệu 19

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Nội dung 1: Ảnh hưởng của ba chế phẩm kích thích ra rễ n3m, roots 2 và 0.1DD

Trang 8

Bảng 3.1 Một số yếu tố khí hậu tại vùng thí nghiệm 17

Bảng 4.1 Số rễ trung bình của các nghiệm thức 21

Bảng 4.2 Chiều dài rễ trung bình của các nghiệm thức 23

Bảng 4.3 Tỉ lệ hom nảy mầm ở các nghiệm thức 24

Bảng 4.4 Độ dài mầm trung bình của các nghiệm thức 26

Bảng 4.5 Tỉ lệ hom ra lá trung bình của các nghiệm thức 27

Bảng 4.9 Số rễ trung bình của các nghiệm thức 33

Bảng 4.10 Chiều dài rễ trung bình của các nghiệm thức 34

Bảng 4.11Tỉ lệ hom nảy mầm ở các nghiệm thức 36

Bảng 4.12 Độ dài mầm trung bình của các nghiệm thức 37

Bảng 4.13 Tỉ lệ hom ra lá trung bình của các nghiệm thức 38

Bảng 4.15 Chiều rộng lá trung bình của các nghiệm thức 41

Trang 9

DANH SÁCH HÌNH Trang

Hình 4.3: Diễn tiến tỉ lệ nảy mầm ở các nghiệm thức 23

Hình 4.4: Diễn tiến độ dài mầm ở các nghiệm thức 25

Hình 4.5: Diễn tiến tỉ lệ hom ra lá ở các nghiệm thức 26

Hình 4.6: Diễn tiến chiều dài lá ở các nghiệm thức 28

Hình 4.7: Diễn tiến chiều rộng lá ở các nghiệm thức 29

Hình 4.8: Diễn tiến số lá ở các nghiệm thức 31 Hình 4.9: Diễn tiến số rễ/hom ở các nghiệm thức 32

Hình 4.11: Diễn tiến tỉ lệ hom nảy mầm ở các nghiệm thức 35

Hình 4.12: Diễn tiến độ dài mầm ở các nghiệm thức 36

Hình 4.13: Diễn tiến tỉ lệ hom ra lá ở các nghiệm thức 38

Hình 4.14: Diễn tiến chiều dài lá ở các nghiệm thức 39

Hình 4.15: Diễn tiến chiều rộng lá ở các nghiệm thức 41

Hình 4.16: Diễn tiến số lá ở các nghiệm thức 42

Hình 4.18: Ba chế phẩm sử dụng trong thí nghiệm 44

Trang 10

Hình 4.21: Mầm gấc ở các nghiệm thức của thí nghiệm I ngày 31 tháng 03 47 Hình 4.22: Mầm gấc ở các nghiệm thức của thí nghiệm II ngày 31 tháng 03 48

Trang 11

Hiện nay ngành cây ăn quả cũng vậy, quả không chỉ là nông sản dùng để ăn tươi, mà còn dùng chế biến ra nhiều sản phẩm khác Cây gấc cũng nằm trong xu hướng này

Trước nay khi giá trị của cây gấc chưa được chú ý, nó chỉ được xem như một thứ gia vị dân gian sử dụng chủ yếu vào dịp lễ tết, giỗ chạp với món truyền thống là xôi gấc, một số vùng dùng để chế biến bánh, kẹo như bánh cáy, mứt gấc Ngày nay nhờ công nghệ chế biến phát triển, quả gấc đã được dùng để chiết xuất ra dầu gấc có giá trị cao Trong dầu gấc chứa hàm lượng β - carotene, lycopen cao gấp nhiều lần cà chua và cà rốt Hiện nay gấc đã được dùng trong công nghệ dược phẩm và mỹ phẩm Cây gấc bắt đầu có vị thế đặc biệt và trở thành cây xóa nghèo ở một số nơi Vì cây gấc

có vai trò quan trọng như vậy nên việc phát triển loại cây này ở Việt Nam cần được đẩy mạnh Nhằm mục đích tăng năng suất trên một đơn vị diện tích, giảm chi phí đầu

tư, mang lại lợi nhuận tối ưu cho người sản xuất, tăng nguyên liệu phục vụ cho chế biến và xuất khẩu Muốn vậy, thì việc chọn lọc giống mới, áp dụng quy trình kỹ thuật tiến bộ, nhân giống, thâm canh, cần được chú trọng Gấc thường được nông dân trồng bằng hạt, tỉ lệ nảy mầm không cao cho cả cây đực, cây cái và thường hay bị thoái hóa giống Do đó biện pháp nhân giống bằng giâm cành (hom) sẽ mau cho hoa và trái hơn Trồng bằng giâm cành còn tạo ra quần thể cây con đồng nhất về kích thước cũng như

Trang 12

chất lượng, nên đề tài: “Ảnh hưởng của ba chế phẩm n3m, roots 2, hợp chất ra rễ 0.1 DD đến sự ra rễ của cành gấc giâm”, được tiến hành

1.4 Giới hạn đề tài

Thời gian thực hiện đề tài ngắn nên chỉ theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cành giâm từ tháng 02 đến tháng 06/ 2009 Do đó, chưa theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cành giâm ở những tháng tiếp theo và ngoài vườn canh tác

Trang 13

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược về phân loại gấc

Theo Phạm Hoàng Hộ (2002) thì cây gấc thuộc:

Bộ: Violales

Họ: Cucurbitaceae

Chi: Momordica

Loài: Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng

Cây gấc trồng ở nước ta có nhiều giống, tuy nhiên trong sản xuất hiện nay chỉ phân biệt hai loại gấc sau đây:

- Gấc nếp: Trái to có nhiều hạt, vỏ trái có màu xanh, gai to, ít gai, khi chín chuyển sang màu đỏ cam Bổ ra bên trong có màu vàng tươi, màng đỏ bao bọc hạt có màu đỏ tươi rất đậm

- Gấc tẻ: (gấc giun) trái nhỏ hoặc trung bình vỏ dày, tương đối ít hạt, gai nhọn, trái chín bổ ra bên trong cơm có màu vàng nhạt và màng đỏ bao bọc hạt thường có màu đỏ nhạt hoặc màu hồng không được đỏ tươi đậm như gấc nếp

