1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU HIỆU LỰC 4 LOẠI PHÂN BÓN LÁ: AGRO POWER; ĐẦU TRÂU – CHÍN ĐỎ; ĐẦU TRÂU – THẦN NÔNG; ĐẦU TRÂU 10 – 8 – 6 TRÊN CÂY DƯA LEO (Cucumis savitus L.) TRỒNG Ở VÙNG ĐẤT XÁM CỦ CHI – TP HỒ CHÍ MINH

77 417 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

Mục đích: Xác định được ảnh hưởng của 04 loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất của cây dưa leo trồng trên đất xám, từ đó tìm ra loại phân bón phù hợp.. Kết q

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU HIỆU LỰC 4 LOẠI PHÂN BÓN LÁ: AGRO POWER; ĐẦU TRÂU – CHÍN ĐỎ; ĐẦU TRÂU – THẦN NÔNG; ĐẦU TRÂU 10 – 8 – 6 TRÊN CÂY DƯA LEO (Cucumis savitus L.) TRỒNG Ở VÙNG ĐẤT XÁM

Trang 2

NGHIÊN CỨU HIỆU LỰC 4 LOẠI PHÂN BÓN LÁ: AGRO POWER; ĐẦU TRÂU – CHÍN ĐỎ; ĐẦU TRÂU – THẦN NÔNG; ĐẦU TRÂU 10 – 8 – 6 TRÊN CÂY DƯA LEO (Cucumis savitus L.) TRỒNG Ở VÙNG ĐẤT XÁM

Giảng viên hướng dẫn:

PGS.TS HUỲNH THANH HÙNG

KS LÊ HỮU QUANG

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Con xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ và gia đình đã chăm lo, ủng hộ con trong suốt thời gian qua

Em xin chân thành cảm ơn:

™ Giáo viên hướng dẫn, PGS.TS.Huỳnh Thanh Hùng, thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài

™ Th.s Nguyễn Bích Thu, Ks Lê Hữu Quang, Trung tâm Nghiên cứu Đất - Phân bón và Môi trường phía Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin trân trọng cảm ơn đến:

™ Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm khoa Nông Học đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như thời gian thực hiện đề tài

™ Toàn thể quý thầy (cô) khoa Cơ Bản và khoa Nông Học - Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt, chỉ bảo những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong thời gian học tập tại trường

™ Tất cả các bạn trong lớp Nông Học 31,các bạn sinh viện trong khoa Nông Học

Tp Hồ Chí Minh, tháng 08/2009

Sinh viên ĐẶNG MINH NGUYỆT

Trang 4

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS.Huỳnh Thanh Hùng

KS Lê Hữu Quang

Đề tài được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2009, tại hộ ông Hà Văn Dền, ấp Bầu Trăn, Xã Nhuận Đức – Huyện Củ Chi – TP HCM trên giống dưa leo Hai mũi tên đỏ (Công ty giống Đông Tây) Mục đích: Xác định được ảnh hưởng của 04 loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất của cây dưa leo trồng trên đất xám, từ đó tìm ra loại phân bón phù hợp

Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD – Randomized Complete

Block Design ) 1 yếu tố, 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại

Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức :

-Nghiệm thức 1: Nền + phun nước lã ( đối chứng)

-Nghiệm thức 2: Nền + phun Agro Power

-Nghiệm thức 3: Nền + phun Đầu Trâu - Chín Đỏ

-Nghiệm thức 4: Nền + phun Đầu Trâu - Thần Nông

-Nghiệm thức 5: Nền + phun Đầu Trâu 10-8-6

Các nghiệm thức được phun định kỳ 7 ngày/1 lần, lượng dung dịch phân bón lá/ha là 320l, phun vào các ngày 17 NSG, 24 NSG, 31 NSG

Kết quả thí nghiệm cho thấy: Các nghiệm thức sử dụng phân bón lá đều sinh trưởng phát triển năng suất và phẩm chất cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (phun nước lã) Trong

đó NT sử dụng Đầu Trâu – Thần Nông cho hiệu quả kinh tế cao nhất, đây là loại phân bón

lá tốt nhất cho cây dưa leo trong 04 loại phân bón lá thí nghiệm

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH viii

DANH CÁCH CÁC BẢNG – SƠ ĐỒ - ĐỒ THỊ ix

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục Tiêu Đề Tài 2

1.2.1 Mục Đích 2

1.2.2 Yêu Cầu 2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Giới thiệu các chế phẩm phân bón lá 3

2.1.1 Khái niệm 3

2.1.2 Ưu điểm của phân bón lá 3

2.1.3 Nhược điểm của việc sử dụng phân bón lá 4

2.1.4 Cơ chế hấp thu dinh dưỡng qua lá của cây trồng 4

2.1.5 Nguyên tắc sử dụng phân bón lá 4

2.1.6 Giới thiệu về phân bón lá sử dụng trong thí nghiệm 5

2.1.7 Một số nghiên cứu của 4 loại phân bón lá trong thí nghiệm 9

2.1.7.1 Đầu Trâu - Chín Đỏ, Đầu Trâu - Thân Nông, Đầu Trâu 10 – 8 - 6 9

2.1.7.2 Agro Power 10

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 11

2.3 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 18

2.4 Khái quát về cây dưa leo 20

2.4.1 Nguồn gốc phân bố 20

2.4.2 Đặc điểm thực vật học 20

Trang 6

2.4.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh 21

2.4.4 Các thời kỳ sinh trưởng chủ yếu của cây dưa leo 23

2.4.5 Một số sâu bệnh hại chủ yếu trên cây dưa leo 24

2.4.5.1 Sâu hại 24

2.4.5.2: Bệnh hại 24

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 25

3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 25

3.2 Điều kiện chung trong thời gian làm thí nghiệm 25

3.2.1 Điều kiện khí hậu thời tiết 25

3.2.2 Đặc điểm đất đai khu thí nghiệm 26

3.3 Vật liệu thí nghiệm 26

3.4 Bố trí thí nghiệm 26

3.5 Quy trình kĩ thuật 27

3.5.1 Chuẩn bị đất trồng 27

3.5.2 Mật độ trồng 27

3.5.3 Bón phân và phương pháp bón 28

3.5.4 Chuẩn bị hạt giống 28

3.5.5 Chăm sóc, làm giàn 28

3.6 Phương pháp lấy mẫu và chỉ tiêu theo dõi 29

3.6.1 Phương pháp lấy mẫu 29

3.6.2 Các chỉ têu theo dõi 29

3.6.2.1 Chỉ tiêu về sinh trưởng 29

3.6.2.2 Chỉ tiêu phát dục 29

3.6.2.3 Yếu tố cấu thành năng suất 29

3.6.2.4 Phẩm chất trái 30

3.6.2.5 Hiệu quả kinh tế 30

3.7 Phương pháp xử lí số liệu: 30

Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 31

4.1 Ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của dưa leo.31 4.1.1 Động thái tăng trưởng chiều cao của cây (cm) 31

Trang 7

4.2 Số lá trên thân chính 34

4.2.1 Động thái ra lá trên thân chính dưa leo (số lá/cây) 34

4.2.2 Tốc độ lá trên trên thân chính dưa leo 36

4.3 Khả năng phân cành 36

4.3.1 Động thái ra cành cấp 1 trên thân chính 37

4.3.2 Tốc độ ra cành cấp 1 trên thân chính 38

4.4 Ảnh hưởng của phân bón lá đến giai đoạn phát dục 39

4.4.1 Thời gian phát dục 39

4.4.2 Tỷ lệ đậu quả (%) 40

4.5 Tình hình sâu bệnh hại 40

4.6 Các yếu tố cấu thành năng suất 41

4.7 Năng suất thực thu và phần trăm tăng năng suất thực thu của các nghiệm thức so với đối chứng 43

4.8 Phẩm chất trái 44

4.9 Tỷ lệ dưa đèo 44

4.10 Hiệu quả kinh tế 45

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46

5.1 Kết luận 46

5.2 Đề nghị 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

PHỤ LỤC 50

Trang 8

Ptbtrái/cây : Trọng lượng trung bình trái/cây

Ptb1 trái : Trọng lượng trung bình 1 trái

0C : độ C

Trang 9

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 5.1: Toàn cảnh khu thí nghiệm 50

Hình 5.2: Dưa leo NT2 – 20 NSG 51

Hình 5.3: Dưa leo NT3 – 27NSG 51

Hình 5.4: Dưa leo NT5 – 38NSG 52

Hình 5.5: Trái dưa leo sắp thu hoạch 52

Hình 5.6: Lá dưa leo bị bệnh giả sương mai 53

Hình 5.7: Sâu xanh hại dưa leo 53

Trang 10

DANH CÁCH CÁC BẢNG – SƠ ĐỒ - ĐỒ THỊ

Bảng 2.1: Hàm lượng dinh dưỡng trong các loại phân bón lá 6

Bảng2.2: Bón phân cho dưa leo 22

Bảng2.3: Lượng các chất dinh dưỡng dưa leo lấy đi từ đất 23

Bảng 2.4: Một số loại sâu hại chủ yếu trên cây dưa leo 24

Bảng 2.5: Một số loại bệnh phổ biến trên cây dưa leo 24

Bảng 3.1: Thời tiết thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 2 tới tháng 4 năm 2009 25

Bảng 3.2: Một số tính chất đất của khu thí nghiệm 26

Bảng 4.1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các nghiệm thức (cm/cây) 32

Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/7 ngày) 33

Bảng 4.3: Động thái ra lá trên thân chính dưa leo (số lá/cây) 34

Bảng 4.4: Tốc độ lá trên trên thân chính dưa leo 36

Bảng 4.5: Động thái ra cành cấp 1 trên thân chính (cành/cây) 37

Bảng 4.6: Tốc độ ra cành cấp I trên thân chính dưa leo 38

Bảng 4.7: Thời gian phát dục của dưa leo ở các nghiệm thức 39

Bảng 4.8: Tỷ lệ đậu trái 40

Bảng 4.9: Tỉ lệ bệnh 40

Bảng 4.10: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 41

Bảng 4.11: Phần trăm tăng năng suất thực thu 43

Bảng 4.12: Phẩm chất quả của các nghiệm thức 44

Bảng 4.13: Tỷ lệ dưa đèo của các nghiệm thức 44

Bảng 4.14: Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức 45

Bảng 5.1: Chi phí cho 1ha dưa leo 58

Sơ đồ 2.1: Quy trình chế biến 3 loại phân bón của công ty phân bón Bình Điền 7

Sơ đồ 2.2: Quy trình chế biến phân bón Agro Power nhập khẩu từ Nhật 8

Đồ thị 5.1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các nghiệm thức 54

Đồ thị: 5.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 54

Đồ thị 5.3: Động thái ra lá trên thân chính dưa leo 55

Đồ thị 5.4: Tốc độ ra lá trên thân chính dưa leo 55

Trang 11

Đồ thị 5.6: Tốc độ ra cành cấp 1 trên thân chính dưa leo 56

Đồ thị 5.7: Năng suất ở các nghiệm thức 57

Trang 12

ô nhiễm môi trường đất, tác động trực tiếp hay gián tiếp tới các đặc tính lý hoá của đất theo chiều hướng xấu đi Phân bón lá ra đời tuy không thể thay thế hoàn toàn phân bón gốc nhưng nó cũng đã nhanh chóng trở thành sự lựa chọn của nhiều nhà nông vì có được nhiều lợi thế như: chất dinh dưỡng được cung cấp cho cây nhanh hơn so với phân bón gốc; hiệu suất sử dụng dinh dưỡng cao hơn; chi phí thấp hơn; ít ảnh hưởng đến môi trường và đất trồng Do đó, khi kết hợp hài hoà giữa phân bón gốc và phân bón lá sẽ đem lại hiệu quả cao cho người sử dụng

Công ty phân bón Bình Điền đã nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm ba sản phẩm phân bón lá: Đầu Trâu - Chín Đỏ, Đầu Trâu - Thần Nông, Đầu Trâu 10 – 8 - 6 và nhập khẩu sản phẩm phân bón lá hữu cơ sinh học Agro Power từ Nhật Bản Các Sản phẩm phân bón lá nói trên có chứa các yếu tố dinh dưỡng đa, trung, vi lượng ở các mức độ khác nhau

Trang 13

hoa, đậu trái, tăng khả năng sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng Tuy nhiên, để đánh giá hiệu lực thực tế của các loại phân bón trên, cần phải tiến hành các khảo nghiệm đồng ruộng trên các đối tượng cây trồng khác nhau như lúa, rau, màu, cây ăn trái ở những vùng sinh thái khác nhau

Dưa leo là một trong những loại rau ăn quả được trồng khá phổ biến ở vùng miền Đông Nam Bộ Dưa leo có thể trồng được quanh năm, thời gian sinh trưởng ngắn, sản phẩm đầu ra luôn có chỗ đứng trên thị trường Tuy nhiên, trong kỹ thuật canh tác, nông dân trồng dưa leo còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón Do đó, việc tìm ra loại phân bón và liều lượng bón thích hợp cho cây dưa leo, góp phần làm tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế cũng như tạo ra những sản phẩm an toàn cho sức khỏe con người đang là vấn đề cần nghiên cứu

Xuất phát từ yêu cầu đó được sự đồng ý của Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Học

chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả 4 loại phân bón lá: Agro Power, Đầu

Trâu - Chín Đỏ, Đầu Trâu - Thần Nông, Đầu Trâu 10 – 8 - 6 trên cây dưa leo

(Cucumis sativus L.) trồng ở vùng đất xám Củ Chi - TP Hồ Chí Minh”

Theo dõi ảnh hưởng của phân bón lá đến

- Sinh trưởng, phát triển

phân bón lá (phun nước lã)

Thời gian thực hiện: vụ Xuân Hè (từ 2/2009 – 4/2009)

Trang 14

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu các chế phẩm phân bón lá

2.1.1 Khái niệm

Phân bón lá là loại phân cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng Trong thành phần thường có chứa các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung, vi lượng ngoài ra còn có thể được bổ sung thêm một số chất điều hòa sinh trưởng, các loài vi sinh vật có ích Phân bón lá được sử dụng bằng cách hòa tan trong nước và phun lên lá hoặc tưới vào đất để cây có thể hấp thu qua lá hoặc thông qua rễ

2.1.2 Ưu điểm của phân bón lá

Cây trồng có thể hấp thu dinh dưỡng sau khi phun vài giờ và còn có thể hấp thu vài ngày sau đó (Weinhbaun, 1985) Do đó có thể bổ sung nhanh cho cây trồng lúc cần thiết

và phục hồi nhanh khi cây bị còi cọc

Tránh được các yếu tố bất lợi khi cung cấp dinh dưỡng qua đất (Weinhbaun- 1985, Embleton và Jonh, 1974) Các trường hợp đất bị rửa trôi, phèn, mặn, cây trồng bị ngộ độc hữu cơ hoặc cố định chất dinh dưỡng thì việc áp dụng phun phân bón lá là biện pháp hữu hiệu nhất Ngoài ra chọn đúng thời điểm có thể tránh được các bất lợi do yếu tố thời tiết

và sử dụng nồng độ cao gây ra

Một lần phun có thể cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây trồng Trong phân bón lá hiện nay ngoài các yếu tố đa, trung, vi lượng các nhà sản xuất còn bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng như IAA, NAA, các vi sinh vật có ích, tạo nên tính đa chức năng của phân bón lá

Giảm công vận chuyển và công phun thuốc Các chế phẩm thường ở dạng đậm đặc nhưng phun cho cây với nồng độ rất loãng Thành phẩm thường ở dạng nhỏ gọn dễ vận chuyển Việc phun phân bón lá cũng tiết kiệm lượng phân bón sử dụng

Trang 15

2.1.3 Nhược điểm của việc sử dụng phân bón lá

Oxi hóa hoặc phân hủy các chất xúc tác bề mặt đối với các hợp chất hữu cơ mẫn cảm, có thể xảy ra trước khi thấm qua biểu bì (Sachs, Ryugo và Messeres Chrnidt – 1976)

Tốc độ thấm sâu vào lá giảm khi kích thước phân tử của các hợp chất hòa tan gia tăng (Cutler, Alvin và Price, 1982; Mefalene và Berry, 1973)

Dưỡng chất và các chất dinh dưỡng cung cấp qua lá không thể chuyển vị đến những mục tiêu ở xa như rễ và các cơ quan sinh trưởng mới sinh sản sau khi phun thuốc (kanvan - 1980; Numan và Prinz, 1975)

Dễ rửa trôi

Dinh dưỡng bám dính vào những nơi không đúng mục đích gây thiệt hại

Tính thẩm thấu của lá có thể thay đổi theo tuổi lá, môi trường, giống Vì vậy mà gây trở ngại cho việc dự đoán tốc độ, số lượng hấp thu chất hòa tan được phun ra (Leece, 1973;Flore và Backer, 1979)

2.1.4 Cơ chế hấp thu dinh dưỡng qua lá của cây trồng

Theo Andre Gros (1967) cây trồng ngoài bộ rễ có thể hấp thu chất dinh dưỡng qua thân, bộ lá và các cơ quan trên mặt đất khác, kể cả vỏ thân cũng có thể hút thức ăn một cách tực tiếp qua mô bề mặt

Theo Lê Văn Tri (2000), lá là một bộ phận quan trọng của cây trồng, chúng làm nhiệm vụ quang hợp và hút chất dinh dưỡng nuôi cây Tất cả các quá trình này được thực hiện qua bề mặt lá mà giao diện chính là các lỗ khí khổng Lỗ khí khổng có kích thước trung bình 100 μm (dài 7-10 μm), số lượng khá lớn có thể chiếm 1 % diện tích lá Lỗ khí khổng phân bố cả 2 mặt lá tùy theo loại cây Do đó muốn có hiệu quả cao cần phun phân bón lá lên bề mặt có chứa nhiều khí khổng Sau khi phun đẫm bề mặt lá, lượng phân hòa tan trong nước ở nồng độ cho phép, chất dinh dưỡng được ngấm qua lá, thân, trái để chuyển vào bên trong và được sử dụng ngay để kích thích phát triển toàn bộ cây

2.1.5 Nguyên tắc sử dụng phân bón lá

Phân bón lá là loại phân bổ sung dinh dưỡng chứ không phải là loại phân thay thế hoàn toàn phân bón vào đất Vì vậy cần chú ý bổ sung đúng loại phân, đúng thời điểm, đúng liều lượng cần thiết Theo Andre Gros khẳng định phân bón lá có lợi ích lớn nhưng

Trang 16

phải coi việc phun phân là biện pháp bổ sung, cấp cứu tương đương như một mũi tiêm trong y học Nó giúp bổ sung dinh dưỡng cho cây trong trường hợp khi người ta muốn thúc đẩy nhanh sinh trưởng của cây vốn bị kém hoặc khi rễ không thực hiện đủ chức năng của nó

