Khái quát về cây dưa leo

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆU LỰC 4 LOẠI PHÂN BÓN LÁ: AGRO POWER; ĐẦU TRÂU – CHÍN ĐỎ; ĐẦU TRÂU – THẦN NÔNG; ĐẦU TRÂU 10 – 8 – 6 TRÊN CÂY DƯA LEO (Cucumis savitus L.) TRỒNG Ở VÙNG ĐẤT XÁM CỦ CHI – TP HỒ CHÍ MINH (Trang 31 - 36)

Dưa leo là loại rau truyền thống. Nhiều tài liệu cho biết dưa leo có nguồn gốc ở miền Tây Ấn Độ. Cũng có ý kiến cho rằng dưa leo có nguồn gốc ở Nam Á và được trồng trọt vào khoảng 3000 năm trước. Dưa leo được đưa đến một số vùng phía Tây Châu Á, Bắc Phi và Nam Âu.

2.4.2 Đặc điểm thực vật học

* Hệ rễ: Hệ rễ ưa ẩm, không chịu khô hạn, cũng không chịu ngập úng. Hệ rễ phân bố ở tấng đất 0 – 30 cm, nhưng hầu hết rễ tập trung ở tấng đất 15 – 20 cm. Thời kỳ cây con khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi kém, nếu cây bị hạn hoặc bị úng, nồng độ chất dinh dưỡng cao, hệ rễ sẽ bị khô đen và bị thối. Rễ phát triển kém sẽ ảnh hưởng đến bộ phận trên mặt đất, thân nhỏ, sinh trưởng kém.

* Thân: Thân cây dưa leo thuộc loại thân bò, mảnh, nhỏ, chiều cao thân phụ thuộc chủ yếu vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Trên thân có cạnh, có lông cứng và ngắn. Trên thân chính có khả năng phân cành cấp 1 và cành cấp 2, quả ra chủ yếu trên thân chính.

* Lá : Lá dưa leo gồm có lá mầm và lá thật, 2 lá mầm mọc đối xứng qua trục thân.

Lá mầm có hình trứng và là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và dự đoán tình hình sinh trưởng của cây. Lá thật có 5 cánh, chia thùy nhọn hoặc có dạng chân vịt, có dạng lá tròn thì trên lá có lông cứng, ngắn, màu sắc lá thay đổi.

* Hoa: Hoa có màu vàng đường kính 2 - 3 cm. Chủ yếu là hoa đơn tính cùng gốc, hoa đực hoa cái trên cùng một cây, nhưng hoa cái chiếm ưu thế. Hoa đực mọc thành chùm ở nách lá, hoa cái mọc đơn nhưng vị trí cao hơn hoa đực, hoa cái có cuống ngắn và mập hơn hoa đực. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng. Sự xuất hiện của hoa cái sớm hay muộn phụ

thuộc vào nhiệt độ, chế độ ánh sáng, chất dinh dưỡng và nồng độ CO2.Nếu nhiệt độ cao, thời gian chiếu sáng dài (> 14 giờ/ngày ) hoa cái ra muộn và ở vị trí cao.

* Trái: Trái thuôn dài, có 3 múi, hạt dính vào giá noãn. Hình dạng, độ dài, khối lượng, màu sắc sai khác rất lớn, sự sai khác đó phụ thuộc rất lớn vào giống. Màu sắc trái của hầu hết giống dưa leo là màu xanh, xanh vàng, khi chín vỏ quả thường nhẵn hoặc có gai. Đường kính trái là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng và giá trị sử dụng.

2.4.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

*Nhiệt độ: Yêu cầu khí hậu ấm áp và khô ráo. Nhiệt độ tối thiểu cho dưa leo nảy mầm là 15,5o C, nhiệt độ tối đa là 40,50 C, nhiệt độ thích hợp là 15,5 - 350 C. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 200 C.

* Ánh sáng: Là cây ưa ánh sáng, ngày ngắn, thời gian chiếu sáng từ 10 – 12 giờ/ngày, hoa cái ra sớm ở vị trí thấp. Thời gian chiếu sáng dài ở nhiệt độ cao sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng thân lá, hoa cái xuất hiện muộn. Ánh sáng thiếu và yếu cây sinh trưởng phát triển kém, ra hoa muộn, màu sắc hoa nhạt, vàng úa, hoa cái dễ bị rụng năng suất thấp, chất lượng giảm, hương vị kém.

* Nước: Là loại cây kém chịu hạn và chịu úng. Đất khô hạn hạt mọc chậm cây sinh trưởng kém. Đặc biệt thiếu nước nghiêm trọng sẽ xuất hiện trái dị hình, trái bị đắng do tích lũy cucurbitaxana.

* Đất và dinh dưỡng:

Dưa leo có thể trồng được trên nhiều loại đất nhưng thích hợp trên đất có độ phì nhiêu cao, trung tính, pH từ 6 - 6,3. Dưa leo kém chịu trong môi trường đất chua mạnh. Nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và nước thì dưa leo là loại rau có tốc độ sinh trưởng rất nhanh. Các nguyên tố dinh dưỡng như kali và lân được coi là ảnh hưởng đến dạng trái, đạm ảnh hưởng đến màu trái. Thiếu đạm dẫn đến màu trái xanh sáng. Năng suất dưa leo là 30 tấn thì lượng chất dinh dưỡng cây dưa leo lấy đi từ đất là 50 kg N, 40 kg P2O5, 80 kg K2O (AVRDC, 1990).