2.2 Đặc điểm thực vật học

Theo Võ Văn Chi (1999) Gấc là loại cây thân leo sống lâu năm nhờ rễ củ mỗi năm lụi một lần, nhưng lại đâm chồi từ gốc lên vào mùa xuân năm sau Leo cao nhờ tua cuốn mọc ở nách lá, lá mọc so le màu xanh biếc, phiến sẻ từ 3 đến 5 thùy sâu tới ½ phiến lá Hoa mọc riêng rẽ ở nách lá, hoa đực có lá bắc to tràng hoa màu vàng, hoa cái

có lá bắc nhỏ Quả to có nhiều gai, khi chín có màu gạch đến đỏ thẩm, hạt dẹt cứng có màu đen Người ta còn dựa vào độ sai của quả (nhiều hay ít), kích thước của quả (to hay nhỏ), dầu béo (ít hay nhiều) để chia ra gấc tẻ (hay gấc giun) và gấc nếp ( hay gấc gạch )

Trang 14

Mùa ra hoa từ tháng 6 đến tháng 8, mùa thu quả từ tháng 8 đến tháng 11 Bộ phận dung là hạt, thường gọi là mộc miết tử Dầu gấc ép từ màng đỏ bao quanh hạt đã phơi hay sấy khô cũng dùng được

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ - Malaysia, thường được trồng nhiều

để lấy quả đồ xôi Cây ưa đất tơi xốp, cao ráo, nhiều mùn ẩm mát Trồng bằng hạt hoặc bằng một đoạn dây vào tháng 2 - 3 âm lịch, thu hoạch quả vào tháng 9 - 12, bóc lấy màng hạt để chế dầu, còn hạt đem phơi hay sấy khô, rễ có thể thu hoạch được quanh năm dùng để làm thuốc

2.3 Thành phần hóa học và công dụng của cây gấc

2.3.1 Thành phần hóa học

Theo Võ Văn Chi (1999), nhân hạt gấc có khoảng 6 % nước, 8,9 % chất vô cơ, 55,3 % acid béo, 16,5 % protein, 2,9 % đường, 1,8 % tanin, 2,8 % cellulose và một số Enzym Hạt gấc chứa acid momordic, gupsogenin, acid oleanolic, acid α - elaeostearic, còn có acid amin, alcol Dầu gấc chứa acid oleic 44,4 %, acid linoleic 14,7 %, acid stearic 7,89 %, acid palmatic 33,8 % Màng hạt gấc chứa một chất dầu màu đỏ, mà thành phần chủ yếu là β - caroten và lycopen là những tiền sinh tố A Khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A, lượng β - Caroten và lycopen là những tiền sinh tố A, lượng β - carotene cao gấp đôi của cà rốt Thân củ chứa chondrillasterol, cucurbitadienol, 1 glycoprotein và 2 glycosid có tác dụng hạ huyết áp Rễ chứa momordin, 1saponin triterpenoid, các chiết xuất còn có sterol, bessisterol tương đương với spinasterol Màng gấc dùng đồ xôi, ăn cả xôi và màng gấc

2.3.2 Công dụng của cây gấc

Theo http://www.forum.ctu.edu.vn Dầu gấc có tác dụng như những thuốc có Vitamin A, dùng bôi lên các vết thương, vết loét, vết bỏng làm cho chóng lành Uống dầu gấc người bệnh chóng lên cân tăng sức đề kháng chống đỡ lại các bệnh tật của cơ thể, do chất β – carotene dưới tác dụng của men carotenase có nhiều trong gan sẽ tách

β - caroten thành hai phân tử Vitamin A Dùng cho trẻ em chậm lớn, bệnh khô mắt, mắt quáng gà

Trang 15

- Hạt gấc: Theo đông y, hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc, dùng chữa các chứng bệnh ung thủng, mụn nhọt độc, tràng nhạc, viêm da, thần kinh, trĩ Có thể chế thuốc viên hay tán bột ra uống Đắp chữa chai bàn chân, dùng làm thuốc xoa bóp

- Rễ gấc: Sao vàng, tán mỏng, dùng uống chữa tê thấp sưng chân

- Lá gấc: Dùng lá gấc với tầm gửi đắp ngoài da là thuốc tiêu sưng tấy

2.4 Vấn đề nhân giống

2.4.1 Nhân giống bằng hạt

Theo website (http://www.daugac.com) Cần chọn trái lấy hạt ở những cây có trái to, sai trái, đợi cho trái chin đỏ hoàn toàn mới thu hái và nên để cho trái chín đỏ rực thêm vài ngày sau đó dùng tay bóp lấy hạt Trước khi gieo thì cần chà rửa thật sạch lớp nhớt bọc quanh vỏ hạt để hạt dễ nảy mầm Không nên đồ chín trước khi đem ươm

vì hạt gấc khi đồ chín đem gieo thường mọc rất ít và cho cây gấc lá cong queo và cằn cỗi, phát triển kém cho ít trái Biện pháp xử lý tốt nhất là tách vỏ hạt cứng (tránh làm

hư mầm) hoặc ngâm trong dung dịch acid sunfuric 10 %, 24 giờ cho vỏ mềm rồi đem gieo tỉ lệ nảy mầm sẽ cao hơn Sau khi xử lý hạt ngâm nước có thể đem gieo trực tiếp hạt ở các hố Hay ươm vào bầu đất (5x25 cm) cho hạt nảy mầm, khi cây con có 3 - 4 lá thật thì đem trồng vào hố

2.4.2 Nhân giống bằng cách giâm cành

a) Giâm cành và cách chọn cành giâm

- Nên chọn cành già hoặc cành bánh tẻ, chọn cây cho quả đồng đều, sai quả, không bị bệnh Cắt cành dài thành từng đoạn 15 cm gốc cắt bằng, ngọn cắt vát 45o để không đọng nước Cành cắt không dập nát, cắt xong phải giâm ngay có thể xử lý bằng Rovral 4 ‰ để trừ mầm bệnh