Phân bón lá được cây trồng hấp thu qua lỗ khí khổng vì vậy phải phun trong điều kiện lỗ khí khổng mở mới có hiệu quả Tránh phun vào lúc trời nắng gắt, gió mạnh, không khí quá khô hoặc quá ẩm Nếu quá khô hoặc gió mạnh lỗ khí khổng đóng thì việc phun phân bón lá không còn hiệu quả nữa và chất dinh dưỡng dễ bay hơi Cũng không nên phun trước hoặc sau khi mưa vì lúc này tế bào đã căng nước không hấp thu nữa và chất dinh dưỡng dễ bị rửa trôi Để nâng cao hiệu quả hấp thu phân bón lá nên phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát

Phân bón lá thường đậm đặc nên pha với nồng độ thấp khi phun Do đó cần phun đúng nồng độ chỉ dẫn, việc phun quá nồng độ sẽ gây ngộ độc cho cây Ngoài ra trong phân bón lá còn có cả các hợp chất kích thích sinh trưởng, việc phun quá nồng độ sẽ gây phát triển quá giới hạn gây vóng cây, đột biến Trong phân bón lá các chất dinh dưỡng ở nồng độ thấp nếu phun ở nồng độ quá thấp sẽ không có hiệu quả rõ rệt Có thể kết hợp phun phân bón lá với các loại thuốc bảo vệ thực vật khác tùy theo hướng dẫn của nhà sản xuất

2.1.6 Giới thiệu về phân bón lá sử dụng trong thí nghiệm

Công ty phân bón Bình Điền được Cục Trồng trọt cấp chứng nhận đăng ký khảo nghiệm số 759/GP – TT - ĐPB ký ngày 01 tháng 07 năm 2008 cho phép khảo nghiệm 04 loại phân đó là: Phân bón lá hữu cơ sinh học Agro Power, phân bón lá Đầu Trâu - Chín Đỏ, phân bón lá Đầu Trâu - Thần Nông, phân bón lá Đầu Trâu 10 - 8 - 6 Trong 04 sản phẩm của công ty trình khảo nghiệm thì sản phẩm phân bón lá hữu cơ sinh học Agro Power được nhập khẩu từ Nhật Bản Các sản phẩm còn lại được sản xuất trên nguồn nguyên liệu chọn lọc, quy trình sản xuất do phòng kỹ thuật của công

ty nghiên cứu

Trong phân có các yếu tố dinh dưỡng đa, trung, vi lượng phổ biến, các yếu tố dinh dưỡng trong từng loại phân được phối trộn theo tỷ lệ, hàm lượng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đa dạng của nhiều loại cây trồng ở các giai đoạn sinh

Trang 17

Bình Điền trình khảo nghiệm là đáp ứng nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng, gia tăng năng suất của cây trồng Cụ thể thành phần và hàm lượng dinh dưỡng như sau:

Bảng 2.1: Hàm lượng dinh dưỡng trong các loại phân bón lá

Tên phân bón Đơn vị Hàm lượng các chất dinh dưỡng chủ yếu

Phân bón lá hữu cơ sinh học

Agro Power (Nhập khẩu)

(%) Hữu cơ: 95; N: 0,1; P2O5hh: 0,1; K2O: 0,1

(%) N: 3; P2O5hh: 15; K2O: 18 Phân bón lá

Đầu Trâu - Chín đỏ ppm Ca: 100; Mg: 300; Mn: 500; Fe: 200;

Zn: 400; Cu: 400

(%) N: 9; P2O5hh: 9; K2O: 9 Phân bón lá

Đầu Trâu - Thần Nông ppm Ca: 100; Mg: 500; Mn: 500; Fe: 500;

Zn: 200; Cu: 200

(%) N: 10; P2O5hh: 8; K2O: 6 Phân bón lá

Đầu Trâu 10 - 8 - 6 ppm Ca: 100; Mg: 200; Mn: 200; Fe: 100;

Zn: 200; Cu: 200

(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Đất- Phân bón và Môi trường phía Nam)

Trang 18

Sơ đồ 2.1: Quy trình chế biến 3 loại phân bón lá của công ty phân bón Bình Điền

NGUỒN CHỨA N, P, K (Ure, MAP, MKP, MUỐI VI

LƯỢNG …)

CÂN ĐỊNH LƯỢNG

HÒA TAN

KIỂM TRA

VÔ CHAI

THÀNH PHẨM

Trang 19

Bao gồm N,P,K và acid amino, hoạt tính cillica, đường, khoáng chất, acid nucleic, lignin

Than bùn hoại thực tự nhiên

Chiết xuất thành phần dinh

dưỡng từ bồn chứaChưng cất

Trang 20

2.1.7 Một số nghiên cứu của 4 loại phân bón lá trong thí nghiệm

2.1.7.1 Đầu Trâu - Chín Đỏ, Đầu Trâu - Thân Nông, Đầu Trâu 10 – 8 - 6

Ba loại phân bón lá: Đầu Trâu - Chín Đỏ, Đầu Trâu - Thần Nông, phân bón lá Đầu Trâu 10 – 8 - 6 đã được Trung tâm Nghiên cứu Đất - Phân bón và Môi trường phía Nam tiến hành thí nghiệm trên một số loại cây trồng cho kết quả như sau:

Trên cây lúa vụ Đông Xuân năm 2008 - 2009 và Xuân Hè năm 2009 ở xã Thanh Phú Long, Châu Thành, Long An Sử dụng phân bón lá Đầu Trâu - Thần Nông và phân bón lá Đầu Trâu 10 – 8 - 6 pha 20ml phân bón với 08 lít nước phun 02 lần vào giai đoạn

15 ngày sau sạ, cách nhau 05 ngày/lần Phân bón lá Đầu Trâu - Chín Đỏ pha 20ml phân bón với 08 lít nước phun 02 lần, lần đầu vào 10 ngày sau sạ, lần 02 khi lúa đã ngậm sữa Kết quả cho thấy đã có tác dụng tốt đối với các yếu tố cấu thành năng suất lúa, từ đó góp phần tăng năng suất lúa so với đối chứng từ 0,72 – 0,90 tấn/ha/vụ (tương đương tăng từ 12,4 – 15,7 %)

Trên cây rau cải ở Huyện Củ Chi – TP Hồ Chí Minh vụ 1 (tháng 7 - 9/2008), vụ 2 (tháng 9 - 12/2008), Sử dụng phân bón lá Đầu Trâu - Thần Nông, phân bón lá Đầu Trâu - Chín Đỏ và phân bón lá Đầu Trâu 10 – 8 - 6 pha 20ml phân bón với 08 lít nước phun 03 lần vào giai đoạn 07 ngày sau khi cấy ra luống, cách nhau 05 ngày Kết quả cho thấy cả 03 sản phẩm phân bón lá trên của Công ty phân bón Bình Điền đều có hiệu lực rõ đối với cây rau cải bẹ xanh trên đất xám cụ thể là làm tăng trọng lượng cây có ý nghĩa thống kê so với đối chứng, góp phần làm tăng năng suất rau cải bẹ xanh từ 12,1 – 16,4% (tương đương 3,20 – 4,30 tấn/ha/vụ) so với công thức đối chứng

Trên cây bắp ở Huyện Thống Nhất, Đồng Nai sau khi phun bổ sung 03 sản phẩm phân bón lá của Công ty Phân bón Bình Điền vào vụ 1 (tháng 7 - 10/2008) vụ 2 (tháng 1 - 4/2009) Sử dụng phân bón lá Đầu Trâu - Thần Nông và phân bón lá Đầu Trâu 10 – 8 - 6 pha 20ml phân bón với 08 lít nước phun 03 lần vào giai đoạn 07 ngày sau khi hạt bắp nảy mầm, cách nhau 05 ngày/lần Phân bón lá Đầu Trâu - Chín Đỏ pha 20ml phân bón với 08 lít nước phun 02 lần vào giai đoạn 07 ngày sau khi hạt bắp nảy mầm, cách nhau 05 ngày/lần, 1 lần khi có trái non Kết quả đã làm tăng số hạt/hàng có

ý nghĩa thống kê so với đối chứng, góp phần làm tăng năng suất bắp từ 0,68 – 0,93 tấn/ha/vụ (tương đương tăng 11,5 – 15,8 %) so với công thức đối chứng

Trang 21

Trên cây nhãn ở huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai sử dụng phân bón lá Đầu Trâu

- Thần Nông và phân bón lá Đầu Trâu 10 – 8 - 6 pha 20 ml phân bón với 08 lít nước phun 03 lần vào giai đoạn sau thu hoạch vụ trước, cách nhau 10 ngày/lần Phân bón lá Đầu Trâu - Chín Đỏ pha 20ml phân bón với 08 lít nước phun 02 lần vào giai đoạn sau thu hoạch vụ trước, cách nhau 05 ngày/lần, 01 lần khi có trái non Kết quả cho thấy phun bổ xung 03 sản phẩm phân bón lá của Công ty Phân bón Bình Điền đã làm tăng

số trái/chùm có ý nghĩa thống kê từ đó góp phần làm tăng năng suất trái nhãn từ 13,3 – 15,0 % (tương đương 0,95 – 1,06 tấn/ha/vụ) so với đối chứng

Bắp cải: Hợp tác xã tỉnh SaiTamaKen trồng kết quả cho thấy bắp cải có màu đậm,

vị ngon, sâu ít Khi sử dụng Agro Power trong sản xuất rau bắp cải sạch (không sử dụng thuốc sâu, rầy) thì cây vẫn phát triển rất tốt

Dâu tây: Ở hợp tác xã canh tác HOUSE sau khi sử dụng Agro Power kết quả cho thấy dâu tây cho màu đậm, hạt mẩy đều, tăng sản lượng Thâm canh tăng vụ liên tục vẫn nhận được kết quả chất lượng khả quan như nhau