Bảng2.2: Bón phân cho dưa leo

Loại phân Bón

Tổng lượng phân bón

Bón lót Bón thúc lần 1

Bón thúc lần 2

Bón thúc lần 3

*Phân chuồng

(tấn/ha) 15- 20 15- 20

*Đạm (kg/ha) Theo N Theo Ure

120- 130 261- 283

30 65

35 76

30- 40 65-87

25 54

*Phân Lân (kg/ha)

Theo P2O5

Theo Super lân

40- 50 240- 300

40- 50 240- 300

*Phân KaLi (kg/ha)

Theo K2O Theo KCl

70- 100 116- 167

20- 30 33- 50

30- 40 50- 67

20- 30 33-50

(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Đất- Phân bón và Môi trường phía Nam)

*Bón thúc lần 1 khi cây ra tay cuốn

*Bón thúc lần 2 khi cây hình thành trái

*Bón thúc lần 3 khi cây thu trái đợt

Bảng2.3: Lượng các chất dinh dưỡng dưa leo lấy đi từ đất

(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Đất- Phân bón và Môi trường phía Nam)

Nghiên cứu về hiệu xuất sử dụng phân hóa học chủ yếu của dưa leo thấy rằng dưa leo sử dụng kali với hiệu suất cao nhất, sau đó tới đạm rồi tới lân. Trong các nguyên tố đa lượng thì dưa leo cần đạm là cao nhất. Ngoài ra cũng rất cần các nguyên tố vi lượng Mn, Bo, Mg.

2.4.4. Các thời kỳ sinh trưởng chủ yếu của cây dưa leo Dưa leo có 5 thời kỳ sinh trưởng chủ yếu:

Thời kỳ nảy mầm : Từ khi gieo tới khi có 2 lá mầm, thời kỳ này yêu cầu nhiệt độ cao, nhiệt độ từ 15oC trở lên hạt mới có khả năng nảy mầm.

Thời kỳ cây con: Từ khi có 2 lá mầm tới khi có 4 - 5 lá thật, trong thời kỳ này bộ rễ phát triển mạnh cả chiều sâu đến bề rộng, trong khi đó bộ phận trên mặt đất phát triển chậm. Vì vậy mà thời kỳ này kết hợp giữa vun xới, bón thúc và tưới giữ ẩm và kích thích bộ rễ mọc mạnh, thúc đẩy sự phát triển của thân lá là biện pháp cần thiết.

Thời kỳ bắt đầu ra hoa: Từ khi cây có 4 - 5 lá thật đến khi cây ra hoa cái đầu tiên, thân cây mọc thẳng chuyển sang trạng thái bò leo và phát triển mạnh,tua cuốn được hình thành, tốc độ ra lá nhanh và kích thước lá lớn, hoa đực ra nhiều và hoa cái đầu tiên bắt đầu xuất hiện.

Thời kỳ ra hoa nở rộ: Từ khi có hoa cái đầu tiên đến khi hoa nở rộ có thể thu được lứa trái đầu tiên. Ở thời kỳ này bộ rễ phát triển mạnh, thân vươn cao và lá mọc nhiều, hoa trái ra tập trung nên yêu cầu về nước và dinh dưỡng đầy đủ. Vì vậy bón thúc hợp lý, kịp thời và thu hoạch đúng độ chín là biện pháp làm tăng năng suất.

Thời kỳ già cỗi: Từ khi có trái rộ đến khi cây tàn, thân lá phát triển kém dần rồi dừng hẳn, hoa ít, trái bé, hay bị đèo. Do đó phải chăm sóc kỹ để duy trì sự làm việc của bộ lá, kéo dài thời gian thu hoạch để đạt năng suất cao.

Phân bón (kg/ha)

Cây trồng Dưa leo (tấn/ha) N P2O5 K2O

Dưa leo 30 50 40 80

2.4.5 Một số sâu bệnh hại chủ yếu trên cây dưa leo 2.4.5.1 Sâu hại

Bảng 2.4: Một số loại sâu hại chủ yếu trên cây dưa leo 2.4.5.2: Bệnh hại

Bảng 2.5: Một số loại bệnh phổ biến trên cây dưa leo

Tác nhân gây bệnh Tên Việt Nam Bộ phận bị hại

Collectotrchum lagenarium Thán thư Lá

Fusarium oxysporium Héo vàng Thân

Pseudoperonospora cubensis Sương mai Lá

Xanthomonas lachrymans Đốm lá Lá

Virus Hoa lá Lá

Sâu hại Đặc điểm Triệu chứng

Sâu xanh ăn lá (Diaphonia indica)

Sâu non màu xanh lá cây nhạt, trên lưng có hai sọc trắng chạy dọc thể.

Sâu thường sống ở đọt và mặt dưới lá non.

Khi có quả non sâu gặm quả làm vỏ sần sùi loang lổ Dòi đục lá

(Liriomysa trifolii)

Dòi màu vàng nhạt, mình dẹp, dài khoảng 2 mm.

Sâu non nở ra đục dưới lớp biểu bì lá thành những đường vòng vèo màu trắng Bọ dừa

(Bọ bầu vàng)

(Aulacophora similas)

Bọ cánh cứng màu vàng cam, hình bầu dục, dài khoảng 6-7 mm,mắt đen, râu dài

Bọ ăn lớp biểu bì trên mặt lá thành một đường vòng

làm lá bị thủng thành những lỗ tròn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆU LỰC 4 LOẠI PHÂN BÓN LÁ: AGRO POWER; ĐẦU TRÂU – CHÍN ĐỎ; ĐẦU TRÂU – THẦN NÔNG; ĐẦU TRÂU 10 – 8 – 6 TRÊN CÂY DƯA LEO (Cucumis savitus L.) TRỒNG Ở VÙNG ĐẤT XÁM CỦ CHI – TP HỒ CHÍ MINH (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)