- Cây gấc ưa đất tơi xốp, cao ráo, nhiều mùn, ẩm mát

Sau khi xử lý cành có thể giâm trong bầu đất (15x25 cm) cắm cành vào bầu sâu 2/3 của hom nén chặt đất Khi cành giâm có 4 - 5 lá thật thì đem ra trồng Hoặc trồng trực tiếp ra ngoài đồng ruộng, có hai cách đặt hom: đặt hom thẳng đứng và đặt hom nghiêng Phủ ẩm và tưới nước đầy đủ đảm bảo độ ẩm cho cành gấc nảy mầm

Trang 16

Theo Nguyễn Văn Kế (2001), giâm cành được định nghĩa như sau:

Giâm cành là dùng các thành phần cơ quan sinh dưỡng đã cắt rời khỏi cây mẹ (hom) đặt trong điều kiện thuận lợi để nó phát triển thành các cây hoàn toàn Miếng cắt có thể là một mẩu lá, một đoạn rễ hay cành, một chồi hay chỉ có thể là một miếng

mô phân sinh nhỏ Phương pháp giâm cành đỏi hỏi 3 điều kiện cơ bản sau:

- Cung cấp nước cho hom, cho đến khi nó tự hút nước qua rễ của chính nó

- Sử dụng chất kích thích để tạo rễ

- Bảo đảm nhiệt độ, không khí cho tới cuối giai đoạn rễ

Cũng theo Nguyễn Văn Kế (2001) tùy theo độ cứng của cành ta có thể phân ra như sau:

- Cành non: có thể là cây thân thảo hay tược của cây thân mộc Do non nên cành rất dễ héo, vì vậy khi giâm phải chú ý ẩm độ và nhiệt độ

- Cành gỗ nửa cứng: thường là những cành trong mùa tăng trưởng, gỗ tuy mềm nhưng đã có một phần vỏ hóa nâu Đây là loại cành giâm tốt vì nhựa nhiều Nên cắt cành vào lúc buổi sáng, bỏ bớt lá, bảo quản tốt để tránh bị khô héo Cắt cành ra từng khúc dài từ 8 - 15 cm, giữ lại một phần lá

- Cành gỗ cứng: áp dụng cho cây có lá rụng về mùa đông, cây có lá hẹp cứng như lá rộng Thường cành khoảng 1 tuổi hay hơn Tùy loại cây khi cắt nên cắt dài 10 -

30 cm, cây có lá hẹp cắt cành dài 10 - 15 cm, một đầu cắt nên nằm ngoài đốt để giữ cho phần non ít bị héo: cam, chanh, nho…được giâm theo lối này

b) Quá trình hình thành rễ bất định ở cành giâm

Rễ bất định là rễ được hình thành về sau này từ các cơ quan dinh dưỡng như cành, thân, lá…rễ bất định có thể hình thành ngay trên cây nguyên vẹn (cây đa, cây si…) nhưng khi cắt cành khỏi cơ thể mẹ là điều kiện kích thích sự hình thành rễ và người ta đã lợi dụng điều này để nhân giống vô tính

Rễ bất định ở hầu hết thực vật được hình thành sau khi cắt cành khỏi cơ thể mẹ, nhưng cũng có một số loại rễ bất định có thể được hình thành từ trước dưới dạng các mầm rễ ở trong phần vỏ và chúng nằm yên đến khi cắt cành là lập tức đâm ra khỏi vỏ

Trang 17

trường hợp ra rễ bất định được hình thành trong quá trình con người tác động đến nó nhằm mục đích nhân giống Do đó việc nghiên cứu nguồn gốc và quá trình xuất hiện

rễ bất định ở cành chiết, cành giâm có ý nghĩa quan trọng trong việc nhân giống cây trồng c) Các giai đoạn hình thành rễ bất định ở cành giâm

- Giai đoạn 1: Là sự tái phân sinh của mô phân sinh bên (tầng phát sinh) tức là một tế bào xảy ra sự phân hóa mạch ở vùng xuất hiện rễ tạo nên một đám tế bào lộn xộn, đó là mầm mống của rễ

- Giai đoạn 2: Tiếp tục xuất hiện mầm rễ

- Giai đoạn 3: Sự trưởng thành và kéo dài của rễ, rễ chui khỏi vỏ ra bên ngoài cành để tạo thành rễ bất định

Các giai đoạn này khác nhau về nhu cầu auxin Giai đoạn đầu đòi hỏi hàm lượng auxin rất cao để khởi xướng sự phân hóa tế bào mạnh mẽ Nồng độ kích thích của auxin là 10-4 - 10-5 g/cm3 Giai đoạn thứ hai cần hàm lượng auxin thấp hơn cho sự phát triển rễ 10-7 g/cm3, còn sự sinh trưởng của mầm rễ thì đòi hỏi hàm lượng auxin rất thấp 10-11 - 10-13 g/cm3 và thậm chí có mặt auxin trong giai đoạn này còn gây hậu quả

ức chế sự sinh trưởng của rễ (Hoàng Minh Tấn - Nguyễn Quang Thạch 1993)

2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo rễ

2.5.1 Yếu tố bên ngoài

- Đất (môi trường giâm): cần thoáng, xốp, giữ ẩm tốt nhưng không bị úng, không có nấm bệnh Có thể dùng cát mịn sạch, tro trấu phải thay hay khử trùng sau mỗi đợt giâm

- Nhiệt độ: mỗi loại cây cần nhiệt độ khác nhau Nhiệt độ đất cây xứ lạnh khoảng 18 - 22oC cây xứ nóng 30 - 32oC để giúp cây mau ra rễ và nhiệt độ không khí

11oC để làm cho đọt ra chậm hơn Trong phương pháp giâm cành, đọt ra sau rễ là thành công

Trang 18

- Ẩm độ: Duy trì ẩm độ không khí cao để giúp cành giâm không bị héo trước khi nó có cơ hội đâm rễ để tự hút nước

- Ánh sáng: Chỗ giâm cần lược bớt ánh sáng bằng cách phủ lưới đen Ngay bản thân cành giâm phần bị che tối do vun đất cao hay cắm sâu, do cuốn băng các phần

ấy sẽ không có diệp lục tố phát triển và bên trong các mô thành lập một vòng nội bì giống như rễ (Nguyễn Văn Kế 2001)