Bắp cải tàu: Sau khi nông dân tỉnh ChiBanKen sử dụng cho thấy bắp cải có vị ngọt thanh, mùi thơm Các nhà vườn xung quanh không sử dụng Agro Power thấy cây tăng trưởng kém và sản lượng thấp

Lúa nước: Hợp tác xã nông nghiệp KoshiHikari tỉnh IbaRakiken Sử dụng Agro Power để xử lý thóc giống Tùy theo việc xử lý thóc giống, mà mức vươn dài của rễ cây

mạ khác nhau Khi thu hoạch giúp cho thân lúa bám vào đất chắc chắn không bị ngã đổ Lúa làm đòng tốt số hạt bội thu tăng 4%

Khoai tây: Nông dân tỉnh KanaZawaKe sau khi sử dụng Agro Power kết quả năng suất bội thu gấp 4% Khả năng hấp thu phân bón của cây tăng mạnh làm cho phiến lá trải rộng, thân cuống cứng cáp, Thổ nhưỡng được kết hạt, khiến rễ vươn dễ dàng, chất lượng khoai tây được nâng cao: bột khoai bở, vị đượm

Trang 22

Các ví dụ sử dụng ở Đài Loan:

Agro Power tại Đài Loan đang được ưa chuộng với tên 2DSR.Do vấn đề môi trường nên ngành trồng rau hữu cơ đang đẩy mạnh phát triển Agro Power khi được sử dụng cho các loại rau ăn củ, trái và lá đều cho kết quả rất tốt, nên Agro Power được tiếp nhận mạnh mẽ Cây lấy củ và trái khi sử dụng Agro Power có phần củ và quả lớn hơn so với bình quân, hạt chắc nhiều Các loại rau lấy lá thì lá có màu đậm hơn khỏe mạnh Thậm chí có nơi pha loãng 2DSR đến 5000 lần hiệu quả vẫn rất thuyết phục

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở nước ta cuối thập kỷ 50 và những năm của thập kỷ 60 thế kỷ 20 phân bón lá đã được ứng dụng nhưng kết quả còn hạn chế Trong những năm của thập kỷ 70, 80 phân bón lá vi lượng đã được sử dụng (Phạm Đình Thái, Vũ Hữu Yêm, Lê Đức, Vũ Văn Nhân, Nguyễn Đình Mạnh) có hiệu quả trong các thí nghiệm diện hẹp và khi ứng dụng đại trà thì chưa có hiệu quả Trong đầu thập kỷ 90, khi áp dụng công nghệ chất bám dính, chất khuyếch tán, chất kích thích vào việc chế tạo phân bón lá thì đạt hiệu quả cao hơn và được nông dân áp dụng rộng rãi

- Đối với cây họ đậu: Trong năm 1986 - 1987, dùng chế phẩm Giviđa - 1 (Gibberellin và vi lượng) xử lý hạt đậu tương để gieo làm tăng năng suất 10 - 15 %, phun riêng Gibberellin vào thời kỳ cây con có 2 lá thật làm cây ra hoa sớm hơn 3 - 5 ngày, phun Giviđa – 2 vào trước thời kỳ nụ làm tăng năng suất 15 - 25 % Dùng Giviđa - 2 phun cho đậu xanh giống 44 vào trước thời kỳ nụ làm cho quả chín tập trung và tăng năng suất 13,7% Phun chế phẩm hỗn hợp các nguyên tố vi lượng Mo, B cùng với chất điều hoà sinh trưởng làm tăng năng suất lạc trên đất phù sa không bồi hàng năm 12 % và trên đất bạc màu 19 % (Lê Đức, 1992) Phun dung dịch Zn lên lá lạc trên đất phù sa không bồi hàng năm làm tăng năng suất 25,9 %, trên đất bạc màu tăng 19,5 % Các nguyên tố Bo, Mn, Mo đều có ảnh hưởng đến hiệu lực của Zn và ngược lại theo một tỷ lệ phối trộn thích hợp (Vũ Văn Nhân, 1992) Phun gibberellin cho lạc tăng năng suất 15 % Chế phẩm phân bón lá phun cho cây đậu, lạc lúc bắt đầu

ra hoa rộ tăng năng suất 15- 20 % Phun Komix cho lạc tăng năng suất ở Hà Bắc 25 %,

ở Hà Tây 21,9 %, ở Huế 12,6-15 %; tăng năng suất đậu tương ở Hà Tây 29,3 %, ở Hà Bắc 14,3 %; nhìn chung tăng năng suất đậu tương 14 – 29 %, lạc 20-25 %

Trang 23

Tại Tp HCM phun các chế phẩm cho lạc đã làm tăng năng suất như sau: Agriconic tăng 16 %, HVP tăng13 %, Atonic tăng 12 % Ở Hà Bắc với giống lạc sen phun Agriconic làm tăng năng suất 18,5 % Phun PBL - Thiên Nông, KPT - HT Thiên Nông cho lạc trên đất xám Củ Chi TP HCM cho thấy KPT - HT Thiên Nông 1 % tăng năng suất 13 %, PBL - Thiên Nông tăng 16,1 % Như vậy nói chung phân bón lá làm tăng năng suất cây họ đậu khoảng 17,8 % Năm 1997 Quách Quang Minh đã nghiên cứu các loại phân bón lá HVP 121AB, HVP 121O trên cây đậu nành và các loại phân bón lá Atonik (Asahi) như HVP 121, HVP 6111B, HVP 186 B cho thấy các loại phân bón lá sử dụng đều cho đặc điểm nông học tốt, năng suất và hiệu quả kinh tế cao

Đối với cây lúa: đã dùng Gibberellin phá tính ngủ nghỉ sâu cho giống lúa chịu úng đạt tỷ lệ nẩy mầm 90 – 95 %, trong khi đó đối chứng là 25 – 30 %, mộng mạ đạt tiêu chuẩn chất lượng; đối với lúa ngủ nghỉ bình thường (giống NN8) đạt 90 - 95 %, đối chứng 40 – 45 %; với các hạt giống lúa đã trải qua giai đoạn ngủ nghỉ, xử lý Gibberellin làm tăng tỷ lệ nẩy mầm so với đối chứng là 10 – 20 % Sử dụng Gibberellin cho cây mạ làm tăng chiều cao 32,2 %; sử dụng riêng hỗn hợp vi lượng tăng chiều cao 0,8 %; dùng hỗn hợp Gibberellin và vi lượng làm tăng chiều cao 80%

Cụ thể đối với giống lúa CR 83 - 2 và CR - 203, sau 10 - 15 ngày phun chế phẩm thì chiều cao cây mạ tăng 40 – 66 %, làm cho cây lúa đẻ tập trung hơn, năng suất tăng 3 -

5 %

Sử dụng Gibberellin hồ rễ mạ ở Gia Lâm, Hà Nội vụ mùa 1986 đối với giống NN8 làm cho chiều cao lúa ở thời kỳ đẻ rộ tăng 18,1%, khả năng đẻ nhánh tăng 23%, thời gian sinh trưởng ngắn hơn 8 ngày, trổ bông tập trung hơn (mất 12 ngày, đối chứng

19 ngày), tỷ lệ hạt mẩy tăng 7%, năng suất tăng 8,2 – 12 %

Sử dụng gibberellin phun vào giai đoạn đòng già làm tăng năng suất lúa các giống như sau: NN8 tăng 12,8 %, CR - 203 tăng 14,5 %, nếp 415 tăng 9,5 % và U17 tăng 8,6%, làm lúa trổ đều, tập trung và chín sớm hơn 7 - 12 ngày đồng thời không ảnh hưởng đến chất lượng gạo cũng như hạt giống cho vụ sau Phun MnSO4 cho lúa CR -

203 trên đất phù sa được bồi hàng năm và phun CuSO4 trên đất phù sa không được bồi hàng năm làm tăng năng suất 10,5 % (Lê Đức, 1992) Chế phẩm hỗn hợp đa lượng, vi lượng và α - NAA phun vào giai đoạn lúa bắt đầu trổ là cho hiệu quả nhất làm tăng

Trang 24

năng suất tuỳ theo loại đất, trên đất bạc màu Hà Bắc tăng 10 %, đất phù sa sông Hồng

ở Hà Nội và sông Thái Bình tăng 8 - 15 %

Dùng chế phẩm Fivilua hoặc Tasalua phun cho lúa tăng năng suất 10 – 15 % Chế phẩm Fivilua hoặc Tasalua của xí nghiệp liên doanh Fitohoocmon sản xuất, được Trung tâm Nông nghiệp Thái Bình khảo nghiệm và kết luận là tiện sử dụng, hiệu quả cao và được người nông dân tín nhiệm hơn các chế phẩm trong nước như VHA - 79, Vinipik, Chitozan, Thiên nông, CP trường Sư phạm, CP trường NN1 Khi so sánh các chế phẩm của Fitohoocmon với các chế phẩm nhập ngoại, Trung tâm Nông nghiệp Thái Bình cũng có kết luận đối với lúa CR - 203, VN10 chế phẩm Fitohoocmon tăng năng suất 13,7 %, Đa - Hiệu - Bảo tăng 12,1 %, Đặc – Đa - Thu tăng 10,5 %, Diệu - Bảo - Tố tăng 9,9 %, Diệp - Diện - Bảo tăng 9,0 %, Komix BF-100 tăng 9,0 %, Phún - Tất - Linh tăng 6,1 % Chế phẩm Fitohoocmon chỉ phun 1 lần, còn các chế phẩm khác phun 2 - 3 lần

Chế phẩm Lufain tăng tỷ lệ nảy mầm thóc giống vụ trước 15 - 35 %, thóc mới thu hoạch đạt tỷ lệ nảy mầm 95 - 98 %, trong khi đó đối chứng 25 – 30 % Chế phẩm Givima tăng chiều cao cây mạ 30 – 70 % so với đối chứng