2.5.2 Các yếu tố bên trong

- Dự trữ chất dinh dưỡng trong cành giâm: cành giàu C (tinh bột) sẽ đâm rễ dễ dàng hơn

- Độ già hay tuổi của cành: tùy thuộc vào loại cây, nên cần thử nghiệm trước

Nó có quan hệ mật thiết tới cấu trúc bên trong của cành những cành có lớp cương mô làm thành một vòng kín sẽ làm cho rễ bị chột không đâm ra ngoài được thì phải dùng cành non, ngược lại nếu lớp cương mô hở thì dùng cành già được

- Khả năng tạo mô sẹo: chứng tỏ cành còn sống, bít đầu hom lại để cành không

bị mất nước và cành khỏi bị thối làm cho sự xử lý thuốc kích thích ra rễ có hiệu quả hơn (Nguyễn Văn Kế 2001)

2.6 Auxin

2.6.1 Giới thiệu về auxin

Auxin là phytohoocmon được phát hiện đầu tiên nhờ công sức của nhiều nhà khoa học: Darwin (1880); Paol (1919); Went (1928) Giáo sư người Hà Lan Kogl (1934) đã xác định chất đó là acid - indol axetic (IAA) và gọi là auxin Bằng con đường hóa học, hàng loạt các hợp chất có bản chất auxin đã ra đời trong đó các chất quan trọng nhất là α - NAA (acid α – Naphty axetic); IBA (acid β - indolbutiric); 2,4D (acid 2,4 Diclorophenoxy axetic) (Nguyễn Quang Thạch - Nguyễn Mạnh Khải -Trần Hạnh Phúc 1999)

2.6.2 Vai trò sinh lý của auxin

Theo Hoàng Minh Tấn và Nguyễn Quang Thạch 1993, auxin có vai trò sinh lý như sau:

Trang 19

- Auxin kích thích sự giãn nở của tế bào, làm tế bào phình to ra dẫn đến tăng kích thước của cơ quan

- Auxin điều khiển tính hướng của cây trồng (hướng quang và hướng địa), do

sự phân bố nồng độ auxin khác nhau ở hai phía của cây trồng

- Auxin điều khiển ưu thế ngọn: ưu thế ngọn là hiện tượng sinh trưởng đặc biệt của cây trồng Khi chồi ngọn hoặc rễ chính sinh trưởng mạnh mẽ sẽ ức chế sự sinh trưởng của chồi bên và rễ phụ Hiện tượng ưu thế ngọn cũng được điều chỉnh bởi auxin vốn sinh ra ở đỉnh ngọn hoặc đỉnh rễ

- Auxin kích thích sự hình thành rễ đặc biệt là rễ bất định trên cành chiết, cành giâm và trên mô nuôi cấy

- Auxin kích thích sự hình thành quả, sự lớn lên của quả và quả không hạt Ngoài ra auxin còn kìm hãm sự rụng của lá, hoa quả và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, các quá trình sinh lý trong cây

2.6.3 Ứng dụng của auxin

Nhân giống vô tính trong cây trồng Vì hàm lượng auxin nội sinh trong cành giâm, chiết không đủ cho sự tái tạo nhanh chóng của rễ nên người ta phải xử lý auxin ngoại sinh cho cành chiết cành giâm

Hiện nay có hai phương pháp chính xử lý auxin cho cành chiết cành giâm:

- Phương pháp xử lý nồng độ đặc: nồng độ auxin dao động từ 1000 - 10000ppm, với cành giâm thì nhúng phần gốc vào dung dịch 3 - 5 giây rồi cắm vào giá thể Với cành chiết thì sau khi khoanh vỏ, chúng ta tẩm bông bằng dung dịch auxin đặc bôi lên chỗ khoanh vỏ, nơi xuất hiện rễ bất định Sau đó bỏ bầu bằng đất ẩm phương pháp này không đòi hỏi thiết bị để ngâm cành giâm và hóa chất tiêu tốn ít hơn

Phương pháp nồng độ loãng xử lý chậm: nồng độ auxin xử lý chậm từ 20 200ppm tùy thuộc vào loại và mức độ khó ra rễ của cành giâm Đối với cành giâm, ngâm phần gốc vào dung dịch auxin 10 - 24 giờ, sau đó cắm vào giá thể Đối với cành chiết trộn vào đất bó bầu để bó bầu cành chiết Các chất được sử dụng là: IBA, α - NAA và 2,4D (IBA> - NAA>2,4D), (Hoàng Minh Tấn-Nguyễn Quang Thạch 1993)

Trang 20

-2.7 Kỹ thuật trồng và chăm sóc gấc

2.7.1 Kỹ thuật trồng

+Đào hố và chuẩn bị giàn, bón lót

Theo website: http://www.daugac.com

Trồng gấc cũng như trồng mướp, trồng bầu cần phải đào hố, rãnh trồng và làm giàn cho dây gấc leo mới có nhiều trái Trong sản xuất gia đình cũng có thể cho cây gấc leo lên cây gỗ đã bị chết khô hoặc leo phủ tán các cây còn sống trong vườn, bờ rào nhưng năng suất không cao, dây gấc leo càng cao thì càng ít quả, cho leo ngang sẽ nhiều quả hơn Dụng cụ làm giàn bằng tre, nứa, dây thép cao từ 2 đến 2,2 m cần chú ý làm giàn chắc chắn vì cây gấc có thời gian để gốc 5 - 10 năm, gấc mọc nhiều dây lên giàn và quả nặng

Mỗi giàn trồng từ 3 đến 5 dây, đào hố rộng 1 m, dài 3 m, sâu 0,6 m bón lót mỗi hố 50 - 60 kg phân chuồng hoai, 2 - 3 kg supper lân 100 - 150 g Furadan 3H hoặc Basudin 10H

Nếu trồng cho dây gấc leo lên cây thì chỉ cần đào hố 0,6x0,6x0,6 m hoặc 0,8x0,8x0,6 m mỗi hố trồng 1 - 2 dây và bón lót 15 - 20 kg phân chuồng hoai +500 - 600 g Supper lân + 30 - 50 g Furadan 3H hoặc Basudin 10H để ngừa sâu bọ hại rễ Cần phải bón vôi từ 300 g - 1 kg vôi/hố nếu đất quá chua, vôi cần trộn đều với đất ở dưới hố trước khi bón phân hữu cơ