Khi so sánh một số chế phẩm phun lá cho lúa tại đồng bằng sông Cửu Long cho thấy tăng năng suất lúa như sau: Komix BFC tăng 13,4 %, Đặc – Đa - Thu tăng 12,2%, Pen – Shi - Bao tăng 9,2 %, NPK (Thái Lan) tăng 9,9 %, Atonic tăng 8,7 % Tại Bình Thuận Komix tăng năng suất 14,6 %, tại Huế tăng 11,3 % Khi dùng cho lúa rẫy tại Đắc Lắc, PBL - Thiên Nông tăng năng suất 48,4 %, KPT - Hoa trái kết hợp với PBL - Thiên Nông tăng năng suất 40%, phân bón lá Komix tăng năng suất 55,2 %

Ở phía Bắc khảo nghiệm hiệu lực của Komix trên 14 địa phương với các giống lúa khác nhau, cho thấy tăng năng suất trung bình 9,3 %, cao nhất ở Sóc Sơn - Hà Nội

18 %, Phúc Thọ - Hà Tây 16,5 %, Thị xã Hà Đông - Hà Tây 14,4 %; thấp nhất ở Kiến Xương - Thái Bình 1,5 %, Vụ Bản - Nam Hà 4,2 %, Vĩnh Lạc - Vĩnh Phú 5,4 %, Hà Bắc 6,6 %, Nghệ An 11,1 % v.v Tăng năng suất do phân bón lá tuỳ thuộc vào giống, chân đất và trình độ thâm canh Nhìn chung Komix làm tăng năng suất lúa 12-15 %

Chế phẩm Agriconik chứa hỗn hợp các nguyên tố đa, trung, vi lượng và các chất kích thích điều hoà sinh trưởng, được dùng 3 lần phun cho lúa và 1 lần xử lý hạt

Trang 25

trong lúc đó Atonic tăng nâng suất 5,7 % đối với giống IR - 50404 Ở Hà Nội Agriconik tăng năng suất đối với giống C 70 là 12 %, giống DT 13 là 9 %, giống CR-

203 là 6 %; ở Hải Phòng tăng năng suất đối với giống 13/2 là 12 %, C - 70 là 7 %, CR

- 203 là 19 %

Các chế phẩm Phytomass CP - 1 tăng năng suất lúa vụ mùa 2,3 %, vụ xuân 5,2

% Khi phun CP-2 và giảm 10 % phân bón gốc, tăng năng suất 0,4 % Trong khảo nghiệm diện rộng các chế phẩm Phytomass tăng năng suất lúa 10,1 %, các chế phẩm

VN, TH - 1 tăng năng suất 12 – 15 %, nhiều thí nghiệm cho kết quả tăng năng suất 20 – 30 %

Với các chế phẩm Thiên Nông khi hồ rễ mạ bằng KPT - G3 0,05 % và 0,1 % đã làm tăng năng suất lúa 10,3 - 17,8 % ở trên đất phù sa sông Hồng Hồ rễ mạ bằng KPT

- Hoa trái 0,4 % cùng phối hợp với PBL - Thiên Nông 0,4 % trong chậu với đất phù sa sông Hồng làm tăng năng suất lúa 16,9 % Phun bổ sung PBL - Thiên Nông 1 % trên đất xám Củ Chi - TP HCM tăng năng suất giống KSB - 44 là 11,6 % Trên đất xám

Củ Chi - TP HCM phun các chế phẩm Thiên Nông cho lúa NN - 9A làm tăng năng suất như sau: PBL - Thiên Nông 1 % tăng 8,3 %, KPT - Hoa trái Thiên Nông 1 % tăng 2,9 %, PBL - Thiên Nông 1 % và KPT - Hoa trái 1 % tăng 13,9 %

Như vậy nói chung phân bón lá làm tăng năng suất lúa nước trung bình 10,7 %, lúa rẫy 47,9 %

- Đối với cây có củ: Năm 1980, Lý Kim Bảng và Nguyễn Văn Thành đã sử dụng gibberellin thô phá ngủ nghỉ củ khoai tây tươi để trồng thêm vụ 2 trong năm Chế phẩm phá ngủ khoai tây của Fitohoocmon kích thích khoai tây tươi vừa mới thu hoạch tăng tỷ lệ nẩy mầm 85 – 90 % Phân bón lá làm tăng năng suất khoai tây nói chung 6 –

10 %

- Đối với cây rau: Năm 1980, Lý Kim Bảng và Nguyễn Văn Thành đã sử dụng chế phẩm tăng năng suất rau lấy củ của Fitohoocmon, làm tăng năng suất 20 - 30 % Năm 1985 - 1986, Viện Khoa học Việt Nam và Công ty giống cây trồng Hà Nội đã dùng Gibberellin xử lý hạt rau trước khi gieo làm tăng tỷ lệ nẩy mầm su hào Hà Giang 8,5 %, su hào Sapa 18,5 %, củ cải 17,5 %, cải bẹ Đông Dư 7,5 %, cà chua Hồng 11,0

% và cải xanh 7,0 %; kết quả thí nghiệm trong nhà kính của viện Sinh vật Viện Khoa

Trang 26

học Việt Nam cũng tương tự: tăng tỷ lệ nẩy mầm su hào Hà Giang 21,5 %, cải bẹ Đông Dư 10,5%

Xử lý Gibberellin cho cây cà chua ở Hà Nội trong các giai đoạn cây non và khi

ra hoa rộ đã làm tăng tỷ lệ đậu quả 20 – 25 %, tăng năng suất 50 – 80 % Sử dụng Gibberellin và hỗn hợp vi lượng theo từng chu kỳ phát triển cho cây bắp cải làm cây phát triển nhanh, tán lá to ở ngày thứ 60, năng suất tăng 20 %, rút ngắn thời gian phát triển 10 - 15 ngày Sử dụng Gibberellin cho cải xanh, cải trắng, cải bẹ, sau khi cấy bén chân cứ 15 - 20 ngày phun một lần, tăng năng suất tổng thể 30 - 80 % Phun Gibberellin cho súp lơ làm rút ngắn thời gian sinh trưởng 15 - 20 ngày, tăng năng suất

20 – 30 % Phun Gibberellin thô 2 lần cho xà lách làm tăng năng suất 40,8 %, cải ngọt 42,0 %, cải bắp 3 – 7 %, dưa chuột 20 % Chế phẩm tăng năng suất các loại rau lấy lá của Fitohoocmon tăng năng suất chất xanh 15 - 25 %

Phun Komix ở Huế làm tăng năng suất bắp cải 8,0 %, ớt 17,8 % Khi phun dung dịch Mn, Zn, Mo cho cà chua đã làm giảm hàm lượng nitrat trong quả tương ứng là 12%, 7 %, 20 % Đối với xà lách ở TP HCM phun các chế phẩm đã làm tăng năng suất như: Agriconic tăng 25 %, HVP tăng 20 %, Atonic tăng 20 % Đối với cải bắp ở Đà Lạt, Agriconic làm tăng năng suất 6 %, Atonic tăng 6 % Phun các chế phẩm Phytomass cho cà chua như PBL - 1 làm tăng năng suất 19,2 %, PBL - 2 tăng 10,8 %, Humát tăng 16,2 % (các chế phẩm Phytomass gồm dinh dưỡng đa lượng, vi lượng, các chất kích thích sinh trưởng humát kiềm) Phun phân bón lá Thiên Nông cho cà chua trên đất Bà Điểm - Hóc Môn - TP HCM tăng năng suất 28,9 % Trên đất phù sa sông Hồng trên nền phân chuồng không bón urê PBL - Thiên Nông 1 % làm tăng năng suất cải bẹ 77,3 %, trên nền phân chuồng có bón urê, PBL - Thiên Nông 1 làm tăng năng suất cải xanh 31,5 % Như vậy nói chung phân bón lá làm tăng năng suất rau ăn lá trung bình khoảng 27,8 %

- Đối với cây ngô: Trần Thị Minh và CTV đã tiến hành phun cho ngô MSB 49 vào giai đoạn 6 lá, Gibberellin làm tăng năng suất 4 – 8 %, hỗn hợp vi lượng làm tăng năng suất 6 %, còn chế phẩm giữa Gibberellin và vi lượng làm tăng năng suất 14,9 % Khi phun vào giai đoạn ngô phun râu, Gibberellin làm tăng năng suất 12,9 %, hỗn hợp

vi lượng tăng năng suất 13,9 %, chế phẩm có Gibberellin và vi lượng tăng 18,8 %

Trang 27

Phun dung dịch Zn lên lá cho ngô làm tăng năng suất ở đất phù sa không bồi hàng năm 22,9 %, trên đất bạc màu 13,3 % (Vũ Văn Nhân, 1992) Chế phẩm tăng sản cho ngô của Fitohoocmon phun 2 lần/vụ tăng năng suất 10 – 15 % Phun Komix làm tăng năng suất ngô giống địa phương 10,0 % ở Hà Bắc, tăng năng suất ngô giống lai 5% ở Hà Tây Xử lý hạt và phun lá cho ngô trên đất phù sa cổ bằng dung dịch Zn, Mn,

B ở các giai đoạn, làm tăng năng suất tương ứng là 26 %, 15 %, 7 % Như vậy phân bón lá làm tăng năng suất ngô trung bình khoảng 12,7 %

- Đối với cây bông: Trung tâm Nghiên cứu cây bông Nha Hố đã tiến hành phun qua lá các chế phẩm làm tăng năng suất bông vải, cụ thể là chất kháng Etylen (KE) tăng 18,8 %, NAA tăng 18 – 60 %, GA - 1 tăng 20,6 %, CCC không tăng, Vi - VCC tăng12 % và Baypholan tăng 3,8 %.(Nguyễn Hữu Bình và CTV, 1994) Như vậy phân bón lá cho bông vải làm tăng năng suất khoảng 19 %

- Đối với cây chè và cà phê: sử dụng Gibberellin phun cho chè tăng năng suất búp 10 – 20 % Đối với cà phê phun Gibberellin vào giai đoạn hoa mới bắt đầu hình thành có tác dụng làm cho 80 % hoa nở vào một đợt Phun Ethrel cho cà phê làm trái chín đồng loạt

Chế phẩm kích thích sinh trưởng cho chè của Fitohoocmon nâng cao chất lượng búp chè và tăng năng suất 20 – 30 % Chế phẩm tăng năng suất cà phê của Fitohoocmon tăng năng suất 20 – 25 %

Phun Komix BFC - 101 cho chè làm tăng năng suất búp 8,3 % ở Lâm Đồng, 17,3% ở Hoà Bình Phun hỗn hợp phân bón lá KPT - GA-3 của Thiên Nông cùng với chất thấm dính tăng năng suất chè lên 40 % Nông trường chè Minh Rồng Bảo Lộc sử dụng chế phẩm của Thiên Nông đã kết luận mức tăng năng suất như sau: GA - 3 tăng

12 %, PBL – GA - 3 tăng 22 %, PBL tăng 15 %

Ở Mộc Châu phun Agriconik cho chè ươm sau 20 ngày làm tăng 3 cm chiều cao, phun 2 lần cách nhau 10 ngày tăng năng suất 19 % Phun PBL - TN 0,25 % cho chè ở Phú Thọ sau khi hái 4 ngày làm tăng năng suất cho lượt hái sau 17,6 % Như vậy phân bón lá cho cây chè làm tăng năng suất búp chè trung bình khoảng 19,3 %

- Đối với cây cao su: Phạm Ngọc Hạnh (2/2005) nghiên cứu sử dụng màng phủ nông nghiệp và phân bón lá trên cao su kiến thiết cơ bản tại vùng đất xám Lai Khê – Bình Dương cho thấy cao su trồng bằng tum trần kết hợp với việc phun phân bón lá có

Trang 28

các chỉ tiêu về chiều cao, khoảng cách tầng lá, đường kính và vanh thân đều vượt trội

so với đối chứng không phun.Trong đó các loại phân bón lá như Komix, BFC 201, Agrostim, Grow 3 lá xanh, Yogel 2 tác động đến sinh trưởng của cây gần như tương tự nhau

- Đối với thuốc lá: Đặng Văn Minh (1996) cho rằng xử lý triacontanol tổng hợp bội thu 22,64 %, Komix 301 1/300 bội thu 22,6 % Trong đó phun Komix 301 1 % giúp cây sinh trưởng tốt năng suất cao nhưng phẩm chất thuốc lá kém, bội thu 19,46 %

- Đối với mía: phân Komix UA - 1002 phun cho mía (hoặc tưới) ở Đồng Nai làm tăng năng suất mía nguyên liệu 34,3 – 40 %, trên đất phèn nặng tăng 9,9 %

- Đối với cây ăn quả: Năm 1986 - 1987 tại Quảng An Hà Nội xử lý Gibberellin cho cây quất vào giai đoạn sau khi ra hoa, tăng tỷ lệ đậu quả 15 – 25 %, xử lý trước khi xuất bán 1 tháng làm giảm tỷ lệ quả chín 34 – 35 % Phun Gibberellin cho cây vải

ở Hải Dương vào thời kỳ hoa rộ làm tăng tỷ lệ đậu quả tới 12,5 %; phun phối hợp Gibberellin với hỗn hợp vi lượng, tỷ lệ đậu quả tăng 18,5 %, năng suất tăng 16 - 20 %

Ở Phan Rang sử dụng GA phun cho nho sau khi cắt tỉa, trước khi ra hoa 10 - 15 ngày, thời kỳ hoa rộ, làm giảm số lượng hạt trong quả, năng suất tăng 20 – 50 % Chế phẩm của Fitohoocmon tăng năng suất nho 50 %; Komix tăng năng suất nho 25 %, tăng năng suất dưa hấu 16,3% Sử dụng Komix, Komix super zinc - K và Komix phun lá tăng năng suất cam 21,0 % ở Bến Tre Trên đất vùng đồi xấu, bạc màu hình thành trên phù sa cổ, bón MgSO4.7H2O vào nách lá hoặc phun MgSO4 3 % lên lá dứa quả 15 ngày/lần có thể phòng được bệnh héo lá trong vụ rét cho dứa và làm tăng năng suất (Vũ Hữu Yêm, 1982)

Chế phẩm phun lá còn ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu trái và chất lượng trái vải thiều

Tỷ lệ đậu trái do phun VL88 là 29,1 %, do phun Komix là 23,2 %, trong khi đó đối chứng không phun là 18,6 % Chế phẩm KPT - Hoa trái Thiên Nông, Ga - 3 làm tăng năng suất nho trên 30 % Nhìn chung phân bón lá làm tăng tỷ lệ đậu trái cho cây ăn trái khoảng 20,5 %, tăng năng suất 19 %, tăng năng suất nho khoảng 35 %

- Đối với hoa, cây cảnh: ở Việt Nam xử lý GA - 3 cho hoa loa kèn, nhỏ ướt đỉnh sinh trưởng khi mầm hoa đã phân hoá có khả năng kéo dài thời gian thu hoạch 7 - 10 ngày; rút ngắn thời gian sinh trưởng của hoa layơn 5 - 7 ngày Chế phẩm kích thích

Trang 29

Phun Agriconik 2 lần cách nhau 7 ngày cho hoa Hồng nhung 6 tháng tuổi ở Hà Nội, đã làm tăng nụ và hoa nở 23 %, làm cho đường kính hoa thược dược trắng tổ ong tăng 3,2 cm tương đương 34 %

Trên cây hoa Cẩm Chướng (Dianthus caryophyllus ) tại quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Đăng Chiếu (12/2004) nghiên cứu 5 loại phân bón lá Foliar 3X, Bio 8 – ron, Kelpar – Cytoxin, Calmax – hicanxi kết luận phun phân bón lá Foliar 3X đạt kết quả cao nhất, số nụ đạt 18,21 nụ so với đối chứng 13,95 nụ tăng 23,36 %

Theo Cao Thị Hồng Nga – Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh 3/2005 kết luận các nghiệm thức sử dụng phân bón lá có các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa khác biệt so với đối chứng trên cây hoa Dã Yên Thảo tại quận 9 - Tp

Hồ Chí Minh Trong đó phân Bionik cho tỷ lệ thương phẩm 100 %, tiền bội thu từ phân bón lá đạt 45 %

2.3 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Trên thế giới từ lâu đã sử dụng phân bón lá Darwin (1880), Went (1928), Kegl (1934) đã sử dụng Auxin; Sarvada (1912), Kurosawa (1926), Yabuta (1938), Kross (1954) đã sử dụng Gilberllin; Miller (1955), Miller, Letham (1963) đã sử dụng Xytokynin là các chất kích thích sinh trưởng cho cây trồng Bên cạnh đó Lee Carn (1961), Eddicot (1963) đã sử dụng các chất ức chế sinh trưởng cây trồng như Absisic Những năm gần đây các nước Mỹ, Nhật, Anh, Úc, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan đã sản xuất và sử dụng nhiều loại phân bón lá làm tăng năng suất và phẩm chất nông sản, không gây độc hại cho người và không ô nhiễm môi trường Nhiều loại phân bón lá của nước ngoài đã được khảo nghiệm và được phép sử dụng ở Việt Nam

Phương pháp sử dụng cho cây chủ yếu là phun lên lá với nồng độ muối cực đại

là 0,5 - 1,0 % Để tăng thêm sự hấp thu các chất bón lên lá, người ta đã axít hoá dung dịch, bón cation hoá trị 1 vào đất, cho thêm vào dung dịch các chất thấm nước và dính

có lợi mà không có tác dụng sinh lý riêng biệt, phun vào mặt dưới lá (tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng qua lá 6 - 20 lần) Tuỳ theo từng loại cây, từng loại phân bón lá và thời kỳ sử dụng cho cây mà có tác dụng khác nhau

- Đối với cây họ đậu: I.K Đagie và CTV đã xử lý gibberellin cho hạt đậu tương

để gieo làm tăng năng suất hạt 13,8 %; xử lý ở giai đoạn ra hoa rộ tăng 32,2 % Ở Trung Quốc trong năm 1992 sử dụng chế phẩm Khuai – Fong - Shou làm tăng năng

Trang 30

suất lạc 10 – 55 %; sử dụng chế phẩm Fun – Shi - Pao làm tăng năng suất lạc 7,7 - 31,7 % Như vậy phun phân bón lá làm tăng năng suất cây họ đậu trung bình khoảng

25 %

- Đối với cây lúa: Ở Trung Quốc đã sử dụng Gibberellin kích thích phát triển cho mạ tăng chiều cao, kích thích phát triển cây lúa, thoát bông nhanh, trổ tập trung, chín sớm Sử dụng chế phẩm Khuai – Fong - Shou làm tăng năng suất lúa thuần 6 – 21

%, lúa lai 22 – 29 % Chế phẩm Fun – Shi - Pao làm tăng năng suất lúa 1,8 - 29,5 %, tiểu mạch 4,7 - 20,5 % Ở các nước trồng lúa mì sử dụng chế phẩm CCC phun cho lúa

mì làm tăng tính chống đổ và tăng năng suất hạt 30 % Như vậy phân bón lá nói chung làm tăng năng suất cây hoà thảo khoảng 18,3 %