Trang 21

+ Làm cỏ xới đất: Làm sạch cỏ xung quanh gốc để giảm bớt sự cạnh tranh dinh dưỡng và nước của cỏ dại Trong quá trình làm cỏ xới nhẹ xung quanh cách gốc 20 - 30 cm

+ Tưới nước và thoát nước:

- Gấc rất cần nước đủ ẩm nhưng lại sợ úng nước do đó phải tưới đủ nước và thoát nước ở quanh gốc cho tốt

- Độ ẩm thích hợp để trồng gấc vào khoảng 70 - 80 %

+ Xử lý tăng số hoa cái: Ở cây gấc là lưỡng tính hoa đực và hoa cái cùng trên một dây hoặc trên các dây của cùng một gốc, nên làm tăng số lượng hoa cái sẽ làm tăng trái thu hoạch

- Ngoài biện pháp chăm sóc bón phân, tưới đủ nước trong giai đoạn cây ra hoa phát triển trái Kỹ thuật phun một số chất kích thích trong giai đoạn cây con có 1- 2 lá thật cũng làm tăng số hoa cái trên cây Các chất kích thích thường dùng là α - NAA (α – Napthalene acetic) với nồng độ 20 - 100 ppm hoặc MH (Maleic Hydrazide) nồng độ

100 - 150 ppm, hoặc thụ phấn nhân tạo

- Xử lý để gốc gấc: Trong điều kiện thời tiết bình thường khi thu hoạch trái xong vào khoảng cuối tháng 2 dương lịch ở miền Bắc và các tháng mùa khô ở miền Nam, từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch, cây gấc đã rụng lá gần hết dùng dao, dựa bén hoặc kéo cắt cành chặt hoặc cắt dây gấc đi chừa lại một đoạn gấc dài 50 - 60 cm trên mặt đất Sau đó đào hố rộng 20 cm, sâu 10 cm quanh gốc, cách gốc 25 - 30 cm bón phân rồi lấp đất lại và tưới nước, để gấc tái sinh chồi mới Mỗi năm chặt dây một lần, sau 3 đến 4 năm gốc gấc sẽ rất to, năng suất cao nếu chăm sóc tốt

Trang 22

2.8 Các loại sâu bệnh hại gấc

+Sâu hại:

- Bọ dừa (Ceratia similis) là bọ cánh cứng dài khoảng 8 mm cánh màu vàng ăn

phá hại gấc, phòng trừ bằng cách xịt thuốc như Vibau 50ND pha 25 cc/bình 8 lít xịt đều trên lá

- Rầy mềm (Aphid gossypii): Bám dưới mặt lá và đọt non hút nhựa Phun Decis

hoặc Vicidi 50ND 20 - 30 cc/bình 8 lít, có thể dùng Terkill 10EC liều lượng pha 10gram/10 lít nước phun đều trên mặt lá và dưới giàn để diệt (bọ dừa, rầy mềm, bọ xít)

- Nhện đỏ (Tetronychidea) tập trung vào mùa nắng làm lá úa vàng và xoăn lại,

dây gấc mọc cằn cỗi Trừ bằng cách phun xịt Kelthane hoặc Kerathane hay Tedion

- Ruồi đục trái (Dacus curbitae) ruồi chích khi gấc có trái đẻ trứng và ấu trùng

phát triển phá vỏ làm thối trái Phòng xịt dung dịch Oncol hoặc Ofunack 1/300 - 1/500, dùng bẫy, vệ sinh đốt bỏ những quả bị chích

+Bệnh hại:

- Bệnh đốm lá: Do nấm (Pseudope - ronopora cubensis Rostow) gây lá bị bệnh

trên có nhiều chấm vàng, mặt dưới có các chất xám sau đó lá chết héo Dây gấc bị bệnh phát triển kém không cho trái hoặc trái ít, nhỏ kém phẩm chất Phòng trị phun Rovral, Vibensu 4 ‰ lên lá

- Bệnh hoa lá: Do virus (CMV) gây ra lá gấc bị bệnh thường bị đốm vàng xoăn dây mọc còi cọc không có trái Biện pháp phòng trị nhổ bỏ những cây bị bệnh, tiêu diệt vector truyền bệnh

- Bệnh tuyến trùng: Meloidogyne spp làm hại rễ Cây bị tuyến trùng hại còi cọc

kém phát triển, cho trái vàng hoặc không cho trái Phòng trị bằng cách cho mỗi hố 20 g Mocap khi gieo hạt hoặc trồng cây non

Trang 23

2.9 Tổng quan điều kiên tự nhiên và tình hình sản nông nghiệp tại Trung Đoàn

720 – xã Đăk Ngo – huyện Tuy Đức – tỉnh Đăk Nông

2.9.1 Vị trí địa lý

- Trung Đoàn 720 đứng chân trên địa bàn xã: Đăk Ngo - huyện Tuy Đức - tỉnh Đăk Nông, cách trung tâm thị xã Gia Nghĩa 70 km, cách trung tâm huyện Tuy Đức 50 km

về phía bắc Vị trí nằm ở đông nam huyện Tuy Đức, có ranh giới tiếp giáp:

- Phía Đông giáp xã Đăk Ru - huyện Đăk R Lấp - tỉnh Đăk Nông

- Phía Tây giáp xã Thọ Sơn - huyện Bù Đăng - tỉnh Bình Phước

- Phía Nam giáp Sông Lấp - huyện Bù Đăng - tỉnh Bình Phước

- Phía Bắc giáp xã Quảng Trực - huyện Tuy Đức - tỉnh Đăk Nông

2.9.2 Đất đai

- Phần lớn đất trên địa bàn đơn vị quản lý là đất đỏ trên đá bazan, nhìn chung tài nguyên đất phân bố trên địa bàn đơn vị khá đơn giản, phù hợp để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp

- Tình hình sử dụng đất trên địa bàn đơn vị: theo kết quả kiểm kê năm 2009 tổng diện tích Trung Đoàn được giao quản lý là 3266,96 ha bao gồm 1952,81 ha, chiếm 59,77 %, đã trồng cây công nghiệp trong đó loại cây chủ yếu là cây cà phê và cây điều Còn lại 1314,15 ha, chiếm 40,23 % là đất rừng khoanh nuôi và đất chưa chuyển đổi Nhìn chung diện tích đất trên địa bàn đơn vị quản lý còn tương đối lớn, cho thấy đất trên địa bàn chưa được khai thác triệt để

2.9.3 Địa hình

- Đơn vị có địa hình đặc trưng cao nguyên, độ cao trung bình khoảng 400 m so với mặt nước biển Địa hình đồi thoải lượn sóng chiếm khoảng 75 % diện tích đơn vị, nên thích hợp cho nhiều loại cây trồng

- Địa hình đồi dốc chiếm khoảng 25 % do có độ dốc lớn nên chỉ thích hợp giữ rừng khoanh nuôi và trồng cây lâm nghiệp

Trang 24

2.9.4 Khí hậu

- Địa bàn đơn vị nằm ở ranh giới 2 tỉnh mang đặc trưng khí hậu Đông Nam Bộ, chịu ảnh hưởng trực tiếp của tiểu vùng khí hậu phía bắc của tỉnh với đặc trưng nóng

ẩm, mưa nhiều, một năm được chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa

- Nắng nhiều, số giờ nắng cả năm là 1992 giờ nhiệt độ cao đều trong năm Nhiệt độ trung bình năm là 22,9 oC, nhiệt độ tháng thấp nhất là tháng 12 (21,0 oC) nhiệt độ cao nhất là tháng 4 (24,3 oC)

- Lượng mưa khá ổn định tổng lượng mưa cả năm 2013,4 mm nhưng phân hóa theo mùa, tháng cao nhất là tháng 5 với lượng mưa khoảng 402 mm, tháng thấp nhất

là tháng 1 khoảng 0,4 mm

- Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 90 % tổng lượng mưa cả năm, mùa khô bắt đầu khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ chiếm khoảng 10 % lượng mưa cả năm

- Độ ẩm trung bình cả năm khoảng 83,3 % trong đó cao nhất là tháng 9 (91 %)

Tóm lại: Khí hậu – thời tiết phù hợp cho nhiều loại cây nhiệt đới phát triển

2.9.5 Điều kiện kinh tế xã hội

Theo thống kê cuối năm 2008, số lao động và hộ nhận khoán của đơn vị khoảng

856 người Khu dân cư sống tập trung thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục

vụ dân sinh, cùng với sự phát triển của Binh Đoàn đơn vị đã phát huy thế mạnh của đơn vị quốc phòng, phát triển cây công nghiệp giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn đóng quân Tích cực đầu tư khuyến khích người lao động tăng gia sản xuất cải thiện đời sống, nên đời sống của người lao động ngày càng ổn định

Trang 25

Chương 3

ĐIỀU KIỆN, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 Điều kiện, vật liệu thí nghiệm

3.1.1 Địa điểm thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện trên đất của Trung đoàn 720, toạ lạc tại xã Đăk Ngo – huyện Tuy Đức – tỉnh Đăk Nông

3.1.2 Thời gian tiến hành thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 02 năm 2009 đến tháng 06 năm 2009

3.1.3 Nội dung

Đề tài gồm hai thí nghiệm :

+ Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của ba chế phẩm n3m, roots 2, hợp chất ra rễ 0.1 DD đến số rễ và chiều dài rễ của cành gấc giâm

+ Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng chiều dài cành đến sự ra rễ và chiều dài rễ của cành gấc giâm

Cu, Zn, Mn, Fe mỗi thứ 0,2 %, phụ gia đặc biệt đủ 100 %

b) roots 2 được sản xuất tại doanh nghiệp tư nhân THIÊN ĐỨC

- Thành phần ghi trên nhãn: Vitamin C 3 % - B1 0,3 % - E 0,1 %, Glycin 1 % Peat Humus 7 %

Trang 26

c) Hợp chất ra rễ 0.1DD sản xuất tại công ty trách nhiệm hữu hạn nông sản Nông Dược – Đại Học Cần Thơ

- Thành phần ghi trên nhãn: Napthalenne acetic acid 0,1 %, phụ gia cồn 99,9 % + Đất được sàng để loại bỏ đất to và đá

- Trấu cà phê được xử lý bằng cách tưới ẩm trộn với chế phẩm xử lý phân chuồng , được sản xuất tại Viện Sinh Học Nhiệt Đới – Xưởng Sản Xuất Sinh Học Thạnh Lộc

- Thành phần ghi trên nhãn: N 4 %, P2O5 3 % , K2O 3 %, CaO 10 %, MgO 2 %,

(B, Cu, Zn, Mn, Fe, Mo) vi nấm Trichoderma 109 CFU/gr, xạ khuẩn Streptomyces sp

108 CFU/gr, vi khuẩn Bacilus sp 108 CFU/gr, EM

- Bao nhựa PE, sổ ghi chép, cân điện tử

3.2 Điều kiện nghiên cứu

3.2.1 Điều kiện tự nhiên

- Thí nghiệm được thực hiện tại vùng đồi lượn sóng, đất đỏ

- Điều kiện khí hậu thời tiết thu thập từ trung tâm khí tượng tỉnh Đăk Nông

- Nhiệt độ biến động từ 19,6 – 24,0 oC

- Ẩm độ biến động từ 74 – 88 %

- Lượng mưa biến động từ 0 – 380 mm/tháng

- Số giờ nắng biến động từ 148 – 248 giờ/tháng

- Nhìn chung điều kiện khí hậu khá phù hợp để nhân giống cây gấc

Trang 27

Bảng 3.1 Một số yếu tố khí hậu tại vùng thí nghiệm

- Nghiệm thức 1: ĐC (đối chứng ): nhúng nước lã

- Nghiệm thức 2: nhúng dung dịch n3m (pha 20g/8 lít nước sạch) theo hướng dẫn nhà sản xuất ghi trên nhãn

- Nghiệm thức 3: nhúng trong dung dịch roots 2, theo hướng dẫn nhà sản xuất

- Nghiệm thức 4: nhúng trong hợp chất ra rễ 0.1DD, theo hướng dẫn ghi trên nhãn của sản phẩm

- Số hom cho thí nghiệm 1 là: 4 x 10 x 4 = 160 hom

3.3.2 Nội dung 2: “Ảnh hưởng chiều dài hom đến sự ra rễ và chiều dài rễ của cành gấc giâm”

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu đơn yếu tố hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 nghiệm thức, 5 LLL

Trang 28

- Các nghiệm thức được nhúng trong dung dịch ra rễ n3m (pha 20 g/8 lít nước sạch) dùng theo khuyến cáo trên nhãn sản phẩm Độ dài hom giâm của các nghiệm thức được cắt như sau:

Chuẩn bị cành giâm cho thí nghiệm 1:

- Chọn những cành khỏe, sinh trưởng tốt không bị sâu bệnh Cành giâm được lấy là cành già cắt bằng gốc, chiều dài của hom 20 cm

Chuẩn bị cành giâm cho thí nghiệm 2:

- Cắt độ dài cành theo các NT (nghiệm thức) 15 cm, 20 cm và 25 cm

- Tất cả các hom gấc dùng cho hai thí nghiệm phần ngọn được xiên một góc 45o

để khỏi đọng nước ở vết cắt của hom

- Cắt cành giâm vào lúc trời mát, cắt dứt khoát một nhát, tránh để cành dập nát

- Môi trường giâm là đất được sàng trộn với trấu cà phê phân bò hoai mục theo

tỷ lệ 1.1.1 đóng trong bịch Nylon tưới ẩm trước khi ươm

- Dung dịch n3m pha 20 g/8 lít nước

- Dung dịch roots 2 và hợp chất ra rễ 0.1DD được đựng trong cốc

- Sau khi các cành giâm được nhúng vào dung dịch theo qui mô thí nghiệm dùng cây đường kính khoảng 1cm chọc lỗ rồi cấy hom ngập trong đất 2/3 hom gấc dùng cây ấn xung quanh cho chắc và tưới nước

+ Kỹ thuật chăm sóc tùy theo điều kiện thời tiết mà tưới nước cho phù hợp 10 ngày đầu mỗi ngày tưới nước một lần vào sáng sớm, sau 10 ngày tưới nước 2 ngày một lần

+ Điều kiện thí nghiệm:

Trang 29

- Thí nghiệm được thực hiện trong giàn làm bằng nứa cao 2 m, thời gian đầu

được che kín, sau mỗi tuần rút bớt nứa để ánh sáng chiếu vào Khi cây nảy mầm hoàn

toàn thì bỏ mái che

Các nghiệm thức được đặt cách nhau 30 cm

3.3.4 Chỉ tiêu theo dõi

Số lượng rễ trung bình của các hom qua các tuần của từng nghiệm thức (đếm

1hom/1 lần lặp lại/nghiệm thức)

- Số lượng rễ trung bình/hom = Tổng số rễ đếm được/ Số hom đếm Chiều dài rễ trung bình của hom qua các tuần của từng nghiệm thức:

- Chiều dài rễ trung bình/hom = Tổng chiều dài rễ đo được/ Tổng số rễ

Tỉ lệ nảy mầm ở các hom qua các tuần của từng nghiệm thức

- Tỉ lệ nảy mầm = (Số hom nảy mầm/ Tổng số hom đếm) x 100

Tỉ lệ hom ra lá trung bình của hom qua các tuần của từng nghiệm thức:

- Số lượng hom ra lá = (Tổng số hom ra lá/ Tổng số hom ) x 100

Độ dài mầm đọt ở các hom qua các tuần của từng nghiệm thức:

-Trung bình độ dài mầm/hom = Tổng chiều dài đo được/ Tổng số hom đếm Kích thước lá ở các hom qua từng tuần của từng nghiệm thức:

- Chiều dài trung bình lá = Tổng chiều dài lá đo được/ Tổng số hom đo lá

- Chiều rộng trung bình = Tổng chiều rộng lá/ Tổng số lá đo

Số lá trung bình của các hom qua các tuần của từng nghiệm thức

- Số lượng trung bình/hom = Tổng số lá đếm được/ Tổng số hom đếm

3.3.5 Xử lý số liệu

Toàn bộ số liệu được xử lý thống kê theo chương trình MSTATC, Anova1 và Excel

Trang 30

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Nội dung 1: “Ảnh hưởng của ba chế phẩm n3m, roots 2 và hợp chất ra rễ 0.1DD tới sự phát triển của cành gấc giâm.”

4.1.1 Số rễ trung bình trên hom

+ Diễn tiến ra rễ

012345678

Trang 31

Bảng 4.1 Số rễ trung bình của các nghiệm thức

Qua bảng 4.1 có ba nhóm nghiệm thức khác biệt rất có ý nghĩa được sắp xếp theo số

lượng từ cao đến thấp a, b và c trong đó:

Các nghiệm thức 0.1DD, roots 2, n3m không có sự khác biệt và nghiệm thức 0.1DD,

roots 2 đều khác biệt so với ĐC Ở thời điểm 41 NSG số rễ ở nghiệm thức 0.1DD là

cao nhất không có sự khác biệt với nghiệm thức roots 2 nhưng khác biệt rất có ý nghĩa

so với hai NT còn lại Giữa NT roots 2 và n3m không có sự khác biệt nhưng lại có sự

khác biệt rất có ý nghĩa so với ĐC Thời điểm 46 NSG cả 3 NT xử lý thuốc đều khác

biệt có ý nghĩa so với ĐC

Kết quả: NT sử dụng 0.1DD và roots 2 cho số lượng rễ cao nhất

21 ngày sau giâm nghiệm thức ĐC chỉ có 0,8 rễ/cành Đối chiếu với số liệu có được ở

ngày thứ 46 sau giâm nghiệm thức ĐC có 2,8 rễ/cành So với 3 NT sử dụng thuốc ở 21

ngày sau giâm đã có số rễ bằng hoặc hơn so với đối chứng Như vậy sử dụng thuốc

kích thích đã rút ngắn được thời gian ra rễ 25 ngày Ở 46 NSG 3 nghiệm thức có xử lý

thuốc có số rễ/hom nhiều một cách rất có ý nghĩa so với ĐC Sự ra rễ khá chậm sau 46

ngày so với các cây thân gỗ (nhãn, bưởi) mà các tác giả khác đã làm

Trang 32

4.1.2 Chiều dài trung bình rễ trên hom

+ Diễn tiến chiều dài rễ

0510

Hình 4.2 Diễn tiến chiều dài rễ/hom theo thời gian

Bảng 4 2 cho thấy giá trị trung bình chiều dài rễ ở các NT được chia làm hai nhóm và sắp xếp theo chiều từ cao đến thấp a và b trong đó:

Các NT 0.1DD, roots 2 và n3m có sự khác biệt rất có ý nghĩa so với đối chứng Kết quả độ dài trung bình của rễ ở các NT xử lý thuốc đều có sự khác biệt rất có ý nghĩa so với ĐC

- Ở nghiệm thức đối chứng ngày thứ 46 sau giâm rễ có chiều dài bằng với ngày thứ 31 của các nghiệm thức có sử dụng thuốc kích thích (10 cm) chứng tỏ thuốc kích thích có hiệu lực

- Tới thời gian 46 ngày sau giâm chiều dài rễ ở các nghiệm thức có xử lý thuốc dài gấp đôi so với nghiệm thức ĐC

Trang 33

Bảng 4.2 Chiều dài rễ trung bình của các nghiệm thức (cm)

Trang 34

Bảng 4 3 Tỉ lệ hom ra mầm trung bình ở các nghiệm thức ( % )

Kết quả: NT 0.1DD và roots 2 cho tỉ lệ nảy mầm cao nhất

Trong suốt 5 đợt theo dõi nhận thấy

- Các nghiệm thức có dùng thuốc roots 2, hợp chất ra rễ 0.1DD có khác biệt rất

có nghĩa so với nghiệm thức đối chứng

- Nghiệm thức n3m không có sự khác biệt so với nghiệm thức đối chứng nhưng nghiệm thức này cũng không có sự khác biệt so với NT roots 2, 0.1DD

- Sau khi ra rễ thành công, hom nảy mầm đánh giá chung cuộc sự thành công

của hom giâm nhận thấy nếu không dùng thuốc, trong điều kiện tự nhiên tỉ lệ thành công chỉ độ 50 % so với dùng thuốc tỉ lệ có thể đạt 90 %, từ đó có thể tiết kiệm được tiền công cũng như vật tư

Trang 35

4.1.4 Độ dài trung bình mầm

+ Diễn tiến độ dài trung bình mầm ( cm )

0 20

Hình 4.4 Diễn tiến độ dài mầm ở các nghiệm thức

Bảng 4.4 cho thấy ở các ngày theo dõi sau giâm các giá trị được chia làm 3 nhóm khác biệt rất có ý nghĩa được sắp xếp theo độ dài mầm cao đến thấp a, b và c:

Từ 36 NSG đến 46 NSG các NT 0.1DD, roots 2 và n3m không có sự khác biệt, nhưng

có sự khác biết ý nghĩa so với ĐC Thời điểm 51 NSG – 56 NSG, nhóm a các NT 0.1DD, roots 2 không có sự khác biệt với nhau, nhưng có sự khác biệt rất có so ĐC Nhóm b: roots 2 và n3m không có sự khác biệt với nhau chỉ có NT roots 2 là có sự khác biệt ý nghĩa so với ĐC NT n3m là trung gian ở 51 NSG, ở thời điểm 56 NSG cả hai NT đều có sự khác biệt rất có ý nghĩa so ĐC

Ở NT ĐC thời điểm 56 NSG độ dài trung bình mầm vẫn ngắn hơn độ dài trung bình mầm của 3 nghiệm thức sử dụng thuốc kích thích ở 46 NSG Chứng tỏ thuốc kích thích có hiệu lực rất tốt tới sự phát triển mầm gấc, tới thời điểm 56 NSG các nghiệm thức sử dụng thuốc có độ dài trung bình mầm dài gấp 2 đến 3 lần so với NT ĐC

Trang 36

Bảng 4.4 Độ dài mầm trung bình ở các nghiệm thức (cm)

ÐC 0,8 b 3,6 b 10,1 b 18,9 c 29,2 c n3m 7,6 a 17,1 a 30,8 a 40,5 bc 59,0 b

Trang 37

Bảng 4 5 Tỉ lệ hom ra lá trung bình ở các nghiệm thức (%)

NT đều có sự khác biệt so với ĐC

Nhóm b: n3m, ĐC không có sự khác biệt ở các ngày 31- 41 NSG

Kết quả: theo dõi số lá NT 0.1DD, roots 2 cho tỉ lệ hom ra lá cao nhất Các nghiệm thức sử dụng thuốc roots 2, 0.1DD có khác biệt rất có nghĩa so với nghiệm thức ĐC Nghiệm thức n3m không khác biệt so với NT đối chứng nhưng cũng không khác biệt

so với 2 nghiệm thức roots 2, 0.1DD

- Sau khi nảy mầm, tỉ lệ hom ra lá đánh giá sự phát triển của hom gấc giâm, nhận thấy nếu không dùng thuốc trong điều kiện tự nhiên tỉ lệ nảy mầm chỉ đạt được

50 % so với các nghiệm thức sử dụng thuốc có thể đạt tỉ lệ hom ra lá tới 90 % Như vậy sử dụng thuốc kích thích sẽ cho cây con khỏe và có sự phát triển đồng đều hơn không dụng thuốc kích thích

Trang 38

Hình 4 6 Diễn tiến chiều dài lá ở các nghiệm thức

Bảng 4 6 giá trị trung chiều dài lá có hai nhóm NT được sắp xếp theo chiều lớn đến bé

Trang 39

Bảng 4 6 Chiều dài lá trung bình ở các nghiệm thức (cm)

Trang 40

Bảng 4 7 Chiều rộng lá trung bình ở các nghiệm thức (cm)

Ngày đăng: 17/09/2018, 17:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w