- Đối với cây có củ: Ở Liên Xô (cũ) người ta đã sử dụng Gibberellin trong nghề trồng khoai tây từ năm 1964 để phá ngủ khoai tây tươi làm giống Ở Trung Quốc, sử dụng Khuai – Fong - Shou làm tăng năng suất khoai lang 27 – 104 %

- Đối với cây rau ăn lá: Để sản xuất hạt xà lách, phun GA vào thời kỳ 4 - 8 lá làm tăng sản lượng hạt và thu hoạch sớm hơn 2 tuần

- Đối với cây ngô: Năm 1970 ở Thượng Hải, Trung Quốc đã xử lý Gibberellin bằng cách ngâm hạt giống và phun vào râu ngô khi đã có bắp bánh tẻ làm tăng năng suất 12,1 - 15,5 % Sử dụng Fun - Shi – Pao ở Trung Quốc làm tăng năng suất ngụ 5,6

- 19,8% Trung bình phân bón lá làm tăng năng suất ngô khoảng 13,3 %

- Đối với cây bông: Ở Trung Quốc sử dụng chế phẩm Khuai – Fong - Shou làm tăng năng suất bông 15 – 20 %, sử dụng Fun - Shi - Pao làm tăng 9,1 % Phân bón lá làm tăng năng suất bông vải trung bình khoảng 14,7 %

- Đối với cây chè: Ở Trung Quốc sử dụng Khuai – Fong - Shou làm tăng suất 7

- 32 %, sử dụng Fun - Shi - Pao làm tăng 34,4 % Trung bình phân bón lá làm tăng năng suất chè búp khoảng 24,5 %

- Đối với cây mía: Ở Trung Quốc sử dụng Khuai – Fong - Shou làm tăng năng suất mía 8 % Phun GA cho mía 3 lần cách nhau 2 - 4 tuần làm tăng sản lượng đường

25 %

- Đối với cây ăn trái, cây nho: Ở California (Mỹ) năm 1963, xử lý Gibberellin cho chanh trước khi trái mất màu xanh, tăng thời gian bảo quản lên 3 tháng GA trong

Trang 31

(cũ) Theo K.V Smirnov và M.C Manancov, 1979, xử lý GA vào thời kỳ hoa rộ và bắt đầu phát triển trái non làm tăng nồng độ đường 1 – 2 %, tăng năng suất 50 – 120

%, làm cho 60 – 90 % trái không hạt, mỏng vỏ, chín sớm hơn 7 - 15 ngày

- Đối với hoa, cây cảnh: Người ta đã sử dụng phân phun lá CCC cho cây trà thì chỉ cần 1 năm sau khi dâm cành là có thể cho hoa, xử lý cho cây Phong Lữ làm cây thấp hơn 8 - 10 cm, phân cành tốt và ra hoa nhiều; xử lý cho hoa Layơn, hoa kéo dài,

số lượng hoa trên ngồng nhiều hơn

2.4 Khái quát về cây dưa leo

2.4.1 Nguồn gốc phân bố

Dưa leo là loại rau truyền thống Nhiều tài liệu cho biết dưa leo có nguồn gốc ở miền Tây Ấn Độ Cũng có ý kiến cho rằng dưa leo có nguồn gốc ở Nam Á và được trồng trọt vào khoảng 3000 năm trước Dưa leo được đưa đến một số vùng phía Tây Châu Á, Bắc Phi và Nam Âu

2.4.2 Đặc điểm thực vật học

* Hệ rễ: Hệ rễ ưa ẩm, không chịu khô hạn, cũng không chịu ngập úng Hệ rễ phân

bố ở tấng đất 0 – 30 cm, nhưng hầu hết rễ tập trung ở tấng đất 15 – 20 cm Thời kỳ cây con khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi kém, nếu cây bị hạn hoặc bị úng, nồng độ chất dinh dưỡng cao, hệ rễ sẽ bị khô đen và bị thối Rễ phát triển kém sẽ ảnh hưởng đến

bộ phận trên mặt đất, thân nhỏ, sinh trưởng kém

* Thân: Thân cây dưa leo thuộc loại thân bò, mảnh, nhỏ, chiều cao thân phụ thuộc chủ yếu vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc Trên thân có cạnh, có lông cứng và ngắn Trên thân chính có khả năng phân cành cấp 1 và cành cấp 2, quả ra chủ yếu trên thân chính

* Lá : Lá dưa leo gồm có lá mầm và lá thật, 2 lá mầm mọc đối xứng qua trục thân

Lá mầm có hình trứng và là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và dự đoán tình hình sinh trưởng của cây Lá thật có 5 cánh, chia thùy nhọn hoặc có dạng chân vịt, có dạng lá tròn thì trên lá có lông cứng, ngắn, màu sắc lá thay đổi

* Hoa: Hoa có màu vàng đường kính 2 - 3 cm Chủ yếu là hoa đơn tính cùng gốc, hoa đực hoa cái trên cùng một cây, nhưng hoa cái chiếm ưu thế Hoa đực mọc thành chùm

ở nách lá, hoa cái mọc đơn nhưng vị trí cao hơn hoa đực, hoa cái có cuống ngắn và mập hơn hoa đực Hoa thụ phấn nhờ côn trùng Sự xuất hiện của hoa cái sớm hay muộn phụ

Trang 32

thuộc vào nhiệt độ, chế độ ánh sáng, chất dinh dưỡng và nồng độ CO2.Nếu nhiệt độ cao, thời gian chiếu sáng dài (> 14 giờ/ngày ) hoa cái ra muộn và ở vị trí cao

* Trái: Trái thuôn dài, có 3 múi, hạt dính vào giá noãn Hình dạng, độ dài, khối lượng, màu sắc sai khác rất lớn, sự sai khác đó phụ thuộc rất lớn vào giống Màu sắc trái của hầu hết giống dưa leo là màu xanh, xanh vàng, khi chín vỏ quả thường nhẵn hoặc có gai Đường kính trái là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng và giá trị sử dụng

2.4.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

*Nhiệt độ: Yêu cầu khí hậu ấm áp và khô ráo Nhiệt độ tối thiểu cho dưa leo nảy mầm là 15,5o C, nhiệt độ tối đa là 40,50 C, nhiệt độ thích hợp là 15,5 - 350 C Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 200 C

* Ánh sáng: Là cây ưa ánh sáng, ngày ngắn, thời gian chiếu sáng từ 10 – 12 giờ/ngày, hoa cái ra sớm ở vị trí thấp Thời gian chiếu sáng dài ở nhiệt độ cao sẽ thúc đẩy

sự sinh trưởng thân lá, hoa cái xuất hiện muộn Ánh sáng thiếu và yếu cây sinh trưởng phát triển kém, ra hoa muộn, màu sắc hoa nhạt, vàng úa, hoa cái dễ bị rụng năng suất thấp, chất lượng giảm, hương vị kém

* Nước: Là loại cây kém chịu hạn và chịu úng Đất khô hạn hạt mọc chậm cây sinh trưởng kém Đặc biệt thiếu nước nghiêm trọng sẽ xuất hiện trái dị hình, trái bị đắng do tích lũy cucurbitaxana

* Đất và dinh dưỡng:

Dưa leo có thể trồng được trên nhiều loại đất nhưng thích hợp trên đất có độ phì nhiêu cao, trung tính, pH từ 6 - 6,3 Dưa leo kém chịu trong môi trường đất chua mạnh Nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và nước thì dưa leo là loại rau có tốc độ sinh trưởng rất nhanh Các nguyên tố dinh dưỡng như kali và lân được coi là ảnh hưởng đến dạng trái, đạm ảnh hưởng đến màu trái Thiếu đạm dẫn đến màu trái xanh sáng Năng suất dưa leo là 30 tấn thì lượng chất dinh dưỡng cây dưa leo lấy đi từ đất là 50 kg N, 40 kg

P2O5, 80 kg K2O (AVRDC, 1990)

Trang 33

Bảng2.2: Bón phân cho dưa leo

Loại phân

Bón

Tổng lượng phân bón

Bón lót Bón thúc

lần 1

Bón thúc lần 2

Bón thúc lần 3

40- 50 240- 300

20- 30 33- 50

30- 40 50- 67

20- 30 33-50

(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Đất- Phân bón và Môi trường phía Nam)

*Bón thúc lần 1 khi cây ra tay cuốn

*Bón thúc lần 2 khi cây hình thành trái

*Bón thúc lần 3 khi cây thu trái đợt

Trang 34

Bảng2.3: Lượng các chất dinh dưỡng dưa leo lấy đi từ đất

(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Đất- Phân bón và Môi trường phía Nam)

Nghiên cứu về hiệu xuất sử dụng phân hóa học chủ yếu của dưa leo thấy rằng dưa leo sử dụng kali với hiệu suất cao nhất, sau đó tới đạm rồi tới lân Trong các nguyên tố đa lượng thì dưa leo cần đạm là cao nhất Ngoài ra cũng rất cần các nguyên

tố vi lượng Mn, Bo, Mg

2.4.4 Các thời kỳ sinh trưởng chủ yếu của cây dưa leo

Dưa leo có 5 thời kỳ sinh trưởng chủ yếu:

Thời kỳ nảy mầm : Từ khi gieo tới khi có 2 lá mầm, thời kỳ này yêu cầu nhiệt độ cao, nhiệt độ từ 15oC trở lên hạt mới có khả năng nảy mầm

Thời kỳ cây con: Từ khi có 2 lá mầm tới khi có 4 - 5 lá thật, trong thời kỳ này bộ rễ phát triển mạnh cả chiều sâu đến bề rộng, trong khi đó bộ phận trên mặt đất phát triển chậm Vì vậy mà thời kỳ này kết hợp giữa vun xới, bón thúc và tưới giữ ẩm và kích thích

bộ rễ mọc mạnh, thúc đẩy sự phát triển của thân lá là biện pháp cần thiết

Thời kỳ bắt đầu ra hoa: Từ khi cây có 4 - 5 lá thật đến khi cây ra hoa cái đầu tiên, thân cây mọc thẳng chuyển sang trạng thái bò leo và phát triển mạnh,tua cuốn được hình thành, tốc độ ra lá nhanh và kích thước lá lớn, hoa đực ra nhiều và hoa cái đầu tiên bắt đầu xuất hiện

Thời kỳ ra hoa nở rộ: Từ khi có hoa cái đầu tiên đến khi hoa nở rộ có thể thu được lứa trái đầu tiên Ở thời kỳ này bộ rễ phát triển mạnh, thân vươn cao và lá mọc nhiều, hoa trái ra tập trung nên yêu cầu về nước và dinh dưỡng đầy đủ Vì vậy bón thúc hợp lý, kịp thời và thu hoạch đúng độ chín là biện pháp làm tăng năng suất

Thời kỳ già cỗi: Từ khi có trái rộ đến khi cây tàn, thân lá phát triển kém dần rồi dừng hẳn, hoa ít, trái bé, hay bị đèo Do đó phải chăm sóc kỹ để duy trì sự làm việc của bộ

lá, kéo dài thời gian thu hoạch để đạt năng suất cao

Phân bón (kg/ha)

Trang 35

2.4.5 Một số sâu bệnh hại chủ yếu trên cây dưa leo

2.4.5.1 Sâu hại

Bảng 2.4: Một số loại sâu hại chủ yếu trên cây dưa leo

2.4.5.2: Bệnh hại

Bảng 2.5: Một số loại bệnh phổ biến trên cây dưa leo

Tác nhân gây bệnh Tên Việt Nam Bộ phận bị hại

Pseudoperonospora cubensis Sương mai Lá

Sâu xanh ăn lá

(Diaphonia indica)

Sâu non màu xanh lá cây nhạt, trên lưng có hai sọc trắng chạy dọc thể

Sâu thường sống ở đọt

và mặt dưới lá non

Khi có quả non sâu gặm quả làm vỏ sần sùi loang lổ Dòi đục lá

(Liriomysa trifolii)

Dòi màu vàng nhạt, mình dẹp, dài khoảng 2 mm

Sâu non nở ra đục dưới lớp biểu bì lá thành những đường vòng vèo màu trắng

Bọ dừa

(Bọ bầu vàng)

(Aulacophora similas)

Bọ cánh cứng màu vàng cam, hình bầu dục, dài khoảng 6-7 mm,mắt đen, râu dài

Bọ ăn lớp biểu bì trên mặt lá thành một đường vòng

làm lá bị thủng thành những lỗ tròn

Trang 36

Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm

Địa điểm: Hộ ông Hà Văn Dền, ấp Bầu Trăn, xã Nhuận Đức – Huyện Củ Chi – TP

HCM

Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 2/2009 – tháng 4/2009

Ngày gieo: 20/2/2009

Ngày bắt đầu thu hoạch : 25/3/2009

Ngày kết thúc thu hoạch: 17/4/2009

3.2 Điều kiện chung trong thời gian làm thí nghiệm

3.2.1 Điều kiện khí hậu thời tiết

Theo websibe Tp Hồ Chí Minh (http://www.hochiminhcity.gov.vn), Tp Hồ

Chí Minh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, mỗi năm có hai mùa, mùa mưa và mùa khô rõ

rệt Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11 hàng năm, mùa khô bắt đầu

từ tháng 12 trong năm và kết thúc vào tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình năm là

27,550 C, không có mùa đông Đề tài đã được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 4 năm

2009, tức là tiến hành vào cuối mùa khô của năm

Bảng 3.1: Thời tiết thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 2 tới tháng 4 năm 2009

(Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn Tp Hồ Chí Minh)

Theo số liệu của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Tp Hồ Chí Minh (bảng 3.1)

vào tháng 2, 3, và tháng 4 năm 2009, ta thấy nhiệt độ và ẩm độ trung bình các tháng

không có biến động lớn thuận lợi cho dưa leo sinh trưởng và phát triển

Trang 37

Lượng mưa trung bình của các tháng tăng dần và cao nhất vào tháng 4 (187,4 mm), thời gian này là lúc đang thu hoạch rộ của ruộng dưa nên thời tiết ảnh hưởng rất nhiều Lượng mưa lớn cung cấp đầy đủ nước tưới cho cây dưa nhưng bên cạnh đĩ cũng ảnh hưởng tới khả năng thụ phấn cũng như sâu bệnh sẽ phát triển mạnh hơn

3.2.2 Đặc điểm đất đai khu thí nghiệm

Bảng 3.2: Một số tính chất đất của khu thí nghiệm

Số TT Chỉ tiêu Phương pháp thử Đất thí nghiệm

10 TCN 381-99 10TCN 378-99 10TCN 377-99

10 TCN 373-99 10TCN 371-99 10TCN 374-99

10 TCN 369-99

4,42 0,73 0,04 0,03 0,02 2,51 7,00

(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Đất - Phân bĩn và Mơi trường phía Nam)

3.3 Vật liệu thí nghiệm

Cây trồng: Sử dụng giống dưa leo Hai mũi tên đỏ của cơng ty Đơng Tây( F1)

Bốn loại phân bĩn lá của cơng ty Bình Điền

1 - Agro Power (nhập khẩu từ Nhật)

3.4 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD – Randomized

Complete Block Design) 1 yếu tố, 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại

Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức:

- Nghiệm thức 1: Nền + phun nước lã (đối chứng)

- Nghiệm thức 2: Nền + phun Agro Power

- Nghiệm thức 3: Nền + phun Đầu Trâu - Chín Đỏ

- Nghiệm thức 4: Nền + phun Đầu Trâu - Thần Nơng

- Nghiệm thức 5: Nền + phun Đầu Trâu - 10-8-6

Các nghiệm thức được phun định kỳ 7 ngày/1 lần, lượng dung dịch phân bĩn lá/ha là 320 lít nước, phun vào các ngày 17 NSG, 24 NSG, 31 NSG

Trang 38

Hướng mương nước

Quy mô thí nghiệm:

Đất được dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật, cày lật và phơi ải 10 ngày

Lên luống cao 25 cm, mặt luống rộng 80 cm Trong thời gian lên liếp đồng thời với việc bón lót, lên liếp xong phủ bạt PE, đục lỗ để gieo hạt

Tại mỗi hốc bỏ 6-7 hạt Furadan để ngăn ngừa côn trùng gây hại cho hạt giống

3.5.2 Mật độ trồng

Trồng hàng đôi

Cây cách cây: 0,55 m

Hàng cách hàng: 1,4 m

Ngày đăng: 17/09/2018, 17:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. GS. Nguyễn Văn Uyển,1995. Phân bón lá và các chất kích thích sinh trưởng.NXBNN TP HCM, 84 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân bón lá và các chất kích thích sinh trưởng
Nhà XB: NXBNN TP HCM
3. TS. Lê Văn Tri, 2002. Hỏi đáp về phân bón. Nhà suất bản nông nghiệp Hà Nội, trang 79, 81, 82, 834 Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa,1998. Sổ tay phân tích đất - nước - phân bón - cây trồng, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp về phân bón". Nhà suất bản nông nghiệp Hà Nội, trang 79, 81, 82, 83 4 Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa,1998. Sổ "tay phân tích đất - nước - phân bón - cây trồng
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
5. Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa,2005. Sổ tay phân bón. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay phân bón
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội
6. Phạm Hữu Nguyên,2005. Bài giảng môn học cây rau phần đại cương. Giáo trình giảng dạy tại trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh. Chưa xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng môn học cây rau phần đại cương
7. Nguyễn Văn Tài, 2007. Bài giảng các kiểu thí nghiệm đơn yếu tố. Giáo trình giảng dạy tại trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh. Chưa xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng các kiểu thí nghiệm đơn yếu tố
8. GS Vũ Triệu Mân- PGS Lê lương Tề, 1998. Giáo trình bệnh cây nông nghiệp. NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bệnh cây nông nghiệp
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
14. Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà, 2000. Cây rau. NXB Nông Nghiệp Hà Nội15 Phạm Hồng Cúc, Trần Văn Hai, Trần Văn Ba, 2001. Kỹ thuật trồng rau. NXB Nông Nghiệp Hà Nội. 126 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây rau". NXB Nông Nghiệp Hà Nội 15 Phạm Hồng Cúc, Trần Văn Hai, Trần Văn Ba, 2001. "Kỹ thuật trồng rau
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp Hà Nội 15 Phạm Hồng Cúc
1. . Báo cáo của Viện Thổ nhưỡng Nông hoá, năm 2006-2007. Điều tra tình hình sản xuất và sử dụng phân bón lá ở Việt Nam Khác
10. Vũ Thị Kim Thành, 2006. Ảnh hưởng của phân bón lá sinh hóa hữu cơ Komix và phân vô cơ đến sinh trưởng, phẩm chất và năng suất giống rau xà lách trồng trên đất Khác
11. Võ Thị Phương Xa, 2007. Thử nghiệm một số loại phân bón lá và giá thể phổ biến trên cây Lan Hồ Điệp. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông nghiệp. Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Khác
12. Báo cáo kết quả khảo nghiệm 04 loại phân bón lá của Công ty phân bón lá Bình Điền. Tháng 6,2009 Khác
13. Tài liệu giới thiệu phân bón lá Agro Power của công ty TNHH KVC – Nhật Bản Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w